Nghị định 23/2010/NĐ-CP quản lý tài sản nhà nước của Cơ quan ở nước ngoài

thuộc tính Nghị định 23/2010/NĐ-CP

Nghị định 23/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2010/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:12/03/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở nước ngoài - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 12/3/2010 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Theo Nghị định này, trình tự, thủ tục về đầu tư, mua sắm, trang bị, bán, điều chuyển, thanh lý và tiêu hủy tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của các văn bản: Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước sở tại, pháp luật của nước sở tại và pháp luật Việt Nam. Định kỳ hàng năm, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các tài sản nhà nước là: trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở; xe ô tô các loại; các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán (quy ngoại tệ) từ 30.000 USD trở lên/01 đơn vị tài sản. Trường hợp để xảy ra vi phạm các quy định về quản lý tài sản nhà nước, thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các cá nhân có liên quan bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cũng theo Nghị định này, tài sản nhà nước là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được bán trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ quyết định bán các loại tài sản nói trên có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 10 triệu USD trở lên theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan chủ quản và Bộ trưởng Bộ Tài chính; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định bán tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 10 triệu USD sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2010; những nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Xem chi tiết Nghị định23/2010/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
----------

Số: 23/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC CỦA

CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

-------------------------------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:
1. Tài sản nhà nước của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện).
2. Tài sản nhà nước của các Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện (sau đây gọi chung là Cơ quan khác).
3. Tài sản là đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện trao đổi theo hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước sở tại; bất động sản thuê theo hiệp định hoặc do Cơ quan đại diện, Cơ quan khác ký hợp đồng thuê là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của Nhà nước Việt Nam trong thời gian hiệp định hoặc hợp đồng có hiệu lực.
4. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các doanh nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
1. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009.
2. Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập.
3. Các cơ quan, đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan đại diện, Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 3. Tài sản nhà nước của Cơ quan đại diện, Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài
1. Tài sản nhà nước của Cơ quan đại diện, Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài) gồm:
a) Đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
b) Phương tiện đi lại;
c) Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc;
d) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn hình thành tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm:
a) Tài sản do Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mua sắm bằng tiền do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Tài sản nhận tài trợ, viện trợ của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế khác; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng cho và các tài sản khác được xác lập sở hữu nhà nước.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Việc trang bị, mua sắm tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành.
2. Trình tự, thủ tục về đầu tư, mua sắm, trang bị, bán, điều chuyển, thanh lý và tiêu hủy tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của các văn bản sau:
a) Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;
b) Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại;
c) Pháp luật của nước sở tại;
d) Pháp luật của Việt Nam.
Trường hợp giữa các văn bản nêu trên không thống nhất thì lựa chọn thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới.
3. Việc sử dụng tài sản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải đúng mục đích được giao, bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, quy định của các hiệp định hoặc hợp đồng liên quan.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích được giao; gây thất thoát, lãng phí, hư hỏng; làm thiệt hại tài sản của nhà nước;
5. Tài sản là phương tiện đi lại, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất phải mua bảo hiểm theo quy định của nước sở tại.
6. Tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và theo dự toán ngân sách được giao.
7. Tài sản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thanh lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện khi tài sản hết thời gian sử dụng mà không thể tiếp tục sử dụng.
8. Tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Đối với các tài sản mà Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuê hoặc chỉ có quyền quản lý, sử dụng theo hiệp định hoặc hợp đồng thuê thì phải theo dõi riêng.
9. Định kỳ hàng năm, Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các tài sản nhà nước sau đây:
a) Trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở;
b) Xe ô tô các loại;
c) Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán (quy ngoại tệ) từ 30.000 USD trở lên/01 đơn vị tài sản.
10. Trường hợp để xảy ra vi phạm các quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan, Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các cá nhân có liên quan bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, TRỤ SỞ, CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP, NHÀ Ở VÀ CÁC TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Điều 5. Đầu tư xây dựng, mua sắm đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Chưa có trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở;
- Diện tích trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở hiện có dưới 70% so với tiêu chuẩn, định mức, gây ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ được giao;
- Trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
- Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với dự án có tổng mức vốn từ 10 triệu USD trở lên;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với các dự án còn lại.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 6. Quản lý, sử dụng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện sắp xếp nhà đất để sử dụng độc lập giữa trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp với nhà ở. Trường hợp chưa có điều kiện sử dụng độc lập thì phải sắp xếp lại chỗ làm việc, chỗ ở của cán bộ nhân viên cho phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại.
2. Sau khi đã sắp xếp bố trí diện tích làm việc, chỗ ở cho cán bộ, nhân viên của Cơ quan phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định, trường hợp còn diện tích thì có thể bố trí làm phòng khách vãng lai. Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định mức thu tiền dịch vụ nhà khách theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí, ngân sách nhà nước không hỗ trợ cho dịch vụ này.
3. Trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng thì bị thu hồi và xử lý theo chế độ quy định.
Điều 7. Bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam
1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở phải theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và theo dự toán ngân sách được giao.
Trường hợp tài sản là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất xuống cấp thì Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập dự án cải tạo sửa chữa trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt. Việc cải tạo sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở chỉ được thực hiện khi đã được bố trí trong dự toán ngân sách được giao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt dự án sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
Đối với các dự án sửa chữa thường xuyên, sửa chữa nhỏ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản phân cấp cho Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phê duyệt.
Điều 8. Bán trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam
1. Tài sản nhà nước là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được bán trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhu cầu sử dụng;
b) Sử dụng không có hiệu quả.
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản nhà nước là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 10 triệu USD trở lên theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định bán tài sản nhà nước là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 10 triệu USD sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 9. Thanh lý trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thanh lý trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam thuộc phạm vi quản lý.
Việc thanh lý tài sản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện thông qua Hội đồng thanh lý tài sản do Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thành lập gồm Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện các bộ phận có liên quan của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Số tiền thu được từ thanh lý tài sản, được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đối với các tài sản là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở cần thanh lý trước thời hạn quy định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Điều 10. Quản lý, sử dụng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo hiệp định
1. Tài sản là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thực hiện trao đổi trên cơ sở hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước sở tại được quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của hiệp định và pháp luật của nước sở tại.
2. Trường hợp tài sản là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo hiệp định xuống cấp, phải cải tạo, sửa chữa ngoài phạm vi hiệp định; trên cơ sở thỏa thuận với các cơ quan chức năng của nước sở tại, Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản xem xét quyết định theo dự toán ngân sách được giao.
Điều 11. Quản lý, sử dụng trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác đi thuê.
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thuê trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa có trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác hoặc thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
b) Việc thuê trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác có hiệu quả hơn việc đầu tư, mua sắm.
2. Số lượng, chủng loại trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác được thuê phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng; giá thuê phải phù hợp với giá thuê nhà có điều kiện tương tự tại thị trường địa phương.
3. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định theo dự toán ngân sách được giao.
4. Việc quản lý, sử dụng tài sản đi thuê thực hiện theo quy định của hiệp định, hợp đồng thuê và Quy chế do Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài ban hành.
5. Trường hợp theo quy định của nước sở tại phải mua bảo hiểm đối với các tài sản đi thuê thì Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện mua theo quy định.
6. Trường hợp trong hợp đồng thuê, bên cho thuê buộc bên đi thuê phải nộp tiền đặt cọc thì Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tạm ứng và phải thu hồi để hoàn trả nguồn kinh phí.
7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định bồi thường hoặc sửa chữa đối với trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở và các tài sản khác đi thuê mà trong quá trình sử dụng bị hư hỏng phù hợp với quy định của hợp đồng.
MỤC 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Điều 12. Mua sắm phương tiện đi lại
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại do Thủ tướng Chính phủ quy định và dự toán ngân sách được giao, Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng, cơ quan chủ quản quyết định giá cả, chủng loại phương tiện đi lại cần mua sắm phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn.
2. Việc mua mới hoặc thay thế phương tiện đi lại phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức, chế độ quy định. Trường hợp pháp luật của nước sở tại có quy định khác với pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Khi mua mới hoặc thay thế phương tiện đi lại phải có hợp đồng mua bán phương tiện đi lại. Trường hợp nước sở tại không có quy định về hợp đồng mua bán phương tiện đi lại thì phải có chứng từ mua bán hợp pháp.
3. Khi có điều kiện đổi mới phương tiện đi lại do chế độ ưu đãi của nước sở tại, Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản xem xét, quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
Điều 13. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
1. Việc sử dụng phương tiện đi lại của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
2. Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại tại cơ quan mình đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với các quy định của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện công tác tại mỗi nước.
Điều 14. Thanh lý phương tiện đi lại
Việc thanh lý phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện như quy định tại Điều 9 Nghị định này.
MỤC 3. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC VÀ CÁC TÀI SẢN KHÁC
Điều 15. Mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và tài sản khác do cấp có thẩm quyền quy định và dự toán ngân sách được giao, Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định số lượng, giá cả chủng loại tài sản cần mua sắm phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc mua sắm tài sản là máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và tài sản khác thuộc phạm vi quản lý.
Điều 16. Quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải được quản lý, sử dụng theo đúng chế độ quy định.
2. Nghiêm cấm việc trao đổi, biếu, tặng, cho tài sản nhà nước. Việc trang bị, cho thuê, cho mượn, điều chuyển tài sản chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này cho phép.
3. Cán bộ, nhân viên được giao quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
4. Khi hết nhiệm kỳ công tác, cán bộ, nhân viên phải bàn giao cho Cơ quan toàn bộ tài sản nhà nước đã được giao sử dụng, nếu làm mất hoặc hỏng do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường theo giá trị còn lại của tài sản.
Điều 17. Thanh lý tài sản
1. Việc thanh lý máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác thực hiện như quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Không được thanh lý tài sản là máy móc tin học và các phương tiện có lưu trữ thông tin thuộc bí mật quốc gia, các đồ vật văn hóa nghệ thuật được xác định là cổ vật quốc gia của Việt Nam. Trường hợp các tài sản này không còn sử dụng được thì Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định tiêu hủy sau khi xin ý kiến của cơ quan chuyên môn trong nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản. Trước khi tiêu hủy phải bảo đảm an toàn về tài liệu cất giữ, lưu trữ trong máy và các phương tiện lưu trữ thông tin.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC CỦA
CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn thực hiện và báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khác cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở nhu cầu phục vụ hoạt động và khả năng nguồn tài chính cho phép.
Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khác cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở nhu cầu phục vụ hoạt động và khả năng nguồn tài chính cho phép.
2. Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (tài sản đặc thù, nếu có) của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.
4. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan, trừ tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Quyết định mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, thanh lý và đi thuê tài sản theo phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản.
3. Xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; chỉ đạo, tổ chức việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm và hiệu quả theo đúng các quy định của Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.
4. Báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quản về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2010. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Những nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan khác của Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
 
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
No.: 23/2010/ND-CP
Hanoi, March 12, 2010
 
 
DECREE
STIPULATING THE MANAGEMENT AND USE OF STATE ASSETS OF OVERSEAS VIETNAMESE MISSIONS
 
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on the State Budget;
Pursuant to the June 3, 2008 Law on Management and Use of State Assets;
Pursuant to the June 18, 2009 Law on Overseas Representative Missions of the Socialist Republic of Vietnam;
At the proposal of the Minister of Finance and the Minister of Foreign Affairs,
 
DECREES:
 
Chapter I GENERAL PROVISIONS
 
Article 1. Scope of regulation This Decree regulates:
1. State assets of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam (below collectively referred to as representative missions).
2. State assets of other overseas Vietnamese agencies outside the organizational structure of representative missions (below collectively referred to as other agencies).
3. Assets being land, working offices, non-­business facilities, houses and other assets affixed to land which have been exchanged under agreements between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the governments of host countries; real estate leased under agreements or asset lease contracts signed by representative missions or other agencies which are assets managed and used by the Vietnamese State while those agreements or contracts are valid.
4. State assets managed and used by overseas Vietnamese enterprises comply with current law and are not governed by this Decree.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to:
1. Overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam as defined by the June 18, 2009 Law on Overseas Representative Missions of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Other overseas Vietnamese agencies outside the organizational structure of representative missions, which are funded by the state budget or sources originating from the state budget and established by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies or provincial-level People's Committees.
3. Other agencies and entities involved in the management and use of state assets of overseas Vietnamese representative missions or other agencies.
Article 3. State assets of overseas Vietnamese representative missions or other agencies
1. State assets of overseas Vietnamese representative missions or other agencies (below collectively referred to as overseas Vietnamese missions) include:
a/ Land, working offices, non-business facilities, houses and other assets affixed to land; b/ Vehicles;
c/ Machines, equipment and working facilities;
d/ Other assets defined by law.
2. Sources forming state assets of overseas Vietnamese missions include:
a/ Assets procured by overseas Vietnamese missions with money provided by the state budget or originating from the state budget;
b/ Assets received as donation or aid of foreign governments, foreign non-governmental organizations and other international organizations; assets donated or presented by domestic or foreign organizations or individuals and other assets over which state ownership has been established.
Article 4. Principles on management and use of state assets of overseas Vietnamese missions
1. The supply and procurement of state assets of overseas Vietnamese missions must comply with the criteria, norms and regimes promulgated by competent Vietnamese agencies.
2. The order and procedures for investment in, procurement, furnishing, sale, transfer, liquidation and destruction of state assets of overseas Vietnamese missions comply with the following documents:
a/ The 1961 Vienna Convention on Diplomatic Relations;
b/ Agreements signed between the Vietnamese Government and the governments of host countries;
c/ Laws of host countries;
d/ Vietnamese law.
If appear inconsistencies between the above documents, the prevailing document shall be selected in the above priority order.
3. Assets of overseas Vietnamese missions must be used for proper purposes as designated, ensuring thrift and efficiency in accordance with Vietnamese law, laws of host countries and relevant agreements or contracts.
4. It is forbidden to use state assets for improper purposes; to cause loss, waste or breakdown of or damage to state assets.
5. Insurance must be bought for assets being vehicles, working offices, non-business facilities, houses and other assets affixed to land under regulations of host countries.
6. State assets of overseas Vietnamese missions shall be maintained and repaired strictly under the prescribed regimes and technical standards, in accordance with Vietnamese law and the laws of host countries and with allocated budget estimates.

Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 23/2010/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19

văn bản mới nhất

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19