Phù hiệu xe hợp đồng: Thủ tục cấp thế nào? Lệ phí bao nhiêu?

Phù hiệu xe hợp đồng là một loại tem không thể thiếu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi tham gia giao thông và hoạt động vận tải. Vậy làm thế nào để được cấp loại phù hiệu này? Lệ phí bao nhiêu?


1. Phù hiệu xe hợp đồng là gì?

Phù hiệu xe hợp đồng là một loại tem do Sở Giao thông vận tải cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Tem này được dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng của đơn vị vận tải.

Trong đó, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được giải thích là hoạt kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách (hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa đơn vị vận tải với người thuê.

Ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi thực hiện hoạt động chở hành khách thì bắt buộc phải có phù hiệu xe hợp đồng. Nếu không có phù hiệu này, cả tài xế và đơn vị vận tải đều có thể bị xử phạt.


2. Mẫu phù hiệu xe hợp đồng mới nhất

Căn cứ Phụ lục 12 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, mẫu phù hiệu xe hợp đồng mới nhất đang cấp cho xe ô tô chở khách theo hợp đồng được quy định như sau:
mẫu phù hiệu xe hợp đồng

Phù hiệu này có đường viền xung quanh và dòng chữ “XE HỢP ĐỒNG” đều phản quang. Màu sắc của phù hiệu được thực hiện theo bảng mã màu chuẩn CMYK. Phông chữ “XE HỢP ĐỒNG” là UTM Helvetlns, còn phông chữ các nội dung còn lại là Arial.

Phù hiệu xe hợp đồng được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe và phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.


3. Thời hạn phù hiệu xe hợp đồng là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, phù hiệu do Sở Giao thông Vận tải cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Do đó, thời hạn phù hiệu xe hợp đồng được xác định như sau:

- Có đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Thực hiện theo đề nghị đó nhưng giới hạn trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

- Không có đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: 07 năm.


4. Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe hợp đồng gồm giấy tờ gì?

Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 10 năm 2020, hồ sơ xin cấp phù hiệu xe hợp đồng phải đảm bảo có đủ các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định.

(2) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô.

(3) Bản sao của một trong các giấy tờ sau (mang đi để xuất trình) nếu xe ô tô không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải:

- Hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân (bằng văn bản).

- Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Xin cấp phù hiệu xe hợp đồng cần giấy tờ gì?
Xin cấp phù hiệu xe hợp đồng cần giấy tờ gì? (Ảnh minh họa)

5. Thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 10, thủ tục cấp phù hiệu được quy định như sau:

Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ cho Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị đó.

- Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác.

Nếu hồ sơ nộp cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông Vận tải thông báo các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho đơn vị kinh doanh vận tải trong 01 ngày làm việc.

- Hình thức thông báo: Trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Sở Giao thông Vận tải cấp phù hiệu xe hợp đồng cho đơn vị kinh doanh vận tải.

Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ khi Sở Giao thông Vận tải nhận được hồ sơ đúng quy định.

Nếu từ chối không cấp phù hiệu xe hợp đồng, Sở Giao thông Vận tải phải trả lời rõ lý do bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.


6. Lệ phí cấp phù hiệu xe hợp đồng là bao nhiêu?

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-BGTVT ban hành ngày 10/3/2020 của Bộ Giao thông Vận tải, thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng được giải quyết bởi Sở Giao thông Vận tải sẽ không bị tính phí.

Do đó, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ không bị tính lệ phí cấp phù hiệu xe hợp đồng.


7. Lỗi không dán phù hiệu xe hợp đồng phạt bao tiền?

Nếu không dán phù hiệu xe hợp đồng mà sử dụng để vận chuyển hành khách, phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông như sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi không gắn phù hiệu

Người điều khiển phương tiện

Chủ xe

Cá nhân

Tổ chức

Xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự

05 - 07 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 23)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm e khoản 8 Điều 23)

06 - 08 triệu đồng

(Điểm h khoản 9 Điều 30)

12 - 16 triệu đồng

(Điểm h khoản 9 Điều 30)

Xe ô tô tải, máy kéo (cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa

05 - 07 triệu đồng

(Điểm d khoản 6 Điều 24)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm e khoản 8 Điều 23)

06 - 08 triệu đồng

(Điểm h khoản 9 Điều 30)

12 - 16 triệu đồng

(Điểm h khoản 9 Điều 30)

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về phù hiệu xe hợp đồng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6192 để hướng dẫn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?