Quyết định 128/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ

thuộc tính Quyết định 128/1999/QĐ-BTC

Quyết định 128/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:128/1999/QĐ-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:25/10/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 128/1999/QĐ-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 128/1999/QĐ-BTC
NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC,
BIỂU PHÍ, SỐ TIỀN BẢO HIỂM TAI NẠN THUYỀN VIÊN VÀ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO THÂN TÀU ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH BẮT
HẢI SẢN XA BỜ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993;

Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Thủy sản tại công văn số 1541 /TS-TCKT ngày 29/5/1999 về việc tham gia vào quy tắc bảo hiểm rủi ro và công văn số 2142 TS/TCKT ngày 28/7/1999 về việc góp ý biểu phí và giá trị bảo hiểm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này:

- Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá;

- Quy tắc bảo hiểm và Biểu phí bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.

 

Điều 2: Trường hợp tỷ lệ bồi thường bình quân 3 năm trước đó nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) 60% thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép giảm (hoặc tăng) phí bảo hiểm nhưng tối đa không vượt quá 15% mức phí bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định này.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 4: Vụ trưởng Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.

 

QUY TẮC BẢO HIỂM

MỌI RỦI RO THÂN TÀU ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH BẮT
HẢI SẢN XA BỜ HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG:

 

Điều 1: Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ tàu, thuyền có phương tiện khai thác được cấp giấy phép đánh bắt xa bờ có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.

Phạm vi bảo hiểm là thân tàu, thuyền (bao gồm: vỏ, máy tàu, các trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị dùng để khai thác hải sản).

 

Điều 2: Hợp đồng bảo hiểm:

Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Điều 3: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và gia hạn hợp đồng bảo hiểm:

1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đủ và đúng hạn theo quy định (trừ khi có thỏa thuận hợp lệ khác). Ngoài ra, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tự động chấm dứt ngay sau khi phát sinh một trong những trường hợp sau:

a/ Thay đổi cơ quan đăng kiểm của tàu, thuyền mà không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết bằng văn bản.

b/ Tàu, thuyền bị đình chỉ hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của tàu, thuyền bị thu hồi hay hết hạn.

c/ Tàu, thuyền được chuyển chủ (trừ khi chủ tàu có thông báo trước bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận).

d/ Giấy chứng nhận đủ khả năng hoạt động và cấp của tàu, thuyền mất hiệu lực hay hết thời hạn.

Riêng đối với những trường hợp giấy phép hoạt động và các giấy tờ đăng kiểm của tàu, thuyền hết thời hạn trong lúc tàu, thuyền còn đang ở ngoài biển thì việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm được hoãn lại cho đến khi tàu, thuyền đến cảng đầu tiên, nếu hành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý và đã thông báo trước cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Gia hạn hợp đồng bảo hiểm: Khi giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hạn mà tàu, thuyền còn đang ở ngoài khơi hoặc đang gặp nguy hiểm hay ghé vào một nơi nào đó để lánh nạn thì tàu, thuyền vẫn có thể được tiếp tục được bảo hiểm cho đến khi về neo cột an toàn tại cảng, nếu doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời nhận được thông báo xin gia hạn hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm nộp thêm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Điều 4: Trách nhiệm bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường:

l) Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu, thuyền được bảo hiểm là hậu quả do những nguyên nhân trực tiếp sau gây ra:

a/ Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.

b/ Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.

c/ Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền.

d/ Vứt bỏ tài sản khỏi tàu, thuyền trong trường hợp cần thiết và hợp lý.

e/ Mất tích.

f/ Động đất, sụt lở, núi lửa phun.

g/ Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh.

h/ Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu khi tàu đang neo đậu tại bến, cảng hoặc trong khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.

i/ Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không thể phát hiện được.

k/ Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người tham gia bảo hiểm.

2/ Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc:

a/ Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ; chi phí tố tụng đã được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận trước.

b) Kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm;

c/ Đóng góp chi phí tổn thất chung.

d) Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiện được tổn thất.

3/ Mở rộng phạm vi bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với tàu, thuyền được bảo hiểm xảy ra trong trường hợp:

a/ Lai kéo và trợ giúp tàu, thuyền khác khi gặp nạn. Những hư hỏng mất mát và tổn thất vật chất xảy ra trong thời gian này chỉ thuộc trách nhiệm bảo hiểm phần chi phí sửa chữa mà người tham gia bảo hiểm không thu hồi được đầy đủ do phía được cứu giúp thực sự không đủ khả năng hoàn trả.

b/ Tàu, thuyền được bảo hiểm đâm va với tàu, thuyền cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý hoặc được những tàu, thuyền như vậy cứu hộ.

 

Điều 5: Loại trừ bảo hiểm:

A. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất đối với thân tàu, thuyền được bảo hiểm trong trường hợp sau:

1/ Tàu, thuyền không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi qui định.

2/ Hành động cố ý của người tham gia bảo hiểm hoặc người thừa hành như: người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ.

3/ Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành hoặc hoạt động kinh doanh trái phép.

4/ Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông vận tải, như:

- Thuyền, máy trưởng không có bằng đúng qui định.

- Thuyền viên đang trong ca trực say rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác.

- Tàu, thuyền không có đầy đủ tín hiệu theo quy định khi đang hoạt động hoặc neo nghỉ.

- Tàu, thuyền đi vào luồng hay vùng nước bị cấm.

5/ Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu, thuyền quá cũ kỹ hay bị hao mòn tự nhiên vượt quá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6/ Tàu, thuyền bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thủy triều hoặc con nước lên xuống trong lúc đang neo đậu.

7/ Tàu, thuyền neo đậu tại bến, cảng hay bất kỳ vùng nước nào mà không được neo, cột chắc chắn hoặc thuyền viên bỏ trực.

B/ Doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan sau đây, dù những chi phí đó do những rủi ro được bảo hiểm gây ra:

1/ Chi phí liên quan đến sự chậm trễ hành trình của tàu, thuyền được bảo hiểm, sản phẩm hải sản, hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trường hoặc chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh cuả tàu thuyền được bảo hiểm.

2/ Mọi chi phí liên quan về:

a/ Cạo hà, sơn lườn, hoặc đáy tàu, thuyền (không bao gồm chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm)

b/ Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn, trừ trường hợp tổn thất chung.

c/ Đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa trừ trường hợp việc đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa là theo yêu cầu bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.

d/ Công tác phí, các chi phí có liên quan của người tham gia bảo hiểm hoặc của người được người tham gia bảo hiểm ủy quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giải quyết sự cố, trừ những chi phí đã được bảo hiểm theo mục 2 Điều 4 trên đây.

e/ Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu.

C/ Doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản) và không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất hoặc những chi phí phát sinh do:

1/ Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh.

2/ Bị cướp, bị bắt giữ tàu, thuyền tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.

3/ Tàu, thuyền được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.

4/ Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.

5/ Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.

6/ Rủi ro nguyên tử.

 

Điều 6: Phí bảo hiểm và thời hạn nộp phí bảo hiểm:

1. Phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo biểu phí bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số

128/1999/QĐ- BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các rủi ro phụ khác thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính thêm phụ phí tương ứng với rủi ro bảo hiểm đó.

2. Thời hạn nộp phí bảo hiểm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực và phí bảo hiểm chưa đến kỳ nộp mà tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ thì người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí bảo hiểm còn lại cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm gửi thông báo tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ cho doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Điều 7: Hoàn phí bảo hiểm:

Trường hợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 07 (bảy) ngày, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại 80% số phí bảo hiểm đã nộp tương ứng với thời hạn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra trường hợp bảo hiểm liên quan đến tàu, thuyền có yêu cầu hủy bỏ bảo hiểm thì phí bảo hiểm sẽ không được hoàn lại. Việc hoàn phí được thực hiện ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm được hủy bỏ.

Trường hợp tàu, thuyền ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc đỗ tại cảng hay địa điểm an toàn được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận với thời gian 30 ngày liên tục trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại 50% số phí bảo hiểm đã nộp cho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạt động khi kết thúc năm bảo hiểm. Nếu tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ, phí bảo hiểm cho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạt động không được hoàn lại.

 

Điều 8: Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm:

1/ Khi yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm và gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm 03(ba) ngày trước ngày hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực.

2/ Khi tai nạn xảy ra, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm:

2.1 Kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện và tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.

2.2 Trình báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản theo quy định và kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm tại nơi gần nhất biết.

2.3 Thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2.4 Giúp giám định viên doanh nghiệp bảo hiểm làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.

Nếu người tham gia bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của người tham gia bảo hiểm gây ra trừ trường hợp người tham gia bảo hiểm có lý do chính đáng khiến không thể thực hiện được các trách nhiệm trên.

 

Điều 9: Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:

1/ Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:

- Cung cấp cho người tham gia bảo hiểm Quy tắc, Biểu phí liên quan tới bảo hiểm thân tàu, thuyền.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ tàu, thuyền tham gia bảo hiểm.

2/ Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết bồi thường trong thời hạn giải quyết bồi thường quy định tại điểm 3 Điều 17 dưới đây.

 

Điều 10: Bảo hiểm trùng:

Trường hợp bảo hiểm trùng cho cùng một tàu, thuyền, người tham gia bảo hiểm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết tên những doanh nghiệp bảo hiểm trùng khác và số tiền bảo hiểm theo từng hợp đồng bảo hiểm đã giao kết đó, trừ khi hợp đồng bảo hiểm có quy định khác.

Trong trường hợp bảo hiểm trùng, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm được xác định theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm của tất cả những doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp.

 

CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

Điều 11: Bồi thường bảo hiểm trên và dưới giá trị:

1/ Bảo hiểm trên giá trị là việc người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cao hơn giá thị trường tính bằng tiền hay chi phí thay thế của tài sản được bảo hiểm, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị do hành vi lừa dối hoặc cố ý khai báo không trung thực của người được bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có) và người được bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phần giá trị vượt quá.

Trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị do lỗi vô ý của người được bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm được xác định là giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm và người được bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phần giá trị vượt quá.

2/ Bảo hiểm dưới giá trị là trường hợp bảo hiểm trong đó, số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.

Trong trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

 

Điều 12: Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền:

1/ Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền quy định trong Qui tắc này bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính:

a) Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất khi tàu, thuyền bị hủy hoại hoàn toàn không thể phục hồi được hoặc tàu, thuyền bị mất tích quá thời gian 03 (ba) tháng không nhận được tin tức.

b) Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất khi tàu, thuyền bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ, hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa phục hồi, chi phí trục vớt cứu hộ và các chi phí khác vượt quá giá trị bảo hiểm. Trường hợp này nếu người tham gia bảo hiểm yêu cầu từ bỏ tàu phải làm giấy thông báo từ bỏ tàu, thuyền cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu việc từ bỏ không được chấp nhận, doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường phần tổn thất bộ phận thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

2/ Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền sở hữu, thu hồi và xử lý tàu, thuyền đó hoặc không đòi quyền và nghĩa vụ đối với xác tàu theo luật định.

 

Điều 13: Tổn thất bộ phận thân tàu, thuyền:

1/ Trong mọi trường hợp, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho từng giá trị riêng biệt của bộ phận sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi bồi thường bộ phận thay thế, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền sở hữu, thu hồi bộ phận đó.

2) Trong mọi trường hợp, nếu tàu, thuyền bị tổn thất bộ phận chưa được sửa chữa mà tiếp đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ.

 

Điều 14: Mức khấu trừ:

a/ Tỷ lệ khấu trừ bằng 2% số tiền bồi thường, tối thiểu là 100.000 đồng/vụ.

b/ Những khiếu nại tổn thất dưới mức khấu trừ nêu trên không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

c/ Trường hợp xảy ra tổn thất thân, vỏ, máy móc, trang thiết bị của tàu, thuyền mà nguyên nhân gây ra được quy một phần hoặc toàn bộ do sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ thì ngoài mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ thêm 10% số tiền đã được chấp nhận bồi thường.

Điều 14 này không áp dụng đối với tổn thất toàn bộ.

 

Điều 15: Giám định tổn thất:

Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành giám định tại chỗ với sự chứng kiến của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.

Phí giám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm không thống nhất về kết quả giám định do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn người giám định độc lập thực hiện việc giám định. Kết luận của người giám định độc lập được coi là quyết định cuối cùng. Trường hợp kết luận của người giám định độc lập khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của người giám định độc lập trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải chịu chi phí giám định.

 

Điều 16: Hồ sơ bồi thường:

Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:

1. Thư khiếu nại bồi thường của người tham gia bảo hiểm.

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến đến đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi tàu, thuyền đang hành trình).

4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền hoặc biên bản giám định độc lập do các bên thỏa thuận.

5. Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu, thuyền bị mất tích).

6. Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường hợp tai nạn liên quan đến người, tàu thuyền và tài sản của người thứ ba).

7. Hóa đơn, chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường.

8. Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ ba (nếu có).

9. Những chứng từ liên quan khác (trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thời tiết, sổ hành trình, giấy phép di chuyển lực lượng khai thác thủy sản, các giấy tờ Đăng kiểm, bằng cấp thuyền viên hay giấy tờ khác của tàu...tùy theo từng vụ việc cụ thể).

Sau khi người tham gia bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ khiếu nại nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm, nếu trong vòng 30 (ba mươi) ngày tiếp theo doanh nghiệp bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợp lệ.

 

Điều 17: Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường:

1/ Thời hạn yêu cầu bồi thường của người tham gia bảo hiểm là 01 (một) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng.

2/ Thời hạn khiếu nại tổn thất chung được quy định là 02 (hai) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.

3/ Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ của người tham gia bảo hiểm.

 

CHƯƠNG III
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:

 

Điều 18: Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tòa án tại Việt Nam giải quyết.

 

 

BIỂU PHÍ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO THÂN TÀU ĐỐI VỚI CÁC
PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ

(Ban hành theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Phí bảo hiểm (chưa có thuế giá trị gia tăng) tính theo tỷ lệ % trên giá trị thân tàu, thuyền.

1. Tàu thuyền vỏ bằng gỗ hoặc xi măng lưới thép:

Từ 90cv đến 99cv: 2,30%

Từ 100cv đến 124cv : 1,90%

Từ 125cv đến 134cv: 1,60%

Từ 135cv đến 224cv : 1,40%

Từ 225cv đến 249cv: 1,25%

Từ 250cv đến 399cv: 1,15%

Từ 400cv đến 599cv: 1,00%

Từ 600cv đến 999cv: 0,80%

Từ 1000cv trở lên: 0,57%

2. Tàu thuyền vỏ bằng sắt, thép, hợp kim nhôm (Duyara) và nhựa tổng hợp (Compozit):

Từ 90cv đến 99cv: 2,00%

Từ 100cv đến 124cv : 1,70%

Từ 125cv đến 134cv: 1,40%

Từ 135cv đến 224cv : 1,20%

Từ 225cv đến 249cv: 1,10%

Từ 250cv đến 399cv: 1,00%

Từ 400cv đến 599cv: 0,90%

Từ 600cv đến 999cv: 0,70%

Từ 1000cv trở lên: 0,50%

3. Tỷ lệ phí bảo hiểm thu thêm theo tuổi tàu, thuyền:

Tàu dưới 5 tuổi: Không thu thêm

Từ 6 đến 8 tuổi: Thu thêm 0,30%

Từ 9 đến 11 tuổi: Thu thêm 0,60%

Từ 12 đến 14 tuổi: Thu thêm 1,00%

Từ 15 đến 17 tuổi: Thu thêm 2,00%

Trên 17 tuổi: Thoả thuận thêm nếu nhận bảo hiểm.

 

 

QUY TẮC BẢO HIỂM
TAI NẠN THUYỀN VIÊN

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG :

 

Điều 1: Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện nghề cá có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc tai nạn thuyền viên.

2. Người tham gia bảo hiểm bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ làm việc trên tàu, thuyền đánh bắt cá.

3. Phạm vi bảo hiểm: Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn bất ngờ xảy ra trong vùng biển của Việt Nam làm cho người tham gia bảo hiểm bị chết, thương tật thân thể hoặc mất tích.

 

Điều 2: Hợp đồng bảo hiểm:

Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tai nạn thuyền viên có thể được ký dưới dạng tập thể của xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị tàu, thuyền hoặc cá nhân.

 

Điều 3: Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo biểu phí và số tiền bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999.

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với người tham gia bảo hiểm để bảo hiểm theo biểu phí và số tiền bảo hiểm cao hơn hoặc phạm vi rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm, biểu phí, số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trình và được Bộ Tài chính phê chuẩn.

 

Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm:

Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định tại giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác).

 

Điều 5: Hủy bỏ hợp đồng:

Trường hợp yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 10 (mười) ngày. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả lại cho người tham gia bảo hiểm 90% số phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra trường hợp bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm hoàn trả lại số phí bảo hiểm đã nộp.

 

Điều 6: Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm:

1. Khi yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.

2. Người tham gia bảo hiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy tắc an toàn lao động của đơn vị và các yêu cầu về phòng hộ lao động khác.

3. Khi xảy ra tai nạn, người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện có thẩm quyền phải trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và thông báo ngay và cung cấp mọi tin tức về tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi gần nhất.

4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không trung thực trong việc thực hiện các điều quy định trong quy tắc này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ mức chi trả tiền bảo hiểm tương ứng với thiệt hại do lỗi của người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng gây ra.

 

Điều 7: Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:

- Cung cấp cho thuyền viên Quy tắc, Biểu phí và số tiền bảo hiểm liên quan tới bảo hiểm tai nạn thuyền viên;

- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để thuyền viên tham gia bảo hiểm.

2. Khi hồ sơ chi trả tiền bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết trong thời hạn giải quyết chi trả tiền bảo hiểm quy định tại điểm 1 Điều 11 dưới đây.

 

CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ :

 

Điều 8: Chi trả tiền bảo hiểm:

1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm trong trường hợp người tham gia bảo hiểm bị tai nạn chết hoặc bị thương. Mức chi trả tiền bảo hiểm cao nhất trong trường hợp bị chết hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động là số tiền bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị thương tật do tai nạn, mức chi trả tiền bảo hiểm áp dụng theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật áp dụng trong các nghiệp vụ bảo hiểm con người ban hành kèm theo Quyết định số 05/TC/BH ngày 2/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tổng số các khoản chi phí quy định tại Điều 8 này trong bất kỳ trường hợp nào cũng không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm mất tích khi đang làm nhiệm vụ trên biển mà thuyền trưởng, chủ tàu đã áp dụng mọi biện pháp để tìm kiếm, cứu nạn nhưng không có kết quả và có đầy đủ tài liệu chứng minh là đã mất tích thì mức chi trả tiền bảo hiểm áp dụng như trường hợp chết. Nếu sau khi chi trả tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm này còn sống thì người thụ hưởng đã nhận tiền bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm đó cho doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Điều 9: Loại trừ bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm không chi trả tiền bảo hiểm những tai nạn do những nguyên nhân trực tiếp sau đây:

1. Hành động cố ý tự gây thương tích kể cả tự tử hay có ý định tự tử của người tham gia bảo hiểm dù trong bất kỳ hoàn cảnh, trạng thái nào.

2. Tai nạn xảy ra do người tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy và các chất kích thích tương tự khác.

3. Do bị bệnh hoặc chết hoặc bị thương do bệnh tật gây ra.

4. Do hành vi phạm pháp của người tham gia bảo hiểm.

5. Do chiến tranh, đình công, bạo động.

 

Điều 10: Hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm:

Khi yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng có trách nhiệm gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm các chứng từ sau đây trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm điều trị khỏi bệnh hoặc bị chết:

1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm,

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trích (bản sao) danh sách người tham gia bảo hiểm,

3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người tham gia bảo hiểm bị tai nạn,

4. Xác nhận điều trị của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn),

5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp chết).

Trường hợp người tham gia bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận số tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

 

Điều 11: Thời hạn thanh toán và khiếu nại chi trả tiền bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong vòng 15 (mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ nói trên.

Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn nói trên.

2. Thời hạn khiếu nại việc chi trả tiền bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng là 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối chi trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị.

 

CHƯƠNG III
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP :

 

Điều 12: Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra toà án tại Việt Nam giải quyết.

 

 

BIỂU PHÍ VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM TAI NẠN THUYỀN VIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ- BTC
ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

1/ Số tiền bảo hiểm là 10 triệu đồng /người/vụ.

 

2/ Phí bảo hiểm tính một năm là 28.000 đồng/ người.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 128/1999/QD-BTC

Hanoi, October 25, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION, PREMIUM AND INDEMNITY INDEX FOR SHIP CREWS ACCIDENT INSURANCE AND RISK INSURANCE FOR SHIP HULLS FOR ALL OFFSHORE FISHING MEANS

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Government’s Decree No.178/CP of October 28, 1994 on the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No.100/CP of December 18, 1993 on insurance business and Decree No.74/CP of June 14, 1997 on amendments and supplements to a number of articles of Decree No.100/CP of December 18, 1993;

Pursuant to the Government’s Decree No.72/1998/ND-CP of September 15, 1998 on ensuring safety for fishermen and fishing means operating on sea;

After obtaining comments of the Ministry of Aquatic Resources in its Official Dispatch No.1541/TS-TCKT of May 29, 1999 on participation in the risk insurance regulation and its Official Dispatch No.2142/TS/TCKT of July 28, 1999 commenting on the insurance charge index and value;

At the proposal of the director of the Banks’ Finance and Financial Institutions Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision:

- The accident insurance regulations, premium and indemnity index for accidents of crew members on board fishing means.

- The insurance regulations and premium index against all risks for ship hulls of offshore fishing means.

Article 2.- Where the average indemnity rate of the three preceeding years is smaller (or larger) than 60%, the insurer may reduce (or increase) the insurance premium which, however, must not exceed 15% of the insurance premium level promulgated together with this Decision.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing

Article 4.- The director of the Banks’ Finance and Financial Institutions Department, the director of the Finance Ministry’s Office and heads of the concerned units shall have to inspect and supervise the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

REGULATION

ON INSURANCE FOR ALL SHIP HULL RISKS FOR OFFSHORE FISHING MEANS OPERATING IN VIETNAMESE SEA AREAS

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Insurance subjects and scope

The insurer and ship/boat owners having means licensed for offshore fishing shall have to comply with the regime of compulsory insurance for the ship/boat hulls with regard to offshore fishing means.

The insurance scope covers the ship/boat hull (including shell, engines, maritime equipment, machinery and equipment used for marine product exploitation).

Article 2.- Insurance contract:

The insurance certificate granted by the insurer at the request of the insurant is the evidence of the conclusion of an insurance contract between the insurant and the insurer.

Article 3.- The effect of the insurance contract and the extension of the insurance contract:

1. The effect of an insurance contract: An insurance contract shall take effect and terminate as prescribed in the insurance certificate. The insurer shall issue the insurance certificate when the insurant has paid the insurance premium fully and on time as prescribed (except otherwise agreed upon). Besides, the insurance contract shall automatically terminate immediately after one of the following circumstances arises:

a/ Changing the ship/boat registry without notifying the insurer thereof in writing.

b/ Ship or boat is suspended from operation or its operation permit is withdrawn or expires.

c/ Ship or boat has changed hands (except where the ship/boat owner sends written notice in advance and such is approved by the insurer).

d/ The certificate of ship/boat’s operation qualifications and grade has been invalidated or expired.

Particularly where the operation permits and registration papers of ships and/or boats have expired while the ships and/or boats are operating on the sea, the termination of insurance effect shall be postponed till such ships and/or boats arrive at the first port if their itineraries have been prolonged reasonably and with advance notices to the insurer.

2. Extension of insurance contracts: When an insurance certificate has expired while a ship or boat is still on high sea or in distress or stops by somewhere to shelter, such ship or boat may continue to be insured till it safely anchors at port if the insurer receives in time the notice applying for the extension of the insurance contract and the additional insurance premium is paid at the insurer’s request.

Article 4.- Insurance liabilities:

The insurer shall have to indemnify for:

1. Full or partial damage caused directly to the hulls of insured ships and boats by the following incidents:

a/ Collision with vessels, aircraft, transport means ashore or in water.

b/ Wreckage, aground running, collision against rocks, submarine or floating objects, afloat or fixed, bridges, ferries, dyke works, sluices, embankments, piers.

c/ Fire and/or explosion on board the ships or boats or in other places, causing damage to ships and/or boats.

d/ Throwing property from ships or boats in case of necessity and reasonability.

e/ Missing.

f/ Earthquakes, landslides, volcanic emission.

g/ Storms, tidal waves, whirlwinds, hails or thunderbolts.

h/ Accidents happening during the process of loading, unloading and/or relocation of aquatic products, goods, raw materials or fuels when ships are anchoring in wharves or ports or while ships/boats are anchoring, put on dry dock or being repaired in yards.

i/ Boilers explosion, broken mechanical axis or damage due to hidden defects which can not be detected through ordinary inspection or expertise.

k/ Mistakes committed by ship masters, officers, seamen, pilots or repairers on the condition that the repairers are not the insurants.

2. The necessary and reasonable expenses for:

a/ Damage limitation, support or rescue; litigation expenses already accepted in advance by the insurer;

b/ Examination and expertise of damage and/or losses covered by the insurance;

c/ Contributions to expenses for common damage;

d/ Examination of ship’s or boat’s bottom after it ran aground even in case of failure to detect any damage.

3. Broadening the insurance scope:

The insurer shall also have to compensate for damage caused to insured ships and boats in the following cases:

a/ Towing and assisting other ships and/or boats in distress. The material damage and losses incurred during this period shall be covered by the insurance only for the repair which the insurant cannot fully recovered as the party(ies) in distress is incapable of making repayment.

b/ Insured ships or boats collide with ships or boats of the same owners or under the same management or with similar ships or boats on rescue mission.

Article 5.- Insurance exclusion:

A. The insurer shall not have to indemnify for damage caused to the ship/boat hulls in the following cases:

1. Ships and boats are not qualified for operation, have no operation licenses or operate outside the prescribed scope.

2. The insurant or such executors as agents, representatives or ship masters, officers and seamen act deliberately.

3. The ban orders issued by authorities have been violated or illegal business activities have been carried out.

4. The State’s regulations on communication and transport safety have been violated such as:

- Ship masters and/or chief engineers have no licenses as prescribed.

- Crew members get intoxicated with alcohol, beer, narcotics or similar stimulants.

- Ships and/or boats are not sufficiently equipped with signals as prescribed when in operation or anchorage.

- Ships and/or boats move into prohibited lanes or waters.

5. The shells, engines or equipment of ships or boats are too outdated or subject to natural wear beyond the level prescribed by the competent State bodies.

6. Ships or boats run aground due to tides or high and low ebbs while in anchorage.

7. While anchoring in wharves, ports or any water areas the ships or boats are not firmly moored and tied up or crew members neglect their duty.

B. The insurer shall neither accept the insurance nor bear responsibility for the following relevant expenses even though they have resulted from the insured risks:

1. Expenses related to the delayed itineraries of insured ships or boats, the marine products or goods have reduced in their values or lost their outlets, or expenses related to business activities of the insured ships or boats.

2. All expenses related to:

a/ Scraping ship worms, painting sides or bottoms of ships or boats (excluding the expenses for cleaning the surface and painting the replacing iron sheets, which are covered by the insurance).

b/ Wages and wage allowances or subsidies for the crew members, except for case of general average.

c/ Taking ships and/or boats to repair places except where such is made at the written request of the insurer.

d/ Working trip allowances or relevant expenses paid by the insurant or their authorized persons for collection of dossiers on complaints or settlement of incidents ,except for the insured expenses under Clause 2, Article 4 above.

e/ Transport freight or ship rentals.

C. The insurer shall neither undertake the insurance (except otherwise agreed in writing) nor compensate for damage or losses or expenses incurred due to:

1. War risks or war-like risks.

2. Ships or boats have been robbed or seized at any places for any reasons.

3. Ships and/or boats requisitioned or used for military purposes.

4. Acts of sabotage or terrorism of political nature.

5. Explosions caused by any weapons or any explosives.

6. Atomic risks.

Article 6.- Insurance premium and time limits for premium payment:

1. Insurance premium:

The insurer and the insurant shall have to effect the insurance according to the insurance premium index issued together with the Finance Minister’s Decision No.128/1999/QD-BTC of October 25, 1999.

Where the insurants request to expand the insurance scope to other additional risks, the insurer may calculate surcharges corresponding to such insured risks.

2. The time limit for insurance premium payment shall be agreed upon by the two parties in the insurance contracts. Where an insurance contract is still effective and the insurance premium payment period is not mature while the ship or boat gets damaged totally, the insurant shall have to pay the remaining insurance premium amount to the insurer within 15 (fifteen) days from the date the insurant notifies in writing the ship/boat’s total damage to the insurer.

Article 7.- Insurance premium reimbursement:

Where the insurant requests in writing the cancellation of the insurance contract and notifies such to the insurer 07 (seven) days in advance, the insurer shall have to refund 80% of the paid insurance premium amount corresponding to the insurance contract cancellation duration, except for cases where the request for insurance cancellation related to ship and/or boat is made while the insurance contract is still effective, the insurance premium shall not be refunded. The premium reimbursement is effected right after the cancellation of the insurance contract.

Where ships and/or boats cease operation for repair or moor in harbors or sheltering places for 30 consecutive days or more with the consent of the insurer, the insurer shall have to refund 50% of the paid premium amount for the period such ships and/or boats cease their operation at the end of the insurance year. If ships and/or boats get totally damaged, the insurance premium for the ships and/or boats’ non-operation period shall not be refunded.

Article 8.- Responsibilities of the insurant:

1. When requesting insurance, the insurant shall have to declare fully and honestly the details written in the insurance request and send it to the insurer 03 (three) days before the insurance contract takes effect.

2. When accident occurs, the insurant shall have the responsibility to:

2.1. Promptly apply all necessary measures to rescue and protect people, means and property with a view to preventing and limiting damage.

2.2 Immediately report to the nearest local administration for making record thereon as prescribed and promptly notify such to the insurer or their nearest representative.

2.3. Complete all necessary procedures for reserving the right to petitions and transfer the right to claim indemnity to the insurer.

2.4. Assist the insurer’s experts in fulfilling their tasks of expertise and quickly settle the accident consequences.

If the insurant fails to fulfill the above-prescribed responsibilities, the insurer may refuse part or whole of the indemnity corresponding to the damage caused by the insurant’s faults, except where the insurant has plausible reasons for not being able to fulfill the above responsibilities.

Article 9.- Responsibilities of the insurer:

1. The insurer shall have the responsibility to:

- Provide the insurant with the Rules and Premium Index relating to the ship/boat hull insurance.

- Guide and create favorable conditions for ship/boat owners to participate in the insurance.

2. When the indemnity dossier is complete and valid, the insurer shall have to consider and make the indemnities within the time limits prescribed at Point 3, Article 17 below.

Article 10.- Overlapping insurance:

In case of overlapping insurance for the same ship or boat, the insurant shall have to immediately notify the insurer of the names of other insures and the premium amount under each insurance contract already concluded, except otherwise provided for by the insurance contract.

In case of overlapping insurance, the responsibility of each insurer shall be determined according to ratio between the premium amount of each insurer and the total premium amount of all insurers and the insurers shall only be accountable for the insured value. The insurant shall not be entitled to reclaim the paid premium.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 11.- Above- and under-value insurance indemnities

1. The above-value insurance means the insurance in which the insurant bought the insurance higher than the market prices calculated in money or substitute cost of the insured property at the time of concluding the insurance contract.

Where the above-value insurance is made due to acts of deception or deliberately making untruthful declaration by the insurant when concluding the insurance contract, the insurer may cancel the insurance contract and claim compensation for damage (if any) and the insurant may not reclaim the premium amount already paid for the excess value.

Where the above-value insurance is made due to unintentional faults of the insurant, the liability limit to be determined shall be the actual value of the insured object and the insurant is not entitled to reclaim the insurance premium already paid for the excess value.

2. The under-value insurance means the insurance in which the insurance premium is lower than the insured value.

In case of under-value insurance, the insurer shall be accountable for damage falling under the insured liability according to the ratio between premium amount and the insured value.

Article 12.- Total loss caused to ship/boat hulls:

1. The total loss caused to ship/boat hull prescribed in this Regulation includes the total actual and presumed loss:

a) The actual total loss means the loss caused when a ship or boat is completely and irreparably damaged or a ship or boat has been missing for more than 03(three) months without any traces left.

b) The presumed total loss means the loss caused when a ship or boat is damaged and deemed it unavoidable of the total loss, or the total expense for repair and restoration, salvage and rescue and others exceed the insured value. For this case, if the insurant requests the abandonment of the ship/boat, he/she shall have to send a written notice thereon to the insurer. If the abandonment is not accepted, the insurer shall indemnify for the loss caused to the part(s) under the insured liability.

2. After compensating for the total loss to the ship/boat hull, the insurer shall be entitled to own, recover and handle such ship/boat or shall not reclaim rights and obligations regarding the ship wreckage as prescribed by law.

Article 13.- Partial loss to ship/boat hull:

1. In all cases, except otherwise agreed in writing, the insurer shall have to pay the indemnity to each separate value of the repaired or replaced part. After making indemnity for the replaced part, the insurer shall be entitled to own and recover such part.

2. In all cases, if a ship or boat gets partially damaged and not yet repaired then the total damage happens while the insurance contract is still valid, the insurer shall only have to indemnify for the total damage.

Article 14.- Deduction level:

a/ The deduction rate shall be 2% of the indemnity amount, at least equal to 100,000 VNdong/case.

b/ Complaints about losses under the above-mentioned deduction rate shall not fall under the insurer’s responsibility.

c/ Where damage is caused to the hull, shell, engines and/or equipment of a ship or boat partly or fully due to the faults of the ship master, officers and/or sailors, in addition to the deduction rate inscribed on the insurance certificate, the insurer may deduct 10% more from the indemnity amount.

This Article 14 shall not apply to the total loss.

Article 15.- Evaluation of damage:

When receiving the damage notices and written requests for evaluation from the insurants or their representatives, the insurers or their authorized persons shall conduct the evaluation on spot to the witness of the ship masters, relevant witnesses and representatives of the ship owners in order to determine the causes and levels of damage and loss.

The evaluation cost shall be paid by the evaluation requester, which shall be refunded after the indemnity is made if the insurer is responsible for the damage.

Where the insurants disagree with the evaluation results determined by the insurers or their authorized persons, the two sides shall agree on the selection of an independent expert for the evaluation. The conclusion made by the independent expert shall be considered the final decision. Where the conclusion of the independent expert is different from that of the insurer’s expert, the insurer shall have to bear the evaluation cost. Where the conclusion of the independent expert coincides with that of the insurer’s expert, the insurant shall have to bear the evaluation cost.

Article 16.- Indemnity dossiers

An indemnity dossier shall include the following papers:

1. The indemnity complaint letter of the insurant.

2. The insurance certificate.

3. The maritime petition, the report on accident or losses with certification by the authorities of the locality where the accident occurred or the first port of arrival ( if the accident occurred when the ship or boat is enroute).

4. The record on evaluation by the insurer or its authorized person or the record on the independent evaluation agreed upon by the involved parties.

5. The written certification of the ship/ boat loss by the competent body (in cases where the ship/boat is missing).

6. The accident record made by the local authorities or police (in case the accident is related to the physical body, ship/boat and property of the third person).

7. Invoices, vouchers related to expenses claimed for indemnity.

8. The letter of complaint and all documents, vouchers related to the third person ( if any).

9. Other relevant vouchers (extract of maritime diary, engine diary, weather diary, itinerary book, permit for movement of marine product exploiting forces, registration papers, crew members’ diplomas or other papers of the ship’, depending on each specific case).

After the insurant fully submits the above-mentioned complaint dossiers to the insurer, if within the subsequent 30 days the insurer demands nothing else, such complaint dossier is considered complete and valid.

Article 17.- Time limits for indemnity request, payment and complaint:

1. The time limit for indemnity request made by the insurant shall be 01 (one) year from the date the accident occurs, except for case of delay due to objective and force majeure causes.

2. The time limit for general loss complaint is stipulated as 02(two) years from the date the accident occurs.

3. The insurer shall have to pay the indemnity to the insurant or his/her lawful heirs within 60 (sixty) days from the date of receiving the full and valid complaint dossiers from the insurant.

Chapter III

SETTLEMENT OF DISPUTES

Article 18.- Settlement of disputes:

If disputes relating to insurance contracts cannot be settled through negotiations between the involved parties, they shall be brought to courts in Vietnam for settlement.

 

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

INSURANCE PREMIUM INDEX FOR RISKS INCURRED TO SHIP HULLS WITH REGARD TO OFFSHORE FISHING MEANS
(Issued together with Decision No.128/1999/QD-BTC of October 25, 1999 of the Finance Minister)

Insurance premium (without value added tax) calculated in percentage (%) of the value of ship/boat hull.

1. Ships/boats with shells made of wood or ferro-concrete:

From 90 CV to 99 CV: 2.30%

From 100 CV to 124 CV: 1.90%

From 125 CV to 134 CV: 1.60%

From 135 CV to 224 CV: 1.40%

From 225 CV to 249 CV: 1.25%

From 250 CV to 399 CV: 1.15%

From 400 CV to 599 CV: 1.00%

From 600 CV to 999 CV: 0.80%

From 1000 CV and over: 0.57%

2. Ships/boats with shells made of iron, steel, duralumin or composite plastic:

From 90 CV to 99 CV: 2.00%

From 100 CV to 124 CV: 1.70%

From 125 CV to 134 CV: 1.40%

From 135 CV to 224 CV: 1.20%

From 225 CV to 249 CV: 1.10%

From 250 CV to 399 CV: 1.00%

From 400 CV to 599 CV: 0.90%

From 600 CV to 999 CV: 0.70%

From 1000 CV and over: 0.50%

3. The insurance premium rates collected according to ships/boats’ ages:

Under 5 years old: No additional collection

From 6 to 8 years old: An additional collection of 0.30%

From 9 to 11 years old: An additional collection of 0.60%

From 12 to 14 years old: An additional collection of 1.00%

From 15 to 17 years old: An additional collection of 2.00%

Over 17 years old: Further agreed upon if insurance is accepted.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

REGULATION

ON INSURANCE FOR CREW MEMBERS’ ACCIDENTS

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Insurance objects and scope

1. The insurers and crew members working on board fishing means are obliged to implement the regime of compulsory insurance for crew members’ accidents.

2. The insured shall include ship masters, deputy masters, chief engineer, deputy chief engineer, sailors, mechanics, service personnel working on board fishing ships and boats.

3. The insurance scope: Accidents to be insured shall be unexpected accidents which occur in the sea areas of Vietnam, causing death, injury or missing to the insured.

Article 2.- Insurance contracts

The insurance certificates granted by the insurers at the request of the insured are the evidence of the conclusion of insurance contracts between the insured and the insurers.

The crew members’ accident insurance contracts can be signed in the forms of collectives by enterprises, cooperatives, ship/boat units or individuals.

Article 3.- Insurance premium and indemnity

The insurers and the insured shall have to effect insurance according to the insurance premium and indemnity index issued together with Decision No.128/ 1999/QD-BTC of October 25, 1999.

The insurer may negotiate with the insured for higher insurance premium and indemnity or a broader scope of insurance according to the insurance rules, insurance premium and indemnity index, which have been submitted by the insurer and approved by the Finance Ministry.

Article 4.- Effect of insurance contract

An insurance contract shall take effect and terminate according to the provisions in the insurance certificate. The insurer shall grant the insurance certificate after the insured fully pay the insurance premium (except otherwise agreed upon).

Article 5.- Cancellation of contracts

Where the insured request the cancellation of insurance contracts, they shall have to notify such in writing to the insurer 10 (ten) days in advance. The insurer shall have to refund 90% of the insurance premium of the cancellation period to the insured. Where the insured request the cancellation of insurance contracts which are still effective, the insurer shall not have to return the already paid insurance premium.

Article 6.- Responsibility of the insured:

1. When having the need for insurance, the insured shall have to declare fully and honestly the contents stated in the written insurance request.

2. The insured shall have to strictly abide by the rules and labor safety regulations of their units and other requirements on labor protection.

3. When accidents occur, the insured or their competent representatives shall have to report them to the competent State bodies as prescribed and immediately notify and supply all information concerning the accidents to the nearest insurer.

4. Where the insured or beneficiaries are dishonest in implementing the provisions in this rules, the insurer may refuse part or whole of the indemnity corresponding to the damage caused due to the faults of the insured or beneficiaries.

Article 7.- Responsibility of the insurer

1. The insurer shall have the responsibility to:

- Provide the crew members with the insurance rules, premium and indemnity index relating to the crew members’ accident insurance;

- Guide and create favorable conditions for crew members to participate in the insurance.

2. When the dossiers on insurance payments are complete and valid, the insurer shall have to consider and settle them within the time limits prescribed for insurance payment at Point 1, Article 11 below.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 8.- Insurance indemnity repayment:

1. Within the insurance indemnity inscribed in the insurance certificate, the insurer shall have to repay the insurance indemnity if the insured die or get injured due to accidents. The maximum level of insurance indemnity repayment in case of death or complete loss of working capacity shall be the insurance indemnity inscribed in the insurance certificate.

2. Where the insured suffer from injury due to accidents, the insurance indemnity payment level shall comply with the Index of injury insurance indemnity payment applicable to human insurance operations, issued together with Decision No.05/ TC/BH of January 2, 1993 of the Finance Minister.

The total of all expenses prescribed at this Article must, in any circumstance, not exceed the insurance indemnity inscribed in the insurance certificate.

3. In cases where the insured are missing while on duty on the sea, who can not be found though the ship masters and owners have applied all measures to search for and rescue them but in vain, and who are believed missing as fully evidenced by documents, the level of insurance indemnity payment shall be the same as for case of death. If the insured is still alive after the insurance indemnity payment is made, the beneficiaries shall have to fully repay such insurance indemnity amount to the insurer.

Article 9.- Insurance exclusion:

The insurer shall not pay the insurance indemnities for accidents due to the following direct causes:

1. Acts of deliberately self-injuring including suicide or attempt to commit suicide by the insured in any circumstance, any state.

2. Accidents which have occurred due to the insured’s intoxication of alcohol, beer, drugs and similar stimulants.

3. Ailments or death or injuries caused due ailments.

4. Acts of law offense by the insured;

5. Wars, labor strikes, riots.

Article 10.- Dossiers requesting insurance indemnity payment:

When requesting the insurer to pay insurance indemnity, the insured or the beneficiaries shall have to send to the insurer the following vouchers within 30 (thirty) days from the date the insured recover from illness or die:

1. The written request for insurance indemnity payment;

2. The insurance certificate or extracts (copy) of the list of persons participating in the insurance.

3. The record on the accident with certification by agencies, local authorities of police in the areas where the insured got the accident.

4. Hospitalization certification by medical body (hospital release papers, hospitalization cards and papers related to injury treatment).

5. The death certificate and written certification of the lawful inheritance right ( in case of death).

Where the insured authorize other persons to receive the insurance money, there must be lawful authorization letters.

Article 11.- Time limits for insurance indemnity payment and complaints thereabout:

1. The insurer shall have to pay the insurance indemnity to the insured or the beneficiaries within 15(fifteen) days after fully receiving the valid papers mentioned above.

In case of refusal to pay insurance indemnity, the insurer shall have to notify the reasons therefor to the insured or the beneficiaries within the above- mentioned time limits.

2. The time limit for complaining about the indemnity payment by the insured or the beneficiaries shall be 60 (sixty) days from the date the insurer make the indemnity payment or refuse to pay the insurance indemnity. Past the above time limit, the complaints shall be invalid.

Chapter III

SETTLEMENT OF DISPUTES

Article 12.- Settlement of disputes

If disputes arising from the insurance contract cannot be settled through negotiations between the concerned parties shall be brought to courts in Vietnam for settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

INDEX OF INSURANCE PREMIUM AND INSURANCE INDEMNITY FOR CREW MEMBERS ACCIDENT
(Issued together with Finance Minister’s Decision No. 128/1999/QD-BTC of October 25, 1999)

1. The insurance indemnity shall be 10 million VND/person/accident.

2. The annual insurance premium shall be 28,000 VND/person.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 128/1999/QD-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất