Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B từ 01/01/2025

Trước đây, bằng B1 và B2 là 02 hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến nhất. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, đã không còn bằng B2, thay vào đó bằng B chỉ còn 02 hạng là B1 và B. Vậy sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B từ 01/01/2025 là gì?

1. Chỉ còn 2 loại Giấy phép lái xe hạng B năm 2025

Chỉ còn 02 loại giấy phép hạng B từ 2025 (Ảnh minh họa)

Từ 01/01/2025, theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, sẽ chỉ còn giấy phép lái xe (GPLX) hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng. Theo đó, người có bằng lái hạng B sẽ lái được những loại xe sau:

 

- Xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).

- Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg.

- Lái các loại xe ô tô quy định cho bằng lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.

Còn hạng B1 sẽ chỉ cấp cho người lái xe mô tô 03 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Hiện hành, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định có 03 loại giấy phép hạng B gồm: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể:

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ cho người lái xe
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

2. Phân biệt bằng B1 và bằng B

Như đã phân tích bên trên thì từ 01/01/2025, điểm khác biệt lớn nhất giữa bằng B1 và bằng B là bằng B1 sẽ không dành cho người lái xe ô tô như trước nữa mà dành cho những người lái xe mô tô 03 bánh và xe máy.

Mỗi bằng lái xe có tính chất khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân mà lựa chọn thi bằng phù hợp.

3. Năm 2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, bằng B1, B2 có còn được sử dụng?

Từ 01/01/2025, theo quy định mới, người lái ô tô sẽ chỉ còn được cấp GPLX hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng.

Tuy nhiên, theo điều khoản chuyển tiếp tại Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, GPLX được cấp trước ngày 01/01/2025 sẽ vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX đó.

Trường hợp có nhu cầu đổi, cấp lại GPLX từ ngày 01/01/2025 thì giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Còn GPLX hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg.

4. So sánh phân hạng giấy phép lái xe hiện hành và từ năm 2025

So sánh phân hạng GPLX trước và sau 01/01/2025 (Ảnh minh họa)
 

Phân hạng GPLX cho tới 31/12/2024

(Luật Giao thông đường bộ 2008, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)

Phân hạng GPLX từ 01/01/2025

(Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (gồm cả chỗ người lái xe).
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi gồm cả chỗ người lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải <3.500 kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải <3.500 kg.

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải <3.500 kg.
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

- Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế ≥3.500 kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế ≥3.500 kg.
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

- Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi (gồm cả chỗ người lái xe).
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

- Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người >30 chỗ ngồi.
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

- Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế >750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể:

  • Hạng FB2: Các loại xe quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
  • Hạng FC: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
  • Hạng FD: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
  • Hạng FE: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

- Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

- Hạng B:

  • Ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)
  • Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng đến 3.500 kg
  • Các loại xe ô tô quy định cho bằng hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg

- Hạng C1:

  • Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg - 7.500 kg
  • Ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B

- Hạng C:

  • Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg
  • Ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg
  • Các loại xe quy định cho GPLX hạng B và C1.

- Hạng D1:

  • Ô tô chở người trên 08 chỗ - 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)
  • Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C.

- Hạng D2:

  • Ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 - 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)
  • Các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1.

- Hạng D:

  • Ô tô chở người (kể cả xe buýt) >29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)
  • Ô tô chở người giường nằm
  • Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối đến 750 kg
  • Các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2.

- Hạng BE: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg.

- Hạng C1E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg.

- Hạng CE: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

- Hạng D1E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng <750 kg.

- Hạng D2E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg.

- Hạng DE: 

  • Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế >750 kg
  • Xe ô tô chở khách nối toa.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B từ 01/01/2025. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192  để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

7 điểm mới tại Luật Công chứng 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Chiều 26/11/2024 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng 2024 với 08 chương, 76 Điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 07 điểm mới đáng chú ý tại Luật Công chứng 2024 ngay trong bài viết dưới đây.