Quyết định 4088/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông Vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020

thuộc tính Quyết định 4088/QĐ-BGTVT

Quyết định 4088/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông Vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4088/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:12/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
Số: 4088/QĐ-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
-------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 
 
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2169/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục các nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 3 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020 với các nội dung sau:
I. Mc tiêu
1.1. Mc tiêu tổng quát
Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi là Kế hoạch hành động) nhằm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông vận tải trong hai giai đoạn (2013 - 2015 và 2016 - 2020) theo định hướng và kế hoạch hành động phát triển bền vững quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 04 năm 2012 và Quyết đnh số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013; đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hài hòa ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển giao thông vận tải.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2013 - 2015: tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách; từng bước chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực để thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải.
b) Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư cân đối, hp lý nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp giao thông vận tải; tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát ô nhiễm, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế, sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả trong ngành giao thông vận tải.
II. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực quản lý nhằm thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải
a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải.
b) Xây dựng và thực hiện các chương trình/kế hoạch hành động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Sở Giao thông vận tải và các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững.
c) Phát triển đồng bộ nguồn nhân lực có chất lượng; nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.
2.2. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải vào các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải
a) Rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải.
b) Cập nhật, lồng ghép các nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải.
2.3. Huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải
a) Tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá theo hướng hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Chú trọng thực hiện các dự án ưu tiên trong Chiến lược Phát triển giao thông vận tải.
b) Đảm bảo nguồn lực thực hiện bảo trì, nâng cao hiệu quả bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng hiện có.
2.4. Phát triển vận tải hợp lý, từng bước phát triển vận tải xanh
a) Nghiên cứu, dự báo, đưa ra các giải pháp phát triển hp lý giữa các phương thức vận tải theo hướng tận dụng tối đa vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng phương thức vận tải.
b) Xây dựng, đề xuất, thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển giao thông công cộng tại các đô thị; vận tải đa phương thức, hệ thống logistics đảm bảo sự kết ni liên hoàn giữa các phương thức, giảm chi phí và thời gian vận tải.
c) Nghiên cứu, đề xuất phát triển các tuyến vận tải, hành lang vận tải, logistics xanh theo hướng phát thải thấp.
2.5. Nâng cao chất lượng, an toàn, công bằng xã hội của hệ thống giao thông vn tải
a) Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, nhanh chóng, an ninh, an toàn, tin cậy, chi phí hợp lý với đại đa số người dân và nền kinh tế.
b) Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược an toàn giao thông quốc gia nhằm kiềm chế và từng bước giảm tai nạn giao thông.
c) Triển khai các giải pháp kỹ thuật, phổ biến thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống giao thông vận tải cho mọi người dân, chú trọng đáp ứng nhu cầu tiếp cận của người khuyết tật, người cao tuổi, người dân vùng sâu vùng xa, ...
2.6. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động giao thông vận tải
a) Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải từ các hoạt động giao thông vận tải; nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cho các dịch vụ vận tải, đặc biệt tại các khu vực bến, bãi, nhà ga, cảng, ...
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011.
- Thực hiện Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3, 4 và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức Euro 5 theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phtheo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn, phương pháp, quy trình kiểm tra phát thải mới và lộ trình áp dụng kiểm tra đối với một sloại xe cơ giới đang lưu hành.
c) Tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, quản lý môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải.
2.7. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Khuyến khích đầu tư phát triển phương tiện, thiết bị sử dụng nhiên liệu thay thế xăng, dầu (LPG, CNG, nhiên liệu sinh học ...); tăng cường nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió...) trong giao thông vận tải.
b) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các hoạt động giao thông vận tải. Từng bước lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng vào các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển giao thông vận tải.
c) Đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến về tái sử dụng chất thải, phế thải trong các hoạt động khai thác và phát triển giao thông vận tải.
2.8. Đy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững giao thông vận tải
a) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
c) Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp công nghệ thân thiện với môi trường, xây dựng nền công nghiệp giao thông vận tải theo hướng sản xuất sạch hơn.
d) Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống giao thông vận tải; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành giao thông vận tải.
2.9. Đy mạnh hợp c quốc tế trong thực hiện các nội dung Kế hoạch hành động phát triển bền vững ngành giao thông vận tải
a) Xây dựng khung chương trình, cơ chế hợp tác quốc tế thực hiện phát triển bền vng ngành giao thông vận tải.
b) Triển khai thực hiện chương trình, tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn tài trợ, hợp tác quốc tế.
2.10. Đào tạo tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển bền vững giao thông vận tải
a) Phổ biến nội dung Kế hoạch hành động đến tất cả các đơn vị, tổ chức thuộc ngành giao thông vận tải: tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin nội bộ ...
b) Lồng ghép các nội dung phát triển bền vững vào các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông đang và sẽ được thực hiện trong ngành giao thông vận tải.
c) Nâng cao trách nhiệm tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và toàn xã hội trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.
d) Tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.
III. Tổ chc thực hiện
3.1. Triển khai thực hiện
Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch hành động, các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức trin khai thực hiện kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ, đề án và chương trình của Kế hoạch hành động.
3.2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, Sở GTVT các tỉnh, thành phố theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan; vốn hỗ trợ của nước ngoài và các nguồn vốn khác.
b) Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch hành động, tổng hp chung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm, gửi Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch Đầu tư hoặc cơ quan tài chính, kế hoạch của địa phương (đối với các Sở GTVT) để xem xét, tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn chi sự nghiệp để triển khai Kế hoạch hành động của Bộ GTVT về phát triển bền vững; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả.
d) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì huy động các nguồn tài trnước ngoài để thực hiện Kế hoạch hành động.
Các cơ quan, đơn vị chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đthực hiện Kế hoạch hành động.
3.3. Giám sát và đánh giá
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất có báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chương trình được giao chủ trì tại Phụ lục 1 Quyết định này; báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững thuộc lĩnh vực quản lý theo lộ trình và kỳ báo cáo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này và Quyết định số 1504/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giao thông vận tải gửi về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Môi trường) để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.
b) Vụ Môi trường làm đầu mối tổng hp chung Kế hoạch hành động, các nhiệm vụ, đề án, chương trình, các chỉ tiêu giám sát, đánh giá tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này từ các cơ quan, đơn vị và định kỳ hàng năm báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện.
c) Cuối mỗi giai đoạn (năm 2015, 2020), Ban chỉ đạo Phát triển bền vững giao thông vận tải tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của giai đoạn và đề xuất cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục quản lý chuyên ngành, Giám đốc các Sở GTVT và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thtrưởng Bộ Giao thông vận ti;
- Các Tổng công ty, công ty thuộc Bộ;
- Các Trường thuộc Bộ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu
: VT, MT.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe