Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ

thuộc tính Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT

Thông tư 35/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2012/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Văn Ga
Ngày ban hành:12/10/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911
Ngày 12/10/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 911).
Theo đó, giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng hoặc người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường nêu trên (bao gồm người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển); nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học; những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường) muốn dự tuyển đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911 ngoài việc có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập và không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển còn phải đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể như: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10); đăng ký ngành học phù hợp với ngành tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ; được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp; có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2012.

Xem chi tiết Thông tư35/2012/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------------

Số: 35/2012/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 10  năm 2012

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

---------------------------

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Đào tạo giảng viên có  trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
-
 Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;    
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; 
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Kiểm toán Nhà nước; 
- Công báo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG 

Đã ký

 

 

Bùi Văn Ga

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

QUY ĐỊNH

Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối t­ượng áp dụng
1. Văn bản này quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 911) bao gồm: đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài; đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước; đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng nghiên cứu (sau đây gọi tắt là đào tạo tiền tiến sĩ). 
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng tuyển sinh
1. Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường).
 2. Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:
a) Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển);
b) Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;
c) Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường;
3. Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển.
Điều 3. Thời gian thực hiện, phương thức đào tạo
1. Thời gian thực hiện: Thực hiện tuyển sinh đến hết năm 2020.
2. Phương thức đào tạo:
a) Đào tạo ở nước ngoài: Nghiên cứu sinh (NCS) được gửi đi đào tạo toàn thời gian tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
b) Đào tạo ở trong nước: NCS được đào tạo chủ yếu ở trong nước, trong đó có thời gian đi thực tập ở nước ngoài.
c) Đào tạo theo phương thức phối hợp: NCS được đào tạo một phần thời gian ở trong nước và một phần thời gian ở nước ngoài với sự phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.
Điều 4. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh
1. Trách nhiệm của nghiên cứu sinh:
a) Hoàn thành chương trình đào tạo đã đăng ký;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của NCS theo quy định của cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài nơi NCS theo học;
c) Thực hiện đúng cam kết đã ký với trường cử NCS đi học;
d) Đối với NCS đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, NCS đào tạo theo phương thức phối hợp đang trong thời gian đào tạo ở nước ngoài và NCS đào tạo trong nước đang trong thời gian thực tập ở nước ngoài: phải tuân thủ các quy định về lưu học sinh trong Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài hiện hành; định kỳ 6 tháng và khi kết thúc thời gian đào tạo tại nước ngoài có báo cáo về tình hình, kết quả học tập và nghiên cứu, gửi qua đường bưu điện, email hoặc nộp trực tiếp cho Cục Đào tạo với nước ngoài (ĐTVNN) và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo;
đ) Đối với NCS đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài: sau khi tốt nghiệp phải hoàn thành các thủ tục được quy định tại Quy định thủ tục cử người đi học đại học và sau đại học ở nước ngoài, thủ tục gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài và thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về nước ban hành kèm theo Quyết định số 740/QĐ-BGDĐT ngày 21/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e) Trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, NCS phải quay trở lại trường cử đi học để làm thủ tục tiếp nhận lại (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc làm các thủ tục tuyển dụng (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
g) Chi trả kinh phí đào tạo trong thời gian gia hạn học tập (nếu có).
2. Quyền của nghiên cứu sinh:
a) Được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo;
b) Được trường cử đi đào tạo tạo điều kiện, bố trí thời gian để thực hiện chương trình đào tạo theo quy định;
c) Được trường cử đi đào tạo tiếp nhận trở lại làm việc hoặc tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp theo đúng chuyên môn được đào tạo.
d) Trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày NCS hoàn thành chương trình đào tạo, nếu trường cử NCS đi học không tiếp nhận trở lại làm việc hoặc không tuyển dụng chính thức làm giảng viên và phân công công việc cho NCS thì NCS không phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
3. Nghĩa vụ của nghiên cứu sinh:
a) Sau khi tốt nghiệp phải trở về phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo. Thời gian tối thiểu phục vụ tại trường đã cử đi đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình đào tạo (trừ lý do bất khả kháng khiến cho NCS không thể tiếp tục học tập như: bệnh nặng, thiên tai, chiến tranh, tai nạn, qua đời...), hoặc đã tốt nghiệp nhưng không phục vụ đủ thời gian làm việc quy định tại điểm a khoản này. Việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Trách nhiệm của các trường cử giảng viên đi đào tạo
1. Xác định nhu cầu tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên theo Đề án 911 theo từng năm và từng giai đoạn, bao gồm cả kế hoạch đào tạo theo từng chuyên ngành, nhóm các ngành, lĩnh vực chuyên môn cần tập trung phát triển của trường.
2. Lập báo cáo kế hoạch và số lượng giảng viên cử đi đào tạo theo từng chuyên ngành, từng phương thức đào tạo, kèm theo tên cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài mà các giảng viên dự kiến đăng ký dự tuyển, số lượng giảng viên cử đi đào tạo tiền tiến sĩ theo từng phương thức đào tạo, gửi  đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Mẫu báo cáo tại Phụ lục II kèm theo.
3. Các trường có nhu cầu tuyển dụng những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này để làm giảng viên sau khi được đào tạo có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng cam kết tuyển dụng những đối tượng này làm giảng viên sau khi tốt nghiệp; cử những đối tượng này đi đào tạo theo Đề án 911;
b) Có biện pháp đảm bảo để NCS thực hiện các nghĩa vụ nêu tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này.
4. Chi trả 50% kinh phí đào tạo tiền tiến sĩ cho các giảng viên của trường, chuyển trả các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ) nơi giảng viên đến học.
  5. Tạo điều kiện cho giảng viên được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911; tiếp nhận lại (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc tuyển dụng làm giảng viên (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này) và bố trí công việc cho những đối tượng này trong thời hạn không quá 6 tháng sau khi những đối tượng này đã hoàn thành các thủ tục sau tốt nghiệp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 của Quy định này. Quá thời hạn này, nếu trường không ra quyết định tiếp nhận hoặc tuyển dụng làm giảng viên và không bố trí công việc cho giảng viên thì nhà trường có trách nhiệm hoàn trả học bổng và chi phí đào tạo giảng viên đó cho ngân sách Nhà nước.
Chương II
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 6. Đối tượng dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài
Ứng viên dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài là các đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này.
Điều 7. Điều kiện dự tuyển
1. Về văn bằng:
a) Ứng viên là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ;
b) Ứng viên là đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này:
- Mới tốt nghiệp thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển): có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10). Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài thì đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước sở tại hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam.
2. Đăng ký ngành học phù hợp với ngành tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ.
3. Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.
4. Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
5. Ứng viên, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này) có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với trường cử ứng viên dự tuyển quy định tại khoản 1, 3 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 của Quy định này.
6. Về trình độ ngoại ngữ: Có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau:
a) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ do một cơ sở quốc tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 2 năm tính đến khi dự tuyển, phù hợp với yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nay trở lại nước đó học tập hoặc ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ sẽ sử dụng để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ;
7. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của NCS quy định tại khoản 1 và 3 Điều 4 của Quy định này.
Điều 8. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: theo yêu cầu của chương trình đào tạo nhưng không quá 4 năm.
2. Hình thức đào tạo: tập trung (NCS dành toàn bộ thời gian học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo).
Điều 9. Cơ sở đào tạo ở nước ngoài
1. Cơ sở đào tạo nước ngoài được lựa chọn để gửi NCS đi đào tạo toàn thời gian hoặc theo phương thức phối hợp là các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ có uy tín trên thế giới, được kiểm định bởi các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định giáo dục có uy tín quốc gia hoặc quốc tế.
2. Danh mục định hướng các cơ sở đào tạo tiến sĩ tại từng nước được đăng tải công khai hàng năm trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (địa chỉ www.moet.gov.vn) và Cục ĐTVNN – Bộ Giáo dục và Đào tạo (địa chỉ www.vied.vn).
Điều 10. Thông báo tuyển sinh
1. Căn cứ các quy định của văn bản này, hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh, trong đó nêu cụ thể chỉ tiêu, thời hạn tuyển sinh; nước gửi đi đào tạo; điều kiện dự tuyển đối với từng chương trình đào tạo của từng nước; điều kiện trúng tuyển; điều kiện để có quyết định đi học ở nước ngoài;
2. Thông báo tuyển sinh được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn) và Cục ĐTVNN (www.vied. vn). 
Điều 11. Lập danh sách ứng viên của trường để cử đi dự tuyển.
Hằng năm, trên cơ sở thông báo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức xét chọn theo các điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này và theo kế hoạch đào tạo giảng viên của trường nêu tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này; lập danh sách ứng viên cử đi dự tuyển theo nhóm hoặc theo thứ tự ưu tiên, đối với từng chương trình đào tạo (nếu có);
Điều 12. Hồ sơ dự tuyển và đăng ký dự tuyển trực tuyến 
1. Hồ sơ dự tuyển: Người dự tuyển đi học tại nước ngoài nộp cho Cục ĐTVNN 01 bộ hồ sơ giấy bằng tiếng Việt gồm các loại giấy tờ sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của trường cử đi dự tuyển (mẫu tại Phụ lục IV);
b) Công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
c) Bản sao hợp lệ các hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng và đồng ý cho chuyển công tác (nếu có); hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên của trường cử đi học;
 d) Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh và trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911. Mẫu cam kết tại Phụ lục III(a) kèm theo.
đ) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ (nếu có) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với trường hợp đang chờ cấp bằng (bổ sung bản sao bằng tốt nghiệp chính thức sau khi trúng tuyển);
e) Bản sao hợp lệ bảng điểm đại học, thạc sĩ;
g) Bản sao văn bản tiếp nhận đào tạo, văn bản đồng ý cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần do cơ sở đào tạo, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp (nếu có);
h) Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn theo quy định;
i) Danh mục và bản sao công trình nghiên cứu khoa học (nếu có);
k) Giấy tờ khác nếu có (bằng khen, giấy tờ ưu tiên...);
l) Bản sao hóa đơn, chứng từ về việc nộp lệ phí dự tuyển.
2. Đăng ký dự tuyển trực tuyến (đăng ký dự tuyển online)
Đồng thời với việc nộp hồ sơ giấy, các ứng viên phải quét (scan) các giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này thành từng file định dạng pdf và đăng ký dự tuyển trực tuyến tại địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/.
Điều 13. Quy trình tuyển chọn và cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài
1. Hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, Cục ĐTVNN chủ trì lập danh sách trích ngang ứng viên theo đối tượng và điều kiện xét tuyển; dự kiến danh sách ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển; phối hợp và thống nhất với Vụ Giáo dục Đại học duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định danh sách ứng viên trúng tuyển NCS đi học ở nước ngoài. Trước khi có quyết định đi học ở nước ngoài NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác;
3. Kết quả trúng tuyển có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký quyết định phê duyệt trúng tuyển đối với đối tượng đã đủ điều kiện ngoại ngữ và có hiệu lực trong vòng 18 tháng đối với đối tượng chưa đủ điều kiện ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản này;
4. Liên hệ cơ sở đào tạo cho ứng viên được thực hiện theo các cách sau:
a) Cục ĐTVNN tiến hành các thủ tục liên hệ đăng ký học với các cơ sở đào tạo nước ngoài cho các ứng viên.
b) Các trường có ứng viên liên hệ với các trường đại học đối tác nước ngoài để gửi giảng viên của trường đi đào tạo theo nhóm giảng viên, theo ngành cần tập trung phát triển của trường;
c) Ứng viên có thể tự liên hệ, nhưng không được thông qua các trung tâm tư vấn du học với cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài theo quy định tại Điều 9 của Quy định này để được tiếp nhận;
5. Khi ứng viên có giấy tiếp nhận của cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài và đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, Cục trưởng Cục ĐTVNN có trách nhiệm ra quyết định cử giảng viên đi đào tạo và tiến hành các thủ tục cho giảng viên đi học ở nước ngoài. 
Chương III
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC
Điều 14. Điều kiện dự tuyển
1. Điều kiện dự tuyển đào tạo ở trong nước đối với đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
2. Điều kiện dự tuyển đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này:
a) Về văn bằng: đáp ứng một trong các trường hợp sau
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên.
Trường hợp tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thì việc đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam;
b) Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp,
c) Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này).
d) Các điều kiện dự tuyển khác theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
3. Các đối tượng dự tuyển quy định tại Điều 2 của Quy định này phải có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa NCS, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy định này) và trường cử ứng viên dự tuyển quy định tại khoản 1, 3 Điều 4 của Quy định này khi ứng viên trúng tuyển NCS. Mẫu cam kết tại Phụ lục III(b) kèm theo.
Điều 15. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: theo yêu cầu của chương trình đào tạo nhưng không quá 4 năm, trong đó có tối đa 6 tháng đi thực tập ở nước ngoài.
2. Hình thức đào tạo: tập trung (NCS dành toàn bộ thời gian học tập và nghiên cứu của khóa học tại cơ sở đào tạo, không kể thời gian đi thực tập tại nước ngoài).
Đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 2 của Quy định này có thể theo học hình thức không tập trung nếu được trường cử đi học có công văn đề nghị. Trong trường hợp này, NCS phải có ít nhất 1,5 năm học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo.
Điều 16. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911
1. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911:
a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô đào tạo ổn định;
b) Có đội ngũ các nhà khoa học và cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo đào tạo NCS trong nước đáp ứng các yêu cầu của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và yêu cầu của Đề án 911;
c) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 được xây dựng đảm bảo những nội dung và yêu cầu chính như sau:
a) Giới thiệu về cơ sở đào tạo, kinh nghiệm đào tạo;
b) Đăng ký chương trình đào tạo; số lượng tuyển sinh hằng năm; kế hoạch đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo;
c) Điều kiện dự tuyển; học phí và kinh phí triển khai;
d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo trong nước bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ;
đ) Kế hoạch tổ chức đào tạo: phù hợp, đảm bảo hỗ trợ cho NCS thực hiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở thí nghiệm, thực hành có chất lượng; đi thực tập ở nước ngoài; tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; đăng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam và quốc tế;
e) Nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên, người hướng dẫn, NCS trong quá trình đào tạo bao gồm việc hỗ trợ NCS tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, thực hiện thực nghiệm, thí nghiệm, khảo sát, đăng bài báo quốc tế và các hoạt động khoa học khác;
g) Cam kết trong việc tổ chức quản lý NCS, đảm bảo quá trình đào tạo có hiệu quả và NCS tốt nghiệp có chất lượng cao thể hiện ở một trong các trường hợp sau:
- Có ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trong nước trong tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định hoặc trong tạp chí hàng đầu, có uy tín của mỗi ngành/lĩnh vực do trường quy định;
- Có ít nhất 01 báo cáo liên quan đến đề tài luận án đăng toàn văn tại hội nghị khoa học cấp quốc gia và tại hội thảo/hội nghị quốc tế .
- Có ít nhất 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín).
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục V kèm theo.
Điều 17. Hồ sơ, quy trình giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911
1. Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911;
b) Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911;
c) Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo;
d) Quyết định đã được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định hồ sơ.
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo.
Điều 18. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo
1.     Tuyển sinh
Hằng năm, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra thông báo tuyển sinh, hồ sơ dự tuyển, tổ chức tuyển sinh và triệu tập NCS trúng tuyển theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Tổ chức đào tạo
a) Tổ chức đào tạo NCS trong nước thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành; NCS đào tạo theo Đề án 911 sẽ được tổ chức học các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan chung với NCS của cơ sở đào tạo;
b) Trong quá trình NCS thực hiện và bảo vệ đề tài luận án, cơ sở đào tạo hỗ trợ NCS tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm; đăng bài báo quốc tế; mời các nhà khoa học nước ngoài tham gia đồng hướng dẫn, phản biện luận án và Hội đồng đánh giá luận án các cấp;
c) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.
3. Cử NCS đi thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định cử NCS đi thực tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài để thực hiện một phần đề tài luận án; tham gia và có báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học về vấn đề liên quan đến đề tài luận án; phối hợp với giảng viên của cơ sở đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài để đăng bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín;
b) Trước khi đi thực tập ở nước ngoài NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác;
c) Cơ sở đào tạo ở nước ngoài nhận NCS đến thực tập phải là các cơ sở đang đào tạo, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án của NCS, có đội ngũ các nhà khoa học, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, điều kiện thực hiện nghiên cứu tốt để NCS có thể tiến hành thực hiện phần đề tài luận án theo dự kiến nhằm nâng cao chất lượng luận án; hoặc để hoàn thiện báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị khoa học quốc tế, đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có uy tín;
d) Sau khi kết thúc thời gian thực tập ở nước ngoài, NCS phải có báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu với cơ sở đào tạo NCS ở trong nước. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo.
Điều 19. Trách nhiệm, quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ, người hướng dẫn nghiên cứu sinh đào tạo trong nước theo Đề án 911
1. Giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ theo Đề án 911 và người hướng dẫn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm và nhiệm vụ của giảng viên, người hướng dẫn nêu trong Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911 của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ và của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo Đề án 911.
Ngoài các quyền của giảng viên, người hướng dẫn quy định tại Điều lệ trường đại học hiện hành, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành, giảng viên và người hướng dẫn NCS theo Đề án 911 còn được:
a) Được hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính, về điều kiện giảng dạy, nghiên cứu khi tham gia đào tạo theo Đề án 911;
b) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước
1. Tháng 4 hàng năm, cơ sở đào tạo trong nước báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kế hoạch chỉ tiêu đào tạo theo các chuyên ngành được giao nhiệm vụ đào tạo và kế hoạch cử NCS đi thực tập ở nước ngoài của năm tiếp theo.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp phát và quản lý kinh phí trong thời gian NCS đi thực tập ở nước ngoài.
3. Đơn vị chuyên môn và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911 có trách nhiệm được quy định trong Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định, yêu cầu nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước theo Đề án 911 của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
Chương IV
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
Điều 21. Điều kiện dự tuyển
Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Quy định này.
Điều 22. Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm, theo thỏa thuận giữa cơ sở đào tạo trong nước và cơ sở đào tạo nước ngoài nhưng tổng thời gian đào tạo ở nước ngoài không quá 50% tổng thời gian đào tạo toàn khóa.
 2. Hình thức đào tạo: tập trung.
Điều 23. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp
1. Điều kiện để các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp:
a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô và kết quả đào tạo ổn định.
b) Có đội ngũ các nhà khoa học đáp ứng các quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và đủ năng lực ngoại ngữ tham gia đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp.
c) Có chương trình đào tạo được hai bên xây dựng và thống nhất, phù hợp với điều kiện của cả hai bên;
d) Có thỏa thuận hợp tác đào tạo tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài đã được ký kết giữa hai bên đảm bảo thực hiện những nội dung cơ bản nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ của cơ sở đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này.
đ) Có cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;
e) Cơ sở đào tạo trong nước chỉ được phối hợp đào tạo trình độ tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài quy định tại Điều 9 của Quy định này;
g) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp được xây dựng theo những nội dung và yêu cầu chính như sau:
a) Giới thiệu về trường đối tác nước ngoài; kinh nghiệm hợp tác đào tạo tiến sĩ.
b) Ngành đào tạo, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo;
c) Đối tượng, điều kiện dự tuyển;
d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo phối hợp bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kinh nghiệm đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của cả hai bên; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ với các trường đối tác; cam kết đầu ra của NCS như quy định tại điểm h khoản này;
đ) Các quy định của cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo tiến sĩ nước ngoài về đào tạo theo phương thức phối hợp, trong đó nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong tổ chức đào tạo, hướng dẫn luận án, bảo vệ luận án, hỗ trợ NCS đăng bài báo quốc tế, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; áp dụng các quy định về tổ chức đào tạo tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài vào cơ sở đào tạo Việt Nam;
e) Kế hoạch đào tạo nêu rõ thời gian, lộ trình đào tạo tại Việt Nam và tại cơ sở đào tạo nước ngoài; trách nhiệm của cả hai bên trong suốt quá trình đào tạo NCS; đồng hướng dẫn NCS;
g) Tổ chức hoạt động đào tạo: áp dụng quy chế và yêu cầu đào tạo NCS của cơ sở đào tạo nước ngoài trong đào tạo NCS theo phương thức phối hợp; tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên ngành... tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư của cơ sở đào tạo nước ngoài; tổ chức bảo vệ luận án tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài; luận án được viết và bảo vệ bằng tiếng nước ngoài;
h) Cam kết của cơ sở đào tạo: ngoài cam kết quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16, NCS khi bảo vệ luận án có ít nhất 01 báo cáo được đăng trong kỷ yếu hội thảo hoặc hội nghị quốc tế hoặc 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín);
i) Cơ cấu tổ chức thực hiện đề án, các biện pháp xử lý rủi ro;
k) Trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tuyển chọn NCS, đào tạo và đánh giá luận án tốt nghiệp; giảng viên Việt Nam, giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy và hướng dẫn; nơi bảo vệ luận án, cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp bằng; các nội dung liên quan khác;
l) Dự toán kinh phí chi tiết.
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VI kèm theo.
Điều 24. Hồ sơ và quy trình giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp
1. Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp:
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp;
b) Biên bản thỏa thuận phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài;
c) Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp;
d) Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo;
đ) Văn bản chứng minh cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài đã được kiểm định chất lượng đào tạo;
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp.
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 02 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Cục ĐTVNN thẩm định hồ sơ.
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo.
Điều 25. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo
1. Hàng năm các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp ra thông báo tuyển sinh, trong đó nêu cụ thể về chỉ tiêu, chuyên ngành đào tạo, đối tượng, điều kiện dự tuyển; hồ sơ và lệ phí tuyển sinh, thời gian tuyển chọn; tổ chức tuyển sinh và ra quyết định công nhận NCS trúng tuyển.
2. Việc tổ chức đào tạo thực hiện theo các quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành, các quy định của cơ sở nước ngoài và kế hoạch đào tạo nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
3. Cơ sở đào tạo trong nước có trách nhiệm chủ trì xác định kế hoạch cử NCS đi đào tạo tại cơ sở đào tạo nước ngoài theo chương trình đào tạo được thống nhất giữa hai bên; Cục ĐTVNN có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở đào tạo trong nước để ra quyết định và giải quyết thủ tục cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài theo đúng kế hoạch. Trước khi đi học ở nước ngoài, NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác.
4. Định kỳ 6 tháng và cuối thời gian đào tạo tại nước ngoài, NCS phải có báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu cho Cục ĐTVNN và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước của NCS. Mẫu báo cáo tại Phụ lục I kèm theo.
Điều 26. Trách nhiệm và quyền của giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ và người hướng dẫn NCS theo phương thức phối hợp
1. Trong thời gian NCS được đào tạo trong nước, giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo tiến sĩ và người hướng dẫn (kể cả giảng viên và người hướng dẫn nước ngoài) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên và người hướng dẫn được quy định tại Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và quy định tại Đề án đào tạo phối hợp của cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
2. Trong thời gian NCS được đào tạo tại cơ sở đào tạo nước ngoài, người hướng dẫn (kể cả người hướng dẫn của cơ sở đào tạo trong nước) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm người hướng dẫn của cơ sở đào tạo nước ngoài và các quy định trong đề án đào tạo phối hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
3. Quyền của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình tiến sĩ và của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo phương thức phối hợp thực hiện theo khoản 2 Điều 19 của Quy định này.
Chương V
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ VÀ KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU
Điều 27. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng nghiên cứu.
1. Những ứng viên trúng tuyển đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hoặc NCS đào tạo theo phương thức phối hợp trước khi đi đào tạo ở nước ngoài chưa đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ.
2. Những người chuẩn bị dự tuyển chương trình đào tạo trong nước, đào tạo phối hợp, có trình độ ngoại ngữ đạt cấp độ A2 hoặc bậc 2/6 trở lên nhưng chưa đạt trình độ cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ.
3. Những người chuẩn bị đi học nước ngoài chưa dự các lớp bồi dưỡng kiến thức định hướng.
Điều 28. Thời gian, hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Thời gian và hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo tiền tiến sĩ được thực hiện trong thời gian tối đa 9 tháng theo hình thức tập trung.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ từ trình độ B2 lên trình độ C1 cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 27; từ trình độ A2 lên trình độ B1 cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Quy định này;
b) Bồi dưỡng các  kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho các đối tượng nêu tại khoản 1, 2 Điều 27 của Quy định này;
c) Bồi dưỡng kiến thức định hướng dành cho các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều 27 của Quy định này.
Điều 29. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ
1. Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, Nga, Trung, Đức, Pháp) cho các ứng viên đạt yêu cầu đi học NCS ở trong và ngoài nước;
b) Bồi dưỡng cho học viên các kiến thức và kỹ năng chuyên môn; lập danh mục địa chỉ trang thông tin điện tử, đường dẫn kết nối với các chương trình đào tạo tiến sĩ theo ngành của các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước để học viên tìm hiểu;
c) Bồi dưỡng kiến thức định hướng cho NCS trước khi đi học nước ngoài.
2. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đảm bảo các điều kiện về chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; cơ sở vật chất để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức, kĩ năng chuyên môn; cấp chứng chỉ cho các học viên hoàn thành các nội dung đào tạo, bồi dưỡng;
b) Cam kết đào tạo ngoại ngữ cho học viên  đạt yêu cầu đầu ra (cấp độ B1 cho NCS trong nước và cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ cho NCS đi học nước ngoài) theo đúng hợp đồng ký kết với các bên liên quan;
c) Thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký kết trên cơ sở quy định của Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng tài chính đối với kinh phí thực hiện Đề án 911 hiện hành.
d) Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 30. Điều kiện và đề án đăng ký nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
1. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Là cơ sở giáo dục đại học đã được giao đào tạo ngành ngoại ngữ trình độ đại học, có kinh nghiệm hợp tác với các trường đại học, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm NCS;
b) Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo chương trình đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:
- Đội ngũ giảng viên ngoại ngữ bao gồm cả giảng viên bản ngữ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, đã được đào tạo trình độ sau đại học về ngoại ngữ tại các trường đại học ở nước ngoài;
- Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng là những người có trình độ tiến sĩ về quản lý giáo dục, giáo dục học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm trong bồi dưỡng kiến thức định hướng cho NCS trước khi đi học nước ngoài;
c) Có chương trình đào tạo tiền tiến sĩ phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 30 của Quy định này;
d) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:
- Có đủ phòng học với trang thiết bị hiện đại, phù hợp cho giảng dạy ngoại ngữ với mỗi lớp từ 15-20 học viên, bao gồm máy chiếu, đầu máy DVD, máy tính kết nối Internet, trang thiết bị đa phương tiện, phòng học tiếng.
- Thư viện có trung tâm tư liệu và tự học, nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ đa dạng, đủ trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette, thiết bị nghe nhìn đa phương tiện…);
đ) Đảm bảo quy mô học viên phù hợp, hiệu quả;
e) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ được xây dựng gồm những nội dung sau:
a) Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục trong đào tạo ngoại ngữ; quy mô, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học;
b) Quy định về điều kiện tham gia, cam kết của học viên; điều kiện của cơ sở đảm bảo thực hiện cam kết đối với học viên; giám sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận;
c) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo tiền tiến sĩ: Đội ngũ giảng viên (bao gồm giảng viên Việt Nam và giảng viên bản ngữ giảng dạy ngoại ngữ; giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kiến thức định hướng); cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện; chương trình đào tạo, bồi dưỡng; khả năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hợp tác với các trường, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm NCS;
d) Cam kết trình độ ngoại ngữ đầu ra của học viên đối với từng phương thức đào tạo trình độ tiến sĩ và những nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kiến thức định hướng.
Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VII.
Điều 31. Hồ sơ và quy trình giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
1. Hồ sơ đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
a) Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ;
b) Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ;
2. Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở giáo dục đại học gửi đến qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học tiến hành thẩm định hồ sơ;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;
- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở giáo dục đại học (đối với những hồ sơ được thông báo cần hoàn thiện), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học.
Điều 32. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng
1. Các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ cần thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo về kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng: đối tượng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng của từng lớp ngoại ngữ, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; học phí và chế độ tài chính; việc cấp chứng chỉ và các nội dung cần thiết khác.
2. Đăng ký danh sách học viên với các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:
a) Đối với ứng viên đã trúng tuyển đi học nước ngoài nhưng cần học thêm ngoại ngữ: do Cục ĐTVNN thực hiện;
b) Đối với NCS các chương trình đào tạo phối hợp: do các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước thực hiện;
c) Đối với các đối tượng chuẩn bị dự tuyển đào tạo NCS trong nước hoặc chương trình đào tạo phối hợp: cá nhân đăng ký trực tiếp với cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ.
3. Căn cứ danh sách học viên được đăng ký bởi các tổ chức hoặc cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ sắp xếp các lớp học, lập dự trù kinh phí theo đối tượng và các bên có trách nhiệm chi trả căn cứ quy định hiện hành về quản lý và sử dụng tài chính đối với kinh phí thực hiện Đề án 911.
4. Trên cơ sở số lượng học viên đăng ký quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ tiến hành các thủ tục ký hợp đồng đào tạo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận kinh phí đào tạo và thực hiện thanh lý hợp đồng sau mỗi khóa đào tạo. 
5. Kết thúc mỗi khóa đào tạo, các cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ báo cáo Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình kết quả đào tạo, quyết toán tài chính của các lớp học thuộc khóa đào tạo đó.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Trách nhiệm của Vụ Giáo dục Đại học
 1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng và hiệu quả; xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và từng giai đoạn; theo dõi, tổng hợp và tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và chất lượng của các phương thức đào tạo; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp và đánh giá tình hình sử dụng những người đã được đào tạo theo Đề án.
2. Chủ trì quản lý, chỉ đạo hoạt động đào tạo tiến sĩ ở trong nước, đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp và đào tạo tiền tiến sĩ.
3. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và Cục ĐTVNN xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và dự toán ngân sách để thực hiện Đề án.
4. Phối hợp với Cục ĐTVNN trong việc ra thông báo tuyển NCS đi học nước ngoài, xét duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển đi học nước ngoài trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Điều 34. Trách nhiệm của Cục Đào tạo với nước ngoài
1. Chủ trì quản lý, theo dõi, đánh giá tình hình triển khai, kết quả đào tạo và chất lượng của phương thức đào tạo ở nước ngoài; tổng hợp và đánh giá tình hình sử dụng những người đã được đào tạo ở nước ngoài theo Đề án;
2. Chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học trong việc ra thông báo tuyển sinh, xét tuyển và cử NCS đi đào tạo ở nước ngoài.
3. Phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học và Vụ Kế hoạch – Tài chính xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và dự toán ngân sách để thực hiện Đề án;
4. Xây dựng văn bản và hướng dẫn NCS thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhập học, gia hạn học tập với cam kết tự chi trả tài chính trong thời gian gia hạn, các thủ tục tiếp nhận sau khi NCS tốt nghiệp trở về nước; liên hệ với các cơ sở đào tạo nước ngoài để sắp xếp NCS đi đào tạo; liên hệ với các cơ quan đầu mối của nước ngoài quản lý việc học tập của NCS; tổng hợp tình hình NCS đào tạo ở nước ngoài và định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Đầu mối phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để bảo vệ chính trị nội bộ; hỗ trợ các thủ tục xuất nhập cảnh cho lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, cho giáo sư là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp.
Điều 35. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch – Tài chính
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính; xây dựng định mức chi tiêu, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và bố trí ngân sách để thực hiện Đề án.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Bùi Văn Ga

Phụ lục I

Mẫu báo cáo kết quả học tập của nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số 35  /2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO
 Ở NƯỚC NGOÀI THEO ĐỀ ÁN 911


Kính gửi:    Bộ Giáo dục và Đào tạo                                   

 

Họ và tên: ................................................................... Ngày sinh: ......................................  

Trường đại học/cao đẳng nơi cử đi đào tạo:: .......................................................................

Quyết định cử đi học số ........................... ngày …………. của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với thời gian học tập tại nước ngoài: từ ngày............... đến ngày...........

Thời gian gia hạn học tập tại nước ngoài: …......từ tháng …/ 20... đến tháng …/20…

Ngày kết thúc khóa học: ..............................................  Ngày về nước: ..............................

Kết quả học tập ([1]): .............................................................................................................

- Văn bằng được cấp: .............................................................................................................

- Kết quả học tập : ..................................................................................................................

Cơ sở đào tạo ở nước ngoài: ..................................................................................................

Tên đề tài luận án tiến sĩ, vấn đề thực tập:.................................................................................

Họ, tên và học hàm, học vị của người hướng dẫn.....................................................................

Đánh giá của cơ sở đào tạo hoặc Giáo sư hướng dẫn (nếu có, viết tóm tắt):..............................

Tự đánh giá kết quả:................................................................................................................

Điều bổ ích nhất đã tiếp thu được trong quá trình học tập: ........................................................

Trường đại học/cao đẳng sẽ tiếp nhận/tuyển dụng sau khi tốt nghiệp: ...................

Nguyện vọng, đề nghị [2] : ..........................................................................................................

     Góp ý kiến cho các cơ quan quản lý : .................................................................................

Địa chỉ cơ quan, nhà riêng, số điện thoại, email sau khi trở lại công tác hoặc được phân công, tuyển dụng (bắt buộc phải cung cấp thông tin này): ..........................................

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo là đúng sự thật. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…………, ngày ……… tháng …… năm 20.…

Người báo cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

[1] Ghi rõ văn bằng được cấp (thông tin này bắt buộc phải có), nếu chưa có bằng tốt nghiệp thì phải trình bày rõ lý do; ghi rõ kết quả xếp loại học tập (nếu có); hoặc số môn đạt điểm A, điểm B, C… hoặc theo cách cho điểm của cơ sở đào tạo (đối với báo cáo kết thúc khóa học); Kết quả học tập các môn học (đối với báo cáo định kỳ 6 tháng);

[2]  Ghi rõ: đề nghị với trường đại học/cao đẳng nơi cử đi đào tạo về nguyện vọng được phân công nhiệm vụ gì; nêu rõ vấn đề hoặc công trình kiến nghị được ứng dụng, khả năng ứng dụng, yêu cầu được học tập bồi dưỡng thêm.

Phụ lục II

Mẫu báo cáo kế hoạch của các trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiên sĩ theo Đề án 911 đại học

 (kèm theo Thông tư số          /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Tên trường              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     --------------------------

BÁO CÁO KẾ HOẠCH CỦA CÁC TRƯỜNG

CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

  • Kế hoạch đào tạo theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn 2012-2015:

TT

Năm

Số lượng

Phương thức đào tạo

Ghi chú

1

2012

 

 

 

2

2013

 

 

 

3

2014

 

 

 

4

2015

 

 

 

- Giai đoạn 2016-2020:

TT

Năm

Số lượng

Phương thức đào tạo

Ghi chú

1

2016

 

 

 

2

2017

 

 

 

3

2018

 

 

 

4

2019

 

 

 

5

2020

 

 

 

  • Kế hoạch đào tạo hàng năm :

Năm 20...:

TT

Tên ngành/chuyên ngành đào tạo

Số lượng

Phương thức
đào tạo

Dự kiến cơ sở
đào tạo tiến sĩ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

                                                                                             Thủ trưởng

                                                                                     (ký tên và đóng dấu)

Phụ lục III(a)

Mẫu cam kết đối với  nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số           /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ GIỮA NGHIÊN CỨU SINH, BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI THEO ĐỀ ÁN 911

I. PHẦN CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: ................................................................................................................................

Sinh ngày: ……………………………. Số CMND hoặc hộ chiếu  ..................................................

Hiện là : ..................................................................................................................................

Được Nhà nước cử đi học tiến sĩ tại (tên trường và nước).......... theo Đề án 911. Tôi xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, Quy định đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp (đối với NCS đi đào tạo theo phương thức phối hợp), quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuân thủ mọi quy định hiện hành của Nhà nước, của trường cử đi học về việc được nhận học bổng nhà nước đi học ở nước ngoài theo Đề án 911..
2. Không xin chuyển trường/chuyển nước hoặc thay đổi khoá học, chương trình học (đối với NCS đi học toàn thời gian ở nước ngoài). Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn được cho phép. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.
3. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi kết thúc khoá học phải trở về trường đại học/cao đẳng cử đi đào tạo để thực hiện thủ tục báo cáo tốt nghiệp, quyết toán kinh phí liên quan và các thủ tục về nước của lưu học sinh tại Cục Đào tạo với nước ngoài- Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ tục đối với trường cử đi học.
4. Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học (đối với đối tượng đang là giảng viên/trong biên chế hoặc hợp đồng)
5. Sau khi tốt nghiệp, cam kết làm việc lâu dài (ít nhất gấp đôi thời gian đào tạo) cho trường cử đi học.
6. Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước và chịu xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của trường đại học hoặc cao đẳng cử đi học.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Người cam kết (ký và ghi rõ họ tên)

 

II. BẢO LÃNH CỦA BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH)
(cho đối tượng là người học vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ)

Họ và tên bố (mẹ)/ người bảo lãnh: ..............................................

Công tác tại: ........................................................

Địa chỉ: ...............................................................

đại diện cho gia đình NCS có tên trên, chúng tôi cam kết :

  • Chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo đã được Nhà nước cấp cho con chúng tôi nếu con chúng tôi không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.
  • Nhắc nhở, động viên con chúng tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định đối với NCS.

Xác nhận của cơ quan bố( mẹ)/người bảo lãnh

hoặc của chính quyền địa phương                      ..................., ngày ...... tháng ... năm .

                                                               Bố (mẹ)/ người bảo lãnh NCS

                                                                       (ký và ghi rõ họ tên)

                    III. BẢO LÃNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ ĐI HỌC

Xác nhận anh/chị ......................................................... là giảng viên của trường (hoặc đã được trường chúng tôi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp trình độ tiến sĩ theo Đề án 911). Trường chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:

1) Tạo điều kiện về mọi mặt cho anh/chị......... được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911, tiếp nhận lại/ tuyển dụng và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi anh/chị ....tốt nghiệp về nước.

2) Giúp đỡ, tạo điều kiện để anh/chị có tên trên được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo.

3) Phối hợp với gia đình và các cơ quan liên quan yêu cầu anh/chị có tên trên thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.

4) Bồi thường toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo cho Nhà nước nếu không ra quyết định tiếp nhận/tuyển dụng và bố trí công việc cho anh/chị có tên trên sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày anh/chị có tên trên hoàn tất thủ tục qui định tại mục 3, phần I của văn bản cam kết này.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục III (b)

Mẫu cam kết đối với nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số        /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ GIỮA NGHIÊN CỨU SINH,

BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ NGHIÊN CỨU SINH ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC THEO ĐỀ ÁN 911

I. PHẦN CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: ..............................................................................................................................

Sinh ngày: ……………………………. Số CMND hoặc hộ chiếu  ................................................

Hiện là : .................................................................................................................................

Được Nhà nước cử đi học tiến sĩ tại .......... theo Đề án 911. Tôi xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD&ĐT và của cơ sở đào tạo. Tuân thủ mọi quy định hiện hành của Nhà nước, của trường cử đi học đối với việc được nhận học bổng nhà nước đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.

2. Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn được cho phép. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.

3. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi kết thúc khoá học phải trở về trường đại học/cao đẳng cử đi đào tạo để hoàn thành thủ tục báo cáo tốt nghiệp và thủ tục tiếp nhận lại/tuyển dụng đối với trường cử đi học; quyết toán kinh phí liên quan.

4. Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học (đối với đối tượng đang là giảng viên/cán bộ biên chế hoặc hợp đồng)

5. Sau khi tốt nghiệp, cam kết làm việc lâu dài (ít nhất gấp đôi thời gian đào tạo) cho trường cử đi học.

6. Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo các quy định hiện hành của Nhà nước và chịu xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của trường đại học, cao đẳng cử đi đào tạo.

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Người cam kết

(ký và ghi rõ họ tên)

 

II. CAM KẾT CỦA BỐ (MẸ HOẶC NGƯỜI BẢO LÃNH

(cho đối tượng là người học vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ)

Họ và tên bố (mẹ)/người bảo lãnh: ..............................................

Công tác tại: ........................................................

Địa chỉ: ...............................................................

đại diện cho gia đình NCS có tên trên, chúng tôi cam kết:

  • Nhắc nhở, động viên con chúng tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định đối với NCS.
  • Có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo đã được Nhà nước cấp cho con chúng tôi nếu con chúng tôi không thực hiện đúng cam kết.

                                  ..................., ngày ...... tháng ... năm .

                                               Bố (hoặc mẹ)/người bảo lãnh

                                                   (ký và ghi rõ họ tên)

                    III. BẢO LÃNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG CỬ ĐI HỌC

Xác nhận anh/chị ......................................................... là giảng viên của (hoặc đã được trường chúng tôi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp trình độ tiến sĩ theo Đề án 911) . Trường chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:

1) Tạo điều kiện về mọi mặt cho anh/chị......... được đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911, tiếp nhận lại/ tuyển dụng và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi tốt nghiệp về nước.

2) Giúp đỡ, tạo điều kiện để anh/chị có tên trên được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo.

3) Phối hợp với gia đình và các cơ quan liên quan yêu cầu anh/chị có tên trên thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã nêu trong bản cam kết.

4) Bồi thường toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo cho Nhà nước nếu không ra quyết định tiếp nhận/tuyển dụng và bố trí công việc cho anh/chị có tên trên sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày anh/chị có tên trên hoàn tất thủ tục qui định tại mục 3, phần I của văn bản cam kết này..

........................, ngày ...... tháng ......... năm .............

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

Phụ lục IV

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911

 (kèm theo Thông tư số          /2012/TT-BGDĐT ngày      tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc
----------------------

 

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI

THEO ĐỀ ÁN 911 NĂM 20...

(Theo Thông báo số ......./TB-BGDĐT ngày ........  của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Nước đăng ký dự tuyển (chỉ đăng ký 01 nước):..................

Ngành học đăng ký dự tuyển:..............................................................................

Ngoại ngữ sẽ sử dụng khi đi học ở nước ngoài: ......................................................

  1. Họ và tên:..................................................................... Giới tính: □ Nam   □ Nữ. 

 Dân tộc:.................

  1. Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................
  2. Chức vụ và cơ quan đang công tác:...............................................    

.....................................................................................................

      Thuộc Bộ, Ngành, Tỉnh:..................................................................

  1. Hiện nay là cán bộ:      □ Biên chế            □ Hợp đồng, từ ngày/tháng/năm...........

      □ Sẽ được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp      □ Học viên cao học/sinh viên đại học mới tốt nghiệp, chưa đi làm.       Năm tốt nghiệp:................................. 

  1. Địa chỉ gửi thư:..............................................................................

      .....................................................................................................

      Điện thoại: Cơ quan.................................... Nhà riêng.................................. DĐ ..........

      E-mail:...........................................................................................

  1. Quá trình đào tạo:

      6.1. Đại học

      Thời gian đào tạo:.......................... năm.                   Từ....................... đến...........................

      Trường:...................................................................................

Nước:............................................................................................

      Hệ đào tạo:    □ Chính quy            □ Tại chức      □ Khác (ghi rõ):.............

                        □ Đào tạo phối hợp: 

                         Cơ sở đào tạo trong nước: Thời gian: từ............... .....đến..............

                          Cơ sở đào tạo nước ngoài: Thời gian: từ.............. .....đến..............

Ngành đào tạo:...........................................................................

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……………….Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp:.......................................

Loại tốt nghiệp (nếu có):...............................................

(Nếu không phải là thang điểm 10 thì cần ghi rõ điểm học tập /thang điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

6.2. Thạc sĩ:

      Thời gian đào tạo:.......................... năm.                   Từ....................... đến...........................

      Trường:...................................................................................

Nước:............................................................................................

      Hệ đào tạo:    □ Chính quy            □ Tại chức      □ Khác (ghi rõ):.............

                        □ Đào tạo phối hợp: 

                         Cơ sở đào tạo trong nước: Thời gian: từ............... .....đến..............

                          Cơ sở đào tạo nước ngoài: Thời gian: từ.............. .....đến..............

Chuyên ngành:...............................................................................

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……………….Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp:.......................................

Loại tốt nghiệp (nếu có):...............................................

(Nếu không phải là thang điểm 10 thì cần ghi rõ điểm học tập /thang điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

Nếu người dự tuyển đã từng học tại nước ngoài thì đề nghị cung cấp rõ thông tin các học bổng/nguồn tài trợ đã được hưởng để đi học nước ngoài:

□ ĐH, loại học bổng (chọn 1, 2,…theo danh mục liệt kê phía dưới):

□ ThS, loại học bổng (chọn 1, 2,…theo danh mục liệt kê phía dưới):

(1) Học bổng do ngân sách Nhà nước Việt Nam cấp (Bộ GDĐT cử đi học)

(2) Học bổng theo các đề án đào tạo phối hợp được Bộ GDĐT cấp kinh phí

(3) Học bổng diện Hiệp định (Bộ GDĐT cử đi học)

(4) Học bổng do cơ sở đào tạo nước ngoài/ cơ quan, tổ chức quốc tế cấp (ghi rõ tên nơi cấp học bổng):

.....................................................................................................

(5) Nguồn tài trợ khác hoặc tự túc kinh phí (xin ghi rõ):..............................  

7. Trình độ ngoại ngữ:               □ Có chứng chỉ □ Chưa có chứng chỉ

Tiếng Anh: ……  IELTS ………TOEFL.                            Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:.. 

Tiếng ………: ………… …….                                          Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:.. Tiếng ………: ………… …….                                                                             Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ..

 

XÁC NHẬN  CỦA TRƯỜNG CỬ DỰ TUYỂN

Ngày           /          /20

(Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

....................., ngày         /        /20

Người dự tuyển ký và ghi rõ họ tên

Phụ lục V

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911

(Thông tư số         /2012/TT-BGDĐT ngày     tháng     năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC THEO ĐỀ ÁN 911

------------------------

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 5 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong những 5 năm gần đây

                                                                                               

Năm...

Năm....

Năm....

Năm...

Năm...

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản (nếu có): tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ: các thông tin cơ bản của chuyên mục, kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo của từng chuyên ngành

      Căn cứ các qui định tại Điều 14 của Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /BGDĐT-GDĐH ngày      tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành đào tạo: …………

2.1.1. Thông tin về chuyên ngành đào tạo NCS:

-  Năm được giao đào tạochuyên ngành này:

- Đơn vị quản lý chuyên môn (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn):

2.1.2 Kết quả đào tạo trong 5 năm trở lại đây

Bảng 2.1.2. Kết quả đào tạo của chuyên ngành

Thông tin chung

Năm.....

Năm .....

Năm .....

Năm....

Năm....

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn so với quy định (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

2.1.3. Đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

Bảng 2.1.3. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

TT

Họ và tên, năm sinh

Chức danh KH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước 5 năm trở lại đây

Số bài báo công bố ngoài nước 5 năm trở lại đây

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: Giới thiệu, mô tả về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo, chia ra:

- Về sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Về tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Về thư viện điện tử, khả năng kết nối, khai thác, sử dụng tài liệu của thư viện khoa học trong và ngoài nước; với cơ sở nước ngoài có hợp tác nghiên cứu, đào tạo với trường..

Bảng 2.1.4a Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.4b. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị và hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.5. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước  

Bảng 2.1.5a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng

tổ chức  

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.5b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học về chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm  kết thúc  

Số NCS tham gia 

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài.

2.1.6. Kế hoạch tuyển sinh: Số NCS/năm của chuyên ngành

2.2. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

2.3. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nheieuf chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.4 trở đi có thể viết chung

           Phần III. Tổ chức triển khai

3.1. Tuyển sinh 

+ Tuyển sinh (đảm bảo đúng đối tượng, đúng yêu cầu của Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...):

3.2. Tổ chức đào tạo: nêu cụ thể quy trình tổ chức đào tạo, cách thức triển khai như:

- Đào tạo tập trung NCS toàn thời gian;

- Đào tạo không tập trung theo qui định tại khoản 2 Điều 12;

- Cách thức biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

- Về hướng dẫn khoa học, lề lối làm việc giữa NCS và người hướng dẫn…

- Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

- Việc gửi NCS đi thực tập ở nước ngoài;

- Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học;

- Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

- Tổ chức phản biện độc lập, duyệt luận án…

- Các nội dung trọng tâm trong tổ chức, quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo.

3.3. Cam kết về kết quả đầu ra của NCS (nếu có khác nhau đối với từng chuyên ngành đề nghị ghi rõ)

- Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

- Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

- Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

           3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước (tính theo ngành (nhóm chuyên ngành) nếu có sự khác nhau giữa các ngành).

Bảng 3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ:

- Số chuyên đề:

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

  +

  +

- Người hướng dẫn phụ:

  +

  +

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi cho tiến hành nghiên cứu, viết luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- …

 

 

 

5

Chi thực tập, NC ngoài nước

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả cho cơ sở thực tập…

 

 

 

6

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

7

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

8

Chi Hội đồng cấp trường

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

Phụ lục VI

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ
theo phương thức phối hợp theo Đề án 911

(Kèm theo Thông tư số            /2012/TT-BGDĐT ngày       tháng       năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP THEO ĐỀ ÁN 911

--------------------------

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 10 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo. Tình hình hợp tác quốc tế trong đào tạo, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, đặc biệt liên kết đào tạo ở trình độ tiến sĩ cho đến nay.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong nước

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong 5 năm gần đây

Năm

Năm ...

Năm....

Năm ....

Năm ....

Năm.....

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và  được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Kết quả hợp tác NCKH, phối hợp đào tạo tiến sĩ với nước ngoài đã có (số đè tài hợp tác nghiên cứu, số lượng bài báo công bố, số chương trình phối hợp đào tạo, số lượng NCS đã và đang đào tạo phối hợp...)

1.4. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản: tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ; các thông tin cơ bản của chuyên mục (kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…), đặc biệt các thông tin và kết quả liên quan đến hợp tác quốc tế trong NCKH và đào tạo sau đại học, các chương trình đào tạo liên kết, kết quả đào tạo phối hợp trình độ tiến sĩ đã có.

Phần II. Điều kiện và năng lực của từng chuyên ngành đăng ký đào tạo phối hợp

      Căn cứ các qui định tại Điều 21 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /2012/TT/BGDĐT  ngày       tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

2.1.1. Giới thiệu tóm tắt về cơ sở đào tạo phối hợp ở nước ngoài

+ Tên trường, tên nước, địa chỉ, website:

+ Vị trí và uy tín của cơ sở ĐT nước ngoài tại nước sở tại và trên thế giới:

+ Quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trình độ tiến sĩ:

+ Giới thiệu những nét chính của văn bản thoả thuận hoặc Hợp đồng phối hợp đào tạo đã có:

+ Kết quả đào tạo phối hợp đã triển khai (nếu có):

2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

Bảng 2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

TT

Họ và tên, năm sinh

CDKH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Năng lực ngoại ngũ

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước trong 5 năm gần nhất

Số bài báo công bố ngoài nước trong 5 năm gần nhất

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Thư viện điện tử, khả năng kết nối với thư viện của cơ sở phối hợp và các thư viện khoa học trong và ngoài nước khác:......

- Sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo phối hợp nước ngoài về tài liệu, sách báo khoa học.

Bảng 2.1.3a. Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác sử dụng tài liệu:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.3c. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị, hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.4. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành 

Bảng 2.1.4a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng

tổ chức  

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.4b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm  kết thúc  

Số NCS tham gia 

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài đã hoặc đang triern khai thực hiện.

2.1.5. Tuyển sinh và tổ chức, quản lý đào tạo

a) Trình bày, mô tả cụ thể, trong đó nhấn mạnh những yếu tố mới, tiên tiến của cơ sở đào tạo nước ngoài áp dụng tại cơ sở đào tạo Việt Nam.

b) Kế hoạch tuyển sinh: số lượng mỗi năm,

c) Phương thức tuyển sinh, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...:

d) Hình thức tổ chức đào tạo: thời gian đào tạo trong nước, thời gian đào tạo ở nước ngoài, kế hoạch nội dung đào tạo dự kiến ở trong nước và nước ngoài theo từng thời điểm .

đ) Tổ chức đào tạo trong nước:

+ Biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

+ Hướng dẫn khoa học trong nước; phối hợp với người hướng dẫn ở nước ngoài;

+ Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

+ Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học; công bố kết quả nghiên cứu

+ Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

e) Tổ chức đào tạo ở nước ngoài

+ Hướng dẫn khoa học ở nước ngoài; phối hợp với người hướng dẫn trong nước;

+ …

g) Tổ chức duyệt luận án, đánh giá và bảo vệ luận án

h) Trách nhiệm cấp bằng…

i) Cam kết về vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong chương trình

k)  Cam kết về kết quả đầu ra của NCS của chuyên ngành:

+ Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

+ Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

+ Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

+ ….

3.2. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

3.3. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nheieuf chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.3 trở đi có thể viết chung.

  Phần III. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp (tính theo ngành)

    Bảng 3. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ/số chuyên đề:

- Chi GV nước ngoài tham gia tuyển chọn NCS, đánh giá các môn học

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

  + …

- Người hướng dẫn phụ:

  + …

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi hỗ trợ GV nước ngoài tham gia hướng dẫn, giảng dạy, đánh giá luận án…

- Đi lại:

- Chỗ ở:

- Sinh hoạt phí:

- …

 

 

 

5

Chi cho tiến hành nghiên cứu luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu 

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- ...

 

 

 

6

Chi đào tạo tại nước ngoài

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả học phí cho cơ sở đào tạo.

- Trả phí tham dự hội nghị, hội thảo, đăng bài báo quốc tế

- Mua sách, tài liệu…

 

 

 

7

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

8

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Chi Hội đồng cấp trường

- Bảo vệ trong nước: số thành viên, chức trách trong hội đồng, hỗ trợ GV nước ngoài (đi lại, ăn ở…)

- Bảo vệ tại nước ngoài: số thành viên, đi lại, sinh hoạt phí

- …

 

 

 

10

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

Phụ lục VII

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911

(Kèm theo Thông tư số       /2012/TT-BGDĐT ngày       tháng     năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TIỀN TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

-------------------------

Tên cơ sở đào tạo của cơ sở đào tạo:

 I. Thông tin chung

1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo ngoại ngữ: năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo trình độ đại học của từng ngành ngoại ngữ; kinh nghiệm hợp tác quốc tế; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học.

2. Xác định quy mô, khả năng tiếp nhận người học của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:

3. Đối tượng học viên (trong nước, đào tạo phối hợp, ngoài nước; NCS của bản thân cơ sở đào tạo hay của cơ sở đào tạo khác):

4. Điều kiện tham gia đào tạo tiền tiến sĩ; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận.

5. Thời gian đào tạo cần thiết cho từng nhóm trình độ để đạt yêu cầu đối với từng phương thức đào tạo:  

 II. Nội dung đề án

- Căn cứ các qui định tại Điều 30 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số           /2012/TT/BGDĐT  ngày       tháng         năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng đề án.

-  Những ngoại ngữ đăng ký đào tạo, bồi dưỡng:

 2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ

2.1.1. Tiếng Anh

a) Giới thiệu về chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Năm được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Tiếng Anh:

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Tiếng Anh của cơ sở đào tạo đến nay:

Bảng 2.1a Đội ngũ giảng viên trong nước tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Ngoại ngữ đã giảng dạy

Trình độ được đào tạo

Nước đào tạo

Thời gian đã giảng dạy

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Bảng 2..b Đội ngũ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Trình độ được đào tạo

Nước

Thời gian tham gia giảng dạy

1

 

 

 

 

2

 

 

 

- Giáo trình chính:

- Tài liệu tham khảo:

b) Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

* Thư viện: giới thiệu, mô tả về nguồn tài nguyên phục vụ rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực Tiếng Anh:

 Nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ, trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette…); các thiết bị đa phương tiện khác.

 * Phòng tự học ngoại ngữ cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

* Chỗ học tập cho người học trong phòng luyện âm: bình quân số m2/ người học

c) Hợp tác quốc tế

  * Kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong giảng dạy Tiếng Anh và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu với các trường, tổ chức, trung tâm quốc tế

d).Tổ chức lớp đào tạo

- Thời gian cho mỗi khóa theo trình độ đầu vào:

- Số lượng khóa học Tiếng Anh có thể tổ chức mỗi năm:

- Số lượng học viên mỗi khóa có thể tiếp nhận:

- Cách thức tổ chức đào tạo: cách thức chia lớp, quy định rõ đầu vào của từng ngoại ngữ trên cơ sở quy định tại khoản 1, 2 Điều 22 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”.

- Cam kết trình độ của học viên khi kết thúc khóa học:

2.1.2. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.1.3. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.2. Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng khác

2.2.1. Đối với NCS đi học nước ngoài

a) Nội dung bồi dưỡng        

   - Phương pháp nghiên cứu, chuẩn bị đề cương nghiên cứu, hồ sơ xin học, tìm hiểu về văn hóa, môi trường, và kinh nghiệm học tập nghiên cứu ở nước ngoài.

- Tìm hiểu về văn hóa, môi trường kinh nghiệm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; về chính trị tư tưởng, quy chế lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước 

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.2.2.  Đối với NCS đào tạo trong nước:

a) Nội dung bồi dưỡng        

- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký dự tuyển trong nước:

- Những nội dung chuẩn bị cho NCS trước khi vào chính khóa: Phương pháp tổ chức, triển khai nghiên cứu khoa học: chọn hướng, đề tài nghiên cứu; cách viết tiểu luận tổng quan; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; trình bày nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu; cách viết thảo luận và kết luận của luận án tiến sĩ; cách viết và đăng bài trên các tạp chí khoa học;chia sẻ kinh nghiệm về quá trình học tiến sĩ.

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.3. Dự toán kinh phí đào tạo tiền tiến sĩ

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

 

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ

Hợp đồng trọn gói bao gồm:

- Chi giờ dạy, ra đề thi, chấm thi, cấp chứng chỉ; cung cấp học liệu cho học viên

- Khác nhau theo độ dài khóa học để đầu ra đạt 500 TOEFL/5.0 IELTS…

 

 

 

2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Nội dung: ghi tại mục 2.2

- Chi biên soạn tài liệu

- Chi  giảng dạy  (số tiết)

- Đi lại, sinh hoạt phí GV nước ngoài (nếu có)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu, trang thiết bị học tập...

 

 

 

3

 

 

 

 

Bồi dưỡng kiến thức

Định hướng

- Nội dung:

- Chi biên soạn tài liệu

- Chi báo cáo (số giờ)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu

 

 

 

 

Nơi nhận:
-……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

                                                       

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.35/2012/TT-BGDDT

Hanoi, October 12, 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE PROVISIONS ON DOCTORAL DEGREE TRAINING ACCORDING TO THE SCHEME ON "DOCTORAL TRAINING FOR UNIVERSITY AND COLLEGE LECTURERS DURING THE PERIOD 2010-2020" APPROVED BY THE PRIME MINISTER IN THE DECISION NO.911/QD-TTG OF JUNE 17, 2010

Pursuant to the Law on Education of June 14, 2005; Law on amending and supplementing a number of Articles of the Law on Education of November 25, 2009;

Pursuant to the Decree No.36/2012/ND-CP of April 18, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Decree No.32/2008/ND-CP of March 19, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Decision No.911/QD-TTg dated June 17, 2010 of the Prime Minister, approving the scheme on doctoral training for the universities and colleges lecturers during period 2010-2020;

At the request of the Director of University Education Department;

The Minister of Education and Training issues the Circular regulating doctoral-level training under the scheme on "doctoral training for universities and colleges lecturers during the period 2010-2020" approved by the Prime Minister in the Decision No.911/QD-TTG of June 17, 2010.

Article 1.To issue together with this Circular the provisions for doctoral-level training under the scheme on "doctoral training for universities and colleges lecturers during the period 2010-2020" approved by the Prime Minister in the Decision No.911/QD-TTG of June 17, 2010.

Article 2.This Circular takes effect from November 26, 2012.

Article 3.Chief of Ministry’s office, Director of Planning - Finance, Director of University Education, Director of the Vietnam International Education Development, the heads of the relevant units of the Ministry of Education and Training and the heads of the tertiary institutions are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

PROVISIONS

ON DOCTORAL-LEVEL TRAINING UNDER THE SCHEME ON "DOCTORAL TRAINING FOR UNIVERSITIES AND COLLEGES LECTURERS DURING THE PERIOD 2010-2020" APPROVED BY THE PRIME MINISTER IN THE DECISION NO.911/QD-TTG OF JUNE 17
(Issued together the Circular No.35/2012/TT-BGDDT dated October 12, 2012 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing and subjects of application

1. This document provides the doctoral-level training under the scheme on "Doctoral training for universities and colleges lecturers during the period 2010-2020" approved in the Decision No.911/QD-TTg dated June 17, 2010 by the Prime Minister (hereinafter referred to as the Scheme 911), including: doctoral-level training in foreign countries; domestic doctoral-level training; doctoral-level training under the coordination method; training, retraining of foreign language and knowledge, research skills (hereinafter referred to as pre-doctoral training).

2. This document applies to the institutes, universities, colleges, scientific research institutes that are allowed to train doctoral degree (hereinafter referred to as the tertiary institutions), the concerned organizations and individuals.

Article 2. Subjects of enrolment

1. Tenured lecturers, contractual lecturers working in an indefinite or definite term of the universities, institutes which provide tertiary education, the universities and colleges (hereinafter referred to as the schools).

2. Those who have desire and commitment to become a lecturer at the schools including:

a) Those who have just graduated from university or got master degree (within 12 months up to the date of application);

b) Researchers working at the Scientific Research Institutes;

c) Those who have the capacity and good professional skills working in organizations apart from schools.

3. Those who do not exceed 45 years up to the year of application.

Article 3. Duration of implementation, training methods

1. Duration of implementation: perform the enrolment to the end of 2020.

2. Training methods:

a) Training abroad: Doctoral researching students (DRS) are sent for full-time training at the foreign training institutions;

b) Domestic training: DRS are trained mainly at home, including a period of overseas practice.

c) Training by the coordination method: DRS are trained part of time domestically and part of time in overseas in collaboration of training between the domestic doctoral training institutions and overseas doctoral training institutions.

Article 4. Responsibilities, rights and duties of doctoral researching students

1. Responsibilities of doctoral researching students:

a) To complete the enrolled training program;

b) To perform the duties of the DRS in accordance with provisions of the domestic or overseas training institutions where the DRS are attending to learn;

c) To perform in accordance with the commitments signed with the schools sent DRS to study;

d) DRS trained full time overseas, DRS trained in accordance with the coordination method who are in the duration trained abroad and DRS who are trained domestically and are in the duration trained overseas must comply with the regulations on students learning abroad in the current Management Regulation of Vietnamese citizens who are being trained abroad; every 6 months and at the end of the oversea training period, DRS shall send report on the situation, results of learning and research, via mail, email or in person to the VIED and the Embassy of Vietnam in foreign countries. Report form is in Appendix I attached hereto;

đ) For DRS trained full time overseas: after graduation, they must complete the procedures specified in the Regulation on the procedures to send people for tertiary education and post-graduate abroad, the procedures to extend the oversea study duration abroad and procedures to receive students learning abroad to go back home issued together with the Decision No.740/QD-BGDDT dated 21/02/2012 of the Minister of Education and Training.

e) Within a maximum period of 3 months from the end of the training course, DRS must go back school where sent them to study for conducting procedures of receiving them again (for those specified in clause 1 of Article 2 of this Regulation) or conducting the procedures of recruitment (for those specified in clause 2 of Article 2 of this Regulation).

g) To make payment for training costs in the extended study duration (if any).

2. Rights of DRS:

a) To be provided scholarships and training costs during the training course;

b) To be created conditions, arranged time to follow the training programs as prescribed by the school sent for training;

c) Be received back for work or recruited to work as lecturers after graduation according to their trained professionals by the schools sent for training.

d) Within a period of not more than 9 months from the date of DRS’s completion of training program, if the schools sent DRS for training do not receive them for work or do not formally recruit them to be lecturers and do not assign works for them, DRS shall not have to refund the scholarship and training costs.

3. Obligations of DRS:

a) After graduation, DRS must return to serve at the schools where sent them for training. Minimum time to serve at the schools where sent them for training shall comply with the current regulations of the State;

b) To reimburse scholarships and training costs if they do not complete the training program (except for reasons of force majeure that DRS cannot continue learning, such as: serious illness, natural disasters, war, accidents, death, etc.), or have graduated but do not serve enough time for work as specified at Point a, this Clause. Reimbursement of scholarships and training costs shall comply with the current regulations of the State.

Article 5. Responsibilities of the schools where sent lecturers for training

1. To identify the recruitment needs, make plan to train lecturers by scheme 911 under every year and every stage, including training plans by each discipline, group of the professional branches or fields need to be focused in development of each school.

2. To make report of plan and the number of lecturers sent for training by each discipline and each training method, together with the names of the domestic or oversea doctoral training institutions that the lecturers expect to apply for admission, number of lecturers sent for pre-doctoral training by each training method, send to the Ministry of Education and Training before March 31 each year. Report form is in Appendix II attached.

3. The schools need to recruit the subjects specified in Clause 2, Article 2 of this Regulation to be lecturers after being trained shall:

a) To sign contract of commitment to recruit these persons to work as lecturers after graduation; send these persons for training under the scheme 911;

b) To take measures to ensure for DRS to implement the obligations referred to in Clause 3 of Article 4 of this Regulation.

4. To pay 50% of pre-doctoral training cost for the school s lecturers, and pay to the tertiary institutions that are tasked the pre-doctoral training (hereinafter referred to as the pre-doctoral training institutions) where the lecturers come to study.

5. To create conditions for the lecturers to be trained doctoral degree under the scheme 911; receive (for those specified in clause 1 Article 2 of this Regulation) or recruit them to work as lecturers (for those specified in Clause 2 Article 2 of this Regulation) and arrange works for these persons for a period within 6 months after the persons completed the post-graduation procedures specified at Point e, Clause 1 Article 4 of this Regulation. Over this time limit, if the schools do not make decisions to receive or recruit them to be lecturers and do not arrange work for the lecturers, the schools shall refund scholarships and costs for training such lecturers to state budget.

Chapter II

DOCTORAL-LEVEL TRAINING ABROAD

Article 6. Subjects of application for oversea training admission

Applicants for oversea training admission are the subjects provided in Clause 1 and Point a, Clause 2, Article 2 of this Regulation.

Article 7. Conditions for admission

1. On qualifications:

a) The applicants who are the subjects provided in Clause 1, Article 2 of this Regulation: must have BA or MA degrees;

b) The applicants who are the subjects provided in point a Clause 2, Article 2 of this Regulation:

- Have just graduated from MA level (within 12 months up to the date of application): with BA degree of good or better grade and MA degree with academic result achieved 8.0 or more (by 10-point scale). In case of being trained abroad, evaluating classes of graduation, learning outcomes as prescribed in assessment and point scale of the training institutions of the host country or the equivalent at the evaluation of classification of Vietnam.

2. To register the discipline in conformity with the discipline graduated from BA or MA level.

3. To be signed contract of commitment for recruitment to work as lecturer after graduation.

4. To have official dispatch issued by the school where applicant is working for the assignment for application (for those specified in clause 1 Article 2 of this Regulation), or place where signed the contract of commitment to recruit for work as lecturer after graduation (for those specified in point a clause 2 Article 2 of this Regulation).

5. Applicants, their father/mother or sponsor (for those specified in point a clause 2  Article 2 of this Regulation) have committed to fulfill their responsibilities and obligations to the schools sent the applicants for application as provided in Clauses 1, 3, Article 4 and clause 5 Article 5 of this Regulation.

6. For foreign language proficiency: must have one of the following certificates, diplomas:

a) A foreign language certificate of level B2 or grade 4/6 or higher according to the general European Reference Framework of foreign language granted by a competent international institution within 2 years up to the date of application, in accordance with the requirements of the oversea training institutions;

b) An MA or BA degree from foreign country coming back that country for learning or the language used in study abroad in accordance with the language that will be used to follow the doctoral training program;

7. Possessing good moral quality, good health to learn, commit to fulfill the responsibilities and obligations of DRS as defined in Clauses 1 and 3 Article 4 of this Regulation.

Article 8. Time and form of training

1. Training duration: as required by the educational program, but not more than 4 years.

2. Forms of training: On-campus (DRS shall use the entire time for study, research at the training institutions).

Article 9. Oversea training institutions

1. Oversea training institutions that are selected to send DRS for training full time or in the method of coordination are the prestigious doctoral-level training institutions in the world, are accredited by the professional associations, educational accrediting organizations possessing national or international reputation.

2. The list of orientation of the doctoral training institutions in each country are published annually on the website of the Ministry of Education and Training (address www.moet.gov.vn) and VIED - Ministry Education and Training (address: www.vied.vn).

Article 10. Enrolment notice

1. Pursuant to the provisions of this document, each year, the Ministry of Education and Training shall make enrolment notice, in which states the specific criteria, duration of enrolment; country where lecturers shall be sent out for training; conditions for application for each educational program of each country; conditions to be admitted; conditions to have decision for going to study abroad;

2. Enrolment notice is posted publicly on the website of the Ministry of Education and Training (www.moet.gov.vn) and VIED (www.vied. vn).

Article 11. Making a list of those nominated for admission

Every year, on the basis of the enrolment notice of the Ministry of Education and Training, the schools organize the review and selection according to the conditions specified in Article 7 of this Regulation and the lecturer training plan of the schools referred to in Clause 2 Article 5 of this Regulation; make a list of those sent for admission by group or in order of preference, for each educational program (if any);

Article 12. Dossier applying for admission and registration to apply for online admission

1. Dossier applying for admission: Applicant for learning abroad shall submit to the VIED 01 set of dossier in writing in Vietnamese consisting of the following papers:

a) A written registration for admission certified by the school sent for admission (form in Appendix IV);

b) An official dispatch issued by the school where applicant is working for the assignment for application (for those specified in clause 1 Article 2 of this Regulation), or by school which signed the contract of commitment to recruit for work as lecturer after graduation (for those specified in point a clause 2 Article 2 of this Regulation).

c) A duly copy of work contracts, recruitment decisions and written consent for work transfer (if any); contract of commitment for recruitment to work as lecturer of the school sent for study;

d) A written commitment to fulfill the responsibilities and obligations between DRS, parents or sponsor and the school sent DRS for doctoral-level training in foreign countries according to Scheme 911. Forms of commitment in Appendix III (a) attached.

đ) A duly copy of BA, MA degrees (if any) or temporary certificate of graduation for cases pending degree (supplement copy of official degree after being admitted);

e) A duly copy of transcripts of BA, MA level;

g) Copies of documents on receipt of training, written consent to grant a full or partial scholarship granted by the training institutions, foreign agencies, organizations or individuals (if any);

h) A duly copy of a valid foreign language certificate as prescribed;

i) A list and copies of scientific research works (if any);

k) Other documents, if any (merit, priority papers, etc);

l) Copies of invoice and documents of payment for the fee of application.

2. Online registration for admission

At the same time with the filing of paper dossier, the applicants must scan documents in the application dossier specified in Clause 1 of this Article into PDF files and register for online admission at http:/ /tuyensinh.vied.vn /.

Article 13. Process of selection and sending of DRS for training abroad

1. Expiration of receiving dossier applying for admission, VIED presides over and makes a brief list of the applicants according to subjects and conditions for admission; expects a list of applicants eligible for admission; coordinates and agrees with the Department of University Education to approve the list of applicants admitted to submit to the Minister of Education and Training for consideration and decision;

2. The Minister of Education and Training decides the list of applicants admitted to study abroad. Before having decisions to study abroad, DRS must meet the foreign language level C1 or grade 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language, except for otherwise required by the oversea training institutions;

3. Results of selection shall be effective within 12 months from the date of signing the decision to approve admission for those who are eligible of foreign language and be effective within 18 months, for those who are not eligible of foreign language provided in point b of this Clause;

4. Contacting to the training institutions for the applicants is done in the following ways:

a) VIED conducts the procedures to contact and register with the oversea training institutions for the applicants.

b) The schools that have applicants shall contact with the oversea partner universities to send their lecturers to train by group of lecturers, by the branches on which schools need focus for development;

c) Applicants can self-contact, but not through the abroad-study consulting centers with the doctoral training institutions abroad in accordance with the provisions of Article 9 of this Regulation to be received;

5. When applicants possess acceptance notices of doctoral-level training institutions abroad and reach foreign language qualification of level C1 or grade 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language, director of VIED is responsible for making a decision to appoint lecturers for training and carry out the procedures for lecturers to study abroad.

Chapter III

DOMESTIC DOCTORAL TRAINING

Article 14. Conditions for admission

1. Conditions for admission for training domestically, for the applicants specified in Clause 1, Article 2 of this Regulation shall comply with the provisions of current Regulation of doctoral-level training.

2. Conditions for admission for the subjects specified in Clause 2, Article 2 of this Regulation:

a) For qualifications: to meet one of the following cases

- Having a MA degree and formal BA degree of good or better grade;

- Having a formal BA degree of excellent or more excellent grade; being students graduating the advanced programs, high-quality engineers, talented bachelor with BA degree of good or better grade.

In case of graduating from universities in foreign countries, the assessment of classes of graduation, learning outcomes is in accordance with the provisions on evaluation and point scale of oversea training institutions or the equivalent by the evaluation of classification of Vietnam;

b) Having signed contract of commitment for recruitment to work as lecturer after graduation by a school;

c) Having official dispatch issued by the school where signed the contract of commitment to recruit for work as lecturer after graduation (for those specified in point a clause 2 Article 2 of this Regulation);

d) Other conditions for admission as defined in the current Regulation of doctoral training.

3. The applicants defined in Article 2 of this Regulation must have commitments to fulfill their responsibilities and obligations between DRS, their parents or the sponsors (for those specified in point a clause 2 Article 2 of this Regulation) and the schools sent applicants for admission prescribed in Clauses 1 and 3 of Article 4 of this Regulation when the applicants are admitted to be DRS. Form of commitment is in Appendix III (b) attached.

Article 15. Time and form of training

1. Training duration: as required by the educational program, but not more than four years, including a maximum period of 06 months to practice abroad.

2. Forms of training: On-campus (DRS shall use their full-time of study and research of the courses at the training institutions, not including the time to practice abroad).

The subjects stated in clause 1 Article 2 of this Regulation can follow off-campus study if having a requesting official dispatch of the school sent for training. In this case, the DRS must have at least 1.5 years of continuous on-campus training at the training institutions.

Article 16. Conditions and registration scheme for domestic doctoral training task under the Scheme 911

1. Conditions to be assigned the domestic doctoral training task under the scheme 911:

a) To be the domestic doctoral training institutions, with training experience of at least 5 years with the stable training scale;

b) To have a team of scientists and material facilities, library to ensure the domestic DRS training to meet the requirements of the current Regulation of doctoral-level training and the requirements of the Scheme 911;

c) To have registration scheme for receiving domestic doctoral training task under the scheme 911 built in accordance with provisions in clause 2 of this Article.

2. Scheme of registration to receive domestic doctoral training task under the scheme 911 is built with assurance of the main contents and requirements as follows:

a) Introduction on the training institutions, training experience;

b) Registration of educational programs; annual number of enrolment; training plan; training methods;

c) Conditions applying for admission; tuition and funding for the implementation;

d) The conditions to ensure quality of training to carry out domestic educational programs including: scientific staffs; material facilities; scientific research operation results; international cooperation experience in doctoral training;

đ) Plan to organize training: appropriate, to ensure support for DRS to implement scientific research in the quality practice, laboratory facilities; travel to practice abroad; attend international conferences, seminars; post articles on the prestigious scientific journals of Vietnam and the world;

e) The duties and responsibilities of lecturers, instructors, DRS during the training process include the support of DRS to attend international conferences and seminar, conduct experiment, testing, survey, post international newspaper articles and other scientific activities;

g) Commitment in the organization and management of DRS, to ensure the training process effectively and DRS graduated with high-quality which is shown in one of the following cases:

- There are at least 03 scientific articles published domestically in the specialized journals counted up to 01 point defined by the state council of professor title or in the prestigious, leading journals of each branch/field regulated by schools;

- There is at least 01 report related to the subject of thesis being published full-text in the national-level scientific conference and in the international conference/seminar.

- There is at least 01 scientific article published abroad (ISI international journal or reputable magazines).

The form of scheme outline is in Appendix V attached.

Article 17. Records, processes to assign domestic doctoral training task under the Scheme 911

1. Registration dossier for receiving domestic doctoral training task under the scheme 911 includes:

a) The statement on proposal to receive the domestic doctoral training task under the scheme 911;

b) Scheme of registration to receive domestic doctoral training task under the scheme 911;

c) Minutes of ratification of the scheme of the Council of Science and Training of the training institutions;

d) The decision on assigning the task of domestic doctoral training of the competent authority.

2. Review process on assigning task of domestic doctoral training under the scheme 911:

a) The Ministry of Education and Training receives 01 set of dossier sent by the training institution by mail or by person at the Office of the Ministry of Education and Training;

b) Within 30 working days after receiving valid dossier, the Ministry of Education and Training shall evaluate dossier.

- If the dossiers of the training institutions meet the conditions, the requirements as defined and the training needs of DRS according to the Scheme 911, the Minister of Education and Training makes decisions to assign the training task of domestic doctoral training under the scheme 911 for the training institutions;

- If the dossiers of the training institutions meet the conditions as defined, but there are still some items need to be improved, the Ministry of Education and Training announces in writing to the training institutions the evaluation results and the items need to be improved;

- If the dossiers of the training institutions do not meet the conditions, the Ministry of Education and Training announces in writing on the status of dossier and requests the training institutions to continue to prepare the conditions;

c) Within 15 working days from the date of receiving the complete dossier of the training institutions (for the dossiers met the conditions as defined that need to be improved), if the dossiers meet the requirements as defined, the Minister of Education and Training makes a decision to assign the task of domestic doctoral training under the scheme 911 for the training institutions.

Article 18. Enrolment and training organization

Enrolment

Every year, heads of the training institutions make announcement of enrolment, dossier for admission, organization of enrolment, calling DRS admitted under the provisions of the current Regulation of doctoral-level training and regulations, requirements mentioned in the scheme of receiving domestic doctoral training task of the training institutions that have been approved by the Ministry of Education and Training.

2. Training organizations

a) The organizations of domestically training DRS comply with the provisions of the current Regulation of doctoral training; DRS trained under the scheme 911 will be held to learn the additional credits, the credits at doctoral level, doctoral themes and general overview essays with DRS of the training institutions;

b) While the DRS perform and protect their theses, the training institutions support DRS to attend the international conferences and seminars; conduct the researches and experiments; publish the international articles; invite the foreign scientists to participate in the co-guidance, criticism of thesis and the thesis assessment Council at all levels;

c) The training institutions shall fulfill the report regime as prescribed at the current Regulation of doctoral training.

3. Sending DRS to practice, research abroad:

a) Heads of the training institutions decide to send DRS to practice, research at the doctoral training institutions abroad to make a part of thesis; to participate and report at the scientific conferences and seminars for the issues related to the thesis; to collaborate with the lecturers of the oversea doctoral training institutions to publish articles in the prestigious international journals;

b) Prior to travelling to practice abroad, DRS must reach the level of foreign language C1 or grade 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language, unless oversea training institutions require otherwise;

c) Overseas training institutions receiving DRS to practice must be the institutions that are training, researching issues related to the thesis of the DRS, with a team of scientists, material facilities, laboratory, good conditions to do research for DRS to be able to proceed part of thesis as expected to improve the quality of the thesis; or to improve the scientific reports presented at the international conferences, publish in the reputable foreign scientific journals;

d) After the end of practicing time abroad, DRS must send report of learning outcomes, research to the domestic DRS training institutions. Report form is in Appendix I attached.

Article 19. Responsibilities and rights of lecturers teaching doctoral program, domestically-trained-DRS instructors under the Scheme 911

1. Lecturers teaching doctoral program under the scheme 911 and the instructors are responsible for full implementation of the provisions on the responsibilities and duties of lecturers, the instructors set out in the current Regulation of doctoral-level training and regulations, the requirements stated in the scheme of receiving domestic doctoral training task under the scheme 911 of the training institutions that have been approved by the Ministry of Education and Training.

2. Rights of lecturers teaching doctoral program and of the DRS instructors under the Scheme 911.

In addition to the rights of the lecturers, the instructors stipulated in the current charter of the university, current Regulation of doctoral-level training, lecturers and DRS instructors under the scheme 911 are also:

a) To be entitled to receive financial incentives, the conditions of teaching, research while participating in training under the scheme 911;

b) To be entitled to receive other rights as prescribed by law.

Article 20. Responsibilities of the specialized units and domestic doctoral training institutions

1. In April each year, the domestic training institutions report to the Ministry of Education and Training the plan of training targets according to specialties assigned training task and plans to send DRS to practice abroad of the following year.

2. The training institutions are responsible for allocation and management of funds during the time that DRS travel to practice abroad.

3. Specialized units and domestic doctoral training institutions training doctoral degree under the scheme 911 are responsible for those prescribed in the current Regulation of doctoral training and regulations, requirements set out in the Scheme of receiving domestic doctoral training task under the scheme 911 of the training institutions approved by the Ministry of Education and Training.

Chapter IV

DOCTORAL DEGREE TRAINING IN THE MANNER OF COORDINATION

Article 21. Conditions of application for admission

Conditions of application for admission of doctoral-level training under the coordination method shall comply with the provisions of Article 14 of this Regulation.

Article 22. Time and form of training

1. Training period is from 3 to 4 years, as agreed between domestic training institutions and oversea training institutions, but the total training period abroad does not exceed 50% of total training time of the entire course.

2. Forms of training: on-campus.

Article 23. Conditions and registration schemes for doctoral-level training task under coordination method

1. Conditions for the training institutions tasked to train doctoral level by the method of coordination:

a) To be the institutions of doctoral-level training, with at least 5 years training experience with scale and stable training results.

b) To have a team of scientists to meet the provisions of the current Regulation of doctoral-level training and have language capability to participate in doctoral training under the coordination method.

c) To have an educational program mutually developed and agreed, in accordance with the conditions of both parties;

d) To have a cooperation agreement of doctoral training with oversea training institutions signed between the two parties to ensure the implementation of the basic contents stated in the scheme of receiving the task of training institutions specified in clause 2 of this Article.

đ) To have material facilities, library to ensure to perform doctoral educational program under the coordination method to meet the requirements of the oversea training institutions;

e) Domestic training institutions are coordinated for the doctoral-level training only with oversea training institutions specified in Article 9 of this Regulation;

g) To have registration scheme of receiving doctoral-level training task under the coordination method to construct as prescribed in clause 2 of this Article.

2. Doctoral-level training scheme under the coordination method is built according to the main contents and requirements as follows:

a) Introduction of oversea partners; experience of doctoral training coordination.

b) Training branches, educational programs, training scale;

c) The subjects, conditions for admission;

d) The conditions to ensure the quality of training to make the coordination educational program including: scientific staffs; material facilities; training experience and scientific research activities of both parties; experience of international cooperation in doctoral training with partner schools; output commitments of DRS are as those specified in point (h) of this clause;

đ) The provisions of domestic doctoral training institutions and oversea doctoral training institutions on training under the coordination method, in which clearly stating the duties and responsibilities of each party in the organization of training, guiding thesis, defending thesis, supporting DRS to publish international articles, attending international conferences and seminars; applying the regulations on the organization of doctoral training of the oversea training institutions into the Vietnamese training institutions;

e) Training plan stating clearly the time, route to train in Vietnam and in overseas training institutions; responsibilities of both parties during the DRS training; co-guidance of DRS;

g) To organize training activities: apply the Regulation and requirements of training DRS of overseas training institutions in training DRS under the coordination method; to organize scientific research, specialized seminars ... in the training institutions in Vietnam with the participation of professors of overseas training institutions; organize thesis defense in the training institutions in Vietnam with the participation of foreign professors; thesis written and protected in foreign language;

h) The commitment of the training institutions: in addition to the commitment provided in Point g, Clause 2, Article 16, DRS defending their theses must have at least 01 report published in the summary records of the international seminars or conference or 01 scientific journal published abroad (ISI international journals or reputable magazines);

i) The organizational structure to implement the scheme, the risk treatment measures;

k) The responsibilities of the parties in the coordination of DRS selection, training and evaluation of thesis; Vietnamese lecturers, foreign lecturers to teach and guide; places of thesis defense, training institutions that are responsible for issuing degrees; other related contents;

l) Detailed cost estimates.

Scheme outline form is in Appendix VI attached.

Article 24. Records and processes to assign doctoral-level training task under the coordination method

1. Registration dossiers for receiving doctoral-level training task under the coordination method:

a) The statement on proposal to receive the doctoral-level training task under the coordination method;

b) Minutes of the training collaboration agreements between the domestic doctoral- level training institutions and the oversea doctoral-level training institutions;

c) Scheme of receiving doctoral-level training task under the coordination method;

d) Minutes of verification of the scheme of the Council of Science and Training of the training institutions;

đ) Documents proving the oversea training institutions or doctoral-level educational programs of the oversea training institutions inspected the quality of training;

2. Review process of the assignment of task of doctoral-level training under the coordination method.

a) The Ministry of Education and Training receives 02 sets of dossiers sent by the training institutions by post or by person in the one-stop division of the Office of the Ministry of Education and Training;

b) Within 30 days, the Department of University Education shall, preside over and collaborate with VIED to evaluate dossier.

- If the dossiers of the training institutions meet the conditions, the requirements as defined and meet the training needs of DRS under the Scheme 911, the Minister of Education and Training shall make a decision on assignment of doctoral-level training task by the method of coordination for the training institutions;

- If dossiers of the training institutions meet the conditions as prescribed, but there is still some items need to be improved, the Ministry of Education and Training announces in writing to the training institutions the evaluation results and the items need to be improved;

- If dossiers of the training institutions do not meet the conditions, the Ministry of Education and Training shall announce in writing the status of dossier and request the the training institutions to continue to improve the conditions;

c) Within 15 working days from the date of receiving the complete dossier of the training institutions (for the dossiers ensured the conditions as defined that need to be improved), if the dossiers meet the requirements as defined, the Minister of Education and Training makes a decision to assign the training task of doctoral degree under the method of coordination for the training institutions.

Article 25. Admission and training organization

1. Each year the training institutions tasked doctoral-level training under the method of coordination make the admission notice, in which state specifically targets, specialties, subjects, conditions for admission; records and admission fees, time of selection; admission organization and decision on recognizing DRS admitted.

2. The training organization shall comply with the provisions of the current Regulation of doctoral-level training, the provisions of the oversea training institutions and training plan stated in the Scheme of receiving doctoral-level training task under the coordination method approved by the Ministry of Education and Training.

3. Domestic training institutions are responsible for presiding over the determination of plan to send DRS for training in the oversea training institutions according to the educational program agreed between the two parties; VIED is responsible for presiding over and coordinating with the domestic training institutions to make decisions and solve procedures of sending DRS for training overseas as planned. Before going to study abroad, DRS must meet the foreign language level C1 or level 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language, except oversea training institutions otherwise require.

4. Every six months and the end of the training period abroad, DRS must report their results of study, research to VIED and domestic doctoral training institutions of DRS. Report form is in Appendix I attached.

Article 26. Responsibility and right of the lecturers teaching doctoral program instructors of DRS under the coordination method

1. During DRS are trained domestically, lecturers teach doctoral educational programs and instructors (including foreign lecturers and instructors) are responsible for full implementation of the provisions on the tasks and responsibilities of lecturers and instructors specified in current Regulation on doctoral-level training and specified in the scheme of coordination training of the training institutions which has been approved by the Ministry of Education and Training.

2. During DRS are trained in the oversea training institutions, the instructors (including instructors of domestic training institutions) are responsible for full implementation of the provisions on the tasks and responsibilities of instructors of oversea training institutions and specifications of the scheme of coordination training which has been approved by the Ministry of Education and Training.

3. Rights of lecturers to teach doctoral programs and of the DRS instructors under the method of implementation coordination in accordance with clause 2 of Article 19 of this Regulation.

Chapter V

TRAINING, RETRAINING OF FOREIGN LANGUAGE AND KNOWLEDGE, SKILLS OF RESEARCH

Article 27. Subjects to training, retraining of foreign language and knowledge, research skills.

1. The applicants admitted to doctoral training abroad or DRS trained under the coordination method, before going overseas for training, they have not reached foreign language level C1 or grade 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language.

2. Those who planned to attend domestic educational program, coordination training, with foreign language achieved level A2 or grade 2/6 or higher, but not reached the B1 level or grade 3/6 according to general European Reference Frame on foreign language.

3. Those who prepare to study abroad have not attended orientation knowledge training classes.

Article 28. Time, form and content of training and retraining

1. Time and form of training, retraining

Pre-doctoral training is done in a maximum period of 9 months in the form of on campus.

2. Content of training, retraining

a) Training and retraining foreign language from level B2 to level C1 for the subjects specified in Clause 1, Article 27; from level A2 to level B1 for the subjects specified in Clause 2, Article 27 of this Regulation;

b) Retraining the knowledge, specialized skills for the subjects referred to in clause 1 and 2 of Article 27 of this Regulation;

c) Retraining orientation knowledge for the subjects referred to in clause 3 of Article 27 of this Regulation.

Article 29. Duties and responsibilities of the pre-doctoral training institutions

1. The duties of the pre-doctoral training institutions:

a) Training, retraining to improve foreign language level (mostly English, Russian, Chinese, German, French) for the applicants met requirement to study as DRS domestically and abroad;

b) Retraining students with the knowledge and professional skills; making a list of addresses of websites, the path to connect to the doctoral training programs according to branches of the doctoral training institutions in and out of country to help students to learn;

c) Fostering orientation knowledge for DRS before they go to study abroad.

2. Responsibilities of the pre-doctoral training institutions:

a) To ensure the conditions of program of training, retraining; team of lecturers, reporters; material facilities to organize the classes of training foreign language and knowledge, professional skills; issue certificates for students completed the contents of training and retraining;

b) To commit to train foreign language for students who meet the output requirements (level B1 for domestic DRS and level C1 or grade 5/6 or higher according to the general European Reference Framework on foreign language for DRS to study abroad) in accordance with the contract signed with the stakeholders;

c) To implement and liquidate contracts concluded on the basis of the provisions of the Circular guiding the management and use of finance for funding to implement the current Scheme 911.

d) To report to the Ministry of Education and Training the implementation and performance after each training and retraining course.

Article 30. Conditions and registration schemes for pre-doctoral training task

1. Conditions to be assigned task of pre-doctoral training:

a) To be the tertiary institutions assigned to train foreign language branch of university degree, with experience to cooperate with the international universities, organizations in the field of teaching foreign language and retraining professional, skills necessary for students going to be DRS;

b) To have team of lecturers that are sufficient in quantity, ensure quality to organize to train pre-doctoral educational program, specifically:

- Lecturers teaching foreign languages, including native language lecturers, with experience in the field of teaching foreign language, trained post-graduate degree in foreign languages ​​at the oversea universities;

- Lecturers, reporters teaching knowledge and skills are those who have doctoral degree in educational administration, education, scientific research methodology; experience in training and retraining those who do scientific research, experience in retraining orientation knowledge for DRS before going to study abroad;

c) To have pre-doctoral educational program appropriately to carry out the tasks set out in Article 30 of this Regulation;

d) To have material facilities, equipment, library to ensure satisfaction of the pre-doctoral training requirements, namely:

- There are sufficient classrooms with modern equipment suitable for teaching foreign language with each class of 15-20 students, including projectors, DVD players, computers connected to the Internet, multimedia equipment and listening room.

- The library with center of documentation and self-study, sources of information and data, learning materials, tapes and various language learning software, adequate equipment and facilities (computers connected to the Internet, cassette player, multimedia audio-visual equipment, etc.);

đ) To ensure number of students appropriately, effectively;

e) To have registration schemes for receiving the task of pre-doctoral training built in accordance with clause 2 of this Article.

2. Registration schemes for receiving the task of pre-doctoral training built, including the following contents:

a) The functions, duties and activities of educational institutions in training foreign language; scale, educational programs, plan to train foreign language and retrain knowledge, professional skills; method to organize the courses;

b) Regulation on conditions of participation and commitment of the students; conditions of the institutions to ensure implementation of commitment toward students; supervise the process of training and retraining; commit to fulfill the contract and liquidate the contract under agreement;

c) The conditions to ensure quality of training to perform the pre-doctoral training program: team of lecturers (including Vietnamese lecturers and native language lecturers teaching foreign language; lecturers, reporters teaching, retraining knowledge, professional skills, and orientation knowledge); material facilities, equipment, library; program of training and retraining; ability to organize training, retraining; experience to cooperate with the international universities, organizations in the field of foreign language teaching and professional training, the necessary skills for students preparing to be DRS;

d) To commit the output foreign language level of students for each doctoral-level training method and contents of retraining knowledge, professional skills, orientation knowledge.

Thesis form is in Appendix VII.

Article 31. Dossier and processes to assign task of pre-doctoral training

1. Dossier requesting for receiving the task of pre-doctoral training

a) A statement on requesting for receipt of pre-doctoral training task;

b) A registration scheme for receipt of pre-doctoral training task;

2. Process of review and assignment of pre-doctoral training task.

a) The Ministry of Education and Training receives 01 set of dossier sent by the tertiary Institution via mail or in person at the Office of the Ministry of Education and Training;

b) Within 30 days, the tertiary Institution shall evaluate dossier;

- If the dossier of the tertiary Institution is shown sufficient conditions, satisfies the requirements as defined and meets the requirements of pre-doctoral training under the scheme 911, the Minister of Education and Training shall make a decision on assignment of pre-doctoral training task for the tertiary Institution;

- If dossier of the tertiary Institution is shown sufficient conditions as prescribed, but there is still some items need to be improved, the Ministry of Education and Training announces in writing to the tertiary Institution the evaluation results and the items need to be improved;

- If dossier of the tertiary Institution does not meet the conditions, the Ministry of Education and Training shall announce in writing the status of dossier and request the tertiary Institution to continue to improve the conditions;

c) Within 15 working days from the date of receiving the complete dossier of the tertiary Institution (for the dossiers need to be improved), the Minister of Education and Training makes a decision to assign the pre-doctoral training task for the tertiary Institution;

Article 32. Organization of the classes of training and retraining

1. The pre-doctoral training institutions should inform the public on the electronic information page of the training institutions on the plan to organize the classes of training and retraining: subjects, their training and retraining duration of each class of foreign language, content of training and retraining; tuition and financial regulations; the issue of certificates and other necessary contents.

2. Registration for list of students with the pre-doctoral training institution:

a) For applicants admitted for studying abroad but need to learn more foreign language: are conducted by the VIED;

b) For the DRS of the coordination educational programs: are conducted by the domestic doctoral-level training institutions;

c) For the subjects preparing to apply for admission for domestic DRS training or coordination training programs: individuals shall register directly with the pre-doctoral training institutions.

3. Based on the list of students registered by organizations or individuals specified in clause 2 of this Article, the institutions of pre-doctoral training arrange the classes, estimate funds by subjects and the parties being responsible for payment based on the current regulations on management and use of finance for funding for implementation of the Scheme 911.

4. On the basis of the number of students registered according to the provisions in clause 2 of this Article, the institutions of pre-doctoral training conduct the procedures to sign training contracts with the Ministry of Education and Training to get funds for training and liquidate contract after each training course.

5. At the end of each training course, the pre-doctoral training institutions report the University Education Department of the Ministry of Education and Training on the training results, financial settlement of the classes of such training course.

Chapter VI

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 33. Responsibilities of the Department of University Education

1. To preside over and coordinate with the concerned units of the Ministry of Education and Training on the organization to implement the scheme to ensure quality and efficiency; make annual training plan and each stage; monitor, synthesize and evaluate the results of training and quality of the training methods; preliminarily review and summarize the implementation of the scheme; synthesize and evaluate of the use of those who have been trained according to scheme.

2. To preside over the management, direct the domestic doctoral training activities, doctoral training in the form of coordination, and pre-doctoral training.

3. To coordinate with the Department of Planning - Finance and VIED to make overall plan, annual plan and budget estimate for implementation of the scheme.

4. To coordinate with VIED in the issue of notice for admission of DRS to study abroad, review for approval of the list of applicants admitted to study abroad to submit to leader of the Ministry of Education and Training for decision.

Article 34. Responsibilities of VIED

1. To preside over the management, monitor and evaluate the implementation, training results and quality of the overseas training methods; synthesize and evaluate the use of those who have been trained abroad under the Scheme;

2. To preside over and coordinate with the Department of University Education in the notice issue of admission, selection and appointment of DRS for training abroad.

3. To coordinate with the Department of University Education and the Department of Planning - Finance to make overall plan, annual plan and budget estimate for implementation of the scheme;

4. To make documents and guide DRS to implement the procedures related to the admission, extension of study with commitments for self-making financial payment within the extension period, the reception procedures after DRS graduated and returned home; contact with the foreign training institutions to send DRS for training; contact with the contact point of foreign party for management of DRS’s study; sum up DRS to go abroad for training and periodically report to the Ministry of Education and Training.

5. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Vietnamese representative agencies in foreign countries to protect domestic politics; support entry and exit procedures for students going to study abroad, for professors to be overseas-based Vietnamese and foreigners entering Vietnam to implement the coordination educational programs.

Article 35. Responsibilities of the Department of Planning - Finance

1. To preside over to make overall plan, annual plan and budget estimate for implementation of the scheme.

2. To coordinate with the Ministry of Finance to build management mechanism, use financial resources; build spending norms, the annual budget estimates and budget allocation for the implementation of the Scheme.

 

 

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 35/2012/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe