Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ

thuộc tính Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ
Cơ quan ban hành: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2020/NQ-HĐTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành:30/12/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hình sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn áp dụng quy định chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô

Ngày 31/12/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

Cụ thể, chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tôi. Trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ.

Bên cạnh đó, trong quá trình tố tụng, người phạm tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.

Ngoài ra, trường hợp vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau thì việc xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt được thực hiện như sau: Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là căn cứ xác định phạm tội 02 lần trở lên, trừ trường hợp các hành vi phạm tội bị xem xét, xử lý hình sự trong các giai đoạn là độc lập với nhau; Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo;…

Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2021.

Xem chi tiết Nghị quyết03/2020/NQ-HĐTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

Số : 03/2020/NQ-HĐTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG XÉT XỬ TỘI PHẠM THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ

_______________

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) về các tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ; xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra; xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm.
Điều 2. Về một số từ ngữ
1. “Cơ quan, tổ chức” quy định tại khoản 1 Điều 352 của Bộ luật Hình sự bao gồm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
2. “Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước”  là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 9 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
3. “Doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước” quy định tại các điều 353, 354, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
4. “Người có chức vụ” quy định tại khoản 2 Điều 352 của Bộ luật Hình sự là những người quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
5. “Do một hình thức khác” quy định tại khoản 2 Điều của 352 Bộ luật Hình sự là trường hợp không phải do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng nhưng được giao thực hiện nhiệm vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó.
Ví dụ: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia trực tại chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19.
6. “Chủ động khai báo trước khi bị phát giác” quy định tại khoản 7 Điều 364 và khoản 6 Điều 365 của Bộ luật Hình sự là trường hợp hành vi phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà mình thực hiện.
7. “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tội. Cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ đối với trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.
Đối với trường hợp trong cùng vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội khác, nhưng đã chủ động nộp lại số tài sản bằng ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 4.000.000.000 đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền 2.000.000.000 đồng. Sau khi A bị khởi tố, vợ của A đã chuyển nhượng nhà đất là tài sản riêng của mình để thay A nộp lại số tiền 3.000.000.000 đồng thì được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô.
8. “Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm”  là sau khi phạm tội tham nhũng hoặc các tội phạm khác về chức vụ, người phạm tội đã chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội...). Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.
9. “Lập công lớn”  là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.
Điều 3. Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
1. “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại điểm a khoản 1 các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.
Trường hợp người có hành vi vi phạm đã bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật, sau đó lại bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự về chính hành vi này thì việc bị xử lý kỷ luật trước đó không bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, sau đó A lại bị xem xét khởi tố về chính hành vi tham ô này thì không được áp dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” đối với A.
2. “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự là trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 của một trong các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp ngoài tiền án nêu trên, người phạm tội còn có tiền án khác thì tiền án này được sử dụng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trừ trường hợp các tiền án đều đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó.
Ví dụ: Trước khi thực hiện hành vi phạm tội nhận hối lộ số tiền là 1.500.000 đồng, A đã có 02 tiền án, trong đó tiền án thứ nhất, A bị kết án về tội tham ô tài sản với số tiền chiếm đoạt là 5.000.000 đồng; tiền án thứ hai, A bị kết án về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng. Trường hợp này, tiền án thứ hai được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội đối với tội tham ô tài sản. Đối với tiền án thứ nhất, do trước đó đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (với số tiền chiếm đoạt là 1.000.000 đồng) nên không được tiếp tục sử dụng để xác định tái phạm.
3. “Lợi ích vật chất khác” quy định tại các điều 354, 358, 364 và 366 của Bộ luật Hình sự là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.
Ví dụ: Hối lộ bằng cách tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch, ...
4. “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các điều 354, 358, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là những lợi ích không phải lợi ích vật chất.
Ví dụ: Hối lộ bằng cách tặng thưởng, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục,...
5. “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vần ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.
6. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
7. “Vụ lợi” quy định tại khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
8. “Động cơ cá nhân khác” quy định tại khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm khẳng định, củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, quyền lực của mình một cách không chính đáng.
9. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra quy định tại các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, không bao gồm tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà người phạm tội đã hoặc sẽ chiếm đoạt.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Thủ kho của Công ty B có hành vi tham ô số tiền thuốc phòng dịch trị giá 200.000.000 đồng. Do không có thuốc phòng dịch nên dẫn đến hậu quả là toàn bộ số gia cầm trị giá 10.000.000.000 đồng của Công ty B bị chết. Trong trường hợp này, phải xác định số tiền A chiếm đoạt là 200.000.000 đồng và thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội của A là 10.000. 000.000 đồng.
10. “Bí mật công tác” quy định tại Điều 361 và Điều 362 của Bộ luật Hình sự là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Điều 4. Về một số tình tiết định khung hình phạt
1. Tình tiết “dùng thủ đoạn xảo quyệt” hoặc “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự:
a) “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao đê thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
b) “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng khác để chiếm đoạt tài sản hoặc che giấu tội phạm.
2. Tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 361, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điều này từ 02 lần trở lên và mỗi hành vi đều cấu thành tội phạm, nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Ngày 15-8-2018, Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 10.000.000 đồng. Ngày 25-9-2019, A lại có hành vi tham ô số tiền 20.000.000 đồng. Các hành vi phạm tội của A đều chưa bị xử lý hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản và bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 353 của Bộ luật Hình sự.
3. Tình tiết “ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau:
a) Làm mất hoặc giảm sút thu nhập thường xuyên, thu nhập tăng thêm hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
b) Gây khiếu nại, tố cáo bức xúc, làm mất đoàn kết, mất niềm tin trong nội bộ cơ quan, tổ chức ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
4. Tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” quy định tại khoản 3 các điều 353, 355 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau:
a) Gây khiếu kiện đông người, biểu tình, gây rối để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;
b) Gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân;
c) Gây khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ: Nguyễn Văn A tham ô tiền hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế dẫn đến Ủy ban nhân dân xã B gặp khó khăn trong việc triển khai chính sách xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ
1. Việc xử lý tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
3. Xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
b) Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm;
c) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;
d) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.
Điều 6. Xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án
Trường hợp vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) thì việc xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt được thực hiện như sau:
1. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là căn cứ xác định “phạm tội 02 lần trở lên”, trừ trường hợp các hành vi phạm tội bị xem xét, xử lý hình sự trong các giai đoạn là độc lập với nhau;
2. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo, nếu họ có đủ các điều kiện khác đổ được hưởng án treo;
3. Việc quyết định hình phạt trong từng bản án, quyết định phải bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của các bản án không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại do tội phạm gây ra.
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ. Do bước đầu chỉ chứng minh được A gây thiệt hại tài sản trị giá 100.000.000 đồng nên cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết định tách thành 02 vụ án, xử lý trước đối với A về hành vi gây thiệt hại số tiền 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó ở giai đoạn 2 cơ quan tiến hành tố tụng lại chứng minh được hành vi của A còn gây thiệt hại tài sản trị giá 350.000.000 đồng. Tại giai đoạn 1, Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Hình sự kết án A 05 năm tù về tội lạm quyền trong thi hành công vụ. Khi xét xử vụ án ở giai đoạn 2, A tiếp tục bị truy tố theo khoản 2 Điều của 357 của Bộ luật Hình sự, để bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của cả 02 bản án không vượt quá mức cao nhất của khoản này thì Tòa án chỉ được quyết định hình phạt không quá 05 năm tù đối với A.
Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền
Trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tương ứng quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 5.000.000.000 đồng, sau đó A dùng số tiền này đầu tư, kinh doanh bất động sản để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền đã tham ô. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự vê tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 và tội rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự
1. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, nhưng mỗi lần trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ, gây thiệt hại về tài sản dưới mức tối thiểu quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật, nếu tống trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản chiếm đoạt tài sản, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại.
Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 15-9-2019, A tiếp tục nhận hối lộ số tiền 2.500.000 đồng; ngày 30-12-2019, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 4.500.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Các hành vi này của A đều chưa bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. Trường hợp này, tổng số tiền nhận hối lộ của A được xác định là 8.500.000 đồng nên A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tặng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
a) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại thuộc khoản 2 của điều luật tương ứng thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên”.
Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 50.000.000 đồng; ngày 30-6-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 100.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng 02 tình tiết tăng nặng định khung là: “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” và “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.
b) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.
Ví dụ: Ngày 11-3-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 400.000. 000 đồng; ngày 30-7-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 200.000. 000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng tình tiết tặng nặng định khung hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 354 và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội vừa chiếm đoạt tài sản, nhận của hối lộ vừa gây thiệt hại về tài sản
Trường hợp người phạm tội vừa chiếm đoạt tài sản, nhận của hối lộ, vừa gây thiệt hại về tài sản mà trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ và trị giá tài sản thiệt hại thuộc các điểm trong cùng một khung hình phạt thì truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo các điểm tương ứng của khung hình phạt đó. Trường hợp trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ và trị giá tài sản thiệt hại thuộc các khung hình phạt khác nhau thì truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khung hình phạt cao hơn.
Điều 10. Xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra
1. Trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ xử lý hình sự được xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm thực hiện liên tục, kéo dài thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm kết thúc hành vi phạm tội. Đối với trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng bị phát hiện, ngăn chặn thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện, ngăn chặn.
2. Thiệt hại tài sản làm căn cứ để xử lý hình sự tùy từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Trường hợp thiệt hại xảy ra tại thời điểm tội phạm được thực hiện thì thiệt hại được xác định tại thời điểm này; đối với tội phạm liên tục, kéo dài thì thiệt hại được xác định tại thời điểm tội phạm được phát hiện ngăn chặn hoặc tội phạm kết thúc.
b) Trường hợp thiệt hại xảy ra hoặc kéo dài sau khi tội phạm được thực hiện hoặc sau khi tội phạm đã kết thúc thì thiệt hại được xác định tại thời điểm thiệt hại được ngăn chặn.
c) Trường hợp không thể xác định được thiệt hại theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này thì thiệt hại được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án.
3. Việc xem xét trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 11. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải xem xét áp dụng ngay biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội nếu các tài sản này chưa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Tòa án xem xét, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc buộc trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật đối với tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, bao gồm:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Tiền, tài sản bị chiếm đoạt;
c) Của hối lộ;
d) Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
đ) Khoản thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội;
e) Lợi nhuận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có;
g) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản thuộc trường hợp bị tịch thu sung ngân sách nhà nước không còn tại thời điểm giải quyết vụ án thì Tòa án quyết định tịch thu trị giá tài sản theo kết luận định giá của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp tài sản có nguồn gốc từ tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ đã được nhập vào khối tài sản thuộc sở hữu chung thì Tòa án chỉ tịch thu hoặc buộc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đối với phần tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. Lợi nhuận thu được từ khối tài sản chung này cùng được chia theo tỷ lệ để tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 30 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE COUNCIL OF JUSTICES
OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT

-------

No. 03/2020/NQ-HDTP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, December 30, 2020

 

 

RESOLUTION
ON GUIDELINES FOR APPLICATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE PENAL CODE IN TRIAL OF CORRUPTION AND OTHER POSITION-RELATED OFFENSES

 

THE COUNCIL OF JUSTICES OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT 

 

Pursuant to the Law on Organization of People's Courts dated November 24, 2014;

In order to apply properly and consistently a number of provisions of the Penal Code No. 100/2015/QH13, which are amended and supplemented under Law No. 12/2017/QH14 in the trial of corruption and other position-related offenses;

After consulting the Prosecutor General of the Supreme People's Procuracy and the Minister of Justice.

 

RESOLVES:

 

Article 1. Scope of regulation

This Resolution guides the application of a number of provisions of the Penal Code No. 100/2015/QH13, which are amended and supplemented under Law No. 12/2017/QH14 (hereinafter referred to as the Penal Code) on corruption crimes and other position-related offenses; the valuation of appropriated properties and damages caused by corruption crimes or other position-related offenses; the handling of exhibits and money directly related to such crimes.

Article 2. A number of terms

1. “Agencies and organizations” mentioned in Clause 1, Article 352 of the Penal Code include State agencies, organizations, and units as well as non-state enterprises and organizations.

2. “State agencies, organizations and units” mean agencies, organizations and units defined in Clause 9, Article 3 of the Law on Anti-Corruption, including: State agencies, political organizations, socio-political organizations, units of the People's Armed Forces, public service providers, State-run enterprises and other organizations and units which are established by the State, those whose infrastructure facilities are invested in by the State or whose operating budget is wholly or partially allocated by the State, those directly managed by the State, or those participating in the management to serve the common and essential development needs of the State and the society. 

3. “Non-state enterprises and organizations” mentioned in Articles 353, 354, 364 and 365 of the Penal Code are enterprises or organizations other than those specified in Clause 2 of this Article.

4. “Position holders” mentioned in Clause 2, Article 352 of the Penal Code means those defined in Clause 2, Article 3 of the Law on Anti-Corruption.

5. “Another form” mentioned in Clause 2, Article of the 352 Penal code means those who are assigned not through appointment, election, recruitment, contract to perform certain duties and have certain powers when performing such duties.

For example: Persons assigned by a competent agency to perform duties at the Covid-19 epidemic control points.

6. “Voluntarily report such before being detected” as mentioned in Clause 7, Article 364 and Clause 6, Article 365 of the Penal Code means the case where a person who offers a bribe or an intermediary in bribery that are not detected by a competent agency or are not denounced by anyone, but he/she voluntarily reports his/her act of bribery.

7. “Voluntarily return at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes means the case where an offender has voluntarily returned at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes after committing the crimes. It is also considered as voluntarily returning at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes in the cases where an offender after committing the crimes has influenced his/her father, mother, spouse, children, brothers, sisters, or other relatives to surrender, or do object to that his/her parents, spouse, children, brothers, sisters, or other relatives return at least three-quarters of the property embezzled, or bribes taken by him/her.

In the cases where, if in the same case, a person is examined for penal liability for many crimes, including embezzlement, bribery, or other offences, but has voluntarily returned the property equal to at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes, he/she shall be considered as voluntarily returning at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes, unless there is a clear proof that the property is derived from other offenses.

For example: Nguyen Van A embezzles VND 4,000,000,000 and abuse his position and powers to appropriate VND 2,000,000,000,000. After A is prosecuted, if A's wife has transferred her own house and land to return VND 3,000,000,000 on A's behalf, A shall be considered as voluntarily returning at least three-quarters of his embezzled property.

8. Actively cooperate with responsible agencies in detecting and investigating crimes or settling cases” means that after committing corruption or other position-related offenses, an offender actively provide valuable  information, documents and evidence for the detection, investigation and handling of crimes related to the crime he/she is accused of (such as: pointing out where important evidence is hidden thus helping responsible agencies recover such evidence; reporting and pointing out where other accomplices are hiding; testifying about new crimes and offenders related to the crime he/she is accused ofetc.). In addition to the above cases, others can possibly be considered as “actively cooperating with responsible agencies in detecting and investigating crimes or settling cases” which the Courts must clearly state in the judgments. 

9. “Perform a feat” means the case where an offender has helped procedural agencies to detect, arrest, investigate and handle crimes not related to the crime he/she is accused of; rescued other people in a dangerous situation or property valued at VND 100,000,000 or more of the State, collectives, or individuals in a natural disaster, epidemic, fire or another force majeure event; have an invention, initiative or idea of great value certified by a competent State agency. In addition to the above cases, others can possibly be considered as “performing a feat” which the Courts must clearly state in the judgments. 

Article 3. A number of circumstances as signs for determining crimes

1. Having been disciplined for this act mentioned at Point a, Clause 1 of Articles 353, 354, 355 and 358 of the Penal Code means that an offender of a criminal act, who has been previously disciplined for such act, but the statute of limitations for disciplinary action has not yet expired, is considered as having not yet been disciplined in accordance with the law provisions.

For example: Nguyen Van A has been disciplined by warning about this embezzlement of VND 500,000, but 06 months later, A embezzled another VND 1,500,000. 

In cases where a person committing a violation has been disciplined by a competent agency or organization, then examined for penal liability by a procedural agency for this act, the disciplinary action imposed previously shall not be considered as “having been disciplined for this act”.

For example: Nguyen Van A has been disciplined by a competent agency for his embezzlement of property, then he is to be prosecuted for this act of embezzlement, the circumstance of “Having been disciplined for this act” shall not be imposed to A.

2. “Having been convicted of one of the offenses prescribed in Section 1 of this Chapter and not had such conviction expunged” mentioned in Clause 1 of Articles 353, 354 and 355 of the Penal Code means that an offender has been convicted once of at least one offenses specified in Section 1, Chapter XXIII of the Penal Code and his/her criminal record have not yet been cleaned, but he/she commits one of the acts mentioned in Clause 1 of one of the Articles 353, 354 and 355 of the Penal Code.

In cases where the offender has a previous conviction for another offense in addition to the above-mentioned convictions, such conviction may be used to determine the recidivism or dangerous recidivism, unless his/her criminal records have all been used to determine the signs for determining crimes in the previous convictions.

For example: Before committing the act of taking a bribe of VND 1,500,000, A has had 02 convictions, of which the first is embezzlement of VND 5,000,000 and the second is abuse of his position and powers to appropriate VND 1,000,000. In this case, the latter shall be used to determine signs for determining his embezzlement. The former, because it has been previously used to determine signs of abuse of position and powers to appropriate property (with the appropriated amount of VND 1,000,000), shall not be used again to determine recidivism.

3. Other material benefits” mentioned in Articles 354, 358, 364 and 366 of the Penal Code means material benefits other than property specified in Article 105 of the Civil Code.

For example: Giving bribes by sponsoring abroad study, travel, etc.

4. “Non-material benefits” mentioned at Point b, Clause 1, Articles 354, 358, 364, 365 and 366 of the Penal Code means benefits other than material benefits.

For example: Giving bribes by rewarding, nominating titles and awards; electing, assigning and appointing to positions; increasing exam scores; guaranteeing the graduation, education, competence and performance abroad; offering sex as a form of bribery, etc.

5. “Abusing position and powers to appropriate property” mentioned in Clause 1, Article 355 of the Penal Code means performing duties in a field ultra vires, or without being assigned duties or authorized powers related to such field.

For example: Nguyen Van A is the Deputy Chairperson of the Provincial People's Committee. A is only assigned to be in charge of the socio-cultural field rather than land management, but A still issues a decision to recover land from Company X in order to allocate it to Company Y (which is established by the family of A). In this case, A's action is beyond his assigned responsibilities and duties.

6. “Abusing position and powers when on official duty” mentioned in Clause 1, Article 356 of the Penal Code means abusing the assigned positions and powers to act against, fail to act, or act in contravention of law provisions.

For example: Nguyen Van A, Head of the Natural Resources and Environment Division of District B, acted against his official duty and proposed the leadership of the People's Committee of District B to sign a decision to grant a land use right certificate for a land plot ineligible for the grant of land use right certificates in in accordance with the law provisions on land.

7. “For self-seeking purposes” mentioned in Clause 1, Articles 356, 357 and 359 of the Penal Code means the case where an offender abuses his/her position and powers or acts ultra vires to gain material or non-material benefits for himself/herself or for other agencies, organizations, or individuals.

8. “Other personal motives” mentioned in Clause 1, Articles 356, 357 and 359 of the Penal Code means the case where an offender abuses his/her position and powers or acts ultra vires to affirm, consolidate, or elevate his/her status, prestige and power in an improper way.

9. Damage caused by offenses mentioned in Articles 353, 354, 355 and 358 of the Penal Code means the damage that have been actually caused and has a causal relationship with the offense, excluding money, properties, or other material benefits that the offender has appropriated or will appropriate.

For example: Nguyen Van A, a storekeeper of Company B, embezzled an amount of anti-epidemic medicines worth VND 200,000,000. The lack of such anti-epidemic medicines resulted in the death of all domestic birds worth VND 10,000,000,000 of Company B. In this case, the amount of money appropriated by A is VND 200,000,000 and the actual damage caused by A's offense is VND 10,000,000,000.

10. “Work secrets” mentioned in Articles 361 and 362 of the Penal Code means work information presented in any form (for example: documents, draft documents, speeches, images, etc.) which is regulated by agencies or organizations not to be disclosed to others and is not on the list of State secrets.

Article 4. A number of circumstances used to determine penalty brackets

1. The circumstance of “employing a treacherous trick” or “employing a dangerous trick” mentioned in Clause 2 of Articles 353, 354, 355, 364 and 365 of the Penal Code:

a) “Employing a treacherous trick” means the case where an offender employs a sophisticated deception trick, use high technology to commit his/her offense, conceal other criminals, or blame others for his/her offense or an offender commits acts of destroying evidence, making it difficult to detect, investigate and handle his/her offense.

b) “Employing a dangerous trick” means the case where an offender employs a trick that could endanger the lives and health of others or cause other serious consequences in order to appropriate property or conceal criminals.

2. The circumstance of “committing the offense twice or more” mentioned in Clause 2 of Articles 353, 354, 355, 356, 357, 358, 361, 364, 365 and 366 of the Penal Code means the case where an offender has committed one of the acts specified in these articles for 02 or more times and each act constitutes a crime, but he/she has not yet been examined for penal liability and the statute of limitation has not yet expired.

For example: On August 15, 2018, Nguyen Van A embezzled VND 10,000,000. On September 25, 2019, A again embezzled VND 20,000,000.  A has not been examined for penal liability regarding such criminal acts and the statute of limitation has not yet expired. In this case, A shall be examined for penal liability for property embezzlement and subject to the circumstance of “committing the offense twice or more” in accordance with the provisions of Point c, Clause 2, Article 353 of the Penal Code.

3. The circumstance of “adversely affecting the life of cadres, civil servants, public employees and other employees of an agency or organization” mentioned at Point g, Clause 2, Article 353 of the Penal Code means one of the following cases:

a) Causing loss or decrease of regular income or legal added income of the cadres, civil servants, public employees and other employees;

b) Causing pressing complaints and denunciations, causing disunity or distrust within the agencies or organizations, affecting morale of cadres, civil servants, public employees, and other employees.

4. The circumstance of “causing adverse impacts on security or social order and safety” mentioned in Clause 3, Articles 353 and 355 of the Penal Code means one of the following cases:

a) Causing a large-scale lawsuit, demonstrating and causing security disturbance for hostile forces to take advantage of, manipulate, and incite riots against the government, distort the guidelines of the Party and policies and laws of the State;

b) Causing public confusion, panic, or anxiety;

c) Causing difficulties in implementing the guidelines of the Party and policies and laws of the State.

For example: Nguyen Van A embezzled money used for supporting the poor in economic development, which leads to difficulties for the People's Committee of Commune B in implementing the hunger eradication and poverty reduction policies in the locality.

Article 5. Principles of handling corruption and other position-related offenses

1. The handling of corruption and other position-related offenses must ensure strictness and strictly comply with the principles of the criminal and procedural law provisions.

2. In the course of the proceedings, an offender embezzling property or taking a bribe, who have voluntarily returned at least three-quarters of the embezzled property or taken bribes, and actively cooperated with responsible agencies in detecting and investigating his/her offense or settling the case, or performed a feat, shall not be applied the heaviest penalty in the penalty bracket for the crime he/she is prosecuted or adjudicated for.

3. The special leniency of penalty exoneration mentioned Article 59 of the Penal Code may be applied for offenders with at least 02 extenuating circumstances mentioned in Clause 1, Article 51 of the Penal Code or the first-time offenders who are assistants with a negligible role in accomplice cases falling into one of the following cases:

a) They commit the offences not for self-seeking purpose or another personal motive, but only because they want to innovate or make breakthroughs in the cause of socio-economic development and national defense;

b) They are in dependent relationships (such as subordinate - superior relationship, wage earners, or performing duties as directed by their superiors), not fully aware of their criminal acts, not for self-seeking purpose or another personal motive, or not benefited; or have voluntarily reported their offenses before being detected and actively cooperated with responsible agencies in detecting and investigating their offenses or settling the cases;

c) They have voluntarily reported their offenses before being detected and actively cooperated with responsible agencies, prevented or lessened harms of their offense, voluntarily returned all appropriated property, remediated all consequences and fully compensated for damage;

d) They have made honest declarations or shown their repentance after being detected, voluntarily returned all appropriated property, remediated all consequences, and fully compensated for damage caused by them.

Article 6. Considering the penal liability and deciding the penalty in case of separation of the case

In case a case is separated for handling in different stages (into multiple cases), the penal liability shall be considered and the penalty shall be decided as follows:

1. The fact that the offender has been convicted in the previous case shall not be considered as “committing the offense twice or more”, unless the offenses considered and examined for penal liability in the stages are independent of each other;

2. The fact that the offender has been convicted in the previous case shall not be considered as having a bad personal record in order not to suspend the execution of his/her sentence, if he/she meets other conditions for being entitled to suspended sentence;

3. The penalty in each judgment or decision must be decided to ensure that the aggregation of penalties of all judgments does not exceed the heaviest penalty in the penalty bracket corresponding to the total value of the appropriated property, taken bribe or damage caused by such offender.

For example: Nguyen Van A acted beyond his authority against his official duty. Initially, as A was only proved to cause property damage worth VND 100,000,000, the proceeding agency decided to split the case into two separate cases and convict A of the act of causing damage worth VND 100,000,000. However, in the second stage of the case, the proceeding agency proved that A's offense also caused property damage worth VND 350,000,000. In the first stage, the Court applied Clause 2 of Article 357 of the Penal Code and sentenced A to 5 years in prison for misfeasance while on official duty. When hearing the case in the second stage, A continues to be prosecuted under Clause 2, Article of 357 of the Penal Code. In order to ensure that the aggregation of penalties of both judgments does not exceed the heaviest penalty in the penalty bracket prescribed in this Clause, the Court shall only decide a penalty of no more than 5 years in prison for A.

Article 7. Examining for penal liability the offenders using corrupt properties to commit one of the acts of money laundering

In cases where an offender uses property gained from his/her acts of corruption to commit one of the acts of money laundering mentioned in Article 324 of the Penal Code, in addition to being examined for penal liability for the respective crimes mentioned in Chapter XXIII of the Penal Code, such offender shall be also examined for penal liability for money laundering in accordance with Article 324 of the Penal Code.

For example: Nguyen Van A embezzled VND 5,000,000,000, then A uses this money to invest and trade in real estate to hide the illegal origin of the embezzled money. In this case, A shall be examined for penal liability for embezzlement of property as specified in Article 353 and money laundering as specified in Article 324 of the Penal Code.

Article 8. Examining for penal liability the offenders committing multiple times one of the acts mentioned in Chapter XXIII of the Penal Code.

1. In cases where an person commits one of the acts mentioned in Chapter XXIII of the Penal Code multiple times, but in each time, the value of appropriated property or taken bribe, or the property damage caused by such offender is below the prescribed minimum level for being examined for penal liability and not falls one of the other cases subject to examination for penal liability, and in all the times, the offender has not ever been disciplined for such act and the statute of limitations for disciplinary action has not yet expired, if the total value of the appropriated properties or taken bribes or the property damage caused by such offender is equal to or above the minimum level for being examined for penal liability prescribed by the Penal Code, he/she shall be examined for penal liability for his/her respective crimes in accordance with the total value of the appropriated properties or taken bribes or the damaged properties.

For example: On August 15, 2019, Nguyen Van A accepted a bribe of VND 1,500,000; on September 15, 2019, A continued to accept a bribe of VND 2,500,000; on December 30, 2016, he accepted another bribe of VND 4,500,000 and then his offense is detected by the competent agency. Such acts of A have not been disciplined yet and the statute of limitations for disciplinary action has not expired. In this case, the total value of the bribes taken by A shall is determined to be equal to VND 8,500,000, so A shall be examined for penal liability in accordance with the provisions of Clause 1, Article 354 of the Penal Code.

2. In case where a person commits one of the acts mentioned in Chapter XXIII of the Penal Code multiple times in which each time fully constitutes a crime and the total value of appropriated properties or taken bribes, or the damaged properties in all the times is subject to aggravating penalty bracket, if all the times of committing such offense have not ever been examined for penal liability and the statute of limitations for penal liability examination has not expired, in addition to the penalty bracket corresponding to the total value of the appropriated properties or taken bribes or the damaged properties, such offender shall be subject to the following aggravating circumstances used to determine penalty brackets or circumstances aggravating penal liability:

a) If the total value of the appropriated properties or taken bribes or the damaged properties is mentioned in Clause 2 of the respective law provisions, the offender shall be subject to an additional aggravating circumstance used to determine penalty brackets “committing the offense twice or more”.

For example: On August 15, 2019, Nguyen Van A accepted a bribe of VND 50,000,000; on June 30, 2020, A continued to accept a bribe of VND 100,000,000 and his offense then was detected by a competent agency. In this case, A shall be subject to two aggravating circumstances used to determine penalty brackets: “The bribes are money, property or other material benefits valued at between VND 100,000,000 and under VND 500,000,000” and “committing the offense twice or more” mentioned at Points c and dd, Clause 2, Article 354 of the Penal Code.

b) If the total value of the appropriated properties or taken bribes or the damaged properties is subject to another aggravating penalty bracket, the offender shall be subject to an additional aggravating circumstance of “committing the offense twice or more”.

For example: On March 11, 2019, Nguyen Van A accepted a bribe of VND 400,000. 000; on July 30, 2020, A continued to accept a bribe of VND 200,000. 000 was his offense then was detected by a competent agency. In this case, A shall be subject to the aggravating circumstance used to determine penalty brackets “The bribes are money, property or other material benefits valued at between VND 500,000,000 and under VND 1,000,000,000” mentioned at Point a, Clause 3 of Article 354 and the circumstance aggravating penal liability “committing the offense twice or more” mentioned at Point g, Clause 1, Article 52 of the Penal Code.

Article 9. Examining for penal liability the offenders not only appropriating properties or taking bribe but also causing property damage

In case where an offender has not only appropriated property or taken a bribe, but also caused property damage while the value of appropriated property or taken bribe, or the damaged property is subject to the points in the same penalty bracket, such offender shall be examined for penal liability in accordance with the respective points of such penalty bracket. In cases where the value of appropriated property or taken bribe, or the damaged property is subject to different penalty brackets, the offender shall be examined for penal liability under the heavier penalty bracket.

Article 10. Determining the value of appropriated property and damage caused by corruption or other position-related offenses

1. The value of appropriated property which serves as a ground for criminal handling shall be determined at the time the crime is committed. In case an offense is committed continuously or in a long time, the value of the appropriated property shall be determined at the time the offense ends. For the cases where an offense is in progress, but it is detected or prevented, the value of the appropriated property shall be determined at the time the offense is detected or prevented.

2. The property damage which serve as a ground for criminal handling, depending on each specific case, shall be determined as follows:

a) In cases where the damage is caused at the time the offense is committed, the damage shall be determined at this time; for a continuous or prolonged offense, the damage shall be determined at the time such offense is detected or such offense ends.

b) In cases where the damage is caused or lasts even after the offense is committed or after the offense has ended, the damage shall be determined at the time the damage is prevented.

c) In cases where the damage cannot be determined under the instructions at Points a and b, Clause 2 of this Article, the damage shall be determined at the time of the case is prosecuted.

3. Examination of civil liability shall comply with civil law provisions.

Article 11. Handling of exhibits and money directly related to an offense

1. After taking a case, the Court shall immediately consider and apply the measures of distrainment of properties and freezing of accounts directly related to the criminal act if these properties have not been subject to coercive measures in the stage of investigation and prosecution.

2. The Courts shall consider and decide to confiscate and remit to the State budget, or confiscate and destroy, or force the return or compensation to the lawful owners and managers in accordance with the law provisions the properties directly related to corruption and other position-related offenses, including:

a) Tools and means used in committing crimes;

b) Appropriated money or properties;

c) Bribes;

d) Damage caused by criminal acts;

dd) Illegal income from criminal acts;

e) Profits, yields and profits incurred on the illegally acquired properties;

g) Other properties as prescribed by law provisions.

3. For properties which shall be confiscated and remitted to the State budget but no longer exist at the time the case is being settled, the Court shall decide to confiscate amounts equal to the value of such properties based on the valuation conclusion of a competent agency.

4. In cases where the properties originate from corruption or other position-related offense have been merged into a block of property under common ownership, the Court shall only confiscate or force the return to the lawful owners or managers of the illegally acquired properties. Profits earned from such block of property under common ownership shall be divided with a ratio in order to confiscate or return to their legal owners and managers in accordance with law provisions.

Article 12. Effect

1. This Resolution has been passed by the Council of Judges of the Supreme People's Court on December 30, 2020 and shall take effect on February 15, 2021.

2. In cases where the offenders have been tried before the effective date of this Resolution in accordance with the previous regulations and instructions and the judgments took legal effect, this Resolution shall not be used to make appeals with the cassation and reopening procedures.

 

  

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUSTICES
THE CHIEF JUSTICE

 

(signed)


Nguyen Hoa Binh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 03/2020/NQ-HDTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 03/2020/NQ-HDTP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 03/2020/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc bãi bỏ Thông tư liên tịch 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05/5/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố

Hình sự

Thông tư liên tịch 14/2020/TTLT-BNNPTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc bãi bỏ Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Hình sự, Tư pháp-Hộ tịch, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất