Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

thuộc tính Thông tư 02/2017/TT-VPCP

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2017/TT-VPCP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành:31/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trả lời kiến nghị về quy định hành chính trong 20 ngày

Đây là một trong những nội dung được Văn phòng Chính phủ hướng dẫn tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Theo đó, thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính là 20 ngày, kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 07 ngày các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin để thông tin cho người dân, doanh nghiệp (Hệ thống này do Văn phòng Chính phủ xây dựng và được tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính).
Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin để trả lời cho người dân, doanh nghiệp. Riêng các phản ánh, kiến nghị liên quan đến bí mật Nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật Nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Cũng theo Thông tư này, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan hành chính Nhà nước được phân công xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật, đăng tải công khai kết quả trả lời trên Hệ thống thông tin.
Thông tư này được ban hành ngày 31/10/2017; có hiệu lực từ ngày 15/12/2017.

Từ ngày 15/12/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 01/2020/TT-VPCP.

Xem chi tiết Thông tư02/2017/TT-VPCP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------


Số: 02/2017/TT-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính,

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn công bố, công khai thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; xây dựng, quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; vận hành và khai thác hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung).
2. Việc cho ý kiến về nội dung quy định thủ tục hành chính tại đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và mẫu văn bản góp ý kiến tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính là việc thống kê, tập hợp, phân tích, phát hiện để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là việc lượng hóa các chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi thực hiện thủ tục hành chính đã ban hành hoặc dự kiến ban hành.
3. Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính là hệ thống thông tin được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, cán bộ, công chức và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
4. Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp là Hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ xây dựng và được tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính.
Chương II
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 4. Mục đích, yêu cầu công bố thủ tục hành chính
1. Công bố thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc (sau đây gọi chung là thủ tục hành chính) để đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu công bố thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
b) Thủ tục hành chính được công bố phải đúng thẩm quyền, theo quy trình chặt chẽ đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định.
c) Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành đúng thời hạn quy định.
d) Quyết định công bố của Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây viết tắt là Tổng Giám đốc Cơ quan) phải bảo đảm đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; có giá trị thực hiện đối với hệ thống các cơ quan trực thuộc trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 5. Điều kiện, phạm vi công bố thủ tục hành chính
1. Điều kiện đối với thủ tục hành chính được công bố
a) Thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
b) Thủ tục hành chính đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cơ quan ban hành.
c) Thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ đối với những nội dung thủ tục hành chính được luật giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định hoặc được giao nhiệm vụ, ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
2. Phạm vi công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 6. Hình thức và nội dung Quyết định công bố
1. Quyết định công bố thủ tục hành chính (mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có kết cấu như sau:
a) Quyết định.
b) Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.
c) Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính (trong trường hợp công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế) và các tài liệu kèm theo (nếu có), gồm: mẫu đơn, mẫu tờ khai; phí, lệ phí; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện.
2. Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) có kết cấu và nội dung cụ thể như sau:
a) Kết cấu của quyết định gồm 02 phần: Quyết định và Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Danh mục thủ tục hành chính được sắp xếp lần lượt theo thứ tự thẩm quyền và lĩnh vực giải quyết.
c) Nội dung danh mục thủ tục hành chính bao gồm tên, thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính, căn cứ pháp lý và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định.
3. Căn cứ điều kiện thực tế, Bộ, ngành, địa phương áp dụng chữ ký số đối với bản điện tử Quyết định công bố theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 7. Trách nhiệm xây dựng Quyết định công bố
1. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý.
2. Các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
3. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức được ban hành.
Điều 8. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng quyết định công bố
1. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (sau đây gọi là Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng dự thảo quyết định công bố của cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Tổ chức có chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng dự thảo quyết định công bố của cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng dự thảo quyết định công bố của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính phát hiện thủ tục hành chính chưa được công bố hoặc công bố chưa đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật thì phản ánh với cơ quan có thẩm quyền tại Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung hoặc Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ để xử lý theo quy định.
Điều 9. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được ban hành chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành; chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành).
Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố như sau:
1. Xây dựng Quyết định công bố
a) Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ dự thảo Quyết định công bố ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành.
b) Cơ quan, đơn vị đã dự thảo Quyết định công bố phải gửi hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố đến Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (sau đây gọi là Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ) để kiểm soát chất lượng trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chậm nhất trước 30 (ba mươi) ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
c) Hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố, bao gồm: Tờ trình ban hành Quyết định công bố; dự thảo Quyết định công bố, kèm theo thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ.
2. Trình ban hành Quyết định công bố
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký, ban hành Quyết định công bố.
3. Tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố
Đối với hồ sơ trình dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản góp ý cho cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình ban hành quyết định công bố.
Cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo đề nghị của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký, ban hành chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý. Văn bản tiếp thu, giải trình được bổ sung kèm theo hồ sơ hoàn thiện trình Quyết định công bố.
4. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, quy trình công bố như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật dự thảo Quyết định công bố ngay trong quá trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính.
b) Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua hoặc ký ban hành, cơ quan, đơn vị dự thảo quyết định công bố gửi Tờ trình và dự thảo quyết định công bố đến Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ.
c) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký, ban hành Quyết định công bố.
d) Đối với dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản góp ý cho cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo.
Cơ quan, đơn vị dự thảo quyết định công bố hoàn thiện quyết định công bố trên cơ sở ý kiến góp ý của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký, ban hành chậm nhất sau 01 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý.
5. Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải gửi đến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (bản điện tử và bản giấy), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành; đồng thời công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định.
Điều 10. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Trên cơ sở Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ (đã được gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này), cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính và gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành.
c) Đối với dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố.
Cơ quan dự thảo Quyết định công bố nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý. Văn bản tiếp thu, giải trình được bổ sung kèm theo hồ sơ hoàn thiện trình ban hành Quyết định công bố.
2. Đối với Quyết định công bố thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được ban hành chậm nhất trước 05 ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình ký, ban hành Quyết định công bố chậm nhất trước 08 ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
b) Căn cứ vào Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát về hình thức, nội dung dự thảo Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
c) Đối với dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình Quyết định công bố.
Cơ quan dự thảo Quyết định công bố nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý. Văn bản tiếp thu, giải trình được bổ sung kèm theo hồ sơ hoàn thiện trình ban hành Quyết định công bố.
3. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, quy trình công bố thủ tục hành chính như sau:
a) Các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật dự thảo Quyết định công bố ngay trong quá trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính.
b) Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ký ban hành, cơ quan, đơn vị dự thảo quyết định công bố gửi hồ sơ trình ban hành quyết định công bố gồm: Tờ trình, dự thảo quyết định công bố, đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Căn cứ vào Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành.
d) Đối với dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo.
Cơ quan, đơn vị dự thảo quyết định công bố hoàn thiện quyết định công bố trên cơ sở ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành chậm nhất sau 01 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý.
4. Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải gửi đến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành; đồng thời công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định.
Điều 11. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Tổng Giám đốc Cơ quan
1. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và gửi đến Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được ký, ban hành.
2. Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố.
Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam trình Tổng Giám đốc Cơ quan ký, ban hành.
3. Đối với dự thảo Quyết định công bố chưa đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức, Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam gửi cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình ban hành quyết định công bố.
Cơ quan dự thảo Quyết định công bố nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố để trình Tổng Giám đốc Cơ quan ký, ban hành chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản góp ý. Văn bản tiếp thu, giải trình được bổ sung kèm theo hồ sơ hoàn thiện trình ban hành Quyết định công bố.
4. Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành được gửi đến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (bản giấy và bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời công khai ngay trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan theo quy định.
Chương III
CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 12. Phạm vi và trách nhiệm công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:
1. Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
2. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương phải thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
3. Cơ quan, tổ chức được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ủy quyền thực hiện dịch vụ công công khai đầy đủ các thủ tục hành chính được ủy quyền.
Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết
1. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương.
Điều 14. Yêu cầu của việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
1. Việc công khai thủ tục hành chính phải được tổ chức thực hiện kịp thời, đảm bảo thủ tục hành chính được công khai đúng ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành; không công khai các thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành.
2. Việc công khai thủ tục hành chính phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ các thủ tục hành chính và bộ phận tạo thành thủ tục hành chính theo Quyết định công bố và dữ liệu được kết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với thủ tục hành chính trong Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính; tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời có cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức nhà nước.
3. Trong trường hợp các thủ tục hành chính được công khai có mẫu đơn, mẫu tờ khai thì các mẫu đơn, mẫu tờ khai phải được đính kèm ngay sau thủ tục hành chính; bản giấy thủ tục hành chính được niêm yết công khai phải bảo đảm không bị hư hỏng, rách nát, hoen ố; trường hợp công khai dưới hình thức điện tử thì mẫu đơn, mẫu tờ khai phải sẵn sàng để cung cấp cho cá nhân, tổ chức thực hiện khi có yêu cầu.
Điều 15. Cách thức công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung. Việc công khai căn cứ trên cơ sở Quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc dữ liệu thủ tục hành chính được kết xuất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đối với trường hợp thủ tục hành chính tại Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính. Cách thức công khai thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất như sau:
1. Công khai thủ tục hành chính theo hình thức niêm yết trên bảng theo một hoặc nhiều cách thức sau đây: Bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động... phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan thực hiện niêm yết hoăc dưới hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2. Vị trí công khai phải thích hợp, với kích thước phù hợp để cá nhân dễ đọc, dễ tiếp cận. Nơi công khai phải có khoảng trống đủ rộng để người đọc có thể tìm hiểu, trao đổi, ghi chép; không sử dụng kính, màng nhựa, lưới thép hoặc cửa có khóa để che chắn bảng niêm yết thủ tục hành chính; hình thức công khai điện tử phải cho phép người sử dụng tự tra cứu các thông tin về thủ tục hành chính theo yêu cầu.
3. Nội dung công khai phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực; nội dung hướng dẫn về quyền phản ánh, kiến nghị và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
4. Thủ tục hành chính công khai được chia theo từng lĩnh vực, kết cấu như sau:
a) Danh mục thủ tục hành chính theo lĩnh vực được ghi rõ tên thủ tục hành chính; đánh số thứ tự tương ứng của từng thủ tục hành chính đối với trường hợp niêm yết; cho phép hiển thị các nội dung chi tiết của thủ tục hành chính đối với hình thức điện tử;
b) Nội dung của từng thủ tục hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Đối với trường hợp niêm yết, nội dung của từng thủ tục hành chính được trình bày theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này và in một mặt trên trang giấy tối thiểu là khổ A4, kèm theo mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có); sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ tối thiểu là 14 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6009:2001.
5. Ngoài cách thức công khai bắt buộc tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các cơ quan nêu trên có thể sử dụng thêm các hình thức công khai khác phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ dân trí, tập quán, văn hóa sinh hoạt của cộng đồng dân cư, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
Điều 16. Công khai nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
1. Nội dung công khai hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo mẫu tại mục 4 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này. Việc công khai phải đảm bảo riêng biệt, không ghép chung hoặc bị che lấp bởi các nội dung công khai thủ tục hành chính. Trường hợp niêm yết tại trụ sở thì nội dung công khai được trình bày trên trang giấy tối thiểu là khổ A4; sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ tối thiểu là 14 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6009:2001.
2. Trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc công khai nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
Chương IV
VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Mục 1. NHẬP, ĐĂNG TẢI, KẾT NỐI, TÍCH HỢP DỮ LIỆU TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 17. Trách nhiệm nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhập, đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, cụ thể như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức việc nhập, đăng tải công khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia các dữ liệu thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ và đã được công bố theo quy định của pháp luật; kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia để công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ.
Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhập, đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc nhập, đăng tải công khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia các dữ liệu thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tích hợp các dữ liệu thủ tục hành chính theo Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã được bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia; kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhập, đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
c) Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức nhập và đăng tải công khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia dữ liệu thủ tục giải quyết công việc đã được công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam giúp Tổng giám đốc nhập, đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
2. Thời hạn nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính để đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
3. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhập và đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Điều 18. Quy trình nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính
1. Quy trình nhập, đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính tại bộ, cơ quan ngang bộ
Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy trình sau:
a) Đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo tài khoản do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ cung cấp.
b) Nhập các thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và kết nối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính được đăng tải trên Công báo điện tử của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công báo điện tử) hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
c) Kiểm tra, rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chính tại Quyết định công bố thủ tục hành chính.
d) Đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
2. Quy trình nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy trình sau:
a) Đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo tài khoản do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ cung cấp.
b) Căn cứ vào Quyết định công bố thủ tục hành chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhập các thủ tục hành chính đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và nhập hoặc kết nối với dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật đã được đăng tải trên Công báo điện tử cấp tỉnh hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tích chọn dữ liệu thủ tục hành chính đã được bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia và nhập bổ sung, sửa đổi các thông tin liên quan đến thời gian, địa điểm thực hiện, phí, lệ phí theo Quyết định công bố danh mục.
c) Kiểm tra, rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chính tại Quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính.
d) Đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Quy trình nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam giúp Tổng giám đốc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy trình sau:
a) Đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo tài khoản do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ cung cấp.
b) Nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và kết nối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trên Công báo điện tử hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật hoặc nhập văn bản hướng dẫn thủ tục giải quyết công việc của Cơ quan.
c) Kiểm tra, rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chính tại Quyết định công bố thủ tục hành chính.
d) Đăng tải công khai dữ liệu thủ tục hành chính đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Điều 19. Kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Việc kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính để công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy trình như sau:
1. Lựa chọn phương án kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với thực trạng công nghệ của bộ, ngành, địa phương và giải pháp do Văn phòng Chính phủ cung cấp trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
2. Tổ chức kết nối, tích hợp để đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thường xuyên kiểm tra, bảo đảm duy trì kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 20. Rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia được rà soát, đánh giá theo các nội dung sau:
a) Tính đầy đủ về số lượng và nội dung của dữ liệu thủ tục hành chính đã được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với số lượng và nội dung thủ tục hành chính tại Quyết định công bố, văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính và yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
b) Tính chính xác về nội dung của dữ liệu thủ tục hành chính đã được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với nội dung thủ tục hành chính tại Quyết định công bố và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.
c) Thời hạn công bố, đăng tải công khai thủ tục hành chính với quy định về thời hạn tại Điều 15 và Điều 24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Trách nhiệm rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
a) Cục Kiểm soát thủ tục hành chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện rà soát, đánh giá chất lượng thủ tục hành chính đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhập, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trường hợp dữ liệu thủ tục hành chính đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia không đáp ứng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dữ liệu thủ tục hành chính trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Chính phủ. Kết quả thực hiện rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện rà soát dữ liệu thủ tục hành chính đã được bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhập, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mục 2. KHAI THÁC DỮ LIỆU THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA
Điều 21. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao.
2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo các quy định về thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia; không được quy định thêm bất kỳ nội dung nào khác về thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Khi phát hiện những thủ tục hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa được công bố, công khai hoặc được công bố, công khai nhưng chưa chính xác, đầy đủ theo quy định hoặc đã hết hiệu lực thi hành, bị hủy bỏ, bãi bỏ nhưng vẫn được đăng tải công khai hoặc không đảm bảo sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, các cơ quan, tổ chức giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm thông báo, gửi ý kiến phản hồi cho Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ để kịp thời xử lý.
Điều 22. Quyền của cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện thủ tục hành chính được pháp luật quy định hoặc đã được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Phản ánh, kiến nghị với Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ về những nội dung sau:
a) Thủ tục hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc đã được đăng tải nhưng không đầy đủ, chính xác theo quy định.
b) Thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ nhưng vẫn được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
c) Sự không thống nhất giữa thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chính được công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính.
d) Sự không thống nhất giữa thủ tục hành chính được giải quyết với thủ tục hành chính được công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính và được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
đ) Thủ tục hành chính còn gây khó khăn, vướng mắc, bất cập, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Chương V
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 23. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
1. Định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lập Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, Văn phòng Chính phủ xây dựng Kế hoạch rà soát trọng tâm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà soát thủ tục hành chính theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, nếu phát hiện thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân mà chưa có trong Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính kịp thời đề xuất cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc rà soát, đánh giá.
2. Căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính có liên quan tập trung tiến hành rà soát theo yêu cầu về mục tiêu và tiến độ của kế hoạch; tổng hợp kết quả rà soát và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đánh giá chất lượng rà soát theo các nội dung: việc sử dụng biểu mẫu rà soát, đánh giá, bảng tính chi phí tuân thủ; chất lượng phương án đơn giản hóa; tỷ lệ cắt giảm số lượng thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo mục tiêu Kế hoạch đã đề ra.
4. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Thông tư này.
Điều 24. Quy trình rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Cơ quan chủ trì thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo các bước sau:
1. Lập Kế hoạch rà soát, đánh giá
a) Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính gồm các nội dung: Tên thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính có liên quan được rà soát; cơ quan thực hiện; thời gian thực hiện; căn cứ lựa chọn; xác định rõ các chỉ tiêu định lượng cụ thể về tỷ lệ cắt giảm số lượng thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
b) Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiến hành rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, việc rà soát, đánh giá được thực hiện theo các cách thức sau:
a) Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính
Cách thức rà soát, đánh giá đối với từng thủ tục hành chính cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này.
b) Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính
Nhóm thủ tục hành chính đưa vào rà soát, đánh giá là những thủ tục hành chính có liên quan đến cùng một đối tượng hoặc có liên quan trong quá trình giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
Cách thức rà soát, đánh giá đối với nhóm thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
c) Rà soát, đánh giá theo chuyên đề
Cách thức rà soát, đánh giá theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Thông tư này.
d) Cơ quan rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu thấy cần thiết) để thu thập thông tin trong quá trình rà soát, đánh giá, cho ý kiến, tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá. Việc tổ chức lấy ý kiến các bên có liên quan có thể thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tham vấn hoặc các biểu mẫu lấy ý kiến.
3. Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá
a) Cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá gồm: nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; lý do; chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa; kiến nghị thực thi.
b) Cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá thủ tục hành chính gửi kết quả rà soát, đánh giá và biểu mẫu rà soát, đánh giá; sơ đồ nhóm thủ tục hành chính trước và sau rà soát (đối với trường hợp rà soát nhóm); tổng hợp, tiếp thu, giải trình phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực rà soát do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất (nếu có đối với rà soát theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ) đã được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt về cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, đánh giá chất lượng.
c) Trên cơ sở đánh giá của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá hoàn thiện kết quả rà soát, đánh giá và dự thảo Quyết định thông qua Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đối với từng lĩnh vực hoặc theo nội dung được giao chủ trì, theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
d) Đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc tổng hợp phương án đơn giản hóa thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Gửi kết quả rà soát, đánh giá
a) Kết quả rà soát, đánh giá theo Kế hoạch rà soát hàng năm
Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt gửi về bộ, cơ quan ngang bộ để đề nghị xem xét, xử lý theo phạm vi, chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ trước ngày 15 tháng 9 hàng năm. Khi nhận đề nghị kèm theo phương án đơn giản hóa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, đánh giá và phản hồi về kết quả rà soát, đánh giá của địa phương; tổng hợp phương án đơn giản hóa trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt để sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tổng hợp phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định có liên quan của bộ, cơ quan ngang bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi về Văn phòng Chính phủ để xem xét, đánh giá trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
b) Kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Kế hoạch rà soát trọng tâm được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn của Kế hoạch.
Điều 25. Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính
1. Rà soát, đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính
Một thủ tục hành chính đáp ứng tiêu chí cần thiết khi thủ tục hành chính là biện pháp tối ưu trong các biện pháp có thể được thực hiện để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước hoặc quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Sau khi rà soát, đánh giá về sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan, cơ quan rà soát, đánh giá xác định rõ những vấn đề sau:
a) Mức độ đáp ứng của thủ tục hành chính trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không thay đổi.
b) Mức độ đáp ứng của thủ tục hành chính trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thay đổi.
c) Giải pháp dự kiến được lựa chọn khi mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không được đáp ứng.
2. Rà soát, đánh giá tính hợp lý của thủ tục hành chính
Tính hợp lý của một thủ tục hành chính được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Tên của thủ tục hành chính
Tên của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn; chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.
Tên của thủ tục hành chính gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức kết hợp với tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có) hoặc kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được.
b) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện; phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện. Đồng thời, các bước thực hiện phải được sắp xếp theo thứ tự phù hợp về thời gian, quy trình và cấp có thẩm quyền xử lý; áp dụng tối đa cơ chế liên thông; thực hiện đồng thời một số hoặc toàn bộ các bước thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính
Cách thức thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; phù hợp điều kiện của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức với chi phí thấp nhất.
d) Hồ sơ
Hồ sơ để giải quyết thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ, số lượng bộ hồ sơ. Thành phần hồ sơ, số lượng từng thành phần hồ sơ phải thực sự cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện được pháp luật quy định, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước; thành phần hồ sơ không trùng với thành phần hồ sơ của một thủ tục hành chính khác mà kết quả giải quyết của thủ tục hành chính này là thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính đang rà soát; không yêu cầu cung cấp đối với giấy tờ, hồ sơ đã được lưu trữ trong cơ quan tiếp nhận, giải quyết hoặc đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; quy cách của thành phần hồ sơ đa dạng, dễ thực hiện để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
đ) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm tiết kiệm thời gian cho cá nhân, tổ chức, phù hợp với khả năng của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì quy định rõ ràng, đầy đủ thời hạn giải quyết của từng cơ quan và thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước và có số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất.
g) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính được quy định phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cấp hành chính hoặc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thuận tiện cho cá nhân, tổ chức tuân thủ thủ tục hành chính trong việc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết; bảo đảm áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết thủ tục hành chính.
Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia tiếp nhận, giải quyết thì quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; áp dụng tối đa cơ chế liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
h) Phí, lệ phí
Phí, lệ phí và các khoản chi trả khác (nếu có) được quy định rõ ràng, cụ thể; cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi cơ quan nhà nước thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết cho cá nhân, tổ chức; có tính đến đặc điểm từng vùng miền, từng đối tượng thực hiện, từng lĩnh vực và thông lệ quốc tế.
i) Mẫu đơn, tờ khai
Thủ tục hành chính có quy định đơn, tờ khai thì đơn, tờ khai phải được mẫu hóa.
Mẫu đơn, tờ khai là hợp lý khi từng nội dung thông tin tại mẫu đơn, tờ khai rõ ràng, ngắn gọn, thực sự cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng tính chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với những nội dung tại đơn, tờ khai.
Trong trường hợp đơn, tờ khai cần phải có xác nhận của cơ quan, người có thẩm quyền thì quy định rõ cơ quan, người có thẩm quyền xác nhận và nội dung xác nhận.
k) Yêu cầu, điều kiện
Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể, cần thiết đối với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với khả năng đáp ứng của cá nhân, tổ chức; bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước; phân định rõ trách nhiệm chứng minh yêu cầu, điều kiện; không quy định yêu cầu, điều kiện trùng với yêu cầu, điều kiện của một thủ tục hành chính khác có kết quả là thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính đang rà soát.
l) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Hình thức, thời hạn có hiệu lực và điều kiện có hiệu lực (nếu có) của kết quả của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, với quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tình hình thực tiễn.
3. Rà soát, đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính
Tính hợp pháp của một thủ tục hành chính được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Thủ tục hành chính được ban hành theo đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung;
b) Nội dung của các quy định về thủ tục hành chính có sự thống nhất trong cùng một văn bản; không trái với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo hướng dẫn tại Điều 27 của Thông tư này.
5. Cơ quan chủ trì rà soát, đánh giá sử dụng Biểu mẫu rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và hướng dẫn trả lời tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này để rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Điều 26. Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính
Khi rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính, cơ quan rà soát, đánh giá sử dụng Hướng dẫn tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện các công việc sau:
1. Lập sơ đồ nhóm thủ tục hành chính
a) Tập hợp đầy đủ các văn bản pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc vấn đề, phạm vi rà soát.
b) Thống kê thủ tục hành chính
Dựa vào các văn bản pháp luật đã tập hợp, xác định các thủ tục hành chính cụ thể của nhóm thủ tục hành chính thuộc vấn đề, phạm vi rà soát. Đồng thời, thực hiện việc thống kê để mô tả các bộ phận của thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính chưa được công bố. Đối với thủ tục hành chính đã được công bố, nếu nội dung công bố chưa chính xác so với quy định tại văn bản pháp luật thì thực hiện rà soát theo quy định tại văn bản pháp luật.
c) Lập sơ đồ tổng thể
Sơ đồ tổng thể phải thể hiện được mối quan hệ giữa các thủ tục trong nhóm thủ tục hành chính mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải trải qua từ giai đoạn bắt đầu đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Đồng thời, sơ đồ tổng thể phải thể hiện được mối tương tác giữa các cơ quan hành chính khác nhau trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
d) Lập sơ đồ chi tiết
Sơ đồ chi tiết phải thể hiện được mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính trong nhóm thủ tục hành chính.
đ) Các cơ quan được giao rà soát, đánh giá (bao gồm cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) phải thực hiện việc lập sơ đồ theo nhóm để phục vụ cho quá trình rà soát. Đối với trường hợp nhóm thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để bảo đảm kết quả rà soát có chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra.
2. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Ngoài việc rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 25 Thông tư này, các thủ tục hành chính trong nhóm thủ tục hành chính phải được xem xét, đánh giá theo các nội dung sau:
a) Đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính trong mối quan hệ với nhóm thủ tục hành chính
Căn cứ vào sơ đồ tổng thể, cơ quan rà soát, đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính trong nhóm, trong đó, tập trung vào tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý và mức độ ảnh hưởng của thủ tục hành chính đối với nhóm thủ tục; qua đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những thủ tục hành chính không thật sự cần thiết do trùng lặp hoặc đã được quản lý bằng các thủ tục hành chính ở công đoạn trước đó hoặc tiếp theo để đề xuất phương án đơn giản hóa.
b) Đánh giá sự trùng lặp và khả năng kế thừa kết quả giải quyết giữa các bước trong sơ đồ chi tiết
Căn cứ vào sơ đồ chi tiết, cơ quan rà soát, đánh giá thực hiện việc đối chiếu, so sánh các bộ phận cấu thành của các thủ tục hành chính qua từng bước của sơ đồ để đánh giá những nội dung về thủ tục hành chính bị trùng lặp hoặc đã được kiểm soát ở các khâu trước đó để từ đó đưa ra giải pháp loại bỏ hoặc kế thừa, công nhận kết quả giải quyết của các khâu phía trước trong quy trình hoặc có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau nhằm giảm chi phí tuân thủ của cá nhân, tổ chức.
c) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc giải quyết từng thủ tục hành chính đến kết quả cuối cùng của nhóm để đánh giá tính cần thiết của từng thủ tục hành chính trong nhóm; đồng thời, đánh giá về tính hợp lý của thời gian thực hiện, cơ quan thực hiện, cách thức, trình tự thực hiện của các thủ tục hành chính trong nhóm để đề xuất phương án đơn giản hóa.
Điều 27. Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
1. Tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính gồm các nội dung sau:
a) Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hiện tại.
b) Tính chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa.
Chi phí sau đơn giản hóa được xác định trên cơ sở của chi phí hiện tại sau khi điều chỉnh các các nội dung được cắt giảm theo kiến nghị của phương án đơn giản hóa.
c) So sánh lợi ích
Lợi ích chi phí của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính là hiệu số giữa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính hiện tại và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau đơn giản hóa.
2. Nguyên tắc tính chi phí tuân thủ
a) Lựa chọn số liệu ở mức trung bình thấp nếu có nhiều nguồn số liệu chênh lệch nhau.
b) Không tính chi phí cơ hội.
3. Cách tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
a) Công thức tính chi phí tuân thủ một thủ tục hành chính

Chi phí tuân thủ 01 thủ tục hành chính

=

Chi phí thực hiện các công việc cần thiết theo quy định để có kết quả của thủ tục hành chính đó

+

Phí, lệ phí và các chi phí khác theo quy định (nếu có)

b) Công thức tính tổng chi phí tuân thủ một thủ tục hành chính trong một năm

Tổng chi phí tuân thủ 01 thủ tục hành chính trong 01 năm

=

Chi phí tuân thủ 01 thủ tục hành chính

x

Số lần thực hiện theo quy định trong 01 năm

x

Số lượng đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính đó trong 01 năm

4. Cách xác định các loại chi phí cụ thể để tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
a) Xác định chi phí thực hiện từng công việc

Chi phí thực hiện từng công việc

=

Thời gian thực hiện (đi lại, làm đơn, tờ khai, tài liệu khác,…)

x

Thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc

+

Chi phí tư vấn dịch vụ (in ấn, sao chụp, xác nhận, công chứng, chứng thực, dịch thuật; bưu điện, internet,…)

Trong đó: - Thời gian đi lại được tính trung bình là một (01) giờ/ một (01) lượt; thời gian làm đơn, tờ khai theo mẫu được tính trung bình là một (01) giờ/ một (01) trang; thời gian làm tài liệu khác được tính theo thời gian thực tế để hoàn thành tài liệu đó. Tùy thuộc vào từng địa bàn, phạm vi thời gian đi lại, làm đơn, tờ khai sẽ được xác định theo các định mức tương ứng sau:

Thời gian

Địa bàn

Phạm vi

Đô thị

Nông thôn

Miền núi, hải đảo

Đi lại (Giờ/lượt)

Cấp xã

1.0

1.5

2.0

Cấp huyện

1.5

2.25

3.0

Cấp tỉnh

2.0

3.0

4.0

Liên vùng

8.0

12.0

16.0

Liên miền

16.0

24.0

32.0

Làm đơn, tờ khai (Giờ/trang)

01 trang

1.0

1.5

2.0

- Mức thu nhập bình quân 01 (một) người 01 (một) giờ làm việc tính theo công thức:

Mức thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc

=

Tổng sản phẩm trong nước
(theo thống kê của năm gần nhất)

Số dân (tương ứng năm thống kê)

x

12 tháng

x

22 ngày làm việc

x

08 giờ làm việc

- Chi phí tư vấn, dịch vụ áp dụng theo các mức giá hiện hành do nhà nước quy định. Trường hợp không có quy định thì áp dụng theo mức giá thực tế.
b) Xác định phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính
Áp dụng theo các mức phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính.
c) Xác định số lần thực hiện thủ tục hành chính trong một năm
Số lần thực hiện một thủ tục hành chính trong một năm được xác định theo quy định về thủ tục hành chính đó.
d) Xác định số lượng đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính trong một năm
Số lượng đối tượng tuân thủ một thủ tục hành chính trong một năm được xác định theo dự báo hoặc thống kê về tổng số lượt cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính đó.
5. Thủ tục hành chính có chi phí phù hợp khi tổng chi phí của thủ tục hành chính đó trong một năm là thấp nhất. Tổng chi phí tuân thủ của một thủ tục hành chính trong một năm là thấp nhất khi:
a) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đó thấp nhất;
b) Số lần thực hiện thủ tục hành chính đó trong một năm theo quy định thấp nhất;
c) Số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất.
6. Cơ quan chủ trì rà soát, đánh giá sử dụng Biểu mẫu tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và hướng dẫn tính chi phí tuân thủ tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này để tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Điều 28. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo chuyên đề
1. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo chuyên đề là việc xem xét, đánh giá thủ tục hành chính theo cùng một hoặc một nhóm nội dung rà soát, đánh giá theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Căn cứ nội dung rà soát, đánh giá và cách thức rà soát, đánh giá quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn cách thức rà soát, đánh giá chuyên đề theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cách thức rà soát, đánh giá chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Riêng rà soát, đánh giá sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính với triển khai dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương VI
VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
Điều 29. Quy trình tiếp nhận, phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (sau đây viết tắt là hệ thống thông tin); cập nhật đầy đủ các phản ánh, kiến nghị được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử vào Hệ thống thông tin để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
a) Các phản ánh, kiến nghị không đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương gửi thông báo trên Hệ thống thông tin cho người dân, doanh nghiệp việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do.
b) Các phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương gửi thông báo trên Hệ thống thông tin đề nghị người dân, doanh nghiệp bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
c) Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý, các bộ, ngành, địa phương tiếp nhận, xử lý theo quy định của pháp luật.
Các phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý, hoặc đã được các bộ, ngành, địa phương trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị, Văn phòng Chính phủ tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Bố trí cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị; phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc chuyển đến các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền xử lý, trả lời.
2. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình quy định.
Điều 31. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập Hệ thống thông tin để gửi, tra cứu tình hình, kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị.
2. Liên hệ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cập nhật, bổ sung đầy đủ nội dung có liên quan đến phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc thiếu nội dung cần thiết hoặc trường hợp cần xác thực, làm rõ các thông tin liên quan.
3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận, phân loại xử lý, cập nhật, đăng tải kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Điều 32. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên Hệ thống thông tin
1. Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuyển thông qua Hệ thống thông tin, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương thì bộ, ngành, địa phương tiếp nhận cần xác định các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Điều 33. Trả lời phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp
1. Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 07 ngày các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin để thông tin cho người dân, doanh nghiệp.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin để trả lời cho người dân, doanh nghiệp.
3. Trường hợp các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Điều 34. Công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị
Văn phòng Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật, đăng tải công khai kết quả trả lời trên Hệ thống thông tin theo các hình thức được quy định tại Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị
Ngoài những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, cá nhân, tổ chức có những quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Truy cập Hệ thống thông tin để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.
2. Được cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận phản ánh, kiến nghị thông báo về tình hình, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị thông qua thư điện tử, dịch vụ tin nhắn.
3. Bảo quản thông tin về mã số tiếp nhận phản ánh, kiến nghị để tra cứu thông tin về về tình hình, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
4. Gửi đầy đủ thông tin hồ sơ hoặc thực hiện bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; không tải các tệp tin đính kèm có mã độc, virus lên Hệ thống thông tin.
Chương VII
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Mục 1. HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA
Điều 36. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ là việc kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hàng năm được cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất là việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Điều 37. Thẩm quyền kiểm tra
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các vụ, cục, tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý.
Điều 38. Cách thức kiểm tra
Việc kiểm tra được tiến hành theo hai cách thức sau:
1. Kiểm tra trực tiếp là việc Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
2. Kiểm tra gián tiếp là việc Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
Điều 39. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra
1. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, bao gồm các nội dung sau:
a) Xây dựng dự thảo Kế hoạch, nội dung kiểm tra định kỳ;
b) Xây dựng dự thảo quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
c) Đề xuất biện pháp xử lý sau kiểm tra (nếu có);
d) Xây dựng báo cáo về tình hình, kết quả kiểm tra;
đ) Các việc khác theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các vụ, cục, tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan, bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý, bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 40. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn kiểm tra
1. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra:
a) Xây dựng chương trình kiểm tra cụ thể trên cơ sở các thông tin, hồ sơ, tài liệu về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt hoặc yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Thu thập và sử dụng các thông tin, hồ sơ, tài liệu do tổ chức, cá nhân được kiểm tra cung cấp phục vụ cho việc kiểm tra;
d) Kịp thời báo cáo kết quả kiểm tra với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra để ban hành và thông báo kết luận kiểm tra cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện;
đ) Lập và lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm tra.
2. Quyền hạn của Đoàn kiểm tra:
a) Kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và Kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được kiểm tra cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; báo cáo giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Yêu cầu hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức, cá nhân được kiểm tra khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
d) Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền để mời một số cơ quan, đơn vị khác và các cơ quan thông tấn, báo chí cử cán bộ tham gia hoạt động của Đoàn kiểm tra.
Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
1. Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân được kiểm tra:
a) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra, gửi báo cáo kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho Đoàn kiểm tra chậm nhất trước 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Báo cáo trung thực, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Tiếp thu và thực hiện các kiến nghị, yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 Thông tư này.
2. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân được kiểm tra:
a) Được giải trình để làm rõ các nội dung có liên quan với Đoàn kiểm tra;
b) Có quyền từ chối cung cấp các thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Được thông tin đầy đủ, chính xác các nội dung của kế hoạch kiểm tra, kết luận kiểm tra và có quyền kiến nghị việc đính chính, sửa đổi, bổ sung nội dung của kết luận kiểm tra nếu chứng minh được kết luận kiểm tra có sự nhầm lẫn, không chính xác hoặc không đầy đủ.
Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM TRA
Điều 42. Xây dựng và thông báo kế hoạch kiểm tra
1. Căn cứ Kế hoạch thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm tra trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phê duyệt trước ngày 15 tháng 01 và gửi tới các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt; trên cơ sở Kế hoạch kiểm tra của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Bộ, cơ quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm tra trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, 3 Điều 37 Thông tư này phê duyệt trước ngày 15 tháng 02 của năm kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu và phạm vi kiểm tra;
b) Nội dung và cách thức kiểm tra;
c) Thành phần Đoàn kiểm tra;
d) Thành phần tham gia trong quá trình thực hiện việc kiểm tra;
đ) Thời gian tiến hành kiểm tra;
e) Danh sách các tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
g) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị kiểm tra; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị phối hợp kiểm tra.
h) Kinh phí thực hiện.
2. Kế hoạch kiểm tra của Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi đến Văn phòng Chính phủ và các tổ chức, cá nhân được kiểm tra trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt để theo dõi, phối hợp và thực hiện.
3. Trường hợp có thay đổi so với kế hoạch đã được phê duyệt, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ, cơ quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Thông tư này xem xét, quyết định điều chỉnh và thông báo cho cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 43. Thành lập Đoàn kiểm tra
1. Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Thông tư này. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra bao gồm các nội dung sau:
a) Thành phần Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên);
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra;
c) Tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
d) Thời gian kiểm tra;
đ) Kinh phí thực hiện kiểm tra.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Thông tư này có thể ủy quyền cho Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.
Điều 44. Chuẩn bị thực hiện kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện các công việc sau:
1. Liên hệ với tổ chức, cá nhân được kiểm tra để thu thập và tổng hợp thông tin, hồ sơ, tài liệu về tình hình hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra có liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Thông báo cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra về chương trình, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc (trường hợp kiểm tra đột xuất, là 03 (ba) ngày làm việc) trước khi tiến hành kiểm tra.
3. Chuẩn bị kinh phí thực hiện kiểm tra.
Điều 45. Tiến hành kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu; kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm ghi biên bản và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc buổi kiểm tra.
2. Ngay sau khi kết thúc đợt kiểm tra, Thư ký đoàn dự thảo kết luận kiểm tra trên cơ sở các biên bản kiểm tra, trình Trưởng đoàn xem xét, thông qua;
3. Tại buổi họp thông báo dự thảo kết luận của Đoàn kiểm tra, tổ chức, cá nhân được kiểm tra có ý kiến tiếp thu, giải trình cụ thể đối với các nội dung kiểm tra nêu tại dự thảo kết luận.
Điều 46. Thông báo kết luận kiểm tra
Chậm nhất trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra có trách nhiệm ký, gửi thông báo kết luận kiểm tra tới tổ chức, cá nhân có liên quan và công khai kết luận kiểm tra theo quy định.
Kết luận kiểm tra phải nêu rõ kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị của Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
Điều 47. Quy trình kiểm tra đột xuất
Quy trình kiểm tra đột xuất được thực hiện theo các Điều 43, 44, 45, 46 của Thông tư này.
Mục 3. NỘI DUNG KIỂM TRA
Điều 48. Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
1. Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở pháp lý của việc ban hành các văn bản;
b) Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
c) Nội dung văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính về sự phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp lý cao hơn.
2. Kiểm tra tình hình đôn đốc, tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính gồm: việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các Kế hoạch có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
3. Kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính gồm: tổ chức, nhân sự của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính, cán bộ, công chức đầu mối làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, chế độ cho cán bộ, công chức đầu mối làm nhiệm vụ, kiểm soát thủ tục hành chính; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
4. Kiểm tra tình hình bố trí và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Điều 49. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo
1. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động của quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Kiểm tra việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 50. Kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Kiểm tra nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính trong hồ sơ tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Kiểm tra nội dung thẩm định về quy định thủ tục hành chính trong hồ sơ thẩm định đối với lập đề nghị xây dựng pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 51. Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính
1. Kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành chính
a) Kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành chính căn cứ theo quy định tại các Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Chương II Thông tư này.
b) Kiểm tra tính đầy đủ, tính chính xác, tính kịp thời và thẩm quyền ban hành đối với quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc các Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành chính
a) Kiểm tra tính đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng trong việc công khai các thủ tục hành chính theo Quyết định công bố thủ tục hành chính của người có thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Chương III Thông tư này;
b) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của việc nhập, đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tình trạng, kết quả kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 17, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Chương IV Thông tư này.
Điều 52. Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính
1. Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, nội dung thủ tục hành chính được niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông tin công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính theo các nội dung quy định tại Điều 18 và Điều 20 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 53. Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
1. Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo quy định tại Chương V Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Chương V Thông tư này.
2. Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo các nội dung:
a) Kiểm tra việc xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm và tổ chức triển khai kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
b) Kiểm tra tiến độ, kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
c) Việc xử lý kết quả rà soát, đánh giá; tình hình, kết quả thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền thông qua hoặc phê duyệt.
Điều 54. Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
1. Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) và Chương VI Thông tư này.
2. Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung:
a) Việc công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín hoặc thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
b) Quá trình thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Điều 55. Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Kiểm tra kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính (bao gồm cả truyền thông nội bộ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng).
2. Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, chính xác việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra theo quy định tại Điều 35 Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung và Chương VIII Thông tư này.
Mục 4. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Điều 56. Biện pháp xử lý kết quả kiểm tra
1. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra đề xuất các biện pháp hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn và thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo đúng quy định.
2. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra chuyển kết quả cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Điều 57. Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kết luận kiểm tra
Chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, tổ chức, cá nhân được kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Điều 58. Theo dõi và báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra về tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, xử lý hành vi vi phạm trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
2. Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong báo cáo năm về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG VIII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 59. Nội dung báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính là văn bản mô tả kết quả đã làm được, những việc chưa làm được; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; đề xuất, kiến nghị; đồng thời nêu các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong kỳ báo cáo tới. Nội dung cơ bản gồm:
a) Tình hình, kết quả kiểm soát quy định thủ tục hành chính (tình hình, kết quả đánh giá tác động về thủ tục hành chính; tình hình, kết quả thẩm định, thẩm tra về thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tình hình, kết quả ban hành thủ tục hành chính);
b) Tình hình, kết quả kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính (tình hình, kết quả công bố, công khai thủ tục hành chính; tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm cả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông);
c) Tình hình, kết quả tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
d) Tình hình, kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (nếu có);
đ) Tình hình, kết quả nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (nếu có);
e) Tình hình, kết quả công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
g) Nội dung khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
2. Các biểu mẫu báo cáo kèm theo gồm các thông tin cụ thể về tên biểu, tên cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo (sau đây gọi là đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo); kỳ báo cáo; nội dung báo cáo; đơn vị tính; ngày tháng năm thực hiện báo cáo; họ tên, chữ ký của thủ trưởng cơ quan, tổ chức báo cáo, đóng dấu theo quy định và các nội dung khác có liên quan.
Danh mục biểu mẫu báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 60. Báo cáo định kỳ
1. Kỳ báo cáo
Báo cáo định kỳ được lập hàng quý theo định kỳ 3 tháng/lần và một năm theo hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Kỳ báo cáo định kỳ hàng quý được tính từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý gồm số liệu thực tế trong kỳ báo cáo. Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 của tháng đầu quý đến hết ngày 15 của tháng cuối quý, số liệu thực tế 15 ngày của tháng cuối quý được cộng dồn vào quý tiếp theo.
b) Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 15 tháng 12 hàng năm gồm toàn bộ số liệu thực tế được thực hiện trong kỳ báo cáo, số liệu thực tế 15 ngày cuối tháng 12 được cộng dồn vào quý I của kỳ báo cáo tiếp theo.
2. Thời hạn nhận báo cáo
a) Thời hạn nhận báo cáo định kỳ của mỗi cấp báo cáo không quá 05 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo.
b) Trường hợp thời hạn báo cáo nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo định kỳ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
Điều 61. Báo cáo đột xuất
1. Báo cáo đột xuất được thực hiện để giúp Văn phòng Chính phủ thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo định kỳ được quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu bằng văn bản của Văn phòng Chính phủ.
Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Điều 62. Hình thức báo cáo
Căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo được thực hiện một trong các hình thức dưới đây để gửi báo cáo đến đơn vị nhận báo cáo:
1. Báo cáo bằng văn bản có chữ ký của Thủ trưởng, dấu của đơn vị thực hiện báo cáo, gửi về đơn vị nhận báo cáo theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi văn bản điện tử dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo điện tử tại Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 63 Thông tư này.
Điều 63. Quy trình sử dụng Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước khi tham gia Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính sẽ được giao quản lý, sử dụng các tài khoản như sau:
a) Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng 02 tài khoản, gồm: Tài khoản nhập liệu và tài khoản duyệt.
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan; các sở, ban, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý, sử dụng 02 tài khoản, gồm: Tài khoản nhập liệu và tài khoản duyệt.
2. Đối với cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
a) Sử dụng tài khoản nhập liệu để đăng nhập vào Hệ thống; lựa chọn loại báo cáo, biểu mẫu báo cáo; nhập dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị và gửi đến tài khoản duyệt.
b) Sử dụng tài khoản duyệt để đăng nhập vào Hệ thống; xem xét, duyệt dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và gửi cho cơ quan cấp trên hoặc cơ quan, đơn vị tổng hợp.
c) Tổng cục, Cục (nếu có Chi cục trực thuộc) và các cơ quan, đơn vị tương đương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ngoài việc nhập dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị còn có nhiệm vụ tổng hợp dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị cấp dưới và dự thảo văn bản điện tử báo cáo chung.
3. Đối với Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
a) Sử dụng tài khoản nhập liệu để đăng nhập vào Hệ thống; lựa chọn loại báo cáo, biểu mẫu báo cáo; kiểm tra, tổng hợp dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dữ liệu báo cáo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và gửi đến tài khoản duyệt.
b) Sử dụng tài khoản duyệt để đăng nhập vào Hệ thống; kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và duyệt dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, gửi cho Văn phòng Chính phủ hoặc trích xuất, in văn bản giấy và ký, đóng dấu trước khi gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định.
4. Đối với Văn phòng Chính phủ
a) Đăng nhập vào Hệ thống; lựa chọn loại báo cáo, biểu mẫu báo cáo; kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu báo cáo điện tử; tổng hợp, duyệt số liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trích xuất, in văn bản giấy và ký, đóng dấu báo cáo tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Điều 64. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo có trách nhiệm tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo chính xác, đầy đủ, đúng hạn, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo theo quy định của pháp luật có liên quan và Thông tư này, chỉnh lý hoặc bổ sung thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức nhận báo cáo.
2. Trách nhiệm thực hiện báo cáo cơ sở
a) Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ngành có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 05a/VPCP/KSTT và 06a/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Các cơ quan, đơn vị được tổ chức, quản lý theo hệ thống ngành dọc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan, đơn vị được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 05a/VPCP/KSTT, 06c/VPCP-KSTT, 06d/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 01a/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT và 06g/VPCP/KSTT (nếu có) tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 01b/VPCP/KSTT, 02c/VPCP/KSTT, 03b/VPCP/KSTT, 04b/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06đ/VPCP/KSTT và 06g/VPCP/KSTT (nếu có) tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Các cơ quan, đơn vị được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc ở Trung ương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 01c/VPCP/KSTT, 05a/VPCP/KSTT, 06d/VPCP/KSTT và 06g/VPCP/KSTT (nếu có) tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc đơn vị liên quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 01c/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT và 06g/VPCP/KSTT (nếu có) tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 01a/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 05a/VPCP/KSTT và 06a/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
g) Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm báo cáo theo nội dung tại các biểu mẫu số 02a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm thực hiện báo cáo tổng hợp
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo của các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện theo nội dung tại các biểu mẫu số 05a/VPCP/KSTT, 06b/VPCP/KSTT và 06g/VPCP/KSTT (nếu có) tại Phụ lục XI và tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo Đề cương báo cáo tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo nội dung tại các biểu mẫu số 01b/VPCP/KSTT, 02c/VPCP/KSTT, 03b/VPCP/KSTT, 04b/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06đ/VPCP/KSTT, 06g/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI và tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo Đề cương báo cáo tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Tổ chức có chức năng kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam giúp Tổng giám đốc Cơ quan tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Cơ quan theo nội dung tại các biểu mẫu số 01a/VPCP/KSTT hoặc 01c/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT, 06g/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI và tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo Đề cương báo cáo tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ giúp Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo nội dung tại các biểu mẫu số 07a/VPCP/KSTT, 07b/VPCP/KSTT, 07c/VPCP/KSTT, 07d/VPCP/KSTT, 07đ/VPCP/KSTT tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời tổng hợp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo Đề cương báo cáo tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 65. Trách nhiệm của cơ quan nhận báo cáo
1. Kiểm tra, đối chiếu, xử lý và tổng hợp thông tin từ các báo cáo gửi về.
2. Kịp thời yêu cầu cơ quan thực hiện báo cáo điều chỉnh, bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc cần xác định lại tính chính xác trong nội dung báo cáo.
3. Tổng hợp và gửi báo cáo cho cấp có thẩm quyền về thông tin, số liệu về công tác thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Điều 66. Thẩm quyền ký, ban hành báo cáo tổng hợp
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký ban hành báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Tổng Giám đốc Cơ quan ký ban hành báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục giải quyết công việc của hệ thống cơ quan mình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký ban hành báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 67. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo
1. Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo được áp dụng trong trường hợp thông tin, số liệu trong báo cáo bằng văn bản giấy hoặc điện tử còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý.
2. Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, báo cáo điện tử trên Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó ghi rõ thời gian lập báo cáo và có chữ ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng chữ ký số theo đúng quy định pháp luật của người có thẩm quyền ký, ban hành báo cáo tại nơi lập báo cáo.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 68. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốc Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 69. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2017.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Văn phòng Chính phủ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (3b).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN GÓP Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC(2
)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /…(3)-(4)…….
V/v tham gia ý kiến… (5)

……..(6)……., ngày      tháng      năm 20….

Kính gửi: …………………………..

Trả lời Công văn số ………….. ngày ... tháng .... năm 20... của ……………… về việc phối hợp tham gia ý kiến đối với đề nghị xây dựng (Dự án/Dự thảo) …………………., (tên cơ quan ban hành văn bản tham gia ý kiến) có ý kiến tham gia về quy định TTHC tại đề nghị xây dựng (dự án/dự thảo)... như sau:

1. Nhận xét chung về quy định TTHC

Đề nghị xây dựng (Dự án/dự thảo)……….. quy định (số lưng).... TTHC, bao gồm7:

- Thủ tục 1….. (quy định tại Điểm..., Khoản..., Điều...)/(giải pháp thực hiện chính sách ………….)

- ………………………………..

Về cơ bản, các quy định TTHC đã …8. Tuy nhiên, một số quy định TTHC còn hạn chế, bất cập sau đây:

a) Có ... TTHC không cần thiết (nêu rõ tên thủ tục ....)

b) Có ... TTHC chưa hợp lý, đơn giản, dễ thực hiện, tạo sự bình đẳng giữa các đối tượng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức (nêu rõ tên thủ tục ...)

c) Có ... TTHC không hp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ9 (nêu rõ tên thủ tục ...)

d) Kỹ thuật, ngôn ngữ soạn thảo một số quy định TTHC chưa bảo đảm chuẩn mực, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, cụ thể: (nêu rõ tên thủ tục ...).

2. Ý kiến cụ thể về quy định về TTHC

a) Về thủ tục ... (quy định tại Điểm..., Khoản..., Điều...)/(giải pháp thực hiện chính sách …....)

+ Nêu cụ thể nội dung góp ý, định hướng, giải pháp cải cách, hoàn thiện quy định thủ tục hành chính, ví dụ: Đề nghị không quy định thủ tục...; đề nghị thay thế thủ tục ... bằng biện pháp ....; đề nghị sửa đổi quy định theo hướng chuyển từ chấp thuận .... sang thông báo ....; đề nghị bỏ yêu cầu hồ sơ ....,....

+ Nêu cụ thể lý do để lập luận cho từng ý kiến, giải pháp trên.

b) ...

3. Về một số nội dung khác có liên quan

- Nội dung ... (Điều.... Dự thảo)/(Chính sách...).

+ Nêu rõ bất cập, hạn chế của quy định;

+ Đề xuất, kiến nghị.

- …

Trên đây là ý kiến tham gia về quy định về TTHC tại Đề nghị xây dựng (Dự án/ Dự thảo)………, kính đề nghị…………… tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ/Vụ/Sở..../.

Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;

- Lưu: VT, ...(9)...A(10)….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(chữ ký, du (nếu có))
Họ và tên

PHỤ LỤC II

MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

I. MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ/TỔNG GIÁM ĐỐC 3 CƠ QUAN

BỘ A/CƠ QUAN A
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/QĐ-…

…., ngày …. tháng …. năm 20…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/bị bãi bỏ lĩnh vực .... thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/ thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A

BỘ TRƯỞNG BỘ A/TỔNG GIÁM ĐỐC CƠ QUAN A

Căn cứ Nghị định số ... ngày ... của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ A/Cơ quan A;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số    /2017/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục X/Cục trưởng Cục X/ ...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực ... thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... úng vào ngày văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về TTHC có hiệu lực thi hành).

Bãi bỏ... (ghi rõ các nội dung công bố hết hiệu lực khi Quyết định này có hiệu lực thi hành) tại Quyết định số ....

Điều 3. Chánh Văn phòng,Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, Cơ quan, Thủ trưởng các Tổng cục, vụ, cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
Như Điều 3;
- ……………..

BỘ TRƯỞNG/TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên, dấu)

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/ BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC... THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ A/THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN A
(Ban hành kèm theo Quyết định số …../QĐ-BA ngày... tháng... năm ... của Bộ trưởng Bộ A/Tổng giám đốc Cơ quan A)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Thủ tục a

 

 

2

Thủ tục b

 

 

n

…………………

 

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Thủ tục c

 

 

2

Thủ tục d

 

 

n

…………………..

 

 

c. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

Thủ tục đ

 

 

2

Thủ tục e

 

 

n

……………………

 

 

D. Thủ tục hành chính cấp xã

1

Thủ tục g

 

 

2

Thủ tục h

 

 

n

…………………

 

 

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

 

Thủ tục a

 

 

 

2

 

Thủ tục b

 

 

 

n

 

…………..

 

 

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

 

Thủ tục c

 

 

 

2

 

Thủ tục d

 

 

 

n

 

…………..

 

 

 

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

 

Thủ tục đ

 

 

 

2

 

Thủ tục e

 

 

 

n

 

………….

 

 

 

D. Thủ tục hành chính cấp xã

1

 

Thủ tục g

 

 

 

2

 

Thủ tục h

 

 

 

n

 

……………

 

 

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.

(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính được thay thế

Tên thủ tục hành chính thay thế

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đi, bổ sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

 

Thủ tục a

Thủ tục a1

 

 

 

2

 

Thủ tục b

Thủ tục b1

 

 

 

n

 

…………

……

 

 

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

 

Thủ tục c

Thủ tục cd1

 

 

 

2

 

Thủ tục d

 

 

 

n

 

…………..

…….

 

 

 

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

 

Thủ tục đ

Thủ tục đ1

 

 

 

2

 

 

Thủ tục đ2

 

 

 

n

 

………..

...........

 

 

 

D. Thủ tục hành chính cấp xã

1

 

Thủ tục g

 

 

 

 

n

 

…………….

 

 

 

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được thay thế.

(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung thay thế.

4. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ A/thẩm quyền giải quyết của Cơ quan A

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

 

Thủ tục a

 

 

 

2

 

Thủ tục b

 

 

 

n

 

……………

 

 

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

 

Thủ tục c

 

 

 

n

 

……………

 

 

 

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

 

Thủ tục đ

 

 

 

2

 

Thủ tục e

 

 

 

n

 

……………

 

 

 

D. Thủ tục hành chính cấp xã

1

 

Thủ tục g

 

 

 

2

 

Thủ tục h

 

 

 

n

 

………….

 

 

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính bị bãi bỏ.

(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính.

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ A/THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN A

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

I. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục a

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

2. Tên thủ tục b

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục b):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

n. Thủ tục n

II. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục ...

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

I. Lĩnh vực...

1. Tên th tc c

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính1:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục c):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

2. Tên thủ tục d

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục d):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

n. Thủ tục n

II. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục ...

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

I. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục đ

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục đ):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

2. Tên thủ tục e

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục e):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

n. Thủ tục n

II. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục ...

D. Thủ tục hành chính cấp xã

I. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục g

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục g):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

2. Tên thủ tục h

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục h):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

n. Thủ tục n

II. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục ...

Lưu ý:

- Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc nêu rõ thông tin trên, phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (bằng cách ghi chú ngay sau từng thủ tục).

- Đối với những thủ tục hành chính bị bãi bỏ, không phải thống kê theo nội dung nêu trên nhưng phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị bãi bỏ. Trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Quyết định công bố phải ghi rõ số hồ sơ của hồ sơ TTHC, văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính./.

II. MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH A

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./QĐ-UBND

…., ngày …. tháng  năm 20….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực .... thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh A

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày    tháng    năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số     /2017/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số..../2017/TT-VPCP ngày... tháng ... năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở X,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính lĩnh vực ... thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh A.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……. (đúng vào ngày văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về TTHC có hiệu lực thi hành).

Bãi bỏ... (ghi rõ các nội dung công bố hết hiệu lực khi Quyết định này có hiệu lực thi hành) tại Quyết định số ....

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện (quận, thị xã, thành phố); UBND các xã (phường, thị trấn) và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KS TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- …
- Lưu: ....

CHỦ TỊCH

(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ... THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH A
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã

STT

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực…

1

Thủ tục a

2

Thủ tục b

n

………………….

II. Lĩnh vực...

1

Thủ tục c

2

Thủ tục d

n

………………………

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)

I. Lĩnh vực...

1

 

Thủ tục a

 

2

 

Thủ tục b

 

n

 

…………….

 

II. Lĩnh vực...

1

 

Thủ tục c

 

2

 

Thủ tục d

 

n

 

…………………

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.

(2) Nêu rõ tên, s, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung.

3. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính được thay thế

Tên thủ tục hành chính thay thế

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. Lĩnh vực ……

1

 

Thủ tục a

Thủ tục a1

 

 

 

n

 

………..

………

 

 

 

II. Lĩnh vực ……..

1

 

Thủ tục c

Thủ tục cd1

 

 

 

2

 

Thủ tục d

 

 

 

n

 

……….

…….

 

 

 

III. Lĩnh vực …..

1

 

Thủ tục đ

Thủ tục đ1

 

 

 

2

 

Thủ tục đ2

 

 

 

n

 

………..

……..

 

 

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được thay thế.

(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung thay thế.

4. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã

STT

Số hồ sơ TTHC(1)

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính(2)

I. Lĩnh vực...

1

 

Thủ tục a

 

n

 

…………….

 

II. Lĩnh vực...

1

 

Thủ tục c

 

n

 

………………

 

Chú thích:

(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính bị bãi bỏ.

(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của văn bản quy phạm pháp luật quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính.

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/ UBND CẤP XàTỈNH A

I. Lĩnh vực...

I. Tên thủ tục a

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính2:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

n. Thủ tục n

II. Lĩnh vực...

1. Tên thủ tục a

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Phí, lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục c):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Lưu ý:

- Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc nêu rõ thông tin trên, phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (bằng cách ghi chú ngay sau từng thủ tục).

- Đối với những thủ tục hành chính bị bãi bỏ, không phải thống kê theo nội dung nêu trên nhưng phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị bãi bỏ. Trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Quyết định công bố phải ghi rõ số hồ sơ của hồ sơ TTHC, văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính.

PHỤ LỤC III

MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo
 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH A

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-UBND

…., ngày …. tháng  năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh A

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày   tháng   năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số     /2017/NĐ-CP ngày     tháng     năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số ..../2017/TT-VPCP ngày... tháng ... năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở X,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh A.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……..(đúng vào ngày văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về TTHC có hiệu lực thi hành).

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện (quận, thị xã, thành phố); UBND các xã (phường, thị trấn) và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;

- ….
- Lưu: ….

CHỦ TỊCH

(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A

 

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH A
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày... tháng... năm ... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A)

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Đa điểm thực hiện1

Phí, lệ phí (nếu có)

Căn cứ pháp lý

I. Lĩnh vực A

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

II. Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Đa điểm thực hiện

Phí, lệ phí (nếu có)

Căn cứ pháp lý

I. Lĩnh vực A

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

II. Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Đa điểm thực hiện

Phí, lệ phí (nếu có)

Căn cứ pháp lý

I. Lĩnh vực A

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

II. Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

NIÊM YẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư
 số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

1. Mu Bảng niêm yết thủ tục hành chính

BẢNG NIÊM YẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA… (Tên cơ quan/địa phương)

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

DANH MỤC TTHC

LĨNH VỰC…

 

Stt

Tên thủ tục hành chính

Trang

 

 

 

……..

 

 

TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

2. Mu Danh mc TTHC lĩnh vực A

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRANG

01

Tên thủ tục hành chính a1

 

02

Tên thủ tục hành chính a2

 

3. Mu Nội dung từng thủ tục hành chính được niêm yết

1. Tên thủ tục hành chính 1

- Trình tự thực hiện:

- Cách thức thực hiện:

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết:

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Lệ phí (nếu có):

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

2. Tên thủ tục hành chính 2

4. Mu Nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức

TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Văn phòng Bộ.../cơ quan ngang Bộ/Văn phòng UBND tỉnh... mong nhận được phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo các nội dung sau đây:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Phản ánh, kiến nghị được tiếp nhận theo một trong các cách thức sau:

- Gửi qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ: https://nguoidan.chinhphu.vn hoặc Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ: https://doanhnghiep.chinhphu.vn

- Gửi đến cơ quan: (Ghi rõ địa chỉ tên cơ quan tiếp nhận; địa chỉ liên hệ: số nhà, đường phố, quận/huyện, tỉnh/ thành phố; số fax).

- Số điện thoại chuyên dùng: điện thoại cố định, điện thoại di động (nếu có).

- Địa chỉ thư điện tử:

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;

- Ghi rõ tên, địa chỉ, s điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, t cáo và giải quyết khiếu nại, t cáo.

PHỤ LỤC V

MẪU KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành 
kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

BỘ/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

K HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 20..
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-B.../UBND ngày tháng năm 20.. của Bộ.../ Ủy ban nhân dân tỉnh...)

STT

TÊN/ NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LĨNH VỰC

CƠ QUAN THỰC HIỆN RÀ SOÁT

THỜI GIAN THỰC HIỆN RÀ SOÁT

CHỦ TRÌ

PHỐI HỢP

BẮT ĐU

HOÀN THÀNH

I

Nhóm TTHC, quy định có liên quan về...

1

Thủ tục...

 

 

 

 

 

n

Thủ tục...

 

 

 

 

 

II

Nhóm TTHC, quy định có liên quan về...

1

Thủ tục...

 

 

 

 

 

2

Thủ tục...

 

 

 

 

 

3

Thủ tục...

 

 

 

 

 

n

Thủ tục...

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA
(Ban
 hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ……..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /QĐ-…

…., ngày  tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực …………………………………… thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ/ thẩm quyền giải quyết của tỉnh....

BỘ TRƯỞNG BỘ/CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH………

Căn cứ Nghị định số ....ngày tháng....năm.... của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ...;

Căn cứ Quyết định số ngày ... tháng ... năm ... của Thủ tướng Chính phủ/Bộ/UBND tỉnh... phê duyệt kế hoạch rà soát thủ tục hành chính năm ……;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ... /Giám đốc Sở....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa ... thủ tục hành chính trong lĩnh vực …………, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ/thẩm quyền giải quyết của tỉnh (Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao các Vụ, Cục/Sở, ngành, các đơn vị có liên quan:

1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Điều 3. Giao Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ/ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các vụ, cục/sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ/Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Vụ trưởng, Cục trưởng/Giám đốc Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu VT.

BỘ TRƯỞNG/CHỦ TỊCH

(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A

 

Phụ lục ....

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC..........................................
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-.... ngày... tháng... năm... của Bộ trưởng Bộ/Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.....)

1. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục: …………………………………………………

1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)

a) …………………………………………………………………………………………………………..

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

b) …………………………………………………………………………………………………………..

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………...

Lưu ý: Phải xác định rõ các nội dung đơn giản hóa thuộc thẩm quyền và nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền xử lý (thông qua ký hiệu riêng).

1.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ)

1.3. Li ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: ……….. đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: …….. đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: …….. đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: .... %.

2. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục: ………………………………………………………………………….

2.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu cầu điều kiện để thực hiện TTHC)

a) …………………………………………………………………………………………………………..

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

b) …………………………………………………………………………………………………………..

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………...

2.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ)

2.3. Li ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: ……. đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: …… đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: …….. đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: .... %.

PHỤ LỤC VII

BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (BIỂU MẪU 02/RS-KSTT)
(Ban hành kèm theo Thông tư s 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

BIỂU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên TTHC

(+ Mã s hồ sơ trên CSDLQG về TTHC)

 

2. Lĩnh vực

 

3. Văn bản quy định về TTHC

 

4. Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát

 

II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì?

a) Đối với quản lý nhà nước:

Mục tiêu a.1: …………………………………………………………………………..

Mục tiêu a.n: …………………………………………………………………………..

b) Đối với quyền, nghĩa v và li ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức:

Muc tiêu b.1: …………………………………………………………………………..

Muc tiêu b.n: …………………………………………………………………………..

2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng?

a) Có thay đổi hay không?

- Mục tiêu a. 1:              Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu a.n:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.1:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.n:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

b) Có được đáp ứng hay không?

- Mục tiêu a.1:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu a.n:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.1              Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.n:               Có □                 Không □

Lý do: …………………………………………………………………………………

3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng?

a) Duy trì TTHC: □

Lý do: …………………………………………………………………………………

b) Bãi bỏ TTHC: □

Lý do: …………………………………………………………………………………

c) Thay thế TTHC: □

Lý do: …………………………………………………………………………………

d) Sửa đổi, bổ sung TTHC: □

Lý do: …………………………………………………………………………………

e) Áp dụng biện pháp khác (không phải TTHC): □

Lý do: …………………………………………………………………………………

4. Biện pháp được la chn có dẫn đến sự thay đi đi với các TTHC khác có liên quan?

Có □     Không □

Nếu CÓ,

- Đối với TTHC 1: …………………………………………………………………….

(i) Ni dung thay đổi: …………………………………………………………………

(ii) Lý do: ……………………………………………………….………………………

- Đối với TTHC n: ……………………………………………………………………..

(i) Ni dung thay đổi: ………………………………………………………………….

(ii) Lý do: ………………………………………………………………………………..

III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC

1. Tên thủ tục hành chính

Có được quy định rõ ràng, thống nhất và phù hợp không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

2. Trình tự thực hiện

a) Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

b) Có được quy định cụ thể các bước, nội dung công việc, trách nhiệm thực hiện của từng bước không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

3. Cách thức thực hiện

Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với đối tượng thực hiện, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

4. Hồ sơ

a) Có được quy định rõ ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ; nội dung thông tin của từng thành phần hồ sơ có phục vụ cho xem xét, giải quyết thủ tục hành chính; đã loại trừ hồ sơ trùng lặp hoặc đã được lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hay không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

b) Có được quy định rõ ràng và phù hợp về số lượng không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

5. Thời hạn giải quyết

Có được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

Trong trường hp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đã quy định rõ ràng, đầy đủ thời hạn giải quyết của từng cơ quan và thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

6. Cơ quan giải quyết

a) Có được quy định rõ ràng, cụ thể không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

b) Có thể ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là ): …………………………………

7. Đối tượng thực hiện

a) Có thể mở rộng/thu hẹp đối tượng tuân thủ không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là ): …………………………………

b) Có thể mở rộng/thu hẹp phạm vi áp dụng không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là ): …………………………………

8. Phí, lệ phí

a) TTHC có quy định về phí, lệ phí và các chi phí khác không?

- Phí:                Có □     Không □

- Lệ phí:            Có □     Không □

- Chi phí khác:   Có □     Không □

b) Quy định về phí và mức phí có hợp lý, hợp pháp không?

- Về phí:            Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

- Về mức phí:    Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

c) Quy định về lệ phí và mức lệ phí có hợp lý, hợp pháp không?

- Về phí:            Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

- Về mức phí:    Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

d) Quy định về chi phí khác có hợp lý, hợp pháp không?

- Về chi phí khác:          Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

- Về mức chi phí khác:   Có □     Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………..

đ) Cách thức nộp phí, lệ phí có hợp lý không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

9. Mu đơn, tờ khai

Có quy định về mẫu đơn, tờ khai không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

Mu đơn, tờ khai 1: ……………………………………………………………………………………….

a) Nội dung thông tin

- Ni dung 1: ……………………………………………………………………………

Cần thiết: Có □ Không □;   Hợp lý: Có □ Không □;    Hợp pháp: Có □ Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

- Nội dung n: …………………………………………………………………………...

Cần thiết: Có □ Không □;   Hợp lý: Có □ Không □;    Hợp pháp: Có □ Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………

b) Yêu cầu xác nhận (nếu có)

Cần thiết: Có □ Không □;   Hợp lý: Có □ Không □;    Hợp pháp: Có □ Không □

Nếu KHÔNG, nêu rõ:

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………………………………..

c) Ngôn ngữ

Cần thiết: Có □ Không □;   Hợp lý: Có □ Không □;    Hợp pháp: Có □ Không □

Nếu KHÔNG, nêu rõ:

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………………………………..

Mu đơn, tờ khai n: ………………………………………………………………………………………..

10. Yêu cầu, điều kiện

TTHC này có quy định về yêu cầu, điều kiện không?

Có □     Không □

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………………………………

Yêu cầu, điều kiện 1:

…………………….

…………………….

Có hợp lý, hợp pháp không?     Có      Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………

Yêu cầu, điều kiện n:

……………………

…………………….

Có hợp lý, hợp pháp không?     Có      Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………

11. Kết quả thực hiện

a) Có được quy định về thời hạn có hiệu lực không?

Có      Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………

b) Quy định thời hạn có giá trị hiệu lực có hp lý, hợp pháp không?

Hợp lý: Có      Không □;          Hợp pháp: Có                         Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………

c) Quy định phạm vi có giá trị hiệu lực có hợp lý, hợp pháp không?

Hợp lý: Có      Không □;          Hợp pháp: Có                         Không □

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………

12. Văn bản cn sửa đổi, bổ sung (Đề nghị nêu rõ tên loại; s, ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định)

a) Luật □

……………………………………………………………………………….

b) Pháp lệnh □

……………………………………………………………………………….

c) Nghị định □

……………………………………………………………………………….

d) Quyết định của TTCP □

……………………………………………………………………………….

đ) Thông tư/ Thông tư liên tịch □

……………………………………………………………………………….

e) Quyết định của Bộ trưởng □

……………………………………………………………………………….

g) Văn bản khác □

……………………………………………………………………………….

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Họ và tên người điền: …………………………………………………………………………………….

Điện thoại cố định: ……………………..; Di động: ………………….; Email: …………………………

       

 

 

HƯỚNG DẪN

ĐIỀN BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là Cơ quan rà soát) điền các thông tin chung về thủ tục hành chính (TTHC) được rà soát: Tên TTHC, mã số hồ sơ TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; lĩnh vực (theo các lĩnh vực đã được phân chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia); văn bản quy định về TTHC (nêu tất cả các văn bản quy định về TTHC này); tên cơ quan hoặc đơn vị thực hiện rà soát.

II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA TTHC

Câu 1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì?

Thủ tục hành chính được quy định để đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức. Do đó, muốn xác định được sự cần thiết của TTHC trước tiên phải xác định TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu cụ thể gì? Nếu không thể xác định được mục tiêu cần đạt được khi quy định TTHC thì rõ ràng TTHC sẽ không cần thiết.

Mục tiêu cụ thể của TTHC được xác định là TTHC này được đặt ra để làm gì? nội dung quản lý nhà nước cần đạt được là gì; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được đáp ứng là gì? dự kiến tác động như thế nào đối với đời sống xã hội.

Ví dụ: với thủ tục cấp phép quảng cáo thì mục tiêu là quản lý hoạt động quảng cáo đ đảm bảo tính trung thực của thông tin quảng cáo đối với người tiêu dùng và đảm bảo việc quảng cáo đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Đồng thời, Cơ quan rà soát phải xem xét các mục tiêu mà TTHC hướng tới có cần thiết hay không và đưa ra lập luận và bằng chứng chứng minh cho câu trả lời được lựa chọn.

Lưu ý, nếu câu trả lời chỉ chung chung là TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu là thực hiện quản lý nhà nước hoặc để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước hay đáp ứng quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá.

Câu 2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đi hoặc không được đáp ứng?

Một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự cần thiết của TTHC là TTHC khi thực hiện phải đạt được mục tiêu đặt ra. Do đó, với mục tiêu được xác định tại Câu 1, Cơ quan rà soát đánh giá xem TTHC khi được thực hiện có sự thay đi về mục tiêu hoặc có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? Nếu có lý do về sự không hiệu quả thì có thể kết luận là TTHC không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, do TTHC đó không cần thiết hoặc không hợp lý, không hợp pháp hoặc do mục tiêu của TTHC có sự thay đổi.

Ví dụ: Mục tiêu của cấp phép quảng cáo là quản lý hoạt động quảng cáo để đảm bảo tính trung thực của thông tin quảng cáo đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng thực tế cho thấy có nhiều thông tin quảng cáo vẫn thiếu tính trung thực thì đó cũng có thể coi là bằng chứng rng TTHC đó không đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát phải đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh đối với sự lựa chọn câu trả lời của mình.

Câu 3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng?

Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát thông qua thực tế thực hiện TTHC, nghiên cứu nhằm kết luận sự cần thiết duy trì TTHC hoặc đưa ra phương án bãi bỏ TTHC nếu mục tiêu đặt ra không cần thiết hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác nếu mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng.

Ngoài ra, do sự thay đổi, phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội nên một số TTHC không còn cần thiết nữa nên có thể bị bãi bỏ mà vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý.

Câu 4. Biện pháp được lựa chọn có dẫn đến sự thay đổi đối với các TTHC khác có liên quan?

Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát đưa ra được sự thay đổi của các TTHC có liên quan khi áp dụng các biện pháp bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác để đánh giá những tác động của sự thay đổi TTHC đối với đời sống xã hội, làm căn cứ cho việc đưa ra các phương án xử lý tối ưu.

III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ, HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC

Câu 1. Tên TTHC

Tên TTHC được coi là rõ ràng, thống nhất nếu tên của một TTHC được quy định chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC đó. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định về một hoặc một vài bộ phận cấu thành của TTHC (ví dụ: hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu, điều kiện...), tên của TTHC vẫn phải được quy định rõ ràng, cụ thể.

Câu 2. Trình t thực hiện

Trình tự thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ các bước phải làm như thế nào và phù hợp với người dân, tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:

- Xem xét quy định về trình tự thực hiện TTHC này có rõ ràng, cụ thể hay không? nếu không quy định, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;

- Trường hợp quy định về các bước trong trình tự thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát nêu rõ mục đích của từng bước trong trình tự thực hiện, trên cơ sở đó xác định từng bước đó có cần thiết hay không? Có hợp lý hay không? Có hợp pháp không. Nếu các bước xét thấy không cn thiết, không hợp lý, không hợp pháp, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đ xuất cụ thể phương án xử lý; đồng thời, xem xét tổng thể các bước trong trình tự thực hiện có được sắp xếp lô-gic và hợp lý hay không? nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất cụ thể phương án xử lý.

Câu 3. Cách thức thực hiện

Cách thức thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ cách thức người dân, tổ chức có thể thực hiện TTHC và cách thức cơ quan hành chính nhà nước trả kết quả TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:

- Xem xét quy định về cách thức thực hiện có rõ ràng, cụ thể hay không? Nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;

- Nếu quy định về cách thức thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát phải xem xét, nghiên cứu có thể thực hiện TTHC bằng các cách thức khác được hay không (như: gửi hồ sơ qua bưu điện; qua e-mail...)?

Câu 4. Hồ sơ

Trên thực tế có những TTHC được quy định không hợp lý về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ nên đã gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như tạo sự tùy tiện trong giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cụ thể:

- Sự không rõ ràng, không hợp lý thể hiện ở các nội dung sau:

+ Không rõ ràng về hình thức (bản chính, bản sao,...); không rõ ràng về số lượng từng thành phần hồ sơ, số bộ hồ sơ phải nộp; không rõ ràng về các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan phải nộp;...

+ Không hợp lý về nội dung như: hồ sơ bao gồm cả những giấy tờ không thực sự cần thiết cho mục đích việc thực hiện TTHC; phải cung cấp những thông tin mà cá nhân, tổ chức đã nộp để nhận kết quả của TTHC khác mà kết quả này đã được quy định là thành phn hồ sơ hoặc cơ quan nhà nước có thể d dàng có được thông qua sự liên thông, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan; phải đáp ứng các yêu cầu về thành phần hồ sơ mà trên thực tế rõ ràng không thực hiện được;

+ Không rõ ràng về nội dung các thông tin phải cung cấp vì đơn, tờ khai phải nộp không được mẫu hóa;

- Không hợp pháp như: quy định về thành phần, số lượng hồ sơ trái với quy định của văn bản cấp trên.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát đánh giá:

- Về thành phần:

+ Quy định có rõ ràng, cụ thể hay không?

+ Tương ứng với mỗi thành phần hồ sơ, nêu rõ lý do tại sao cần có loại giấy tờ đó trong việc thực hiện thủ tục; tại sao cần số lượng hồ sơ như quy định cũng như lý do về yêu cầu (công chứng, chứng thực, xác nhận, bản sao, bản chính...) cụ thể đối với từng thành phần hồ sơ.

- Về số lượng hồ sơ:

+ Quy định có rõ ràng, cụ thể không?

+ Quy định có hợp lý không?

Nếu một trong các câu trả lời trên là “Không”, Cơ quan rà soát nghiên cứu, đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý về thành phần, số lượng hồ sơ để giảm gánh nặng cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời, Cơ quan rà soát phải nêu rõ lý do cho đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý.

Câu 5. Thời hạn giải quyết

Việc quy định rõ thời hạn giải quyết TTHC sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong giải quyết TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát xác định rõ TTHC:

- Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không? Nếu KHÔNG, cần nghiên cứu để nêu rõ thời hạn giải quyết bao lâu là phù hợp.

- Nếu TTHC đã quy định thời hạn giải quyết thì thì thời hạn này có hợp lý hay không? Nếu KHÔNG cần nêu rõ lý do? Thời hạn này có thể rút ngắn được hay không? Nếu có thể rút ngắn thì thời hạn bao lâu là phù hợp?

- Thời hạn đã quy định có trái hoặc mâu thuẫn với văn bản của cơ quan cấp trên hay không?

Câu 6. Cơ quan giải quyết

Trong câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần xem xét quy định về cơ quan thực hiện TTHC như hiện hành có còn hợp lý, hợp pháp không. Đ trả lời được nội dung này, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét có thể áp dụng các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện TTHC này hay không?

- Xem xét việc quy định cơ quan thực hiện TTHC có đúng thẩm quyền theo pháp luật hiện hành không?

Câu 7. Đối tượng thực hiện

Đ trả lời câu này, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét tính hợp lý của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có tạo ra sự phân biệt giữa các vùng min hoặc các lĩnh vực không? Có tạo sự phân biệt giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức không? Có tạo ra sự phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không?). Nếu thấy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét tính hợp pháp của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết không?). Nếu thy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

Câu 8. Phí, lệ phí

Nếu TTHC có quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp lý không (mang tính bắt buộc có đúng không? mức phí, lệ phí là cao hay thấp? mức phí có phù hợp với đặc đim từng vùng và thông lệ quốc tế không?). Nếu thy quy định không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp pháp không (có đúng thẩm quyền, có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không?). Nếu thấy quy định không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

Câu 9. Mu đơn, tờ khai

- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai đã được quy định thì rà soát từng nội dung thông tin trong mẫu đơn, mẫu tờ khai xem có cần thiết, hợp lý, hp pháp không và đưa ra lý do và phương án sửa đổi, bổ sung đối với những nội dung không còn phù hợp. Để trả lời câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần:

+ Xem xét từng nội dung thông tin quy định tại mẫu đơn, tờ khai xem có rõ ràng không; tại sao phải có thông tin đó; thông tin có cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hay không; thông tin yêu cầu có thực tế hay không có trùng lặp với các thông tin có trong các thành phần hồ sơ khác phải nộp hoặc trong h sơ lưu của cơ quan giải quyết TTHC (hồ sơ của TTHC khác có liên quan);

+ Xem xét yêu cầu xác nhận (nếu có) của mẫu đơn, tờ khai có cần thiết hay không, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có phù hợp với quy định của pháp luật không? Nội dung xác nhận có đảm bảo yêu cầu quản lý không;

+ Xem xét thể thức, ngôn ngữ của mẫu đơn, mẫu tờ khai có tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức không.

- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai chưa được quy định, mẫu hóa thì nêu lý do và phương án xử lý (nếu cần).

Câu 10. Yêu cầu, điều kiện

Nếu TTHC có quy định về yêu cầu, điều kiện, Cơ quan rà soát cần:

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét lý do tại sao cần có yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục. Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không còn cần thiết thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp lý không (có đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với cá nhân, tổ chức và công chức thực thi không? yêu cầu hoặc điều kiện này có trùng lặp với các yêu cầu, điều kiện khác mà cá nhân, tổ chức đã thực hiện không?). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp pháp không (có được quy định đúng thẩm quyền không? Có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

Câu 11. Kết quả thực hiện

Nếu TTHC có quy định về kết quả của việc thực hiện TTHC, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét thời hạn có giá trị hiệu lực của kết quả có cần thiết không? Có hợp lý không? (việc không quy định thời hạn có hiệu lực của kết quả có đảm bảo mục tiêu quản lý không? thời hạn có hiệu lực của kết quả của thủ tục đã là tối đa chưa? Có thể kéo dài được nữa không?). Nếu thấy quy định không cần thiết, không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét thời hạn có hiệu lực của kết quả có hợp pháp không (quy định có đúng thẩm quyền không? Có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không?).

Câu 12. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung

Tại câu này, Cơ quan rà soát tổng hợp các phương án xử lý từ Câu 1 đến Câu 11 để nêu rõ văn bản cần sửa đổi, bổ sung: Tên loại; số ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định.

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ trì soạn thảo ghi rõ thông tin của người trực tiếp điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC, giúp Cơ quan tổng hợp có thể trao đổi trong quá trình tổng hợp./.

PHỤ LỤC VIII

HƯỚNG DẪN RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO NHÓM
(Ban 
hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

Việc rà soát thủ tục hành chính (TTHC), quy định có liên quan theo nhóm được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Rà soát theo nhóm TTHC

a. Các loại sơ đồ

Đ tiến hành rà soát theo nhóm TTHC, chúng ta sử dụng 02 loại sơ đồ: sơ đồ tổng thể và sơ đồ chi tiết. Tùy thuộc vào mục đích rà soát, chúng ta sẽ lựa chọn loại sơ đồ phù hợp.

- Sơ đồ tổng thể dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các thủ tục trong nhóm TTHC mà đối tượng thực hiện TTHC phải trải qua từ giai đoạn bắt đầu đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Sơ đồ tổng thể là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá tính cần thiết của từng TTHC thông qua việc xem xét mối quan hệ của từng thủ tục trong nhóm TTHC được rà soát. Đồng thời, sơ đồ tổng thể cho thấy mối tương tác giữa các cơ quan hành chính khác nhau và xác định được những công đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết TTHC, từ đó, gợi ý ban đầu cho hướng nghiên cứu cụ thể hơn đối với từng TTHC.

- Sơ đồ chi tiết dùng để thể hiện mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành của từng TTHC trong nhóm TTHC.

Sơ đồ chi tiết giúp chúng ta nghiên cứu cụ thể đến từng bộ phận cấu thành của TTHC thuộc nhóm TTHC được rà soát trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tính cần thiết, tính hợp lý của từng bộ phận cấu thành của từng TTHC trong mối quan hệ với bộ phận cấu thành tương ứng của TTHC khác trong nhóm. Đây là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của TTHC.

b. Cách thức lập sơ đồ

Cách thức lập sơ đồ được thực hiện cụ thể như sau:

- Tập hợp các văn bản pháp luật có quy định về TTHC thuộc vấn đề, phạm vi rà soát.

- Thống kê TTHC: Dựa vào các văn bản pháp luật tập hợp được, xác định các TTHC cụ thể của nhóm TTHC thuộc vấn đề, phạm vi rà soát. Đồng thời, thực hiện việc thống kê để mô tả các bộ phận của TTHC đối với TTHC chưa được công bố. Đối với TTHC đã được công bố, cần kiểm tra lại các nội dung đã được công bố so với quy định tại văn bản pháp luật nếu phát hiện có sự khác biệt với văn bản pháp luật thì điều chỉnh lại theo quy định tại văn bản pháp luật.

- Lập sơ đồ nhóm TTHC:

+ Việc lập sơ đồ tổng thể của nhóm TTHC thực hiện như sau:

(1) Xác định mục đích lập sơ đồ (sử dụng để đánh giá, xem xét tính cần thiết của từng thủ tục trong nhóm hoặc để đề xuất giải pháp phối hợp thực hiện giữa các cơ quan hành chính,...).

(2) Xác định kết quả cuối cùng cần đạt được khi thực hiện nhóm TTHC. Ví dụ: Đối với nhóm TTHC liên quan đến việc thành lập trường đại học tư thục, kết quả cuối cùng mong muốn đạt được của nhà đầu tư là trường đại học được đi vào hoạt động (được phép tuyển sinh).

(3) Xác định thứ tự thực hiện các TTHC trong nhóm để đi đến được kết quả cuối cùng đã xác định ở mục (2). Đ thực hiện được bước này, cần căn cứ vào nội dung quy định của TTHC như: hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, trình tự thực hiện,... để xác định thứ tự của các TTHC trong nhóm. Ví dụ: Đối với nhóm TTHC liên quan đến thành lập trường đại học, tại thành phần hồ sơ của thủ tục quyết định thành lập trường đại học có yêu cầu “Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ”, do đó, khi sắp xếp thứ tự thì thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học phải được thực hiện trước thủ tục này.

(4) Hoàn thiện sơ đồ.

Ví dụ 1: Sơ đồ tổng thể nhóm thủ tục công nhận giống cây trồng mới nhập khẩu (2008)

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

+ Việc lập sơ đồ chi tiết của nhóm TTHC thực hiện như sau:

(1) Xác định mục tiêu lập sơ đồ. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu để chúng ta tiến hành xây dựng các sơ đồ chi tiết tương ứng như: sơ đồ chi tiết liên quan đến thành phần hồ sơ của nhóm TTHC; sơ đồ chi tiết liên quan đến thời gian thực hiện, cơ quan thực hiện của nhóm TTHC,...

(2) Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ phù hợp. Để thực hiện được công việc này, chúng ta phải căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu liên quan đến bộ phận cấu thành nào của TTHC, từ đó, lựa chọn cách thức thể hiện sơ đồ chi tiết phù hợp. Ví dụ: Vẽ sơ đồ chi tiết về thành phần hồ sơ để thể hiện được từng thành phần hồ sơ của từng thủ tục phải có một ký hiệu riêng tương ứng. Do đó, trong trường hợp này chúng ta có thể lựa chọn sơ đồ chi tiết theo dạng hình cột để thể hiện.

(3) Vẽ và hoàn thiện sơ đồ chi tiết.

Ví dụ 2: Lập rà soát theo nhóm chi tiết về thành phần hồ sơ của nhóm thủ tục công nhận giống cây trồng mới nhập khẩu (2008)

Để tiến hành rà soát về thành phần hồ sơ của các TTHC trong nhóm thủ tục công nhận giống cây trồng mới nhập khẩu, chúng ta tiến hành rà soát theo nhóm chi tiết về thành phần hồ sơ của nhóm. Trước hết, chúng ta phải thng kê đầy đủ nội dung quy định về thành phần hồ sơ của từng TTHC trong nhóm; đồng thời, để thuận lợi cho việc rà soát theo nhóm, chúng ta phải tiến hành mã hóa tên thành phần hồ sơ thành các ký hiệu riêng. Cụ thể như sau:

TT

Tên TTHC

Thành phần hồ sơ

Ký hiệu

01

Nhập khẩu giống cây trồng ngoài danh mục được phép sản xuất kinh doanh (để khảo nghiệm)

Đơn đăng ký nhập khẩu

H1.1

Tờ khai kỹ thuật giống cây trồng nhập khẩu

H1.2

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)

H1.3

02

Đăng ký khảo nghiệm quốc gia về giống cây trồng

Đơn đăng ký khảo nghiệm

H2.1

Tờ khai kỹ thuật về giống đăng ký khảo nghiệm

H2.2

03

Công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử

Đơn đề nghị công nhận giống sản xuất thử

H3.1

Báo cáo kết quả khảo nghiệm VCU

P2

Biên bản họp Hội đồng khoa học cơ sở đề nghị cho sản xuất th

H3.3

Kết quả khảo nghiệm DUS trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc tổ chức, cá nhân có nghi ngờ về tính khác biệt của giống.

H3.4

04

Công nhận chính thức giống cây trồng

Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới

H4.1

Báo cáo kết quả sản xuất th

P3

Quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống đề nghị công nhận

H4.3

Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (bắt buộc đối với cây trồng chính)

H3.4

Biên bản họp Hội đồng khoa học cơ sở đề nghị công nhận chính thức

H4.4

Ý kiến đánh giá giống bằng văn bản của địa phương, nơi sản xuất thử

H4.5

Qua việc phân tích trên cho thấy, mỗi thành phần hồ sơ của từng TTHC tương ứng với một ký hiệu riêng. Do đó, đ th hiện được sơ đ chi tiết về thành phần hồ sơ của nhóm TTHC này việc lựa chọn sơ đồ dạng hình cột là phù hợp. Kết quả thu được như sau:

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Chú thích:

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Bước 2: Rà soát, đánh giá TTHC

a. Nội dung

Việc rà soát, đánh giá được thực hiện sau khi hoàn thành bước lập sơ đồ nhóm TTHC. Rà soát, đánh giá từng TTHC phải đặt trong mối quan với các thủ tục trong nhóm. Vì vậy, quá trình đánh giá TTHC đơn lẻ và đánh giá tổng thể được tiến hành đồng thời, có tác dụng bổ trợ cho nhau để đưa ra phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC toàn diện, triệt để hơn.

Việc vận dụng phương pháp rà soát, đánh giá nhóm TTHC sẽ giúp xem xét mi quan hệ tương quan của TTHC trong nhóm từ đó giúp đánh giá và trả lời các câu hỏi về tính cần thiết, tính hợp lý của TTHC. Việc phân tích sơ đồ được thực hiện cụ thể như sau:

- Đánh giá sự cần thiết của TTHC trong mối quan hệ biện chứng với nhóm TTHC:

Dựa trên sơ đồ tổng thể để phân tích sự cần thiết của TTHC trong nhóm, trong đó tập trung vào tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý và mức độ ảnh hưởng của thủ tục đối với nhóm thủ tục. Qua việc xem xét, đánh giá phát hiện những điểm bất hợp lý, những TTHC không thật sự cần thiết do trùng lặp, hoặc đã được quản lý bằng các thủ tục ở công đoạn trước đó hoặc tiếp theo,... từ đó định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất phương án phù hợp, ví dụ: bãi bỏ hoặc gộp để tiến hành đồng thời những TTHC đó,...

Ví dụ 3: Phân tích sự cần thiết của thủ tục công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử trong mối tương quan với nhóm thủ tục công nhận giống cây trồng mới, ta được kết quả như sau:

STT

Tên thủ tục hành chính

Tính cần thiết

Đánh giá

Định hướng đưa ra phương án

Mục tiêu quản lý

Mức đ ảnh hưởng với nhóm

1

Công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử

Nắm được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng sử dụng giống để cho phép khảo nghiệm trên diện rộng những giống cây trồng có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện sản xuất ở Việt Nam

- Giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua khảo nghiệm, đáp ứng đủ điều kiện, được công nhận cho sản xuất thử.

- Kết quả sản xuất thử là cơ sở để công nhận chính thức giống cây trồng mới

Sản xuất thử chỉ là một bước trong trình tự khảo nghiệm, công nhận để đưa vào sản xuất một giống cây trồng mới (khác với khảo nghiệm ở diện tích lớn hơn).

Bãi bỏ thủ tục này và quy định các điều kiện để việc khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất được tiến hành đồng thời.

- Phân tích phát hiện sự trùng lặp và khả năng kế thừa kết quả giải quyết giữa các bước trong quy trình:

Dựa trên kết quả rà soát theo nhóm chi tiết, thực hiện việc đối chiếu, so sánh các yêu cầu của các bộ phận cấu thành của các TTHC (tập trung ở một số bộ phận như: thành phn hồ sơ; trình tự thực hiện; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí,...) qua từng công đoạn của quy trình giúp đánh giá được gánh nặng mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện, đồng thời phát hiện, loại bỏ những nội dung yêu cầu về TTHC bị trùng lặp hoặc đã được kiểm soát ở các khâu trước đó để từ đó đưa ra giải pháp loại bỏ hoặc kế thừa, công nhận kết quả giải quyết của các khâu phía trước trong quy trình hoặc có th chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ của cá nhân, tổ chức.

Ví dụ 4: Vận dụng sơ đồ chi tiết nhóm thủ tục công nhận giống cây trồng mới nhập khẩu trong rà soát như sau:

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Qua sơ đồ phân tích trên, dễ nhận thấy có thể nghiên cứu để đề xuất bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ s H3.4 tại thủ tục công nhận chính thức ging cây trồng do bị trùng lặp, đã được kiểm soát tại thủ tục công nhận giống cây trng cho sản xuất thử.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của việc giải quyết thủ tục đến kết quả cuối cùng của nhóm để thực hiện phân bổ nguồn lực hiệu quả cho quá trình thực hiện:

Việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các TTHC đơn lẻ trong nhóm TTHC là cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng việc giải quyết của từng thủ tục đến kết quả cuối cùng của nhóm. Đây không chỉ có tác dụng trong việc đánh giá tính cần thiết của từng thủ tục trong quy trình mà còn giúp nhìn nhận về tính hợp lý của việc phân bổ: thời gian thực hiện; cơ quan thực hiện; cách thức, trình tự thực hiện. Kết quả phân tích này là cơ sở giúp:

(1) Nhận định phân bổ thời gian chưa hợp lý, chưa tương xứng với yêu cầu, mục tiêu, thực tế quản lý để có sự điều chỉnh phù hợp; đồng thời có giải pháp về kiểm soát, quản lý thời hạn thực hiện.

(2) Đánh giá khả năng điều chỉnh trình tự, cách thức thực hiện thủ tục trong quy trình để giảm tối đa việc tiếp xúc giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện thông qua các giải pháp như: thực hiện liên thông; thực hiện đồng thời các thủ tục đơn lẻ đối với những cơ quan hành chính nhà nước tiếp xúc trên 01 lần trong quá trình thực hiện nhóm thủ tục,...

(3) Đánh giá để phân cấp thực hiện một cách khoa học, tránh quá tải trong thực hiện./.

PHỤ LỤC IX

BIỂU MẪU TÍNH CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (BIỂU MẪU 03/SCM-KSTT)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: …………………………………………………………………………..

I. CHI PHÍ THỰC HIỆN TTHC HIỆN TẠI

STT

Các công việc khi thực hiện TTHC

Các hoạt động/ cách thức thực hiện cụ thể

Thời gian thực hiện (gi)

Mức TNBQ /01 giờ làm việc (đồng)

Mức chi phí thuê tư vấn, dịch v (đồng)

Mức phí, lệ phí, chi phí khác

Số lần thực hiện/ 01 năm

Số lượng đối tượng tuân thủ/ 01 năm

Chi phí thực hiện TTHC (đồng)

Tổng chi phí thực hiện TTHC/ 01 năm

Ghi chú

1

Chuẩn bị hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Thành phần HS 1

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.n

Thành phần HS n

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nộp hồ sơ

Trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bưu điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nộp phí, lệ phí, chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chuẩn bị, phục vụ việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Công việc khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhận kết quả

Trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bưu điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. CHI PHÍ THỰC HIỆN TTHC SAU ĐƠN GIẢN HÓA

STT

Các công việc khi thực hiện TTHC

Các hoạt động/ cách thức thực hiện cụ thể

Thời gian thực hiện (gi)

Mức TNBQ /01 giờ làm việc (đồng)

Mức chi phí thuê tư vấn, dịch v (đồng)

Mức phí, lệ phí, chi phí khác

Số lần thực hiện/ 01 năm

Số lượng đối tượng tuân thủ/ 01 năm

Chi phí thực hiện TTHC (đồng)

Tổng chi phí thực hiện TTHC/ 01 năm

Ghi chú

1

Chuẩn bị hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Thành phần HS 1

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.n

Thành phần HS n

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nộp hồ sơ

Trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bưu điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nộp phí, lệ phí, chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chuẩn bị, phục vụ việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Công việc khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhận kết quả

Trực tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bưu điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. SO SÁNH CHI PHÍ

Chi phí tuân thủ TTHC hiện tại và sau đơn giản hóa

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Chi phí tuân thủ TTHC còn lại (màu đỏ) và Chi phí tuân thủ TTHC cắt giảm được (màu xanh) sau đơn giản hóa

Thông tư 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

 

HƯỚNG DẪN

TÍNH CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Việc tính chi phí tuân thủ giúp lượng hóa được các chi phí xã hội mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) phải bỏ ra để tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính dự kiến sẽ ban hành hoặc đang được thực thi. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp phù hợp bảo đảm tính hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính theo hướng giảm gánh nặng hành chính tối đa cho cá nhân, tổ chức nhưng vẫn đạt được mục tiêu quản lý.

I. XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHI PHÍ TUÂN THỦ TTHC

1. Xác định chi phí đối với từng công việc khi thực hiện TTHC

Các công việc khi thực hiện TTHC bao gồm: Chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ; nộp phí, lệ phí; chuẩn bị, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá thực tế của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); nhận kết quả.

a) Chuẩn bị hồ sơ

Các hoạt động cụ thể liên quan đến chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Cá nhân, tổ chức tự chuẩn bị hoặc phải thông qua các cá nhân, tổ chức khác của pháp luật như thuê tư vấn, dịch vụ (in ấn, sao chụp, chứng thực, công chứng, kiểm định,...) để hoàn thiện từng thành phần hồ sơ theo quy định.

Chi phí cho việc hoàn thành từng thành phần hồ sơ (CHS) được tính như sau:

- Trường hợp tự thực hiện:

CHS = Thời gian (trung bình 1 giờ/ 1 trang, kết hợp với định mức vùng miền) nhân (x) với mức thu nhập bình quân/ 1 giờ làm việc cộng (+) với chi phí in ấn (nếu có).

- Trường hợp phải thông qua tư vấn, dịch vụ:

CDVHS = Mức giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc theo thực tế.

Ví dụ: Giả sử, một cá nhân tại khu vực đô thị làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình dân dụng cấp IV có chi phí xây dựng 1 tỷ đồng thì chi phí để thực hiện TTHC này được xác định như sau:

Đối với TTHC này, chi phí trong việc chuẩn bị hồ sơ sẽ được tính như sau:

+ Chi phí của việc làm đơn được tính bằng thời gian (trung bình 1 giờ/1 trang, kết hợp với định mức vùng miền) nhân (x) với mức thu nhập bình quân/1 giờ làm việc cộng (+) với chi phí in ấn (nếu có).

CHS1 = (1.0 giờ x 2 trang x 17.310 đ) + 1.000 đ = 35.620 đ.

+ Chi phí để có bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tính bằng thời gian đi lại (trung bình 1 giờ/ 1 lượt, kết hợp với định mức vùng, miền) nhân (x) với mức thu nhập bình quân/1 giờ làm việc cộng (+) với lệ phí chứng thực (theo quy định).

b) Nộp hồ sơ/Nhận kết quả

Các công việc cụ thể liên quan đến nộp hồ sơ bao gồm: Cá nhân, tổ chức tùy theo quy định và lựa chọn các cách thức nộp hồ sơ/ nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước (CNHS/NKQ TT) hoặc qua đường bưu điện (CNHS/NKQ BĐ) hoặc qua Internet (CNHS/NKQ NET).

Chi phí cho việc nộp hồ sơ/ Nhận kết quả (CNHS/NKQ) được tính bằng thời gian (trung bình 1 giờ/ 1 lượt, kết hợp với định mức vùng miền) nhân (x) với mức thu nhập bình quân/ 1 giờ làm việc (đối với trường hợp trực tiếp) hoặc tính bằng mức giá hiện hành do Nhà nước quy định (đối với trường hợp qua bưu điện hoặc Internet).

Ví dụ:

+ CHHS/NKQ TT = 2.0 giờ x 2 lượt x 17.310 đ = 69.240đ. Hoặc:

+ CNHS/NKQBĐ =8.000 đ (giá EMS nội tỉnh, trọng lượng ≤ 100gr).

c) Nộp phí, lệ phí (CP, LP)

Các công việc cụ thể liên quan đến nộp phí, lệ phí bao gồm: Cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước khi nộp hồ sơ/ nhận kết quả hoặc nộp/ chuyển khoản tại kho bạc, ngân hàng.

Chi phí cho việc nộp phí, lệ phí được tính bằng mức phí, lệ phí áp dụng đối với từng TTHC theo quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền cộng (+) với chi phí cho việc đi lại để nộp phí, lệ phí.

Trường hợp phí, lệ phí chỉ được quy định mức tối thiểu, tối đa và giao cho các địa phương hoặc cơ quan giải quyết thủ tục quy định mức cụ thể, trong trường hợp này có thể xác định mức phí, lệ phí theo một trong 2 cách:

- Lấy mức phí, lệ phí của một địa phương, cơ quan giải quyết thủ tục đang áp dụng (nếu có);

- Lấy mức phí, lệ phí trung bình của mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Theo quy định về phí đăng ký thành lập Hợp tác xã chỉ xác định mức phí dao động từ 100.000 đ đến 200.000 đ và giao cho từng địa phương quyết định mức cụ thể. Trong trường hợp này, mức phí có thể được xác định bằng mức trung bình theo quy định của pháp luật là: (100.000 + 200.000)/2 = 150.000 đ.

d) Chuẩn bị, phục vụ việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

Công việc này bao gồm các hoạt động mà đối tượng tuân thủ TTHC phải chuẩn bị (hồ sơ, tài liệu, mẫu,...) và phục vụ việc kiểm tra trong quá trình giải quyết thủ tục.

Chi phí đối với việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho kiểm tra, đánh giá được xác định như việc chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm a mục này.

Chi phí đối với việc chuẩn bị mẫu kiểm tra, đánh giá được xác định theo mức giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc theo thực tế.

Chi phí phục vụ kiểm tra, đánh giá được xác định bằng thời gian nhân (x) với số người tham gia phục vụ nhân (x) với mức thu nhập bình quân/ 01 giờ làm việc cộng (+) với chi phí khác (nếu có).

2. Xác định thời gian thực hiện TTHC (T)

Thời gian được xác định khi tính chi phí thực hiện TTHC bao gồm: thời gian cần thiết và thực tế để hoàn thành từng công việc cụ thể (đi lại nộp hồ sơ, nhận kết quả; tự chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;...).

Cách xác định thời gian đi lại để thực hiện một công việc được tính trung bình là một (01) giờ/ một (01) lượt; thời gian làm đơn, tờ khai theo mẫu được tính trung bình là một (01) giờ/ một (01) trang và kết hợp với định mức tương ứng tùy thuộc vào từng địa bàn, phạm vi.

Ví dụ: Đối với TTHC đề nghị cấp Giấy phép xây dựng trình bày trên đây, thời gian hoàn thành 01 thành phần hồ sơ và nộp hồ sơ được tính như sau:

+ Thời gian làm đơn gồm 02 trang:

THS 1 = 1.0 giờ x 2 trang = 2.0 giờ.

+ Thời gian nộp hồ sơ, phạm vi cấp tỉnh:

TNHS = 2.0 giờ x 2 lượt = 4.0 giờ.

3. Xác định mức thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc (TNBQ)

Mức thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc được tính theo công thức:

Mức thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc

=

Tổng sản phẩm trong nước
(theo thống kê của năm gần nhất)

Số dân (tương ứng năm thống kê)

x

12 tháng

x

22 ngày làm việc

x

08 giờ làm việc

Nguồn thu thập số liệu là trang Thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê; thời gian làm việc trong một tháng là 22 ngày; thời gian làm việc trong một ngày là 08 giờ.

Ví dụ: Năm 2012, Tổng sản phẩm trong nước là 3.245.419 tỷ đồng, với dân s 88772,9 nghìn người. Như vậy, mức thu nhập bình quân 01 người 01 giờ làm việc sẽ là:

TNBQ

=

3.245.419.000.000.000

≈ 17.310 (đồng)

88.772.900

x

12

x

22

x

8

                   

4. Xác định số lần thực hiện TTHC theo quy định trong 01 năm (P)

Việc xác định số lần thực hiện chỉ áp dụng đối với những TTHC quy định cá nhân, tổ chức phải thực hiện TTHC đó từ hai lần trở lên trong một năm. Số lần thực hiện TTHC được xác định bằng số lần theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC đó.

Ví dụ: Thủ tục Kê khai, nộp thuế GTGT với cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế quy định: Cơ sở kinh doanh tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ khai do Bộ Tài chính ban hành.

Như vậy, theo quy định, cơ sở kinh doanh phải làm TTHC này 01 tháng/ 01 lần, nghĩa là s lần thực hiện bằng 12.

5. Xác định số lượng đối tượng tuân thủ trong 01 năm (SL)

Việc xác định số lượng đối tượng tuân thủ TTHC dựa trên cơ sở phạm vi, đối tượng áp dụng, số lượng đối tượng tuân thủ một TTHC được xác định bằng tổng số lượt cá nhân, tổ chức sẽ hoặc đã thực hiện TTHC đó trong một năm.

Ví dụ: Trung bình mỗi năm dân s Việt Nam tăng thêm 947.000 người, tương ứng, dự báo s lượng đối tượng tuân thủ của thủ tục Đăng ký khai sinh sẽ là 947.000.

Bảng ký hiệu và chữ viết tắt

- C:       Chi phí

- T:       Thời gian

- P, LP: Phí, lệ phí

- P:       Số lần thực hiện

- SL:     Số lượng đối tượng tuân thủ

- HS:     Hồ sơ

- NHS:  Nộp hồ sơ

- NKQ:  Nhận kết quả

- DV:    Dịch vụ

- KT:     Kiểm tra

- TT:      Trực tiếp tại trụ sở CQNN

- BĐ:     Qua bưu điện

- NET:   Qua Internet

- K:       Khác

- CTTHCChi phí thực hiện 1 TTHC

- ∑Chi phí TTHC/1 năm: Tổng chi phí thực hiện 1 TTHC/1 năm.

II. TÍNH CHI PHÍ

1. Chi phí tuân thủ TTHC hiện tại

Sau khi các công việc, các hoạt động và số liệu đã được nhập đầy đủ, chính xác vào Phần I - Chi phí tuân thủ TTHC hiện tại của Bảng tính chi phí tuân thủ TTHC (tải từ Trang http://thutuchanhchinh.vn/), phần mềm Excel của Bảng tính này sẽ tự động tính kết quả của Chi phí thực hiện một TTHC (theo công thức: CTTHC = CHS + CDV + CP, LP + CK) và Tổng chi phí thực hiện TTHC đó trong một năm (theo công thức: ∑Chi phí TTHC/1 năm = CTTHC x P x SL).

2. Chi phí tuân thủ TTHC sau đơn giản hóa

Sau khi copy Phần I của Bảng tính chi phí tuân thủ TTHC để tạo Phần II - Chi phí tuân thủ TTHC sau đơn giản hóa và điều chỉnh các công việc, các hoạt động và số liệu đã theo nội dung đơn giản hóa, phần mềm Excel của Bảng tính này sẽ tự động tính kết quả của Chi phí thực hiện một TTHC và Tổng chi phí thực hiện TTHC đó trong một năm.

3. So sánh chi phí

Lợi ích từ việc đơn giản hóa được tính bằng chi phí thực hiện TTHC hiện tại trừ đi chi phí thực hiện TTHC sau đơn giản hóa. Phần mềm Excel tại Phần III - So sánh chi phí sẽ tự động tính và thể hiện thông qua các biểu đồ so sánh kèm theo các giá trị và tỷ lệ % đơn giản hóa hoặc sửa đổi, bổ sung./.

PHỤ LỤC X

HƯỚNG DẪN RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỚI YÊU CẦU THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

Rà soát, đánh giá sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) với yêu cầu triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo cơ sở cho Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, hoàn thiện quy định thủ tục hành chính và lựa chọn thủ tục hành chính để xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) khả thi, hiệu quả.

Việc rà soát, đánh giá tập trung vào 02 nội dung:

- Sự phù hợp của nội dung quy định thủ tục hành chính với yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ.

- Sự ảnh hưởng của thủ tục hành chính đến mức độ phức tạp trong thiết kế và hiệu năng, hiệu quả vận hành, sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Cách thức rà soát, đánh giá được thực hiện như sau:

1. Rà soát, đánh giá sự phù hợp của nội dung quy định thủ tục hành chính

Căn cứ vào nội dung quy định của các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính và cách thức phân loại dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát tổ chức rà soát, đánh giá, xác định các quy định thủ tục hành chính không phù hợp để triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát đề xuất các giải pháp thực hiện theo hướng: (1) Xử lý bất cập bằng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Xử lý bất cập thông qua sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Nội dung rà soát, đánh giá cụ thể như sau:

1.1. Sự phù hợp với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2

TT

Tiêu chí đánh giá, phân loại DVCTT mức độ 1, 2

Loại TTHC không phù hợp

Giải pháp khắc phục trường hợp TTHC không phù hợp

Kỹ thuật, công nghệ

Sửa đi văn bản quy phạm pháp luật

1

Cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC trên mạng

TTHC chưa được công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

- Ban hành quyết định công bố TTHC theo thẩm quyền.

- Công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

 

2

Tải được các mẫu văn bản

TTHC chưa được công bố, công khai hoặc chưa đăng tải mẫu văn bản kèm theo TTHC đã công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện công bố, công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương theo đúng quy định.

 

1.2. Sự phù hợp với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

TT

Tiêu chí đánh giá, phân loại DVCTT mức đ 3

Loại TTHC không phù hợp

Giải pháp khắc phục trường hợp TTHC không phù hợp

Kỹ thuật, công nghệ

Sửa đi văn bản quy phạm pháp luật

1

Cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC trên mạng

TTHC chưa được công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

- Ban hành quyết định công bố TTHC theo thẩm quyền.

- Công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

 

2

Tải được các mẫu văn bản

TTHC chưa được công bố, công khai hoặc chưa đăng tải mẫu văn bản kèm theo TTHC đã công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện công bố, công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương theo đúng quy định.

 

3

Việc gửi hồ sơ qua môi trường mạng

TTHC mà thành phần hồ sơ có dung lượng lớn hơn mức dung lượng cho phép của hệ thống.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để mở rộng dung lượng tải dữ liệu điện tử của hồ sơ TTHC lên hệ thống.

- Tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan.

 

4

Điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản, hồ sơ

TTHC có thành phần hồ sơ như sau:

- Biểu mẫu phải yêu cầu xác nhận của bên thứ 3.

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu phải kiểm tra, đối chiếu trực tiếp.

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu phải ký trực tiếp, hoặc hoàn thành trước sự chứng kiến của cơ quan, đơn vị, cá nhân thụ lý hồ sơ. Ví dụ: Công chứng hợp đồng; Chứng thực hợp đồng,...

- Hồ sơ, giấy tờ không được phép gửi qua mạng điện tử.

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu bản chính do cơ quan, đơn vị thứ 3 cấp.

- Thực hiện chữ ký số; giấy phép, chứng từ điện tử; công chứng, chứng thực điện tử.

- Cho phép khai báo thông tin và thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ khi nhận kết quả trực tiếp (nội dung này có thể quy định trong hướng dẫn thực hiện DVCTT).

 

5

Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng

- Những TTHC yêu cầu cá nhân phải có mặt để xác thực về đối tượng thực hiện.

Ví dụ: Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân (Chưa đáp ứng yêu cầu để triển khai DVCTT mức độ 3 vì Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Căn cước công dân quy định “Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục”).

- Những TTHC bắt buộc phải tiến hành kiểm tra thực tế để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu điều kiện của thủ tục.

Ví dụ 1: Thủ tục Cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (Mã hồ sơ trên CSDLQG về TTHC B-BGT-285471-TT - Chưa đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT mức độ 3 vì Khoản 9, Điều 61 Luật Giao thông đường bộ quy định “người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển” và Điều 33, 47 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định lái xe phải dự thi sát hạch trực tiếp, nếu đạt mới được cấp giấy phép).

Ví dụ 2: Thủ tục Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con ging; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật do địa phương quản lý (mã hồ sơ B-BNN-006926-TT - Chưa đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT mức độ 3 vì khoản 4 Điều 37 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở).

Liên thông, kết nối các phần mềm/cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để tạo môi trường xử lý hồ sơ trực tuyến.

- Xã hội hóa công tác kiểm tra hoặc tích hợp dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu đ giảm hoặc bỏ việc kiểm tra trực tiếp của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện TTHC.

- Bãi bỏ các quy định này hoặc sửa đổi, thay thế bằng các hình thức khác, ví dụ: Bỏ quy định phải có mặt để kiểm tra, xác thực; thực hiện công nhận lẫn nhau để miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu,...

Từ kết quả rà soát trên, cơ quan chủ trì rà soát tổng hợp kết quả như sau:

(1) Thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

(2) Thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu nhưng có thể triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ngay thông qua giải pháp khắc phục bằng kỹ thuật, công nghệ trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ công.

(3) Thủ tục hành chính để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phải chờ sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

1.3. Sự phù hợp với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

TT

Tiêu chí đánh giá, phân loại DVCTT mức đ 4

Loại TTHC không phù hợp

Giải pháp khắc phục trường hợp TTHC không phù hợp

Kỹ thuật, công nghệ

Sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật

1

Cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC trên mạng

TTHC chưa được công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương

- Ban hành quyết định công bố TTHC theo thẩm quyền.

- Công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

 

2

Tải được các mẫu văn bản

TTHC chưa được công bố, công khai hoặc chưa đăng tải mẫu văn bản kèm theo TTHC đã công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện công bố, công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương theo đúng quy định.

 

3

Hồ sơ được gửi qua môi trường mạng

TTHC mà thành phần hồ sơ có dung lượng lớn hơn mức dung lượng cho phép của hệ thống.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để mở rộng dung lượng tải dữ liệu điện tử của hồ sơ TTHC lên hệ thống.

- Tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan.

 

4

Điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản, hồ sơ

TTHC có thành phần hồ sơ như sau:

- Biểu mẫu phải yêu cầu xác nhận của bên thứ 3.

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu phải kiểm tra, đối chiếu trực tiếp.

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu bản chính do cơ quan, đơn vị thứ 3 cấp.

- Thực hiện chữ ký số; giấy phép, chứng từ điện tử.

- Cho phép thực hiện công chứng, chứng thực điện tử.

 

- Hồ sơ, giấy tờ yêu cầu phải ký trực tiếp, hoặc hoàn thành trước sự chứng kiến của cơ quan, đơn vị, cá nhân thụ lý hồ sơ.

Ví dụ: Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn (Mã số hồ sơ trên CSDLQG TTHC - B-BTP-276964-TT - Chưa đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT mức độ 4 vì quy định trường hợp người yêu cầu công chứng đng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch).

- Hồ sơ, giấy tờ không được phép gửi qua mạng điện tử.

Ví dụ: Thủ tục hành chính có hồ sơ, giấy tờ là tài liệu mật.

 

- Bãi bỏ hoặc thay đổi hình thức đối với trường hợp hồ sơ, giấy tờ yêu cầu phải ký trực tiếp, hoặc hoàn thành trước sự chứng kiến của cơ quan, đơn vị, cá nhân thụ lý hồ sơ và loại hồ sơ, giấy tờ không được phép gửi qua mạng điện tử.

5

Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng

- Những TTHC yêu cầu cá nhân phải có mặt để xác thực về đối tượng thực hiện. Ví dụ: Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân (Chưa đáp ứng yêu cầu để triển khai DVCTT mức độ 4 vì Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Căn cước công dân quy định “Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục”).

- Những TTHC bắt buộc phải tiến hành kiểm tra thực tế để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu điều kiện của thủ tục.

Ví dụ: Thủ tục Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống; cơ sở giết m động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật do địa phương quản lý (mã hồ sơ B-BNN-006926-TT - Chưa đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT mức độ 4 vì khoản 4 Điều 37 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan có thm quyền thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở).

Liên thông, kết nối các phần mềm/cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để tạo môi trường xử lý hồ sơ trực tuyến.

- Xã hội hóa công tác kiểm tra hoặc tích hợp dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu để giảm hoặc bỏ việc kiểm tra trực tiếp của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện TTHC.

- Bãi bỏ các quy định này hoặc sửa đổi, thay thế bằng các hình thức khác, ví dụ: Bỏ quy định phải có mặt để kiểm tra, xác thực; thực hiện công nhận lẫn nhau để miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu,...

- Xây dựng cơ chế hoạt động liên thông giữa các cơ quan nhà nước trong xử lý TTHC.

6

Thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến

TTHC chưa kết nối cho phép cá nhân thực hiện thanh toán lệ phí bằng tài khoản ngân hàng của cá nhân (qua ATM, mạng E-banking,....)

- Xây dựng chức năng thanh toán điện tử; kênh thanh toán trực tuyến qua ngân hàng.

- Các cơ quan thực hiện TTHC triển khai DVC mức độ 4 thực hiện mở các tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

- Tăng cường áp dụng hóa đơn điện tử.

 

7

Trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện

- Kết quả giải quyết TTHC yêu cầu bắt buộc đối tượng thực hiện phải ký khi nhận kết quả.

Ví dụ: Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước (Mã số trên CSDLQGTTHC - B-BTP-244609-TT - Chưa đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT mức độ 4 vì khoản 3, Điều 38 Luật Hộ tịch quy định khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào S hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn).

 

- Sửa đổi hình thức thực hiện đối với trường hợp bắt buộc đối tượng thực hiện phải ký nhận trực tiếp kết quả giải quyết TTHC, ví dụ bằng hình thức ký nhận bằng chữ ký số,...

Từ kết quả rà soát trên, cơ quan chủ trì rà soát tổng hợp kết quả như sau:

(1) Thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

(2) Thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu nhưng có thể triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngay thông qua giải pháp khắc phục bằng kỹ thuật, công nghệ trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ công.

(3) Thủ tục hành chính để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải chờ sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2. Rà soát, đánh giá sự ảnh hưởng của thủ tục hành chính đến thiết kế, vận hành, sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Quy định thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng đến tính phức tạp trong thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tính hiệu quả giữa chi phí xây dựng với hiệu năng sử dụng, vận hành hệ thống.

Căn cứ kết quả rà soát, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát tổng hợp, đề xuất danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo lộ trình.

Việc rà soát, đánh giá cụ thể như sau:

2.1. Xác định các thủ tục hành chính đơn giản, có thể triển khai ngay dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Các thủ tục hành chính đơn giản, có thể triển khai ngay dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là các thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thủ tục hành chính đáp ứng tiêu chí có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 mà không phải sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

- Thủ tục hành chính có trình tự thực hiện không liên quan đến việc phối hợp xử lý giữa các cơ quan khác ngành hoặc việc giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan đã có sự tích hợp, kết nối, chia sẻ các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Ví dụ: Thủ tục Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp (Mã số hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BGT-285473-TT), trình tự thực hiện không liên quan đến cơ quan khác ngành.

- Thủ tục hành chính mà hồ sơ, giấy tờ đơn giản, chủ yếu do đối tượng thực hiện tự thực hiện và cung cấp mà không cần xác nhận hoặc là kết quả thực hiện do bên thứ 3 cung cấp.

Ví dụ: Thủ tục Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp (Mã s hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BGT-285473-TT) có 2/3 thành phần hồ sơ của TTHC này là do đối tượng tự thực hiện và cung cấp.

- Thủ tục hành chính không yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận kết quả giải quyết, trừ nghĩa vụ về phí, lệ phí.

Ví dụ: Thủ tục Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp (Mã s hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BGT-285473-TT) chỉ yêu cầu nộp lệ phí.

- Thủ tục hành chính mà đã có cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho quá trình xem xét, quyết định giải quyết thủ tục (nếu có).

Ví dụ: Thủ tục Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp (Mã số hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BGT-285473-TT) đã có Hệ thống thông tin giấy phép lái xe do Bộ Giao thông vận tải xây dựng.

2.2. Hiệu năng sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Thủ tục hành chính có số lượng đối tượng tuân thủ lớn, tần suất thực hiện cao.

Ví dụ: Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới do bị mất, bị hỏng (mã s hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BGT-285513-TT) là TTHC đơn giản, có thể triển khai ngay DVCTT mức độ 4 nhưng s lượng đối tượng tuân thủ trong 01 năm của cả nước là rất ít (có năm không có trường hợp nào) thì việc đầu tư xây dựng, duy trì hệ thống cung cấp DVCTT là tn kém, lãng phí.

- Loại đối tượng thực hiện thủ tục hành chính có khả năng áp dụng dịch vụ công trực tuyến.

Ví dụ: Thủ tục Đăng ký kết hôn đối với đồng bào các dân tộc thiểu s theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu s (mã s hồ sơ trên CSDLQGTTHC - B-BTP-244614-TT) là TTHC đơn giản có thể triển khai DVCTT mức độ 3, tuy nhiên đối tượng thực hiện là đồng bào dân tộc thiểu s sẽ có những khó khăn trong việc tiếp cận, thực hiện theo phương thức điện tử.

- Loại thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thống nhất trong toàn quốc, địa phương không được quy định chi tiết thêm (áp dụng đối với rà soát của Bộ, ngành để đăng ký triển khai hệ thống cung cấp DVCTT trên toàn quốc).

3. Tổng hợp kết quả rà soát

Trên cơ sở kết quả rà soát tại mục 1, 2 phụ lục này, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá bao gồm:

- Danh mục thủ tục hành chính đề xuất thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình, trong đó phải xác định rõ tên thủ tục hành chính, mức độ áp dụng dịch vụ công trực tuyến, năm (hoặc giai đoạn) triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Danh mục thủ tục hành chính chưa phù hợp để triển khai dịch vụ công trực tuyến, trong đó phải xác định rõ tên thủ tục hành chính, lý do không phù hợp, giải pháp khắc phục./.

PHỤ LỤC XI

DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông
 tư s 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

STT

Ký hiệu biểu mẫu

Tên biểu

Đơn vị thực hiện

Đơn vị nhn báo cáo

I. Nhóm biểu mẫu về đánh giá tác động

 

 

1

01a/VPCP/KSTT

Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính tại Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

2

01b/VPCP/KSTT

Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính tại địa phương

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

3

01c/VPCP/KSTT

Kết quả đánh giá tác động quy định thủ tục giải quyết công việc

Bảo hiểm xã hội VN; Ngân hàng CSXH; Ngân hàng PTVN (Tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

II. Nhóm biểu mẫu kết quả cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra về TTHC

4

02a/VPCP/KSTT

Kết quả cho ý kiến, thẩm tra về TTHC quy định trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản QPPL tại Văn phòng Chính phủ

Các Phòng chức năng thuộc Cục Kiểm soát thủ tục hành chính

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

5

02b/VPCP/KSTT

Kết quả cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra về TTHC quy định trong các dự án, dự thảo văn bản QPPL tại Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

6

02c/VPCP/KSTT

Kết quả cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra về TTHC quy định trong các dự án, dự thảo văn bản QPPL tại địa phương

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND cấp tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

III. Nhóm biểu mẫu về công bố, công khai

7

03a/VPCP/KSTT

Số TTHC, VBQPPL được công bố, công khai tại Bộ/Cơ quan ngang Bộ/Cơ quan...

Bộ, cơ quan ngang Bộ/Cơ quan... (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

8

03b/VPCP/KSTT

Số TTHC, VBQPPL được công bố, công khai tại địa phương

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND cấp tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

IV. Nhóm biểu mẫu rà soát, đơn giản hóa TTHC

9

04a/VPCP/KSTT

Kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC tại Bộ, cơ quan ngang B

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ) và 03 Cơ quan

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

10

04b/VPCP/KSTT

Kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC tại địa phương

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND cấp tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

V. Nhóm biểu mẫu tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

11

05a/VPCP/KSTT

Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo thẩm quyền

UBND cấp xã; UBND cấp huyện;

Cơ quan ngành dọc cấp TW; Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh; Các đơn vị chuyên môn thuộc....

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ);

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh)

12

05b/VPCP/KSTT

Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ); 03 Cơ quan; UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND cấp tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

VI. Nhóm biểu mẫu giải quyết TTHC

13

06a/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC (bao gồm cả báo cáo tình hình, kết quả thực hiện một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC)

Các đơn vị...; Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp 

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng B, cơ quan ngang B);

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh)

14

06b/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện (bao gồm cả báo cáo tình hình, kết quả thực hiện một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC)

UBND huyện/thị xã/thành phố... (Văn phòng UBND cấp huyện)

Văn phòng UBND cấp tỉnh (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính)

15

06c/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan ngành dọc cấp tỉnh

Cục Thuế/Hải quan/BHXH tỉnh.../... (Văn phòng)

Tổng cục (Văn phòng Tổng cục)

16

06d/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan ngành dọc cấp Trung ương

Tổng cục thuế, hải quan; BHXHVN; NHCSXH; NHPTVN (Tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC)

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ)

17

06đ/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương (bao gồm cả báo cáo tình hình, kết quả thực hiện một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC)

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh)

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

18

06e/VPCP/KSTT

Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, 03 Cơ quan (bao gồm cả báo cáo tình hình, kết quả thực hiện một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC)

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ), 03 Cơ quan.

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

19

06g/VPCP/KSTT

Nguyên nhân quá hạn đối với các trường hợp tồn đọng trong giải quyết TTHC

- UBND huyện/thị xã/thành phố... (Văn phòng UBND cấp huyện);

- UBND tỉnh/thành phố... (Văn phòng UBND cấp tnh);

- Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ).

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

VII.

Nhóm biểu mẫu tổng hợp của Văn phòng Chính phủ

(07a/VPCP/KSTT, 07b/VPCP/KSTT, 07c/VPCP/KSTT, 07d/VPCP/KSTT, 07đ/VPCP/KSTT)

Biểu số 01a/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../..../2017.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC)
TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
(Quý/năm)

Kỳ báo cáo:………
(Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…)

Đơn vị báo cáo:

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

Đơn vị tính: TTHC, văn bản

TT

Đơn vị thực hiện

Tng số

Phân loại TTHC đã được đánh giá tác động theo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)

Phân loại s TTHC đã được đánh giá tác động về nội dung

Luật

Pháp lệnh

Nghị định

QĐTTg

Thông tư (nếu có)

Số TTHC được quy định mới

Số TTHC được sửa đi, bổ sung

Số TTHC được bãi bỏ, hủy bỏ

TTHC đã được ban hành

TTHC đã được đánh giá tác động

VB QPPL quy định TTHC đã được ban hành

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

 

A

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIU MẪU 01a/VPCP/KSTT

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

1. Nội dung

Tổng hợp kết quả đánh giá tác động quy định TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Liệt kê tên các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện đánh giá tác động về TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC.

- Cột 1 = Cột (3+5+7+9+11) = Cột (13+14+15).

- Ct 2 = Ct (4+6+8+10+12)

3. Nguồn số liệu: Từ số liệu theo dõi, báo cáo, ghi chép của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Biểu số 01b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../..../2017.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC)
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Quý/năm)

Kỳ báo cáo:………
(Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…)

Đơn vị báo cáo:

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC, Văn bản

TT

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại TTHC đã đánh giá tác động theo tên văn bản QPPL

Phân loại TTHC đã đánh giá tác động về nội dung

Quyết định của UBND

Nghị quyết của HĐND

Số TTHC được quy định mới

Số TTHC được sửa đi, bổ sung

Số TTHC được bãi bỏ, hủy bỏ

TTHC đã được ban hành

TTHC đã được đánh giá tác động

VB QPPL quy định TTHC đã được ban hành

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01b/VPCP/KSTT/KTTH

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Nội dung

Tổng hợp kết quả đánh giá tác động quy định TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC của các Sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Liệt kê tên Sở, ngành thực hiện đánh giá tác động về TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC.

- Ct 1= Cột (3+5) = Cột (7+8+9)

- Ct 2 = Cột (4+6)

3. Nguồn số liệu: Từ số liệu theo dõi, báo cáo, ghi chép của các Sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Biểu số 01c/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../..../2017.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH
VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC (TTGQCV)
(Quý/năm)

Kỳ báo cáo:………
(Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…)

Đơn vị báo cáo:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Đơn vị làm nhiệm vụ kiểm soát TTHC)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: Thủ tục, Văn bản

TT

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại s lượng TTGQCV đã được đánh giá tác động theo tên văn bản hướng dẫn nghiệp vụ

Phân loại số lượng TTGQCV đã được đánh giá tác động về nội dung

Quyết định của Tổng GĐ

Công văn hướng dẫn

Số TTGQCV dự kiến được quy định mới

Số TTGQCV dự kiến được sửa đổi, bổ sung

Số TTGQCV dự kiến được bãi bỏ, hủy bỏ

Số lượng TTGQCV được ban hành

Số lượng TTGQCV đã được đánh giá tác động

Số lượng VBHDNV có TTGQCV được ban hành

Số lượng TTGQCV

S lượng QĐ

Số lượng TTGQCV

Số lượng CVHD

A

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01c/VPCP/KSTT

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

1. Nội dung

Báo cáo về kết quả đánh giá tác động quy định về thủ tục giải quyết công việc (TTGQCV) và ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ (VBHDNV) có quy định về TTGQCV của Bảo hiểm xã hội Việt Nam/Ngân hàng Chính sách xã hội/Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Liệt kê tên các cơ quan, đơn vị được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc ở Trung ương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam/Ngân hàng Chính sách xã hội/Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động về TTGQCV và ban hành văn bản HDNV có quy định về TTGQCV.

- Cột 1 = Cột (3+5) = Cột (7+8+9).

- Ct 2 = Ct (4+6)

3. Nguồn số liệu: Từ số liệu theo dõi, báo cáo, ghi chép của các cơ quan, đơn vị được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc ở Trung ương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam/Ngân hàng Chính sách xã hội/Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Biểu số 02a/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA VỀ TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VBQPPL TẠI BỘ TƯ PHÁP/VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ (Quý/năm)
Kỳ báo cáo:………..
(Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm)

Đơn vị báo cáo:

Bộ Tư pháp/Các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC, văn bản

TT

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo tên VBQPPL

Luật

Pháp lệnh

Nghị định

QĐTTg

Số lượng TTHC

Số lượng VBQPPL

Số lượng TTHC

Số lượng VBQPPL

Số lượng TTHC

Số lượng VBQPPL

Số lượng TTHC

Số lượng VBQPPL

Số lượng TTHC

Số lượng VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02a/VPCP/KSTT

KẾT QUẢ THẨM TRA VỀ TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VBQPPL TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

1. Nội dung:

Tổng hợp kết quả thẩm định tại Bộ Tư pháp và thẩm tra tại các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ đối với quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Ghi tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi dự án, dự thảo VBQPPL đề nghị thẩm định/ thẩm tra

- Cột 1 = Cột (3 + 5 + 7 + 9);

- Cột 2 = Cột (4 + 6 + 8 + 10).

3. Nguồn số liệu:

Từ số liệu theo dõi, ghi chép của các Phòng chuyên môn thuộc Cục Kiểm soát TTHC.

Biểu số 02b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/ DỰ THẢO VBQPPL TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (Quý/năm)
Kỳ báo cáo: …………
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

Bộ, cơ quan ngang Bộ

(Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC, văn bản

STT

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo tên VBQPPL

D thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư liên tịch (nếu có)

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

Tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo...

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02b/VPCP/KSTT

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VỀ TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/ DỰ THẢO VBQPPL TẠI B, CƠ QUAN NGANG BỘ

1. Nội dung:

Tổng hp kết quả thẩm định tại Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL (nếu được giao trong luật).

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Ghi tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo VBQPPL đề nghị thẩm tra;

- Cột 1 = Cột (3 + 5);

- Cột 2 = Cột (4 + 6).

3. Nguồn số liệu:

Từ số liệu theo dõi, ghi chép của Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Biểu số 02c/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

KT QUẢ THẨM ĐỊNH V TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/ DỰ THẢO VBQPPL TẠI ĐỊA PHƯƠNG (Quý/năm)

Kỳ báo cáo: …………
(T ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

UBND cấp tỉnh

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC, văn bản

STT

Đơn vị thực hiện

Tng s

Phân loại theo tên VBQPPL

Dự thảo Quyết định của UBND

Dự thảo Nghị quyết của HĐND

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

Số TTHC

Số VB QPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

Tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo...

 

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02c/VPCP/KSTT

KẾT QUẢ THẨM TRA V TTHC QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VBQPPL TẠI BỘ ĐỊA PHƯƠNG

1. Nội dung:

Tổng hợp kết quả thẩm định tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL (nếu được giao trong luật).

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A: Ghi tên cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo VBQPPL đề nghị thẩm định;

- Cột 1 = Cột (3 + 5);

- Cột 2 = Cột (4 + 6).

3. Nguồn số liệu:

Từ số liệu theo dõi, ghi chép của Phòng Kiểm soát TTHC.

Biểu số 03b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

SỐ TTHC, VBQPPL ĐƯỢC CÔNG B, CÔNG KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Quý/năm)
Kỳ báo cáo:….
(Từ ngày.... tháng.... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

UBND tỉnh (Văn phòng UBND)

Đơn vị nhân báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC, văn bản

STT

Đơn vị thực hiện

Công bố danh mục TTHC

Số lượng quyết định công bố TTHC đã ban hành

Số VBQPPL, TTHC được công bố

Số VBQPPL, TTHC đã được công khai/không công khai

Số VBQPPL

Số TTHC

VBQPPL

TTHC

Tổng số

Chia ra

Ban hành mới hoặc sửa đi bổ sung (công khai)

Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (không công khai)

Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (công khai)

Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (không công khai)

Số lượng quyết định công bố danh mục TTHC

Số lượng TTHC công bố áp dụng tại địa phương

S lượng TTHC đã được tích hp dữ liệu và nhp sửa đi, bổ sung thông tin trên CSDLQG

Số TTHC quy định mới

Số TTHC được sửa đổi, bổ sung

Số TTHC hủy bỏ, bãi bỏ

A

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sở, ngành...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 03a, 03b/VPCP/KSTT

SỐ TTHC, VBQPPL ĐƯỢC CÔNG BỐ CÔNG KHAI TẠI BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Nội dung:

Tổng hợp số liệu TTHC, VBQPPL được công bố, công khai trong kỳ báo cáo.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Cột A biểu số 03a: ghi tổng số và lần lượt tên các đơn vị thực hiện việc công bố công khai thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cột A biểu số 3b: ghi tổng số và lần lượt tên các đơn vị thực hiện việc công bố công khai thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Cột 1 = ghi số lượng quyết định công bố đã được ký ban hành;

Ví dụ:

+ Tại cột 1 biểu số 03a: trong kỳ báo cáo, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 02 quyết định công bố thì ở cột 1 điền số 2;

+ Tại cột 1 biểu số 03b: trong kỳ báo cáo, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành 03 quyết định công bố thì cột 1 điền số 3.

- Cột 2 = Cột (7+8);

- Cột 3 = Cột (4+5+6).

3. Nguồn số liệu:

Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các đơn vị thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc từ số liệu ghi chép, theo dõi của Phòng Kiểm soát TTHC.

Biểu số 04a/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ (Năm)
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

Bộ/cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ) và 03 Cơ quan

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC/nhóm TTHC, văn bản

STT

Tên TTHC hoặc tên nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát

Phương án rà soát thuộc thẩm quyền thực thi

Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền thực thi

Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được

Số lượng VBQPPL được rà soát

Số TTHC

Số lượng VBQPPL được rà soát

Số TTHC

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Số TTHC sửa đổi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

Số TTHC sửa đổi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của Bộ, cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thủ tục/nhóm TT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của TTgCP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thủ tục/nhóm TT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 04b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

KT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG (Năm)
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

UBND tỉnh, thành phố... (Văn phòng UBND tỉnh)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC/nhóm TTHC, văn bản

STT

Tên TTHC hoặc tên nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát

Phương án rà soát thuộc thẩm quyền thực thi

Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền thực thi

Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được Số TTHC

Số lượng VBQPPL được rà soát

Số TTHC

Số lượng VBQPPL được rà soát

Số lượng VBQPPL được rà soát

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Số TTHC sửa đi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

Số TTHC sửa đi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của UBND cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thủ tục/nhóm TT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của TTgCP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thủ tục/nhóm TT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 04a, 04b/VPCP/KSTT
KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA TTHC TẠI BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Nội dung:

Tổng hợp số liệu TTHC và số VBQPPL được rà soát, đánh giá hàng năm theo Kế hoạch định kỳ của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

- Biểu số 4a:

+ Mục I cột A: ghi tổng số TTHC/nhóm TTHC được giao rà soát; ghi tên TTHC, nhóm TTHC được đề cập trong Kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ban hành.

+ Mục II cột A: ghi tổng số TTHC/nhóm TTHC được giao rà soát; ghi tên TTHC, nhóm TTHC mà Bộ, cơ quan được giao thực hiện rà soát theo Kế hoạch rà soát trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.

- Biểu số 4b:

+ Mục I cột A: ghi tên TTHC, nhóm TTHC được đề cập trong Kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

+ Mục II cột A: ghi TTHC, nhóm TTHC mà cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được giao thực hiện rà soát theo Kế hoạch rà soát trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.

- Cột 1 và cột 6 = ghi số lượng VBQPPL dự kiến/đã đưa vào phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế.

- Cột 2 = Cột (3+4+5);

- Cột 7 = Cột (8+9+10);

- Cột 11: là phần kết xuất sau khi tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo tỷ lệ %. Công thức tính đạt tỷ lệ đơn giản hóa tại cột 11 như sau:

- Cột 11

=

Tổng chi phí của TTHC hiện tại - Tổng chi phí TTHC sau ĐGH

100%

Tổng chi phí của TTHC hiện tại

3. Nguồn số liệu:

Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Biểu số 05a/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày …/.../2017.

KT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIN NGHỊ (PAKN) V QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH (Quý/năm)

Kỳ báo cáo:……….
(Từ ngày...tháng...năm... đến ngày...tháng...năm...)

Đơn vị báo cáo:

UBND cấp xã; UBND cấp huyện;

Tên của cơ quan ngành dọc cấp Trung ương;

Tên của cơ quan ngành dọc cấp tỉnh;

Tên của cơ quan chuyên môn thuộc ....

Đơn vị nhận báo cáo:

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh).

Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Đơn vị tính: S phản ánh, kiến nghị

Ngành, lĩnh vực có PAKN

S PAKN về quy định hành chính được tiếp nhận (bao gồm kỳ trước chuyển qua)

Kết quả xử lý PAKN về quy định hành chính

Đăng tải công khai kết quả xử lý

Tổng số

Chia ra

Đã xử lý

Đang xử lý

Số PAKN về hành vi hành chính

Số PAKN về nội dung quy định hành chính

Tổng số

Chia theo nội dung PAKN

Chia theo thời điểm tiếp nhận

Tổng số

Chia ra

 

Số PAKN về hành vi hành chính

Số PAKN về nội dung quy định hành chính

Tiếp nhận mới trong kỳ

Kỳ trước chuyển qua

Số PAKN về hành vi hành chính

Số PAKN về nội dung quy định hành chính

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 05/VPCP/KSTT/KTTH
KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ (PAKN) VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH THEO THẨM QUYỀN

1. Nội dung:

Tổng hợp số liệu PAKN đã tiếp nhận, xử lý tại Bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền tiếp nhận và thẩm quyền xử lý, cụ thể:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận PAKN, gồm:

+ Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

+ Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

+ Văn phòng UBND tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN, bao gồm tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý PAKN liên quan đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:

Cột A: ghi tên ngành, lĩnh vực có PAKN

Cột 1 = Cột (2+3)

Cột 4 = Cột (5+6) = Cột (7+8)

Cột 9 = Cột (10+11).

3. Nguồn số liệu:

Số liệu báo cáo gửi về của các cơ quan có thẩm quyền xử lý PAKN.

Biểu số 06a/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP GIẢI QUYẾT TTHC (Quý/năm)

Kỳ báo cáo:……..
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo: Các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện/thị xã/thành phố...

UBND cấp xã

Đơn vị nhận báo cáo:

Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ); UBND cấp huyện Văn phòng UBND cấp tỉnh (Phòng Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp

Số hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Tng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

S hồ sơ đang giải quyết

Tổng số

Đã giải quyết

Đang giải quyết

Số mới tiếp nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

S mới tiếp nhận (trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Trả quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thi hạn

Quá thời hạn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 06b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND CẤP HUYỆN (Quý/năm)
Kỳ báo cáo:……….
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo: UBND huyện/thị xã/thành phố... (Văn phòng UBND huyện)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng UBND (Phòng Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp

Số hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Tổng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

Số hồ sơ đang giải quyết

Tổng số

Đã giải quyết

Đang giải quyết

S mới tiếp nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

S mới tiếp nhận (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Trả quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thời hn

Quá hạn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã (tổng số đơn vị cp xã, ví dụ: 12 đơn vị cấp xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Cơ quan/tổ chức thực hiện dịch vụ công (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 06c/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TẠI CƠ QUAN NGÀNH DỌC CẤP TỈNH (Quý/năm)

Kỳ báo cáo:……
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo: Tên của cơ quan, đơn vị được tổ chức theo hệ thống ngành dọc ở cấp tỉnh và ở cấp huyện

Đơn vị nhận báo cáo:

Tổng cục... (Văn phòng)

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết

S hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa

Tổng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

Số hồ sơ đang giải quyết

Tổng số

Đã giải quyết

Đang giải quyết

Số mới tiếp nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

Số mới tiếp nhận (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Trả quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thời hạn

Quá hạn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan ngành dọc cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ quan ngành dọc cấp tnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan ngành dọc cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 06d/VPCP/KSTT/KTTH

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN NGÀNH DỌC CẤP TRUNG ƯƠNG (Quý/năm)

Kỳ báo cáo: ………
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo: Tổng cục Thuế/Hải quan/BHXHVN/NHCSXH/NHPTVN (Văn phòng)

Đơn vị nhận báo cáo:

Bộ... (Văn phòng)

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết

Số hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa

Tng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

Số hồ sơ đang giải quyết

Tng s

Đã giải quyết

Đang giải quyết

Số mới tiếp nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

Số mới tiếp nhận (trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Trả quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thời han

Quá hạn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ quan ngành dọc cấp Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cơ quan ngành dọc cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ quan ngành dọc cấp Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cơ quan ngành cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 06đ/VPCP/KSTT/KTTH

Ban hành theo Thông tư số …/2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG (Quý/năm)

Kỳ báo cáo: ………
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn v báo cáo:

UBND cấp tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: S hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết theo cấp

Số hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa

Tng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

Số hồ sơ đang giải quyết

Tổng số

Đã giải quyết

Đang giải quyết

Số mới tiếp nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

Số mới tiếp nhận (trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Tr quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thời hạn

Quá hn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

A

TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

TTHC do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, giải quyết TTHC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

TTHC do Sở Công Thương tiếp nhận, giải quyết TTHC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

TTHC do Sở Tài chính tiếp nhận, giải quyết TTHC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện (ghi tổng số đơn vị cấp huyện, ví dụ: 23 đơn vị cấp huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã (tổng s đơn vị cấp xã, ví dụ: 112 đơn vị cấp xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

Cơ quan/tổ chức thực hiện dịch vụ công (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 06e/VPCP/KSTT/KTTH

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ/03 CƠ QUAN (Quý/năm)
Kỳ báo cáo: ……..
(Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Đơn vị báo cáo:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, 03 Cơ quan (Văn phòng)

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

I. TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TTHC

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết

Số hồ sơ nhận giải quyết

Kết quả giải quyết

Số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa

Tổng số

Trong đó

Số hồ sơ đã giải quyết

Số hồ sơ đang giải quyết

Tổng số

Đã giải quyết

Đang giải quyết

Số mới nhận trực tuyến

Số kỳ trước chuyển qua

S mới tiếp nhận (Trc tiếp hoặc dịch vụ bưu chính)

Tổng số

Trả đúng thời hạn

Trả quá hạn

Tổng số

Chưa đến hạn

Quá hạn

Đúng thời hạn

Quá hạn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

Lĩnh vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cục/vụ/đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và 03 Cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan/tổ chức được CQHC, người có thẩm quyền ủy quyn thực hiện dịch vụ công (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực B (các đơn vị ngành dọc thực hiện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ quan ngành dọc cấp TƯ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cơ quan ngành dọc cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cơ quan/tổ chức được CQHC, người có thm quyền ủy quyền thực hiện dịch vụ công (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT (nếu có)

Nêu tóm tắt nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chậm trễ trong giải quyết TTHC và đề xuất phương án giải quyết (nếu có), đính kèm Biểu mẫu 06g/VPCP/KSTT.

 

GIẢI THÍCH CÁC BIỂU MẪU SỐ: 06a, 06b, 06c, 06d, 06đ, 06e
TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Nội dung

- Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Trách nhiệm thực hiện báo cáo: các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC, như: UBND cấp xã, UBND cấp huyện (giải quyết TTHC theo thẩm quyền)

2. Phương pháp tính và cách ghi biểu

- Cột 1: Đánh số thứ tự liên tiếp theo ví dụ tại mẫu

- Cột 2: Ghi tên lĩnh vực có TTHC trong kỳ báo cáo; các cấp giải quyết TTHC.

- Cột 3, 4, 5, 6: Ghi tổng số TTHC đã nhận để giải quyết trong kỳ báo cáo (cột 3), bao gồm số bộ hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC tồn đọng từ kỳ báo cáo trước chuyển qua (cột 5) và số bộ hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo (cột 4, cột 6).

Cột 3 = Cột (4 + 5 + 6)

- Cột 7, 8, 9: Ghi tổng số hồ sơ đã được giải quyết trong kỳ báo cáo (cột 7) bằng số bộ hồ sơ giải quyết TTHC trả đúng thời hạn (cột 8) và số bộ hồ sơ đã được giải quyết nhưng không đúng thời hạn quy định (cột 9); đồng thời, liệt kê nguyên nhân quá hạn tại cột 9 theo hướng dẫn tại mẫu 06g/VPCP/KSTT.

Cột 7 = Cột (8 + 9)

- Cột 10: Ghi tổng số bộ hồ sơ đang giải quyết, bằng: số bộ hồ sơ chưa ti hạn giải quyết (cột 11) và số hồ sơ đã quá thời hạn giải quyết (cột 12).

Cột 10 = Cột (11 + 12)

- Cột 11: Ghi số bộ hồ sơ đang giải quyết, bao gồm: hồ sơ mới tiếp nhận, hồ sơ đang được các cơ quan chuyên môn thực hiện.

- Cột 12: Ghi tổng số hồ sơ đã quá thời hạn trả kết quả còn tồn đọng trong k báo cáo, đồng thời liệt kê các TTHC này theo hướng dẫn tại mẫu 06g/VPCP/KSTT.

- Cột 13: Ghi số hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trong đó bao gồm số hồ sơ đã giải quyết và đang giải quyết theo cơ chế này tại cột số 14, 15, 16. Số lượng hồ sơ Cột 13 nhỏ hơn hoặc bằng số lượng hồ sơ Cột 3.

Cột 13 = Cột (14+15+16)

3. Nguồn số liệu

Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cơ quan ngành dọc cấp Trung ương, cơ quan ngành dọc cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND xã.

Biểu số 06g/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017.

NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN ĐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN ĐỌNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Quý/năm)
Kỳ báo cáo: ……..
(Từ ngày...tháng...năm... đến ngày...tháng...năm...)

Đơn v báo cáo:

- UBND huyện/thị xã/thành phố... (Văn phòng UBND huyện);

- UBND tỉnh/thành phố... (Văn phòng UBND tỉnh);

- Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Đơn vị nhận báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

I. TNG HỢP NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN

Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC

STT

Lĩnh vực, công việc giải quyết

Số lượng hồ sơ

Nguyên nhân quá hạn

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Lĩnh vực ... (Ví dụ lĩnh vực Đất đai)

50

a1x 5; a2x3; b3x10; c1x50

 

2

Lĩnh vực ...

 

 

 

3

Lĩnh vực ...

 

 

 

 

Tng s:

 

 

 

II. CÁC TRƯỜNG HỢP QUÁ HẠN DO QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

1) a1x5:

STT

Tên TTHC

Ni dung vướng mắc

Văn bản QPPL

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Lĩnh vực A

1

TTHC 1 (ví dụ thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ)

Chưa rõ ràng ở quy định về điều kiện ... (ví dụ điều kiện về khu dân cư hiện hữu, ổn định)

Quy định tại Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về ... (ví dụ: quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2010 của UBND TP HCM về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)

2

TTHC 2

 

 

II

Lĩnh vực B

1

TTHC 3

 

 

2

TTHC 4

 

 

3

TTHC 5

 

 

2. a2x3:

STT

Tên TTHC

Nội dung vướng mắc

Văn bản QPPL

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Lĩnh vực ...

1

TTHC 1 (ví dụ thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở)

Mâu thuẫn về ... (ví dụ mâu thuẫn về cách xác định diện tích sàn căn hộ chung cư))

Quy định tại Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về ... mâu thuẫn với Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về ...; (ví dụ: Khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định 2 cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư, đó là: cách thứ nhất: “tính kích thước thông thủy của căn hộ và cách thứ hai là: “tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ. Cách tính diện tích sàn căn hộ thứ hai có kết quả khác với cách tính thứ nhất về kích thước, ranh gii và diện tích căn hộ. Trong khi đó, Luật Nhà ở và Điều 49 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở chỉ quy định diện tích căn hộ được tính theo cách thứ nhất, không quy định tính theo cách thứ hai. Như vậy, Thông tư 16 của Bộ Xây dựng đã quy định cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư không thống nht với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71);

2

TTHC 2

 

 

II

Lĩnh vực ...

1

TTHC 3

 

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 06g/VPCP/KSTT
NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN ĐỌNG TRONG GIẢI QUYẾT TTHC

1. Tổng hợp nguyên nhân quá hạn:

- Cột 1:

+ Đánh số liên tiếp theo dãy số La mã đối với lĩnh vực

+ Đánh số liên tiếp theo dãy số tự nhiên đối với TTHC có hồ sơ bị quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo

- Cột 2: Liệt kê TTHC có hồ sơ bị quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo theo lĩnh vực

- Cột 3: Ghi tổng số hồ sơ quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo tương ứng với tên TTHC ghi tại cột 2

- Cột 4: Điền mã số tương ứng của các nguyên nhân trả quá hạn theo hướng dẫn dưới đây:

a. Quy định hành chính

a1. Do quy định tại VBQPPL chưa rõ ràng

a2. Do quy định tại các VBQPPL mâu thuẫn với nhau

a3. Do quy định tại VBQPPL không hợp lý

a4. Do cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt (trong các trường hợp giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông)

b. Cán bộ, công chức

b1. Do thiếu biên chế

b2. Do trình độ, năng lực hạn chế của cán bộ trực tiếp giải quyết

b3. Do cán bộ trực tiếp giải quyết thiếu trách nhiệm hoặc nhũng nhiễu

c. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

c1. Diện tích trụ sở làm việc chật hẹp, xuống cấp

c2. Trang thiết bị thiếu hoặc chất lượng kém

d. Nguyên nhân khác (nêu cụ thể): ………

Ví dụ: Lĩnh vực đất đai có 50 hồ sơ quá hạn, trong đó có 05 hồ sơ quá hạn do quy định tại văn bản QPPL chưa rõ ràng: (a1x5); 10 hồ sơ quá hạn do trình độ, năng lực hạn chế của cán bộ trực tiếp giải quyết: (b2x10); 10 hồ sơ quá hạn do cán bộ trực tiếp giải quyết thiếu trách nhiệm hoặc nhũng nhiễu: (b3x10); cả 50 hồ sơ quá hạn do trang thiết bị thiếu hoặc chất lượng kém: (c2x50).... Đối với những nguyên nhân khác, đề nghị nêu cụ thể nội dung của nguyên nhân (ví dụ: d-thiên tai, d-do tranh chấp đất đai...).

2. Các trường hợp quá hạn do quy định hành chính:

Dùng để diễn giải các nguyên nhân nêu tại mã số a1, a2, a3, trong đó:

- Cột 2 ghi rõ tên của TTHC;

- Cột 3 ghi rõ nội dung vướng mắc;

- Cột 4 ghi rõ điều, khoản, điểm, số hiệu, trích yếu của VBQPPL là nguyên nhân của trường hợp quá hạn trong giải quyết TTHC (có thể đính kèm văn bản giải thích về những hạn chế, bất cập, không hợp lý của các văn bản).

Biểu số 07a/VPCP/KSTT/ĐGTĐ

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày …/…/2017

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Quý/năm)
Kỳ báo cáo: ………
(Từ ngày…..tháng…..năm….. đến ngày….tháng….năm…..)

Đơn vị báo cáo:

Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

Đơn vị tính: Thủ tục hành chính (TTHC), Văn bản

I. Số VBQPPL có quy định về TTHC đã được ban hành (TTHC được bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện đánh giá tác động)

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)

Phân loại về nội dung

Luật

Pháp lệnh

Nghị định

QĐTTg

Thông tư, Thông tư liên tịch

Số TTHC được quy định mới

Số TTHC được sửa đổi, bổ sung

Số TTHC được bãi b, hủy bỏ

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bộ….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bộ….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Số VBQPPL có quy định về TTHC đã được ban hành (TTHC được UBND tỉnh thực hiện đánh giá tác động)

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo tên VBQPPL

Phân loại về nội dung

Số TTHC

Số VBQPPL

Quyết định của UBND

Ngh quyết của HĐND

S TTHC được quy định mới

Số TTHC được sửa đổi, bổ sung

Số TTHC được bãi bỏ, hủy bỏ

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỉnh ……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tỉnh ……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 07b/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017

KẾT QUẢ THẨM TRA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TRONG CÁC DỰ ÁN/DỰ THẢO VBQPPL (Quý/năm)

Kỳ báo cáo: …..
(Từ ngày……tháng……năm……đến ngày……tháng……năm……)

Đơn vị báo cáo: Văn phòng chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính)

I. KẾT QUẢ THẨM TRA VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Bộ, ngành

Tổng số

Phân loại theo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)

Số TTHC

Số VBQPPL

Luật

Pháp lệnh

Nghị định

QĐTTg

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bộ…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bộ…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. KẾT QUẢ THẨM TRA VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo văn bản

S TTHC

Số VBQPPL

Dự thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư liên tịch

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Tng s

 

 

 

 

 

 

1

Bộ…..

 

 

 

 

 

 

2

Bộ…..

 

 

 

 

 

 

III. KẾT QUẢ THẨM TRA VỀ QUY ĐỊNH TTHC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị thực hiện

Tổng số

Phân loại theo văn bản

Số TTHC

Số VBQPPL

Quyết định của UBND

Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp chủ trì soạn thảo

Số TTHC

Số VBQPPL

Số TTHC

Số VBQPPL

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

Tỉnh …….

 

 

 

 

 

 

2

Tỉnh …….

 

 

 

 

 

 

3

……

 

 

 

 

 

 

Biểu số 07d/VPCP/KSTT

Ban hành theo Thông tư số .../2017/TT-VPCP ngày .../.../2017

KT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Năm)

Kỳ báo cáo: …..
(Từ ngày……tháng……năm…… đến ngày……tháng……năm……)

Đơn vị báo cáo: Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC)

Đơn vị tính: TTHC/nhóm TTHC, Văn bản

 

Số TTHC/nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát

Phương án rà soát thuộc thẩm quyền thực thi

Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền thực thi

Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được (%)

Số VBQPPL được rà soát

Số TTHC

Số VBQPPL được rà soát

Số TTHC

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Số TTHC sửa đổi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

Số TTHC sửa đổi

Số TTHC quy định mới

Số TTHC cắt giảm

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.

Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của bộ, cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bộ ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bộ ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

UBND tỉnh....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Số thực hiện theo Kế hoạch rà soát của Chính phủ, TTgCP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bộ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bộ ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC XII

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

I. TÌNH HÌNH, KT QUẢ KIM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Đánh giá tác động TTHC

- Việc đánh giá tác động TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (nếu được giao trong luật);

- Việc đánh giá tác động TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu được giao trong luật).

2. Thẩm định, thẩm tra TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo VBQPPL

- Việc thẩm định, thẩm tra TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (nếu được giao trong luật);

- Việc thẩm định, thẩm tra TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu được giao trong luật);

- Việc thẩm định, thẩm tra thủ tục giải quyết công việc tại dự thảo văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền do cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành (dành cho các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam).

Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên, cơ quan báo cáo cần nêu rõ việc tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến thẩm định về quy định TTHC của các cơ quan tham gia thẩm định.

3. Về công bố, công khai TTHC

- Tình hình, kết quả ban hành Quyết định công bố trong kỳ báo cáo: số lượng Quyết định công bố, trong đó có bao nhiêu TTHC quy định mới; TTHC sửa đổi, bổ sung; TTHC hủy bỏ, bãi bỏ.

- Tình hình, kết quả nhập dữ liệu về quy định TTHC, trong đó bao nhiêu TTHC đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về quy định TTHC; bao nhiêu TTHC đã được tích hợp và bổ sung, sửa đổi các thông tin liên quan theo Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các địa phương).

4. Về tình hình, kết quả giải quyết TTHC

- Tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC trong kỳ (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến), trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận; Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển qua;

- Kết quả giải quyết TTHC (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến): Số hồ sơ đã giải quyết (trong đó: số hồ sơ giải quyết đúng hạn; số hồ sơ giải quyết quá hạn); S hồ sơ đang giải quyết, trong đó: Số hồ sơ chưa đến hạn; số hồ sơ đã quá hạn.

- Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC

- Tổng số phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo, trong đó: Số phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Số phản ánh, kiến nghị về hành vi hành chính.

- Tình hình, kết quả xử lý: Số phản ánh, kiến nghị đã chuyển xử lý, số phản ánh, kiến nghị đã có kết quả xử lý.

6. Về rà soát, đơn giản hóa TTHC

Trong trường hợp có nội dung về tình hình, kết quả rà soát, cơ quan báo cáo cung cấp số liệu sau: tổng số TTHC được tiến hành rà soát, đánh giá; số TTHC và số VBQPPL dự kiến sửa đổi, bổ sung, quy định mới theo thẩm quyền; số TTHC và số VBQPPL kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, quy định mới.

7. Về công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC

- Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC

- Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC

8. Về việc nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC (nếu có)

9. Về công tác kiểm tra thực hiện kiểm soát TTHC

- Về công tác thanh tra, kiểm tra: số lần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; hình thức kiểm tra; kết quả kiểm tra.

- Việc khen thưởng, xử lý cán bộ, công chức vi phạm quy định về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính.

10. Nội dung khác

- Việc ban hành đồng bộ, cụ thể các chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật gắn với việc giải quyết TTHC trên các lĩnh vực kinh - xã hội.

- Kiện toàn tổ chức Phòng Kiểm soát TTHC và thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối tại vụ, cục, sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.

- Về công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản triển khai nhiệm vụ trong nội bộ của Bộ, ngành, địa phương (Quy chế, Quy trình, Kế hoạch...).

- Hoạt động đôn đốc, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ.

- …

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Đánh giá chung về hiệu quả công tác kiểm soát TTHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan báo cáo. So sánh hiệu quả công tác kiểm soát TTHC kỳ này với cùng kỳ năm trước;

- Tự đánh giá mức độ hoàn thành công tác kiểm soát TTHC của cơ quan

- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát TTHC:

+ Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác kiểm soát TTHC

+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) CỦA KỲ TIẾP THEO

Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công kiểm soát TTHC sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ tiếp theo.

(Kỳ tiếp theo được hiểu như sau: đối với báo cáo 6 tháng là 6 tháng cuối năm, đối với báo cáo năm là năm sau).

IV. KIẾN NGHỊ VÀ Đ XUẤT

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về TTHC, kiểm soát TTHC (nếu phát hiện có thiếu sót, bất cập);

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về TTHC, kiểm soát TTHC (nếu có vướng mắc);

- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, khắc phục những khó khăn, vướng mc;

- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./.

 

1Tên cơ quan chủ quản.

2. Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn tham gia ý kiến về quy định TTHC.

3. Chữ viết tắt cơ quan, đơn vị ban hành công văn tham gia ý kiến về quy định TTHC, ví dụ: KSTT (chữ viết tắt của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính).

4. Chữ viết tắt đơn vị soạn thảo công văn, ví dụ: KTTH (chữ viết tắt của Phòng Kiểm soát TTHC khối Kinh tế tổng hợp, Cục Kiểm soát TTHC).

5. Trích yếu nội dung văn bản tham gia ý kiến.

6. Địa danh.

7. Nếu s lượng TTHC nhiều và tên TTHC dài thì nên xây dựng thành phụ lục “DANH MỤC TTHC” (kèm theo). Trường hợp cơ quan soạn thảo đã gửi kèm danh mục TTHC thì kiểm tra, đối chiếu với đề nghị xây dựng (dự án/dự thảo) và đưa ra nhận xét về tính đầy đủ, chính xác của danh mục này.

8. Nhận xét ưu điểm của quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng (dự án/dự thảo) VBQPPL.

9 Nêu rõ hạn chế, bất cập nào thì nêu hạn chế, bất cập đó, ví dụ chưa hợp pháp vì không đúng thẩm quyền ban hành.

1 Đối với TTHC có nhiều cơ quan cùng cấp có thẩm quyền giải quyết, đề nghị ghi rõ tên của từng cơ quan, ví dụ: thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, ghi rõ: Sở Xây dựng (đối với công trình ………); Sở Giao thông vận tải (đối với công trình ……..); Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với công trình…..); Sở Công Thương (đối với công trình…..). Đối với trường hợp cơ quan được phân cấp, ủy quyền thì cơ quan đó  cấp nào thì ghi rõ tên cơ quan, nội dung được phân cấp hoặc ủy quyền, địa điểm thực hiện của cơ quan đó.

2 Đối với TTHC có nhiều cơ quan cùng cấp có thẩm quyền giải quyết, đề nghị ghi rõ tên của từng cơ quan, ví dụ: thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, ghi rõ: Sở Xây dựng (đối với công trình …..); Sở Giao thông vận tải (đối với công trình …….); Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với công trình….); Sở Công Thương (đối với công trình….). Đối với trường hợp cơ quan được phân cấp, ủy quyền thì cơ quan đó ở cấp nào thì ghi rõ tên cơ quan, nội dung được phân cấp hoặc ủy quyền, địa điểm thực hiện của cơ quan đó.

1 Ghi rõ cơ quan thực hiện, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính. Đối với TTHC có nhiều cơ quan cùng cấp có thẩm quyền giải quyết, đề nghị ghi rõ tên của tng cơ quan và địa điểm thực hiện, ví dụ: thủ tục thẩm đnh thiết kế, dự toán xây dựng, ghi rõ: Sở Xây dựng (đối với công trình……), địa ch ( số ,…..); Sở Giao thông vận tải (đối với công trình ……), địa ch (số ,….); Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với công trình ....), địa ch (số ,....); Sở Công Thương (đối với công trình ....), địa chỉ (số …,….) Đối với trường hợp cơ quan được phân cấp, ủy quyền thì cơ quan đó ở cấp nào thì ghi rõ tên cơ quan, nội dung được phân cấp hoặc ủy quyền, địa điểm thực hiện của cơ quan đó.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT OFFICE
________

No. 02/2017/TT-VPCP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
____________

Hanoi, October 31, 2017

CIRCULAR

Guidelines on control of administrative procedures

 

Pursuant to Decree No. 20/2008/ND-CP dated February 14, 2008, of the Government on receipt and processing feedback and proposals on administrative regulations of individuals and organizations;

Pursuant to Decree No. 63/2010/ND-CP dated June 8, 2010, of the Government on controlling administrative procedures;

Pursuant to Decree No. 48/2013/ND-CP dated May 14, 2013, of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decrees concerning control of administrative procedures;

Pursuant to Decree No. 92/2017/ND-CP dated August 07, 2017, of the Government on amending and supplementing a number of articles of the decrees concerning control of administrative procedures;

Pursuant to Decree No. 150/2016/ND-CP dated November 11, 2016, of the Government defining the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Government Office;

At the proposal of the Director of the Administrative Procedures Control Agency,

The Minister-Chairman of the Government Office hereby promulgates the Circular specifying guidelines on control of administrative procedures.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular specifies the guidelines on the announcement and publication of administrative procedures; review and evaluation of administrative procedures; building, management, and operation of the National Database on Administrative Procedures; operation and exploitation of the information system for receiving and processing feedback and proposals on administrative regulations; inspection of control of administrative procedures; summarizing and reporting on the situation and results of control of administrative procedures as specified in Decree No. 63/2010/ND-CP dated June 8, 2010, of the Government on controlling administrative procedures (which has been amended and supplemented) (hereinafter referred to as Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented).

2. Giving opinions on regulations on administrative procedures in proposals for formulation of legal documents and in draft legal documents shall comply with Article 9 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented and the form of written opinions provided in Appendix I issued with this Circular.

Article 2. Subjects of application

1. Agencies, organizations, and individuals that control administrative procedures.

2. Relevant agencies, organizations, and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

1. Review and evaluation of administrative procedures mean making statistics, gathering, analyzing, and detecting the administrative procedures that are unnecessary, unreasonable, illegal, or against the principles of establishing administrative procedures in Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

2. Calculating compliance costs of administrative procedures means quantifying costs that individuals and organizations incur to follow administrative procedures that have been introduced or are expected to be introduced.

3. Management and Evaluation System for Control of Administrative Procedures means an information system built to support State administrative agencies and units, cadres, civil servants, and concerned organizations and individuals in performing a number of tasks related to the control of administrative procedures; monitoring and evaluating the control of administrative procedures by ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank, People's Committees of provinces and municipalities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees).

4. Information system for receiving and processing feedback and proposal of citizens and enterprises means an information system, which supports the receipt, processing, and response of feedback and proposals of citizens and enterprises, built by the Government Office and integrated into the National Database on Administrative Procedures, the Management and Evaluation System for Control of Administrative Procedures.

 

Chapter II

ANNOUNCEMENT OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

 

Article 4. Aims and requirements of announcement of administrative procedures

1. Announcement of administrative procedures and standard operating protocols (hereinafter collectively referred to as administrative procedures) aims at ensuring full, accurate, uniform, consistent, transparent, and timely implementation thereof, thereby facilitating the inspection and supervision of competent State authorities and citizens over the implementation of administrative procedures.

2. Requirements for the announcement of administrative procedures

a) Administrative procedures must be announced under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and heads of agencies or units assigned or authorized by their superiors to issue documents guiding individuals and organizations to follow standard operating protocols.

b) The announcement of administrative procedures must fall under the proper jurisdiction in a rigorous process in order to ensure the reliability, accuracy, completeness, timeliness, and punctuality thereof.

c) Decisions to announce administrative procedures of ministers, heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees must fully and accurately mention the regulations on administrative procedures in legal documents and be made in a timely manner.

d) Decisions to announce administrative procedures of the General Directors of the Vietnam Social Security, the Vietnam Development Bank, and the Vietnam Bank for Social Policies (hereinafter referred to as the agency-level General Directors) must fully and accurately mention the regulations on administrative procedures in legal documents and documents guiding individuals and organizations to follow standard operating protocols; be enforceable within the system of their affiliated agencies nationwide as well as by related organizations and individuals.

Article 5. Conditions and scope of announcement of administrative procedures

1. Administrative procedures eligible for being announced

a) Administrative procedures within the scope of the Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

b) Administrative procedures that are specified in legal documents and in documents guiding the implementation of standard operating protocols issued by the agency-level General Directors as assigned or authorized by their superior State authorities.

c) Administrative procedures that satisfy the requirements in Clause 2, Article 8 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, unless the administrative procedures to be announced are those established by the People's Councils and People's Committees at all levels that are so assigned under the law, or guided in documents guiding individuals and organizations to follow standard operating protocols documents issued by the agency-level General Directors who are so assigned or authorized.

2. The scope of announcement of administrative procedures is specified in Article 14 of Decree No. 63/2010/ND-CP which has been amended and supplemented.

Article 6. Format of, and information contained in a decision to announce administrative procedures

1. A decision to announce administrative procedures (made using the form provided in Appendix II issued with this Circular) shall include the following items:

a) The decision itself.

b) A list of newly established, amended, supplemented, substitutive, or annulled administrative procedures.

c) Details of each administrative procedure (if newly-established, amended, supplemented, or substitutive administrative procedures are announced) and attached documents (if any), including application form, declaration form; fees and charges; sample results of administrative procedures; requirements and conditions.

2. The decision to announce the list of administrative procedures falling under the jurisdiction of all levels of administration in the provinces or municipalities (made using the form provided in Appendix III issued with this Circular) has the structure and contains the information as follows:

a) The decision is structured into two parts: The decision itself and the list of administrative procedures falling under the jurisdiction of all levels of administration in the provinces and municipalities.

b) The administrative procedures are listed in order of jurisdiction and fields to which they are related.

c) The list of administrative procedures shall specify the names, the turnaround time and places where such administrative procedures are implemented, the legal grounds for implementation, and fees and charges if applicable under decentralization or authorization.

3. Depending on real situations, ministries, sectors, and local authorities shall apply digital signatures to electronic copies of the decisions in accordance with the law regulations on digital signatures and digital signature authentication services.

Article 7. Responsibility for formulating decisions to announce administrative procedures

1. The functional agencies and units under the ministries or ministerial-level agencies shall formulate decisions to announce administrative procedures in legal documents under the ambit of their management.

2. Sector-specific regulatory agencies under the provincial-level People's Committees shall:

a) Formulate decisions to announce the lists of administrative procedures falling under the jurisdiction of all levels of administration in the provinces and municipalities.

b) Formulate decisions to announce the administrative procedures which they are assigned to stipulate or detail in legal documents of all levels of administration in the provinces and municipalities after such legal documents are issued.

3. Functional agencies and units under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank shall formulate decisions to announce administrative procedures related to the fields and professions within the ambit of their management immediately after the legal documents detailing the administrative procedures falling under their jurisdiction or documents guiding individuals and organizations to follow standard operating protocols are issued.

Article 8. Responsibilities for monitoring and pushing the formulation of decisions to announce administrative procedures

1. The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the offices of ministries or ministerial-level agencies, or the Department of Legal Affairs, Administrative and Judicial Reform under the Ministry of Public Security (hereinafter referred collectively to as the divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under ministries or ministerial-level agencies) shall be responsible for monitoring and pushing the drafting of the announcement decisions by functional agencies and units under the ministries or ministerial-level agencies.

2. The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the offices of ministries or ministerial-level agencies, or the Department of Legal Affairs, Administrative and Judicial Reform under the Ministry of Public Security (hereinafter referred collectively to as the divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under ministries or ministerial-level agencies) shall be responsible for monitoring and pushing the drafting of the announcement decisions by functional agencies and units under the ministries or ministerial-level agencies.

3. The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the Offices of the provincial-level People's Committees shall be responsible for monitoring and pushing the drafting of announcement decisions by sector-specific regulatory agencies under the provincial-level People's Committees.

4. Agencies, organizations, and individuals shall report to the competent authorities mentioned in Article 13 of Decree No. 63/2010/ND-CP that is amended and supplemented, or to the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office, for resolution in accordance with the regulations if, during the course of carrying out administrative procedures, they become aware that such procedures have not been announced, or if such administrative procedures have been announced incompletely or inaccurately contrary to the legal documents containing regulations thereon.

Article 9. Process of formulating and issuing decisions to announce administrative procedures by ministers and heads of ministerial-level agencies

The decisions to announce administrative procedures must be issued by ministers or heads of ministerial-level agencies no later than 20 (twenty) days before the effective date of the legal documents containing regulations on such administrative procedures; or no later than 03 days from the date on which the legal documents are announced or signed for promulgation (as for legal documents that take effect from the date of adoption or signing for promulgation ).

The process of formulating and issuing a decision to announce administrative procedures is specified as follows:

1. Formulate the announcement decision

a) A functional agency/unit of a ministry/ministerial-level agency shall draft the announcement decision immediately after the legal document detailing the administrative procedures within the ambit of the ministry’s/ministerial-level agency’s management is issued.

b) The agency/unit that has drafted the announcement decision must send the submittals for issuance of the decision to the office of the ministry/ministerial-level agency or the Department of Legal Affairs, Administrative and Judicial Reform under the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as the office of the ministry/ministerial-level agency) for quality control before submitting to the Minister/Head of the ministerial-level agency no later than 30 (thirty) days before the date on which the legal document detailing the administrative procedures takes effect.

c) The submittals for issuance of the announcement decision shall consist of A statement for issuance of the announcement decision; the draft announcement decision enclosed with the newly established, amended, supplemented, substitutive, or annulled administrative procedures.

2. Submit the announcement decision for issuance

After receiving the submittals for issuance of the decision, the divisional body in charge of controlling administrative procedures under the ministry/ministerial-level agency shall assist the chief of the office of such ministry/ministerial-level agency in controlling the format and details of the announcement decision. If the draft announcement decision satisfies the requirements for its format and details, the office of the ministry/ministerial-level agency shall submit it to the Minister/Head of the ministerial-level agency for him/her to sign and issue the decision.

3. Absorb comments on, explain, and finalize the draft announcement decision

No later than 05 days from the date on which the submittals for issuance of the decision are received, if it does not satisfy the requirements for its format and details, the office of the ministry/ministerial-level agency shall send written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to absorb such comments and finalize the draft.

No later than 05 days from the date on which the written comments of the office of the ministry/ministerial-level agency are received, the agency/unit that drafts the announcement decision as specified at Point a, Clause 1 of this Article shall absorb such comments, then explain and finalize the draft decision to announce administrative procedures, then submit it to the Minister/Head of the ministerial-level agency for him/her to sign and issue the decision. A document that indicates the absorption of the comments or explanations of the draft shall be enclosed as an addition to the final submittal of the announcement decision for issuance.

4. As for any legal document that takes effect from the date of adoption or signing, the announcement process is specified as follows:

a) The functional agency/unit of a ministry/ministerial-level agency that assumes the prime responsibility for formulating the legal document shall draft the decision to announce administrative procedures specified therein whilst it is drafting such a legal document.

b) After the legal document is approved or signed for promulgation, the agency/unit that drafts the announcement decision shall send the statement and the draft decision to the office of the ministry/ministerial-level agency.

c) After receiving the submittals for issuance of such a decision, the divisional body in charge of controlling administrative procedures under the ministry/ministerial-level agency shall assist the chief of the office of the ministry/ministerial-level agency in controlling the format and details of the announcement decision. If the draft announcement decision satisfies the requirements for its format and details, the office of the ministry/ministerial-level agency shall submit it to the Minister/Head of the ministerial-level agency for him/her to sign and issue the decision.

d) If the draft announcement decision does not satisfy the requirements for its format and details, the office of the ministry/ministerial-level agency shall send written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to absorb such comments and finalize the draft.

No later than 01 day from the date on which the written comments of the office of the ministry/ministerial-level agency are received, based on such comments, the agency/unit that drafts the announcement decision shall finalize the draft decision and then submit it to the Minister/Head of the ministerial-level agency for him/her to sign and issue the decision.

5. The announcement decision after being signed and issued must be sent to the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office (its electronic and paper copy), the provincial-level People's Committees (electronic copy via the National Database on Administrative Procedures) no later than 03 working days from the date on which such decision is signed and issued; and at the same time publicize it on the National Database on Administrative Procedures as well as integrate and publicize such data on the web portal of the ministry/ministerial-level agency in accordance with regulations.

Article 10. Process of formulating and issuing decisions to announce administrative procedures by chairpersons of provincial-level People's Committees

1. As for a decision to announce the list of administrative procedures falling under the jurisdiction of all levels of administration in a province or municipality

a) Based on the announcement decision of the ministry/ministerial-level agency (sent as specified in Clause 5, Article 9 of this Circular), the concerned sector-specific regulatory agency under the provincial-level People's Committee shall formulate the statement and draft decision to announce the list of administrative procedures and send them to the office of the provincial-level People's Committee.

b) After receiving the submittals for issuance of the decision, the divisional body in charge of controlling administrative procedures under the office of the provincial-level People's Committee shall assist the chief of such office in controlling the format and details of the decision to announce the list of administrative procedures. If the draft announcement decision satisfies the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee for him/her to sign and issue the decision.

c) No later than 05 days from the date on which the submittals for issuance of the decision are received, if it does not satisfy the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall send its written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to finalize the draft.

No later than 03 days from the date on which the written comments are received, the agency that drafts the announcement decision shall absorb such comments, explain and finalize the draft decision, and then submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee for him/her to sign and issue the decision. A document that indicates the absorption of the comments or explanations of the draft shall be enclosed as an addition to the final submittal of the announcement decision for issuance.

2. As for a decision to announce the administrative procedures which are stipulated or detailed in legal documents of all levels of administration in a province or municipality

The decision to announce administrative procedures must be issued by the Chairperson of the provincial-level People's Committee no later than 05 days before the effective date of the legal document containing regulations on such administrative procedures. The process of formulating and issuing a decision to announce administrative procedures is specified as follows:

a) No later than 08 days before the effective date of the legal document containing regulations on the administrative procedures, the concerned sector-specific regulatory agency under the provincial-level People's Committee shall formulate a statement and a draft decision to announce such administrative procedures and send them to the office of the provincial-level People's Committee for the decision to be signed and issued.

b) After receiving the submittals for issuance of the announcement decision, based on the announcement decision of the ministry/ministerial-level agency and relevant legal documents, the divisional body in charge of controlling administrative procedures under the office of the provincial-level People's Committee shall assist the chief of such office in controlling the format and details of the draft decision. If the draft announcement decision satisfies the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee in accordance with the regulations.

c) No later than 02 days from the date on which the submittals for issuance of the decision is received, if it does not satisfy the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall send its written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to finalize the draft.

No later than 02 days from the date on which the written comments are received, the agency that drafts the announcement decision shall absorb such comments, explain and finalize the draft decision, and then submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee for him/her to issue the decision. A document that indicates the absorption of the comments or explanations of the draft shall be enclosed as an addition to the final submittal of the announcement decision for issuance.

3. As for any legal document that takes effect from the date of adoption or signing, the process of announcing administrative procedures is specified as follows:

a) The Sector-specific regulatory agency of the provincial-level People's Committee that assumes the prime responsibility for formulating the legal document shall draft the decision to announce administrative procedures specified therein whilst it is drafting such legal document.

b) After the legal document is signed for promulgation, the agency/unit that drafts the announcement decision shall submit the submittals for issuance of such decision, which consist of the statement and the draft decision, to the office of the provincial-level People's Committee.

c) After receiving the submittals for issuance of the announcement decision, based on the announcement decision of the ministry/ministerial-level agency and relevant legal documents, the divisional body in charge of controlling administrative procedures shall assist the chief of such office in controlling the format and details of the decision. If the draft announcement decision satisfies the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee for him/her to sign and issue the decision.

d) If the draft announcement decision does not satisfy the requirements for its format and details, the office of the provincial-level People's Committee shall send its written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to finalize the draft.

No later than 01 day from the date on which the written comments of the office of the provincial-level People's Committee are received, based on such comments, the agency/unit that drafts the announcement decision shall finalize the draft decision and then submit it to the Chairperson of the provincial-level People's Committee for him/her to sign and issue the decision.

4. The announcement decision after being signed and issued must be sent to the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office (electronic copy via the National Database on Administrative Procedures) as well as the agencies and units that are in charge of implementing administrative procedures no later than 03 working days from the date on which such decision is signed and issued; and at the same time publicize it on the National Database on Administrative Procedures as well as integrate and publicize such data on the web portal of the provincial-level People's Committee in accordance with regulations.

Article 11. Process of formulating and issuing decisions to announce administrative procedures by the agency-level General Directors

1. No later than 05 days from the date on which the document guiding the implementation of the standard operating protocols is signed and issued, the functional agency/unit under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank shall formulate a statement and a draft decision to announce administrative procedures and send them to the body in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank.

2. After receiving the submittals for issuance of the announcement decision, the body in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank shall control the format and details of such announcement decision.

If the draft decision on announcement satisfies the requirements for its format and details, the body in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank shall submit it to the General Director of the respective agency for him/her to sign and issue the decision.

3. No later than 03 days from the date on which the submittals for issuance of the decision are received, if it does not satisfy the requirements for its format and details, the body in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank shall send its written comments to the agency/unit that drafts the decision for it to finalize the draft.

No later than 02 days from the date on which the written comments are received, the agency that drafts the announcement decision shall absorb such comments, explain and finalize the draft decision, and then submit it to the General Director of the respective agency for him/her to sign and issue the decision. A document that indicates the absorption of the comments or explanations of the draft shall be enclosed as an addition to the final submittal of the announcement decision for issuance.

4. The announcement decision after being signed and issued must be sent to the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office (its paper copy and an electronic copy sent via the National Database on Administrative Procedures) and to the agencies and units that are in charge of implementing administrative procedures no later than 03 working days from the date on which such decision is signed and issued; and at the same time publicize it on the National Database on Administrative Procedures as well as integrate and publicize such data on the web portal of the respective agency in accordance with regulations.

 

Chapter III

PUBLICIZATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES AT THE PREMISES OF AGENCIES AND UNITS DIRECTLY RECEIVING AND SETTLING ADMINISTRATIVE PROCEDURE

 

Article 12. Scope and responsibilities for publication of administrative procedures at the premises of agencies and units directly receiving dossiers and implementing the administrative procedure

The publication of administrative procedures at the premises of agencies or units directly receiving dossiers and implementing administrative procedures shall comply with Articles 16 and 17 of Decree No. 63/2010/ND-CP which has been amended and supplemented. It is specified as follows:

1. Agencies and units under ministries or ministerial-level agencies, and agencies directly under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank that are tasked to directly receive and implement the administrative procedures for individuals and organizations shall be responsible for promptly and fully publicizing administrative procedures falling under their jurisdiction.

2. Agencies and units that are tasked to directly receive and implement administrative procedures in their localities must promptly and fully publicize administrative procedures falling under their jurisdiction.

3. Agencies and organizations authorized by State administrative agencies or competent persons to perform public services shall publicize all administrative procedures authorized to them.

Article 13. Responsibilities for guiding, monitoring, pushing, and inspecting the publication of administrative procedures at the premises of agencies or units directly receiving and settling administrative procedures.

1. Offices of ministries or ministerial-level agencies, bodies in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank shall be responsible for guiding, monitoring, pushing, and inspecting the publication of administrative procedures at the premises of functional agencies and units under ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank.

2. Offices of provincial-level People's Committees shall be responsible for guiding, monitoring, pushing, and inspecting the publication of administrative procedures at the premises of the agencies and units that are tasked to directly receive and implement administrative procedures in the localities.

Article 14. Requirements for publication of administrative procedures at the premises of agencies and units directly receiving dossiers and implementing administrative procedures

1. Administrative procedures must be publicized in a timely manner on the effective date of the decision to announce them; invalid administrative procedures shall not be publicized.

2. Administrative procedures and their constituents, as specified in the decision to announce the administrative procedures and the data extracted from the National Database for administrative procedures announced under the decision to announce the list of administrative procedures, must be publicized accurately, expressly, and in full. Favorable conditions shall be created for organizations and individuals to access, learn and follow administrative procedures. Legitimate rights and interests of individuals and organizations shall be protected, and at the same time grounds and conditions shall be created for them to exercise the right to supervise the process of receiving dossiers and implementing administrative procedures by State officials and civil servants.

3. In the case where the administrative procedures to be publicized involve application and declaration forms, such forms must be attached right to such administrative procedures. Paper publications of administrative procedures must not be damaged, torn, or tarnished. In the case of electronic publication, the application and declaration forms must be available for individuals or organizations upon request.

Article 15. Ways of publicizing administrative procedures at the premises of agencies and units directly receiving dossiers and implementing administrative procedures

The publication of administrative procedures at the premises of agencies or units directly receiving dossiers and implementing administrative procedures is mandatory as specified in Article 17 of Decree No. 63/2010/ND-CP which has been amended and supplemented. The publication shall be pursuant to the decision to announce administrative procedures or based on the data extracted from the National Database, for administrative procedures announced under the decision to announce the list of administrative procedures. Administrative procedures shall be publicized uniformly in the following ways:

1. Administrative procedures can be publicized as paper copies posted on bulletin boards, including any or many types including wall-mounted boards, rotating boards, movable boards, etc. that are appropriate for the posting agency, or publicized electronically if so enabled by the facilities and technical conditions of the agencies carrying out administrative procedures.

2. The areas where the administrative procedures are posted must be appropriate and sizable to facilitate personal readability and accessibility. The space where the administrative procedures are placed must be large enough for readers to read, exchange, and take notes. The bulletin boards on which the administrative procedures are posted shall not be covered with glass, plastic film, or wire mesh, or locked away. If the administrative procedures are publicized electronically, users must be allowed to search for information on administrative procedures by themselves.

3. The things to be publicized include all administrative procedures in each field; and guidelines on the right to give and receive feedback and proposals.

4. Public administrative procedures shall be categorized by each field with the structure as follows:

a) Lists of field-specific administrative procedures must explicitly indicate the names of the administrative procedures and their respective reference numbers in the case where the administrative procedures are posted; or allow details of the administrative procedures to be displayed in the case where the administrative procedures are publicized electronically;

b) Details of each administrative procedure as specified at Point a, Clause 3, Article 6 of this Circular. In the case where the administrative procedures are posted, the details of each administrative procedure shall be formatted as the form provided in Appendix IV issued with this Circular and printed one-sided on at least A4-sized papers, enclosed with the application and declaration forms (if any); typed using Vietnamese Unicode (Times New Roman font) with the minimum font size of 14 as specified in Vietnam Standards TCVN 6009:2001.

5. In addition to the mandatory publication at the premises of the agencies or units directly receiving dossiers and implementing administrative procedures and onto the National Database on Administrative Procedures, ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Development Bank, the Vietnam Bank for Social Policies, the provincial-level People's Committees and the functional agencies and units under the above agencies may publicize administrative procedures in other ways that align with the facilities and technical conditions, the average intellectual level, customs, culture, and daily lifestyle of the communities or organizations and individuals that comply with administrative procedures.

Article 16. Publication of guidelines for individuals and organizations to give feedback and proposals

1. The public guidelines for individuals and organizations to give feedback and proposals on administrative regulations shall make using the form in Section 4, Appendix IV issued with this Circular. The guidelines must be publicized separately, not enclosed with or obscured by the publicized administrative procedures. In the case where the guidelines are posted at the premises, they must be printed on at least A4-sized papers; typed in Vietnamese Unicode (Times New Roman font) with a minimum font size of 14 as specified in Vietnamese Standards TCVN 6009:2001.

2. Responsibility for implementing, guiding, monitoring, pushing, and inspecting the publication of guidelines for individuals and organizations to give feedback and proposals shall comply with Article 13 of this Circular.

 

Chapter IV

OPERATION AND EXPLOITATION OF THE NATIONAL DATABASE ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES

 

Section 1. INPUTTING, UPLOADING, CONNECTING, AND INTEGRATING DATA ONTO THE NATIONAL DATABASE ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES

 

Article 17. Responsibilities for inputting and uploading data on administrative procedures

1. Ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank, and provincial-level People's Committees shall input and upload data on administrative procedures onto the National Database as well as connect and integrate data on administrative procedures on the National Database, specifically as follows:

a) Ministries and ministerial-level agencies shall input and publicly upload onto the National Database the data on administrative procedures within the ambit of their respective State governance that have been announced in accordance with the law; connect and integrate data on administrative procedures on the National Database in order to publicize them on web portals of the ministries or ministerial-level agencies.

Offices of ministries or ministerial-level agencies shall assist ministers and heads of ministerial-level agencies in inputting and publicly uploading data on administrative procedures onto the National Database in accordance with the regulations.

b) Provincial-level People's Committees shall input and publicly upload onto the National Database the data on administrative procedures which they are assigned to stipulate or detail in legal documents of all levels of administration in the provinces and municipalities; integrate data on administrative procedures as specified in the decisions to announce the lists of administrative procedures that fall under the jurisdiction of all levels of administration in the provinces or municipalities and have been publicly uploaded by ministries or ministerial-level agencies on the National Database; connect and integrate data on administrative procedures on the National Database in order to publicize them on web portals of the provincial-level People's Committees.

Offices of provincial-level People's Committees shall assist the respective provincial-level People's Committees in inputting and publicly uploading data on administrative procedures onto the National Database in accordance with the regulations.

c) The Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank shall input and publicly upload onto the National Database the data on standard operating protocols that have been announced in accordance with Clause 3, Article 13 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

The bodies in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank shall assist the General Directors of such agencies in inputting and publicly uploading data on administrative procedures onto the National Database.

2. The deadlines for inputting and uploading data on administrative procedures onto the National Database shall comply with Article 24 of Decree No. 63/2010/ND-CP which has been amended and supplemented.

3. The Administrative Procedures Control Agency under the Government Office shall be responsible for pushing ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank, and provincial-level People's Committees to input and publicly upload data on administrative procedures onto the National Database.

Article 18. The process of inputting and uploading data on administrative procedures

1. The process of inputting and uploading data on administrative procedures by ministries or ministerial-level agencies

The office of a ministry/ministerial-level agency shall assist the minister/head of the ministerial-level agency in inputting and uploading data on administrative procedures following the process below:

a) Log in to the National Database using the account provided by the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office.

b) Input administrative procedures announced by the competent authority in accordance with the law onto the National Database and link to the respective legal documents published on the Electronic Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as the Electronic Official Gazette) or the National Database on Legal Documents.

c) Examine, audit, and compare the data on administrative procedures inputted into the National Database with the administrative procedures specified in the announcement decision to ensure the completeness and accuracy of the administrative procedures.

d) Publicly upload the data on administrative procedures already inputted into the National Database.

2. The process of inputting and uploading data on administrative procedures by provincial-level People's Committees

The office of a provincial-level People's Committee shall assist such provincial-level People's Committee in inputting and uploading data on administrative procedures following the process below:

a) Log in to the National Database using the account provided by the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office.

b) Pursuant to the decision to announce administrative procedures, the office of the provincial-level People's Committee shall input the administrative procedures announced by the provincial-level People's Committee in accordance with the law into the National Database and input or link to data of legal documents published on the provincial-level Electronic Official Gazette or the National Database on Legal Documents.

Pursuant to the decision to announce the list of administrative procedures, the office of the provincial-level People's Committee shall check off the administrative procedures which have been publicly uploaded by ministries or ministerial-level agencies on the National Database and input additional information or correct the information about the turnaround time, location, fees, and charges in line with the respective decision to announce the list.

c) Examine, audit, and compare the data on administrative procedures inputted into the National Database with the administrative procedures specified in the decision to announce administrative procedures or the decision to announce the list of administrative procedures to ensure the completeness and accuracy of the administrative procedures.

d) Publicly upload the data on administrative procedures already inputted into the National Database.

3. The process of inputting and uploading data on administrative procedures by the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, and the Vietnam Development Bank

The body in charge of controlling standard operating protocols under the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, or the Vietnam Development Bank shall assist the General Director of the respective agency in inputting and uploading data on administrative procedures onto the National Database following the process below:

a) Log in to the National Database using the account provided by the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office.

b) Input onto the National Database the administrative procedures falling under their jurisdiction as specified in Clause 3, Article 13 of Decree No. 63/2010/ND-CP and link to the respective relevant legal documents published on the Electronic Official Gazette or the National Database on Legal Documents or input documents guiding standard operating protocols of the respective agency.

c) Examine, audit, and compare the data on administrative procedures inputted into the National Database with the administrative procedures specified in the announcement decision to ensure the completeness and accuracy of the administrative procedures.

d) Publicly upload the data on administrative procedures already inputted into the National Database.

Article 19. Connection and integration of data on administrative procedures on the National Database with the web portals of ministries, ministerial-level agencies, and provincial-level People's Committees

Data on administrative procedures shall be connected and integrated to be publicized on the web portal of a ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee following the process below:

1. Choose a solution to connect and integrate data on administrative procedures on the National Database with the web portal of the ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee that aligns with the current technological conditions of such ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee and solutions provided by the Government Office on the basis of the Vietnam E-Government Architecture Framework.

2. Connect and integrate to publicize administrative procedures on the web portal of the ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee.

3. Regularly check to ensure the connection between the National Database and the web portal of the ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee.

Article 20. Auditing and evaluation of the quality of data on administrative procedures on the National Database

1. Data on administrative procedures on the National Database shall be audited and evaluated for its quality with respect to the following:

a) The completeness in terms of quantity and content of the data on administrative procedures that have been publicized on the National Database compared to those specified in the respective announcement decisions and legal documents and required in Clause 2, Article 8 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

b) The accuracy of the content of data on administrative procedures that have been publicized on the National Database compared with those specified in the respective announcement decisions and legal documents.

c) The promptness for publicizing and publicly uploading administrative procedures, by comparison with the deadlines specified in Articles 15 and 24 of Decree No. 63/2010/ND-CP which has been amended and supplemented.

2. Responsibilities for auditing and evaluating the quality of data on administrative procedures on the National Database

a) The Administrative Procedures Control Agency shall assist the Minister-Chairperson of the Government Office in auditing and evaluating the quality of data on administrative procedures that have been publicly uploaded on the National Database by ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank, and provincial-level People's Committees.

In the case where the data on administrative procedures uploaded on the National Database does not satisfy the requirements specified in Clause 1 of this Article, the ministries, ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies Association, the Vietnam Development Bank and provincial-level People's Committees shall be responsible for adjusting, amending, supplementing and completing such data within a maximum time limit of 10 working days from the date on which they receive the written requests from the Government Office. The results of the audit and evaluation of the quality of data on administrative procedures shall be published on the National Public Service Portal and summarized in a report sent to the Prime Minister.

b) Offices of ministries and ministerial-level agencies, and offices of provincial-level People's Committees shall assist ministers and heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees in auditing data on administrative procedures that have been publicly uploaded on the National Database by the respective ministries, ministerial-level agencies, and provincial-level People's Committees.

 

Section 2. EXPLOITATION OF DATA ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES ON THE NATIONAL DATABASE

 

Article 21. Powers and responsibilities of agencies and organizations that receive and implement administrative procedures, with respect to the exploitation and use of data on administrative procedures on the National Database

1. To exploit and use the data on administrative procedures uploaded on the National Database for publicizing such administrative procedures at the premises of agencies or units receiving dossiers and implementing administrative procedures within the ambit of their assigned functions and jurisdiction.

2. To receive and process dossiers of individuals and organizations if they fully satisfy the requirements for dossiers, application forms, and administrative declaration forms of the administrative procedures uploaded on the National Database; not to establish any administrative procedures other than those already uploaded on the National Database.

3. When detecting that the administrative procedures have taken effect but not yet announced and publicized, or they have been announced and publicized but are not accurate or complete as specified, or they have expired or been canceled or annulled but still uploaded publicly, or the necessity, reasonableness, and legality thereof are not ensured, the agencies and organizations implementing administrative procedures shall be responsible for notifying and sending feedback to the offices of ministries and ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank; the offices of the provincial-level People's Committees or the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office for timely resolution of such problems.

Article 22. Rights of individuals and organizations that exploit and use data on administrative procedures on the National Database

1. To exploit and use data on administrative procedures uploaded on the National Database for carrying out administrative procedures in accordance with the law.

2. To follow administrative procedures specified by the law or publicly uploaded on the National Database.

3. To give their feedback and proposals to the offices of ministries or ministerial-level agencies, the Vietnam Social Security, the Vietnam Bank for Social Policies, the Vietnam Development Bank; the Office of the provincial-level People's Committee or the Administrative Procedures Control Agency under the Government Office regarding the following problems:

a) The administrative procedures have taken effect but have not been uploaded on the National Database, or they have been uploaded but are not complete and accurate as specified.

b) The administrative procedures have expired or been annulled, but are still publicly uploaded on the National Database.

c) The administrative procedures publicly uploaded on the National Database are inconsistent with those publicized at the places where administrative procedures are meant to be implemented.

d) The administrative procedures that have been actually implemented are inconsistent with those publicized at the places where administrative procedures are meant to be implemented and those uploaded on the National Database.

dd) The administrative procedures give rise to difficulties, obstacles, inadequacies, and hindrances to the production and operations of enterprises and the lives of citizens.

 

Chapter V

REVIEW AND EVALUATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

 

Article 23. Responsibilities of agencies for reviewing and evaluating administrative procedures

1. On an annual basis or under the instructions of competent authorities, the bodies in charge of controlling administrative procedures under ministries, ministerial-level agencies, and provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for formulating plans to review and evaluate administrative procedures within the ambit of their management and jurisdiction and submit them to the ministers, heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of the provincial-level People's Committees for approval; guiding, inspecting and pushing the review and evaluation of administrative procedures under the approved plans.

In the cases specified in Clause 4, Article 30 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, the Government Office shall develop a Review Masterplan and submit it to the Prime Minister for approval; guiding, inspecting, and pushing the review of administrative procedures under the approved Masterplan.

During the implementation of administrative procedures, if they detect administrative procedures, groups of administrative procedures, or administrative regulations, which are not included in the plans but give rise to obstacles, inadequacies, and hindrances to the production and operations of enterprises and the lives of citizens, the agencies or units in charge of controlling administrative procedures shall promptly submit proposals to competent authorities or persons so that they can consider and decide on the review and evaluation.

2. Based on the plans for review and evaluation of administrative procedures, the agencies assigned to review and evaluate related administrative procedures, groups of administrative procedures, or administrative regulations shall pay due attention to reviewing and evaluating such administrative procedures according to the requirements on the objectives and progress of such plans; then summarize results of the review and draft decisions to approve the schemes for simplifying and reforming administrative procedures and submit them to competent authorities for approval.

3. The bodies in charge of controlling administrative procedures under ministries, ministerial-level agencies, and provincial-level People's Committees shall consider and evaluate the quality of the review according to the following criteria: the use of review and evaluation forms, and compliance cost spreadsheets; the quality of the schemes for simplifying and reforming administrative procedures; the percentage of administrative procedures and compliance costs reduced compared to the objectives set forth in the plans.

4. Agencies and units specified in Clause 3, Article 13 of Decree No. 63/2010/ND-CP (amended and supplemented) shall review and evaluate standard operating protocols for individuals and organizations specified in Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented and this Circular.

Article 24. The process of reviewing and evaluating administrative procedures

A responsible agency shall review and evaluate administrative procedures following the steps below:

1. Make a plan to review and evaluate the administrative procedures

a) The plan to review and evaluate the administrative procedures shall contain the following information: Names of the related administrative procedures, groups of administrative procedures, or administrative regulations to be reviewed; the reviewer; the date of review; the grounds for review; the clear determination of specific quantitative targets of the percentage of administrative procedures and compliance costs to be reduced.

b) The plan to review and evaluate administrative procedures shall be made using the form provided in Appendix V issued with this Circular.

2. Review and evaluate the administrative procedures

Under the aforementioned plan, it may review and evaluate the administrative procedures in the following ways:

a) Review and evaluate administrative procedures one by one

The review and evaluation of each specific administrative procedure shall comply with Article 25 of this Circular.

b) Review and evaluate administrative procedures in groups

Administrative procedures shall be reviewed and evaluated in groups of the same subject matter or of those that are interrelated in the process of settling a specific request of an individual or organization.

The review and evaluation of administrative procedures in groups shall comply with Article 26 of this Circular.

c) Review and evaluate administrative procedures by topic

The review and evaluation of administrative procedures by topic shall comply with Article 28 of this Circular.

d) The agency tasked to review and evaluate administrative procedures, or the office of the ministry/ministerial-level agency, or the office of the provincial-level People's Committee shall collect opinions from affected parties and other concerned organizations and individuals (if necessary) during the review and evaluation as well as the process of commenting thereon and summarizing results thereof. Opinions from stakeholders can be collected by organizing seminars, conferences, consultations, or administering opinion collection forms.

3. Summarize the review and evaluation results

a) The agency assigned to review and evaluate administrative procedures shall summarize the review and evaluation results, including the content of the schemes for simplifying administrative procedures and the initiatives to reform administrative procedures; reasons; costs reduced due to such simplification; proposals for implementation.

b) The agency assigned to review and evaluate administrative procedures shall send the review and evaluation results and the forms thereof; the diagram of groups of administrative procedures before and after the review (for the case of review in groups); absorbed comments on and explanations of the schemes for simplifying and reforming administrative procedures in the field of review proposed by the provincial-level People's Committee (if any, for the review under the plan of the ministry/ministerial-level agency) that have been approved by the head of the body in charge of controlling administrative procedures under the ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee for consideration and quality assessment.

c) Based on the assessments of the body in charge of controlling administrative procedures, the agency assigned to review and evaluate the administrative procedures shall finalize the review and evaluation results and draft the decision to approve the scheme for simplifying and initiatives to reform the administrative procedures in each field or those they assigned to review and evaluate, using the form provided in Appendix VI issued together with this Circular, and submit it to minister/head of the ministerial-level agency, or the chairperson of the provincial-level People's Committee, for approval.

d) For administrative procedures falling within the jurisdiction of the Government or the Prime Minister, the summary of the schemes for simplifying the administrative procedures shall comply with Article 31 of Decree No. 63/2010/ND-CPND-CP that has been amended and supplemented.

4. Submit the review and evaluation results

a) Results of the review and assessment under the annual review plan

Send the report on the results of the review and evaluation of administrative procedures by the provincial-level People's Committee, enclosed with the approved scheme for simplifying administrative procedures, to the ministry/ministerial-level agency for consideration and progress within the ambit of its management and jurisdiction before September 15 every year. When receiving the report enclosed with the approved scheme for simplifying administrative procedures from the provincial-level People's Committee, the ministry/ministerial-level agency shall consider, evaluate and give feedback on the results of the local review and evaluation; summarize the scheme for simplifying administrative procedures and submit it to the minister/head of the ministerial-level agency for approval, thereby amending, supplementing, replacing, canceling or annulling administrative procedures falling under its jurisdiction or submit proposals to the competent authorities as specified in the regulations.

Summarize the scheme for simplifying administrative procedures and relevant regulations of the ministry/ministerial-level agency falling under the jurisdiction of the Government and the Prime Minister, and send it to the Government Office for consideration and assessment before October 15 every year.

b) The results of the review and assessment of administrative procedures by the ministry/ministerial-level agency/provincial-level People's Committee under the Review Masterplan shall be sent to the competent authorities within the time limit set forth in the Masterplan.

Article 25. On-by-one review and evaluation of administrative procedures

1. Review and evaluate the necessity of the administrative procedure and regulations related to such administrative procedure

An administrative procedure satisfies the necessary criteria when such administrative procedure is the optimal one among the measures that can be taken to ensure the State governance requirements or the legitimate rights, obligations, and interests of individuals and organizations. After reviewing and assessing the necessity of the administrative procedure and regulations related to it, the agency in charge of the review and evaluation shall explicitly determine the following:

a) The satisfactoriness of administrative procedures if the State governance objectives and the legitimate rights, obligations, and interests of individuals and organizations remain unchanged.

b) The satisfactoriness of administrative procedures if the State governance objectives and the legitimate rights, obligations, and interests of individuals and organizations are changed.

c) The solution expected to be selected when the State governance objectives and the legitimate rights, obligations, and interests of individuals and organizations are not fulfilled.

2. Review and evaluate the reasonableness of the administrative procedure

The reasonableness of an administrative procedure shall be assessed according to the following criteria:

a) Name of the administrative procedure

The name of the administrative procedure must be expressed in an explicit, specific, succinct manner; used accurately and consistently in all legal documents specifying such administrative procedure.

The name of an administrative procedure shall contain Words or phrases indicating actions of the State agency/individual/organization combined with the name of the administrative procedure’s result and associated with each specific subject matter or field (if any) or combined with phrases indicating things or events that the State agency wants to manage or the individual/organization wishes to achieve.

b) Sequence in which the administrative procedure is carried out

The sequence in which the administrative procedure is carried out shall be explicitly defined with specific steps. The responsibilities and jobs of State agencies, individuals, and organizations involved in the steps shall also be explicitly defined. At the same time, the steps must be arranged appropriately in order of time, process, and jurisdiction; the inter-agency mechanism shall be optimized; several or all of the steps shall be simultaneously carried out on the information technology application.

c) Way to implement the administrative procedure

The way to implement administrative procedure shall be stipulated explicitly and specifically; align with the conditions of the agency implementing such administrative procedure and create the most favorable conditions for individuals and organizations at the lowest cost.

d) Dossier

The regulations on the dossier of application for initiating the administrative procedure shall specify explicitly the name, specifications, and quantity of each component of the dossier and the number of dossiers. The composition of the dossier and the quantity of each component of the dossier must be really necessary for the implementation of the administrative procedure, satisfy the standards and conditions specified by the law, and ensure State governance objectives. The composition of the dossier for one administrative procedure shall not be identical to that of another administrative procedure whose implementation results constitute the component of the administrative procedure being reviewed. Documents and dossiers that have been stored by the agency in charge of receiving dossiers or implementing the procedures, or connected and shared among agencies and organizations as specified by the law shall not be provided. The specifications of the dossier’s components shall be diverse and feasible for the sake of individuals and organizations.

dd) Time limit for implementing the administrative procedure

The time limit for implementing the administrative procedure shall be specified explicitly; be time-saving for individuals and organizations and align with the abilities of the agency carrying out the administrative procedure.

In the case where one administrative procedure is implemented by various competent authorities, the time limit for each authority to settle and the time limit for transferring dossiers among the authorities shall be explicitly and fully specified.

e) Those who comply with the administrative procedure

Those who comply with the administrative procedure shall be explicitly and specifically defined in order to ensure fairness among individuals, among organizations, between an individual and an organization, among sectors and fields, among regions, between the domestic domain and the foreign domain, as well as include as many compliant beneficiaries as possible.

g) Agency in charge of implementing the administrative procedure

The agency in charge of implementing administrative procedures shall be specified with its respective State governance over the administrative level or the administrative division as specified by the law, which must be convenient for the compliant individuals and organizations to contact in order to implement their administrative procedures. Solutions of decentralization or authorization to lower-level or local administrative agencies to implement administrative procedures shall be optimized.

In the case where an administrative procedure is received and implemented by many agencies and at many levels, the responsibilities of each agency or each level, of the primarily responsible agency and the coordinating agencies shall be explicitly specified. The inter-agency mechanism in implementing administrative procedures shall be optimized.

h) Fees and charges

Fees, charges, and other payments (if any) shall be explicitly specified, which shall basically cover costs as service-related expenses for State authorities to carry out the administrative procedure for individuals and organizations. Most of the unnecessary costs of individuals and organizations shall be cut. The characteristics of each region, each organization/individual that complies with the administrative procedure, and each field related thereto as well as the international practices shall be taken into account upon calculation thereof.

i) Application and declaration forms

If the administrative procedures so require, applications or declarations must be modeled.

An application or declaration form is deemed reasonable when each piece of information contained in such form is explicit, concise, and essential for the implementation of the administrative procedure and increases the accountability of individuals and organizations for the contents of the application or declaration.

In the case where the application or declaration needs to be certified by a competent authority or person, such competent agency or person and the certification shall be explicitly specified.

k) Requirements and conditions

Requirements and conditions of the administrative procedure shall be specified explicitly and must be necessary for State governance and align with the ability of individuals and organizations to satisfy; ensure fairness among individuals, among organizations, between an individual and an organization, among sectors and fields, among regions, between the domestic domain and the foreign domain. The responsibilities for proving requirements and conditions shall be explicitly defined. The requirements and conditions of one administrative procedure shall not be identical to these of another administrative procedure whose results constitute the component of the administrative procedure being reviewed.

l) Results of the administrative procedure

The form, validity period, and validity conditions (if any) of the results of the administrative procedure shall be explicitly and conveniently specified to align with State governance requirements, the legitimate rights, obligations, and interests of individuals and organizations, and the reality.

3. Review and evaluate the legality of the administrative procedure

The legality of an administrative procedure shall be assessed according to the following criteria:

a) The administrative procedure is established under the proper jurisdiction as specified in Clause 1, Article 8 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented;

b) Regulations on the administrative procedure are consistent in the same document and not contrary to predominant legal documents and treaties to which Vietnam is a contracting party.

4. Calculate compliance costs for the administrative procedure as guided in Article 27 of this Circular.

5. The agency in charge of the review and evaluation shall use the forms for review and evaluation of administrative procedures and follow the instructions in Appendix VII issued with this Circular to review and assess the necessity, reasonableness, and legality of the administrative procedures, and the compliance costs.

Article 26. Review and evaluation of administrative procedures in groups

When reviewing and evaluating administrative procedures in groups, the agency in charge of the review and evaluation shall follow the instructions in Appendix VIII issued with this Circular to perform the following tasks:

1. Make a diagram of the groups of the administrative procedures

a) Gather all legal documents containing regulations on the administrative procedures within the subject matter and scope of the review.

b) Collect statistics about the administrative procedures

Based on the legal documents it has gathered, it shall determine the specific administrative procedures belonging to the groups within the subject matter and scope of the review. At the same time, make statistics to describe the constituents of the administrative procedures that have not been announced. Regarding the administrative procedures that have been announced, if the announced information is not accurate compared with the regulations in the respective legal document, the review shall be based on the regulation of such legal document.

c) Make an overview diagram

The overview diagram must show the relations between the procedures in a group that the organizations and individuals complying with administrative procedures must follow from the beginning until they obtain the results thereof. At the same time, the overview diagram must show the interaction among different administrative agencies while implementing the administrative procedures.

d) Make a detailed diagram

The detailed diagram must show the correlation between the constituents of each administrative procedure in the group of administrative procedures.

dd) The agencies assigned to review and evaluate the administrative procedures (including the primarily responsible agency and the coordinating agencies) must make the group diagram for the review. In the case where a group of administrative procedures involving many different agencies, it is necessary to ensure close coordination between the primarily responsible agency and the coordinating agencies to ensure the quality of the review and to achieve the set objectives.

2. Review and evaluate the administrative procedures

In addition to being reviewed and evaluated one by one as specified in Article 25 of this Circular, the administrative procedures in a group of administrative procedures must be considered and evaluated according to the following criteria:

a) Evaluate the necessity of an administrative procedure in relation to other administrative procedures in the same group

Based on the overview diagram, the agency shall review and evaluate the necessity of the administrative procedures in the group, of which the attention shall be paid to management objectives and influence of the group of procedures; thereby detecting unreasonable points and administrative procedures that are not really necessary because they are identical or have been managed by administrative procedures at the previous or next stage and then proposing the scheme to simplifying them.

b) Evaluate the identicality and inheritance of the results of the steps in the detailed diagram

Based on the detailed diagram, the agency in charge of the review and evaluation shall compare and contrast the constituents of administrative procedures through each step of the diagram to evaluate the administrative procedures that are identical or controlled in the previous stages so as to provide solutions to eliminate them or inherit and recognize the results of the previous stages in the process, or to share information among State authorities to reduce compliance costs of individuals and organizations.

c) Evaluate the impact of the implementation of each administrative procedure on the final results of the group to assess the necessity of each administrative procedure in the group; at the same time, evaluate the reasonableness of the turnaround time, the implementing agency, the manner, and sequence of implementing administrative procedures in the group in order to propose the scheme for simplifying them.

Article 27. Calculation of compliance costs for administrative procedures

1. The compliance costs for administrative procedures shall be calculated following the process below:

a) Calculate the compliance costs for the current administrative procedures.

b) Calculate the compliance costs for the simplified administrative procedures.

Compliance costs for the simplified administrative procedures shall be based on the compliance costs for the current administrative procedures after being adjusted to exclude the costs for the reduced contents as proposed in the scheme for simplifying administrative procedures.

c) Cost-benefit analysis

The benefit in terms of costs after the administrative procedures are simplified means the difference between the compliance costs for the current administrative procedures and the compliance costs for the simplified administrative procedures.

2. Principles for calculating compliance costs

a) Select low-average data in case of disparate data sources.

b) Exclude the opportunity costs.

3. Formulas to calculate compliance costs for administrative procedures

a) Formula for calculating the compliance cost for an administrative procedure

The compliance cost for 01 administrative procedure

=

Expenses for performing necessary tasks as specified to achieve the results of such administrative procedure

+

Fees, charges, and other expenses as specified (if any)

b) Formula for calculating the total compliance cost for an administrative procedure in one year

Total compliance cost for 01 administrative procedure in 01 year

=

The compliance cost for 01 administrative procedure

x

Number of times when such administrative procedure is implemented as specified in 01 year

x

Number of persons/entities complying with such administrative procedure in 01 year

4. Determination of specific types of expenses to calculate compliance costs.

a) Determination of the expense for performing each task

The expense of performing each task

=

Period of time needed to perform such task (travel and preparation of applications, declarations, and other documents, etc.)

x

Average hourly income of 01 person

+

Cost of consultancy and services (printing, photocopying, certification, notarization, authentication, translation; postal service, Internet service, etc.)

Where:

- Average travel time is one (01) hour/one (01) trip; the average time for preparing applications and declarations using the specified forms is one (01) hour/one (01) page; the time for preparing other documents is calculated on the actual time taken to complete the respective documents.

Depending on the locality and the range, the time for travel and preparation of applications and declarations shall be determined according to the following respective norms:

Turnaround time

Locality

Range

Urban areas

Rural areas

Mountains and islands

Travel (Hour/trip)

Communal level

1.0

1.5

2.0

District level

1.5

2.25

3.0

Provincial level

2.0

3.0

4.0

Interzone level

8.0

12.0

16.0

Interregional level

16.0

24.0

32.0

Preparation of applications and declarations (Hour/page)

01 page

1.0

1.5

2.0

- Average hourly income of 01 (one) person shall be calculated by the following formula:

Average hourly income of 01 person

=

Gross domestic product
(according to the latest year's statistics)

Population (corresponding to the above year)

x

12 months

x

22
business days

x

08
business hours

- Cost of consultancy and services shall be calculated on to the current prices specified in the regulations of the State. In the case where such regulations are not available, the actual prices will be taken into account.

b) Determination of fees and charges levied on the administrative procedure

Fees, charges, and other expenses (if any) shall comply with the regulations of competent authorities on fees and charges for implementing administrative procedures.

c) Determination of the number of times when the administrative procedure is implemented in a year

The number of times when an administrative procedure is implemented in a year shall be determined in accordance with the regulations on such administrative procedure.

d) Determination of the number of organizations and individuals complying with the administrative procedure in a year

The number of organizations and individuals complying with an administrative procedure in a year shall be determined based on the forecast or statistics of the total number of individuals and organizations complying with such administrative procedure.

5. An administrative procedure is cost-appropriate when the total compliance cost of such administrative procedure in a year is the lowest. The total compliance cost of an administrative procedure in a year is lowest when:

a) The compliance cost for such administrative procedure is the lowest;

b) The number of times when such administrative procedure is implemented in a year as specified is lowest;

c) The number of compliant beneficiaries is the largest.

6. The agency in charge of the review and evaluation shall use the forms for the calculation of compliance costs and follow the instructions for calculation of compliance costs in Appendix IX issued with this Circular to calculate the compliance costs for administrative procedures.

Article 28. Review and evaluation of the administrative procedures by topic

1. Review and evaluation of administrative procedures by topic means the review and evaluation of administrative procedures under the same topic or within the same group of issues to be reviewed and evaluated under the direction of the Government or the Prime Minister, or the decision of a minister/head of a ministerial-level agency, or a chairperson of a provincial-level People's Committee.

2. Depending on the issues to be reviewed and evaluated and the ways of review and evaluation specified in Articles 25 and 26 of this Circular, the Government Office shall guide on how to review and evaluate administrative procedures by topic under the direction of the Government or the Prime Minister; and the offices of ministries and ministerial-level agencies, and offices of provincial-level People's Committees shall guide on how to review and evaluate administrative procedures by topic under the direction of ministers, heads of ministerial-level agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees.

Particularly, the compatibility of administrative procedures and regulations related thereto with online public services shall be reviewed and evaluated following the instructions in Appendix X issued together with this Circular.

 

Chapter VI

OPERATION AND EXPLOITATION OF INFORMATION SYSTEM FOR RECEIVING AND PROCESSING FEEDBACK AND PROPOSALS

 

Article 29. Process of receiving, classifying and referring feedback and proposals on administrative regulations on the Information System for receiving and processing feedback and proposals

1. Receipt of feedback and proposals

Ministries, branches and localities shall receive feedbacks and proposals from citizens and enterprises, send them to the Information System for receiving and processing feedback and proposals (hereinafter referred to as the Information System); fully update feedback and proposals sent in writing, by phone, by fax, or by email into the Information System for handling in accordance with the law provisions.

2. Evaluation and classification of feedback and proposals:

a) With regard to the feedback and proposals that fail to satisfy the contents and requirements specified in Articles 5 and 7 of the Government’s Decree No. 20/2008/ND-CP dated February 14, 2008, on receipt and processing of feedback and proposals of individuals and organizations on administrative regulations (which has been amended and supplemented), within 02 working days from the date on which such feedback and proposals are received, ministries, branches and localities shall notify citizens and enterprises on the Information System of the refusal and clearly state the reasons.

b) With regard to the feedback and proposals that fail to clearly state the contents specified in Article 5 of Decree No. 20/2008/ND-CP, which has been amended and supplemented, within 05 working days from the date on which such feedback and proposals are received, ministries, branches and localities shall notify citizens and enterprises on the Information System and request them to supplement and clarify the unclear contents included in their feedback and proposals.

c) With regard to the feedback and proposals that satisfy the contents and requirements specified in Articles 5 and 7 of Decree No. 20/2008/ND-CP, which has been amended and supplemented, but are beyond their decision-making authority and management, within 05 working days from the date on which such feedback and proposals are received, ministries, branches and localities shall refer the feedback and proposals to state administrative agencies and competent persons for processing in accordance with the law provisions.

d) With regard to the feedback and proposals that satisfy the contents and requirements specified in Articles 5 and 7 of Decree No. 20/2008/ND-CP, which has been amended and supplemented, and fall under their decision-making authority and management, ministries, branches and localities shall receive and process such feedback and proposals in accordance with the law provisions.

With regard to the feedback and proposals that fall under the decision-making authority of the Government or the Prime Minister or under the jurisdiction of two or more different state administrative agencies but these agencies fail to agree on the processing plan, or has been responded by ministries, branches and localities, but citizens and enterprises do not agree and continue to send other feedback and proposals, the Government Office shall receive the feedback and proposals, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches, localities and organizations in, researching and proposing the Government and the Prime Minister for consideration, decision and response in accordance with the law provisions.

Article 30. Responsibilities of agencies in charge of receiving feedback and proposals

1. Arranging cadres, civil servants and public employees to receive and respond to feedback and proposals; classifying and referring feedback and proposals to affiliated agencies and units or referring them to state administrative agencies or persons competent to process and respond.

2. Organizing the reception of feedback and proposals in accordance with the prescribed process.

Article 31. Responsibilities of cadres, civil servants and public employees in charge of receiving feedback and proposals

1. Guiding citizens and enterprises to access the Information System to submit feedback and proposals, and look up the processing situation and results of responses to such feedback and proposals.

2. Contacting and guiding citizens and enterprises to update and fully supplement contents related to feedback and proposals in the case where the feedback and proposals of citizens and enterprises contain unclear contents or lack necessary contents, or where it is necessary to verify and clarify relevant information.

3. Strictly complying with the procedures and time limit for receiving, classifying and processing, updating and posting the results of processing feedback and proposals.

Article 32. Procedures for processing feedback and proposals on administrative regulations on the Information System

1. Based on the feedback and proposals referred by the Government Office, ministries, branches and localities through the Information System, the state administrative agencies shall be responsible for studying and processing or coordinating in processing such feedback and proposals according to the procedures specified in Article 14 of Decree No. 20/2008/ND-CP that has been amended and supplemented.

2. In the case where the feedback and proposals concern various ministries, branches or localities, the recipient shall be responsible for identifying relevant agencies to coordinate in processing.

Article 33. Response to feedback and proposals of citizens and enterprises

1. The time limit for processing and responding to feedback and proposals is 20 days from the receipt of feedback and proposals. In the case where the processing of such feedback and proposals has not yet finished within this time limit, every 07 days, ministries, branches and localities shall update the processing situation into the Information System to inform citizens and enterprises.

2. With regard to feedback and proposals that have processing results, within 02 working days, ministries, branches and localities shall update the results into the Information System to respond to citizens and enterprises.

3. In the case where the feedback and proposals contain contents related to the protection of state secrets or there is information under the protection of state secrets during the course of processing, the response procedures must be carried out and managed in a confidential manner, and information shall not be updated on the Information System.

Article 34. Publication of results of responses to feedback and proposals

The Government Office and state administrative agencies assigned to process and respond to the feedback and proposals of citizens and enterprises shall be responsible for updating and publicly posting the response results on the Information System in the forms specified in Article 19 of Decree No. 20/2008/ND-CP that has been amended and supplemented.

Article 35. Rights and responsibilities of individuals and organizations sending feedback and proposals

In addition to the rights and responsibilities specified in Article 12 of Decree No. 20/2008/ND-CP that has been amended and supplemented, individuals and organizations shall have the following rights and responsibilities:

1. Accessing the Information System to send feedback and proposals on administrative regulations to the state administrative agencies.

2. Being notified by the state administrative agencies that have received their feedback and proposals about the situation and results of processing such feedback and proposals via email or messaging service.

3. Protecting information on codes for receiving feedback and proposals to look up information on the situation and results of processing such feedback and proposals.

4. Providing complete information in dossiers or supplementing dossiers at the request of agencies receiving and processing feedback and proposals; not uploading attachments with malicious codes or viruses to the Information System.

 

Chapter VII

INSPECTION OF CONTROL OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

 

Section 1. FORMS, COMPETENCE AND RESPONSIBILITIES FOR INSPECTION

 

Article 36. Inspection forms

1. Periodic inspection means an inspection according to an annual regular plan approved by a competent inspection agency or person.

2. Ad-hoc inspection means an inspection at the request of a competent agency or person.

Article 37. Inspection competence

1. The Minister-Chairman of the Government Office shall inspect the control of administrative procedures of ministries, branches and localities nationwide.

2. Ministers and heads of agencies shall inspect the control of administrative procedures in departments, general departments, units under ministries and agencies.

3. Provincial-level People's Committees shall inspect the control of administrative procedures at provincial-level departments, agencies and branches, People's Committees of districts, towns and provincial-level cities, and People's Committees of communes, wards and townships under their management.

Article 38. Inspection methods

The inspection shall be carried out according to the two methods as follows:

1. Direct inspection means that the inspection team works directly with inspected organizations and individuals.

2. Indirect inspection means that the inspection team studies reports, documents and papers of inspected organizations and individuals.

Article 39. Organization of inspection

1. The Administrative Procedures Control Agency under the Government Office shall advise and assist the Minister-Chairman of the Government Office in organizing the inspection of administrative procedure control activities of ministries, branches and localities nationwide, including the following tasks:

a) Formulating draft plans and contents of periodical inspection;

b) Formulating draft decisions on establishment of the inspection team;

c) Proposing post-inspection handling measures (if any);

d) Making reports on inspection situation and results;

dd) Other tasks at the request of competent agencies or persons.

2. The offices of ministries and ministerial-level agencies shall assume the responsibilities to advise and assist ministers and heads of ministerial-level agencies in inspecting the control of administrative procedures by departments, general departments, and units under ministries and agencies, including the contents specified in Clause 1 of this Article.

3. The offices of provincial-level People's Committees shall assume the responsibilities to advise and assist the provincial-level People's Committees in inspecting the control of administrative procedures by provincial-level departments, agencies and People's Committees of districts, towns, provincial-level cities and People's Committees of communes, wards and townships under their management, including the contents specified in Clause 1 of this Article.

Article 40. Tasks and powers of the inspection team

1. Tasks of the inspection team:

a) Formulating a specific inspection program based on information, records and documents on control activities of administrative procedures of inspected organizations and individuals;

b) Conducting the inspection according to the approved plan or at the request of competent agencies or persons;

c) Collecting and using information, records and documents provided by inspected organizations or individuals to serve the examination;

d) Promptly reporting the inspection results to agencies or persons competent to inspect for promulgating and notifying inspection conclusions to relevant organizations and individuals for implementation;

dd) Making and keeping records and documents for examination.

2. Powers of the inspection team:

a) Inspecting according to the contents of the decision on establishment of the inspection team and the approved plan;

b) Requesting inspected organizations and individuals to provide timely, complete and accurate information, dossiers and documents related to inspection contents; making explanatory report on issues related to inspection contents;

c) Requesting or suggesting that competent agencies shall direct inspected organizations or individuals to overcome limitations and shortcomings in the control of administrative procedures; processing according to their competence or requesting competent agencies and people to handle cases where cadres, civil servants and public employees violate regulations in the control of administrative procedures;

d) Based on specific conditions and inspection contents, the inspection team shall report to competent persons to invite a number of other agencies, units and news agencies and press to appoint cadres to participate in the inspection.

Article 41. Tasks and powers of inspected organizations and individuals

1. Tasks of inspected organizations and individuals:

a) Closely coordinating with the inspection team during the inspection, sending reports on the results of administrative procedure control activities to the inspection team no later than 05 (five) working days after the inspection team has conducted their inspection (except for ad-hoc inspection);

b) Reporting truthfully, providing timely, complete and accurate information and documents related to inspection contents and taking responsibility before law for the truthfulness and accuracy of provided information and documents;

c) Receiving and implementing proposals, requests and conclusions of the inspection team or competent agencies or persons;

d) Reporting on the situation and results of the conclusion of the inspection team or competent agencies or persons as specified in Article 57 of this Circular.

2. Powers of inspected organizations and individuals:

a) Giving explanations to clarify relevant contents to the inspection team;

b) Having the right to refuse to provide information and documents unrelated to the inspection contents;

c) Being fully and accurately informed of the contents of the inspection plan and inspection conclusion, and requesting to correct, modify or supplement the contents of the inspection conclusion if they are misleading, inaccurate or incomplete.

 

Section 2. INSPECTION PROCESS

Article 42. Development and notification of inspection plans

1. Based on the annual plan on implementation of administrative procedure control, the Administrative Procedures Control Agency shall draft the Inspection Plan, submit it to the Minister-Chairman of the Government Office for approval before January 15, and send it to ministries, agencies and provincial-level People's Committees within 05 (five) working days from the date of approval; based on the Government Office's inspection plan, the offices of ministries, agencies, and provincial-level People's Committees shall draft their inspection plan and submit it to the competent agencies or persons specified in Clauses 2 and 3, Article 37 of this Circular for approval before February 15 of the plan year. An inspection plan shall include the following principle contents:

a) Purpose, requirements and scope of inspection;

b) Inspection contents and methods;

c) Composition of the inspection team;

d) Participants in the inspection process;

dd) Inspection time;

e) List of inspected organizations and individuals;

g) Responsibilities of inspected organizations and individuals; responsibilities of inspecting agencies or units; responsibilities of coordinating agencies and units.

h) Funds.

2. Within 10 (ten) working days from the date on which an inspection plan is approved, ministries, agencies and provincial-level People's Committees must be sent it to the Government Office and inspected organizations and individuals for monitoring, coordination and implementation.

3. In cases of changes compared with the approved plan, the Administrative Procedures Control Agency, offices of ministries, agencies, and provincial-level People's Committees shall report it to the competent agencies or persons specified in Article 37 of this Circular to consider and decide on adjustment and notify relevant agencies, units, organizations and individuals.

Article 43. Establishment of the inspection team

1. Based on the approved plan or at the request of competent agencies or persons, the agencies or units in charge of controlling the administrative procedures shall formulate a decision to establish an inspection team and submit it to the competent agencies or persons as specified in Article 37 of this Circular. The decision on establishment of an inspection team shall include the following contents:

a) Composition of the inspection team (the team's head, deputy heads, secretary and members);

b) Tasks and powers of the inspection team;

c) Inspected organizations and individuals;

d) Inspection time;

dd) Funds.

2. The competent agencies and persons specified in Article 37 of this Circular may authorize the Director of the Administrative Procedures Control Agency, the Chief of Office of ministries, agencies, and provincial-level People's Committees to decide on establishment of an inspection team.

Article 44. Preparation for inspection

Before conducting the inspection, the inspection team shall perform the following tasks:

1. Contacting the inspected organizations and individuals to collect and consolidate information, records and documents on their performance of administrative procedure control activities related to the inspection.

2. Notifying the inspected organizations and individuals of the inspection program and time at least 10 (ten) working days (or at least 03 (three) working days in case of ad-hoc inspection) before conducting the inspection.

3. Preparing funds for inspection.

Article 45. Inspection

1. The inspection team shall inspect and verify information and documents; results of performing the task of controlling administrative procedures to serve as a basis for conclusion of inspection contents. The inspection team shall be responsible for recording the minutes and signing for approval of the inspection minutes immediately after the inspection is over.

2. Immediately after the end of the inspection, the secretary shall draft the inspection conclusion on the basis of the inspection minutes, and submit it to the inspection team's head for consideration and approval;

3. At the meeting to announce the draft conclusion of the inspection team, the inspected organizations or individuals shall give their opinions and specific explanations for the inspection contents mentioned in the draft conclusion.

Article 46. Notification of inspection conclusions

No later than 15 (fifteen) working days from the date on which the inspection is completed, the agencies or persons competent to inspect shall be responsible for signing and sending the notice of inspection conclusion to relevant competent organizations or individuals, and publicizing inspection results in accordance with the law provisions.

The inspection conclusion must clearly state the achieved results; limitations; reasons; proposals and recommendations of the inspection team in controlling administrative procedures by the inspected organization or individual.

Article 47. Ad-hoc inspection process

The ad-hoc inspection process shall comply with Articles 43, 44, 45, 46 of this Circular.

 

Section 3. INSPECTION CONTENTS

 

Article 48. Inspection of direction, administration and implementation of administrative procedures control activities

1. Inspecting the promulgation of documents guiding and directing the control of administrative procedures according to the following contents:

a) Legal basis for promulgation of documents;

b) Competence of agencies issuing documents;

c) Contents of documents regarding conformity with higher legal documents.

2. Inspecting the performance, urging and organizing the control of administrative procedures, including the promulgation and organization of implementation of plans related to administrative procedure control; the inspection and supervision of administrative procedure control; professional training for cadres and civil servants; problems and difficulties in the implementation process (if any).

3. Inspecting the organization and personnel to control administrative procedures, including organization and personnel of divisional bodies in charge of controlling administrative procedures, key cadres and civil servants in charge of controlling administrative procedures, and policies and regimes for them; problems and difficulties during the implementation process (if any).

4. Inspecting the arrangement and use of funds for administrative procedure control; problems and difficulties during the implementation process (if any).

Article 49. Inspection of the impact assessment of administrative procedures and the reception and explanation of comments on regulations on administrative procedures by drafting agencies

1. Inspecting the impact assessment of regulations on administrative procedures in the formulation of requests for making laws, and formulating projects and draft legal documents with regulations on administrative procedures as specified Article 10 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

2. Inspecting the reception and explanation of comments on regulations on administrative procedures as specified in Article 9 of Decree No. 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

Article 50. Inspection of consultation and appraisal of regulations on administrative procedures in the formulation of requests for making laws, and formulating projects and draft legal documents

1. Inspecting the received comments on regulations on administrative procedures in the dossiers of opinions about projects and draft legal documents with administrative procedures as specified in Article 9 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

2. Inspecting the appraisal contents on regulations on administrative procedures in the appraisal dossier for the formulation of requests for making laws, and formulating projects and draft legal documents with regulations on administrative procedures as specified in Article 11 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented.

Article 51. Inspection of the implementation of publishing administrative procedures and making public administrative procedures

1. Inspecting the implementation of publishing administrative procedures

a) Inspecting the implementation of publishing administrative procedures in accordance with Articles 13, 14 and 15 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, and Chapter II of this Circular.

b) Inspecting the adequacy, accuracy, timeliness and authority to issue decisions to publish administrative procedures of ministers, heads of ministerial-level agencies, general directors of agencies, Chairpersons of provincial-level People's Committees, and decisions to publish the list of administrative procedures falling under the processing competence of all levels of administration in the provinces and centrally-run cities.

2. Inspecting the implementation of making public administrative procedures

a) Inspecting whether administrative procedures are made public in full on a regular basis in a clear, easy-to-access, easy-to-exploit and easy-to-use form with correct addresses under the competent person's decision to publish administrative procedures at agencies or units directly receiving and processing administrative procedures for individuals and organizations as specified in Articles 16 and 17 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, and Chapter III of this Circular;

 b) Inspecting whether administrative procedure data is inputted and published in full on an accurate and timely manner by the competent person on the National Database of Administrative Procedures; examining the status and results of connection and integration of administrative procedure data on the National Database of Administrative Procedures for publication on the portals of ministries, ministerial-level agencies, and provincial-level People's Committees in accordance with Article 17, Article 23 and Article 24 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, and Chapter IV of this Circular.

Article 52. Inspection of the settlement of administrative procedures

1. Inspecting the settlement of administrative procedures based on legal documents on administrative procedures, administrative procedure contents listed at places of receipt and settlement of administrative procedures and public information on the National Database of Administrative Procedures.

2. Inspecting the application of the single-window and inter-agency single-window mechanism in implementing administrative procedures in accordance with the law provisions.

3. Inspecting the implementation of responsibilities of administrative procedure-implementing agencies, cadres and civil servants according to the contents specified in Articles 18 and 20 of Decree 63/2010 /ND-CP that has been amended and supplemented.

Article 53. Inspection of review and evaluation of administrative procedures

1. Inspecting the review and evaluation of administrative procedures as specified in Chapter V of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented, and Chapter V of this Circular.

2. Inspecting the review and evaluation of administrative procedures according to the following contents:

a) Inspecting the formulation and issuance of the annual plan to review and evaluate administrative procedures, and the organization of implementing such plan by inspected organizations and individuals.

b) Inspecting the progress and results of review and evaluation of administrative procedures under the plans to review and evaluate administrative procedures issued by ministries, agencies and provincial-level People's Committees or directed by the Government or the Prime Minister.

c) Inspecting the processing of review and evaluation results; situation and results of implementation of the plan on simplification of administrative procedures passed or approved by competent authorities.

Article 54. Inspection of receipt and processing of feedback and proposals on administrative regulations

1. Inspecting the receipt and processing of feedback and proposals on administrative regulations in accordance with the Government's Decree No. 20/2008/ND-CP dated February 14, 2008, on receipt and processing of feedback and proposals of individuals and organizations on administrative regulations (that has been amended and supplemented) and Chapter VI of this Circular.

2. Inspecting the receipt and processing of feedback and proposals on administrative regulations according to the following contents:

a) Publication of agency addresses, mailing or email addresses, and specialized telephone numbers of agencies competent to receive feedback and proposals;

b) The process of receiving and processing feedback and proposals of individuals and organizations on administrative regulations.

Article 55. Inspection of communication on administrative procedure control and implementation of information and reporting regime on the situation and results of administrative procedure control

1. Inspecting the plan and process of implementing the communication plan on administrative procedure control (including internal communication and through the mass media).

2. Examining and evaluating the completeness, timeliness and accuracy of the implementation of information and reporting regime on the situation and results of administrative procedure control of inspected organizations and individuals in accordance with Article 35 of Decree 63/2010/ND-CP that has been amended and supplemented and Chapter VIII of this Circular.

 

Section 4. PROCESSING OF INSPECTION RESULTS

 

Article 56. Measures for processing inspection results

1. Based on the inspection results, the inspection team shall propose measures or recommend competent agencies and persons to request the inspected organizations and individuals to promptly overcome shortcomings and limitations, and remove difficulties and control administrative procedures in accordance with regulations.

2. In cases of detecting violations of laws, depending on the seriousness of such violations, the inspection team shall be responsible for reporting to agencies or persons competent to examine for referring the results to agencies or persons competent to process as prescribed.

Article 57. Reporting on the situation and results of implementation of inspection conclusions

No later than 30 (thirty) working days after receiving the inspection conclusion, the inspected organization or individual must report in writing to the competent inspection agency or person on the situation and results of implementation of measures to overcome limitations and shortcomings, and handling of violations detected during the inspection.

Article 58. Monitoring and reporting on the situation and results of inspection of administrative procedure control

1. At the end of the inspection, agencies or units controlling administrative procedures shall monitor, urge and report to competent inspection agencies or persons on the implementation of measures to overcome limitations and shortcomings, and handling of violations in administrative procedure control of inspected organizations and individuals.

2. Ministries, agencies and provincial-level People's Committees shall summarize the inspection results of administrative procedure control activities in annual reports on the situation and results of implementation of administrative procedure control and send them to the Government Office for reporting to the Prime Minister.

 

CHAPTER VIII

REPORTING ON THE SITUATION, RESULTS OF ADMINISTRATIVE PROCEDURE CONTROL

 

Article 59. Reporting on the situation and results of administrative procedure control

1. A report on the situation and results of administrative procedure control means a document describing the results that include achievements, non-achievements, shortcomings, limitations, difficulties, obstacles and their causes during the performance of controlling administrative procedures; proposals and recommendations; and key tasks to be performed in the next reporting period. A report shall include the following contents:

a) Situation and results of control over regulations on administrative procedures (situation and results of impact assessment on administrative procedures; situation and results of appraisal and verification of administrative procedures in making proposals for legal and project development as well as making draft legal documents; situation and results of promulgation of administrative procedures);

b) Situation and results of control over implementation of administrative procedures (situation and results of publishing administrative procedures and making public administrative procedures; situation and results of settlement of administrative procedures, including the settlement of administrative procedures under the single-window and inter-agency single-window mechanism);

c) Situation and results of receiving and processing feedback and proposals on administrative regulations;

d) Situation and results of review and simplification of administrative procedures (if any);

dd) Situation and results of research and proposals for administrative procedure reform initiatives (if any);

e) Situation and results of communication work to support the control of administrative procedures;

g) Other contents at the request of the Government, the Prime Minister or the proposal of the Government Office.

2. Attached report forms shall include specific information about name of the form, name of the agencies or organizations that make the report and receive the report (hereinafter referred to as the reporting unit and the report-receiving unit); reporting period; reporting contents; unit; reporting date; full name and signature of the head of the reporting agencies or organizations, stamps as prescribed and other relevant contents.

The list of forms for reporting on the situation and results of administrative procedure control is specified in Appendix XI issued together with this Circular.

Article 60. Periodic reports

1. Reporting period

Periodic reports are made quarterly, every 3 months and once a year according to the system of forms issued together with this Circular.

a) The quarterly periodical reporting period is calculated from the 1st day of the first month of the quarter to the last day of the last month of the quarter, including actual data in the reporting period. Actual data is taken from the 1st day of the first month of the quarter to the end of the 15th day of the last month of the quarter while the actual data for 15 days of the last month of the quarter is accumulated to the next quarter.

b) The annual reporting period is counted from January 1 to the end of December 15 of each year, including all actual data made in the reporting period; the actual data for the last 15 days of December is accumulated to the first quarter of the next reporting period.

2. Time limit for receiving reports

a) The time limit for receiving periodical reports of each reporting level shall not exceed 05 days from the date of closing actual data in the reporting period.

b) In the case where the time limit for reporting above coincides with a weekly day off or a public holiday as specified by law, the time limit for receiving periodical reports shall be counted on the next working day after such holiday.

Article 61. Ad-hoc reports

1. Ad-hoc reports are made to help the Government Office collect and synthesize information in addition to information collected and aggregated according to the periodical reporting regime specified in this Circular.

2. Ad-hoc reports shall be made under the direction of the Government, the Prime Minister, and the written request of the Government Office.

Structure, contents, methods, reporting period, time of data collection, time limit for ad-hoc report, places of receiving report and other relevant contents are specified in documents of competent agencies requesting the report.

Article 62. Reporting forms

Based on the direction of ministers, heads of agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, the reporting agency or unit may use any of the following methods to send reports to the report recipient:

1. Making written reports with signature of the head and seal of the reporting unit, sent to the report recipient by post or directly or electronically in the form of an electronic file authenticated by the digital signature of the head of such reporting agency or organization in accordance with the law provisions.

2. Making e-reports at the report management section on the situation and results of control of administrative procedures on the management and evaluation system for control of administrative procedures as specified in Article 63 of this Circular.

Article 63. Process of using the Report Management Section on the situation and results for control of administrative procedures

1. Based on their functions and tasks, state administrative agencies and units engaged in the management and evaluation system for control of administrative procedures are assigned to manage and use the following accounts:

a) Ministries, agencies and provincial-level People's Committees are assigned to manage and use 02 accounts, including a data entry account and a data approval account.

b) Agencies and units under ministries and agencies; specialized departments, divisions and branches under provincial-level People's Committees; district-level People's Committees and specialized divisions and sections under district-level People's Committees and commune-level People's Committees are assigned to manage and use 02 accounts, including a data entry account and a data approval account.

2. With regard to agencies and units specified at Point b, Clause 1 of this Article:

a) Using a data entry account to log in to the System; selecting report type and form; entering data and making draft e-reports on the situation and results of administrative procedure control of agencies and units, and sending such reports to the data approval account.

b) Using the data approval account to log in to the System; reviewing and approving data and draft e-reports on the situation and results of administrative control, and send such documents to the superior agency or the agency or unit in charge of consolidation.

c) General Departments, Departments (if there are affiliated Sub-Departments) and equivalent agencies and units, district-level People's Committees, in addition to entering data on the situation and results of administrative procedure control of their agencies and units, shall be responsible for consolidating data on the situation and results of administrative procedures control of their subordinate agencies and units and draft general e-reports.

3. With regard to ministries, agencies and provincial-level People's Committees as specified at Point a, Clause 1 of this Article

a) Using the data entry account to log in to the System; selecting report type and form; inspecting and consolidating data, drafting e-reports on the situation and results of administrative procedure control of ministries, agencies and provincial-level People's Committees on the basis of reports of their affiliated agencies and units, and sending to the data approval account.

b) Using the data approval account to log in to the System; examining the accuracy and completeness of data, approving data and draft e-reports on the situation and results of administrative procedure control, and sending such documents to the Government Office or extracting and making paper documents signed and sealed, then sending them to competent agencies and persons as prescribed.

4. With regard to the Government Office

a) Logging in to the System; selecting report type and form; examining the accuracy and completeness of electronic report data; consolidating and approving data and draft e-reports on the situation and results of administrative procedure control of ministries, agencies and provincial-level People's Committees;

b) Extracting and making paper documents, signing and sealing general reports on the situation and results of administrative procedure control of ministries, agencies and provincial-level People's Committees in accordance with regulations.

Article 64. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in charge of implementing the reporting regime

1. Agencies, organizations and individuals in charge of implementing the reporting regime shall be responsible for consolidating data, making and submitting reports on an accurate, complete, timely manner according to their competence, taking responsibility for reported contents in accordance with relevant laws and this Circular, and amending or supplementing required information related to the report at the request of the report recipients.

2. Responsibility for the implementation of baseline reports

a) Commune-level People's Committees, specialized agencies of district-level People's Committees and specialized units of provincial-level departments and branches shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 05a/VPCP/KSTT and 06a/VPCP/KSTT in Appendix XI issued together with this Circular.

Agencies and units are organized and managed according to the vertical system in the province of the agency which is organized according to the vertical system of ministries and ministerial-level agencies.

b) Agencies and units organized and managed according to the vertical system in the provinces and centrally-run cities and in districts, towns and provincial-level cities, which are affiliated to agencies organized according to the vertical system of ministries and ministerial-level agencies or under the Vietnam Social Insurance, Vietnam Bank for Social Policies, Vietnam Development Bank, shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 05a/VPCP/KSTT, 06c/VPCP-KSTT, 06d/VPCP/KSTT in Appendix XI issued together with this Circular.

c) The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the offices of ministries or ministerial-level agencies shall be responsible for reporting according to the contents specifies in Forms No. 01a/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT and 06g/VPCP/KSTT (if any) in Appendix XI issued together with this Circular.

d) The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the offices of provincial-level People's Committees shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 01b/VPCP/KSTT, 02c/VPCP/KSTT, 03b/VPCP/KSTT, 04b/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06dd/VPCP/KSTT and 06g/VPCP/KSTT (if any) in Appendix XI issued together with this Circular.

dd) Agencies and units, organized and managed according to the vertical system at the central level under the Vietnam Social Insurance, Vietnam Bank for Social Policies, and Vietnam Development Bank, shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 01c/VPCP/KSTT, 05a/VPCP/KSTT, 06d/VPCP/KSTT and 06g/VPCP/KSTT (if any) in Appendix XI issued together with this Circular.

The divisional bodies in charge of controlling administrative procedures under the relevant units of the Vietnam Social Insurance, Vietnam Bank for Social Policies, and Vietnam Development Bank shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 01c/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT and 06g/VPCP/KSTT (if any) in Appendix XI issued together with this Circular.

e) Specialized agencies and units of ministries and ministerial-level agencies shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 01a/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 05a/VPCP/KSTT and 06a/VPCP/KSTT in Appendix XI issued together with this Circular.

g) The Administrative Procedures Control Agency under the Government Office shall be responsible for reporting according to the contents specified in Forms No. 02a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT in Appendix XI issued together with this Circular.

3. Responsibility for making general reports

a) The offices of district-level People's Committees shall assist the district-level People's Committees in consolidating reports of their specialized units and commune-level People's Committees according to the contents specified in Forms No. 05a/VPCP/KSTT, 06b/VPCP/KSTT and 06g/VPCP/KSTT (if any) in Appendix XI, and consolidating the situation and results of control of administrative procedures according to the Reporting Outline in Appendix XII issued together with this Circular.

b) The offices of provincial-level People's Committees shall assist the chairpersons of the provincial-level People's Committees in consolidating reports of specialized agencies in the sectors and fields under the provincial-level People's Committees, and reports of district-level People's Committees according to the contents specified in Forms No. 01b/VPCP/KSTT, 02c/VPCP/KSTT, 03b/VPCP/KSTT, 04b/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06dd/VPCP/KSTT, 06g/VPCP/KSTT in Appendix XI, and consolidating the situation and results of control of administrative procedures according to the Reporting Outline in Appendix XII issued together with this Circular.

c) The offices of ministries and ministerial-level agencies shall assist ministers and heads of the ministerial-level agencies in consolidating reports of functional agencies and units under the ministries and ministerial-level agencies; The organizations with the function of controlling administrative procedures under the Vietnam Social Insurance, Vietnam Bank for Social Policies, and Vietnam Development Bank shall assist the General Directors of the agencies in consolidating reports of agencies and units organized and managed according to the vertical system at the central level in the provinces and centrally-run cities and districts, towns and provincial-level cities, which are affiliated to the agencies, according to the contents specified in Forms No. 01a/VPCP/ KSTT or 01c/VPCP/KSTT, 02b/VPCP/KSTT, 03a/VPCP/KSTT, 04a/VPCP/KSTT, 05b/VPCP/KSTT, 06e/VPCP/KSTT, and 06g/VPCP/KSTT in Appendix XI, and consolidating the situation and results of control of administrative procedures according to the Reporting Outline in Appendix XII issued together with this Circular.

d) The Administrative Procedures Control Agency under the Government Office shall assist the Government Office in consolidating reports of ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees, the Vietnam Social Insurance, Vietnam Bank for Social Policies, and Vietnam Development Bank according to the contents specified in Forms 07a/VPCP/KSTT, 07b/VPCP/KSTT, 07c/VPCP/KSTT, 07d/VPCP/KSTT, and 07dd/VPCP/KSTT in Appendix XI issued together with this Circular; at the same time, consolidating the situation and results of control of administrative procedures according to the Reporting Outline in Appendix XII issued together with this Circular.

Article 65. Responsibilities of report recipients

1. Examining, comparing, processing and consolidating information from received reports.

2. Promptly requesting the reporting agencies to adjust and supplement information that is incomplete or needs to be redefined for accuracy in the contents of received reports.

3. Consolidating and sending reports to competent authorities on information and data on the control of administrative procedures.

4. Assuming other responsibilities in accordance with laws and this Circular.

Article 66. Competence to sign and promulgate general reports

1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall sign and promulgate reports on the situation and results of administrative procedure control of ministries and ministerial-level agencies.

2. The General Directors of agencies shall sign and promulgate reports on the situation and results of control over work settlement procedures of their agencies.

3. The Chairpersons of provincial-level People's Committees shall sign and promulgate reports on the situation and results of administrative procedure control of the provincial-level People's Committees.

Article 67. Correction and supplementation of reports

1. The correction and supplementation of reports shall apply in the case where the information and data in the paper or electronic reports are still incomplete, inaccurate and unreasonable.

2. The adjustment and supplementation of reports shall be shown in paper documents or electronic documents, and electronic reports on the Management and Evaluation System for Control of Administrative Procedures, which clearly states the time of report making and is signed, stamped or certified with a digital signature in accordance with laws by the persons competent to sign and promulgate the reports at places of making such reports.

 

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 68. Responsibilities for implementation

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, general directors of agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and related agencies, organizations and individuals shall be responsible for implement this Circular.

2. The Administrative Procedures Control Agency under the Government Office shall responsible for assisting the Minister-Chairman of the Government Office in monitoring, urging and inspecting the implementation of this Circular.

Article 69. Effect

1. This Circular takes effect from December 15, 2017.

2. Any problems arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Government Office for consideration./.

 

The Minister - Chairman

MAI TIEN DUNG

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 02/2017/TT-VPCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 02/2017/TT-VPCP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất