Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư?

Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư? Là những vấn đề mà nhiều người còn chưa hiểu rõ. Bởi, với những người chưa từng chơi chứng khoán hoặc đang trong quá trình tìm hiểu về chứng khoản có lẽ không phải ai cũng biết đến thuật ngữ này.

­­­­­­­­­1. Chứng quyền là gì? Các đặc điểm của chứng quyền

1.1 Thế nào là chứng quyền? Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Theo Wikipedia, chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có quyền mua cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành với mức giá cố định (được gọi là giá định trước hay giá thực hiện) cho đến ngày đáo hạn.

Chứng quyền là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, cho phép người nắm giữ các quyền đặc biệt để mua chứng khoán, chứng quyền thường được gắn với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi.

Tóm lại, khi nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền trong tay, họ được phép mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nào về thị trường, giá trị, hay những biến động của công ty.

Tại Việt Nam, chứng quyền có bảo đảm được các nhà đầu tư tiếp cận nhiều nhất.  Chứng quyền có bảo đảm là một loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng, có hoạt động giao dịch tương tự với chứng khoán cơ sở.

Khi nắm giữ chứng quyền có bảo đảm, người sở hữu được quyền mua hoặc được quyền bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện cơ sở tại thời điểm thực hiện.

1.2 Các đặc điểm của chứng quyền

Bên cạnh việc tìm hiểu chứng quyền là gì cần tìm hiểu thêm về đặc điểm của chứng quyền. Theo đó, chứng quyền mang những đặc điểm dưới đây:

- Được phát hành bởi công ty chủ quản;

- Hoạt động nhằm mục đích huy động vốn cho các mục tiêu, hoạt động của kinh doanh;

- Chính quyền doanh nghiệp chỉ gồm cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Với chứng quyền có đảm bảo:

- Được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán như cổ phiếu;

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các tổ chức tài chính được phát hành chứng quyền.

- Được phát hành với mục đích bổ sung thêm loại hình đầu tư, đồng thời giúp các công ty chứng khoán có thể tăng lợi nhuận từ bán chứng quyền.

Chứng quyền là một loại chứng khoán được hiều nhà đầu tư tiếp cận (Ảnh minh họa)

2. Cách đọc chứng quyền thế nào?

Chứng quyền được thể hiện dưới mã chứng quyền, đây là một mã có cấu trúc gồm 08 ký tự, xác định theo quy định mã niêm yết trên sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được dùng để làm tên gọi của một loại chứng quyền nào đó đang có mặt trên thị trường.

Mã chứng quyền không phải được tạo ra do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các ký tự, mỗi thành phần trong mã đều mang ý nghĩa riêng thể hiện một phần đặc điểm của chứng quyền. Trong đó:

C

Call/Put

C: Nếu là chứng quyền mua

P: Nếu là chứng quyền bán

UUU

Underlying

3 ký tự cho mã chứng khoán làm tài sản cơ sở

YY

Year

Năm phát hành (hoặc đáo hạn) chứng quyền

RR

Round

Đợt phát hành trong năm của chứng quyền cho cùng 01 tài sản cơ sở

Ví dụ:

CVNM1901: Chứng quyền mua cổ phiếu VNM phát hành đợt 01 năm đáo hạn 2019.

>> Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan đến chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bạn đọc vui lòng gọi 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn.

3. Các thông tin cơ bản của một chứng quyền

Việc tìm hiểu chứng quyền là gì là chưa đủ, để hiểu rõ về chứng quyền cần hiểu về các thông tin cơ bản của một chứng quyền. Theo đó, các thông tin cơ bản không thể thiếu đối với một chứng quyền gồm:

Chứng khoán cơ sở

Là các mã cổ phiếu trên thị trường, được lựa chọn làm cơ sở tham ciếu để phát hành chứng quyền có đảm bảo

Giá chứng quyền

Khoản chi phí phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền

Giá thực hiện

Là mức giá do Tổ chức phát hành quy ddihj để lĩnh lãi/lỗ cho nhà đầu tư tại thời điểm chứng quyền đáo hạn

Ngày đáo hạn

Ngày cuối cùng có hiệu lực của chứng quyền

Kiểu thực hiện quyền

Người sở hữu chứng quyền thanh toán lãi/lỗ tại ngày đáo hạn

Cách thức giao dịch

Mua, bán giống chứng khoán cơ sở.

Giá thanh toán

Bình quân giá chứng khoán cơ sở 05 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không tính ngày đáo hạn.

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền

Thanh toán tiền mặt cho phần chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện

Phí giao dịch

Là mức phí mua/bán trên tổng giao dịch chứng khoán.

Tỷ lệ chuyển đổi

Nhằm xác định 1 chứng quyền tương đương với bao nhiêu cổ phiếu chứng khoán cơ sở để từ đó biết được mức lãi/lỗ khi đáo hạn.

Thời hạn chứng quyền

Thời gian có hiệu lực của chứng quyền.

Ngày giao dịch cuối cùng

02 Ngày làm việc trước ngày đáo hạn của chứng quyền, sau ngày này chứng quyền bị hủy niêm yết.

 
Giá chứng quyền là một trong những thông tin cơ bản cần biết về chứng quyền (Ảnh minh họa)
 

4. Phân loại chứng quyền

Chứng quyền hiện nay gồm có 02 loại: Chứng quyền mua và chứng quyền bán. Trong đó:

- Chứng quyền mua: Là loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư có thể mua một số lượng chứng khoán cơ sở hoặc nhận chênh lệch tăng khi giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn so với giá xác định từ trước.

- Chứng quyền bán: Là loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá hiện tại hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá ngày đáo hạn thấp hơn giá xác định trước đó.

5. Tìm hiểu về các trạng thái của chứng quyền

5.1 Trạng thái lãi

Là trạng thái xuất hiện khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn cao hơn so với mức giá thực hiện và phi chứng quyền. Khi đó, sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán tiền lãi cho nhà đầu tư bằng với mức chênh lệc giá chứng khoán cơ sở.

5.2 Trạng thái hòa vốn

Trường hợp giá chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng giá thực hiện và phí chứng quyền. Thời điểm này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được phí mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch. 

5.3 Trạng thái lỗ

- Trạng thái lỗ một phần: Giá thực hiện < Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn < Giá thực hiện + phí chứng quyền.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ nhận được phần còn lại của phí mua chứng quyền ban đầu trừ đi khoản lỗ.

- Trạng thái lỗ toàn bộ: Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn =< Giá thực hiện.

Khi đó, nhà đầu tư sẽ thua lỗ toàn bộ và không nhận được khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch. 

Khi xác định trạng thái chứng quyền, nhà đầu tư cần theo dõi và giao dịch chứng quyền theo đúng bảng giá quy định. Ngoài ra, cần lưu ý trạng thái lãi hoặc lỗ khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trước ngày đáo hạn sẽ được tính như chứng quyền cơ sở.

6. Những nội dung cần biết về chứng quyền trước khi đầu tư

Để đầu tư chứng quyền hiệu quả, ngoài việc tìm hiểu chứng quyền là gì cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề như cách tính giá chứng quyền, thời điểm xác định giá chứng quyền và các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền…

3 nội dung cần biết về chứng quyền trước khi đầu tư (Ảnh minh họa)

6.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

Giá chứng quyền là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Do đó, trước khi đầu tư chứng quyền, cần tìm hiểu xem những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến giá của chứng quyền.

- Thời gian đáo hạn: Là giá trị thời hạn của chứng quyền, thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị chứng quyền càng cao.

- Biến động giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Theo đó, nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn, kéo theo đó giá của chứng quyền cũng cao.

- Lãi suất: Việc lãi suất tăng, giảm cũng tác động đến việc xác định giá của chứng quyền. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn cho chứng quyền bán.

6.2 Cách tính giá chứng quyền

Dưới đây là cách tính giá chứng quyền chính xác:

6.2.1 Công thức tính giá chứng quyền

Giá chứng quyền được tính bằng công thức sau:

Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

Trong đó:

- Giá trị nội tại: Là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở đối với giá thực hiện. Nếu chứng quyền có giá trị nội tại < 0 thì không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trường hợp vị thế chứng quyền bán và ngược lại ở vị thế chứng quyền mua.

- Giá trị thời gian: Là chênh lệch giữa giá chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại. Thông thường giá trị này sẽ giảm theo thời gian và gần bằng 0 khi đến ngày đáo hạn.

6.2.2 Cách tính giá trần – sàn

Giá trần, sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:

- Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cố phiếu cơ sở - Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi

- Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - Giá sàn của cố phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi

Lưu ý:

Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.

6.3 Có nên mua chứng quyền không? Cơ hội và rủi ro thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu rõ chứng quyền là gì, rất nhiều người quan tâm vậy có nên mua chứng quyền không? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư chứng quyền ra sao?

6.3.1 Cơ hội và lợi ích khi đầu tư chứng quyền

Việc đầu tư chứng quyền có những ưu điểm nổi bật như:

- Nhà đầu tư không cần thực hiện ký quỹ, đây cũng là điểm khác biệt khi tham gia đầu tư chứng quyền so với việc đầu tư các sản phẩm chứng khoán phái sinh khác.

- Tính thanh khoản cao: Chứng quyền được phát hành trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, sản phẩm được đảm bảo tính thanh khoản cao bởi chính công ty phát hành.

Do đó nhà đầu tư chứng quyền không cần lo về nguy cơ không bán được do thị trường không có nhu cầu hay khó khăn trong giao dịch chứng quyền.

- Số vốn đầu tư tương đối thấp: Do giá chứng quyền được các công ty phát hành là rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở hiện hành trên thị trường nên để đầu tư chứng quyền, người chơi chỉ cần bỏ ra số vốn thấp.

- Có thể xác định được mức lỗ: Người chơi tham gia đầu tư vào chứng quyền có thể xác định được mức rủi ro thua lỗ tối đa chỉ là khoản phí mua chứng quyền ban đầu.

6.3.2 Rủi ro khi đầu tư chứng quyền

- Sự biến động của chứng khoán cơ sở không thể đoán trước, sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư chứng quyền sinh lời hoặc thua lỗ. Người sở hữu vẫn có nguy cơ thua lỗ khi mua chứng quyền, mức lỗ bằng giá mua ban đầu.

- Do tính đòn bẩy cao nên nếu biến động giá cơ sở đi ngược lại với giá dự đoán ban đầu, tỷ lệ lỗ sẽ tăng theo tỷ lệ đòn bẩy.

- Chứng quyền có ía trị tương đối ngắn, tối đa là 24 tháng. Đây là một hạn chế lớn khi đầu tư sản phẩm chứng quyền nên có thể nói đây không phải là một lựa chọn đầu tư sinh lời bền vững lâu dài cho các nhà đầu tư.

Trên đây là giải đáp về các vấn đề liên quan đến Chứng quyền là gì? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.