Nghị định 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng

thuộc tính Nghị định 91/1999/NĐ-CP

Nghị định 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:91/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/09/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 91/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 91/1999/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 1999

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thanh tra ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) và có con dấu riêng.
Điều 2. Đối tượng của Thanh tra ngân hàng là :
1. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng;
2. Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
3. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Điều 3. Mục đích hoạt động của Thanh tra ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 4. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngân hàng gồm có :
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
3. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
4. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng; tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành ngân hàng.
Điều 5. Hoạt động của Thanh tra ngân hàng chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG
Điều 6. Thanh tra ngân hàng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1. Thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hành các cuộc thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, về hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn các vi phạm; kiến nghị biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
2. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
b) Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;
c) Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác.
3. Xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức kiểm toán vào kiểm toán tổ chức tín dụng;
5. Được bảo lưu ý kiến, nếu thủ trưởng cơ quan Ngân hàng Nhà nước cùng cấp không nhất trí với kết luận của Thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó, đồng thời phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra;
6. Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành ngân hàng; tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật trong ngành ngân hàng;
7. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống Thanh tra ngân hàng;
8. Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ công tác thanh tra trong ngành ngân hàng;
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Thanh tra và các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Điều 7. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có những quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
2. Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
3. áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 8. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm như sau:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làm cản trở hoạt động ngân hàng bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;
3. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về kết luận thanh tra và mọi hành vi, quyết định của mình.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG
Điều 9. Hệ thống tổ chức Thanh tra ngân hàng bao gồm :
1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
2. Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước);
3. Cơ cấu tổ chức của hệ thống Thanh tra ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Thanh tra Nhà nước.
Điều 10. Thanh tra ngân hàng chịu sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra ngân hàng trên phạm vi cả nước.
Điều 11. Các chức vụ điều hành hoạt động Thanh tra ngân hàng gồm :
1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra;
2. Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra chi nhánh, các Phó Chánh Thanh tra chi nhánh.
Điều 12. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị, Tổng Thanh tra Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ khác và các ngạch Thanh tra  viên Ngân hàng thực hiện theo các quy định của pháp luật thanh tra hiện hành.
Điều 13. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra ngân hàng quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
2. Quyết định lập Đoàn Thanh tra hoặc cử Thanh tra viên đi thanh tra, phúc tra đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;
3. Tạm định chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu quyết định đó trái Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật về thanh tra; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
4. Tạm định chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra ngân hàng hoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; nếu quyết định nói trên là của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
5. Cảnh cáo, tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh tra ngân hàng; nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc là người không thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
6. Tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người thuộc tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ người đó đã vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
7. Tạm đình chỉ (có thời hạn) những hoạt động ngân hàng sai trái của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ những hoạt động đó đã vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
8. Thực hiện các quyền hạn khác quy định tại Điều 9, Điều 14 của Pháp lệnh Thanh tra.
Điều 14. Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra ngân hàng của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
2. Ra quyết định hoặc đề nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm quản lý của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
3. Tạm đình chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu quyết định đó trái Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật về thanh tra; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
4. Kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước;
b) Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
5. Xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra ngân hàng Nhà nước;
6. Tạm đình chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra ngân hàng hoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; nếu quyết định nói trên là của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
7. Cảnh cáo, tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh tra ngân hàng; nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc là người của cơ quan, đơn vị không thuộc quyền quản lý của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
8. Trong quá trình thanh tra, được yêu cầu tạm đình chỉ (có thời hạn) những hoạt động ngân hàng trái pháp luật, đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 6, 9, Điều 6 Nghị định này.
CHƯƠNG IV
THANH TRA VIÊN NGÂN HÀNG
Điều 15. Thanh tra viên ngân hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn các ngạch công chức ngành Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Việc bổ nhiệm Thanh tra viên ngân hàng (cấp I) phải từ những công chức đã có ít nhất ba năm làm nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có một năm làm công tác thanh tra ngân hàng.
Điều 17. Thanh tra viên ngân hàng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Nghị định này.
Điều 18. Thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra ngân hàng được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ và chế độ trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG V
QUAN HỆ GIỮA THANH TRA NGÂN HÀNG
VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 19. Thanh tra ngân hàng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước và thực hiện các mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 20. Thanh tra ngân hàng trong quá trình thanh tra tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan, đơn vị địa phương nào thì Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc của cơ quan, đơn vị địa phương đó.
Tổ chức Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tổ chức thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra ngân hàng; nếu những vi phạm đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Thanh tra ngân hàng.
Điều 21. Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện tổ chức tín dụng, tổ chức khác hoạt động ngân hàng có dấu hiệu cấu thành tội phạm, Thanh tra ngân hàng phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;
Các cơ quan điều tra khi cần thiết, phải phối hợp với Thanh tra ngân hàng trong quá trình tiến hành điều tra các vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, của tổ chức khác và của các cá nhân.
Điều 22. Thanh tra ngân hàng được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra hiện hành.
CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 23. Cán bộ, công chức, cộng tác viên và tổ chức Thanh tra ngân hàng có thành tích trong hoạt động thanh tra, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Thanh tra viên ngân hàng có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và các quy định của Nghị định này, tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 26. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 27.  Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
No.91/1999/ND-CP
Hanoi, September 4, 1999
 
DECREE
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE BANKING INSPECTORATE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Vietnam State Bank Law and the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
Pursuant to the Ordinance on Inspection of April 1st, 1990;
At the proposals of the Governor of the State Bank of Vietnam and the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel,
DECREES
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Banking inspectorate is the State inspectorate specialized in banking, which is organized into a system in the apparatus of the Vietnam State Bank (hereafter referred to as the State Bank) and has its own seal.
Article 2.- Subject to the banking inspection are:
1. Organization and operation of credit institutions;
2. Banking activities of organizations other than credit institutions, which are licensed by the State Bank;
3. The observance of the law provisions on monetary and banking activities by agencies, organizations and individuals.
Article 3.- The banking inspectorate's activities aim to contribute to ensuring safety for the credit institutions system and protecting the legitimate rights and interests of money depositors, thus serving the implementation of the national monetary policy.
Article 4. - Contents of the banking inspectorate's activities:
1. To inspect the observance of legislation on monetary and banking activities as well as the observance of the provisions of banking operation licenses;
2. To detect, prevent and sanction administrative violations according to its competence; to propose the competent agencies to handle violations of legislation on monetary and banking activities;
3. To propose the State Bank Governor and directors of the State Bank’s provincial/municipal branches as well as the other competent agencies and organizations to apply measures to ensure the execution of the legislation on monetary and banking activities;
4. To verify, conclude on and propose the settlement of complaints and denunciations in accordance with the provisions of the Complaint and Denunciation Law, which are related to the banks’ organization and operations; to advise and assist the State Bank Governor in directing the prevention and fight against corruption in the banking sector.
Article 5.- The banking inspectorate’s activities shall comply only with law, ensuring the accuracy, objectivity, publicity, democracy and promptness; no agencies, organizations or individuals are allowed to unlawfully intervene in the operation of the banking inspectorate.
Chapter II
TASKS AND POWERS OF THE BANKING INSPECTORATE
Article 6.- The banking inspectorate shall have the following tasks and powers:
1. To regularly supervise and directly inspect organization and operations of credit institutions, banking activities of other organizations, as well as foreign exchange activities and gold trading, which fall into the State Bank’s State management function, in order to detect and prevent violations and propose measures to ensure the observance of legislation on monetary and banking activities;
2. To propose the State Bank Governor to apply the following handling measures:
a/ Placing credit institutions under the state of special control;
b/ Suspending a number of banking activities of credit institutions and other organizations involved in banking activities;
c/ Withdrawing the establishment and banking operation licenses of credit institutions: withdrawing banking operation licenses of other organizations.
3. To sanction administrative violations and propose sanctions against administrative violations in the field of monetary and banking activities according to the provisions of law;
4. To propose the State Bank Governor to allow or not allow auditing organizations to audit credit institutions;
5. To be entitled to make reservations about its opinions in cases where the head of the State Bank�s body of the same level disagrees with the conclusions of the banking inspectorate, and take responsibility for such opinions; at the same time, to report such to the competent State agency(ies) according to the provisions of the inspection legislation;
6. To investigate, verify, conclude on and propose the competent levels to handle, complaints and denunciations related to the banking service; to advise the State Bank Governor on the direction and inspection of the prevention and fight against corruption in the banking service according to the provisions of law;
7. To improve the inspection skills of officials and employees in the banking inspectorate;
8. To manage and direct the implementation of inspection programs, plans and activities in the banking service;
9. To perform tasks and exercise powers according to the provisions of Articles 8 and 9 of the Ordinance on Inspection as well as other tasks assigned by the State Bank Governor.
Article 7.- When conducting inspection, the banking inspectors shall have the following powers:
1. To request subjects under inspection and relevant parties to supply documents and evidences and clarify matters related to the inspection’s contents:
2. To make inspection record and propose handling measures;
3. To apply preventive measures and handle administrative violations according to the provisions of law;
4. To exercise other rights according to the provisions of the inspection legislation.
Article 8.- When conducting inspection, the banking inspectors shall have the following responsibilities:
1. To produce the inspection decision and inspectors’ cards;
2. To strictly comply, with the inspection order and procedures, not to cause troubles or harassment, thereby obstructing the normal banking activities and damaging the legitimate interests of the concerned credit institution as well as other organizations involved in banking activities;
3. To report to the State Bank Governor on the inspection results and propose handling measures;
4. To observe laws and be answerable to the State Bank Governor and before law for the inspection conclusions as well as all its acts and decisions.
Chapter III
ORGANIZATION OF THE BANKING INSPECTORATE
Article 9.- The organizational system of the banking inspectorate is composed of:
1. The State Bank Inspectorate;
2. The inspectorates of the State Bank's branches in the provinces and centrally-run cities (hereafter referred as the State Bank branch inspectorates);
3. The organizational structure of the banking inspectorate system shall be decided by the State Bank Governor after consulting and reaching agreement with the State Inspector General.
Article 10.- The banking inspectorate shall be subject to the direction of the State Bank Governor in performance of the banking inspection tasks nationwide.
Article 11. - The executive positions of the banking inspectorate include:
1. The chief inspector and deputy chief inspectors, for the State Bank Inspectorate;
2. The State Bank branch chief inspectors and deputy chief inspectors, for the State Bank branch inspectorates;
Article 12.- The State Bank chief inspector shall be appointed and dismissed by the Prime Minister upon the submission of the State Inspector General at the proposal of the State Bank Governor.
The appointment and dismissal of other positions and titles of banking inspectors shall comply with the provisions of the current inspection legislation.
Article 13.- The State Bank chief inspector shall have the following tasks and powers:
1. To direct, organize the performance of and perform tasks as well as exercise powers of the banking inspectorate as stipulated in Article 6 of this Decree:
2. To decide the establishment of inspection teams or send inspectors to inspect or re-inspect credit institutions and other organizations involved in banking activities;
3. To temporarily suspend (for a definite time) the execution of decisions issued by credit institutions and other organizations involved in banking activities if such decisions contravene the Vietnam State Bank Law, the Law on Credit Institutions and the inspection legislation; and at the same time, report thereon to the Governor of the State Bank;
4. To temporarily suspend (for a definite time) the execution of disciplining or job transfer decisions, issued by heads of the agencies or units directly managed by the State Bank Governor, against persons who are collaborating with the banking inspectorate or are subject to the inspection, if deeming that the execution of such decisions obstructs the inspection. If the above-said decisions are issued by the heads of agencies or units other than those directly managed the State Bank Governor, to propose the competent level to make decision, and at the same time report thereon to the State Bank Governor.
5. To issue warnings against or temporarily suspend (for a definite time) jobs of those personnel of agencies or units directly managed by the State Bank Governor, who deliberately obstruct the inspection or refuse to meet the requirements and/or to execute proposals and decisions of the banking inspectorate; if such persons are the heads of agencies or units directly managed by the State Bank Governor or those not managed by the State Bank Governor, to propose the competent level to make decision, and at the same time report thereon to the State Bank Governor;
6. To temporarily suspend (for a definite time) jobs of those personnel of credit institutions and other organizations involved in banking activities, if there are grounds to believe that such persons have violated the legislation on monetary and banking activities; and at the same time, report thereon to the State Bank Governor;
7. To temporarily suspend (for a definite time) the wrong banking activities of credit institutions and other organizations involved in banking activities, if having grounds to believe that such activities violate the legislation on monetary and banking activities; and at the same time, report thereon to the State Bank Governor.
8. To exercise other rights as stipulated in Articles 9 and 14 of the Ordinance on Inspection.
Article 14. - The chief inspector of the State Bank's branch inspectorate shall have the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of the banking inspection programs and plans of the State Bank’s Inspectorate;
2. To issue decisions or propose the director of the State Bank's provincial/municipal branch to issue decisions on examination and inspection of credit institutions and other organizations involved in banking activities, within the ambit of the State Bank branch’s management responsibility;
3. To temporarily suspend (for a definite time) the execution of decisions of credit institutions and other organizations involved in banking activities, if such decisions contravene the Vietnam State Bank Law and the Law on Credit Institutions as well as the inspection legislation; and at the same time, report thereon to the director of the State Bank's branch and the chief inspector of the State Bank;
4. To propose the director of the State Bank's branch to apply the following measures:
a/ Suspending a number of banking activities of credit institutions and other organizations involved in banking activities, which comes under the competence of the director of the State Bank's branch;
b/ Withdrawing the establishment and banking operation licenses of credit institutions as well as the banking operation licenses of other organizations, which comes under the competence of the director of the State Bank’s branch;
5. To sanction according to his/her competence and propose the director of the State Bank’s branch to sanction administrative violations in the field of monetary and banking activities according to the provisions of law, and at the same time report thereon to the chief inspector of the State Bank;
6. To temporarily suspend (for a definite time) the execution of disciplining or job transfer decisions, issued by the heads of agencies or units under the management of the director of the State Bank's branch, against persons who are collaborating with the banking inspectorate or subject to the inspection, if deeming that the execution of such decisions obstructs the inspection. If the above-said decisions are issued by the heads of agencies or units not directly managed by the director of the State Bank's branch, to propose the competent level to make decision; and at the same time, report thereon to the director of the State Bank's branch and the chief inspector of the State Bank;
7. To serve warnings against or temporarily suspend (for a definite time) jobs of persons who deliberately obstruct the inspection or refuse to meet the requirements and proposals or execute decisions of the banking inspectorate. If such persons are the heads of agencies or units directly managed by the director of the State Bank branch or are personnel of agencies or units other than those subject to the management of the director of State Bank branch, to propose the competent level to make decision; and at the same time, report thereon to the director of the State Bank branch and the chief inspector of the State Bank;
8. To be entitled, in the course of inspection, to request the temporary suspension (for a definite time) of the banking activities which are contrary to law, and at the same time report thereon to the director of the State Bank's branch and the State Bank's chief inspector;
9. To perform tasks and exercise powers stipulated in Clauses 1, 6 and 9, Article 6 of this Decree.
Chapter IV
BANKING INSPECTORS
Article15.- Banking inspectors shall all have to meet the criteria set for the State inspectorate officials according to the current provisions of law.
Article 16.- Banking inspectors (grade I) must be appointed from among officials who have been engaged in the banking operations for at least 3 years, including 1 year in the banking inspectorate.
Article 17. - Banking inspectors, while on duty, shall have the tasks and powers defined in the Ordinance on Inspection of April 1st, 1990, the Vietnam State Bank Law and the Law on Credit Institutions of December 12, 1997 as well as this Decree.
Article 18. - Inspectors in the banking inspectorate system shall enjoy preferential regimes and policies and equipped with professional technical facilities according to the current provisions of law.
Chapter V
RELATIONSHIP BETWEEN THE BANKING INSPECTORATE AND THE RELEVANT AGENCIES
Article 19.- The banking inspectorate as subject to the State Inspeciorate's direction and guidance on inspection organization and operation and establish other relations with the State Inspeciorate according to the provisions of the inspection legislation.
Article 20.- In the course of inspecting organization and operation of credit institutions as well as the banking activities of other organizations, if detecting any signs of law offenses in the field of State management by the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, local agencies or units, the banking inspectorate shall have to notify the inspectorates of such ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, local agencies or units thereof.
During the inspection and/or examination of activities which fall within their respective fields of State management, the inspectorates of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government as well as the State inspectorates of different localities shall, if detecting any signs of violation of the legislation on monetary and banking activities, have to notify the banking inspectorate thereof; if such violations reveal signs of criminal offenses, they shall have to transfer the dossiers to the competent investigation agencies, and at the same time notify the banking inspectorate thereof.
Article 21.- The banking inspectorate shall have to coordinate with the investigation agencies, the people’s procuracies and the people's courts of different levels in the prevention of and fight against crimes in the field of monetary and banking activities as prescribed by law.
In the course of inspection, if any credit institutions or other organizations involved in banking activities are found with signs of criminal offenses, the banking inspectorate shall have to transfer dossiers to the competent investigation agencies;
When necessary, the investigation agencies shall have to coordinate with the banking inspectorate in inquiring into matters related to the banking activities of credit institutions, other organizations and individuals.
Article 22. - The banking inspectorate may employ collaborators for their inspection activities according to the current provisions of the inspection legislation.
Chapter VI
COMMENDATION AND DISCIPLINE
Article 23.- Officials, employees, collaborators and banking inspection organizations that have recorded achievements in their inspection activities shall be commended and/or rewarded as prescribed by law.
Article 24.- Banking inspectors, who commit acts of violating the provisions of law, lack of responsibility while on duty, cover organizations and/or individuals that violate the legislation on monetary and banking activities as well as the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability and if causing any damages, have to pay compensation therefor as prescribed by law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 25. - This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions which are contrary to this Decree are all now annulled.
Article 26. - The State Bank Governor shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 27.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 91/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe