Nghị định 46/2021/NĐ-CP quản lý tài chính và đánh giá hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam

thuộc tính Nghị định 46/2021/NĐ-CP

Nghị định 46/2021/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:31/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

5 tiêu chí đánh giá hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển VN

Ngày 31/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 46/2021/NĐ-CP về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Cụ thể, việc đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển bao gồm 5 tiêu chí: Tín dụng đầu tư của Nhà nước; Tỷ lệ nợ xấu; Kết quả tài chính; Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm; Tình hình chấp hành chế độ báo cáo.

Bên cạnh đó, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước, kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm đạt thặng dư được phân phối như sau: Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển; Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển; Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;...

Ngoài ra, các khoản chi không được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển gồm: Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường; Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, cơ quan khác;…

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021.

Xem chi tiết Nghị định46/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
______

Số: 46/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vào doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 9 năm 2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Phát triển.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.
3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước” bao gồm:
a) Các khoản cho vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2017/NĐ-CP);
c) Các khoản cho vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và/hoặc phí quản lý;
d) Các khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển nhận lại từ tổ chức tiền thân.
2. “Nợ vay bắt buộc bảo lãnh” là các khoản nợ vay bắt buộc sau khi Ngân hàng Phát triển thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. “Các khoản nợ vay khác” là các khoản Ngân hàng Phát triển cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng và các khoản cho vay khác của Ngân hàng Phát triển theo lãi suất thỏa thuận, ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tiến tới tự bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Nghị định này, đối với các nội dung không quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hoạt động cho vay khác: ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Chế độ trách nhiệm
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản của Ngân hàng Phát triển, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của Ngân hàng Phát triển.
Chương II VỐN, QUỸ VÀ TÀI SẢN
Điều 6. Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi mức vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển trong từng thời kỳ;
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước cấp;
c) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
d) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá;
đ) Kết quả hoạt động chưa phân phối;
e) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
g) Vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển.
2. Vốn huy động theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển;
c) Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;
d) Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Huy động của các tổ chức khác trong và ngoài nước;
e) Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
g) Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản vốn khác gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để thực hiện các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
b) Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại;
c) Vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức trong nước và nước ngoài (bên ủy thác) để thực hiện theo văn bản yêu cầu của bên ủy thác;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Vốn tự có

Vốn tự có được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo tài chính riêng lẻ, bao gồm:
1. Vốn điều lệ.
2. Các quỹ:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Quỹ dự phòng tài chính.
3. Chênh lệch dương do đánh giá lại tài sản (bao gồm tài sản cố định, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn).
4. Chênh lệch thu chi dương chưa phân phối lũy kế.
5. Các khoản phải giảm trừ khi xác định vốn tự có gồm:
a) Vốn góp vào công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật;
b) Chênh lệch thu chi âm lũy kế;
c) Chênh lệch âm do đánh giá lại tài sản.
Điều 8. Sử dụng vốn và tài sản
1. Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn hoạt động để:
a) Thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển và quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Cấp hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các Hợp đồng phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
d) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
đ) Ủy thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
e) Cho vay theo ủy quyền/ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền/ủy thác;
g) Ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
h) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
i) Góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
k) Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của Nghị định này;
l) Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Phát triển lựa chọn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để gửi tiền đảm bảo an toàn, không để mất vốn;
m) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Điều chỉnh cơ cấu vốn, tài sản:
Ngân hàng Phát triển được chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn, tài sản trong phạm vi hệ thống để phục vụ cho hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
3. Điều động vốn, tài sản:
Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
Điều 9. Bảo đảm an toàn vốn
Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, gồm:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.
4. Mua lại, hoán đổi các giấy tờ có giá do Ngân hàng Phát triển phát hành theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
6. Thực hiện các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý, nhượng bán tài sản
1. Kiểm kê tài sản và xử lý kết quả kiểm kê tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển thực hiện kiểm kê tài sản khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì các nguyên nhân khác gây ra biến động tài sản của Ngân hàng Phát triển; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc xử lý kết quả kiểm kê tài sản tại Ngân hàng Phát triển thực hiện theo các quy định hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đánh giá lại tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Kết quả đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Phát triển được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đánh giá và đồng gửi Bộ Tài chính.
3. Thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Ngân hàng Phát triển được thanh lý, nhượng bán những tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch;
b) Thẩm quyền, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Các khoản thu hoặc chi phí phát sinh từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán) được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí của Ngân hàng Phát triển theo quy định.
Điều 11. Khấu hao tài sản cố định
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Ngân hàng Phát triển được sử dụng số khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và các yêu cầu hoạt động khác theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 12. Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định
1. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và theo kế hoạch hằng năm được Hội đồng quản trị phê duyệt. Trường hợp giá trị dự án đầu tư vượt thẩm quyền quyết định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hội đồng quản trị báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư công (nếu có) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển (nguyên giá tài sản cố định trừ khấu hao) không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ phản ánh trên sổ sách kế toán của Ngân hàng Phát triển.
Điều 13. Thuê, cho thuê, thế chấp và cầm cố tài sản
1. Ngân hàng Phát triển được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đối với những tài sản Ngân hàng Phát triển đi thuê hoặc nhận cầm cố, thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thỏa thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 14. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Ngân hàng Phát triển xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng các khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, phần thiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động khác trong kỳ.
Chương III
PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO
Điều 15. Phân loại nợ và xác định dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện phân loại nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ kết quả phân loại nợ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển tính toán đầy đủ và theo dõi số dự phòng rủi ro cần phải trích lập (dự phòng chung và dự phòng cụ thể) của từng hoạt động tín dụng quy định tại Điều 3 Nghị định này; mức trích lập theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại.
Điều 16. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Ngân hàng Phát triển tính vào chi phí hoạt động hằng năm để trích lập dự phòng rủi ro đối với tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; nợ vay bắt buộc bảo lãnh và các khoản nợ vay khác mà Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng. Việc trích lập như sau:
1. Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nợ vay bắt buộc bảo lãnh (sau đây gọi tắt là dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh): Hằng năm, Ngân hàng Phát triển căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức trích lập nhưng tối thiểu bằng 0,75% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
2. Đối với dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác:
a) Đối với các khoản cho vay từ nguồn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết kể từ ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97/2018/NĐ-CP), Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết trước ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài ký với Bộ Tài chính. Trường hợp Hợp đồng ủy quyền cho vay lại không quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với các khoản cho vay khác còn lại Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng: Hằng năm, Ngân hàng Phát triển dùng chênh lệch dương giữa thu lãi cho vay với chi phí huy động vốn của toàn bộ các hoạt động cho vay này để trích lập dự phòng rủi ro và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác không vượt quá mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện hằng quý. Riêng đối với kỳ kế toán năm, trích vào thời điểm quyết toán căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại thời điểm 30 tháng 11 của năm kế toán.
Điều 17. Các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
1. Các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển bao gồm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác được hình thành từ các nguồn sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
b) Số tiền thu hồi được từ các khoản nợ gốc đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý;
c) Phần chênh lệch giữa giá bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng sau khi trừ các chi phí liên quan đến bán nợ theo quy định của pháp luật cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ (gốc, lãi) theo quy định;
d) Kết chuyển số dư quỹ dự phòng rủi ro của hoạt động cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh; số dư quỹ dự phòng rủi ro của các hoạt động cho vay khác vào quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
đ) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý, theo dõi riêng đối với từng quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng để xử lý rủi ro theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
a) Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh được sử dụng để xử lý rủi ro cho các khoản nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo quy định của pháp luật; quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác được sử dụng để xử lý rủi ro cho các khoản cho vay khác theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh lớn hơn số dự phòng phải trích theo quy định, Ngân hàng Phát triển thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập;
c) Số dư quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác sau khi đã thu hồi hết dư nợ vay, Ngân hàng Phát triển được chuyển vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh; chỉ thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập khi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh đã trích lập đủ theo quy định tại Nghị định này;
d) Trường hợp các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp số rủi ro được cấp có thẩm quyền cho phép xử lý trong năm, Ngân hàng Phát triển báo cáo để Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trích lập dự phòng khác
Ngân hàng Phát triển căn cứ quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại về trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, các khoản dự phòng khác và khả năng tài chính để quyết định mức trích lập dự phòng vào chi phí hằng năm.
Chương IV
CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ
Điều 19. Cấp bù lãi suất
1. Ngân hàng Phát triển được Nhà nước cấp bù lãi suất để:
a) Thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo các hợp đồng bảo lãnh đã ký theo quy định của pháp luật;
b) Hỗ trợ sau đầu tư đối với các Hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Việc cấp bù lãi suất hằng năm để thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng chi phí cho việc huy động vốn với tổng thu nhập từ việc sử dụng vốn khi thực hiện các nhiệm vụ này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về cấp bù lãi suất đối với Ngân hàng Phát triển.
Điều 20. Phí quản lý
1. Ngân hàng Phát triển được Nhà nước cấp phí quản lý tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên dư nợ bình quân của các khoản cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này. Riêng đối với các khoản cho vay theo hợp đồng tín dụng ký và giải ngân sau thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phí quản lý chỉ tính trên dư nợ bình quân không bao gồm nợ khoanh và nợ quá hạn.
2. Nguyên tắc xây dựng tỷ lệ phí quản lý:
a) Tỷ lệ phí quản lý được xây dựng ổn định trong từng thời kỳ 03 năm. Mức phí quản lý được xây dựng căn cứ vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu hoạt động do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tình hình tài chính, các định mức, chế độ Nhà nước quy định và nhu cầu thực tế, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển chủ động trong chi tiêu, đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
b) Một số chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ xác định, điều chỉnh tỷ lệ phí quản lý trong từng thời kỳ gồm: Dự kiến dư nợ, dự kiến chỉ tiêu tín dụng được giao trong giai đoạn tính phí; chi phí về trích lập dự phòng rủi ro và chi cho hoạt động bộ máy theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Ngân hàng Phát triển đề xuất mức phí quản lý báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nội dung đề xuất bao gồm các nội dung cơ bản sau: Căn cứ pháp lý, nguyên tắc, cơ sở và phương pháp, số liệu tính toán đối với từng khoản chi phí về hoạt động, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các khoản chi khác.
Trường hợp có biến động đột biến về chi phí do bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân khách quan khác cần phải điều chỉnh tỷ lệ phí quản lý được cấp, Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ phí quản lý phù hợp.
Điều 21. Trình tự, thủ tục xây dựng dự toán và thực hiện cấp bù lãi suất và phí quản lý hằng năm do ngân sách nhà nước cấp
1. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, giao dự toán cấp bù lãi suất và phí quản lý hằng năm của Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Căn cứ dự toán chi cấp bù lãi suất và phí quản lý được ngân sách nhà nước bố trí, số cấp bù lãi suất và phí quản lý vượt dự toán giao từ các năm trước, số phát sinh thực tế của quý trước và số phát sinh dự kiến của quý thực hiện theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển, vào tháng đầu hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện tạm cấp bù cho Ngân hàng Phát triển trong phạm vi dự toán được ngân sách nhà nước giao hằng năm và thực hiện quyết toán sau khi kết thúc năm tài chính.
3. Trường hợp số chi cấp bù lãi suất và phí quản lý thực tế được hưởng phát sinh lớn hơn số dự toán được bố trí thì sẽ được tổng hợp phần chênh lệch thiếu vào dự toán năm sau. Trường hợp số chi cấp bù lãi suất và phí quản lý thực tế được hưởng phát sinh nhỏ hơn số dự toán được bố trí, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Chương V
THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Điều 22. Thu nhập của Ngân hàng Phát triển
1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu lãi cho vay từ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; thu lãi cho vay bắt buộc bảo lãnh;
b) Thu lãi cho vay khác;
c) Thu phí bảo lãnh;
d) Phí quản lý cho vay lại các nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
đ) Thu lãi tiền gửi;
e) Thu từ mua bán nợ;
g) Thu cấp bù lãi suất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
h) Thu phí quản lý từ ngân sách nhà nước;
i) Thu phí nhận ủy thác cấp phát vốn, ủy thác cho vay;
k) Thu từ hoạt động ngoại hối;
l) Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
m) Thu từ hoạt động mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá;
n) Thu lãi từ các khoản nợ đã được xóa, chuyển theo dõi ngoại bảng;
o) Các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ.
2. Thu nhập từ hoạt động khác:
a) Thu từ các hoạt động dịch vụ, thu từ cho thuê tài sản của Ngân hàng Phát triển;
b) Thu chênh lệch tỷ giá;
c) Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản;
d) Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
đ) Thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
e) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Chi phí của Ngân hàng Phát triển
1. Chi cho hoạt động nghiệp vụ:
a) Chi trả lãi: tiền vay; tiền gửi của khách hàng; phát hành giấy tờ có giá;
b) Chi cho hoạt động phát hành, mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; chi cho huy động vốn;
c) Chi cho hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
d) Chi về tham gia thị trường tiền tệ; chi cho hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các khoản chi về dịch vụ thanh toán; chi vận chuyển bốc xếp tiền, chi kiểm đếm phân loại và đóng gói tiền, chi bảo vệ tiền và các khoản chi phí khác về hoạt động thanh toán, ngân quỹ;
đ) Chi chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động ngoại hối;
e) Chi nộp thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động phải nộp theo quy định;
g) Chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác;
h) Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ: Chi để thu hồi các khoản nợ đã xoá, thu hồi nợ xấu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi thu giữ, bảo quản, khai thác các tài sản bảo đảm; chi xử lý khoản tổn thất về vốn, tài sản và các khoản nợ cho vay sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định; chi thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí, lệ phí thi hành án; chi trả các khoản nợ đã xác định không còn đối tượng trả và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ; chi các khoản đã hạch toán vào thu nhập nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm thu nhập; các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ các hoạt động nghiệp vụ; chi khác.
2. Chi trích lập dự phòng:
a) Chi trích lập các quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Chi trích lập các khoản dự phòng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Chi hoạt động bộ máy:
a) Chi cho người lao động và người quản lý: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng; các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định; chi ăn ca; chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch; chi trợ cấp, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định; chi y tế, nghỉ phép theo chế độ hằng năm; các khoản chi có tính chất phúc lợi như quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm; chi trợ cấp thôi việc, chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
b) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi công tác phí; chi điện, nước, bưu phí, thông tin liên lạc, nhiên liệu, vật liệu, giấy, mực in, văn phòng phẩm; chi mua tài liệu, sách báo; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển; chi thực hiện các đề án, đề tài phục vụ công tác quản lý, hoạt động của Ngân hàng Phát triển; chi thuê tư vấn, thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi nhân công thuê ngoài; chi cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán; chi cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy, chi cho công tác quốc phòng an ninh; chi xuất bản tài liệu; chi tuyên truyền; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi đoàn ra, đoàn vào; chi các khoản phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng, phạt vi phạm hành chính bao gồm vi phạm pháp luật kế toán thống kê và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật (không bao gồm các khoản nộp phạt thuộc trách nhiệm cá nhân); chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà Ngân hàng Phát triển tham gia; chi hỗ trợ cho công tác đảng, đoàn thể (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi về tài sản: Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định chung đối với các doanh nghiệp; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi thuê tài sản (trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí hoạt động theo số năm sử dụng tài sản); chi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành tài sản; chi bảo hiểm tài sản; chi nhượng bán, thanh lý tài sản bao gồm giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có).
4. Định mức chi phí quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với định mức chi phí của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc không khống chế định mức chi, Ngân hàng Phát triển xây dựng định mức và căn cứ vào khả năng tài chính để quyết định việc chi tiêu đảm bảo phù hợp, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 24. Các khoản chi không được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
2. Các khoản chi phạt thuộc trách nhiệm cá nhân do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.
3. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của người lao động Ngân hàng Phát triển, các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác.
5. Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.
6. Các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
7. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
Điều 25. Chế độ tiền lương của Ngân hàng Phát triển
Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phù hợp với tính chất, mô hình và hoạt động của Ngân hàng Phát triển và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương VI
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Điều 26. Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
1. Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính:
a) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm đạt thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả dương (+);
b) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm bị thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả âm (-).
2. Khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
c) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
d) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động của Ngân hàng Phát triển:
Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 03 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
đ) Trích quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát:
Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
Ngân hàng Phát triển xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
e) Trường hợp chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định thì Ngân hàng Phát triển được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
g) Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
3. Khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 05 năm. Trường hợp sau 05 năm nếu Ngân hàng Phát triển không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 27. Quản lý và sử dụng các quỹ
1. Việc sử dụng các quỹ của Ngân hàng Phát triển phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
a) Ngân hàng Phát triển phải xây dựng, ban hành Quy chế quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật để áp dụng trong nội bộ ngân hàng; Quy chế đảm bảo dân chủ, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn Ngân hàng Phát triển và công khai trong ngân hàng trước khi thực hiện;
b) Trong năm tài chính, Ngân hàng Phát triển thực hiện tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả tài chính để có nguồn chi sử dụng quỹ theo mục đích đã quy định.
2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được dùng để bổ sung vốn điều lệ.
3. Quỹ dự phòng tài chính được dùng để:
a) Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí;
b) Sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật;
c) Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng tài chính.
4. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
a) Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của Ngân hàng Phát triển và bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển;
b) Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển; quyết định hình thức và biện pháp đầu tư phù hợp với quy định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Quỹ khen thưởng người lao động được dùng để:
a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Phát triển. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc và Công đoàn Ngân hàng Phát triển trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng Phát triển;
b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể của Ngân hàng Phát triển có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong hoạt động. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển quyết định;
c) Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng Phát triển có đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển quyết định.
6. Quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát:
a) Được dùng để thưởng hằng năm và khi kết thúc nhiệm kỳ cho Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Ngân hàng Phát triển;
b) Mức thưởng hằng năm và khi kết thúc nhiệm kỳ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển;
c) Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng thì được sử dụng nguồn quỹ khen thưởng người lao động của Ngân hàng Phát triển để chi thưởng cho các đối tượng nêu trên theo mức thưởng mà pháp luật về thi đua khen thưởng đã quy định đối với từng hình thức thi đua, khen thưởng.
7. Quỹ phúc lợi được dùng để:
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Ngân hàng Phát triển;
b) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng Phát triển;
c) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên kể cả các cán bộ, nhân viên đã về hưu, nghỉ mất sức của Ngân hàng Phát triển;
d) Chi cho các hoạt động phúc lợi khác.
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Phát triển quản lý, sử dụng quỹ này.
Chương VII CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TOÁN
Điều 28. Phương pháp hạch toán, chế độ kế toán, thống kê
1. Phương pháp hạch toán:
a) Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp kế toán thực thu - thực chi (riêng đối với các khoản thu cấp bù lãi suất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này và thu phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp, Ngân hàng Phát triển hạch toán dự thu; đối với quỹ lương còn lại chưa chi hết trong năm, Ngân hàng Phát triển hạch toán dự chi). Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác, trung thực của các khoản thu, chi; thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán;
b) Trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển phải thực hiện hạch toán theo phương pháp kế toán dồn tích.
2. Ngân hàng Phát triển thực hiện chế độ kế toán do Bộ Tài chính hướng dẫn. Công tác thống kê của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Năm tài chính của Ngân hàng Phát triển bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 29. Báo cáo về kế hoạch tài chính hằng năm

Báo cáo về kế hoạch tài chính hằng năm của Ngân hàng Phát triển gồm các nội dung sau:
1. Kế hoạch nguồn vốn - sử dụng vốn bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tổng nguồn vốn trong năm, trong đó chi tiết một số nguồn vốn như: vốn điều lệ; vốn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; vốn huy động trong và ngoài nước (chi tiết huy động vốn qua phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); nhận nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay lại theo thỏa thuận vay vốn nước ngoài ký với nhà tài trợ hoặc hợp đồng cho vay lại vốn nước ngoài ký với Bộ Tài chính (nếu có) và nguồn vốn khác (nếu có);
b) Tổng nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong năm, trong đó chi tiết một số nội dung: thanh toán các khoản huy động đến hạn (chi tiết khoản trả nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); đảm bảo chỉ tiêu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao; nhiệm vụ cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các khoản sử dụng vốn khác (nếu có);
c) Các thuyết minh kế hoạch kèm theo (nếu có), trong đó thuyết minh chi tiết về tỷ lệ nợ xấu dự kiến của năm kế hoạch.
2. Kế hoạch cấp bù lãi suất và phí quản lý.
3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, hiện đại hóa tài sản gồm các chỉ tiêu: Dự kiến nhu cầu đầu tư các dự án xây dựng cơ bản chuyển tiếp và phát sinh mới trong năm; dự kiến mua sắm tài sản mới, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản hiện có; dự kiến bố trí nguồn từ quỹ đầu tư phát triển, vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả tài chính: Dự kiến tổng thu nhập trong năm (chi tiết một số nội dung: thu lãi cho vay; thu lãi tiền gửi; thu phí; thu cấp bù lãi suất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 và phí quản lý được hưởng trong năm kế hoạch theo quy định của Nghị định này); dự kiến tổng chi phí phát sinh trong năm kế hoạch (chi tiết một số nội dung chi: các khoản chi hoạt động nghiệp vụ; các khoản trích dự phòng; các khoản chi hoạt động bộ máy); dự kiến kết quả tài chính năm kế hoạch.
5. Kế hoạch lao động, tiền lương: Tổng số lao động dự kiến trong năm kế hoạch; mức tiền lương bình quân của người lao động trong năm kế hoạch; quỹ tiền lương kế hoạch theo quy định.
6. Kế hoạch cấp hỗ trợ sau đầu tư đối với các Hợp đồng phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và kế hoạch cấp bổ sung quỹ dự phòng bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
7. Lập báo cáo kế hoạch tài chính:
a) Việc lập và gửi báo cáo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm của Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định về giao hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm kế hoạch, căn cứ kết quả hoạt động của năm trước, Ngân hàng Phát triển rà soát, hoàn chỉnh báo cáo về kế hoạch tài chính gửi Bộ Tài chính để phục vụ công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
c) Bộ Tài chính thực hiện rà soát lại báo cáo về kế hoạch tài chính do Ngân hàng Phát triển lập để có ý kiến chính thức bằng văn bản và giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại đối với Ngân hàng Phát triển chậm nhất 30 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm kế hoạch. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch tài chính năm của Ngân hàng Phát triển.
8. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, Ngân hàng Phát triển tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quy định tại Điều này.
Điều 30. Kiểm toán
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hằng năm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố.
2. Báo cáo tài chính hằng năm của Ngân hàng Phát triển được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
3. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển theo kế hoạch của Kiểm toán nhà nước.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, Ngân hàng Phát triển phải gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công khai các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo về kế hoạch tài chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán);
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp II (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng);
b) Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển;
c) Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;
d) Báo cáo cấp bù lãi suất và phí quản lý.
4. Báo cáo tình hình hoạt động gồm:
a) Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản đối với toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Phát triển quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển, Ban Kiểm soát theo quy định hiện hành của pháp luật đối với Ngân hàng Phát triển;
c) Kết quả tài chính và trích lập các quỹ sau chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển;
d) Đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
5. Quy định về lập và gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất lập theo năm và báo cáo tài chính riêng lẻ lập theo quý/năm; Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm được Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển phê duyệt trước khi gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Đối với báo cáo hoạt động nghiệp vụ: Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ được gửi cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính;
c) Đối với báo cáo tình hình hoạt động: Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần; Hội đồng quản trị lập báo cáo tình hình hoạt động kèm theo Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm soát gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Căn cứ báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động do Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển lập và các thông tin, tài liệu khác có liên quan, định kỳ 06 tháng một lần Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương VIII ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Điều 32. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển, bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính;
d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá;
đ) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật.
3. Các tiêu chí đánh giá nêu tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
d) Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển.
4. Việc đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý Ngân hàng Phát triển thực hiện theo các tiêu chí sau:
a) Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Phát triển và phương thức đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Ngân hàng Phát triển.
Điều 33. Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển
1. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại phù hợp với tính chất, hoạt động của Ngân hàng Phát triển; rà soát kế hoạch tài chính để giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại hằng năm cho Ngân hàng Phát triển sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Chương IX
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Điều 34. Bộ Tài chính
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đối với Ngân hàng Phát triển, hướng dẫn các nội dung được giao tại Nghị định này và các nội dung cần thiết khác liên quan đến quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ phí quản lý ổn định cho từng thời kỳ (03 năm) theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
3. Thực hiện cấp bù lãi suất, phí quản lý và các khoản cấp khác theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý các vấn đề về tài chính đối với Ngân hàng Phát triển theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
5. Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra.
6. Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định này nếu cần thiết.
Điều 35. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ: Bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển các khoản chi cấp bù lãi suất và phí quản lý, cấp bổ sung vốn điều lệ (nếu có) cho Ngân hàng Phát triển, đảm bảo đúng hạn; trình cấp có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển hằng năm cho Ngân hàng Phát triển theo quy định.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị liên quan đến Nghị định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển.
Điều 36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ngân hàng Phát triển thực hiện phân loại nợ và các quy định khác đảm bảo an toàn trong hoạt động, phù hợp với tính chất và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị liên quan đến Nghị định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển.
Điều 37. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Điều 25 Nghị định này sau khi kết thúc chế độ tiền lương trong giai đoạn cơ cấu lại quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
Điều 38. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Ngân hàng Phát triển
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phần vốn và các nguồn lực khác được giao theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động và Nghị định này.
2. Chủ động xây dựng và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển phù hợp với dự toán chi cấp bù lãi suất và phí quản lý được giao.
3. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Nghị định này.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
5. Báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định này nếu cần thiết.
Chương X TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 40. Một số cơ chế trong giai đoạn cơ cấu lại
Ngân hàng Phát triển thực hiện một số cơ chế trong giai đoạn cơ cấu lại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và khi các khoản tiền cấp bù lãi suất, phí quản lý và các khoản khác cho Ngân hàng Phát triển chưa được thanh toán đủ theo quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Không phải giảm trừ phần chênh lệch thu chi âm lũy kế (nếu có) khi xác định vốn tự có quy định tại Điều 7 Nghị định này để xác định giới hạn tín dụng của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật cho đến khi khắc phục được chênh lệch thu chi âm lũy kế.
2. Cơ chế tiền lương và quỹ tiền lương của Ngân hàng Phát triển được xác theo nguyên tắc:
a) Tiền lương của người lao động được xác định trên cơ sở tiền lương bình quân thực hiện năm 2018 và điều chỉnh theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm so với năm 2018;
b) Tiền lương của người quản lý theo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trường hợp hoàn thành nhiệm vụ tối đa không vượt quá mức tiền lương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
c) Bộ Tài chính thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Ngân hàng Phát triển, xem xét và phê duyệt quỹ tiền lương hằng năm của người quản lý sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng Phát triển trước ngày 31 tháng 7 năm 2019 thuộc đối tượng lao động dôi dư, lao động có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi khi Ngân hàng Phát triển thực hiện cơ cấu lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm được hưởng các chế độ theo chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), trong đó:
a) Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động quy định tại Điều này được hạch toán vào chi hoạt động bộ máy của Ngân hàng Phát triển;
b) Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định tại khoản này.
Điều 41. Điều khoản chuyển tiếp
1. Số dư vốn Ngân hàng Phát triển đã huy động để bù vào số còn thiếu của Quỹ dự phòng bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất.
2. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Ngân hàng Phát triển trước năm 2021 được thực hiện theo các quy định tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 của Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 42. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 và áp dụng từ năm tài chính 2021.
2. Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 16 về phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

___________

No. 46/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, March 31, 2021


 

DECREE

On financial management regime and operational efficiency assessment of Vietnam Development Bank

______________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

At the request of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates the Decree on financial management regime and operational efficiency assessment of Vietnam Development Bank.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides financial management regime and operational efficiency assessment of Vietnam Development Bank (hereinafter referred to as the Development Bank)

Article 2. Subjects of application

1. The Development Bank.

2. The agency representing the owner of state capital at the Development Bank.

3. Other relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. “State investment credit and export credit” including:

a) Loans according to the Government’s regulations on the State’s investment credit policies;

b) Outstanding loans for export credit of the State for contracts which are signed before the effective date of the Decree No. 32/2017/ND-CP dated March 31, 2017 of the Government on state investment credit (hereinafter referred to as the Decree No. 32/2017/ND-CP);

c) Loans under programs and projects assigned by the Government or the Prime Minister, which are subsidized by the state budget with interest rates and/or management fees;

d) Loans received by the Development Bank from the predecessor organization.

2. “Loans with compulsory guarantee” are compulsory loans after the Development Bank fulfills its guarantee obligations for small and medium-sized enterprises to borrow capital at commercial banks under the Prime Minister’s decision on the guarantee mechanism for small and medium-sized enterprises.

3. “Other loans” are loans from the Development Bank re-lending from the Government’s foreign loans, which are subject to credit risk by the Development Bank, and other loans of the Development Bank at the agreed interest rate, without subsidy from the State budget for interest rates and management fees.

Article 4. Financial management principles

1. Development Bank is a policy bank, operating under the model of a single-member limited liability company in which 100% of charter capital is held by the State, it has legal status, charter capital, balance sheet, seal, is allowed to open accounts at the State Bank of Vietnam, the State Treasury, domestic and foreign commercial banks in accordance with law provision. Development Bank is a centralized accounting unit for the whole system; has financial autonomy, self-responsibility for their activities to the law; and comes toward self-compensation of costs and risks in operation. The Development Bank shall perform financial management in accordance with this Decree, for matters which are not specified in this Decree shall comply with the provisions of law for single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State.

2. The Development Bank operates for non-profit purposes in order to implement the State’s credit policy and other tasks as prescribed by the Government and the Prime Minister; be subsidized by the state budget for interest rates and management fees as prescribed by laws and this Decree; be exempted from paying taxes and state budget payments; its solvency is guaranteed by the Government; be applied reserve ratio of 0% (zero percent) and be exempted from deposit insurance.

3. The Development Bank is granted a refinancing loan by the State Bank of Vietnam in accordance law provisions; is allowed participate in the interbank market, to participate in the open market, to organize internal payments, to provide payment services and other banking services to customers, to conduct foreign exchange activities; to participate in the domestic and international payment systems in accordance with law provisions.

4. Other loan activities: The State budget shall not subsidize for interest rate and management fee; other arising incomes, expenses and operating results are integrated with the results of the Development Bank’s operations in accordance with the provisions of this Decree.

Article 5. Responsibility regime

The Board of Directors, the Supervisory Board, the Director General of the Development Bank shall take legally responsibility and responsibility to other state management authorities on safely manage the capital and assets of the Development Bank, ensure the proper, economical and efficient use of capital, and comply with the financial, accounting and auditing regulations of the Development Bank.

 

Chapter II
CAPITAL, FUND AND ASSET

 

Article 6. Fund of the Development Bank

1. Equity:

a) Charter capital is allocated and supplemented by the State budget from the reserve fund for supplementing charter capital, development investment fund or other sources as prescribed by law.

The change of the charter capital level shall be decided by the Prime Minister on the basis of the proposal of the Development Bank and the opinion of the Ministry of Finance, ensuring compliance with requirements, tasks and capital adequacy ratio of the Development Bank in each period of time;

b) Construction investment capital is allocated by the state budget;

c) Funds: Reserve fund for supplementing charter capital, development investment fund, financial reserve fund;

d) Difference due to revaluation of assets; exchange rate differences;

dd) Undistributed operating results;

e) Non-refundable funding from domestic and foreign organizations;

g) Other capital owned by the Development Bank.

2. Capital mobilized in accordance with law provisions, including:

a) Issuance of bonds guaranteed by the Government;

b) Issuance of bonds, promissory notes, certificates of deposit and valuable papers in Vietnam Dong by the Development Bank;

c) Borrowing from Vietnam Social Insurance; loans from domestic and foreign financial and credit institutions;

d) Borrowing from the State Bank of Vietnam;

dd) Mobilization from other domestic and foreign organizations;

e) Receive entrustment deposits from domestic and foreign organizations and individuals;

g) Mobilization from other capital sources as specified by law.

3. Other capital, including:

a) The state budget shall provide interest subsidy for the performance of post-investment support contracts arising before the effective date of Decree No. 32/2017/ND-CP;

b) The Government’s foreign loan capital which is authorized by the Ministry of Finance to lent again;

c) Entrusted capital of the Ministry of Finance, local authorities, local financial funds, domestic and foreign organizations (trusting party) to comply with the written request of the entrusting party;

d) Other legal capital sources in accordance with law provisions.

Article 7. Core capital[L1] 

Core capital is determined and calculated from the figures in the separate financial statements, including:

1. Charter capital;

2. Funds:

a) Reserve fund for supplementing charter capital;

b) Development investment fund;

c) Financial reserve fund.

3. Positive difference due to revaluation of assets (including fixed assets, long-term investment capital contributions).

4. The positive revenue difference which is not yet distributive accumulated.

5. Amounts to be reduced when determining equity include:

a) Capital contributed to subsidiaries and affiliated companies in accordance with law provisions;

b) Accumulated negative revenue difference;

c) Negative differences due to revaluation of assets.

Article 8. Use of capital and assets

1. The Development Bank may use its operation capital to:

a) Implement credit policies in accordance with law provisions;

b) Carry out other forms of credit extension as prescribed in the Charter on organization and operation of the Development Bank and the decision of the competent authority in accordance with law provisions;

c) Grant post-investment support investment in accordance with law provisions for contracts arising before the effective date of the Decree No. 32/2017/ND-CP;

d) Perform credit guarantee obligations for small and medium-sized enterprises on lending capital at commercial banks in accordance with law provisions;

dd) Entrust credit institutions to perform a number of activities of the Development Bank in accordance with law provisions;

e) Provide loan by authorization/entrustment, allocating capital under entrustment; guarantee under authorization/entrustment;

g) Entrust and receiving entrustment to provide financial and banking services to customers in accordance with law provisions;

h) Buy, sell, discount and re-discount valuable papers in accordance with law provisions;

i) Contribute to capital, establish subsidiary companies or participate in the establishment of domestic affiliated companies in accordance with law provisions and the Charter on organization and operation of the Development Bank;

k) Invest in capital construction and purchase assets to serve the Development Bank’s operation in accordance with this Decree’s provisions;

l) Use idle capital to deposit at credit institutions, foreign bank branches. The Development Bank shall select credit institutions, foreign bank branches to deposit money safely, avoid capital loss;

m) Perform a number of other tasks assigned by the Government or the Prime Minister.

2. Adjustment of capital and asset structure:

The Development Bank is entitled to actively adjust the capital and asset structure within the system to serve its operations in accordance with the provisions of the Charter on organization and operation of the Development Bank.

3. Transfer of capital and asset structure:

The transferring of capital and assets between the units under and affiliated to the Development Bank shall comply with the provisions of the Charter on organization and operation of the Development Bank.

Article 9. Capital safety assurance

The Development Bank shall take responsibility to conduct provisions on operational capital security, including:

1. Manage and use capital and assets, distribute financial results, implement financial management and accounting regimes in accordance with this Decree’s provisions and relevant laws.

2. Buy property insurance in accordance with law provisions.

3. Accounting into operating expenses of deduction for setting up risk provisions according to the provisions of this Decree and relevant laws.

4. Re-purchase and swap valuable papers issued by the Development Bank in accordance with law provisions.

5. Handle asset loss according to the provisions of Article 14 of this Decree.

6. Take other measures to preserve capital as prescribed by law.

Article 10. Inventory, re-evaluation, liquidation and sale of assets

1. Inventory of assets and handling of asset inventory results:

a) The Development Bank shall carry out the asset inventory when closing the accounting books to prepare the annual financial statements; when making decisions on division, separation, merger, consolidation or transformation of legal form; after the occurrence of natural calamities and enemy-inflicted destruction or other causing changes in the assets of the Development Bank; upon request of competent agencies;

b) The handling of asset inventory results at the Development Bank shall comply with current regulations for single-member limited liability companies which 100% of charter capital is held by the State.

2. Re-evaluation of assets:

a) The Development Bank implement re-evaluation of assets in accordance with law provisions for single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State;

b) The results of revaluation of the Development Bank’s assets shall be sent to the competent state agency to decide on the assessment and sent to the Ministry of Finance also.

3. Liquidation and sale of assets:

a) The Development Bank may liquidate or sell damaged assets that are not recoverable, technically obsolete, have no need to use or cannot be used to recover capital on the principle of publicity and transparent;

b) Authority, method, order and procedure of asset liquidation and sale of the Development Bank shall comply with current regulations for single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State.

c) Revenues or expenses arising from the liquidation or sale of assets (including the residual value of the liquidated or sold assets) shall be accounted into the revenues or expenses of the Development Bank in accordance with law provisions.

Article 11. Depreciation of fixed assets

1. The Development Bank shall implement depreciation of fixed assets in accordance with law provisions for single-member limited liability companies which 100% of charter capital is held by the State;

2. The Development Bank is allowed to use the depreciation of fixed assets for reinvestment in replacement, renewal of fixed assets and other operational requirements in accordance with law provisions for single-member limited liability companies which 100% of charter capital is held by the State;

Article 12. Investment in basic construction, purchase of fixed assets

1. The investment in capital construction and the purchase of fixed assets for the operation of the Development Bank must comply with the provisions of law for single-member limited liability companies which 100% of charter capital is held by the State and according to the annual plan approved by the Board of Directors. In case the value of an investment project exceeds the decision-making competence for single-member limited liability company of which 100% of charter capital is held by the State, the Board of Directors shall report it to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister’s decision. The investment in capital construction from public investment capital (if any) shall comply with provisions of the Law on Public Investment and relevant guiding documents.

2. Total residual value of all fixed assets serving the Development Bank’s operations (original cost of fixed assets minus depreciation) must not exceed 25% of charter capital and reserve fund for supplementing of charter capital which are reflected in the accounting books of the Development Bank.

Article 13. Rent, lease, mortgage and pledge of assets

1. The Development Bank is allowed to lease, mortgage and pledge of assets under its use rights and ownership in accordance with law provisions for single-member limited liability company of which 100% of charter capital is held by the State.

2. For the assets that the Development Bank leases or receives as a pledge, mortgage, or preservation for the customers, the Development Bank is responsible for managing, preserving or using it according to the agreement with the customers in accordance with law provisions.

Article 14. Handling property damage

When a loss of property occurs, the Development Bank shall determine the extent, cause, responsibility and handles according to the following principles:

1. If the damage is caused by subjective reasons, the individual or collective that causes the damage must compensate for the damage in accordance with law provisions. The Development Bank shall specify the compensation and decide the level of compensation in accordance with law provisions and take responsibility for such decisions.

2. In case the property has been insured, it will be handled according to the insurance contract.

3. Use provisions set up in expenses to offset in accordance with law provisions.

4. The value of the loss after being compensated with the compensation paid by the individual, the collective, the insurance organization and the use of the reserve funds shall be deducted from expenses, in case of shortage, the financial reserve fund shall recover. In case the financial reserve fund is insufficient to cover, the shortfall shall be accounted to other operating expenses in the period.

 

Chapter III

DEBT CLASSIFICATION, DEDUCTION AND USE OF RISK PROVISIONS

 

Article 15. Debt classification and determination of credit risk provisions which need deduction

1. The Development Bank shall classify debts according to the guidance of the State Bank of Vietnam.

2. Based on the results of debt classification specified in Clause 1 of this Article, the Development Bank shall fully calculate and keep track of the risk that provisions which need to be deducted (general provision and specific provision) of each credit activity as prescribed in Article 3 of this Decree; the level of deduction shall comply with the guidance of the State Bank of Vietnam for commercial banks.

Article 16. Deduction for setting up credit risk provisions

The Development Bank shall calculate into annual operating expenses to make the deduction for setting up risk provisions for the State’s investment and export credits; compulsory guarantee loans and other loans for which the Development Bank bears credit risk. The deduction shall be as follow:

1. For the provisions of investment credit, export credit of the State, compulsory guarantee loans (hereinafter referred to as the provision for risk of investment credit, export credit, compulsory loan ): Annually, the Development Bank bases on the difference between financial revenues and expenditures, determines the amount of deduction, but at least equal to 0.75% of the total outstanding loans of investment credit, export credit, compulsory guarantee loans and ensure that the balance of the risk provisions fund does not exceed the total amount to be deducted as prescribed in Clause 2, Article 15 of this Decree.

2. For risk provisions of other loans:

a) For loans from Government’s on-lending which is from foreign loan source:

For loans under the Authorized contract on on-lending between the Ministry of Finance and the Development Bank signed from the effective date of the Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 of the Government on the on-lending of ODA loans and foreign concessional loans of the Government (hereinafter referred to as the Decree No. 97/2018/ND-CP), the Development Bank is allowed to deduct and use the risk provisions in accordance with the provisions of Decree No. 97/2018/ND-CP and amending and supplementing documents (if any);

For loans under the on-lending authorization contract between the Ministry of Finance and the Development Bank signed before the effective date of the Decree No. 97/2018/ND-CP, the Development Bank shall deduct for setting up risk provisions in comply with the authorization contract for on-lending of foreign loans signed with the Ministry of Finance. In case the on-lending authorization contract does not provide for the deduction for setting up risk provisions, the Development Bank shall make the deduction according to the provisions of Point b of this Clause;

b) For other loans which the Development Bank bears credit risks: Every year, the Development Bank shall use the positive difference between the revenue from loan interest and capital mobilization expenses of all these lending activities to deduct for setting up risk provisions and ensure the balance of risk provision’s fund for other loans must not exceed the deducted amount as prescribed in Clause 2, Article 15 of this Decree.

3. The deduction for setting up of credit risk provisions is made on quarterly basis. Particularly for the annual accounting period, the deduction at the time of settlement is based on the results of debt classification on November 30 of the accounting year.

Article 17. Credit risk reserve funds

1. The Development Bank’s credit risk reserve funds include the provision funds for investment credit risks, export credits, compulsory guarantee loans, and the reserve fund for other loans that are formed from the following sources:

a) The deduction of credit risk reservation as prescribed in Article 16 of this Decree;

b) The amount recovered from the principal debts which use the credit risk reserve fund to handle;

c) The difference between the selling price of the debt currently recorded on the balance sheet after deducting expenses related to the sale of debt as prescribed by law which is higher than the book value of the debt (principal, interest) as prescribed by laws;

d) Transfer of the balance of the risk reserve funds of investment credit lending, export credit and guarantee risk reserve funds into the risk reserve fund for investment credit, export credit, compulsory guarantee loans; the balance of the risk reserve funds of other lending activities to the risk reserve funds for other loans at the time this Decree takes effect;

dd) Other sources specified by law.

2. The Development Bank shall separately manage and monitor each risk reserve fund and use it to handle risks in accordance with the Regulation on credit risk handling at the Development Bank promulgated by the Prime Minister.

a) Risk reserve funds for investment credit, export credit, compulsory guarantee loans shall be used to handle risks for investment credit, export credit, compulsory guaranteed loans in accordance with law provisions; risk reserve fund for other loans shall be used to handle risk of other loans in accordance with law provisions;

b) In case the balance of the risk reserve funds for investment credit, export credit, or compulsory guaranteed loans is larger than the reservation to be deducted as prescribed, the Development Bank shall transfer the excess into income;

c) The balance of the risk reserve fund of other loans, after the loan balance has been fully recovered, the Development Bank may transfer it into the reserve fund for investment credit, export credit, and compulsory guarantee loans; only transfer the excess difference into income when the risk reserve fund for investment credit, export credit, or compulsory guarantee loans has been fully provided as prescribed in this Decree;

d) In case the credit risk reserve funds are not enough to cover the number of risks allowed by the competent authority to handle within the year, the Development Bank shall report to the Ministry of Finance to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment to submit to the Prime Minister for consideration and decision in accordance with law provisions.

Article 18. Other deduction for setting up of other provisions

The Development Bank shall base on the provisions of law for enterprises and commercial banks on deducting and using of provision for devaluation of stocks, loss of financial investments, doubtful debt, other provisions and financial capacity to decide the level of deduction for annual expenses.

 

Chapter IV

SUBSIDY FOR INTEREST RATE AND MANAGEMENT FEE

 

Article 19. Subsidy for interest rate

1. The Development Bank shall be granted the subsidy for interest rate by the State to:

a) Perform the State’s duty of lending investment credit, export credit and perform the credit guarantee obligation for small and medium-sized enterprises to borrow capital at commercial banks under the guarantee contracts signed in accordance with law provisions;

b) Provide post-investment support for the performance of post-investment support contracts arising before the effective date of the Decree No. 32/2017/ND-CP;

2. The granting of annual interest rate subsidy to perform the State’s tasks of lending investment credit, export credit and performing credit guarantee obligation for small and medium-sized enterprises on borrowing capital from commercial banks shall be determined on the basis of the difference between the total cost of raising capital and the total income from using capital when performing these tasks.

3. The Ministry of Finance shall provide the detail guidance on interest rate subsidy for the Development Bank.

Article 20. Management fee

1. The Development Bank shall be granted the management fee by the State as a percentage (%) on the average outstanding balance of the State’s investment credit and export credit loans and compulsory guarantee loan as prescribed in this Decree. Particularly for loans under credit contracts signed and disbursed after the effective date of Decree No. 32/2017/ND-CP, the management fee is only calculated on the average outstanding balance and exclude the frozen and overdue debts.

2. Establishment principles for management fee ratio:

a) The management fee ratio is established stably in 3-years period. The management fee level is establish based on the performance results of targets assigned by the Government or the Prime Minister, financial situation, norms and regimes prescribed by the State and actual demands to ensure that the Development Bank is proactive in spending, has sufficient operating funds, and makes the deduction for setting up of risk provisions of investment credit, export credit, and compulsory guarantee loans under the provisions of this Decree;

b) Some basic criteria serve as a ground for determining and adjusting the management fee ratio in each period include: Estimated loan balance and estimated credit targets assigned during the cost calculation period; expenses for deduction for setting up risk provisions and expenses for the operation of the apparatus as prescribed in Article 23 of this Decree.

3. The Development Bank proposes the management fee ratio and report to the Ministry of Finance and submit it to the Prime Minister for consideration and decision. The proposal includes the following main contents: Legal basis, principles, basis and method, calculation data for each expense of operation, cost of deduction for setting up risk provisions and other expenses.

In case of sudden fluctuations in costs due to functions and tasks are additionally assigned upon decisions by competent authorities; or having natural disasters or other objective reasons which cause the necessity to adjust the rate of management fee granted, the Development Bank shall report to the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister for consideration and decision to adjust the appropriate management fee ratio.

Article 21. Order and procedure for making estimate and granting of annual subsidy for interest rate and management fee provided by the State budget

1. The order and procedures for making, appraising, approving and assigning the estimation of annual subsidy for interest rate and management fee of the Development Bank shall comply with the provisions of the Law on State Budget, the Law on Public Investment and guiding, amending, supplementing and replacing documents (if any).

2. Base on the cost estimates for subsidy of interest rate and management fee arranged by the State budget, the over budget of subsidy of interest rate and management fee from previous years, actual amount of the previous quarter and expected spending of the performance quarter according to report of the Development Bank at the first month of the quarter, the Ministry of Finance shall grant the temporary subsidy for the Development Bank within the annual estimate assigned by the State budget and make the final settlement after the end of the fiscal year.

3. In case the actual amount of subsidy for interest and management fee incurred is larger than the allocated estimate, the difference will be aggregated into the next year’s estimate. In case the actual amount of subsidy for interest and management fee incurred is smaller than the allocated estimate, the provisions of the Law on State Budget, the Law on Public Investment and post-investment guiding, amending, supplementing and replacing documents (if any) shall be complied with.

 

Chapter V

REVENUE, EXPENSE AND SALARY REGIME OF THE DEVELOPMENT BANK

 

Article 22. Revenue of the Development Bank

1. Revenue from professional activities, including:

a) Collect the interest of loans from investment credits and export credits of the State; received interest from compulsory guarantee loan;

b) Collect the interest from other loans;

c) Collect from guarantee fee;

d) Management fee of on-lending of foreign loans of the Government;

d) Collect the interest from deposits;

dd) Collect from the debt purchase;

e) Collect from interest rate subsidy as prescribed at Point a, Clause 1, Article 19 of this Decree;

g) Collect the management fee from the State budget;

i) Collection of fees for capital allocation entrustment and loan entrustment;

k) Collect from foreign exchange activities;

l) Collect from settlement and budgetary services.

m) Collect from purchasing, discounting and re -discounting of valuable papers;

n) Collect interest from debts which have been written off, transferred to monitor off-balance sheet;

o) Other revenues from professional activities.

2. Revenues from other activities, including:

a) Collect from service activities, income from property leasing of the Development Bank;

b) Collect from exchange rate differences;

c) Collect from the sale and liquidation of assets;

d) Collecting fines from customers for breach of contract;

dd) Collect from capital contribution or transfer of contributed capital;

e) Other revenues in accordance with law provisions.

Article 23. Expenses of the Development Bank

1. Expenses for professional activities:

a) Interest payment: loan; customer deposit; issue valuable paper;

b) Expenses for issuance, trading, discounting and re-discounting of valuable paper; spending on capital mobilization;

c) Expenses for capital contribution or transfer of contributed capital;

d)Expenses for money market participation; expenses for payment service activities and the budget includes expenses for payment services; expenses for transporting and handling money, for counting, classifying and packing money, for money protection and other expenses for payment and treasury activities;

dd) Expenses for exchange rate differences; expenses for foreign exchange activities;

e) Expenses for payment of taxes, fees and charges for payable activities in accordance with law provisions;

g) Expenses for commissions, brokerage agents, entrustment;

h) Other expenses for professional activities: Expenses for recovery of written off debts, bad debt recovery; spending on debt trading activities; expenditures on seizure, preservation and exploitation of security assets; expenses for handling losses in capital, assets and loans after being compensated by prescribed sources; expenses for hiring lawyers, legal advice, court fees and judgment enforcement fees; expenses for debts that have been determined to be no longer payers and accounted for in revenues, but the creditor is later identified; expenses that have been accounted for in income but are not actually collected and are not accounted as revenue reductions; expenses for outsourcing services for professional activities; other expenses.

2. Expenses for deduction for setting up of provision:

a) Expenses for deduction for setting up of risk reserve funds in credit activities as prescribed in Article 16 of this Decree;

b) Expenses for deduction for setting up of other reserve funds as prescribed in Article 18 of this Decree;

3. Operating expenses of the apparatus:

a) Expenses for employees and managers: Expenses for salary, remuneration, bonus; distribution on salary basis: social insurance, health insurance, unemployment insurance, labor accident insurance, occupational disease insurance, trade union funding as prescribed by laws; spending on shift meals; expenses for labor protection, expenses for transactional clothes; expenses for allowances and female employees according to the prescribed regime; medical expenses and annual leave; expenditures of the welfare nature as prescribed for single-member limited liability companies in which 100% of charter capital is held by the State, the total expenditure shall not exceed 01 month average salary actually paid in the year; expenses for discontinue allowance, job loss allowance for employees and other expenses as prescribed by law;

b) Expenses for administrative management and missions: Expenses for business trips; electricity, water, postage, telecommunications, fuel, materials, paper, ink, stationery; expenses for purchasing documents, books and newspapers; spending on research and application of science and technology; expenditure on training, professional training; improvement initiatives to improve the operational efficiency of the Development Bank; expenses for implementation of projects and topics in service of the management and operation of the Development Bank; expenditure on consulting, hiring domestic and foreign experts; outsourced labor expenses; expenses for inspection, examination, audit and settlement; expenses for environmental protection, agency protection, fire prevention and fighting, expenses for national defense and security; expenses for document publishing; expenses for propaganda; expenses for conferences, receptions, celebrations, transactions, foreign affairs; expenses for delegations going abroad and entry delegations; expenses for fines of breaching of contracts with customers, administrative fines including violations of the law on accounting and statistics and other administrative violations as prescribed by law (excluding fines under personal responsibility); expenses for professional associations to which the Development Bank participates; expenditures on support for the Party and mass organizations (expenses other than the budget of Party organizations and mass organizations shall be spent from prescribed sources); other expenses as prescribed by law;

c) Asset-related expenses: Expenses for depreciation of fixed assets in accordance with general regulations for enterprises; expenses for purchasing tools and instruments; property rental expenses (in case the rental is paid once for many years, the rent shall be allocated to operating expenses according to the number of years of using the property); expenses for maintenance, upkeep, repair and operation of assets; property insurance expenses; expenses for sale and liquidation of assets include the residual value of liquidated or sold fixed assets (if any).

4. The expense norms specified in Clause 3 of this Article shall comply with laws’ provision on expense norms for single-member limited liability companies of which 100% of charter capital is held by the State; in case there is no laws’ provision or no restriction on expenses norms, the Development Bank shall establish norms and base on financial capacity to decide on appropriate and effective expenditures and take responsibility before law.

Article 24. Expenses that are not accounted in operating expenses of the Development Bank

1. Damages that have been supported by the State or by the insurance agency or the party causing the damage.

2. Expenses on penalties for personal liability due to administrative violations, environmental violations, penalties for overdue loans due to subjective reasons, fines for violations of the financial regime.

3. Expenses for basis construction investment, procurement, upgrading and renovation of fixed assets belonging to capital of basis construction investment.

4. Expenses for repairing, maintenance and equipment of welfare assets such as houses, motels for employees of the Development Bank, expenses for other welfare works.

5. Expenses for supporting localities, social organizations, other agencies.

6. Expenses in excess of the norm as prescribed in this Decree and other relevant legal documents.

7. Expenses covered by other funding sources.

Article 25. Salary regime of the Development Bank

The Development Bank shall manage labor, salary, remuneration and bonus for employees and managers in accordance with law provisions for single-member limited liability companies of which 100% charter capital is held by the State, in accordance with the nature, model and operation of the Development Bank and the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

 

Chapter VI

FINANCIAL RESULT, DEDUCTION FOR SETTING UP AND USE OF FUNDS

 

Article 26. Financial result and distribution of financial result

1. The financial result is the difference between the revenues and expenses incurred during the financial year:

a) The financial result of the Development Bank in the year are in surplus when the difference between revenues and expenses incurred in the financial year of the Development Bank has a positive result (+);

b) The financial result of the Development Bank in the year are in deficit when the difference between revenues and expenses incurred in the financial year of the Development Bank has a negative result (-).

2. When the financial results for the year reach the surplus condition, after covering the deficit from previous years (if any), its shall be distributed as follows:

a) Deduct 5% into the reserve fund to supplement charter capital, the maximum amount of which does not exceed the charter capital of the Development Bank;

b) Deduct 10% into the financial provision fund, the maximum amount of which does not exceed the 25% charter capital of the Development Bank;

c) Deduct up to 25% into the development investment fund;

d) Deduct for the bonus and welfare fund for employees of the Development Bank:

Grade A Development Bank is entitled to deduct 03 months’ performance salary for two bonus and welfare funds;

Grade B Development Bank is entitled to deduct 1.5 months’ performance salary for two bonus and welfare funds;

Grade C Development Bank is entitled to deduct 01 months’ performance salary for two bonus and welfare funds;

dd) Deduction for bonus fund for managers and the Supervisory Board:

Grade A Development Bank is entitled to deduct 1.5 months’ performance salary for managers and the Supervisory Board;

Grade B Development Bank is entitled to deduct 01 months’ performance salary for managers and the Supervisory Board;

Grade C Development Bank is not entitled to deduct for bonus fund for managers and the Supervisory Board;

e) In case the difference between revenues and expenses remains after setting aside the funds specified at points a, b and c of this Clause, is not enough to deduct the bonus and welfare funds for employees, the bonus fund for Managers and Supervisory Boards according to the prescribed level, the Development Bank may reduce the deduction for setting up the development investment fund to supplement the sources for setting up the bonus and welfare fund for employees, the bonus fund for managers and the Supervisory Board according to the prescribed level but the maximum reduction must not exceed the amount deducted into the development investment fund in the fiscal year;

g) The remaining balance after deduction for setting up the above funds shall be added to the reserve fund for supplementing charter capital.

3. When the financial results of the year are in deficit, the Development Bank is entitled to carry over the difference in revenues smaller than expenses to the following year, the transfer period shall not exceed 05 years. In case after 05 years, if the Development Bank does not transfer all the difference between revenues and expenses, the Development Bank shall report it to the Ministry of Finance to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, submit to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 27. Management and use of funds

1. The use of the Development Bank’s funds must be for the right purposes and for the right subjects.

a) The Development Bank must develop and promulgate the Regulation on management and use of funds in accordance with law provisions for application within the bank; the Regulations have to ensure democracy, transparency, with participation of the Executive Board of Trade Union of Development Bank and publicity in the bank before implementation;

b) During the fiscal year, the Development Bank shall temporarily deduct funds on the basis of financial results to have a source for expenditure using the funds for the prescribed purposes.

2. The reserve fund for supplementing charter capital is used to supplement charter capital.

3. The financial reserve fund shall be used to serve the following purposes:

a) Make up for the remaining of losses in assets incurred during the course of operation after they have been made up for by using compensations paid by organization, individual causing such losses, paid by insurance institutions and provisions deducted to set up in expenses.

b) Use for other purposes in accordance with law provisions;

c) The Board of Directors of the Development Bank shall decide on the use of the financial reserve fund.

4. The investment and development fund shall be used to serve the following purposes:

a) To invest in expanding the operation scale and renewing technology, equipment and working conditions of the Development Bank and supplementing the charter capital for the Development Bank;

b) The Board of Directors of the Development Bank shall decide the use of the investment and development fund; decide on appropriate investment forms and measures in accordance with law provisions applicable to single-member limited liability companies which 100% of charter capital is held by the State.

5. The employee bonus fund shall be used to:

a) Pay for year-end bonus or regular bonus for officials and employees of the Development Bank. The bonus level is decided by the Board of Directors of the Development Bank at the request of the General Director and the Trade Union of the Development Bank on the basis of labor productivity and work achievements of each officer and employee of the Development Bank;

b) Extraordinary bonuses for individuals and groups of the Development Bank who have innovative technical ideas and professional processes that bring efficiency into operations. The bonus level is decided by the Board of Directors of the Development Bank;

c) Rewarding individuals and entities outside the Development Bank that make effective contributions to the Development Bank’s operations. The bonus level is decided by the Board of Directors of the Development Bank;

6. The bonus fund for managers and the Supervisory Board:

a) Shall be used to reward annually and at the end of the term for the Chairman and members of the Board of Directors, members of the Supervisory Board, the General Director, Deputy General Directors, the Chief Accountant of the Development Bank;

b) The annual bonus level and at the end of the term shall be decided by the owner’s representative agency according to the level of completion of the assigned tasks and the performance of the Development Bank, on the basis of the request of the Chairperson of the Development Bank’s Board of Directors;

c) If the Chairperson and members of the Board of Directors, members of the Supervisory Board, the General Director, Deputy General Directors, the Chief Accountant are rewarded according to the provisions of law on emulation and commendation, the employee bonus fund of the Development Bank may be used to pay rewards to the above subjects according to the reward level prescribed by the law on emulation and commendation for each form of emulation and commendation.

7. The welfare funds shall be used to:

a) Invest in the construction or repair or supplement for capital of construction of welfare works of the Development Bank;

b) Expenses for sports, cultural and public welfare activities of the officials and employees of the Development Bank;

c) Regular and unexpected hardship allowances for officials and employees, including retired or disabled employees of the Development Bank;

d) Expenses for other welfare activities.

The Board of Directors, the General Director shall coordinate with the Development Bank’s Trade Union in managing and using this fund.

 

Chapter VII
ACCOUNTING REGIME, FINANCIAL PLANNING, REPORTING AND AUDIT REGIME

 

               Article 28. Accounting method, accounting and statistic regime

1. Accounting method:

a) The Development Bank shall record revenues and expenses according to the actual revenue and expense accounting method (particularly for the interest rate subsidy specified at Point a, Clause 1, Article 19 of this Decree, and collect from management fee which is allocated from the State budget, the Development Bank shall account for estimated revenues; for the remaining salary fund which has not been fully spent within the year, the Development Bank shall account for estimated expenditures). The Development Bank shall bear legal responsibility for the content and accuracy and truthfulness of revenues and expenses; comply with the law provisions on the regime of invoices and accounting vouchers;

b) Within a maximum period of 05 years from the effective date of this Decree, the Development Bank must implement accounting according to the accrual method.

2. The Development Bank shall implement the accounting regime guided by the Ministry of Finance. The statistical work of the Development Bank shall be implemented in accordance with law provisions.

3. The financial year of the Development Bank begins on January 01st and ends on December 31st of calendar year.

Article 29. Annual financial plan report

The report on the annual financial plan of the Development Bank shall include the following contents:

1. The capital source - capital use plan includes the following basic contents:

a) Total capital in the year, including details of some capital sources such as: charter capital; capital allocated from the State budget to perform tasks assigned by the Government or the Prime Minister; domestic and abroad mobilized capital (details of capital mobilization through the issuance of Government-guaranteed bonds); receive foreign loans of the Government for on-lending under foreign loan agreements signed with the donors or on-lending foreign capital contracts signed with the Ministry of Finance (if any) and other capital sources (if any);

b) Total demand for capital in the year, in which detailing a number of contents: payment of due mobilizations (details of Government-guaranteed bond repayment); ensure the target of credit capital for investment and development of the State assigned by the Prime Minister; the task of on-lending foreign loans of the Government and other tasks assigned by the Government, the Prime Minister and other uses of capital (if any);

c) Attached explanation to the plan (if any), including detailed explanations of the expected bad debt ratio of the plan year.

2. Plan for subsidy for interest rate and management fee.

3. The plan for investment in basis construction, procurement, upgrading and modernization of assets includes the following criteria: Expected investment needs of transitional and new basis construction projects arising in the year; plans to purchase new assets, upgrade and modernize existing ones; estimation layout of sources from the investment and development funds, investment capital provided by the State budget (if any) and other lawful capital sources in accordance with law provisions.

4. Revenue and expense plan, financial result: Estimated total revenue within the year (details some contents such as: collection of loan interest; deposit interest collection; fee; collection of interest rate subsidy as specified at point a, Clause 1, Article 19 and management fee to be enjoyed in the plan year as prescribed in this Decree); estimated total expenditures incurred in the plan year (details of some expenditures: expenses for professional activities; expenses for provision deduction; expenses of the apparatus operation); estimated financial results of the planning year.

5. Employee and salary plans: Total number of employees expected in the plan year; the average salary of employees in the plan year; salary plan in accordance with law provisions.

6. The plan for granting post-investment support for contracts arising before the effective date of the Decree No. 32/2017/ND-CP and the plan for additional granting of the guarantee reserve fund in accordance with law provisions.

7. Prepare the financial plan report:

a) The preparation and submission of annual and medium-term public investment capital plans of the Development Bank shall comply with the provisions of the Law on State Budget, the Law on Public Investment and guiding, amending, supplementing and replacing documents (if any).

b) Within 10 working days after the Prime Minister has decided on the allocation of the limit for issuance of government-guaranteed bonds in the planning year, based on the performance results of the previous year, the Development Bank reviews and completes the report on the financial plan and sends it to the Ministry of Finance to the serve the work on financial supervision and operational efficiency assessment of the Development Bank;

c) The Ministry of Finance shall review the report on the financial plan prepared by the Development Bank in order to give official written opinions and assign criteria for evaluation and classification for the Development Bank in the maximum time limit of 30 working days after the Prime Minister has decided on the allocation of the limit for issuance of government-guaranteed bonds in the planning year. Based on the opinion of the Ministry of Finance, the Board of Directors shall approve the annual financial plan of the Development Bank.

8. Based on the approved plan, the Development Bank shall organize the implementation of the plan targets specified in this Article.

Article 30. Auditing

1. The Development Bank shall perform internal auditing regime, public the annual financial performance in accordance with law provisions and bear responsibility for published data.

2. The annual financial statements of the Development Bank are audited by the State Audit or an independent auditor.

3. The State Audit shall audit the financial statements of the Development Bank according to the plan of the State Audit.

4. Within 30 days from the date of having the audit results of the financial statements, the Development Bank must send it to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam and publicize the audited financial statements in accordance with law provisions.

Article 31. Reporting regimes

1. Report on financial plan according to the provisions of Article 29 of this Decree.

2. Financial statements/financial settlement reports include:

a) Statement of financial situation (Accounting balance sheet);

b) Report on operation results;

c) Cash flow statement;

d) Explanation of the financial statement.

3. Reports of professional activities, including:

a) Level II account balance sheet (including off-balance sheet accounts);

b) Debt classification report of the Development Bank;

c) Report of deduction for setting up credit risk provisions.

d) Report on granting of subsidy for interest rate and management fee.

4. Performance reports include:

a) The management and use of capital and assets for all operations at the Development Bank are specified in Article 8 of this Decree;

b) The implementation of regime on salary, remuneration, bonus, allowances, responsibilities and other benefits for employees, managers of the Development Bank, the Supervisory Board shall comply with current regulations of law about the Development Bank;

c) Financial results and deduction for setting up funds after the difference between revenue and expenses of the Development Bank;

d) Annual operational efficiency assessment of the Development Bank according to the criteria specified in this Decree.

5. Regulations on making and sending reports:

a) For financial statement: Consolidated financial statements made on a yearly basis and separate financial statements made on a quarterly/annual basis; the annual financial settlement report must be approved by the Board of Directors of the Development Bank before sending to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam;

b) For reports on professional activities: The reports on professional activities are sent to the Ministry of Finance on a quarterly, annual and other irregular basis at the request of the Ministry of Finance;

c) For operational situation reports: The Development Bank is responsible for making and sending a report on its operation to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam every six months; the Board of Directors shall make a report on its operation together with the Appraisal report of the Supervisory Board and send it to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam;

d) Based on the financial statements, reports on operational situation prepared by the Board of Directors of the Development Bank and other relevant information and documents, the Ministry of Finance shall summarize and report every six months to the Prime Minister after consulting the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam.

 

Chapter VIII
OPERATIONAL EFFICIENCY ASSESSMENT

 

Article 32. Criteria of operation efficiency assessment

1. The criteria for evaluating the annual performance of the Development Bank, including:

a) Criterion 1: Investment credit of the State;

b) Criterion 2: Bad debt ratio;

c) Criterion 3: Financial results;

d) Criterion 4: Situation of law obedience on investment, management and use of State capital at the Development Bank for professional activities arising in the evaluation year;

dd) Criterion 5: Situation on compliance with the reporting regimes as prescribed in Article 31 of this Decree.

2. The criteria specified in Clause 1 of this Article are determined and calculated from the data in the audited separate financial settlement reports and periodical statistical reports in accordance with law provisions.

3. The evaluation criteria mentioned in Clause 1 of this Article when calculating are considered and excluding the following influencing factors:

a) Objective causes are excluded according to regulations on operational efficiency assessment of state-owned enterprises;

b) Bad debts arising due to the borrower’s restructuring under decisions of competent State agencies, bad debts lent under decisions of the Government or the Prime Minister;

c) Due to changes in policies by the State, which affects the operation results of Development Bank;

d) Delays in State budget funding affect the Development Bank’s financial situation.

4. The evaluation of the performance of the manager of the Development Bank is carried out according to the following criteria:

a) Criteria for evaluation of the performance of the enterprise manager as for single-member limited liability company of which 100% charter capital is held by the State;

b) The result of the classification of the Development Bank as prescribed in Article 33 of this Decree.

5. The Ministry of Finance shall guide the method of determining the evaluation criteria stipulated in Clauses 1, 3 and 4 of this Article in accordance with the characteristics of the Development Bank’s operations and the method of assessing and classifying the level of task completion of the manager of the Development Bank.

Article 33. Operational efficiency assessment and classification of the Development Bank

1. The assessment of operational efficiency and classification of the Development Bank is based on audited separate financial statements, which is carried out in accordance with regulations applicable to state-owned enterprises and this Decree.

2. The Ministry of Finance shall specifically guide the method of efficiency assessment and classification in accordance with the nature and operation of the Development Bank; review the financial plan to assign the annual evaluation and classification criteria to the Development Bank after the Prime Minister issues Decisions on the assignment of the State’s development investment credit capital plan and Government-guaranteed bond issuance limit.

 

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES AND DEVELOPMENT BANK

 

Article 34. The Ministry of Finance

1. To perform the function of state management of finance over the Development Bank, guide the contents assigned in this Decree and other necessary contents related to financial management of the Development Bank.

2. To submit to the Prime Minister for decision the stable management fee ratio for each period (03 years) according to the provisions of Article 20 of this Decree.

3. To grant the subsidy for interest rate, management fee and other payments in accordance with law provisions.

4. To handle financial issues of Development Bank according to its competence or report to competent authorities for consideration and decision.

5. To inspect the observance of the financial law in accordance with law provisions on inspection.

6. To submit to the Government for amendment and supplement to the provisions of this Decree if necessary.

Article 35. The Ministry of Planning and Investment

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, submitting to the Prime Minister: To arrange in the estimates expenditure of investment and development the expenses of subsidy for interest rate and management fees, for additional charter capital (if any) for the Development Bank, ensuring it on time; submit to the competent authority for decision to assign the annual development investment credit capital plan to the Development Bank in accordance with law provisions.

2. To coordinate with the Ministry of Finance in formulating and processing according to its competence the recommendations related to the Decrees on financial management regime and operational efficiency assessment of the Development Bank.

Article 36. The State Bank of Vietnam

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and related Ministries and branches in guiding the Development Bank on implementing debt classification and other regulations to ensure safety in operation, in accordance with the nature and operation of the Development Bank.

2. To coordinate with the Ministry of Finance in formulating and processing according to its competence the recommendations related to the Decrees on financial management regime and operational efficiency assessment of the Development Bank.

Article 37. The Ministry of Labor, Invalid and Social Affairs

To assume the prime responsibility for, and guide the management of labor, wages, remuneration and bonuses for employees and managers of the Development Bank in accordance with the provisions of Article 25 of this Decree after the end of the salary regime during the restructuring phase as specified in Clause 2, Article 40 of this Decree.

Article 38. Ministries, branches, People’s Committees of provinces and municipal cities

The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the Government’s affiliated agencies, the Chairpersons of the People’s Committees of provinces and municipal cities are responsible for inspecting and supervising the activities of the Development Bank according to their assigned functions and tasks and in accordance with law provisions.

Article 39. The Development Bank

1. To take responsibility to the Government and the Prime Minister for the allocated capital and other resources as prescribed in the Charter of organization and operation and this Decree.

2. To actively develop and submit to the Ministry of Planning and Investment to assume the prime responsibility and submit to competent authorities for approval of the development investment credit capital plan in accordance with the assigned estimated expenses of subsidy for interest rate and management fee.

3. To organize the full implementation of the contents specified in this Decree.

4. To perform other duties as prescribed by law and in the Charter of organization and operation of the Development Bank.

5. To report to the Ministry of Finance to submit to the Prime Minister for consideration on amending and supplementing of the provisions of this Decree if necessary.

 

CHAPTER X
IMPLEMENTATION

 

Article 40. A number of regimes during the restructuring phase

The Development Bank implements a number of regimes during the restructuring phase as decided by the Prime Minister and when the subsidy for interest rate and management fee and other payments to the Development Bank have not been fully granted, including:

1. The accumulated negative difference of revenue and expenditure (if any) is not required to be deducted when determining equity as prescribed in Article 7 of this Decree to determine the credit limit of the Development Bank in accordance with law provisions until the accumulated negative difference of revenue and expenditure is overcome.

2. The salary regime and salary fund of the Development Bank are determined according to the following principles:

a) The employee’s salary is determined on the basis of the average salary in 2018 and adjusted according to the annual increase in the consumer price index compared to 2018;

b) The salary of the manager according to the assessment of the level of task completion, in case the maximum completion of the task does not exceed the salary level specified in Appendix II issued together with the Decree No. 52/2016/ND -CP dated June 13, 2016 of the Government and amending, supplementing and replacing documents (if any);

c) The Ministry of Finance shall assess the level of task completion of the manager of the Development Bank, consider and approve the annual salary fund of the manager after consulting opinion of the Ministry of Labor, Invalid and Social Affairs.

3. Employees who are recruited to work at the Development Bank before July 31, 2019 who are redundant workers, employees who wish to retire before the age when the Development Bank implement the restructure and had tried all measures but could not arrange a job shall be entitled to enjoy benefits according to support policies specified in Clauses 1, 2, 3, 4, Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP dated July 22, 2015 of the Government on providing the policies towards redundant employment in accordance with the restructuring of state-owned one member limited companies and amending, supplementing and replacing documents (if any), in which;

a) Funds for the implementation of support policies for employees specified in this Article shall be accounted into expenses on operation of the apparatus of the Development Bank;

b) Vietnam Social Insurance is responsible for implementing the social insurance regime for employees as prescribed in this Clause.

Article 41. Transitional provision

1. The balance of capital that the Development Bank has mobilized to make up for the shortage of the Guarantee reserve fund to fulfill the credit guarantee obligation for small and medium-sized enterprises to borrow capital at commercial banks before this Decree take effect and can be granted subsidy for interest rate by the State budget.

2. The assessment of the level of task completion of the Development Bank’s managers before 2021 is implemented according to regulations of Articles 14, 15, 16, 17 of the Decree No. 97/2015/ND-CP dated October 19, 2015 of the Government on managing title and position holders in an enterprise being single-member limited liability company of which 100% of charter capital is held by the State.

Article 42. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on June 01, 2021 and applies from financial year of 2021.

2. The regime on financial management of the Development Bank issued together with the Decision No. 44/2007/QD-TTg dated March 30, 2021 of the Prime Minister and Article 16 on debt classification and deduction for setting up of risk reserve fund as specified in the Decree No. 32/2017/ND-CP of the Government on State investment credit are expired from the effective date of this Decree.

3. The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, heads of Government affiliated agencies, the Chairpersons People's Committees of provinces and central affiliated cities, the Chairperson of the Board of Directors the General Director of the Development Bank shall implement this Decree.

 

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 


 [L1]Vốn tự có: Core Capital - https://vietnambiz.vn/von-tu-co-core-capital-la-gi-dac-diem-cua-von-tu-co-20200318101000397.htm

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 46/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 46/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất