Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh

thuộc tính Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2011/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:22/11/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------
Số: 55/2011/TT-BGDĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
         Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2011
 
 
THÔNG TƯ
Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
 -----------------------------
 
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu hoc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của QH (để báo cáo);   
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo)
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW   (để thực hiện)
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, PC, Vụ GDTrH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 
Đã kí
 
 
 
Nguyễn Vinh Hiển
 
 
 
 
                                                                     

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
 
ĐIỀU LỆ
Ban đại diện cha mẹ học sinh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
---------------------------
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm: tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; trách nhiệm quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Điều lệ này áp dụng đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường).
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
2. Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
 
Điều 3. Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
a) Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
b) Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
c) Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
4. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
5. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Quyết định triệu tậpcác cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
 
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền của trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ và quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;
- Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.
b) Quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, thay mặt Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học;
- Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp.
2. Nhiệm vụ và quyền của phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
Phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là người giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền của thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;     
b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;
b) Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;
c) Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền của trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
1. Nhiệm vụ và quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của cha mẹ học sinh, của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này;
- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các phó trưởng ban, các thành viên thường trực để thông qua tại cuộc họp toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.
b) Quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
- Chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường (trừ cuộc họp cử trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường);
- Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Tổ chức vận động học sinh bỏ học tiếp tục đi học;
- Định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường;
 2. Nhiệm vụ, quyền của các phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công; chủ trì cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường nếu được trưởng ban uỷ quyền.
3. Nhiệm vụ của các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.
Điều 8. Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh
1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:
a) Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
2. Quyền của cha mẹ học sinh
a) Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vàoBan đại diện cha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
d) Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 9. Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
2. Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạt động cả năm học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
b) Đầu năm học, Hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thành phần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồng ý tham gia. Sau đó, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, các phó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
3. Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động đã được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
 
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 11. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện theo quy định tại văn bản này và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
Điều 12. Trách nhiệm của sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo các trường của địa phương thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Động viên, khen thưởng các Ban đại diện cha mẹ học sinh có đóng góp tích cực vào công tác chăm lo giáo dục, động viên học sinh học tập, rèn luyện.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh, kịp thời chấn chỉnh vi phạm trong việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
 
Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp
1. Hỗ trợ các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học.
2. Tham gia các cuộc họp định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, chủ động phối hợp với Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh; góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
 
Điều 14. Khen thưởng
1. Kết quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt, góp phần tích cực vào công tác giáo dục học sinh, tuỳ theo thành tích được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 15. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
           

 
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 
Đã kí
 
Nguyễn Vinh Hiển
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 55/2011/TT-BGDDT

Hanoi, November 22, 2011

 


CIRCULAR

Promulgating the Parent Association Charter

 

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007, defining the function, tasks, powers and organizational structure of ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008, defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010, on the responsibility of the state management on education;

At the proposal of the Director of the Secondary Education Department, the Director of the Planning and Finance Department;

The Minister of Education and Training hereby decides:

 

Article 1. To promulgate together with this Circular the Parent Association Charter.

Article 2. This Circular takes effect on January 07, 2012 and replaces the Minister of Education and Training’s Decision No. 11/2008/QD-BGDDT dated March 28, 2008, on promulgating the Parent Association Charter.

Article 3. Chief of Office, Directors of the Early Childhood Education Department, Primary Education Department, Higher Education Department, Planning and Finance Department, Heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, Directors of provincial-level Departments of Education and Training shall be responsible for the implementation of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Vinh Hien

 

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------


PARENT ASSOCIATION CHARTER

(Attached to the Minister of Education and Training’s Circular 55/2011/TT-BGDDT dated November 22, 2011)

 

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Charter provides regulations on the Parent Associations, including organization and operation; the responsibility for management of Parent Associations.

2. This Charter applies to the Parent Associations of early childhood schools, pre-primary schools, primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools and multi-level general education schools (hereinafter referred to as schools).

Article 2. Principles for organizing Parent Associations

1. The Parent Association of each class and school is established every academic year by parents or guardians of students (hereinafter referred to as "parents"). The committees will cooperate with the school in educational activities.

Parent Associations shall be established for each academic year. A Parent Association shall be composed of members being nominated by the parents or guardians of students or children of each class or school to coordinate with the school in carrying out educational activities.

2. The Parent Association shall not be established for groups of schools or at administrative levels.

 

Chapter II.

ORGANIZATION AND OPERATIONS OF PARENT ASSOCIATIONS

Article 3. Organization of Parent Associations

1.  Parent Associations of classes:

a) Each class must establish a Parent Association consisting of 3 to 5 members, including a chairperson and a vice-chairperson.

b) Members of the Parent Association of a class should be enthusiastic and responsible persons, who will cooperate with the homeroom teacher, subject teachers and the school and act as representatives of student parents of the class in organizing educational activities for students;

2. Parent Associations of schools:

a) Each school must establish a Parent Association consisting of a chairperson, vice-chairpersons and standing members (if necessary).

b) Members of the Parent Association of a school are chairpersons or vice-chairpersons of the Class Parent Associations.

c) The number of vice-chairpersons and standing members (if any) of the Parent Association shall be decided in the meeting of chairpersons and vice-chairpersons of Class Parent Associations.

3. The term of office of the Parent Association of a class or a school is one academic year. The term of office of a Parent Association ends at the beginning of the next academic year; the term of office of the Parent Association of a senior class ends at the end of the academic year.

4. Members of a Parent Association can be changed or added at its chairperson’s request. The change or addition of members of the Parent Association of a class shall be decided by student parents of the class. The change or addition of members of the Parent Association of a school shall be decided by the whole Parent Association.

5. Parent Associations shall operate on the principle of consensus. The discussions and approvals made during meetings of the Parent Association shall be recorded in writing.

Article 4. Responsibilities and rights of Parent Associations of classes

1. The Parent Association of a class shall be responsible for:

a) Cooperating with the homeroom teacher and subject teachers in organizing educational activities for students;

b) Cooperating with the homeroom teacher in preparing for the parent-teacher conferences during the academic year;

c) Participating in ethics education for students; fostering and encouraging excellent students, helping weak students, encouraging dropouts to come back to schools; helping poor students, students with disabilities and other students in difficult circumstances.

2. The Parent Association of a class has the following rights:

a) Convening parent-teacher conferences in accordance with Article 9 of this Charter (except for the meeting at the beginning of the academic year, during which the Parent Association members are nominated) after reaching an agreement with the homeroom teacher;

b) Consulting student parents about the methods for management and education of students in order to propose specific measures to improve the quality of knowledge and ethics education to the homeroom teacher and subject teachers;

c) Cooperating in organizing extracurricular activities, education of tradition, culture, art and sport activities to provide comprehensive education for students, after reaching an agreement with the homeroom teacher.

Article 5. Responsibilities and rights of the chairperson and members of Parent Associations of classes

1. The Parent Association of a class has the following responsibilities and rights:

 a) The chairperson of the Parent Association of a class shall be responsible for:

- Cooperating with the homeroom teacher in developing and implementing the plan for organizing educational activities according to the contents as approved in the first parent-teacher conference;

- Preparing for meetings of the Parent Association and parent meetings; collecting comments and proposals of parents.

b) The chairperson of the Parent Association of a class has the following rights:

- Assigning tasks for the vice-chairperson and members; chairing the meetings of the Parent Association, representing the Parent Association when cooperating with the homeroom teacher in organizing educational activities for students;

- Discussing with the homeroom teacher about activities of the Parent Association; delivering the comments of student parents on the quality of education;

- Cooperating with the homeroom teacher in considering commendation or taking disciplinary actions for the students.

2. The vice-chairperson of the Parent Association of a class has the following responsibilities and rights:

The vice-chairperson Parent Association shall assist the chairperson and performing assigned tasks on behalf of the chairperson.

3. The members of the Parent Association of a class has the following responsibilities and rights:

The members of the Parent Association shall perform the tasks assigned by the Parent Association of the class and the school.

Article 6. Responsibilities and rights of Parent Associations of schools

1. The Parent Association of a school shall be responsible for:

a) Cooperating with the Principal in performing the tasks of the academic year and organizing educational activities according to the contents approved at the first meeting of the Parent Association;

b) Cooperating with the Principal to guide, disseminate laws and policies on education for parents in order to improve their responsibility for caring, protecting and educating students;

c) Cooperating with the Principal to educate students with poor conduct during the summer vacation;

d) Cooperating with the Principal in ethics education for students; fostering and encouraging excellent students, helping weak students; helping poor students, students with disabilities and students in difficult circumstances; encouraging dropouts to come back to school.

dd) Guiding the organization and operation of Class Parent Associations.

2. The Parent Association of a school has the following rights:

a) Convening parent-teacher conferences in accordance with Article 9 of this Charter (except for the meeting at the beginning of the academic year, during which the Parent Association members are nominated) after reaching an agreement with the Principal;

b) Based on opinions offered by the Class Parent Associations, proposing necessary measures for performance of the tasks of the academic year and the management, education of students;

c) Deciding on spending for operations of the Parent Association from contributions and sponsorships in accordance with Article 10 of this Charter.

Article 7. Responsibilities and rights of the chairperson, vice-chairpersons and members of Parent Associations of schools

1. The chairpersons of Parent Associations of schools have the following responsibilities and rights:

a) The chairperson of the Parent Association shall be responsible for:

- Planning and organizing activities of the parents, the Parent Association in accordance with Article 9 of this Charter.

- Planning the task assignment for the vice-chairpersons, standing members for approval at the meeting of Parent Associations of the school;

- Preparing the agenda of meetings of the Parent Association of the school;

- Collecting opinions of the Parent Associations of classes and parents and discussing them with the Principal.

b) The chairperson of the Parent Association has the following rights:

- Chairing the meetings of the Parent Association of the school (except for the meeting of nominating the chairperson of the School Parent Association);

- Cooperating with the school in organizing educational activities for students;

- Encouraging dropouts to come back to school;

- Discussing about the operation of the School Parent Association with the Principal on a periodic basis;

- Handling recommendations of parents on the school’s educational activities;

2. The vice-chairpersons of the School Parent Association have the responsibilities and rights:

The vice-chairpersons of the School Parent Association shall assist the chairperson, perform assigned tasks on behalf of the chairperson; chair the meeting of the School Parent Association as authorized by the chairperson.

3. The members of the School Parent Association have the following responsibilities:

The members of the School Parent Association shall perform the tasks as assigned by the School Parent Association.

Article 8. Responsibilities and rights of parents

1. Parents shall be responsible for:

a) Cooperating with the school in management and education of students and achievement of objectives of the academic year as assigned by the Parent Association;

b) Cooperating with the homeroom teacher, subject teachers of the class in caring, managing and encouraging students to improve their proactivity, moral sense and compliance to the Charter and the school’s regulations.

c) Taking responsibility for their children’s violations and weaknesses in accordance with the law and complying with the Class Parent Association’s recommendations on cooperating with the school in caring, managing and educating students.

2. Parents have the following rights:

a) Student parents have the rights specified in Article 95 of the Education Law and the right to propose measures for improvement of the school’s educational environment;

b) Nominating themselves for a position in the Class Parent Association;

c) Refusing to contribute to the funds proposed by the Class or School Parent Associations;

d) Deciding whether to perform the tasks that are not agreed during the general meeting of parents or in the meeting of the Parent Association.

Article 9. Activities of student parents and Parent Associations

1. Meetings of student parents:

a) At the beginning of the academic year, the homeroom teacher shall organize a meeting with the participation of student parents to establish a Student Association of the class, the number of members shall comply with Point a, Clause 1, Article 3 of this Charter. During an academic year, the Parent Association of the class must hold 3 meetings at the beginning of the academic year, at the end of the first semester and at the end of the academic year. An ad hoc meeting shall be held at the request of at least 50% of student parents in the class;

b) The organization of a meeting of student parents of a school shall be decided by the Parent Associations of the school.

2. Meetings of Parent Associations:

a) At the beginning of the academic year, the homeroom teacher shall hold a meeting of the Parent Association of the class to nominate its chairperson and vice-chairperson. After the nomination, the chairperson shall preside the meeting of student parents for approval of the operation program for the academic year.

The Parent Association of the class shall organize regular meetings according to the operation program for the academic year, and hold an ad hoc meeting at the request of at least 50% of student parents in the class or be decided by the chairperson of Parent Association of the class;

b) At the beginning of the academic year, the Principal shall hold a meeting with chairpersons and vice-chairpersons of all classes’ Parent Associations to nominate members of Parent Association of the school, those who are absent may be nominated with their agreement. The Principal shall preside the first meeting of Parent Association of the school to designate the chairperson and vice-chairpersons, and standing members if necessary. The designated chairperson shall preside all meetings of chairpersons and vice-chairpersons of Parent Associations of classes for approving the operation program for the academic year;

The Parent Association of the school shall organize regular meetings according to the operation program for the academic year and hold an ad hoc meeting at the request of at least 50% of members or the chairperson;

3. The Parent Association shall perform its tasks and powers, contents and activities approved during meetings of student parents and the Parent Association.

Article 10. Funding for operation of Parent Associations

1. Funding for operation of Parent Associations:

 a) Funding for operation of Parent Association of a class shall be contributed voluntarily by the student parents and other lawful sponsorship.

b) Funding for operation of Parent Association of a school shall be deducted from the funding for operation of Parent Associations of classes according to the result of the meeting of chairpersons of Parent Associations of the classes at the beginning of the academic year and other lawful sponsorship.

2. Management and use of funding of Parent Associations:

a) The chairperson of the Parent Association of each class shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the homeroom teacher in, formulating the plan on use of the funding. The plan on use of the funding must be approved by all members of Parent Association of the class;

b) The chairperson of the Parent Association of the school shall reach agreement with the Principal in deciding the plan on use of the funds. The plan on use of the funding must be approved by all members of Parent Association of the school.

3. The collection and use of funding of Parent Associations must ensure the principle of publicity and democracy; the finalization of funding must be reported at meetings of Parent Associations of classes and meeting of Parent Association of the school. No average contribution from student parents shall be defined.

4. Parent Associations must not receive the following contributions from students or their student parents:

a) Involuntary contributions.

b) Other contributions which do not directly serve the operation of Parent Associations, including the following spending contents: protect the school’s facilities and security; guard students’ vehicles; clean school and classrooms; reward the school’s administrators, teachers and employees; purchase machines, equipment, teaching materials for the school, classes or for the school’s administrators, teachers and employees; support the management, teaching and organization of educational activities; repair, upgrade and build the school’ works.

Chapter III.

RESPONSIBILITY FOR MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION
 

Article 11. Responsibilities of provincial- and district-level People’s Committees

1. People's Committee of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall be responsible for managing the implementation of the Parent Association Charter in their provinces; directing People’s Committees at subordinate levels, agencies in charge of education management and relevant sectors to manage the implementation of the Parent Association Charter.

2. The People's Committees of rural districts, urban districts, towns, provincial cities (hereinafter referred to as district-level People's Committees) shall be responsible for managing the implementation of the Parent Association Charter in their districts in accordance with this document and the direction of the provincial-level People’s Committees, assuming the prime responsibility for, and coordinating with their provincial-level Departments of Education and Training in, inspecting the implementation of the Parent Association Charter for handling violations or proposing competent agencies the handling of violations.

Article 12. Responsibilities of provincial-level Departments of Education and Training and district-level Divisions of Education and Training

1. Direct schools at the localities to implement the Parent Association Charter.

2. Encourage, commend the Parent Associations with outstanding contribution towards the education and encouragement of students’ learning and practice.

3. Provincial-level Departments of Education and Training shall coordinate with district-level People’s Committees in inspecting the operation of the Parent Associations, promptly handling violations against the Parent Association Charter.

Article 13. Responsibilities of Principals and homeroom teachers

1. Support student parents’ activities approved at the meeting of the Parent Association at the beginning of the academic year.

2. Attend regular meetings with the Parent Associations of the school and the class; proactively coordinate with the Parent Associations and student parents in managing the school, implementing measures to help students with difficult conditions, encouraging dropouts to come back to school and handling student parents’ proposal; provide suggestions on the activities of the Parent Association.

3. The school shall assign a manager to regularly coordinate with the Parent Association of the school in organizing its activities and activities of student parents.


Chapter IV.

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
 

Article 14. Commendation

1. The results of activities of the Parent Association is one of the criteria for considering commendation for educational institutions.

2. Parent Associations with good performance, outstanding contribution to the education of students shall be rewarded in accordance with law regulations on emulation and commendation.

Article 15. Handling of violations

Organizations and individuals that obstruct the implementation of the Parent Association Charter, violate the Parent Association Charter and other law regulations relating to activities of Parent Associations shall be handled in accordance with law regulations, depending on the severity of their acts of violation.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Vinh Hien

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 55/2011/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất