7 thông tin quan trọng về sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành tại Công văn 43

Ban Chỉ đạo Ban Chấp hành Trung ương đã ra Công văn 43-CV/BCĐ về kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dưới đây là tổng hợp 7 thông tin quan trọng tại văn bản này.

1.  Trước 01/4/2025, trình Trung ương Đề án sáp nhập tỉnh thành

Theo đó, để thực hiện mục tiêu sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình địa phương 2 cấp, tại Công văn 43-CV/BCĐ, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện các Đề án và báo cáo tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Các nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo trước ngày 01/4/2025 cụ thể:

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Tờ trình và Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

- Báo cáo gửi Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025, tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trước 01/4/2025.

2. Chức danh lãnh đạo sẽ được bầu cử lại sau sáp nhập tỉnh

7 thông tin quan trọng về sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành tại Công văn 43
Chức danh lãnh đạo tại các tỉnh, thành sẽ được bầu lại sau sáp nhập (Ảnh minh họa)

Công văn 43-CV/BCĐ cũng đã nêu các nhiệm vụ được giao trong  đối với Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung thực hiện. Trong đó có nhiệm vụ phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương:

Trước khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương để tham mưu Bộ Chính trị chỉ định các chức danh lãnh đạo cấp tỉnh, như bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Như vậy, Công văn 43-CV/BCĐ đã đưa ra yêu cầu quan trọng về việc bầu lại các chức danh lãnh đạo tại các tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Cấp ủy cấp tỉnh sẽ giới thiệu nhân sự cho hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026, bao gồm các chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân theo quy định. Các quyết định này sẽ được hoàn thành trước ngày 30/8/2025

3. Hoàn thành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trước 30/6/2025

Tại nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 giao Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, tại Công văn 43-CV/BCĐ chỉ đạo các nội dung sau:

- Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025)….

4. Trước 30/6/2025, Quốc hội quyết sáp nhập tỉnh thành

Cũng tại Công văn 43-CV/BCĐ 2025 kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có đề cập đến những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trong đó Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo các nội dung, nhiệm vụ như sau:

- Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).

Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...

5. Hoàn thành sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trước 15/7/2025

Về nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đối Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tại Công văn 43-CV/BCĐ như sau:

(1) Tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương (hoàn thành trước ngày 25/4/2025).

(2) Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (hoàn thành trước ngày 15/7/2025).

6. 4 nhiệm vụ các tỉnh, thành thực hiện trước sáp nhập tỉnh

thong-tin-quan-trong-ve-sap-xep-bo-may-sap-nhap-tinh-thanh-tai-cong-van-43
Các tỉnh, thành cần thực hiện một số nhiệm vụ trước và sau khi sáp nhập (Ảnh minh họa)

Theo Công văn 43-CV/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trước khi sắp xếp bộ máy hành chính. Cụ thể:

(1) Phối hợp tham mưu nhân sự cấp ủy cấp tỉnh

Các tỉnh ủy, thành ủy cần phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương để tham mưu Bộ Chính trị chỉ định các nhân sự chủ chốt sau khi sắp xếp bộ máy. Các chức vụ bao gồm: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Việc này cần hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

(2) Chuẩn bị dự thảo các văn kiện và tổ chức đại hội đảng bộ

Các tỉnh ủy, thành ủy đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sáp nhập cần chuẩn bị dự thảo các văn kiện của cấp ủy tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập. Bên cạnh đó, phải chuẩn bị các công việc tổ chức Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025 - 2030. Công việc này phải hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

(3) Bảo đảm hoạt động của cơ quan, đơn vị cấp xã

Công tác bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị tại cấp xã cần được chú trọng. Các nhiệm vụ bao gồm việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, trang thiết bị; và chuẩn bị nhân sự cấp ủy, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc. Tất cả các công việc này cần hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

(4) Chỉ đạo tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ xã, phường, đặc khu

Công việc cuối cùng là chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu đảng bộ xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2025 - 2030. Công tác này cần được hoàn thành trước ngày 31/8/2025.

7. 9 nhiệm vụ các tỉnh, thành thực hiện sau khi sáp nhập tỉnh

09 nhiệm vụ cụ thể các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương cần thực hiện sau khi sắp xếp bộ máy được nêu tại Công văn 43-CV/BCĐ nhằm hoàn thành quá trình tổ chức lại và tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác gồm:

(1) Thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu cấp ủy

(2) Thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành

(3) Thành lập cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(4) Bố trí cán bộ, công chức và cơ sở vật chất

(5) Kiện toàn tổ chức đảng bộ các cơ quan

(6) Chỉ định đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025 - 2030

(7) Hoàn thiện văn kiện và tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố

(8) Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tham mưu Bộ Chính trị chỉ định đại biểu của đảng bộ (sau khi hợp nhất) đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(9) Chỉ định nhân sự cho các cơ quan xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trên đây là 7 thông tin quan trọng về sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành tại Công văn 43.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?

Nghị định 178/2024 quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy. Vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?