Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tầu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa

thuộc tính Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT

Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tầu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:59/2005/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đào Đình Bình
Ngày ban hành:21/11/2005
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải, An ninh quốc gia, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tàu khách phải trang bị thêm 5% phao áo cứu sinh/tổng số người

Ngày 21/11/2005, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tầu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.

Theo đó, tàu khách ngoài số lượng phao áo cứu sinh trang bị đủ cho mỗi người trên tàu, còn phải trang bị bổ sung 5% phao áo cứu sinh và 10% phao áo cứu sinh trẻ em cho tổng số người trên tàu. Đồng thời phải có một thiết bị phóng dây tối thiểu có hai đầu phóng. Đối với tàu khách dưới 300 GT hoạt động vùng biển hạn chế III phải bố trí dụng cụ nổi ở mỗi mạn tàu (hoặc bè nếu tàu hoạt động vùng biển hạn chế II) đủ chở được 75% tổng số người trên tàu.

Mặt khác, Bộ cũng quy định buồng phục vụ có nguy cơ cháy cao, khu vực buồng máy và trạm điều khiển có tiếp giáp với khu vực sinh hoạt của các loại tàu: tàu hàng dưới 1600 GT, tàu chở hàng lỏng dễ cháy dưới 500 GT, tàu khách dưới 300 GT, phải được ngăn cách bởi các vách, boong, sàn kín nước làm bằng vật liệu chế tạo thân tàu; và nếu được bọc phải bọc bằng vật liệu không cháy.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

Xem chi tiết Quyết định59/2005/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Số: 59/2005/QĐ-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2005

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm

môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 342003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Mọi quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG

Đào Đình Bình

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm

môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa

(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT

ngày 21 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa (sau đây gọi chung là trang thiết bị).

2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác tàu biển thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu biển có chiều dài từ 20 m trở lên;

b) Tàu biển có tổng công suất máy chính từ 37 kW trở lên;

c) Tàu khách, tàu kéo, tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khi hóa lỏng, tàu chở hóa chất nguy hiểm và tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiều dài tàu và tổng công suất của máy chính.

Điều 2. Yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu bố trí, lắp đặt trang thiết bị

1. Yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu bố trí, lắp đặt trang thiết bị thực hiện theo Quy định này.

2. Trường hợp không nêu trong Quy định này thì phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 6259-5:2003 – Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy, TCVN 6276:2003 - Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và TCVN 6278:2003 – Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Các thuật ngữ sử dụng trong Quy định này được hiểu theo TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy, TCVN 6276:2003 - Quy phạm hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và TCVN 6278:2003 - Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

Chương 2:

PHƯƠNG TIỆN CỨU SINH

Điều 4. Yêu cầu phương tiện cứu sinh đối với tàu hàng

Tàu hàng phải có các phương tiện cứu sinh sau đây:

1. Phương tiện cứu sinh cho tàu hàng có chiều dài nhỏ hơn 85m, trừ tàu dầu, tàu chở  xô hóa chất và tàu chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

a) Tàu dưới 500 GT phải bố trí dụng cụ nổi ở mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu;

b) Tàu từ 500 GT đến dưới 1600 GT phải bố trí phao bè mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu;

c) Tàu từ 1600 GT trở lên, ngoài các quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, phải trang bị thêm ít nhất một xuồng cấp cứu ở trên tàu.

2. Phương tiện cứu sinh cho tàu hàng có chiều dài từ 85m trở lên, trừ tàu dầu, tàu chở xô hóa chất và tàu chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

a) Một hoặc nhiều xuồng cứu sinh (có thể là xuồng hở) bố trí ở mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu, trong đó phải có ít nhất một xuồng  cứu sinh thỏa mãn yêu cầu của xuồng cấp cứu ơ trên tàu;

b) Một hoặc nhiều bè cứu sinh bố trí ở mỗi mạn tàu đủ để chở được tổng số người trên tàu. Nếu bè cứu sinh được bố trí tại boong hở và dễ dàng di chuyển sang mạn tàu bất kỳ, thì số bè cứu sinh được bố trí trên tàu phải đủ để chở tổng số người trên tàu.

3. Số lượng phao tròn và các quy định đối với phao tròn phải thỏa mãn quy định tại mục 2.4.2-1 và mục 2.2.2-1 Chương 2 - TCVN 6278:2003 - Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

4. Ngoài số lượng phao áo cứu sinh quy định cho mỗi người trên tàu, còn phải trang bị thêm phao áo cứu sinh cho những người trực ca và được cất giữ tại buồng lái, trong buồng điều khiển máy hoặc các trạm có người trực khác.

5. Một thiết bị phóng dây tối thiểu có hai đầu phóng.

6. Không yêu cầu trang bị quần áo bơi và dụng cụ chống mất nhiệt.

Điều 5. Yêu cầu phương tiện cứu sinh đối với tàu khách

Tàu khách phải có các phương tiện cứu sinh sau đây:

1. Phương tiện cứu sinh cho tàu khách dưới 300 GT phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

a) Tàu hoạt động vùng biển hạn chế III, phải bố trí dụng cụ nổi ở mỗi mạn tàu đủ chở được 75% tổng số người trên tàu. Khi một dụng cụ nổi bị mất hoặc bị hỏng, thì số lượng dụng cụ nổi còn lại vẫn phải đảm bảo chở được 100% tổng số người trên tàu;

b) Tàu hoạt động vùng biển hạn chế II, phải bố trí bè cứu sinh ở mỗi mạn tàu đủ chở được 75% tổng số người trên tàu. Khi một bè cứu sinh bị mất hoặc bị hỏng, thì số bè cứu sinh còn lại vẫn phải đảm bảo chở được 100% tổng số người trên tàu;

c) Tàu hoạt động vùng biển hạn chế I, ngoài các quy định ở mục b khoản 1 Điều này, phải trang bị bổ sung ít nhất một xuồng cấp cứu ở trên tàu.

2. Phương tiện cứu sinh cho tàu khách từ 300 GT đến dưới 500 GT phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

a) Tàu hoạt động vùng biển hạn chế III, phải bố trí dụng cụ nổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tàu hoạt động vùng biển hạn chế I và II, ngoài việc bố trí bè cứu sinh ở mỗi mạn tàu đủ chở được 75% tổng số người trên tàu, phải bổ sung ít nhất một xuồng cấp cứu ở trên tàu. Khi một bè cứu sinh bị mất hoặc bị hỏng, thì số bè cứu sinh còn lại phải đảm bảo chở được 100% tổng số người trên tàu.

3. Tàu khách từ 500 GT trở lên phải thỏa mãn quy định tại 2.3 và Bảng 2/1 Chương 2 TCVN 6278:2003 – Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

4. Số lượng phao tròn và các quy định đối với các phao tròn phải thỏa mãn quy định tại mục 2.3.2-1 và mục 2.2.2-2 Chương 2 TCVN 6278:2003 – Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

5. Ngoài số lượng phao áo cứu sinh trang bị đủ cho mỗi người trên tàu, còn phải trang bị bổ sung 5% phao áo cứu sinh và 10% phao áo cứu sinh trẻ em cho tổng số người trên tàu.

6. Một thiết bị phóng dây tối thiểu có hai đầu phóng.

7. Không yêu cầu trang bị quần áo bơi và dụng cụ chống mất nhiệt.

Điều 6. Yêu cầu đối với tàu chở hàng lỏng dễ cháy, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm

1. Tàu chở hàng lỏng dễ cháy dưới 500 GT phải được trang bị theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 4.

2. Tàu chở hàng lỏng dễ cháy từ 500 GT trở lên, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn yêu cầu quy định tại mục 2.4.1-1 (6), (7), (8) Chương 2 – TCVN 6278:2003 - Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

Chương 3:

PHÒNG CHÁY, PHÁT HIỆN CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 7. Kết quả chống cháy

1. Đối với tàu hàng dưới 1600 GT; tàu chở hàng lỏng dễ cháy dưới 500 GT; tàu khách dưới 300 GT: buồng phục vụ có nguy cơ cháy cao, khu vực buồng máy và trạm điều khiển có tiếp giáp với khu vực sinh hoạt phải được ngăn cách bởi các vách, boong, sàn kín nước làm bằng vật liệu chế tạo thân tàu và nếu được bọc phải bọc bằng vật liệu không cháy.

2. Các tàu không quy định tại khoản 1 Điều này phải thỏa mãn TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy.

Điều 8. Cửa ra vào buồng máy

Cửa ra vào buồng máy phải có kết cấu chống cháy tương được với kết cấu chống cháy của vách đặt cửa. Đối với cửa ra vào buồng máy loại A phải là cửa tự đóng và kín khí.

Điều 9. Bơm chữa cháy

Bơm chữa cháy phải được trang bị theo quy định sau đây:

1. Tàu từ 150 GT phải có ít nhất 01 bơm chữa cháy truyền động cơ giới.

2. Tàu từ 150 GT đến dưới 1000 GT phải có ít nhất 02 bơm chữa cháy truyền động cơ giới, trong đó 01 bơm truyền động cơ giới độc lập.

3. Tàu từ 1000 GT trở lên, phải có ít nhất 03 bơm chữa cháy, bao gồm 01 bơm chữa cháy sự cố và 02 bơm chữa cháy chính truyền động cơ giới, trong đó 01 bơm truyền động cơ giới độc lập. Đối với tàu dưới 2000 GT có thể dùng bơm chữa cháy sự cố loại di động.

Điều 10. Đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy

Đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy trên tàu phải bố trí theo quy định sau đây:

1. Đầu phun chữa cháy

a) Đầu phun tiêu chuẩn là loại có đường kính 12mm, 16mm, 19mm hoặc gần với đường kính nêu trên. Nếu thấy cần thiết, có thể sử dụng đầu phun có đường kính lớn hơn.

b) Đối với buồng sinh hoạt, buồng phục vụ phải sử dụng đầu phun có đường kính 12mm.

c) Đối với buồng máy sử dụng đầu phun phải có hai tác dụng phun sương và phun tia.

2. Vòi rồng chữa cháy

a) Vòi rồng chữa cháy phải có chiều dai từ 10m đến 15m cho buồng máy và từ 10m đến 20m cho các buồng khác và boong hở.

b) Tàu phải được trang bị vòi rồng chữa cháy theo quy định tại mục 10.2.3 - TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện chữa cháy, nhưng không yêu cầu trang bị vòi rồng chữa cháy dự trữ.

3. Họng chữa cháy

a) Số lượng và vị trí các họng chữa cháy phải đảm bảo có ít nhất một tia nước xuất phát từ họng chữa cháy nối với một vòi rồng có thể đến được mọi phần của tàu.

b) Họng chữa cháy phải bố trí gần lối ra vào của các khoang mà họng chữa cháy đó có nhiệm vụ bảo vệ.

Điều 11. Bình chữa cháy xách tay

1. Kiểu bình chữa cháy xách tay được quy định tại Chương 24 - TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy.

2. Số lượng và bố trí các bình chữa cháy xách tay phù hợp với yêu cầu quy định tại mục 10.3.2 - TCVN 6259-5: 2003 - Quy phạm phòng , phát hiện và chữa cháy, nhưng không yêu cầu trang bị chất nạp dự trữ.

Điều 12. Các thiết bị chữa cháy trong buồng máy

Buồng máy loại A có chứa động cơ đốt trong và thiết bị dầu đốt phải được trang bị hệ thống chữa cháy theo quy định sau đây:

1. Tàu dưới 500 GT.

a) 01 bình bọt chữa cháy có dung tích tối thiểu 45 lít hoặc tương đương;

b) Bình chữa cháy xách tay phải đảm bảo sao cho không có điểm nào trong buồng máy cách bình chữa cháy xách tay 10m tuy nhiên số lượng tối thiểu cho mỗi buồng máy là 02 bình;

c) 01 bộ đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy bằng nước trong một buồng máy.

2. Tàu từ 500 GT đến dưới 1000 GT, ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này, buồng máy còn phải được trang bị thêm tối thiểu 01 bộ đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy bằng nước.

3. Tàu từ 1000 GT trở lên, ngoài việc thỏa mãn yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này, buồng máy phải được trang bị một trong các hệ thống chữa cháy cố định quy định tại mục 10.4.1 - TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy.

Điều 13. Sơ đồ kiểm soát cháy

1. Ngôn ngữ dùng trong sơ đồ kiểm soát cháy phải là tiếng Việt.

2. Số lượng sơ đồ kiểm soát cháy

a) Tàu dưới 1000 GT phải trang bị 01 sơ đồ kiểm soát cháy treo ở mỗi tầng đến hướng dẫn cho sĩ quan và thuyền viên trên tàu.

b) Tàu từ 1000 GT trở lên phải trang bị 01 sơ đồ kiểm soát cháy treo ở mỗi tầng để hướng dẫn cho thuyền viên trên tàu và 02 bộ sơ đồ kiểm soát cháy để trong hộp kín thời tiết được đánh dấu và đặt cố định ở phía ngoài của khu vực sinh hoạt để trợ giúp cho người chữa cháy từ trên bờ xuống tàu.

Điều 14. Thiết bị thở thoát nạn sự cố

Không yêu cầu trang bị thiết bị thở thoát nạn sự cố.

Điều 15. Trang bị cho người chữa cháy

Trang bị cho người chữa cháy theo quy định sau đây:

1. Tàu hàng dưới 500 GT, tàu khách dưới 300 GT, không yêu cầu trang bị bộ trang bị cho người chữa cháy.

2. Tàu hàng từ 500 GT trở lên, tàu khách từ 300 GT trở lên, phải trang bị tối thiểu 02 bộ trang bị cho người chữa cháy.

Điều 16. Yêu cầu về trang thiết bị phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy đối với tàu khách

Tàu khách từ 100 GT trở lên ngoài việc tuân thủ quy định từ Điều 7 đến Điều 15 còn phải thỏa mãn các quy định sau đây:

1. Bơm chữa cháy

a) Tàu khách dưới 300 GT phải được trang bị ít nhất 02 bơm chữa cháy truyền động cơ giới, trong đó 01 bơm phải được truyền động cơ giới độc lập.

b) Tàu khách từ 300 GT trở lên phải có ít nhất 03 bơm chữa cháy, bao gồm 01 bơm chữa cháy sự cố và 02 bơm chữa cháy chính truyền động cơ giới, trong đó 01 bơm truyền động cơ giới độc lập.

2. Bình chữa cháy xách tay

Khu vực sinh hoạt phải được trang bị các bình chữa cháy xách tay đảm bảo sao cho không có điểm nào trong khu vực sinh hoạt cách bình chữa cháy xách tay quá 15m tuy nhiên tối thiểu mỗi boong phải có 02 bình.

Điều 17. Hệ thống phát hiện và báo cháy cố định

1. Tàu hàng từ 1000 GT trở lên, tàu khách từ 300 GT trở lên phải trang bị hệ thống phát hiện và báo cháy thỏa mãn quy định tại Chương 7 - TCVN 6259-5:2003 - Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy.

2. Tàu hàng dưới 1000 GT, tàu khách dưới 300 GT phải trang bị hệ thống báo cháy bằng tay. Các thiết bị báy cháy bằng tay phải được lắp đặt lối ra vào của khu vực sinh hoạt, trạm điều khiển và hành lang. Thiết bị báo cháy bằng tay phải luôn có thể tiếp cận được trong hành lang của mỗi boong sao cho không có vị trí nào của hành lang cách điểm đặt thiết bị báo cháy quá 20m.

3. Không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Điều 18. Yêu cầu về trang thiết bị phòng cháy, phát hiện cháy và chữa cháy đối với tàu chở hàng lỏng dễ cháy, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm

Trang thiết bị phòng, cháy, phát hiện cháy và chữa cháy của tàu phải thỏa mãn yêu cầu quy định tại TCVN 6259-5:2003 – Quy phạm phòng, phát hiện và chữa cháy.

Chương 4:

THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ HÀNG HẢI

Điều 19. Định mức trang bị

1. Thiết bị vô tuyến điện

Tàu phải được trang bị thiết bị vô tuyến điện (VTĐ) theo quy định sau đây:

 

Số thứ tự

Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

Máy thu phát MF/HF

1

Không áp dụng cho tàu chỉ hoạt động từ phao số “0” trở vào hoặc khu vực cảng

2

Thiết bị VHF DSC

1

 

3

Máy thu NAVTEX

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên

4

S.EPIRB

1

Áp dụng cho tàu có từ 300 GT trở lên

5

Phản xạ ra đa

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên

6

Đồng hồ hàng hải

1

 

7

VHF hai chiều

(Tow-way VHF)

2

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên hoạt động vùng biển hạn chế II và hạn chế I

8

Hệ thống truyền thanh công cộng*

1

Áp dụng cho tàu khách có số khách trên 50 người

Ghi chú: (*): Hệ thống phải gồm trung tâm điều khiển đặt tại buồng lái và các loa đặt tại buồng khách, đảm bảo có thể truyền đạt thông tin từ ban chỉ huy tàu đến hành khách.

 

2. Thiết bị hàng hải

Tàu phải được trang bị thiết bị hàng hải theo quy định sau đây:

 

Số thứ tự

Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

La bàn từ chuẩn

1

Không yêu cầu nếu đã có la bàn từ lái

2

Là bàn từ lái

1

Không yêu cầu nếu đã có la bàn từ chuẩn

3

Ra đa

1

Áp dụng cho tàu từ 300 GT trở lên

4

Máy đo siêu âm

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên

5

Thiết bị đo sâu bằng tay

1

 

6

Đèn tín hiệu ban ngày

1

Áp dụng cho tàu từ 300 GT trở lên

7

GPS

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 150 GT trở lên và tàu khách

8

Đồng hồ bấm giây

1

 

9

Thiết bị đo độ nghiêng

1

 

10

Ống nhòm

1

 

 

Chương 5:

TRANG THIẾT BỊ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN CỦA TÀU

Điều 20. Trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm do dầu từ buồng máy

Tàu phải trang bị hệ thống lọc dầu theo quy định sau đây:

1. Tàu hàng, tàu khách dưới 1000 GT, tàu dầu dưới 400 GT không yêu cầu trang bị hệ thống lọc dầu.

2. Tàu hàng, tàu khách từ 1000 GT đến dưới 10000 GT, tàu dầu từ 400 GT đến dưới 10000 GT phải trang bị hệ thống lọc dầu đảm bảo sao cho bất kỳ hỗn hợp dầu nước nào sau khi qua hệ thống lọc phải có hàm lượng dầu không quá 15 phần triệu.

3. Tàu từ 10000 GT trở lên phải trang bị hệ thống lọc dầu theo quy định tại khoản 2 Điều này và thiết bị lọc dầu đó phải có báo hiệu ánh sáng và âm thanh và tự động đóng kín hàm lượng dầu trong nước thải vượt quá 15 phần triệu./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

--------------

No: 59/2005/QD-BGTVT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
--------------

Hanoi, November 21, 2005


 

DECISION

Promulgating regulations on equipment for maritime safety and prevention of marine environmental pollution installed on Vietnamese seagoing ships operating on domestic routes

 

 

MINISTER OF TRANSPORT

 

Pursuant to the Viet Nam Maritime Code dated June 14, 2005;

Pursuant to Government’s Decree No. 34/2003/ND-CP dated April 04, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of the Department of Science and Technology and the Director of the Vietnam Register,

 

DECIDES:

 

Article 1. Issue together with this Decision “Regulations on equipment for maritime safety and prevention of marine environmental pollution installed on Vietnamese seagoing ships operating on domestic routes”.

Article 2. This Decision shall take effect from January 01, 2006. All previous regulations contrary to this Decision shall be annulled.

Article 3. The Chief of Office, Chief Inspector of the Ministry, the Directors of Departments under the Ministry, the Director of the Vietnam Registry, Heads of relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

          The Minister

          Dao Dinh Binh

 

 

REGULATIONS

On equipment for maritime safety and prevention of marine environmental pollution installed on Vietnamese seagoing ships operating on domestic routes

 (Issued together with the Decision No. 59/2005/QD-BGTVT
dated November 21, 2005 of the Minister of Transport)

 

Chapter 1:

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation shall prescribe regulations on equipment for maritime safety and prevention of marine environmental pollution installed on Vietnamese seagoing ships operating on domestic routes (hereinafter referred to as equipment).

2. This Regulation shall apply to agencies, organizations and individuals involved in the management and operation of seagoing ships in one of the following cases:

a) Seagoing ships with length of 20 m or more;

b) Seagoing ships with the total main engine capacity of 37 kilowatts (kW) or more;

c) Passenger ships, tugboats, liquid cargo ships, liquefied bulk carriers, ships carrying hazardous chemicals and ships with other special uses regardless of the length of such ships and the total main engine capacity.

Article 2. Technical requirements and requirements for equipment arrangement and installation

1. Technical requirements and requirements for arrangement and installation of equipment shall comply with this Regulation.

2. If not mentioned in this Regulation, the requirements of TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting, TCVN 6276:2003 - Regulations on ship’s systems for preventing marine environmental pollution and TCVN 6278:2003 - Regulations on safety equipment for seagoing ships shall prevail.

Article 3. Interpretation of terms

The terms used in this Regulation shall be interpreted in accordance with TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting, TCVN 6276:2003 - Regulation on ship’s systems for preventing marine environmental pollution and TCVN 6278:2003 - Regulations on safety equipment for seagoing ships.

 

Chapter 2:

LIFE-SAVING DEVICES

 

Article 4. Requirements for life-saving devices of cargo ships

Cargo ships must have the following life-saving devices:

1. Life-saving devices of cargo ships with a length of less than 85m, except for oil tankers, chemical bulk carriers and ships carrying liquefied gases in bulk must meet the following requirements:

a) Ships of under 500 GT must arrange sufficient flotation devices on each boat side to accommodate the total number of people on board;

b) Ships of between 500 GT and less than 1,600 GT must arrange sufficient rafts on each boat side to accommodate the total number of people on board;

c) Ships of 1,600 GT or more, in addition to the provisions at Point b, Clause 1 of this Article, must be equipped with at least one rescue boat on board.

2. Life-saving devices for cargo ships with a length of 85m or more, except for oil tankers, chemical bulk carriers and ships carrying liquefied gases in bulk must meet the following requirements:

a) One or more lifeboats (which may be open) arranged on each boat side sufficient to carry the total number of persons on board, of which there must be at least one lifeboat satisfying the requirements of the rescue boat on board;

b) One or more life rafts arranged on each boat side sufficient to carry the total number of people on board. If life rafts are to be arranged on an open deck and can easily be moved to any boat side, the number of life rafts to be arranged on board shall be sufficient to carry the total number of people on board.

3. The number of lifebuoys and the regulations for lifebuoys must satisfy regulations at Section 2.4.2-1 and Section 2.2.2-1, Chapter 2 of TCVN 6278:2003 - Regulations on safety equipment for seagoing ships.

4. In addition to the specified number of life jackets for each person on board, life jackets must be provided for those on watch and stored at the cockpit, in the engine control room or at other manned stations.

5. A line thrower with at least two launchers.

6. Swimsuits and immersion suits shall not be required.

Article 5. Requirements for life-saving devices for passenger ships

Passenger ships must have the following life-saving devices:

1. Life-saving devices for passenger ships of under 300 GT must satisfy the following requirements:

a) For ships operating in restricted sea areas III, sufficient flotation devices must be arranged on each boat side to carry 75% of the total number of people on board. When a flotation device is lost or damaged, the remaining number of flotation devices must still be able to carry 100% of the total number of people on board;

b) For ships operating in restricted sea areas II, sufficient life rafts must be arranged on each boat side to carry 75% of the total number of people on board. When a life raft is lost or damaged, the remaining life rafts must still be able to carry 100% of the total number of people on board;

c) For ships operating in restricted sea areas I, in addition to the provisions at Point b, Clause 1 of this Article, such ships must additionally equip at least one rescue boat on board.

2. Life-saving devices for passenger ships from 300 GT to under 500 GT must satisfy the following requirements:

a) For ships operating in restricted sea areas III, flotation devices must be arranged in accordance with provisions at Point a, Clause 1 of this Article;

b) For ships operating in restricted sea areas I and II, in addition to the arrangement of life rafts on each boat side sufficient to carry 75% of the total number of people on board, at least one lifeboat shall be added on board. When one life raft is lost or damaged, the remaining life rafts must be able to carry 100% of the total number of people on board.

3. Passenger ships of 500 GT or more must comply with the provisions at 2.3 and Table 2/1, Chapter 2 of TCVN 6278:2003 – Regulations on safety equipment for seagoing ships.

4. The number of lifebuoys and the regulations for lifebuoys must satisfy the provisions of Section 2.3.2-1 and Section 2.2.2-2, Chapter 2 of TCVN 6278:2003 – Regulations on safety equipment for seagoing ships.

5. In addition to the number of life jackets equipped for each person on board, 5% life jackets and 10% child life jackets must be added to the total number of people on board.

6. A line thrower with at least two launchers.

7. Swimsuits and immersion suits shall not be required.

Article 6. Requirements for flammable liquid cargo ships, ships carrying liquefied gases in bulk, ships carrying dangerous chemicals in bulk

1. Flammable liquid cargo ships of under 500 GT must be equipped in accordance with provisions at Point a, Clause 1, Clause 3, Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of Article 4.

2. Flammable liquid cargo ships of 500 GT or more, ships carrying liquefied gases in bulk, ships carrying dangerous chemicals in bulk must satisfy the requirements specified in section 2.4.1-1 (6), (7), (8) Chapter 2 – TCVN 6278:2003 - Regulations on safety equipment for seagoing ships.

 

Chapter 3:

FIRE PREVENTION, DETECTION AND FIGHTING

 

Article 7. Firefighting outcomes

1. For cargo ships of under 1,600 GT; flammable liquid cargo ships of under 500 GT; passenger ships of under 300 GT: service spaces with high fire risk, engine room and control station areas adjacent to accommodation areas must be separated by watertight bulkheads, decks and floors made of hull-manufactured materials and, if wrapped, such areas should be covered with non-combustible material.

2. Ships not specified in Clause 1 of this Article must comply with TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting.

Article 8. Engine room doors

Engine room doors must have a fireproof structure compatible with the fireproof structure of the door wall. For engine room doors of type A, it must be self-closing and airtight.

Article 9. Fire pumps

Fire pumps must be equipped in accordance with the following regulations:

1. Ships of 150 GT or more must have at least 01 motorized fire pumps.

2. Ships of between 150 GT and less than 1,000 GT must have at least 02 motorized fire pumps, of which 01 independent motorized pump.

3. Ships of 1,000 GT or more, must have at least 03 fire pumps, including 01 emergency fire pumps and 02 main motorized fire pumps, of which 01 is an independent motorized pump. For ships of under 2,000 GT, portable emergency fire pumps can be used.

Article 10. Fire nozzles, hoses and hydrants

Fire nozzles, hoses and hydrants on ships must be arranged in accordance with the following regulations:

1. Fire nozzles

a) Standard nozzles’ diameters shall be 12mm, 16mm, 19mm or close to the above diameter. If necessary, a nozzle with a larger diameter can be used.

b) For living rooms, service spaces, nozzles with a diameter of 12mm are required.

c) For engine room using nozzles, there must be two effects of misting and jetting.

2. Fire hoses

a) Fire hoses must have a length from 10m to 15m for engine rooms and from 10m to 20m for other rooms and open deck.

b) The ship must be equipped with fire hoses in accordance with provisions in Section 10.2.3 of TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention and detection, but it shall not be required to be equipped with reserve fire hoses.

3. Fire hydrants

a) The number and location of fire hydrants must ensure that at least one jet of water from the fire hydrant connected to a hose can reach all parts of the ship.

b) Fire hydrants must be located near the entrance of the compartments protected by such fire hydrants.

Article 11. Portable fire extinguisher

1. The types of portable fire extinguishers shall be specified in Chapter 24 of TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting.

2. The number and arrangement of portable fire extinguishers shall conform to the requirements specified in Section 10.3.2 of TCVN 6259-5: 2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting, but the reserve shall not be required.

Article 12. Firefighting equipment in engine rooms

Engine rooms of type A containing internal combustion engines and oil-fired equipment must be equipped with a fire extinguishing system in accordance with the following regulations:

1. For ships of under 500 GT.

a) 01 foam fire extinguisher with a capacity of at least 45 liters or equivalent;

b) Portable fire extinguishers must be equipped to ensure that no point in the engine room is 10m away from the portable fire extinguisher, however, the minimum quantity for each engine room is 02;

c) 01 set of fire nozzles, hoses and hydrants using water in each engine room.

2. For ships from 500 GT to under 1,000 GT, in addition to satisfying the requirements specified in Clause 1 of this Article, the engine room must also be equipped with at least 01 additional set of fire nozzles, hoses and hydrants using water.

3. For ships of 1,000 GT or more, in addition to satisfying the requirements specified in Clause 2 of this Article, the engine room must be equipped with one of the fixed fire extinguishing systems specified in Section 10.4.1 of TCVN 6259-5:2003 – Regulations on fire prevention, detection and fighting.

Article 13. Fire control diagram

1. The language used in the fire control diagram must be Vietnamese.

2. The number of fire control diagrams

a) Ships of under 1,000 GT must be equipped with 01 fire control diagram hanging on each deck to guide officers and crewmen on board.

b) Ships of 1,000 GT or more must be equipped with 01 fire control diagram hanging on each deck to guide crewmen on board and 02 sets of fire control diagrams to be placed in a weatherproof box marked and permanently sealed outside the accommodation area to assist firefighters to get onboard.

Article 14. Emergency escape breathing devices

Emergency escape breathing devices shall not be required.

Article 15. Equipment for firefighters

Firefighters shall be equipped in accordance with the following regulations:

1. For cargo ships of under 500 GT, passenger ships of under 300 GT, sets of equipment for firefighters shall not be required.

2. For cargo ships of 500 GT or more, passenger ships of 300 GT or more, such ships must be equipped with at least 02 sets of equipment for firefighters.

Article 16. Requirements for equipment for fire prevention, detection and fighting of passenger ships

Passenger ships of 100 GT or more, in addition to complying with the provisions of from Article 7 to Article 15, must also satisfy the following regulations:

1. Fire pumps

a) Passenger ships of under 300 GT must be equipped with at least 02 motorized fire pumps, of which there must be 01 independently motorized pump.

b) Passenger ships of 300 GT or more must have at least 03 fire pumps, including 01 emergency fire pump and 02 main motorized fire pumps, of which there must be 01 independently motorized pump.

2. Portable fire extinguishers

Living areas must be equipped with portable fire extinguishers so that no point in the living area is more than 15m away from portable fire extinguishers, however, there must be at least 2 extinguishers on each deck.

Article 17. Fixed fire detection and alarm systems

1. Cargo ships of 1,000 GT or more, passenger ships of 300 GT or more must be equipped with a fire detection and alarm system that satisfies the provisions of Chapter 7 of TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting.

2. Cargo ships of under 1,000 GT, passenger ships of under 300 GT must be equipped with a manual fire alarm system. Manual fire alarm devices must be installed at the entrance to living areas, control stations and corridors. Manual fire alarm devices must be accessible at all times in the corridors of each deck such that no position of the corridor is more than 20m from the point where the fire alarm devices are located.

3. No automatic fire alarm system shall be required.

Article 18. Requirements for equipment for fire prevention, detection and fighting for flammable liquid cargo ships, ships carrying liquefied gases in bulk, ships carrying dangerous chemicals in bulk

Equipment for fire prevention, detection and fighting of ships must satisfy the requirements specified in TCVN 6259-5:2003 - Regulations on fire prevention, detection and fighting.

 

Chapter 4:

RADIO EQUIPMENT AND MARINE EQUIPMENT

 

Article 19. Equipment norms

1. Radio equipment

Ships must be equipped with radio equipment (RE) in accordance with the following regulations:

 

No.

Name of equipment

Quantity

Note

1

MF/HF Radiotelephone

1

Not applied for ships that operate only from buoy “0” or nearer or the port area

2

VHF DSC device

1

 

3

NAVTEX receiver

1

Applied for cargo ships of 500 GT or more and passenger ships of 300 GT or more

4

S.EPIRB

1

Applied for ships of 300 GT or more

5

Radar reflection

1

Applied for cargo ships of 500 GT or more and passenger ships of 300 GT or more

6

Marine watch

1

 

7

 Two-way VHF

2

Applied for cargo ships of 500 GT or more and passenger ships of 300 GT or more that operate in the restricted sea areas II and I

8

Public address system *

1

Applied for passenger ships with more than 50 passengers

Note: (*): The system must include a control center located in the cockpits and loudspeakers located in the passenger room so that information can be communicated from the ship's command to the passengers.

 

 

2. Marine equipment

Ships must be equipped with marine equipment (ME) in accordance with the following regulations:

 

No.

Name of equipment

Quantity

Note

1

Standard magnetic compass

1

Not required if there is already a magnetic steering compass

2

Magnetic steering compass

1

Not required if there is already a standard magnetic compass

3

Radar

1

Applied for ships of 300 GT or more

4

Ultrasonic meter

1

Applied for cargo ships of 500 GT or more and passenger ships of 300 GT or more

5

Manual depth gauge

1

 

6

Daytime signal lights

1

Applied for ships of 300 GT or more

7

GPS

1

Applied for cargo ships of 150 GT or more and passenger ships

8

Stopwatch

1

 

9

Inclinometer

1

 

10

Binoculars

1

 

 

 

Chapter 5:

EQUIPMENT FOR PREVENTION OF MARINE ENVIRONMENTAL POLLUTION OF SHIPS

 

Article 20. Equipment to prevent pollution of oil from engine rooms

Ships must be equipped with an oil filtration system in accordance with the following regulations:

1. Cargo ships, passenger ships of under 1,000 GT, oil tankers under 400 GT shall not be required to be equipped with an oil filtration system.

2. Cargo ships, passenger ships from 1,000 GT to under 10,000 GT, oil tankers from 400 GT to under 10,000 GT must be equipped with an oil filtration system to ensure that any oil-water mixture after passing through the filtration system must have oil content of not more than 15 ppm.

3. Ships of 10,000 GT or more must be equipped with an oil filtration system as prescribed in Clause 2 of this Article and such oil filtration system must have light and sound signals and automatically close when the oil content in the wastewater exceeds more than 15 ppm./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 59/2005/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 59/2005/QD-BGTVT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất