Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 01/CT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/CT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: | 22/05/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị01/CT-NHNN tại đây
CHỈ THỊ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 01/CT-NHNN NGÀY 22 THÁNG 05 NĂM 2009
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Trong những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng một cách thận trọng; tổng phương tiện thanh toán, tín dụng đối với nền kinh tế tăng phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ; các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, giá cả và thị trường tiền tệ tương đối ổn định, khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tín dụng có xu hướng tăng cao hơn khả năng huy động vốn, vốn khả dụng của một số tổ chức tín dụng giảm, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, chủ động ngăn ngừa lạm phát; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Đối với các tổ chức tín dụng:
1.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp tại Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và các biện pháp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những tháng cuối năm 2009. Căn cứ các thông tin diễn biến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, diễn biến kinh tế vĩ mô – tiền tệ ở trong nước và các chủ trương, giải pháp điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để dự báo sát tình hình kinh tế, tiền tệ và thực hiện các giải pháp kinh doanh phù hợp, chủ động ngăn ngừa rủi ro kinh doanh.
1.2. Về điều hành và quản trị vốn kinh doanh:
a) Tăng cường huy động vốn ở trong và ngoài nước, mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế; xác định cụ thể dòng tiền đi và về để có biện pháp đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
b) Kiểm soát quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu vốn huy động; duy trì số vốn khả dụng hợp lý để thường xuyên đảm bảo an toàn khả năng thanh toán.
c) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh; chấp hành nghiêm tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo quy định hiện hành; kịp thời khắc phục tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán, nhưng không cân đối vốn huy động từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng (các khoản tiền gửi, tiền vay …) để cho vay đối với tổ chức, cá nhân và xác định các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.
d) Ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với tình hình cung – cầu vốn thị trường, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có chênh lệch lãi suất ở mức hợp lý; việc áp dụng các hình thức khuyến mãi trong huy động vốn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá và quản lý ngoại hối.
1.3. Về hoạt động tín dụng:
a) Tập trung triển khai có hiệu quả việc thực hiện các cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan.
b) Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đi đôi với mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản xuất – kinh doanh, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông thôn và các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng.
c) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; nghiêm cấm nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng;
d) Đối với cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn của doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ: Kiểm soát chặt chẽ và thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các khoản cho vay này; xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; trong hợp đồng tín dụng có thỏa thuận với khách hàng vay việc trả nợ tiền vay ngay khi khách hàng nhận được ngoại tệ thanh toán từ nước ngoài.
2. Đối với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
2.1. Các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, theo chức năng và nhiệm vụ của mình, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp:
a) Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tín dụng và tỷ giá nhằm ổn định lãi suất, tỷ giá, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng ở mức hợp lý.
b) Tăng cường thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2009 là công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về cho vay hỗ trợ lãi suất, chất lượng và mục đích sử dụng vốn vay, quản lý ngoại hối.
c) Thực hiện các biện pháp, công việc quy định tại Quyết định số 342/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 và Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
2.2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo chương trình thanh tra năm 2009.
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
3.2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Giàu
STATE BANK OF VIETNAM ------------ No. 01/CT-NHNN | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ----------------------------- Hanoi, 22 May 2009 |
DIRECTIVE
ON SEVERAL MEASURES OF ENSURING THE PRUDENTIAL, EFFECTIVE BUSINESS
OPERATION OF CREDIT INSTITUTIONS
OF GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM
During the first months of 2009, the State Bank of Vietnam has flexibly managed instruments of monetary policy on the basis of loosening in a prudent manner; total means of payment, credit of the economy have increased in conformity with the demand stimulating policy of the Government; macro economic balances are basically held fast, prices and currency market have been relatively stable, solvency of credit institutions has been ensured. However, credit is likely to increase faster than the capital mobilization capacity, available capital of some credit institutions has decreased, which may give impact on the stability of the currency market. With a view to ensuring the prudential, effective business operation of credit institutions, stabilizing the currency and foreign exchange market, making contribution to the prevention from economic recession, maintenance of economic growth at a proper and sustainable level, taking initiative in preventing from inflation; the Governor of the State Bank hereby requires credit institutions, units at the Head Office of the State Bank of Vietnam and State Bank Branches in provinces, cities under the central Government’s management to implement several measures as follows:
1. For credit institutions:
1.1. To continue implementing, on an effective manner, measures provided for in the Directive No.06/2008/CT-NHNN dated 31 December 2008 of the Governor of the State Bank on the implementation of measures for making contribution to the promotion of business and production, goods circulation, prevention from economic recession, maintenance of economic growth, social security and other measures as directed by the State Bank of Vietnam in the last months of 2009. Based on the changes of the world financial crisis and economic recession, on the domestic macro economic – monetary changes and guidelines, solutions of financial and monetary management of the Government and State Bank of Vietnam to closely forecast the economic, monetary situation and to implement appropriate business solutions, taking initiative in preventing from business risks.
1.2. In respect of operating capital management and administration
a. To strengthen both local and overseas capital mobilization, extend credit on an effective basis for the economy; to specifically determine the outward and inward cash flow so as to take measures of balancing the capital sources and use of capital.
b. To control the scale, structure of short term, medium and long term credit, in Vietnamese dong and foreign currency in line with the capacity, term and structure of the mobilized capital; to maintain a proper amount of available capital in order to permanently ensure the solvency security.
c. To correctly comply with provisions of applicable laws on the mechanism of managing instruments of monetary policy, ensuring the prudential ratios in business activity; to seriously observe the liquidity ratios, maximum ratio of short term capital source used for medium and long term lending in accordance with current provisions; to timely overcome the imbalance in terms of period between the capital sources and the use of capital. The performance of transaction in the inter-bank currency market for an efficient employment of capital, covering the temporary deficit in required reserve and solvency, but not balancing the capital mobilized from the inter-bank currency market (deposits, loans…) for providing loan to organizations, individuals and determining prudential ratios in business activity.
d. To fix the interest rate for capital mobilization in Vietnamese dong and foreign currency in correspondence with the supply – demand situation in the capital market, in line with applicable provisions of the State Bank of Vietnam on the management mechanism to base interest rate in Vietnamese dong with interest rate difference at a reasonable level; the application of forms of sales promotion in capital mobilization must comply with provisions of applicable laws.
dd. To seriously implement provisions of the State Bank of Vietnam on the exchange rate and foreign exchange control.
1.3. In respect of credit activity
a. To concentrate on efficient implementation of mechanism on lending with interest rate support in compliance with provisions of the Prime Minister, guidance of the State Bank of Vietnam and related ministries, industries.
b. To closely control the credit quality together with expanding credit in the orientation of focusing capital on loan demands for production – business of small and medium enterprises, rural areas and big, key projects of the State; to closely control the real estate trading loans, securities trading loans, consumer loans.
c. To correctly comply with provisions of applicable laws on lending, debt classification, making and use of provisions against credit risk; any act of loosening conditions of credit extension shall be strictly prohibited.
d. For lending in Vietnamese dong, foreign currency to capital demand of enterprises which have source of income in foreign currency from export of goods, services: To closely control and comply with provisions of applicable laws on such loans; to determine the loan term in line with the duration of a business – production circle, period of capital recovery of an investment project; in credit contract, it should be agreed with the borrower about the loan repayment immediately at the time he receives foreign currency payment from overseas.
2. For units at the Head Office of the State Bank of Vietnam and State Bank Branches in provinces, cities under the central Government’s management:
2.1. Units at the Head Office of the State Bank shall, within their function and duty, act as an advisor for the Governor of the State Bank to implement following measures:
a. To flexibly manage instruments of monetary policy, credit and exchange rates in order to stabilize interest rate, exchange rate, to control the growth rate of total means of payment, credit at a reasonable level.
b. To intensify the inspection, supervision over the compliance with provisions of applicable laws on business activities of credit institutions; in which, key task in the last months of 2009 shall be the inspection, supervision over the implementation of provisions of applicable laws on lending with interest rate support, quality and purpose of using loan capital, foreign exchange control.
c. To implement measures, tasks as stated in the Decision No.342/QD-NHNN dated 19 February 2009 of the Governor of the State Bank on the issuance of the Action Plan of the State Bank of Vietnam for the implementation of monetary, credit and banking solutions at the Resolution No. 01/NQ-CP dated 09 January 2009, Resolution No. 30/2008/NQ-CP dated 11 December 2008 and Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated 27 December 2008 of the Government.
2.2. State Bank Branches in provinces, cities under the central Government’s management: to regularly follow up, examine, supervise and inspect the business activity of credit institutions in the local area of the province, city under the 2009 inspection program.
3. Implementing organization:
3.1. This Directive shall be effective from the date of signing.
3.2. Director of Administrative Department, Director of Monetary Policy Department and Heads of units of the State Bank, Manager of State Bank Branches in provinces, cities under the central Government’s management, Chairperson of the Board of Directors and General Director (Director) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Directive.
| GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
nguyen van giau (Signed and sealed) |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây