Thông tư 63/2012/TT-BNNPTNT Quy chuẩn Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật

thuộc tính Thông tư 63/2012/TT-BNNPTNT

Thông tư 63/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:63/2012/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:14/12/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________
Số: 63/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001.

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt cứng đốt (Trogo-derma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Le Conte).
Ký hiệu: QCVN 01-105 : 2012/BNNPTNT.
2. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)).
Ký hiệu: QCVN 01-106 : 2012/BNNPTNT.
3. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus)
Ký hiệu: QCVN 01-107 : 2012/BNNPTNT.
4. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Ký hiệu: QCVN 01-108 : 2012/BNNPTNT.
5. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Ký hiệu: QCVN 01-109 : 2012/BNNPTNT.
6. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Ký hiệu: QCVN 01-110 : 2012/BNNPTNT.
7. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình điều tra rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý.
Ký hiệu: QCVN 01-111 : 2012/BNNPTNT.
8. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp xử lý nhà kính, nhà lưới sử dụng trong công tác kiểm dịch thực vật.
Ký hiệu: QCVN 01-112 : 2012/BNNPTNT.
9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình kiểm dịch cây quả hạch nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật.
Ký hiệu: QCVN 01-113 : 2012/BNNPTNT.
10. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý cây xanh, cành ghép, mắt ghép trong kiểm dịch thực vật.
Ký hiệu: QCVN 01-114 : 2012/BNNPTNT.
11. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả.
Ký hiệu: QCVN 01-115 : 2012/BNNPTNT
12. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật.
Ký hiệu: QCVN 01-116 : 2012/BNNPTNT
13. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ.
Ký hiệu: QCVN 01-117 : 2012/BNNPTNT
14. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại chè.
Ký hiệu: QCVN 01-118 : 2012/BNNPTNT
15. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi.
Ký hiệu: QCVN 01-119 : 2012/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 06 năm 2013
Điều 3. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

QCVN 01 - 105 : 2012/BNNPTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT CỨNG ĐỐT

(Trogoderma granarium Everts) VÀ MỌT DA VỆT THẬN
(Trogoderma inclusum LeConte)

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of khapra beetle (Trogoderma granarium Everts) and larger cabinet beetle

(Trogoderma inclusum LeConte)

 

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 105 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 62/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT CỨNG ĐỐT (Trogoderma

granarium Everts) VÀ MỌT DA VỆT THẬN (Trogoderma inclusum LeConte)

 

National technical regulation on Procedure for identification of

khapra beetle (Trogoderma granarium Everts) and larger cabinet beetle

(Trogoderma inclusum LeConte)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (viết tắt là KDTV) tại Việt Nam, thực hiện giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mọt

Là nhóm côn trùng cánh cứng gây hại chủ yếu trên các sản phẩm bảo quản sau thu hoạch.

1.3.4. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.5. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4731: 89 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-23:2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu giám định được bảo quản như sau:

- Sâu non: Ngâm trong cồn 70%.

- Trưởng thành: Sấy ở nhiệt độ 45oC trong 5 giờ, sau đó chuyển sang lọ nút mài kín để trong tủ định ôn hoặc phòng có máy hút ẩm.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 – 70 lần, kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 – 400 lần.

- Kim côn trùng, kim mũi mác.

- Đèn cồn, ống nghiệm, đĩa petri, ống nhỏ giọt, lam, lamen, panh, bút lông.

- Dung dịch NaOH hoặc KOH 10%, cồn 95% và 70%, glycerin, nước cất.

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

2.3.1. Thao tác chung

- Đưa mẫu vật vào trong ống nghiệm chứa khoảng 2 - 3 ml dung dịch KOH hoặc NaOH 10% đun trên đèn cồn khoảng 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm).

- Vớt mẫu vật ra, đặt vào một giọt nước trên lam.

- Dùng kim côn trùng tách các bộ phận dưới kính lúp soi nổi.

2.3.2. Tiêu bản mọt trưởng thành

2.3.2.1. Tiêu bản mảnh xương cằm

- Tách rời mảnh lưng ngực và đầu.

- Tách riêng đầu, luồn kim qua lỗ miệng tách rời hàm trên, tách riêng phần dưới (cả cằm và môi dưới).

- Tách riêng cằm, chuyển phần cằm đã tách vào lam.

- Đậy lamen và dùng keo dán kín xung quanh lamen.

2.3.2.2. Tiêu bản bộ phận sinh dục của trưởng thành cái

- Tách riêng phần bụng, dùng kim xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn. Bộ phận sinh dục cái nằm ở hai đốt bụng cuối.

- Dùng kim tách riêng ống đẻ trứng, buồng trứng, túi chứa tinh, hai gai xương có hình răng cưa.

- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.

2.3.2.3. Tiêu bản bộ phận sinh dục của trưởng thành đực

- Dùng kim côn trùng ấn vào phần cuối bụng, gạt nhẹ để bộ phận sinh dục của con đực trôi ra.

- Tách 2 đốt bụng cuối, tách tấm gai xương và gai giao cấu.

- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.

2.3.3. Tiêu bản sâu non

2.3.3.1. Tiêu bản râu và các phần phụ miệng của sâu non

- Tách đầu.

- Tách rời hàm trên (bỏ đi).

- Tách râu ra khỏi hốc râu (chú ý không làm mất lông ở đốt thứ 1).

- Tách riêng phần môi trên.

- Đặt các bộ phận đã tách vào giọt glycerin trên lam và đậy lamen.

2.3.3.2. Tiêu bản mảnh lưng của sâu non (có thể làm bằng xác lột của sâu non)

- Tách rời mảnh lưng ngực (bỏ đi).

- Dùng kim côn trùng gạt sạch những túm lông mũi mác ở trên lưng (bỏ đi).

- Đặt sâu non trong giọt nước để quan sát đường liên lưng.

2.4. Trình tự giám định

2.4.1. Mẫu trưởng thành và sâu non

Quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài bằng kính lúp soi nổi các đặc điểm sau:

2.4.1.1. Trưởng thành

- Kích thước (mm), hình dạng, mầu sắc cơ thể, số lượng mắt đơn.

- Màu sắc lông và dạng hoa văn của cánh.

- Kiểu râu, số lượng đốt râu và số đốt hình chuỳ, hốc râu và hình dạng cằm.

- So sánh khoảng cách giữa các đốt gốc của đôi chân giữa và đôi chân trước.

- So sánh chiều dài của đốt bàn chân thứ 1 và thứ 2.

2.4.1.2. Sâu non

- Kích thước (mm), hình dạng, màu sắc cơ thể.

- Các loại lông và chiều dài của các túm lông.

- Túm lông hai bên đốt bụng thứ 9.

- Đường liên lưng của các đốt bụng.

- Quan sát móng và lông ở cuối chân.

2.4.2. Mẫu tiêu bản

Quan sát dưới kính hiển vi các đặc điểm sau:

2.4.2.1. Trưởng thành

- Hình dạng cằm (tiêu bản mảnh xương cằm).

- Hình dạng của cầu ngang, so sánh chiều rộng của cầu ngang với chiều rộng của ống phóng tinh (tiêu bản bộ phận sinh dục của con đực).

- Đếm số răng cưa của mặt trong gai giao cấu (tiêu bản bộ phận sinh dục của con cái).

2.4.2.2. Sâu non

- Số lượng nốt cảm ứng (tiêu bản môi trên).

- Đếm số đốt râu đầu, số lượng và hình dạng của lông cứng của đốt râu thứ nhất, hình dạng đốt râu thứ 2 với đốt râu thứ 3 (tiêu bản râu).

2.4.3. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của mọt cứng đốt và mọt da vệt thận (phụ lục 1).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte).

2.5. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) hoặc mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu mọt cứng đốt hoặc mọt da vệt thận tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts)

1.1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Á (Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Iran, Irắc, Israel, Hàn Quốc, Lebanon, Myanma, Pakistan, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Thổ Nhĩ Kì, Yemen), châu Âu (Cyprus, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ), châu Phi (Cyprus, Algeria, Burkina Faso, Ai Cập, Libya, Mali, Marốc, Niger, Nigeria, Senegal, Somalia, Sudan, Tunisia, Zimbabwe).

- Ký chủ: Lạc (Arachis hypogaea), bông (Gossypium), lúa mạch (Hordeum vulgare), gạo (Oryza sativa (rice), kê (Panicum miliaceum), vừng (Sesamum indicum), lúa miến (Sorghum bicolor), lúa mỳ (Triticum aestivum), ngô (Zea mays), các loại nông sản bảo quản khác.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Trogoderma granarium Everts

Tên tiếng Việt: Mọt cứng đốt

Tên khác: Trogoderma affrum

Trogoderma khapra Arrow

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Coleoptera

Họ        : Dermestidae

Giống   : Trogoderma

1.2. Mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte)

1.2.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Âu (Nga, Tây Ban Nha), châu Phi (Ma rốc, Nam Phi), Bắc Mỹ (Mỹ).

- Ký chủ: Ký chủ của mọt da vệt thận là ngô (Zea mays).

1.2.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Trogoderma inclusum LeConte

Tên tiếng Việt: Mọt da vệt thận

Tên khác: Trogoderma versicolor

Trogoderma tarsale RILEY

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Coleoptera

Họ        : Dermestidae

Giống   : Trogoderma

2. Đặc điểm nhận dạng mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everts - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

2.1. Sâu non

- Sâu non tuổi 1 dài 1,6 - 1,8 mm, cơ thể rộng 0,25 - 0,3 mm. Cơ thể màu vàng sẫm, đầu và lông màu nâu, râu ngắn với 3 đốt. Trên đốt bụng thứ 9 có hai túm lông dày và dài. Kích thước và mầu sắc cơ thể sâu non tăng dần và sẫm dần theo các tuổi.

- Sâu non đẫy sức dài 6 mm, rộng 1,5 mm. Cơ thể có màu vàng đậm, hình thoi, toàn thân phủ nhiều lông, mút cuối của đuôi có một túm lông dài không quá chiều dài của 3 hoặc 4 đốt cuối bụng. Mặt lưng đốt bụng thứ 8 không có đường liên lưng. Cơ thể có 3 loại lông là lông cứng, lông gai và lông mũi mác. Đốt thứ nhất của râu đầu có 8 lông cứng, đốt râu thứ hai dạng hình nón, đốt râu thứ 3 dài bằng đốt hai và nhỏ hơn về phía đỉnh. Môi trên có bốn nốt cảm ứng. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, móng chân có hai gai nhọn (một gai dài, một gai ngắn và gai dài lớn gấp hai lần gai ngắn).

2.2. Trưởng thành

- Cơ thể hình bầu dục, dài 1,5 - 3,0 mm, rộng 0,9 - 1,7 mm.

- Toàn thân phủ nhiều lông mầu vàng ánh kim, râu và chân mầu sáng hơn, có mắt đơn (ở trán).

- Đầu và mảnh lưng ngực màu nâu đậm đến đen, có những chấm không rõ giữa gốc và các cạnh của mảnh lưng ngực trước.

- Râu đầu kiểu chuỗi hạt 11 đốt (con đực có 4 - 5 đốt chuỳ, con cái có 3 đốt chuỳ), hốc râu hở. Cằm xẻ thành hai thuỳ cong.

- Có một mắt đơn ở trán, giữa 2 mắt kép.

- Chiều dài đốt bàn chân thứ nhất gấp hai lần đốt bàn chân thứ hai. Khoảng cách giữa các đốt gốc của đôi chân giữa lớn gấp hai lần khoảng cách tương ứng của đôi chân trước.

- Cơ quan sinh dục của con đực có hai lưỡi hái cong, nhọn, nối với nhau bằng cầu ngang, chiều rộng của cầu ngang bằng ½ chiều rộng của ống phóng tinh, mép trên của cầu ngang thẳng, mép dưới cong (hình 1d).

- Mặt trong của gai giao cấu của cơ quan sinh dục cái có 10 - 15 răng cưa to.

Hình 1: Trưởng thành mọt cứng đốt

(Nguồn: Graincanada, 2009)

Hình 2: Bộ phận sinh dục của trưởng thành đực

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 3: Gai giao cấu của trưởng thành cái

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 4: Râu đầu của trưởng thành

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 4: Hình dạng cằm của trưởng thành

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 5: Sâu non mọt cứng đốt

(Nguồn: Fetured creature, 1986)

Hình 6: Môi trên của sâu non

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 7: Nốt cảm ứng ở môi trên

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 8: Móng chân của sâu non

(Nguồn: Banks H.J., 1994)

3. Đặc điểm nhận dạng mọt da vệt thận Trogoderma inclusum LeConte - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

3.1. Sâu non

- Sâu non tuổi 1 dài 1,6 - 1,8 mm, rộng 0,25 - 0,3 mm. Cơ thể mầu vàng sẫm, đầu và lông mầu nâu, râu ngắn có 3 đốt. Trên đốt bụng thứ 9 có hai túm lông dày và dài. Kích thước và mầu sắc của cơ thể sâu non tăng dần và sẫm dần theo các tuổi.

- Sâu non đẫy sức dài 6 mm, rộng 1,5 mm. Cơ thể mầu vàng đậm, hình thoi, toàn thân phủ nhiều lông, mút cuối của đuôi có một túm lông dài không quá chiều dài của 3 hoặc 4 đốt cuối bụng. Mặt lưng đốt bụng thứ 8 có đường liên lưng rõ ràng. Cơ thể có 3 loại lông là lông cứng, lông gai và lông mũi mác. Đốt thứ nhất của râu đầu có 9 lông cứng mọc về một phía của đốt râu, đốt thứ hai không thu hẹp về phía đỉnh, đốt râu thứ ba dài bằng đốt hai và nhỏ hơn về phía đỉnh. Môi trên giữa hai xương vòm miệng có 6 nốt cảm ứng. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, móng chân có hai gai nhọn (một gai dài, một gai ngắn và gai dài lớn gấp hai lần gai ngắn).

3.2. Trưởng thành

- Cơ thể hình bầu dục, dài 1,8 - 4,2 mm. Cánh cứng màu tối, có hoa văn rõ ràng màu vàng nhạt.

- Râu đầu kiểu chuỗi hạt 11 đốt (con đực có 6 - 8 đốt hình chuỳ, con cái có 4 - 5 đốt hình chuỳ, hốc râu kín.

- Chính giữa cằm hơi lõm. Bờ trong mắt kép lõm vào.

- Đốt bàn chân thứ nhất gấp gần hai lần đốt bàn chân thứ hai. Khoảng cách giữa các đốt gốc của đôi chân giữa gấp hơn hai lần khoảng cách tương tự của đôi chân trước.

- Cơ quan sinh dục của con đực có cầu ngang rất hẹp.

- Mặt trong gai giao cấu của cơ quan sinh dục cái có 20 răng cưa nhọn.

Hình 9: Trưởng thành mọt da vệt thận

(Nguồn: Grainscanada, 2009)

Hình 10: Bộ phận sinh dục của trưởng thành đực

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 11: Gai giao cấu của trưởng thành cái

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 12: Râu đầu của trưởng thành

(Nguồn: Hill, 1983)

Hình 13: Đường liên lưng của sâu non

(Nguồn: Hà Thanh Hương, 2006)

       
 

Phụ lục 2

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
…………………………………………

………………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), Mọt da vệt thận (Trogoderma

inclusum LeConte) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá:

2. Nước xuất khẩu:

3. Xuất xứ         :

4. Phương tiện vận chuyển:                               Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Tình trạng mẫu:

9. Ký hiệu mẫu  :

10. Số mẫu lưu :

11. Người giám định:

12. Phương pháp giám định: Theo quy kỹ thuật quốc gia QCVN 01-105 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định mọt mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte)”.

13. Kết quả giám định:

Tên khoa học:

Họ: Dermestidae

Bộ: Coleoptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT

(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

QCVN 01 - 106 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT TO VÒI

(Caulophilus oryzae (Gyllenhal))

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of broad-nosed grain weevil (Caulophilus oryzae (Gyllenhal))

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 106 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soan, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT TO VÒI

(Caulophilus oryzae (Gyllenhal))

 

National technical regulation on Procedure for identification

of broad-nosed grain weevil (Caulophilus oryzae (Gyllenhal))

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)) là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mọt

Là nhóm côn trùng cánh cứng gây hại chủ yếu trên các sản phẩm bảo quản sau thu hoạch.

1.3.4. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.5. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731: 89“Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-23:2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu trưởng thành được sấy ở nhiệt độ 45oC trong 5 giờ, sau đó chuyển sang lọ nút mài kín để trong tủ định ôn hoặc phòng có máy hút ẩm.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 – 70 lần.

- Lọ nút mài, đĩa petri, hộp tiêu bản.

- Kim côn trùng số 3, kim mũi mác, bìa cứng, xốp, đĩa petri, panh, bút lông.

- Hồ dán tiêu bản (60 g gum arabic + 30 g đường + 2 ml carbolic acid + 8 ml cồn 95% + 45 ml nước cất)

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

Tiêu bản giám định được thực hiện với trưởng thành mọt to vòi theo phương pháp sau:

- Chuyển mẫu đã sấy từ lọ bảo quản vào đĩa petri và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Cắm kim côn trùng số 3 vào gần cạnh đáy của mảnh bìa cứng cắt nhọn (kích thước 11 x 3,5mm), dùng panh gập đỉnh của mảnh bìa (khoảng 1 - 2 mm) vuông góc và hướng xuống dưới. Phết hồ dán tiêu bản vào phần đã gập.

- Đặt ngửa trưởng thành trên lam, đầu hướng về bên trái của người làm tiêu bản, dính phần hồ dán của mảnh bìa nhọn vào mặt bên phần ngực giữa của côn trùng (đầu nhọn của kim côn trùng hướng lên phía trên) (phụ lục 1).

- Tiêu bản được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.4. Trình tự giám định

Quan sát mẫu tiêu bản trên kính lúp soi nổi lần lượt các đặc điểm sau:

- Kích thước, màu sắc cơ thể.

- Kiểu đầu, dạng râu, số đốt râu, so sánh chiều dài của đốt râu thứ nhất với bề trên mắt kép.

- Công thức bàn chân, hình dạng đùi.

- Chiều dài của mảnh lưng ngực, so sánh chiều dài và chiều rộng của mảnh lưng ngực, hình dạng và phân bố của các chấm lõm trên mảnh lưng ngực.

- Sự có mặt của cánh màng, đốm vàng trên cánh.

- Độ cong của góc trước cánh cứng, so sánh chiều dài cánh cứng với chiều dài ngực. Sự có mặt và hình dạng của các rãnh chấm trên cánh.

- Tỷ lệ giữa độ dài vòi, mảnh lưng ngực và cánh.

2.5. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của Mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal) (phụ lục 2).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Caulophilus oryzae (Gyllenhal) (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được Caulophilus oryzae (Gyllenhal)).

2.6. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 3).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định mọt to vòi.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được mọt to vòi phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu mọt to vòi tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

- Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

Phụ lục 1

Phương pháp làm tiêu bản giám định

 

Hình 1. Vị trí cắm kim vào mảnh bìa nhọn và dán vào côn trùng

(Nguồn: Walker A.K. and Crosby T.K, 1988)

Hình 2. Tiêu bản mẫu giám định

(Nguồn: Walker A.K. and Crosby T.K, 1988)

 

 

Phụ lục 2

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Âu (Bồ Đào Nha), Bắc Mỹ (Mexico, Mỹ), Trung Mỹ (Cuba, Guatemala, Jamaica, Panama, Puerto Rico).

- Ký chủ: Caulophilus oryzae (Gyllenhal) gây hại trên nhiều loại ngũ cốc ngoài đồng ruộng và trong kho bảo quản.

1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Caulophilus oryzae (Gyllenhal)

Tên tiếng Việt: Mọt to vòi

Tên khác: Caulophilus latinasus (non Say)

Rhyncolus oryzae Gyllenhal, 1838

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Coleoptera

Họ        : Curculionidae

Giống   : Caulophilus

1.3. Đặc điểm chung

1.3.1. Họ Curculionidae

Trưởng thành họ Curculionidae có đầu kéo dài ra phía trước tựa hình vòi với miệng gặm nhai. Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt phình to) thường cong gấp hình đầu gối. Bàn chân có 5-5-5 đốt (vì đốt thứ 4 rất bé nên chỉ trông thấy 4 đốt). Có 2 đôi cánh, cánh trước cứng, cánh sau dạng cánh màng gấp lại vào bên trong cánh trước.

1.3.2. Giống Caulophilus

Trưởng thành giống Caulophilus có đặc điểm:

- Cơ thể dài 2,5 - 3 mm.

- Râu đầu 9 đốt dạng dùi đục (có 3 đốt phình to), cong gấp hình đầu gối. Râu mọc ra từ giữa vòi.

- Cánh cứng dài che hết bụng.

2. Đặc điểm nhận dạng mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

- Trưởng thành: Màu nâu đậm đến đen bóng, cơ thể dài 2,5 - 3 mm.

- Đầu kéo dài thành vòi, to hơn hẳn vòi mọt thóc; đầu ngắn, rộng và có nhiều chấm rải rác.

- Râu đầu có 9 đốt dạng đầu gối mọc từ giữa phần đầu, đốt thứ nhất dài chạm tới bờ trên của mắt, đốt ngoài cùng hình cầu màu nâu có lông mịn.

- Mảnh lưng ngực ngắn, chiều dài bằng chiều rộng, có nhiều chấm lõm tròn nhỏ cách đều nhau.

- Cánh trước ở phía đầu hơi cong, chiều dài cánh cứng gấp 2 lần chiều dài ngực. Những rãnh chấm trên cánh trước sâu, các chấm ở rãnh trông rất rõ rang. Đường rãnh thứ 7 và thứ 8 nhập vào nhau ở phía sau vai. Các đường rãnh ở giữa cong với các chấm không rõ, bề mặt phần dưới phía thân có những đường chấm thưa.

- Tỷ lệ giữa độ dài vòi, mảnh lưng ngực và cánh là 1:1:2 (ở các loài bọ đầu dài khác thuộc họ Curculionidae tỷ lệ này là 1:1:1).

- Đùi Caulophilus granarius (Gyllenhal) phình to từ giữa đến cuối.

(Nguồn: Grainscanada, 2009; Cục Bảo vệ thực vật, 1997)

 

Phụ lục 3

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật
……………………

……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá            :

2. Nước xuất khẩu                     :

3. Xuất xứ                                 :

4. Phương tiện vận chuyển:       Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu                   :

6. Ngày lấy mẫu                        :

7. Người lấy mẫu                      :

8. Tình trạng mẫu                       :

9. Ký hiệu mẫu                          :

10. Số mẫu lưu                         :

11. Người giám định                  :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-106 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal))”.

13. Kết quả giám định    :

Tên khoa học                :

Họ: Curculionidae

Bộ: Coleoptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

QCVN 01 - 107 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT THÓC

(Sitophilus granarius Linnaeus)

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of grain weevil (Sitophilus granarius Linnaeus)

 

 

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 107 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT THÓC (Sitophilus granarius Linnaeus)

 

National technical regulation on Procedure for identification

of grain weevil (Sitophilus granarius Linnaeus)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mọt

Là nhóm côn trùng cánh cứng gây hại chủ yếu trên các sản phẩm bảo quản sau thu hoạch.

1.3.4. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.5. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4731: 891 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-23:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo phương pháp của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT1 về “Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu trưởng thành được sấy ở nhiệt độ 45oC trong 5 giờ, sau đó chuyển sang lọ nút mài kín để trong tủ định ôn hoặc phòng có máy hút ẩm.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 – 60 lần.

- Lọ nút mài, đĩa petri, hộp tiêu bản.

- Kim côn trùng số 3, kim mũi mác, bìa cứng, xốp.

- Hồ dán tiêu bản (60 g gum arabic + 30 g đường + 2 ml carbolic acid + 8 ml cồn 95% + 45 ml nước cất)

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

Tiêu bản giám định được thực hiện với trưởng thành mọt thóc theo phương pháp sau:

- Chuyển mẫu đã sấy từ lọ bảo quản vào đĩa petri và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Cắm kim côn trùng số 3 vào gần cạnh đáy của mảnh bìa cứng cắt nhọn (kích thước 11 x 3,5mm), dùng panh gập đỉnh của mảnh bìa (khoảng 1 - 2 mm) vuông góc và hướng xuống dưới. Phết hồ dán tiêu bản vào phần đã gập.

- Đặt ngửa trưởng thành trên lam, đầu hướng về bên trái của người làm tiêu bản, dính phần hồ dán của mảnh bìa nhọn vào mặt bên phần ngực giữa của côn trùng (đầu nhọn của kim côn trùng hướng lên phía trên) (phụ lục 1).

- Tiêu bản được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.4. Trình tự giám định

Quan sát mẫu tiêu bản trên kính lúp soi nổi lần lượt các đặc điểm sau:

- Kích thước cơ thể.

- Màu sắc và lông trên cơ thể.

- Kiểu đầu, dạng râu, số đốt râu.

- Công thức bàn chân.

- Hình dạng chấm lõm trên mảnh lưng ngực.

- Sự có mặt của cánh màng, đốm vàng trên cánh.

2.5. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus (phụ lục 2).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Sitophilus granarius Linnaeus (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được Sitophilus granarius Linnaeus.

2.6. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 3).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định mọt thóc.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được mọt thóc phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu mọt thóc tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

Phụ lục 1.

Phương pháp làm tiêu bản giám định

 

Hình 1. Vị trí cắm kim vào mảnh bìa nhọn và dán vào côn trùng

(Nguồn: Walker A.K. and Crosby T.K, 1988)

Hình 2. Tiêu bản mẫu giám định

(Nguồn: Walker A.K. and Crosby T.K, 1988)

 

 

Phụ lục 2.

 

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Á (Afghanistan, Ấn Độ, Irắc, Nhật Bản, Arập, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Yemen), châu Âu (Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Italy, Ba Lan, Rumani, Nga, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh), Châu Phi (Algeria, Nam Phi, Swaziland), Bắc Mỹ (Canada, Mexico, Mỹ), Nam Mỹ (Arhentina, Chile), châu Úc (Úc).

- Ký chủ: Sitophilus granarius Linnaeus gây hại trên lúa mạch, lúa mỳ, đại mạch, ngô, thóc.

1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Sitophilus granarius Linnaeus

Tên tiếng Việt: Mọt thóc

Tên khác: Calandra granaria Linnaeus

Calendra granaria Linnaeus

Curculio granarius Linnaeus

- Vị trí phân loại:

Ngành: Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Coleoptera

Họ        : Curculionidae

Giống   : Sitophilus

1.3. Đặc điểm chung

1.3.1. Họ Curculionidae

Trưởng thành họ Curculionidae có đầu kéo dài ra phía trước tựa hình vòi với miệng gặm nhai. Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt phình to) thường cong gấp hình đầu gối. Bàn chân có 5-5-5 đốt (vì đốt thứ 4 rất bé nên chỉ trông thấy 4 đốt). Có 2 đôi cánh, cánh trước cứng, cánh sau dạng cánh màng gấp lại vào bên trong cánh trước.

1.3.2. Giống Sitophilus

Trưởng thành giống Sitophilus có đặc điểm sau:

- Cơ thể dài 2,4 - 4,5 mm.

- Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt phình to) cong gấp hình đầu gối, mọc ra từ giữa vòi.

- Cánh cứng dài che hết bụng.

2. Đặc điểm nhận dạng mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

- Trưởng thành: Kích thước 2,4 - 4,5 mm, cơ thể màu nâu đỏ đến đen bóng, có nhiều lông cứng, ngắn màu vàng mọc rải rác. Đầu kéo dài thành vòi, râu đầu có 8 đốt. Mảnh lưng ngực có những chấm lõm hình bầu dục rõ ràng. Cánh cứng không có đốm màu vàng. Trưởng thành không có cánh màng nên không thể bay được (hình 3).

Hình 3. Trưởng thành Sitophilus granarius Linnaeus

(Nguồn: BioLib, 2009)

 

Phụ lục 3.

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
_____________

………………………………….

…………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá            :

2. Nước xuất khẩu                     :

3. Xuất xứ                                 :

4. Phương tiện vận chuyển:       Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu                   :

6. Ngày lấy mẫu                        :

7. Người lấy mẫu                      :

8. Tình trạng mẫu                       :

9. Ký hiệu mẫu                          :

10. Số mẫu lưu                         :

11. Người giám định                  :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-107 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus)”.

13. Kết quả giám định    :

Tên khoa học                :

Họ: Curculionidae

Bộ: Coleoptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT

(hoặc người giám định)

(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

QCVN 01 - 108 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ

THUỘC GIỐNG Anastrepha LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH

THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

 

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of fruit fly species belong to Anastrepha genus - Plant quarantine pests of Vietnam

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 108 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ
THUỘC GIỐNG Anastrepha LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH
THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

 

National technical regulation on Procedure for identification
of fruit fly species belong to Anastrepha genus
–  Plant quarantine pests
of Vietnam

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.4. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

- Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn gia TCVN 4731:891 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo phương pháp của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT1 về “Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu giám định được lưu giữ và bảo quản như sau:

2.1.2.1. Sâu non

- Ngâm trong cồn 70%.

2.1.2.2. Trưởng thành

- Mẫu chưa làm tiêu bản: Bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.

- Tiêu bản: Bảo quản trong bình hút ẩm có thymol.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 - 70 lần, kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 - 400 lần.

- Kim côn trùng số 1, kim mũi mác.

- Bình hút ẩm, đĩa petri, lam, lamen, panh, bút lông.

- Cồn 50% và 70%, glycerin, nước cất, thymol, keo canada.

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

2.3.1. Sâu non tuổi 3

- Luộc mẫu trong nước và để sôi khoảng 2 phút, sau đó ngâm vào cồn 50% trong 15 phút rồi chuyển sang cồn 70%.

- Tách riêng đầu của sâu non và lấy toàn bộ phần móc miệng màu đen.

- Tách đốt bụng thứ nhất và tách riêng lỗ thở trước.

- Tách đốt bụng cuối cùng (đốt thứ 11) và tách riêng lỗ thở sau, lỗ hậu môn.

- Đặt các bộ phận đã tách lên lam (móc miệng, lỗ thở trước, lỗ thở sau và lỗ hậu môn), nhỏ lên phía trên một giọt dung dịch glycerin.

- Đậy lamen và dùng keo canada làm kín xung quanh lamen.

2.3.2. Trưởng thành

- Chuyển mẫu từ ngăn đá tủ lạnh vào bình hút ẩm có chứa thymol và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Dùng kim côn trùng số 1 cắm từ trên xuống tại vị trí trung tâm của mảnh lưng ngực.

- Tiêu bản trưởng thành được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.4. Trình tự giám định

Quan sát mẫu trên kính lúp soi nổi và kính hiển vi, ghi chép các chỉ tiêu sau:

2.4.1. Sâu non tuổi 3

- Chiều dài của sâu non.

- Số lượng nếp nhăn hai bên đầu.

- Hình dáng móc miệng của sâu non.

- Số lượng gai thịt trên lỗ thở trước.

- Lỗ thở sau: Kích thước khe mở, dạng lông trên khe mở, số lượng lông phía trên, phía dưới và hai bên, số lượng gai thịt phía trên và phía dưới của lỗ thở sau.

- Hình dạng thùy hậu môn (có xẻ thùy hay không xẻ thùy), số lượng đường do các gai nhỏ tạo thành xung quanh hậu môn.

2.4.2. Trưởng thành

- Màu sắc và kích thước cơ thể, chiều dài sải cánh (cm).

- Màu sắc và lông của phần đầu.

- Hình dạng hoa văn của cánh.

- So sánh chiều dài đốt bụng thứ 3, 4 và 5.

- Màu sắc, hình dạng của ống đẻ trứng so với độ dài của các đốt bụng.

- Màu sắc và hoa văn mảnh lưng ngực, hai bên mảnh lưng ngực.

- Màu sắc chân, số lượng gai trên đốt chày chân giữa.

2.4.3. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của đục quả Nam Mỹ và ruồi đục quả Mexico (phụ lục 1).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Anastrepha ludens (Loew) hoặc Anastrepha fraterculus Wiedemann (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được Anastrepha ludens (Loew) hoặc Anastrepha fraterculus Wiedemann.

2.5. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là ruồi đục quả Mexico (Anastrepha ludens (Loew)) hoặc ruồi đục quả Nam Mỹ (Anastrepha fraterculus Wiedemann) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được ruồi đục quả Nam Mỹ hoặc ruồi đục quả Mexico phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1.

 

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Ruồi đục quả Mexico (Anastrepha ludens (Loew))

1.1.1. Phân bố và ký chủ :

- Phân bố: Bắc Mỹ (Mexico, Mỹ), Trung Mỹ (Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua).

- Ký chủ: Cây họ cam quýt (Rutaceae), họ Myrtaceae và Rosaceae.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Anastrepha ludens (Loew)

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Mexico.

Tên khác: Trypeta ludens (Loew)

Acrotoxa ludens Loew

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Anastrepha

1.2. Ruồi đục quả Nam Mỹ (Anastrepha fraterculus Wiedemann)

1.1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Bắc Mỹ (Mexico), Trung Mỹ (Bahamas, Babardos, Belize, Costa Rica, Cuba, Dominica, Haiti...), Nam Mỹ (Arhentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Venezuela).

- Ký chủ: Sponias spp., cam quýt (Citrus spp.), ổi (Psidium guajava)

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Anastrepha fraterculus Wiedemann

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Nam Mỹ.

Tên khác:          Anastrepha mombinpraeoptans Seín

                        Anastrepha fraterculus var. mombinpraeoptans Seín

Anastrepha fraterculus var. ligata Costa Lima

Tephritis obliqua Macquart

Acrotoxa obliqua (Macquart)

Trypeta obliqua (Macquart)

Anastrepha acudisa (not Walker)

Anastrepha trinidadensis Green (not Walker)

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Anastrepha

2. Sơ đồ mạch cánh của ruồi đục quả họ Tephritidae

Cánh ruồi đục quả họ Tephritidae có chiều dài từ 2 đến 25mm, trên cánh thường có các vân tối hoặc sáng màu. Vị trí các mạch và các buồng trên cánh được thể hiện ở hình 1.

Hình 1. Sơ đồ mạch cánh ruồi đục quả họ Tephritidae

(Nguồn : Drew R.A.I and Hancock D.L., 1994)

3. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả Mexico (Anastrepha ludens (Loew)) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

3.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 5,8 - 11,1 mm, rộng 1,2 - 2,5 mm, cơ thể đầu nhọn đuôi bằng (hình 1a).

- Trên đầu có 11 - 17 nếp nhăn (hình 1b).

- Móc miệng có hình dáng đặc trưng (hình 1c).

- Lỗ thở trước có từ 12 - 21 gai thịt (hình 1d).

- Lỗ thở sau: Khe mở hoá cứng và có chiều dài bằng khoảng 3,5 lần chiều rộng, có lông ngắn thường phân nhánh tại 1/3 phía đỉnh (hình 1e). Túm lông phía trên và phía dưới lỗ thở có 6 - 13 lông, phía trên có 4 - 7 lông.

- Phía trên và dưới của lỗ thở sau đều có 2 đôi gai thịt nhỏ (hình 1e).

- Lỗ hậu môn: Hậu môn phân thành 2 thuỳ rộng và nhô lên, xung quanh có 3 - 4 đường liên tục do các gai nhỏ tạo thành (hình 1f).

Hình 2. Sâu non tuổi 3 loài Anastrepha ludens (Loew)

2a: Sâu non, 2b: Đầu sâu non, 2c: Móc miệng,

2d: Lỗ thở trước, 2e: Lỗ thở sau, 2f: Lỗ hậu môn

(Nguồn: George, H.B., 1979)

3.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Ruồi màu nâu vàng, có kích thước 6,2 - 7,8 mm. Chiều dài cánh 7 - 9 mm.

- Đầu màu vàng đến nâu vàng, trán có hai hàng lông đan chéo, phía sau có hàng lông phát triển.

- Mảnh lưng ngực màu nâu vàng có nhiều lông ngắn.

- Cánh màu nâu vàng nhạt, có những vân trên cánh màu vàng da cam đến nâu hình chữ S bắt đầu từ cuối mạch R4+5 và một vân hình chữ V ngược bắt đầu từ bờ sau của cánh gân song song với vân hình chữ S. Buồng Cup kéo dài, mạch M uốn cong trước khi tiếp giáp với mép cánh.

- Vân cánh ở buồng Sc và vân cánh chạy qua gân r-m tách rời.

- Chân màu vàng nâu, cuối đốt chày chân giữa có 1 gai màu đen.

- Con cái có ống đẻ trứng rất dài (3,4 - 4,7 mm), cuối ống đẻ trứng có nhiều gai nhỏ.

Hình 3. Trưởng thành Anastrepha ludens (Loew)

(Nguồn: Ian, M.W., 1994.)

4. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả Nam Mỹ (Anastrepha fraterculus Wiedemann) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

4.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 7 - 9 mm, trên đầu có 7 - 10 nếp nhăn.

- Móc miệng có hình dạng đặc trưng.

- Lỗ thở trước có từ 14 - 18 gai thịt.

- Lỗ thở sau: Khe mở hoá cứng, màu nâu tối và có chiều dài bằng khoảng 3 lần chiều rộng, có các túm lông. Các lông thường phân nhánh tại 1/3 phía đỉnh. Túm lông phía dưới và phía trên lỗ thở có 12 - 16 lông dài, phía bên có 6 - 9 lông.

- Lỗ hậu môn: Hậu môn có thuỳ rộng và nhô lên, xung quanh có 2 - 4 đường không liên tục do các gai nhọn tạo thành.

4.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Ruồi màu vàng nâu, thân dài 6 mm. Chiều dài cánh 5 - 7 mm.

- Trán có hai hàng lông đan chéo nhau.

- Trên mảnh lưng ngực có đốm vàng nhạt ở hai góc trước, dải vàng nhạt ở hai rìa bên từ giữa mảnh lưng ngực đến cuối, ở giữa có dải vàng lớn hơn kéo từ bờ trên đến giữa mảnh lưng ngực.

- Cánh có những vân trên cánh màu vàng da cam đến nâu hình chữ S bắt đầu từ cuối mạch R4+5 và một vân hình chữ V ngược bắt đầu từ bờ sau của cánh gần song song với vân hình chữ S.

- Chân màu vàng nâu, cuối đốt chày chân giữa có 1 gai màu đen.

- Bụng màu nâu vàng, đốt bụng thứ 3 và 4 của con đực bằng nhau, ống đẻ trứng của con cái màu nâu vàng dài 1,2 mm, phần cuối màu sẫm hơn và có gai, chiều dài ống đẻ trứng bằng chiều dài của 3 đốt bụng cuối.

Hình 4. Trưởng thành Anastrepha fraterculus Wiedemann

(Nguồn: Ian, M.W., 1994)

 

Phụ lục 2.

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
______________

……………………………….

……………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Ruồi đục quả Mexico (Anastrepha ludens (Loew))/ Ruồi đục quả Nam Mỹ
(Anastrepha fraterculus Wiedemann) là dịch hại kiểm dịch thực vật
của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá            :

2. Nước xuất khẩu                     :

3. Xuất xứ                                 :

4. Phương tiện vận chuyển:       Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu                   :

6. Ngày lấy mẫu                        :

7. Người lấy mẫu                      :

8. Tình trạng mẫu                       :

9. Ký hiệu mẫu                          :

10. Số mẫu lưu                         :

11. Người giám định                  :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-108 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định ruồi đục quả giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam”.

13. Kết quả giám định    :

Tên khoa học                :

Họ: Tephritidae

Bộ: Diptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT

(hoặc người giám định)

(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

QCVN 01 - 109 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ

THUỘC GIỐNG Bactrocera LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT

CỦA VIỆT NAM

 

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of fruit fly species belong to Bactrocera genus

Plant quarantine pests of Vietnam

 

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 109 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng năm 12 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ THUỘC GIỐNG

Bactrocera LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

 

National technical regulation on Procedure for identification

of fruit fly species belong to Bactrocera genus

Plant quarantine pests of Vietnam

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.4. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

- Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn gia TCVN 4731:891 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo phương pháp của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT1 về “Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu giám định được lưu giữ và bảo quản như sau:

2.1.2.1. Sâu non

- Ngâm trong cồn 70%.

2.1.2.2. Trưởng thành

- Mẫu chưa làm tiêu bản: Bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.

- Tiêu bản: Bảo quản trong bình hút ẩm có thymol.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 - 70 lần, kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 - 400 lần.

- Kim côn trùng số 1, kim mũi mác, ống nghiệm, đèn cồn.

- Bình hút ẩm, đĩa petri, lam, lamen, panh, bút lông.

- Cồn 50% và 70%, glycerin, nước cất, thymol.

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

2.3.1. Sâu non tuổi 3

- Luộc mẫu trong nước và để sôi khoảng 2 phút, sau đó ngâm vào cồn 50% trong 15 phút rồi chuyển sang cồn 70%.

- Tách riêng đầu của sâu non và lấy toàn bộ phần móc miệng màu đen.

- Tách đốt bụng thứ nhất và tách riêng lỗ thở trước.

- Tách bụng đốt cuối cùng (đốt thứ 11) và tách riêng lỗ thở sau, lỗ hậu môn.

- Đặt các bộ phận đã tách lên lam (móc miệng, lỗ thở trước, lỗ thở sau và lỗ hậu môn), nhỏ lên phía trên một giọt dung dịch glycerin.

- Đậy lamen và dùng keo canada làm kín xung quanh lamen.

2.3.2. Trưởng thành

- Chuyển mẫu từ ngăn đá tủ lạnh vào bình hút ẩm có chứa thymol và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Dùng kim côn trùng số 1 cắm từ trên xuống tại vị trí trung tâm của mảnh lưng ngực.

- Tiêu bản trưởng thành được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.4. Trình tự giám định

Quan sát mẫu trên kính lúp soi nổi và kính hiển vi, ghi chép các chỉ tiêu sau:

2.4.1. Sâu non tuổi 3

- Chiều dài của sâu non.

- Số lượng nếp nhăn hai bên đầu.

- Hình dáng móc miệng của sâu non.

- Số lượng gai thịt trên lỗ thở trước.

- Lỗ thở sau: Kích thước khe mở, dạng lông trên khe mở, số lượng lông phía trên, phía dưới và hai bên, số lượng gai thịt phía trên và phía dưới của lỗ thở sau.

- Hình dạng thùy hậu môn (có xẻ thùy hay không xẻ thùy), số lượng đường do các gai nhỏ tạo thành xung quanh hậu môn.

2.4.2. Trưởng thành

- Màu sắc và kích thước cơ thể, chiều dài sải cánh (cm).

- Hình dạng hoa văn của cánh, dạng mạch Costa (C), buồng Cup của cánh.

- Màu sắc, hoa văn của mặt lưng các đốt bụng, dạng và chiều dài của ống đẻ trứng so với các đốt bụng 4 + 5.

- Số lông cứng và màu sắc của mảnh thuẫn.

- Màu sắc và hoa văn mảnh lưng ngực, hai bên mảnh lưng ngực.

- Màu sắc của chân.

2.5. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của đục quả châu Úc và ruồi đục quả Trung Quốc (phụ lục 1).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Bactrocera tryoni (Froggatt) hoặc Bactrocera tsuneonis (Miyake) (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được Bactrocera tryoni (Froggatt) hoặc Bactrocera tsuneonis (Miyake).

2.6. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là ruồi đục quả châu Úc (Bactrocera tryoni (Froggatt)) hoặc ruồi đục quả Trung Quốc (Bactrocera tsuneonis (Miyake)) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được ruồi đục quả châu Úc hoặc ruồi đục quả Trung Quốc phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1.

 

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Ruồi đục quả châu Úc (Bactrocera tryoni (Froggatt)

1.1.1. Phân bố và ký chủ :

- Phân bố: Bactrocera tryoni có phân bố tại Úc.

- Ký chủ: Thuộc loài đa thực có ký chủ là 234 loài cây trồng ở 49 họ.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Bactrocera tryoni (Froggatt)

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả châu Úc

Tên khác: Bactrocera (Bactrocera) tryoni (Froggatt)

Dacus tryoni (Froggatt)

Chaetodacus tryoni (Froggatt)

Chaetodacus sarcocephali Tryon

Strumeta melas Perkins & May

Strumeta tryoni (Froggatt)

Dacus ferrugineus tryoni (Froggatt)

Tephritis tryoni Froggatt

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Bactrocera

1.2. Ruồi đục quả Trung Quốc (Bactrocera tsuneonis (Miyake))

1.1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản).

- Ký chủ: Cam quýt (Citrus aurantium, Citrus reticulata, Citrus sinensis), Fortunella margarita, Fortunella x crassifolia.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Bactrocera tsuneonis (Miyake)

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Trung Quốc

Tên khác: Dacus tsuneonis Miyake

Dacus cheni Chao

Tetradacus tsuneonis (Miyake)

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Bactrocera

2. Sơ đồ mạch cánh của ruồi đục quả họ Tephritidae

Cánh ruồi đục quả họ Tephritidae có chiều dài từ 2 đến 25mm, trên cánh thường có các vân tối hoặc sáng màu. Vị trí các mạch và các buồng trên cánh được thể hiện ở hình 1.

Hình 1. Sơ đồ mạch cánh ruồi đục quả họ Tephritidae

(Nguồn: Drew R.A.I and Hancock D.L., 1994)

3. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả châu Úc (Bactrocera tryoni (Froggatt)) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

3.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 8 - 11 mm (hình 1a). Trên đầu có 9 - 12 nếp nhăn, có răng cưa rõ ràng và bên cạnh có 8 - 12 tấm răng cưa nhỏ (1c).

- Móc miệng hoá cứng, rộng và không có răng ở đỉnh (hình 1b).

- Lỗ thở trước có 9 - 12 gai thịt (1d).

- Lỗ thở sau: Khe mở lỗ thở sau có chiều dài bằng khoảng 3 lần chiều rộng. Túm lông phía trên và phía dưới lỗ thở có 12 - 17 lông to thường là phân nhánh, phía trên có 5 - 9 lông tương tự. Phía trên và dưới của lỗ thở sau đều có 2 đôi gai thịt nhỏ (hình 1e).

- Lỗ hậu môn: hậu môn phân thuỳ rõ, xung quanh có 3 - 5 đường không lien tục do các gai nhỏ tạo thành, phần dưới khe mở các đường này thường rõ và lớn hơn (hình 1f).

Hình 2. Sâu non tuổi 3 loài Bactrocera tryoni (Froggatt)

1a: Sâu non, 1b: Móc miệng, 1c: Nếp nhăn ở đầu, 1d: Lỗ thở trước,

1e: Lỗ thở sau, 1f: Lỗ hậu môn

(Nguồn: 1a: George, H.B., 1979; 1b-1f: Ian, M.W., 1994)

3.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Ruồi có kích thước 6,5 - 7,0 mm. Chiều dài cánh 5,0 - 7,0 mm.

- Mảnh lưng ngực và bụng phía trước có màu nâu đỏ, mảnh thuẫn có màu nhạt hơn và có 2 lông.

- Cánh: Mép của gân Costa có băng màu rõ ràng và mở rộng từ gốc cánh cho đến gần đỉnh cánh. Băng Costa thường hẹp, không kéo tới gân R2+3, gân ngang r-m và dm-cu không có hoa văn.

- Bụng: Trên mặt lưng đốt bụng thứ nhất có màu nâu đỏ đến nâu, đốt thứ 2 màu vàng nâu nửa sau màu trắng, 2 rìa đốt bụng thứ 3 có túm lông, đốt bụng thứ 5 có 2 đốm màu sáng. Ống đẻ trứng của con cái dài 1,3 mm.

Hình 3. Trưởng thành Bactrocera tryoni (Froggatt)

(Nguồn: Ian, M.W., 1994)

4. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả Trung Quốc (Bactrocera tsuneonis (Miyake)) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

4.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 8 - 11 mm (hình 1a).

- Trên đầu có 9 - 17 nếp nhăn.

- Lỗ thở trước có từ 34 gai thịt.

- Lỗ thở sau: Túm lông phía trên và phía dưới lỗ thở có 11 - 14 lông, phía bên có 7 - 12 lông.

- Lỗ hậu môn: Hậu môn phân thành 2 thuỳ nhưng nhô lên không rõ ràng.

4.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Ruồi có kích thước 9 - 10 mm, có màu vàng chanh đến hơi tối. Chiều dài cánh 8 - 10 mm.

- Mảnh lưng ngực: Mảnh lưng ngực có đốm đen thành hình chữ Y ngược. Góc ngoài mảnh lưng ngực trước, mảnh bên ngực giữa, mảnh bên lưng, hai bên và chính giữa của mảnh lưng ngực giữa có dải màu vàng, hai tấm bên của mảnh lưng ngực sau gần khớp cánh màu vàng.

- Cánh: Mép của gân Costa có băng màu tối rất rộng, bắt đầu từ gân Sc tới đỉnh cánh và mở rộng qua gân R4+5. Cánh không có băng ngang. Mặt trên của R­1 có lông. Buồng Cup kéo rất dài, bằng hoặc lớn hơn gân A1+CuA2. Buồng Cup hẹp và kéo dài.

- Bụng: Các đốt bụng phân biệt rõ ràng. Bụng nâu vàng đến nâu đậm, giữa bụng có 1 đường đen kéo dài hết bụng, ở đốt thứ 3 có một vệt ngang màu đen. Đốt bụng thứ 4 có vệt đen từ hai bên kéo vào. Ở con đực, hai bên rìa đốt bụng thứ ba có túm lông. Ống đẻ trứng của con cái hình phễu màu nâu vàng đến nâu đậm, chiều dài ống đẻ trứng bằng đốt bụng thứ 4+5.

- Chân màu vàng đến màu vàng cam.

Hình 4. Trưởng thành Bactrocera tsuneonis (Miyake)

(Nguồn: Ian, M.W., 1994)

 

Phụ lục 2.

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và
Kiểm dịch thực vật
______________

……………………………………

…………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Ruồi đục quả châu Úc (Bactrocera tryoni (Froggatt))/ Ruồi đục quả Trung Quốc

(Bactrocera tsuneonis (Miyake)) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá            :

2. Nước xuất khẩu                     :

3. Xuất xứ                                 :

4. Phương tiện vận chuyển:       Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu                   :

6. Ngày lấy mẫu                        :

7. Người lấy mẫu                      :

8. Tình trạng mẫu                       :

9. Ký hiệu mẫu                          :

10. Số mẫu lưu                         :

11. Người giám định                  :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-109 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam”.

13. Kết quả giám định    :

Tên khoa học                :

Họ: Tephritidae

Bộ: Diptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

QCVN 01 - 110 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ

THUỘC GIỐNG Ceratitis LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

 

 

 

National technical regulation on Procedure for identification

of fruit fly species belong to Ceratitis genus

Plant quarantine pests of Vietnam

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 106 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NHÓM RUỒI ĐỤC QUẢ THUỘC GIỐNG

Ceratitis LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

 

National technical regulation on Procedure for identification

of fruit fly species belong to Ceratitis genus

Plant quarantine pests of Vietnam

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.

1.3.4. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1 Thu thập mẫu

- Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn gia TCVN 4731:891 “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

- Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo phương pháp của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT1 về “Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu giám định được lưu giữ và bảo quản như sau:

2.1.2.1. Sâu non

- Ngâm trong cồn 70%.

2.1.2.2. Trưởng thành

- Mẫu chưa làm tiêu bản: Bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.

- Tiêu bản: Bảo quản trong bình hút ẩm có thymol.

2.2. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 - 70 lần, kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 - 400 lần.

- Kim côn trùng số 1, kim mũi mác, ống nghiệm, đèn cồn.

- Bình hút ẩm, đĩa petri, lam, lamen, panh, bút lông.

- Cồn 50% và 70%, glycerin, nước cất, thymol.

2.3. Phương pháp làm tiêu bản mẫu giám định

2.3.1. Sâu non tuổi 3

- Luộc mẫu trong nước và để sôi khoảng 2 phút, sau đó ngâm vào cồn 50% trong 15 phút rồi chuyển sang cồn 70%.

- Tách riêng đầu của sâu non và lấy toàn bộ phần móc miệng màu đen.

- Tách đốt bụng thứ nhất và tách riêng lỗ thở trước.

- Tách đốt bụng cuối cùng (đốt thứ 11) và tách riêng lỗ thở sau, lỗ hậu môn.

- Đặt các bộ phận đã tách lên lam (móc miệng, lỗ thở trước, lỗ thở sau và lỗ hậu môn), nhỏ lên phía trên một giọt dung dịch glycerin.

- Đậy lamen và dùng keo canada làm kín xung quanh lamen.

2.3.2. Trưởng thành

- Chuyển mẫu từ ngăn đá tủ lạnh vào bình hút ẩm có chứa thymol và để qua đêm cho mẫu mềm.

- Dùng kim côn trùng số 1 cắm từ trên xuống tại vị trí trung tâm của mảnh lưng ngực.

- Tiêu bản trưởng thành được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.4. Trình tự giám định

Quan sát mẫu trên kính lúp soi nổi và kính hiển vi, ghi chép các chỉ tiêu sau:

2.4.1. Sâu non tuổi 3

- Chiều dài của sâu non.

- Số lượng nếp nhăn hai bên đầu.

- Hình dáng móc miệng của sâu non.

- Số lượng gai thịt trên lỗ thở trước.

- Lỗ thở sau: Lông trên khe mở của lỗ thở sau, gai thịt phía trên và phía dưới của lỗ thở sau.

- Hình dạng thuỳ hậu môn (có xẻ thuỳ hay không xẻ thuỳ).

2.4.2. Trưởng thành

- Màu sắc và kích thước cơ thể, chiều dài sải cánh (cm).

- Đốm màu trên rãnh râu, số lượng, hình dạng và màu sắc của lông cứng ở mép trước mắt của con đực.

- Hình dạng hoa văn của cánh.

- So sánh chiều dài đốt bụng thứ 3, 4 và 5.

- Hình dạng, màu sắc, hoa văn và lông cứng mặt trên của bụng.

- Hình dạng của ống đẻ trứng, độ dài của ống đẻ trứng so với độ dài của đốt bụng thứ 5, gai cuối ống đẻ trứng.

- Màu sắc và hoa văn mảnh lưng ngực, hai bên mảnh lưng ngực.

- Màu sắc và lông trên mảnh thuẫn.

- Dạng lông trên đốt chày chân giữa của con đực.

2.5. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của đục quả Địa Trung Hải và ruồi đục quả Natal (phụ lục 1).

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cá thể trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là Ceratitis capitata (Wiedemann) hoặc Ceratitis rosa Karsch (chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã từng giám định được Ceratitis capitata (Wiedemann) hoặc Ceratitis rosa Karsch.

2.6. Thẩm định kết quả giám định và báo cáo

Sau khi khẳng định kết quả giám định là ruồi đục quả Địa Trung Hải (Ceratitis capitata (Wiedemann)) hoặc ruồi đục quả Natal (Ceratitis rosa Karsch) thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được ruồi đục quả Địa Trung Hải hoặc ruồi đục quả Natal phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định trước khi ra quyết định công bố và xử lý dịch.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1

 

1. Thông tin về dịch hại

1.1. Ruồi đục quả Địa Trung Hải (Ceratitis capitata (Wiedemann))

1.1.1. Phân bố và ký chủ :

- Phân bố: Châu Á (Iran, Israel, Jordan, Lebanon, Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kì, Yemen), Châu Âu (Albania, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Pháp, Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ), Châu Phi (Algeria, Angola, Benin, Bostwana, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Congo...), Bắc Mỹ (Mỹ), Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama), Nam Mỹ (Arhentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela).

- Ký chủ: Đây là loài đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng, trong đó cây cà phê (Coffea spp.) thường bị hại nặng.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Ceratitis capitata (Wiedemann)

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Địa Trung Hải

Tên khác: Ceratitis hispanica Breme

Tephritis capitata Wiedemann

Ceratitis citriperda MacLeay

Pardalaspis asparagi Bezzi

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Ceratitis

1.2. Ruồi đục quả Natal (Ceratitis rosa Karsch)

1.1.1. Phân bố và ký chủ 

- Phân bố: Châu Phi (Angola, Ethiopia, Guinea, Kenya, Malawi, Mali, Mauritius, Nigeria, Rwada, Swaziland, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe).

- Ký chủ: Đây là loài đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

1.1.2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Ceratitis rosa Karsch

Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Natal

Tên khác: Pterandrus rosa (Karsch)

- Vị trí phân loại:

Ngành   : Arthropoda

Lớp      : Insecta

Bộ        : Diptera

Họ        : Tephritidae

Giống   : Ceratitis

2. Sơ đồ mạch cánh của ruồi đục quả họ Tephritidae

Cánh ruồi đục quả họ Tephritidae có chiều dài từ 2 đến 25mm, trên cánh thường có các vân tối hoặc sáng màu. Vị trí các mạch và các buồng trên cánh được thể hiện ở hình 1.

Hình 1. Sơ đồ mạch cánh ruồi đục quả họ Tephritidae

(Nguồn: Drew R.A.I and Hancock D.L., 1994)

3. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả Địa Trung Hải (Ceratitis capitata (Wiedemann)) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

3.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 6,5 - 9,0 mm, rộng 1,2 - 1,5 mm (hình 1a), trên đầu có 9 - 13 nếp nhăn có răng cưa tròn, ngắn (hình 1b).

- Móc miệng màu đen, hoá cứng, rộng và không có răng cưa ở đỉnh (hình 1c).

- Lỗ thở trước có từ 8 - 10 gai thịt (hình 1d).

- Lỗ thở sau: Khe mở hoá cứng và có chiều dài bằng khoảng 2,5 - 3 lần chiều rộng. Túm lông phía trên và phía dưới lỗ thở có 6 - 9 lông mềm phân nhánh tại ½ đỉnh, túm lông bên có 4 - 6 lông (hình 1e). Phía trên và dưới của lỗ thở sau đều có 2 đôi gai thịt nhỏ.

- Lỗ hậu môn: Các thuỳ hậu môn được bao quanh bởi 3 - 6 đường không liên tục do các gai cứng, nhỏ tạo thành. Phía dưới lỗ hậu môn các đường này nhiều hơn và gai cũng cứng hơn (hình 1f).

Hình 2. Sâu non tuổi 3 loài Ceratitis capitata (Wiedemann)

1a: Sâu non      ,1b: Đầu sâu non, 1c: Móc miệng,

1d: Lỗ thở trước, 1e: Lỗ thở sau, 1f : Lỗ hậu môn

(Nguồn: 1a-1d: George, H.B., 1979; 1e-1f: Ian, M.W, 1994)

3.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Trưởng thành màu vàng nhạt có kích thước 3,5 - 5,0 mm. Chiều dài cánh 4 - 6mm.

- Đầu: Con đực có đôi lông cứng màu đen ở mép trước.

- Mảnh lưng ngực: Mảnh lưng ngực màu vàng đến vàng nâu có nhiều đốm đen rõ ràng. Phía trước của mảnh thuẫn có đường zích zắc màu vàng, nửa sau mảnh thuẫn có màu đen.

- Cánh: Các băng cánh có màu vàng, băng Costa bắt đầu trước điểm kết thúc của gân R1 và bị tách riêng với các băng dạng đĩa bằng vùng không màu tại điểm kết R1. Buồng Anal có đỉnh kéo dài, phía trước và giữa của buồng Anal có các đốm hoặc đường sọc màu tối, buồng Cup phình rộng và kéo dài.

- Bụng: Hình quả lê, màu nâu vàng đến nâu đỏ, đốt bụng thứ 3 và nửa sau đốt bụng thứ 4 có băng ngang màu sáng hoặc màu vàng, trên bụng có nhiều lông cứng. Con cái có ống đẻ trứng dẹt và dài bằng đốt bụng thứ 5 (1 mm).

- Chân: Đốt chày chân giữa của con đực không có hàng lông cứng mà phủ lông chim.

Hình 3. Trưởng thành Ceratitis capitata (Wiedemann)

(Nguồn: Ian, M.W., 1994)

4. Đặc điểm nhận dạng ruồi đục quả Natal (Ceratitis rosa Karsch) - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

4.1. Đặc điểm giám định của sâu non tuổi 3

- Sâu non đẫy sức dài 8 - 12 mm, trên đầu có 8 - 12 nếp nhăn.

- Lỗ thở trước có từ 7 - 12 gai thịt.

- Lỗ thở sau: Túm lông phía trên có 8 - 9 lông, phía dưới lỗ thở có 9 - 10 lông, phía bên có 3 - 7 lông.

- Lỗ hậu môn: Hậu môn phân thành hai thuỳ nhưng nhô lên không rõ ràng.

4.2. Đặc điểm giám định của trưởng thành

- Trưởng thành màu nâu vàng có kích thước 4 - 5 mm. Chiều dài cánh 4 - 6 mm.

- Mảnh lưng ngực: Trên mảnh lưng ngực cỏ một đường nhỏ màu nâu đậm ở chính giữa, nửa cuối của mảnh thuẫn có 3 đốm màu đen.

- Cánh: Các băng cánh có màu nâu. Băng ngang lớn nhất của cánh bắt đầu từ đỉnh gân A1 chạy ngang qua cánh, qua gân r-m và kết thúc ở gân Costa. Dọc theo gân dm-cu có một băng màu nâu. Băng Costa bắt đầu trước điểm kết thúc của gân R1 và bị tách riêng với các băng dạng đĩa bằng vùng không màu tại điểm kết R1. Đỉnh của gân M không bị cắt bởi vùng có màu tối. Buồng Cup phình rộng và kéo dài.

- Bụng: Trên mặt lưng đốt bụng thứ 3 và 5 có băng ngang màu sáng. Con cái có ống đẻ trứng ngắn (0,9 mm), phần cuối có lông gai nhỏ.

- Chân: Ở con đực 2/3 đốt chày chân giữa có hàng lông chim, đốt đùi chân giữa không có lông.

Hình 4. Trưởng thành Ceratitis rosa Karsch

(Nguồn: Ian, M.W., 1994)

 

Phụ lục 2.

(Quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

 

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
_______________

…………………………..

…………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Ruồi đục quả Địa Trung Hải (Ceratitis capitata (Wiedemann))/ Ruồi đục quả

Natal (Ceratitis rosa Karsch) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

 

1. Tên hàng hoá            :

2. Nước xuất khẩu                     :

3. Xuất xứ                                 :

4. Phương tiện vận chuyển:       Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu                   :

6. Ngày lấy mẫu                        :

7. Người lấy mẫu                      :

8. Tình trạng mẫu                       :

9. Ký hiệu mẫu                          :

10. Số mẫu lưu                         :

11. Người giám định                  :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-110 : 2012/BNNPTNT, “Quy trình giám định ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam”.

13. Kết quả giám định    :

Tên khoa học                :

Họ: Tephritidae

Bộ: Diptera

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT

(hoặc người giám định)

(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ và tên đóng dấu)

 

QCVN 01 - 111 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI GIỐNG CÂY

TRỒNG NHẬP KHẨU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

 

 

 

National technical regulations on procedure for surveillance, monitoring

and treatment of scale insects associated with imported plant varieties

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 111 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI GIỐNG

CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

 

National technical regulations on procedure for surveillance, monitoring and

treatment of scale insects associated with imported plant varieties

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định trình tự điều tra, giám sát rệp sáp hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật (KDTV) và biện pháp xử lý chúng trong phạm vi cả nước.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác điều tra, giám sát rệp sáp hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly KDVT và biện pháp xử lý trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

1.3.1. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.2. Rệp sáp

Là loài côn trùng thuộc một trong 4 họ: Coccidae; Diaspididae; Margarodidae; Pseudococcididae thuộc tổng họ Cocctidae, bộ Homoptera.

1.3.3. Giống cây trồng nhập khẩu

Bao gồm hạt, cây, cành, hom, chồi ghép, mắt ghép và các bộ phận khác của cây được nhập khẩu để gieo trồng hoặc nhân giống.

1.3.4. Khu cách ly kiểm dịch thực vật

Là nơi gieo trồng thực vật, bảo quản sản phẩm thực vật được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài trong thời gian kiểm dịch.

1.3.5. Dịch hại kiểm dịch thực vật (đối tượng KDTV)

Là loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.

1.3.6. Điều tra

Là việc thực hiện một quy trình chuẩn trong một thời gian cụ thể để xác định đặc điểm của quần thể dịch hại hoặc sự có mặt của loài dịch hại trong một vùng.

1.3.7. Giám sát

Là một quá trình mang tính chất pháp lý để thu thập, ghi nhận dữ liệu về sự xuất hiện hoặc không xuất hiện dịch hại thông qua điều tra, theo dõi, hoặc các quy trình khác.

1.3.8. Phân tích giám định

Là sự kiểm tra chính thức không chỉ bằng mắt để xác định sự có mặt của dịch hại hoặc giám định loài dịch hại đó.

1.3.9. Xử lý

Là việc thực hiện quy trình chính thức cho việc diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc thoái hóa.

1.3.11. Liều lượng thuốc xông hơi khử trùng

Là lượng thuốc xông hơi hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị trọng lượng vật thể khử trùng hoặc đơn vị thể tích của không gian khử trùng.

Đơn vị tính: gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/tấn hoặc gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/m3.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Ghi chép thông tin liên quan đến mẫu giống cây trồng nhập nội

Khi nhận mẫu giống cây trồng, phải ghi chép thông tin dưới đây liên quan mẫu giống cây trồng nhập khẩu vào sổ lưu:

- Tổ chức/cá nhân nhập khẩu.:

- Ngày nhập khẩu:

- Tên giống (tên khoa học và tên tiếng Việt (nếu có)):

- Xuất xứ:

- Khối lượng và số lượng lô hàng:

- Cửa khẩu nhập:

- Thành phần loài sinh vật gây hại đã phát hiện được trên lô giống tại cửa khẩu nhập:

- Địa điểm dự kiến gieo trồng (xã, huyện, tỉnh):

2.2. Phương pháp điều tra phát hiện, giám định

2.2.1. Dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

Túi nilon, kéo, giấy dán nhãn, kim côn trùng, ống nghiệm kích thước 8 x 10, cốc đong 50ml; 100ml, đĩa petri Φ = 6, lam, la men, đèn cồn, bút lông.. Cồn 700, cồn tuyệt đối, axít fuchsine, axít acetic, nước cất, Lactophenol, dung dịch NaOH hoặc KOH 10%; glyxerin, keo Canada, sơn móng tay,…

Kính lúp soi nổi độ phóng đại từ 40 -70 lần, kính hiển vi độ phóng đại 10 x 10, 10 x 40, 10 x 100; máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt.

2.2.2. Phương pháp điều tra phát hiện

Đối với hạt giống, củ giống, cây cành mắt ghép, vật liệu nhân giống nhập khẩu trước gieo trồng: Tiến hành điều tra, lấy mẫu theo: TCVN 4731: 2010 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu”; QCVN 01-21: 2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh”; QCVN 01-22: 2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh”; QCVN 01-23: 2010/BNNPTNT. “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”.

Đối với giống cây trồng gieo trồng trong khu cách ly KDTV tiến hành điều tra, lấy mẫu theo phương pháp của tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224-2003 “Quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

2.2.3. Thu mẫu, bảo quản

- Thu mẫu và bảo quản khô: cắt phần thực vật bị hại có mang theo rệp sáp để trên bông trong phong bì giấy, lưu giữ mẫu ở độ ẩm không khí dưới 70% hoặc trong tủ lạnh.

- Thu mẫu và bảo quản ướt: cắt phần thực vật bị hại có mang theo rệp sáp hoặc chỉ tách riêng rệp sáp ra rồi ngâm trong cồn 700.

2.2.4. Phương pháp làm tiêu bản

2.2.4.1 Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae

- Dùng kim côn trùng tách rệp khỏi cây, bảo quản trong cồn 700 trong thời gian 2-3 ngày

- Rửa sạch bằng nước cất, dùng kim côn trùng làm thủng một lỗ ở phía mặt lưng.

- Chuyển mẫu sang ngâm trong dung dịch NaOH hoặc KOH 10% trong thời gian từ 12 -24 giờ, sau đó để mẫu trong tủ ấm nhiệt độ 45 -500C thời gian 8 -10 giờ để làm sạch dịch trong cơ thể.

- Rửa sạch mẫu 2 – 3 lần bằng nước cất, mỗi lần 15 - 20 phút.

- Rửa sạch mẫu bằng cồn 750 từ 1 đến 2 lần,mỗi lần 15 - 20 phút.

- Rửa sạch mẫu bằng cồn 950.

- Nhuộm mẫu bằng Axit Fuchine bão hòa trong cồn 960 thời gian từ 2 - 24 giờ (tùy theo loài rệp).

- Rửa sạch mẫu bằng cồn 750 từ 1 - 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút.

- Ngâm trong cồn 960 trong 15 -20 phút.

- Vớt mẫu ra và đặt vào giọt Glycerin hoặc giọt Lactophenol trên lam kính, để 2 - 3 giờ, đậy lamen. Đặt tiêu bản đã cố định lên máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt ở nhiệt độ 35oC trong 1 - 2 ngày để không còn bọt khí.

- Cố định tiêu bản bằng keo Canada hoặc keo sơn móng tay.

- Mỗi mẫu phải có hai nhãn dán kèm, nhãn 1 ghi tên ký chủ, ngày thu mẫu, người thu mẫu, nhãn 2 ghi tên khoa học, giới tính của mẫu.

2.2.4.2 Rệp sáp thuộc họ Diaspididae

Tiêu bản mẫu giám định chỉ được làm đối với rệp sáp cái trưởng thành theo phương pháp như sau:

- Dùng kim côn trùng tách rệp khỏi cây, vảy.

- Dùng kim côn trùng làm thủng một lỗ ở phía đầu cơ thể rệp để tiêu bản không bị vỡ.

- Cho rệp sáp vào dung dịch axit acetic; dung dịch NaOH hoặc KOH 10%. Đun cách thủy đến khi nào rệp trong, sạch.

- Rửa sạch mẫu bằng nước cất.

- Ngâm mẫu trong cồn 700 trong 10 -20 phút.

- Nhuộm mẫu bằng axit fuchine bão hòa trong cồn 960 trong 2 giờ.

- Ngâm trong cồn 960 trong 10 -15 phút.

- Vớt mẫu ra và đặt vào giọt Glycerin hoặc giọt Lactophenol trên lam kính, để 1 - 2 giờ, đậy lamen . Đặt tiêu bản đã cố định lên máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt ở nhiệt độ 35oC trong 1-2 ngày để không còn bọt khí.

- Cố định tiêu bản bằng keo Canada hoặc keo sơn móng tay.

- Mỗi mẫu phải có hai nhãn dán kèm, nhãn 1 ghi tên ký chủ, ngày thu mẫu, người thu mẫu, nhãn 2 ghi tên khoa học, giới tính của mẫu.

2.2.5. Trình tự giám định

2.2.5.1. Mẫu rệp sáp trưởng thành chưa làm tiêu bản

* Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae

Quan sát trực tiếp mẫu trên kính lúp soi nổi hoặc mẫu tạm thời cho lên lam dưới kính hiển vi quan sát các chỉ tiêu: hình dạng rệp, mầu sắc, số lượng tua xung quanh cơ thể, kích thước.

* Rệp sáp vảy thuộc họ Diaspididae

Quan sát trực tiếp mẫu trên kính lúp soi nổi hoặc mẫu tạm thời cho lên lam dưới kính hiển vi các chỉ tiêu:

- Hình dạng vảy của rệp đực, cái.

- Hình thái, kích thước, bộ phận sinh dục của rệp đực.

- Hình thái, kích thước, phần phụ miệng, lỗ thở, lỗ hậu môn phía cuối bụng (ở mặt lưng), lỗ sinh dục ở cuối bụng (mặt bụng) của rệp cái.

- Các thùy “L”, gai và các tuyến hình trụ, hình đĩa ở phần cuối bụng (pygidium) của rệp cái.

2.2.5.2 Mẫu rệp sáp cái trưởng thành đã cố định

* Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae:

- Quan sát dưới kính hiển vi các chỉ tiêu sau: hình dạng, phụ miệng, râu, chân, đốt bàn chân, các tua xung quanh cơ thể. Đối chiếu với tiêu bản chuẩn hoặc tài liệu định loại để định danh mẫu vật.

* Rệp sáp vảy thuộc họ Diaspididae

- Quan sát dưới kính hiển vi các chỉ tiêu sau: hình dạng, kích thước, râu, phần phụ miệng, lỗ thở, lỗ hậu môn phía cuối bụng (ở mặt lưng), lỗ sinh dục ở cuối bụng (mặt bụng); các thùy “L”, các khe, gai và các tuyến hình trụ, hình đĩa ở phần cuối bụng (pygidium). Đối chiếu với tiêu bản chuẩn hoặc tài liệu định loại để định danh mẫu vật.

2.3. Biện pháp xử lý

2.3.1. Biện pháp thủ công

- Thu dọn cỏ dại ở trong và xung quanh khu cách ly.

- Vệ sinh hệ thống rãnh nước bao xung quanh khu cách ly, đảm bảo đủ mức nước cho yêu cầu cách ly.

- Vệ sinh khu vực cách ly, chậu vại và dàn để chậu trồng cây thường xuyên.

- Thu dọn những lá cây gần mặt đất, lá khô héo ở phía dưới, tỉa cành; ngắt bỏ những bộ phận nhiễm rệp sáp với mật độ cao.

- Dùng tay di nhẹ trên mặt lá, thân, cành ở những vị trí phát hiện thấy rệp sáp mật độ thấp để giết rệp.

- Sử dụng tia nước mạnh phun tưới mặt trên và mặt dưới lá, thân, cành có thể rửa trôi được rệp con mới nở.

2.3.2. Biện pháp hóa học

2.3.2.1. Phun thuốc hoá học BVTV (nội hấp, thấm sâu)

- Thuốc trừ sâu dùng để phòng trừ rệp sáp haị được sử dung theo đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Lượng nước thuốc dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc.

- Phun ướt đều cả hai mặt của lá, thân, cành, xung quanh giàn trồng cây, giá thể, mặt ngoài chậu. Nên phun thuốc vào buổi sáng mát hoặc chiều tối, không phun thuốc vào lúc thời tiết quá nắng, nóng và lúc lá còn ướt.

- Thuốc trừ rệp sáp hại được xử lý 1 đến 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi rệp sáp bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau (nếu có) phụ thuộc vào diễn biến của rệp sáp trong khu cách ly.

- Đánh giá hiệu lực trừ rệp sáp của thuốc BVTV sau xử lý.

- Nghiệm thu kết quả xử lý rệp sáp.

2.3.2.2. Xông hơi khử trùng bằng methyl bromide thuần

- Xông hơi khử trùng bằng methyl bromide thuần (nếu cần) thực hiện theo QCVN 01-19 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật về xông hơi khử trùng”.

- Liều lượng thuốc khử trùng

48 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 11 -15 0C

40 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 16 - 20 0C

32 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 21 - 25 0C

24 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 26 - 300C

16 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 31 - 36 0C

- Đánh giá hiệu quả trừ rệp sáp sau xông hơi khử trùng.

- Nghiệm thu kết quả xông hơi khử trùng.

2.4 Báo cáo kết quả điều tra giám sát (phụ lục 1)

- Thành phần rệp sáp gây hại phát hiện trước gieo trồng.

- Thành phần rệp sáp gây hại phát hiện sau gieo trồng.

- Rệp sáp gây hại thuộc đối tượng KDTV nhóm I của Việt Nam (nếu có).

- Trong quá trình điều tra giám sát nếu phát hiện thấy rệp sáp vẩy ốc đen (Diaspidiotus perniciosus (Comstock)) là đối tượng KDTV nhóm I của Việt Nam, việc thẩm định kết quả và báo cáo tuân theo QCVN 01-18 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn quốc gia về quy trình giám định rệp vẩy ốc đen Diaspidiotus perniciosus (Comstock) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam”

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra giám sát rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý.

 

Phụ lục 1

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Đơn vị viết báo cáo
______________

Số ...... / KDTV - ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI

TRÊN GIỐNG CÂY NHẬP KHẨU TRONG KHU CÁCH LY

KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Tên của Tổ chức/ cá nhân nhập khẩu:

(Địa chỉ, số điện thoại, fax)

Thông báo số:

Nhập khẩu từ:

Cửa khẩu đến (đơn vị gửi mẫu) :

Khối lượng mẫu gửi:

Số lượng mẫu gửi:

Bảng báo cáo kết quả điều tra giám sát sau gieo trồng

Tên cán bộ của Cơ quan kiểm dịch theo dõi và kiểm tra:

Tên giống gieo trồng:

Ngày gieo trồng:

Số lượng mẫu gieo trồng:

Phương pháp điều tra theo dõi:

Số lượng mẫu điều tra:

Số lượng mẫu bị nhiễm:

Tên dịch hại, mật độ:

Tên dịch hại kiểm dịch thực vật, mật độ:

Kết luận:

 

Thủ trưởng cơ quan kiểm dịch thực vật

(Ký tên, đóng dấu)

QCVN 01 - 112 : 2012/BNN PTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHÀ KÍNH, NHÀ LƯỚI

SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

 

National technical regulation on treatment procedure for

greenhouses and screenhouses using in plant quarantine


 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 112 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHÀ KÍNH, NHÀ LƯỚI SỬ DỤNG

TRONG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

National technical regulation on treatment procedure for greenhouses and screenhouses using in plant quarantine

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định phương pháp xử lý côn trùng, nhện hại và nấm bệnh trong nhà kính, nhà lưới trước khi trồng cây trong công tác Kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc trồng cây trong nhà kính, nhà lưới phục vụ cho công tác Kiểm dịch thực vật.

1.3. Giải thích từ ngữ

Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong Tiêu chuẩn Việt Nam - Kiểm dịch thực vật. Thuật ngữ và định nghĩa - TCVN 3937:2007, và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

1.3.1. Nhà kính

Là nhà được xây dựng bằng kính hoặc vật liệu tương đương theo tiêu chuẩn của cơ quan Kiểm dịch thực vật.

1.3.2. Nhà lưới

Là nhà được xây dựng bằng khung thép hoặc vật liệu tương đương và được phủ lưới theo tiêu chuẩn của cơ quan Kiểm dịch thực vật.

1.3.3. Đơn nguyên

Là phòng hoặc ô có thể sử dụng độc lập trong nhà kính, nhà lưới.

1.3.4. Liều lượng thuốc

Là lượng thuốc hoặc lượng hoạt chất sử dụng được tính bằng nồng độ (%) của chế phẩm hoặc kg; lít chế phẩm hoặc gam chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị diện tích hoặc 01 đơn vị trọng lượng vật thể hoặc đơn vị thể tích của phạm vi khử trùng.

1.3.5. Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)

Là những chất hoặc hợp chất hoá học có độc tính được sử dụng để diệt trừ sinh vật gây hại trên cây trồng.

1.3.6. Thuốc xông hơi khử trùng

Là những chất hoặc hợp chất hoá học có độc tính được sử dụng để diệt trừ sinh vật gây hại trên vật thể mà ở điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí thông thường tồn tại ở thể khí, có khả năng khuếch tán, xâm nhập vào hàng hoá cũng nh­ư giải phóng khỏi hàng hoá dễ dàng.

1.3.7. Xông hơi khử trùng

Là biện pháp khử trùng bằng hoá chất xông hơi độc để tiêu diệt sinh vật gây hại vật thể một cách triệt để.

1.3.8. Độ kín của xông hơi khử trùng

Là độ kín không cho hơi độc trong phạm vi khử trùng thoát ra bên ngoài.

1.3.9. Phạm vi khử trùng

Là một không gian kín chứa những vật thể được khử trùng

1.3.10. Thời gian ủ thuốc

Là thời gian tính từ khi hoàn thành việc cho thuốc vào trong phạm vi khử trùng đến khi bắt đầu thông thoáng.

1.3.11. Dư lượng

Là lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, dẫn xuất và các sản phẩm chuyển hoá của thuốc bảo vệ thực vật có độc tính còn lưu lại trong nông sản hàng hoá và môi trường sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

1.3.12. Ngưỡng an toàn

Là nồng độ của thuốc có trong không khí cho phép con người có thể tiếp xúc hàng ngày mà không bị ảnh hưởng có hại nào.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Áp dụng đúng quy trình sử dụng thuốc hóa học và thuốc xông hơi khử trùng hiện hành.

2.2. Diệt trừ được các loài côn trùng, nhện hại và nấm bệnh trong nhà kính, nhà lưới trước khi trồng cây.

2.3. An toàn cho người.

2.4. Không gây hư hỏng các thiết bị chuyên dụng trong nhà kính, nhà lưới.

3. Vật tư, trang thiết bị

- Thuốc Methyl Bromide

- Thuốc bảo vệ thực vật

- Vật liệu làm kín: giấy dán, hồ (keo dán), ny lon, băng dính

- Bình phun thuốc, cốc đong 10 -1000ml, xilanh (2, 5, 10 ml)

- Cân: 50 kg

- Ống dẫn thuốc

- Máy đo nồng độ hơi thuốc

- Mặt nạ chuyên dùng, các dụng cụ và bảo hộ lao động

- Thiết bị thông thoáng, đảo khí, quạt

- Máy đo thuỷ phần, nhiệt kế

- Biển cảnh giới

- Thiết bị chống cháy nổ

- Thuốc sơ cấp cứu tai nạn lao động

4. Phương pháp xử lý nhà kính bằng Methyl Bromide

4.1. Chuẩn bị trước khi khử trùng

- Tiêu hủy hoặc chuyển toàn bộ cây trồng đã hết thời hạn theo dõi ra khỏi phạm vi khử trùng và dọn sạch tàn dư của chúng.

- Tiến hành khử trùng theo từng đơn nguyên trong nhà kính

4.2. Làm kín phạm vi khử trùng

- Tất cả các khe, kẽ hở, hệ thống thông thoáng trong phạm vi khử trùng đều phải được làm kín. Dùng giấy được phết hồ dán lên các vị trí cần được làm kín như khe hở giữa các vách, khe hở trên mái, khe hở giữa mái và vách, khe hở giữa vách và nền nhà và các khe hở khác.

4.3. Xác định liều lượng thuốc và thời gian ủ thuốc

- Xác định thể tích khử trùng

- Đo nhiệt độ trong phạm vi khử trùng

- Căn cứ vào nhiệt độ, liều lượng thuốc khử trùng được sử dụng như sau:

14 gram / m3 / 12 giờ ở nhiệt độ trên 30oC

22 gram / m3 / 12 giờ ở nhiệt độ từ 20-30oC

30 gram / m3 / 12 giờ ở nhiệt độ dưới 20oC

4.4. Rải dây và bơm thuốc

- Dây dẫn thuốc được đưa vào phạm vi khử trùng từ trên xuống sao cho đầu dây xả thuốc cách điểm đưa vào khoảng 30 – 50cm. Đặt một ống phụ đề phòng trường hợp tắc ống dẫn thuốc.

- Để đầu chờ dây dẫn thuốc phía ngoài phạm vi khử trùng và làm kín khe hở chỗ đầu chờ của dây dẫn.

- Bơm thuốc: Có ít nhất 2 người thực hiện việc bơm thuốc với đầy đủ trang bị bảo hộ lao động để có thể xử lý các sự cố xảy ra. Trong quá trình bơm thuốc phải điều chỉnh lượng thuốc ra từ từ, lưu lượng trung bình khoảng 1,5 kg/phút.

- Sau khi bơm đủ lượng thuốc vào phạm vi khử trùng, tiến hành kiểm tra nồng độ hơi thuốc bằng máy đo. Nếu thiếu phải bơm thêm thuốc cho đủ nồng độ. Đặt biển cảnh báo nguy hiểm trước cửa đơn nguyên khử trùng.

- Đo dư lượng hơi thuốc trong phạm vi khử trùng sau khi thông thoáng. Đảm bảo nồng độ thuốc xông hơi trong phạm vi khử trùng đạt mức dưới ngưỡng an toàn đối với Methyl Bromide là: 5,0 ppm (tương đương 0,02 g/m³ hoặc 20 mg/m³);

- Đặt biển cảnh giới sau khi phun thuốc.

4.5. Thông thoáng

- Người tham gia trực tiếp thông thoáng phải đeo thiết bị bảo vệ hô hấp chuyên dụng, lựa chọn các vị trí phù hợp để thông thoáng.

- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng: Quạt, máy hút, hệ thống thông gió, đảo khí của phương tiện chứa vật thể khử trùng để thông thoáng.

- Thời gian thông thoángủtong 24 giờ.

4.6. Phun vệ sinh

Trang bị đầy đủ bảo hộ động và phun vệ sinh xung quanh phạm vi khử trùng sau khi kết thúc.

5.Xử lý nhà kính, nhà lưới bằng thuốc bảo vệ thực vật

5.1. Chuẩn bị trước khi phun thuốc

- Tiêu hủy hoặc chuyển toàn bộ cây trồng đã hết thời hạn theo dõi ra khỏi phạm vi khử trùng và dọn sạch tàn dư của chúng.

- Tiến hành khử trùng theo từng đơn nguyên hoặc toàn bộ trong nhà kính.

5.2. Thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng các loại thuốc phổ rộng có trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm để trừ côn trùng, nhện và nấm bệnh.

5.3. Phun thuốc

- Phun thuốc trừ côn trùng và nhện: Trước khi phun thuốc tiến hành kiểm tra trong nhà kính có xuất hiện côn trùng và nhện nào thì sử dụng loại thuốc BVTV đặc trị trừ loại sinh vật gây hại đó.

- Phun thuốc trừ nấm bệnh sau khi phun thuốc trừ côn trùng và nhện 2-3 ngày: Trước khi phun thuốc tiến hành kiểm tra trong nhà kính có xuất hiện bệnh nào hoặc những loài bệnh đã xuất hiện trên cây trồng trước thì sử dụng loại thuốc BVTV đặc trị trừ loài bệnh gây hại đó.

- Phun thuốc toàn bộ bề mặt phía trong của đơn nguyên được xử lý. Phun thuốc đều từ trong ra ngoài cửa. Phun thuốc kỹ vào các khe, kẽ, vết rạn nứt trên nền nhà, các góc nhà, chân tường của nhà kính.

5.4. Thông thoáng

- Sau khi phun thuốc 1-2 ngày để thông thoáng bằng quạt và hệ thống thông gió tự nhiên.

5.5. Cách ly

Sau khi xử lý thuốc 3 ngày thì tiến hành trồng cây trong nhà kính.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý luận và thực tiễn Kiểm dịch thực vật - NXB nông nghiệp - 1996.

2. Kiểm dịch thực vật của các nước ASEAN và Trung Quốc - Bản dịch của Cục Bảo vệ thực vật.

3. QCVN 01-19: 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật về xông hơi khử trùng”, 2010.

4. TCVN 3937:2007. Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa, 2007.

5. Japan Plant Quarantine Association - Plant Protection law and Regulatations Relevant to Plant Quarantine.

6. L. Smee and P.J. Setchell - Post - entry Quarantine for Imported Plants - Australian Government Publishing Service.

QCVN 01 - 113 : 2012/BNN PTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH KIỂM DỊCH CÂY QUẢ HẠCH NHẬP KHẨU

TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

 

National technical regulation on phytosanitary procedure for

imported stone fruit tree varieties in isolated quarantine area

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 113 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH KIỂM DỊCH CÂY QUẢ HẠCH NHẬP KHẨU

TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

National technical regulation on phytosanitary procedure for

imported stone fruit tree varieties in isolated quarantine area

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định quy trình kiểm tra mẫu giống cây quả hạch nhập khẩu trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kiểm tra sinh vật hại trên giống cây quả hạch nhập khẩu vào Việt Nam được trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật.

1.3. Giải thích từ ngữ

Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong Tiêu chuẩn quốc gia - Kiểm dịch thực vật. Thuật ngữ và định nghĩa -TCVN 3937:2007 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

1.3.1. Cây quả hạch

Là những cây thuộc chi Prunus như: Đào, mận, mơ, anh đào.

1.3.2. Giống cây quả hạch

Bao gồm cây, hạt, các bộ phận và các sinh chất khác của cây quả hạch được dùng làm giống hoặc có thể nhân lên về mặt số lượng.

1.3.3. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Là văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu một lô vật thể phù hợp với các yêu cầu về kiểm dịch thực vật theo quy định.

1.3.4. KDTV: Kiểm dịch thực vật

Tất cả những hành động được thiết lập nhằm ngăn ngừa sự xâm hại và lan truyền của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để kiểm soát hợp pháp dịch hại đó

1.3.5. Khu cách ly kiểm dịch

Là nơi gieo trồng thực vật, bảo quản sản phẩm thực vật được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài trong thời gian kiểm dịch.

1.3.6. Sinh vật hại tiềm ẩn

Là những sinh vật hại (những tác nhân sinh học như nấm, vi khuẩn, virus, viroid, phytoplasma...) đi theo giống nhập khẩu nhưng không thể phát hiện được  bằng mắt thường hoặc trang thiết bị thô sơ.

1.3.7. Mẫu giống

Là lượng giống cây quả hạch lấy ra từ lô giống nhập khẩu theo quy định hiện hành.

1.3.8. Điều tra dịch hại

Là việc kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trên các giống cây quả hạch nhập khẩu trong khu cách ly KDTV.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2. Các bước tiến hành

2.1. Ghi nhận thông tin về mẫu giống

Khi nhận mẫu giống phải ghi chép đầy đủ các thông tin về mẫu giống cây quả hạch nhập khẩu vào sổ lưu mẫu:

- Tên giống (tên Việt Nam và tên khoa học).

- Xuất xứ.

- Khối lượng và số lượng lô hàng.

- Cơ quan nhập khẩu.

- Ngày nhập khẩu.

- Cửa khẩu nhập.

- Thành phần sinh vật gây hại trên lô giống của nước xuất khẩu.

- Thành phần sinh vật gây hại đã phát hiện được trên lô giống tại cửa khẩu nhập.

- Các đối tượng Kiểm dịch có thể theo lô giống nhập khẩu vào Việt Nam hoặc căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với lô giống nhập vào Việt Nam.

- Địa điểm gieo trồng.

2.2. Kiểm tra sinh vật gây hại trên mẫu giống trước gieo trồng

Tiến hành kiểm tra 100% mẫu giống cây quả hạch nhập khẩu.

2.2.1. Côn trùng và nhện

- Kiểm tra ở các nơi mà côn trùng, nhện có thể cư trú như bề mặt hạt, thân và các chỗ lồi lõm trên hạt, thân bằng phương pháp soi trực tiếp trên kính lúp soi nổi.

- Giám định chủ yếu bằng phương pháp so sánh hình thái theo các khoá định loại hiện hành.

2.2.2. Tuyến trùng

- Quan sát các triệu chứng của tuyến trùng hại trên tất cả các phần của mẫu.

- Tách tuyến trùng bằng phương pháp rây lọc tĩnh.

- Giám định chủ yếu bằng phương pháp so sánh hình thái theo các khoá định loại hiện hành.

2.2.3. Nấm bệnh

- Kiểm tra nấm gây hại bằng các phương pháp: Phương pháp để ẩm, ly tâm hạt, cấy nấm trên môi trường nhân tạo.

- Giám định dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản hữu tính và vô tính của nấm, màu sắc tản nấm, quả thể, quả cành, cành bào tử phân sinh, bào tử phân sinh, kích thước bào tử nấm theo các khoá định loại hiện hành.

2.2.4. Vi khuẩn

Kiểm tra vi khuẩn bằng phương pháp ELISA hoặc phương pháp phân lập trên môi trường nhân tạo sau đó kiểm tra các Isolates thuần bằng phương pháp thử các phản ứng sinh lý, sinh hoá; ELISA hoặc PCR.

2.2.5. Virus, viroid, phytoplasma

Đối với một số bệnh do các tác nhân là: Virus, viroid, phytoplasma thì có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

+ Phản ứng chuỗi Polymerasa (Polymerasa chain reaction -PCR)

+ Miễn dịch liên kết men (Enzyme - Linked Immuno - Sorbent Assays - ELISA)

+ Chỉ thị sinh học (Biological Indexing)

2.3. Gieo trồng

Các mẫu giống được đưa vào khu cách ly Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu gieo trồng để theo dõi về tình hình sinh vật tiềm ẩn.

2.3.1. Chuẩn bị chậu vại

Chậu trồng cây gồm chậu đất nung, chậu cao su tổng hợp có kích thước: cao 30 - 40 cm, đường kính 30 - 35cm.

Chậu vại trước khi đưa vào trồng cây phải được cọ, rửa sạch, ngâm trong dung dịch Hypoclorit Natri 0,1 % hoặc nước javen 5 % trong thời gian 24 giờ, sau đó cho chậu ra khỏi dung dịch, phơi khô rồi mới sử dụng để trồng cây.

2.3.2. Chuẩn bị chất nền

Chất nền trồng cây: Mùn trấu, mùn rơm, mùn cưa (được ủ hoai mục) và xỉ than trộn theo tỷ lệ quy định và phải đảm bảo độ ẩm khoảng 25 - 30% (Phụ lục 3).

Chất nền trước khi đưa vào trồng cây phải xử lý bằng hơi nước nóng hoặc xử lý bằng Methyl bromide để diệt các sinh vật gây hại.

Xử lý hơi nước nóng: Chất nền được cho vào một thiết bị chuyên dụng và xử lý ở nhiệt độ 70oC trong 2 giờ (duy trì ở 70oC liên tục trong 2 giờ). Sau đó ủ tiếp trong 24 giờ rồi để nguội đến khi bằng nhiệt độ môi trường thì đưa vào sử dụng.

Xử lý bằng Methyl bromide: Chất nền được cho vào một thiết bị chuyên dụng và xử lý ở nồng độ 80 g/m3 trong 72 giờ. Sau đó để thông thoáng 48 giờ.

Chất nền sau khi được xử lý được đưa vào chậu trồng cây, chiều cao của chất nền trong mỗi chậu bằng 2/3 chiều cao của chậu; có thể bổ sung chất nền vào các chậu tùy thuộc vào sự phát triển của cây.

2.3.3. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

- Gieo trồng

Mỗi mẫu giống cây quả hạch gieo trồng được cắm biển (ép plastic) ghi rõ tên Việt Nam, tên khoa học, xuất xứ, đơn vị gửi mẫu, ngày gieo trồng.

Khoảng cách giữa các chậu thay đổi theo sự phát triển của cây sao cho lá cây ở các chậu không chạm vào nhau.

- Chăm sóc

Chế độ tưới nước phải bảo đảm duy trì độ ẩm chất nền khoảng 60 – 80%.

Sau khi gieo trồng được 15 -20 ngày tiến hành xới xáo, bón đợt 1 với lượng 10 gam phân NPK tổng hợp và bổ sung thêm chất nền vào các chậu.

Sau gieo trồng 60 - 70 ngày tiến hành xới xáo, bón đợt 2 với lượng 15 gam NPK tổng hợp và bổ sung thêm chất nền.

Sau 70 ngày đến khi kết thúc thời gian theo dõi duy trì cho cây phát triển bình thường, nếu thấy cần thì bổ sung phân NPK thích hợp.

2.4. Kiểm tra sinh vật gây hại

2.4.1. Điều tra, lấy mẫu

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần và đột xuất thu mẫu sinh vật gây hại trên giống cây quả hạch trong khu cách ly; Tiến hành điều tra toàn bộ số cây đã gieo trồng trong khu cách ly KDTV.

Kiểm tra, quan sát các cây có các biểu hiện triệu chứng do nấm bệnh, virus, vi khuẩn, tuyến trùng, nhện. Đặc biệt cây còi cọc, thấp lùn, mọc phát búi, lá biến dạng, biến màu …

Các mẫu sinh vật gây hại phân tích và giám định trong phòng thí nghiệm.

2.4.2. Giám định sinh vật gây hại

Sau khi thu thập mẫu sinh vật gây hai về phòng thí nghiệm, các mẫu nấm bệnh, vi khuẩn, virus, tuyến trùng và nhện được tiến hành kiểm tra, giám định theo mục 2.2

2.5. Thời gian kiểm tra: 1-2 năm

2.6. Kết quả kiểm tra: Sau khi kết thúc kiểm tra làm báo cáo kết quả kiểm tra như như ở Phụ lục 1.

III. KẾT LUẬN

- Tình hình dịch hại: Xác định được danh sách các sinh vật gây hại phát hiện được trên các giống cây quả hạch nhập khẩu (Nhất là đối tượng Kiểm dịch thực vật và các sinh vật gây hại tiềm ẩn)

- Nếu lô giống nhiễm dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật thì tiến hành huỷ và thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Nếu lô giống không nhiễm dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật thì cấp giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu.

 

Phụ lục 1

 

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRUNG TÂM KDTV SNK I
________________

Số ....../ KDTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

...............,ngày      tháng     năm 20..

 

 

KẾT QUẢ THEO DÕI CÂY QUẢ HẠCH NHẬP KHẨU

TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

Tên của Tổ chức/ cá nhân nhập khẩu:…………………………………………

(Địa chỉ, số điện thoại, fax)

Thông báo số: …………………………………………………………………….

Nhập khẩu từ: …………………………………………………………………….

Cửa khẩu đến (đơn vị gửi mẫu): ……………………………………………….

Khối lượng mẫu gửi: ……………………………………………………………

Số lượng mẫu gửi: ………………………………………………………………

Tên cán bộ của Cơ quan kiểm dịch theo dõi và kiểm tra

Tên giống cây

Gieo trồng

Phương pháp điều tra theo dõi

Số lượng mẫu gieo trồng

Số lượng mẫu điều tra

Số lượng vật liệu bị nhiễm

Quan sát

Tên dịch hại, mật độ

Tên dịch hại kiểm dịch thực vật, mật độ

Kết luận:

 

Thủ trưởng cơ quan kiểm dịch thực vật

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục 2

Các biện pháp kỹ thuật sử dụng trong việc kiểm tra

và giám định một số bệnh ẩn

 

1.1. Phương pháp PCR

Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) được Kary Mullis và cộng sự (Mỹ) phát minh năm 1985 và kể từ đó đã tạo nên một tác động to lớn đối với các nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới. Ðây là phương pháp in vitro sử dụng các cặp mồi để tổng hợp số lượng lớn các bản sao từ một trình tự ADN đặc biệt dựa trên hoạt động của enzyme polymerase. Phương pháp PCR dựa trên hoạt động của ADN polymerase trong quá trình tổng hợp ADN mới từ mạch khuôn. Tất cả các ADN polymerase đều cần những mồi, là những đoạn ADN ngắn có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn. Ðoạn mồi này sau đó sẽ được nối dài ra nhờ hoạt động của ADN polymerase để hình thành một mạch mới hoàn chỉnh.

Một phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn biến tính: tách chuỗi ADN từ mạch đôi thành mạch đơn

- Giai đoạn bắt cặp: gắn cặp mồi đặc trưng theo nguyên tắc bổ sung

- Giai đoạn kéo dài chuỗi: tổng hợp chuỗi AND mới giống chuỗi AND gốc

Sau đó sản phẩm PCR đem chạy điện di để xác định tác nhân gây bệnh dựa vào trọng lượng phân tử AND so với đối chứng

Nhờ phương pháp này, chúng ta có thể xác định được tác nhân gây bệnh ngay cả khi nồng độ của chúng rất thấp.

1.2. Phương pháp ELISA

Là phương pháp thử nghiệm miễn dịch liên kết men để giám định tác nhân gây bệnh dựa vào phản ứng đặc hiệu kháng nguyên-kháng thể. Phương pháp ELISA gồm có DAS - ELISA và Indirect - ELISA. Cả hai phương pháp này đều được thực hiện trên nguyên tắc chung của phương pháp ELISA. Đó là dựa vào phản ứng đặc hiệu kháng nguyên-kháng thể có nghĩa là kháng nguyên nào thì liên kết với kháng thể ấy và quy trình bao gồm 4 bước như sau:

+ Bước 1: Phủ Bản ELISA bằng kháng nguyên (đối với Indirect – ELISA) hoặc kháng thể đặc hiệu virus (Đối với DAS - ELISA).

+ Bước 2: Cố định kháng thể đặc hiệu kháng nguyên (đối với Indirect - ELISA) hoặc kháng nguyên đặc hiệu kháng thể (DAS - ELISA) vào bản ELISA.

+ Bước 3: Gắn kháng thể đặc hiệu kháng thể (đối với Indirect - ELISA) hoặc kháng thể đặc hiệu kháng nguyên (Đối với DAS - ELISA) có liên kết Enzim

+ Bước 4: Cố định chất nền và đánh giá kết quả.

1.3 Chỉ thị sinh học

Phương pháp dùng cây chỉ thị để xác định những bệnh ẩn của cây quả hạch dựa vào những đặc điểm đặc trưng của các triệu chứng bệnh ẩn cần giám định trên các cây được dùng làm cây chỉ thị. Việc giám định này có thể dựa trực tiếp vào triệu chứng để giám định cũng như sử dụng làm một khâu trong chu trình giám định.

Một số cây chỉ thị và cách sử dụng để phát hiện một số bệnh ẩn trong nhà kính

Cây chỉ thị

Số lần nhắc lại (Cây)

Nhiệt độ trong nhà kính

Ngày theo dõi

Tác nhân gây bệnh

Prunus armeniaca Tilton

4

26

40

Đốm đỏ vòng mơ (Apricot ring pox), Xoắn vòng lá anh đào (Cherry twisted leaf virus)

Prunus avium Bing

4

18

60

Sước lá châu Âu (European rasp leaf), Sước lá Hungarian (Hungarian rasp leaf), CRLV, CLRV, đốm gỉ sắt (Rusty mottle), SLRSV, AMV, xoăn lá (Twisted leaf), ngắn thân (Short stem), Loét đen (Black canker), loét huỷ diệt (Detrimental canker), đốm lá (Mottle leaf), lá chụm hoa thị (Rosette), cựa anh đào (Spur cherry)

Prunus avium

Sam

4

18

60

Đốm gỉ chết hoại (Necrotic rusty mottle), Nhỏ lá anh đào (Little cherry)

Prunus avium

Canindex I

4

18

90

Nhỏ lá anh đào (Little cherry)

Prunus hybrid

Shiro plum

4

18

40

Nhỏ lá đào (Peach little peach), bướu đào (Peach wart)

Prunus persica

Elberta

4

18

40

PNRSV, PDV, ACLSV, SLRV, PPV

Prunus serrulata Kwanzan

4

18

60

Đốm vòng xanh (Green ring mottle)

Prunus serrulata Shirofugen

4

26

20

PNRSV, PDV, Đốm vòng xanh (Green ring mottle)

Prunus tomentosa

4

22

84

PNRSV, PDV, TonRSV, đốm lõm thân (stem pitting), khảm vàng chồi (yellow bud mosaic), ACLSV, PPV.

 

 

Phụ lục 3

Các dụng cụ, hóa chất và trang thiết bị phân lập và giám định

 

- Khay, găng tay, panh, chổi, bút lông, kính lúp cầm tay, túi, hộp đựng mẫu, nhãn, dụng cụ nuôi sâu.

- Bình tam giác, cốc đong, ống nghiệm, đĩa petri, giấy thấm, giấy bản.

- Hóa chất chuyên dùng cho từng loại: công trùng, nấm bệnh, virus, vi khuẩn, tuyến trùng.

- Nguồn sáng, tủ sấy, tủ định ôn, tủ lạnh, tủ lạnh sâu; buồng phân lập nấm và vi khuẩn; dụng cụ cấy nấm, vi khuẩn; nồi hấp, máy ly tâm, máy lắc…

- Kính hiển vi, kính lúp soi nổi, thiết bị Elisa, PCR.

- Dụng cụ tách lọc tuyến trùng: rây lọc tĩnh, giấy lọc, phễu Bermann…

 

Phụ lục 4

Chất nền trồng cây

 

* Chất nền thích hợp trồng giống cây họ cà (cà chua, cây ớt, khoai tây, thuốc lá) được dùng theo tỷ lệ trộn như sau:

- Công thức 1: 50% MR + 20% MC + 20% MT + 10% XT

- Công thức 2: 25% MR + 25% MT +25%MC + 25% XT

- Công thức 3: 30% MR + 20% MT + 50% XT

- Công thức 4: 20% MR + 25% MT + 20 % MC + 25% CV

* Chú thích: MR: mùn rơm đã ủ hoai mục

MT: mùn trấu đã ủ hoai mục

MC: mùn cưa đã ủ hoai mục

XT: xỉ than tổ ong

CV: cát vàng

* Trước khi xử lý, phơi các loại giá thể trên đảm bảo thủy phần phải chỉ còn 25 – 30%.

QCVN 01 - 114 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ CÂY XANH, CÀNH GHÉP,

MẮT GHÉP TRONG KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

 

National technical regulation on Fumigation procedure

for plants, cutting, budwood varieties in plant quarantine

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 114 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ CÂY XANH, CÀNH GHÉP, MẮT GHÉP

TRONG KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

National technical regulation on Fumigation procedure

for plants, cutting, budwood varieties in plant quarantine

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu vè quản lý và kỹ thuật đối với việc xử lý giống cây xanh, cành ghép, mắt ghép trong kiểm dịch thực vật được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tới xử lý các lô hàng giống cây xanh, cành ghép, mắt ghép nhập khẩu vào Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Giống cây xanh, cành ghép, mắt ghép

Là những vật liệu thực vật sống được nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước ở dạng cây xanh, cành ghép, mắt ghép để nghiên cứu, nhân giống, gieo trồng.

1.3.2. Sinh vật gây hại

Là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm: côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, vi rút, phytophasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật (dưới đây gọi tắt là dịch hại).

1.3.3. Dịch hại kiểm dịch thực vật (đối tượng KDTV)

Là loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.

1.3.4. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể)

Gồm thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang dịch hại thuộc diện điều chỉnh.

1.3.5. Khử trùng

Là việc tiêu diệt sinh vật gây hại vật thể một cách triệt để.

1.3.6. Xông hơi khử trùng

Là biện pháp khử trùng bằng hoá chất xông hơi độc.

1.3.7. Thuốc xông hơi khử trùng

Là những chất hoặc hợp chất hoá học có độc tính được sử dụng để diệt trừ sinh vật gây hại trên hàng hoá mà ở điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí thông thường có thể tồn tại ở thể khí, có khả năng khuếch tán, xâm nhập vào hàng hoá cũng nh­ư giải phóng khỏi hàng hoá dễ dàng.

1.3.8. Độ kín của xông hơi khử trùng

Là độ kín không cho hơi độc từ phạm vi khử trùng thoát ra bên ngoài.

1.3.14 Phạm vi khử trùng

Là khoảng không gian kín chứa những vật thể được khử trùng;

1.3.9. Liều lượng thuốc xông hơi khử trùng

Là lượng thuốc khử trùng hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị trọng lượng vật thể khử trùng hoặc đơn vị thể tích của phạm vi khử trùng.

Đơn vị tính: gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/tấn hoặc gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/m3.

1.3.10. Nồng độ (thuốc xông hơi khử trùng)

Là lượng hơi thuốc xác định tại một thời điểm ở một vị trí nhất định trong phạm vi khử trùng.

Đơn vị tính: g/m3 hoặc mg/l hoặc ppm hoặc phần trăm (%) theo thể tích.

ppm: lượng thuốc tính bằng đơn vị phần triệu (1/1.000.000)

1.3.11. Chỉ số C.T

Là tích số của nồng độ hơi thuốc và thời gian ủ thuốc để tiêu diệt một loài sinh vật gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ nhất định.

1.3.12. Thời gian ủ thuốc

Là thời gian tính từ khi hoàn thành việc cho thuốc vào trong phạm vi khử trùng đến khi bắt đầu thông thoáng.

1.3.13. Ngưỡng an toàn

Là nồng độ của hơi thuốc có trong không khí cho phép con người có thể tiếp xúc hàng ngày mà không bị ảnh hưởng có hại nào.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật xông hơi khử trùng

2.1.1. Yêu cầu chung

- Diệt trừ triệt để các sinh vật gây hại trên vật thể đuợc khử trùng.

- An toàn với người, vật nuôi và hàng hoá.

- Đảm bảo về vệ sinh môi trư­ờng, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật

2.1.2. Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị

Phải đảm bảo đầy đủ về vật tư, trang thiết bị thực hiện xông hơi khử trùng theo các nhóm sau:

- Thuốc Methyl bromide thuần (100% CH3Br hoặc 99,4% CH­3Br).

- Thuốc phun vệ sinh: một số loại thuốc bảo vệ thực vật

- Vật liệu làm kín: Bạt khử trùng, giấy dán chuyên dụng (kraft), hồ (keo dán), nylon, băng dính, cát, kẹp nối bạt.

- Dụng cụ chiết, ống dẫn thuốc.

- Dụng cụ lấy mẫu và phân tích mẫu dịch hại

- Thiết bị hóa hơi thuốc xông hơi khử trùng.

- Máy đo nồng độ thuốc khử trùng, sự dò rỉ của thuốc.

- Thiết bị thông thoáng (máy hút khí, quạt đảo khí)

- Cân đồng hồ: 50kg, 100kg.

- Thiết bị phun vệ sinh (bình bơm tay, bình bơm động cơ).

- Máy đo độ ẩm, nhiệt kế, đồng hồ kiểm tra thời gian.

- Mặt nạ chuyên dùng với các trang thiết bị bảo hộ lao động.

- Biển báo cảnh giới.

- Thiết bị phòng chống cháy nổ.

- Dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn lao động.

- Các dụng cụ phụ trợ khác.

2.1.3. Yêu cầu về kỹ thuật

- Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật theo quy định.

- Đúng chủng loại thuốc, liều lượng, nồng độ và thời gian ủ thuốc.

2.2. Yêu cầu khác

2.2.1. Yêu cầu về người thực hiện

Người trực tiếp tham gia công tác khử trùng phải:

- Có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Không được uống bia rượu trước và trong quá trình thực hiện xông hơi khử trùng.

- Có ít nhất 02 người trực tiếp gia thực hiện xông hơi khử trùng đối với một phạm vi khử trùng.

- Đội ngũ cán bộ phải thường xuyên được cập nhật thông tin về công tác xông hơi khử trùng.

2.2.2. Yêu cầu về giấy tờ, biểu mẫu thực hiện xông hơi khử trùng

- Sổ sách ghi chép quá trình thực hiện

- Biên bản khảo sát

- Sơ đồ thực hiện xông hơi khử trùng

- Danh sách người tham gia thực hiện xông hơi khử trùng

- Biên bản kiểm tra nồng độ thuốc trong thời gian xông hơi khử trùng

- Biên bản nghiệm thu kết quả xông hơi khử trùng

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Chuẩn bị

3.1.1. Hồ sơ

- Khi tiếp nhận yêu cầu khử trùng của chủ vật thể, phải thu thập các thông tin liên quan tới quá trình thực hiện xông hơi khử trùng bao gồm: Tên chủ vật thể, địa chỉ, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, tên hàng, số lượng, khối lượng, bao bì, phương thức đóng gói …

- Thông tin về yêu cầu của Kiểm dịch thực vật (nếu có).

3.1.2. Khảo sát

- Đặc điểm của vật thể xông hơi khử trùng (hom giống, cây giống, cành ghép, mắt ghép); số lượng, khối lượng.

- Nơi sản xuất, phương thức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu, thời gian sản xuất.

- Thể tích phạm vi khử trùng và quy cách sắp xếp vật thể khử trùng.

- Điện, thoát nước, thoát khí của phương tiện hoặc địa điểm lưu chứa vật thể khử trùng để có phương án làm kín.

- Địa điểm xung quanh phạm vi khử trùng liên quan đến vệ sinh an toàn cho người động vật có ích và môi trường sinh thái.

- Xác định nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng

- Xác định thành phần, mật độ sinh vật gây hại trong và ngoài phạm vi khử trùng để có biện pháp ngăn chặn sự lây lan.

- Lấy mẫu đại diện của vật thể.

- Lập biên bản khảo sát khử trùng.

3.1.3. Lập phương án khử trùng

3.1.3.1. Chuẩn bị vật thể khử trùng

- Tháo bỏ tất cả các vật liệu bao bì đóng gói, che phủ bên ngoài bằng nhựa hoặc bằng các vật liệu không thấm nước trước khi khử trùng xông hơi.

- Vật liệu thực vật đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển hoặc trong giai đoạn ngủ nghỉ phải giữ cho phần rễ không bị khô và phần thân, cành, lá không được để ướt.

- Vật liệu thực vật không được đóng gói quá chặt để đảm bảo có khoảng không cả trên và dưới.

- Các loại cây được bố trí, sắp xếp hợp lý trong một không gian (không gian của một khu; côngtenner; trong buồng khử hoặc trùm bạt.

3.1.3.2. Lập sơ đồ đặt ống dẫn thuốc

Sơ đồ ống dẫn thuốc đặt theo nguyên tắc tập trung ở phía trên và giảm dần ở phía dưới; ống dẫn thuốc phải được bấm lỗ so le nhau với khoảng cách 1 - 1,5 m. Đặt một ống phụ đề phòng trường hợp tắc ống dẫn thuốc.

3.1.3.3. Kiểm tra thiết bị

Kiểm tra các thiết bị khử trùng và dụng cụ bảo hộ lao động

3.1.3.4. Tính liều lượng thuốc khử trùng

Căn cứ vào các yếu tố dưới đây để tính lượng thuốc khử trùng:

- Tính chất của loại cây trồng, quy cách sắp xếp.

- Thể tích không gian khử trùng.

- Nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng;.

- Thời gian khử trùng.

3.1.3.5 Liều lượng thuốc khử trùng

* Vật liệu thực vật đang ở giai đoạn sinh trưởng, phát triển (Chọn khoảng nhiệt độ phù hợp)

Methyl bromide thuần:

48 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 11 - 150C

40 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 16 - 200C

32 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 21 - 250C

24 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 26 - 300C

16 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 31 - 360C

* Cây xanh, cành ghép, mắt ghép và chồi ngủ nghỉ (lựa chọn giới hạn nhiệt độ thích hợp)

Methyl bromide thuần:

48 g/m3 trong thời gian 2 ½ giờ ở nhiệt độ 11 -15 0C

40 g/m3 trong thời gian 2½ giờ ở nhiệt độ 16 - 200C

32 g/m3 trong thời gian 2½ giờ ở nhiệt độ 21 - 250C

24 g/m3 trong thời gian 2½ giờ ở nhiệt độ 26 - 300C

16 g/m3 trong thời gian 2½ giờ ở nhiệt độ 31 - 360C

* Giống cây là dạng mắt (hom) ghép, chồi ghép (giai đoạn ngủ nghỉ)

Methyl bromide thuần:

48 g/m3 trong thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 11 - 150C

40 g/m3 trong thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 16 - 200C

32 g/m3 trong thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 21 - 250C

24 g/m3 trong thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 26 - 300C

16 g/m3 trong thời gian 3 giờ ở nhiệt độ 31 - 360C

3.2. Thực hiện xông hơi khử trùng

3.2.1. Làm kín phạm vi khử trùng

Tuỳ theo theo không gian tập chung (hàng), bố trí sắp xếp vật liệu cây giống chuẩn bị khử trùng trong buồng khử trùng chuyên dụng; trên không gian kho, bãi địa điểm tập kêt vật liệu khử trùng và điều kiện thời tiết mà có các hình thức làm kín phù hợp (phủ bạt, dán giấy) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm kín phạm vi khử trùng, đồng thời làm kín các khe, kẽ hở, các hệ thống thông thoáng, các thiết bị máy móc trong phạm vi khử trùng có khả năng chịu ảnh hưởng của thuốc xông hơi. Kết thúc làm kín, phải kiểm tra độ kín của phạm vi khử trùng bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng.

3.2.2. Bơm thuốc

Có ít nhất 2 người thực hiện việc bơm thuốc với đầy đủ trang bị bảo hộ lao động để có thể xử lý các sự cố xảy ra; sử dụng các dụng cụ phù hợp để bơm thuốc. Trong quá trình bơm thuốc phải điều chỉnh lượng thuốc ra từ từ, lưu lượng trung bình khoảng 1,5kg/phút.

3.2.3. Đảo khí

Sau khi cho thuốc vào tiến hành đảo khí trong khoảng thời gian15 -20 phút, đảm bảo thuốc phân bố đều trong phạm vi khử trùng.

3.2.4. Phun vệ sinh

Trang bị đầy đủ bảo hộ động và phun vệ sinh trong và ngoài xung quanh phạm vi khử trùng sau khi kết thúc bơm thuốc nhằm hạn chế sự lây lan của các loài sinh vật hại.

3.2.5. Cảnh giới

- Bố trí ít nhất 2 người có đủ trình độ, chuyên môn thực hiện nhiệm vụ cảnh giới.

- Cắm biển cảnh giới và thông báo cho mọi người biết khu vực khử trùng.

- Kiểm tra, không cho người và động vật vào khu vực khử trùng.

- Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị kiểm tra độ rò rỉ phù hợp và có biện pháp làm kín ngay khi phát hiện có rò rỉ thuốc xông hơi khử trùng.

- Có phương tiện liên lạc với người có trách nhiệm để thông tin trực tiếp giải quyết mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc khử trùng.

- Xử lý khi xảy ra các sự cố cháy nổ, ngộ độc.

3.3. Kết thúc khử trùng

3.3.1. Thông thoáng phạm vi khử trùng

- Sau khi kết thúc thời gian khử trùng dùng các thiết bị (quạt, máy hút, hệ thống thông gió…) để thông thoáng phạm vi khử trùng. Thời gian thông thoáng phụ thuộc thể tích phạm vi khử trùng, lượng thuốc và công suất của thiết bị thông thoáng.

- Đo dư lượng hơi thuốc trong phạm vi khử trùng sau khi thông thoáng. Đảm bảo nồng độ thuốc xông hơi trong phạm vi khử trùng đạt mức dưới ngưỡng an toàn 5,0 ppm (0,02 g/m³ hoặc 20 mg/m³).

3.3.2. Lấy mẫu

- Lấy mẫu sau khử trùng theo tiêu chuẩn nghành TCVN4731:2010, Kiểm dịch thực vật – Phương pháp lấy mẫu.

- Đánh giá hiệu quả diệt trừ sinh vật gây hại sau khử trùng.

3.3.3. Nghiệm thu kết quả khử trùng

- Xác định kết quả khử trùng đối với sinh vật gây hại, sự ảnh hưởng của thuốc tới vật liệu cây trồng làm giống, vật tư, máy móc, thiết bị trong phạm vi khử trùng.

- Chủ vật thể hoặc đại diện chủ vật thể cùng với đơn vị thực hiện khử trùng nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu kết quả khử trùng.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Các tổ chức/cá nhân hoạt động xông hơi khử trùng phải có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định. Đặc biệt là xây dựng các quy trình kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động, tính chất loại hình xông hơi và loại thuốc xông hơi khử trùng.

4.1. Yêu cầu đối với quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật do các tổ chức/cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, các công đoạn thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

- Được thẩm định và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

4.2. Trách nhiệm của tổ chức/cá nhân hoạt động xông hơi khử trùng

- Thực hiện xông hơi khử trùng vật thể theo đúng quy trình kỹ thuật và phạm vi đã được quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.

- Phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật trong hoạt động xông hơi khử trùng.

- Nghiêm cấm việc cho mượn, cho thuê giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề, thẻ xông hơi khử trùng; cấm thuê người không có Thẻ xông hơi khử trùng thực hiện việc khử trùng.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quý và năm về tình hình hoạt động xông hơi khử trùng với cơ quan quản lý theo quy định.

- Thông báo với cơ quan quản lý những thay đổi về nhân sự, trang thiết bị và quy trình thực hiện của đơn vị.

4.3. Quản lý hồ sơ

- Các cơ quan quản lý hoạt động xông hơi khử trùng phải lập sổ theo dõi việc cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ và thẻ xông hơi khử trùng (cấp lại hoặc gia hạn).

- Các cơ quan quản lý hoạt động xông hơi khử trùng phải báo cáo tình hình quản lý hoạt động xông hơi khử trùng định kỳ theo quý và năm về Cục Bảo vệ thực vật.

- Việc cấp Giấy chứng nhận xông hơi khử trùng và hồ sơ khử trùng phải được quản lý chặt chẽ tại đơn vị.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Giao Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện quy chuẩn này.

- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

 

Phụ lục 1

Một số đặc tính lý, hoá học của thuốc xông hơi Methyl bromide (CH3Br)

 

Tên hoá học: Methyl bromide

Công thức hoá học : CH3Br

Phân tử lượng: 94,94

Tỷ trọng ở thể lỏng: 1,732 (ở O0C)

Tỷ trọng ở thể khí: 3,270 (ở O0C)

ẩn nhiệt bay hơi: 61,52 cal/g

- Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường thuốc ở thể khí không màu và không mùi vị, ở áp suất cao( nén trong bình thép) thuốc ở dạng lỏng. Thuốc tan trong nước(13,4g/kg) và trong hầu hết dung môi hữu cơ; bền vững dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng; không bốc cháy nhưng ăn mòn nhôm, magê và hợp kim của chúng. CH3Br thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 214 mg/kg; ADI: 1mg/kg và hít thở phải không khí chứa 20-100ppm CH3Br sẽ có biểu hiện thần kinh và 1000 ppm trong 30-60 phút thì bị tử vong. Nồng độ cho phép nơi làm việc là 5 ppm (tiếp xúc thường xuyên) và 15 ppm (nếu tiếp xúc ngắn).

- Thuốc CH3Br được nén trong bình thép (từ 2,25-816 kg/bình, thông thường 23-45 kg/bình) hoặc nén trong hộp sắt tây (0,45-0,68 kg/hộp) hay đựng trong ampun thuỷ tinh 20 ml. Thuốc thoát ra ngoài ống dẫn khuyếch tán trong không khí thành khí CH3Br. Khí CH3Br nặng hơn không khí nên lắng dần xuống phía dưới do đó cần phải đảo khí.

- CH3Br rất độc và ở nồng độ thấp rất khó nhận biết (thuốc không có mùi) nên thuốc thường chứa 2-3% Cchlopicrin là chất báo hiệu nguy hiểm (gây kích thích niêm mạc và cay mắt ngay ở nồng độ rất thấp). Khi thông thoáng đối với kho kín, hầm tàu ... phải dùng máy hút khí độc thải ra ngoài kết hợp với thông gió tự nhiên.

- Hàng hoá có chứa các hợp chất muối iốt, muối natri hyposunfit, các hợp chất sunfua, natri hydrocabonat, các vật liệu bằng cao su tự nhiên, cao su nhân tạo, da, len, dạ, sợi nhân tạo chế từ cacbon-disufua, than hoạt tính, xenlophan, hoá chất ảnh, giấy ảnh, giấy bạc, đậu tương bị hư hỏng và phá huỷ khi tiếp xúc với thuốc CH3Br.

QCVN 01 - 115 : 2012/BNNPTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ QUẢ TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ

 

 

National technical regulation on treatment procedures

for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 115 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ QUẢ TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ

 

National technical regulation on treatment procedures

for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Xử lý

Là quy trình chính thức để diệt trừ, làm mất hoạt tính và loại bỏ dịch hại;

1.3.2. Xử lý hơi nước nóng

Là quá trình xử lý bằng nước hóa hơi ở nhiệt độ cao trong điều kiện ẩm độ trên 90%;

1.3.3. Thời gian làm nóng

Là thời gian cần thiết để 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt đến nhiệt độ xử lý;

1.3.4. Thời gian xử lý

Là thời gian tính từ khi kết thúc làm nóng và duy trì nhiệt độ xử lý trong khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý;

1.3.5. Thời gian thực hiện xử lý

Là tổng thời gian làm nóng và thời gian xử lý;

1.3.6. Nhiệt độ xử lý

Là nhiệt độ có khả năng diệt trừ triệt để các pha phát dục của loài ruồi đục quả kháng nhiệt nhất trên loại quả được xác định nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả;

1.3.7. Nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng

Là nhiệt độ để trên 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt được nhiệt độ xử lý.

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

- Diệt trừ triệt để các loài ruồi đục quả;

- Đảm bảo chất lượng của quả;

- An toàn với con người, vật nuôi và không ảnh hưởng đến môi trường;

- Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật (KDTV);

2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất và thiết bị xử lý

2.2.1. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất

Cơ sở thực hiện xử lý hơi nước nóng tối thiểu phải có:

- Diện tích phù hợp với công suất của thiết bị xử lý;

- Cấu trúc các khu vực bố trí liên hoàn và thống nhất trong một cơ sở xử lý bao gồm:

+ Khu vực trước xử lý: khu tập kết quả tươi, khu tuyển chọn và phân loại quả tươi; khu bảo quản quả tươi chưa xử lý;

+ Khu vực xử lý: thiết bị xử lý (buồng xử lý, thiết bị đo và ghi nhiệt độ, hệ thống làm mát ngay sau khi kết thúc xử lý); các dụng cụ như sọt, giá đỡ, thùng, vv … được sử dụng để đựng quả trong quá trình xử lý

+ Khu vực cách ly sau xử lý gồm khu làm mát; đóng gói và bảo quản lạnh sau khi đóng gói phải có 2-3 lớp cửa và đèn cực tím để chống tái nhiễm ruồi đục quả;

2.2.2. Yêu cầu đối với thiết bị xử lý

Thiết bị xử lý hơi nước nóng gồm buồng xử lý và các thiết bị đo.

- Buồng xử lý phải đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Đạt yêu cầu về độ kín;

+ Có độ ẩm không khí đạt mức cao (90-95%) sau thời gian vận hành máy nhất định;

+ Nhiệt độ phải phân bố đồng đều trong buồng xử lý với mức biến thiên nhiệt độ cho phép không vượt quá ±0,5oC ở tất cả các điểm trong buồng xử lý, khi nhiệt độ thịt quả đạt đến nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc nóng lên;

+ Thiết bị ghi dữ liệu tự động của buồng xử lý hoạt động tốt

- Các thiết bị đo gồm cảm biến nhiệt cố định và di động đảm bảo:

+ Sai số tối thiểu là ±0,1oC (loại bỏ các cảm biến nhiệt có sai số lớn hơn ± 0,3oC);

+ Đều đo được một mức nhiệt độ liên tục trong 10 phút;

+ Phản ứng nhiệt tương ứng với nhiệt độ trong buồng xử lý trong thời gian nóng lên

+ Thời gian đạt được nhiệt độ xử lý của tất cả các cảm biến nhiệt không chênh lệch quá 2 giờ

- Vệ sinh buồng xử lý và các thiết bị đo ngay sau mỗi lần xử lý;

- Hệ thống thiết bị được thiết kế để đảm bảo nước tiếp xúc với quả không nhiễm vi khuẩn hoặc bất kỳ chất gây ô nhiễm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Đảm bảo an toàn và đề phòng cháy nổ.

2.2.3. Yêu cầu khác

2.2.3.1. Cơ sở xử lý

Cơ sở xử lý phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2.2.3.2. Người thực hiện

- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở xử lý phải có đủ trình độ theo quy định và được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về kỹ thuật xử lý hơi nước nóng;

- Người trực tiếp tham gia công tác xử lý hơi nước nóng phải có chứng chỉ đã qua tập huấn vận hành và sử dụng thiết bị xử lý hơi nước nóng của nhà sản xuất.

2.2.3.3. Các hệ thống liên quan khác:

- Điện: điện lưới, máy phát (dự phòng)

- Nước: hệ thống cấp nước thoát nước thuận tiện và kịp thời

- Hệ thống thông thoáng, quạt gió, …

- Văn phòng chuyên gia riêng biệt

- Công trình vệ sinh công cộng phải xây tách biệt bên ngoài khu vực xử lý,...

2.3. Trình tự thực hiện

2.3.1. Chuẩn bị

2.3.1.1 Hồ sơ

- Khi tiếp nhận yêu cầu xử lý hơi nước nóng của chủ vật thể, phải thu thập các thông tin liên quan bao gồm: tên chủ vật thể, địa chỉ, thời gian thực hiện, loại quả, số lượng, khối lượng, kích thước quả, chất lượng quả,…

- Hợp đồng thương mại, LC (nếu hàng xuất, nhập khẩu);

- Thông tin về yêu cầu KDTV.

2.3.1.2. Trước khi xử lý

2.3.1.2.1. Xác định loài (hoặc các loài) ruồi đục quả

- Căn cứ vào các thông tin về yêu cầu KDTV để xác định loài ruồi đục quả trên từng loại quả tươi

- Lựa chọn thông số xử lý (nhiệt độ, thời gian,..) phù hợp đối với loài ruồi đục quả đã xác định trên từng loại quả tươi (Phụ lục 2)

2.3.1.2.2. Yêu cầu đối với quả tươi

- Quả tươi được thu thập từ vườn trồng được cơ quan có thẩm quyền quản lý;

- Lựa chọn quả tươi đồng đều về kích thước và trọng lượng bằng cách cân hoặc đo với số lượng quả (n≥30) cho 1 lần lựa chọn.

2.3.1.3. Lập phương án xử lý

2.3.1.3.1. Chọn nhiệt độ xử lý

Để lựa chọn nhiệt độ xử lý phù hợp phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Hợp đồng thương mại, LC (Đối với vật thể xuất, nhập khẩu);

- Yêu cầu KDTV;

- Nhiệt độ xử lý (phụ lục 1).

2.3.1.3.2. Thời gian xử lý

Thời gian xử lý phụ thuộc vào các yếu tố:

- Loại quả tươi;

- Loài ruồi đục quả;

- Thời gian nóng lên (phụ lục 1);

- Thời gian duy trì nhiệt độ xử lý (phụ lục 1);

2.3.1.3.3. Quy cách sắp xếp quả tươi

- Quả tươi phải được phân loại theo trọng lượng hoặc kích thước để sắp xếp vào từng khay nhựa chịu nhiệt và xếp khay vào từng ngăn trước xử lý;

- Đối với những quả có trọng lượng lớn hơn khi đưa vào buồng xử lý phải bố trí ở vị trí tiếp xúc với nhiệt nhanh hơn;

2.3.1.3.3. Lập sơ đồ vị trí đặt cảm biến nhiệt

Căn cứ vào cấu trúc hay thể tích buồng xử lý, cách sắp xếp quả tươi, tính chất của loại quả tươi, để lập sơ đồ đặt cảm biến nhiệt đảm bảo:

- Tất cả các quả tươi trong buồng xử lý đều đạt được nhiệt độ và thời gian xử lý tối thiểu đúng theo yêu cầu của thông số xử lý đã nghiên cứu;

- Thuận tiện cho việc thao tác, làm kín, dễ dàng kiểm tra nhiệt độ của các cảm biến trong quá trình xử lý.

2.3.1.3.4. Cài đặt thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý

Thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý đối với từng loại quả tươi và loài ruồi đục quả gồm các yếu tố (phụ lục 1):

- Nhiệt độ xử lý;

- Thời gian thực hiện xử lý;

- Thời gian làm nóng;

- Khoảng thời gian ghi nhiệt độ tăng lên;

- Nhiệt độ của thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng;

- Thời gian xử lý;

- Phương pháp làm mát quả tươi ngay sau khi xử lý.

2.3.1.3.5. Chuẩn bị bao bì đóng gói sau xử lý

Bao bì đóng gói quả tươi phải được đục lỗ thông khí ở hai đầu, tại lỗ thông khí giữa các lớp của hộp có lưới ngăn côn trùng (đường kính mắt lưới<1mm) tránh tái nhiễm.

2.3.2. Các bước tiến hành

Bước 1: Lựa chọn quả tươi theo trọng lượng hay kích thước đồng đều để đưa từng loại vào khay nhựa chịu nhiệt trước xử lý;

Bước 2: Các khay quả tươi được xếp lên từng ngăn trước khi đưa vào buồng xử lý;

Bước 3: Cắm đầu dò của cảm biến nhiệt vào tâm quả tươi (phụ lục 2). Các quả tươi được chọn để cắm cảm biến phải:

- Đảm bảo cùng độ chín sinh lý, kích thước và sai số về trọng lượng giữa các quả không quá 5%.

- Cảm biến nhiệt cố định luôn cắm vào các quả lớn hơn của lô quả tươi đưa vào xử lý để đảm bảo đo được nhiệt độ chính xác trong suốt quá trình xử lý;

- Kiểm tra nhiệt độ của thịt quả trước khi xử lý và sai số về nhiệt độ không quá 3,0oC.

Quả sau khi cắm cảm biến được đặt trở lại vào khay trong buồng xử lý thông qua cửa cắm cảm biến; Cửa buồng xử lý và các cửa cắm cảm biến nhiệt phải được đóng kín trước khi xử lý;

Bước 4: Trong quá trình xử lý, cán bộ theo dõi và điều khiển thiết bị xử lý phải thực hiện:

- Ghi lại nhiệt độ ban đầu của quá trình xử lý và buồng xử lý trước khi xử lý;

- Kiểm tra độ kín của buồng xử lý hoặc các vấn đề bất thường trong quá trình xử lý;

- Quan sát số liệu ghi nhiệt độ của các cảm biến nhiệt và thời gian xử lý đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu trong suốt quá trình xử lý;

- Khi kết thúc thời gian xử lý theo quy định, kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát tự động trong buồng xử lý;

Bước 5: Đưa quả tươi đã xử lý vào khu vực cách ly để làm mát quả; sau đó quả được để khô tự nhiên tại khu vực bảo quản ở nhiệt độ thích hợp;

Bước 6: Quả tươi đưa lên dây chuyền đóng gói vào hộp. Hộp sau khi đóng gói được dán băng dính, đai chặt bằng dây an toàn và dán nhãn theo quy định;

Bước 7: Sau khi đóng gói, các hộp quả tươi sẽ được vận chuyển đến khu vực bảo quản sau xử lý ở nhiệt độ thích hợp;

Bước 8: Kiểm tra kết quả xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng đảm bảo ruồi đục quả chết 100%. Lấy mẫu quả tươi sau xử lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21/2010/BNN về “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

2.3.3. Nghiệm thu kết quả

Các bên liên quan tiến hành kiểm tra, nghiệm thu kết quả và lập biên bản gồm:

- Biên bản kiểm tra các thông số kỹ thuật trong thời gian xử lý hơi nước nóng;

- Biên bản nghiệm thu kết quả xử lý hơi nước nóng;

2.3.4. Trường hợp xử lý không đạt yêu cầu

Trường hợp xử lý không đạt yêu cầu bao gồm:

- Các thông số kỹ thuật của hệ thống điều khiển ở buồng xử lý không được đáp ứng đúng yêu cầu quy định;

- Có phát sinh trong quá trình xử lý: như 1 đầu dò của cảm biến nhiệt dừng ghi dữ liệu hoặc nhiệt độ của đầu dò thấp hơn nhiệt độ yêu cầu của quá trình xử lý;

Các trường hợp xử lý không đạt yêu cầu nêu trên phải tiến hành xử lý lại, các quả tươi phải đưa ra khỏi buồng xử lý vào khu cách ly chờ xử lý lần tiếp theo,

2.4. Quy định về quản lý

2.4.1. Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng

- Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng cho cơ sở xử lý;

- Hàng năm định kỳ hoặc đột xuất Cục BVTV sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề xử lý hơi nước nóng đối với cơ sở xử lý.

2.4.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động xử lý hơi nước nóng

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật xử lý hơi nước nóng theo quy định của quy chuẩn này;

- Phải chịu sự quản lý của Cục BVTV trong quá trình hành nghề xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng;

- Nghiêm cấm việc cho mượn, thuê hoặc sử dụng vào các mục đích khác đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng.

- Thực hiện lưu giữ, quản lý hồ sơ, báo cáo định kỳ 6 tháng/năm với Cục Bảo vệ thực vật về tình hình hoạt động xử lý hơi nước nóng và những thay đổi về nhân sự, cơ sở vật chất trang thiết bị hay quy trình thực hiện của cơ sở xử lý. 

 

Phụ lục 1.

Thông số kỹ thuật xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả

 

Chỉ tiêu

Xử lý quả thanh long trừ Bactrocera dorsalis, Bactrocera cucurbitae Bactrocera correcta

Xử lý quả cam, nho, xoài (giống Manilla)

trừ Anstrepha spp.

Xử lý quả ớt chuông, cà tím, đu đủ, dứa, quả bí, cà chua, Zucchini

trừ Ceratitis capitata, Bactrocera dorsalis, Bactrocera curcubitae

Xử lý quả vải trừ Ceratitis capitata, Bactrocera dorsalis

Xử lý quả xoài trừ Bactrocera occipitalis, Bactrocera curcubitae, Bactrocera philippinensis

Xử lý quả đu đủ trừ Ceratitis capitata, Bactrocera dorsalis, Bactrocera curcubitae

Xử lý quả chôm chôm trừ Ceratitis capitata, Bactrocera dorsalis

Nhiệt độ xử lý

46,5oC

43,3oC

44,4oC

47,2oC

46,0oC

47,2oC

47,2oC

Thời gian làm nóng

1 giờ

8 giờ

Không áp dụng

1 giờ

4 giờ

4 giờ

1 giờ

Thời gian xử lý

40 phút

6 giờ

8,75 giờ

20 phút

10 phút

Không áp dụng

20 phút

Thời gian thực hiện xử lý hơi nước nóng

4 giờ

14 giờ

8,75 giờ

1 giờ 20 phút

4 giờ 10 phút

4 giờ

1 giờ 20 phút

Khoảng thời gian ghi nhiệt độ tăng lên

5 phút

5 phút

Không áp dụng

5 phút

5 phút

5 phút

5 phút

Nhiệt độ không khí tối thiểu*

47 oC

Không áp dụng

44,4oC

Không áp dụng

Không áp dụng

Không áp dụng

Không áp dụng

Nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng

46,5oC

43,3oC

44,4oC

47,2oC

46,0oC

47,2oC

47,2oC

Phương pháp làm mát

xả nước trong 20-30 phút/lần

Không áp dụng

Không áp dụng

Phun nước lạnh

Không khí lạnh

không bắt buộc

không bắt buộc

Ghi chú: * Nhiệt độ không khí tối thiểu: Là nhiệt độ không khí trong buồng xử lý phải bằng hoặc lớn hơn nhiệt độ xử lý;

 

Phụ lục 2.

Vị trí cắm cảm biến nhiệt vào quả thanh long để đo nhiệt độ trong thịt quả khi xử lý

 

QCVN 01 - 116 : 2012/BNNPTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NHỆN NHỎ HẠI TRÊN

GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU

TRỒNG TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

 

National technical regulations on procedure for Phytophagous mite

of imported plant varieties in isolated quarantine area

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 116 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NHỆN NHỎ HẠI TRÊN GIỐNG CÂY TRỒNG

NHẬP KHẨU TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

National technical regulations on procedure for Phytophagous mite

of imported plant varieties in isolated quarantine area

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định trình tự xử lý xông hơi nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật (KDTV) trong phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác gieo trồng, chăm sóc và xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu gieo trồng trong khu cách ly KDTV trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

1.3.1. Nhện nhỏ hại thực vật

Là những động vật nhỏ hại cây nằm trong bộ ve bét (Acarina), lớp nhện (Arachnida) thuộc ngành động vật chân đốt (Arthropoda).

1.3.2. Giống cây trồng nhập khẩu

Bao gồm hạt, cây, hom, chồi ghép, mắt ghép và các bộ phận khác của cây nhập khẩu được sử dụng để nhân giống, gieo trồng.

1.3.3. Khu cách ly kiểm dịch thực vật

Là nơi gieo trồng thực vật, bảo quản sản phẩm thực vật được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài trong thời gian kiểm dịch.

1.3.4. Dịch hại kiểm dịch thực vật (đối tượng KDTV)

Là loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.

1.3.5. Điều tra

Là việc thực hiện một quy trình chuẩn trong một thời gian cụ thể để xác định đặc điển của quần thể dịch hại hoặc sự có mặt của loài dịch hại trong một vùng.

1.3.6. Phân tích giám định

Là sự kiểm tra chính thức không chỉ bằng mắt để xác định sự có mặt của dịch hại hoặc giám định loài dịch hại đó.

1.3.7. Xử lý

Là việc thực hiện quy trình chính thức cho việc diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc thoái hóa.

1.3.8. Xông hơi khử trùng

Là biện pháp khử trùng bằng hoá chất xông hơi độc.

1.3.9. Thuốc xông hơi khử trùng

Là những chất hoặc hợp chất hoá học có độc tính được sử dụng để diệt trừ sinh vật gây hại trên hàng hoá mà ở điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí thông thường có thể tồn tại ở thể khí, có khả năng khuếch tán, xâm nhập vào hàng hoá cũng nh­ư giải phóng khỏi hàng hoá dễ dàng.

1.3.10. Độ kín của xông hơi khử trùng

Là độ kín không cho hơi độc từ phạm vi khử trùng thoát ra bên ngoài.

1.3.11. Phạm vi khử trùng

Là khoảng không gian kín chứa những vật thể được khử trùng;

1.3.12. Liều lượng (thuốc xông hơi khử trùng)

Là lượng thuốc khử trùng hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị trọng lượng vật thể khử trùng hoặc đơn vị thể tích của phạm vi khử trùng.

Đơn vị tính: gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/tấn hoặc gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/m3.

1.3.13. Nồng độ (thuốc xông hơi khử trùng)

Là lượng hơi thuốc xác định tại một thời điểm ở một vị trí nhất định trong phạm vi khử trùng.

Đơn vị tính: g/m3 hoặc mg/l hoặc ppm hoặc phần trăm (%) theo thể tích.

ppm: lượng thuốc tính bằng đơn vị phần triệu (1/1.000.000)

1.3.14. Tích số C.T

Là tích số của nồng độ hơi thuốc và thời gian ủ thuốc để tiêu diệt một loài sinh vật gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ nhất định.

1.3.15. Thời gian ủ thuốc

Là thời gian tính từ khi hoàn thành việc cho thuốc vào trong phạm vi khử trùng đến khi bắt đầu thông thoáng.

1.3.16. Ngưỡng an toàn

Là nồng độ của hơi thuốc có trong không khí cho phép con người có thể tiếp xúc hàng ngày mà không bị ảnh hưởng có hại nào.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Xử lý xông hơi nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly KDTV bằng methyl bromide

2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1.1. Yêu cầu chung

- Diệt trừ được nhện nhỏ gây hại mà không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng; trang thiết bị trong khu cách ly sau xử lý.

- Đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường xung quanh.

- Đảm bảo về vệ sinh môi trư­ờng, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2. Yêu cầu về vật liệu, trang thiết bị

- Thuốc methyl bromide thuần (loại 100% CH3Br hoặc 99,4% CH­3Br).

- Thuốc phun vệ sinh.

- Bạt khử trùng; buồng khử trùng hoặc khử trùng toàn bộ nhà trồng cây,

- Vật liệu làm kín (giấy dán craft chuyên dụng, keo, hồ dán, băng dính, cát).

- Dụng cụ lấy mẫu và phân tích mẫu nhện nhỏ hại

- Dụng cụ chiết, ống dẫn thuốc.

- Máy đo nồng độ thuốc khử trùng, sự dò rỉ của thuốc.

- Thiết bị thông thoáng (máy hút khí, quạt đảo khí).

- Cân đồng hồ: 50kg, 100kg.

- Thiết bị phun vệ sinh (bình bơm tay, bình bơm động cơ).

- Máy đo độ ẩm, nhiệt kế, đồng hồ kiểm tra thời gian.

- Mặt nạ chuyên dùng với các trang thiết bị bảo hộ lao động.

- Biển báo cảnh giới.

- Thiết bị phòng chống cháy nổ.

- Dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn lao động.

- Các dụng cụ phụ trợ khác.

2.1.1.3. Yêu cầu về kỹ thuật

Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật theo quy định: đúng chủng loại thuốc, liều lượng, nồng độ và thời gian ủ thuốc.

2.1.2. Yêu cầu khác

2.1.2.1. Yêu cầu về người thực hiện

Người trực tiếp tham gia khử trùng xông hơi phải:

- Có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc đã qua lớp tập huấn về khử trùng xông hơi.

- Không được uống bia rượu trước và trong quá trình thực hiện xông hơi khử trùng.

- Có ít nhất 02 người trực tiếp gia thực hiện xông hơi khử trùng đối với một phạm vi khử trùng.

- Có hiểu biết về an toàn lao động và sơ cấp cứu nhiễm độc.

2.1.2.2. Yêu cầu về giấy tờ ghi chép

- Biên bản khảo sát.

- Sơ đồ thực hiện xông hơi khử trùng.

- Sổ sách ghi chép quá trình thực hiện.

- Danh sách người tham gia thực hiện xông hơi khử trùng.

- Biên bản kiểm tra nồng độ thuốc trong thời gian xông hơi khử trùng.

- Biên bản nghiệm thu kết quả xông hơi khử trùng.

2.1.3. Trình tự thực hiện

2.1.3.1. Khảo sát

- Vật thể khử trùng: bao gồm các loại cây trồng bị nhện hại, giá thể, chậu vại trồng cây.

- Cấu trúc, loại hình và các hệ thống liên quan: điện, thoát nước, thoát khí của khu cách ly KDTV chứa vật thể khử trùng để có phương án làm kín.

- Địa điểm xung quanh phạm vi khử trùng liên quan đến vệ sinh, an toàn cho người động vật có ích và môi trường sinh thái.

- Xác định nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng.

- Xác định thành phần, mật độ nhện gây hại, trong và ngoài phạm vi khử trùng để có biện pháp ngăn chặn sự lây lan.

- Lấy mẫu nhện hại đại diện trên các loại cây trồng trước khi khử trùng xông hơi theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT “Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng”.

- Lập biên bản khảo sát khử trùng.

2.1.3.2. Lập phương án khử trùng

* Bố trí sắp xếp

Các loại cây được sắp xếp trong một không gian thích hợp tùy theo mục đích khử trùng xông hơi (cả không gian của một khu; trong buồng khử hoặc trùm bạt).

Tất cả các loại cây trước khi đưa vào xử lý phải được tưới nước vào giá thể trồng cây đảm bảo độ ẩm đạt 60 – 70% nhưng thân, lá cây không bị ướt. Mỗi góc của khu xử lý có một khay nước đảm bảo giữ cho lá cây không bị khô.

* Lập sơ đồ đặt ống dẫn thuốc

Sơ đồ ống dẫn thuốc đặt theo nguyên tắc tập trung ở phía trên và giảm dần ở phía dưới; nếu xử lý nhiều khoang khác nhau thì bố trí mỗi khu vực một lớp ống dẫn thuốc. Ống dẫn thuốc phải được bấm lỗ so le nhau với khoảng cách 1 - 1,5 m. Đặt một ống phụ đề phòng trường hợp tắc ống dẫn thuốc.

* Kiểm tra thiết bị

Kiểm tra các thiết bị khử trùng và dụng cụ bảo hộ lao động

* Tính liều lượng thuốc khử trùng

Căn cứ vào các yếu tố dưới đây để tính lượng thuốc khử trùng:

- Tính chất của loại cây trồng, quy cách sắp xếp.

- Thể tích không gian khử trùng;.

- Nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng.

- Thời gian khử trùng.

* Liều lượng thuốc khử trùng

48 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 11 - 150C

40 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 16 - 200C

32 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 21 - 250C

24 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 26 - 300C

16 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 31 - 360C

2.1.4. Thực hiện xông hơi khử trùng

2.1.4.1. Làm kín phạm vi khử trùng

Tuỳ theo theo không gian của nhà kính hoặc tập trung cây bị nhện hại trong buồng khử trùng chuyên dụng và điều kiện thời tiết mà có các hình thức làm kín phù hợp (phủ bạt, dán giấy) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm kín phạm vi khử trùng, đồng thời, các thiết bị máy móc trong phạm vi khử trùng có khả năng chịu ảnh hưởng của thuốc xông hơi. Kết thúc làm kín, phải kiểm tra độ kín của phạm vi khử trùng bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng.

2.1.4.2 Bơm thuốc

Có ít nhất 2 người thực hiện việc bơm thuốc với đầy đủ trang bị bảo hộ lao động để có thể xử lý các sự cố xảy ra; sử dụng các dụng cụ phù hợp để bơm thuốc. Trong quá trình bơm thuốc phải điều chỉnh lượng thuốc ra từ từ, lưu lượng trung bình khoảng 1,5kg/phút.

2.1.4.3. Đảo khí

Sau khi cho thuốc vào tiến hành đảo khí trong khoảng thời gian15 -20 phút, đảm bảo thuốc phân bố đều trong phạm vi khử trùng.

2.1.4.4 Phun vệ sinh

Trang bị đầy đủ bảo hộ động, phun vệ sinh trong và ngoài, xung quanh phạm vi khử trùng sau khi kết thúc nhằm hạn chế sự lây lan của nhện.

2.1.5.5. Cảnh giới

- Bố trí ít nhất 2 người có đủ trình độ, chuyên môn thực hiện nhiệm vụ cảnh giới.

- Cắm biển cảnh giới và thông báo cho mọi người biết khu vực khử trùng.

- Kiểm tra, không cho người và động vật vào khu vực khử trùng.

- Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị kiểm tra độ rò rỉ phù hợp và có biện pháp làm kín ngay khi phát hiện có rò rỉ thuốc xông hơi khử trùng.

- Có phương tiện liên lạc với người có trách nhiệm để thông tin trực tiếp giải quyết mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc khử trùng.

- Xử lý khi xảy ra các sự cố cháy nổ, ngộ độc.

2.2.4. Kết thúc khử trùng

2.2.4.1 Thông thoáng phạm vi khử trùng

- Sau khi kết thúc thời gian khử trùng dùng các thiết bị (quạt, máy hút, hệ thống thông gió…) để thông thoáng phạm vi khử trùng. Thời gian thông thoáng phụ thuộc thể tích phạm vi khử trùng, lượng thuốc và công suất của thiết bị thông thoáng.

- Đo dư lượng hơi thuốc trong phạm vi khử trùng sau khi thông thoáng. Đảm bảo nồng độ thuốc xông hơi trong phạm vi khử trùng đạt mức dưới ngưỡng an toàn 5,0 ppm (0,02 g/m³ hoặc 20 mg/m³).

2.2.4.2. Lấy mẫu

- Lấy mẫu sau khử trùng theo phương pháp của QCVN 01 - 38 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn Việt Nam về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

- Đánh giá hiệu quả trừ nhện hại sau khử trùng.

2.2.4.3. Nghiệm thu kết quả khử trùng

- Xác định kết quả khử trùng đối với nhện hại, sự ảnh hưởng của thuốc tới vật tư, máy móc, thiết bị trong phạm vi khử trùng.

- Chủ vật thể hoặc đại diện chủ vật thể cùng với đơn vị thực hiện khử trùng nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu kết quả khử trùng.

2.2. Xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập nội trồng trong khu cách ly bằng thuổc bảo vệ thực vật trừ nhện

2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1.1. Yêu cầu chung

- Diệt trừ các loài nhện nhỏ gây hại mà không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng; trang thiết bị trong khu cách ly sau xử lý.

- An toàn đối với người, vật nuôi và môi trường xung quanh.

- Đáp ứng nguyên tắc “bốn đúng” trong sử dụng thuốc BVTV.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, địa điểm làm việc và kho chứa thiết bị hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Yêu cầu về vật tư, thiết bị

Đảm bảo về vật tư, thiết bị khi sử dụng thuốc BVTV như sau:

- Thuốc BVTV trừ nhện hại cây trồng.

- Bình phun thuốc, cốc đong 10 -1000ml, xilanh (2; 5; 10 ml).

- Biển cảnh giới.

- Dụng cụ và thiết bị bảo hộ lao động.

- Cân điện tử.

- Hộp thuốc sơ cứu.

- Các dụng cụ phụ trợ khác.

2.2.1.3. Yêu cầu về kỹ thuật

- Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật về sử dụng thuốc BVTV.

- Đảm bảo nguyên tắc “bốn đúng” trong việc sử dụng thuốc BVTV.

2.2.1.4. Yêu cầu về người thực hiện

Người trực tiếp tham gia phun thuốc phải:

- Phải đảm bảo về sức khỏe, không phun thuốc khi người mệt mỏi hoặc uống rượu, bia.

- Phải là người am hiểu về kỹ thuật, có chuyên môn.

- Có hiểu biết về an toàn lao động và sơ cấp cứu nhiễm độc.

2.2.2. Trình tự thực hiện

2.2.2.1. Điều tra

- Lấy mẫu đại diện trước khi xử lý theo phương pháp của của QCVN 01 - 38 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn Việt Nam về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.

- Địa điểm xung quanh khu vực xử lý liên quan đến vệ sinh an toàn cho người, động vật có ích mà môi trường xung quanh.

- Phạm vi và cách thức sắp xếp chậu cây xử lý.

2.2.2.2. Chọn thuốc xử lý

- Để lựa chọn các loại thuốc xử lý căn cứ vào các yêu cầu sau đây:

- Loại nhện hại.

- Loại cây trồng bị hại.

- Mật độ loài gây hại.

2.2.2.3. Tính liều lượng thuốc sử dụng

- Tính liều lượng, lượng nước thuốc sử dụng theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất.

2.2.2.4. Thực hiện xử lý

- Việc phun thuốc trừ nhện nhỏ haị nên được tiến hành ít nhất 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi nhện bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau cách lần thứ nhất từ 5 - 7 ngày. Sau đó tùy tình hình phát sinh gây hại của chúng mà tiến hành xử lý lại khi thấy cần thiết.

- Để tăng cường hiệu lực và hiệu quả của thuốc trừ nhện hại, nên sử dụng tia nước mạnh phun tưới mặt trên và mặt dưới lá, thân, cành trước khi xử lý thuốc một ngày.

- Không sử dụng một loại thuốc trừ nhện để trừ một loại nhện trong thời gian dài, nên thay đổi loại thuốc trừ nhện nhằm hạn chế tính kháng thuốc của chúng.

2.2.3. Kết thúc xử lý

2.2.3.1. Cảnh giới

- Cắm biển cảnh báo và thông báo cho mọi người biết khu vực xử lý.    

- Kiểm tra, không cho người và động vật vào khu vực xử lý sau 24 giờ.

2.2.3.2. Thông thoáng

Sau khi kết thúc thời gian phun thuốc sau 12 - 24 h, dùng dùng hệ thống quạt thông gió để thông thoáng phạm vi xử lý. Thời gian thông thoáng phụ thuộc thể tích phạm vi xử lý, loại thuốc.

2.2.3.3. Kết thúc xử lý

- Tiến hành điều tra vào lúc 5, 10 và 15 ngày sau khi xử lý thuốc

- Đánh giá hiệu lực của thuốc.

2.2.3.4. Nghiệm thu kết quả xử lý

- Xác định kết quả xử lý đối với nhện hại, sự ảnh hưởng của thuốc tới vật tư, máy móc, thiết bị trong phạm vi xử lý.

- Chủ vật thể hoặc đại diện chủ vật thể cùng với đơn vị/cá nhân thực hiện xử lý nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu kết quả xử lý.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật.

QCVN 01 - 117 : 2012/BNNPTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH

THỰC VẬT BẰNG BIỆN PHÁP CHIẾU XẠ

 

National technical regulation on treatment procedue

for regulated articles by irradiation measures

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 117 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH

THỰC VẬT BẰNG BIỆN PHÁP CHIẾU XẠ

 

National technical regulation on treatment procedue

for regulated articles by irradiation measures

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định việc xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (dưới đây gọi tắt là vật thể)

Gồm thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang dịch hại thuộc diện điều chỉnh.

1.3.2. Dịch hại

Là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm: côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, vi rút, phytophasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật.

1.3.3. Liều hấp thụ

Lượng năng lượng bức xạ ion hóa truyền cho một đơn vị khối lượng vật chất xác định. Đơn vị đo liều hấp thụ quốc tế SI là gray (Gy), 1 Gy tương đương với sự hấp thụ 1 Jul trên 1 kg vật chất xác định (1ky = 1J/kg).

1.3.4. Biểu đồ phân bố liều hấp thụ

Việc đo liều hấp thụ trong quá trình có tải sử dụng các liều kế đặt tại các vị trí đã định để tạo ra sự phân bố liều hấp thụ một chiều, hai chiều hoặc ba chiều, từ đó thu được các giá trị trường phân bố liều.

1.3.5. Bộ liều kế

Một hay nhiều liều kế được sử dụng để xác địnhliều hấp thụ tại một vị trí và giá trị trung bình của chúng là liều hấp thụ tại vị trí đó.

1.3.6. H đo liu

Là h thng thiết bị được s dng để xác định liu hp th, bao gm: liu kế, dng c đo lường và quy trình s dng h thng thiết b xác định liu.

1.3.8. Phóng xạ ion hoá

Hình thành các hạt phân tử tích điện và các sóng điện từ do kết quả của sự tương tác vật lý tạo ra các ion bằng các quy trình căn bản hoặc quy trình thứ yếu.

1.3.9. Vật thể chiếu xạ

Một khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được sắp xếp theo định dạng quy định và xử lý riêng biệt.

1.3.10. Chiếu xạ

Xử lý bằng bất cứ loại phóng xạ ion hoá nào.

1.3.11. Liều hấp thụ tối thiểu (Dmin)

Là giá tr liu hp thụ đối vi mi loi thc phm mà chưa đạt được giá tr đó thc phm s không đạt được mc tiêu k thut mong mun khi chiếu x.

1.3.12. Hiệu quả xử lý

Kết quả được xác định có thể đo lường và tái lập nhờ việc xử lý theo đúng chỉ dẫn.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật

2.1.1. Yêu cầu chung

- Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật giữa các nước thành viên phê chuẩn biện pháp xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật.

- Đầy đủ các quy trình kỹ thuật vận hành xử lý chiếu xạ đảm bảo đạt hiệu quả theo mục đích xử lý sản phẩm chiếu xạ.

- An toàn với người, vật nuôi và đảm bảo hiệu quả xử lý trong các điều kiện nhất định và phù hợp với tính chất cụ thể của hàng hoá.

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện tham gia hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, được cấp giấy phép tiến hành các công việc bức xạ theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.

2.1.2. Yêu cầu về nguồn bức xạ

Tuân thủ các quy định về nguồn phóng xạ và mức công suất giới hạn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7247:2003 Thc phm chiếu x - Yêu cu chung để chiếu x thc phm) và quy định bởi tiêu chuẩn Codex (CODEX STAN 106-1983):

a) Tia X được phát ra t các thiết bị phù hợp làm vic mc năng lượng nh hơn hoc bng 5 mêga electron von (MeV).

b) Tia gamma t các đồng v phóng x60Co hoc 137Cs.

c) Chùm electron được phát ra t các thiết bị phù hợp làm vic mc năng lượng nh hơn hoc bng 10 MeV.

2.1.3. Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Khu vực bảo quản hàng hóa có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho phép điều khiển các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm để bảo quản hàng hoá mau hỏng trước khi xử lý.

- Nhà xưởng đặt thiết bị xử lý chiếu xạ được thiết kế và xây dựng phù hợp về diện tích, vật liệu và vị trí đặt thiết bị chiếu xạ đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm đối với hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo dưỡng và vận hành thiết bị.

- Khu vực cách ly về mặt kiểm dịch thực vật được thiết kế phù hợp, gắn liền với cơ sở xử lý và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo cách ly lô hàng chưa chiếu xạ với lô hàng đã chiếu xạ.

- Có đầy đủ hệ thống trang thiết bị kiểm tra, phát hiện và xử lý hàng hoá chiếu xạ không đúng cách hoặc không phù hợp cho việc chiếu xạ, trang thiết bị kiểm soát các lô hàng/chuyến hàng không tuân thủ yêu cầu, thiết bị xử lý các tình huống như đổ vỡ, rò rỉ hoặc mất tính toàn vẹn của hệ thống xử lý.

- Có h thng xác định liu và lập bản đồ phân bố liều hấp thụ nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý trong các điều kiện nhất định và phù hợp với tính chất cụ thể của hàng hoá.

- Các trang thiết bị sử dụng phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chỉnh định kỳ đáp ứng các quy định hiện hành.

2.1.4. Quy định về kỹ thuật

Cơ sở chiếu xạ phải có các quy trình kỹ thuật chiếu xạ đảm bảo hàng hoá được xử lý một cách thống nhất đảm bảo đúng theo yêu cầu. Các quy trình tối thiểu phải bao gồm:

- Xác định liều chiếu xạ tối thiểu đối với từng loại vật thể, từng loài dịch hại cần xử lý đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật.

- Quy trình xử lý hàng hóa trước, trong và sau khi chiếu xạ;

- Quy trình sắp xếp hàng hóa;

- Quy trình kỹ thuật quy định về hồ sơ, giấy tờ, ghi nhận các thông số cơ bản của quá trình xử lý, biện pháp giám sát, ghi nhãn và lưu giữ hồ sơ;

- Phương án dự phòng và biện pháp khắc phục trong trường hợp xử lý hỏng hoặc gặp khó khăn trong quá trình chiếu xạ;

- Quy trình xử lý lô hàng bị thải loại;

2.1.5. Yêu cầu khác

2.1.5.1. Người thực hiện

- Đội ngũ nhân viên của cơ sở có trình độ và được đào tạo đầy đủ. Phải có chứng nhận đã qua tập huấn vận hành và sử dụng thiết bị chiếu xạ của nhà sản xuất.

- Người trực tiếp tham gia công tác xử lý chiếu xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Người phụ trách, đứng đầu cơ sở chiếu xạ phải có chứng chỉ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch bằng biện pháp chiếu xạ do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp.

- Đội ngũ nhân viên tham gia thực hiện phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định.

2.1.5.2. Thiết bị an toàn

- Phải có hệ thống thiết bị đo an toàn bức xạ trong khu vực giới hạn

- Có thiết bị liều kế cá nhân

- Được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động.

2.2. Trình tự thực hiện

2.2.1. Tiếp nhận vật thể chiếu xạ

2.2.1.1 Kiểm tra hồ sơ

Khi tiếp nhận yêu cầu xử lý chiếu xạ của chủ vật thể, phải kiểm tra hồ sơ, các thông tin liên quan tới quá trình thực hiện xử lý chiếu xạ bao gồm: Tên chủ vật thể, địa chỉ, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, tên hàng, số lượng, khối lượng, bao bì, phương thức đóng gói, ký mã hiệu vùng trồng do cơ qua có thẩm quyền cấp, ký mã hiệu của nhà sản xuất đóng gói theo quy định …

2.2.1.2. Tiếp nhận vật thể chiếu xạ

Vật thể chiếu xạ được tiếp nhận tại khu vực bảo quản theo quy định, được kiểm tra trước khi xử lý theo các yêu cầu kỹ thuật bao gồm: Số lượng, kích thước, trọng lượng, phương thức đóng gói, dịch hại thuộc diện điều chỉnh.

2.2.1.3. Đóng gói

Biện pháp xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật được áp dụng gắn liền với quá trình đóng gói đảm bảo phù hợp theo dây chuyền xử lý. Các loại vật liệu đóng gói phải có chất lượng thích hợp đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, các nhà máy đóng gói phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau quá trình thực hiện đóng gói và phân loại bao gói cũng khác nhau căn cứ vào các thông số sau:

- Kích thước đóng gói

- Số lượng sản phẩm đóng gói

- Trọng lượng sản phẩm tối đa

- Trọng lượng bao gói tối đa.

Đối với mỗi loại bao gói khác nhau phải được tiến hành thực hiện phép đo liều hấp thụ để lập bản đồ phân bố liều hấp thụ.

2.2.1.4. Nhãn chiếu xạ

Vật thể chiếu xạ được đóng gói sẵn phải mang lôgô và chữ "RADURA" kèm theo thông tin về lý do chiếu xạ. Đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ cơ sở chiếu xạ, tháng và năm chiếu xạ và quốc gia nơi tiến hành xử lý chiếu xạ. Phù hợp với các quy định liên quan của TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-1985, được rà soát tháng 1-1991, sửa đổi tháng 4-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Nhãn xử lý chiếu xạ thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

- Nhãn Radura và Logo (logo quy định quốc tế đối với sản phẩm chiếu xạ )

- Mã xử lý chiếu xạ

- Mã vùng trồng

- Mã nhà máy đóng gói

- Mã nhà máy chiếu xạ

- Ngày đóng gói

- Số lô đóng gói do nhà máy đóng gói quy định

- Ngày xử lý chiếu xạ

2.2.2. Gắn thiết bị đo liều hấp thụ

Liều hấp thụ là thông số quan trọng nhất của quá trình chiếu xạ, việc gắn thiết bị đo liều hấp thụ nhằm mục đích:

- Xác định liều hấp thụ đối với đơn vị sắp xếp vật thể xử lý đồng nhất và các thông số của máy chiếu xạ, các thông số của quá trình chiếu xạ.

- Giám sát các thay đổi về liều hấp thụ khi các thông số của quá trình thay đổi trong quá trình vận hành thông thường.

- Xác định biểu đồ phân bố liều hấp thụ trong từng vật thể có khối lượng riêng đồng nhất.

Phương pháp xác định định biểu đồ phân bố liều trong sản phẩm chiếu xạ áp dụng theo các tiêu chuẩn của Việt Nam: TCVN 7248:2008 Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm và TCVN 7249:2008 Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X dùng để xử lý thực phẩm.

Tất cả các thành phần của hệ thống đo liều lượng cần được kiểm tra theo quy trình vận hành chuẩn. Ngoài ra, hệ thống đo liều lượng cần được kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia thích hợp.

2.2.3. Sắp xếp vật thể xử lý theo dây chuyền chiếu xạ

Vật thể chiếu xạ phải được sắp xếp vào dây truyền chiếu xạ. Quy trình sắp xếp phù hợp cho từng vật thể xử lý bao gồm các thông số kỹ thuật để xác định độ đồng đều của vật thể chiếu xạ như: kích thước, khối lượng, mật độ và định vị vật thể chiếu xạ đối với một trường bức xạ xác định.

2.2.4. Tính thời gian chiếu xạ

Thời gian chiếu xạ phụ thuộc vào yêu cầu về liều hấp thụ của sản phẩm, các kết quả đo phân bố liều, thời gian dừng, tốc độ của hệ băng tải cho chu trình chiếu xạ và cách nạp sản phẩm chiếu xạ.

2.2.5. Áp dụng liều chiếu xạ

Khi tính toán và áp dụng liều chiếu, cần xem xét đến những thay đổi về mật độ và thành phần cấu tạo của vật liệu, bao bì xử lý, biến đổi về hình dáng và kích thước, về định dạng của sản phẩm, cách sắp xếp, đóng gói và khối lượng sản phẩm. Trước khi phê chuẩn các điều kiện áp dụng biện pháp chiếu xạ, Cơ quan kiểm dịch thực vật phải yêu cầu cung cấp trường phân bố liều hấp thụ của vật thể xử lý trong mỗi cách thức sắp xếp, đóng gói và tính chất của vật thể. Liều chiếu xử lý cụ thể được chấp nhận trong các tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật. (tham khảo về các ngưỡng liều lượng hấp thụ khi xử lý kiểm dịch thực vật đối với một số nhóm dịch hại nhất định tại phụ lục 2 và tham khảo danh mc sản phẩm thực vật quy định được phép chiếu xvà gii hn liu hp thti đa tại phụ lục 3.)

2.2.6. Cài đặt thông số xử lý.

Đối với quá trình xử lý sản phẩm thì việc đặt, kiểm soát, theo dõi và lưu giữ hồ sơ các thông số xử lý (ví dụ, thời gian chiếu xạ, tốc độ hệ băng tải, cấu hình nạp sản phẩm) đã thiết lập khi thực hiện đánh giá chất lượng, tính đến sự phân rã nguồn, để đảm bảo rằng mỗi mỗi đơn vị nạp hàng được xử lý theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cài đặt các thông số cần theo dõi khi thực hiện chiếu xạ kiểm dịch thực vật gồm:

- Liều lượng

- Thời gian xử lý

- Nhiệt độ, độ ẩm

- Độ thoáng và áp suất điều chỉnh.

2.2.7. Vận hành thiết bị

Vận hành các thiết bị chiếu xạ được thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo và có trình độ thích hợp, tuân thủ đúng trình tự theo quy trình vận hành của cơ sở xử lý chiếu xạ.

2.2.8. Hoàn tất hồ sơ

Cơ sở xử lý chiếu xạ phải hòan tất và lưu giữ toàn bộ hồ sơ cho mỗi lần xử lý chiếu xạ. Hệ thống hồ sơ, giấy tờ được lưu theo yêu cầu của cơ quan kiểm dịch thực vật quốc gia và các cơ quan thẩm quyền khác. Hồ sơ xử lý bao gồm những thông tin sau:

- Tên của cơ sở chiếu xạ và các bên liên đới trách nhiệm;

- Tên hàng hóa xử lý;

- Mục đích xử lý;

- Dịch hại thuộc diện điều chỉnh cần xử lý;

- Người bao gói, người sản xuất và địa điểm sản xuất hàng hoá;

- Kích cỡ, trọng lượng và nhận dạng hàng hóa, bao gồm cả số lượng bao gói;

- Dấu hiệu và đặc điểm nhận dạng;

- Số lượng lô hàng;

- Liều lượng (liệu lượng theo quy định và theo thực tế đo);

- Ngày tháng xử lý;

- Sai lệch so với yêu cầu xử lý.

2.2.9. Kiểm tra, kiểm dịch thực vật

Các phương pháp kiểm tra, kiểm dịch thực vật bao gồm việc kiểm tra, lấy mẫu được áp dụng theo các quy trình kỹ thuật hiện hành trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật.

Kiểm tra, kiểm dịch thực vật nhằm mục đích xác định xem việc xử lý có đạt được kết quả theo yêu cầu của nước nhập khẩu hay không bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu ghi nhận các thông số kỹ thuật của quá trình xử lý để làm cơ sở để chứng nhận việc xử lý.

- Kiểm tra dịch hại xem dịch hại không thuộc diện xử lý có xuất hiện hay không. Nếu phát hiện thấy dịch hại, cơ quan kiểm dịch thực vật cần xác minh liệu chúng có thuộc diện điều chỉnh của nước nhập khẩu hay không.

2.2.10. Cấp chứng nhận

Trước khi chuyển giao sản phẩm chiếu xạ, phải xem xét lại các kết quả đo liều và lưu giữ các giá trị của thông số quá trình để chứng minh sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật. Phê chuẩn và chứng nhận liều hấp thụ trong sản phẩm cho mỗi chu trình chiếu xạ, theo chương trình bảo đảm chất lượng đã thiết lập.

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật dựa trên thông tin được cung cấp bởi cơ sở chiếu xạ. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xác nhận rằng biện pháp xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật và các yêu cầu kiểm dịch bổ sung đã được đáp ứng.

2.2.11. Giải phóng hàng hóa

Do các sản phẩm chiếu xạ không thể phân biệt bằng mắt thường với sản phẩm chưa qua chiếu xạ, vì vậy hàng hoá đã xử lý phải tách riêng, đánh dấu rõ ràng và bảo quản tại khu vực cách ly trong điều kiện an toàn, không bị nhiễm dịch hoặc mất dấu.

Giải phóng hàng hóa phải có phương tiện vận chuyển hàng hoá an toàn từ nơi tiếp nhận đến nơi xử lý mà không bị mất dấu hoặc mang nguy cơ nhiễm dịch chéo.

Đối với mỗi cơ sở chiếu xạ phải xây dựng quy trình vận chuyển và phân tách hàng hóa cụ thể theo từng chủng loại hàng hóa. Hàng hóa chưa bao gói hoặc để ngỏ phải được bảo vệ an toàn ngay sau khi xử lý để không bị nhiễm hoặc tái nhiễm dịch hại.

2.2.12. Xử lý lại

Trong trường hợp xử lý không đạt yêu cầu, có thể cho phép xử lý lại hàng hoá, với điều kiện là liều lượng hấp thụ tối đa nằm trong phạm vi giới hạn cho phép của nước nhập khẩu.

2.3. Quy định về quản lý

2.3.1. Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật.

- Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch thực vật. Trong trường hợp cần thiết, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm hợp tác với các cơ quan quản lý năng lượng nguyên tử quốc gia và các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế khác trong việc xây dựng, phê chuẩn, đảm bảo an toàn và áp dụng biện pháp chiếu xạ kiểm dịch thực vật.

- Các chương trình hợp tác phải được xây dựng bằng văn bản cụ thể như: Bản ghi nhớ, thỏa thuận thực hiện, hay các văn bản hiệp định khác tương tự. Các văn bản hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật và các bên có liên quan phải thể hiện chi tiết các yêu cầu về quy trình cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm và hậu quả trong trường hợp không tuân thủ yêu cầu về xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật.

- Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm đánh giá, giám sát và xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với biện pháp xử lý chiếu xạ trong kiểm dịch thực vật. Danh mục tiêu chí kiểm tra, giám sát và phê chuẩn cơ sở xử lý cũng như chứng nhận hàng hóa chiếu xạ tham khảo tại phụ lục 3.

- Trong trường hợp vi phạm hoặc các tình huống kiểm dịch xảy ra ngoài ý muốn, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật số 13: Hướng dẫn thông báo trường hợp không tuân thủ và hành động khẩn cấp.

- Hàng năm định kỳ hoặc đột xuất cơ quan kiểm dịch thực vật tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định các hồ sơ, tài liệu liên quan tới biện pháp chiếu xạ kiểm dịch thực vật đối với cơ sở chiếu xạ.

2.3.2. Trách nhiệm của cơ sở xử lý chiếu xạ kiểm dịch thực vật

- Xây dựng đầy đủ các quy trình bằng văn bản đáp ứng các quy định hiện hành giúp đảm bảo hàng hoá được xử lý một cách thống nhất theo đúng yêu cầu.

- Ghi nhận các thông số vận hành và kiểm soát quá trình thực hiện chiếu xạ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan xử lý chiếu xạ kiểm dịch theo quy định.

- Hàng năm định kỳ có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm dịch thực vật quốc gia về tình hình thực hiện biện pháp chiếu xạ kiểm dịch thực vật của cơ sở chiếu xạ.

 

Phụ lục 1.

Liều lượng tối thiểu với kết quả cụ thể đối với các nhóm dịch hại xử lý chiếu xạ

 

Nhóm dịch hại

Kết quả phản ứng theo yêu cầu

Liều hấp thụ tối thiểu (Gy)

Rệp muội và bọ phấn (Homoptera)

Gây bất dục pha trưởng thành

50-100

Mọt đậu (Bruchidae)

Gây bất dục pha trưởng thành

70-300

Bọ cánh cứng ăn lá (Scarabidae)

Gây bất dục pha trưởng thành

50-150

Ruồi đục quả (Tephritidae)

Giảm khả năng vũ hóa trưởng thành từ sâu non đẫy sức

50-250

Mọt vòi voi (Curculionidae)

Gây bất dục pha trưởng thành

80-165

Sâu đục thân (Lepidoptera)

Giảm khả năng vũ hóa trưởng thành từ sâu non đẫy sức

100 -280

Bọ trĩ (Thysanoptera)

Gây bất dục pha trưởng thành

150 -250

Sâu đục thân (Lepidoptera)

Gây bất dục pha nhộng

200 -350

Nhện lớn (Acaridae)

Gây bất dục pha trưởng thành

200 -350

Mọt hại kho (Coleoptera)

Gây bất dục pha trưởng thành

50-400

Ngài hại kho (Lepidoptera)

Gây bất dục pha trưởng thành

100 -1.000

Tuyến trùng (Nematoda)

Gây bất dục pha trưởng thành

~4.000

 

 

Phụ lục 2.

Danh mục sản phẩm thực vật quy định được phép chiếu xạ và giới hạn liều hập thụ tối đa

 

TT

Loi sản phẩm thực vật

Mc đích chiếu x

Liều hấp th

(Gy)

Ti thiu

Tối đa

1

Loi 1: Sn phm nông sn dng thân, r, c

Ức chế sny mm trong quá trình bo qun

100

200

2

Loi 2: Rau, qutươi (tr loi 1)

a) Làm chm quá trình chín

300

1000

b) Dit côn trùng, ký sinh trùng

300

1000

c) o dài thi gian bo qun

1000

2500

d) Xlý kim dch

200

1000

3

Loi 3: Ncốc và các sn phm bt nghin tncốc; đu ht, ht có du, hoa qukhô

a) Dit côn trùng, ký sinh trùng

300

1000

b) Gim nhim bn vi sinh vt

1500

5000

c) Ức chế sny mm

100

250

 

 

Phụ lục 3.

Danh mục thiêu chí kiểm tra, giám sát và phâ chuẩn cơ sở xử lý, chứng nhận hàng hóa chiếu xạ trong thương mại quốc tế

 

Tiêu chí

Không

1.Cơ sở vật chất

Cơ sở chiếu xạ đáp ứng các yêu cầu KDTV. Cục Bảo vệ thực vật có quyền tiếp cận cơ sở và hồ sơ thích hợp để xác nhận việc xử lý KDTV.

 

 

Nhà xưởng đặt thiết bị được thiết kế và xây dựng phù hợp về diện tích, vật liệu và vị trí đặt thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo dưỡng và vận hành thiết bị.

 

 

Có phương tiện phù hợp, gắn liền với cơ sở, xử lý, đảm bảo tách riêng lô hàng chưa chiếu xạ với lô hàng đã chiếu xạ.

 

 

Có phương tiện phù hợp để bảo quản hàng hoá mau hỏng trước và sau khi xử lý.

 

 

Nhà xưởng, trang thiết bị và các cơ sở vật chất khác được gìn giữ trong điều kiện vệ sinh, đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm đối với hàng hóa đã qua xử lý.

 

 

Có các biện pháp hiệu quả không cho dịch hại xâm nhiễm vào khu vực xử lý đồng thời ngăn chặn sự nhiễm dịch đối với lô hàng đang được bảo quản hoặc xử lý.

 

 

Có các biện pháp thích hợp để xử lý các tình huống như đổ vỡ, rò rỉ hoặc mất tính toàn vẹn của hệ thống xử lý.

 

 

Có hệ thống thích hợp để xử lý hàng hoá chiếu xạ không đúng cách hoặc không phù hợp cho việc chiếu xạ.

 

 

Có hệ thống phù hợp để kiểm soát các lô hàng/chuyến hàng không tuân thủ yêu cầu và khi cần thiết có thể đình chỉ việc chấp thuận cơ sở xử lý.

 

 

2. Nhân sự

Đội ngũ nhân viên của cơ sở có trình độ và được đào tạo đầy đủ.

 

 

Nhân viên nhận thức rõ về các yêu cầu KDTV đối với việc vận chuyển và xử lý hàng hoá .

 

 

3. Vận chuyển, bảo quản và phân tách hàng hóa

Hàng hoá được kiểm tra khi tiếp nhận để đảm bảo thích hợp với việc chiếu xạ.

 

 

Hàng hoá được vận chuyển trong môi trường không làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học.

 

 

Hàng hoá được bảo quản và phân định một cách thích hợp. Có quy trình và điều kiện đảm bảo việc phân tách chuyến hàng / lô hàng đã xử lý và hàng chưa xử lý. Có khu vực riêng biệt chứa hàng đến và hàng đi theo yêu cầu.

 

 

4. Xử lý chiếu xạ

Cơ sở chiếu xạ có khả năng thực hiện xử lý theo quy trình yêu cầu. Có hệ thống kiểm soát quá trình xử lý với những tiêu chí đánh giá hiệu lực chiếu xạ.

 

 

Thiết lập các thông số thích hợp đối với từng chủng lọai hàng hóa hoặc chuyến hàng cần xử lý. Gửi văn bản quy trình chiếu xạ cho Cục Bảo vệ thực vật và nhân viên có liên quan của cơ sở xử lý.

 

 

Có thiết bị thích hợp để kiểm tra liều lượng hấp thụ đối từng chủng loại. Lưu giữ và cung cấp các hồ sơ về liều lượng cho Cục Bảo vệ thực vật.

 

 

5. Đóng gói và ghi nhãn

Hàng hoá được đóng gói (nếu cần thiết) bằng vật liệu thích hợp với sản phẩm và chiếu xạ.

 

 

Các chuyến hàng/lô hàng đã xử lý được xác định hoặc ghi nhãn phù hợp và có hồ sơ ghi chép.

 

 

Mỗi chuyến hàng/lô hàng mang ký mã hiệu riêng để phân biệt với các chuyến hàng/lô hàng khác.

 

 

6. Hệ thống hồ sơ tài liệu

 

 

Toàn bộ hồ sơ ghi chép về mỗi chuyến hàng/lô hàng đã chiếu xạ được lưu giữ tại cơ sở trong thời gian quy định và cung cấp cho Cục Bảo vệ thực vật để kiểm tra khi cần thiết.

 

 

Căn bản thoả thuận của Cục Bảo vệ thực vật với cơ sở chiếu xạ

 

 

QCVN 01 - 118 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT CHÍNH GÂY HẠI CÂY CHÈ

 

National technical Regulation on Surveillance method of tea pests

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 118 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KĨ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT

CHÍNH GÂY HẠI CÂY CHÈ

 

National technical Regulation on Surveillance method of tea pests

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra phát hiện sinh vật hại chè, phục vụ công tác dự tính báo và phòng trừ sinh vật hại đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, an toàn cho người, sinh vật có ích và môi trường.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại chè trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Sinh vật hại (SVH)

Là những sinh vật hoạt động làm giảm số lượng, khối lượng cây trồng nông sản .

1.3.2. Sinh vật hại chính

Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.

1.3.3. Sinh vật hại chủ yếu

Là những sinh vật hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

1.3.4. Yếu tố điều tra chính

Là các yếu tố đại diện bao gồm giống, tuổi cây, địa hình.

1.3.5. Khu vực điều tra

Là nương chè đại diện cho các yếu tố điều tra được chon cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.

1.3.6. Tuyến điều tra

Là tuyến được xác định theo một lịch trình ở khu vực điều tra nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của địa phương.

1.3.7. Điểm điều tra

Là điểm được bố trí ngẫu nhiên trong từng yếu tố điều tra.

1.3.8. Mẫu điều tra

Là số lượng cây hoặc các bộ phận của cây (lá, búp, cành..) trên đơn vị điều tra.

1.3.9. Mật độ sinh vật hại

Là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát .

1.3.10. Tỷ lệ bệnh

Là số lượng cá thể bị bệnh tính theo phần trăm (%) so với tổng số các cá thể điều tra trong quần thể.

1.3.11. Chỉ số bệnh

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của bệnh trên cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%).

1.3.12. Sinh vật có ích (SVCI hoặc thiên địch)

Là kẻ thù của các loài sinh vật hại.

1.3.13. Điều tra định kỳ

Là hoạt động điều tra thường xuyên của các cán bộ bảo vệ thực vật theo một thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của SVH cây trồng.

1.3.14. Điều tra bổ sung

Là mở rộng tuyến điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và SVH đặc thù của các vùng sinh thái, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của SVH chủ yếu của địa phương đó.

1.3.15. Diện tích nhiễm sinh vật hại

Là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50% trở lên theo mức quy định của quy chuẩn này về mật độ sâu, tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích.

1.3.16. Cành điều tra

Là đoạn cành có chiều dài 25 cm tính từ đỉnh cao nhất của cành chè.

1.3.17. Búp chè

Là búp của cây chè gồm tôm và 1 đến 3 lá non.

1.3.18. Hình chiếu tán cây

Là hình chiếu của tán lá chiếu vuông góc xuống mặt đất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Điều tra

- Điều tra đầy đủ chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.

- Dự báo những loại sinh vật thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.

2.1.2. Nhận định tình hình

Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật hại chính trong thời gian tới.

2.1.3. Thống kê diện tích

Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại, (nhẹ, trung bình, nặng) diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

2.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài nương chè

- Vợt côn trùng, khay, khung. (phụ lục 2).

- Thước dây, thước gỗ điều tra, kính lúp cầm tay, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nilon các cỡ, túi sách tay điều tra;

- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;

- Bẫy đèn, bẫy bả.

2.2.2. Thiết bị trong phòng thí nghiệm

- Kính lúp hai mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen;

- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;

- Máy tính với phần mềm có liên quan;

- Máy khấy, máy lắc, máy rây.

2.2.3. Trang bị bảo hộ lao động

- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.

2.3. Phương pháp điều tra

2.3.1. Thời gian điều tra

- Điều tra định kỳ: 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần.

- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước và trong cao điểm sinh vật gây hại.

2.3.2. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện theo giống, tuổi cây, địa hình, điều kiện thâm canh.

2.3.3. Khu vực điều tra

- Vùng trồng chè trọng điểm: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

- Vùng trồng chè không trọng điểm: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

2.3.4. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách đường biên ít nhất 1 hàng cây.

2.3.5. Số mẫu điều tra của một điểm

2.3.5.1. Sinh vật hại trên búp, lá, cành, thân non

- Cây chè ở giai đoạn vườn ươm, mỗi điểm điều tra 1 khung 40cm x 50cm, tính tỷ lệ (%) cây bị hại cho từng loại dịch hại.

- Cây chè ở giai đoạn tạo tán, mỗi điểm điều tra 5 cây, tính tỷ lệ (%) cây , tỷ lệ (%) búp bị hại cho từng loại dịch hại.

- Cây chè ở gia đoạn kinh doanh thực hiện cách điều tra sau:

+ Dùng khay để điều tra

* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 1 khay, khay điều tra được láng dầu và đặt nghiêng khoảng 45 độ, phía dưới tán chè và dung tay đập vào mặt tán chè phía dưới khay. Đếm số lượng rầy xanh rơi vào khay

+ Dùng khung  (40 cm x 50 cm)/điểm để điều tra

* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bọ xít muỗi, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bọ cánh tơ, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Nhện đỏ, mỗi điểm điều tra 20 lá bánh tẻ - già phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bệnh thối búp, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Các sinh vật hại búp, lá, cây non như bệnh phồng lá, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu, sâu chùm..., mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

2.3.5.2. Sinh vật hại trên thân, cành

Đối với sinh vật hại thân mỗi điểm điều tra 5 cây, đối với sinh vật hại cành mỗi điểm điều tra 20 cành. Tính tỷ lệ (%) cây, cành bị hại, phân cấp mức bị hại.

2.3.5.3. Sinh vật hại gốc, rễ

Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 1 hố (kích thước theo phụ lục 2), nằm trong khu vực hình chiếu tán cây, cách gốc 20-30 cm.

2.3.6. Cách điều tra

2.3.6.1. Ngoài nương chè

- Quan sát từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây. Dùng vợt để điều tra, thu bắt các loại côn trùng gây hại và sinh vật có ích hoạt động bay, nhảy trên bề mặt tán chè. Dùng khay để điều tra, thu bắt các loại côn trùng gây hại và sinh vật có ích phân bố dưới bề mặt tán chè. Theo dõi mật độ, tỷ lệ hại, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của dịch hại.

- Thu mẫu để theo dõi ký sinh: Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại cần xác định mật độ, tỷ lệ ký sinh của sinh vật có ích. Đối với các loại sinh vật có ích cần thu về phòng để theo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng và 50 quả trứng đối với trứng đơn.

- Đối với các loại dịch hại hoặc sinh vật có ích mới cần phải thu mẫu để theo dõi, giám định hoặc gửi đến cơ quan chuyên môn để giám định.

2.3.6.2. Trong phòng

Theo dõi phân tích những mẫu sâu hại đã thu được trong quá trình điều tra và xác định các loài sinh vật ký sinh, tỷ lệ ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.

 

2.3.7. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mật độ sinh vật hại (số lượng sinh vật hại / đơn vị mẫu điều tra)

                                         Tổng số sinh vật hại điều tra được

- Mật độ sinh vật hại =     ----------------------------------------------

                                              Tổng số đơn vị mẫu điều tra

                                                Tổng số cá thể ở từng pha

- Tỷ lệ phát dục (%) =     -------------------------------   x 100

                                                 Tổng số cá thể điều tra

                                Số đơn vị mẫu điều tra bị hại  

- Tỷ lệ hại (%) =      ----------------------------------------               x 100

                                 Tổng số đơn vị mẫu điều tra

- Mật độ thiên địch bắt mồi ( con/ mẫu điều tra )

                                                    Số thiên địch theo dõi được

- Mật độ thiên địch bắt mồi  =     -------------------------------

                                                               Mẫu điều tra

                                    Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha

- Tỷ lệ điều tra (%) =      ---------------------------------------------   x 100

                                     Tổng số cá thể điều tra ở từng pha

                                       S[(N1 x 1) + ...  + (Nn x n)]

- Chỉ số hại (%) =      -----------------------------------------    x 100

                                                      N x K

Trong đó :

N1: là số mẫu điều tra bị hại ở cấp  1

Nn: là số mẫu điều tra bị hại ở cấp  n

N: là tổng mẫu điều tra

K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp

- Diện tích trồng chè vùng điều tra bị nhiễm dịch hại

Căn cứ để tính diện tích nhiễm dịch hại (nhẹ, trung bình, nặng, mất trắng ) bao gồm :

- Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng.

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định mật độ, tỷ lệ để thống kê diện tích nhiễm.

+ Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại từ 50 đến 100% mức quy định.

+ Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại trên 100 đến 200% mức quy định.

+ Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại trên 200% mức quy định.

+ Diện tích mất trắng: Là tổng số diện tích cộng dồn sinh vật hại làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất).

+ Tổng số diện tích cây chè bị nhiễm sinh vật hại nào đó, là tổng diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm trung bình, diện tích nhiễm nhẹ và diện tích bị mất trắng.

2.3.8. Sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo

- Sổ theo dõi dịch hại và thiên địch vào bẫy.

- Sổ ghi chép số liệu điều tra dịch hại và sinh vật có ích định kỳ, bổ sung.

- Sổ theo dõi diễn biến diện tích nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng năm.

- Sổ theo dõi số liệu khí tượng.

- Các báo cáo thực hiện theo quy định chung của ngành Bảo vệ thực vật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại chè trên lãnh thổ Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại chè trên lãnh thổ Việt Nam, có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật.

 

Phụ lục 1.

Quy định về mức độ, tỷ lệ hại làm cơ sở thống kê diện tích nhiễm

 

Số TT

Dịch hại

Vị trí gây hại

Mật độ, tỷ lệ hại

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Rầy xanh

Empoasca flavescen Fabricius

Búp, lá non

10% số búp

2

Bọ xít muỗi

Helopeltis sp

Lá non, búp

10% số búp

3

Bọ trĩ

Physothrips setiventris  Bagn

Búp, gân chính lá non

10% số búp

4

Nhện đỏ

Oligonychus coffeae Nietner

Lá già, bánh tẻ

20% số lá

5

Mối

Macrotermes sp.

Thân, cành

10% cây

6

Bọ hung nâu

Maladera orientalis

Lá non, búp

3 con/hố

7

Mọt đục cành

Xyleborus camerunus

Cành

10 % cành

6

Bệnh phồng lá chè

Exobasidium vexans Massee

Lá non

30% số lá

8

Bệnh thối búp

Colletotrichum theae sinensis (Miyake) Yamamoto

Búp, lá non

10% búp

9

Bệnh đốm nâu

Colletotrichum camellia Massee

Lá, cành, quả

20% số lá

10

Bệnh đốm xám

Pestalozzia theae Sawada

20% số lá

11

Bệnh nấm tóc

Marasmius equycrinis Muell

Cây, cành

30% số cây

12

Bệnh chết loang cây

Rosellinia necatrix Berl

Rễ

10% số cây

 

Phụ lục 2.

Phân cấp hại được quy định thống nhất theo thang 9 cấp đối với từng loài dịch hại như sau

 

- Những loài bệnh hại trên búp, lá, thân, cành.

Cấp 1: từ 1 đến 10% diện tích búp, lá, thân, cành bị hại;

Cấp 3: từ >10% đến 20% diện tích búp, lá, thân, cành bị hại;

Cấp 5: từ >20% đến 30% diện tích búp, lá, thân cành bị hại;

Cấp 7: từ >30% đến 40% diện tích búp, lá, thân, cành bị hại;

Cấp 9: từ >40% diện tích búp, lá, thân, cành bị hại.

- Đối với các loại dịch hại khác và các dịch hại do sinh vật chích hút có kích thước cơ thể nhỏ (rệp, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi…)

Cấp 1: nhẹ (Xuất hiện rải rác)

Cấp 2: trung bình (Phân bố dưới 1/3 diện tích lá, búp,… bị hại)

Cấp 3: nặng (Phân bố trên 1/3 diện tích lá, búp,... bị hại)

- Đối với các loài dịch hại gốc rễ:

Cấp hại

Tỷ lệ bị hại (%)

Cấp 1  (nhẹ)

≤1/3 số rễ bị hại

Cấp 2 (trung bình)

> 1/3 - <2/3 số rễ bị hại

Cấp 3 (nặng)

≥ 2/3 số rễ bị hại

- Công thức tính diện tích bị nhiễm một loại sinh vật hại theo từng yếu tố điều tra:

            N x b

X (ha) = --------------

             B

Trong đó: X là diện tích bị nhiễm sinh vật hại của một yếu tố điều tra.

N là tổng diện tích trồng cây chè của yếu tố điều tra trên vùng điều tra.

B là tổng số điểm điều tra.

b là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại của yếu tố điều tra.

- Diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở từng mức (nhẹ, trung bình, nặng) được tính theo công thức sau:

                 N x Ci

Xi (ha)    = -------------

                  B

Trong đó: Xi là diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở mức i (nhẹ, trung bình, nặng) đối với yếu tố điều tra;

N là diện tích trồng cây chè của yếu tố điều tra tại vùng điều tra;

B là số điểm điều tra (=10)

Ci là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại ở cấp độ i (nhẹ, trung bình, nặng ) đối với yếu tố điều tra;

 

Phụ lục 3.

Một số dụng cụ điều tra ngoài thực địa

 

 

Hình 1. Vợt, khay, khung, hố điều tra

Hình 2. Vợt côn trùng

Hình 3. Mẫu lắp đặt bẫy đèn dùng bóng Neon (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)

Ghi chú:

Đường kính nón trên 80 cm, cao 20 cm; đường kính nón dưới 60 cm, cao 30 cm; 4 tấm kính cao 62 cm, rộng 20 cm, dày 0,5 cm.

Hộp A, bên trong có một hộp nhỏ để đựng mẫu.

1. Chỗ lắp đui đèn; 2. Rãnh lắp kính sâu 1 cm, dài 20 cm

Hình 4. Mẫu bẫy đèn  dùng bóng Neon dài 120 cm (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)

QCVN 01 - 119 : 2012/BNNPTNT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

 

National technical Regulation on Surveillance method of citrus pests

 

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 119 : 2012/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

 

National technical Regulation on Surveillance method of citrus pest

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra, phát hiện sinh vật hại chính trên cây ăn quả có múi, phục vụ công tác dự tính dự báo và phòng trừ sinh vật hại đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, an toàn cho người, vật nuôi, sinh vật có ích và môi trường.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại chính trên cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Cây ăn quả có múi

Là các loại cây ăn quả được trồng thuộc chi Citrus trong họ Rutaceae, bao gồm cam, chanh, quít, bưởi, quất,…

1.3.2. Sinh vật hại (SVH)

Là các sinh vật mà hoạt động sống của chúng làm giảm số lượng, khối lượng và chất lượng cây trồng, nông sản.

1.3.3. Sinh vật hại chính

Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.

1.3.4. Sinh vật hại chủ yếu

Là những sinh vật hại chính mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

1.3.5. Yếu tố điều tra chính

Là các yếu tố đại diện bao gồm: giống, tuổi cây, địa hình, đất đai, giai đoạn sinh trưởng của cây ăn quả có múi, ….

1.3.6. Khu vực điều tra

Là khu vườn trồng cây ăn quả có múi đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định ngay từ đầu vụ..

1.3.7. Mẫu điều tra

Là số lượng cây, bộ phận của cây trên đơn vị điều tra.

1.3.8. Điểm điều tra

Là điểm được bố trí ngẫu nhiên nằm trong khu vực điều tra.

1.3.9. Tỷ lệ nhiễm sinh vật hại

Là số lượng đơn vị mẫu điều tra bị nhiễm sinh vật hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số đơn vị mẫu điều tra.

1.3.10. Mật độ sinh vật hại

Là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.

1.3.11. Chỉ số hại

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loài sinh vật hại trên cây ăn quả có múi được biểu thị bằng phần trăm (%).

1.3.12. Sinh vật có ích (thiên địch)

Là kẻ thù tự nhiên của các loài sinh vật hại.

1.3.13. Điều tra định kỳ

Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một khoảng thời gian ấn định trước thực hiện thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của sinh vật hại trên cây trồng.

1.3.14. Điều tra bổ sung

Là mở rộng điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và từng loài sinh vật hại chính tại từng vùng sinh thái điều tra, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của sinh vật hại chủ yếu của địa phương đó.

1.3.15. Cành điều tra mang lá, hoa, quả

Là cành có đường kính từ 1-1,5 cm, chiều dài 20 – 50 cm tính từ mặt tán lá trở vào và có diện tích mặt tán cây là 0,04 m2 (20 cm x 20 cm). 

1.3.16. Diện tích nhiễm sinh vật hại

Là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại đạt từ 50% trở lên theo mức quy định của Quy chuẩn này về mật độ, tỷ lệ sinh vật hại để thống kê diện tích (phụ lục 1a).

1.3.17. Hình chiếu tán cây

hình chiếu của tán lá cây chiếu vuông góc xuống mặt đất.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Điều tra

- Điều tra phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các loài sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.

- Dự báo những loài sinh vật hại thứ yếu có xu hướng phát triển thành chủ yếu và phân tích nguyên nhân của của hiện tượng đó.

2.1.2. Nhận định tình hình

Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật gây hại chính trong thời gian tới.

2.1.3. Thống kê diện tích

Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở các mức: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng - mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

2.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài vườn:

- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra (chi tiết ở phụ lục 2); thang, kính lúp cầm tay, ống nhòm, dụng cụ đào hố;

- Thước dây, thước gỗ điều tra, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo cắt cành;

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nylon các cỡ, túi xách tay điều tra;

- Ống tuýp, hộp petri và hoá chất cần thiết (cồn 700, Formol 5%, lọ độc…);

- Bẫy đèn (công suất 40 W trở lên), bẫy bả...

2.2.2. Thiết bị trong phòng

- Kính lúp 2 mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen, …;

- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;

- Máy khuấy, máy lắc, máy rây;

- Máy tính và chương trình phần mềm có liên quan;

2.2.3. Trang bị bảo hộ lao động

- Mũ, ủng, quần áo bảo hộ, áo mưa, găng tay, khẩu trang, kính.

2.3. Phương pháp điều tra

2.3.1. Thời gian điều tra

- Điều tra định kỳ: điều tra 7 ngày/lần (vào các ngày thứ ba hoặc thứ tư hàng tuần), trong khu vực điều tra cố định.

- Điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước, trong cao điểm của từng loại sinh vật hại.

2.3.2. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện các yếu tố theo đất; địa hình; giống, loài cây; tuổi cây; thời kỳ sinh trưởng (ra lộc, ra hoa, mang qủa);

2.3.3. Khu vực điều tra

- Vùng chuyên canh cây ăn quả có múi: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

- Vùng không chuyên canh: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

2.3.4. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo khu vực điều tra. Điểm điều tra phải nằm cách mép vườn ít nhất 1 hàng cây.

2.3.5. Số mẫu điều tra của một điểm

2.3.5.1. Sinh vật hại trên lộc non, lá, hoa, quả

- Trên vườn ươm: đối với khu vực gieo hạt mỗi điểm điều tra  khung 40 cm x 50 cm; đối với khu vực cây ra ngôi mỗi điểm điều tra 1m2. Điều tra tất cả các cây có trong điểm điều tra.

- Trên vườn kiến thiết cơ bản: mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra toàn bộ cây.

- Trên vườn cây kinh doanh: mỗi điểm điều tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 4 hướng, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây để điều tra.

2.4.5.2. Sinh vật hại trên thân, cành

- Trên vườn cây kiến thiết cơ bản: mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra thân và tất cả các cành trên cây.

- Trên vườn cây kinh doanh: Đối với sinh vật hại thân, mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên. Đối với sinh vật hại cành, điều tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 1 cành cấp 1 để điều tra và điều tra tất cả các cành cấp 2,3,4,… trên cành cấp 1 đã chọn.

2.3.5.3. Sinh vật hại gốc, rễ

Mỗi điểm điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hố nằm trong khu vực hình chiếu của tán cây, cách mép hình chiếu tán cây 30-50 cm.

2.3.6. Cách điều tra

2.3.6.1. Trên vườn cây

- Điều tra diễn biến của sinh vật hại trên cây ăn quả có múi: Quan sát bằng mắt thường từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc các bộ phận của cây. Có thể dùng vợt để điều tra, thu bắt côn trùng gây hại và thiên địch hoạt động bay. Ghi chép số liệu về các yếu tố cần điều tra. 

-  Điều tra tình hình thiên địch của sinh vật hại: Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại, phải quan sát, xác định mức độ của các loài thiên địch. Đối với các loài thiên địch ký sinh, cần thu về phòng để theo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng hoặc 50 quả trứng đối với trứng đơn.

- Thu mẫu để theo dõi xác định loài sinh vật hại, thiên địch mới:  Đối với các loài sinh vật hại hoặc thiên địch mới, chưa biết, cần phải thu thập mẫu vật đưa về phòng thí nghiệm để theo dõi, giám định hoặc gửi đến các cơ quan chuyên môn để giám định.

2.3.6.2. Trong phòng

Theo dõi phân tích các mẫu dịch hại đã thu được trong quá trình điều tra, xác định các loài sinh vật hại, sinh vật ký sinh, tỷ lệ bị ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.

2.3.7. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mật độ sinh vật hại (SVH) (số lượng sinh vật hại/đơn vị mẫu diều tra)

                                             Tổng số cá thể sinh vật hại điều tra được

                    Mật độ SVH =--------------------------------------------------------

                                                        Tổng số mẫu điều tra

- Tỷ lệ phát dục (%)

                                           Tổng số cá thể ở từng pha

         Tỷ lệ phát dục (%) = ------------------------------------ x 100

                                           Tổng số cá thể điều tra

- Tỷ lệ hại (%):

                                              Số đơn vị mẫu điều tra bị hại

                    Tỷ lệ hại (%) = ----------------------------------------- x 100

                                              Tổng số đơn vị mẫu điều tra

- Tỷ lệ sinh vật hại bị ký sinh (%)

 

                                          Số cá thể SVH bị ký sinh ở từng pha 

Tỷ lệ SVH bị ký sinh =  ------------------------------------------------   x 100

                                        Tổng số dịch hại điều tra ở từng pha

 

- Mật độ thiên địch bắt mồi (con/mẫu điều tra)

                                                                                                                                                                                                Số cá thể thiên địch theo dõi được

            Mật độ thiên địch bắt mồi = ---------------------------------------------

                                                                  Tổng số mẫu điều tra

- Chỉ số hại (%), được tính theo công thức sau:

                               [(N1 x 1) + ....... + (Nn x n)]

Chỉ số hại (%) =   ————————————   x 100

                                           N x K

Trong đó:

N1:là số mẫu điều tra bị hại ở cấp 1

Nn: Là số mẫu điều tra bị hại ở cấp n

N: là tổng mẫu điều tra

K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp.

- Căn cứ để tính diện tích bị nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng) và diện tích mất trắng bao gồm:

+ Tổng diện tích và cơ cấu diện tích các giống, loài cây ăn quả có múi trồng;

+ Số liệu điều tra của từng yếu tố  có liên quan;

+ Mức độ, tỷ lệ sinh vật hại trên cây ăn quả có múi quy định để thống kê diện tích nhiễm (ghi trong phụ lục 1a):

+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm dịch hại nhẹ là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại từ 50 – 100 % mức quy định.

+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại trung bình là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật  hại từ >100 -  200 % mức quy định.

+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại nặng là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật  hại trên 200% mức quy định.

+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị mất trắng (dùng để thống kê cuối các đợt dịch) là tổng diện tích cộng dồn do sinh vật  hại làm giảm trên 70 % năng suất, sản lượng.

+ Tổng diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại nào đó là tổng của số diện tích bị nhiễm nặng, diện tích bị nhiễm trung bình, diện tích bị  nhiễm nhẹ và diện tích bị mất trắng.

2.3.8. Sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo

- Sổ theo dõi sinh vật hại và thiên địch vào bẫy;

- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật hại và thiên địch định kỳ, bổ sung của từng loại cây ăn quả có múi;

- Sổ theo dõi diễn biến diện tích bị nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng năm;

- Sổ theo dõi số liệu khí tượng;

- Cơ sở dữ liệu và phần mềm liên quan;

- Các báo cáo thực hiện chung như quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam, có trách nhiệm nghiên cứu những nội dung yêu cầu của bản Quy chuẩn kỹ thuật này để thực hiện đúng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật.

 

Phụ lục 1.

Quy định về mức độ, tỷ lệ sinh vật hại cây ăn quả có múi

để làm cơ sở thống kê diện tích nhiễm

 

Số TT

Sinh vật hại

Vị trí gây hại

Mật độ, tỷ lệ hại

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Sâu vẽ bùa

Phyllocnistis citrella St.

Lộc, lá non

20%  lá,lộc

2

Sâu đục thân

Nadezhdiella cantori (Hope)

Anoplophora chinensis Forter

Thân

10% cây

3

Sâu đục cành

Chelidonium agentatum Dallas

Cành

25%  cành

4

Rầy chổng cánh

Diaphorina citri Kuwayeima

Cành, lộc

4 trưởng thành/cành non;

20% cành lá

5

Rệp muội

Aphis gosspii Glower

Lộc

25% cành lá

6

Rệp sáp

Aonidiella aurantii Maskell

Cành, lá, quả

25% số cành, lá

7

Nhện đỏ

Panonychus citri Mc. Gregor

Lá, quả

10%  số lá, quả

8

Nhện trắng

Polyphagotarsomemus latus (Banks)

Quả

10% số quả

9

Nhện rám vàng

Phyllocoptruta oleivora A.

Quả

10% số quả

10

Ruồi đục quả

Bactrocera dorsalis H.

Quả

5% số quả

11

Bọ xít xanh

Nezara viridula Linnaeus

Quả

4 con/cành, lá, quả

12

Sâu nhớt

Clitea metallica Chen

Lộc, hoa, quả, lá non

4 con/cành non

13

Sâu non bướm phượng

Papilio spp.

Lá, lộc non

4 con/cành non

14

Câu cấu xanh nhỏ

Platymycterus sieversi Reitter

Lá, lộc non

4 con/cành (2 cặp)

15

Câu cấu xanh lớn

Hypomeces squamosus Fab

Lá, lộc non

4 con/cành (2 cặp)

16

Bọ ăn lá

Aulacophora frontalis Baly

4 con/cành

17

Sâu cuốn lá

Cacoecia micaccana Walker

4 con/cành

18

Bướm chích hút quả

Eudocima salminia L.

Quả lớn

5% số quả

19

Sâu róm

Lymantria sp.

4 con/cành non

20

Bệnh chảy gôm

Phytophthora sp.

Thân, cành, quả

10% cây, 25% cành, quả

21

Bệnh loét

Xanthomonas campestri pv citri (Hance) Dowson

Lá, quả

10% lá, quả

22

Bệnh sẹo

Elsinoe fawcetti Bit. et Jenk

Lá, quả, chồi non

10% lá, quả

23

Bệnh Greening

Liberobacter asiaticum Fagoneix

Cây

10% cây

24

Bệnh phấn trắng

Oidium sp.

Cành lộc non, lá, hoa, quả non

10% cây

25

Bệnh thán thư

Collectotrichum glocosporioides Penz.

Lá, cành lộc non, quả

20% cây, lộc  30%  lá

26

Bệnh muội đen

Capnodium citri Berk. et Desn

Lá, quả

30%lá

27

Bệnh Tristera

Closterovirus

Cây

10% số cây

28

Tuyến trùng

Meloidogyne sp.

Pratylenchus sp.

Rễ

20% số rễ

 

Phụ lục 2.

Phân cấp cây hoặc bộ phận cây bị hại quy định đối với từng nhóm

sinh vật hại để tính chỉ số hại

 

+ Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:

Cấp hại

Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)

Cấp 1

1 - 10

Cấp 3

> 10-20

Cấp 5

> 20-40

Cấp 7

> 40-80

Cấp 9

³ 80

+ Đối với bệnh Greening; muội lá, quả

Cấp hại

Tỷ lệ diện tích cành cây bị hại (%)

Cấp 1

1 - 10

Cấp 3

> 10-20

Cấp 5

> 20 - 40

Cấp 7

> 40-80

Cấp 9

³ 80

+ Đối với các loại sinh vật hại thân, cành

Cấp hại

Tỷ lệ diện tích cành bị hại (%)

Cấp 1 (nhẹ)

≥ 20% diện tích các cành từ cấp 4 trở lên bị hại

Cấp 2 (trung bình)

≥ 20% diện tích (cành cấp 2, cành cấp 3 bị hại)

Cấp 3 (nặng)

≥ 20% diện tích (thân và cành cấp 1 bị hại)

+ Đối với các loại sinh vật hại chích hút kích thước cơ thể nhỏ (rệp, nhện nhỏ, bọ trĩ,…)

Cấp 1: bị hại nhẹ, xuất hiện rải rác đến ≤ 1/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại

Cấp 2: bị hại trung bình (> 1/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại đến ≤ 2/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại

Cấp 3: bị hại nặng (> 2/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại)

+ Đối với các loài sinh vật hại gốc rễ

Cấp hại

Tỷ lệ diện tích tán cây  bị hại (%)

Cấp 1  (nhẹ)

≤1/3 diện tích tán cây bị vàng

Cấp 2 (trung bình)

> 1/3 - <2/3 diện tích tán cây bị vàng, lá bắt đầu rụng

Cấp 3 (nặng)

≥ 2/3 diện tích tán cây bị vàng, lá rụng nhiều

 

Phụ lục 3.

Một số dụng cụ điều tra ngoài thực địa

 

Hình 1. Vợt, khay, khung, hố điều tra

Hình 2. Vợt côn trùng

Hình 3. Mẫu lắp đặt bẫy đèn dùng bóng Neon (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)

Ghi chú:

Đường kính nón trên 80 cm, cao 20 cm; đường kính nón dưới 60 cm, cao 30 cm; 4 tấm kính cao 62 cm, rộng 20 cm, dày 0,5 cm.

Hộp A, bên trong có một hộp nhỏ để đựng mẫu.

1. Điểm lắp đui đèn; 2. Rãnh lắp kính sâu 1 cm, dài 20 cm

Hình 4. Mẫu bẫy đèn  dùng bóng Neon dài 120 cm (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)

 

Phụ lục 4.

Các công thức tính diện tích bị nhiễm

 

A. Công thức tính diện tích bị nhiễm một loại sinh vật hại theo từng yếu tố điều tra

X (ha) =

N x b

B

Trong đó:

X là diện tích bị nhiễm sinh vật hại của một yếu tố điều tra.

N là tổng diện tích trồng cây ăn quả có múi của yếu tố điều tra trên vùng điều tra.

B là tổng số điểm điều tra.

b là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại của yếu tố điều tra.

B. Diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở từng mức (nhẹ, trung bình, nặng) được tính theo công thức sau:

Xi (ha)

N x Ci

B

 

Trong đó:

Xi là diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở mức i (nhẹ, trung bình, nặng và mất trắng) đối với yếu tố điều tra;

N là diện tích trồng cây ăn quả có múi của yếu tố điều tra tại vùng điều tra;

B là số điểm điều tra (=10)

Ci là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại ở cấp độ i (nhẹ, trung bình, nặng) đối với yếu tố điều tra;

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất