Quyết định 1985/2005/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 29/2005/CT-TTg triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1985/2005/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1985/2005/QĐ-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: | 03/11/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1985/2005/QĐ-BTP
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP SỐ
1985/2005/QĐ-BTP
NGÀY 03 THÁNG 11 NĂM 2005 BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHỈ THỊ SỐ 29/2005/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC
HỘI
VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
UÔNG CHU LƯU
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 29/2005/CT-TTg NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 1985/2005/QĐ- BTP
ngày 03/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. VỀ VIỆC RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT
DÂN SỰ HIỆN HÀNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC
HUỶ BỎ
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÔNG CÒN PHÙ HỢP,
BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN MỚI ĐỂ TRIỂN KHAI
THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
1. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1.1. Thực hiện Điểm 1, Mục I Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc rà soát các văn bản luật, pháp lệnh, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan mình gửi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành văn bản mới hoặc đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền.
Danh mục các văn bản pháp luật dân sự có phân loại những văn bản còn hiệu lực, những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới, hoặc các điều khoản cần sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản mới. Danh mục được thực hiện theo mẫu kèm theo tại Phụ lục 1.
Kết quả rà soát của các Bộ, cơ quan ngàng Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được gửi về Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2005 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo thể hiện trên phông chữ Unicode, cỡ chữ 14. Ngoài báo cáo bằng văn bản, đề nghị gửi kèm theo đĩa mềm hoặc gửi qua thư điện tử để tiện trong việc tổng hợp theo địa chỉ sau: thihanhblds@moj.gov.vn; gửi Attach File.
1.2. Thực hiện Điểm 2, Mục I Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức việc rà soát các văn bản có liên quan đến pháp luật dân sự do cơ quan mình đã ban hành. Trên cơ sở kết quả rà soát, các cơ quan tiến hành ngay việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản mới và gửi báo cáo rà soát và xử lý về Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2005 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Danh mục được thực hiện theo mẫu kèm theo tại Phụ lục 2.
Báo cáo thể hiện trên phông chữ Unicode, cỡ chữ 14. Ngoài Báo cáo bằng văn bản, đề nghị gửi kèm theo đĩa mềm hoặc gửi qua thư điện tử để tiện trong việc tổng hợp theo địa chỉ sau: thihanhblds@moj.gov.vn.
2. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1. Thực hiện điểm 3, Mục I Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc rà soát các quy định liên quan đến pháp luật dân sự do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc địa phương mình ban hành.
Trong danh mục cần phân loại những văn bản còn hiệu lực, những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới. Danh mục được trình bày theo mẫu tại Phụ lục 3
2.2. Trên cơ sở kết quả rà soát, cần sửa đổi, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2005 và gửi báo cáo kết quả rà soát và xử lý về Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2005 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo thể hiện trên phông chữ Unicode, cỡ chữ 14. Ngoài Báo cáo bằng văn bản, đề nghị gửi kèm theo đĩa mềm hoặc gửi qua thư điện tử để tiện trong việc tổng hợp theo địa chỉ sau: thihanhblds@moj.gov.vn.
II. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN BẢN
HƯỚNG DẪN
THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
1. Thực hiện điểm 1, Mục III Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các công việc sau đây:
1.1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo Nghị định về quyền xác định lại giới tính trình Chính phủ trước 15 tháng 3 năm 2006.
1.2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo Nghị định hướng dẫn về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trình Chính phủ trước 15 tháng 3 năm 2006.
1.3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2006.
1.4. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2006.
1.5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và một số cơ quan hữu quan tiến hành khảo sát thực tiễn tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2005 việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp điều chỉnh tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trướng chuẩn bị và hoàn thiện các Dự án luật, pháp lệnh do mình chủ trì soạn thảo đã được quy định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2005 và các năm tiếp theo nhằm cụ thể hoá Bộ luật Dân sự, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ; trong đó có: Luật Đăng ký bất động sản (Bộ Tư pháp chủ trì); Luật Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì); Luật chuyển giao công nghệ (Bộ Khoc học và Công nghệ chủ trì); Pháp lệnh về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế chủ trì); Pháp lệnh Đăng ký giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp chủ trì); Luật Công chứng (Bộ Tư pháp chủ trì) v.v…..
III.
PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN, GIAO DỤC
VỀ BỘ LUẬT DÂN SỰ
Để thực hiện Mục III Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần tiến hành một số công việc sau đây:
1. Bộ Tư pháp phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Bộ Văn hoá - Thông tin, cơ quan, tổ chức thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Dân sự bằng những hình thức, biện pháp phù hợp với từng loại đối tượng và địa bàn cụ thể; đặc biệt coi trọng hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn Bộ luật Dân sự cho các cán bộ ngành tư pháp thuộc Sở Tư pháp, đại diện Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, pháp chế Bộ, ngành, pháp chế doanh nghiệp Nhà nước, Hội luật gia Việt Nam, các Đoàn Luật sư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức biên soạn các tài liệu, tổ chức tập huấn về Bộ luật Dân sự cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, hội thẩm nhân dân, công chứng viên, cán bộ pháp chế Bộ, ngành và các chức danh tư pháp khác.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Tư pháp chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng có kế hoạch ưu tiên cho việc phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Dân sự từ nay đến hết năm 2006.
5. Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí khác ở Trung ương và địa phương thường xuyên tổ chức các chương trình, chuyên mục giới thiệu, giải thích nội dung và những điểm mới của Bộ luật Dân sự.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và các tài liệu về giáo dục công dân liên quan đến Bộ luật Dân sự trong các trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trung học cơ sở để có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với Bộ luật Dân sự; tổ chức tập huấn cho giảng viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân về Bộ luật Dân sự; tổ chức nói chuyện chuyên đề cho sinh viên.
7. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức hữu quan khác triển khai nghiên cứu một số đề tài khoa học, bình luận khoa học để tổ chức thi hành Bộ luật Dân sự.
8. Bộ Tư pháp phối hợp với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật Dân sự trong cán bộ và nhân dân bằng các hình thức thiết thực, có hiệu quả.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
* Lập Kế hoạch của ngành để thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
* Giao nhiệm vụ chủ trì cho tổ chức pháp chế theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.
2. Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
* Lập Kế hoạch của địa phương nhằm thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
* Giao nhiệm vụ cho Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện.
3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp trong tháng 11 năm 2005 hướng dẫn, lập kế hoạch để cân đối ngân sách, bảo đảm nguồn kinh phí cần thiết cho việc triển khai thi hành Bộ luật Dân sự.
Bộ trưởng
Uông Chu Lưu
Phụ lục 1
Cơ quan thực hiện
RÀ SOÁT CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ
CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ LUẬT DÂN SỰ
(TỪ CÁC VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRỞ LÊN)
STT |
Hình thức văn bản |
Tên văn bản |
Ngày, tháng, năm ban hành |
Kiến nghị |
||||
|
|
|
|
Sửa đổi (nội dung) |
Hủy (nội dung) |
Ban hành mới (nội dung) |
Cơ quan chủ trì (sửa, hủy hoặc ban hành mới) |
Cơ quan phối hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Thứ tự sắp xếp văn bản
a. Sắp xếp theo hiệu lực pháp lý của văn bản từ cao xuống thấp
b. Nếu trong cùng một hàng văn bản có cùng hiệu lực pháp lý thì sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành từ trước đến sau
Phụ lục 2
Cơ quan thực hiện
RÀ SOÁT CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ
CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ LUẬT DÂN SỰ
(DO CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ BAN HÀNH)
STT |
Hình thức văn bản |
Tên văn bản |
Ngày, tháng, năm ban hành |
Kiến nghị |
||||
|
|
|
|
Sửa đổi (nội dung) |
Hủy (nội dung) |
Ban hành mới (nội dung) |
Cơ quan chủ trì (sửa, hủy hoặc ban hành mới) |
Cơ quan phối hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Thứ tự sắp xếp văn bản
a. Sắp xếp theo hiệu lực pháp lý của văn bản từ cao xuống thấp
b. Nếu trong cùng một hàng văn bản có cùng hiệu lực pháp lý thì sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành từ trước đến sau
Phụ lục 3
Cơ quan thực hiện
RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ DO CÁC CƠ QUAN Ở ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH
STT |
Hình thức văn bản |
Tên văn bản |
Ngày, tháng, năm ban hành |
Kiến nghị |
||||
|
|
|
|
Sửa đổi (nội dung) |
Hủy (nội dung) |
Ban hành mới (nội dung) |
Cơ quan chủ trì (sửa, hủy hoặc ban hành mới) |
Cơ quan phối hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Thứ tự sắp xếp văn bản
a. Sắp xếp theo hiệu lực pháp lý của văn bản từ cao xuống thấp
b. Nếu trong cùng một hàng văn bản có cùng hiệu lực pháp lý thì sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành từ trước đến sau
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây