Quyết định 4691/QĐ-BNN-TCLN 2018 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 4691/QĐ-BNN-TCLN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4691/QĐ-BNN-TCLN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 27/11/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 27/11/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông qua Quyết định 4691/QĐ-BNN-TCLN ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Cụ thể, theo Kế hoạch:
- Từ 2019-2020: Các chủ rừng là tổ chức chủ trì để 7,2 triệu ha rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, tổ chức kinh tế Nhà nước hoàn thành xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
- Từ 2018-2030: Các chủ rừng chủ trì cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 1,3 triệu ha rừng trồng sản xuất;
- Từ 2018-2019: Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững rừng trồng đối với chủ rừng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000 ha;…
Xem chi tiết Quyết định4691/QĐ-BNN-TCLN tại đây
tải Quyết định 4691/QĐ-BNN-TCLN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4691/QĐ-BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Để cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (sau đây gọi là Đề án) theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp;
- Tạo được nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu được khoảng 80% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu;
- Nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp.
2. Định hướng
- Về thực hiện quản lý rừng bền vững:
Toàn bộ các ban quản lý rừng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quản lý rừng, hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững với diện tích khoảng 7.200.000 ha.
- Về cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững:
+ Công nhận các loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các hệ thống chứng rừng trong nước và quốc tế trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam;
+ Hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế;
+ Duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng);
+ Giai đoạn từ năm 2018- 2020 tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2021-2030: tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và các ban quản lý rừng phòng hộ.
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bao gồm Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững; tiêu chí, điều kiện chuyên môn đối với đội ngũ chuyên gia đánh giá cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam.
b) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, trình tự, thủ tục lập hồ sơ, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức với số học viên khoảng 1.180 người.
- Tổng hợp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng mạng lưới quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cụ thể đến từng tỉnh, thành phố và cả nước.
c) Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương nhằm mục đích là nơi thăm quan, học tập phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, chủ rừng; đồng thời là hiện trường để thực hiện đánh giá thử nghiệm các tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam, cụ thể:
- Hỗ trợ chủ rừng thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi và hướng dẫn thực hiện các công việc: xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc quản lý, sử dụng dụng rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững;
- Hoàn thành các thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 04 mô hình quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích khoảng 10.000 ha, trong đó: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng là công ty lâm nghiệp có rừng trồng sản xuất với quy mô khoảng 3.000ha; chủ rừng là doanh nghiệp có vườn cây cao su với quy mô khoảng 2.000ha; chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn với doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô khoảng 3.000 ha.
d) Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn với sự hướng dẫn của các chuyên gia Quốc tế và Việt Nam về những lĩnh vực sau: chuyên gia về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lý rừng bền vững và chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB) với số lượng khoảng 150 người.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về các nội dung chuyên môn trong xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm cho các cơ quan, cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản với số lượng khoảng 1.100 người.
- Thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế, bao gồm xây dựng website về quản lý rừng bền vững, cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững;
- Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; quảng bá hệ thống chứng chỉ rừng tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế.
đ) Thành lập hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, bao gồm thành lập Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia (NGB); xây dựng, đào tạo nhân lực về tư vấn đánh giá, cấp chứng chỉ rừng (CB); hợp tác quốc tế với Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) để triển khai cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam phù hợp với PEFC.
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
2. Giải pháp thực hiện
a) Về tổ chức
- Thành lập Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia, là cơ quan đầu mối hợp tác với các hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế trong hoạt động cấp chứng chỉ rừng;
- Giao nhiệm vụ cho một số cơ quan/đơn vị thuộc Bộ gồm: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp xây dựng, đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu năng lực để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ rừng.
b) Về khoa học, công nghệ
- Tổng kết và chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp, kỹ thuật lâm sinh, bảo vệ rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, chế biến và bảo quản lâm sản để thực hiện quản lý rừng bền vững.
- Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về cải thiện giống cây lâm nghiệp, quản lý lập địa, bảo tồn đa dạng sinh học, cơ giới hóa trong lâm nghiệp... để thực hiện quản lý rừng bền vững.
c) Về hợp tác quốc tế
- Xây dựng các chương trình, dự án quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tăng cường và nâng cao năng lực; tuyên truyền về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Tăng cường chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
- Hợp tác quốc tế với Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) để triển khai cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam phù hợp với PEFC.
d) Về kinh phí
- Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đã được quy định tại các Quyết định: số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Tranh thủ nguồn lực từ các dự án ODA lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; huy động nguồn lực từ các tổ chức kinh tế để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
1. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia (NGB) để vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia;
b) Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm nguồn vốn thực hiện Đề án để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, bố trí nguồn vốn thực hiện Đề án;
c) Lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ Đề án vào các Chương trình, dự án liên quan để triển khai đồng bộ, hiệu quả;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
2. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
a) Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến triển khai quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng; chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm và hoạt động của Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia.
b) Giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc xây dựng, đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu năng lực để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ rừng;
c) Phối hợp triển khai các hoạt động về đào tạo, nâng cao năng lực; tuyên truyền về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
3. Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng
a) Giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc xây dựng, đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu năng lực để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ rừng;
b) Phối hợp triển khai các hoạt động giảng dạy, đào tạo, nâng cao năng lực; tuyên truyền về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
3. Các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: phối hợp rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến triển khai quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn và ban hành hướng dẫn để thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
b) Vụ Hợp tác quốc tế: phối hợp xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế lồng ghép với các nhiệm vụ thực hiện Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
c) Vụ Kế hoạch: bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách của Bộ để vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia;
d) Vụ Tài chính: bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của Đề án của các đơn vị thuộc Bộ;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ: chủ trì, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ các văn bản liên quan đến việc thành lập Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh
a) Chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng dự án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối vốn để thực hiện;
a) Chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch triển khai dự án trên cơ sở ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, cân đối ngân sách địa phương theo cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện;
c) Chỉ đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện và phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; phối hợp thực hiện thông tin, tuyên truyền các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
5. Các chủ rừng
a) Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
b) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (đối với chủ rừng là tổ chức) theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng kế hoạch, đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng cửa chủ rừng.
6. Định kỳ 6 tháng, các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ: việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện.
Trong quá trình triển khai, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng để xem xét quyết định./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4691/BNN-TCLN ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Nộ Nông nghiệp và PTNT)
TT |
Nội dung hoạt động |
Thời gian hoàn thành |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Kinh phí thực hiện (ĐVT: triệu đồng) |
Nguồn kinh phí |
Kết quả (sản phẩm) |
1 |
Xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Thông tư quy định về quản lý rừng bền vững; quy định nội dung, trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. |
11/2018 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp) |
Tổ biên tập xây dựng Thông tư; |
30 |
Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp |
Thông tư được Bộ ban hành |
1.2 |
Bộ Tiêu chuẩn QLRBV của Việt nam phù hợp với tiêu chuẩn của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới |
11/2018 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp) |
Tổ biên tập xây dựng thông tư; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
|
|
Bộ Tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam được Bộ ban hành kèm theo Thông tư |
2 |
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức. |
2018-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp; Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ) |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Kiểm lâm các tỉnh |
4.185 |
Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng |
29 lớp tập huấn cho khoảng 1.180 cán bộ lâm nghiệp các cấp, chủ rừng, doanh nghiệp chế biến lâm sản về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC. |
2.2 |
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững |
2019-2020 |
Các chủ rừng là tổ chức |
Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn |
707.000 |
Chủ rừng, doanh nghiệp, ODA, ngân sách nhà nước hỗ trợ |
7.200.000 ha rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, tổ chức kinh tế nhà nước hoàn thành xây dựng và thực hiện phương án QLRBV |
2.3 |
Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng. |
2019-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định đối với chủ rừng trên địa bàn tỉnh, TCLN thẩm định chủ rừng thuộc Bộ |
Các sở, ban ngành của tỉnh; các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT |
|
|
Phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt |
2.4 |
Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững |
2018-2030 |
Chủ rừng |
Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ rừng |
508.685 |
Ngân sách nhà nước; vốn của doanh nghiệp, chủ rừng |
1.300.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững |
2.5 |
Tổng hợp, xây dựng bộ số liệu, bản đồ về mạng lưới quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của từng tỉnh, thành phố và trên phạm vi cả nước. |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp; Văn phòng Tổng cục) |
Các đơn vị liên quan |
1.000 |
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững (điều chỉnh, bổ sung dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và CCR) |
Hệ thống cơ sở dữ liệu |
2.6 |
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững của các chủ rừng. |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ) |
Các đơn vị liên quan |
3.000 |
Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp |
Thực hiện quản lý rừng bền vững đạt hiệu quả. |
3 |
Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Mô hình quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha. |
2018 |
Tổng cục Lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái |
1.500 |
Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng |
Mô hình quản lý rừng bền vững được cấp chứng chỉ rừng |
3.2 |
Mô hình quản lý rừng bền vững rừng trồng đối với chủ rừng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000ha |
2019 |
Tổng cục Lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ... khu vực Nam trung bộ |
2.200 |
Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng |
Mô hình quản lý rừng bền vững được cấp chứng chỉ rừng |
3.3 |
Mô hình quản lý rừng bền vững đối với vườn cây cao su, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000ha. |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp |
Các tỉnh Tây Bắc hoặc Tây nguyên |
1.000 |
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững (điều chỉnh, bổ sung dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và CCR) |
Mô hình quản lý rừng bền vững được cấp chứng chỉ rừng |
3.4 |
Mô hình chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ, với quy mô khoảng 3.000 ha |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp |
|
1.000 |
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững (điều chỉnh, bổ sung dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và CCR) |
Mô hình quản lý rừng bền vững được cấp chứng chỉ rừng |
4 |
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền QLRBV và CCR |
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia Quốc tế và Việt Nam: |
|
|
|
|
|
|
- |
Chuyên gia về QLRBV và cấp CCR, Chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế; Chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB) |
2019 |
Tổng cục Lâm nghiệp (vụ PTSXLN) |
Các đơn vị thuộc Bộ, Tổng cục LN |
6.000 |
Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng |
150 chuyên gia phát triển tiêu chuẩn, quy chuẩn; chuyên gia đánh giá quản lý rừng bền vững. |
- |
Nâng cao nhận thức, năng lực cho các cơ quan, cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, doanh nghiệp và chủ rừng về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững |
2018-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (vụ PTSXLN) |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh; các chủ rừng, doanh nghiệp |
4.100 |
Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng |
1.100 cán bộ lâm nghiệp các cấp, chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến gỗ được nâng cao nhận thức, năng lực. |
4.2 |
Thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế, bao gồm xây dựng website về quản lý rừng bền vững, xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, vụ PTSXLN, vụ QLRPH-ĐD) |
Sở Nông nghiệp và PTNT, chi cục Kiểm lâm các tỉnh |
1.000 |
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững |
Hệ thống trang thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu về QLRBV và CCR |
4.3 |
Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động về QLRBV; quảng bá hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế |
2019-2020 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Chứng chỉ rừng; vụ PTSXLN, vụ QLRPH-ĐD vụ KHCN và HTQT) |
Sở Nông nghiệp và PTNT, chi cục Kiểm lâm các tỉnh; các chủ rừng, các Hiệp hội lâm sản, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản |
2.000 |
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững |
Các tài liệu phục vụ tuyên truyền, quảng bá thông tin |
5 |
Thành lập và vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
Thiết lập hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia gồm các cơ quan, đơn vị: Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia (NGB); tổ chức tư vấn, hoạt động, đánh giá, cấp chứng chỉ rừng (CB) và một số cơ quan liên quan để đảm bảo triển khai cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với thông lệ và quy định của quốc tế. |
2018-2019 |
Tổng cục Lâm nghiệp |
Các đơn vị thuộc Bộ như: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra quy hoạch rừng; Trường Đại học Lâm nghiệp |
6.000 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch, tài chính; Văn phòng Tổng cục) |
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được thiết lập và vận hành tốt |
6 |
Hợp tác quốc tế với Tổ chức PEFC |
2019 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng chứng chỉ rừng, Vụ Khoa học công nghiệp và hợp tác quốc tế) |
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; các đơn vị liên quan thuộc Bộ |
500 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch- Tài chính; Văn phòng Tổng cục) |
PEFC công nhận hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia |
Tổng cộng |
|
|
1.269.000 |
|
|
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây