Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT sửa Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp

thuộc tính Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT

Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2012/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:21/08/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vận chuyển lâm sản từ kho đến nơi giao hàng được coi là vận chuyển nội bộ
Ngày 21/08/212, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
Theo quy định tại Thông tư này, trường hợp vận chuyển lâm sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến, kho hàng; vận chuyển lâm sản từ nơi chế biến, kho hàng đến nơi giao hàng giữa bên mua và bên bán theo hợp đồng kinh tế của lô hàng đều được coi là vận chuyển nội bộ. 
Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ bao gồm: Phiếu xuất kho nội bộ, kèm theo bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại nếu vận chuyển đến các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Cũng theo Thông tư này, Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra. Do đó, hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra chỉ bao gồm bảng kê lâm sản mà không cần xác nhận của UBND cấp xã. Tương tự, hồ sơ lâm sản do tổ chức xuất ra cũng không yêu cầu có xác nhận của UBND cấp xã tại bảng kê lâm sản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2012.

Xem chi tiết Thông tư42/2012/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------------------

Số: 42/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

              Hà Nội, ngày 21  tháng  8 năm 2012

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT

ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản

---------------------

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
1. Khoản 7, Điều 3 sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Vận chuyển nội bộ là trường hợp lâm sản được vận chuyển giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc như: lâm trường, các công ty lâm nghiệp, nhà máy chế biến, các chi nhánh, cửa hàng ... trong một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập; hoặc trường hợp lâm sản được vận chuyển từ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập đến các tổ chức hạch toán phụ thuộc và ngược lại.
Trường hợp vận chuyển lâm sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến, kho hàng; vận chuyển lâm sản từ nơi chế biến, kho hàng đến nơi giao hàng giữa bên mua và bên bán theo hợp đồng kinh tế của lô hàng đó cũng là vận chuyển nội bộ”.
2. Khoản 1, Điều 4 sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Xác định khối lượng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thực hiện theo quy định về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, gỗ dạng cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, nếu không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khối lượng và gỗ rừng trồng tập trung không phân loại theo cấp đường kính thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1.000 kg bằng 1 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi cứ 1 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn”.
3. Điểm c, Khoản 3, Điều 5 sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với gỗ tròn, gỗ đẽo, gỗ xẻ rừng tự nhiên trong nước không đủ kích thước quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT hoặc gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung không phân loại theo cấp đường kính.
Trường hợp lập bảng kê lâm sản tổng hợp chung trên đây, khi đưa lâm sản vào chế biến để sản xuất các sản phẩm khác nhau, thì chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm và ghi rõ nguồn gốc được trích ra từ bảng kê lâm sản tổng hợp gốc đó”.
4. Khoản 1, Điều 7 sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tại điểm a, Khoản 1, Điều 7 bỏ cụm từ: “rừng trồng tập trung”.
b) Điểm c, Khoản 1, Điều 7 sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra”.
5. Điểm b, Khoản 1, Điều 9 bỏ cụm từ: “Đối với gỗ không đủ tiêu chuẩn đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư này”.
6. Điều 13 sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán
1. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu theo quy định của Bộ Tài chính và bảng kê lâm sản.
2. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản”.
7. Điều 14 sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Lâm sản nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước
1. Hồ sơ một lô lâm sản nhập khẩu trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012.
2. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu xuất ra
a) Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu theo quy định của Bộ Tài chính và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
b) Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu của cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại”.
8.  Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 2, Điều 18 như sau:
“a) Hồ sơ vận chuyển gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ nhập khẩu, gỗ tịch thu chưa qua chế biến; động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại”.
Điều 2. Thay thế các cụm từ quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
a) Thay cụm từ: “hóa đơn bán hàng” bằng cụm từ: “hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu”.
b) Thay cụm từ: “phiếu xuất kho nội bộ” bằng cụm từ: “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Toà án Nhân dân tối cao;

- Viện KSND tối cao;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Công báo; Cổng Thông tin điện tử CP;

- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;        

- Lưu : VP (2), Vụ Pháp chế, TCLN (Cục KL).

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Cao Đức Phát

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 42/2012/TT-BNNPTNT

Hanoi, August 21, 2012

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CIRCULAR NO.01/2012/TT-BNNPTNT, OF JANUARY 04, 2012, OF THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT STIPULATING DOSSIERS OF LAWFUL FOREST PRODUCTS AND INSPECTION OF THE ORIGIN OF FOREST PRODUCTS

 

Pursuant to the December 03, 2004 Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the Government s Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP of January 03, 2008, and the Government s Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, on amending Article 3 of the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP, of January 03, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the proposal of Director of Forestry General Department;

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates Circular amending and supplementing a number of articles of the Circular No.01/2012/TT-BNNPTNT, of January 04, 2012 stipulating dossiers of lawful forest products and inspection of the origin of forest products. 

Article 1.To amend and supplement a number of articles of the Circular No.01/2012/TT-BNNPTNT 

1.Clause 7, Article 3 is amended and supplemented as follows:

“7. Internal transportation means the transportation of forest products between dependent cost-accounting units such as:  forest farms, forestry companies, processing plants, branches or stores of an independent cost-accounting enterprise with the legal person status; or the transportation of forest products from an independent cost-accounting enterprise with the legal person status to its dependent cost-accounting units and vice versa.

For the transportation of forest products from exploitation places to warehouses or processing places; or transportation of forest products from warehouses or processing places to delivery place between the buyer and the seller under economical contract of that batch is also considered internal transportation”.

2.Clause 1, Article 4 is amended and supplemented as follows:

"1. Volume of round timber, sawn timber and square timber shall be determined under regulation on management and tree hammer marking, ranger hammer marking of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

For stumps, roots, timber with complex shape, ornamental trees, trees for shadow or century-old trees, including their roots, trunks, branches and leaves, of which cannot be measured diameter, length for determining their volumes, and timber from concentrated-planting forest they shall be weighed in kilogram (kg) and converted at the ratio of 1,000 kg equivalent to 1 m3 of round timber or measured in steradian and converted at the ratio of one steradian equivalent to 0.7 m3 of round limber without classification under level of diameter”.

3.Point c, Clause 3, Article 5 is amended and supplemented as follows:

“c) To write the total quantity, volume or weight of round timber, cut timber and sawn timber from natural forestin the countrywith sizes smaller than those specified at Point b, clause 3, Article 5 of the Circular No.01/2012/TT-BNNPTNT or timber exploited from concentrated-planting forest without classification under level of diameter.

in case of making the above total packing list of forest products, when put forest products into processing to manufacture various products, forest product owner must make the packing list of forest products used for each type of forest product and clearly write the origin referenced from that original total packing list of forest products”. 

4.Clause 1, Article 7 is amended and supplemented as follows:

a) At point a, clause 1, Article 7 denies the phrase: “concentrated-planting forest”.

b) Point c, Clause 1, Article 7 is amended and supplemented as follows:

“c) Local rangers shall advise People s Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People s Committees) may certify the unprocessed forest products exploited from natural forests in the country by community, household or individual delivering”.

5.Point b, clause 1, Article 9 denies the phrase: "For timber ineligible for ranger hammer-marking according to regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development: a packing list of forest products with the certification of a competent agency specified in Clause 1, Article 7 of this Circular”.

6.Article 13 is amended and supplemented as follows:

“Article 13. Unprocessed forest products exploited from consolidated-planting  forests, home gardens, farms or scattered trees

1.A dossier of forest products exploited from consolidated-planting forests, home gardens, farms or scattered trees of anorganization delivering comprises:  Anadded-value invoice or an export invoice as prescribed by the Ministry of Finance and a packing list of forest products.

2.A forest product dossier of a community, household or individual delivering comprises:  a packing list of forest products”.

7.Article 14 is amended and supplemented as follows:

“Article 14. Imported forest products which are not processed in the country

1.A dossier ofaforest product batch imported directly complies with Article 10 of the Circular No.01/2012/TT-BNNPTNT, of January 04, 2012.

2.A dossier of forest products with origin from import when delivering:

a) A dossier of forest products with origin from import of organization delivering comprises: An added-value invoice or an export invoice as prescribed by the Ministry of Finance and a packing list of forest products with certification of a local ranger agency.

b) A dossier of forest products with origin from import of individual delivering comprises: A packing list of forest products with certification of a local ranger agency”.

8.To amend and supplement Point a, Clause 2, Article 18 as follows:

a) A dossier of transportation of timber from natural forest in the country, import timber, confiscated and unprocessed timber; forest animals or their parts or derivatives comprises:  an internal-transport andex-warehousing bill enclosed with a packing list of forest products with the certification of a local ranger agency”.

Article 2.To replace phrases specified in the Circular No. 01/2012/TT-BNNPTNT 

a) To replace the phrase: “sale invoice” with the phrase: “added-value invoice or export invoice”.

b) To replace the phrase: “internal ex-warehousing bill ” with the phrase: “an internal-transpor and ex-warehousing bill”. 

Article 3. Implementation provisions

1.This Circular takes effect on October 15, 2012.

2.During the course of implementation, any problem should be reportedby organizations, individuals to the Ministry of Agriculture and Rural Development for settlement.

 

 

THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT




Cao Duc Phat

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 42/2012/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất