Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH

thuộc tính Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:95/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/08/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Lao động xuất khẩu bỏ trốn bị phạt đến 100 triệu

Đây là một trong nội dung quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo Nghị định này, người lao động đi làm việc ở ngước ngoài có thể bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng nếu có hành vi không báo cáo danh sách lao động xuất cảnh với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hoặc không phối hợp với các cơ quan này trong việc quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Đối với việc giao kết hợp đồng lao động nói chung, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng nếu có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng nếu yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần, thử việc quá thời gian quy định hoặc trả lương thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó…
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định các mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về việc cho thuê lại lao động; về lao động nữ…, cụ thể: phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút/ngày hoặc sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 10/10/2013.

Từ ngày 15/4/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực bởi Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định95/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------
----

Số: 95/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
--------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG

VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng lao động.
2. Người lao động.
3. Các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4, Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 9, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 17 và các điều từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương VI của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
Điều 4. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm;
b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại cho người lao động khoản phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động cao hơn mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.
Bổ sung
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;
b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động hoặc không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Phạt tiền bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép;
c) Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định;
d) Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình;
b) Không báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định pháp luật;
b) Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành đối thoại tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng một lần;
b) Không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng theo quy định pháp luật;
b) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động trong những ngày đã sa thải trong trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải người lao động đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định;
d) Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới;
đ) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
e) Không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
g) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
h) Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
i) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định;
k) Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;
l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc người sử dụng lao động lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng về đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này;
đ) Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000  đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;
c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;
e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;
g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.
6. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện không đúng nội dung, chương trình; không đảm bảo các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất khi tổ chức huấn luyện; không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sai đối tượng huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
d) Từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong tổ chức huấn luyện; gian lận trong hoạt động huấn luyện;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động huấn luyện khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện.
7. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; gian lận trong hoạt động kiểm định;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Thực hiện kiểm định khi chưa có chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực hoặc ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 của Điều này;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo mức quy định đối với hành vi vi phạm về bồi dưỡng bằng hiện vật quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
d) Buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 5 Điều này;
đ) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này;
e) Buộc thu hồi kết quả kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 7 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;
b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật lao động;
c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;
d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật lao động.
Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;
b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;
c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;
b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.
Điều 20. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hằng tháng nhưng không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi sử dụng từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi sử dụng từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Bổ sung
Điều 23. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
c) Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về công đoàn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
b) Không cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
d) Không trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;
đ) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức để hoạt động công tác công đoàn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
b) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
c) Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;
d) Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động.
Điều 25. Vi phạm những quy định khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
c) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
nhayMức lãi suất của số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CPnhay
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội giả mạo.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
nhayĐiểm a Khoản 2 Điều 28 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CPnhay
b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;
nhayĐiểm b Khoản 2 Điều 28 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 hành vi này được quy định như sau: “Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CPnhay
c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 29. Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh;
c) Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ từ đại học trở lên;
d) Không báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không đủ 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:
a) Giao nhiệm vụ cho quá 03 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định của pháp luật;
c) Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Ký kết các hợp đồng liên quan đến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, dạy ngoại ngữ, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; thu tiền của người lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian bị tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc sau khi đã nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
c) Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nưóc ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
a) Từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền đối với hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá đến dưới 30%;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá từ 30% đến dưới 50%;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi tỷ lệ vượt quá 50%.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định;
b) Không cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài;
c) Không trực tiếp tuyển chọn lao động.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
b) Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định;
c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;
d) Nội dung hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
đ) Nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
c) Không đăng ký mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cấp cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
d) Không cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoặc không liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 07 tháng đến 12 tháng trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại Điểm a Khoản này nhưng vẫn không khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động hoặc hoàn trả khoản tiền đào tạo đã thu của người lao động (nếu có).
Điều 33. Vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền tuyển chọn của người lao động;
b) Không thu tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định;
c) Không cấp giấy chứng nhận tham gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cho người lao động theo quy định;
d) Không hướng dẫn và làm thủ tục cho người lao động được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hoặc không chuyển tiền hỗ trợ cho người lao động theo quy định;
đ) Nộp không đầy đủ số tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định;
e) Đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu, quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định;
b) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định;
c) Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động;
d) Không nộp tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định;
đ) Doanh nghiệp dịch vụ không đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hoàn trả các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp dịch vụ do không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định;
c) Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
a) Từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này;
c) Từ 07 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả đủ tiền cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo danh sách lao động xuất cảnh với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động;
b) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định;
c) Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
nhayHành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 88/2015/NĐ-CPnhay
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.
Chương 5.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
MỤC 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV của Nghị định này;
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV của Nghị định này.
Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Chương IV của Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
3. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 36, Điều 37 và Điều 38 và Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có quyền xử phạt theo đúng quy định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
MỤC 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 40. Lập biên bản xử lý vi phạm
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao phải kịp thời lập biên bản và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 41. Thủ tục phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam
1. Người lao động bị phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tiền phạt được thu bằng đô la Mỹ hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc hoặc bằng tiền đồng Việt Nam.
Trường hợp thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đô la Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Trường hợp thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt hoặc theo tỷ giá ngân hàng nơi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời gian 06 tháng.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
2. Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 43. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35 Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để giải quyết.
Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 THE GOVERNMENT

Decree No.95/2013/ND-CPdated August 22, 2013 of the Government on penalties of administrative violations in labor, social insurance and overseas manpower supply by contract

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant tothe Law on Handling administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant tothe Labor Code dated June 18, 2012;

Pursuant tothe Law on Social insurance dated June 29, 2006;

Pursuant to theLaw on Vietnamese guest workers dated November 29, 2006;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government issues a Decree onpenalties for administrative violationsinlabor, social insurance, andoverseas manpower supply by contract,

Chapter 1.

GENEREAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree handles with the violations, penalties, fines, remedial measures, the powers to impose penalties, the procedure for imposing penaltiesagainst regulations on labor, social insurance, andoverseas manpower supply.

Article 2. Subjects of application

1. Employers.

2. Workers.

3. Organizations and individuals committing violations specified in this Decree.

Article 3. Fines foradministrative violations against regulations on labor, social insurance, andoverseas manpower supply

1. The fines for the violations mentioned in Chapter II, Chapter III, and Chapter IV of this Decree are applicable to individuals, except for the cases in Clause 1 and Clause 2 of Article 4, Clause 2, Clause 4 and Clause 6 of Article 9, Clause 6 and Clause 7 of Article 17, and from Articles 29 to 34 of this Decree.  The fines applicable to organizations are twice as much as those applicable to individuals.

2. The powers to impose penalties for administrative violations specified in Chapter VI of this Decree are applicable to individuals. The powers to impose fines incurred by organizationsare twice at much those applicable to individuals.

Chapter 2.

VIOLATIONS, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES APPLICABLE TO VIOLATIONS AGAINSTLABORREGULATIONS

Article 4. Violations against regulations on employment services

1. The employment agency shall carry a fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for each worker that is charged beyond the following limits:

a) A fine from  5,000,000 VND to 10,000,000 VND for misinformation or misunderstanding to the work position;

b) A fine from  45,000,000 VND to 60,000,000 VND for running the employment agency without being licensed by a competent authority, or using an expired license.

2. Remedial measures:

a) Compelling the return of employment service charge exceeding the limits, applicable to the violations in Clause 1 of this Article;

b) Compelling the remittance of the exceeding charges collected from workers to government budget, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

Article 5. Violations against the regulations on labor contract conclusion

1. Upon committing one of the following acts: Failing to conclude written labor contracts for permanent jobs that last for more than 3 months; failing to conclude the appropriate types of contracts with workers according to Article 22 of the Labor Code, the employer shall be liable to:

a) A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns301 workers or more.

2. The employer shall be liable to a fine from20,000,000VND to25,000,000VND upon committing one of the following acts:

a) Keeping workers’ original copies of ID papers, qualifications and certificates;

b) Forcing workers to deposit money or other assets as collateral for the execution of labor contracts.

3.Remedial measures:

a) Compelling the return of the ID papers, qualifications and certificates to the workers, applicable to the violations in Point a Clause 2 of this Article;

b) Compelling the return of the money or assets to the workers attached with an interest raised at the maximum rate of interest on demand deposits announced by the State bank of Vietnam when the violation is imposed, applicable to the violations in Point b Clause 2 of this Article.

Article 6. Violations against regulations onprobation period

1.Theemployershall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VNDif seasonal workers are requested to undergo probation.

2.The employer shallbe liable toa fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VNDupon committingone of the followingviolations:

a) Requesting workers to undergo more than 01 probation;

b) The probation extends beyond the permissible time;

c) Paying the workers under probation lower than 85% of the official salary.

3. Remedial measure: Compelling the payment of 100% salary to the workers during the probation, applicable to the violations in Clause1 Point b and Point c Clause 2 of this Article.

Article 7. Violations against theregulationson labor contractexecution

1.The employer shallbe liable toa fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND if theyfail to notify the worker in writing at least 15 days prior to the expired date of the fixed-term labor contract.

2.The employer shallbe liable toa fine from 3,000,000 VND to 7,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Assigning the worker to work at another location in comparison with that agreed in the labor contract, except for the cases in Article 31 of the Labor Code;

b) Refusing to re-employ the worker after the end of the labor contract suspension, unless otherwise agreed by the employer and the worker.

3.Remedial measure:Compelling theemployer to paythe workerfor the days the worker is not re-employed after the labor contract suspension, applicable to the violations inPoint b Clause 2 of this Article.

Article 8. Violations against the regulationsamending, supplementing and terminating labor contracts

1. Uponcommitting one of the following acts:Failing toprovide or sufficiently provide the severance pay, redundancy pay to the worker within the deadline prescribed in Clause 2 Article 47 of the Labor Code; failing to complete the procedure for certifying and returning other papers to the worker after the labor contract is terminated, according to Clause 3 Article 47 of the Labor Code, the employer shall be liable to:

a) A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

2.Remedial measures:

a) Compelling the employer to provide the severance pay, redundancy pay to the worker attached with an interest raised at the maximum rate of interest on demand deposits announced by the State bank of Vietnam when the violation is imposed, if the worker is not provided or sufficiently provided with severance pay, redundancy pay according to Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to complete the procedure for certifying and returning other papers to the worker, if the procedure for certifying and returning other papers to the worker is not completed after the labor contract is terminated according to Clause 1 of this Article.

 

Article 9. Violations against the regulations onoutsourcing

1. One of the following acts committed by the outsourcing service user shall carry a warning fine from500,000VND to1,000,000VND:

a) Failing to inform the outsourced workers of the labor regulations of the company;

b) Provide discriminatory working conditions for outsourced workers as compared with those provided to the native workers of the company.

2.One of the following acts committed by theoutsourcing service providershall carry a fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND:

a) Failing to prepare documents specifying the number of outsourced workers, the outsourcing service user, or failing to send reports to the labor management authority of the province;

b) Failing to inform or incorrectly informing the worker of the outsourcing contract.

3. Upon committing one of the following acts: Assigning an outsourced worker to another employer, charging outsourced workers; requiring outsourced workers to do the jobs not in the list of outsourced jobs; employing outsourced workers beyond the outsourcing duration, the outsourcing service user shall be liable to:

a) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

4. Upon committing one of the following acts: Paying the outsourced workers at a lower rate than the wage of a worker at the same skills, doing the same or equivalent job of the outsourcing service user; providing outsourcing services without the worker’s consent, the outsourcing service provider shall be liable to:

a) A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 40,000,000 VND to 60,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 60,000,000 VND to 80,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

5. The provision of outsourcing services without the license to provide outsourcing servicesshall carry a fine from 50,000,000 VND to 75,000,000 VND.

6. The outsourcing service providershallbe liable toa fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VNDupon committing one of the following acts:

a) Lending the license for outsourcing to another company to provide outsourcing services;

b) Providing outsourcing services for the fields or jobs prohibited by law;

c) Providing outsourcing services beyond the permitted duration;

d) Providing outsourcing services to an enterprise in the same parent company or the same corporation of which the service provider is an affiliate.

7. Additional penalties:

a) Confiscating the outsourcing  license for 01 - 03 months, applicable to the violations in Clause 4 of this Article;

b) Confiscating the outsourcing  license for 06 - 12 months, applicable to the violations in Clause 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Compelling the outsourcing service provider to pay the salary premium for the worker, applicable to the violations in Clause 4 of this Article;

b) Compelling the return of the illegal profit earned from the outsourcing services, applicable to the violations in Clause 5 of this Article.

Article 10. Violations against regulations on provision of vocational training and refresher courses

1.The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VNDuponcommitting one of the following acts:

a) Failing to make and implement annual plans for providing vocation training and refresher courses for their workers;

b) Failing to report the result of vocational training and refresher courses to the provincial labor management authority in the annual labor report.

2. Upon committing one of the following acts: Failing to provide vocational training workers before reassigning them; failing to sign training contracts with apprentices; failing to pay salary for their training period during which they directly produce or participate in the production of qualified products; failing to sign labor contracts with apprentices when apprenticeship ends, the employer shall be liable to:

a) A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation concerns 301 workers or more.

3.The employer shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 25,000,000 VNDuponcommitting one of the following acts:

a) Taking advantage of vocational training to seek profit, exploit workers, or seducing and forcing apprentices to commit illegal acts;

b) Recruiting people aged under 14 years as apprentices.

4.Remedial measures:

a) Compelling the employer to pay apprentices for their training period during which they directly produce or participate in the production of qualified products, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to return the profit earned from illegally taking advantage of vocational training to seek profit, exploit workers, or seducing, forcing apprentices to commit illegal acts, applicable to the violations in Point a Clause 3 of this Article.

Article 11. Violations against regulations onworkplace communication

1.The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VNDuponcommitting one of the following acts:

a) Failing to comply with the principles of democracy at the workplace defined by law;

b) Failing to provide places and other conditions necessary for workplace communication.

2.The employer shall be liable to a fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to carry out workplace communication every 03 months;

b) Failing to carry out communication at the request of workers’ representative.

Article 12. Violations against the regulations oncollective bargaining and labor agreement

1.The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to send the collective bargaining agreement to the provincial labor management authority;

b) Failing to pay the cost of negotiation, conclusion, amendment, and sending, and announcement of the collective bargaining agreement;

c) Failing to inform workers of the contents of the collective bargaining agreement.

2.The employer shall be liable to a fine from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to provide information about the production and business at the request of the worker collective to open collective bargaining;

b) Failing to open collective bargaining to conclude or amend the collective bargaining agreement on request.

3.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VNDwhen applying a collective bargaining agreement that is declared null and void.

Article 13. Violations against regulations onsalary

1. The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND when failing to report the pay scale, payroll, and work limits to the labor management authority  of the district.

2.The employer shall be liable to a fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to establish the pay scale, payroll, work limits, and reward scheme in accordance with law;

b) Failing to consult the workers’ representative when establishing the pay scale, payroll, work limits, and reward scheme;

a) Failing to announce the pay scale, payroll, work limit, and reward scheme at the workplace;

d) Failing to notify the method of wage payment to workers at least 10 days before the payment is made.

3. Upon committing one of the following acts: Failing to pay salary on time according to Article 96 of the Labor Code; paying salary at a lower rate than that in the pay scale or payroll sent to the labor management authority  of the district; paying for overtime work or night shift at a lower rate that than prescribed in Article 97 of the Labor Code; deducting salary of workers in contravention of Article 101 of the Labor Code; failing to provide severance pay for workers according to Article 98 of the Labor Code, the employer shall be liable to:

a) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

4. When paying their workers at a lower rate than the minimum salary decided by the Government, the employer shall be liable to:

a) A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 50,000,000 VND to 75,000,000 VND, if the violation concerns 51 workers or more.

5. Additional penalty: Suspending the operation for 01 - 03 months if the employer commits the violations in Clause 4 of this Article.

6.Remedial measures:

a) Compelling the worker to pay sufficient salary to workers, applicable to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article;

b) Compelling the employer to pay the deferred salary to workers attached with an interest on such amount at the maximum rate of interest on demand deposits announced by the State bank of Vietnam when the payment is made, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

Article 14. Violations against regulations onhours of works and rest

1.The employer shall be liable to a fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND when failingto grant workers sufficient breaks during working hours and between shifts, personal leaves, and unpaid leaves as prescribed.

2. Upon committing violations against regulations on weekly rest, annual leave and holidays, the employer shall be liable to:

a) A fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 3,000,000 VND to 7,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 7,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

3.The employer shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Imposing more working hours than the hours prescribed in Article 104 of the Labor Code;

b) Mobilizing workers to work overtime without their consent, except for the cases in Article 107 of the Labor Code.

4.The employer shall be liable to a fine from 25,000,000 VND to50,000,000 VNDwhen mobilizing workers to work overtime more than the maximum working hours prescribed in Point b Clause 2 Article 106 of the Labor Code, or more than 12 hours in a day during holidays and weekends.

5.Additionalpenalty:Suspending the operation for 01 - 03 months if the employer commits the violations in Clause 4 of this Article.

Article 15. Violations against the regulations onlabor discipline and responsibility

1.The employerthat fails to announce or post the labor regulations at appropriate places at the work placeshall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND.

2.The employer shall be liable to a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to make a written labor regulation when 10 workers or more are employed;

b) Using a labor regulation that is not registered with the provincial labor relations authority;

c) Using an expired labor regulation.

3.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Committing physical or mental assaults against workers when taking disciplinary actions;

b) Imposing fines or salary cut as disciplinary actions;

c) Impose penalties against the violations that are not mentioned in the labor regulation.

4.Remedial measures:

a) Compelling the employer to return the fines collected or pay sufficient salary to workers, applicable to the violations in Point b Clause 3 of this Article;

b) Compelling the employer to re-employ the worker and pay for the days the worker is wrongly dismissed, applicable to the violations in Point c Clause 3 of this Article.

Article 16. Violations against the regulations onoccupational safety and occupational hygiene

1.The employer shall be liable to a fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to consult the workers’ representative when establishing the plans for ensuring occupational safety and occupational hygiene;

b) Failing to check and assess the dangers and harms at the workplace;

c) Failing to appoint persons in charge of occupational safety and occupational hygiene;

d) Failing to make periodic statistics and reports, or making false reports on occupational accidents, occupational illness, and severe accidents as prescribed by law.

2.The employer shall be liable to a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to periodically assess the harms at the workplace;

b) Failing to make plans for ensuring occupational safety and occupational hygiene in the workplace when building, extending, or upgrading the constructions and facilities for producing, using, preserving machinery, equipment, supplies, and substances subject to strict hygiene and safety requirements;

c) Failing to provide safe and hygienic conditions in facilities;

d) Violating the National Technical Regulations on occupational safety, occupational hygiene, or standards of occupational safety and occupational hygiene applicable to the production, use, preservation, and transport of machinery, equipment, supplies, energy, electricity, chemicals, pesticides, change in technology, and import of new technologies;

dd) Failing to periodically inspect, maintain machinery, equipment, facilities, and warehouses as prescribed;

e) Failing to provide instructions on occupational safety and occupational hygiene, or the instructions are not put up at noticeable at the workplace;

g) Failing to provide adequate technical and medical instruments to respond to occupational accidents;

h) Failing to appoint competent persons to take charge of occupational safety and occupational hygiene in fields facing high risks of occupational accidents and occupational illness;

i) Failing to classifying works as arduous, harmful, dangerous, and extremely arduous, harmful, dangerous to provide benefits;

k) Failing to report and investigate severe occupational accidents;

l) Failing to defray the costs incurred by both the employer and worker, and the costs that are not covered by health insurance; failing to defray the whole medical cost from first-aid to recovery that is incurred by the worker that does not have health insurance.

m) Failing to provide benefits and compensation for the workers that suffer from occupational accidents and occupational illness as prescribed.

3.Remedial measures:

b) Compelling the employer to make plans for ensuring occupational safety and hygiene at the workplace when building, extending, or upgrading the constructions and facilities for producing, using, preserving machinery, equipment, supplies, and substances subject to strict hygiene and safety requirements when then the employer commits the violation mentioned in Point b Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to comply with the applicable National Technical Regulations and standards on occupational safety and hygiene, applicable to the violations in Point c and Point d Clause 2 of this Article;

c) Compelling the employer to provide technical and medical instruments, applicable to the violations in Point g Clause 2 of this Article;

d) Compelling the employer to defray the costs incurred by both the employer and worker, and the costs that are not covered by health insurance; pay the whole medical cost from first-aid to recovery, which is incurred by the worker that does not have health insurance, applicable to the violations in Point 1 Clause 2 of this Article;

b) Compellingthe employer to provide benefits and compensation for the worker, together with an interest on theamountat the maximum rate of interest on demand deposits announced by the State bank of Vietnam when the violation is imposed, applicable to the violations in PointmClause 2 of this Article.

Article 17. Violations against the regulations onprevention of occupational accidents and occupational illness

1.Theworkershall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to responsively report the risk or occupational accidents, occupational illness, harm, or danger to responsible persons;

b) Failing to participate in giving first aid and repair damage caused by occupational accidents at the order of the employer;

c) Failing to use the personal safety equipment provided or using the personal safety equipment improperly.

2. When failing to provide training in occupational safety and occupational hygiene for workers, apprentices, and interns during recruitment and assignment, the employer shall be liable to:

a) A fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

3.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to promptly take appropriate measures or suspend the machines or facility posing risk of occupational accidents, occupational illness;

b) Failing to provide treatment or periodic check-ups or make separate health profile for workers that suffer from occupational illness;

c) Failing to obtain the certificate of training in occupational safety and occupational hygiene;

d) Appointing the persons that do not have the certificate in training in occupational safety and occupational hygiene to take charge of occupational safety and occupational hygiene;

dd) Failing to report the occupational accidents, occupational illness, dangers, harms, and measures for ensuring occupational safety and occupational hygiene at the workplace;

e) Failing to provide periodic check-ups for workers as prescribed;

g) Failing provide test for occupational illness for workers as prescribed;

h) Failing to assign the works suitable for the condition of the workers suffering from occupational illness or occupational accidents according to the conclusion of the Medical Examination Council

i) Failing to decontaminate the workers working in places at risk of contamination and infection after work.

4. Upon committing one of the following acts: Failing to provide adequate or providing substandard personal safety equipment for workers working under dangerous and harmful conditions; paying money instead of providing benefits in kind, the employer shall be liable to:

a) A fine from 3,000,000 VND to 6,000,000 VND, if the violation concerns 01 - 10 workers.

b) A fine from 6,000,000 VND to 10,000,000 VND, if the violation concerns 11 - 50 workers.

c) A fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND, if the violation concerns 51 - 100 workers.

d) A fine from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND, if the violation concerns 101 - 300 workers.

dd) A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND, if the violation concerns 301 workers or more.

5. When violating the regulations on using machinery, equipment, and supplies subject to strict safety requirements, the employer shall be liable to:

a) A fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND, if the employer fails to report the inspection of machinery, equipment, and supplies subject to strict safety requirements;

b) A fine from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND, if the employer fails report before putting the inspection of machinery, equipment, and supplies subject to strict safety requirements into use;

c) A fine from 50,000,000 VND to 75,000,000 VND, if the employer keeps using the machinery, equipment, and supplies subject to strict safety requirements that fails the test;

d) A fine as much as 02 or 03 times the total cost of inspection shall be imposed for each unsatisfactory machine or instrument.

6. When the provider of training course in occupational safety and occupational hygiene violates the regulations on training in occupational safety, it shall be liable to a fine as follows:

a) A fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for failing to report the provision of training in occupational safety and occupational hygiene;

b) A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts: Providing training in contravention of programs; failing to provide sufficient trainers and infrastructure when providing training; failing to meet the conditions for providing training services according to the certificate of eligibility to provide training;

c) A fine from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND for one of the following acts: Issuing certificates of training without providing training; issuing certificates to untrained persons; providing training beyond the certificate of eligibility to provide training;

d) A fine from 25,000,000 VND to 50,000,000 VND for forging documents for training, cheating during training;

dd) A fine from50,000,000VND to75,000,000VND for one of the following acts: Providing training without the certificate of eligibility to provide training or the using an expired certificate of eligibility to provide training; using forged documents to apply for the certificate of eligibility to provide training.

7. The provider of occupational safety inspection services that violates regulations on inspection of occupational safety techniques shall be liable to a fine. In particular:

a) A fine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for failing to report the inspection of occupational safety techniques as prescribed;

b) A fine from  5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts: Failing to maintain the conditions for carrying out inspection according to the Certificate of eligibility for inspection; failing to report the inspection to competent authorities for 18 consecutive months;

c) A fine from  40,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts: Carrying out inspection beyond the Certificate of eligibility for inspection; failing to comply with the prescribed inspection procedure;

d) A fine from  50,000,000 VND to 70,000,000 VND for one of the following acts: Falsifying the Certificate of eligibility for inspection; falsifying documents during inspection; cheating during inspection;

dd) A fine from 70,000,000 VND to 100,000,000 VND for one of the following acts: Giving incorrect inspection results; giving results without actually carrying out the inspection;

e) A fine from  100,000,000 VND to 150,000,000 VND for one of the following acts: Carrying out inspections without the Certificate of eligibility for inspection or using an expired Certificate of eligibility for inspection; using forged documents to apply for the Certificate of eligibility for inspection.

8.Theinspectorshall be liable to a fine from 2,000,000 VND to 4,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to follow the inspection procedure announced or promulgated by competent authorities;

b) Carrying out inspections without the Inspector’s certificate or using an expired Inspector’s certificate; carrying out inspections beyond the certificate.

9. Additional penalties:

a) Suspending the provision of training for 01 - 03 months, applicable to the providers of training in occupational safety and occupational hygiene that commit the violations in Point b Clause 6 of this Article;

b) Revoking the Certificate of eligibility to provide training in occupational safety and occupational hygiene for 01 - 06 months, applicable to the providers of training in occupational safety and occupational hygiene that commit the violations in Point c and Point d Clause 6 of this Article;

c) Suspending the operation for 01 - 03 months, applicable to the providers of occupational safety inspection services that commit the violations in Point b Clause 7 of this Article;

d) Revoking the Certificate of eligibility for occupational safety inspection for 01 - 06 months, applicable to the providers of providers of occupational safety inspection services that commit the violations in Point c and Point d Clause 7 of this Article;

dd) Revoking the Inspector’s certificate for 01 - 03 months, applicable to the violations in Point a Clause 8 of this Article.

10. Remedial measures:

a) Compelling the provision of benefits converted into cash, applicable to the violations against regulations on provision of benefits in kind mentioned in Clause 4 of this Article;

b) Compelling the provision of qualified personal safety equipment for the persons doing dangerous and harmful works, applicable to the violations against regulations on provision of personal safety equipment mentioned in Clause 4 of this Article;

c) Compelling the suspension of the machines, instruments, and workplace posing risks of occupational accidents and occupational illness, applicable to the violations in Point a Clause 3 of this Article;

d) Compelling the suspension of the machines, instruments, and supplies subject to strict safety requirements, applicable to the violations in Point c and Point d Clause 5 of this Article;

dd)Revoking the certificate of training in occupational safety and occupational hygiene, applicable totheviolations in PointcClause 6 of this Article;

e) Revoking the inspection results, applicable to the violations in Point c and Point dd Clause 7 of this Article;

Article 18. Violations against regulations on female workers

1. The employer shall be liable to a fine from500,000VND to1,000,000upon committing one of the following acts:

a) Failing to consult female workers when deciding the issues related to their rights and interests;

b) Not allowing female workers to rest 30 minutes daily during their monthly periods.

2.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Requiring female workers that are 07 months pregnant (or 06 months pregnant if working in remote areas, highlands, bordering areas, islands) or female workers having children under 12 months of age to work overtime, work on the night shift, or go on business trips;

b) Failing to reassign or reduce the working hours of the female workers that are 07 months pregnant or more and doing arduous works, according to Clause 2 Article 155 of the Labor Code;

c) Not allowing female workers having children under 12 months of age to rest 60 minutes daily during their periods;

d) Failing to re-employ female workers to do the same jobs after the maternity leave according to Clause 1 and Clause 3 Article 157 of the Labor Code;

dd) Taking disciplinary actions against female workers that are pregnant or on maternity leave according to legislation on social insurance and raising children under 12 months of age;

r) Laying off or unilaterally terminate labor contracts with female workers for reason marriage, pregnancy, maternity leave, raising children aged under 12 months, unless the employer that is a natural person dies, announced incapable of civil acts, missing, or dead by court, or the employer other than a natural person shuts down;

g) Employing females to do the jobs that must not be done by females according to Article 160 of the Labor Code.

Article 19. Violations against regulations onunderage workers

1. The employer that fails to make a logbook when employing underage workers, or fails to present the logbook at the request of competent authorities shall be given a warning.

2.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Employing people aged under 15 years without signing written contracts with legal representatives;

b) Requiring underage workers to longer than the working hours prescribed in Clause 2 Article of the Labor Code;

c) Requiring people aged from 15 years 18 years to work overtime or on night shift, except for the jobs and works permitted by law.

3.The employer shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 25,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Employing underage people to do the prohibited works or to work at prohibited places according to Article 165 of the Labor Code;

b) Employing people under 15 years of age to do other works than those permitted by law according to Clause 1 and Clause 3 Article 164 of the Labor Code.

Article 20. Violations against regulations ondomestic servants

1.The employer shallbe given a warningupon committing one of the following acts:

a) Failing to sign written labor contracts with domestic servants;

b) Failing to pay for the travel fees of domestic servants that are laid off, unless they terminate the labor contract ahead of time.

2.The employer shall be liable to a fine from 5,000,000 VND to 7,000,000 whenimpounding ID papers of domestic servants;

3.Remedial measures:

a) Compelling the worker to pay for the travel fees of the domestic servants, applicable to the violations in Point b Clause 1 of this Article;

b) Compelling the employer to return the ID papers to the domestic servants, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

Article 21. Violations against regulations onelderly workers

1. The employers shall be liable to a fine from500,000VND to1,000,000VND when employing elderly workers that are on monthly pension without paying social insurance and health insurance.

2.The employers shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 VNDwhen requiringelderly workersto do arduous, harmful, and dangerous works that negatively affect their health.

3. Remedial measures: Compelling the payment of social insurance and health insurance, applicable to the violations in Clause 1 of this Article.

Article 22

1.  Foreign workers in Vietnam shall be expelled upon committing one of the following acts:

a) Working without work permits, except for the cases in which the work permit is exempt;

b) Using an expired work permit.

2. When employing foreign workers without work permits (Except for the cases in which the work permit is exempt) or using expired work permits, the employer shall be liable to:

a) A fine from 30,000,000 VND to 45,000,000 VND, if 01 - 10 workers are employed;

b) A fine from 45,000,000 VND to 60,000,000 VND, if 11 - 20 workers are employed;

c) A fine from 60,000,000 VND to 75,000,000 VND, if 21 workers or more are employed;

3.Additional penalty:Suspending thecompany’soperation for 01 - 03 months, applicable to theviolations in Clause 2 of this Article.

Article 23. Violations against regulations onsettling labor dispute

1. The worker shall be given a warning when taking part in the strike after the President of the People’s Committee of the province or central-affiliated city has made a decision on suspending or stopping it.

2.Theworkershall be liable to a fine from 1,000,000 VND to 2,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Infringing the right to strike, inciting, or forcing other workers to go on strike;

b) Obstructing the workers that do not take part in the strike from going to work;

c) Destructing machinery, equipment, assets of the employer, threatening public safety and order, or taking advantage of the right to strike to commit other violations of law.

3.The employer shall be liable to a fine from 3,000,000 VND to 5,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Terminating labor contracts or taking disciplinary actions against the striking workers or the strike leader, reassigning the striking workers or the strike leader to other places as they are preparing for or take part in the strike;

b) Oppressing, retaliating the strike leader or those take part in the strike or;

c) Temporarily closing the workplace according to Article 217 of the Labor Code.

4.Remedial measure:Compelling the employer to pay the workersfor theperiod the workplace is temporarily closed, applicable to the violations in PointcClause 3 of this Article.

Article 24. Violations against regulations on the Union

1.The employer shall be liable to a fine from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND when failingprovide union representatives with favorable working conditions.

2.The employer shall be liable to a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Failing to enable part-time union representatives to the union’s works during working hours;

b) Failing to provide full-time union representatives with the same collective interests and benefits as those provided for other workers in the organization;

c) Imposing discriminatory salary, working hours, other rights and obligations in order to obstruct workers from establishing, joining the union and doing the union’s works;

d) Failing to pay part-time union representatives for the hours they do the union’s works;

dd) Failing to enablesuperiorunion representativesto enter the premises to do the union’s works.

3.The employer shall be liable to a fine from 10,000,000 VND to 15,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Obstructing the establishment of the union, preventing workers from joining to the union or doing the union’s works;

b) Forcing workers to establish, join the unions, or do the union’s works; 

c) Requesting the workers to not join to or to leave the union;

d) Failing to renew labor contracts with part-time union representatives whose labor contracts expire during their term of office.

Article 25. Violations againstother regulations

1.The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Failing to make labor books, salary books, or failing to present them to competent authorities on request;

b) Failing to report the employment within 30 days from the day on which the operation is commenced, and failing to submit periodic reports on the change in employment during the operation to the local labor relations authority;

c) Violations against the regulations on documentation and procedure for employment.

2. Discrimination by gender, race, social class, marriage, religion, discrimination against HIV sufferers and the disabled shall carry a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND.

 

 

 

 

Chapter 3.

VIOLATIONS, PENALTIES, FINE LEVELS, AND REMEDIAL MEASURES APPLICABLE TO VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON SOCIAL INSURANCE

Article 26. Violations against regulations on compulsory social insurance and unemployment insurance

1.Theworkershallbe given a warning or liable toa fine from 500,000 VND to 1,000,000 VNDfor reaching an agreement with the employer to not participate in compulsory social insurance and unemployment insurance.

2.The employer shall be liable to a fine of12% - 15% of the compulsory social insurance and unemployment insurance premium at the time the administrative violation is recorded (not exceeding 75,000,000 VND)upon committing one of the following acts:

a) Failing to pay compulsory social insurance premium and unemployment insurance premium on schedule;

b) Failing to pay sufficient social insurance premium and unemployment insurance premium;

c) Failing to buy compulsory social insurance and unemployment insurance for all the people that must have social insurance and unemployment insurance.

3.The employer shall be liable to a fine of 18% - 20%ofthe compulsory social insurance and unemployment insurance premium at the time the administrative violation is recorded (not exceeding 75,000,000 VND) whenfailing to buy compulsory social insurance and unemployment insurance for all the workers that must have social insurance and unemployment insurance.

4.Remedial measures:

a) Compelling the payment of the omitted or deferred compulsory social insurance premium and unemployment insurance premium, applicable to the violations in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Compelling the payment of the interest on the omitted and deferred  compulsory social insurance and unemployment insurance premium omitted or deferred, applicable to the violations in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article;

Article 27. Violations against regulations onapplication for social insurance benefits

1. The worker shall be liable to a fine from500,000VND to1,000,000VND for making false declarations or falsifying the information related to the entitlement to benefits of compulsory social insurance, voluntary social insurance, and unemployment insurance.

2.The employer shall be liable to a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 whenforging the application for social insurance benefits.

3.Remedial measures: compelling thereturn of the social insurance money that is provided,applicable to the violations in Clause 1and Clause 2of this Article.

Article 28. Violations againstother regulations on social insurance

1.The employer shall be liable to a fine from 300,000 VND to 800,000 upon committing one of the following acts:

a) Failing to provide documents and information about compulsory social insurance and unemployment insurance at the request of competent authorities;

b) Failing to provide information about payment of compulsory social insurance premium and unemployment insurance premium at the request of workers or the union.

2.Theemployershall be liable to a fine from 200,000 VND to 500,000for every worker affected by one of the following acts committed by the employer:

a) Failing to give sick pay, maternity pay, subsidies for recovery from sickness or childbirth within 03 working days from the day on which sufficient and valid documents are submitted by the worker;

b) Failing to pay support for accidents, occupational illness within 15 days from the day on which the decision on payment made by the social insurance agency is received;

c) Losing, damaging, falsifying the social insurance books.

3.The employer shall be liable to a fine from 500,000 VND to 1,000,000 for every worker affected by one of the following acts committed by the employer:

a) Failing to make the application for compulsory social insurance, unemployment insurance within 30 days from the day on which the labor contract is signed;

b) Failing to request the social insurance agency in writing to: Provide a pension 30 days before the worker is qualified for retirement and pension,  provide support for occupational accident or occupational illness within 30 days revenues sufficient and valid documents are submitted by the worker;

c) Failing to have the worker checked for reduction in work ability by Medical Examination Council for provision of social insurance benefits.

4.The employer shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 whenimproperly using the social insurance fund.

5.Remedial measures:

a) Compelling the employer to provide sufficient social insurance benefits for the worker, applicable to the violations in Point a and Point b Clause 2 of this Article;

b) Compelling the employer to submit the profit earned from improper use of the social insurance fund, applicable to the violations in Clause 4 of this Article.

Chapter 4.

VIOLATIONS, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES APPLICABLE TO VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON OVERSEAS MANPOWER SUPPLY

Article 29. Violations against the regulations on conditions for service provision

1. The overseas manpower supplier shall be liable toa fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VNDupon committing one of the following acts:

a) Failing to announce the License for overseas manpower supply;

b) Failing to post the assignments of branches and copies of the License for overseas manpower supply at the branches;

c) Appointing a person without a bachelor’s degree or higher to administer the overseas manpower supply;

d) Failing to report the replacement of the person in charge of overseas manpower supply as prescribed.

2. The manpower suppliershallbe liable toa fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VNDupon committing one of the following acts:

a) Failing to announce the assignments of branches of the manpower supplier as prescribed by law;

b) Appointing a person without a 03 years working experience in overseas manpower supply or international cooperation to administer the overseas manpower supply.

3.The manpower supplier shall be liable to a fine from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to implement the plan for overseas manpower supply within 30 days from the day on which the License for overseas manpower supply is issued.

b) Failing to implement the plan for provision of training in necessary knowledge for Vietnamese workers being sent abroad 90 days from the day on which the License for overseas manpower supply is issued.

4.The manpower supplier shall be liable to a fine from 150,000,000 VND to 180,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Giving assignments to more than 03 branches in various central-affiliated cities and provinces;

b) Giving assignments to branches against the law;

c) The branches act beyond the assignments pertaining to overseas manpower supply;

d) Signing contracts related to overseas manpower supply; recruiting; providing vocational training, language teaching, training in necessary knowledge for workers; charging workers; sending workers abroad during the period of suspension of the manpower supply contract, suspension of the operation, or after being notified that the License for overseas manpower supply is not renewed.

5.Theenterpriseshall be liable to a fine from 180,000,000 VND to 200,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Using the License for overseas manpower supply of another enterprise to send Vietnamese workers abroad;

b) Lending the License for overseas manpower supply to another organization or individual to send Vietnamese workers abroad;

c) Delegate the administration of the overseas manpower supply to a person that administered another enterprise that had its License for overseas manpower supply revoked, or to a person that is given a warning or incurs a heavier penalty for violations of the law on overseas manpower supply.

6. Additional penalty: Suspending the overseas manpower supply for:

a) 01 - 03 months, applicable to the violations in Point a, Point b and Point c Clause 4 of this Article;

b) 04 - 06 months, applicable to the violations in Point d Clause 4 of this Article.

Article 30. Violations against regulations on registering contracts and reporting overseas manpower supply

1. The failure to send periodic and unscheduled reports on overseas manpower supply as prescribed by law shall carry a fine from5,000,000VND to10,000,000VND.

2. One of the fines below shall be imposed when the number of Vietnamese workers being sent abroad exceeds the number registered in the manpower supply contract or intern recruitment contract approved by competent authorities:

a)20,000,000VND to40,000,000VND if the excess number is below 30%;

b) 60,000,000 VND to 100,000,000 VND if the excess number is 30% to below 50%;

c) 150,000,000 VND to 180,000,000 VND if the excess number is over 50%;

3. One of the following acts shall carrya fine from 150,000,000 VND to 180,000,000 VND:

a) Sending workers abroad without registering the manpower supply contract or intern recruitment contract, or the registration is not approved by competent state authorities;

b) The contractors and investors sending Vietnamese workers abroad without reporting or obtaining approval from competent state authority.

4.Additional penalty:Suspending the overseas manpower suppy06 - 12 months, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

Article 31. Violations against regulations on recruitment, contract conclusion and finalization

1.The enterprise shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VNDupon committing one of the following acts:

a) Failing to inform the workers of the recruitment target, criteria, terms and conditions of the contracts;

b) Failing to make a commitment on the duration before departure after the worker is recruited;

c) Failing to directly selecting workers.

2.The enterprise shall be liable to a fine from 50,000,000 VND to 80,000,000 VND upon committing one of the following acts:

a) Failing to sign contracts with workers as prescribed;

b) Failing to define the financial rights and obligations in the contracts signed with workers;

c) Failing to finalize or improperly finalizing the contract to send workers abroad;

d) The contracts to send workers abroad, labor contracts, and internship contracts are not consistent with the manpower supply contract and intern recruitment contract registered;

dd)The contract between the contractor, the organization that makes outward investments and the worker, the labor contract is not consistent with the report on overseas manpower supply.

3.Additional penalty:Suspending theperformance of the manpower supply contract for01 - 03 months, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

Article 32. Violations against regulations onprovision of training in professional skills, foreign languages, and necessary knowledge for workers

1.The employer shall be liable to a fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 upon committing one of the following acts:

a) Failing to provide training in necessary knowledge for the workers before they are sent to works abroad;

b) Failing to adequately test and issue certificates for the workers that took the training course in necessary knowledge.

a) Failing register the form of certificate of training in necessary knowledge issued to Vietnamese guest workers;  

d) Failing to provide documents about necessary knowledge for workers.

2.Thefailure to provide training or cooperate with a vocational training institution to provide training in professional skills and foreign languages for the workers being sent to work abroadshallcarrya fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND.

3. The failure to provide training in necessary knowledge for the workers before they are sent to work abroad shall carry a fine from150,000,000VND to180,000,000VND.

4.Additional penalties:

a) Suspending the manpower supply contract for 03 - 06 months, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

b) The manpower supply contract shall be suspended for 07 - 12 months if the damage caused by the violations are not repaired after the manpower supply contract is suspended as prescribed in Point a of this Clause.

5. Remedial measure: Compelling the provision of training in professional skills, foreign languages, and necessary knowledge for the workers, or compelling the refund of the training fees to the workers (if any).

Article 33. Violations against the laws on collection, payment, management, use of brokerage charges, deposits, services charges, and the money collected from workers; contribution of Overseas Employment Support Fund

1. Each of the following acts shall carry a fine from20,000,000VND to40,000,000VND:

a) Collecting recruitment charges from workers;

b) Failing to collect money from workers to make contributions to Overseas Employment Support Fund;

c) Failing to issue the certificate of payment to Overseas Employment Support Fund;

d) Failing to provide instructions and complete the procedure supporting workers using Overseas Employment Support Fund, or failing to remit supporting money to workers;

dd) Failing to remitallthe money paid by workers to Overseas Employment Support Fund;

e) Failing to make sufficient contribution to Overseas Employment Support Fund.

2.Each of the following actsshall carry a fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Collecting, managing, using, and returning brokerage charges improperly;

b) Collecting charges from workers improperly;

c) Failing to refund or sufficiently refund the amount corresponding to the remaining duration of the contract to send workers abroad to the worker when the worker, who has paid the charge for the entire contract duration, has to go home ahead of schedule through no fault of the worker;

d) Failing to remit the money paid by workers to Overseas Employment Support Fund;

dd)The service provider fails to make contribution to the Overseas Employment Support Fund.

3.Each of the following actsshall carry a fine from 150,000,000 VND to 200,000,000 VND:

a) Failing to refund the charges paid to the service provider by the workers when they are not sent to work abroad;

b) Improperly collecting, managing, using deposits paid by workers;

c) Failing to sufficiently and punctually remit the deposits of services providers as prescribed.

4.Additional penalty:Suspending the manpower supplier from sending Vietnamese workers to work overseas for:

a) 01 - 03 months, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

b) 04 - 06 months, applicable to the violations Point b and Point c in Clause 3 of this Article;

c) 07 - 12 months, applicable to the violations in Point a Clause 3 of this Article.

5.Remedial measures:

a) Compelling the sufficient payment to Overseas Employment Support Fund, applicable to the violations in Point dd and Point r Clause 1, Point d and Point dd Clause 2 of this Article;

b) Compelling refund of money to the workers, applicable to the violations in Point c Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article;

c) Revoking the remittance of the deposits, applicable to the violations in Point b and Point c Clause 3 of this Article.

Article 34. Violations against regulations onoverseas manpower supply and management of overseas workers

1.Each of the following actsshall carry a fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND:

a) Failing to submit the list of departing workers to the diplomatic mission or Vietnam’s consular office at other countries;

b) Failing to cooperate with the diplomatic mission or Vietnam’s consular office at other countries in the management and protection of lawful interests of workers during the period of overseas work.

2.Each of the following actsshall carry a fine from 50,000,000 VND to 80,000,000 VND:

a) Failing to manage and protect the lawful rights and interests of the works being sent abroad;

b) Failing to responsively deal with the cases in which the worker dies, has an occupational accident, occupational illness, or when their life, health is threatened, their honor, dignity, asset is damaged; failing to resolve the disputes related to the workers.

3.Each of the following actsshall carry a fine from 150,000,000 VND to 200,000,000 VND:

a) Taking advantage of overseas manpower supply to charge workers for consultancy, recruitment, or training;

b) Taking advantage of overseas manpower supply to illegally send Vietnamese citizens abroad;

c) Sending workers to do prohibited jobs or when the host country does not allow.

4.Additional penalties:

a) Suspending the overseas manpower supply for 01 - 03 months, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

b) Suspending the overseas manpower supply for 06 - 12 months, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

5.Remedial measure:Compelling the manpower supplier to repatriate the workers at the request of the host country or Vietnamese competent authority, applicable to the violations in Clause2 and Point c Clause 3 of this Article.

Article 35. Violationscommitted by Vietnamese guest workers and relevant entities

1. The failure to register individual contracts with competent authorities shall carry afine from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND.

2.Each of the following actsshall carry a fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Illegally staying in the host country after the labor contract or visa expires;

b) Illegally leaving the contractual workplace;

c) Failing to go to the contractual workplace after being admitted by the host country;

d) Enticing, forcing, deceiving Vietnamese workers into staying in the host country illegally.

3.Remedial measures:

a) Compelling the repatriation, applicable to the violations in Point a, Point b and Point c Clause 2 of this Article;

b) Suspending the worker from working abroad for 02 years, applicable to the violations in Point a and Point b Clause 2 of this Article;

c) Suspending the worker from working abroad for 05 years, applicable to the violations in Point c and Point d Clause 2 of this Article.

Chapter 5.

POWERS AND PROCEDURE FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

SECTION 1. POWERS TO IMPOSE PENALTIES

Article36.The power to impose penalties of Presidents of the People’s Committees

1. Presidents of the People’s Committees of communes are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to5,000,000VND.

2.Presidents of the People’s Committees ofdistrictsare entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to37,500,000VND for the administrative violations against regulations on labor and social insurance;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II and Chapter III of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II and Chapter III of this Decree.

3.Presidents of the People’s Committees ofprovincesare entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to 75,000,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to100,000,000VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

Article 37. The powers to impose penalties of labor inspectors

1. Labor inspectors and the persons assigned to carry out inspections are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to 500,000 VND.

2.The Chief Inspectors of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines of up to 37,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

3.The Chief Inspector ofthe Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to 75,000,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 100,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

4.The chiefof the ministerial labor inspectorateis entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to 52,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 70,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

5. The chiefs of the inspectorates of Services and state agencies assigned to carry out inspections are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to 37,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines up to 50,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;

c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;

d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.

Article 38. The powers to impose penalties ofthe Director of the Overseas Manpower Authority

The Director of the Overseas Manpower Authorityis entitled to impose penalties for the administrative violations in Chapter IV of this Decree, in particular:

1.Issue warnings;

2.Impose fines of up to 100,000,000 VND;

3.Impose the additional penalties specified in Chapter IV of this Decree;

4.Take the remedial measures specified in Chapter IV of this Decree.

Article 39. The power to impose penaltiesof other agencies

1. The heads of the diplomatic missions, consular offices, and other agencies authorized to perform consular functions of Socialist Republic of Vietnam overseas are entitled to impose penalties against the administrative violations in Chapter IV of this Decree, in particular:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to 100,000,000 VND;

c) Compel the repatriation of workers at the request of the host country or the competent authority of Vietnam according to Chapter IV of this Decree.

2. The Director of Vietnam Immigration, Directors of Police Departments of provinces are entitled to order expulsion as prescribed in Clause 1 Article 22 of this Decree.

3. Apart from the persons entitled to impose penalties mentioned in Article 36, Article 37, Article 38, Clause 1 and Clause 2 of this Article, the persons entitled to impose administrative penalties of other agencies specified in the Law on Handling administrative violations, within the area of their competence, are entitled to impose penalties for the violations against this Decree upon their discovery according to Article 52 of the Law on Handling administrative violations.

 

SECTION 2. PROCEDURE FOR PENALTY IMPLEMENTATION

Article 40. Making records on violations

When a violation is discovered, the person entitled to impose penalties, the officials and civil servants on duty shall make records and follow the procedure in Article 58 of the Law on Handling administrative violations.

Article 41. Procedure for imposing fines incurred by workers outside Vietnam’s territory that violates the regulations on sending workers abroad

1. The worker that incurs a fine overseas may make payment at a diplomatic mission or consular office of Vietnam in the host country.

2. The fine shall be paid in USD, local currency or VND.

If the fine is paid in USD, the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam when the fine is collected shall apply.

If the fine is paid in local currency, the exchange rate of the local currency to USD announced by the host country when the fine is collected, or at the exchange rate of the bank where the diplomatic mission or consular office of Vietnam opens its account. This exchange rate shall be kept unchanged for 06 months.

Chapter 6.

IMPLEMENTATION

Article 42. Effect

1. This Decree takes effect on October 10, 2013.

2. The Government s Decree No.47/2010/NĐ-CPdated May 06, 2010 of the Government on penalties for violations against legislation on labor, the Government s Decree No.86/2010/NĐ-CPdated August 13, 2010 on penalties for administrative violations against legislation on social insurance, and the Government s Decree No.144/2007/NĐ-CPdated September 10, 2007 on penalties for administrative violations when sending Vietnamese workers overseas under contracts are annulled from the day on which this Decree takes effect.

Article 43. Transitional provisions

1. The violations that are committed before July 01, 2013 and discovered or dealt with afterwards, the regulations on penalties shall apply if they are advantageous to the violators. The Vietnamese workers overseas that leave their contractual workplace or illegally stay in the host country after the labor contracts expire before the Decree takes effect, and wish to go back to Vietnam within 03 months from the day on which this Decree takes effect, Article 35 of this Decree shall not apply to such workers.

2. The decision on penalties for administrative violations that have been issued or implemented before July 01, 2013, but the entities carrying such penalties still make complaints, the Ordinance on Handling administrative violations shall apply.

Article 44. Responsibility to provide instruction and implementation

1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance and inspect the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

 For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 95/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất