Nghị quyết 16/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc tính giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

thuộc tính Nghị quyết 16/2000/NQ-CP

Nghị quyết 16/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc tính giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2000/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:18/10/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 16/2000/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16/2000/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2000
VỀ VIỆC TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) "Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước", trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 2000, Chính phủ đã thảo luận và thống nhất về việc thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp từ nay đến hết năm 2002 như sau:

 

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐI TƯỢNG
TINH GIẢN BIÊN CHẾ

 

1. Mục tiêu tinh giản biên chế

a. Mục tiêu tổng quát

Tinh giản biên chế được tiến hành cùng với việc rà soát, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, làm tiền đề cho việc đổi mới căn bản hệ thống hành chính Nhà nước trong thời gian tới.

b. Mục tiêu cụ thể

Từ nay đến hết năm 2002, phấn đấu giảm khoảng 15% biên chế trong các cơ quan hành chính Nhà nước và biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp.

2. Nguyên tắc tinh giản biên chế

a. Bảo đảm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở sắp xếp bố trí hợp lý lại lao động trong cơ quan, đơn vị để nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

b. Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý của từng cơ quan, đơn vị để sắp xếp tổ chức hợp lý và phân định rõ biên chế trong các cơ quan hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, dịch vụ công; có kế hoạch giảm biên chế phù hợp cho từng loại tổ chức; không quy định tỷ lệ giảm biên chế bình quân như nhau, không tiến hành giảm biên chế một cách nhất loạt, máy móc, cào bằng.

c. Biên chế của từng cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương phải được dựa trên cơ sở xác định nội dung, khối lượng công việc cụ thể và tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý; có cơ chế thích hợp để bố trí kinh phí cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị thay cho việc cấp kinh phí theo số người trong biên chế hiện nay.

d. Bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ theo đúng quy định của pháp luật.

đ. Bảo đảm thực hiện tốt việc tinh giản biên chế mà không gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, đời sống cán bộ, công chức, viên chức.

3. Phạm vi tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính Nhà nước, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện (gồm cả công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Việc tinh giản biên chế gián tiếp trong các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện trong đề án sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

4. Đối tượng giảm biên chế

Các đối tượng giảm biên chế (trừ những người nghỉ hưu theo quy định hiện hành), bao gồm:

a. Những người trong diện phải sắp xếp sau khi rà soát chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại tổ chức.

b. Những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quy định đối với công việc được giao do năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém.

c. Những người không đủ sức khoẻ để làm việc.

d. Những người dôi ra do việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phận phục vụ.

đ. Những người được cơ quan có thẩm qyền quản lý công chức điều độ sang tổ chức không sử dụng biên chế, ngân sách nhà nước.

 

II. VỀ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ

 

1. Tiến hành việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy

a. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước

Việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc và nội dung quy định tại các mục 2, 3 và 5 phần I Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII).

Khi sắp xếp tổ chức phải xác định rõ những tổ chức cần duy trì và củng cố, những tổ chức cần sáp nhập, hợp nhất hay giải thể. Tập trung vào việc tinh giản đầu mối cơ cấu bên trong của các Tổng cục, Vụ, Cục, Sở, Ban, Phòng có chức năng, nhiệm vụ chồng chéo.

b. Đối với các đơn vị sự nghiệp

Căn cứ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế tài chính, đối tượng được thụ hưởng sản phẩm và tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị sự nghiệp, xác định và phân loại các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, kinh tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương cần duy trì, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi cơ chế hoạt động.

2. Sắp xếp sử dụng biên chế

a. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức đã được sắp xếp và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức do Nhà nước ban hành, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức đối với từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Khi xây dựng cơ cấu và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng:

- Khối lượng công việc mà tổ chức phải thực hiện;

- Mức độ phức tạp của công việc;

- Tầm quan trọng công việc;

- Phạm vi tác động quản lý;

- Đặc điểm của đối tượng quản lý;

- Việc hiện đại hoá công sở, phương tiện điều kiện làm việc để nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức, viên chức;

- Kinh nghiệm và thực tế tổ chức chỉ đạo thực hiện.

b. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ tiêu chuẩn, nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức do Nhà nước ban hành gắn với việc đánh giá trình độ, năng lực và kết quả công tác của từng người.

Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất giữ lại làm việc lâu dài, ổn định để đảm bảo chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Đối với những người thuộc đối tượng giảm biên chế được sắp xếp theo các nhóm sau:

- Nhóm 1: những người làm việc trong các bộ phận phục vụ, dịch vụ cần được tổ chức lại để chuyển sang áp dụng chế độ hợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế.

- Nhóm 2: Những người có thể chuyển đến làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc loại hình bán công theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự trang trải một phần kinh phí;

- Nhóm 3: những người do sắp xếp cần bố trí nghỉ hưu trước tuổi;

- Nhóm 4: những người có hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và những người có chuyên môn không phù hợp với công việc mà tuổi đời còn trẻ, thì tạo điều kiện cho đi học nghề để tìm việc làm mới;

Nhóm 5: những người không thuộc các nhóm trên thì giải quyết thôi việc (kể cả những người chuyển đến làm việc tại các cơ sở dân lập, tư nhân theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ).

3. Về các giải pháp tinh giản biên chế

a. Trong khi triển khai Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị không lập thêm tổ chức mới. Trường hợp thật cần thiết, được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức mới thì biên chế của tổ chức mới (trừ sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế) do cơ quan, đơn vị tự điều chỉnh trong phạm vi biên chế được giao.

b. Ưu tiên và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức trong diện sắp xếp chuyển sang các tổ chức khác không sử dụng biên chế và kinh phí hành chính từ ngân sách nhà nước.

c. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời dưới 45 tuổi, nếu có hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhận thì được đi học để chuyển đổi nghề.

d. Thực hiện nghiêm chỉnh việc nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức thay thế những người nghỉ hưu chỉ thực hiện sau khi Chính phủ phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương và phải thực hiện thi tuyển theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

đ. Giải quyết nghỉ trước tuổi quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế.

e. Giải quyết cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

g. Thực hiện mở rộng khoán biên chế và khoán chi hành chính ổn định 3 năm đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

h. Chuyển số lao động đang làm công tác phục vụ đã được tuyển dụng sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 sang áp dụng cơ chế hợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế như hiện nay (trừ đối tượng phục vụ trong một số cơ quan theo quy định của Chính phủ). Cơ chế hợp đồng do Chính phủ quy định.

i. Thực hiện chính sách và cơ chế tài chính mới cho các đơn vị hành chính và đơn vị dịch vụ công (sự nghiệp) có thu.

k. Đẩy mạnh việc xã hội hoá các đơn vị dịch vụ công (sự nghiệp) theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

Tuỳ theo loại hình và tính chất nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ công để ban hành các cơ chế chính sách và tài chính để đổi mới về cơ chế quản lý và thực hiện việc xã hội hoá.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ tình hình thực tế, tạo điều kiện và cho phép đơn vị trực thuộc thành lập các tổ chức hoạt động dịch vụ (không sử dụng biên chế, tài sản và ngân sách Nhà nước) theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật để giải quyết việc làm cho những người trong diện tinh giản biên chế.

l. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2000 - 2005.

4. Một số chính sách trong việc tinh giản biên chế.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, ngoài việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện hành còn được hưởng các chính sách, chế độ như sau:

a. Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử sang làm việc ở các cơ sở bán công được hưởng các chính sách, chế độ:

- Được cơ sở bán công bảo đảm quyền lợi như cán bộ, công chức bao gồm: trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xét đề nghị phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước và tổ chức bồi dưỡng, học tập, tham quan để nâng cao trình độ.

- Được cơ quan quản lý công chức bảo đảm:

+ Bình đẳng trong việc xem xét bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của cơ quan Nhà nước như cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở công lập khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

+ Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

+ Trong trường hợp tổ chức bán công bị giải thể thì cán bộ, công chức, viên chức đó được tiếp tục bố trí về cơ quan, đơn vị công tác cũ với điều kiện người đó vẫn giữ được phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc của cơ quan, đơn vị.

b. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế, nếu tuổi đời đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu nhưng không trừ phần trăm do việc nghỉ hưu trước tuổi và còn được hưởng thêm 2 khoản trợ cấp sau:

- Cứ mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi quy định được trợ cấp thêm 03 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

- 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội được trợ cấp 5 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng. Sau đó, cứ mỗi năm công tác thêm có đóng bảo hiểm xã hội thì được trợ cấp thêm 1/2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

c. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có đủ điều kiện tuổi đời theo quy định tại Bộ luật Lao động, nếu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu từ một năm trở xuống thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian còn thiếu cho đối tượng này và bố trí để họ nghỉ hưu theo chế độ.

d. Đối với những người thôi việc chuyển ra ngoài biên chế nhà nước, ngoài việc giải quyết chế độ thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức còn được trợ cấp thêm như sau:

Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

đ. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng bị hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đảm nhận, nếu có nguyện vọng thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề để tìm việc làm mới. Những người đi học được hưởng nguyên lương trong thời hạn tối đa 6 tháng và được trợ cấp thêm một khoản kinh phí bằng 6 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

Sau khi kết thúc học nghề, người đi học được giải quyết chế độ trợ cấp tìm việc làm và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ và tự tìm việc làm mới.

e. Chính sách khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo sau khi sắp xếp tinh giản tổ chức.

Cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ 12 tháng. Trong thời gian bảo lưu, nếu được bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ mới thì không được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ. Trường hợp không bổ nhiệm lại thì điều chỉnh lại bậc lương theo nguyên tắc mức lương mới tương đường với mức lương cũ cộng với phụ cấp chức vụ đang được bảo lưu.

Các chính sách được quy định tại các điểm b, c, d, đ của mục này được áp dụng trong 3 năm (2000 - 2002).

 

III. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp đề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế và trực tiếp chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức và tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình, chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập đề án về kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế đảm bảo chất lượng theo tiến độ quy định tại Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình tự thực hiện theo các bước như sau:

a. Bước 1: Rà soát chức năng, nhiệm vụ gắn liền với việc chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác những nhiệm vụ không phù hợp; phân cấp cho địa phương, cấp dưới và các tổ chức dịch vụ công đã được xã hội hóa;

b. Bước 2: Sắp xếp lại tổ chức; giải thể ngay những tổ chức trung gian; cải tiến lề lối làm việc và cải cách thủ tục hành chính.

c. Bước 3: Lập phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ vào việc lựa chọn, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại điểm b mục 2 phần II của Nghị quyết này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo cấp ủy và bàn bạc với tổ chức công đoàn cùng cấp về phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức; dự kiến mức kinh phí gồm phần thuộc ngân sách nhà nước, phần do cơ quan hỗ trợ (nếu có) để thực hiện việc tinh giản biên chế; trình Thủ trưởng cấp trên trực tiếp phương án đã được thông qua cấp ủy cùng cấp;

d. Bước 4: Sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo với cấp ủy Đảng và bàn bạc với tổ chức công đoàn cùng cấp, đồng thời tiến hành tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện phương án tinh giản biên chế. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tiến hành sắp xếp điều chuyển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3. Bộ Tài chính bố trí kế hoạch ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết này, chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thủ tục cấp phát, chi trả và quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Khu vực hành chính nhà nước, sự nghiệp dịch vụ công không có thu do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Khu vực sự nghiệp, dịch vụ công có thu do ngân sách nhà nước và đơn vị có thu cùng bảo đảm.

4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi thực hiện Nghị quyết này, định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế là công việc phức tạp, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, ngoài việc tổ chức, học tập quán triệt các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm vững, chỉ đạo nghiêm túc và có chế độ báo cáo việc thực hiện Nghị quyết này.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tổ chức Đảng chỉ đạo, phối hợp với Thủ trưởng, tổ chức đoàn thể ở từng cơ quan, đơn vị trong suốt quá trình triển khai thực hiện kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế cơ quan, đơn vị để thực hiện có kết quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 16/2000/NQ-CP
Hanoi, October 18, 2000
RESOLUTION
ON REDUCTION OF PAYROLL IN ADMINISTRATIVE AGENCIES AND PUBLIC-SERVICE UNITS
In execution of the Resolution of the 7th Plenum of the Central Committee of the Party (8th Congress) on "A number of questions regarding the organization of the apparatus of the political system and the wages and social allowances from the State budget" on March 29 and 30, 2000, the Government has discussed and reached consensus on the following reduction of the payroll in the administrative agencies and public-service units from now to the end of 2002:
I. OBJECTIVE, PRINCIPLES AND OBJECTS OF REDUCTION OF PAYROLL
1. Objective of reduction of payroll
a/ Overall objective
Reduction of payroll shall be conducted alongside the revision and clear determination of the functions, tasks and organizational structure of the apparatus aimed at raising the quality of the contingent of officials, public servants and public employees; raising the quality of the activities, effectiveness and efficiency of the apparatus, as prerequisite for the basic renovation of the State administrative system in the coming period.
b/ Concrete target
From now to the end of 2002, to strive to reduce by about 15% the payroll in the State administrative agencies and the indirect payroll in the public-service units.
2. Principles of reduction of payroll
a/ To ensure the accomplishment of the assigned functions and tasks on the basis of the rational rearrangement of labor in the agencies and units in order to raise labor productivity and the sense of responsibility of officials, public servants and public employees.
b/ On the basis of the revision and readjustment of the functions, tasks, powers and managerial mechanism of each agency or unit, to rationalize the organization and clearly distinguish the payroll in the administrative agencies from the payroll in the public-service, economic and public utility units; to adopt plans to reduce the payroll appropriately for each kind of organization; the average rate of reduction shall not be the same everywhere and the reduction shall not be made in an automatic, mechanical and indiscriminate manner.
c/ The payroll in each agency or unit at the central level and in the localities must be based on the determination of the contents and volume of concrete work and the criteria of titles, and rational structure of officials and public servants; to adopt an appropriate mechanism in order to assign expenditures for the activities of the agencies and units in replacement of the present allocation of expenditures according to the number of personnel on the payroll.
d/ To ensure the principle of openness and democracy in strict conformity with provisions of law.
e/ To ensure effective implementation of the spirit of reduction of payroll without greatly affecting the morale and life of officials, public servants and public employees.
3. Scope of payroll reduction
The reduction of payroll shall be conducted at the administrative agencies of the State, the indirect payroll in the public-service units from the central to the district level (including public employees working in the administrative and public-service agencies of the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security). The reduction of indirect payroll in the State enterprises shall be conducted according to the plan of rearranging the State-owned enterprises as stipulated by the Government.
4. Objects of reduction of payroll
The objects of payroll reduction (except the retirees under current prescriptions) include:
a/ Persons in the category to be arranged after revision of the function, tasks and rearrangement of organization.
b/ Persons who fail to regularly ensure the quality and time of labor prescribed for the jobs assigned due to their weak leading and managerial capacity or professional capability or their deficiency in the sense of capability, sense of organization and discipline.
c/ Persons not physically fit to do their jobs.
d/ Persons made redundant by the readjustment of the structure of public employees and servants at the service sector.
e/ Persons assigned by the competent agency managing public employees to an organization which does not use State payroll and budget.
II. ON CONTENTS, MEASURES AND POLICIES TO CARRY OUT PAYROLL REDUCTION
1. Revision and readjustment of functions and tasks and rearrangement of the organizational apparatus.
a/ For State administrative agencies
The revision and readjustment of the functions and tasks and rearrangement of the organizational apparatus at the State administrative agencies shall be conducted according to the principles and contents stipulated in Items 2, 3 and 5, Part I of Decision No. 207/1999/QD-TTg of October 25, 1999 of the Prime Minister on the plan to carry out the Resolution of the 7th Plenum of the Central Committee of the Party (8th Congress).
In rearranging the organization, it is necessary to determine what organizations need to be maintained and strengthened, what organizations need to be merged, consolidated or dissolved. To concentrate on reducing the central internal structure of the general departments, departments, services, commissions and sections which show overlapping in their functions and tasks.
b/ For public-service units
On the basis of the positions, roles, functions, tasks, financial mechanisms, the recipients of products and the situation of the practical activities of the public-service units, to determine and classify the public-service units (education, training, healthcare, scientific, economic, cultural, information, physical culture and sports) under the management of the ministries, branches and localities, which need to be maintained, merged, consolidated or dissolved to change their mechanisms of activity.
2. Arranging and using the payroll
a/ On the basis of the organizational structure already in place and the criteria of titles of public servants and public employees issued by the State, to build the structure of officials, public servants and public employees for each agency or unit attached to the ministries, branches, provincial People’s Committees and district People’s Committees.
When working out the structure and the number of officials, public servants and public employees, it is necessary to consider the affecting factors:
- The volume of work that the organization has to carry out;
- The degree of complexity of the work;
- The degree of importance of the work;
- The scope of managerial impact;
- Characteristics of the subjects of management;
- The modernization of the office, means and conditions of work to raise the labor productivity of the officials, public servants and public employees;
- Experience and realities of organization of guidance in implementation.
b/ The arrangement of officials, public servants and public employees must be based on the criteria and professional requirements of various grades of public servants and public employees issued by the State together with the appraisal of the level, capacity and the result of the work of each person.
To select persons with good capacity and virtues to keep for long-term and stable work in order to ensure the quality of the activities of the agencies and units.
The persons subject to reduction of payroll shall be arranged according to the following groups:
- Group 1: persons working in the service sector who need to be reorganized and changed over to the contractual regime in replacement of the recruitment into the payroll.
- Groups 2: persons who can be transferred to the enterprises and public-service units in the semi public category under Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 of the Government on the policy of encouragement to socialization of the activities in the domains of education, healthcare, culture and sports and on the regime of partial self-financing by the public-service units.
- Group 3: Persons who have to be pensioned off before age due to rearrangement;
- Group 4: Persons with limitations in professional abilities and persons who are still young but whose vocation does not conform with the job shall be created conditions to learn a new job;
- Group 5: Persons who do not belong to the above groups shall be sent off (including those who have been sent to work at people-funded and private establishments according to Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 of the Government).
3. On the measures of reduction of payroll
a/ While implementing Decision No. 207/1999/QD-TTg of October 25, 1999 of the Prime Minister, the agencies and units shall not set up new organizations. When extremely necessary and permitted by the competent authority, they can set up new organizations but the payroll of these organizations (except in the domain of education, training and healthcare) shall be decided by the agency or unit itself within the assigned payroll.
b/ Priority shall be given and conditions created for those officials, public servants and public employees in the categories subject to rearrangement to move to other organizations not using payrolls and administrative expenditures from the State budget.
c/ To create conditions for the officials, public servants and public employees under 45 years of age with limitations in professional capacity or not compatible with the currently assigned tasks to attend training courses to change their jobs.
d/ To strictly carry out the regime of retirement for officials, public servants and public employees as currently prescribed. The recruitment of officials, public servants and public employees to replace the retirees shall be effected only after the Government approves the project of reduction of payroll of the ministries, branches and localities and must be conducted through examinations as prescribed by the Ordinance on Officials and Public Employees.
e/ To pension off before the prescribed age those officials, public servants and public employees subject to payroll reduction.
f/ To agree to the application for job severance of officials, public servants and public employees.
g/ To broaden the contractual wage payment and contractual administrative expenditures stable for three years for the units attached to the ministries, ministerial level agencies, agencies attached to the Government and units attached to the provincial and district People�s Committees.
h/ To transfer the personnel in the service sector recruited after the Government issued Decree No. 25/CP of May 23, 1993 to the contractual system instead of recruiting employees into payroll as at present (except for those serving in a number of agencies prescribed by the Government). The contractual mechanism shall be prescribed by the Government.
i/ To carry out the new financial policy and mechanism with regard to the administrative units and public service units with income.
j/ To promote the socialization of the public service units according to Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 of the Government.
Depending on the form and character of the tasks of the public service units, to issue policy mechanism and financial mechanism in order to renovate the managerial mechanism and carry out socialization.
The ministries, ministerial level agencies, agencies attached to the Government and provincial and district People’s Committees shall base themselves on the real situation and create conditions for and allow dependent units to set up organizations for service operations (not using the payroll, properties and budget of the State) in forms suited to prescriptions of law in order to arrange jobs for the persons subject to payroll reduction.
k/ To train and foster the contingent of officials and administrative public employees in order to continue raising their knowledge and capacity in managing, directing and performing their professional and specialized tasks according to the training and fostering plan for officials and public employees in the period 2000-2005.
4. A number of policies in the reduction of payroll
Officials, public servants and public employee subject to reduction of payroll, apart from enjoying the current policies and regimes applicable to officials, public servants and public employees, shall also enjoy the following policies and regimes:
a/ Officials, public servants and public employees who are working at the agencies and units and are assigned by the competent authority to work at semi-public establishments shall enjoy the following policies and regimes:
- They are assured by the semi-public establishments all the benefits of officials and public employees including: wages, social insurance, health insurance; considered for award of honorable titles of the State, and the policy of fostering, study and traveling to raise their capacity.
- They shall be assured by the public employee management agency:
+ Equality in the consideration for appointment to leading posts of State agencies like officials and public employees working at public establishments if they meet the criteria prescribed by law.
+ Package allowance equal to 3 months of wages and allowances (if any) that they are currently enjoying.
+ In case the semi-public organization is dissolved, these officials, public servants and public employees shall be reassigned to the old agencies and units of their work on condition that they still maintain their good ethical norms and their professional capacity compatible with the work assigned by the agencies and units.
b/ Officials, public servants and public employees subject to payroll reduction and aged between 55 and under 60 for men and between 50 and under 55 for women and having paid social insurance premiums for 20 years or more shall be allowed to retire without having their pension deducted a certain percentage due to retirement before age. In addition, they shall receive the two following allowances:
- For every year (12 months) of retirement before age, the subject shall receive an allowance equal to 3 months of wages coupled with allowances (if any) that they are currently receiving.
- If they have paid social insurance premium fully in the first 20 years of work, they shall receive an allowance equal to 5 months of wages and allowances (if any) that they are currently receiving. For every subsequent year of work for which they have paid social insurance premium, they shall receive an allowance representing half a month of wage and allowances (if any) that they are currently receiving.
c/ Officials, public servants and public employees subject to payroll reduction who have reached the necessary age prescribed by the Labor Code can retire according to the regime even if they still have to pay one more year or less of social insurance premium. The deficit shall be paid by the agency or unit.
d/ Persons who are transferred to outside State payroll after job severance, apart from enjoying the regime of job severance under Article 3 of Decree No. 96/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government on the regime of job severance for officials and public employees, shall also receive the following allowances:
For every year of work, they shall be granted one month of wage and allowances (if any) that they are currently receiving, which must be at least equal to two months of wages and allowance (if any) that they are currently receiving.
e/ Officials, public servants and public employees subject to payroll reduction who are under 45 years old, physically fit, display a good sense of responsibility and discipline but who are limited in professional knowledge or who are not fit to the assigned tasks, shall be created conditions by the agency or unit to learn a new job if they so wish. The learners shall receive in full their wages for not more than six months and shall receive an allowance equal to six months of wages and allowances (if any) which they are currently receiving.
After completing their job learning, the learner shall enjoy the regime of job seeking allowance and job severance allowance as stipulated in Point 3, Decree No. 96/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government and shall look for a new job themselves.
f/ Policy of encouragement to officials, public servants and public employees who cease to hold leading posts after readjustment of organization.
Officials, public servants and public employees who cease to hold their posts due to readjustment of organization shall continue to receive their post allowances for another 12 months. This allowance shall end if during this 12-month period they are reappointed or appointed to another post. In case of no reappointment, their wage grade shall be readjusted on the principle that the new wage is equivalent to that of the old grade plus the post allowance which they continue to receive.
The policies stipulated in Points b, c, d and e of this clause shall apply for three years (2000-2002).
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally- run cities shall report to the Party committees of the same level to the plans strengthen the organization, reduce the payroll, personally direct the readjustment of the organization and reduce the payroll of their agencies and units and direct the heads of the attached agencies and units to draw up the plans on readjustment of organization and reduction of payroll to ensure quality and according to the schedule prescribed at Decision No. 207/1999/QD-TTg of October 25, 1999 of the Prime Minister.
2. The order of implementation shall include the following steps:
a/ Step 1: Revision of the functions and tasks along with the transfer to other agencies and units of the tasks which are no longer appropriate; and allocation of responsibilities to the localities and lower levels and the socialized public service organizations;
b/ Step 2: Rearrangement of organization, immediate dissolution of the intermediate organizations, improvement of the style of work and reform of the administrative procedures;
c/ Step 3: Drawing up the plan of arrangement of officials, public servants and public employees.
Basing themselves on the selection and arrangement of officials, public servants and public employees as stipulated at Point b, Clause 2, Part II of this Resolution, the head of the agencies and units shall report to the Party Committee and discuss with the trade union organization of the same level the plan to rearrange their officials, public servants and public employees; draft the expenditures including those to be borne by the State budget and those (if any) to be supplemented by the agencies in order to carry out the reduction of payroll; submit to the heads of the immediate superior agencies the plans already approved by the Party Committees of the same level.
d/ Step 4: After approval by the competent authority, the heads of the agencies or units shall report to the Party Committee and discuss with the trade union organizations of the same level. At the same time they shall campaign among the officials, public servants and public employees in the agencies or units to carry out the plan of payroll reduction. They shall then proceed to the arrangement and transfer of the contingent of officials, public servants and public employees.
3. The Ministry of Finance shall prepare a plan of the State budget to carry out this Resolution; assume the main responsibility and coordinate with the Government Commission for Organization and Personnel in guiding the procedures for granting and settlement of expenditures in the payroll reduction on the following principles:
- Expenditures for the State administrative and public-service sector without income shall be assured by the State budget.
- Expenditures for the public service sector having income shall be jointly assured by the State budget and the unit having income.
4. The Government Commission for Organization and Personnel shall guide the rearrangement of organization and reduction of payroll at the State administrative agencies and public-service units, assume the main responsibility and coordinate with the Office of the Government in monitoring the implementation of this Resolution, and report to the Prime Minister on the result of the implementation once every six months.
Rearranging the organization and reducing the payroll is a complicated work directly related to the rights and interests of officials, public servants and public employees. Therefore, besides organizing the study to thoroughly understand the document of the Party and the legal document of the State on implementing the Resolution of the 7th Plenum of the Party Central Committee (8th Congress), the ministers, the heads of ministerial level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities must firmly grasp this undertaking and seriously guide and report its implementation.
The Prime Minister asks the Party organizations to direct and coordinate with the heads and mass organizations at each agency or unit throughout the period of strengthening the organization and reduction of payroll at such agency and unit with a view to effectively implementing the Resolution of the 7th Plenum of the Central Committee of the Party (8th Congress).
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 16/2000/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất