Thông tư 129/2012/TT-BTC thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên

thuộc tính Thông tư 129/2012/TT-BTC

Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:129/2012/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:09/08/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế được thi lấy CCKTV
Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chứng chỉ kiểm toán viên (CCKTV) và chứng chỉ hành nghề kế toán.
Theo đó, người có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành không thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các các khoá học do tổ chức nghề nghiệp (TCNN) quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp (TCNN này là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam; đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp CCKTV chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam; có nội dung học, thi phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi TCNN này có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động…) vẫn có thể dự thi lấy CCKTV nếu đáp ứng đầy đủ một số điều kiện khác.
Cụ thể như: Người dự thi lấy CCKTV phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2012; thay thế Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/08/2009.

Xem chi tiết Thông tư129/2012/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
----------------

Số: 129/2012/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và

chứng chỉ hành nghề kế toán

Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57 Luật kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi).
3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. TỔ CHỨC CÁC KỲ THI
Điều 3. Đối tượng dự thi
Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 4. Điều kiện dự thi
1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định;
đ) Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.
2. Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định.
Điều 5. Hồ sơ dự thi
1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán, hồ sơ dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 và đối với người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
đ) 3 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
2. Người đăng ký dự thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, hồ sơ dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
c) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên, hồ sơ dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán;
đ) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi.
5. Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ lệ phí dự thi.
6. Lệ phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.
Điều 6. Nội dung thi
1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán thi 4 môn thi sau:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
2. Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
(5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
(6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
(7) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
3. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn thi sau:
(1) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
(2) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
(3) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
5. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải thi ít nhất là 02 môn thi quy định tại khoản 1 Điều này. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải đăng ký dự thi ít nhất là 04 môn thi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7. Thể thức thi
Mỗi môn thi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Điều 8. Tổ chức các kỳ thi
1. Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.
2. Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.
Điều 9. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp
Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp được công nhận theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
1. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
2. Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam.
3. Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học.
4. Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động.
Mục 2. TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Điều kiện dự thi và nội dung thi sát hạch
1. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán của Việt Nam phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam.
Trường hợp tổ chức cấp chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là tổ chức nghề nghiệp) thì người dự thi phải là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp đó phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC). Nội dung học và thi để lấy chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên phải tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC);
b) Có nội dung học và thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm:
a) Hiệp hội kế toán công chứng Anh (The Association of Chartered Certified Accountants - ACCA);
b) Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia).
4. Các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài chưa có tên tại khoản 3 Điều này khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên.
5. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên gồm các phần:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính;
(3) Thuế và quản lý thuế;
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị;
(5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm.
6. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm các phần (1), (2), (3) và (4) quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01.
8. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA thì được miễn thi phần (1), (3) quy định tại khoản 5 Điều này.
9. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt.
10. Thời gian thi là 180 phút cho cả 05 phần thi. Người tham gia 04 phần thi thì thời gian thi là 145 phút. Người tham gia 03 phần thi thì thời gian thi là 110 phút.
Điều 11. Hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch
1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02c ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao, bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;
c) Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài) chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp;
d) 03 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
g) Tài liệu chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 đối với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 10.
2. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.
Điều 12. Kết quả thi sát hạch
1. Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên.
2. Đối với thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) và phần (3) hoặc từ 56 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) hoặc phần (3). Đối với thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán, bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 56 điểm trở lên. Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi.
3. Người đạt kết quả thi được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán.
4. Các quy định khác thực hiện theo Thông tư này.
Mục 3. HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC
Điều 13. Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước
1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết).
Điều 14. Thành phần Hội đồng thi
1. Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Thành phần Hội đồng thi không quá 11 người, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền;
b) 04 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực;
c) Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
2. Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
3. Người có bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột, vợ (hoặc chồng) của mình (hoặc của vợ hoặc chồng) dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và tất cả các bộ phận liên quan của kỳ thi đó.
4. Người tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi kỳ thi nào không được tham gia là thành viên Hội đồng thi, ra đề thi, duyệt đề thi, chấm thi (kể cả chấm thi lần 1 và chấm thi phúc khảo) kỳ thi đó. Thành viên Hội đồng thi của kỳ thi nào thì không được tham gia giảng bài, phụ đạo, hướng dẫn học, ôn thi kỳ thi đó. Người đã tham gia chấm thi lần 1 thì không được tham gia chấm thi phúc khảo.
5. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính.
6. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Thành phần Tổ thường trực không quá 9 người.
7. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận do Hội đồng thi thành lập và tổ chức thực hiện gồm Tổ thường trực, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 15. Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động.
3. Hội đồng thi được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi. Các thành viên Hội đồng thi được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt.
4. Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày.
Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thi
1. Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập và xét duyệt danh sách thí sinh dự thi.
3. Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi.
4. Tổ chức coi thi, chấm thi.
5. Tổng hợp kết quả thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt.
6. Công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi theo kết quả phê duyệt của Bộ Tài chính.
7. Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu.
8. Bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi cho đến khi bàn giao theo quy định của Bộ Tài chính.
9. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện các quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán khi có yêu cầu.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Thông tư này;
b) Phân công trách nhiệm cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo;
d) Tổ chức việc ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; nếu cần thì mời chuyên gia phản biện đề thi;
đ) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kết quả các kỳ thi;
e) Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi: Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng thi theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng thi: Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
4. Uỷ viên thư ký Hội đồng thi:
a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi;
b) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
c) Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, danh sách thí sinh không đủ điều kiện dự thi trình Hội đồng thi phê duyệt và công khai danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang điện tử của Bộ Tài chính;
d) Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét;
đ) Các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
Mục 4. KẾT QUẢ THI, BẢO LƯU, XÉT DUYỆT, HUỶ KẾT QUẢ THI
Điều 18. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi
1. Môn thi đạt yêu cầu: Là những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên chấm theo thang điểm 10 và từ 50 điểm trở lên nếu tính theo thang điểm 100 (chỉ đối với môn ngoại ngữ).
2. Bảo lưu kết quả thi:
Điểm của các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm kể từ năm của kỳ thi thứ nhất (tính tròn năm). Ví dụ: người dự thi năm 2012 thì các năm tính bảo lưu là 2012, 2013, 2014.
Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn thi chưa thi hoặc thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 lần thi (kể cả lần thi đầu tiên).
3. Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 (trừ môn thi Ngoại ngữ) nhưng chưa đạt yêu cầu thi quy định tại khoản 4 Điều này thì được lựa chọn các môn thi để đăng ký thi nâng điểm trong phạm vi 3 lần thi theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp thi nâng điểm thì kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi.
4. Đạt yêu cầu thi:
a) Đối với trường hợp dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi quy định tại khoản 1 Điều 6 và có tổng số điểm từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi;
b) Đối với trường hợp dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi quy định tại khoản 2 Điều 6 và có tổng số điểm các môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 38 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi;
c) Đối với trường hợp có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 3 môn thi quy định tại khoản 3 Điều 6 và có tổng số điểm môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 12,5 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.
5. Người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này được cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán và người dự thi đạt yêu cầu thi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều này được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên.
Điều 19. Phê duyệt kết quả thi
1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp danh sách kết quả thi từng môn thi của thí sinh trình Bộ Tài chính phê duyệt cho từng kỳ thi.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo bài thi gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo.
Điều 20. Huỷ kết quả thi
1. Kết quả thi của tất cả các môn thi sẽ bị huỷ trong các trường hợp sau:
a) Hết thời gian bảo lưu nhưng vẫn không đạt tổng số điểm theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này;
b) Một trong các môn thi đã thi 3 lần nhưng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
2. Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại tất cả các môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.
Điều 21. Giấy chứng nhận điểm thi
Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 03a, Phụ lục số 03b, Phụ lục số 03c). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi).
Mục 5. CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN
Điều 22. Cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán cho người đạt kết quả thi.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
3. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.
4. Lệ phí cấp chứng chỉ kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Mục 6. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM
Điều 23. Xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi
1. Các hành vi vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức thi bao gồm:
a) Mang những tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực làm đề thi, phòng thi, phòng chấm thi;
b) Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, làm ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi;
c) Làm sai lệch sự thật về hồ sơ của thí sinh;
d) Trực tiếp giải bài cho thí sinh trong lúc đang thi;
đ) Làm lộ số phách bài thi;
e) Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;
g) Làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi;
h) Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của thí sinh;
i) Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng tổng hợp điểm;
k) Làm lộ đề thi, đáp án thi; mua, bán đề thi, đáp án thi;
l) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào khu vực thi trong lúc đang thi;
m) Gian lận thi có tổ chức.
2. Người tham gia công tác tổ chức thi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị Hội đồng thi đình chỉ tham gia công tác tổ chức thi ngay sau khi hành vi vi phạm bị phát hiện đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến Hội đồng thi từ 1 đến 5 năm.
Điều 24. Xử lý vi phạm đối với thí sinh
1. Cảnh cáo đối với thí sinh lần thứ nhất có hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác.
2. Lập biên bản và trừ 25% điểm của bài thi đối với thí sinh lần thứ hai có hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác.
3. Đình chỉ thi nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiếp tục vi phạm khi đã bị lập biên bản về hành vi nói chuyện, trao đổi bài với người khác;
b) Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài thi (kể cả đã sử dụng hoặc chư­a sử dụng);
c) Sử dụng tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi;
d) Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác;
đ) Cố tình không nộp bài thi, giằng xé bài thi của người khác hoặc dùng bài thi của người khác để nộp làm bài thi của mình.
4. Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi lập biên bản đình chỉ thi và có quyết định của Trưởng điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo và bị huỷ kết quả thi của cả kỳ thi đó.
5. Huỷ kết quả thi và sẽ bị tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành hung cán bộ coi thi, cán bộ tổ chức kỳ thi và các thí sinh khác;
b) Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi;
c) Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ.
6. Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh vi phạm trong quá trình thi mà không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản xác nhận hành vi vi phạm của thí sinh. Nếu giữa cán bộ coi thi và Trưởng điểm thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định.
Điều 25. Xử lý các trường hợp vi phạm trong khi chấm thi
1. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 25% điểm toàn bài thi của môn thi đó.
2. Cho điểm không (0) đối với những bài thi viết trên giấy không đúng quy định hoặc bài thi sau khi được xác định là cố ý viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
3. Đối với những bài thi bị nhàu nát do bị thí sinh khác giằng xé thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả thi.
Điều 26. Thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp
Việc thi nâng điểm, thi những chuyên đề chưa thi, thi lại những chuyên đề thi chưa đạt yêu cầu, xét điểm đạt, bảo lưu kết quả thi của những người đã dự thi để lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán từ kỳ thi năm 2011 trở về trước tiếp tục thực hiện theo quy chế thi ban hành theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đến hết 31/12/2013.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2012 và thay thế Quyết định 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 29. Tổ chức thực hiện
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán;
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo; VP Ban chỉ đạo TW về PC tham nhũng;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN THI/PHẦN THI

I. CÁC MÔN THI GỒM:

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao.

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

7. Ngoại ngữ.

II. NỘI DUNG, YÊU CẦU TỪNG MÔN THI

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

1.1. Luật doanh nghiệp

+ Các vấn đề chung về doanh nghiệp;

+ Các loại hình doanh nghiệp.

1.2. Pháp luật về đầu tư

+ Các vấn đề chung về đầu tư;

+ Các hình thức đầu tư.

1.3. Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

+ Các vấn đề chung về hợp đồng;

+ Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

1.4. Pháp luật về cạnh tranh

1.5. Pháp luật phá sản

1.6. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

1.7. Luật Lao động.

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

2.1. Các vấn đề cơ bản trong tài chính

+ Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp;

+ Giá trị thời gian của tiền tệ;

+ Định giá trái phiếu và cổ phiếu;

+ Thị trường tài chính;

+ Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.

2.2. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

+ Nguồn tài trợ dài hạn;

+ Nguồn tài trợ ngắn hạn;

+ Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn;

+ Chi phí sử dụng vốn;

+ Cơ cấu nguồn vốn.

2.3. Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn

+ Tài sản cố định, tài sản dài hạn;

+ Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.

2.4. Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp

+ Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư;

+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền;

+ Các phương pháp khác.

2.5. Định giá doanh nghiệp

+ Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp;

+ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.

2.6. Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước

+ Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;

+ Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

+ Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

3.1. Thuế giá trị gia tăng

3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

3.5. Thuế thu nhập cá nhân

3.6. Các loại thuế khác

3.7. Luật quản lý thuế

3.8. Kế hoạch thuế.

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

4.1. Pháp luật về kế toán

+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn;

+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam;

+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán (kế toán viên hành nghề);

+ Các chế độ kế toán.

4.2. Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán

4.3. Lập báo cáo tài chính hợp nhất

4.4. Kế toán quản trị

+ Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị;

+ Kế toán chi phí;

+ Quyết định ngắn hạn.

5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

5.1. Pháp luật về kiểm toán

+ Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn;

+ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

5.2. Hành nghề kiểm toán

+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán;

+ Trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp;

+ Quản lý hành nghề kiểm toán;

+ Quy trình kiểm toán;

+ Kế hoạch kiểm toán;

+ Thu thập bằng chứng kiểm toán;

+ Đánh giá kết quả và soát xét;

+ Báo cáo kiểm toán;

+ Kiểm toán nội bộ;

+ Soát xét báo cáo tài chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước và báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt;

+ Dịch vụ bảo đảm.

6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

6.1. Các vấn đề cơ bản về phân tích hoạt động tài chính

6.2. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp

+ Đánh giá khái quát hoạt động tài chính;

+ Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn;

+ Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn;

+ Phân tích khả năng thanh toán;

+ Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;

+ Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định;

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh;

+ Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.

7. Ngoại ngữ

- Yêu cầu: trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

- Kỹ năng: Đọc, viết, dịch./.

PHỤ LỤC SỐ 02a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM ....

 

1. Họ và tên (chữ in hoa):………………………………SBD:………………

2. Số điện thoại.......................................email.................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Nam (Nữ):…………

4. Quê quán:…………………………………………………………..….......

5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác :…………………………………........

…………………………………………………………………………….....

6. Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm ….....

                    Đại học: ................................ Chuyên ngành ..................Năm .........

Học vị (kê khai học vị cao nhất): ............................... Năm:................

Học hàm: ......................................................................Năm ........

7. Thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán (kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán):

Từ tháng……/…

đến tháng…/…

Tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc

Bộ phận làm việc

Chức danh, công việc

Số tháng thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

x

x

x

 

8. Đăng ký dự thi:


       (1) Lần đầu                       (2) Năm thứ 2                       (3) Năm thứ 3

 

9. Đánh dấu nhân (x) môn thi đăng ký dự thi vào biểu sau:

 

Môn thi

Đăng ký dự

thi kỳ thi

Năm….

Điểm các môn thi đã dự thi

 

Ghi chú

 

 

Năm….

Năm ….

 

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

 

 

 

 

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 

 

 

 

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

 

 

 

 

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

 

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác           

             hoặc UBND địa phương nơi cư trú                          Ngày …… tháng ……năm….

       Người đăng ký dự thi

(Ký, họ tên)

  

PHỤ LỤC SỐ 02b

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

 

KIỂM TOÁN VIÊN NĂM.....

 

1. Họ và tên (chữ in hoa):...……………………………SBD:…………...........

2. Số điện thoại.......................................email...................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………… Nam (Nữ):………....

4. Quê quán:………………………………………………………..……..........

5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác:…………………………………………

............................................................................................................................

6. Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm ….....

                    Đại học: ................................Chuyên ngành ..................Năm .........

Học vị (kê khai học vị cao nhất): ............................... Năm:................

Học hàm: ......................................................................Năm ........

7. Thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán (kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán):

Từ tháng……/…

đến tháng…/…

Tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc

Bộ phận làm việc

Chức danh, công việc

Số tháng thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

x

x

x

 

8. Đăng ký dự thi:

(1) Lần đầu                           (2) Năm thứ 2                          (3) Năm thứ 3
(4) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán, thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ KTV

9. Đánh dấu nhân (x) môn thi đăng ký dự thi vào biểu sau:

 

Môn thi

Đăng ký dự thi kỳ thi năm…

Điểm các môn thi đã dự thi

Ghi chú

 

Năm ….

Năm…..

 

1. Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp

 

 

 

 

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 

 

 

 

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

 

 

 

 

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

 

 

 

 

5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

 

 

 

 

6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

 

 

 

 

7. Ngoại ngữ:

 

 

 

 

- Tiếng Anh

 

 

 

 

- Tiếng Nga

 

 

 

 

- Tiếng Pháp

 

 

 

 

- Tiếng Trung

 

 

 

 

- Tiếng Đức

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác

     hoặc UBND địa phương nơi cư trú                             Ngày ... tháng ... năm ….

Người đăng ký dự thi

(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 02c

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 
   

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI SÁT HẠCH NĂM....

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KTV NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề

năm ....

1. Họ và tên (chữ in hoa): .......................................................... SBD .......................

2. Số điện thoại…………………………..email…………………………………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................... Nam/Nữ .................

4. Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài): ..........................................

5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác:..........................................................................

……………………………………………………………………………………….

6. Trình độ chuyên môn:

     Tốt nghiệp: Đại học: ............................... Chuyên ngành ...................Năm ….....

                Đại học: ................................ Chuyên ngành ..................Năm .........

     Học vị (kê khai học vị cao nhất): .................. Năm:................

     Học hàm: .....................................................   Năm ...............

7. Chứng chỉ KTV nước ngoài:

Tên chứng chỉ: ....................................................................Viết tắt........................

Số: ................ ngày: .................... Tổ chức cấp: .....................................................



Tổ chức cấp chứng chỉ có là thành viên của IFAC không? Có                 Không   

    Tham dự và đạt yêu cầu 2 môn thi (môn Luật doanh nghiệp và kinh doanh và môn Thuế) theo chương trình thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh  (ACCA)



                        Có                                         Không 

 

8. Đăng ký dự thi tại:                Hà Nội                            TP Hồ Chí Minh



    Đăng ký dự thi:                Kiểm toán viên             Kế toán viên hành nghề

9. Quá trình làm việc:

Thời gian từ ... đến ...

Công việc - Chức vụ

Nơi làm việc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

…...., ngày ... tháng ... năm ....

Xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác

 

Người đăng ký dự thi

hoặc UBND địa phương nơi cư trú

 

(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 03a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐIỂM THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM ……...(*)

 

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

CHỨNG NHẬN:

  1. Ông/Bà: …………………………………………………………........
  2. Năm sinh: ………………………. Số báo danh: …………………….
  3. Nơi làm việc: ……………………………………………………........
  4. Đã tham dự và đạt điểm thi các môn thi như sau:

 

Môn thi

    Điểm thi

Bằng số

Bằng chữ

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

 

 

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 

 

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

 

 

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

 

 

Cộng:

 

 

Giấy chứng nhận điểm thi là căn cứ để xét các thí sinh đạt yêu cầu thi và là căn cứ để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu thi.

 

TM. HỘI ĐỒNG THI

 

CHỦ TỊCH

PHỤ LỤC SỐ 03b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐIỂM THI KIỂM TOÁN VIÊN NĂM ……...(*)

 

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

CHỨNG NHẬN:

  1. Ông/Bà: …………………………………………………………........
  2. Năm sinh: ………………………. Số báo danh: …………………….
  3. Nơi làm việc: ……………………………………………………........
  4. Đã tham dự và đạt điểm thi các môn thi như sau:

Môn thi

Điểm thi

Bằng số

Bằng chữ

1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

 

 

2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 

 

3. Thuế và quản lý thuế nâng cao

 

 

4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

 

 

5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

 

 

6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

 

 

Cộng:

 

 

7. Ngoại ngữ

 

 

Giấy chứng nhận điểm thi là căn cứ để xét các thí sinh đạt yêu cầu thi và là căn cứ để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu thi.

 

TM. HỘI ĐỒNG THI

 

CHỦ TỊCH

PHỤ LỤC SỐ 03c

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI SÁT HẠCH
NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
NĂM ……...(*)

 

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

CHỨNG NHẬN:

 

  1. Ông/Bà: …………………………………………………………..........
  2. Năm sinh: ………………………. ……………………………………..
  3. Quốc tịch:……………………………………………………………….
  4. Số báo danh: ……………………………………………………………
  5. Nơi làm việc: ……………………………………………………...........
  6. Điểm thi sát hạch………. Bằng chữ……………………………………

 

TM. HỘI ĐỒNG THI

 

CHỦ TỊCH

 

PHỤ LỤC SỐ 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

MINISTRY OF FINANCE

--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------

 

 

CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN

 

 

AUDITOR'S CERTIFICATE

 

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Minister of finance

 

 

 

 

Cấp cho ông (Bà)/ Hereby certifies that Mr/Mrs:

 

 

………………………………………………………

 

 

Năm sinh/Date of birth:………………………………

 

 

Quê quán (Quốc tịch)/Nationality……………………

 

 

Đạt kết quả kỳ thi Kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức tháng … năm …

Has passed the Auditor's Certificate (AC) examination organised by the Ministry of Finance on ……………..

 

 

 

 

  Hà Nội, ngày … tháng … năm …

 

Số chứng chỉ KTV/AC No.:

…………………./KTV

Chữ ký KTV/Auditor's signature

   KT. BỘ TRƯỞNG/MINISTER

THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER

(Ký‎‎, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 


 

PHỤ LỤC SỐ 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

MINISTRY OF FINANCE

-----------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------------

 

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

ACCOUNTING PRACTICE CERTIFICATE

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Minister of Finance

 

 

 

Cấp cho Ông (Bà)/ Hereby certifies that Mr/Mrs:

 

………………………………………………………

 

Năm sinh/Date of birth:……………………………

 

Quê quán (Quốc tịch)/Nationality…………………

 

Đạt kết quả kỳ thi Kế toán viên hành nghề do Bộ Tài chính tổ chức tháng … năm …

Has passed the Accounting practice’s Certificate (APC) examination organised by the Ministry of Finance on ………

 

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Số chứng chỉ HNKT/APC No.: ……………………/KET

Chữ ký/Accountant’s signature:

 

KT. BỘ TRƯỞNG/MINISTER

THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER

(Ký‎‎, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

 

PHỤ LỤC SỐ 06

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

GIẤY XÁC NHẬN

THỜI GIAN THỰC TẾ LÀM TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

 

Kính gửi :  (Tên cơ quan, đơn vị nơi đã công tác)........................................

                  (Địa chỉ cơ quan, đơn vị)............................................................

1. Họ và tên:………………………………………………………………………

2. Năm sinh: ...................................................................................................................

3. Giấy Chứng minh nhân dân số: .............  cấp ngày: ………… Nơi cấp: .............

4. Đăng ký thường trú tại: ............................................................................................

5. Nơi ở hiện nay: ..........................................................................................................

6. Đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xác nhận về quá trình thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán tại cơ quan, đơn vị như sau:

Thời gian

Từ …...  đến …..

Bộ phận làm việc

Chức danh, công việc

Số tháng thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Xác nhận nội dung kê khai về quá trình công tác thực tế  của Anh/Chị ......................................... nêu trên là đúng sự thật.

(Ký, ghi rõ họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan, đơn vị xác nhận và đóng dấu)

......, ngày .... tháng.....năm …

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ có thẩm quyền xác nhận thông tin của cá nhân trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị đó.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 129/2012/TT-BTC

Hanoi, August 09, 2012

 

CIRCULAR

ON THE EXAMS FOR AND ISSUANCE OF THE AUDIT PRACTITIONER CERTIFICATES  AND ACCOUNTING PRACTITIONER CERTIFICATES

 

Pursuant to the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 on June 17, 2003;

Pursuant to the Law on Independent audit  No. 67/2011/QH12 on March 29, 2011;

Pursuant to the Government s Decree No. 129/2004/NĐ-CP on May 31, 2004 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Accounting applicable to business;

Pursuant to the Government s Decree No.17/2012/NĐ-CP on March 13, 2012detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Independent audit;

Pursuant to the Government s Decree No. 118/2008/NĐ-CP of November 27, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director of the Department of Accounting and Audit Regulation

The Minister of Finance promulgates the the Circular on the exams for and issuance of the Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular specifies the exams for and issuance of the Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates in accordance with Point c Clause 2 Article 11 of the Law on Independent audit, and Article 57 of the Law on Accounting.

Article 2. Subjects of application

1. The candidates are specified in Article 3 of this Circular.

2. The State’s auditor and accountant examination board (hereinafter referred to as the Board of examiners)

3. Professional organizations of accounting and audit.

4. Other organizations and individuals related to the exams for and issuance of the Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. ORGANIZING EXAMS

Article 3. Candidates

The Vietnamese or foreigners satisfying the conditions taking exams prescribed in Article 4 of this Circular.

Article 4. Conditions taking exams

1. The candidates for Accounting practitioner certificates must satisfy the following conditions:

a) Professionally ethical, honest, upright, and law-abiding;

b) Having Bachelor’s Degrees or above in finance, accounting, or audit;

c) Having worked in finance, accounting, or audit for at least 60 months as from the month of graduation written on the higher education graduation decision at the time of exam registration;

d) Completely submitting the exam application and fee as prescribed;

dd) Not being the subjects specified in Clause 1 and Clause 2 Article 51 of the Law on Accounting.

2. The candidates for Audit practitioner certificates must satisfy the following conditions:

a) Professionally ethical, honest, upright, and law-abiding;

b) Having the Bachelor’s degree or higher in finance, banking, accounting, audit; or having the Bachelor’s degree in other professions, and the number of credits (or sessions) of the subject of the following subjects: finance, accounting, audit, financial analysis, taxation, must account for at least over 7% of the total course credits; or having the Bachelor’s degree in other profession, and the certificate or qualification in the courses issued by the professional organizations of accounting and audit, that comply with the Article 9 of this Circular;

c) Having worked in finance or accounting for at least 60 months from the month of graduation written on the higher education graduation decision at the time of exam registration; or having worked as an audit assistant in an audit enterprise for at least 48 months from the month of graduation written on the higher education graduation decision at the time of exam registration

d) Completely and correctly submit the exam application and fee as prescribed.

Article 5. Exam application

1. For candidates for the first Audit practitioner certificate or Accounting practitioner certificate, the exam application includes:

a) The exam registration sheet certified by the unit for which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives, with a sealed 3x4 picture taken within 6 previous months under the form in Annex No. 02a or Annex No. 02b promulgated together with this Circular, enclosed with the certification on the practical duration of work in finance, accounting, or audit, signed by the legal representative, and sealed by the unit under the form in Annex No. 06 promulgated together with this Circular;

b) The authenticated copy of the ID card or passport;

c) The resumé certified by the unit for which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives;

d) The copy of the certificate or qualification for candidates for Accounting practitioner certificate prescribed in Point b Clause 1 Article 4, and candidates for Audit practitioner certificate prescribed in Point b Clause 2 Article 4 of this Circular, certified by the issuing organization or notarization agency. The Bachelor’s degree in other professions must be enclosed with the authenticated transcript specifying the number of credits (or sessions) of every subject. The master’s or PhD degree must be enclosed the authenticated transcript of the master’s or PhD course, specifying the profession;

dd) 3 color pictures 3x4 taken within the previous 6 months. The 02 envelops must have stamps and specify the full name, the address of the receiver.

2. For candidates applying for the test on failed subjects or tests on the remaining subjects to earn the total credits specified in Clause 4 Article 18 of this Circular, the exam application includes:

a) The exam registration sheet certified by the unit in which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives, with a sealed 3x4 picture taken within 6 previous months under the form in Annex No. 02a or Annex No. 02b promulgated together with this Circular;

b) The copy of the mark certificate of the previous exams notified by the Board of examiners;

c) The pictures and envelop as specified in Point dd Clause 1 this Article.

3. For people having Accounting practitioner certificates wishing to take Audit practitioner certificates, the exam application includes:

a) The exam registration sheet certified by the unit in which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives, with a sealed 3x4 picture taken within 6 previous months under the form in Annex No. 02b promulgated together with this Circular;

b) The authenticated copy of the ID card or passport;

c) The resumé certified by the unit for which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives;

d) The authenticated copy of the Accounting practitioner certificate;

dd) The picutres and envelop as specified in Point dd Clause 1 this Article.

4. The exam applications are uniformly issued by the Board of examiners. The candidates must submit the applications to the Board of examiners or the unit authorized by the Board of examiners within the period notified by the Board of examiners.

5. The exam applications are only received by the receiving unit when the candidates have completely submit the papers and exam fee.

6. The exam fee shall be return to people ineligible for taking exams, or to people requesting permission to not take the exams, within 10 days as from the date of announcing the list of eligible candidates makde by the Board of examiners.

Article 6. Exam contents

1. Candidates for Accounting practitioner certificates must take the tests on the following subjects:

(1) Economic law and the Law on Enterprise;

(2) Advanced finance and financial management;

(3) Advanced tax and tax administration;

(4) Advanced administrative accounting, financial accounting;

2. Candidates for Audit practitioner certificates must take the tests on the following subjects:

(1) Economic law and the Law on Enterprise;

(2) Advanced finance and financial management;

(3) Advanced tax and tax administration;

(4) Advanced administrative accounting, financial accounting;

(5) Advanced audit and guarantee services;

(6) Advanced financial analysis;

(7) C-level qualification in one of the following foreign languages: English, Russian, French, Chinese, German.

3. People having Accounting practitioner certificates applying for Audit practitioner certificates must take the tests on the following subjects:

(1) Advanced audit and guarantee services;

(2) Advanced financial analysis;

(3) C-level qualification in one of the following foreign languages: English, Russian, French, Chinese, German.

4. Each test includes the theory and the application exercises specified in Annex 01 of this Circular. The Ministry of Finance shall compile, update and publicize the program, contents and materials for the preparation of the exams for Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates.

5. Candidates for first Accounting practitioner certificates must take the tests on at least 02 subjects specified in Clause 1 this Article.

Candidates for first Audit practitioner certificates must take the test on at least 04 subjects specified in Clause 2 this Article.

Article 7. Exam format

For each subject specified in Clause 1,Clause 2, Clause 2 Article 6 of this Circular (except the foreign language subject), the candidate must take a writing test in 180 miutes. For foreign language subject, the candidate must take a writing test in 120 minutes.

Article 8. Organizing exams

1. The the Board of examiners shall organize at least one exam every year in quarter III or IV. The Board of examiners must announce on means of mass media about the conditions, standards, time, places, and other necessary information related to the exam at least 60 days before the exam.

2. Within 20 days after the end of the exam, the Board of examiners must announce and notify the exam results of every subject to the candidates. The President of the Board of examiners shall make decision on the extension of such period, but must not exceed 30 days

Article 9. Certificate and qualifications issued by professional organizations of accounting and audit.

Certificates and qualifications issued by professional organizations of accounting and audit are recognized as prescribed in Point b Clause 2 Article 4 of this Circular if all the following conditions are satisfied:

1. The professional organizations of accounting and audit that issue certificates and qualifications must be members of the International Federation of Accountants (IFAC) that have established representative offices or branches in Vietnam.

2. International professional organizations of accounting and audit must sign the agreement on the cooperation exams for professional Audit practitioner certificates with the Ministry of Finance of Vietnam.

3. The number of credits (or sessions) of finance, accounting, credit program and content of courses must be 500 – 600 sessions.

4. The courses, exams and certificates or qualifications issued to the students after completing the courses must be uniform in every nation where such International professional organizations of accounting and audit establish their representative offices or branches.

Section 2. ORGANIZING TESTS FOR PEOPLE HAVING FOREIGN AUDIT PRACTITIONER CERTIFICATES OR ACCOUNTING EXPERT CERTIFICATES

Article 10. Conditions for taking tests and test contents

1. People having Accounting expert certificates or Audit practitioner certificates, issued by foreign professional organizations that are accredited by the Ministry of Finance of Vietnam, wishing to be issued with Audit practitioner certificates or Accounting practitioner certificates of Vietnam must take the test on Vietnam’s laws.

If the Audit practitioner certificates or Accounting practitioner certificates are issued by competent State agencies (not professional organizations), the candidates must be official members of professional organizations of accounting or audit, and such professional organizations must be members of IFAC.  The courses and exams for Accounting expert certificates or Audit practitioner certificates must be equivalent to or higher than that specified in Article 6 of this Circular.

2. Foreign professional organizations accredited by the Ministry of Finance of Vietnam must satisfy the following conditions:

a) Being members of IFAC;

b) Having the courses and exams for Accounting expert certificates or Audit practitioner certificates equivalent to or higher than that specified in Article 6 of this Circular.

3. Foreign professional organizations of which the Accounting expert certificates or Audit practitioner certificates are recognized by the Ministry of Finance of Vietnam include:

a) The Association of Chartered Certified Accountants (ACCA);

b)Certified Practicing Accountants Austratlia (CPA Australia).

4. Foreign professional organizations not being listed in Clause 3 this Article shall have their Accounting expert certificates and Audit practitioner certificates accredited by the Ministry of Finance of Vietnam when the conditions specified in Clause 2 this Article are satisfied.

5. The test for Audit practitioner certificates includes the following subjects:

(1) Economic law and the Law on Enterprise;

(2) Advanced finance and financial management;

(3) Advanced tax and tax administration;

(4) Advanced administrative accounting, financial accounting;

(5) Advanced audit and guarantee services;

6. The test for Accounting practitioner certificates includes the subjects (1), (2), (3) and (4) specified in Clause 5 this Article.

7. The contents and requirements of each test are specified in Annex 01.

8. Eligible people prescribed in Clause 1 this Article that have taken and passed the cooperation exams held in cooperation by the Ministry of Finance of Vietnam and ACCA shall be exempted from subjects (1) and (3) specified in Clause 3 this Article.

9. The language used in the test is Vietnamese.

10. The test duration is 180 minutes for 05 subjects. The test duration is 145 minutes for 04 subjects. The test duration is 110 minutes for 03 subjects.

Article 11. The application for test

1. The application for test includes:

a) The examination registration sheet certified by the unit in which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives, with a sealed 3x4 picture taken within 6 previous months under the form in Annex No. 02c promulgated together with this Circular;

b) The authenticated Vietnamese translation and copy of the foreign Audit practitioner certificate or Accounting expert certificate;

c) The materials (including authenticated Vietnamese translation if the materials are made in foreign language) proving the official membership of a professional organization;

d) 03 color pictures 3x4 taken within the previous 6 months, and 02 envelops having stamps and specifying the full name, the address of the receiver.

dd) The authenticated copy of the ID card or passport;

e) The resumé certified by the unit for which the candidate works, or the People’s Committee of the locality where the candidate lives;

g) Materials proving the fulfillment of the conditions specified in Clause 2 Article 10, applicable to foreign professional organizations being the subjects prescribed in Clause 4 Article 10.

2. The examination dossiers are uniformly issued by the Board of examiners. The candidates must submit the application to the Board of examiners at least 30 days prior to the date of exam.

Article 12. Test results

1. The tests are marked on the scale from 1 to 100.

2. The test for Audit practitioner certificate is considered passed if it is given at least 70 marks, or at least 42 marks for people exempted from subject (1) and (3), or at least 56 marks for people exempted from subject (1) or subject (3). The test for Accounting practitioner certificate is considered passed if it is given at least 56 marks. The results shall be notified to each candidate.

3. People that pass the tests shall be issued with the Audit practitioner certificate or Accounting practitioner certificate by the Ministry of Finance.

4. Other provisions are implemented in accordance with this Circular.

Section 3. THE STATE’S AUDITOR AND ACCOUNTANT EXAMINATION BOARD

Article 13. The State’s auditor and accountant examination board (the Board of examiners)

1. The Board of examiners is established by the Minister of Finance at the proposal of the Director of the Department of Audit and Accounting Regulation, and the Director of the Department of  Officer Organization.

2. The the Board of examiners shall hold the exams for auditors and accountants as prescribed by the Ministry of Finance.In each exam, the President of the Board of examiners shall establish the Exam development board, Invigilation board, the Grading board, Grade review board (if necessary).

Article 14. The composition of the Board of examiners

1. The Board of examiners is established in each exam. The composition of the Board of examiners must not exceed 11 people including:

a) The President of the Board of examiners is the leader of the Ministry of Finance or the Director of a Department authorized by the Minister of Finance;

b) 04 Deputy Presidents are leaders of the Department of Audit and Accounting Regulation, the Department of Officer organization, the Professional organization of accounting, adit, among which the leader of the the Department of Audit and Accounting Regulation is the Standing Deputy President;

c) The secretary and members of the Board of examiners are representatives of units affiliated to the Ministry of Finance.

2. An individual must not participate in the Board of examiners in more than 3 consecutive exams, unless otherwise prescribed by the Minister of Finance.

3. A person must not participate in the Board of examiners and the relevant divisions of an exam if his or her father, mother, child, brother, sister, spouse takes such exam.

4. A person participating in revising or instructing the preparation for an exam must not participate in the Board of examiners, or give questions, approve questions, or grade such exam (including the first grading and grade review). The members of the Board of examiners of an exam must not participate in lecturing, revising, instructing the preparation for such exam. A person that has graded the exams must not participate in the grade review.

5. The office of the Board of examiners is situated at the Department of Audit and Accounting Regulation, the Ministry of Finance.

6. The Board of examiners is assisted by the Standing team established under the decision made by the Director of the Department of Audit and Accounting Regulation, and the Director of the Department of Officer Organization. The Standing team must not exceed 9 people.

7. The functions and tasks of the devisions established and opearated by the Board of examiners including the Standing team, the Exam development board, the Invigilation board, the Grading board, the Grade review board as prescribed by the Ministry of Finance.

Article 15. The working regime of the Board of examiners

1. The Board of examiners works under the collective regime. The decisions made by the Board of examiners are passed when at least two third (2/3) of the members of the Board of examiners approve.

2. The Board of examiners may use the the Ministry of Finance’s seal during their operation.

3. The Board of examiners may hold meetings and activities within the scope of their tasks and authority during office hours. The members of the Board of examiners shall receive remuneration extracted from the test fee, approved by the Ministry of Finance.

4. The agenda and contents of the meeting must be notified in writing to the members 5 days  prior to the meeting.

Article 16. Responsibility and authority of the Board of examiners

1. Publicly notifying the exam plan on means of mass media.

2. Receiving, checking the applications, making and approving the list of candidates.

3. Developing the questions and answers.

4. Organzing invigilation and grading.

5. Summarizing and submitting the exam results of each exam to the Ministry of Finance for approval.

6. Announcing the exam results and notifying the grade to each candidates under the results approved by the Ministry of Finance.

7.Organizing grade reviews on the candidates’ request.

8.Preserving, storing the questionsheets, answer sheets,and materials related to the exam until they are handed over as prescribed by the Ministry of Finance.

9.Suggesting or participating in the completion of the exam and issue of Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates when being requested.

Article 17. Tasks and authority of members the Board of examiners

1.The President of the Board of examiners:

a) Organizing the implementation of the responsibility and authority of the Board of examiners prescribed in this Circular;

b) Assigning tasks to the Deputy Presidents and members of the Board of examiners;

c) Makding decisions on the establishment of the Exam develoment board, the Grading board, and the Grade review board;

d) Organizing the making of questions and answers, the selection of questions and answers under the prescribed program; protecting the confidentiality of the questions and answers; inviting exam opponents if necessary;

dd) Sending reports on the exam results to the Minister of Finance;

e) Authorizing the Standing Deputy President of the Board of examiners to operate the the Board of examiners when the President is absent.

2. The Standing Deputy President of the Board of examiners:operating the Board of examiners under the assignment from the President of the Board of examiners.

3.Deputy Presidents and members of the Board of examiners: performing the tasks assigned by the President of the Board of examiners.

4.The secretary of the Board of examiners:

a) Organizing the reception of candidates’ applications, submiting the list of candidates to the Board of examiners for approval;

b) Preparing the necessary documents and making the Board of examiners meeting minutes;

c) Making and submiting the list of eligible and uneligible candidates to the Board of examiners for approval, and announcing the list of successful candidates on the website of the Ministry of Finance;

d) Collecting and submitting the disciplinary records to the Board of examiners for consideration;

dd) Performing other tasks assigned by the President of the Board of examiners.

Section 4. EXAM RESULTS, RECORD RETENTION, APPROVAL, AND EXAM RESULT CANCELLATION

Article 18. Exam results, record retention, exam passing

1. A test is considered passed when it is geven at least 5 marks on the scale of 1 to 10, and at least 50 marks on the scale from 1 to 100 (for foreign language subjects).

2. Record retention:

The results of passed tests are retained for 3 years as from the first exam (for the whole year). Example: for the candidates in 2012, the record shall be retained in 2012, 2013, 2014.

During the retention, the candidate may take the tests on the remaining subjects or retake the failed tests, or take improvement tests as prescribed in Clause 3 this Article. Each exam must not be taken more than 3 times (including the first time).

3. Improvement exams: the candidates that pass the tests prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 6 (excep for foreign language subjects), but the requirement prescribed in Clause 4 this Article is not satisfy, may apply for taking the improvement test 3 times as prescribed in Clause 2 this Article. The highest grade of the tests taken shall be counted.

4. Passing exams:

a) For exams for Accounting practitioner certificates: the candidates that pass all 4 subjects prescribed in Clause 1 Article 6, and the total mark is 25 or more, are considered passed;

a) For exams for Audit practitioner certificates: the candidates that pass all 7 subjects prescribed in Clause 2 Article 6, and the total mark (except of foreign language subjects) is 38 or more, are considered passed;

a) For people having Audit practitioner certificates taking exams for Audit practitioner certificates: the candidates that pass all 3 subjects prescribed in Clause 3 Article 6, and the total mark (except of foreign language subjects) is 12,5 or more, are considered passed;

5. The candidates that satisfy the requirements prescribed in Point a Clause 4 this Article shall be issued with the Accounting practitioner certificates, the candidates that satisfy the requirements prescribed in Point b or Point c Clause 4 this Article shall be issued with the Audit practitioner certificates.

Article 19. Exam result approval

1. Based on the exam results, the Board of examiners shall make and send the list of results of each subject to the Ministry of Finance for approval.

2. Within 15 days as from announcing the exam results, the candidates are entitled to send the application for grade review to the President of the Board of examiners. If the grade is reviewed, the new grade shall apply.

Article 20. Exam result cancellation

1. The test results of all subjects shall be voided in the following cases:

a) The record retention period has expired and the candidate is not able to achieve the minimum total mark prescribed in Clause 4 Article 18 of this Circular;

b) One of the subjects is still failed after having taken the test 3 times as prescribed in Clause 1 Article 18 of this Circular.

2. The candidate of whom the exam results are voided must retake the tests on all subjects specified in Clause 1, Clause 2, or Clause 3 Article 6 of this Circular.

Article 21. Grade certificates

Based on the exam results approved by the Ministry of Finance, the President of the Board of examiners shall issue the grade certificates to all candidates (Annex No. 03a, Annex No. 03b, Annex No. 03c). The grade certificate is the basis for making the application for taking residual tests, retaking failed tests, or taking improvement tests (for cadidates that have not taken enough exams or has not passed all the exams).

Section 5. ISSUING AUDIT PRACTITIONER CERTIFICATES OR ACCOUNTING PRACTITIONER CERTIFICATES

Article 22. Issuing audit practitioner certificates or accounting practitioner certificates

1. Within 45 days as from having the exam results, the Ministry of Finance shall issue the Audit practitioner certificates or Accounting practitioner certificates to candidates that pass the exams.

2. The Audit practitioner certificate (Annex No. 04) or Accounting practitioner certificate (Annex No. 05) shal lbe given directly to the candidates or their representatives; lost certificates shall not be reissued.

3. Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates are legally valid for applying for practicing accounting and audit as prescribed by current law provisions on audit and accounting practice.

4. The fee for issuing audit and accounting practitioner certificates must comply with the Ministry of Finance’s provisions.

Section 6. HANDLING VIOLATIONS

Article 23. Handling violations commited by exam organizers

1. The violations commited by exam organizers include:

a) Taking prohibited materials and items to the exam development area, to exam rooms or grading rooms;

b) Bing irresponsible during the exam preparation that affect the exam results;

c) Falsifying the candidates’ records;

d) Directly doing the test for candidates during the exams;

dd) Revealing the nominal number of answer sheets

e) Swapping answer sheets, nominal numbers or candidates’ grades;

g) Losing the answer sheets when collecting, transporting, preserving, or grading the answer sheets;

h) Fixing, or changing the answer sheets;

i) Fixing the grade on the answer sheets, or on the grading record, or on the grade table;

k) Revealing the questions and answers; trading questions and answers;

l) Taking the question sheets outside the exam area, or taking the answers into the exam area during the exam;

m) Systematically cheating.

2. The exam organizers that commit the violations prescribed in Clause 1 this Article shall be suspended by the Board of examiners from participating in the exam organization right after the violation is detected, and might be subject to the disciplinary action taken by officer organization agencies as prescribed by relevant law provisions, and might be discharged from the tasks related to the Board of examiners for 1 – 5 years.

Article 24. Handling violations committed by candidates

1. Candidates that discuss or exchange papers with other people for the first time shall be warned.

2. 25% of the total mark shall be subtracted if such candidates discuss or exchange papers with other people for the second time.

3. Candidates shall be suspended from the exam when committing one of the following violations:

a) Keep discussing or exchanging papers with other people after the second time.

b) Taking prohibited materials and items to the exam room as from the question sheets are handed out until the end of the test duration (whether or not they have been used);

c) Using materials, message transmitters and receivers, audio and video recorders, information storage devices that may be used to do the test in any form, inside or outside the exam room;

d) Giving to rough papers or answer sheets to other candidates, or receiving rough papers or answer sheets from other candidates;

dd) Intentionally avoiding to submit the answer sheet, taking and damaging other s answer sheets, or using other s answer sheet to submit.

4. The test from which the candidate is suspended shall be graded zero (0), and the candidate must leave the exam room immediately, submit the answer sheet and the question sheet to the invigilator, and only leave the exam area after two third (2/3) of the test duration; the remaining tests are also voided, and the entirel exam result is voided.

5. The exam result shall be voided and the candidate shall be banned from taking exams in 2 consecutive years, or shall be subject to criminal prosecution if one of the following violations is commited:

a) Assaulting inviligators, exam organizers, or other candidates;

b) Disrupting and causing disorder in the exam areas, causing damage to the exam section;

c) Making false profiles, doing the test for another person, or having the test done by another person.

6. The disciplinary actions must be notified to the candidate. If the violating candidate refuses to sign on the record, two invigilators shall sign on the record to certify the candidate’s violation. If the invigilator and the Chief of the exam center do not agree on the settlement, both persons must write their opinion on the record for sending to the Chief invigilators for decision.

Article 25. Handling violations committing while grading

1. Answer sheets suspected being marked shall be graded collectively. If there are grounds for the graders and the chief grader to conclude that it is intentionally marked by the candidate, 25% of the total mark shall be subtracted.

2. The answer sheet shall be graded zero (0) if it is done on improper papers, or written by different kinds of inks or handwritings.

3. The answer sheets crumpled by another candidate according to the invigilation record shall be graded as usual, and the exam result shall be recognized.

Article 26. Revoking Audit practitioner certificates or Accounting practitioner certificates

1. The Audit practitioner certificate or Accounting practitioner certificate shall be revoked in the following cases:

a) Incorrectly stating the work duration and work experience in the profile for the purpose of satisfying the conditions for taking exams for Audit practitioner certificates or Accounting practitioner certificates.

b) Changing, forging the qualifications and certificates for the purpose of satisfying the conditions for taking exams for Audit practitioner certificate and Accounting practitioner certificate.

c) Doing the test for another person.

d) Other cases as prescribed by law.

2. The Ministry of Finance is entitled to revoke Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates

Chapter III

ORGANIZING THE IMPLEMENTATION

Article 27. Transitional provisions

The improvement tests, the tests on residual subjects, the tests on failed subjects, the satisfactory mark, the record retention of candidates for Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates in 2011 and earlier shall comply with the exam regulation promulgated together with the Decision No. 94/2007/QĐ-BTC on November 16, 2007 of the Ministry of Finance, promulgating the Regulation on the exam and issue of Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates, and the Circular No. 171/2009/TT-BTC on August 24, 2009 of the Ministry of Finance, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on the exam and issue of Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates promulgated together with the Decision No. 94/2007/QĐ-BTC on November 16, 2007, until the end of December 31, 2013.

Article 28. Effect

This Circular takes effect on September 25, 2012 and supersedes the the Decision No. 94/2007/QĐ-BTC on November 16, 2007 of the Ministry of Finance, promulgating the Regulation on the exam and issue of Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates, and the Circular No. 171/2009/TT-BTC on August 24, 2009 of the Ministry of Finance, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on the exam and issue of Audit practitioner certificates and Accounting practitioner certificates promulgated together with the Decision No. 94/2007/QĐ-BTC on November 16, 2007.

Article 29. Organizing the implementation

The Director of the Department of Audit and Accounting Regulation, the Director of the Deparment of Officer organization, the President of the Board of examiners, Heads of relevant units are responsible for implementing this Circular./.

  

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER



Tran Xuan Ha

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 129/2012/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 22/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán, Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên

Kế toán-Kiểm toán

văn bản mới nhất