Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

thuộc tính Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14

Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2000/CT-NHNN14
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:19/12/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 13/2000/CT-NHNN14 NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG
VÀ AN TOÀN TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG

 

Trong 11 tháng đầu năm 2000, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tăng 21,44% so với dư nợ cuối năm 1999 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động của một số tổ chức tín dụng đang nổi lên những dấu hiệu không lành mạnh có thể đưa đến những rủi ro tiềm tàng trong thời gian tới như: hạ thấp điều kiện tín dụng; ưu đãi lãi suất...

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:


I. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

 

1. Các tổ chức tín dụng cần tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh tốt, chấp hành và thực hiện nghiêm túc việc hợp tác và cạnh tranh theo quy định tại Điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng. Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp sau đây giữa các tổ chức tín dụng:

1.1. Khuyến mại bất hợp pháp;

1.2. Thông tin sai sự thật (dưới mọi hình thức), gây tổn hại lợi ích đối với tổ chức tín dụng khác và khách hàng;

1.3. Thực hiện hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ.

1.4. Có các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.

2. Khi triển khai thực hiện cơ chế lãi suất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cần lưu ý:

2.1. Quy định lãi suất cho vay và huy động của từng tổ chức tín dụng được xác định trong mối tương quan với các yếu tố về giá cả, tăng trưởng kinh tế, thị trường sức tiêu thụ vốn, khả năng tài chính của từng tổ chức tín dụng... và tuân thủ quy định lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2.2. Từng tổ chức tín dụng cần xem xét và có cơ chế hỗ trợ các chi nhánh hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhất là về tài chính để tạo khả năng thực hiện chính sách lãi suất phù hợp tại địa bàn và trong hệ thống của mình.

3. Trên cơ sở cơ chế, chính sách tín dụng hiện hành, từng tổ chức tín dụng rà soát lại toàn bộ quy trình và thủ tục tín dụng, xem xét huỷ bỏ những thủ tục không cần thiết và phải công bố công khai thủ tục, điều kiện vay vốn để khách hàng được biết và thực hiện.

4. Các tổ chức tín dụng cần có biện pháp tăng cường huy động vốn để mở rộng tín dụng trên nguyên tắc cho vay phải xuất phát từ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi vốn theo Quy chế cho vay và quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

5. Các tổ chức tín dụng cần có phương thức phục vụ khách hàng tốt để thắt chặt mối quan hệ tín dụng với khách hàng trên địa bàn, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; đồng thời tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng.


II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


1. Các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước:

Các Vụ, Cục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xử lý kịp thời những vướng mắc, đề nghị của các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan, tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động tín dụng, đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

2.1. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi và phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để có các biện pháp cụ thể, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.

2.2. Khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng về phong cách phục vụ, cải tiến lề lối làm việc, chấp hành tốt những thoả thuận trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, không làm triệt tiêu và suy yếu động lực kinh doanh của nhau và không gây tổn hại kinh tế cho các khách hàng vay vốn.

2.3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện cơ chế cho vay và cơ chế bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện lãi suất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các thoả thuận về lãi suất giữa các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng.

2.4. Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc) tổng hợp báo cáo đầy đủ và kịp thời diễn biến vấn đề này của các tổ chức tín dụng trên địa bàn về Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước.

Trên đây là một số nội dung chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

STATE BANK  OF VIETNAM
------------
 
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom - Happiness
--------------------
No. 13/2000/CT-NHNN14
Hanoi, December 19th, 2000
INSTRUCTION
ON THE STRENGTHENING OF THE CREDIT QUALITY AND SAFETY IN THE ACTIVITIES OF CREDIT INSTITUTIONS
In the first 11 months of the year 2000, the outstanding credit balance of credit institutions has increased by 21.44% compared to that of the end of the year 1999, speeding up the economic growth. There emerges, however, signs of unsoundness in the activities of some credit institutions that may lead to potential risks in coming period such as lowering of credit conditions, offering of priority interest rate
With the view to fostering and improving the credit quality, creating an environment of healthy competition, sound and effective operation, the Governor of the State Bank requests Departments of the State Bank of Vietnam, Chairpersons of the Board of Directors, General Directors (Directors) of credit institutions, General Managers of State Bank branches in provinces, cities to undertake following activities:
I. FOR CREDIT INSTITUTIONS
1. Credit institutions should create a good business environment, seriously comply with and carry out the cooperation and competition in accordance with provisions of Article 16 of the Law on credit institutions. Following unlawful acts of competition between credit institutions shall be strictly prohibited:
1.1 Unlawful promotion;
1.2 Provision of untruthful information (in any form) to the detriment of the interest of other credit institutions and customers;
1.3 Acts of speculation, manipulation in the money market, Gold market, foreign exchange market;
1.4 Other unlawful acts of competition.
2. In the implementation of the mechanism of interest rate in accordance with provisions of the Governor of the State Bank, credit institution should pay attention to following issues:
2.1 Stipulation of credit institutions in respect of interest rate on lending and funds mobilization are made in the relation to factors such as price, economic growth, market forces, funds absorption capacity, financial capability of each credit institution and in compliance with provisions on interest rate of the Governor of the State Bank.
2.2 Each credit institution should consider and have a mechanism to support branches that are facing difficulties, especially financial difficulties, in order to facilitate the implementation of the appropriate interest rate policy in the respective locality and in their system.
3. Based on the current credit mechanism, policy, each credit institution should review the credit process and procedures, consider the abolition of unnecessary procedures and must announce publicly borrowing procedures, conditions for customers information and implementation.
4. Credit institutions should have measures to increase the funds mobilization to expand the credit extension on the principle of lending to be initiated by effective production, business projects, plans and to ensure the funds recovery in accordance with the Regulation on lending and provisions on the loan security for credit institutions.
5. Credit institutions should provide a good service to customers in order to strengthen the credit relation with customers in the locality, assist customers to reduce costs and have more convenience in their business and production activity; and give respect, at the same time to the choice of customers in their credit relation with credit institutions.
II. FOR UNITS OF THE STATE BANK
1. Departments of the State Bank:
Departments of the State Bank shall, within their respective functions and duties, timely deal with obstacles, recommendations made by credit institutions and related agencies, create a favorable environment for the credit activity, ensure the close management of the State Bank.
2. State Bank branches in provinces, cities
2.1 General Managers of State Bank branches in provinces, cities shall regularly monitor and coordinate with credit institutions in their locality to have concrete measures, increase the autonomy in the business activity of credit institutions and prevent the unhealthy competition between credit institutions from happening.
2.2 To encourage the competition between credit institutions in respect of their culture of service, the improvement of their working style, the compliance with agreements in the business activity of credit institutions in the locality, not to annul and weaken their business motivation and cause economic damages to borrowing customers.
2.3 To control, supervise the performance of the compliance with lending mechanism and the mechanism of the loan security for credit institutions, to closely monitor the implementation of the provision on interest rate of the Governor of the State Bank and agreements on interest rate between credit institutions and branches of credit institutions.
2.4 To submit consolidated reports on the monthly basis (or at the request of the Governor) on the developments of these issues of the credit institutions in the locality to the Credit Department of the State Bank.
Above-mentioned are contents of the instruction of the Governor of the State Bank on the strengthening the credit quality and safety in the activities of credit institutions. Chairpersons of the Board of Directors, General Directors (Directors) of credit institutions; General Managers of State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management and related agencies shall be responsible for the serious implementation of this instruction.
Any obstacle arising during the implementation of this instruction shall be reported by related units to the Governor for consideration and resolution.

 
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK





Le Duc Thuy

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 13/2000/CT-NHNN14 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất