Nội dung họp phụ huynh cuối năm học 2024

Việc họp phụ huynh là một trong những hoạt động không thể thiếu tại các trường học dịp cuối năm. Nhưng cụ thể nội dung họp phụ huynh cuối năm gồm những gì? Đọc bài viết sau nhé.

1. Có bắt buộc tổ chức họp phụ huynh cuối năm? 

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về việc họp phụ huynh được đề cập như sau:

“a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;

b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.”

Có thể thấy, theo luật thì việc họp phụ huynh cuối năm là một hoạt động không bắt buộc. Hoạt động này sẽ được tổ chức dựa trên mong muốn của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường hoặc diễn ra khi 50% cha mẹ học sinh của lớp yêu cầu.

Tuy nhiên, đây vẫn là một hoạt động rất cần thiết đối với giáo viên và phụ huynh học sinh. Việc họp phụ huynh cuối năm sẽ giúp cho giáo viên có cơ hội tổng kết và trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các về đề xung quanh trường, lớp, thành tích của các em sau quá trình dài học tập. Qua đó thì phụ huynh sẽ có cái nhìn bao quát hơn về việc học của con em suốt năm học vừa qua.

Vậy nên, có thể họp phụ huynh cuối năm là không bắt buộc theo luật pháp. Nhưng đây là một hoạt động không thể thiếu tại phần lớn trường học trên khắp cả nước.

nội dung họp phụ huynh cuối năm
Buổi họp phụ huynh cuối năm (Ảnh minh họa)

2. Nội dung họp phụ huynh cuối năm học 

Trước khi cuộc họp diễn ra, quý phụ huynh sẽ nhận được thư mời họp phụ huynh. Trong đó có ghi sẵn các thông tin như phòng học diễn ra cuộc họp và thời gian bắt đầu.

Cuộc họp thường sẽ kéo dài từ một đến hai tiếng, bao gồm các nội dung cần thiết và thời gian trao đổi thêm giữa giáo viên và phụ huynh. Sau đây là nội dung chính của cuộc họp giúp bạn rõ hơn về quy trình của họp phụ huynh cuối năm học.

2.1 Mở đầu chương trình

Khi bắt đầu cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ nói lời chào với phụ huynh, đồng thời tuyên bố lí do tổ chức buổi họp đến với toàn thể cha mẹ học sinh của lớp. Tùy vào giáo viên sẽ để phụ huynh ký tên xác nhận có tham dự buổi họp tại thời điểm này, song song với đó là phổ biến vắn tắt nội dung cuộc họp.

2.2 Nội dung chính của cuộc họp

Nội dung các buổi họp phụ huynh cuối năm thông thường sẽ được chia làm bốn phần sau:

Tổng kết kết quả học tập

Đây là nội dung quan trọng nhất và cũng là nội dung được phụ huynh lẫn học sinh quan tâm nhất trong cuộc họp cuối năm.

Chủ nhiệm sẽ thống kê số lượng học sinh ứng với các xếp loại như xuất sắc, giỏi, khá, v.v… cùng với xếp loại hạnh kiểm (nếu có) để phụ huynh hiểu rõ về thành tích của lớp sau một năm học.

Thông thường, số lượng cụ thể sẽ được giáo viên ghi lên bảng để phụ huynh dễ dàng quan sát. Cùng với đó là báo cáo tình hình thi đua của lớp như lớp giỏi, chi đội mạnh.

Kế tiếp, mỗi phụ huynh sẽ nhận được phiếu điểm riêng của con em mình. Qua phiếu điểm được phát trong cuộc họp, phụ huynh sẽ biết được điểm số của con em trong suốt năm học vừa qua. Đồng thời, họ cũng sẽ hiểu hơn về biểu hiện của con trên lớp thông qua phần đánh giá của giáo viên.

Ở hoạt động này, chủ nhiệm cũng có thể trực tiếp nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của học sinh cho phụ huynh học sinh tường tận hơn về con em mình. Điều này sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về sự tiến bộ của học sinh tại trường mà không cần phải đặt nặng vấn đề điểm số.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để phụ huynh và giáo viên cùng trao đổi với nhau để đưa ra giải pháp học tập cho các em trong tương lai.

Thông báo về các khoản chi và quỹ phụ huynh

Thông thường trong năm học, phụ huynh thường phải đóng tiền vào quỹ chung của lớp để phục vụ cho các hoạt động của học sinh như liên hoan, ngoại khóa v.v… Phần quỹ này sẽ được lớp sử dụng thông qua sự quản lý của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Vậy nên khi kết thúc năm học, giáo viên và ban đại diện có trách nhiệm báo cáo cụ thể về các khoản chi và phần quỹ còn lại cho cha mẹ học sinh. Điều này nhằm làm rõ tình hình thu chi của lớp.

Lúc này, nếu quỹ dư thì phụ huynh và giáo viên sẽ cùng thảo luận để đưa ra các phương án, như hoàn trả lại tiền hay sử dụng phần quỹ còn lại để thưởng thêm cho các em học sinh.

Trường hợp nếu quỹ đã hết nhưng phụ huynh vẫn mong muốn tặng quà khuyến khích hay tạo điều kiện cho học sinh liên hoan cuối năm, phụ huynh có thể nêu ý kiến và vận động góp quỹ tại nội dung này.

Trình bày về nội dung năm học tiếp theo

Đến nội dung này, phụ huynh sẽ được thông báo về thời gian khai giảng của năm học kế tiếp hoặc ngày nhập học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng sẽ viết hết các thông tin lên bảng và gửi lịch cụ thể đến phụ huynh, vậy nên phụ huynh cũng không cần sợ bản thân sẽ quên mất lịch của con em.

Bên cạnh đó, tại một số trường học giáo viên sẽ thông tin thêm về việc mua sách, đồng phục cho năm học mới. Những thông tin ấy bao gồm ngày mở bán sách, điểm mua sách hoặc giá cả. Qua đó, phụ huynh cũng có thể cùng học sinh chuẩn bị đầy đủ cho năm học tiếp theo.

nội dung họp phụ huynh cuối năm
Các nội dung họp phụ huynh cuối năm (Ảnh minh họa)

Tư vấn về chọn trường, ngành 

Đây là nội dung cần có nếu bạn đang tìm hiểu về họp phụ huynh cuối năm tại các khối lớp cuối cấp như khối 9, khối 12. Tùy vào thời điểm diễn ra cuộc họp cuối năm, giáo viên sẽ đưa ra những lưu ý cho các em.

Nếu thời điểm diễn ra cuộc họp các em vẫn chưa chính thức hoàn tất đăng ký nguyện vọng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông tin cho quý phụ huynh về các trường học kèm số điểm xét tuyển từ những năm gần nhất. Qua đó, phụ huynh lẫn học sinh sẽ dễ dàng theo dõi danh sách trường để chọn nguyện vọng phù hợp.

Trường hợp nguyện vọng đã được chọn thì sau khi đã hiểu hơn về tình hình học tập của học sinh thông qua phiếu điểm, giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh về việc hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn thi.

Đồng thời, các thủ tục thi cử đều sẽ được giáo viên nhấn nhá trong suốt quá trình để phụ huynh có thể dễ dàng ghi nhớ và thông tin cho học sinh một cách đầy đủ nhất.

2.3 Kết thúc chương trình

Sau khi hoàn tất các nội dung trên, giáo viên sẽ gửi lời cảm ơn đến phụ huynh, lời chúc đến các em học sinh và kết thúc cuộc họp. Phụ huynh sau khi nhận được hết các giấy tờ liên quan đến cuộc họp thì có thể chào giáo viên và ra về.

Trường hợp phụ huynh vẫn muốn hiểu sâu thêm về tình hình con em, có thể nán lại để nán lại để bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm nếu hai bên có thời gian.

Bên trên chính là nội dung họp phụ huynh cuối năm học mà trang tìm hiểu được. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về cuộc họp này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.