Quyết định 2052/QĐ-NHNN 2019 thủ tục hành chính lĩnh vực tín dụng được chuẩn hóa
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2052/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2052/QĐ-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 07/10/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 07/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định 2052/QĐ-NHNN công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN Việt Nam.
Thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán gồm: Thủ tục đề nghị khoanh nợ; Thủ tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại NHNN.
Với thủ tục đề nghị khoanh nợ, trong 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo tình hình thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của UBND tỉnh hoặc từ ngày xảy ra thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân phối hợp với khách hàng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ gửi Sở Tài chính, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp tổng số tiền khoanh nợ dưới 01 tỷ đồng, NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định khoanh nợ trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trường hợp số tiền khoanh nợ từ 01 tỷ đồng trở lên sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 07/10/2019.
Xem chi tiết Quyết định2052/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 2052/QĐ-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ___________ |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa
lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
____________
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị đinh số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 cùa Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ trưởng Vụ Thanh toán và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẲN HÓA
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2052/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 10 năm 2019
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành |
Lĩnh vực |
Đơn vị thực hiện |
A |
Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN Việt Nam |
|||
1 |
B-NHA- 279520-TT |
Thủ tục đề nghị khoanh nợ |
Hoạt động tín dụng |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế |
B |
Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố |
1 |
B-NHA- 183782-TT |
Thủ tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng |
Hoạt |
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố |
C |
Thủ tục hành chính vừa thực hiện tại NHNN Việt Nam vừa thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố |
|||
1 |
B-NHA- 265804-TT |
Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước |
Hoạt |
- Sở giao dịch; - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh |
Đơn vị thực hiện |
1 |
B-NHA- 279521-TT |
Thủ tục đề nghị xóa nợ đối với tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng |
Hoạt động tín dụng |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng xác ngành kinh tế) |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN Việt Nam
1. Thủ tục đề nghị khoanh nợ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo tình trạng thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc từ ngày xảy ra thiệt bại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân phối hợp với khách hàng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ gửi Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Bước 2: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khoanh nợ và Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ của chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp Sở Tài chính kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp của hồ sơ, số liệu và tổng hợp Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 02 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và có văn bản đề nghị khoanh nợ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính;
Bước 3: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 02 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, chi nhánh tổ chức tín dụng tổng hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu nêu tại Bước 1 và Bước 2 báo cáo trụ sở chính tổ chức tín dụng để kiểm tra, đảm bảo tính chính xác của các hồ sơ, số liệu đề nghị khoanh nợ; trên cơ sở kết quả kiểm tra, trụ sở chính tổ chức tín dụng lập Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 03 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP và tổng hợp toàn bộ hồ sơ đề nghị khoanh nợ để báo cáo và đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xem xét, xử lý khoanh nợ cụ thể;
Bước 4: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị khoanh nợ quy định tại Bước 2 và Bước 3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định việc khoanh nợ. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính không thống nhất được việc khoanh nợ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Trường hợp 2: Tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng trên 01 (một) tỷ đồng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 5: Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng, đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các địa phương có tổ chức, cá nhân được khoanh nợ;
Bước 6: Tổ chức tín dụng quyết định việc thực hiện khoanh nợ cho khách hàng theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cách thức thực hiện:
+ Gửi hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (tại bộ phận một cửa)
+ hoặc dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân phối hợp khách hàng gửi Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có dấu xác nhận của tổ chức tín dụng bao gồm:
(i) Văn bản thông háo tình trạng thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh;
(ii) Giấy đề nghị khoanh nợ do khách hàng lập;
(iii) Tài liệu chứng minh khách hàng có dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm: Bản sao hợp đồng tín dụng, các giấy tờ nhận nợ có rút số dư (gốc, lãi) đến ngày bị thiệt hại và ngày đề nghị khoanh nợ có đóng dấu xác nhận của tổ chức tín dụng cho vay;
(iv) Biên bản xác định khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó ghi rõ mức độ bị thiệt hại do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng có xác nhận của tổ chức tín dụng, khách hàng và cơ quan có thẩm quyền (xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác);
(v) Báo cáo thẩm định của chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân về mức độ thiệt hại, khả năng trả nợ của khách hàng; phương án sản xuất kinh doanh, phương án kế hoạch trả nợ của khách hàng sau thời gian khoanh nợ; đề xuất của chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân về thời gian khoanh nợ cho khách hàng.
(vi) Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 01 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.
2. Hồ sơ Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài chính gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 02 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.
3. Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính
(i) Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 02 đính kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP;
(ii) Văn bản đề nghị khoanh nợ.
4. Hồ sơ chi nhánh tổ chức tín dụng gửi trụ sở chính tổ chức tín dụng bao gồm toàn bộ hồ sơ tại điểm 1, 2, 3 nêu trên.
5. Hồ sơ trụ sở chính tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính
(i) Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 03 hình kèm Nghị định số 116/2018/NĐ-CP;
(ii) Văn bản báo cáo và đề xuất đề nghị khoanh nợ của trụ sở chính tổ chức tín dụng, trong đó cần nêu rõ tình hình, kết quả kiểm tra hồ sơ, số liệu đề nghị khoanh nợ và đề xuất cụ thể của tổ chức tín dụng về số tiền đề nghị khoanh nợ, thời gian khoanh nợ, thời điểm bắt đầu thực hiện khoanh nợ;
(iii) Toàn bộ hồ sơ chi nhánh tổ chức tín dụng gửi trụ sở chính tổ chức tín dụng tại điểm 4 nêu trên.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị khoanh nợ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức tín dụng.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế)
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Trong trường hợp trình Thủ tướng Chính phủ: Văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) có văn bản thông báo gửi tổ chức tín dụng về việc khoanh nợ.
+ Trong trường hợp không trình Thủ tướng Chính phủ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) có văn bản thông báo gửi tổ chức tín dụng về việc khoanh nợ.
- Lệ phí: không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách khách hàng đề nghị khoanh nợ theo Mẫu biểu số 01, 02 và 03.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017.
+ Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triến nông nghiệp, nông thôn.
Tên chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân |
Mẫu biểu số 01 |
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ
Ban hành kèm theo Nghị định .../.../... ngày ... tháng .... năm .... của Chính phủ
Đơn vị tính: Việt nam đồng (ngoại tệ quy đổi Việt nam đồng)
STT |
Tên địa bàn, khách hàng |
Số tiền nợ đến ngày bị thiệt hại |
Số tiền đề nghị khoanh nợ |
Thời gian đề nghị khoanh nợ |
Thời điểm bắt đầu khoanh nợ |
Dự kiến số tiền lãi không thu được trong thời gian khoanh nợ |
||||
Tổng cộng |
Gốc |
Lãi |
||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
||
A |
Quận, huyện, thị xã A |
|
|
|
|
|
|
|
||
I |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
||
1 |
Doanh nghiệp a |
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Doanh nghiệp b |
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
||
II |
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
||
1 |
Hợp tác xã a |
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Hợp tác xã b |
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
||
III |
Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, chủ trang trại |
|
|
|
|
|
|
|
||
1 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Nguyễn Thị B |
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
||
B |
Quận, huyện thị xã B |
|
|
|
|
|
|
|
||
I |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
||
II |
Hợp tác xã Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, chủ trang trại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu (Ký tên) |
Kiểm soát (Ký tên) |
..., ngày ... tháng ... năm .... Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Nơi nhận:
- Sở Tài chính;
- Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Hội sở chính tổ chức tín dụng.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... |
Mẫu biểu số 02 |
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ
Ban hành kèm theo Nghị định .../.../... ngày ... tháng .... năm .... của Chính phủ
Đơn vị tính: Việt nam đồng (ngoại tệ quy đổi Việt nam đồng)
STT |
Tên tổ chức tín dụng, khách hàng |
Số tiền nợ đến ngày bị thiệt hại |
Số tiền dề nghị khoanh nợ |
Thời gian đề nghị khoanh nợ |
Thời điểm bắt đầu khoanh nợ |
Dự kiến số tiền lãi không thu được trong thời gian khoanh nợ |
||
Tổng cộng |
Gốc |
Lãi |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
A |
Tổ chức tín dụng A |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Chi nhánh X |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Doanh nghiệp a |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Doanh nghiệp b |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Hợp tác xã a |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Hợp tác xã b |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, chủ trang trại |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Nguyễn Thị B |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chi nhánh Y |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
B |
Tổ chức tín dụng B |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Chi nhánh X |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chi nhánh Y |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu (Ký tên) |
Giám đốc NHNN (Ký tên, đóng dấu) |
Giám đốc Sở TC (Ký tên, đóng dấu) |
..., ngày ... tháng ... năm ... Chủ tịch UBND tỉnh, TP (Ký tên, đóng dấu) |
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tên tổ chức tín dụng... |
Mẫu biểu số 03 |
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ
Ban hành kèm theo Nghị định .../.../... ngày ... tháng .... năm .... của Chính phủ
Đơn vị tính: Việt nam đồng (ngoại tệ quy đổi Việt nam đồng)
STT |
Tên địa bàn, tổ chức tín dụng, khách hạng |
Số tiền nợ đến ngày bị thiệt hại |
Số tiền đề ụghị khoanh nợ |
Thời gian đề nghị khoanh nợ |
Thời điểm bắt đầu khoanh nợ |
Dự kiến số tiền lãi không thu được trong thời gian khoanh nợ |
||
Tổng cộng |
Gốc |
Lãi |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
A |
Tỉnh A |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Chi nhánh X |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Doanh nghiệp a |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Doanh nghiệp b |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Hợp tác xã a |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Hợp tác xã b |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, chủ trang trại |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Nguyễn Thị B |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chi nhánh Y |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
B |
Tỉnh B |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Chi nhánh X |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chi nhánh Y |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
C |
Tỉnh C |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu (Ký tên) |
Kiểm soát (Ký tên) |
..., ngày... tháng... năm... Người đại diện hợp pháp của TCTD (Ký tên, đóng dấu) |
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Thủ tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Các ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi là ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử) khi có nhu cầu tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng lập và gửi hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, nơi mình mở tài khoản;
+ Bước 2: Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đủng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (Ngân hàng chủ trì) chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Ngân hàng chủ trì thông báo bằng văn bản danh sách các ngân hàng thành viên mới được kết nạp cho tất cả các ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.
+ Bước 4: Sau khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Giám đốc ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các bộ (Giám đốc hoặc người ủy quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người ủy quyền, kế toán viên thanh toán bù trừ) tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phần công việc trong thanh toán bù trừ điện tử. Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (Ngân hàng chủ trì).
- Cách thức thực hiện
+ Gửi hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (tại bộ phận một cửa)
+ hoặc dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
(i) Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (theo mẫu tại Phụ lục số 13);
(ii) Văn bản cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi tử thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn xin tham gia thanh toán bù trữ điện tử liên Ngân hàng
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Các điền kiện phải có:
- Có quyết định thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ về thanh toán.
- Đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán.
- Có quá trình chấp hành tốt chế độ và kỷ luật thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế toán.
- Có cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế, quy định liên quan đến thanh toán điện tử liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm:
+ Quy chế chuyển tiền điện tử.
+ Quy chế thanh toán bù trừ điện tử.
+ Quy chế về truyền tin và xử lý số liệu thông tin.
+ Quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ.
+ Quy định về hạch toán trong các đơn vị Ngân hàng.
+ Quy định về mã Ngân hàng, về chứng từ, ngoại tệ.
+ Quy định về trả phí dịch vụ thanh toán.
b) Các tiêu chuẩn cần thiết:
- Trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng:
+ Đã có đủ các loại máy móc thiết bị tin học để thực hiện và xử lý được các nghiệp vụ thanh toán phát sinh do Ngân hàng thực hiện.
+ Xây dựng các phần mềm thích ứng, phù hợp để kết nối phần mềm thanh toán điện tử liên Ngân hàng, gồm phần kết nối vào mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng và các biện pháp bảo mật đảm bảo an toàn tài sản.
+ Có hạ tầng công nghệ thông tin theo các chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu của thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng như thanh toán nội bộ trong một ngân hàng.
- Có phát sinh các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng (bao gồm thanh toán séc, chuyển tiền giữa các ngân hàng, thanh toán bù trừ...) có khối lượng giao dịch thanh toán liên ngân hàng (khác ngân hàng) tối thiểu 30 món/ngày.
- Cam kết ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kiếm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Cam kết chấp hành kỷ luật tín dụng đối với khoản thiếu hụt vốn trong thanh toán theo cơ chế thị trường (lãi suất cao hơn thị trường) khi được vay trên thị trường liên ngân hàng, vay các ngân hàng thương mại hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.
- Có đội ngũ cán bộ có trình độ để làm tốt các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, phải nắm vững:
+ Kế toán ngân hàng,
+ Xử lý thành thạo quy trình nghiệp vụ thanh toán,
+ Xử lý được nghiệp vụ kỹ thuật và thanh toán trên máy vi tính.
- Có đầy đủ quy trình hạch toán, luân chuyển, xử lý, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
(i) Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng;
(ii) Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết Định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
Phụ lục số 13
NGÂN HÀNG (KBNN)........ Tỉnh, thành phố....... ---------------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Ngày.... tháng.... năm..... |
ĐƠN XIN THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Ngân hàng .........................
(Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử)
Tên tôi là: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng (KBNN)............................ tỉnh, thành phố.... có mở tài khoản tiền gửi thanh toán số hoặc có hạn mức chi trả......................................................... tại chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố.............................................................................................................
Căn cứ qui chế và qui trình kỹ thuật về thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng, xét thay đơn vị chúng tôi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực để tham gia hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và trở thành Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử. Chúng tôi làm đơn này:
Đề nghị chi nhánh Ngân hàng............................. tỉnh, thành phố............cho chi nhánh Ngân hàng (KBNN).................................................................................... được tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng do chi nhánh Ngân hàng.......................................................... làm chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.
Chi nhánh Ngân hàng (KBNN)....................................... xin cam kết.
1- Cam kết chấp hành đúng, đầy đủ Quy chế và quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Lập đúng, đầy đủ, kịp thời các chứng từ (Lệnh thanh toán) và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, mất mát, gây tổn thất do lỗi của đơn vị mình.
2- Chấp thuận việc ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử chủ động trích tài khoản tiền gửi của chi nhánh Ngân hàng (KBNN)............ chúng tôi theo Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toán khoản chênh lệch phải trả lớn hơn được thu của Ngân hàng chúng tôi để trả cho các Ngân hàng thành viên khác; và thanh toán cho Ngân hàng (KBNN) chúng tôi số chênh lệch được thu lớn hơn phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử.
3- Ngân hàng (KBNN)................ chúng tôi xin cam kết thanh toán đầy đủ sòng phẳng các khoản Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử. Nếu không đảm bảo khả năng chi trả thì bị xử lý theo các quy định hiện hành.
4- Trong trường hợp không tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng nữa, Ngân hàng (KBNN)........... chúng tôi sẽ thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng chủ trì trước 15 ngày.
Ý KIẾN CỦA NGÂN HÀNG CHỦ TRÌ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ |
NGÂN HÀNG (KBNN)....tỉnh, thành phố.... Giám đốc (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) |
C. Thủ tục hành chính vừa thực hiện tại NHNN Việt Nam vừa thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, lập và nộp hồ sơ cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) hoặc Trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán;
+ Bước 2: Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
a) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
b) Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tải khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo trình tự quy định tại Bước 1;
c) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
- Cách thức thực hiện
+ Gửi hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (tại bộ phận một cửa)
+ hoặc dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
Bản chính giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký (theo Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02) do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu.
Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: điều lệ, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó.
Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoậc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch vói Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ số gốc thì Tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 1 ngày làm việc
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở giao dịch) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Thông tư 23/2014/TT-NHNN 19/08/2014 về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây