Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn”

thuộc tính Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT

Quyết định 61/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn”
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:61/2007/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành:24/12/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* An toàn đường sắt - Ngày 24/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 61/2007/QĐ-BGTVT về việc ban hành “Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn”. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray hoặc không kết nối ray với đường sắt quốc gia. Các phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt phục vụ công tác duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực… Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh. Riêng đối với chức danh lái phương tiện chuyên dùng đường sắt phải có giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt… Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định61/2007/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 61/2007/QĐ-BGTVT

NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2007

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ AN TOÀN VÀ ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN”

                          

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vận tải,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 BỘ TRƯỞNG

Hồ Nghĩa Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đư­ờng sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn

(Ban hành kèm theo Quyết định số  61/2007/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12

năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải )

 

 

Ch­ương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

            Quy định này quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn.

            Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh đường sắt trên mạng đ­ường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray hoặc không kết nối ray với đường sắt quốc gia.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Quy định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

 

Ch­ương II

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH Đ­ƯỜNG SẮT

PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ AN TOÀN, MẪU CHỨNG CHỈ AN TOÀN VÀ CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

 

            Điều 3. Loại hình doanh nghiệp kinh doanh đư­ờng sắt phải có chứng chỉ an toàn

            Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn còn hiệu lực bao gồm các loại hình sau đây:

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 4. Chứng chỉ an toàn

1. Chứng chỉ an toàn là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có đủ các điều kiện an toàn theo quy định để được tham gia kinh doanh đường sắt.

2. Mẫu chứng chỉ an toàn quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này.

3. Chứng chỉ an toàn có thời hạn hiệu lực là 05 ( năm ) năm. Trước khi hết  thời hạn hiệu lực của chứng chỉ an toàn là 01 tháng, doanh nghiệp phải làm hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được đổi chứng chỉ an toàn mới.

Điều 5. Cơ quan quản lý và cấp chứng chỉ an toàn

Cục Đ­ường sắt Việt Nam là cơ quan quản lý và cấp chứng chỉ an toàn cho  các doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Quy định này.

 

Ch­ương III

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ

AN TOÀN VÀ THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

 

Điều 6. Điều kiện được cấp chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Kết cấu hạ tầng đường sắt phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố, bảo đảm chạy tàu an toàn, đúng công lệnh tốc độ và công lệnh tải trọng theo quy định.

b) Các phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt phục vụ công tác duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

2.  Về nhân lực

a) Phải có một lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm  quản lý trực tiếp về kết cấu hạ tầng đường sắt.

b) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh. Riêng đối với chức danh lái phương tiện chuyên dùng đường sắt phải có giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt.

3. Về tổ chức quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

 a) Có phương án bố trí nhân lực tuần cầu, tuần hầm, tuần đường, gác cầu chung, gác hầm, gác đường ngang và duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm của kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp hiện đang quản lý.

 b) Có kế hoạch, có quy trình quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo trì chất lượng kỹ thuật của kết cấu hạ tầng đường sắt.

 c) Có đầy đủ hồ sơ quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt đúng quy định.

d) Có đầy đủ biên bản nghiệm thu chất lượng kỹ thuật của kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.

đ) Có các phương án cứu viện, cứu nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.

Điều 7. Điều kiện được cấp chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

 a) Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt và có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

b) Bố trí được phòng bán vé, phòng đợi tàu, ke khách, ke hàng, bãi hàng và  các trang thiết bị đủ tiêu chuẩn để phục vụ công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bao gửi.

 2. Về nhân lực

 a) Phải có một lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm quản lý về  vận tải đường sắt.

 b) Các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của pháp luật về lao động và được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

3. Về tổ chức vận tải

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có các phương án sau đây:

a) Phương án tổ chức chạy tàu với hành trình chạy tàu đã đăng ký, bảo  đảm đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố;

b) Phương án sắp xếp bố trí nhân lực phục vụ trên tàu khách, tàu hàng, nhân lực ở ga phù hợp với đặc điểm của đoàn tàu và của ga;

c) Phương án  bảo đảm an toàn chạy tàu;

d) Phương án cứu viện, cứu nạn khi có tai nạn, sự cố.

Điều 8. Thủ tục cấp chứng chỉ an toàn

            1. Doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ an toàn gửi về Cục Đường sắt Việt Nam.

            2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ an toàn gồm có:

            a) Công văn đề nghị cấp chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này;

            b) Báo cáo thuyết minh các điều kiện được cấp chứng chỉ an toàn theo loại hình của doanh nghiệp được quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.

            3. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ an toàn, chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ và các vấn đề phải bổ sung vào hồ sơ, nếu cần.

4. Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ thẩm tra điều kiện cấp chứng chỉ an toàn, ra quyết định và cấp chứng chỉ an toàn cho doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  

Điều 9. Thu hồi chứng chỉ an toàn

1. Doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn trong các trường hợp sau đây:

a) Để xảy ra tai nạn nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan gây nên mà doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục, bổ cứu kịp thời;

b) Một trong các điều kiện để được cấp chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp không  bảo đảm đúng quy định.

2. Doanh nghiệp bị  thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ an toàn khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp.

3. Khi doanh nghiệp bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn, doanh nghiệp vẫn được tham gia kinh doanh đường sắt, nhưng phải có trách nhiệm kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, khắc phục các nguyên nhân để xảy ra tai nạn hoặc bổ sung các  điều kiện được cấp chứng chỉ an toàn chưa bảo đảm theo loại hình của doanh nghiệp được quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.

4. Trong thời gian bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn, hoạt động kinh doanh đường sắt của doanh nghiệp chịu sự giám sát như sau:

a) Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giám sát về an toàn đối với doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn;

b) Cục Đường sắt Việt Nam giám sát về an toàn đối với doanh nghiệp không thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị thu hồi tạm thời chứng chỉ an toàn.

Điều 10. Cấp lại chứng chỉ an toàn

1. Chứng chỉ an toàn cấp lại cho các doanh nghiệp bị mất, bị thu hồi tạm thời trong các trường hợp sau đây:

a) Có đầy đủ chứng cứ xác nhận việc bị mất chứng chỉ an toàn;

b) Chứng minh được doanh nghiệp đã khắc phục nguyên nhân của vụ tai nạn và có đầy đủ các biện pháp  bảo đảm an toàn tiếp theo;

c) Khi đã có đủ điều kiện theo loại hình của doanh nghiệp được quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này;

d) Khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh đường sắt.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ an toàn bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp lại chứng chỉ an toàn;

b) Các báo cáo chứng minh các điều kiện đã được bổ sung đầy đủ theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

 Điều 11. Đổi chứng chỉ an toàn

            1. Chứng chỉ an toàn được đổi trong các trường hợp sau:

a)      Chứng chỉ an toàn bị hư hỏng, nhàu nát;

b)      Chứng chỉ an toàn hết hạn sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ an toàn bao gồm:

a)      Công văn đề nghị đổi chứng chỉ an toàn;

b)      Bản chính chứng chỉ an toàn  bị hư hỏng, nhàu nát hoặc đã hết hạn sử

dụng.

            Điều 12. Lệ phí

Các doanh nghiệp đ­ược cấp mới, cấp lại, đổi chứng chỉ an toàn phải nộp lệ phí cho cơ quan cấp chứng chỉ an toàn theo quy định của pháp luật.

 

Ch­ương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Điều 13.  Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 của Quy định này, hiện đang hoạt động kinh doanh đường sắt phải hoàn tất các thủ tục để được cấp chứng chỉ an toàn.

         Điều 14. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt

        1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác trong các bản báo cáo thuyết minh của hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quy định này.

        2. Quản lý chứng chỉ an toàn và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

        3. Duy trì,  bảo đảm các điều kiện về an toàn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.

         Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

           1. Thông báo cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải có chứng chỉ an toàn, hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục cấp chứng chỉ an toàn.          

           2. Tổ chức thẩm tra điều kiện cấp chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp và cấp chứng chỉ an toàn theo quy định.

           3. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện Quy định này.

           4. Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này tại các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt và xử  lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

           5. Tổng hợp các vấn đề phát sinh báo cáo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết.

          6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cấp mới, đổi, cấp lại và thu hồi chứng chỉ an toàn./.

                                                                                 

 BỘ TRƯ­ỞNG

Hồ Nghĩa Dũng

 

Phụ lục ban hành kèm theo

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 61/2007/QD-BGTVT
Hanoi, December 24, 2007
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON TYPES OF RAILWAY BUSINESS ENTERPRISES REQUIRED TO HAVE SAFETY CERTIFICATES AND CONDITIONS, ORDER AND PROCEDURES FOR THE GRANT OF SAFETY CERTIFICATES
THE MINISTER OF TRANSPORT
Pursuant to the June 14, 2005 Railway Law;
Pursuant the Governments Decree No. 34/2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Governments Decree No. 109/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Railway Law;
At the proposal of the director of the Vietnam Railway Administration and the director of the Transport Department,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on types of railway business enterprises required to have safety certificates and conditions, order and procedures for the grant of safety certificates.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 3. The director of the Office, the Chief Inspector, directors of departments of the Ministry, the director of the Vietnam Railway Administration, heads of concerned agencies and units, and concerned individuals shall implement this Decision.
 

 
MINISTER OF TRANSPORT




Ho Nghia Dung
 
REGULATION
ON TYPES OF RAILWAY BUSINESS ENTERPRISES REQUIRED TO HAVE SAFETY CERTIFICATES AND CONDITIONS, ORDER AND PROCEDURES FOR THE GRANT OF SAFETY CERTIFICATES
(Promulgated together with the Transport Ministers Decision No. 61/2007/QD-BGTVT of December 24, 2007)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Regulation provides for types of railway business enterprises required to have safety certificates and conditions, order and procedures for the grant of safety certificates.
Article 2. Subjects of application
1. This Regulation applies to organizations and individuals conducting railway business on the network of national railways, urban railways or specialized railways connected or not connected with national railways.
2. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Regulation, the provisions of that treaty prevail.
Chapter II
TYPES OF RAILWAY BUSINESS ENTERPRISES REQUIRED TO HAVE SAFETY CERTIFICATES, FORM OF SAFETY CERTIFICATES AND SAFETY CERTIFICATE-GRANTING AGENCY
Article 3. Types of railway business enterprises required to have safety certificates
Railway business enterprises of the following types must have valid safety certificates:
1. Railway transport enterprises;
2. Railway infrastructure enterprises.
Article 4. Safety certificates
1. Safety certificate means a certificate granted by a competent state management agency to railway business enterprises which satisfy all prescribed safety conditions for conducting railway business.
2. The form of safety certificate is prescribed in Appendix 1 to this Regulation (not printed herein).
3. A safety certificate is valid for 05 (five) years. One month before the expiration of its safety certificate, the enterprise shall send a dossier to the competent state management agency for renewal of the certificate.
Article 5. Agency managing and granting safety certificates
The Vietnam Railway Administration is the agency managing and granting safety certificates to enterprises that satisfy all conditions prescribed in this Regulation.
Chapter III
CONDITIONS AND PROCEDURES FOR THE GRANT OF SAFETY CERTIFICATES
Article 6. Conditions for the grant of safety certificates to railway infrastructure enterprises
1. Regarding material and technical foundations
a/ Railway infrastructure must be conformable with announced technical standards so as to ensure safety in train operation in accordance with the prescribed speed and load limits.
b/ Special railway vehicles used for railway infrastructure maintenance and repair owned or hired by enterprises must be suitable to railway infrastructure and have registration certificates and valid certificates of conformity with quality, technical safety and environmental protection standards.
2. Regarding human resources
a/ The leader in charge of safety affairs must possess a university degree in railway facilities and have at least three years experience in managing railway infrastructure.
b/ Railway personnel directly administering train operation must possess professional diplomas and certificates suitable to their titles. Particularly, drivers of special railway vehicles must possess licenses for driving special railway vehicles.
3. Regarding the management, maintenance and repair of railway infrastructure
a/ There must be plans on the arrangement of personnel for bridge, tunnel and track patrol, combined bridge, tunnel and crossroad guard and railway infrastructure maintenance and repair in conformity with technical standards and characteristics of railway infrastructure managed by the enterprise.
b/ There must be plans for and processes of management, maintenance and repair of railway infrastructure to ensure its technical safety.
c/ There must be adequate dossiers on technical management of railway infrastructure as prescribed.
d/ There must be adequate records on take-over tests of railway infrastructure as prescribed.
e/ There must be plans in response to accidents and incidents.
Article 7. Conditions for the grant of safety certificates to railway transport enterprises
1. Regarding material and technical foundations
a/ Railway vehicles owned or hired by enterprises must be suitable to railway infrastructure and have registration certificates and valid quality, technical safety and environmental protection certificates.
b/ It is possible to arrange booking offices, waiting lounges, cargo platforms, passenger platforms, cargo sites and other standardized equipment for the transportation of passengers, cargoes, luggage and parcels.
2. Regarding human resources
a/ The leader in charge of safety affairs must possess a university degree in railway transport and at least three years experience in railway transport management.
b/ Railway personnel directly administering train operation must possess professional diplomas and certificates suitable to their titles, be physically fit as prescribed by the labor law and have been trained in labor safety according to law.
3. Regarding transport
Railway transport enterprises must work out the following plans:
a/ Plan on organization of train operations on registered routes in accordance with announced train operation timetables;
b/ Plan on arrangement of staff working on passenger trains and cargo trains and at railway stations in accordance with the characteristics of each train and station;
c/ Plan on assurance of train operation safety;
d/ Plan in response to accidents and incidents.
Article 8. Procedures for the grant of safety certificates
1. Enterprises shall send dossiers of application for safety certificates to the Vietnam Railway Administration.
2. A dossier of application for a safety certificate comprises:
a/ A written request for the grant of a safety certificate, made according to a set form (not printed herein);
b/ A report on the satisfaction of conditions for the grant of safety certificates applicable to the enterprise prescribed in Article 6 or 7 of this Regulation.
3. Within 07 working days after receiving a dossier of application for a safety certificate, the Vietnam Railway Administration shall notify the enterprise of the validity of the dossier and papers to be supplemented to the dossier, if any.
4. The Vietnam Railway Administration shall appraise the satisfaction of conditions for the grant of a safety certificate, issue a decision and grant a safety certificate to the enterprise within 30 days after receiving a valid and complete dossier.
Article 9. Withdrawal of safety certificates
1. Enterprises have their safety certificates temporarily withdrawn in the following cases:
a/ They fail to promptly apply measures to remedy serious accidents caused by subjective factors;
b/ They fail to satisfy one of the prescribed conditions for the grant of safety certificates.
2. Enterprises have their safety certificates withdrawn if their railway business registration certificates are withdrawn or they are suspended from doing railway business by competent authorities.
3. When an enterprise has its safety certificate temporarily withdrawn, it may still conduct railway business but must promptly remedy consequences of the accident or fulfill conditions for the grant of safety certificates prescribed for its type in Article 6 or Article 7 of this Regulation.
4. During the period of temporary withdrawal of safety certificates, enterprises railway business is placed under supervision as follows:
a/ The Vietnam Railway Corporation shall conduct safety supervision of enterprises under its management which have their safety certificates temporarily withdrawn;
b/ The Vietnam Railway Administration shall conduct safety supervision of other enterprises which have their safety certificates temporarily withdrawn.
Article 10. Re-grant of safety certificates
1. Safety certificates may be re-granted to enterprises which have their safety certificates lost or temporarily withdrawn in the following cases:
a/ The enterprise has sufficient grounds to certify the loss of the safety certificate;
b/ The enterprise can prove that it has remedied the cause of an accident and applied measures to ensure safety in the future;
c/ The enterprise meets all conditions prescribed in Article 6 or Article 7 of this Regulation;
d/ The enterprise is re-granted a railway business registration certificate or permitted to resume railway business activities by competent authorities.
2. A dossier of application for re-grant of a safety certificate comprises:
a/ A written request for the re-grant of a safety certificate;
b/ Reports proving the satisfaction of conditions as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 11. Renewal of safety certificates
1. A safety certificate is renewed in the following cases:
a/ It is damaged or rumpled,
b/ Its validity expires.
2. A dossier of application for renewal of a safety certificate comprises:
a/ A written request for renewal of the safety certificate;
b/ The original safety certificate which is damaged, rumpled or expired.
Article 12. Fees
Enterprises with granted, re-granted or renewed safety certificates shall pay fees to the safety certificate-granting agency according to law.
Chapter IV
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 13. Transitional provisions
Within 24 months after the effective date of this Regulation, enterprises specified in Article 3 of this Regulation which are conducting railway business must complete procedures for the grant of safety certificates.
Article 14. Responsibilities of railway business enterprises
1. To take responsibility for the accuracy of explanation reports in the dossiers of application for safety certificates prescribed in Clause 2, Article 8, of this Regulation.
2. To manage safety certificates and produce them at the request of competent agencies.
3. To ensure the satisfaction of safety conditions throughout their production and business activities.
Article 15. Responsibility of the Vietnam Railway Administration
1. To notify this Regulation to enterprises required to have safety certificates and guide procedures for the grant of safety certificates.
2. To appraise enterprises satisfaction of conditions for the grant of safety certificates and grant safety certificates according to regulations.
3. To implement and direct concerned units to implement this Regulation.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, organizing annual inspection and examination of the observance of this Regulation by railway business enterprises and handle violations in accordance with law.
5. To synthesize and report newly arising problems to the Minister of Transport for settlement.

6. To take responsibility before law and the Minister of Transport for the grant, renewal, re-grant and withdrawal of safety certificates.

Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 61/2007/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất