Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành

thuộc tính Thông tư 23/2018/TT-BTC

Thông tư 23/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2018/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:12/03/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chứng khoán, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công ty chứng khoán phải thuyết minh báo cáo tài chính

Ngày 12/03/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành.

Thông tư này yêu cầu công ty chứng khoán phải thuyết minh về các nội dung: Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành; Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành; Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành; Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế; Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro; Tổng số chứng quyền được phép phát hành; Tổng số chứng quyền đang phát hành.

Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền bao gồm: Tài khoản 329 – Phải trả chứng quyền; Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền…; Tài khoản 018 – Chứng quyền.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/04/2018.

Xem thêm:
9 nội dung quan trọng nhất của Luật Chứng khoán
7 quy định mới dân kế toán cần biết trong năm 2018

Xem chi tiết Thông tư23/2018/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 23/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018

Căn cứ Luật Kế toán s 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

Căn cứ Luật Chứng khoán s 70/2006/QH11 ngày 26/6/2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kim toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán chng quyn bảo đảm đối với công ty chng khoán là tổ chức phát hành.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến chứng quyền có bảo đảm. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các công ty chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Chương II
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN
Điều 3. Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền:
1. Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số phải trả chứng quyền hiện có và tình hình biến động của tài khoản phải trả chứng quyền do đánh giá lại chứng quyền theo giá thị trường.
Kết cấu Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền:
Bên Nợ: - Số tiền đã trả chứng quyền;
- Số tiền phải trả chứng quyền giảm.
Bên Có: - Số tiền phải trả chứng quyền;
- Số tiền phải trả chứng quyền tăng.
Số dư Bên Có: Số tiền còn phải trả chứng quyền.
2. Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền, tiền gửi tại tài khoản phong tỏa (tiền bán chứng quyền khi phân phối trên thị trường sơ cấp) và tiền gửi tại tài khoản tự doanh (để thực hiện phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán).
3. Tài khoản 018 - Chứng quyền (mở chi tiết theo từng loại chứng quyền).
Kết cấu Tài khoản 018 - Chứng quyền:
Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành.
Bên Có: Phản ánh số chứng quyền đang lưu hành.
Số dư Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành nhưng chưa lưu hành.
Điều 4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
1. Khi công ty chứng khoán ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký để đảm bảo thanh toán cho việc chào bán chứng quyền, kế toán phải theo dõi chi tiết trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng và phải thuyết minh rõ số tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán.
2. Khi có giấy chứng nhận chào bán chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kế toán phải theo dõi số chứng quyền được phép phát hành, ghi:
Nợ TK 018 - Chứng quyền.
3. Khi công ty chứng khoán thực hiện phân phối chứng quyền cho nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp:
a. Khi bán chứng quyền ra, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tài khoản phong tỏa tại ngân hàng)
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền).
Đồng thời ghi:
Có TK 018 - Chứng quyền.
b. Khi có xác nhận kết quả phân phối của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, kế toán ghi giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng phong tỏa và ghi tăng tài khoản tiền gửi ngân hàng thông thường.
c. Trường hợp Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán, kế toán ghi:
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Đồng thời thuyết minh số chứng quyền bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
4. Khi phát sinh chi phí ban đầu liên quan đến phát hành chứng quyền như xin cấp giấy chứng nhận chào bán, thực hiện phân phối chứng quyền trên thị trường sơ cấp, niêm yết, lưu ký chứng quyền, ghi:
Nợ TK 632 - Lỗ và chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính (chi tiết phí chào bán chứng quyền)
Có các TK 111, 112.
5. Khi thực hiện giao dịch (mua/bán) chứng quyền để tạo lập thị trường trên sàn:
a. Trường hợp mua lại chứng quyền, ghi:
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Giá trị của chứng quyền đang ghi sổ)
Nợ TK 632- Lỗ và chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính, hoạt động tự doanh - chi tiết tài khoản chứng quyền (chênh lệnh lỗ - nếu giá mua cao hơn giá đang ghi trên số)
Có TK 112 (giá mua vào)
Có TK 511- Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (chênh lệnh lãi - nếu giá mua lại thấp hơn giá đang ghi sổ).
Đồng thời ghi:
Nợ TK 018 - Chứng quyền.
b. Trường hợp bán chứng quyền, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)
Đồng thời ghi:
Có TK 018 - Chứng quyền.
6. Kế toán cho hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging)
a. Trường hợp công ty chứng khoán đã có sẵn chứng khoán cơ sở đang hạch toán trên Tài khoản 121 - Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ, Tài khoản 124 - Tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS. Kế toán mở sổ chi tiết Tài khoản 121, 124 để phản ánh chứng khoán phòng ngừa rủi ro và khi hết thời gian phòng ngừa rủi ro, kế toán ghi ngược lại trên sổ chi tiết.
b. Trường hợp công ty chứng khoán mua chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro, ghi:
Nợ TK 121- Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (Chi tiết phòng ngừa rủi ro chứng quyền)
Có TK 321- Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
Cuối kỳ, kế toán đánh giá lại và ghi nhận việc đánh giá lại giá trị của chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro tương tự như đánh giá lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL.
c. Trường hợp công ty chứng khoán phải bổ sung tiền ký quỹ do có chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế thì kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 112 và phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính.
7. Cuối kỳ, thực hiện đánh giá lại chứng quyền theo giá trị hợp lý:
a. Trường hợp giá của chứng quyền đang lưu hành giảm xuống, ghi:
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Chênh lệnh giữa giá ghi sổ và giá thị trường tại thời điểm đánh giá)
Có TK 5111 - Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Chi tiết chênh lệch giảm do đánh giá lại FVTPL - chứng quyền).
b. Trường hợp giá của chứng quyền đang lưu hành tăng, ghi:
Nợ TK 63213 - Chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (chi tiết chênh lệch tăng do đánh giá lại FVTPL - chứng quyền = chênh lệnh giữa giá thị trường tại thời điểm đánh giá và giá ghi số)
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết phải trả chứng quyền).
8. Khi đáo hạn chứng quyền:
a. Trường hợp chứng quyền ở trạng thái có lãi (ở trạng thái in-the-money), nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền, ghi:
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền
Nợ TK 6321 - Lỗ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Chi tiết lỗ phát hành chứng quyền = chênh lệch lỗ giữa giá thanh toán, giá thực hiện và giá ghi số chứng quyền)
Có TK 511- Thu nhập (Chi tiết lãi phát hành chứng quyền = chênh lệch lãi giữa giá thanh toán, giá thực hiện và giá ghi sổ chứng quyền).
Có TK 111, 112...
b. Trường hợp chứng quyền ở trạng thái lỗ (ở trạng thái out-of-money) hoặc trạng thái hòa vốn (at the money), nhà đầu tư sẽ không được thực hiện quyền, ghi:
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết phải trả chứng quyền = giá trị chứng quyền đã ghi sổ)
Có TK 511- Thu nhập (chi tiết lãi chứng quyền).
c. Trường hợp theo dõi chứng quyền chưa phân phối hết trên thị trường sơ cấp trên (Dư nợ TK 018) thì sau khi đáo hạn chứng quyền phải ghi giảm hết số nợ phải trả chứng quyền còn lại (ghi Có TK 018).
Trường hợp khi chứng quyền đáo hạn, nếu còn dư chứng khoán phòng ngừa rủi ro, số chứng khoán này sẽ chuyển sang chứng khoán tự doanh hoặc dự phòng cho chứng quyền khác.
9. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết và công ty chứng khoán phải thu hồi chứng quyền đang lưu hành, đồng thời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư, ghi:
Nợ TK 6321 - Lỗ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Trường hợp giá thu hồi chứng quyền cao hơn giá đã bán)
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền
Có các TK 111, 112
Có TK 5111- Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 018 - Chứng quyền (đối với chứng quyền ở thị trường sơ cấp).
10. Nếu phát sinh tiền bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư tiền phạt trả chậm tiền cho nhà đầu tư, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có các TK 111, 112.
11. Trường hợp công ty chứng khoán mua các chứng quyền của tổ chức khác phát hành để đầu tư thì hạch toán tương tự với tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ theo hướng dẫn tại Thông tư 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016.
Chương III
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 5. Báo cáo tình hình tài chính:
1. Bổ sung một số chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính quy định tại Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 và Thông tư số 334/2016/TT- BTC ngày 30/12/2016:
Số dư Có TK 329 - “Phải trả chứng quyền” được trình bày bổ sung trong chỉ tiêu 6 - phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán trong phần Nợ phải trả ngắn hạn - Mã số 3 18 của Báo cáo tình hình tài chính.
2. Các chỉ tiêu ngoài báo cáo tình hình tài chính:
Phần A. Tài sản của công ty chứng khoán và tài sản quản lý theo cam kết Trình bày bổ sung chỉ tiêu 
“Chứng quyền” (Số dư Nợ TK 018) - Mã số 014.
Điều 6. Báo cáo kết quả hoạt động:
Bổ sung một số chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính quy định tại Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 và Thông tư số 334/2016/TT- BTC ngày 30/12/2016:
- Doanh thu từ lãi bán chứng quyền trình bày ở chỉ tiêu a. “Lãi bán các tài sản tài chính FVTPL - Mã số 01.1” của Báo cáo kết quả hoạt động.
- Lỗ từ bán chứng quyền trình bày ở chỉ tiêu a. “Lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL - Mã số 21.1” của Báo cáo kết quả hoạt động.
- Bổ sung chỉ tiêu "Chênh lệch giảm do đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành trình bày ở chỉ tiêu d. Mã số 01.4.
- Bổ sung chỉ tiêu "Chênh lệch tăng đánh do đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành trình bày ở chỉ tiêu d. Mã số 21.4.
Điều 7. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
1. Phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (theo phương pháp trực tiếp):
+ Chỉ tiêu "Tiền đã chi mua các tài sản tài chính" mã số 01 bổ sung nội dung tiền đã chi từ việc thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện quyền khi đáo hạn chứng quyền ở trạng thái có lãi.
+ Chỉ tiêu "Tiền đã thu từ bán các tài sản tài chính" mã số 02 bổ sung nội dung tiền đã thu từ bán chứng quyền.
+ Chỉ tiêu "Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh" mã số 11 bổ sung nội dung "tiền thu hồi khi nhận lại số tiền ký quỹ"
+ Chỉ tiêu "Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh" mã số 12 bổ sung nội dung "Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký”, "tiền chi ra chi trả các khoản chi phí liên quan đến phát hành chứng quyền khi đáo hạn chứng quyền hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán".
2. Phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (theo phương pháp gián tiếp):
+ Chỉ tiêu "Lỗ đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ" Mã số 11 bổ sung nội dung "lỗ đánh giá lại phải trả chứng quyền".
+ Chỉ tiêu "Lãi đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ" Mã số 19 bổ sung nội dung "Lãi đánh giá lại phải trả chứng quyền".
+ Chỉ tiêu "Tăng (giảm) phải trả, phải nộp khác" Mã số 50 bổ sung "phải trả chứng quyền".
Điều 8. Thuyết minh báo cáo tài chính:
Công ty chứng khoán phải thuyết minh bổ sung các nội dung sau:
- Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành (kỳ này, kỳ trước).
- Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành (kỳ này, kỳ trước).
- Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành (số đầu kỳ, số cuối kỳ).
- Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế.
- Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro.
- Tổng số chứng quyền được phép phát hành.
- Tổng số chứng quyền đang lưu hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/4/2018.
2. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;
- V
ăn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp ch
ế (Bộ Tài chính);.
- Lưu: VT (2 b
n), Cục QLGSKT. (120b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 23/2018/TT-BTC dated March 12, 2018 of the Ministry of Finance on accounting for covered warrants of securities companies being issuers

Pursuant to the Law on accounting No. 88/2015/QH13 dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on securities No. 70/2006/QH11 dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law No. 62/2010/QH12 dated November 24, 2010 on amendments and supplements to the Law on securities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating some articles of the Law on accounting;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 elaborating and guiding the implementation of the Law on securities and the Law on amendments to the Law on securities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 60/2015/ND-CP dated June 26, 2015 on amendments to the Government’s Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 elaborating and guiding the implementation of the Law on securities and the Law on amendments to the Law on securities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations;

The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidance on accounting for covered warrants of securities companies being issuers.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

This Circular provides guidance on bookkeeping and preparation of financial statements when economic/ financial transactions in covered warrants occur. This Circular does not apply to determination of securities companies’ tax liabilities.

Article 2.Subjects of application

This Circular provides guidance on accounting for covered warrants of securities companies that are permitted to issue covered warrants as prescribed by law.

Chapter II

GUIDANCE ON ACCOUNTING WORKS

Article 3. Accounts used to record transactions in covered warrants

1. Account 329 – Payable warrants: This account reflects the current payable warrants and changes in the payable warrants account due to the mark-to-market revaluation of warrants.

Structure of account 329 – Payable warrants:

Debit: - Payments for warrants;

- Decreased amounts of payable warrants.

Credit: - Amounts payable for warrants;

- Increased amounts of payable warrants.

Credit balance: Remaining amounts payable for warrants.

2. Sub-accounts of account 112 - Bank deposits are opened to monitor sums for securing payment obligations at a depository bank before the offering of warrants, sums deposited in escrow account (proceeds from offering of warrants on the primary market) and sums deposited in proprietary trading account (for hedging risks at the request of the Stock Exchange).

3. Account 018 - Warrants (sub-accounts are opened to record every type of warrants).

Structure of account 018 – Warrants:

Debit: Reflecting the quantity of warrants to be issued.

Credit: Reflecting the quantity of outstanding warrants.

Debit balance: Reflecting the quantity of untraded warrants.

Article 4. Accounting methods for major economic transactions

1. When a securities company provides margins at a depository bank for securing payment obligations for the offering of warrants, accountant must manage the margins on account 112 – Bank deposits and clearly explain the margin levels.

2. After receiving the certificate of warrant offering issued by the State Securities Commission of Vietnam (“SSC”), accountant must keep track of the quantity of warrants to be issued and record it to:

Dr 018 – Warrants.

3. When a securities company distributes warrants to investors on the primary market:

a. When offering warrants, record:

Dr 112 – Bank deposits (sub-account: escrow account opened at the bank)

Cr 329 – Payable warrants (sub-accounts are opened to record every type of warrants).

And record:

Cr 018 – Warrants.

b. When the SSC affirms the result of the warrant distribution in writing, accountant shall record a decrease in the escrow account and an increase in the ordinary deposit account.

c. In case where the SSC suspends or cancels the offering, accountant shall record:

Dr 329 – Payable warrants (sub-accounts are opened to record every type of warrants)

Cr 112 – Bank deposits.

The quantity of warrants of which the offering is suspended or cancelled must be clearly explained.

4. When initial costs involved in the offering of warrants including application for certificate of warrant offering, distribution of warrants on the primary market, listing and depository of warrants occur, record:

Dr 632 – Losses and costs of acquiring financial assets (offering costs)

Cr 111, 112.

5. When conducting transactions in warrants (buy/ sell) for the market-making purpose:

a. Buying warrants:

Dr 329 – Payable warrants (The book value of warrants)

Dr 632 – Losses and transaction costs that are directly attributable to the acquisition of financial assets and proprietary trading – sub-account: warrants (losses if the acquisition price is greater than the book value)

Cr 112 (acquisition price)

Cr 511 – Income from financial assets at fair value through profit or loss (gains if the acquisition price is lower than the book value).

Accountant also records to:

Dr 018 – Warrants.

b. Selling warrants:

Dr 112 – Bank deposits

Cr 329 – Payable warrants (sub-accounts are opened to record every type of warrants)

Accountant also records to:

Cr 018 – Warrants.

6. Accounting for hedging activities:

a. If a securities company has underlying securities recorded on account 121 - Financial assets at fair value through profit or loss or account 124 – Available-for-sale financial assets: Accountant shall open sub-accounts of accounts 121, 124 to reflect hedging securities; at the end of the hedge period, accountant shall reverse such entries.

b. If a securities company buys underlying securities to use as hedging instruments:

Dr 121 - Financial assets at fair value through profit or loss (Hedging against warrant risks)

Cr 321 – Clearing and settlement of securities transactions.

At the end of the accounting period, accountant shall reassess and record the reassessed value of underlying securities used as hedging instruments in the same manner as the reassessment of financial assets at fair value through profit or loss.

c. If a securities company is required to provide additional margins due to the difference between the theoretical and actual risk hedging positions, accountant shall manage such additional margins on account 112 and provide explanation thereof in financial statements.

7. At the end of the accounting period, warrants shall be marked to market.

a. If there is a reduction in the price of outstanding warrants:

Dr 329 – Payable warrants (Difference between the book value and the current market value)

Cr 5111 – Income from financial assets at fair value through profit or loss (decrease in the value of financial assets at fair value through profit or loss – warrants).

b. If there is an increase in the price of outstanding warrants:

Dr 63213 – Decrease in the value of financial assets at fair value through profit or loss after reassessment (increase in the value of financial assets at fair value through profit or loss – warrants = the difference between the current market value and the book value)

Cr 329 – Payable warrants (amounts payable for warrants).

8. When warrants mature:

a. If warrants are in the money, investors shall exercise warrants:

Dr 329 – Payable warrants

Dr 6321 – Loss from sale of financial assets at fair value through profit or loss (Loss from issuance of warrants = negative difference between the settlement price, the exercise price and the book value of warrants)

Cr 511 – Income (Profit from issuance of warrants = positive difference between the settlement price, the exercise price and the book value of warrants).

Cr 111, 112…..

b. If warrants are out of the money or at the money, investors shall not exercise warrants:

Dr 329 – Payable warrants (amounts payable for warrants = the book value of warrants)

Cr 511 – Income (profit from warrants).

c. If warrants that are not distributed on the primary market are recorded (debit balance of account 018), after the expiration date, there must be no amount payable for warrants (Cr 018).

If securities used for hedging are still outstanding after a warrant matured, such securities shall be used for proprietary trading or as hedging instruments for another warrant.

9. When warrants are delisted, the securities company must redeem outstanding warrants and give a refund to investors:

Dr 6321 - Loss from sale of financial assets at fair value through profit or loss (if the redemption price is greater than the selling price of warrants)

Dr 329 – Payable warrants

Cr 111, 112

Cr 5111 – Income from financial assets at fair value through profit or loss.

Accountant also records:

Dr 018 – Warrants (regarding warrants distributed on the primary market).

10. When the securities company makes restitution for damage caused to investors and/or late payment fine:

Dr 811 – Other costs

Cr 111, 112.

11. If a securities company purchases warrants, which are held for trading, from other issuers, the acquired warrants shall be recorded in the same manner as the acquisition of financial assets at fair value through profit or loss under regulations of the Circular No. 334/2016/TT-BTC dated December 27, 2016.

Chapter III

FINANCIAL STATEMENTS

Article 5. Balance sheet

1. To supplement some items to the balance sheet regulated in the Circular No. 210/2014/TT-BTC dated December 30, 2014 and the Circular No. 334/2016/TT-BTC dated December 30, 2016, including:

Credit balance of account 329 – “Payable warrants” is added to Item 6 - Payables for trading securities in the current liabilities part of Entry 318 of the balance sheet.

2. Off-balance sheet items:

Item “Warrants” (Debit balance of account 018) – Entry 014 is added to Part A. Assets of the securities company and those managed according to firm commitment.

Article 6. Income statement

Some entries are supplemented to the balance sheet regulated in the Circular No. 210/2014/TT-BTC dated December 30, 2014 and the Circular No. 334/2016/TT-BTC dated December 30, 2016, including:

- To present profit from sale of warrants in Item a. "Profit from sale of financial assets at fair value through profit or loss - Entry 01.1" of the income statement.

- Loss from sale of warrants is presented in Item a. “Loss from sale of financial assets at fair value through profit or loss – Entry 21.1” of the income statement.

- Item “Decrease in the value of outstanding warrants marked to market” is added to Item d. – Entry 01.4.

- Item “Increase in the value of outstanding warrants marked to market” is added to Item d. – Entry 21.4.

Article 7. Cash flow statement

1. Cash flow from operating activities (according to direct method):

+ Payments to investors who exercise in-the-money warrants when they mature are added to Item “Payments for acquisition of financial assets” – Entry 01.

+ Proceeds from offering of warrants are added to Item “Proceeds from sale of financial assets” – Entry 02.

+ “Receipts from returned margins” content is added to Item “Other proceeds from operating activities” – Entry 11

+ “Margins provided for securing payment obligations at depository bank”, “payments for covering costs involved in the offering of warrants upon maturity date or suspension or cancellation of warrant offering" are added to Item “Other payments for operating activities” – Entry 12.

2. Cash flow from operating activities (according to indirect method):

+ “Loss from reassessment of payable warrants” is added to Item “Loss from reassessment of financial assets at fair value through profit or loss” – Entry 11.

+ “Profit from reassessment of payable warrants” is added to Item “Profit from reassessment of financial assets at fair value through profit or loss” – Entry 19.

+ “Payable warrants” is added to Item “Increase (decrease) in accounts payable” – Entry 50.

Article 8. Notes to financial statements

Each securities company must provide the following additional notes:

- Profit (loss) from reassessment of warrants of the issuer (current period, previous period).

- Profit (loss) from reassessment of underlying assets for hedging warrant risks of the issuer (current period, previous period).

- Total amount of margins provided for securing payment obligations at depository banks of the issuer (beginning balance, ending balance).

- Total amount of margins additionally provided for hedging due to the difference between the theoretical and actual risk hedging positions.

- Total number of securities used for hedging.

- Total number of warrants to be issued.

- Total number of outstanding warrants.

Chapter IV

IMPLEMENTIONORGANIZATION

Article 9. Effect and implementationorganization

1. This Circular takes effect on April 27, 2018.

2. The Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations, Chairman of the State Securities Commission of Vietnam and heads of relevant agencies shall implement this Circular.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 23/2018/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 22/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán, Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên

Kế toán-Kiểm toán

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp