Quyết định 52/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 52/2006/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 52/2006/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 23/06/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 52/2006/QĐ-BNN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 52/2006/QĐ-BNN NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY
ĐỊNH CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG
CÂY TRỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký
QUY ĐỊNH
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BNN ngày 23
tháng 6 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trình tự và thủ tục: đăng ký; kiểm định đồng ruộng; lấy mẫu và lưu mẫu; kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng; hậu kiểm các lô giống thuộc Danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và phân công trách nhiệm thực hiện các nội dung trên.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thuộc khoản 1 Điều này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng là tổ chức có đủ năng lực thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng giống cây trồng, đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BKHCN ngày 10/1/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định này.
2. Lô ruộng giống là diện tích sản xuất giống cụ thể, gồm một hoặc nhiều ruộng giống (ô, thửa) liền khoảnh, có cùng tính chất đất, điều kiện thủy lợi, gieo trồng cùng một loại giống, cùng cấp giống, cùng thời vụ và áp dụng cùng một quy trình kỹ thuật.
3. Lô giống là một lượng hạt giống cụ thể, có cùng nguồn gốc và cùng cấp giống, được sản xuất, chế biến, bảo quản cùng một quy trình, có thể nhận biết được và không vượt quá khối lượng quy định.
4. Mã hiệu lô giống là mã duy nhất được đặt cho một lô giống theo quy định để nhận biết và phân biệt với các lô giống khác, được sử dụng để quản lý và kiểm tra nguồn gốc của lô giống khi cần thiết.
Điều 3. Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, trước khi tiến hành sản xuất hoặc nhập khẩu giống phải đăng ký với một trong các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo mẫu Phụ lục I áp dụng đối với các lô giống sản xuất trong nước hoặc Phụ lục II áp dụng đối với các lô giống nhập khẩu.
Điều 4. Kiểm định ruộng giống (áp dụng đối với giống sản xuất trong nước)
1. Kiểm định ruộng giống do người kiểm định được công nhận thực hiện.
2. Người kiểm định phải thực hiện các bước kiểm tra theo đúng quy định trong phương pháp kiểm định ruộng giống đối với loài cây trồng đó và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của mình.
3. Chỉ những ruộng giống đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định mới được thu hoạch làm giống và đưa vào kiểm nghiệm.
Điều 5. Lấy mẫu và lưu mẫu hạt giống
1. Lấy mẫu
a. Việc lấy mẫu giống do người lấy mẫu được công nhận thực hiện.
b. Mỗi lô giống được lấy ra 2 mẫu theo phương pháp lấy mẫu quy định trong Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 322-2003. Một mẫu gửi cho tổ chức chứng nhận chất lượng, một mẫu lưu tại cơ sở của chủ lô giống.
c. Đối với các lô giống bố, mẹ của lúa lai phải lấy thêm một mẫu gửi về Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương để hậu kiểm.
2. Lưu mẫu giống
a. Các mẫu giống lưu phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất sáu tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho lô giống.
b. Đối với giống nhập khẩu, các đơn vị nhập khẩu phải gửi mẫu chuẩn của giống nhập khẩu cho tổ chức chứng nhận chất lượng để lưu và đối chứng trong trường hợp cần thiết.
Điều 6. Kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng
1. Kiểm nghiệm
a. Đối với giống sản xuất trong nước, chỉ những lô giống đã có biên bản kiểm định đồng ruộng đạt tiêu chuẩn quy định mới được đưa vào kiểm nghiệm. Đối với giống nhập khẩu phải có tờ khai hải quan.
b. Việc kiểm nghiệm do phòng kiểm nghiệm được công nhận thực hiện.
c. Kết quả kiểm nghiệm được thể hiện trong phiếu kiểm nghiệm theo mẫu Phụ lục III.
2. Cấp giấy chứng nhận chất lượng lô giống
a. Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng cấp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cho lô giống. Mỗi lô giống được cấp một giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu Phụ lục III.
b. Việc sao Giấy chứng nhận chất lượng lô giống phải do chính tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho lô giống đó thực hiện.
Điều 7. Hậu kiểm
1. Hậu kiểm
a. Việc hậu kiểm phải được tiến hành ở vụ gieo trồng tiếp theo của giống đó.
b. Tỷ lệ mẫu giống hậu kiểm so với số lô giống đã chứng nhận chất lượng: giống lúa thuần siêu nguyên chủng và giống bố mẹ lúa lai, ngô lai; lúa lai F1 và ngô lai F1 là 100%; giống lúa thuần nguyên chủng tối thiểu từ 5-10%.
c. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc hậu kiểm, đơn vị thực hiện hậu kiểm gửi kết quả hậu kiểm cho chủ sở hữu lô giống và cho tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chất lượng lô giống đó.
2. Phân công thực hiện hậu kiểm:
a. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm trực tiếp hậu kiểm toàn bộ các giống bố mẹ lúa lai và các giống lúa lai F1 hai dòng; tham gia hậu kiểm các cấp giống, loại giống cây trồng khác theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống.
b. Các tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận chất lượng tự hậu kiểm hoặc hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng để tiến hành hậu kiểm các giống khác ngoài các giống bố mẹ lúa lai và lúa lai F1 hai dòng.
Điều 8. Mã lô ruộng giống, mã hiệu lô giống và nhãn bao giống
1. Mã lô ruộng giống:
a. Mỗi lô ruộng giống phải có một mã để theo dõi trong quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến. Mã lô ruộng giống cũng được sử dụng làm mã của lô hạt giống sau khi thu hoạch.
b. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống tự đặt mã lô ruộng giống theo số thứ tự (01, 02, 03...). Trường hợp lô ruộng giống sau khi thu hoạch có khối lượng vượt quá quy định của một lô hạt giống thì phải chia thành các lô có khối lượng theo qui định. Mỗi lô giống được đặt thêm các chữ cái a, b, c... sau mã của lô ruộng giống đó, ví dụ 01a, 01b...
2. Mã hiệu lô giống:
a. Mỗi lô giống phải có một mã hiệu để theo dõi, thống nhất quản lý, được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và lưu thông lô giống đó.
b. Mã hiệu lô giống do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thể hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
c. Mã hiệu lô giống gồm 6 nội dung: mã tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương); mã đơn vị sản xuất kinh doanh; mã loài cây trồng; mã cấp giống; mã vụ và năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu; mã lô hạt giống được sản xuất hoặc nhập khẩu trong năm.
d. Mã tỉnh, thành phố; mã loài cây trồng và mã cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo mẫu Phụ lục IV và V. Mã đơn vị sản xuất kinh doanh 100% vốn nước ngoài do Cục Trồng trọt đặt; mã đơn vị sản xuất, kinh doanh còn lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đơn vị đóng trụ sở chính quy định và thông báo về Cục Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) theo mẫu Phụ lục VI. Các nội dung khác của mã hiệu lô giống do đơn vị sản xuất, kinh doanh tự đặt theo Phụ lục IV.
đ. Mã hiệu lô giống phải được thể hiện trên bao bì hoặc trên nhãn bao giống.
3. Nhãn bao giống
Nhãn bao giống thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế ghi nhãn hàng hóa và bổ sung thêm mã hiệu lô giống theo quy định tại Điều 8 Quy định này
Điều 9. Báo cáo kết quả chứng nhận chất lượng
1. Các tài liệu liên quan đến việc chứng nhận chất lượng của lô giống như: hồ sơ đăng ký, biên bản kiểm định, biên bản lấy mẫu, tờ khai hải quan (nếu có), phiếu kiểm nghiệm, bản sao giấy chứng nhận chất lượng lô giống. được tập hợp thành hồ sơ của lô giống và lưu tại tổ chức chứng nhận chất lượng.
2. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng gửi báo cáo kết quả chứng nhận giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn về Cục Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) theo mẫu Phụ lục VII.
3. Thời gian gửi báo cáo: định kỳ vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm, trường hợp cần thiết phải báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
Điều 10. Chi phí chứng nhận chất lượng
Chi phí thực hiện chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do các tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận chất lượng chi trả theo quy định của Nhà nước; trường hợp chưa có quy định các bên thỏa thuận theo hợp đồng.
Điều 11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Việc kiểm tra, thanh tra về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn thực hiện theo Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Phân công trách nhiệm
1. Cục Trồng trọt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a. Xây dựng trình Bộ kế hoạch, tổ chức và chính sách quản lý về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn;
b. Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn;
c. Tham gia thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động của các phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng; công nhận và quản lý hoạt động của người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
d. Chỉ đạo Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương thực hiện nhiệm vụ đầu mối hướng dẫn, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
đ. Trong trường hợp cần thiết, chỉ định đơn vị thực hiện việc kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo qui định của pháp luật.
e. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
2. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm:
a. Giúp Cục Trồng trọt giám sát chuyên môn nghiệp vụ của người lấy mẫu, người kiểm định và các phòng kiểm nghiệm được công nhận, báo cáo Cục Trồng trọt;
b. Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, triển khai thực hiện việc chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đối với các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, tổng hợp, theo dõi đăng ký mã hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống trên phạm vi cả nước;
c. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng nhận chất lượng, đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;
d. Tổ chức hậu kiểm các mẫu giống theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy định này;
đ. Trực tiếp thực hiện giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
e. Tổng hợp và báo cáo Cục Trồng trọt kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận chất lượng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa bàn, có trách nhiệm:
a. Xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch, tổ chức và chính sách quản lý các hoạt động về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa bàn;
b. Quản lý hoạt động của người lấy mẫu, người kiểm định đã được công nhận;
c. Quy định mã số của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn và thông báo về Cục Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 của Quy định này;
d. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
4. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng có trách nhiệm:
a. Thực hiện chứng nhận chất lượng lô giống theo đúng các qui định tại Thông tư 02/2006/TT-BKHCN ngày 10/1/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các qui định khác trong Quy định này;
b. Gửi báo cáo các kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng có trách nhiệm:
a. Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 của Quy định này và thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;
b. Trả chi phí chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
Điều 13. Điều khoản thi hành
Giao Cục Trồng trọt là đầu mối theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung.
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký
Phụ lục I
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày.... tháng... năm....
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
(áp dụng cho giống sản xuất trong nước)
Kính gửi: ( Ghi tên tổ chức chứng nhận chất lượng)
Mã số phòng kiểm nghiệm được công nhận:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
1. Tên tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận chất lượng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tên người đại diện:
Chức vụ:
2. Nội dung đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Tên loài và giống cây trồng:
Cấp giống:
Mã lô ruộng giống:
Địa điểm sản xuất (xã, huyện, tỉnh/thành phố):
Diện tích (ha):
Sơ đồ và ký hiệu các ô, thửa của lô ruộng giống (nếu có):
Thời gian gieo trồng:
Thời gian thu hoạch dự kiến:
Mã hiệu lô hạt giống đời trước được sử dụng để nhân giống:
Mã số phòng kiểm nghiệm chứng nhận lô hạt giống đời trước
Giấy chứng nhận chất lượng số: ngày tháng năm
Khối lượng hạt giống dự kiến thu hoạch (kg):
Mã hiệu lô giống:
Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn và trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng.
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phụ lục II
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày.... tháng... năm....
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
(áp dụng cho giống nhập khẩu)
Kính gửi: (Ghi tên tổ chức chứng nhận chất lượng)
Mã số phòng kiểm nghiệm được công nhận:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
1. Tên tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận chất lượng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Tên người đại diện:
Chức vụ:
2. Nội dung đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Tên loài và giống cây trồng:
Cấp giống:
Mã hiệu lô giống:
Xuất xứ lô giống:
Thời gian thu hoạch (nếu có):
Khối lượng lô giống (kg):
Tờ khai hải quan số: Cấp tại: Ngày tháng năm
Đăng ký chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn và trả phí dịch vụ chứng nhận theo hợp đồng.
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phụ lục III
Lô gô PKN (nếu có)
Số QL: |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày.... tháng... năm...
GIẤY CHỨNG NHẬN Chất lượng lô giống phù hợp tiêu chuẩn Mã số của mẫu: |
|||||||||||||
I- TÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG: Địa chỉ: ĐT: Fax: Mã số công nhận của phòng kiểm nghiệm: II- CÁC THÔNG TIN VỀ LÔ GIỐNG: |
||||||||||||||
Họ tên chủ lô giống: |
|
|||||||||||||
Họ tên người lấy mẫu: |
|
Mã hiệu lô giống: |
|
|||||||||||
Mã số công nhận người lấy mẫu: |
|
Khối lượng lô giống: |
|
|||||||||||
Tên loài và giống cây trồng: |
|
Số lượng bao qui cách: |
|
|||||||||||
Cấp giống: |
|
Tờ khai HQ số: |
|
|||||||||||
Nơi sản xuất (xã/huyện/tỉnh): |
|
Ngày cấp: |
|
|||||||||||
Ngày thu hoạch: |
|
Ngày lấy mẫu: |
|
|||||||||||
Tên người kiểm định ruộng giống: |
|
Ngày nhận mẫu: |
|
|||||||||||
Mã số người kiểm định ruộng giống: |
|
|
|
|||||||||||
III - KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM: |
||||||||||||||
Độ sạch (% khối lượng) |
Hạt cỏ dại (số hạt/kg) |
Hạt khác giống có thể phân biệt được (% số hạt) |
Nẩy mầm |
Độ ẩm (% khối lượng) |
||||||||||
Số ngày kiểm tra
|
(% số hạt) |
|||||||||||||
Cây mầm bình thường |
Cây mầm không bình thường |
Hạt sống không nẩy mầm |
Hạt chết
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
IV - KẾT LUẬN: Lô giống có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn. |
||||||||||||||
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
|
TRƯỞNG PHÒNG KIỂM NGHIỆM (Ký, ghi rõ họ tên)
|
||||||||||||
Phụ lục IV
CÁCH ĐẶT Mà HIỆU LÔ GIỐNG
Mã hiệu lô giống gồm 6 thành phần: mã tỉnh, mã công ty, mã vụ và năm sản xuất hoặc nhập khẩu, mã loài cây trồng, mã cấp giống, mã thứ tự của lô giống.
Cách đặt mã của các thành phần như sau:
- Mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Theo mã qui định ở Phụ lục 5.
- Mã đơn vị sản xuất giống: Theo số thứ tự gồm 2 chữ số (01, 02, 03…) do Sở Nông nghiệp và PTNT qui định
- Mã loài cây trồng: Theo qui định thống nhất lúa thuần là chữ L, lúa lai là chữ LL, ngô lai là chữ NL.
- Mã cấp giống: Giống siêu nguyên chủng là SNC, giống nguyên chủng là NC, giống bố của hạt lai là DB, giống mẹ của hạt lai là DM, hạt lai là F1.
- Mã vụ và năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu:
Vụ sản xuất: ĐX là vụ đông xuân, X là vụ xuân, M là vụ mùa, HT là vụ hè thu... Giống nhập khẩu là NK
Năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu gồm 2 chữ số cuối cùng của năm.
- Mã lô giống: Theo số thứ tự của lô ruộng giống được sản xuất hoặc nhập khẩu trong năm.
Các thành phần của mã hiệu lô giống được viết liền nhau và giữa các thành phần được cách nhau bằng dấu chấm (.).
Ví dụ 1: Mã hiệu lô giống sản xuất trong nước
Lô giống có mã hiệu là 4.01.L.NC.M05.01 được sản xuất tại Công ty A sẽ được hiểu như sau:
4 là Hà Nội
01 là mã của Công ty A do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà-Nội qui định
L là giống lúa thuần
NC là cấp nguyên chủng
M05 là sản xuất vụ mùa năm 2005
01 là số thứ tự của lô giống được sản xuất tại Công ty A (Trường hợp lô giống có khối lượng vượt quá qui định thì phải chia thành các lô nhỏ theo qui định và mỗi lô nhỏ sẽ được đặt thêm các chữ cái a, b, c... sau mã thứ tự của lô giống; ví dụ 01a, 01b, 01c...).
Ví dụ 2: Mã hiệu lô giống nhập khẩu
Lô giống có mã hiệu là 4.01.LL.F1.NK05.03 được nhập khẩu tại Công ty A sẽ được hiểu như sau:
4 là Hà Nội
01 là mã của Công ty A do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà-Nội qui định (Nếu Doanh nghiệp A là đơn vị 100% vốn nước ngoài thì do Cục Trồng trọt quy định mã của Doanh nghiệp)
LL là giống lúa lai
F1 là cấp giống F1
NK05 là lô giống nhập khẩu năm 2005
03 là số thứ tự của lô giống nhập khẩu tại Công ty A.
Phụ lục V
QUY ĐỊNH ĐẶT Mà TỈNH
TT |
Tỉnh |
Mã |
TT |
Tỉnh |
Mã
|
1 |
Hà Nội |
4 |
33 |
Quảng Nam |
510 |
2 |
Hải Phòng |
31 |
34 |
Quảng Ngãi |
55 |
3 |
Hà Tây |
34 |
35 |
Bình Định |
56 |
4 |
Hải Dương |
320 |
36 |
Phú Yên |
57 |
5 |
Hưng Yên |
321 |
37 |
Khánh Hòa |
58 |
6 |
Hà Nam |
351 |
38 |
Kon Tum |
60 |
7 |
Nam Định |
350 |
39 |
Gia Lai |
59 |
8 |
Thái Bình |
36 |
40 |
Đắk Lắk |
50 |
9 |
Ninh Bình |
30 |
41 |
Ninh Thuận |
68 |
10 |
Hà Giang |
19 |
42 |
Bình Thuận |
62 |
11 |
Cao Bằng |
26 |
43 |
TP Hồ Chí Minh |
8 |
12 |
Lào Cai |
20 |
44 |
Lâm Đồng |
63 |
13 |
Bắc Kạn |
281 |
45 |
Bình Phước |
651 |
14 |
Lạng Sơn |
25 |
46 |
Tây Ninh |
66 |
15 |
Tuyên Quang |
27 |
47 |
Bình Dương |
650 |
16 |
Yên Bái |
29 |
48 |
Đồng Nai |
61 |
27 |
Thái Nguyên |
280 |
49 |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
64 |
18 |
Phú Thọ |
210 |
50 |
Long An |
72 |
19 |
Vĩnh Phúc |
211 |
51 |
Đồng Tháp |
67 |
20 |
Bắc Giang |
240 |
52 |
An Giang |
76 |
21 |
Bắc Ninh |
241 |
53 |
Tiền Giang |
73 |
22 |
Quảng Ninh |
33 |
54 |
Vĩnh Long |
70 |
23 |
Lai Châu |
23 |
55 |
Bến Tre |
75 |
24 |
Sơn La |
22 |
56 |
Kiên Giang |
77 |
25 |
Hòa Bình |
18 |
57 |
Cần Thơ |
71 |
26 |
Thanh Hóa |
37 |
58 |
Trà Vinh |
74 |
27 |
Nghệ An |
38 |
59 |
Sóc Trăng |
79 |
28 |
Hà Tĩnh |
39 |
60 |
Bạc Liêu |
781 |
29 |
Quảng Bình |
52 |
61 |
Cà Mau |
780 |
30 |
Quảng Trị |
53 |
62 |
Điện Biên |
231 |
31 |
Thừa Thiên-Huế |
54 |
63 |
Đắc Nông |
501 |
32 |
Đà Nẵng |
511 |
64 |
Hậu Giang |
711 |
Phụ lục VI
Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh............................... |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .........., ngày... tháng.... năm..... |
THÔNG BÁO
Mã
số của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh giống cây trồng
tại địa bàn của tỉnh
Kính gửi: - Cục Trồng trọt;
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương.
TT |
Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng |
Địa chỉ |
Mã số |
|
|
|
01 |
|
|
|
02 |
|
|
|
03 |
|
|
|
04 |
|
|
|
05 |
|
|
|
06 |
|
|
|
07 |
|
|
|
08 |
|
|
|
09 |
|
|
|
10 |
Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục VII
Tên tổ chức chứng nhận chất lượng ................................................... |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO
Kết
quả chứng nhận chất lượng
Giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
Kính gửi: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương - Cục Trồng trọt
Kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại... (tên tổ chức chứng nhận chất lượng) từ... (ngày/tháng/năm) đến... (ngày/tháng/năm)) như sau:
TT |
Mã hiệu lô giống đã chứng nhận chất lượng |
Tên giống |
Cấp giống |
Khối lượng lô giống |
Mã số và ngày cấp giấy chứng nhận chất lượng |
Ngày kiểm định/ Mã số người kiểm định |
Ngày lấy mẫu/ Mã số người lấy mẫu |
Mã hiệu lô giống đời trước được sử dụng để nhân giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
......, ngày... tháng... năm....
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 52/2006/QD-BNN | Hanoi, June 23, 2006 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON CERTIFICATION OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF PLANT VARIETIES
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the National Assembly Standing Committee's March 24, 2004 Ordinance No. 15/2004/PL-UBTVQH11 on Plant Varieties;
At the proposal of the directors of the Cultivation Department and the Science and Technology Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on certification of standard quality conformity of plant varieties.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3.- The directors of the Ministry's Office, Cultivation Department, and Science and Technology Department and provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development as well as heads of concerned units, organizations and individuals shall have to implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
REGULATION
ON CERTIFICATION OF QUALITY STANDARD CONFORMITY OF PLANT VARIETIES
(Promulgated together with Decision No. 52/2006/QD-BNN of June 23, 2006, of the Minister of Agriculture and Rural Development)
Article 1.- Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation
This Regulation provides the order and procedures for registration; field expertise; sample taking and preservation; quality testing and certification; and post-inspection of seed lots on the List of plant varieties subject to certification of quality standard conformity, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, and assigns responsibilities for implementation of the said contents.
2. Subjects of application
Domestic and foreign organizations and individuals involved in production and/or trading of plant varieties mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Regulation, the terms below are construed as follows:
1. Plant variety-certifying organizations mean organizations capable of inspecting and evaluating the quality of plant varieties, which satisfy the conditions specified in Circular No. 02/2006/TT-BKHCN of January 10, 2006, of the Ministry of Science and Technology, and other requirements set by the Ministry of Agriculture and Rural Development in this Decision.
2. Seed field plot means a specific seeding area, covering one seeding field (plot) or two or more adjoining fields (plots) which have the same land characteristics, irrigation conditions and on which seeds of the same type and grade are sowed in the same planting season according to the same technical process.
3. Seed lot means a specific quantity of seeds of the same origin and grade, which are produced, processed and preserved according to the same process, identifiable and of a weight not exceeding the permitted level.
4. Code of a seed lot means the sole code given to a seed lot according to regulations in order to identify and distinguish it from other seed lots, and used for management and inspection of the origin of seed lots when necessary.
Article 3.- Registration of certification of quality standard conformity
1. Organizations and individuals involved in the production and/or trading of plant varieties on the List of plant varieties subject to certification of quality standard conformity shall, before producing or importing such plant varieties, have to register with one of the plant variety-certifying organizations.
2. Dossiers of registration for certification of plant variety quality shall be made according to the form provided in Appendix I, applicable to locally produced seed lots or in Appendix II, applicable to imported seed lots.
Article 4.- Expertise of seed fields (applicable to locally produced seeds)
1. Seed fields shall be expertized by accredited experts.
2. Experts shall strictly follow inspection steps of the seed field-expertise method prescribed for the plant variety concerned and shall be answerable for the expertise results.
3. Only those expertized seed fields which meet the set quality standards shall be harvested for seeds and testing.
Article 5.- Taking and preservation of seed samples
1. Sample taking
a/ Seed samples shall be taken by accredited sample takers.
b/ For each seed lot, two samples shall be taken by the sample-taking method provided together with branch standard 10 TCN 322-2003. One sample shall be sent to the quality-certifying organization and the other kept at the establishment of the owner of the seed lot.
c/ With regard to seed lots of hybrid rice's parental varieties, one more sample shall be taken and sent to the Central Center for Plant Variety Assay and Test for post-inspection.
2. Preservation of seed samples
a/ Seed samples for preservation must be kept under appropriate conditions for at least 6 months from the date the concerned seed lot is granted a quality certificate.
b/ With regard to imported seeds, importing units shall send standard samples thereof to a quality-certifying organization for preservation and comparison in case of necessity.
Article 6.- Test and grant of quality certificates
1. Test
a/ With regard to locally produced seeds, only those seed lots that have field expertise records evidencing their conformity with the set standards shall be tested. For imported seeds, customs declarations are required.
b/ Tests shall be conducted by accredited testing laboratories.
c/ Test results shall be presented in test tickets made according to the form in Appendix III.
2. Grant of seed lot- quality certificates
a/ Based on the test results, quality-certifying organizations shall grant quality standard conformity certificates for concerned seed lots. Each seed lot shall be granted a certificate according to the form in Appendix III.
b/ The duplication of seed lot-quality certificates must be carried out by the organizations that have granted such certificates.
Article 7.- Post-inspection
1. Post-inspection
a/ Post-inspection must be conducted in the subsequent crop of the concerned plant variety.
b/ The ratio between seed samples to be taken for post-inspection and the number of quality-certified seed lots shall be 100% for super-prototypal pure rice seeds, parental hybrid rice and corn seeds and F1 hybrid rice and corns; and shall be at least 5-10% for prototypal pure rice seeds.
c/ Within 15 (fifteen) days after the end of post-inspection, post-inspection conducting units shall send post-inspection results to owners of seed lots and organizations that have granted quality certificates for such seed lots.
2. Assignment of post-inspection responsibilities:
a/ The Central Center for Plant Variety Assay and Test shall directly conduct post-inspection of all parental hybrid rice seeds and F1 two line-crossing rice seeds; and take part in the post-inspection of seeds of different grades and other types of plant varieties at the request of organizations or individuals producing and/or trading in plant varieties.
b/ Organizations or individuals registering for quality certification shall conduct post-inspection by themselves or hire quality-certifying organizations to conduct post-inspection of seeds other than parental hybrid rice seeds and F1 two line-crossing rice seeds.
Article 8.- Codes of seed field plots and seed lots and labels of seed packages
1. Codes of seed field plots:
a/ Each seed field plot shall be given a code for monitoring in the production, harvesting and processing process. Such codes shall also be used as codes of post-harvest seed lots.
b/ Seed-producing organizations and individuals shall give codes to seed field plots according ordinal numbers (01, 02, 03...). Where the harvested quantity of seeds of a seed field plot exceeds the permitted weight of a seed lot, such quantity shall be divided into lots each with a permitted weight. The code of such a seed lot shall be the code of the seed field plot, followed by letter a, b, c ..., e.g., 01a, 01b...
2. Codes of seed lots:
a/ Each seed lot shall be given a code for monitoring and unified management, which shall be used throughout the course of preservation and circulation of such seed lot.
b/ Codes of seed lots shall be given by organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties according to the provisions of Point c, Clause 2 of this Article.
c/ The code of a seed lot shall have 6 components: the provincial (or municipal) code; the code of the production/business unit; the code of the plant; the code of the seed grade; the code of the crop and year of production or import; the code of the seed lot produced or imported in the year.
d/ Provincial/municipal codes; codes of plants and seed grades shall be provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development according to the forms in Appendices IV and V. Codes of 100% foreign-owned production/business units shall be given by the Cultivation Department; codes of other production/business units shall be given by the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development of localities where the units are headquartered and shall be notified to the Cultivation Department (the Central Center for Plant Variety Assay and Test) according to the form in Appendix VI. Other components of seed lot codes shall be decided by concerned production/business units according to Appendix IV.
e/ Codes of seed lots must be shown on packing or labels of seed packages.
3. Labels of seed packages
Labels of seed packages shall be made according to Circular No. 75/2000/TT-BNN-KHCN of July 17, 2000, of the Ministry of Agriculture and Rural Development, promulgating the Regulation on goods labeling and be additionally pointed with seed lot codes according to the provisions of Article 8 of this Regulation.
Article 9.- Reporting on quality certification results
1. Documents related to certification of seed lot quality such as registration dossiers, expertise records, sample-taking records, customs declarations (if any), test tickets and copies of seed lot-quality certificates shall be gathered into dossiers of seed lots and kept at quality-certifying organizations.
2. Plant variety-certifying organizations shall send reports on the results of quality standard conformity certification of plant varieties to the Cultivation Department (the Central Center for Plant Variety Assay and Test) according to the form in Appendix VII.
3. Deadline for sending reports: By June 20 and December 20 annually; when necessary, reports shall be sent at the request of the state management agency in charge of certification of quality standard conformity of plant varieties.
Article 10.- Quality certification costs
Costs of certification of quality standard conformity of plant varieties shall be paid by quality certification-registering organizations and individuals according to state regulations. Where relevant regulations are not available, concerned parties shall reach agreement on a contractual basis.
Article 11.- Examination, inspection, settlement of complaints and denunciations
1. The examination and inspection of quality standard conformity of plant varieties shall comply with the provisions of the Inspection Law and relevant legal documents.
2. Organizations and individuals shall have the right to complain about or denounce acts of violation in the domain of certification of quality standard conformity of plant varieties. The settlement of such complaints and denunciations shall comply with the Complaint and Denunciation Law.
Article 12.- Assignment of responsibilities
1. The Cultivation Department shall perform the state management of quality standard conformity of plant varieties throughout the country, having the responsibility:
a/ To formulate and submit to the Ministry plans and policies for management of certification of quality standard conformity of plant varieties;
b/ To submit to the Ministry for promulgation or promulgate according to its competence, and direct the implementation of, legal documents, procedures, standards, economic and technical norms related to the certification of quality standard conformity of plant varieties;
c/ To join in the evaluation and monitoring of operating conditions of testing laboratories and plant variety-certifying organizations; to recognize and manage activities of experts and takers of samples of plant varieties countrywide.
d/ To direct the Central Center for Plant Variety Assay and Test to act as the principal unit in guiding and overseeing professional operations of plant variety-certifying organizations throughout the country;
e/ When necessary, to designate units to conduct examination, evaluation and certification of the quality of plant varieties in accordance with the provisions of law;
f/ To examine, inspect, handle violations, settle complaints and denunciations in the domain of certification of quality standard conformity of plant varieties.
2. The Central Center for Plant Variety Assay and Test shall have the responsibility:
a/ To assist the Cultivation Department to oversee professional activities of accredited sample takers, experts and testing laboratories, and report to the Cultivation Department thereon;
b/ To guide the registration order and procedures, carry out the certification of quality standard conformity for plant variety-certifying organizations, sum up and monitor the code registration by organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties countrywide;
c/ To organize professional training and retraining for managerial and professional personnel of quality-certifying organizations, as well as training for plant variety sample-takers, experts and testers;
d/ To organize post-inspection of seed samples according to the provisions of Point a, Clause 2, Article 7 of this Regulation;
e/ To directly evaluate and certify the quality of plant varieties as designated by competent state agencies or requested by organizations or individuals producing and/or trading in plant varieties;
f/ To sum up and report to the Cultivation Department results of certification of quality standard conformity of plant varieties by quality-certifying organizations.
3. Provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development shall perform the state management of certification of quality standard conformity of plant varieties in their respective localities, having the responsibility:
a/ To make and submit to provincial/municipal People's Committees plans and policies for management of certification of quality standard conformity of plant varieties in their respective localities;
b/ To manage activities of accredited sample takers and testers;
c/ To give codes to organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties in their localities and notify the Cultivation Department (the Central Center for Plant Variety Assay and Test) thereof according to the provisions of Point d, Clause 2, Article 8 of this Regulation;
d/ To organize examination and inspection, settle complaints and denunciations about certification of quality standard conformity of plant varieties.
4. Plant variety-certifying organizations shall have the responsibility:
a/ To certify the quality of seed lots strictly according to the provisions of Circular No. 02/2006/TT-BKHCN of January 10, 2006, of the Ministry of Science and Technology, and other provisions of this Regulation;
b/ To send reports on results of certification of the quality of plant varieties according to the provisions of Article 9 of this Regulation.
5. Organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties shall have the responsibility:
a/ To register for certification of quality standard conformity of plant varieties according to the provisions of Article 3 of this Regulation and comply with the registered quality standards;
b/ To pay costs for certification of the quality of plant varieties according to the provisions of Article 10 of this Regulation.
Article 13.- Implementation provision
The Cultivation Department shall act as the principal unit to oversee and guide the implementation of this Decision. Any difficulty or problem arising in the course of implementation should be reported by concerned organizations or individuals to the Cultivation Department for timely amendment and/or supplementation.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây