Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô

thuộc tính Thông tư 12/2020/TT-BGTVT

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2020/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đình Thọ
Ngày ban hành:29/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Lái xe phải đăng nhập thiết bị giám sát hành trình trước khi khởi hành

Ngày 29/5/2020, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo đó, lái xe phải đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình xe bằng thẻ nhận dạng của mình trước khi cho xe khởi hành thực hiện vận chuyển. Mặt khác, lái xe cũng có trách nhiệm kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật của xe, tối thiểu gồm: thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe, hệ thống lái, bánh xe, hệ thống phanh, đèn, còi, thông tin niêm yết trên xe, trước khi làm nhiệm vụ vận chuyển.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, người điều hành trực tiếp hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải phải tiến hành kiểm tra: giấy phép của người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe… Đồng thời thông báo cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng và các nội dung cần lưu ý khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, đơn vị cũng có thể kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe nếu đủ điều kiện thực hiện.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/7/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, Thông tư 10/2015/TT-BGTVT, Thông tư 60/2015/TT-BGTVT, Thông tư 92/2015/TT-BGTVT.
Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2020/TT-BGTVT.
Từ ngày 25/3/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư12/2020/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
________


Số: 12/2020/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

______________

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các từ ngữ sau: Đơn vị kinh doanh vận tải; Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô; Vận tải trung chuyển hành khách; Trọng tải thiết kế của xe ô tô; Trọng tải được phép chở của xe ô tô; Bến xe ô tô khách (bến xe khách); Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng); Trạm dừng nghỉ; Giờ xuất bến của từng chuyến xe; Hành trình chạy xe; Lịch trình chạy xe; Biểu đồ chạy xe; Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải; Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2020/NĐ-CP).
2. Điểm dừng đón, trả khách (bao gồm cả điểm dừng xe buýt) là nơi dừng xe trên đường bộ dành cho xe ô tô hoạt động theo tuyến cố định dừng để hành khách lên, xuống xe trên hành trình chạy xe.
3. Dịch vụ trông, giữ xe là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe và được thu tiền đối với dịch vụ đó.
4. Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ là hoạt động hỗ trợ phương tiện, tài sản trên phương tiện vận tải đường bộ khi gặp tai nạn, sự cố.
5. Bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dùng để đỗ phương tiện giao thông đường bộ.
6. Nơi đỗ xe của đơn vị kinh doanh vận tải là vị trí thuộc sở hữu của đơn vị hoặc đi thuê hoặc hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để đỗ xe phù hợp với quy mô của đơn vị mình, bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
7. Đại lý vận tải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân được đơn vị kinh doanh vận tải ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình vận tải (trừ công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe vận chuyển hành khách, hàng hoá; quyết định giá cước vận tải).
8. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng, lựa chọn phương tiện, lái xe phù hợp, chuyển thông tin về yêu cầu vận chuyển cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
9. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua Hợp đồng vận chuyển theo quy định là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng Hợp đồng vận chuyển để giao nhiệm vụ cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
10. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua Lệnh vận chuyển là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng Lệnh vận chuyển để giao nhiệm vụ cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
11. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) để giao nhiệm vụ cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
12. Quyết định giá cước vận tải là việc đơn vị kinh doanh vận tải xác định giá cước vận tải để thông tin cho khách hàng hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá trước khi thực hiện vận chuyển.
13. Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ XÂY DỰNG, THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ, THEO DÕI CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Điều 4. Quy định chi tiết về quy trình bảo đảm an toàn giao thông
Quy trình đảm bảo an toàn giao thông phải đảm bảo theo trình tự các bước và nội dung tối thiểu như sau:
1. Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho người lái xe, Bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe công-ten-nơ hoặc cán bộ được phân công theo dõi an toàn giao thông tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá (sau đây gọi chung là Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông) phải thực hiện các nhiệm vụ:
a) Hàng ngày, tổng hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thông qua thiết bị giám sát hành trình và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị để chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm;
b) Tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, phản ánh của người lái xe về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông;
c) Phối hợp với các bộ phận khác của đơn vị để tập hợp các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện về tuyến đường vận chuyển và các nội dung khác có liên quan đến an toàn giao thông;
d) Phối hợp với Bộ phận khác của đơn vị để bố trí xe và người lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đảm bảo thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, thời gian nghỉ ngơi của người lái xe theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ; không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi.
2. Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là người điều hành vận tải) hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện các nội dung công việc như sau (riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị):
a) Kiểm tra giấy phép người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh vận chuyển đối với hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt; hợp đồng vận tải đối với hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch; giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với hoạt động vận tải hàng hoá; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị;
b) Thông báo trực tiếp hoặc qua phần mềm của đơn vị kinh doanh vận tải cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng và các nội dung cần lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông (nếu có);
c) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma tuý đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra).
3. Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện kiểm tra đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện (riêng đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị) tối thiểu các nội dung chính gồm: kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với những xe bắt buộc phải lắp theo quy định) đảm bảo tình trạng hoạt động tốt; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe; kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe.
4. Trước khi cho xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người lái xe nhận nhiệm vụ phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe.
5. Khi xe đang hoạt động trên đường
a) Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông hoặc người điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện và người lái xe trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị giám sát hành trình; thực hiện nhắc nhở ngay đối với người lái xe khi phát hiện xe chạy quá tốc độ, quá thời gian người lái xe liên tục, quá thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, thiết bị giám sát hành trình không có tín hiệu và các nguy cơ gây mất an toàn giao thông khác; tiếp nhận và đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông. Các thông tin về việc chấn chỉnh, nhắc nhở khi người lái xe vi phạm phải được ghi chép hoặc cập nhật vào phần mềm của đơn vị để theo dõi;
b) Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa, chấp hành quy định về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của người lái xe, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe, thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện phải lắp) đảm bảo luôn hoạt động; báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Khi người lái xe kết thúc nhiệm vụ được giao hoặc kết thúc ca làm việc
a) Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông hoặc người điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đảm bảo theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ; thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện; thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, vi phạm về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình bị gián đoạn; báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý theo quy chế; tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường;
b) Người lái xe phải thực hiện các nhiệm vụ: phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng xuất thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe; sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
7. Theo định kỳ tháng, quý, năm, Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông phải thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ tai nạn giao thông đã xảy ra của từng người lái xe và của toàn đơn vị;
b) Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;
c) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với toàn bộ người lái xe của đơn vị sau khi xảy ra tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trong quá trình kinh doanh vận tải;
d) Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ của đơn vị để tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho toàn bộ người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) của đơn vị theo quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ, sổ sách ghi chép bằng bản giấy hoặc lưu trên phần mềm kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
Điều 5. Thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) được lựa chọn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại điểm a hoặc điểm b dưới dây:
a) Áp dụng, thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 về Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng và phải đảm bảo phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Trường hợp chủ hộ kinh doanh vận tải đồng thời là người lái xe điều khiển phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại: điểm c, điểm d khoản 1; điểm a khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm b khoản 5; khoản 6; điểm đ khoản 7 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 6. Quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông áp dụng đối với bến xe khách, bến xe hàng
Bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo trình tự các bước như sau:
1. Công việc thực hiện khi xe vào bến
Nhân viên bến xe và người lái xe phải thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra, xác định phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động vận tải tại bến và xác nhận xe đến bến (áp dụng đối với bến xe khách);
b) Hướng dẫn người lái xe đưa xe vào đúng vị trí trả khách, trả hàng; cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý bến xe theo quy định;
c) Hướng dẫn người lái xe đưa xe vào đúng vị trí dừng đỗ theo quy định tại bến.
2. Công việc thực hiện trước khi xe vào vị trí đón khách (xếp hàng)
Trước khi cho phép xe vào vị trí đón khách, xếp hàng, nhân viên bến xe phải thực hiện kiểm tra và ghi chép vào sổ theo dõi xe ra, vào bến hoặc cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe các nội dung sau:
a) Kiểm tra xe ô tô gồm: giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực; phù hiệu dán trên kính xe còn hiệu lực và theo đúng quy định; có dữ liệu vị trí của xe tại bến xe trên hệ thống Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, camera (đối với loại xe yêu cầu bắt buộc phải lắp theo quy định) có hoạt động; bình chữa cháy; dụng cụ thoát hiểm (nếu có);
b) Kiểm tra người lái xe ô tô gồm: số lượng người lái xe kèm giấy phép người lái xe; thẻ tên, đồng phục (nếu có); lệnh vận chuyển hoặc giấy vận tải (giấy vận chuyển);
c) Kiểm tra nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải đã đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, kiểm tra việc niêm yết giá vé (áp dụng đối với bến xe khách); kiểm tra việc niêm yết các thông tin trên xe đảm bảo đầy đủ và theo đúng quy định;
d) Kiểm tra thông tin về biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), người lái xe phải đúng thông tin ghi trên lệnh vận chuyển, trên hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận tải (giấy vận chuyển) theo quy định; kiểm tra người lái xe đảm bảo không sử dụng rượu bia, chất ma túy (trường hợp đơn vị có thiết bị, dụng cụ kiểm tra). Đối với bến xe hàng còn phải kiểm tra thông tin về giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định trong trường hợp xe vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
Khi nhân viên bến xe thực hiện kiểm tra phát hiện trường hợp cơ quan chức năng thu giữ giấy tờ của xe hoặc của người lái xe khi đang thực hiện lượt đi bị cơ quan chức năng thu giữ để xử lý vi phạm thì người lái xe được phép điều khiển phương tiện để hoạt động đến hết lượt về liền kề tiếp theo trên lệnh vận chuyển.
3. Công việc thực hiện khi xe vào vị trí đón khách, xếp hàng
a) Sau khi nhân viên bến xe hoàn thành việc kiểm tra các nội dung tại khoản 2 Điều này:
Trường hợp có nội dung kiểm tra không đảm bảo yêu cầu, thì tùy theo mức độ của từng hạng mục để yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe thực hiện khắc phục ngay hoặc bố trí xe hoặc người lái xe khác thay thế;
Trường hợp tất cả các nội dung kiểm tra đều đạt yêu cầu, nhân viên bến xe hướng dẫn người lái xe cho xe vào vị trí đón khách, xếp hàng theo thời gian quy định và thực hiện các công việc tiếp theo tại các điểm b và điểm c khoản này;
b) Đối với bến xe khách: thực hiện việc bán vé cho hành khách đi xe nếu đơn vị vận tải ủy thác cho bến xe khách bán vé; giám sát quá trình xếp khách và hành lý lên xe trong khu vực bến để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống trên xe khách; đảm bảo việc xếp hàng hóa ký gửi trên xe được thực hiện đúng quy định và không xếp hàng hóa ký gửi trên khoang hành khách; đảm bảo trên xe không xếp quá số lượng người được phép chở; hành khách đi xe đều phải có vé và được sắp xếp đúng chỗ theo số ghi trên vé;
c) Đối với bến xe hàng: thực hiện việc giám sát quá trình xếp hàng và hành lý lên xe trong khu vực bến để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển hàng cấm vận chuyển; đảm bảo việc xếp hàng hóa trên xe được thực hiện đúng quy định. Khuyến khích các bến xe hàng trang bị các thiết bị kỹ thuật để phát hiện hàng cấm vận chuyển trong khu vực bến xe; xếp hàng hóa trên xe đảm bảo không vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; yêu cầu người xếp hàng ký xác nhận vào giấy vận tải (giấy vận chuyển) sau khi xếp hàng hoá lên xe;
d) Giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe.
4. Các công việc giải quyết cho xe xuất bến.
Trước khi cho xe xuất bến, nhân viên bến xe và người lái xe thực hiện các công việc sau:
a) Đối với bến xe khách: xác định tổng số vé đã bán được (trừ trường hợp đơn vị vận tải tự bán vé), người lái xe thực hiện việc thanh toán các khoản dịch vụ (trừ trường hợp thanh toán khác theo hợp đồng dịch vụ giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị quản lý, khai thác bến xe) và cùng với nhân viên bến xe ký xác nhận, bàn giao các giấy tờ theo quy định. Kiểm tra và ký xác nhận các thông tin trên lệnh vận chuyển;
b) Đối với bến xe hàng: xác định khối lượng hàng hoá, loại hàng hoá đã xếp lên xe, người lái xe thực hiện việc thanh toán các khoản dịch vụ (trừ trường hợp thanh toán khác theo hợp đồng dịch vụ giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị quản lý, khai thác bến xe) và cùng với nhân viên bến xe ký xác nhận, bàn giao các giấy tờ theo quy định. Kiểm tra và ký xác nhận các thông tin trên giấy vận tải (giấy vận chuyển);
c) Nhân viên bến xe chịu trách nhiệm ghi chép, xác nhận việc người lái xe đã thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định cho xe xuất bến. Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý bến xe khi xe xuất bến theo quy định; tổng hợp những trường hợp không cho xe xuất bến theo quy định và tình hình an toàn giao thông tại bến xe.
Bổ sung
5. Lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe
a) Đối với bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
b) Đối với các loại bến xe khách còn lại và bến xe hàng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Điều 7. Nhiệm vụ của Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Kiểm tra, theo dõi các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện.
3. Quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình, của camera lắp trên xe; định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ người lái xe thuộc đơn vị.
Chương III
QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG DỮ LIỆU HÌNH ẢNH TỪ CAMERA LẮP TRÊN XE Ô TÔ KINH DOANH VẬN TẢI
Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt camera trên xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Camera lắp trên xe đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau:
a) Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
b) Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định; chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
d) Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel;
đ) Các dữ liệu được ghi và lưu giữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình để đảm bảo quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe; việc lắp đặt camera trên xe ô tô phải đảm bảo không can thiệp bất hợp pháp cũng như làm thay đổi việc ghi hình ảnh trung thực trên xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn sử dụng ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:
a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;
b) Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu;
c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị đọc dữ liệu.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.
Điều 9. Quy định về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường.
2. Dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe.
a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh; họ và tên người lái xe, số giấy phép người lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;
b) Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được cập nhật liên tục theo trình tự thời gian và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép người lái xe, biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ GPS) của xe và thời gian.
3. Cấu trúc thông tin kèm theo dữ liệu hình ảnh từ camera như sau:
a) Số giấy phép người lái xe là số ghi trên giấy phép người lái xe của người đang điều khiển xe;
b) Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe): viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555;
c) Vị trí (Toạ độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ);
d) Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam.
4. Giao thức truyền dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.
5. Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).
Điều 10. Quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
1. Việc khai thác dữ liệu từ camera lắp trên xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.
2. Thông tin, dữ liệu từ camera lắp trên xe được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý hoạt động của người lái xe và phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải, cung cấp cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
3. Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ camera trên môi trường mạng được đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.
4. Các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện bảo mật tài khoản, bảo mật thông tin theo quy định và khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 11. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Trang bị, quản lý, nâng cấp và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm, đường truyền dữ liệu để tiếp nhận, lưu trữ và khai thác sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe theo quy định xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Cung cấp tài khoản truyền dữ liệu cho các đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ do đơn vị kinh doanh vận tải thuê hoặc ủy quyền.
3. Xây dựng giao thức để các đơn vị thực hiện việc truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc.
5. Cung cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera cho Bộ Giao thông vận tải, Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Sở Giao thông vận tải để phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
6. Bố trí cán bộ theo dõi, vận hành phần mềm, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục trong quá trình khai thác và sử dụng.
7. Lưu trữ 03 năm các dữ liệu tổng hợp về lỗi vi phạm của phương tiện, người lái xe trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu trên phần mềm.
8. Yêu cầu các Sở Giao thông vận tải xử lý vi phạm của người lái xe, đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Bố trí cán bộ theo dõi, khai thác và sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc của các đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn.
2. Kiểm tra, cập nhật, đối chiếu thông tin đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu do các đơn vị kinh doanh vận tải truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bao gồm: tên Sở Giao thông vận tải; tên đơn vị kinh doanh vận tải; biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh và số lượng phương tiện thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định.
3. Yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương quản lý tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của người lái xe.
Điều 13. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
1. Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Trang bị, quản lý và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu, đường truyền dữ liệu phải đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu và tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Truyền dẫn chính xác, đầy đủ và kịp thời các dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera của đơn vị để phục vụ công tác quản lý, điều hành, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), trọng tải xe (sức chứa) (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), số giấy phép người lái xe, loại hình kinh doanh của các xe thuộc đơn vị quản lý.
5. Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận liên quan theo quy định; xử lý kịp thời người lái xe vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Chương IV
KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
Mục 1. YÊU CẦU CHUNG
Điều 14. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
1. Thực hiện quy định tại Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Quản lý và sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch về bảo dưỡng kỹ thuật (sau đây gọi chung là bảo dưỡng) và sửa chữa phương tiện để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định tại Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của phương tiện vào lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết nối, cập nhật dữ liệu lý lịch phương tiện thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) theo lộ trình quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 11 và Điều 13 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
3. Quản lý người lái xe kinh doanh vận tải
a) Sử dụng người lái xe để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng đảm bảo có kinh nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
b) Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề người lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết nối, cập nhật dữ liệu lý lịch hành nghề người lái xe thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) theo lộ trình quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc trong ngày, thời gian người lái xe liên tục và thời gian nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hành khách theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua Lệnh vận chuyển;
c) Thông qua Hợp đồng vận chuyển.
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
6. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi phải xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành. Trường hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng phải ghi rõ tương đương hạng nào của tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trước khi tham gia khai thác tuyến hoặc khi có thay đổi chất lượng dịch vụ phải gửi thông báo mức chất lượng dịch vụ trên tuyến đến bến xe hai đầu tuyến.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
Điều 15. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục.
2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định;
b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu;
d) Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị;
đ) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Điều 16. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
2. Nội dung tập huấn: theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải.
3. Thời điểm tập huấn
a) Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
4. Cán bộ tập huấn bao gồm:
a) Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên;
b) Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;
d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Cử cán bộ giám sát trực tiếp hoặc giám sát thông qua camera theo dõi trực tuyến việc tập huấn của đơn vị tổ chức;
b) Không công nhận kết quả đã tập huấn và yêu cầu đơn vị tổ chức tập huấn phải thực hiện tập huấn lại theo đúng quy định đối với các trường hợp đơn vị tổ chức tập huấn không thông báo đến Sở Giao thông vận tải theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này hoặc không đảm bảo yêu cầu tại điểm a khoản 5 Điều này.
Mục 2. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Điều 17. Tiêu chí thiết lập tuyến
1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
3. Mã số tuyến vận tải hành khách cố định
a) Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố đi, nơi đến; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước tỉnh, thành phố có mã số lớn; bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số;
b) Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: mã số tỉnh, thành phố; bến xe khách có mã số nhỏ; bến xe khách có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số.
Điều 18. Hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
1. Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường;
c) Điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng Biển chỉ dẫn (Biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương mình để xác định.
2. Tổ chức, quản lý điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
c) Sở Giao thông vận tải địa phương xác định vị trí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định (đối với các tuyến quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố) quản lý phải thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố)) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
đ) Điểm dừng đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng; đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước;
e) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định.
Điều 19. Niêm yết thông tin
1. Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các thông tin sau: danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương (sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố); danh sách tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động vận chuyển trên từng tuyến trong một đơn vị thời gian và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động; danh sách các đơn vị vận tải hiện đang hoạt động vận chuyển trên tuyến; biểu đồ chạy xe theo tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.
2. Niêm yết tại bến xe các thông tin sau: danh sách các tuyến, lịch xe xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến; danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải địa phương.
3. Niêm yết tại quầy bán vé các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé, lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.
4. Niêm yết trên xe
a) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
c) Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
5. Trách nhiệm niêm yết và cung cấp thông tin niêm yết:
a) Sở Giao thông vận tải thực hiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải cung cấp cho bến xe liên quan các thông tin quy định phải niêm yết tại bến xe.
Điều 20. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
5. Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
6. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
7. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).
Điều 21. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Xe trung chuyển phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 12 và điểm a khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP; niên hạn được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ.
2. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.
3. Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Quy định về quản lý tuyến
1. Đối với tuyến nội tỉnh: Sở Giao thông vận tải thực hiện các nội dung quản lý tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
2. Đối với tuyến liên tỉnh: Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để thực hiện các nội dung quản lý tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và phối hợp Sở Giao thông vận tải nơi phát sinh các vấn đề về quản lý vận tải, trật tự, an toàn giao thông trên tuyến để xử lý.
3. Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Giao thông vận tải thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và báo cáo bằng văn bản đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố.
Định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, rà soát, điều chỉnh và tham mưu trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh.
4. Căn cứ danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định được cấp có thẩm quyền công bố, Sở Giao thông vận tải địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) thống nhất và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến.
a) Công bố định kỳ trước ngày 15 tháng 5 hàng năm;
b) Công bố đột xuất ngoài thời điểm công bố định kỳ trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải hành khách cố định, lưu lượng trên tuyến đã công bố;
c) Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cập nhật danh mục tuyến cố định liên tỉnh, Sở Giao thông vận tải cập nhật biểu đồ chạy xe tuyến cố định liên tỉnh, danh mục và biểu đồ chạy xe tuyến cố định nội tỉnh vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh như: có tuyến đường mới được đưa vào khai thác; bến xe mới công bố được đưa vào khai thác, bến xe ngừng hoạt động hoặc do các vấn đề phát sinh khác dẫn đến phải cập nhật, điều chỉnh, bổ sung vào Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định thì thực hiện như sau:
a) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
6. Trường hợp xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, bão lụt ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cố định, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thống nhất tạm thời điều chỉnh giảm số chuyến xe thực tế hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến trong thời gian xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, bão lụt theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Báo cáo kết quả điều chỉnh về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Điều 23. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
1. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế vào tuyến nào phải được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” có ghi tên tuyến đó và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến đã đăng ký.
2. Thay thế xe đột xuất
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” để thay thế khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác. Trường hợp đơn vị không bố trí được phương tiện thay thế, Sở Giao thông vận tải quyết định việc điều động phương tiện của đơn vị khác trên tuyến để thay thế;
b) Xe thay thế đột xuất phải có Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 24. Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
1. Hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
2. Xe hoạt động trên các tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch và xe buýt được sử dụng để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng; việc cấp phù hiệu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, người lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện. Thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải toả hành khách đảm bảo trước các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu 07 ngày.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến do doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến (trong đó có tổng số chuyến xe tăng cường và ngày thực hiện). Thông báo phương án tăng cường phương tiện trên tuyến vào các ngày cuối tuần đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước ngày 15 tháng 01 hàng năm để thực hiện.
5. Trong thời gian xe được bố trí tăng cường, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia, các bến xe liên quan và các đơn vị có xe tăng cường thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động của phương tiện, người lái xe theo các quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
6. Khi tăng cường phương tiện, bến xe khách đầu tuyến (lượt đi) chủ trì ghi thời gian xe chạy và xác nhận vào Lệnh vận chuyển theo quy định, thông báo về chuyến xe tăng cường cho bến xe khách đầu tuyến bên kia để bố trí thời gian thực hiện chuyến xe lượt về. Bến xe khách đầu tuyến bên kia ghi thời gian và xác nhận chuyến xe lượt về vào Lệnh vận chuyển theo quy định; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đề nghị không thực hiện chuyến xe lượt về, bến xe khách chỉ thực hiện xác nhận xe đến bến vào Lệnh vận chuyển theo quy định.
Điều 25. Quy định về Lệnh vận chuyển
1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận.
Điều 26. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng, đầy đủ phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã đăng ký; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, Lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên Lệnh vận chuyển và cấp cho người lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Thông tư này.
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng; không được nhận hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Việc bồi thường hàng hóa ký gửi khi hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người gửi hàng.
6. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hành vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
8. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
9. Không được chở quá số người được phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
10. Không được sử dụng xe có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" để hoạt động kinh doanh vận tải.
11. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 27. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định
1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đối với người lái xe tại quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này; thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm dừng đón, trả khách và chạy đúng hành trình.
3. Không được chở quá số người cho phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa ký gửi phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Khi nhận hàng hóa ký gửi theo xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng.
4. Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở.
5. Có trách nhiệm yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển trước khi xe xuất bến và khi xe về bến.
6. Có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
8. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động theo quy định.
9. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
10. Có trách nhiệm điều khiển xe có mặt tại bến xe khách trước giờ xe xuất bến tối thiểu 10 phút để thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
11. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 28. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe
1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.
2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Thông tư này.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
6. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Mục 3. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Điều 29. Quy định đối với xe buýt
1. Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
3. Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
4. Niêm yết thông tin:
a) Niêm yết bên ngoài xe:
Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách;
c) Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Điều 30. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt, Lệnh vận chuyển
1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Có nhà chờ cho hành khách.
2. Điểm dừng xe buýt
a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;
b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;
c) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình.
3. Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển có hành trình tuyến xe buýt đi qua phải bố trí điểm dừng đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.
4. Nhà chờ xe buýt
a) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình;
b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
5. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
6. Lệnh vận chuyển
a) Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 05 năm.
Điều 31. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm: đường (hoặc làn đường) dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe buýt, bến xe buýt.
2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hoặc từ nguồn xã hội hóa.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, đầu tư xây dựng hoặc xã hội hoá đầu tư xây dựng, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 32. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo danh mục mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến đã được phê duyệt, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất của Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và Sở Giao thông vận tải có hành trình tuyến đi qua. Trường hợp tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi công bố mở tuyến.
2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;
b) Số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);
c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến;
d) Nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến;
đ) Giá vé.
3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 15 ngày, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.
Điều 33. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô loại hình vận tải bằng xe buýt được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.
3. Sở Giao thông vận tải địa phương ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.
4. Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ biểu đồ, hành trình chạy xe trên tuyến xe buýt nội tỉnh khi có sự thay đổi về tổ chức giao thông dẫn đến phải thay đổi hành trình hoặc trong trường hợp thiên tai, bão lụt hoặc trong trường hợp bất khả kháng khác hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại từng thời điểm; doanh nghiệp hợp tác xã điều chỉnh phương án khai thác tuyến tương ứng với biểu đồ chạy xe mới điều chỉnh; Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã ký, đóng dấu xác nhận phương án khai thác mới là một phần của hợp đồng khai thác tuyến.
5. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, việc điều chỉnh biểu đồ, hành trình chạy xe, ngừng khai thác hoặc đóng tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất với Sở Giao thông vận tải địa phương đầu tuyến bên kia; thông báo đến các Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt đi qua trước khi thực hiện.
6. Quyết định điều chỉnh biểu đồ chạy xe được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
Điều 34. Quy định về ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt; bổ sung xe, thay thế xe buýt khai thác trên tuyến
1. Ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt
a) Trước khi ngừng khai thác ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản thông báo ngừng khai thác trên tuyến gửi Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trường hợp ngừng khai thác dẫn đến phải thay đổi tần suất chạy xe trên tuyến hoặc phải đóng tuyến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã Sở Giao thông vận tải nơi nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia đối với tuyến xe buýt liên tỉnh) để công bố tần suất chạy xe mới hoặc công bố đóng tuyến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm công bố các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo;
c) Sau thời điểm ngừng khai thác tối đa 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của các xe ngừng khai thác cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.
2. Bổ sung xe, thay thế xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế phải có phù hiệu “XE BUÝT” và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến theo hợp đồng đã ký kết;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE BUÝT” để thay thế xe đột xuất khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác.
Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe buýt
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác đã ký kết trong hợp đồng; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
4. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 37. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
1. Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Mục 4. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI
Điều 38. Quy định đối với xe taxi
1. Xe taxi phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Phải được niêm yết thông tin như sau:
a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km), giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả.
3. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
4. Phù hiệu của xe taxi
a) Phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Phù hiệu riêng phải có mã code QR và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp địa phương tự in ấn, phát hành phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện;
c) Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
5. Cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp xe có gắn hộp đèn).
6. Trong xe phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm cho hành khách, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn đóng, mở cửa xe đảm bảo an toàn.
Điều 39. Điểm dừng đón, trả khách công cộng, điểm đỗ xe taxi
1. Điểm dừng đón, trả khách công cộng cho xe taxi phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.
2. Điểm đỗ xe taxi
a) Điểm đỗ xe taxi gồm 02 loại: điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và quản lý; điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương tổ chức và quản lý;
b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi: đảm bảo trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 40. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Thông tư này.
3. Xây dựng quy định đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
4. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 41. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe taxi
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thu tiền cước theo đồng hồ tính tiền hoặc theo thông báo trên phần mềm; in hóa đơn hoặc phiếu thu (hoặc gửi hóa đơn điện tử) cho hành khách khi hành khách đã thanh toán đủ tiền.
4. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
5. Cung cấp thông tin về tuyến đường khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe.
6. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
7. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
8. Người lái xe điều khiển phương tiện tính tiền thông qua phần mềm, trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện các nội dung tối thiểu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi
1. Yêu cầu người lái xe cung cấp thông tin về hành trình chạy xe.
2. Trả tiền cước theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền và nhận hóa đơn hoặc phiếu thu đúng số tiền thanh toán.
3. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Mục 5. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO HỢP ĐỒNG, VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH BẰNG XE Ô TÔ
Điều 43. Quy định đối với xe ô tô kinh danh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch; việc xác định điểm đầu trùng lặp, điểm cuối trùng lặp của xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
3. Phải được niêm yết thông tin sau: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
b) Vị trí niêm yết: phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
4. Cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
7. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
8. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo quy định.
10. Phù hiệu, Biển hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
11. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
12. Điểm đầu (vị trí đón khách đầu tiên ghi trong hợp đồng vận chuyển), điểm cuối (vị trí trả khách cuối cùng ghi trong hợp đồng vận chuyển) trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch được xác định là vị trí nằm trên mặt đường hoặc tại vị trí có địa chỉ gắn với tên tuyến phố (tên tuyến đường), tên ngõ (hẻm) trong đô thị.
Điều 44. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch
1. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch phải thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
5. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Thông tư này.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải.
3. Người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp).
6. Từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống.
7. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động.
8. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương V
KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG XE Ô TÔ
Điều 46. Quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá phải đáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Vị trí niêm yết thông tin
a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;
b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;
c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.
4. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định, dụng cụ thoát hiểm.
6. Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
Điều 47. Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)
1. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
3. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
Điều 48. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14, Điều 15 và Điều 54 của Thông tư này.
2. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua Hợp đồng vận chuyển;
c) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
6. Có trách nhiệm phổ biến cho người lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức hoặc yêu cầu người lái xe bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định, vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
7. Chịu trách nhiệm khi người lái xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải trang bị cho người lái xe thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 49. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này.
2. Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử trong quá trình vận chuyển.
3. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
4. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động; phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông.
5. Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe.
6. Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương VI
QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, GIẤY VẬN TẢI (GIẤY VẬN CHUYỂN), LỆNH VẬN CHUYỂN
Điều 50. Yêu cầu chung về cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin
1. Thông tin, dữ liệu cung cấp phải đảm bảo đầy đủ theo cấu trúc, định dạng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.
2. Nội dung các thông tin, dữ liệu quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 51 của Thông tư này phải được cung cấp, cập nhật về phần mềm tại máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện chuyến xe.
3. Thông tin, dữ liệu được cung cấp về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo theo trình tự thời gian. Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).
4. Thông tin, dữ liệu cung cấp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu trước, trong hoặc sau khi truyền dữ liệu.
5. Thông tin, dữ liệu cung cấp được sử dụng theo quy định của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động giao thông vận tải, trong quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị bến xe khách (đối với các thông tin trên lệnh vận chuyển) và cung cấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuế, Công an, Thanh tra giao thông khi có yêu cầu, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Điều 51. Quy định về cung cấp thông tin
1. Thông tin cung cấp được chia thành hai loại, bao gồm các thông tin nhận dạng mặc định và các thông tin cập nhật liên tục về chuyến xe.
2. Quy định về cung cấp thông tin của hợp đồng vận chuyển:
a) Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và số chỗ). Các thông tin mặc định này phải được gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này;
b) Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại); thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng; thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ nơi khởi hành, địa chỉ nơi kết thúc hợp đồng và các điểm dừng đón, trả khách trên hành trình (nếu có); cự ly chuyến đi (km); tổng số khách;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách.
3. Quy định về cung cấp thông tin của giấy vận tải (giấy vận chuyển):
a) Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và trọng tải xe (kg)). Các thông tin mặc định này phải được gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này;
b) Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại); thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); thời gian, địa chỉ nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình; số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg);
c) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá có trách nhiệm cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy vận tải (giấy vận chuyển) về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hoá.
4. Quy định về cung cấp thông tin trên lệnh vận chuyển:
a) Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm: tên, mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hoặc đơn vị bến xe khách thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã); tên, mã số bến xe (điểm đầu cuối đối với tuyến xe buýt); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và số chỗ); thông tin về tuyến hoạt động (mã số tuyến, bến xe nơi đi, bến xe nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt)); giờ xe xuất bến theo kế hoạch. Các thông tin mặc định này phải được gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này;
b) Các thông tin từng chuyến xe bao gồm: thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); giờ xe xuất bến thực tế; số lượng hành khách khi xe xuất bến;
c) Đơn vị bến xe khách, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, bằng xe buýt có trách nhiệm cung cấp thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 8 Điều 4, khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với thời gian không quá 03 phút, kể từ khi xe xuất bến.
Điều 52. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Trang bị, quản lý, nâng cấp và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm, đường truyền để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu. Thời gian thực hiện theo lộ trình quy định tại khoản 8 Điều 4, khoản 4 Điều 5, khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8 và khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Xây dựng cấu trúc, định dạng dữ liệu và giao thức để các đơn vị thực hiện việc truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Khai thác, sử dụng thông tin trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phục vụ quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải:
a) Theo dõi, chấn chỉnh, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm của các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị bến xe khách và người lái xe; đề nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý vi phạm đối với Sở Giao thông vận tải;
b) Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có).
4. Hướng dẫn sử dụng, cập nhật, khai thác và quản lý phần mềm cho cán bộ các Sở Giao thông vận tải; cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho các Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Lưu trữ dữ liệu trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là 03 (ba) năm; bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu trên phần mềm.
Điều 53. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Khai thác, sử dụng dữ liệu trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý vận tải
a) Theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải;
b) Phục vụ công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có).
2. Kiểm tra, cập nhật, đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu do các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị bến xe khách truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bao gồm: tên Sở Giao thông vận tải; thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải; thông tin về đơn vị bến xe khách; thông tin về xe; loại hình kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương.
3. Bố trí cán bộ theo dõi, khai thác và sử dụng dữ liệu trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
4. Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập, khai thác và sử dụng dữ liệu trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
5. Yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương quản lý tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của người lái xe.
6. Xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị bến xe khách trên địa bàn theo quy định.
Điều 54. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách
1. Trang bị, quản lý và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu, đường truyền dữ liệu phải đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu và tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Truyền dẫn (cập nhật) chính xác, đầy đủ, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu và đảm bảo đúng thời gian các dữ liệu theo quy định tại Điều 51 của Thông tư này về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Theo dõi, kiểm tra tính chính xác các thông tin về xe, thông tin về người lái xe và loại hình kinh doanh của các xe thuộc đơn vị quản lý. Bố trí cán bộ theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị.
4. Lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc trong thời hạn tối thiểu 03 (ba) năm.
5. Cung cấp tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu) để truy cập vào phần mềm quản lý các phương tiện của đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách có thể trực tiếp thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương VII
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe
1. Yêu cầu đối với bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.
2. Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe
a) Dịch vụ trông giữ phương tiện;
b) Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
e) Thu tiền trông giữ phương tiện;
g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;
h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ phương tiện hoặc người lái xe tại bãi đỗ xe
a) Chấp hành nội quy và sự hướng dẫn của nhân viên điều hành bãi đỗ xe;
b) Có quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại bãi đỗ xe;
c) Có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm của bãi đỗ xe.
5. Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn.
Điều 56. Quy định đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách
1. Báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương các quy định của đơn vị về quyền hạn, trách nhiệm, danh sách, chức vụ và chữ ký của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận vào Lệnh vận chuyển.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về bến xe khách theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Thực hiện quản lý, áp dụng thông tin từ phần mềm quản lý bến xe khách theo quy định
a) Trang bị phần mềm quản lý bến xe và cung cấp các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Thông tư này về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với thời gian không quá 03 phút, kể từ khi được cập nhật trên phần mềm của bến xe khách. Dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, không cắt xén, không bị sửa đổi hoặc hiệu chỉnh làm sai lệch giá trị trước, trong và sau khi truyền;
b) Thông tin do bến xe khách cung cấp được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông vận tải khi có yêu cầu;
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm quản lý bến xe khách cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi có yêu cầu;
d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin về phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động tại bến và các thông tin tại điểm a khoản này tối thiểu 03 năm;
đ) Trực tiếp thực hiện các quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản này hoặc ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 57. Quy định về bến xe hàng
1. Bến xe hàng đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe.
2. Nội dung kinh doanh bến xe hàng
a) Dịch vụ xe ra, vào bến;
b) Dịch vụ xếp, dỡ hàng hoá;
c) Dịch vụ trông giữ phương tiện vận tải hàng hóa;
d) Kinh doanh các dịch vụ khác hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật.
3. Quy định đối với đơn vị kinh doanh bến xe hàng
a) Thực hiện các quy định tại khoản 13 Điều 3, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và các quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ tại bến xe hàng;
c) Niêm yết công khai nội quy bến xe hàng, giá các dịch vụ tại bến xe, tên và số điện thoại Sở Giao thông vận tải địa phương để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
d) Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng tài sản, hàng hoá trong thời gian đơn vị cung ứng dịch vụ theo Hợp đồng giữa hai bên đã ký kết hoặc theo thảo thuận giữa hai bên hoặc theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
g) Thu giá dịch vụ xe ra, vào bến xe theo quy định;
h) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bến xe hàng để đón, trả khách;
i) Có quyền từ chối phục vụ đối với khách hàng không chấp hành nội quy bến xe;
k) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Định kỳ hàng tháng, Sở Giao thông vận tải công bố thông tin về danh mục các bến xe hàng trên địa bàn trên Trang thông tin điện tử của Sở.
Điều 58. Quy định về đại lý bán vé
1. Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng đại lý bán vé với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải có quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền hạn của các bên.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và dịch vụ đại lý bán vé không được tổ chức đón, trả khách tại địa điểm nơi đặt đại lý bán vé, trừ trường hợp trùng với điểm cho phép xe dừng đón, trả khách do Sở Giao thông vận tải địa phương công bố.
Điều 59. Quy định về đại lý vận tải hàng hóa
1. Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền công dịch vụ đại lý vận tải theo thoả thuận với chủ hàng và được ghi trong hợp đồng.
Điều 60. Quy định về dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng
1. Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Bảo quản hàng hóa theo quy định của chủ hàng và phải có hợp đồng về việc gom hàng, chuyển tải hàng hoặc cho thuê kho hàng với chủ hàng.
3. Xếp hàng hóa trên xe ô tô đảm bảo không vượt khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
Điều 61. Quy định về dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ
1. Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Công an cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh các thông tin tối thiểu: Tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và danh sách xe cứu hộ. Thông báo bổ sung khi có thay đổi các thông tin nêu trên trong quá trình hoạt động kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện cứu hộ.
Chương VIII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 62. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 11 và Điều 52 của Thông tư này.
3. Chủ trì tổng hợp và trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.
4. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam biên soạn, tài liệu, chương trình khung tập huấn nghiệp vụ nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.
5. Thống nhất in, phát hành Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu (trừ phù hiệu xe taxi sử dụng riêng cho địa phương). Công bố cấu trúc thông tin, thiết bị, trình tự kiểm tra thông tin của mã QR trên phù hiệu.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, tổ chức triển khai áp dụng thống nhất trong toàn quốc
a) Chủ trì xây dựng hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải đường bộ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp, thu hồi giấy phép người lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bao gồm cả quản lý phương tiện và người lái xe), phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định toàn quốc, phần mềm quản lý bến xe toàn quốc;
c) Chủ trì xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục cấp, cấp đổi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu, thủ tục đăng ký khai thác tuyến vận tải khách cố định để áp dụng trong toàn quốc; theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính của các Sở Giao thông vận tải; đề xuất nâng cấp dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
7. Kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, dữ liệu hình ảnh từ camera và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với ngành Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông các địa phương), với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Cục Thuế các địa phương) để phối hợp quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế. Chi phí để thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam do cơ quan đề nghị kết nối, chia sẻ chịu trách nhiệm chi trả.
8. Rà soát và thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ đối với xe khách có giường nằm hai tầng tại các vị trí cần thiết, đặc biệt là khu vực có địa hình đèo, dốc, tại các vị trí có bán kính đường cong nhỏ trên các tuyến quốc lộ.
9. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về tổ chức quản lý vận tải, hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong ngành Giao thông vận tải chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi thực hiện Thông tư này.
Điều 63. Sở Giao thông vận tải
1. Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền.
2. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 và Điều 53 của Thông tư này.
3. Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trên địa bàn địa phương.
4. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố
a) Danh mục mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt, danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm dừng đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương;
b) Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và đơn vị hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn;
c) Định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn đối với các tuyến có trợ giá;
d) Kế hoạch phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn;
đ) Quy định cụ thể về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn địa phương.
5. Quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe trên các tuyến xe buýt; mở, ngừng hoạt động, điều chỉnh biểu đồ, hành trình, tần suất chạy xe đối với các tuyến xe buýt trên địa bàn.
6. Quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo quy định.
7. Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, khai thác sử dụng các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị kinh doanh vận tải (hoặc tổ chức được uỷ quyền) cung cấp và từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của địa phương. Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định.
9. Thực hiện cập nhật dữ liệu theo yêu cầu và được cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc và phần mềm quản lý người lái xe kinh doanh vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để khai thác, sử dụng dữ liệu trên phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước về bến xe và người lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương.
10. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn.
11. Quản lý, cấp mới, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
12. Chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải cho nhân viên phục vụ trên xe và công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe do các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương hoặc Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam hoặc Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tổ chức theo quy định.
13. Công bố đưa vào khai thác điểm dừng đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
14. Quản lý hoạt động vận tải hành khách đối với xe khách có giường nằm hai tầng
a) Kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị có sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng;
b) Rà soát và thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ đối với xe khách có giường nằm hai tầng tại các vị trí cần thiết, đặc biệt là khu vực có địa hình đèo, dốc, tại các vị trí có bán kính đường cong nhỏ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
15. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về tổ chức quản lý vận tải, hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
16. Định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, Sở Giao thông vận tải công bố danh sách phương tiện (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), loại phù hiệu, biển hiệu đã cấp và thời hạn có hiệu lực của phù hiệu, biển hiệu) và đơn vị kinh doanh vận tải (tên đơn vị, loại hình kinh doanh đã được cấp, thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; danh sách phương tiện bị thu hồi, bị tước phù hiệu, biển hiệu; danh sách đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi, bị tước Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên Trang thông tin điện tử của Sở để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 64. Quy định về chế độ báo cáo
1. Chậm nhất ngày 20 hàng tháng, đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách phải báo cáo tình hình hoạt động của tháng trước về Sở Giao thông vận tải. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của bến xe khách, bến xe hàng theo quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 hàng năm, Sở Giao thông vận tải báo cáo hoạt động vận tải của địa phương về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào tháng 02 hàng năm. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động vận tải theo quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 65. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
2. Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô; Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
3. Việc chuyển tiếp về cấp và sử dụng phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 36 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và tiếp tục sử dụng các loại phù hiệu, biển hiệu theo mẫu quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 để cấp cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
4. Các loại mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu theo quy định tại Thông tư này được cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Điều 66. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, V.Tải (Phong 5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị vận tải:........................

HỒ SƠ LÝ LỊCH PHƯƠNG TIỆN

Biển kiểm soát:

Số máy:

Số khung:

Chủ sở hữu:

Nhãn hiệu:

Nước sản xuất:

 

Năm sản xuất:

Trọng tải:

Cải tạo:

Nguyên chiếc:

     

Thuộc sở hữu (hoặc quản lý, sử dụng) từ ngày:          /               /

 
 

BẢNG THEO DÕI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

Năm

TT

Nội dung

Tháng

Tổng cộng

T/g BDSC, cải tạo thực tế

Địa điểm BDSC, cải tạo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Km xe chạy trong tháng

                             

Km xe chạy lũy kế

                             

2

Số chuyến trong tháng

                             

Số chuyến xe lũy kế

                             

3

Bảo dưỡng

.................

                             
                             

4

Sửa chữa

- Hệ thống phanh

- Sơn lại xe

- vv ........

                             
                             
                             

5

Cải tạo

- Thay đổi công năng

- Thùng xe

- vv ..............

                             
                             
                             

* Ghi chú: Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý điều hành của đơn vị

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vân tải)

 

LÝ LỊCH LÁI XE KINH DOANH VẬN TẢI

 

Trang 1:

 

(Tên đơn vị vận tải)

 

 

 

 

LÝ LỊCH

HÀNH NGHỀ LÁI XE

 

 

 

 

Họ và tên:............................................................................................................

Ngày sinh:...........................................................................................................

Số Giấy phép lái xe .............................. cơ quan cấp: .........................................

Địa chỉ thường trú:......................................................

Các trang tiếp theo (mỗi nội dung có thể bố trí 1 trang hoặc nhiều trang)

 

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

 

Thời gian

Hạng

GPLX

Điều khiển xe

Hình thức hợp đồng lao động

Loại xe

Sức chứa (trọng tải)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

 

 

THEO DÕI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ATGT

 

Thời gian

Lỗi vi phạm

Hình thức xử lý

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO DÕI TAI NẠN GIAO THÔNG

 

Thời gian

Địa điểm

Thiệt hại về người, phương tiện

Nguyên nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

 

Khen thưởng: ..................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

 

Kỷ luật: ............................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

 

 

 
 

 

THEO DÕI ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

 

Chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ

Thời gian tổ chức

Đơn vị tổ chức

Thời hạn Giấy chứng nhận tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú: Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý điều hành của đơn vị.

Phụ lục 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

 

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ

 

...(Đơn vị tổ chức tập huấn)...

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ

Số: ...............

 

Ảnh

3x4

(có đóng dấu giáp lai)

 

Họ và tên:                                                                                               

Ngày, tháng, năm sinh:               .............................................................

Địa chỉ thường trú:                                                                                  

.......................................................

 

Giấy CMND số:...............................................................................

Đã qua lớp tập huấn tại:.................................................................

Thời gian từ ngày.. ..tháng.. ..năm........... đến ngày tháng năm...

                                                 ........, ngày.... tháng.... năm....

GCN có giá tri đến

...........................

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

       
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý



- Kích thước Giấy chứng nhận: dài 90 mm, rộng 60 mm.

- Ảnh chụp không quá 06 tháng. Đơn vị cấp Giấy đóng dấu giáp lai ở góc bên phải phía dưới ảnh.

- Giấy chứng nhận này chỉ nhân viên phục vụ trên xe đã hoàn thành khoá tập huấn theo nội dung quy định.

- Giấy chứng nhận có giá trị tối đa 03 năm, kể từ ngày cấp và không có giá trị thay thế giấy tờ tuỳ thân.

- Giấy chứng nhận sẽ không có giá trị khi bị tẩy xoá hoặc có sự thay đổi nội dung.

Phụ lục 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

 

PHÙ HIỆU “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ "XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

a) Dùng cho xe tuyến cố định có cự ly trên 300 km:

+ Mã màu của chữ “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 45 M: 0 Y: 65 K: 0.

b) Dùng cho xe tuyến cố định có cự ly đến 300 km:

+ Mã màu của chữ “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 45 M: 0 Y: 65 K: 0.

3. Phông chữ “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”: UTM Helvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú: Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp.

Phụ lục 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE TRUNG CHUYỂN” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE TRUNG CHUYỂN”: C: 85 M: 50 Y: 0 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 50 Y: 0 K:0.

+ Mã màu nền: C: 45 M: 0 Y: 65 K: 0.

3. Phông chữ “XE TRUNG CHUYỂN”: UTM Heivetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp.

Phụ lục 6

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

TÊN ĐƠN VỊ: .................

Điện thoại: ...................

Số: ................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

......., ngày ... tháng .... năm ....

 

 

 

LỆNH VẬN CHUYỂN

 

Dùng cho xe ô tô vận chuyển hành khách ... tuyến cố định (hoặc xe buýt).....

Có giá trị từ ngày ................. đến ngày..........................

 

Cấp cho Lái xe 1:........................................................... hạng GPLX:.................

       Lái xe 2:.............................................................. hạng GPLX:................

       Nhân viên phục vụ trên xe:......................................................................

Biển số đăng ký:......................... Số ghế (giường nằm):............. Loại xe:............

Bến đi, bến đến:................................................. Mã số tuyến:.....................

Hành trình tuyến:.................. (áp dụng đối với tuyến cố định)...........................

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

Lượt xe thực hiện

Bến xe đi, đến

Giờ xe chạy

Số khách

Bến xe

(Ký tên và đóng dấu)

Lượt đi

Bến xe đi:........................

xuất bến

....... giờ ngày...........

 

 

Bến xe nơi đến:................

đến bến

....... giờ ngày.............

 

 

Lượt về

Bến xe đi:......................

xuất bến

....giờ ngày..........

 

 

Bến xe nơi đến:.............

đến bến

....... giờ ngày.............

 

 

LÁI XE 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

LÁI XE 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN XE

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

* Ghi chú:

- Bến xe ghi vào ô ngày giờ đi đến, đóng dấu.

- Trên một tờ Lệnh vận chuyển chỉ được phép bố trí tối đa 4 lượt đi và 4 lượt về. Riêng Lệnh vận chuyển dành cho xe buýt bỏ nội dung “số khách” và “Bến xe (Ký tên và đóng dấu)”.

- Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý điều hành của đơn vị.

Phụ lục 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phù hiệu “XE BUÝT”

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE BUÝT”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE BUÝT” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE BUÝT’: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 45 M: 0 Y: 65 K: 0.

3. Phông chữ “XE BUÝT”: UTM Helvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp

Phụ lục 8

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phù hiệu “XE TAXI”

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE TAXI”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE TAXI” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE TAXI”: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 0 M: 0 Y: 80 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 0 M: 0 Y: 80 K: 0.

3. Phông chữ “XE TAXI”: UTM Helvetlns, Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp

Phụ lục 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Hình dáng, kích thước tối thiểu và màu sắc chữ ‘*XE TAXI”

 

 

1. Chữ “XE TAXI” có phản quang.

2 Mã màu của chữ “XE TAXI”: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

3. Phông chữ: UTM Helvetlns.

Phụ lục 10
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Hình dáng, kích thước tối thiểu và màu sắc chữ “XE HỢP ĐỒNG”

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

 

1. Chữ “XE HỢP ĐỒNG” có phản quang.

2. Mã màu của chữ “XE HỢP ĐỒNG”: C: 100 M: 0 Y: 100 K: 50.

3. Phông chữ: UTM Helvetlns.

Phụ lục 11

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Hình dáng, kích thước tối thiểu và màu sắc chữ “XE DU LỊCH”

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

 

1. Chữ “XE DU LỊCH” có phản quang.

2. Mã màu của chữ “XE DU LỊCH”: C: 100 M: 80 Y: 0 K: 0.

3. Phông chữ: UTM Helvetlns.

Phụ lục 12
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHÙ HIỆU “XE HỢP ĐỒNG”

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE HỢP ĐỒNG” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

a) Dùng cho xe hợp đồng có cự ly đến 300 km:

+ Mã màu của chữ “XE HỢP ĐỒNG”: C: 100 M: 0 Y: 100 K: 50.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 100 M: 0 Y: 100 K: 50.

+ Mã màu nền: C: 40 M: 0 Y: 60 K: 0.

b) Dùng cho xe tuyến cố định có cự ly trên 300 km:

+ Mã màu của chữ “XE HỢP ĐỒNG”: C: 0 M: 75 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viển xung quanh: C: 0 M: 75 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 0 M: 25 Y: 45 K: 0.

3. Phông chữ “XE HỢP ĐỒNG”: UTM Helvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp

Phụ lục 13

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Đơn vị kinh doanh: .............

Số: ............/.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

           , ngày.         tháng.          năm....

 

 

 

DANH SÁCH HÀNH KHÁCH

(Kèm theo Hợp đồng vận chuyển số..................... /........... ngày.......... tháng............ năm           )

 

STT

Họ tên hành khách

Năm sinh

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

Tổng số:..................... người

 

 

 

 

Đơn vị kinh doanh vận tải

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

Đại diện tổ chức, cá nhân bên thuê vận tải

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

 

Ghi chú: Trường hợp có nhiều trang, đơn vị kinh doanh đóng dấu treo vào tất cả các trang của danh sách.

Phụ lục 14

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

NIÊM YẾT THÔNG TIN TRÊN XE Ô TÔ TẢI, Ô TÔ ĐẦU KÉO, RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC

 

I. Xe ô tô tải

a) Vị trí: Trên cánh cửa xe

b) Nội dung:

- TÊN ĐƠN VỊ VẬN TẢI (chữ in hoa)

- Số điện thoại:

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn)

___________________
Khối lượng bản thân (tấn)

____________________

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn)

(khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt)

II. Xe ô tô đầu kéo

a) Vị trí: Trên cánh cửa xe

b) Nội dung:

- TÊN ĐƠN VỊ VẬN TẢI (chữ in hoa)

- Số điện thoại:

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn) (1)

___________________
Khối lượng bản thân (tấn)

____________________

Khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo (tấn)

(khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt)

(1): Khối lượng toàn bộ của sơ mi rơ moóc phân bố lên cơ cấu kéo (mâm xoay).

III. RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC

a) Vị trí:

- Trường hợp rơ moóc và sơ mi rơ moóc có thành thùng chở hàng: Mặt ngoài hai bên thành thùng

- Trường hợp rơ moóc và sơ mi rơ moóc không có thành thùng chở hàng: Niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

b) Nội dung, hình thức:

- Kích thước:

Chiều dài: Ddài = 400 mm ± 50 mm

Chiều rộng: Crộng = 300 mm ± 50 mm

- TÊN ĐƠN VỊ VẬN TẢI (chữ in hoa)

- Số điện thoại:

Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn)

___________________
Khối lượng bản thân (tấn)

____________________

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn)

Phụ lục 15
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”

 

 

 

 

1. Đường viên xung quanh phù hiệu và chữ “XE CÔNG-TEN-NƠ” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE CÔNG-TEN-NƠ”: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 0 M: 100 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 55 M: 0 Y: 0 K: 0.

3. Phông chữ “XE CÔNG-TEN-NƠ”: UTM Heỉvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp.

Phụ lục 16

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE TẢI”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE TẢI” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mâ màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE TẢI”: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 10 Y: 100 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 55 M: 0 Y: 0 K: 0.

3. Phông chữ “XE TẢI”: UTM Helvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp.

Phụ lục 17

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Hình ảnh kích thước, màu sắc của phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”

 

 

1. Đường viền xung quanh phù hiệu và chữ “XE ĐẦU KÉO” có phản quang.

2. Màu sắc của phù hiệu theo bảng mã màu chuẩn CMYK.

+ Mã màu của chữ “XE ĐẦU KÉO”: C: 85 M: 50 Y: 0 K: 0.

+ Mã màu đường viền xung quanh: C: 85 M: 50 Y: 0 K: 0.

+ Mã màu nền: C: 55 M: 0 Y: 0 K: 0.

3. Phông chữ “XE ĐẦU KÉO”: UTM Helvetlns. Phông chữ các nội dung còn lại: Arial.

* Ghi chú:

- Sở Giao thông vận tải đóng dấu treo vào mặt sau của Phù hiệu, biển hiệu do đơn vị mình cấp

Phụ lục 18

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên Đơn vị kinh doanh vận tải:.........
Số: ....../.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
......, ngày... tháng... năm.....


BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

 

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải.....................................

 

Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số................................. của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, ... (tên đơn vị vận tải) .... báo cáo kết quả hoạt động vận tải của đơn vị trong tháng ... năm ... như sau:

1. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách theo tuyến cố định:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Số tuyến tham gia khai thác

tuyến

 
 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 
 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

2

Số lượng phương tiện

xe

 
 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 
 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

3

Tổng số chuyến xe thực hiện

chuyến

 
 

- Tuyến nội tỉnh

chuyến

 
 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 
 

- Tuyến liên tỉnh

chuyến

 
 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

2. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Số tuyến tham gia khai thác

tuyến

 
 

- Số tuyến có trợ giá

-nt-

 

2

Số lượng phương tiện

xe

 

3

Tổng số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

4

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

5

Sản lượng khách vận chuyển

lượt khách

 

6

Trợ giá (nếu có)

1000đ

 

3. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe taxi:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Số lượng phương tiện

xe

 

2

Lượt xe thực hiện

lượt

 

3

Sản lượng khách vận chuyển

lượt khách

 

4. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách theo hợp đồng:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Số lượng phương tiện

xe

 
 

- Sức chứa dưới 9 chỗ

-nt-

 

- Sức chứa từ 9 - 25 chỗ

-nt-

 

- Sức chứa từ trên 25 chỗ

-nt-

 

2

Số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

3

Sản lượng khách vận chuyển

Lượt khách

 

5. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe du lịch:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Số lượng phương tiện

xe

 

2

Số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

3

Sản lượng khách vận chuyển

lượt khách

 

6. Kết quả thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông (báo cáo theo các nội dung thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này).

7. Thuận lợi, khó khăn:....................

8. Đề xuất, kiến nghị:.......................

Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 19

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên Đơn vị kinh doanh:.........
Số: ............/.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________
.......... , ngày......... tháng.         năm....

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

 

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải                         

 

Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số................................ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, ... (tên đơn vị vận tải)....báo cáo kết quả hoạt động vận tải của đơn vị trong tháng ... năm ... như sau:

1. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

1

Số lượng phương tiện

xe

 
 

- Xe công-ten-nơ

-nt-

 
 

- Xe đầu kéo

-nt-

 
 

- Xe taxi tải

-nt-

 
 

- Xe tải khác

-nt-

 

2

Sản lượng hàng hóa vận chuyển

tấn

 
 

- Xe công-ten-nơ

-nt-

 
 

- Xe đầu kéo

-nt-

 
 

- Xe taxi tải

-nt-

 
 

- Xe tải khác

-nt-

 

3

Sản lượng luân chuyển hàng hóa

tấn.km

 
 

- Xe công-ten-nơ

-nt-

 
 

- Xe đầu kéo

-nt-

 
 

- Xe taxi tải

-nt-

 
 

- Xe tải khác

-nt-

 

2. Kết quả thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông (báo cáo các nội dung thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này).

3. Thuận lợi, khó khăn:.....

4. Đề xuất, kiến nghị:.......

Đại diện đơn vị kinh doanh

Ký tên, đóng dấu

Phụ lục 20
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Tên Đơn vị Bến xe:.........

Số: ............/.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

.......... , ngày......... tháng.         năm....

 

 

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN XE

 

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải                         

 

Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số................................. của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, ... (tên đơn vị bến xe).... báo cáo kết quả hoạt động vận tải của đơn vị trong tháng ... năm .... như sau:

1. Kết quả hoạt động của bến xe khách

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Tổng số đơn vị đăng ký khai thác tại bến

Đơn vị

 

2

Tổng số tuyến xe xuất phát tại bến

Tuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến xe buýt

Tuyến

 

3

Số lượng phương tiện

xe

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến xe buýt

-nt-

 

4

Tổng số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

chuyến

 

 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

 

- Tuyến liên tỉnh

chuyến

 

 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

5

Tổng số chuyến xe buýt

Chuyến

 

6

Tổng số chuyến xe không thực hiện

Chuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

7

Tổng hành khách vận chuyển thông qua bến

HK

 

8

Công suất bến xe (công suất thực tế/công suất đã công bố)

 

 

 

 

2. Kết quả hoạt động của bến xe hàng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Tổng số đơn vị đăng ký hoạt động tại bến

Đơn vị

 

2

Tổng số lượt phương tiện ra, vào bến

Lượt xe

 

3

Tổng khối lượng hàng hoá thông qua tại bến

1000 tấn

 

 

 

3. Kết quả thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông (báo cáo theo các nội dung thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này).

4. Thuận lợi, khó khăn:.....................

5. Đề xuất, kiến nghị:.......................

 

Đại diện đơn vị bến xe

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 21

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số: ............/.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

           , ngày.         tháng.          năm....

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI NĂM.......

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số.......................... của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, ... (Sở GTVT làm báo cáo)....báo cáo kết quả hoạt động vận tải trên địa bàn địa phương trong năm như sau:

1. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách

a) Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

1

Tổng số đơn vị vận tải trên địa bàn

Đơn vị

 

 

- Doanh nghiệp

-nt-

 

 

- Hợp tác xã

-nt-

 

2

Tổng số tuyến

tuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

3

Tổng số phương tiện

xe

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

4

Tổng chuyến xe thực hiện

chuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

Tỷ lệ thực híện/kế hoạch

%

 

 

- Tuyến liên tỉnh

chuyến

 

 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

* Ghi chú: Chỉ tổng hợp số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, HTX có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh tại địa phương.

b) Vận chuyển hành khách theo hợp đồng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Ghi chú

1

Tổng số đơn vị tham gia

đơn vị

 

 

- Doanh nghiệp

-nt-

 

 

- Hợp tác xã

-nt-

 

 

- Hộ kinh doanh

-nt-

 

2

Tổng số phương tiện

xe

 

 

- Sức chứa dưới 9 chỗ

-nt-

 

 

- Sức chứa từ 9 - 25 chỗ

-nt-

 

 

- Sức chứa từ trên 25 chỗ

-nt-

 

3

Số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

4

Sản lượng khách vận chuyển

lượt khách

 

c) Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

1

Tổng số đơn vị tham gia

đơn vị

 

 

- Doanh nghiệp

-nt-

 

 

- Hợp tác xã

-nt-

 

 

- Hộ kinh doanh

-nt-

 

2

Tổng số phương tiện

xe

 

 

- Sức chứa dưới 9 chỗ

-nt-

 

 

- Sức chứa từ 9 - 25 chỗ

-nt-

 

 

- Sức chứa từ trên 25 chỗ

-nt-

 

3

Số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

4

Sản lượng khách vận chuyển

lượt khách

 

d) Vận chuyển hành khách bằng xe buýt

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

1

Tổng số tuyến

tuyến

 

 

- Số tuyến có trợ giá (nếu có)

-nt-

 

2

Tổng phương tiện

xe

 

3

Tổng số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

4

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

5

Tổng trợ giá (nếu có)

Tr.đ

 

 

 

2. Kết quả hoạt động vận tải hàng hóa

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

1

Tổng phương tiện

xe

 

 

- Xe Công ten nơ

-nt-

 

 

- Xe đầu kéo

-nt-

 

 

- Xe taxi tải

-nt-

 

 

- Xe tải khác

-nt-

 

2

Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển

Tấn

 

 

- Xe Công ten nơ

-nt-

 

 

- Xe đầu kéo

-nt-

 

 

- Xe taxi tải

-nt-

 

 

- Xe tải khác

-nt-

 

3

Tổng sản lượng luân chuyển hàng hóa

tấn.km

 

 

- Xe Công ten nơ

-nt-

 

 

- Xe đầu kéo

-nt-

 

 

- Xe taxi tải

-nt-

 

 

- Xe tải khác

-nt-

 

3. Kết quả hoạt động của các bến xe trên địa bàn

a) Bến xe khách

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Tổng số bến xe khách

Đơn vị

 

2

Tổng số tuyến xe xuất phát tại các bến xe

Tuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến xe buýt

Tuyến

 

3

Tổng số lượng phương tiện

xe

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến xe buýt

-nt-

 

4

Tổng số chuyến xe thực hiện

chuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

chuyến

 

 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

 

- Tuyến liên tỉnh

chuyến

 

 

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch

%

 

5

Tổng số chuyến xe buýt

Chuyến

 

6

Tổng số chuyến xe không thực hiện

Chuyến

 

 

- Tuyến nội tỉnh

-nt-

 

 

- Tuyến liên tỉnh

-nt-

 

7

Tổng hành khách vận chuyển thông qua bến

HK

 

b) Bến xe hàng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Tổng số bến xe hàng trên địa bàn

Đơn vị

 

2

Tổng số lượt phương tiện ra, vào các bến

Lượt xe

 

3

Tổng khối lượng hàng hoá thông qua tại các bến

1000 tấn

 

4. Kết quả thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông (báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trên địa bàn).

5. Thuận lợi, khó khăn:......

6. Đề xuất, kiến nghị:.........

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ GTVT (để báo cáo);

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 
nhay
Phụ lục 22 được bổ sung bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BGTVT theo quy định tại Khoản 12 Điều 1.
nhay
Bổ sung
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT
________

No. 12/2020/TT-BGTVT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, May 29, 2020

 

CIRCULAR

Providing regulations on the organization and management of by-automobile transport activities and road transport support services

______________

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 10/2020/ND-CP dated January 17, 2020, providing by-automobile transport business and its conditions;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of the Department of Transportation and the Director General of the Directorate for roads of Vietnam,

The Minister of Transport hereby promulgates the Circular providing regulations on the organization and management of by-automobile transport activities and road transport support services.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides regulations on the organization and management of by-automobile transport activities and road transport support services.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to agencies, organizations and individuals involved in by-automobile transport activities and road transport support services.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. The following terms: Transport business units; by-automobile transport business; fixed route; passenger transport business along a fixed route; by-bus passenger transport business along a fixed route; by-taxi passenger transport business; contracted passenger transport business without a fixed route; by-automobile tourist transport business; passenger transit; design load of an automobile; allowable load of an automobile; passenger car station; freight car station; roadside station; departure time of a each trip; operation itinerary; operation schedule; operation chart; application software supporting transport connection; directly managing vehicles and drivers shall comply with Article 3 of the Government’s Decree No. 10/2020/ND-CP dated January 17, 2020, providing by-automobile transport business and its conditions (hereinafter referred to as the Decree No. 10/2020/ND-CP).

2. Stopping point for passenger pick-up and drop-off (including bus stop) means the place to stop on the road for an automobile operating on a fixed route for passengers to get in and off the automobile. Such places must be included in the automobile’s operation itinerary.

3. Parking service means a road transport support service, in which, organizations and individuals shall provide parking service and collect charges from that service.

4. Road transport rescue service means activities supporting means and assets on road vehicles when an accident or incident occurs.

5. Parking lot means a construction of the road infrastructure facility for road vehicles to park.

6. Parking place of a transport business unit means a location owned by the unit or hired or co-operated with organizations or individuals to park vehicles suitable to the size of their own unit, ensuring the demand for order, safety, fire and explosion prevention and fighting and environmental sanitation.

7. Carrier’s agent means a road transport support service, of which, an individual or organization is authorized to perform one or many stages in the transport process by a transport business unit (except for the stage of directly managing cars and drivers transporting passengers and goods; or determining fares).

8. Assigning driver to drive vehicles to transport via an application software supporting transport connection means an organization or individual use the application software supporting transport connection to receive customers’ transport requests and select an appropriate vehicle and driver, transfer information on the transport requests to the driver performing transport tasks.

9. Assigning driver to drive vehicles to transport via a transport contract as prescribed means an organization or individual use a transport contract to assign transport tasks for a driver.

10. Assigning driver to drive vehicles to transport via a transport order means an organization or individual use a transport order to assign transport tasks for a driver.

11. Assigning driver to drive vehicles to transport via a transport paper means an organization or individual use a transport paper to assign transport tasks for a driver.

12. Determining fares means the determination of fares by a transport business unit to notify customers or directly reach an agreement with customers on fares before performing the transport.

13. Person possessing professional qualifications on transport means a person possessing an elementary certificate in transport or an intermediate diploma in transport or higher.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS ON FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF THE PROCESS TO ENSURE TRAFFICT SAFETY AND TASKS OF UNITS IN CHARGE OF MANAGEMENT AND MONITORING OF TRAFFICT SAFETY CONDITIONS

 

Article 4. Specific provisions on the process to ensure traffic safety

A process to ensure traffic safety must follow the order and contain at least contents as follows:

1. Before assigning new transport tasks to the drivers, the units in charge of management of traffic safety conditions of enterprises and cooperatives conducting by-automobile passenger transport business along fixed routes, buses, taxis, containers or officers assigned to monitor traffic safety in contracted passenger transport business units and tourist transport business units and goods transport business units (hereinafter collectively referred to as units (officers) in charge of management of traffic safety) must perform the following tasks:

a) On a daily basis, summarizing and analyzing data on each vehicle operation during its transport task performance via the itinerary monitoring device and other management measures of the units in order to regulate and handle cases of violation;

b) Receiving and handling proposals and reports from drivers on issues related traffic safety;

c) Cooperating with other departments of the units to collect customers’ transport requests, research and understand conditions on transport route and other contents related traffic safety;

d) Cooperating with other departments of the units to arrange vehicles and assign drivers to perform transport tasks to ensure that the drivers’ continuous driving time, working time in a day and rest time in accordance with the Law on Road Traffic; not using cars with double-deck beds to operate on mountainous roads of grades V and VI.

2. Before performing the transport tasks, the person directly operating transport activities of an enterprise or cooperative (hereinafter referred to as transport operator) or an officer in charge of management of a transport business unit and the driver shall perform the following work (by-taxi transport business activities shall comply with the unit’s production and business plan):

a) Checking the driver's licenses; certificates of technical safety and environmental protection inspection; vehicle registration certificate; transport order for the activity of transporting passengers along fixed route, buses; transport contracts for the activity of transport passengers under contracts, tourist transport; transport papers for the activity of transporting goods; other papers at requests by the managing units;

b) Notifying directly or via the software of a transport business unit to the driver about customers’ transport requirements and contents to be noticed for traffic safety assurance (if any);

c) Testing the alcohol concentration and narcotics for the driver (if the unit equipped with testing devices and equipment).

3. After being assigned with tasks and before operating the vehicle, the driver assigned the transport task must check at least the following key contents to ensure the technical safety situation of the vehicle (by-taxi passenger transport business unit shall check according to its production and business plan): Checking and ensuring the itinerary monitoring devices and cameras installed in vehicles (for vehicles required to have cameras or itinerary monitoring devices as prescribed) in good conditions; checking the steering system, wheels, brake system; light and horn system; information displayed in vehicles.

4. Before starting the vehicle to perform the transport task, the assigned driver shall use his/her driving identification card to log on the vehicle’s itinerary tracking device via its card reader.

5. When the vehicle is on the road

a) The unit (officer) in charge of traffic safety management or the transport operator or managing officer assigned by the unit shall perform the following tasks: Monitoring the operation process of the vehicle and driver during the performance of transport tasks via an itinerary monitoring device; immediately remind the driver when detecting the vehicle is overspeed, or the continuous driving time is passed, or the working time in a day is passed, or the vehicle does not run along the transport itinerary or the itinerary monitoring device has no signal and when detecting other risks of traffic unsafety; receiving and proposing solutions to handle when such traffic unsafety incidents occur. Information about regulating or reminding the driver's violations shall be recorded or updated into the unit’s software for monitoring;

b) The driver must strictly abide by regulations on traffic safety when operating the vehicle to transport passengers and goods, comply with regulations on the continuous driving time, working time in a day of a driver, regulations on vehicle speed or operation itinerary, the itinerary monitoring devices and cameras (for those required cameras or itinerary monitoring devices) must be always active; immediately report the time, location and causes of traffic unsafety incidents so as the unit promptly take measures for settlement.

6. When the driver completes his/her assigned tasks or finishes his/her work shift

a) The unit (officer) in charge of traffic safety management or the transport operator or managing officer assigned by the unit shall perform the following tasks: Listing the distance that the vehicle has traveled and use it as a basis to make a plan and carry out the regimes of maintenance and repairing of the vehicle according to its periodic maintenance cycle; listing and monitoring the maintenance and repairing results of each vehicle; listing violations of regulations on vehicle’s speed, continuous driving time of a driver, working time in a day or operating in contravention of the transport itinerary, data from the itinerary monitoring device is interrupted; reporting the head of the unit to handle in accordance with regulations; summarizing traffic unsafety incidents occurring when the vehicle used in transport business is operated on the road;

b) The driver must perform the following tasks: Using his/her driving identification card to log off the vehicle’s itinerary tracking device via its card reader; at the end of the trip or at the end of the work shift, before leaving the vehicle, the driver must check the passenger cabin to ensure that there is no passenger left on the vehicle (applicable to vehicles used in passenger transport business).

7. On a monthly, quarterly and annually, the unit (officer) in charge of traffic safety management shall perform the following tasks:

a) Making a statistic on the number of accidents, causes and serious levels of happened accidents caused by each driver and the whole unit;

b) Formulating and implementing plans to handle traffic unsafety incidents occurring during the transport business process;

c) Organizing the evaluation, drawing from experiences for all drivers of the unit after a serious (or higher) traffic accident happens during the transport business process;

d) Cooperating with professional departments of the unit to organize training courses on transport and traffic safety for drivers and vehicle attendants (if any) of the unit as prescribed;

dd) Storing dossiers and books in paper form or on the software of task performance results in accordance with Clauses 2, 3, 5 and Point a, Clause 6 of this Article. The storing time is at least 03 years.

Article 5. Performance of the process to ensure traffic safety in by-automobile transport business units

1. Transport business units (enterprises, cooperatives and business households doing by-automobile transport business may select to implement the process to ensure traffic safety according to Point a or Point b as follows:

a) Applying and implement fully and properly contents as prescribed in the Vietnamese National Standards TCVN ISO 39001:2014 on road traffic safety management systems - Requirements with guidance for use and must ensure compliance with Point a, Clause 2, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and Article 4 of this Circular;

b) Formulating and implementing properly and fully the process to ensure traffic safety as prescribed in Clause1 and Point a, Clause 2, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and Article 4 of this Circular.

2. In case where the business household doing transport business is concurrently the driver of the vehicle used to conducting transport business, provisions at Point c, Point d, Clause 1; Point a, Clause 2; Clause 3; Clause 4; Point b, Clause 5; Clause 6; Point dd, Clause 7, Article 4 of this Circular must be complied with.

Article 6. Specific provisions on formulating and implementing the process to ensure traffic safety applicable to passenger and freight car stations

Passenger and freight car stations must formulate and implement fully the process to ensure traffic safety according to the order as follows:

1. Work to be done when the vehicle enters the station

The station staff and drivers must perform the following tasks:

a) Checking and determining vehicles permitted to operate at the station by the competent agency and confirm the vehicles to the station (applicable to passenger car stations);

b) Guiding the driver to drive the vehicle to the right place to drop off passengers or return goods; updating information into the car station management software as prescribed;

c) Guiding the driver to drive the vehicle to the right place for parking in accordance with the station's regulations.

2. Work to be done before the vehicle enters the pick-up location (location for loading goods)

Before permitting the vehicle to enter the pick-up or loading location, the station staff must check and record into the book of monitoring vehicles exit from and enter the station or update the following contents into the car station management software:

a) Checking the vehicle, including: automobile registration certificate; certificates of technical safety and environmental protection; valid civil liability insurance; badges affixed on the windshield which are valid and in compliance with regulations; the data on location of the vehicle at the car station must be shown on the system of processing, exploiting and using data from the itinerary tracking devices of the Directorate for Roads of Vietnam and cameras which are active (for the type of vehicles required to have itinerary tracking devices or cameras); fire extinguisher; escape tools (if any);

b) Checking the driver, including: The number of drivers and driver's licenses; name cards and uniforms (if any); transport order or transport papers;

c) Checking the transport service quality registration contents registered with the agency in charge of route management and checking the price listing (applicable to the car station); checking and ensuring the fully and properly public listing of information on the vehicle as prescribed;

d) Checking information stated on the vehicle registration plate (vehicle control plate) and information about the driver must in compliance with information stated in the transport order, transport contract or transport papers as prescribed; testing and ensuring that the driver does not use beer, liquor or narcotics (if the unit has testing devices and equipment). Freight car stations also are subject to inspection of information on dangerous goods transport permits as prescribed if the vehicle transporting dangerous goods;

When the station staff checks and detects that the vehicle papers are seized by the functional agency or the driver’s papers are seized by the functional agency to handling violations when being on its first turn of its trip, the driver may continue driving the vehicle for the next turn of the trip as stated on the transport order.

3. Work to be done when the vehicle enters the pick-up or loading location

a) After the station staff completes the inspection of contents mentioned in Clause 2 of this Article:

If there is any inspection content that fails to meet requirements, depending on the level of each items to require the transport business unit, the driver shall immediately remedy such contents or another vehicle or driver shall arranged to replace the previous one;

In case where all inspection contents meet requirements, the station staff shall guide the driver to drive the vehicle to the pick-up or loading location according to the prescribed time and perform the next works prescribed at Points b and c of this Clause;

b) The passenger car station shall sell tickets for passengers if it is authorized by the transport business units; monitor the process of arranging seats for passengers and loading luggage onto the vehicles at the car station in order to timely detect and prevent the transport of banned goods, flammable and explosive goods, live animals on the passenger cars; ensure that the loading of consignments onto the vehicles shall comply with regulations and consignments shall not be loaded on passenger cabins; ensure that the number of passengers in a vehicle is not more than the permitted number; all passengers must have tickets and be arranged with the correct seat number as stated in their ticket;

c) The freight car station shall monitor the process of loading goods and luggage onto the vehicles in the car station in order to timely prevent the transport of goods banned from transport; ensure the loading of goods onto the vehicles as prescribed. Freight car stations are encouraged to equip technical devices to detect goods banned from transport in the car stations; load goods onto the vehicles with the volume of goods permitted to transport when traveling on road as stated in the certificate of technical safety and environmental protection inspection of that vehicles; require the goods loader to sign in the transport papers after loading goods onto the vehicles;

d) Monitoring the automobile and driver activities when they are in the car station.

4. Works to be settled so as the vehicle can departure

Before allowing the vehicle to departure, the station staff and drivers must perform the following tasks:

b) The passenger car station shall determine the total number of sold tickets (except for the case where the transport business unit sells ticket by itself), the drivers shall pay service charges (except for the case of other payment under the service contracts signed between the transport business unit and the car station management and exploitation unit) and together with the station staff, sign to confirm and handover papers as prescribed. Check and sign to confirm information stated on the transport order;

b) The freight car station shall determine the volume and type of goods loaded on the vehicles, the drivers shall pay service charges (except for the case of other payment under the service contracts signed between the transport business unit and the car station management and exploitation unit) and together with the station staff, sign to confirm and handover papers as prescribed. Check and sign to confirm information stated in the transport papers;

c) The station staff shall be responsible for recording and confirming that the drivers have fully completed procedures for the vehicles to departure as prescribed. Update information into the car station management software when the vehicle leaves the car stations as prescribed; summarize cases where the vehicles are not allowed to leave the car stations in accordance with regulations and the traffic safety situation at the car stations.

5. Roadmap for applying the process to ensure traffic safety for car stations

a) For passenger car stations of types from 1 to 6: applicable from the effective date of this Circular;

b) For car stations of other types and freight car stations: applicable from January 01, 2021.

Article 7. Tasks of the units in charge of management and monitoring of traffic safety conditions

1. To organize the implementation of tasks assigned according to Article 4 of this Circular.

2. To inspect and monitor conditions of technical safety and environmental protection of the vehicles; to urge and monitor the implementation of technical inspection, maintenance and repairing regimes; to inspect and supervise closely the technical conditions of the vehicles.

3. To manage and monitor compulsory information from the itinerary monitoring devices of the vehicles, images from cameras installed in the vehicles to timely provide warnings and prevent acts of violation; to use information from the itinerary monitoring devices of automobiles, images from cameras installed in the vehicles for the management of the units and provide compulsory information of each vehicle to the competent State agency upon request; to monitor and propose to timely repair or replace any damage of the itinerary monitoring devices or cameras installed in the vehicles; and on an monthly, quarterly and annually basis, to report violations of the drivers of the units.

 

Chapter III

PROVISIONS AND GUIDANCE ON MANAGEMENT AND USE OF IMAGES FROM CAMERAS INSTALLED ON AUTOMOBILES USED FOR TRANSPORT BUSINESS

 

Article 8. Technical requirements and guidance on installing cameras on automobiles

1. The transport business unit shall install cameras in its automobiles used for transport business in accordance with Clause 2, Article 13 and Clause 2, Article 14 of the Decree No. 10/2020/ND-CP. Cameras installed in the vehicles must meet at least the technical requirements as follows:

a) Having goods labels as prescribed by law when circulating on the market and subject to the inspection of the agency in charge of management and inspection of product and goods quality;

b) Having the function of recording and storing videos and ensuring data safety when the power is cut, ensuring that the data shall not be lost, erased or changed during its prescribed storing period; having the function of transmitting images to the server for the monitoring, management and storing as prescribed; having the function of notifying the operation status of the camera, and notifying the data transmission status to the server. In case of losing transmission signals, the camera must be able to store and re-send full data to the server immediately after the transmission is connected and active again;

c) The format of videos recorded from the camera installed in the vehicle shall comply with the standard format (MP4 or H.264 or H.265), and accompanied by at least information such as: vehicle registration plates (vehicle control plates), locations, time; videos stored in the memory card or hard disk drive of the camera, with the frame rate of at least 10 pictures/second and the resolution of at least 720p. Images recorded from the camera must be clear in all light conditions (including night time);

d) Images extracted from all cameras installed in the vehicle must be transmitted with the frequency of from 12 to 20 times per hour when the vehicle is operating (equivalent to 3 - 5 minutes/transmitting time) to the transport business unit. Images transmitted to the server shall be in .JPF format and have the resolution of at least 640x480 pixel;

dd) Data recorded and stored in the camera installed in the vehicle and the server of the transport business unit shall not be erased or changed during the storing period as prescribed.

2. The transport business unit shall decide on the location and number of cameras to be installed in its own vehicles so as to fully observe the driver (when being on his/her duty), the whole passenger cabin and vehicle's doors; when installing cameras in the vehicles, it is required to ensure that there is no illegal interference or changes to the honestly recording of images on the vehicles. The transport business unit shall list its instructions at the convenient place so that the drivers can monitor. Information to be listed including:

a) The telephone number and contact address of the unit in charge of camera installation;

b) The operation status of the devices through signals;

c) Procedures for connecting cameras with the computer or data reader.

3. Transport business units and transport business drivers must not use technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the cameras installed on the automobiles.

Article 9. Provisions on providing images from cameras installed in the vehicles

1. Images from cameras installed in the vehicles must be transmitted to the server of the Directorate for Roads of Vietnam within a maximum of 02 minutes, from the time on which the transport business unit's server receives the data. In case where the transmission is interrupted, it is allowed to transmit previous and current data at the same time when the transmission is available.

2. Data to be provided is classified into 02 types, including identification data and images from cameras installed in the vehicles.

a) Identification data includes: Name of the transport business unit; name of the provincial-level Department of Transport (where the transport business license is issued); vehicle registration plate (vehicle control plates); vehicle load (the number of seats or volume of goods permitted to carry when traveling on road); business type; full name of the driver and the driver's license numbers. Such identification data must be connected with images from cameras installed in the vehicles;

b) Images from cameras installed in the vehicles must be continuously updated in the order of time and attached with at least information as follows: the driver's license numbers, vehicle registration plates (vehicle control plates), location (GPS) of the vehicle and time.

3. Structure of information attached to images from cameras is prescribed as follows:

a) The driver's license number means the number recorded on the driving license of a person who is driving the vehicle;

b) The vehicle registration plate (vehicle control plate): is recorded without spaces and special characters, regardless upper case or lower case form. For example: 30E00555;

c) Vehicle's location: Decimal Degree, WGS84 (longitude, latitude);

d) Time: Unix-time according to Vietnam time zone.

4. Data transmission protocol provided by the Directorate for Roads of Vietnam.

5. The server of the unit transmitting data and the server of the Directorate for Roads of Vietnam must be synchronized with the national standard time according to the network time protocol.

Article 10. Provisions on exploitation and use of images from cameras installed in the vehicles

1. The exploitation of data from cameras installed in the vehicles shall comply with law regulations on technology information and other relevant laws.

2. Information and data from cameras installed in the vehicles shall be used to serve the state management on traffic and transport, the management of drivers’ and vehicles’ activities of transport business units, and provided to police agencies (the Traffic Police Department, and district-level Traffic Police Division, Road-Rail Traffic Police Division, or Road Traffic Police Division of the provincial-level Department of Public Security) and transport agencies (the Ministry of Transport and provincial-level Departments of Transport) to serve the state management, examination, and handling of violations in accordance with law regulations and other works to ensure order security and traffic safety.

3. The confidentiality of information and data in the database recorded from cameras which is available on the Internet environment shall be kept in accordance with the law on information security and other relevant laws.

4. Agencies and units that are granted an account to log in the Directorate for Roads of Vietnam’s database on images from cameras must keep account and information secure as prescribed, and exploit, use data for the management according to their functions and tasks.

Article 11. Responsibilities of the Directorate for Roads of Vietnam

1. To equip, manage, upgrade and maintain hardware and software devices, data transmission lines to receive, store and use images from cameras installed in the vehicles before July 01, 2021.

2. To provide data transmission accounts for transport business units or service providers authorized or hired by transport business units.

3. To develop the protocol so that units can transmit data to the Directorate for Roads of Vietnam.

4. To exploit and use images from cameras that are available on the Directorate for Roads of Vietnam’s software to serve the state management, inspection, supervision and handling of violations in transport all over the country.

5. To grant accounts to log in the database on images from cameras for the Ministry of Transport, the Traffic Police Department, and the district-level Traffic Police Division, the Road-Rail Traffic Police Division, and the Road Traffic Police Division of the provincial-level Department of Public Security and the provincial-level Departments of Transport to serve the state management, inspection, supervision and handling of violations in accordance with law provisions and other works to ensure order security and traffic safety.

6. To appoint officers to monitor and operate the software, ensuring that the system is not interrupted during the exploitation and use.

7. To store data summarizing violations of vehicles and drivers on the Directorate for Roads of Vietnam’s software for 03 years; keep security and confidentiality of data on the software.

8. To request the provincial-level Departments of Transport to handle violations committed by drivers and transport business units in the areas.

Article 12. Responsibilities of the provincial-level Departments of Transport

1. To appoint officers to monitor, exploit and operate images from cameras on the Directorate for Roads of Vietnam’s software or the local transport business units’ software to serve the state management, inspection, supervision and handling of violations in transport business activities committed by local transport business units.

2. To check, update and compare information to ensure the accuracy of data transmitted from transport business units to the Directorate for Roads of Vietnam, including name of the provincial-level Department of Transport and the transport business unit; vehicle registration plates (vehicle control plates); vehicle load (the number of seats or volume of goods permitted to carry when traveling on road); business type and the number of vehicles required to install cameras as prescribed.

3. To request local transport business units within the management to handle violations committed by their drivers.

Article 13. Responsibilities of transport business units

1. To comply with Clause 5, Article 34 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. To equip, manage and maintain hardware and software devices used to process data, data transmission lines must be connected, be able to transmit data and compatible to the software receiving data of the Directorate for Roads of Vietnam.

3. To accurately, adequately and timely transmit data specified at Point b, Clause 2, Article 9 of this Circular to the Directorate for Roads of Vietnam’s server.

4. To appoint officers to monitor, exploit and operate images from their cameras to serve the management, operation, recommendation and handling of violations; to check the accuracy of information on vehicle registration plates (vehicle control plates), vehicle load (the number of seats or volume of goods permitted to carry when traveling on road), the driver's license numbers, business types of their vehicles.

5. To handle responsibility for managing, monitoring, exploiting and using data for concerned individuals and units as prescribed; to timely handle drivers violating units’ internal rules and regulations.

6. Transport business units shall directly perform or sign a contract to hire service providers to perform regulations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

 

Chapter IV

BY-AUTOMOBILE PASSENGER TRANSPORT BUSINESS

 

Section 1. GENERAL REQUIREMENTS

Article 14. Requirements for passenger transport business units

1. To comply with Article 34 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Management and use of automobiles used for transport business

a) To formulate and implement plans on technical maintenance (hereinafter collectively referred to as maintenance) and repairing vehicles to ensure that all vehicles must be maintained and repair according to the Ministry of Transport’s Circular No. 53/2014/TT-BGTVT dated October 20, 2014, on providing technical maintenance and repairing for road motor vehicles.

b) To write and fully update the operation process of the vehicles to the vehicles’ operation records or vehicle management software of the unit with at least information according the form provided in Appendix 1 attached to this Circular;

c) To connect and update data of vehicles’ operation records via the by-automobile transport business management software of the Ministry of Transport (the Directorate for Roads of Vietnam) according to the roadmap prescribed at Point d, Clause 3, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;

d) To use automobiles used for transport business which satisfy regulations specified at Points a and b, Clause 3, Article 11 and Article 13 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

3. To manage drivers

a) To employ drivers who satisfy requirements on experiences specified at Point c, Clause 3, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP to drive cars with double-deck beds;

b) To write and fully update the operation process of the drivers to the drivers’ operation records or driver management software with at least information according the form provided in Appendix 2 attached to this Circular;

c) To connect and update data of drivers’ operation records via the by-automobile transport business management software of the Ministry of Transport (the Directorate for Roads of Vietnam) according to the roadmap prescribed at Point d, Clause 3, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;

d) To ensure that the drivers comply with regulations on working time in a day, continuous driving time and rest time as prescribed in Clause 4, Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

4. To directly manage their vehicles and drivers to transport passengers according to one of the following methods:

a) Via an application software to support transport connection;

b) Via the transport order;

c) Via the transport contract.

5. To decide on fares for the units’ transport business.

6. To develop or apply service quality standards

a) Enterprises and cooperatives conducting passenger transport business along a fixed route, by-bus or by-taxi passenger transport business must develop or apply the basic standard on passenger transport business quality promulgated by the Directorate for Roads of Vietnam. In case where the unit develops its own service quality standard, it is required to clearly state that standard equivalent to which level of the basic standard on passenger transport business quality promulgated by the Directorate for Roads of Vietnam;

b) Before operating one route or change the service quality, an enterprise or cooperative conducting passenger transport business along a fixed route shall send a notice on the level of service quality of that route to the car stations of both ends of a route.

7. To store related dossiers and documents in the transport management and operation of the unit to server the inspection and supervision; the storing time is at least 03 years.

Article 15. Installation, management and use of information from the vehicles’ itinerary monitoring devices

1. The vehicle’s itinerary monitoring device must be recognized as conformity, ensure the fully and continuously recording and transmission to the server of the transport business unit or the unit providing the service of processing data from the itinerary monitoring device with the following compulsory information: itinerary, speed, and continuous driving time of the driver.

2. Responsibilities of transport business units

a) To install itinerary monitoring devices in their vehicles as prescribed;

b) To maintain such devices, ensure adequately, accurately and continuously transmit and provide compulsory information as prescribed from the itinerary monitoring devices when the vehicles traveling on road;

c) To provide accounts and passwords to log in the data processing software from the itinerary monitoring device of their vehicles for provincial-level Department of Transport of place where the badges and signboards are granted;

d) To appoint officers to monitor and supervise the vehicle operations through the itinerary monitoring devices during the vehicles’ transport business process; to provide warnings and handle drivers violating the units’ internal rules and regulations;

dd) To update and store compulsory information in a systematical manner for at least 01 year.

3. Transport business units and drivers shall comply with Clause 6, Article 12 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

Article 16. Organizing training courses on transport and traffic safety for drivers and vehicle attendants

1. Those who are subject to training courses: Drivers and vehicle attendants.

2. Training contents: According to the curriculum of the Minister of Transport.

3. Training time:

a) Before conducting transport business;

b) Every 03 year at most, since the previous training.

4. Trainers include:

a) Transport teachers of intermediate schools or higher with training in road transport and persons possessing intermediate or higher degrees in transport;

b) Persons with college or university degrees in other majors and having at least 03 years' experience in road transport management and operation.

5. Transport business units shall be responsible for organizing training courses on transport and traffic safety for drivers and vehicle attendants and ensure the following requirements:

a) Ensuring to comply with contents specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b) During the training process, transport business units may cooperate with other transport business units, the Vietnam Automobile Transportation Association and local automobile transportation associations, car driver training facilities, training schools for the Ministry's cadres and civil servants, ministerial-level agencies and training schools of intermediate and higher level (schools with transport major) to organize the training courses for drivers and vehicle attendants;

c) Before organizing the training courses, the organizing unit shall notify to the provincial-level Department of Transport in locality about training plans, location and the list of trainers and the list of participants for inspection and supervision;

d) A certificate made according to the form provided in Appendix 3 attached to this Circular, shall be granted for those who have completed the training course; dossiers of the training programs and training results shall be stored for at least 03 years.

6. Provincial-level Departments of Transport shall

a) Assign officers to direct monitor or monitor via cameras to monitor online the training of the organizing units;

b) Not to recognize the training results and ask the organizing units to re-train in accordance with regulations in case where the organizing units fail to notify the provincial-level Departments of Transport according to Point c, Clause 5 of this Article or in case where the organizing units fail to satisfy requirements specified at Point a, Clause 5 of this Article.

Section 2. BY-AUTOMOBILE PASSENGER TRANSPORT BUSINESS ALONG FIXED ROUTES

Article 17. Route setting criteria

1. Having a road system announced to be operated on the entire itinerary.

2. Having a station of departure and station of destination which have been announced and put into operation by a competent agency.

3. Fixed passenger transport route code

a) An inter-provincial fixed passenger transport route has a route code determined by the codes of provinces or cities of departure and destination; codes of the passenger car stations of departure and destination.  A route code shall be numbered in the order: province, city with small code before the province or city with large code; the passenger car station of a province or city with small code in front of the passenger car station of the province or city with large code. In case where there are many different itineraries in a route, characters in Vietnamese alphabet (A, B, C) shall be added to the end of the number sequence;

b) An intra-provincial fixed passenger transport route has a route code determined by the code of province or city; codes of the passenger car stations of departure and destination. A route code shall be numbered in the order: Code of the province or city; passenger car station with small code; passenger car station with large code. In case where there are many different itineraries in a route, characters in Vietnamese alphabet (A, B, C) shall be added to the end of the number sequence.

Article 18. Guidance on the organization, management and criteria of stopping points for passenger pick-up and drop-off on fixed routes

1. Criteria of stopping points for passenger pick-up and drop-off

a) Stopping points for passenger pick-up and drop-off shall only be located at locations ensuring traffic safety and convenience for passengers to get on and off the vehicle;

b) There is enough space for vehicles to stop to pick up and drop off passengers, so as not to affect vehicles on the road;

c) Stopping points for passenger pick-up and drop-off using the signboard (Signboard No. I.434a) applicable to fixed routes shall comply with the National Technical Regulation QCVN 41:2019/BGTVT on traffic signs and signals issued together with the Circular No. 54/2019/TT-BGTVT dated December 31, 2019 of the Minister of Transport;

d) The minimum distance between 02 adjacent stopping points for passenger pick-up and drop-off or between a stopping point for passenger pick-up and drop-off and a roadside station or between a stopping point for passenger pick-up and a car station of in two ends of the route shall be determined by the provincial-level Department of Transport on the basis of actual situation and the local traffic organization.

2. Organization and management of stopping points for passenger pick-up and drop-off

a) Stopping points for passenger pick-up and drop-off shall only serve passenger cars on fixed routes to pick up and drop off passengers; it is not allowed to use them for other activities;

b) Every passenger cars on fixed routes may stop for maximum of 03 minutes at the stopping point for passenger pick-up and drop-off;

c) The provincial-level Department of Transport of locality shall determine location of stopping points for passenger pick-up and drop-off on fixed routes (for national highways, it is necessary to reach an agreement with the competent road management agency; for the routes managed by the district- (city-) level People's Committee, it is necessary to reach an agreement with the district- (city-) level People's Committee) and submit it to the provincial-level People's Committee for approval;

d) The provincial-level Department of Transport shall advice the provincial-level People’s Committee to organize, manage and ensure traffic safety, order security and environmental hygiene at the stopping area for passenger pick-up and drop-off in the locality;

dd) The stopping point for passenger pick-up and drop-off shall be invested and built according to the following principles: For the road newly built or upgraded, expanded, an investor shall be responsible for including it as an item in the construction investment project; for the road currently in use, organizations and individuals shall invest in the construction in the form of socialization or using state budget;

e) The provincial-level Department of Transport shall issue a written notice on the putting into operation or stopping the operation of the stopping point for passenger pick-up and drop-off on fixed routes.

Article 19. Information posting

1. To post on the provincial-level Department of Transport's website the following information: The list of routes in the locality (after being announced by the competent agency); list of routes being exploited; the maximum number of trips allowed to be operated on each route per time unit and the total number of trips registered for operation; list of transport business units currently active on the route; route operation chart; hotline number (mobile) of the provincial-level Department of Transport.

2. The following information shall be displayed at car stations: The list of routes, schedule of departure of trips currently available at the station; the list of transport business units operating on each route; the hotline (mobile) number of the transport business units and the provincial-level Department of Transport in locality.

3. The following information shall be displayed at ticket booths: Name of the transport business units, name of the routes; fares, departure schedule of each trip, customer services provided during the itinerary, the baggage allowance.

4. Information to be displayed on the vehicle

a) To display on the top of the front windshield: The name of the station of departure and station of destination; the letter height is at least 06 cm.

b) To display on the two outer sides of a vehicle or the two sides of its doors: The name and telephone number of the transport business unit, with the minimum size of 20 cm length and 20 cm width;

c) Information to be displayed in the vehicle: The vehicle registration plate (vehicle control plate), fares, operation itinerary, customer service on the itinerary; baggage allowance, hotline number (mobile) of the transport business unit and the provincial-level Department of Transport of place where the badges and signboards are granted.

5. Responsible for posting and providing displayed information:

a) The provincial-level Department of Transport shall post information in accordance with Clause 1 of this Article;

b) The car station shall post information at the station and the ticket booth of the route that it is authorized to sell tickets in accordance with Clauses 2 and 3 of this Article;

c) The transport business unit shall display in the vehicles and post at the ticket booth (in case of selling tickets by itself) in accordance with Clauses 3 and 4 of this Article;

d) Enterprises and cooperatives doing passenger transport business along a fixed route must provide information required to be displayed at the station to the concerned car stations.

Article 20. Provisions on automobiles used for passenger transport business along fixed route

1. To comply with Clause 4, Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. To be displayed with information are prescribed in Clause 4, Article 19 of this Circular.

3. The quantity, quality and arrangement of seats and beds in the vehicle must be in compliance with the vehicle design and shall be numbered in ascending order from the front to the rear of the vehicle.

4. Fire extinguisher and escape tools that are serviceable and have not yet expired must be equipped in the vehicle.

5. Having a “XE TUYEN CO DINH” (Fixed route car) badge made according to the form provided in Appendix 4 attached to this Circular. This badge must be affixed to the right side under the location of the inspection stamp, at the inside of the front windshield.

6. Having the Guidance on traffic safety and emergency exit on the back of a seat or on a side of a bed with the following main contents: Regulations on fastening seat belts before the vehicle departures and instructions to fasten the seat belts (if any); instructions on arranging luggage; no smoking sign board; instructions on using electric power system of a vehicle (if any); instructions on using fire extinguisher, escape hammers and exit route in case where an incident occurs.

7. A the same time, a vehicle shall only be registered and used to exploit 02 fixed passenger transport routes at most, such routes may be consecutive (the station of destination of the ended route is the station of departure of the next route).

Article 21. Provisions on using passenger transit cars

1. A transit car must meet requirements specified in Clause 9, Article 3; Clause 5, Article 4; Clause 1, Article 12 and Point a, Clause 2, Article 22 of the Decree No. 10/2020/ND-CP; the lifetime shall be determined according to regulations on lifetime of passenger automobiles in the Government’s Decree No. 92/ND-CP dated October 30, 2009.

2. To display on the two outer sides or doors of a vehicle: name and telephone number of the enterprise or cooperative, with the minimum size of 20 cm length and 20 cm width.

3. Badges granted for a transit car shall comply with the form provided in Appendix 5 attached to this Circular.

Article 22. Provisions on route management

1. For intra-provincial routes: The provincial-level Department of Transport shall perform the route management in accordance with Clause 3, Article 4 of the Decree No. 20/2020/ND-CP.

2. For inter-provincial routes: The provincial-level Department of Transport of place where the badge is granted, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Department of Transport of the other end of the route in, performing the route management in accordance with Clause 3, Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and coordinate with the provincial-level Department of Transport of the place where occurring difficulties related to transport management, traffic order and safety on the route for handling.

3. Before March 31 every year, the provincial-level Department of Transport shall build, adjust and add intra-provincial fixed passenger transport routes; reach an agreement with the provincial-level Department of Transport of the other end of the route to build, adjust and add intra-provincial fixed passenger transport routes and report in writing to the Directorate for Roads of Vietnam to summarize and submit it to the Ministry of Transport for publication.

Before April 30 every year, the Directorate for Roads of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Departments of Transport of provinces and centrally-run cities in, summarizing, reviewing, adjusting and proposing the Ministry of Transport to publicize the list of inter-provincial fixed passenger transport route networks; the  Departments of Transport of provinces and centrally-run cities shall advise and propose the provincial-level People’s Committees to publicize the list of intra-provincial fixed passenger transport route networks.

4. Based on the list of fixed passenger transport route networks publicized by the competent authority, the provincial-level Department of Transport of locality (for intra-provincial routes) and the provincial-level Departments of Transport at both ends of the route (for inter-provincial routes) shall reach an agreement and publicize detailed information of each route on their websites, including the station of departure and station of destination, itinerary; total number of trips and departure time of each trip already operated by a transport business unit; the minimum interval between adjacent trips; and capacity in of stations at both ends of the route.

a) To publicize before May 15 every year;

b) To make irregular publication other than the time of periodical publication in case of adjusting or adding fixed passenger transport routes and the number of trips on the publicized route;

c) Within 07 working days from the date on which the competent agency publicizes, the Directorate for Roads of Vietnam shall update the list of inter-provincial fixed routes, the provincial-level Department of Transport shall update the operation chart of inter-provincial fixed routes, list and operation chart of intra-provincial fixed routes into the online public service system of the Ministry of Transport.

5. In the course of organizing the implementation, any arising problems such as new routes to be operated; new stations to be publicized and put into operation, the station operation suspended or other matters, resulting in the updating, modification and supplement to the list of fixed passenger transport route networks, the following provisions shall be complied with:

a) For intra-provincial fixed passenger transport routes, the provincial-level Department of Transport is assigned to summarize and report to the provincial-level People’s Committee for decision;

b) For inter-provincial fixed passenger transport routes, the provincial-level Departments of Transport at both ends of the route shall report to the Directorate for Roads of Vietnam to summarize and report to the Ministry of Transport for decision.

6. In case of dangerous epidemics, natural disasters and floods affecting the fixed route operation, the provincial-level Departments of Transport at both ends of the route shall temporarily reduce the number of actual trips or suspend the route operation during the period of dangerous epidemics, natural disasters and floods at requests of enterprises, cooperatives or according to decisions of the competent authority.  Modification results shall be reported to the Directorate for Roads of Vietnam to summarize and report to the Ministry of Transport.

Article 23. Adding and replacing vehicles operated on routes

1. Adding and replacing vehicles operated on routes

An enterprise or cooperative may replace the vehicle currently operated on the route or add more vehicles, provided that such addition does not increase the number of trips. A vehicle added or replaced to any route shall be granted with the “XE TUYEN CO DINH” (Fixed route car) badge with the name of that route and must meet requirements on vehicles participating in the registered route.

2. Irregularly changing the vehicle

a) An enterprise or cooperative may use any of its vehicles which have granted with the “XE TUYEN CO DINH” (Fixed route car) badge as a replacement when there are technical incidents or traffic accidents happening to the vehicle currently operating on the route or due to other force majeure events. If the unit cannot arrange any replacing vehicle, the provincial-level Department of Transport shall decide on appointing a vehicle of another unit operating on the same route as a replacement;

b) In case of irregularly replacing vehicles, a transport order of an enterprise or cooperative, made according to the form provided in Appendix 6 attached to this Circular, is required.

Article 24. Provisions on increasing vehicles to transport more passengers

1. Activities to increase vehicles to transport more passengers on fixed routes shall comply with Clause 6, Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Vehicles operating on fixed routes, vehicles used to transport passenger under contracts; vehicles used to transport tourists and buses may be additionally used to transport more passengers on holidays, New Year holidays, national upper secondary school examinations and university and college entrance examinations; the grant of badges shall comply with Point b, Clause 2, Article 22 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

3. The provincial-level Department of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, making a plan on increasing vehicles to transport more passengers (including the list of appointed vehicles and drivers) and organizing the implementation. Time limit for issuing a plan on increasing vehicles to transport more passengers is at least 07 days before the holidays, New Year holidays, university and college entrance examinations.

4. Enterprises and cooperatives currently operating fixed routes shall, based on the traveling demands, reach an agreement with the passenger car stations to make a plan on increasing vehicles on the routes that are currently operated by such enterprises and cooperatives on weekends (Friday, Saturday and Sunday) when the number of passengers suddenly increases (including the total number of increasing trips and the duration). The plan on increasing vehicles on the route on weekends shall be notified to the provincial-level Departments of Transport of both ends of the route before January 15 every year for implementation.

5. During the period of increasing vehicles, the provincial-level Department of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Department of Transport of the other end of the route, relevant stations and units having increased vehicles shall monitor, supervise and manage the vehicles’ and drivers’ operations in accordance with regulations on management of passenger transport along fixed routes.

6. When increasing vehicles, the passenger car station at the beginning of the route (outward trip) shall assumer the prime responsibility for recording the departure time and confirm in the transport order as prescribed, notify about the increased trips for the passenger car station of the other end of the route to arrange time for the return trips. The passenger car station of the other end of the route shall record the time and confirm the return trips in the transport order as prescribed. In case where enterprises and cooperatives doing transport business request not to organize the return trips, the passenger car station shall only confirm the vehicles arriving the station in the transport order as prescribed.

Article 25. Provisions on transport orders

1. A transport order shall be self-printed by an enterprise or cooperative, according to the form provided in Appendix 6 attached to this Circular. Apart from compulsory contents as prescribed in Appendix 6, an enterprise or cooperative may add other contents to serve its management.

2. An enterprise or cooperative shall be responsible for managing, granting and inspecting the use of transport orders; transport orders that have been completed shall be stored for at least 03 years.

3. A passenger car station shall be responsible for updating information about transport orders that have been stamped and confirmed into the national station management software.

Article 26. Powers and responsibilities of enterprises and cooperatives doing passenger transport business along a fixed route

1. Taking measures to properly and fully organize and implement registered by-automobile passenger transport route operation plans; formulating and implementing properly and fully the process to ensure traffic safety according to Articles 4 and 5 of this Circular; having units in charge of management and monitoring of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 of this Circular.

2. Complying with Articles 8, 9, 13, 14, 15, 16 and 54 of this Circular.

3. Monitoring and managing the use of badges and transport orders by units; recording information in the transport orders and issuing them to drivers in accordance with regulations on transport management; storing completed transport orders according to Clause 2, Article 25 of this Circular.

4. Taking responsibility for paying at least 90% of the fares to customers who have bought tickets then refusing to join the trip before the departure time at least 02 hours, for fixed routes with a distance of 300 km or less and at least 04 hours, for fixed routes with a distance of more than 300 km; paying at least 70% of the fares to customers who have bought tickets then refusing to join the trip before the departure time at least 01 hour, for fixed routes with a distance of 300 km or less and at least 02 hours, for fixed routes with a distance of more than 300 km.

5. Upon receiving consignments on fixed route cars (the consignor does not follow the vehicle), an enterprise or cooperative must asks the consignor to provide adequate and accurate information on goods and full name, address, identification card/citizen identification card number, contact number of the consignor and consignee; it is not allowed to receive banned goods, flammable and explosive goods, live animals and unsafe food. Compensation for damaged, lost or deficient consignments shall be made under the transport contract or agreement between the enterprise, cooperative and the consignor.

6. Formulating international regulations on uniforms and name cards of the drivers, vehicle attendants (if any), driving identification cards. A name card must contain picture, full name and managing unit; the name card may be combined with the driving identification card.

7. Having the right to refuse transporting passengers committing acts of disturbing the public order, obstructing the drivers and vehicle attendants; passengers committing acts of ticket fraud or those suffering from dangerous epidemics; passengers carrying banned goods or flammable and explosive goods or live animals.

8. Being entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 19 of this Circular.

9. It is not allowed to transport passengers or goods in excess of the permitted limits as recorded in the certificate of technical safety and environmental protection inspection of the automobile.

10. It is not allowed to use vehicles with “XE TRUNG CHUYEN” (Transit car) to conducting transport business.

11. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP, the provincial-level People’s Committee’s regulations and relevant laws.

Article 27. Powers and responsibilities of drivers and attendants of a fixed route car

1. Wearing name cards and uniforms as regulated by enterprises and cooperatives; carrying transport orders of the operating trips.

2. Properly and fully implementing requirements for drivers in the process to ensure traffic safety as prescribed in Articles 4 and 6 of this Circular; properly implementing transport orders issued by enterprises and cooperatives; ensuring security and order in the vehicle; picking up and dropping off passengers at stations of departure and stations of destination, stopping points for passenger pickup and drop-off and complying with the itinerary.

3. It is not allowed to transport passengers or goods in excess of the permitted limits as recorded in the certificate of technical safety and environmental protection inspection of the automobile; luggage and consignments must be arranged evenly in the luggage compartment, ensuring that such luggage and consignments do not shift during the transportation; it is not allowed to transport banned goods, flammable and explosive goods, live animals and unsafe food. Upon receiving consignments on fixed route cars (the consignor does not follow the vehicle), it is required to ask the consignor to provide adequate and accurate information on goods and full name, address, identification card/citizen identification card number, contact number of the consignor and consignee.

4. Taking responsibility for ensuring that every passengers have tickets; guiding and arranging seats and beds for passengers according to their tickets; providing regulations on traveling by vehicles, assisting passengers; arranging priority seats and beds for people with disabilities, the elderly, pregnant women and children; showing a civilized and polite attitude; taking responsibility to provide first aid for passengers showing signs of illness or delivery.

5. Being responsible for requesting the passenger car station to confirm information prescribed in the transport order before the vehicle leaves and arrives the station.

6. Complying with the law on order and traffic safety assurance.

7. Having the right to refuse transporting passengers committing acts of disturbing the public order, obstructing the drivers and vehicle attendants; passengers committing acts of ticket fraud or those suffering from dangerous epidemics; passengers carrying banned goods or flammable and explosive goods or live animals.

8. Being responsible for refusing to drive when discovering that the vehicle fails to meet safety requirements, there is no itinerary tracking device or camera in the vehicle or such devices or cameras have been installed but do not work as prescribed.

9. Keeping hygiene for the vehicle, not using technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the itinerary monitoring devices and cameras installed in the vehicle.

10. Ensuring the vehicle is at the passenger car station before the departure time at least 10 minutes for technical inspection and other works at the station in accordance to the process to ensure traffic safety.

11. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and relevant laws.

Article 28. Powers and responsibilities of passengers

1. Being entitled to ask enterprises and cooperatives to provide services with the registered and listed service quality standard.

2. Being entitled to ask vehicle attendants to issue the right type of tickets after paying fares; keeping tickets during the trips and producing tickets when being inspected by the competent person.

3. Being returned the fares as prescribed in Clause 4, Article 26 of this Circular.

4. Being entitled to make complaints, recommendations and reports on violations of regulations on transport management of transport business units, drivers, vehicle attendants and ask for compensation for damage (if any).

5. Complying with regulations when traveling by vehicles to ensure safety and order security in the vehicles; getting in and getting out of vehicles at stations or stopping points for passenger pickup and drop-off as prescribed.

6. Exercising other rights and fulfilling other responsibilities in accordance with relevant laws.

Section 3. BY-BUS PASSENGER TRANSPORT BUSINESS ALONG A FIXED ROUTE

Article 29. Requirements for buses

1. Fully meeting requirements specified in Clause 2, Article 5 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Fire extinguisher and escape tools that are serviceable and have not yet expired must be equipped in the vehicle.

3. Having a “XE BUYT” (Bus) badge made according to the form provided in Appendix 7 attached to this Circular. This badge must be affixed to the right side under the location of the inspection stamp, at the inside of the front windshield.

4. Information to be displayed:

a) Outside of the vehicle:

On the top of the front windshield and at the back of the vehicle: Route number or code, starting point and ending point of the route;

On the two outer sides of the vehicle: route number or code; fares and telephone number of the enterprise or cooperative;

b) Inside of the vehicle: vehicle registration plate (vehicle control plate), route number or code; diagram of the starting point, ending point and stopping points along the route; hotline number (mobile) of the transport business unit and provincial-level Department of Transport in locality; responsibilities of drivers, vehicle attendants and passengers.

c) Inside the vehicle there is Guidance on traffic safety and emergency exit at a position easy to see by passengers, including the main contents as follows: Instructions on fastening seat belts (if any); instructions on arranging luggage; no smoking sign board; instructions on using electric power system of a vehicle (if any); instructions on using fire extinguisher, escape hammers and exit route in case where an incident occurs.

Article 30. Starting points, ending points, stopping points and bus shelters, transport orders

1. A starting point and ending point of a bus route must

a) Having enough space for buses to turn around and park to ensure traffic safety;

b) Having information boards with the following contents: route name; route number; itinerary; frequency of driving; operation time of the route in a day; telephone numbers of the route management agency and the enterprise or cooperative participating in the route operation; responsibility of passengers, drivers, and vehicle attendants;

c) Having bus shelters.

2. Bus stopping points

a) The area where the bus stops to pick up and drop off passengers is signaled by signboards and road marking as prescribed; on the signboard, there must be a route number or code, route name (starting point - ending point), shortened itinerary at the back of the signboard;

b) At bus stopping points in urban areas, if the pavement width is 05 meters or more and at bus stopping points outside urban areas, if the pavement width is 2.5 meters or more, it is required a bus shelter;

c) The provincial-level Department of Transport shall announce the form of bus top signboard applicable within its locality.

3. At passenger car stations, railway stations, airports, ports, inland waterways terminals and seaports with bus routes passing through, it is required to arrange stopping points for passenger pickup and drop-off for buses to connect with other transport modes.

4. Bus shelters

a) The provincial-level Department of Transport shall announce the form of bus top signboard applicable within its locality;

b) At the bus shelter, the following information shall be displayed: Route number, route name, itinerary, frequency of driving, operation time of the route in a day; hotline number (mobile) of the transport business unit and the provincial-level Department of Transport in locality, map or diagram of the route network.

5. Starting points, ending points, stopping points and bus shelters must be convenient for people with disabilities.

6. Transport orders

a) A transport order shall be self-printed by an enterprise or cooperative, according to the form provided in Appendix 6 attached to this Circular. Apart from compulsory contents as prescribed in Appendix 6, an enterprise or cooperative may add other contents to serve its management;

b) An enterprise or cooperative shall be responsible for managing, granting and inspecting the use of transport orders; transport orders that have been completed shall be stored for at least 05 years.

Article 31. Investment in the construction of infrastructure in service of by-bus passenger transport operation

1. Infrastructure system serving by-bus passenger transport operation including: Road (or lane) for buses or priority road (or lane) for buses, starting points, ending points, stopping points, signboards, bus shelters, transit centers; parking lots for buses and bus stations.

2. Infrastructure system serving by-bus passenger transport operation shall be invested from the state budget and other capital sources or source of socialization.

3. The provincial-level Department of Transport shall be responsible for managing and investing to build or socialize the investment in building, maintaining infrastructure system serving by-bus passenger transport operation in the locality according to the tasks assigned by the provincial-level People’s Committee.

Article 32. Announcement to open by-bus passenger transport routes

1. The provincial-level Department of Transport shall announce to open by-bus passenger transport routes in the locality in accordance with the list of route networks approved by the provincial-level People’s Committee. For a bus route running through many provinces and cities, the provincial-level Department of Transport of place having the bus routes where the enterprise or cooperative or the enterprise’s or cooperative’s branch is headquartered shall, based on the approved list of route network, announce to open the route after receiving an agreement from the provincial-level Department of Transport of the other end of the route and the provincial-level Departments of Transport of localities where the route runs through. In case where the ending point or starting point of a bus route is in an airport, the provincial-level People’s Committee shall reach an agreement with the Ministry of Transport before announcing to open that route.

2. An announcement to open a bus route comprises:

a) Enterprises and cooperatives operating the route;

b) Route number or code, distance; itinerary (starting point, ending point and stopping points of the route);

c) Operation chart, operation time of the route;

d) Brand, capacity, specific color of vehicles operating on the route;

dd) Fares.

3. The provincial-level Department of Transport shall post contents specified in Clause 2 of this Article on its website within 15 days before conducting by-bus passenger transport on the route.

Article 33. Management of by-bus passenger transport operation

1. The provincial-level Department of Transport shall organize the implementation of bidding or ordering to operate by-bus passenger transport routes in accordance with the law on production and provision of public services and products.

2. Enterprises and cooperatives having a by-automobile passenger transport business license with the by-bus transport type may register for a bid or place an order to operate by-automobile passenger transport routes.

3. The provincial-level Department of Transport in locality shall sign in the contract of operating routes with an enterprise or cooperative winning a bid or allowed to place an order. Such a contract must clearly state the plan on route operation, including: route name, route number, vehicle brand, capacity, fares, operation chart of the vehicle on the route and the contract term.

4. The provincial-level Department of Transport shall decide on adjusting one part or the whole operation chart, operation itinerary of the intra-provincial bus route when there is any change in traffic organization leading to the change in itinerary or there is natural disaster, floods or other force majeure cases or upon request of the enterprise or cooperative currently operating the route which is suitable to the actual demands and conditions in each period; the enterprise or cooperative shall adjust the plan on the route operating in corresponding to the newly adjusted operation chart; the provincial-level Department of Transport and enterprise or cooperative shall sign and stamp to confirm that the new route operation plan is a part of the contract of operating routes.

5. For a bus route running through many provinces and cities, the provincial-level Department of Transport of place having the bus route where the enterprise or cooperative or the enterprise’s or cooperative’s branch is headquartered shall adjust the operation chart, operation itinerary, suspend the operation or close the route after receiving an agreement from the provincial-level Department of Transport of the other end of the route; notify to provincial-level Departments of Transport of localities where the bus route runs through before implementation.

6. A decision on adjusting the operation chart shall be posted on mass media at least 10 days before implementation.

Article 34. Provisions on suspending route operation, closing bus routes; increasing the number of, or replacing buses currently operating on routes

1. Suspension of route operation and closing bus routes

a) Before suspending the operation at least 30 days, an enterprise or cooperative shall send a written notice on route operation suspension to the provincial-level Department of Transport of place where the by-automobile transport business license is granted.

In case of suspending operation, resulting in the change of frequency of driving on the route or closing the route, within 10 working days after receiving the notice from an enterprise or cooperative, the provincial-level Department of Transport of place where the by-automobile transport business license is granted (or reach an agreement with the provincial-level Department of Transport of the other end of the inter-provincial bus route) to announce the new frequency of driving or announce to close the route on the basis of an enterprise’s or cooperative’s request;

b) The provincial-level Department of Transport shall be responsible for posting on mass media within 15 working days after receiving the notice;

c) Within 05 working days after suspending operation, the enterprise or cooperative must return badges of vehicles to be suspended from operation to the provincial-level Department of Transport of place where such badges are granted.

2. Increasing the number of buses or replacing buses

a) An enterprise or cooperative may replace the vehicle currently operated on the route or add more vehicles, provided that such addition does not increase the number of trips. An added or replacing vehicle shall be granted with the “XE BUYT” (Bus) and must meet requirements on vehicles participating in the route operation under the signed contract.

b) An enterprise or cooperative may use any of its vehicles which have granted with the “XE BUYT” (Bus) badge as an irregular replacement when there are technical incidents or traffic accidents happening to the vehicle currently operating on the route or due to other force majeure events.

Article 35. Powers and responsibilities of enterprises and cooperatives doing by-bus transport business

1. Taking measures to properly organize and implement the operation chart according to the operation plan as prescribed in the signed contract; formulating and implementing properly and fully the process to ensure traffic safety according to Articles 4 and 5 of this Circular; having units in charge of management and monitoring of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 of this Circular.

2. Complying with Articles 8, 9, 13, 14, 15, 16 and 54 of this Circular.

3. Formulating international regulations on uniforms and name cards of the drivers, vehicle attendants, driving identification cards. A name card must contain picture, full name and managing unit; the name card may be combined with the driving identification card.

4. Being entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clause 4, Article 29 of this Circular.

5. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and relevant laws.

Article 36. Powers and responsibilities of drivers and attendants of a bus

1. Properly complying with the process to ensure traffic safety as prescribed in Article 4 of this Circular.

2. Wearing name cards and uniforms as prescribed by the enterprises and cooperatives.

3. Complying with the approved operation itinerary and operation chart.

4. Providing information on route itineraries, stopping points on the route upon request of the passengers; providing guidance and support for passengers (especially people with disabilities, the elderly, pregnant women and children) when getting on to and getting off the bus; showing a civilized and polite attitude.

5. Having the right to refuse transporting passengers committing acts of disturbing the security, order and safety on the bus or those suffering from dangerous epidemics; having the right to refuse transporting and are not allowed to transport banned goods or flammable and explosive goods or live animals, unsafe food or luggage with weight and size in excess of the permitted limit as prescribed in Clause 1, Article 37 of this Circular.

6. Being responsible for refusing to drive when discovering that the vehicle fails to meet safety requirements, there is no itinerary tracking device or camera in the vehicle (for vehicles required to install such device or camera) or such device or camera has been installed but do not work.

7. Keeping hygiene for the vehicle, not using technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the itinerary monitoring devices and cameras installed in the vehicle.

8. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and relevant laws.

Article 37. Powers and responsibilities of passengers

1. Being entitled to carry out with them luggage with a weight of not more than 10 kg and a size of not more than 30x40x60 cm.

2. Complying with regulations when being on bus and the drivers’ and bus attendants’ instructions.

3. Requiring bus attendants to issue the right type of tickets after paying fares; keeping tickets during the trips and producing tickets when being inspected by the competent person.

4. Being entitled to make complaints, recommendations and reports on violations of regulations on transport management of transport business units, drivers, vehicle attendants and ask for compensation for damage (if any).

5. Exercising other rights and fulfilling other responsibilities in accordance with relevant laws.

Section 4. BY-TAXI PASSENGER TRANSPORT BUSINESS

Article 38. Requirements for taxis

1. A taxi must meet requirements specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 6 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. A taxi must be displayed with the following information:

a) On the two sides of a taxi doors: name, telephone number and logo of an enterprise or cooperative, with the minimum size of 20 cm length and 20 cm width;

b) Inside a taxi: The taxi fares according to kilometer (km), fares for waiting time upon passenger's request and other charges (if any) paid by the passenger.

3. Fire extinguisher that is serviceable and has not yet expired must be equipped in the taxi as prescribed.

4. Taxis’ badges

a) The “XE TAXI” (Taxi) badge shall be made according to the form provided in Appendix 8 attached to this Circular;

b) The provincial-level People’s Committee shall stipulate specific regulations on taxi's badges for local units under its management or use the form provided in Appendix 8 attached to this Circular.

Badges stipulated by the provincial-level People’s Committee must have QR code and a size in consistency with the form provided in Appendix 8 attached to this Circular. In case where the locality prints and issues badges by itself, it shall notify its own badge form to the Directorate for Roads of Vietnam before implementation;

c) This badge must be affixed to the right side under the location of the inspection stamp, at the inside of the front windshield.

5. The phrase “XE TAXI” (taxi) must be made by reflective material displayed on (affixed to) the front and rear windshields according to the form provided in Appendix 9 attached to this Circular (except for the case a taxi has a light box).

6. Inside the taxi there is Guidance on traffic safety and emergency exit for passengers, including the main contents as follows: instructions to fasten the seat belts (if any); no smoking sign board; instructions on opening and closing doors.

Article 39. Public pick-up and drop-off places and taxi stops

1. Pick-up and drop-off places for taxis must ensure traffic safety and be signaled by signboards and road marking as prescribed.

2. Taxi stops

a) Taxi stops are classified into 02 types: taxi stops organized and managed by enterprises and cooperatives; public taxi stops organized and managed by state management agencies in localities;

b) Requirements for a taxi stop: Ensuring order, safety and not causing traffic jam; satisfying requirements on fire prevention and fighting and environmental sanitation.

Article 40. Powers and responsibilities of enterprises and cooperatives doing by-taxi passenger transport business

1. Formulating and implementing properly and fully the process to ensure traffic safety according to Articles 4 and 5 of this Circular; having units in charge of management and monitoring of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 of this Circular.

2. Complying with Articles 14, 15, 16 and 16 of this Circular.

3. Formulating regulations on uniforms and name cards of the drivers, driving identification cards. A name card must contain picture, full name and the managing unit; the name card may be combined with the driving identification card.

4. Being entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clause 2, Article 38 of this Circular.

5. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and relevant laws.

Article 41. Powers and responsibilities of taxi drivers

1. Properly and fully complying with the process to ensure traffic safety as prescribed in Article 4 of this Circular.

2. Wearing name cards and uniforms as prescribed by the enterprises and cooperatives.

3. Collecting fares according to the amount stated on the taximeter or the notification on the software; printing invoices or receipts (or sending electronic invoices) to passengers when they making full payment.

4. Keeping hygiene for the vehicle, not using technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the itinerary monitoring devices in the taxi.

5. Providing information on the route upon request of the passengers; providing guidance and support for passengers (especially people with disabilities, the elderly, pregnant women and children) when getting in and getting out of the taxi.

6. Having the right to refuse transporting passengers committing acts of disturbing the security, order and safety in the taxi or those suffering from dangerous epidemics; it is not allowed to transport banned goods, flammable and explosive goods, live animals, goods with unclear origins and unsafe food.

7. Being responsible for refusing to drive when discovering that the taxi fails to meet safety requirements, there is no itinerary tracking device in the taxi or such device has been installed but does not work.

8. Drivers shall calculate fares by a software; it is required to have a device that may access into the protocol showing at least contents specified at Point c, Clause 3, Article 6 of the Decree No. 10/2020/ND-CP during the transportation process, and such contents shall be provided upon request of the competent authority.

9. Performing other responsibilities in accordance with the Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and relevant laws.

Article 42. Powers and responsibilities of passengers

1. Asking the driver to provide information about the operation itinerary.

2. Paying fares according to the taximeter or the calculation software and receiving invoices or receipts with the correct payment.

3. Complying with regulations when traveling by taxi and the drivers’ instructions.

4. Being entitled to make complaints, recommendations and reports on violations of regulations on transport management of transport business units, drivers and ask for compensation for damage (if any).

5. Exercising other rights and fulfilling other responsibilities in accordance with relevant laws.

 

Section 5. BUSINESS OF PASSENGER TRANSPORT UNDER CONTRACT OR TOURIST TRANSPORT BY AUTOMOBILE

 

Article 43. Regulations on automobiles used in contracted passenger transport business and in tourist transport business; determination of automobiles’ overlapping starting points and ending points

1. Automobiles used in contracted passenger transport business must comply with Clause 1, Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Automobiles used in tourist transport business must comply with Clause 1, Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

3. Having the following information fully displayed: Name and telephone number of the transport business unit.

a) Minimize size: Length: 20 cm, width: 20 cm;

b) Displaying position: On the two outer sides or doors of an automobile.

4. The words “XE HOP DONG” (Contracted vehicle) that are made by reflective material displayed on (affixed to) the front and rear windshields of automobiles used in contracted passenger transport business according to Form in Appendix 10 to this Circular.

5. The words “XE DU LICH” (Tourist vehicle) that are made by reflective material displayed on (affixed to) the front and rear windshields of automobiles used in tourist transport business according to Form in Appendix 11 to this Circular.

6. Number, quality and arrangement of seats in a vehicle must be comply with its design.

7. Automobiles are equipped with escape tools and fire extinguishers that are serviceable and have not yet expired according to regulations.

8. Automobiles used in contracted passenger transport business must have a “XE HOP DONG” badge according to Form in Appendix 12 to this Circular.

9. Automobiles used in tourist transport business must have a “XE O TO VAN TAI KHACH DU LICH” (Tourist car) signboard according to regulations.

10. Badges and signboards must be affixed to the right side of the inside of the front windshield, right below the inspection stamp.

11. Having the Guidance on traffic safety and emergency exit (in English and Vietnamese) on the back of a seat or on a side of a bed with the following main contents: instructions for wearing seat belts (if any); instructions for luggage arrangement; signboard of no smoking; instructions for using electrical system (if any); instructions for using fire extinguishers, escape hammers and escape routes when an incident occurs.

12. An overlapping starting point (the first passenger pick-up point stated in the transport contract) and ending point (the last passenger drop-off point stated in the transport contract) in contracted passenger transport business or tourist transport business shall be a place on a road or a place with its address associated with a street (road) or lane (alley) in an urban area.

Article 44. Power and responsibilities of contracted passenger transport business units and tourist transport business units

1. Formulating and fully and properly implementing procedures for ensuring traffic safety as prescribed in Articles 4 and 5 of this Circular; performing Articles 14, 15, 16 and 54 of this Circular.

2. Transport business units using automobiles with a capacity of 09 seats or more (including the driver) must comply with Articles 8, 9 and 13 of this Circular.

3. Contracted passenger transport business units must comply with Clauses 3, 5 and 6, Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP. Tourist transport business units must comply with Clauses 3 and 5, Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

4. Formulating internal regulations on uniform, name tags for drivers and vehicle attendants (if any), driver identification cards; Name tags must have image, state full name, managing unit. The name tag can be combined with the driver identification card.

5. Using electronic device to display information according to Clause 3, Article 43 of this Circular.

6. Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations.

Article 45. Power and responsibilities of drivers of automobiles used in contracted passenger and tourist transport business

1. Fully and properly implementing procedures for ensuring traffic safety as prescribed in Article 4 of this Circular.

2. Transporting passengers according to itinerary and schedule reported to provincial-level Departments of Transport. Wearing name tags, uniform according to regulations of their transport business units.

3. Drivers of automobiles used in contracted passenger transport business must comply with Clauses 3, 4, 6 and 7, Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP. Drivers of automobiles used in tourist transport business must comply with Clauses 3, 4 and 7, Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

4. A driver using an application software supporting transport connection in the course of passenger transport must have a device that can access an interface showing electronic transport contracts, list of passengers according to Form in Appendix 13 to this Circular.

5. Ensuring hygiene in vehicles, not using technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the itinerary monitoring devices, camera installed in vehicles (for vehicles as required).

6. Refusing to transport passengers who disturb security, order and safety in vehicles; having the right to refuse to transport prohibited goods, flammable and explosive goods, or live animals.

7. Having the right to refuse to drive a vehicle if detecting that such vehicle doesn’t satisfy conditions for safety or has not itinerary monitoring devices, camera (for vehicles as required) or they are installed but not working.

8. It is not allowed to transport passengers in excess of the permitted limit recorded in certificate of technical safety and environmental protection inspection of the automobile of a vehicle; luggage must be arranged evenly in the luggage compartment, ensuring that such luggage do not shift during the transport; must not transport banned goods, flammable and explosive goods, live animals or unsafe food.

9. Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations.

 

Chapter V

BY-AUTOMOBILE GOODS TRANSPORT BUSINESS

 

Article 46. Regulations on automobiles used in goods transport business

1. Automobiles used in goods transport business must comply with Clause 6, Article 9 and Article 14 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Having all required information displayed according to Appendix 14 to this Circular.

3. Information displaying position

a) For trucks, trailers: On outer sides of the two doors of driver cabin;

b) For trailers or semi-trailers with containers: On two outer sides of a container;

c) For trailers or semi-trailers without containers: On the metal panel attached to the chassis at an easy-to-see position such as beside or behind the vehicle.

4. The size of container of an automobile used in goods transport shall be in accordance with the certificate of technical safety and environmental protection.

5. Automobiles are equipped with fire extinguishers that are serviceable and have not yet expired according to regulations, escape tools.

6. A “XE CONG-TEN-NO” (Container car) badge affixed to a container car shall be in accordance with the form in Appendix 15 to this Circular; a “XE TAI” (Truck) badge affixed to a truck shall be in accordance with the form in Appendix 16 to this Circular; a “XE DAU KEO” (Trailer) badge affixed to a tractor with a trailer or semi-trailer shall be in accordance with the form in Appendix 17 to this Circular.

7. Badges must be affixed to the right side of the inside of the front windshield, right below the inspection stamp.

Article 47. Regulations on transport documents

1. Transport documents issued by a transport business units must comply with Clause 11, Article 9 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Transport documents are stamped by transport units and granted to drivers and brought with them in the course of goods transport; for business households, owners of such business households must sign in transport documents with their full names.

3. After loading goods onto vehicles and before transporting goods, the goods owner (or a person authorized by him/her), or representative of the unit or the individual loading goods onto vehicles shall countersign the conformity of the loading in the transport documents.

Article 48. Power and responsibilities of goods transport business units

1. Complying with Clauses 1, 2, 3 and 7, Article 14, Article 15 and Article 54 of this Circular.

2. Formulating and fully and properly implementing procedures for ensuring traffic safety as prescribed in Articles 4 and 5 of this Circular. Goods transport business enterprises and cooperatives using containers must have a department that manages and monitors conditions for traffic safety as prescribed in Article 7 of this Circular; implementation of Article 15 of this Circular.

3. Goods transport business units using containers and tractors must comply with Articles 8, 9 and 13 of this Circular.

4. Directly managing their own vehicles and drivers to transport goods, using one of the following forms:

a) Via the application software supporting transport connection;

b) Using transport contracts;

c) Via transport documents.

5. Deciding on fares for units’ transport business activities.

6. Being responsible for disseminating the compliance of the allowable load of the automobile to the driver; not doing, or requiring a driver to, load and transport goods exceeding the allowable amount prescribed by law; being jointly liable for an illegal change in technical parameter or transport of goods in excess of the allowable amount of an automobile under a unit’s management.

7. Being responsible for the driver’s transport of goods in excess of the allowable amount according to the law.

8. A transport business unit using an application software supporting transport connection must equip its drivers devices that can access an interface showing electronic transport contracts, electronic transport documents.

9. Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations.

Article 49. Power and responsibilities of drivers of vehicles using in goods transport business

1. Fully and properly implementing procedures for ensuring traffic safety as prescribed in Articles 4 and 6 of this Circular.

2. Bringing transport documents and other papers of such drivers and vehicles when transporting goods according to the law.  When driving vehicles using an application software supporting transport connection, must have devices that can access an interface showing electronic transport contracts, electronic transport documents.

3. Before transporting goods, the drivers require the persons responsible for loading goods onto the vehicles to sign of such loading on transport documents; refuse a transport with the goods loading in contravention of the law.

4. Having the right to refuse to drive a vehicle if detecting that such vehicle doesn’t satisfy conditions for safety or has not itinerary monitoring devices, camera (for vehicles as required) or they are installed but not working; a vehicle with goods in excess of allowable goods amount.

5. Must not technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere with the process of operation, destroy (or interfere) with GPS, GSM waves or falsify data of the itinerary monitoring devices, camera installed in vehicles.

6. Not carrying more than the permitted amount of goods or exceeding the vehicle's dimension limits stated in the automobile's certificate of technical safety and environmental protection inspection.

7. Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations.

 

Chapter VI

REGULATIONS ON PROVISION, MANAGEMENT AND USE OF INFORMATION IN TRANSPORT CONTRACTS, TRANSPORT DOCUMENTS AND TRANSPORT ORDERS

 

Article 50. Requirements of provision, management and use of information

1. Provided information and data must be fully in accordance with the structure and format announced by the Directorate for Roads of Vietnam.

2. Before a trip, information and data defined at Point d, Clause 2; Point d, Clause 3; Point d, Clause 4 of Article 51 in this Circular must be provided and updated on software at the server of the Directorate for Roads of Vietnam.

3. The chronological sequence of information and data that are provided for the server of the Directorate for Roads of Vietnam must be ensured. The server of the data transmission unit and the server of the Directorate for Roads of Vietnam must be synchronized with the national standard time according to Network Time Protocol.

4. Provided information and data must be timely, accurate, complete, not be corrected or falsified before, during or after data transmission.

5. Provided information and data must be used according to regulations on application of information technology to activities of state agencies, be used in the state management of transport, management of activities of transport business units and passenger car station units (for information in transport orders) and shall be sent to price management agencies, tax offices, Public Security agencies and traffic inspectorates upon request and for handling of disputes, complaints.

Article 51. Regulations on information provision

1. Provided information is divided into two categories, including default identification information and continuously updated information about trips.

2. Regulations on provision of information in transport contracts:

a) Default identification information includes: Name, tax identification number of transport business units; name, tax identification number of data transmission software service units (if transport business units hire the service); name of provincial-level Departments of Transport (that grant the transport business licenses to transport business units); information about vehicles (vehicle registration plates (vehicle control plates), brands and number of seats). Such default identification information must be associated with the trip information specified in Point b of this Clause;

b) Information of each trip includes: Information on the transport hirer (name, address, telephone number); information on the driver (full name, category of driver license, number of driver license); contract number, date of signing of the contract; time for starting and ending the contract performance (date and time); starting and ending addresses and pick-up and drop-off places on the route (if any); distance (km) of the trip; and total number of passengers;

c) Contracted passenger transport business units and tourist transport business units shall be responsible for providing and updating minimum information of transport contracts for the server of the Directorate for Roads of Vietnam according to the roadmap as defined in Clause 5, Article 7; Clause 5, Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;

d) Information as prescribed at Points a and b of this Clause must be provided continuously for the server of the Directorate for Roads of Vietnam before the drivers transport passengers.

3. Regulations on provision of information in transport documents:

a) Default identification information includes: Name, tax identification number of transport business units; name, tax identification number of data transmission software service units (if transport business units hire the service); name of provincial-level Departments of Transport (that grant the transport business licenses to transport business units); information about vehicles (vehicle registration plates (vehicle control plates), brands and the loading of vehicles (kg)). Such default identification information must be associated with the trip information specified in Point b of this Clause;

b) Information of each trip includes: Information on the transport hirer (name, address, telephone number); information on the driver (full name, category of driver license, number of driver license); itinerary starting and ending addresses; contract number, date of signing of the contract (if any); and type and weight of goods transported on the vehicle (kg);

c) Goods transport business units shall be responsible for providing minimum information of transport documents for the server of the Directorate for Roads of Vietnam according to the roadmap as defined in Clause 11, Article 9 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;

d) Information as prescribed at Points a and b of this Clause must be provided continuously for the server of the Directorate for Roads of Vietnam before the drivers transport goods.

4. Regulations on provision of information in transport orders:

a) Default identification information includes: Name, tax identification number of transport business enterprises or cooperatives; tax identification number of data transmission software service units (if transport business enterprises or cooperatives or passenger car stations hire the service); name of provincial-level Departments of Transport (that grant the transport business licenses to enterprises or cooperatives); name and code of car stations (starting point and ending point for bus routes); information about vehicles (vehicle registration plates (vehicle control plates), brands and number of seats); information about the routes (code of routes, station of departure and station of destination (starting point and ending point for bus routes)); departure time according to the plan. Such default identification information must be associated with the trip information specified in Point b of this Clause;

b) Information of each trip includes: information on the driver (full name, category of driver license, number of driver license); real departure time; number of passengers upon exit;

c) Passenger car stations, passenger transport business enterprises or cooperatives with fixed routes or using bus shall be responsible for providing and updating information of transport orders of cars for the server of the Directorate for Roads of Vietnam according to the roadmap as defined in Clause 8, Article 4; Clause 4, Article 5 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;

d) Information as prescribed at Points a and b of this Clause must be provided continuously for the server of the Directorate for Roads of Vietnam within 03 minutes after a car departs.

Article 52. Responsibilities of Directorate for Roads of Vietnam

1. Equipping, managing, upgrading and maintaining hardware, software, transmission line to receive, store, process and exploit and use data. The implementation shall comply with the roadmap defined in Clause 8, Article 4; Clause 4, Article 5; Clause 5, Article 7; Clause 5, Article 8 and Clause 11 Article 9 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.

2. Building a data structure, format and protocol for units to transmit data to the server of the Directorate for Roads of Vietnam.

3. Exploiting and using information on the software of the Directorate for Roads of Vietnam to serve the state management in transport activities:

a) Monitoring, rectifying, handling, or requesting competent authorities to handle, violations of transport business units, passenger car station units and drivers; propose competent authorities to rectify and handle violations against the Services of Transport;

b) Serving scientific research, settlement of disputes and complaints (if any).

4. Guiding to use, update, exploit and manage the software for officials of provincial-level Departments of Transport; providing usernames and passwords to access the software of Directorate for Roads of Vietnam for provincial-level Departments of Transport and relevant agencies and organizations.

5. Storing data on the software of the Directorate for Roads of Vietnam for 03 (three) years; ensuring safety and confidentiality of data on the software.

Article 53. Responsibilities of provincial-level Departments of Transport

1. Exploiting and using data on the software of the Directorate for Roads of Vietnam to serve transport management

a) Monitoring, rectifying, handling violations in transport of transport business units;

b) Serving the settlement of disputes and complaints (if any).

2. Checking, updating and ensuring the accuracy of the data transmitted by transport business units and passenger car station units to the Directorate for Roads of Vietnam, including: Names of provincial-level Departments of Transport; information about transport business units; information about passenger car station units; information about cars;  business activities of transport business units in localities.

3. Arranging officials monitoring, exploiting and using data on the software of the Directorate for Roads of Vietnam.

4. Securing usernames and passwords used to access, exploit and use data on the software of the Directorate for Roads of Vietnam.

5. Requesting transport business units under the management of localities to handle violations of drivers.

6. Handling or requesting a competent authority to handle the transport business units, passenger car station units in localities according to regulations.

Article 54. Responsibilities of transport business units, passenger car stations

1. Equipping, managing and maintaining hardware and software handling data and transmission line, ensuring data connection and transmission and the compatibility with data receiving software of the Directorate for Roads of Vietnam.

2. Transmitting (updating) accurately, completely, not modifying or falsifying data and ensuring the time of receiving data of the server of Directorate for Roads of Vietnam as prescribed in Article 51 of this Circular.

3. Monitoring, inspecting the accuracy of information on vehicles, drivers and business types of vehicles under the management unit. Arranging officials monitoring, exploiting and using data for management and operation of transport activities of units.

4. Systematically storing mandatory information for at least 03 (three) years.

5. Providing accounts (usernames and passwords) to access units’ vehicle management software for the competent state management agencies upon request.

6. Transport business units, passenger car stations can directly implement Clauses 1, 2 and 4 of this Article or hire a software service unit to implement such provisions via a valid contract.

7. Other responsibilities as prescribed by relevant law.

 

Chapter VII

REGULATIONS ON MANAGEMENT AND BUSINESS OF ROAD TRANSPORT SUPPORT SERVICES

 

Article 55. Regulations on parking lots

1. Requirements for parking lots

a) Ensuring security and order; meeting the requirements of fire and explosion prevention and fighting and environmental hygiene;

b) Entrances and exits of parking lots must be designed to ensure safety and avoid traffic jams.

2. Business contents in parking lots

a) Parking service;

b) Organizing services of maintaining and repairing vehicles;

c) Other services according to the law.

3. Regulations for units managing and conducting the business of parking lots

a) Ensuring security, order; environmental hygiene and fire and explosion prevention and fighting in parking lots;

b) Publicizing regulations, prices of services at parking lots, names and telephone numbers of competent state management agencies in order that vehicle owners can report and make complaints when necessary;

c) Compensating the driver for any loss of or damage to his/her vehicle;

d) Being inspected and supervised by competent state agencies;

dd) Providing services specified in Clause 2 of this Article;

e) Collecting parking fees;

g) Not allowing owners of vehicles used in transport business to use the parking lot to pick up, drop off passengers or to load and unload goods, to package and preserve goods;

g) Refusing to provide the service for owners of vehicles who don’t comply with internal regulations of the parking lot.

4. Responsibilities and power of the vehicle owner or the driver at the parking lots

a) Complying with the internal regulations and instructions of the parking lot operators;

b) Having the right to choose the services at the parking lot;

c) Having the right to report on violations of the parking lot to the competent authorities.

5. The provincial-level Departments of Transport advises the provincial-level People's Committees about the organization and management of parking lots in localities.

Article 56. Regulations for units conducting the business of passenger car stations

1. Reporting to the provincial-level Departments of Transport in localities on regulations of units on the power, responsibilities, list, titles and signatures of those assigned to check and confirm in transport orders.

2. Fully complying with regulations on passenger car station according to the national technical regulation on passenger car station promulgated by the Minister of Transport; formulating and fully complying with the procedures for ensuring traffic safety prescribed in Article 6 of this Circular.

3. Managing and applying information from the passenger car station management software according to regulations

a) Equipping with car station management software and providing information as prescribed in Clause 3, Article 51 of this Circular for the server of the Directorate for Roads of Vietnam within 03 minutes after such information is updated  on the passenger car station's software. Data must be complete, accurate, not be truncated, modified or edited to falsify values before, during and after transmission;

b)  Information provided by passenger car stations can be used in state management of transport activities and management of activities of transport business units, passenger car stations and provided to the police or transport inspectors upon request;

c) Providing usernames and passwords to access the passenger car station management software to specialized state management agencies upon request;

d) Updating and systematically storing information about vehicles and transport business units operating at stations and information as prescribed at Point a of this Clause for at least 03 years;

dd) Directly implementing Points a, c and d of this Clause or authorize the service provider to do so through a legally effective contract.

4. Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic, the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations.

Article 57. Regulations on freight car stations

1. Freight car stations must meet all the contents specified in the national technical regulation on the car station.

2. Business contents of freight car stations

a) Providing service of entering or exiting car stations

b) Providing goods loading and unloading services;

c) Parking service for goods transport vehicles;

d) Providing other services to support freight transport as prescribed by law.

3. Regulations for units conducting the business of freight car stations

a) Complying with Clause 13, Article 3; Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 11; Clause 2, Article 21 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and Article 6 of this Circular;

b) Ensuring security, order, environmental hygiene and fire and explosion prevention and fighting in freight car stations;

c) Publicizing internal regulations of freight car stations, prices of services at freight car stations, names and telephone numbers of local provincial-level Departments of Transport in order that vehicle owners can report and make complaints when necessary;

d) Compensating service users for loss of or damage to property or goods while units provide services under a contract signed or an agreement between the two parties or according to a judgment of a court or an arbitration;

dd) Being inspected and supervised by competent state agencies;

e) Conduct business of services specified in Clause 2 of this Article;

g) Collecting charges for vehicles entering and leaving car station according to regulations;

h) Not allowing vehicle owners to use freight car stations to pick up and drop off passengers;

i) Having the right to refuse to provide the serve for customers who do not comply with internal regulations of the bus station;

k) Other responsibilities as prescribed in Law on Road Traffic and other relevant regulations.

4. On a monthly basis, the provincial-level Departments of Transport announce the list of freight car stations in localities on their websites.

Article 58. Regulations on ticket sale agency

1. Business registration or enterprise registration in accordance with the law.

2. The ticket sale agency contract concluded with units conducting the business of by-automobile passenger transport along fixed routes must state in detail obligations and power of the parties.

3. A transport business and ticket sale agency service unit is not allowed to pick up and drop off passengers at the ticket sale agency location, except for cases where such location coincides with a stopping point for passenger pickup and drop-off announced by the provincial-level Department of Transport of the locality.

Article 59. Regulations on freight transport agents

1. Performing business registration or enterprise registration in accordance with the law.

2. Enjoying the transport agency service charges as agreed with the goods owner and stated in the contract.

Article 60. Regulations on cargo collection, transshipment, warehousing services

1. Performing business registration or enterprise registration in accordance with the law.

2. Preserving goods according to the regulations of the goods owner and having a contract on cargo collection, transshipment, warehousing lease with the goods owner.

3. Loading goods in automobiles to ensure allowable amount of goods stated in the automobiles’ certificate of technical safety and environmental protection inspection.

Article 61. Regulations on road transport rescue service

1. Performing business registration or enterprise registration in accordance with the law.

2. Before business, organizations or individuals providing the road traffic rescue service shall notify the following minimum information in writing to the provincial-level Department of Transport and the provincial-level Police Department at the locality where the business is registered: Name, address, phone number, legal representative; a copy of the business registration certificate or enterprise registration certificate and the list of rescue vehicles. Sending supplementary notices when there is any change to the above information in the course of business.

3. Organizations and individuals providing the road traffic rescue service must ensure traffic safety and occupational safety during the rescue operation.

 

Chapter VIII

RESPONSIBILITY OF STATE MANAGEMENT AGENCIES

 

Article 62. Directorate for Roads of Vietnam

1. Managing under its competence by-automobile transport and services supporting road transport nationwide.

2. Implementing responsibilities as prescribed in Articles 11 and 52 of this Circular.

3. Assuming the prime responsibility for synthesizing and submitting the list of the inter-provincial fixed-route passenger transport network to the Ministry of Transport for announcement.

4. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Vietnam Automobile Transportation Association in, compiling documents and framework programs on professional training for vehicle attendants at the transport business units and submitting them to the Ministry of Transport for promulgation.

5. Printing and issuing uniformly by-automobile transport business licenses, badges and signboards (except for the badges of taxis for local use). Announcing the information structure, equipment, and order of checking information of QR codes on the badges.

6. Applying information technology in management of transport activities and road transport support services, and organizing the application nationwide

a) Assuming the prime responsibility for building the technological infrastructure and provide the connection, sharing and linking of all itinerary tracking data and images, recording and long-term storage of data and images from vehicles’ cameras, vehicle inspection registration, training, testing, and grant and revocation of driving licenses among state management agencies;

b) Assuming the prime responsibility for developing software for by-automobile transport business management (including vehicle and driver management), for nationwide fixed passenger transport route management and nationwide car station management;

c) Assuming the prime responsibility for developing an online public service system for procedures for granting and renewing by-automobile transport business licenses, badges, signboards and procedures for registration of fixed-route passenger transport route exploitation for nationwide application; monitoring, urging, inspecting, examining and supervising the handling of administrative procedures by the provincial-level Departments of Transport; proposing upgrade to online public services to deal with administrative procedures for transport activities and road transport support services.

7. Connecting and sharing data on by-automobile transport business management, image data from cameras and data from vehicles’ itinerary monitoring devices of the police (the Traffic Police Department, and localities’ district-level Traffic Police Divisions), with the Ministry of Finance (General Department of Taxation, localities’ provincial-level Departments of Taxation) to coordinate in the state management of traffic order and safety; security and order; and taxation. Expenses for connecting and sharing data from the Directorate for Roads of Vietnam shall be paid by the agencies requesting such connection and sharing.

8. Reviewing and placing signboards of speed limit for cars with double-deck beds at necessary locations, especially for mountain passes or slopes and at locations with a small radius of curvature on national highways.

9. Inspecting, examining and handling under their competence violations of regulations on transport management, by-automobile road transport business activities and business conditions; and road transport support services in accordance with the law.

10. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant agencies of the Transport sector in, directing, urging and monitoring the implementation of this Circular.

Article 63. Provincial-level Departments of Transport

1. Managing by-automobile transport activities and road transport support services in localities and under its competence.

2. Implementing responsibilities as prescribed in Articles 12 and 53 of this Circular.

3. Reporting to the Directorate for Roads of Vietnam on by-automobile transport activities and road transport support services in the localities.

4. Submitting to provincial-level People’s Committees for approval and announcement of

a) The lists of by-bus passenger transport network and inter-provincial fixed-route passenger transport network; stopping points for passenger pick-up and drop-off for passenger transport on fixed routes on the local road network;

b) The incentive and preferential policies for passengers traveling by bus and by-bus passenger transport units in localities;

c) Economic-technical norms for by-bus passenger transport in localities for routes with subsidized ticket fares;

d) Plan for development and management of vehicles used in transport business in accordance with people's traveling demand and current situation of transport infrastructure in the locality;

dd) Specific regulations on the management of operation of passenger transit cars in localities.

5. Decision on approving the operation chart on bus routes; operation, suspension of operation, adjusting the chart, itinerary and service frequency for the bus routes in localities.

6. Decisions on announcement of exploitation of new passenger car stations according to regulations.

7. Receiving, synthesizing, analyzing, exploiting and using mandatory information from vehicles’ itinerary monitoring devices provided by the transport business units (or authorized organizations) and from the database of the Directorate for Roads of Vietnam to serve the state management of transport.

8. Building a database, setting up a website on by-automobile transport management of localities. Organizing the implementation of online public services for administrative procedures for by-automobile transport activities and road transport support services according to regulations.

9. Updating data as required and being provided with usernames and passwords to access the nationwide car station management software and the software for management of drivers of vehicles used in transport business of the Directorate for Roads of Vietnam to exploit and use data on software for the state management of car stations and drivers of vehicles used in transport business in localities.

10. Granting by-automobile transport business license to the passenger and goods transport business units in localities.

11. Managing, granting and re-granting badges and signboards according to regulations.

12. Directing, supervising, inspecting and examining professional training of professional operations and legal regulations on transport activities for vehicle attendants and propaganda and education to improve responsibility, the professional ethics of drivers that are organized by the local transport business enterprises and cooperatives or the Vietnam Automobile Transportation Association or the local Automobile Transportation Association according to regulations.

13. Announcing exploitation of stopping points for passenger pickup and drop-off for passenger transport on fixed routes in localities after such content is approved by the People's Committees of provinces and centrally-run cities.

14. Managing passenger transport for cars with double-deck beds

a) Examining and supervising units using cars with double-deck beds;

b) Reviewing and placing signboards of speed limit for cars with double-deck beds at necessary locations, especially for mountain passes or slopes and at locations with a small radius of curvature on routes under localities’ management.

15. Inspecting, examining and handling under their competence violations of regulations on transport management, by-automobile transport business activities and business conditions; and road transport support services in accordance with the law.

16. Before the 15th of each month, the provincial-level Departments of Transport shall announce the list of vehicles (vehicle registration plates (vehicle control plates), issued type of badges or signboards and their term) and transport business units (name of unit, issued type of business, term of the by-automobile transport business license; list of vehicles with revoked or deprived badges, signboards; the list of transport business units revoked or deprived of by-automobile transport business license on such Department's websites for inspection and supervision.

 

Chapter IX

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND EFFECT

 

Article 64. Regulations on reporting regime

1. No later than the 20th of each month, transport business units and passenger car stations must report the previous month's operation to the provincial-level Departments of Transport. The form of report on passenger transport results is specified in Appendix 18 to this Circular. The form of report on goods transport results is specified in Appendix 19 to this Circular. The form of report on operation results of passenger car stations and freight car stations is specified in Appendix 20 to this Circular.

2. No later than December 20 every year, the provincial-level Departments of Transport shall report on local transport activities to the Directorate for Roads of Vietnam for synthesizing and reporting to the Ministry of Transport in February every year. The form of report on transport activities is specified in Appendix 21 to this Circular.

Article 65. Effect

1. This Circular takes effect on July 15, 2020.

2. To repeal the following circulars: The Ministry of Transport's Circular No. 63/2014/TT-BGTVT dated November 07, 2014 defining organization and management of by-automobile transport business activities and road transport support services; the Ministry of Transport's 60/2015/TT-BGTVT dated November 02, 2015 amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 63/2014/TT-BGTVT dated November 07, 2014 defining organization and management of by-automobile transport business activities and road transport support services; the Ministry of Transport's Circular No. 92/2015/TT-BGTVT dated December 31, 2015 defining the procedures of selection of units operating by-automobile fixed passenger transport routes; the Ministry of Transport's Circular No. 10/2015/TT-BGTVT dated April 15, 2015 defining responsibilities and handling of violations in by-automobile transport business activities.

3. The transition to the new regulations on issue and use of badges and signboards for automobiles used in transport business shall comply with Clause 6, Article 36 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and to continue granting badges and signboards according to forms as prescribed in the Circular No. 63/2014/TT-BGTVT of November 07, 2014 and the Circular No. 60/2015/TT-BGTVT of November 02, 2015 until the end of December, 2020.

4. Forms of by-automobile transport business licenses and badges as prescribed in this Circular shall be issued from January 01, 2021.

Article 66. Implementation responsibility

Chief Offices, Chief Inspectors of the Ministry, Directors General, Directors of the Departments of Transport of provinces and centrally-run cities, heads of related agencies, organizations and individuals shall take responsibility for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER



Le Đinh Tho

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 12/2020/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 12/2020/TT-BGTVT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất