Quyết định 187/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

thuộc tính Quyết định 187/1999/QĐ-TTg

Quyết định 187/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:187/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành:16/09/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 187/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 187/1999/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 30 tháng 4 năm 1995;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ quy định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.  Mục tiêu:
Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh nhằm mục tiêu: nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của lâm trường, làm tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất lâm nghiệp, làm trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sản xuất lâm, nông nghiệp, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Điều 2. Nguyên tắc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh:
1. Tiếp tục duy trì, củng cố các lâm trường quốc doanh ở những vùng đất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn, cần Nhà nước trực tiếp quản lý và đầu tư mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng thực hiện; ở vùng sâu, vùng xa để làm hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn.
2. Bảo đảm cho lâm trường quốc doanh phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; người lao động lâm nghiệp thật sự là người chủ cụ thể của từng khu rừng nhận khoán, xoá bỏ bao cấp của Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh của lâm trường.
3. Bảo đảm giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người lao động với  Nhà nước và lâm trường, giữa lâm trường với địa phương.
Điều 3. Tổ chức sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh hiện có:
1. Các lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt động theo cơ chế kinh doanh:
a) Những lâm trường quốc doanh đang quản lý rừng tự nhiên là rừng sản xuất và phòng hộ ít xung yếu.
b) Những lâm trường quốc doanh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.
Nhiệm vụ chính của các lâm trường quốc doanh là gây trồng, bảo vệ nuôi dưỡng rừng, khai thác chế biến lâm sản, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài các nhiệm vụ chính, các lâm trường được kinh doanh tổng hợp nông, lâm, ngư, công nghiệp và dịch vụ để sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai và vốn rừng được giao.
Đối với diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu phân bố xen kẽ với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, có diện tích chưa đến 5.000 ha để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ thì tiếp tục giao cho lâm trường quốc doanh quản lý theo quy chế rừng phòng hộ.
Việc bảo vệ, gây trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là hoạt động công ích, do lâm trường thực hiện  theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
2. Chuyển đổi các lâm trường quốc doanh thành Ban quản lý rừng phòng hộ
Chuyển đổi lâm trường quốc doanh có 5.000 ha trở lên hoặc có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý thuộc quy hoạch vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu (được xác lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ) thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp xen kẽ với rừng phòng hộ cũng giao cho Ban quản lý gây trồng, bảo vệ, khai thác sử dụng, tạo nguồn thu cho ngân sách.
3. Chuyển đổi lâm trường quốc doanh sang loại hình tổ chức kinh doanh khác:
Các lâm trường quốc doanh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản lý diện tích rừng và đất quy hoạch để gây trồng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở xuống, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư, thì chuyển đổi thành loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp để dịch vụ cho sản xuất nông, lâm, công nghiệp.
Khi chuyển đổi, phải có phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định nhu cầu đất sử dụng cho hoạt động của tổ chức mới, chuyển giao rừng và phần diện tích đất còn lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cùng với cơ quan chủ quản của các lâm trường (nếu có), rà soát lại diện tích đất và rừng của các lâm trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm rõ ranh giới trên bản đồ và trên thực địa phần đất giao cho lâm trường quản lý.
Đến hết năm 2000, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho lâm trường quốc doanh dưới sự hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phần đất và rừng còn lại lâm trường chuyển giao lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình cán bộ công nhân viên lâm trường, hộ nông dân trên địa bàn thuê, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Giao quyền quản lý sử dụng rừng ổn định lâu dài cho lâm trường quốc doanh trên cơ sở quy hoạch ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất), phân loại rừng theo trạng thái, xác định rõ diện tích và chất lượng rừng cụ thể làm căn cứ để kiểm tra các lâm trường trong việc bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng theo quy chế hiện hành.
Trong quý I năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao và khoán rừng, phương pháp phân loại rừng, xác định chất lượng rừng khi giao và khoán để làm cơ sở chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện.
3. Đối với rừng sản xuất và phòng hộ ít xung yếu là rừng tự nhiên, lâm trường phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng, làm giàu rừng, được phép khai thác, sử dụng rừng theo phương án điều chế rừng và thiết kế khai thác được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Hàng năm khi kế  hoạch khai thác được duyệt, lâm trường phải cùng với bên nhận khoán (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) thống nhất kế hoạch khai thác và giám sát việc khai thác. Lâm trường được quyền tự tổ chức lực lượng khai thác, hoặc khoán cho đơn vị khác khai thác theo phương thức đấu thầu chi phí.
4. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, lâm trường được quyền quyết định thời điểm, phương thức khai thác và có kế hoạch tái tạo rừng sau khi khai thác. Lâm sản khai thác từ rừng trồng được tự do lưu thông trên thị trường.
5. Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu là rừng tự nhiên, do lâm trường quản lý, lâm trường được khai thác chọn cây khô chết, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn, cây già cỗi, cây ở nơi có mật độ quá dày, với cường độ tối đa 20% theo thiết kế khai thác được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Với rừng tre, nứa tự nhiên, khi độ che phủ đạt tới 80%, được phép khai thác với cường độ tối đa 20% theo thiết kế được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Đối với rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu là rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước, lâm trường được phép khai thác cây phù trợ; tận thu lâm sản phụ.
Khi cây rừng chính đạt tiêu chuẩn khai thác thì lâm trường được phép khai thác theo luân kỳ, với cường độ không quá 10% diện tích đã gây trồng thành rừng theo phương thức chặt chọn, chặt theo băng, hay theo đám nhỏ có diện tích dưới 1 ha ở vùng xung yếu và dưới 0,5  ha ở vùng rất xung yếu.
Lâm trường phải có biện pháp tái tạo rừng trong vòng 12 tháng sau khi khai thác.
Điều 5. Chính sách lao động:
1. Hộ gia đình cán bộ công nhân viên lâm trường (bao gồm cả những người đang làm việc và những người nghỉ mất sức, nghỉ hưu) nếu cư trú hợp pháp trên địa bàn, chưa được cấp đất ở thì lâm trường đề nghị chính quyền địa phương giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho họ.
2. Lâm trường phối hợp với ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) sở tại đề nghị ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cán bộ công nhân viên lâm trường thuộc diện giao đất theo quy định tại Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 và Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994.
 Mức đất giao bằng mức diện tích bình quân giao cho các hộ nông dân tại địa phương.
3. Đối với những cán bộ công nhân viên lâm trường trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, không bố trí được việc làm và cũng không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổi ngành nghề thì giải quyết cho thôi việc theo chế độ hiện hành. Nơi gặp khó khăn về kinh phí, nếu người thôi việc tự nguyện có thể thanh toán trợ cấp thôi việc bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng của lâm trường. Sau khi khai thác rừng người được thanh toán chế độ thôi việc bằng giá trị rừng cây phải giao trả lại đất cho lâm trường hoặc tiếp tục nhận khoán với lâm trường. Nếu người thôi việc xin cư trú tại địa bàn lâm trường thì chính quyền địa phương có trách nhiệm đăng ký hộ khẩu thường trú, giao đất nông, lâm nghiệp ở nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi cho họ bằng mức bình quân giao cho hộ nông dân tại địa phương.
4. Trong khi thực hiện các khoản 1, 2, 3 của điều này, nếu địa phương không còn quỹ đất để giao thì lâm trường đề nghị chính quyền địa phương lấy đất của mình để giao cho các hộ gia đình thuộc diện nêu trên, nhưng phải theo quy hoạch, không được làm đất của lâm trường bị chia cắt manh mún và phải đưa ra khỏi quỹ đất quy hoạch cho lâm trường.
5. Đối với cán bộ công nhân lâm trường hiện đang công tác, nhận khoán đất và rừng của lâm trường, nhưng không hưởng lương theo ngạch bậc Nhà nước quy định mà hưởng thu nhập từ kết quả sản xuất qua nhận khoán đất và rừng thì đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định riêng của Chính phủ về chính sách chế độ bảo hiểm xã hội cho những người lao động làm việc trong các nông-lâm trường quốc doanh.
Điều 6. Chính sách tài chính:
1. Tiền bán gỗ và lâm sản chính khi khai thác rừng được phân bổ như sau:
- Thanh toán chi phí tạo rừng của lâm trường, nếu có (trong đó có thanh toán hợp đồng khoán cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nhận khoán gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng theo quy định trong hợp đồng khoán), trang trải chi phí cho việc khai thác vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Trích lập các quỹ của lâm trường theo quy định của pháp luật. 
2. Nhà nước cấp lại cho lâm trường quốc doanh toàn bộ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư tái tạo rừng và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác của lâm trường theo dự toán được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Nhà nước giao cho lâm trường quốc doanh các khoản vốn có nguồn gốc ngân sách đã được đầu tư cho lâm trường trồng rừng sản xuất trước đây để bổ sung vào vốn tự có của lâm trường.
4. Lâm trường quốc doanh được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để thực hiện các Dự án bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng tự nhiên như đối với Dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
5. Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí theo dự toán được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho lâm trường quốc doanh để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và thực hiện nhiệm vụ công ích bao gồm:
- Gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu do lâm trường quản lý.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất trên địa bàn quy hoạch rừng nguyên liệu tập trung (hệ thống đường trục, bến, bãi, v.v...).
- Thực hiện các nhiệm vụ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Điều 7. Đổi mới tổ chức quản lý trong nội bộ lâm trường:
1. Các lâm trường quốc doanh phải thực hiện giao khoán đất và rừng ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ.
Khi triển khai giao khoán đất lâm nghiệp và rừng cho tổ chức hộ gia đình và cá nhân lâm trường phải lập hợp đồng quy định rõ: quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên nhận khoán và bên giao khoán; bảo đảm cho bên nhận khoán yên tâm đầu tư vốn và lao động vào việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng; bên nhận khoán được hưởng tỷ lệ thoả đáng sản phẩm chính khai thác từ rừng.
Ngoài ra, bên nhân khoán đất lâm nghiệp và rừng của lâm trường quốc doanh còn được hưởng sản phẩm phụ thu hái từ rừng (trừ những lâm sản thuộc loại quý hiếm được quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992); được đầu tư trồng cây nông - lâm kết hợp xen ghép với cây rừng để tăng thu nhập cải thiện đời sống.
2. Lâm trường quốc doanh được tổ chức các tổ, đội lao động chuyên nghiệp của mình để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất của lâm trường ở những vùng rừng khó khăn nếu khoán cho hộ gia đình hoặc các tổ chức, cá nhân khác thực hiện thì không có hiệu quả.
3. Lâm trường quốc doanh được dùng đất lâm nghiệp chưa có rừng và sử dụng các lợi thế của lâm trường (về vốn, kỹ thuật, thị trường, v.v...) để liên doanh liên kết với các hộ cán bộ công nhân viên lâm trường, hộ gia đình nông dân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để gây trồng rừng, kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ rừng, đồng thời làm dịch vụ cho các thành phần kinh tế trên địa bàn gây trồng, bảo vệ phát triển rừng.
4. Lâm trường quốc doanh phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bố trí cán bộ kiểm lâm chuyên theo dõi lâm trường, giúp giám đốc lâm trường chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của lâm trường, tuần tra bảo vệ rừng, xử lý các trường hợp xâm phạm đến tài nguyên rừng, trong đó có việc buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại và thu hồi tài sản cho chủ rừng theo đúng pháp luật.
5. Mỗi lâm trường chỉ cần có giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và một số chuyên viên kỹ thuật, nghiệp vụ giúp việc. ở cấp đội sản xuất, chỉ cần có đội trưởng và một cán bộ kỹ thuật đội.
Điều 8. Tổ chức thực hiện:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Địa chính và các ngành liên quan chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty có lâm trường quốc doanh xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và quản lý lâm trường quốc doanh theo Quyết định này và hoàn thành việc thực hiện đề án trong năm 2000.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 187/1999/QD-TTg
Hanoi , September 16, 1999
 
DECISION
ON RENEWAL OF THE ORGANIZATION AND MANAGERIAL MECHANISM AT THE STATE FORESTRY FARMS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 30, 1995;
Pursuant to the Law on Protection and Development of Forests of August 19, 1991;
Pursuant to the Land Law of July 14, 1993 and the Law of December 2, 1998 on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Land Law;
Pursuant to the provisions on the reorganization and renewal of the managerial mechanism at the State agricultural enterprises issued together with Decree No. 12/CP of March 2, 1993 of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development and the opinions of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Government Commission for Organization and Personnel, the Vietnam State Bank and the General Director of Land Administration,
DECIDES:
Article 1.- Objective:
To renew the organization and managerial mechanism at the State forestry farms aimed at raising the efficiency of production and business of the forestry farms, performing well their pivotal role in forestry production, the service center of material and technique supply, processing and marketing of products for the organizations, households and individuals engaged in forestry and agricultural production, contributing to the protection and development of forestry and socio-economic development in the locality.
Article 2.- Principles of renewal of the organization and managerial mechanism at the State forestry farms:
1. To continue maintaining and strengthening the State forestry farms in the large-scale and concentrated forest land areas which need direct State management and investment and which can hardly be left to the care of other economic sectors; and the State forestry farms in deep-lying and remote areas in order to serve as the nucleus for socio-economic development and to ensure national defense and security in the localities.
2. To ensure that the State forestry farms can develop their right to autonomy in production and business; that the forestry workers become the real and actual masters of each forest they have contracted to tend, and abolish the State subsidy mechanism in the business activities of the forestry farms.
3. To ensure a harmonious handling of the relations between the interests of the laborers, the State and the forestry farm, between the forestry farm and the locality.
Article 3.- Rearrangement of the existing State forestry farms:
1. The following State forestry farms shall be maintained and strengthened in order to operate according to the business mechanism:
a/ State forestry farms managing natural forests which are production and protection forests of little strategic importance.
b/ State forestry farms planted with industrial material forests
The main task of the State forestry farms are to plant, protect and foster forests, exploit and process forest products, supply raw materials to industrial processing establishments and other consumption needs of the national economy.
Apart from their main tasks, the State forestry farms can conduct integrated business in agriculture, forestry, fishery, industry and service in order to effectively use their potentials in labor, land and forest fund allocated to them.
In the areas of very strategic and strategic protection forests interspersed with production and protection forests of little strategic importance of the forestry farm covering less than 5,000 hectares and as such not eligible for setting up a managing board of protection forests, these protection forests shall continue to be managed by the State forestry farm according to the statute of protection forests.
The protection and planting of protection forests in very strategic and strategic areas is considered a public utility activity performed by the forestry farm according to the task assigned by the State.
2. Transformation of State forestry farms into Managing Boards of protection forests
To transform the State forestry farms covering 5,000 and more hectares or with more than 70% of the forest land under management belonging to the plan for protection of strategic and very strategic areas (set up by decision of the Prime Minister or the Presidents of the People’s Committees of the provinces or cities) into Managing Board of protection forests operating according to the mechanism of non-business revenue-earning economic units. The area of production forests and forest land interspersed with protection forests shall also be assigned to the Managing Board for planting, protection, exploitation and use in order to create a source of revenue for the budget.
3. Conversion of State forestry farms into other forms of business organization:
State forestry farms, which are meeting difficulties in production and business and which are managing a forest area and land planned for planting production forests of less than 1,000 hectares interspersed with agricultural land and located near a population center, shall be converted into an appropriate form of business organization in order to provide service for the need of agricultural, forestry and industrial production.
Before the conversion, a plan must be drawn up and submitted to the competent authority for approval in order to determine the need of land to be used for the activities of the new organization. The remaining forests and land shall be handed over to the local administration for assignment or lease to organizations, households and individuals for use according to provisions of law.
Article 4.- Management and use of forests and forest land:
1. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities together with the managing agencies of the forestry farms (if any) shall revise the land and forest areas of the forestry farms not yet issued with certificates of land use right and clearly define the boundaries on the map and on the terrain the part of land assigned to the forestry farm for management.
By the end of the year 2000, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities must have completed the allocation of land and the issue of certificates of land use right associated with the assignment of forests to the State forestry farms under the guidance of the General Land Administration and the Ministry of Agriculture and Rural Development. The forestry farm shall hand over the remaining land and forests to the local administration which shall reallocate or lease them to organizations or families of public employees and workers of the forestry farm and family households of peasants in the locality for use according to provisions of law.
2. To assign the right to stable and long-term management and use of forests to the State forestry farms on the basis of the planning for three kinds of forest (special purpose, protection and production) and the classification of forests according to their state, determination of their sizes and quality as basis for inspecting the forestry farms in the protection, development and use of forests according to current regulations.
Within the first quarter of the year 2000, the Ministry of Agriculture and Rural Development must issue the regulation on the order and procedures of allocating and assigning forests, the method of forest classification and determination of the quality of the forests prior to the allocation or assignment as basis for guiding the implementation by the different levels and branches.
3. For production and protection forests of little strategic importance which are natural forests, the forestry farms must take technical forestry measures to foster and enrich them, are allowed to exploit and use them according to the plan of forest restructuring and exploitation design already approved by the provincial People’s Committee.
Each year, after the exploitation plan is approved, the forestry farm shall together with the contractor (organization, family household, individual) agree on the plan of exploitation and supervision of the exploitation. The forestry farm is authorized to organize its own exploitation force or contract the forest to another unit for exploitation according to the method of expenditure bidding.
4. For production forests which are planted forests, the forestry farm is authorized to decide the time and method of exploitation and must have a plan for reforestation after exploitation. Forest products taken from the planted forests shall be freely circulated on the market.
5. For very strategic and strategic protection forests which are natural forests managed by the forestry farm, the latter can exploit the dead trees, broken trees and diseased trees or trees without top, decrepit trees or trees growing too densely, at a maximum rate of 20% according to the design for exploitation already approved by the provincial People’s Committee.
For natural bamboo forests, if their cover age rate reaches 80% they can be exploited at a maximum rate of 20% according to the exploitation design already approved by the provincial People’s Committee.
6. For strategic and very strategic protection forests which are planted with State budget funds, the forestry farm is allowed to exploit the supporting trees and fully harvest the forest by-products.
When the main forest tree has reached the norms for exploitation, the forestry farm is authorized to exploit the forest on a rotary basis at an intensity not exceeding 10% of the areas which have been planted into forests by the method of select cutting, cutting by bands or by patches over an area of less than 1 hectare in the strategic areas, and under 0.5 hectare in very strategic areas.
The forestry farm must take measures to reforest within 12 months after exploitation.
Article 5.- Labor policy:
1. The households of public employees and workers at the forestry farms (including those in active service and those who have stopped working for health reason or have retired), who are lawfully living in the locality and have not received residential land, the forestry farm shall propose to the local administration to allocate land and issue certificates of residential land use right to them.
2. The forestry farm shall coordinate with the local People’s Committee at the commune (ward or township) in proposing that the People’s Committee of the district, town or city under the province to allocate land to them and issue certificates of land use right over agriculture and forest land to the members the family households of public employees and workers at the forestry farm eligible for land allocation under the provisions of Decree No. 64/CP of September 27, 1993, Decree No. 85/1999-CP of August 28, 1999 and Decree No. 2/CP of January 15, 1994.
The area of land for allocation shall be equal to the average allocated to the peasant households in the locality.
3. The officials and public employees at the forestry farm, who cannot be assigned new jobs during the process of production rearrangement and reorganization nor can be retrained for switching to another trade or occupation, shall be relieved of their jobs as currently prescribed. Where there are difficulties in budget, job leavers by their own free will can be paid the job severance allowance with the value of production forests belonging to the farm. After exploitation of the forests the receiver of job severance allowance with the value of forest trees shall have to return the land to the forestry farm or shall continue to work on contract with the forestry farm. If he/she asks to stay in the locality of the forestry farm, the local administration has the responsibility to register him/her as permanent resident, allot agriculture or forest land to them where they can enjoy favorable production conditions at the rate of the average size allotted to the peasant households in the locality.
4. While implementing Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if the locality no longer has any land fund for allotment, the forestry farm shall propose to the local administration to use its land for allotment to the families in the above-mentioned categories. But this must be done according to planning and care must be taken not to cause parceling of the land of the forestry farm, and such land must be taken out of the planned land fund of the forestry farm.
5. For public servants and workers who are working at the forestry farm and who are contracting to work on the land and forests of the forestry farm but who do not receive wage according to the grades and ranks as stipulated by the State and derive their revenues from the result of production through the contract on land and forests, they shall pay their social insurance premiums and enjoy the social insurance regime as separately stipulated by the Government on the policy of social insurance for laborers working in State agricultural and forestry farms.
Article 6.- Fiscal policy:
1. The proceeds from the sales of timber and main forest products during the exploitation of the forests shall be dispensed as follows:
- To pay for the setting up of the forestry farm, if any, (including payments for the contracts with the family households, individuals and organizations working on contracts of planting, protecting and fostering forests as stipulated in the contract), to pay for the expenses in the exploitation, transportation and marketing of products;
- To fulfil the financial obligation toward the State;
- To set up the funds of the forestry farms as stipulated by law.
2. The State shall return to the State forestry farm the whole enterprise income tax so that the farm may invest in the reforestation and fulfil other public-utility tasks of the forestry farm under the project already approved by the provincial People’s Committee.
3. The State assigns to the State forestry farm the various funds originating from the budget which have been earlier invested in the production forests in order to supplement the self-procured capital of the forestry farm.
4. The State forestry farm is entitled to the policy of investment support of the State in order to achieve the following projects: to protect, set up boundaries to regenerate and enrich natural forests as in the Project of planting concentrated material forests provided for in Decree No. 43/1999 /ND-CP of June 29, 1999 of the Government on State credits for development investment.
5. The State budget shall invest 100% of the expenditures as in the project approved by the provincial People’s Committee for State forestry farms for the building of the essential infrastructure in service of production and the fulfillment of public-utility tasks. These comprise:
- Planting, protecting and fostering the very strategic and strategic protection forests under the management of the forestry farm.
- Building the essential infrastructure in service of production in the area planned for concentrated material forest (system of trunk roads, timber port and yards...)
- Performing tasks aimed at supporting socio-economic development and ensuring national defense and security in the highlands, deep-lying and remote areas.
Article 7.- Renewing the organization of management within the forestry farms:
1. State forestry farms must conduct assignment of land and forests on a stable and long-term basis according to Decree No. 1/CP of January 4, 1995 of the Government.
When assigning forest land and forests to organizations and family households and individuals, the forestry farm must write down contracts clearly stipulating: rights and interests, responsibility and obligations of the contracting party and the contracted party; ensuring assuredness to the contracted party to invest capital and labor in tending, protecting and developing forests and to enjoy an appropriate proportion of the main products from the forests.
In addition, the contracted party for forest land and forests of the State forestry farm is also eligible for by-products collected from the forest (except the forestry products of the rare and precious categories stipulated in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992), and is allowed to invest in planting agricultural and forestry plants interspersed with forest trees in order to increase its income and improve its own life.
2. State forestry farms are allowed to organize specialized labor groups and teams to directly carry out the production tasks of the farms in the difficult forest areas where assignment to family households or other organizations and individuals would be ineffective.
3. State forestry farms are allowed to use forestry land without forests and make use of the advantages of the forestry farm (on capital, technique, market...) to enter into joint ventures or mutually supportive operations with the households of public employees and workers at the forestry farm, as well as peasant families and organizations and individuals in the country and abroad to plant forests, combine agricultural and forestry production, process and market products from the forests, and to conduct services for the other economic sections in the locality in planting, protecting and developing forests.
4. State forestry farms shall coordinate with the forest control agency in appointing rangers specialized in monitoring the forestry farm, and helping the forestry farm director to direct the specialized forest protection force of the forestry farm, conduct patrol to protect the forests and handle violations of the forest resources including forcing the violator to pay damages and recovering properties for the forest owner as prescribed by law.
5. Each forestry farm needs only a director, a deputy director, a chief accountant and a number of assisting technicians and experts. At the level of production team, there needs only a team leader and a technician of the team.
Article 8.- Organization of implementation:
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the General Land Administration and the related branches in directing the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Corporations that own State forestry farms to draw up the plan of arranging and renewing the organization and management at the State forestry farms according to this Decision and complete the realization of the project within the year 2000.
Article 9.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The earlier stipulations which are contrary to this Decision are now annulled.
Article 10.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize the implementation of this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER



NGUYEN CONG TAN

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 187/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng