Thông tư 03/2002/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện NĐ 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002 bổ sung hàng hoá, dịch vụ thương mại vào danh mục 1 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện và danh mục 3 về HH, DVTM kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo NĐ 11/1999

thuộc tính Thông tư 03/2002/TT-BTS

Thông tư 03/2002/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện NĐ 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002 bổ sung hàng hoá, dịch vụ thương mại vào danh mục 1 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện và danh mục 3 về HH, DVTM kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo NĐ 11/1999
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2002/TT-BTS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành:31/12/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 03/2002/TT-BTS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 03/2002/TT-BTS NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2002/NĐ-CP
NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ BỔ SUNG HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀO DANH MỤC 1 VỀ HÀNG HOÁ
CẤM LƯU THÔNG, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẤM THỰC HIỆN
VÀ DANH MỤC 3 VỀ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/1999/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 3 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ

 

Thi hành Điều 3 của Nghị định số 73/2002/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung hàng hoá, dịch vụ thương mại vào Danh mục 1 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện và Danh mục 3 về hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều 1 của Nghị định như sau:

 

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

 

Trong Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hoá gồm hoá chất, phụ gia, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng sử dụng cho sản xuất giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản; thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản, giống thuỷ sản, thuỷ sản tươi sống và đã chế biến, ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản được kinh doanh dưới hình thức mua, bán;

2. Kinh doanh hàng hoá nêu tại Nghị định này chỉ giới hạn cho hoạt động mua bán hàng hoá (trừ trường hợp mua tiêu dùng);

3. Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;

4. Dịch vụ thu gom thuỷ sản là dịch vụ thương mại gắn với việc mua bán thuỷ sản, trong đó cơ sở dịch vụ sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc tàu cá để thu mua thuỷ sản hoặc chỉ dịch vụ vận chuyển thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân sản xuất tại các địa điểm phân tán trên đất liền hoặc trên biển;

5. Thức ăn thuỷ sản là tên gọi tắt thường dùng, tên đầy đủ là thức ăn dùng cho động vật thuỷ sản.

 

II. VỀ HÀNG HOÁ CẤM LƯU THÔNG, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẤM THỰC HIỆN (KHOẢN 1 ĐIỀU 1)

 

1. Cấm lưu thông và thực hiện dịch vụ thương mại đối với một số hoá chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học có tên trong danh mục một số hoá chất, kháng sinh cấm sản xuất, lưu thông, sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản (bao gồm cả các loại thức ăn, thuốc thú y, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng có chứa các hoá chất, kháng sinh này để sử dụng trong sản xuất giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản) ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

2. Việc sửa đổi, bổ sung danh mục cụ thể các loại hoá chất, kháng sinh, phụ gia, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng không được phép sản xuất, lưu thông, sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định.

 

III. VỀ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

A. Hàng hoá, dịch vụ phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Mục I Danh mục 3 thuộc khoản 2 Điều 1)

1. Kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản:

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản do cơ quan có thảm quyên cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Có kho bảo quản hoặc tủ bảo quản và nơi bán hàng đáp ứng yêu cầu duy trì được điều kiện thông thoáng, không ẩm ướt để bảo đảm chất lượng thuốc thú y thuỷ sản;

c. Có ít nhất một người quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật chuyên trách được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh buôn bán thuốc thú y thuỷ sản.

Điều kiện và thủ tục cấp Giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản thực hiện theo Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 5/9/2002 của Bộ Thuỷ sản.

d. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế (có Giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền); phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ 12 tháng/1 lần.

e. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y:

- Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi, chất độc hại ít nhất 100 m;

- Phải cố thùng, sọt có nắp đậy kín để đựng rác, chất thải và có hợp đồng với cơ quan vệ sinh môi trường địa phương sở tại về việc định kỳ thu gom, vận chuyển rác, chất thải.

2. Kinh doanh thức ăn thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn thuỷ sản phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản:

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vất chất kỹ thuật:

- Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Có kho bảo quản hoặc tủ bảo quản và nơi bán hàng đáp ứng yêu cầu duy trì được điều kiện thông thoáng, không ẩm ướt để bảo đảm chất lượng thức ăn thuỷ sản; Kho, tủ bảo quản và nơi bầy bán thức ăn thuỷ sản và thuốc thú y thuỷ sản phải riêng biệt (đối với cơ sở kinh doanh cả hai loại hàng hoá này).

c. Có ít nhất một người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn kiến thức về thức ăn thuỷ sản. Các viện và trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản; các trường có đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có thẩm quyền cấp chứng chỉ nói trên.

Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng của cơ sở đã có bằng chuyên môn về nuôi trồng thuỷ sản từ trung cấp trở lên không cần phải có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn thuỷ sản.

d. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y:

- Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi, chất độc hại ít nhất 100 m;

- Phải có thùng, sọt có nắp đậy kín để đựng rác, chất thải và có hợp đồng với cơ quan vệ sinh môi trường địa phương sở tại về việc định kỳ thu gom, vận chuyển rác, chất thải.

3. Thẩm quyền, thủ tục và trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán thuốc thú y thủy sản, thức ăn thuỷ sản:

a. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản hoặc các đơn vị được các Sở này uỷ nhiệm.

b. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 1 và Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này;

- Tài liệu chứng minh việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh nêu tại khoản 1 và khoản 2 Mục A Phần III Thông tư này, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (với cơ sở kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản), chứng chỉ đã qua lớn tập huấn kiến thức về thức ăn thuỷ sản hoặc bằng cấp chuyên môn (với cơ sở kinh doanh thức ăn thuỷ sản), giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ (với cơ sở kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản).

c. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy chứng nhận:

- Hướng dẫn cơ sở kinh doanh chuẩn bị hồ sơ được đầy đủ;

- Tiếp nhận hồ sơ khi hồ sơ đầy đủ, viết phiếu nhận hồ sơ và giao cho cơ sở kinh doanh;

- Kiểm tra các điều kiện kinh doanh (lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 2 và Mẫu số 5 kèm theo Thông tư này);

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 3 và Mẫu số 6 kèm theo Thông tư này) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

d. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

B. Hàng hoá, dịch vụ không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Mục II Danh mục 3 thuộc khoản 2 Điều 1)

1. Kinh doanh giống thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh giống thuỷ sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Có địa điểm kinh doanh, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Ao hoặc bể lưu giữ giống; trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển, hệ thống cấp và thoát nước của cơ sở kinh doanh giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với loại giống kinh doanh;

c. Có ít nhất một người quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật lưu giữ, vận chuyển giống. Các viện và trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản; các trường có đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có thẩm quyền cấp chứng chỉ nói trên.

Người quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật của cơ sở đã có bằng chuyên môn về nuôi trồng thuỷ sản từ trung cấp trở lên không cần có chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật lưu giữ, vận chuyển giống thuỷ sản.

d. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y và phòng chống cháy nổ:

- Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều chất thải độc hại ít nhất 100 m;

- Nguồn nước và chất lượng nước phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn do Bộ Thuỷ sản ban hành; có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải để các chất độc hại thải xả ra môi trường không vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-1995 về nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải và tại Bảng 1 Thông tư số 04/TS-TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản;

- Có trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

2. Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản:

Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh ngư cụ (bao gồm cả nguyên vật liệu cấu thành ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thuỷ sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

c. Đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

3. Kinh doanh thuỷ sản tươi sống và đã chế biến:

Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh thuỷ sản tươi sống và đã chế biến khi có đủ các điều kiện sau đây (trừ trường hợp mua bán lẻ ở chợ hoặc lưu động):

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuỷ sản tươi sống và đã chế biến do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Nơi bán hàng, kho chứa; phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản chuyên dùng của cơ sở phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 164:2000.

c. Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh không được mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ y tế (có Giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền), phải định kỳ kiểm tra sức khỏe 12 tháng/1 lần.

d. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y:

- Có hệ thống cấp nước sạch;

- Có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải để các chất độc hại thải xả ra môi trường không vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-1995 về nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải và tại Bảng 1 Thông tư số 04/TS-TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản;

- Phải có thùng, sọt có nắp đậy kín để đựng rác, chất thải;

- trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

4. Kinh doanh dịch vụ thú y thuỷ sản:

Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh dịch vụ thú y thuỷ sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có Giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Có địa điểm kinh doanh, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Có trang thiết bị, dụng cụ phân tích môi trường nước và chẩn trị bệnh đáp ứng yêu cầu hành nghề dịch vụ thú y thuỷ sản (có thể thuê của cơ sở khác nhưng phải có hợp đồng đang có hiệu lực).

c. Có ít nhất một người quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật chuyên trách được cơ quan có thẩm quyền của ngành Thuỷ sản cấp Giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thú y thuỷ sản.

Điều kiện và thủ tục cấp Giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thú y thuỷ sản thực hiện theo Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 5/9/2002 của Bộ Thuỷ sản.

d. Cán bộ, nhân viên trực tiếp hành nghề không mắc bệnh truyền nhiễm (có Giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền).

đ. Cơ sở dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y:

- Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều chất độc hại ít nhất 100 m;

- Có hệ thống cấp nước sạch.

5. Kinh doanh dịch vụ bảo quản, vận chuyển giống thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản:

Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh dịch vụ bảo quản, vận chuyển giống thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản khi có đủ các diều kiện sau đây:

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- địa điểm kinh doanh, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Phương tiện bảo quản, vận chuyển và trang thiết bị chuyên dùng của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng hàng hoá được dịch vụ.

c. Cơ sở bảo quản, vận chuyển giống thuỷ sản phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 95-1994 và 28 TCN 164:2000; đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

6. Kinh doanh dịch vụ thu gom, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản:

- Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh dịch vụ thu gom, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản khi có đủ các điều kiện sau đây (trừ trường hợp quy mô kinh doanh nhỏ bé mà cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận không cần đăng ký kinh doanh):

a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Có địa điểm kinh doanh, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

- Địa điểm kinh doanh, nhà xưởng, kho chứa; phương tiện thu gom, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản chuyên dùng của cơ sở phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 164:2000 (đối với cơ sở bảo quản, phương tiện chuyên dùng vận chuyển thuỷ sản) và Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 135:1999 (đối với tàu thu gom, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản).

c. Cán bộ, nhân viên trực tiếp hành nghề dịch vụ không được mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế (có Giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền), phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ 12 tháng/1 lần.

d. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuỷ sản phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y và phòng chống cháy nổ:

- hệ thống cấp nước sạch;

- Có hệ thống thoát nước và xử lý nước để các chất độc hại thải xả ra môi trường không vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-1995 về nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải và tại Bảng 1 Thông tư số 04/TS-TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản;

- Phải có thùng, sọt có nắp đậy kín chứa đựng rác, chất thải;

- Có trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

7. Thời điểm được phép hoạt động kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thương mại không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Đối với các hàng hoá, dịch vụ thương mại nêu từ khoản 1 đến khoản 6 Mục B Phần III Thông tư này, Tổ chức và cá nhân được tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh và có đủ các diều kiện quy định.

 

IV. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

1. Thanh tra, kiểm tra

Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản:

a. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm:

- Tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các cơ quan địa phương có chức năng kiểm tra được các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản uỷ quyền;

- Trực tiếp hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ, các cơ quan hữu quan trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh và dịch vụ thuỷ sản nêu tại Nghị định này khi cần thiết; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

b. Các Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc các đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra được các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản uỷ quyền có trách nhiệm:

- Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương để thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh và dịch vụ thuỷ sản nêu tại Thông tư này đối với các tổ chức, cá nhân ở địa phương và cả các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương, lực lượng vũ trang làm kinh tế đóng trên địa bàn quản lý;

- Định kỳ 6 tháng báo cáo Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản về tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.

2. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Tổ chức, cá nhân đang kinh doanh hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định và Thông tư này.

3. Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Thuỷ sản; các Sở Thuỷ sản, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này; trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phải kịp thời phản ảnh về Bộ Thuỷ sản để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.

 


Mẫu số 1

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày.... tháng... năm....

 

ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH THUỐC THÚ Y THUỶ SẢN

 

Kính gửi: (1).......................................................

 

Tên cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại của cơ sở: FAX: e-mail:

Họ và tên chủ cơ sở:

Địa chỉ thường trú của chủ cơ sở:

Điện thoại của chủ cơ sở: FAX: e-mail:

 

Đề nghị quý cơ quan tiến hành kiểm tra các điều kiện kinh doanh của cơ sở và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản cho cơ sở.

Cơ sở cam đoan duy trì đầy đủ điều kiện kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện đúng các quy định khác của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 

CHỦ CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y THUỶ SẢN

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

(1) Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận


Mẫu số 2

 

TÊN CƠ QUAN

cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Số:........../TYTS-BB

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

...., ngày... tháng.... năm.....

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y THUỶ SẢN

 

- Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở:

...................................................................................................................

Địa chỉ:

Điện thoại: FAX: e-mail:

- Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành

- Căn cứ chức năng, quyền hạn của (tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh).................................................................................................

Hôm nay, vào lúc......... giờ, ngày.... tháng... năm.... .... Tại....................

..................................................................................................................

I. Đại diện cơ quan kiểm tra gồm có:

1. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

2. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

3. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

4. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

Địa chỉ:

Điện thoại: FAX: e-mail:

 

II. Đại diện cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản gồm có:

1. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

2. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

Cùng tiến hành kiểm tra xác minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác được pháp luật quy định đối với hoạt động kinh doanh thuốc thú ý thủy sản của cơ sở.

 

III. Kết quả kiểm tra

1. Việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh:...........................................

....................................................................................................................

2. Địa điểm kinh doanh:.............................................................................

....................................................................................................................

3. Công trình xây dựng cơ bản (nhà kho bảo quản hoặc nơi bán hàng):

....................................................................................................................

4. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh:.........................................................

....................................................................................................................

5. Các loại thuốc, hoá chất kinh doanh:......................................................

....................................................................................................................

6. Nhân sự tham gia kinh doanh:

- Người quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật chuyên trách (điều kiện về có chứng chỉ hành nghề):..........................................................................................................

....................................................................................................................

- Người trực tiếp kinh doanh: (điều kiện về Giấy chứng nhận sức khoẻ):..

....................................................................................................................

7. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y:...............................

....................................................................................................................

8. Đánh giá chung:.....................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

9. Ý kiến của cơ sở:....................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

10. Những yêu cầu cần khắc phục (nếu có):..............................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

11. Thời hạn tối đa để hoàn thành việc khắc phục:....................................

 

Biên bản kết thúc vào lúc... giờ cùng ngày. Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn kiểm tra và đại diện cơ sở cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA

 

 

 

Mẫu số 3

 

TÊN CƠ QUAN

cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Số:........../TYTS-GCN

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

...., ngày... tháng.... năm.....

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THUỐC THÚ Y THUỶ SẢN

 

Tên cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại của cơ sở: FAX: e-mail:

Họ và tên chủ cơ sở:

Địa chỉ thường trú của chủ cơ sở:

Điện thoại của chủ cơ sở: FAX: e-mail:

Căn cứ vào Biên bản kiểm tra về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản số.... ngày.... tháng... năm....

Chứng nhận cơ sở kinh doanh thuốc thý y thuỷ sản:.................................

Đủ điều kiện để kinh doanh thuốc thú y thủy sản trong danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép sử dụng do Bộ Thuỷ sản công bố; được hoạt động kinh doanh kể từ ngày cấp giấy này.

 

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 4

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày.... tháng... năm....

 

ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH THỨC ĂN THUỶ SẢN

 

Kính gửi: (1).......................................................

 

Tên cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại của cơ sở: FAX: e-mail:

Họ và tên chủ cơ sở:

Địa chỉ thường trú của chủ cơ sở:

Điện thoại của chủ cơ sở: FAX: e-mail:

Đề nghị quý cơ quan tiến hành kiểm tra các điều kiện kinh doanh của cơ sở và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản cho cơ sở.

Cơ sở cam đoan duy trì đầy đủ điều kiện kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện đúng các quy định khác của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 

CHỦ CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN THUỶ SẢN

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

(1) Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận


Mẫu số 5

 

TÊN CƠ QUAN

cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Số:........../TATS-BB

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

...., ngày... tháng.... năm.....

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN THUỶ SẢN

 

- Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở:

...................................................................................................................

Địa chỉ:

Điện thoại: FAX: e-mail:

- Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành

- Căn cứ chức năng, quyền hạn của (tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh)...............................................................................................

Hôm nay, vào lúc......... giờ, ngày.... tháng... năm.... .... Tại....................

...................................................................................................................

I. Đại diện cơ quan kiểm tra gồm có:

1. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

2. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

3. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

4. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

Địa chỉ:

Điện thoại: FAX: e-mail:

 

II. Đại diện cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản gồm có:

1. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

2. Ông (Bà):....................................., Chức vụ:..........................................

Cùng tiến hành kiểm tra xác minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác được pháp luật quy định đối với hoạt động kinh doanh buôn bán thức ăn thủy sản của cơ sở.

 

III. Kết quả kiểm tra

1. Việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh:...........................................

....................................................................................................................

2. Địa điểm kinh doanh:.............................................................................

....................................................................................................................

3. Công trình xây dựng cơ bản (nhà kho bảo quản hoặc nơi bán hàng):

....................................................................................................................

4. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh:.........................................................

....................................................................................................................

5. Các loại thức ăn kinh doanh:..................................................................

....................................................................................................................

6. Nhân sự tham gia kinh doanh:

- Người quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật chuyên trách (điều kiện về có chứng chỉ hành nghề):..........................................................................................................

....................................................................................................................

- Người trực tiếp kinh doanh: (điều kiện về Giấy chứng nhận sức khoẻ):..

....................................................................................................................

7. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y:...............................

....................................................................................................................

8. Đánh giá chung:.....................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

9. Ý kiến của cơ sở:....................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

10. Những yêu cầu cần khắc phục (nếu có):..............................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

11. Thời hạn tối đa để hoàn thành việc khắc phục:....................................

 

Biên bản kết thúc vào lúc... giờ cùng ngày. Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn kiểm tra và đại diện cơ sở cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA

 

 

 

Mẫu số 6

 

TÊN CƠ QUAN

cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Số:........../TATS-GDN

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

...., ngày... tháng.... năm.....

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THỨC ĂN THUỶ SẢN

 

Tên cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại của cơ sở: FAX: e-mail:

Họ và tên chủ cơ sở:

Địa chỉ thường trú của chủ cơ sở:

Điện thoại của chủ cơ sở: FAX: e-mail:

Căn cứ vào Biên bản kiểm tra về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh buôn bán thức ăn thủy sản số.... ngày.... tháng... năm....

Chứng nhận cơ sở kinh doanh buôn bán thức ăn thuỷ sản:.........................

Đủ điều kiện để kinh doanh thức ăn thủy sản trong danh mục thức ăn thuỷ sản được phép sử dụng do Bộ Thuỷ sản công bố; được hoạt động kinh doanh kể từ ngày cấp giấy này.

 

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 03/2002/TT-BTS

Hanoi, December 31, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT S DECREE No. 73/2002/ND-CP OF AUGUST 20, 2002 SUPPLEMENTING GOODS AND COMMERCIAL SERVICES TO LIST 1 OF GOODS BANNED FROM CIRCULATION, COMMERCIAL SERVICES BANNED FROM PROVISION, AND LIST 3 OF GOODS AND COMMERCIAL SERVICES SUBJECT TO CONDITIONAL BUSINESS, ISSUED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT S DECREE No. 11/1999/ND-CP OF MARCH 3, 1999

In furtherance of Article 3 of the Government s Decree No. 73/2002/ND-CP supplementing goods and commercial services to List 1 of goods banned from circulation, commercial services banned from provision, and List 3 of goods and commercial services subject to conditional business, the Ministry of Aquatic Resources hereby guides the implementation of the provisions in Article 1 of the Decree as follows:

I. INTERPRETATION OF TERMS

In Decree No. 73/2002/ND-CP of August 20, 2002, the following words and phrases are construed as follows:

1. Goodsinclude chemicals, additives, bio-preparations, environment-treating substances, and disinfectants for use in the aquatic breed production, aquaculture, preservation and processing of aquatic products and aquatic services; aquatic veterinary drugs, aquatic feed, aquatic breeds, fresh and processed aquatic products, fishing gear and aquatic resource-exploiting equipment, which are traded in the form of sale and purchase;

2. Goods dealingprescribed in this Decree shall only refer to activities of purchasing and selling goods (except for case of purchase for consumption);

3. Commercial servicesinclude services associated with the goods purchase and sale;

4. Aquatic product-collecting servicesmean commercial services associated with the purchase and sale of aquatic products, whereby the service establishments use special-use means or fishing vessels to purchase aquatic products, or services of transporting aquatic products produced by organizations and individuals in different places in the mainland or on the sea;

5. Aquatic feedis a commonly used short appellation, the full appellation is feed used for aquatic animals.

II. REGARDING GOODS BANNED FROM CIRCULATION, COMMERCIAL SERVICES BANNED FROM PROVISION (Clause 1, Article 1)

1. To ban from circulation and the provision of commercial services involving a number of chemicals, antibiotics, and bio-preparations on the list of chemicals, antibiotics banned from production, circulation or use in aquatic product production and trading (including assorted feeds, veterinary drugs, environment-treating substances or disinfectants containing these chemicals and/or antibiotics for use in aquatic breed production, aquaculture, preservation and processing of aquatic products), issued together with Decision No. 01/2002/QD-BTS of January 22, 2002 of the Minister of Aquatic Resources.

2. Any amendment and/or supplement to the particular lists of chemicals, antibiotics, additives, bio-preparations, environment-treating substances and disinfectants, which are banned from production, circulation or use in aquatic-product production and trading in Vietnam, shall be decided by the Minister of Aquatic Resources.

III. REGARDING GOODS AND COMMERCIAL SERVICES SUBJECT TO CONDITIONAL BUSINESS

A. GOODS AND SERVICES REQUIRING CERTIFICATES OF SATISFACTION OF BUSINESS CONDITIONS (Section I, List 3 in Clause 2, Article 1)

1. Trading in aquatic veterinary drugs

Organizations and individuals trading in aquatic veterinary drugs must have the certificates of satisfaction of trading conditions, granted by competent bodies.

The conditions for being granted the certificates of satisfaction of aquatic veterinary drug trading conditions:

a/ Having the aquatic veterinary drug trading registration certificates granted by competent bodies;

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Having preservation storehouses or cabinets and sale places meeting the requirements on maintaining airy and dry conditions to ensure the quality of aquatic veterinary drugs;

c/ Having at least one manager or technician working on a full-time basis, who has the aquatic veterinary drug trading practicing certificate granted by a competent body;.

The conditions and procedures for granting aquatic veterinary drug trading practicing certificates shall comply with Circular No. 01/2002/TT-BTS of September 5, 2002 of the Ministry of Aquatic Resources.

d/ Employees directly engaged in the business must not suffer from contagious diseases as prescribed by the Ministry of Health (having health-check certificates issued by competent medical agencies); and must have health checks once every 12 months.

e/ The trading establishments must meet the environment protection and veterinary hygiene requirements:

- Their trading locations must be at least 100 meters far from garbage-dumping grounds and production places fraught of dust and hazardous substances;

- There must be tightly-closed containers or baskets for holding rubbish, wastes and contracts signed with the local environmental sanitation agencies on the regular collection and transportation of wastes.

2. Trading in aquatic feed

Organizations and individuals trading in aquatic feed must have the certificates of satisfaction of trading conditions, granted by competent bodies, except for cases where they have been granted the certificates of satisfaction of aquatic veterinary drug trading conditions.

The conditions for being granted the certificates of satisfaction of aquatic feed-trading conditions:

a/ Having the certificates of satisfaction of aquatic feed-trading conditions, granted by competent bodies;

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Having preservation storehouses or cabinets and sale places meeting the requirements on maintaining airy and dry conditions to ensure the quality of aquatic feed.

The preservation storehouses and cabinets and the sale places of aquatic feed and aquatic veterinary drugs must be separated (for establishments trading in both of these goods).

c/ Having at least one manager or salesperson who has a certificate of training in aquatic feed. The aquaculture research institutes and centers and the schools engaged in aquaculture training shall be competent to grant the above-said certificates.

The managers or salespeople of the establishments, who have aquaculture diplomas of the intermediate or higher level need not to have certificates of training in aquatic feed.

d/ The trading establishments must satisfy the environmental sanitation and veterinary hygiene requirements:

- Their trading locations must be at least 100 meters far from garbage-dumping grounds and production places fraught of dust and hazardous substances;

- There must be tightly-closed containers or baskets for holding rubbish, wastes and contracts signed with the local environmental sanitation agencies on the regular collection and transportation of rubbish and wastes.

3. Competence, procedures and order of granting the certificates of satisfaction of aquatic veterinary drug or aquatic feed trading conditions

a/ The agencies granting the certificates of satisfaction of trading conditions shall be the provincial/municipal Aquatic Resource Services and the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources, or units authorized by these Services.

b/ A dossier of application for a certificate of satisfaction of trading conditions consists of:

- The application for the certificate of satisfaction of trading conditions, made according to forms No. 1 and No. 4, attached to this Circular (not printed herein);

- Documents proving the satisfaction of the trading conditions stated in Clauses 1 and 2, Section A, Part III of this Circular, including the business registration certificate, the practicing certificate (for aquatic veterinary drug trading establishments), the certificate of training in aquatic feed or the professional diploma (for aquatic feed trading establishments), and the health check certificate (for aquatic veterinary drug trading establishments).

c/ Responsibilities of the certificate-granting agencies:

- To guide the trading establishments in preparing full dossiers;

- To receive complete dossiers, write dossier-receipt slips and hand them to the trading establishments.

- To inspect the trading conditions (make inspection reports according to forms No. 2 and No. 5, attached to this Circular (not printed herein);

- To grant the certificates of satisfaction of trading conditions (according to forms No. 3 and No. 6 attached to this Circular (not printed herein) or reply in writing, clearly stating the reasons for not granting the certificates within 15 days after receiving complete dossiers.

d/ Organizations and individuals granted the certificates of satisfaction of trading conditions must pay a fee prescribed by the Ministry of Finance.

B. GOODS AND SERVICES REQUIRING NO CERTIFICATES OF SATISFACTION OF
TRADING CONDITIONS (Section II, List 3 in Clause 2, Article 1)

1. Trading in aquatic breeds

Organizations and individuals may trade in aquatic breeds if they fully meet the following conditions:

a/ Having the aquatic breed trading registration certificates granted by competent bodies.

b/ Regarding material and technical bases:

- Having trading places with clear signboards and addresses;

- Breed-keeping ponds or tanks; transportation equipment and tools; the water supply and drainage system of the trading establishments must meet all technical requirements for the types of breeds they trade in.

c/ Having at least one manager or technician who has a certificate of training in breed-storing and -transporting techniques. The aquaculture research institutes and centers and schools engaged in aquaculture training shall be competent to grant the above-said certificates.

The managers or technicians of the establishments, who have had aquaculture diplomas of the intermediate or higher level need not to have the certificates of training in aquatic breed-storing and -transporting techniques.

d/ The trading establishments must satisfy the environmental protection and veterinary hygiene as well as fire prevention and fighting requirements.

- Their trading places must be at least 100 meters far from garbage-dumping grounds and production places fraught of hazardous wastes;

- The water source and quality must be up to the standards issued by the Ministry of Aquatic Resources; the system of water drainage and waste water treatment must ensure that hazardous matters discharged into the environment do not exceed the permitted limits prescribed in Vietnam Standard TCVN 5945-1995 on industrial waste water - Waste standards, and in Table 1 of Circular No. 04/TS-TT of August 30, 1990 of the Ministry of Aquatic Resources.

- Having fire prevention and fighting equipment and devices as prescribed by law.

2. Trading in fishing gear and aquatic resource-exploiting equipment

Organizations and individuals may trade in fishing gear (including materials and raw materials constituting fishing gear) and aquatic resource-exploiting equipment if they fully meet the following conditions:

a/ Having the fishing gear and aquatic resource-exploiting equipment trading registration certificates granted by competent bodies;

b/ Having shops with clear signboards and addresses;

c/ Meeting the fire prevention and fighting requirements as prescribed by law.

3. Trading in fresh and processed aquatic products

Organizations and individuals may trade in fresh and processed aquatic products if they meet all the following conditions (except for cases of market or itinerant retail);

a/ Having the fresh aquatic and processed product-trading registration certificates granted by competent bodies.

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Their sale places, storehouses; special-use means for purchasing, preserving and transporting aquatic products must satisfy the food hygiene and safety conditions according to branch standard 28 TCN 164:2000.

c/ Employees directly engaged in the trading must not suffer from contagious diseases as prescribed by the Ministry of Health (having health-check certificates issued by competent medical agencies); and must have health checks one every 12 months.

d/ The trading establishments must meet the environmental protection and veterinary hygiene requirements:

- Having the clean water supply system and the system of water drainage and waste water treatment to ensure that hazardous matters discharged into the environment do not exceed the permitted limits prescribed in Vietnam Standard TCVN 5945-1995 on industrial waste water - Waste standards, and in Table 1 of Circular No. 04/TS-TT of August 30, 1990 of the Ministry of Aquatic Resources.

- Having tightly-closed containers and baskets for containing rubbish and wastes;

- Having fire prevention and fighting equipment as prescribed by law.

4. Provision of aquatic veterinary services

Organizations and individuals may provide aquatic veterinary services if they fully meet the following conditions:

a/ Having the business registration certificates, granted by competent bodies.

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Having equipment and tools for analyzing the water environment and diagnosing and treating diseases, meeting the requirements on the practice of providing aquatic veterinary services (which may be rented from other establishments but, in this case, there must be effective contracts to this effect).

c/ Having at least one manager or one technician working on a full-time basis, who has been granted the aquatic veterinary service provision practicing certificate.

The conditions and procedures for granting the aquatic veterinary service provision practicing certificates shall comply with Circular No. 01/2002/TT-BTS of September 5, 2002 of the Ministry of Aquatic Resources.

d/ Employees directly engaged in the service provision must not suffer from contagious diseases (having health-check certificates issued by competent medical agencies).

e/ The service-providing establishments must satisfy the veterinary hygiene requirements.

- Their business locations must be at least 100 meters far from garbage-dumping grounds and production places fraught of hazardous wastes;

- Having a clean-water supply system.

5. Provision of services of preserving and transporting aquatic breeds and aquatic feed

Organizations and individuals may provide services of preserving and/or transporting aquatic breeds and/or aquatic feed if they fully satisfy the following conditions:

a/ Having the certificates of registration of the provision of the above-said services, granted by competent bodies.

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Their special-use preservation and transportation means, equipment and devices must meet the requirements on the quality of goods serviced.

c/ The aquatic breed-preserving and/or -transporting establishments must satisfy the veterinary hygiene requirements according to branch standards 28 TCN 95-1994 and 28 TCN 164:2000, and the fire preventing and fighting requirements as prescribed by law .

6. Provision of services of collecting, preserving and transporting aquatic products

Organizations and individuals may provide services of collecting, preserving and/or transporting aquatic products if they fully meet the following conditions (except for cases of small business scales requiring no business registration, which is certified by the business registration agencies):

a/ Having the certificates of registration of the provision of the above-said services, granted by competent bodies.

b/ Regarding technical and material bases:

- Having shops with clear signboards and addresses;

- Their business locations, workshops, storehouses; special-use means for collecting, preserving and transporting aquatic products must satisfy the food hygiene and safety conditions according to branch standard 28 TCN 164:2000 (for preserving establishments, special-use means for transporting aquatic products) and branch standard 28 TCN 135:1999 (for ships collecting, preserving and transporting aquatic products).

c/ Employees directly engaged in the service provision must not suffer from contagious diseases as prescribed by the Ministry of Health (having health-check certificates issued by competent medical agencies); and must have health checks once every 12 months.

e/ The establishments providing aquatic product-preserving services must meet the environmental protection, veterinary hygiene as well as fire preventing and fighting requirements:

- Having a clean water supply system;

- Having the system of water drainage and treatment to ensure that hazardous matters discharged into the environment do not exceed the permitted limits as prescribed in Vietnam Standard TCVN 5945-1995 on industrial waste water - Waste standards, and in Table 1 of Circular No. 04/TS-TT of August 30, 1990 of the Ministry of Aquatic Resources.

- Having tightly-closed containers and baskets for holding rubbish and wastes;

- Having fire prevention and fighting equipment as prescribed by law.

7. Time permitted for conducting activities of trading in goods and providing commercial services requiring no certificates of satisfaction of business conditions:

For goods and commercial services mentioned from Clause 1 to Clause 6, Section B, Part III of this Circular, organizations and individuals may proceed with business activities after making business registration and satisfying all the prescribed conditions.

IV. INSPECTION, SUPERVISION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Inspection and supervision

The responsibility to inspect and supervise activities of trading in aquatic goods and providing aquatic services:

a/ The Aquatic Resource Protection Department shall have to:

- Organize the uniform nationwide direction of the specialized inspection and supervision of business domains and services falling under the scope of regulation of this Decree;

- Provide professional guidance for the local Aquatic Resource Protection Sub-Departments and local agencies having the supervisory functions, which are authorized by the provincial/municipal Aquatic Resource Services or provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources;

- Directly or jointly with the Ministry s Inspectorate, concerned agencies inside and outside the branch inspect and supervise aquatic business and service provision activities mentioned in this Decree when necessary; supervise the Aquatic Resource Protection Sub-Departments in their performance of inspecting and supervising tasks.

b/ The Aquatic Resource Protection Sub-Departments or local agencies having the supervisory functions, which are authorized by the provincial/municipal Aquatic Resource Services or provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources, shall have to:

- Directly or jointly with the local concerned agencies, inspect and supervise aquatic business and aquatic service provision activities mentioned in this Circular, which are conducted by local organizations and individuals and units of the ministries and central branches as well as armed force units engaged in economic activities, which are based in the localities under their respective management;

- Bi-annually report to the Aquatic Resource Protection Department on the performance of the inspecting and supervising tasks.

2. Handling of violations

Organizations and individuals that violate the provisions of this Circular shall be administratively sanctioned under the Government s Decree on sanctioning administrative violations in the aquatic domain and other law provisions.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. Organizations and individuals currently trading in aquatic goods and providing aquatic services must ensure the business conditions prescribed by the Decree and this Circular.

3. The departments, institutes and centers under the Ministry of Aquatic Resources, the provincial/municipal Aquatic Resource Services, and the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources shall, according to their respective functions, tasks and powers, guide, urge and supervise the implementation of this Circular; any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Aquatic Resources for study, supplement and amendment.

 

 

MINISTER OF AQUATIC RESOURCES




Ta Quang Ngoc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/2002/TT-BTS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất