Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

thuộc tính Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT

Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2018/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành:26/11/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT ngày 26/11/2018.

Chương trình được thiết kế theo 03 trình độ, 06 bậc với thời lượng của mỗi bậc là 220 giờ. Trong đó, trình độ sơ cấp gồm bậc 1 và bậc 2, trình độ trung cấp gồm bậc 3 và bậc 4; trình độ cao cấp gồm bậc 5 và bậc 6.

Bậc 1 hướng tới mục tiêu giúp người học hiểu và sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ quen thuộc, sử dụng được những từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể như giới thiệu về nơi sinh sống, người thân, bạn bè…

Ở bậc cao nhất - bậc 6, người học hiểu được hầu hết các văn bản nói và viết một cách dễ dàng. Tóm tắt được các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp và trình bày lại một các logic, diễn đạt trôi chảy và chính xác, phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa và ngữ dụng trong các tình huống phức tạp.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11/01/2019.

Xem chi tiết Thông tư28/2018/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 28/2018/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

 

Căn cLuật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 32/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài;

Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày 22 tháng 12 năm 2017;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 2. Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cá nhân tham gia dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban VHGDTTN-NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph
ủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như điều 4;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính ph
;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





 

Nguyễn Văn Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT

CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Chương trình) được ban hành nhằm tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn, phát triển, quảng bá tiếng Việt và bản sắc văn hóa của người Việt Nam, giữ gìn và phát triển tinh thần hướng về quê hương, đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

A. Cấu trúc Chương trình

Chương trình được thiết kế theo 3 trình độ, 6 bậc, lần lượt từ thấp đến cao là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6. Thời lượng của mỗi bậc là 220 giờ. Tổng thời lượng thực hiện chương trình là 1320 giờ. Mỗi bậc gồm một số mô đun (nhóm bài học). Mỗi mô đun gồm 4 bài học tập hợp theo chủ đề và một bài ôn tập, kiểm tra đánh giá. Thời lượng cho mỗi nhóm bài học tùy thuộc nội dung từng chủ đề. Chương trình chú trọng rèn luyện 4 kỹ năng, trong đó ưu tiên hơn cho kỹ năng nói và kỹ năng nghe.

Trình độ

Bậc

Thời lượng

Sơ cấp

Bậc 1

220 h

Bậc 2

220 h

Trung cấp

Bc 3

220 h

Bậc 4

220 h

Cao cấp

Bậc 5

220 h

Bậc 6

220 h

Tổng thời lượng

1320h

Thời gian thực hiện dạy - học ở mỗi bậc không tính theo tuần, tháng, năm mà tính theo số giờ. Tùy theo từng đơn vị đào tạo cụ thể, có thể học từ 2 đến 5 buổi một tuần, mỗi buổi có thể học từ 3 đến 5 giờ.

B. Nội dung cụ thể

BẬC I

1. MỤC TIÊU

Hiểu, sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ quen thuộc, sử dụng được những từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể, giới thiệu về bản thân và người khác, với những thông tin như: nơi sinh sống, người thân, bạn bè. Có khả năng giao tiếp đơn giản.

2. NỘI DUNG CỤ TH

Mức độ cần đạt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

Có kiến thức cơ bản và phương pháp diễn đạt được những thông tin cá nhân và nhu cầu cụ th.

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Thông thuộc bảng chữ cái, tên âm, tên chữ và cách viết các nguyên âm, phụ âm, dấu thanh.

- Phát âm rõ ràng, đúng các âm tiết.

- Viết đúng chính tả và viết được các từ ngữ khi đọc và nói với tốc độ chậm.

c. Tiêu chí từ vựng:

- Có vốn từ cơ bản gồm những từ ngữ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể.

- Khả năng làm chủ từ vựng còn thấp.

d. Tiêu chí ngữ pháp:

Sử dụng được ở mức còn hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và kiểu câu đơn giản đã được học

2.1. Ngữ liệu

Gồm hai nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, và nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội. Các chủ điểm chính: 1. Chào hỏi, tên; 2. Nghề nghiệp; 3. Ngôn ngữ và quốc tịch; 4. Đồ vật và chất liệu; 5. Người, đặc điểm và tính cách; 6. Ngôi nhà và gia đình; 7. Hỏi đáp giờ; 8. Thứ, ngày, tháng; 9. Năm, tuổi, sinh nhật; 10. Hỏi đường, đường ph; 11. Địa điểm, địa chỉ; 12. Đi nhà hàng; 13. Mua sắm; 14. Phương tiện giao thông; 15. Gọi điện thoại; 16. Sở thích.

a. Ngữ âm:

- Giới thiệu bảng chữ cái; các nguyên âm (16) và phụ âm (21); nhận biết âm (nói, phát âm các âm được ghi bằng chữ, chính tả).

- Cấu trúc mỗi tiếng (âm tiết): âm đầu, vần, thanh điệu.

- Nhận biết và phát âm đúng các tiếng (âm tiết) có vần khó phát âm, vần có và không có âm đệm, ví dụ: đàn - đoàn, hàng - hoàng...

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: cá nhân; gia đình; địa điểm; thời gian; hàng hóa; mua sắm; sở thích; thói quen; giao thông, đi lại; giải trí, du lịch; thời tiết, khí hậu; nhà cửa,...

c. Ngữ pháp: gồm mô đun (M) M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 Nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá).

Nội dung 1: Cách chào hỏi (Xin chào, tạm biệt, hẹn gặp lại...); Cách dùng từ ạ, dạ, vâng... (Vâng ạ, ừ, dạ, vâng...); Đại từ nhân xưng ngôi 1,2 (Tôi, mình, ông, bà, anh, chị...); Hỏi tên và trả lời (Anh tên là gì? Tôi tên là...).

Nội dung 2: Hỏi nghề nghiệp và trả lời (Anh làm nghề gì? Tôi là...); Câu hỏi phải không? (Anh là bác sĩ phải không?) Cách dùng cũng, đều (Tôi cũng là bác sĩ, chúng tôi đều là bác sĩ); Đại từ nhân xưng ngôi 3 và số nhiều.

Nội dung 3: Người + tên nước, tiếng + tên nước (Người Việt, tiếng Anh...); Hỏi về quốc tịch (Anh là người nước nào?); Câu hỏi: có phải là ... không? (Anh có phải là người Mĩ không?); Câu hỏi có ... không? với động từ (Anh có biết nói tiếng Anh không?).

Nội dung 4: Đây là, đó là, kia là... (Đây là cái nón); Loại từ thông dụng: cái, con, quyển, bức, tờ; Câu hỏi: gì? (Đây là cái gì?); Danh từ + này, ấy, kia (Cái nón này mới!); Tính từ dùng cho vật (To, nhỏ, mới, cũ...); Câu hỏi: có ... không với tính từ (Cái áo này có đẹp không?).

Nội dung 5: Tính từ dùng cho người (Béo, gầy, xinh, xấu...); Câu hỏi: thế nào (Chị ấy thế nào?); Các từ rất, quá, lắm (Chị ấy rất đẹp); không + tính từ + lắm (Chị ấy không đẹp lắm).

Nội dung 6: Câu hỏi mấy và bao nhiêu? (Nhà anh có mấy người?); Số đếm 1-100; Loại từ đơn vị: ngôi, tấm, tòa, con... (Tòa nhà này có bao nhiêu tầng?); đã, đang, sẽ + Động từ (Họ đang đi du lịch ); sẽ, sắp, định (Năm sau, anh trai tôi sẽ đi Việt Nam).

Nội dung 7: Cách hỏi giờ (Bây giờ là mấy giờ?); Cách nói về thời gian; Câu hỏi bao giờ, khi nào (Bao giờ anh đi Việt Nam?); vẫn (Anh ấy vẫn ở Hà Nội); Câu hỏi à, chứ (Anh vẫn ở Hà Nội chứ?).

Nội dung 8: Thứ mấy, tháng mấy, ngày bao nhiêu? (Hôm nay là thứ mấy?); ngày nào, tháng nào? (Ngày nào anh đi Sài Gòn?); ...bao lâu? (Anh sẽ/đã đi Sài Gòn bao lâu?); ...đã... chưa? (Anh đã làm bài tập chưa?).

Nội dung 9: Năm bao nhiêu, năm nào? (Anh sinh năm bao nhiêu?); Cách hỏi ngày sinh (Sinh nhật của anh là ngày nào?); mấy tuổi, mười mấy tuổi, bao nhiêu tuổi? (Cháu lên mấy tuổi?); Số đếm; Nếu...thì... (Nếu anh sinh năm 1990 thì năm nay anh X tuổi rồi).

Nội dung 10: Cách hỏi đường; Câu hỏi ở đâu? (Bà cho hỏi thăm, hồ Hoàn Kiếm ở đâu ạ?); Từ ngữ chỉ đường (bên trái, rẽ phải, đối diện...); Câu hỏi bao xa? có xa không? (Từ đây đến đó/đấy bao xa?); Từ ... đến ..., A cách B, A cách đây ... (Nhà bạn cách trường bao xa?).

Nội dung 11: Cách hỏi địa chỉ (Địa chỉ nhà anh thế nào?); Cách hỏi điện thoại (Số điện thoại của anh bao nhiêu?); trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài... (Trước ngân hàng là khách sạn); Cách hỏi vị trí (...chỗ nào?); Câu hỏi nào? (Gần đây có ngân hàng nào không?).

Nội dung 12: Cách hỏi giá (Bao nhiêu tiền một cân cam?); Cách mặc cả (Bán thế nào?); Câu hỏi được không? (Tôi có thể ngồi ở đây, được không?); Số đếm 100 trở lên.

Nội dung 13: Cách gọi món ăn (Cho tôi một bát phở không hành); ...không những...mà còn... (Món ăn ở đây không những rẻ mà còn ngon); những, các, tất cả, cả; hãy... đi! (Chị hãy về đi!).

Nội dung 14: Cách nghe và trả lời điện thoại (Công ty A xin nghe!); vừa mới (Anh B vừa mới rời văn phòng); vẫn, vẫn còn (Chị ấy vẫn còn trẻ); một chút, một lát, một ít (Anh cầm máy chờ một chút!).

Nội dung 15: So sánh: bằng, như, hơn, nhất (Hôm nay nóng hơn hôm qua); thích hơn, thích nhất (Tôi thích phở gà hơn phở bò); tuy... nhưng..., mặc dù ... nhưng ... (Tuy nhạc jazz hơi khó nghe nhưng tôi vẫn thích); sao, vì sao, tại sao... (Vì sao anh thích bóng đá?).

2.2. Kỹ năng giao tiếp

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Kỹ năng chung:

Theo dõi và xử lý được thông tin nói chậm.

b. Kỹ năng cụ thể:

Nghe hội thoại

Hiểu được những đoạn hội thoại ngắn, cấu trúc đơn giản, tốc độ nói rất chậm và rõ ràng về những chủ đề cá nhân cơ bản như: về trường, lớp học và những nhu cầu cá nhân thiết yếu

Nghe thông báo hướng dẫn

Hiểu được và làm theo những chỉ dẫn ngắn, đơn giản được nói chậm và rõ ràng.

2.2. Dạy học và phát triển các kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng Nghe

a. Định hướng dạy học

- Nhận biết, hiểu thông tin từ các phát ngôn, cuộc thoại, các đoạn ngôn bản; từ đó người học có thể đáp lại nhằm luyện tập phản ứng ngôn ngữ.

- Qua nghe, so sánh với những nguồn nghe được phát ra với giọng đọc chính xác, từng bước điều chỉnh, cải thiện kỹ năng phát âm của người học.

- Phân biệt độ khó của bài nghe để quá trình dạy học và luyện tập cho người học đảm bảo nguyên tắc từng bước, từ dễ đến khó.

- Luyện những tiểu kỹ năng nghe cơ bản, thường dùng cho người học. Ở bậc này, trước hết cần chú ý luyện viết chính tả để từng bước nắm chắc, đúng quan hệ âm - chữ (phát triển kỹ năng viết cho người học).

- Luyện nghe hiểu những chi tiết đơn giản, dễ nhận biết, dễ hiểu ở trình độ tương ứng.

b. Yêu cầu cần đạt được

- Nghe, nhận biết thông tin chứa đựng trong từ, cụm từ và những phát ngôn, hội thoại hay ngôn bản ngắn có cấu trúc đơn giản, trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng.

- Nghe, nhận biết và tự điều chỉnh năng lực phát âm của bản thân ở những từ, tiếng (âm tiết), hiện tượng ngữ âm chưa hoàn thiện, hoặc còn khiếm khuyết đồng thời ghi lại tương đối chính xác âm nghe được (chữ cái - chính tả) tương ứng, đặc biệt chú ý các dấu thanh và những vần khó.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện nghe để hoàn thiện phát âm và chính tả

- Nghe và ghi lại những từ ngữ nghe được. Thông thường sử dụng những từ ngữ đã học hoặc đã xuất hiện trong các hội thoại, ngôn bản đã được học.

- Nghe và phân biệt các âm (hay chữ) khác nhau trong bối cảnh ngữ âm đồng nhất (các từ ngữ tương tự, chỉ khác nhau ở âm/chữ đó), chng hạn: bán, bắn; nghe, nga; loan, lan; tay, tai; vờn, vần ...

- Nghe và phân biệt các thanh điệu (dấu thanh) khác nhau trong bối cảnh ngữ âm đồng nhất (các từ ngữ tương tự, chỉ khác nhau ở thanh điệu), ví dụ: làn, lán; là, lạ; hoán, hoàn; đấy, đậy; thai, thái...

Luyện nghe - hiểu:

- Luyện nghe nhận biết về số từ (viết kết quả nghe ra giấy), như viết lại số phòng, biển số xe máy, ô tô, số điện thoại, thời gian...

- Luyện nghe bằng cách đánh dấu (trắc nghiệm) và bằng trả lời (hỏi- đáp) những thông tin đơn giản về cá nhân: tên, tuổi, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, học hành, sở thích, nguyện vọng, quan hệ cá nhân, gia đình....

- Luyện nghe hội thoại ngắn (1 - 2 lượt lời) chứa đựng những thông tin đơn giản về hoạt động trong đời sống hằng ngày như: thông báo giờ tàu xe, giá cả hàng hóa, tên món ăn, hóa đơn thanh toán, thời gian tàu, xe, máy bay cất cánh, hạ cánh, giá thuê nhà, thông báo về học phí, thông báo, mô tả công việc.

d. Kiểm chứng kết quả

- Kiểm chứng kết quả của hoạt động dạy học qua trả lời câu hỏi trong mỗi hình thức luyện tập trên lớp.

- Kiểm chứng kết quả thông qua các bài tập về nhà.

- Có thể lấy thông tin về kết quả học tập của người học qua những bài kiểm tra nhỏ thường tổ chức vào cuối buổi học hoặc được thực hiện trong nội dung của bài ôn tập.

e. Học liệu

- Ngoài các ngôn bản chứa đựng thông tin trong những học liệu có sẵn theo chủ đề dạy học, có thể tự chọn thêm những ngôn bản thực (ngôn ngữ sống) để bổ sung, làm đa dạng hóa nguồn ngôn bản nghe, nhưng phải bảo đảm.

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của người học.

- Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức với trình độ tương ứng.

2.2.2. Kỹ năng Đọc

a. Kỹ năng chung

Hiểu được những đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về những chủ đề đã học như: bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè ...

b. Kỹ năng cụ thể

Đọc ly thông tin và lập luận

Hiểu được nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, khi có minh họa kèm theo.

Đọc tìm thông tin

Nhận ra được tên riêng, các từ ngữ quen thuộc, cơ bản trên những thông báo đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

Đọc văn bản, thư từ giao dịch

- Hiểu được những thông điệp ngắn, đơn giản.

- Hiểu được và đi theo đúng các bản chỉ đường đơn giản

Đọc xử lý văn bản

Viết lại được từ ngữ và những văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Định hướng dạy học

- Đọc hiểu chủ yếu để lấy thông tin từ các văn bản ngắn.

- Luyện những tiểu kỹ năng đọc quan trọng thường dùng cho học viên. Ở bậc này, trước hết chú ý đến phát hiện, ghi chép những chi tiết riêng, đặc biệt, biết so sánh phát hiện những gì tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung.

b. Yêu cầu cần đạt được

Đọc, hiểu và tìm thông tin trong câu, đoạn, văn bản ngắn, trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

- Luyện đọc những ngữ đoạn, câu, liên kết để chuyển từ mã chính tả sang mã ngữ âm (chính tả và âm đọc). Đặc biệt chú ý các dấu thanh và những vần khó.

- Luyện đọc những câu, nhóm câu, đoạn văn bản ngắn, nhận biết được từ, ngữ đoạn có nghĩa (qua việc dùng chỗ ngữ thích hợp) và nghĩa cả câu, liên kết nghĩa các câu để hiểu được đoan văn bản.

- Luyện đánh dấu (lấy) được thông tin đơn giản về người nào đó: tên, tui, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, học hành, sở thích, nguyện vọng và những quan hệ cá nhân, gia đình.

- Luyện đọc lấy thông tin đơn giản từ những văn bản ngắn hoặc đoạn văn bản về những hoạt động trong đời sống hằng ngày như: thông báo giờ tàu xe, giá cả hàng hóa, thực đơn trong nhà hàng, hóa đơn thanh toán, đặt vé tàu, xe, máy bay, giá thuê nhà, thông báo về học phí, thông báo, mô tả công việc ....

- Có thể mở rộng chủ đề đọc để luyện tập kỹ năng nhận biết từ, phát triển vốn từ.

- Luyện đọc thành tiếng, đọc thm lấy được thông tin, trả lời được câu hỏi đặt ra hoặc viết lại được các thông tin đó.

d. Kiểm chứng kết quả

Người học phải lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra hoặc ghi lại vắn tắt được các thông tin trong bài.

e. Học liệu

Ngoài các văn bản, thông tin trong học liệu cung cấp sẵn theo chủ đề của chương trình, có thể chọn những văn bản trong thực tế để bổ sung, làm đa dạng hóa nguồn văn bản đọc, nhưng phải bảo đảm:

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của học viên.

- Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức.

2.2.3. Kỹ năng Nói

a. Kỹ năng chung:

Giao tiếp được với tốc độ chậm. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản. Có thể mở đầu và trả lời được bng những câu tường thuật đơn giản trong phạm vi và chủ đề quen thuộc.

b. Kỹ năng cụ thể:

Mô tả các trải nghim

Biết mô tả về bản thân, người khác, nơi sinh sống và công việc.

Trình bày trước người nghe

Trình bày được những đoạn ngắn có chuẩn bị trước.

Nói có tương tác

- Giao tiếp được ở mức độ đơn giản, tốc độ nói chậm.

- Có khả năng hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, nói và ứng đáp được những câu lệnh ngắn thuộc những lĩnh vực và chủ đề quen thuộc.

Hội thoại:

- Giới thiệu, chào hỏi được trong giao tiếp cơ bản.

- Trao đổi được thông tin đơn giản với người đối thoại.

Giao dịch mua bán và dịch vụ

- Giao dịch được về hàng hóa và dịch vụ một cách đơn giản.

- Sử dụng được con số để giao dịch về giá cả, số lượng, chi phí, thời gian.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:

Trả lời được các câu hỏi trực tiếp, đơn giản trong cuộc phỏng vấn được nói chậm, rõ ràng về các thông tin cá nhân.

Độ chuẩn xác của kỹ năng nói

Phát âm và độ lưu loát:

- Phát âm được các thanh điệu trong những từ ngữ, câu ngắn với tốc độ chậm.

- Sử dụng được các câu ngắn, biệt lập, chủ yếu là những câu có cấu trúc đơn giản đã học.

Ngôn ngữ xã hội:

- Sử dụng được một số ít cấu trúc ngữ pháp đơn giản đã học.

- Sử dụng được những nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày (như: chào hỏi, giới thiệu, mời, cảm ơn, xin lỗi...)

2.2.3. Kỹ năng Nói

a. Định hướng dạy học

Người học bắt chước một cách đơn giản các từ, cụm t, câu để phát triển năng lực phát âm; qua đó phát triển từ vựng, ngữ pháp. Trong luyện tập, chủ yếu quan tâm đến phát âm không nên chú trọng đến hiểu nghĩa hay khả năng tham gia vào đối thoại tương tác. Vai trò của nghe ở đây chỉ là rèn luyện, tích lũy để nhớ được những chuỗi ngôn ngữ ngắn được mô phỏng theo.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện tập nói theo những phát âm được nghe (mô phỏng)

Mục đích là để tăng cường tính chính xác trong lời nói của người học, chú ý nhiều hơn vào phát âm, đặc biệt là các thanh điệu, những vần khó. Những ngữ liệu luyện tập tập trung thường xuyên vào những tiêu chí ngữ âm cụ thể và được thực hiện từ từ đến câu. Luyện tập lặp lại đơn giản, có thể lặp lại một cặp từ, một câu hoặc một câu hỏi. Cách luyện tập này cung cấp cho người học những từ, ngữ mới.

Luyện tập qua máy

Luyện tập qua máy chủ yếu là luyện tập mô phỏng theo những phát âm được nghe. Đây là một kiểu luyện nói. Nhiệm vụ luyện tập này là lặp lại một câu từ 8 đến 12 tiếng. Luyện tập qua máy cung cấp cơ sở để đánh giá những bài tập lặp lại cả về khả năng phát âm lẫn khả năng tạo lập lời nói một cách toàn diện của người học. Luyện tập qua máy yêu cầu người học tạo lập lời nói miệng với sự trợ giúp của máy. Người học đọc to, lặp lại các câu, nói ra các từ ngữ, trả lời các câu hỏi.

2.2.4. Kỹ năng Viết

a. Kỹ năng chung

Viết được những cụm từ, câu đơn ngắn về bản thân và những người khác về nơi sống và công việc.

b. Kỹ năng cụ thể:

Viết luận

Viết được những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người khác về nơi sống và công việc.

Viết có tương tác

Trình bày hoặc cung cấp được thông tin cá nhân bằng văn bản.

Viết thư từ giao dịch

Viết, trả lời được một email hoặc thư tín gồm vài ba câu, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản.

Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

Viết và điền được các con số, ngày, tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh..

Xử văn bản

Ghi chép lại được các từ ngữ đơn giản hay các văn bản ngắn.

Độ chính xác về chính tả

- Ghi chép lại được các từ ngữ ngắn quen thuộc các cụm từ thường xuyên sử dụng, như tên các biển hiệu hoặc những lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày.

- Viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác bản.

2.2.4. Kỹ năng Viết

a. Định hướng dạy học

Luyện tập viết mô phỏng cho người học ở trình độ bắt đầu là dạy các quy tắc viết chữ, từ và những câu đơn giản.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Viết: Người học chỉ việc nhìn một số chữ và viết lại

Luyện tập nghe và lựa chọn: Luyện tập nghe và lựa chọn kết hợp giữa đọc chính tả với bài viết đã được in sẵn có một số từ bị xóa đi. Danh sách các từ bị xóa sẽ được cung cấp để người học lựa chọn điền vào chỗ bị xóa. Để tăng thêm độ khó, danh sách các từ cho sẵn sẽ có thể dần dần không được cung cấp nữa.

Luyện tập viết có tranh, ảnh gợi ý: Viết từ thể hiện nội dung bức tranh, ảnh đó.

Luyện tập hoàn thiện các mẫu: Điền tên, địa chỉ, số điện thoại và những thông tin khác vào mẫu (bản đăng ký, đơn ...).

Luyện tập viết bằng biến đi các svà chữ viết tắt: Viết được các s, ví dụ giờ trong ngày, ngày trong tuần hoặc bản kế hoạch làm việc hoặc phải điền các số vào chỗ trống.

Luyện tập viết chính tả: Viết ra được danh sách các từ từng gặp trước đó do người khác đọc, cũng có thể nghe và viết lại được một bài chính tả.

Luyện tập viết bằng lựa chọn một từ, câu đúng trong nhiều từ, câu được đưa ra. (Áp dụng khi luyện đọc lựa chọn một câu đúng trong nhiều câu có liên quan).

Luyện tập ghép những kí hiệu phiên âm quốc tế với chữ cái tiếng Việt. Nếu người học đã làm quen với kí hiệu phiên âm quốc tế, thì họ được cung cấp những kí hiệu ngữ âm và được yêu cầu viết thành từ bằng chữ của tiếng Việt.

 

BẬC 2

1. MỤC TIÊU

Hiểu các câu và cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản như: thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm. Có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

2. NỘI DUNG CỤ TH

Mức đcần đt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

- Có vốn ngôn ngữ cơ bản để xử lý các tình huống đã biết trước xảy ra hằng ngày,

- Diễn đạt ngắn gọn được những nhu cầu đơn giản trong đời sống hằng ngày như: thông tin cá nhân, thói quen, mong muốn, sở thích, trao đổi tin tức...

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Phát âm đúng, rõ ràng, các kiu âm tiết, thanh điệu.

- Nhận biết sự khác biệt và phát âm đúng các âm p, t, k - m, n, ng.

- Phát âm được và tương đối rõ ràng các tổ hợp từ ngữ, từ ghép, từ láy...

- Thể hiện được tương đối chính xác những câu đơn giản, phát ngôn ngắn về những chủ đề sinh hoạt, hoạt động hằng ngày, thông tin cá nhân, thói quen, mong muốn, sở thích, trao đổi tin tức đơn giản....

- Viết lại đúng chính tả các từ ngữ qua nghe trực tiếp hoặc qua giọng đọc.

- Chép lại được những câu ngắn về các chủ đề thông thường hằng ngày đã được học

c. Tiêu chí từ vựng:

- Có đủ vốn từ để thực hiện các giao tiếp thường ngày về các chủ đề và trong các tình huống quen thuộc.

- Diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và xử lý những nhu cầu đơn giản.

- Làm chủ được một vốn từ vừa đủ để diễn đạt những nhu cầu cụ thể hàng ngày

d. Tiêu chí ngữ pháp:

- Sử dụng được những kiểu câu đơn giản, các ngữ đoạn phụ thuộc như ngữ danh từ, ngữ động từ, những ngữ đoạn ngắn thuộc những cách thức trình bày về bản thân, về người khác, về công việc, về một địa danh, một vật sở hữu nào đó...

- Sử dụng đúng một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản để diễn đạt ý mình muốn truyền đạt.

2.1. Ngữ liệu

Gồm hai nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, và nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội. Các chủ điểm chính: 17. Nơi công cộng; 18. Phương tiện giao thông; 19. Thành phố; 20. Quán xá; 21. Trường học; 22. Đi bác sỹ; 23. Ở khách sạn; 24. Ở phòng vé máy bay; 25. Ở bưu điện; 26. Thời tiết; 27. Chúc mng, thăm hỏi; 28. Ở cửa hàng lưu niệm; 29. Ở ngân hàng; 30. Ở cửa hàng quần áo; 31. Ở rạp chiếu phim; 32. Mô tả người.

a. Ngữ âm:

- Phân biệt đặc điểm ngắn/dài của các nguyên âm.

- Nét tròn môi của âm đệm.

- Đường nét lên/ xuống của thanh điệu.

- Trường độ của thanh sắc, nặng ở âm tiết có âm cuối (- p, -t, - c/ch).

- Quy tắc chính tả viết âm đầu ng / ngh, c / k / q, g / gh.

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: cá nhân; gia đình; địa điểm; thời gian; hàng hóa; mua sắm; sở thích; thói quen; giao thông, đi lại; giải trí, du lịch; thời tiết, khí hậu; nhà cửa, ...

c. Ngữ pháp: gồm M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá).

Nội dung 16: Nên, cần, phải (Khi mua hàng thì anh nên mặc cả); cm, đừng, không được (Cấm hút thuốc); khi... thì... (Khi anh muốn sang đường thì cần chú ý xe máy); khi nào thì... (Khi nào thì anh tới?).

Nội dung 17: Bằng (Tôi nên đi miền Nam bằng gì?); hãy... đi! (Hãy đi tàu hỏa đi!); làm ơn, xin (Anh làm ơn dừng ở phía trước); muốn, định (Tôi muốn đi phố Nhà Thờ).

Nội dung 18: Những, các (Những ngày Tết, phố phường Hà Nội luôn vắng người); thường, luôn luôn, ít, nhiều, đông, vắng (Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông người nhất); ai cũng..., cái gì cũng... (Ở thành phố cái gì cũng đắt).

Nội dung 19: Đã... bao giờ chưa? (Anh đã uống cà phê ở đây bao giờ chưa?); chắc là (Món này chắc là ngon lắm!); ở cuối câu (Đây là quán nổi tiếng nhất Hà Nội mà!); - từ nối (Quán mà chúng ta sẽ đến ở phố Quang Trung); Tuy ... nhưng ... (Tuy là quán vỉa hè nhưng rất đông người).

Nội dung 20: Hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn... (Ở trường đại học có hàng trăm sinh viên nước ngoài); rộng, dài, cao, thấp... (Ngôi trường này rộng 30.000m2); toàn thể, toàn bộ (Ngày mai toàn thể sinh viên nghỉ học); hay/hoặc (Bạn có thể học buổi sáng hoặc buổi chiều).

Nội dung 21: Bị, được (Mẹ tôi bị đau lưng); sao - thế nào? (Anh bị làm sao?); trông, thấy (Trông anh vẫn mệt đấy!); nhờ ... (Nhờ bác sỹ kiểm tra cho tôi); càng...càng, ... càng ngày càng... (ông tôi càng ngày càng khỏe hơn).

Nội dung 22: Có, còn (Khách sạn còn phòng không chị?); trước, sau (Chúng tôi sẽ mang hành lý lên phòng cho anh sau); trước khi, sau khi (Trước khi ra ngoài, xin gửi chìa khóa tại quầy lễ tân); đã ở cuối câu (Ăn cơm đã).

Nội dung 23: Mấy, vài (Chúng tôi chỉ còn mấy nghìn đồng thôi); nhớ + Đ (Anh nhớ đến sân bay trước 12 giờ nhé); ngoài, ngoài ra (Ngoài hành lý gửi, anh có thể xách tay 7kg); chỉ...thôi (Tôi chỉ có một con thôi).

Nội dung 24: Gửi, chuyển, đưa (Tôi muốn gửi tấm bưu thiếp này đi M); ra, vào, lên, xuống (Anh đi lên tầng 2 nhé); giúp, hộ, giùm (Chị đóng gói giúp tôi nhé); cả...lẫn ... (Cả phí vận chuyển lẫn tem là 100.000 đồng).

Nội dung 25:... vừa ... vừa...(Mùa hè vừa nóng vừa ẩm); sắp...chưa? (Hoa phượng sắp nở chưa?); hình như...thì phải (Hình như trời sắp mưa thì phải); vì...nên (thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên thời tiết ở Việt Nam nóng và ẩm); sở dĩ ...là vì...

Nội dung 26: Gửi lời ... tới...; chúc, chúc mừng (Xin gửi tới anh chị li chúc mừng hnh phúc); thế nào...cũng (Tôi thế nào cũng đến tham dự lễ cưới của anh chứ!); xin, xin phép (Xin phép nâng cốc chúc sức khỏe mọi người).

Nội dung 27: Động từ + xong (Họ đã làm xong bài tập); Động từ + ngay! (Tôi sẽ đi ngay); không + ... cũng không + ... (Anh ấy không uống bia, cũng không hút thuốc lá).

Nội dung 28: Từng, mỗi (Lãi suất mỗi tháng bao nhiêu?); có ...mới... (Anh có đăng kí dịch vụ này mới có thể rút tiền ở nước ngoài được); kẻo, nếu không thì... (Anh chú ý giữ thẻ ngân hàng cẩn thận kẻo bị mất); giá...thì... (Giá đến sớm 5 phút thì tôi không bị nhỡ tàu).

Nội dung 29: Thử ...xem... (Chị mặc thử chiếc áo này xem!); không .... Đâu, có...đâu ” (Tôi không nói thách đâu!); Vì thế, vì vậy, cho nên... (Hôm nay là chủ nhật, vì vậy cửa hàng nào cũng đông người); hễ...là... (Hễ có ngày nghỉ là họ đi du lịch).

Nội dung 30: Nhau, lẫn nhau, cho nhau (Hôm nay cả lớp tôi rủ nhau đi xem phim); mời, rủ, đề nghị, yêu cầu (Đề nghị mọi người xếp hàng vào phòng chiếu); trở nên, trở thành (Sau khi tham gia phim này, chị ấy đã trở nên nổi tiếng); do ...+ Động từ (Vai nữ chính do Hồng Ánh đóng đấy!).

2.2. Kỹ năng giao tiếp

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Kỹ năng chung

- Hiểu được thông tin và hồi đáp bằng việc thực hiện một yêu cầu cụ thể sau khi nghe một phát ngôn rõ ràng và chậm.

- Hiểu được các cụm từ và câu đơn giản liên quan đến những thông tin cơ bản về cá nhân và gia đình, thông tin mua sắm, địa lý địa phương, việc làm ... khi người nói diễn đạt rõ ràng và chậm.

b. Kỹ năng cụ thể:

Nghe hội thoại

Nghe và xác định được chủ đề của cuộc thảo luận được nói chậm và rõ ràng.

Nghe trình bày và hội thoại

Bước đầu hiểu được nội dung chính của những bài nói ngắn và đơn giản.

Nghe thông báo, hướng dẫn

- Nắm bắt được những điểm chính trong thông báo ngắn, đơn giản.

- Hiểu được những chỉ dẫn đơn giản

2.2. Dạy học và phát triển các kỹ năng

2.2.2. Kỹ năng nghe:

a. Định hướng dạy học

- Luyện nghe để nhận biết và hiểu thông tin từ các văn bản nói và đọc ngắn, có độ khó phù hợp với các bước thực hiện định hướng dạy học từ dễ đến khó.

- Qua luyện nghe, để có thể điều chỉnh, cải thiện khả năng phát âm của người học qua sự đối sánh với những ngôn bản (trực tiếp hay ghi âm) được phát ra với giọng đọc chính xác.

- n định cho người học mối tương quan âm - chữ thông qua những tiểu kỹ năng nghe cơ bản (như: viết chính tả, nghe - viết, nghe - điền từ ...) nhằm hỗ trợ người học phát triển khả năng nghe viết.

b. Yêu cầu cn đạt được

- Nhận biết được thông tin trong những phát ngôn, hội thoại hay ngôn bản có số lượng từ vựng vừa phải, cấu trúc đơn giản nhưng đã được mở rộng; trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng.

- Nhận biết được và tự điều chỉnh phát âm những từ song tiết, những thanh điệu còn chưa hoàn thiện; ghi lại tương đối chính xác những cụm từ, phát ngôn đơn giản.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện nghe để hoàn thiện phát âm và chính tả

- Nghe và ghi lại những cụm từ, câu, phát ngôn đơn giản bằng cách sử dụng những cụm từ đã học hoặc đã xuất hiện trong các hội thoại đã được học.

- Nghe và điền vào chỗ trống những từ ngữ, cụm từ thông dụng, thường gặp, đặc biệt là các từ ngữ, cụm từ trong các phát ngôn hỏi (như: Người nước nào? Mấy giờ rồi? Bằng phương tiện gì? ...)

- Nghe và viết lại nội dung của một ngôn bản ngắn: một cuộc thoại giữa hai người, một đoạn văn, một câu chuyện, một sự kiện, ...

Luyện nghe - hiểu

- Luyện nghe để nhận biết qua việc miêu tả, đối sánh trên cơ sở tương đồng và sự khác biệt giữa các đối tượng để xác định đối tượng cần tìm trên có sở những nét khác biệt đã được nghe. Ví dụ: lựa chọn đồ vật, bức tranh, chân dung của một nhân vật nào đó ...

- Luyện nghe bằng cách đánh dấu hay trả lời đúng, sai những thông tin đơn giản về một người nào đó: tên, tuổi, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, học hành, sở thích, nguyện vọng, quan hệ cá nhân, gia đình,...

- Luyện nghe bằng hình thức nghe và hành động theo yêu cầu nội dung nghe,

- Luyện nghe nội dung của những ngôn bản ngắn chứa đựng những thông tin liên quan đến sinh hoạt, đời sống hằng ngày như: thông báo giờ tàu xe, giá cả hàng hóa, tên món ăn, hóa đơn thanh toán, thời gian tàu, xe, máy bay cất cánh, hạ cánh, giá thuê nhà, thông báo về học phí, thông báo, mô tả công việc ...

- Luyện nghe xác định phương hướng, điểm cần đến, chỉ dẫn đường qua những hội thoại ngắn giữa hai người.

d. Kiểm chứng kết quả

- Kiểm chứng kết quả của hoạt động dạy và học qua trả lời của người học trong mỗi hình thức luyện tập trên lớp.

- Kiểm chứng kết quả của người học thông qua các bài tập về nhà.

- Có thể lấy thông tin về kết quả học tập của người học qua những bài kiểm tra nhỏ thường tổ chức vào cuối buổi học hoặc được thực hiện trong nội dung của bài ôn tập.

e. Học liệu

- Các ngôn bản chứa đựng thông tin trong những học liệu, ngôn ngữ trong đời sống để bổ sung, làm đa dạng hóa nguồn ngôn bản nghe, nhưng phải bảo đảm:

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của người học.

- Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức với trình độ.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Kỹ năng chung:

Đọc hiểu được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về những vấn đề quen thuộc, cụ thể, có khả năng sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày

b. Kỹ năng cụ thể:

Đọc ly thông tin và lập luận

Xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, quảng cáo và các bài viết ngắn mô tả sự kiện.

Đọc tìm thông tin

- Tìm được các thông tin cụ thể, dễ xác định trong các văn bản đơn giản thường gặp như quảng cáo, thực đơn, danh mục tài liệu tham khảo và thời gian biểu...

- Xác định được thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin cần tìm (ví dụ: tìm ra số điện thoại một loại dịch vụ nào đó trong danh bạ).

- Hiểu được các kí hiệu thường gặp, các biển báo, thông báo ở nơi công cộng, hay ở nơi làm việc.

Đọc thư từ, văn bản giao dịch

- Hiểu được nội dung thư từ cá nhân và văn bản điện tử ngắn gọn, cơ bản, đơn giản về các chủ đề quen thuộc.

- Hiểu được các quy định diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Hiểu được các hướng dẫn đơn giản về sử dụng các thiết bị trong đời sống hàng ngày

Đọc xử văn bản

- Nhận ra và viết lại được các từ và ngữ đoạn hoặc các câu ngắn từ một văn bản.

- Viết lại được các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in hoặc viết tay.

2.2.2. Kỹ năng đọc:

a. Định hướng dạy học

- Rèn kỹ năng đọc để lấy thông tin từ các văn bản ngắn được lựa chọn, có độ khó phù hợp

- Luyện đọc tập trung và đọc mở rộng.

- Luyện những tiểu kỹ năng đọc quan trọng thường dùng:

+ Nắm rõ những ý tưởng chính của văn bản, đoạn văn.

+ Biết phát hiện, ghi chép những chi tiết riêng, đặc biệt.

+ Phát hiện, đánh dấu những chỗ cần hay có thể suy luận.

+ Biết so sánh những gì là tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung trong văn bản đang đọc với vốn ngôn ngữ đã biết.

+ Biết dựa vào ý chính của văn bản và ngữ cảnh để đoán trước nội dung của đoạn, của câu hoặc từ ngữ không quen.

b. Yêu cầu cần đạt được

Đọc, hiểu và tìm thông tin trong câu, đoạn của văn bản ngắn tương ứng với bậc 2, có khả năng sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày để trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

- Luyện đọc, hiểu và xác định được thông tin cụ thể theo yêu cầu trong các danh sách (số điện thoại trong danh bạ, giá tiền của thứ cần mua, tìm địa chỉ trên mạng Internet, thời gian biểu).

- Luyện đọc hiểu những câu, nhóm câu, đoạn văn bản ngắn (chỉ dẫn giao thông, quảng cáo, biển báo trên đường, trong các văn phòng), nhận biết được nghĩa của cả câu, liên kết nghĩa các câu để hiểu được đoạn văn bản.

- Luyện đọc những văn bản ngắn, ly thông tin về những hoạt động trong đời sống hằng ngày như: hướng dẫn trong đơn thuốc, lịch trình du lịch, đặt vé tàu xe máy bay, thông báo giá và thời hạn thuê nhà, thuê phòng khách sạn...

- Luyện đọc những văn bản ngắn, hiểu ý tưởng chính của văn bản như: nội quy phòng ở khách sạn, những Email ngắn có nội dung thăm hỏi, thông báo, mô tả công việc...

- Luyện đọc, hiểu thông tin của các câu, liên kết thông tin giữa các câu để hiểu nội dung đoạn văn bản hoặc văn bản ngắn.

- Luyện kỹ năng nhận biết từ, phát triển vốn từ qua việc luyện đọc mở rộng.

- Luyện đọc và xử lý văn bản qua việc viết lại được những câu từ văn bản, viết văn bản vắn tắt vài ba câu để trả lời, ghi chú cho lịch sinh hoạt cá nhân

d. Kiểm chứng kết quả

Lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra, tóm tắt được các thông tin trong bài.

e. Học liệu

Ngoài các văn bản, thông tin trong học liệu có sn theo chủ đề của chương trình, có thể tự chọn thêm những văn bản trong thực tế cuộc sống làm đa dạng hóa nguồn văn bản đọc, nhưng phải bảo đm:

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của học viên.

- Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Kỹ năng chung:

- Giao tiếp một cách dễ dàng, chấp nhận được, trong những bi cảnh cụ thể và những cuộc hội thoại ngắn (có người khác giúp nếu cần thiết).

- Có khả năng điều hành các cuộc trao đổi đơn giản thường gặp mà không cần phải cố gắng quá nhiều.

- Có khả năng hỏi và trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến và thông tin về các chủ đề quen thuộc trong sinh hoạt thường ngày.

- Giao tiếp đơn giản được trong công việc.

- Xử lý được các cuộc trao đổi rất ngắn, có thể duy trì cuộc nói chuyện theo cách của mình.

b. Kỹ năng cụ thể:

Mô tả các trải nghiệm cá nhân

- Biết mô tả gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc của bản thân.

- Biết mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc...

- Biết mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ, sở thích, kinh nghiệm cá nhân.

Lập luận trong thảo luận

- Xác định được chủ đề của cuộc thảo luận mà mình tham dự.

- Thực hiện và đáp ứng được những lời đề nghị.

- Thể hiện được sự đồng ý và không đồng ý.

- Thảo luận được về các vấn đề thực tế hàng ngày một cách đơn giản khi được nghe nói trực tiếp, chậm và rõ ràng.

- Thảo luận được về những việc cần làm và đáp ứng những điều đó.

Trình bày trước người nghe

- Trình bày ngắn gọn được thông tin có chuẩn bị trước về mt chủ đề quen thuộc hằng ngày hoặc lý do và li giải thích ngắn gọn cho những quan điểm, kế hoạch và hành động của mình.

- Trả lời được những câu hỏi trực tiếp.

Nói có tương tác

- Có khả năng giao tiếp, trao đổi được về những vấn đđơn giản, quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày.

- Có khả năng giao tiếp dễ dàng trong những hội thoại ngắn ở những tình huống giao tiếp xác định.

Hội thoại

- Xử lý được các giao tiếp xã hội ngắn.

- Sử dụng được cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày.

- Đưa ra và ứng đáp được lời mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn.

- Nói được điều mình thích và không thích.

- Tham gia được những cuộc hội thoại ngắn trong những tình huống quen thuộc, về những chủ đề mà mình quan tâm.

Giao dịch mua bán và dịch vụ

- Nói được yêu cầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như đi lại, chỗ ở, ăn uống, mua sắm.

- Có khả năng lấy những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, ngân hàng ...

- Có khả năng yêu cầu cung cấp thông tin và hiểu được những thông tin liên quan tới con số, khối lượng, giá cả cho các hàng hóa, dịch vụ.

- Xử lý được những tình huống giao tiếp về chỗ ở, ăn uống, giải trí và mua sắm ... khi đi du lịch.

Phỏng vn và trả lời phỏng vấn

- Có khả năng trả lời phỏng vấn và khẳng định quan điểm của mình bằng lối nói đơn giản.

- Có khả năng làm cho người phỏng vấn hiểu được mình và trao đổi được ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc.

Độ chuẩn xác của kỹ năng nói

+ Phát âm và độ lưu loát

- Phát âm rõ ràng, tương đối đúng các thanh điệu khi sử dụng câu ngắn, nhưng đôi khi người đối thoại vẫn phải yêu cầu nhắc lại.

- Có khả năng làm cho người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn khi tìm cách diễn đạt lại.

+ Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Sử dụng được nhiều cấu trúc ngữ pháp đơn giản đã học.

- Sử dụng được một số cách nói lịch sự có dùng từ xin, vâng, dạ, ạ ...

- Sử dụng được một số cách diễn đạt phù hợp trong các chủ đề giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng giao tiếp phù hợp với tình huống đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường.

2.2.3. Kỹ năng nói:

a. Định hướng dạy học

Tập trung vào luyện tập các tiểu kỹ năng để phát triển năng lực nói. Mỗi tiu kỹ năng phải được luyện tập bằng những phương pháp cụ thể

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện nói tập trung sâu

- Yêu cầu người học tạo lập một chuỗi lời nói ngắn, thể hiện khả năng kết hợp ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa để có thể trả lời câu hỏi, biết kết hợp với người đối thoại ở mức tối thiểu nhất.

- Yêu cầu người học luyện những bài tập trả lời trực tiếp, đọc to câu và đoạn hội thoại đầy đủ, những bài tập dựa vào tranh để nói những chuỗi câu đơn giản và dịch câu đơn giản.

- Các phương pháp cụ thể phát triển kỹ năng nói tập trung sâu gồm:

+ Luyện tập trả lời trực tiếp: nêu ra một hình thức ngữ pháp cụ thể, yêu cầu biến đổi thành một câu. Phương pháp này yêu cầu người học phải tạo lập được những câu đúng ngữ pháp.

+ Luyện tập đọc to: Việc đọc to có ích cho khả năng tạo lập lời nói một cách toàn diện.

- Luyện ghe băng là để giúp người học nhận diện và nói đúng các âm, trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu. Cũng có thể dùng một số cách luyện tập đơn giản, đọc một văn bản ngắn như:

- Đọc một đoạn hội thoại được xây dựng giống như một kịch bản với một số người đọc khác nhau.

- Đọc thông tin trong bảng, biểu.

Luyện nói hoàn chỉnh câu, đoạn hội thoại và bảng câu hỏi:

- Yêu cầu điền hoàn chỉnh một phiên hội thoại (lượt lời) đã bị lược bỏ đi, sau khi đã nghe và nắm được những ý chính đoạn hội thoại đó.

- Có thể thay thế hình thức điền ở trên bằng “bảng câu hỏi miệng”. Người học được yêu cầu trả lời bằng những loại thông tin cơ bản theo hình thức nói hoặc viết hoặc kết hợp cả nói lẫn viết.

Luyện nói theo tranh, ảnh gợi ý

- Luyện nói theo tranh, ảnh gợi ý kèm theo nhằm kích thích hoạt động nói trong luyện tập tập trung sâu và mở rộng. Từ tranh, ảnh gợi ý người học miêu tả lại những bức tranh này.

- Việc nói theo tranh, ảnh cần quan tâm đến việc sử dụng ngữ pháp, từ vựng, tính mạch lạc, tính trôi chảy, cách phát âm của người nói.

Luyện nói theo cặp

Mỗi cặp người học được cung cấp một bộ tranh, ảnh gồm bốn bức tranh được đánh số từ 1 đến 4. Các bức tranh, ảnh này cơ bản giống nhau, chkhác nhau ở một vài chi tiết. Một người học miêu tả 1 trong 4 bốn bức tranh, ảnh bằng một vài từ hay một vài câu. Người học thứ hai phải xác định bức tranh được miêu tả là bức tranh nào.

Luyện nói qua dịch

Yêu cầu người học dịch nói ngay tức thì những đơn vị ngôn ngữ được yêu cầu. có thể thực hiện dịch trong hình thức viết.

Luyện tập trả lời câu hỏi

Luyện tập trả lời câu hỏi giúp người học có thể tăng thêm sự sáng tạo của mình bằng những phát ngôn dài nhằm đáp ứng những yêu cầu của câu hỏi.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Kỹ năng chung:

Viết được các mệnh đề, câu đơn liên kết với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì...

b. Kỹ năng cụ thể:

Viết luận

- Viết được chuỗi cụm từ hay những câu đơn giản về bản thân và gia đình của mình, về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc công việc gần đây nhất của bản thân.

- Viết được tiểu sử ngắn gọn của một người nào đó.

Viết có tương tác

Viết được những ghi chú ngắn, sử dụng được biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm.

+Viết thư từ giao dịch

Viết được thư cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi.

+ Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

- Viết được tin nhắn ngắn, đơn giản.

- Viết được các ghi chú ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

Xử lý văn bản

- Lựa chọn và viết lại được những từ, ngữ đoạn quan trọng hoặc những câu ngắn thành một đoạn văn vừa phải, theo khả năng và kinh nghiệm của bản thân.

- Viết lại được những văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in hoặc viết tay

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Định hướng dạy học

Luyện tập từ vựng - ngữ pháp để thể hiện khả năng kết hợp hoặc sử dụng từ một cách chính xác của người học.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Viết chính tả

- Luyện viết chính tả là luyện tập về sự tương tác giữa lời nói với chữ viết. Người học phải nghe liên tục trong quá trình viết và thể hiện chính tả và các dấu câu của một đoạn hoặc nhiều đoạn văn. Phương pháp này thuộc loại tập trung sâu của kỹ năng viết.

- Nghe - viết. Đoạn văn được đọc với nhịp độ bình thường sau đó, yêu cầu người học viết lại đoạn văn mà họ đã nghe và nhớ được. Có thể đưa ra một số từ khóa có trong đoạn nhằm gợi ý để người học hoàn thành đoạn văn bản.

Trong cả hai trường hợp, viết chính tả hay nghe viết đều được coi như một quá trình tập trung sâu. Người học phải tiếp thu nội dung của đoạn văn bản, nhớ một số cụm từ hoặc đơn vị từ vựng như là những từ chìa khóa, sau đó, tái tạo lại câu chuyện bằng những từ, ngữ riêng.

Luyện tập bằng hình thức chuyển đổi ngữ pháp

Phương pháp này để luyện về khả năng ngữ pháp. Một số kiểu luyện tập cần chú ý:

Thay đổi phương thức biểu thị thời gian của một đoạn văn.

Chuyển đổi câu hỏi.

Thay câu nghi vấn bằng câu tường thuật.

Liên kết hai câu thành một câu.

Chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp.

Chuyển câu chủ động thành câu bị động.

Luyện viết dựa vào tranh, ảnh

Phương pháp này gồm những dạng cụ thể sau đây:

- Viết câu ngắn qua tranh ảnh: Tranh, ảnh được thiết kế phản ánh một vài hành động. Yêu cầu người học viết một câu ngắn về hành động, nhân vật,...

- Miêu tả tranh, ảnh: miêu tả tranh, ảnh trong đó có dùng giới từ chỉ không gian phù hợp.

- Miêu tả theo thứ tự của một số bức tranh, ảnh: Một bộ gồm từ 3 đến 6 bức tranh, ảnh kế tiếp nhau miêu tả một câu chuyện có thể kích thích người học tạo lập văn bản viết. Những bức tranh, ảnh này cần đơn giản và không đa nghĩa. Nếu một bài viết sử dụng đứng ngữ pháp thì đạt yêu cầu.

Luyện tập viết để phát triển từ vựng

Phương pháp này tập trung vào việc lựa chọn từ, sắp xếp từ vào chỗ trống, sắp xếp từ trong câu, sử dụng các tiểu từ. Ở trình độ bậc 2, người học đã có khả năng trả lời những câu hỏi ngắn. Trong bậc này, người học có thể được yêu cầu tạo ra những đoạn văn mạch lạc. Lựa chọn từ cũng là một mắt xích trong chuỗi luyện tập viết ở trình độ này.

Luyện tập viết bằng cách sắp xếp từ ngữ theo trật tự đúng

Phương pháp này thường là yêu cầu sắp xếp lại trật tự một chuỗi các từ hỗn độn thành một câu đúng.

Luyện tập viết bằng yêu cầu hoàn chỉnh câu và câu trả lời ngắn

Phương pháp luyện tập trả lời ngắn là kết hợp giữa đọc và viết. Những luyện tập này có thể được sắp xếp từ đơn giản hơn đến phức tạp hơn.

Viết thư từ giao dịch

Phương pháp này gồm những hoạt động cụ thể như:

- Rèn luyện nguyên tắc viết thư.

- Rèn luyện kỹ năng định dạng một bức thư nói chung.

- Rèn luyện viết lời chào mở đầu một lá thư.

- Rèn luyện viết nội dung chính một bức thư.

- Rèn luyện viết lời kết một lá thư.

 

BẬC 3

1. MỤC TIÊU

Hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về những chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí. Có khả năng xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra, viết được đoạn văn đơn giản liên quan đến những chủ đề quen thuộc hoặc quan tâm. Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn, và trình bày ngắn gọn được lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

2. NỘI DUNG CỤ TH

Mức đcần đt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

- Có đủ vốn từ để miêu tả những tình huống bất ngờ, ngoài dự định trước.

- Có đủ vốn từ để giải thích rõ ràng và thể hiện được suy nghĩ của bản thân về những điểm chính, quan trọng trong những vấn đề trừu tượng hay thuộc văn hóa (như âm nhạc, điện ảnh...)

- Có đủ vốn từ để diễn đạt những mong muốn của bản thân, dù đôi khi vẫn cảm thấy chưa được tự tin hay có chỗ cách diễn đạt còn dài dòng (do hạn chế về vốn từ) về các chủ đề như: gia đình, sở thích, đam mê, công việc, du lịch, các sự kiện đang diễn ra

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Phát âm rõ ràng, đúng các từ ngữ, thanh điệu, phân biệt được các phụ âm, nguyên âm khó (như các nguyên âm đôi, vần có âm đệm, các nguyên âm [ngắn/dài], các biến thể của âm cuối [-ng /-nh, -c /-ch]. Hiểu và thể hiện đúng chính tả các từ ngữ.

- Thể hiện tương đối dễ nghe/ hiểu về mặt ngữ âm những câu dài, câu phức tuy đôi khi còn có lỗi về phát âm, đặc biệt là ở thanh điệu, trọng âm (trong từ ghép, ngữ đoạn).

- Có thể viết lại tương đối đầy đủ và chính xác một đoạn ngôn bản, một cuộc thoại với 5 - 6 lượt lời, một câu chuyện ngắn hay một bài phát biểu có nội dung quen thuộc có độ dài khoảng 100 - 150 tiếng.

c. Tiêu chí từ vựng:

- Có đủ vốn từ để diễn đạt những chủ đề liên quan đến bản thân như: gia đình, thói quen, sở thích, công việc, đời sống hằng ngày, và các sự kiện đang diễn ra...

- Có khả năng làm chủ vn từ vựng ở trình độ sơ cấp.

d. Tiêu chí ngữ pháp:

- Giao tiếp được một cách khá chính xác trong những ngữ cảnh quen thuộc.

- Có khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt, thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt.

- Sử dụng được khá chính xác những kiểu câu thường dùng liên quan tới những tình huống quen thuộc.

2.1. Ngữ liệu

Gồm ba nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội và nhóm chủ đề thuộc về phạm vi công việc, nghề nghiệp. Các chủ điểm chính: 33. Thăm hỏi; 34. Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài; 35. Người Việt Nam ở nước ngoài; 36. Giao lưu kết bạn với người Việt bốn phương; 37. Đám cưới Việt Nam; 38. Chợ và trung tâm thương mại; 39. Tham quan làng nghề; 40. Thăm bảo tàng; 41. Dịch vụ cho người Việt ở nước ngoài; 42. Thuê nhà; 43. Cuộc sng gia đình; 44. Giải trí; 45. Nghề kinh doanh; 46. Viễn thông và Internet; 47. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam; 48. Viết thư.

a. Ngữ âm:

- Sự biến đổi của thanh điệu trong lời nói.

- Trọng âm trong từ ghép đẳng lập.

- Trọng âm trong từ ghép chính phụ.

- Các biến thể của âm cuối [- ng/ -nh, - c / -ch] trong phát âm và chính tả của chúng.

- Thanh sắc, nặng trong các âm tiết có âm cuối - p, -t, - c/-ch).

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: Công việc; Học tập; Dịch vụ; Khí hậu; Giao thông; Thành phố; Nông thôn; Địa lý; Vùng miền; Môi trường...

c. Ngữ pháp: gồm M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá).

Nội dung 31: Tính từ + ra/lên /đi /lại (Dạo này, chị ấy có vẻ béo ra); Động từ + ra /được /thấy - nhấn mạnh kết quả của hành động (Anh ấy vừa tìm được việc làm mới); tận, tận nơi, tận tay... (Tôi sẽ đưa thư của anh tới tận tay ông ấy); gọi là (Cháu có chút quà gọi là để biếu hai bác...).

Nội dung 32: Động từ khuyên, bảo, sai, nhắc, dặn, nhắn... (Bố tôi khuyên tôi nên thi vào trường đại học Y); đa số /hầu hết (Đa số học sinh trung học đều thi đại học); không chỉ...mà còn /mà cả ... (Không chỉ học sinh mà cả bố mẹ cũng lo lắng cho kỳ thi); thậm chí /ngay cả (Ngay cả tôi còn không biết sau này mình sẽ làm việc gì); đấy ở cuối câu (Họ là người Việt đấy!).

Nội dung 33: tự...lấy (Ở Mỹ nhiều sinh viên phải tự kiếm tiền để trả học phí lấy); được /cũng được /thôi được; thì có ý nghĩa nhấn mạnh; từ chỉ thời gian: hôm, ngày, ban, buổi... (Ban ngày thì đi học, buổi tối thì đi bar); nhỉ /nhé (Sinh viên Tây cũng vất vả nhỉ!).

Nội dung 34: Hóa ra là, thành ra ...(Tôi nghiên cứu về Việt Nam thành ra là thích đi bảo tàng); có...đâu! (Trước khi sang đây, tôi có biết gì về Việt Nam đâu!); hẳn, hẳn là; vốn, vốn là... (Tôi vốn không thích lịch sử); nào là..., nào là ... (Hà Nội có nhiều bảo tàng lắm, nào là bảo tàng lịch sử, nào là bảo tàng phụ nữ...); nghe nói (Tôi nghe nói nhiều về bảo tàng Dân tộc học).

Nội dung 35: Chẳng lẽ... hay sao? (Chẳng lẽ mẹ chồng không thể đón con dâu hay sao?); tùy (Số lượng quà cưới tùy vào mỗi gia đình); Động từ khái quát; Xưng hô gián tiếp; A chứ không B (Hầu hết phụ nữ sau khi kết hôn vẫn đi làm chứ không ở nhà nội trợ); ...chứ! biểu thị ý nghĩa tất nhiên (Họ sẽ mời cậu đến đám cưới chứ!).

Nội dung 36: Không ai...không... (Ở Việt Nam, không ai không biết đến hồ Hoàn Kiếm); chỉ, mỗi, có + s (Thị trấn này có mỗi một cái chợ); những đã + số; hồi (Hồi nhỏ, tôi thường được bố đưa đến chơi ở nơi này); bao nhiêu cũng được (muốn mua bao nhiêu cũng được); thành ngữ so sánh (Nhờ kinh tế phát triển, trung tâm thương mại mọc lên như nấm).

Nội dung 37: Coi... như /là....(Chị ấy coi ông ấy như là bố); không + động từ/tính từ + mấy (Tôi không biết mấy về đồ thủ công mỹ nghệ); tính từ khái quát (Những sản phẩm được trưng bày gọn gàng, đẹp mắt trên giá); trông /thấy /nhìn /quan sát /theo dõi /chứng kiến (Tôi đã tận mắt chứng kiến cách làm một sản phẩm gốm); thà ... còn hơn (Họ thà chết đói còn hơn phải bỏ nghề).

Nội dung 38: E, ngại, lo, sợ là /rằng (Anh chưa quen món ăn đường phố, tôi sợ là anh sẽ bị đau bụng thôi); chừng nào A thì B; không xuể /không nổi (Anh gọi đồ ăn nhiều quá, tôi ăn không xuể); đến nỗi /đến mức (Tôi no đến mức không đứng lên được rồi).

Nội dung 39: Hẳn /hẳn là (Hẳn là dịch vụ cho Tây thì phải đắt rồi); nào...nấy /ấy (Anh thuê xe nào tôi tính tiền xe nấy); ở đâu...ở đấy (Chỗ của anh ở đâu thì ngồi ở đấy); Danh từ + nào cũng được; miễn là... (Món nào cũng được, miễn là ngon).

Nội dung 40: Vay, mượn, nhận, lấy, mang, đưa... (Mùa này, đi đâu chị nhớ mang áo mưa nhé!); thà... còn hơn... (Thà tốn chút tiền điện còn hơn chịu cái nóng ở Việt Nam); hơn, non, gần (Tiền đặt cọc chỉ non nửa tiền thuê nhà); vừa ....đã... (Nhà này vừa dọn đi nhà kia đã đến hỏi thuê rồi).

Nội dung 41: Chiều chiều, sáng sáng, đâu đâu, ai ai... (Sáng sáng, mẹ tôi đều đi chợ mua rau); nói riêng, nói chung (Người Việt nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng đặc biệt coi trọng gia đình); không hề (Người phụ nữ luôn chăm sóc gia đình một cách chu đáo mà không hề kêu ca, phàn nàn); mỗi/ một + stừ (Mỗi tuần một lần, con cái thường về thăm bố mẹ).

Nội dung 42: Một mặt, mặt khác (Giải trí một mặt giúp con người đỡ mệt mỏi, mặt khác tái tạo sức lao động mới); chẳng... là gì!; lấy làm...(Tuổi trẻ không vui chơi, sau này cậu sẽ lấy làm hối hận đấy ); ...này...này (Ở Hà Nội anh có thể đi cà phê này, đi mua sắm này, đi xem phim này); tính từ lặp (Nhiều lúc buồn buồn tôi cũng vào quán này gọi cốc cà phê ngồi nhâm nhi).

Nội dung 43: Cách đọc phân s, phần trăm, phần nghìn (Trong kinh doanh, may mắn chỉ chiếm 1%); không hề, chẳng hề (Tôi không hề được gia đình giúp đỡ); khiến, làm/ khiến cho, làm cho (Anh ấy đã khiến cho chị ấy đau khổ); ngày, hôm, bữa, lúc, khi, hồi, ban (công việc này khiến tôi suy nghĩ cả ban ngày cũng như ban đêm); mỗi, mọi (Mỗi doanh nghiệp cần lấy chữ tín làm trọng).

Nội dung 44: Dám, định, toan (Cô ấy dám làm mọi điều); sự, việc, cuộc, nỗi, niềm (việc làm, nỗi đau, sự học tập...); liền, ngay, luôn (Đi học về là tôi ăn cơm ngay); hết A đến B (Là người ham việc, anh ấy làm hết việc này đến việc khác); không/chưa hề + động từ + một... + nào cả (Anh ta chưa hề yêu một cô gái nào cả).

Nội dung 45: Do, nhờ (Ngôi nhà này bị đổ do bão); danh từ khái quát (nhà cửa, phố phường...); bao nhiêu...bấy nhiêu (càng nói bao nhiêu càng sai bấy nhiêu); làm sao mà + động từ (Người Việt nói nhanh quá! Tôi làm sao mà nghe được);... cơ/cơ mà (Anh là “Tây” cơ mà).

2.2. Kỹ năng giao tiếp

2.2.1. Kỹ năng nghe:

a. Kỹ năng chung:

- Nghe hiểu được những thông tin thực tế đơn giản về các chủ đề chung, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày hoặc công việc cụ thể, những tin tức chung và tin tức chi tiết của bài phát biểu được trình bày rõ ràng bằng giọng quen thuộc.

- Nghe hiểu được những điểm chính của bài phát biểu rõ ràng về những vấn đề quen thuộc, thường gặp trong công việc, trường học, khu giải trí, câu chuyện ngắn và đơn giản.

b. Kỹ năng cụ thể:

Nghe hội thoại

Hiểu được ý chính của những cuộc hội thoại mở rộng được nói rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Nghe trình bày và hội thoại

- Theo dõi và hiểu được nội dung chính của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng phương ngữ phổ thông, rõ ràng.

- Theo dõi và hiểu được các bài giảng hay cuộc nói chuyện về đề tài quen thuộc hoặc trong phạm vi chuyên môn của mình khi được diễn đạt một cách đơn giản rõ ràng.

- Hiểu được ý chính của những cuộc hội thoại mở rộng được nói rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Nghe thông báo, hướng dẫn

- Hiểu, làm theo được các thông tin kỹ thuật đơn giản như: hướng dẫn sử dụng các thiết bị thông thường.

- Hiểu các chỉ dẫn chi tiết, ví dụ: các hướng dẫn giao thông.

Nghe đài và xem truyền hình

- Hiểu ý chính của chương trình điểm tin trên đài phát thanh và những chương trình truyền hình như thời sự, phỏng vấn, phóng sự có hình ảnh minh họa với nội dung được diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Nắm bắt được ý chính trong các chương hình phát thanh, truyền hình về các đề tài quen thuộc, được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng.

2.2. Giảng dạy và phát triển các kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghe:

a. Định hướng giảng dạy

- Luyện nghe chủ yếu nhằm vào khả năng nghe để hiểu được ý chính hay nội dung chính từ các ngôn bản (nói và đọc), có thể hiểu được ý chính của một số chương trình trên đài phát thanh, truyền hình, như chương trình thời sự, phỏng vấn, phóng sự có hình ảnh minh họa ..., khi được nghe lại hai, ba lần.

- Dung lượng các ngôn bản (cả nói và đọc) ở mức độ vừa phải, được lựa chọn, có độ khó phù hợp với các bước thực hiện định hướng dạy học từ dễ đến khó.

- Về đặc điểm từ vựng, các ngôn bản nghe bao chứa những từ ngữ quen thuộc trong các chủ đề giao tiếp hằng ngày, nhưng được mở rộng hơn, như về thời tiết, khí hậu, ẩm thực, du lịch, giải trí, thể thao... tương ứng với vốn từ ở bậc 3.

- Về ngữ pháp, các ngôn bản nghe được thể hiện bởi các cụm từ, kiểu câu đơn mở rộng, câu phức hai mệnh đề liên kết với nhau qua những cặp từ nối, những phát ngôn có độ khó vừa phải, tương ứng với tri kiến thức ngữ pháp của bậc 3.

- Từng bước luyện cho người học tự điều chỉnh, cải thiện phát âm (khi đọc và nói) của họ, ví dụ: thanh điệu trong ngữ lưu, trọng âm trong từ ghép (qua so sánh với giọng nói và đọc chính xác được phát ra trực tiếp hoặc ghi âm).

- Đảm bảo nguyên tắc: từng bước một và thực hiện từ dễ đến khó.

- Luyện tập cho người học những tiểu kỹ năng nghe, như:

+ Tập trung vào những từ ngữ được nhấn mạnh, phát âm rõ ràng.

+ Ghi lại những từ ngữ quen thuộc, đã biết (vừa nghe vừa ghi).

+ Phát hiện, đánh dấu những chi tiết quan trọng, có thể suy luận.

+ Biết dựa vào ngữ cảnh, tính logic để đoán ra nội dung tiếp theo trong quá trình nghe.

b. Yêu cầu cần đạt được

- Nghe, hiểu được ý chính, hay nội dung chính những cuộc thoại mở rộng ở mức vừa phải giữa những người Việt.

- Theo dõi và hiểu được nội dung chính của các bài nói chuyện ngắn mạch lạc, đơn giản về cấu trúc, có liên quan đến các chủ đề quen thuộc.

- Nghe và hiểu được các hướng dẫn, chỉ dẫn chi tiết, nội dung thông báo đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện, tin tức thời sự ngắn có hình ảnh minh họa.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện nghe để phát triển kỹ năng đọc, nói và viết:

- Nghe và viết lại danh sách từ ghép, hướng dẫn người học xác định trọng âm rồi luyện đọc, nói theo trọng âm.

- Nghe và viết lại nội dung của một ngôn bản ngắn, có thể là một cuộc thoại giữa hai người Việt, một đoạn văn, một câu chuyện, thậm chí miêu tả về một sự kiện, hay lịch trình của một chuyến đi..., rồi hướng dẫn người học viết tóm tắt lại nội dung (phát triển kỹ năng viết).

Luyện nghe - hiu:

- Luyện nghe hiểu để xác định những thông tin cụ thể trong các văn bản ngắn như đơn xin học, điền vào chỗ trống trong các loại mẫu đơn từ thông thường, xác định các từ ngữ cùng loại, khác loại trong các loạt từ, phân biệt các loại sản phẩm (nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp ...).

- Luyện nghe tìm ý chính cn lựa chọn những cuộc thoại vừa phải (6-8 lượt lời) giữa những người Việt (về thông tin thời tiết, lịch thi cử, thay đổi thời khóa biểu, thư chúc mừng, tin vắn và điểm tin trên báo chí, email trao đổi công việc chứa thông tin cần trả lời ngay ...) xác định ý chính của các ngôn bản.

- Luyện nghe tìm ý chính các ngôn bản chứa thông tin cụ thể, tường minh được diễn đạt bằng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp bậc 3, một số thông tin được nói ra có nhiễu.

- Luyện nghe các ngôn bản thông báo, hướng dẫn, chỉ dẫn cách sử dụng các thiết bị thông thường, hay cách chế biến thức ăn, đồ uống..., cách pha trà, cà phê, thay bóng đèn, vệ sinh tủ lạnh, bảo dưỡng máy điều hòa, bình nóng lạnh ...

- Luyện nghe những đoạn ngôn bản có nội dung liên quan đến các bài nói chuyện ngắn, bài giảng phù hợp với chuyên môn của người học để họ có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được nội dung chính hay ý chính của các đoạn ngôn bản.

- Luyện nghe kết hợp xem hình ảnh minh họa những đoạn tin tức trên đài phát thanh, truyền hình (thời tiết, thời sự, phỏng vấn, phóng sự...) có định hướng và lựa chọn.

- Có thể mở rộng chủ đề nghe để luyện tập kỹ năng nghe hiểu tìm ý chính, xác định nội dung chính của các đoạn ngôn bản.

d. Kiểm chứng kết quả

- Kiểm chứng năng lực phát âm qua năng lực đọc từ ngữ, hội thoại, đọc trên lớp và viết chính tả.

- Kiểm chứng qua nội dung trả lời các câu hỏi của giảng viên hoặc viết lại được ý chính của bài, tóm tắt được các thông tin trong bài, bài tập về nhà thường tổ chức vào cuối buổi học hoặc được thực hiện trong nội dung của bài ôn tập.

e. Học liệu

- Ngoài các ngôn bản chứa đựng thông tin có sẵn trong học liệu theo chủ đề chương trình, cần bổ sung thêm những ngôn bản thực trong cuộc sống để, làm đa dạng hóa nguồn ngôn bản nghe.

- Các ngôn bản luyện nghe cần có nội dung rõ ràng, diễn đạt đơn giản, hiển ngôn và được thể hiện bằng giọng phổ thông, tốc độ đọc và nói vừa phải...

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Kỹ năng chung:

Đọc hiểu được các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về những chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình

b. Kỹ năng đọc cụ thể:

Đọc lấy thông tin và lập luận

- Xác định được kết luận chính trong các văn bản nghị luận rõ ràng.

- Nhận diện được mạch lập luận của văn bản đang đọc, không nhất thiết phải thật chi tiết.

Đọc tìm thông tin

Nhận ra và hiểu được những thông tin có liên quan trong các văn bản, tài liệu sử dụng hằng ngày như: thư từ, thông tin quảng cáo và các văn bản ngắn.

Đọc thư từ, văn bản giao dịch

- Hiểu được các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong thư từ cá nhân, đủ để đáp lại người viết.

- Hiểu được các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể.

Đọc xử lý văn bản

- Đối chiếu được các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt được nội dung.

- Diễn đạt lại được những đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, nhưng vẫn sử dụng từ ngữ và cấu trúc cụm từ, câu của văn bản gốc.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Định hướng giảng dạy

- Luyện đọc để lấy thông tin từ các văn bản dài hơn và độ khó cao hơn so với bậc 2, được lựa chọn phù hợp với các bước thực hiện định hướng giảng dạy (từ dễ hơn đến khó hơn).

- Luyện đọc tập trung và đọc mở rộng.

- Luyện những tiểu kỹ năng đọc:

+ Nắm rõ những ý tưởng chính của văn bản, đoạn văn.

+ Phát hiện, ghi chép những chi tiết riêng, đặc biệt.

+ Phát hiện, đánh dấu những chỗ cần/có thể suy luận.

+ So sánh những gì là tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung trong văn bản đang đọc với vốn ngôn ngữ đã biết.

+ Dựa vào ý chính của văn bản và ngữ cảnh để đoán trước nội dung của đoạn, của câu hoặc từ ngữ không quen.

b. Yêu cầu cần đạt được

Đọc, hiểu và tìm thông tin được trong văn bản ngắn tương ứng với bậc 3, có khả năng sử dụng những từ ngữ, câu thích hợp, không khó để trả lời được những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp ở trình độ tương ứng.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

- Luyện đọc, hiểu và xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản ngắn như đơn xin học, điền và chỗ trống trong các loại mẫu đơn thông thường hằng ngày.

- Luyện đọc, hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc, thư ngắn và lời chúc trong các thư từ cá nhân, những thư từ giao dịch công việc đơn giản, những thông báo đơn giản về việc học hành, nhà ở, thông báo thanh toán tiền các loại dịch vụ qua nhận biết được nghĩa của từng câu, liên kết được nghĩa của các câu để hiểu nghĩa chung của văn bản, nhận biết được những thông tin tường minh trong văn bản ... để có thể viết trả lời ngắn.

- Luyện đọc những văn bản ngắn, hiểu được thông tin văn bản và nhận biết được thông tin chính cần quan tâm trong văn bản như: thông tin thời tiết, thông tin lịch thi cử, thời khóa biểu và thay đổi thời khóa biểu, thư chúc mừng, tin vắn và điểm tin trên báo chí, Email trao đổi những công việc có nhiều thông tin cần trả lời. Phát hiện được những thông tin cụ thể hoặc ý chính trong các câu, các đoạn ngắn trong bài.

- Luyện đọc hiểu các văn bản có thông tin cụ thể, tường minh được diễn đạt bằng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp bậc 3, đồng thời có cả một số thông tin được diễn đạt bằng cách nói khác.

- Luyện đọc hiểu, nhận biết cấu trúc khái quát của văn bản, ý từng đoạn và liên kết ý giữa các đoạn.

- Luyện kỹ năng nhận biết từ, phát triển vốn từ qua việc luyện đọc mở rộng

- Luyện đọc hiểu, xử lý văn bản: phát hiện và hiểu những đoạn thông tin ngắn, tóm tắt được nội dung của thông tin.

Dùng từ ngữ, câu diễn đạt lại được những đoạn văn bản ngắn của văn bản gốc theo cách đơn giản.

d. Kiểm chứng kết quả

Lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra hoặc viết lại được ý chính của bài, tóm tắt được các thông tin trong bài.

e. Học liệu

Các văn bản, thông tin trong học liệu cung cấp sẵn theo chủ đề của chương trình

Lựa chọn những văn bản thực trong cuộc sống phù hợp với mục đích và yêu cầu, có tính hấp dẫn, đa dạng và vừa sức.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Kỹ năng chung:

- Giao tiếp một cách tự tin về các vấn đề quen thuộc và không quen thuộc có liên quan đến sở thích, học tập, việc làm...

- Trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, xử lý được những tình huống ít gặp và giải thích được lý do của các vấn đề.

- Bày tỏ được suy nghĩ về các chủ đề trừu tượng, chủ đề văn hóa như: phim ảnh, sách báo, âm nhạc...

- Dùng được ngôn ngữ đơn giản để xử lý các tình huống phát sinh trong sinh hoạt.

- Tham gia vào cuộc trò chuyện về chủ đề quen thuộc, không chuẩn bị trước, thể hiện được ý kiến cá nhân, sự quan tâm... Ví dụ: gia đình, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện hiện tại.

b. Kỹ năng nói cụ thể:

Mô tả các trải nghiệm

- Mô tả được các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm một cách đơn giản.

- Mô tả bằng lối nói đơn giản về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi thuộc các chủ đề quen thuộc.

- Kể được khá chi tiết về trải nghiệm của bản thân, nội dung một cuốn sách, bộ phim và cảm xúc của mình.

- Nói được về những ước mơ, hi vọng, các sự kiện có thật hoặc có tính tưởng tượng.

Lập luận trong thảo luận

- Thảo luận được một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.

- Trình bày được suy nghĩ của mình về những chủ đề trừu tượng hay chủ đề văn hóa như: âm nhạc, phim ảnh...

- Giải thích được lý do cho một vấn đề.

- Đưa ra được nhận xét ngắn gọn về quan điểm của những người khác.

- Bày tỏ được niềm tin, ý kiến, tán thành và những bất đồng một cách lịch sự.

Trình bày trước người nghe

- Trình bày rõ ràng được những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực mà bản thân quan tâm, để người nghe dễ dàng theo dõi; những điểm chính được giải thích với độ chính xác hợp lý.

- Trả lời được những câu hỏi về bài trình bày, tuy vẫn phải hỏi lại khi chưa hiểu.

Nói có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng nói có tương tác

- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ đơn giản để xử lý hầu hết các tình huống thường phát sinh trong khi đi du lịch.

- Có khả năng bắt đầu một cuộc hội thoại về chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, thể hiện những quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

- Giao tiếp tương đối tự tin về những vấn đề quen thuộc hoặc không quen thuộc liên quan tới lĩnh vực chuyên môn hoặc lĩnh vực quan tâm của mình.

- Trao đổi, kiểm tra, xác nhận được thông tin và xử lý những tình huống ít gặp.

- Bày tỏ được suy nghĩ về những chủ đề văn hóa, có tính trừu tượng như phim ảnh, âm nhạc.

+ Hội thoại

- Tham gia được vào hội thoại về những chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, đôi lúc vẫn còn khó khăn khi muốn thể hiện chính xác điều mình muốn nói.

- Thực hiện được các hội thoại hằng ngày, trực tiếp mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại những từ và cụm từ cụ thể.

- Diễn đạt được cảm xúc và ứng xử trước những cảm xúc như ngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm và thờ ơ.

Giao dịch mua bán và dịch vụ

- Xử lý được hầu hết các tình huống phát sinh khi đi du lịch, tổ chức chuyến du lịch, ví dụ: đặt chỗ, làm giấy tờ với các cơ quan hữu quan.

- Xử lý được những tình huống bất thường ở các cửa hàng, bưu điện, ngân hàng như : trả lại hàng hoặc khiếu nại về sản phẩm.

- Giải thích được một vấn đề phát sinh và làm rõ nguyên nhân để nhà cung cấp dịch vụ hoặc khách hàng phải nhượng bộ.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vn

- Cung cấp được thông tin cụ thể cần thiết trong một cuộc phỏng vấn hay tham khảo ý kiến, ví dụ: mô tả triệu chứng khi được khám bệnh, nhưng độ chính xác còn hạn chế.

- Phỏng vấn được người khác (có chuẩn bị trước), kiểm tra và xác nhận thông tin, mặc dù đôi khi phải yêu cầu người nói nói lại.

- Có một số ý mới, ý khác trong một cuộc phỏng vấn, tham khảo ý kiến, ví dụ: đưa ra một chủ đề mới.

- Có khả năng dùng bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn để dễ dàng thực hiện được một cuộc phỏng vấn có cấu trúc và kịch bản sẵn.

Độ chuẩn xác của kỹ năng nói

+ Phát âm và độ lưu loát

- Phát âm rõ ràng, đúng các thanh điệu, phân biệt được các phụ âm khó như: g, t, th, kh, ng... và các nguyên âm đôi, âm đệm, các vần khó phát âm.

- Diễn đạt dễ hiểu những câu dài.

+Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Sử dụng được tương đối chính xác vốn từ vựng, ngữ pháp căn bản

- Giao tiếp được trong nhiều tình huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

- Sử dụng tương đối chính xác những cách nói lịch sự và có ứng đáp phù hợp với tình huống giao tiếp hằng ngày.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Định hướng dạy học:

- Tập trung vào luyện nói qua hỏi đáp.

- Phần luyện tập - phát triển kỹ năng nói qua trả lời các câu hỏi có sự kết hợp với việc hiểu ở mức độ nhất định (ví dụ: hiểu được một cuộc nói chuyện ngắn, một cuộc gặp gỡ thông thường, bình luận đơn giản). Luyện nói gồm cả trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, xử lý được những tình huống đang gặp và giải thích được lý do của các vấn đề, bày tỏ được suy nghĩ về các chủ đề trừu tượng, chủ đề văn hóa ...(Khi hỏi đáp ngữ đoạn kích thích gợi ra câu đáp hoặc câu hỏi/ câu hỏi lại...).

b. Phương pháp phát triển kỹ năng:

Luyện tập hỏi và trả lời

- Sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Luyện tập hỏi và trả lời có thể gồm một hoặc một số câu hỏi. Có thể hỏi từ những câu hỏi đơn giản, tới những câu hỏi phức tạp.

- Câu hỏi tập trung sâu: Xác định trước một câu trả lời duy nhất đúng, xác thực. Hoặc tạo cơ hội để người học đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.

Cần kết hợp nội dung văn bản với những khả năng ngữ pháp trong cùng một câu hỏi. Mỗi một câu hỏi cần nằm trong một bộ câu hỏi có liên quan với nhau.

Sự liên kết giữa các phát ngôn luôn luôn làm cho những câu hỏi phải thay đổi cho phù hợp. Chính vì vậy, có những câu hỏi nằm ngoài dự kiến được gợi ý từ người học.

Luyện tập chỉ dẫn và hướng dẫn bằng lời

Luyện tập qua chỉ dẫn, hướng dẫn như: chỉ dẫn cách khởi động một cái máy, hướng dẫn làm món nem, nấu món phở... Nhiệm vụ luyện tập chỉ dẫn là phải cung cấp những lời hướng dẫn bằng miệng, như những hoạt động hướng dẫn thông thường. Việc sử dụng những câu kích thích trong loại luyện tập này tạo cơ hội cho người học dùng nhiều kiểu loại câu mà họ biết.

Luyện tập klại

Yêu cầu người học đọc hoặc nghe một số câu (từ 2 đến 5 câu); sau đó, tái lập nội dung của đoạn câu đó.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Kỹ năng chung:

Viết được đoạn, bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực mà mình quan tâm theo trật tự logic nhất định

b. Kỹ năng cụ thể:

Viết luận:

- Miêu tả được chi tiết, dễ hiểu về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực mình quan tâm.

- Viết được bài đơn giản, có liên kết về các trải nghiệm, miêu tả cảm xúc và phản ứng của mình.

- Miêu tả được một sự kiện, một chuyến đi gần đây (thật hoặc giả tưởng).

- Viết để kể lại được một câu chuyện.

Viết báo cáo và tiểu luận:

- Viết được những bài luận ngắn gọn, đơn giản về những chủ đề quan tâm.

- Tóm tắt báo cáo và trình bày được ý kiến đánh giá của mình đối với những thông tin thu được từ thực tế hoặc tích lũy được về những vấn đề quen thuộc hằng ngày.

- Viết được những báo cáo ngắn gọn theo định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những ý kiến đưa ra trong báo cáo.

Viết có tương tác:

+ Mô tả chung về kỹ năng viết có tương tác

- Truyền đạt được thông tin, ý kiến về những chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, kiểm tra thông tin và giải thích được vấn đề một cách hp lý.

- Có khả năng viết thư, ghi chép cá nhân theo yêu cầu hoặc truyền đạt thông tin đơn giản có liên quan trực tiếp với các luận điểm được mình cho là quan trọng.

+ Viết thư từ giao dịch

- Viết được thư cá nhân mô tả chi tiết kinh nghiệm, cảm xúc, sự kiện.

- Viết được thư từ giao dịch ở mức cung cấp thông tin cá nhân, trình bày suy nghĩ về những chủ đề liên quan đến công việc, học tập và các chủ đề về văn hóa, âm nhạc, phim ảnh.

Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

- Viết được những thông báo đơn giản có nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên và những người thường gặp hằng ngày, đồng thời làm rõ được các điểm quan trọng trong thông báo.

- Viết được thông báo có nội dung yêu cầu hoặc giải thích một vấn đề cụ thể.

Xử lý văn bản

- Tập hợp được các thông tin ngắn từ một số nguồn và tóm tắt lại những thông tin đó cho người khác.

- Diễn đạt lại được một cách đơn giản các đoạn văn ngắn, nhưng vẫn hành văn và giữ trình tự sự kiện như trong văn bản gốc.

Độ chính xác về chính tả

Viết được đoạn văn dễ hiểu có chính tả, dấu câu, bố cục đoạn đủ đúng, rõ.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Định hướng giảng dạy

Tập trung vào luyện viết đoạn văn trong văn bản thông thường và luyện viết báo cáo, tiểu luận.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện viết đoạn văn trong văn bản thông thường

Kiểu luyện tập này đòi hỏi người dạy cần chú ý một số phương pháp và kiểu luyện tập dưới đây.

- Luyện viết câu chủ đề.

- Luyện phát triển chủ đề bên trong một đoạn văn.

- Luyện phát triển ý tưởng bên trong một đoạn văn.

Bốn tiêu chí dưới đây cần được áp dụng khi luyện và đánh giá chất lượng viết một đoạn văn.

+ Cách thể hiện ý tưởng rõ ràng.

+ Trật tự và sự nối kết bảo đảm phải logic.

+ Phải có tính mạch lạc hoặc tính thống nhất.

+ Có hiệu quả hoặc tác động như một chỉnh thể.

- Luyện tập phát triển ý tưởng chính và ý tưởng chứng minh thông qua các đoạn văn:

Những tiêu chí dưới đây có thể dùng để xem xét bài viết có nhiều đoạn văn:

+ Đáp ứng yêu cầu của chủ đề, ý tưởng chính, hoặc mục đích.

+ Tổ chức và phát triển được những ý tưởng cần triển khai.

+ Dùng những ý tưởng, chi tiết thích hợp để minh hoạ cho những ý tưởng được đề cập.

Luyện viết báo cáo và tiu luận

Những loại luyện tập điển hình là:

- Trả lời một số câu hỏi của một văn bản đọc. Văn bản đọc có thể là một bài báo hoặc một truyện ngắn.

- Tóm tắt bài báo hoặc truyện ngắn.

- Viết một bài tường thuật ngắn hoặc miêu tả ngắn.

- Giải thích bảng, biểu đồ và sơ đồ.

Các phương pháp luyện viết gồm:

- Luyện tập viết bài giải thích

Chỉ ra cho người học hiểu được tầm quan trọng của việc giải thích. Trong bài hay đoạn giải thích người học được yêu cầu trình bày cùng một nội dung giải thích hoặc truyền cùng một thông báo theo những cách khác nhau; đồng thời luyện tập về tổ chức văn bản, ngữ pháp và từ vựng.

- Luyện tập viết bài có câu hỏi hướng dẫn

Nhiệm vụ của người học là trả lời những câu hỏi dạng một bản đề cương cho sẵn khuyến khích người học xác lập một bộ khung về trật tự các ý tưởng.

Những bài viết này có thể có độ dài hai hoặc ba đoạn.

Những câu hỏi thường được dùng để gợi ý cho người viết.

- Luyện tập viết theo đề cương

Đề cương có thể được tạo ra từ việc đọc trước, hoặc thảo luận trước, hoặc đã được miêu tả ít nhiều, hay được cung cấp. Đcương sẽ giúp cho người học phát triển logic các ý tưởng đã được sắp đặt từ trước.

Luyện tập viết thư từ giao dịch

Gồm các phương pháp luyện cụ thể như:

- Luyện viết thư giới thiệu về mình với một người bạn mới quen.

- Luyện kỹ năng viết thư trình bày những cảm nhận về văn hóa, âm nhạc, phim ảnh.

- Luyện viết thư xin lỗi.

- Luyện viết thư chia buồn.

- Luyện viết thư chúc mừng.

- Luyện viết thư mời.

 

BẬC 4

1. MỤC TIÊU

Hiểu được ý chính của một văn bản tương đối phức tạp về các chủ đề khác nhau, kể cả những trao đi có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn. Có khả năng giao tiếp trôi chảy, tự nhiên với người Việt, viết được những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và nêu được quan điểm của mình về một vấn đ; chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

2. NI DUNG CỤ TH

Mức độ cần đạt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

- Có khả năng diễn đạt được về bản thân một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Có đủ vốn từ để bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận một cách rõ ràng.

- Có khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt.

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Phát âm rõ ràng, đúng cao độ, ngữ điệu tương đối tự nhiên.

- Giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả khi nói những đoạn dài và phức tạp.

- Đọc, nói ngắt đúng các ngữ đoạn để bảo đảm rõ nghĩa.

- Viết được đoạn văn mạch lạc, dễ hiểu, có bố cục và phân đoạn theo chuẩn mực. Tuy nhiên, chính tả và dấu câu chưa được chính xác tuyệt đối.

c. Tiêu chí từ vựng:

- Có vốn từ khá rộng để diễn đạt hầu hết các nội dung chuyên môn và các chủ đề chung.

- Có khả năng thay thế từ một cách linh hoạt để tránh trùng lặp từ trong khi nói, viết.

- Sử dụng từ ngữ chính xác đạt mức khá cao, tuy đôi chỗ còn lỗi diễn đạt do lựa chọn từ chưa đúng, nhưng không gây trở ngại cho quá trình giao tiếp.

d. Tiêu chí ngữ pháp

- Kiểm soát ngữ pháp tốt. Đôi khi mắc những lỗi nhỏ trong sử dụng cấu trúc câu nhưng thường có khả năng tự sửa chữa khi xem lại.

- Không mắc những lỗi dẫn đến hiểu lầm.

 

 

2.1. Ngữ liệu

Gồm ba nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội và nhóm chủ đề thuộc về phạm vi công việc, nghề nghiệp. Các chủ điểm chính: 49. Khách khứa; 50. Thời trang; 51. Hợp tác - đầu tư; 52. Báo chí Việt Nam; 53. Uống trà của người Việt Nam; 54. Bữa cơm gia đình người Việt; 55. Làng quê Việt Nam; 56. Phở Hà Nội; 57. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh; 58. Di tích lịch sử; 59. Tết Nguyên đán; 60. Đặc sản Việt Nam; 61. Truyện dân gian/ Trò chơi dân gian; 62. Âm nhạc truyền thống; 63. Tính cách người Việt; 64. Tiếng Việt.

a. Ngữ âm:

- Trọng âm trong tổ hợp song tiết (hai tiếng).

- Trọng âm trong câu nói.

- Trọng âm logic để ngắt đúng các ngữ đoạn, để bảo đảm rõ nghĩa.

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: Công việc; Học tập; Dịch vụ; Khí hậu; Giao thông; Thành phố; Nông thôn; Địa lý; Vùng miền; Môi trường...

c. Ngữ pháp: gồm M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá)

Nội dung 46: Tính từ tuyệt đi (thẳng tắp, cao tít, trắng muốt...); nói cách khác (Nói một cách khác, quê hương luôn là nơi người Việt muốn trở về sau những chuyến đi); tức là/trái lại; không thể...mà không... (Nơi đây, người ta không thể ăn mà không có quả cà trong mỗi bữa ăn); rất đỗi, quá đỗi (Hình ảnh những cây tre đã quá đỗi thân thiết với mỗi người Việt)

Nội dung 47: Giới từ: cho, đối với (Hà Nội rất đặc biệt đối với mỗi người Việt Nam); phát + động từ/tính từ (Những trái sấu non xanh đều khiến người ta phát thèm); thế nào... cũng chẳng... (Dù được ăn sơn hào hải vị, người Hà Nội thế nào cũng chẳng quên được những món quà vặt vỉa hè); mãi ... mới ... (Mãi đến năm 2003, người ta mới khôi phục Thái Học Viện)

Ni dung 48: Thời gian, chủ ngữ + đã + động từ... (Từ xưa, Sài Gòn đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông); mang, vác, đội, đeo (Người ta có thể nhìn thấy đủ loại khách du lịch mang, vác, đội, đeo hành lý trên đường tìm khách sạn...); đồng thời/ thay vì (Thay vì ăn ở những nhà hàng sang trọng, bạn có thể tìm đến những quán bình dân nhan nhản khắp các phố); nếu ... không, trừ phi (Nếu anh không thử món này thì coi như là chưa đến Sài Gòn); nguyên, từng, vốn (Khu vực này từng là đất tư nhân hiến tặng thành phố để xây bảo tàng)

Nội dung 49: Trừ, kể cả (Lăng Bác Hồ mở cửa tất cả các ngày trừ thứ hai); trên, dưới chỉ ý nghĩa xấp xỉ (Hà Nội có trên dưới 1000 ngôi chùa cổ); ít nhiều mang ý nghĩa tương đối, không xác định; được sự...., + (câu); sự + động từ của...hoặc được + câu (Được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương, những di tích được bảo tồn và duy tu hàng năm)

Nội dung 50: Sao mà ... thể; có khác (Đường phố ngày Tết có khác, sao mà đông thế!); ...là gì, còn gì (Hôm nay là 30 Tết rồi còn gì!); ...cũng nên (Tết năm nay nóng cũng nên)

Nội dung 51: Từ để hỏi + mà không động từ/ tính từ (Ai mà không biết đến món nem rán của Việt Nam); không lấy gì làm + tính từ (Khi mới ăn sầu riêng, một số người không lấy gì làm hồ hởi vì mùi vị đặc biệt của nó); hơn + từ để hỏi + hết (Hơn bao giờ hết, hãy đến và thưởng thức ngay những trái cây của miệt vườn miền Tây); mới A đã B (Tôi mới chỉ nhìn thấy mà nước miếng đã chảy ra); tính từ + làm sao! (Cô ấy mới đẹp làm sao!)

Nội dung 52: Đảo bổ ngữ; kể ra, chính ra, may ra, thực ra (Kể ra, tôi ít nhiều đã đi tham quan gần chục ngôi chùa rồi); cách dùng từ Hán Việt: với các yếu tố: vô, bất, phi; động từ + mất/hết (Âm nhạc đã lấy mất gần hết thời gian dành cho gia đình của tôi); mạnh ai nấy....động từ (mạnh ai nấy làm)

Nội dung 53: Động từ 1 + chủ ngữ + động từ 2... (Nghe Dạ cổ hoài lang, người ta lại nhớ đến câu chuyện cảm động về tình cảm vợ chồng xa xưa); từ láy tượng thanh: thánh thót, réo rắt; lấy + danh từ + làm .... (Người ta đã lấy dân ca làm chất liệu để sáng tác những bài hát dân ca đương đại)

Nội dung 54: Có... đâu... (Tôi có nói gì đâu!); lắm + danh từ (Phụ nữ thường bị nói là lắm miệng); nói gì thì nói, ... (Nói gì thì nói, đàn ông Việt vẫn có nhiều người gia trưởng, bảo thủ); cách tạo động từ: A + hóa (Sau một thời gian, tôi cũng bị Việt Nam hoá rồi!); là...., chủ ngữ + động từ (Là những thanh niên sống trong thời đại toàn cầu hóa, thanh niên Việt Nam năng động và chủ động hội nhập với những xu hướng mới).

Nội dung 55: Làm sao mà.... được, làm thế nào mà .... được (Phụ nữ Việt Nam làm thế nào mà vượt qua được nhiều khó khăn như vậy); Động từ + dở/ nốt (Tôi đang ăn dở bát cơm thì có điện thoại); người... kẻ... (Thời chiến, người Bắc kẻ Nam mười năm không gặp nhau là chuyện thường); theo đó, từ đó (Chính sách có rồi, cứ theo đó mà thực hiện).

Nội dung 56: Biết chừng nào, biết bao nhiêu, biết mấy (Anh làm được việc này thì tốt biết mấy); dù sao cũng, bất luận thế nào cũng, bất kể thế nào cũng... (Bất luận thế nào, chính sách mới cũng phải mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp);....+ là + tính từ; là phải/ là đúng (Hội nhập và cạnh tranh là tất yếu).

Nội dung 57: Nhỡ, trót + động từ (Tôi đã trót yêu mảnh đất hình chữ S ngay sau khi đặt chân đến đây); như... đã biết (Như đã biết, Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới); Có thể nói (Có thể nói, tiềm năng du lịch của Việt Nam rất phong phú ); quả là, quả thật, đúng là (Phong cảnh Hạ Long quả thật là có một không hai); trừ phi A mới B (Trừ phi ngành du lịch có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thì số khách quay trở lại Việt Nam mới tăng lên).

Nội dung 58: Huống hồ, huống chi, nữa là (Người già còn lấy tiền đền bù để ăn chơi huống hồ người trẻ); dẫn đến (Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây sân gôn đã dẫn đến tình cảnh người người thất nghiệp ở nông thôn); chẳng riêng gì A mà cả B cũng.... (Chẳng riêng gì Việt Nam mà cả nước đã phát triển cũng phải đối mặt với những mặt trái của đô thị hóa); lặp danh từ: ngành ngành, nhà nhà

Nội dung 59: bỗng nhiên, bất thình lình, bỗng (Số lao động xuất khẩu sang Nhật bỗng tăng đột biến đầu năm nay); động từ + đi + động từ + lại (Sinh viên chỉ được học đi học lại những bài lý thuyết dài dòng mà không được thực hành tay nghề); viên, sĩ, sư; tính từ + danh từ: đẹp mặt, trắng tay (Rất nhiều người sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động vẫn trở về trắng tay).

Nội dung 60: Động từ tâm lý: yêu, mến, quý, tin ... (Trải nghiệm cuộc sống với người đồng bào dân tộc càng làm cho tôi yêu mến họ); Động từ tinh thần và tri giác: am hiểu, băn khoăn ... (Tôi cứ băn khoăn mãi sao cuộc sống khó khăn như vậy mà họ vẫn vui vẻ, yêu đời).... mà....à ? (Người dân tộc mà nói tiếng Anh giỏi như vậy à?); Câu đánh giá mức độ với cũng: cũng tốt, cũng hay... (Kra được sống mãi ở đây cũng hay nhỉ)

2.2. Kỹ năng Giao tiếp

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Năng lực chung:

- Nghe và hiểu được bài phát biểu, diễn văn sử dụng ngôn từ chuẩn, trực tiếp hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình về các chủ đề khác nhau thường gặp trong cuộc sống cá nhân, xã hội, trong khoa học và giáo dục đào tạo. Chỉ gặp khó khăn khi bị nhiễu, có tiếng ồn, cấu trúc văn bản nói không đầy đủ hoặc trong văn bản có sử dụng thành ngữ khó, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu.

- Nghe hiểu được ý chính của bài phát biểu (trình bày bằng một phương ngữ phổ thông) với lời nói phức tạp, chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các cuộc thảo luận có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của người học.

- Theo dõi được bài phát biểu mở rộng và cuộc thảo luận có chủ đề hợp lý, quen thuộc, có cấu trúc rõ ràng.

b. Năng lực cụ thể:

Nghe hội thoại giữa những người Việt

- Theo dõi kịp hoặc tham gia được vào cuộc trò chuyện giữa những người Việt.

- Có khả năng nắm bắt được phần lớn những gì nghe thấy, mặc dù còn có khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số cuộc hội thoại hay độc thoại khi người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp.

- Theo dõi được và hiểu các cuộc hội thoại hay độc thoại tự nhiên và linh hoạt của người Việt.

Nghe trình bày và hội thoại

Theo dõi được nội dung chính của những bài giảng, cuộc đàm thoại, các báo cáo trình bày nội dung chuyên môn học thuật sử dụng ngôn ngữ khá phức tạp.

Nghe thông báo, hướng dẫn

Nghe hiểu được các thông báo về một việc, một vấn đề cụ thể hay trừu tượng được nói bằng phương ngữ phổ thông ở tốc độ bình thường.

Nghe đài và xem truyền hình

- Nghe hiểu được bản ghi âm nói bằng phương ngữ phổ thông về những vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hoặc học thuật, xác định được quan điểm và thái độ của người nói, nội dung thông tin.

- Hiểu được hầu hết nội dung chính của các bài nói trên đài phát thanh hoặc băng ghi âm nói bằng phương ngữ phổ thông và xác định được tâm trạng, giọng của người nói.

2.2. Dạy học và phát triển các kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Định hướng dạy học

- Luyện nói và đọc có trọng âm trong các tổ hợp song tiết. Ví dụ, gạch chân từ có trọng âm; nghe và đánh dấu những từ mang trọng âm,...

Đối với những người học trình độ cao hơn thì có thể dùng hệ thống kí hiệu mà các nhà Việt ngữ học hay sử dụng, như: (01) hay (00).

- Luyện nói và đọc câu nói có trọng âm. Ví dụ: đen sì (01); đỏ nhừ (01); đỏ chóe (01); đỏ khé (01); đỏ au (01)...v.v.

b. Yêu cầu cần đạt được

Người học có khả năng:

- Hiểu và thể hiện được (nói/ đọc) trọng âm, đồng thời, xem xét những mức độ mnh yếu khác nhau của trọng âm.

- Đánh dấu được trọng âm trong những tổ hợp song tiết đã học.

- Nhận biết được và có khả năng làm nổi bật lên trọng tâm thông tin của câu.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Học viên tìm đánh dấu trọng tâm thông tin của ngữ đoạn, câu. Ví dụ:

- Nó yêu cô ấy (nhấn mạnh “yêu”).

- yêu cô ấy (nhấn mạnh “Nó”).

- Nó yếu cô ấy (nhấn mạnh “cô ấy”).

Luyện người học hiu và xác định được trọng âm của các thợp song tiết

- Học viên phân loại các cặp song tiết theo mô hình trọng âm. Ví dụ phân loại những mô hình trọng âm khác nhau trên một phiếu bài tập dưới đây:

Sắp xếp các từ vào cột đúng, theo mô hình trọng âm

(01)

(11)

 

 

 

 

bỏ vợ, bỏ chồng, nuôi con, thương mẹ, xây nhà, làm bánh, đẽo cày, nặn tượng, nấu cao, rèn kiếm, yêu vợ, chiều chồng, lấy vợ, lấy chồng ...

Kết quả bảng phân loại như sau:

Sắp xếp các từ vào cột đúng, theo mô hình trọng âm

oO

OO

lấy vợ

bỏ vợ

lấy chồng

bỏ chồng

xây nhà

yêu vợ

Nghe và đánh dấu quãng ngắt, chỗ dừng và trọng âm trong độc thoại

Xóa toàn bộ dấu câu trong đoạn văn và yêu cầu đánh lại dấu câu, quãng ngừng và dấu trọng âm cho văn bản sau khi nghe.

Bài luyện nghe để điền vào chỗ trống

- Chuẩn bị một câu chuyện, một cuộc thoại, hoặc một văn bản viết có một số từ hoặc ngữ được lược bớt đi, sau nghe văn bản đầy đủ yêu cầu điền những từ hoặc ngữ đã nghe được vào chỗ bị xóa.

- Bài luyện và bài tập nghe - điền từ ngữ vào chỗ trống thường yêu cầu dùng từ chính xác để điền, và chỉ có một phương án trả lời đúng.

Bài luyện và bài tập nghe chuyển đổi thông tin

- Thông tin được nghe, sẽ được chuyển đổi sang hình thức thể hiện để nhìn, chẳng hạn như đánh dấu vào đồ thị, biểu đồ, xác định một thành tố trong bức ảnh, hoặc chỉ ra những con đường cần đi trên bản đồ.

- Những bài luyện và bài tập đơn giản có tranh gợi ý đi kèm, thường là những sự lựa chọn đơn giản, thông tin được lựa chọn là thông tin cơ bản.

- Khi thông tin được đưa ra nhiều hơn mức cần thiết, học viên phải lựa chọn những thông tin đúng và thích hợp.

Bài luyện nghe rộng

Bài luyện nghe rộng là những bài có độ dài lớn nhất như: một bài giảng trên lớp, một bản thuyết trình hay một câu chuyện dài... Các kiểu nghe, từ nghe tập trung sâu, đến nghe - trả lời câu hỏi, nghe - lựa chọn, nghe rộng và nghe thật chi tiết được sắp xếp tăng dần từ bậc 1 đến bậc 6.

Luyện nghe qua kích thích - phản ứng mang tính giao tiếp

Học viên được nghe những ngữ liệu kích thích (một cuộc hội thoại hoặc một văn bản độc thoại,bài giảng, những câu chuyện thời sự) sau đó, được yêu cầu trả lời một số câu hỏi. Những bài luyện và bài tập loại này được sử dụng để luyện mức thành thạo của học viên.

d. Kiểm chứng kết quả

Kiểm chứng qua những bài luyện và bài tập đánh giá khả năng nghe, lựa chọn và phải nhận ra được một số thông tin cụ thể.

e. Học liệu

Sử dụng các diễn ngôn nguyên gốc và học liệu được người dạy biên soạn.

2.2.2 Kỹ năng đọc

a. Kỹ năng chung

Đọc được một cách tương đối độc lập, điều chỉnh được cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc. Có vốn từ vựng lớn chủ đông phục vụ quá trình đọc, nhưng vẫn còn gặp khó khăn với những thành ngữ ít xuất hiện

b. Kỹ năng cụ thể

Đọc lấy thông tin và lập luận

Hiểu được những bài báo và báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện rõ lập trường hoặc quan điểm cụ thể.

Đọc tìm thông tin

- Có khả năng đọc lướt quan các băn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích, cần tìm.

- Có khả năng xác định nhanh nội dung và mức độ hữu ích của các bài, các báo cáo liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn để xem có nên đọc kỹ hơn hay không.

Đọc thư từ, văn bản giao dịch

- Đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu.

- Hiểu được các văn bản luyện đọc dài, phức tạp thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm cả những chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện đọc lại những đoạn khó

Đọc xử lý văn bản

- Có khả năng tóm tắt nhiều loại văn bản thực và hư cấu, đưa ra được nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ đề chính.

- Tóm tắt được các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc quan điểm, ý kiến trong các loại tài liệu liên quan đến lập luận và thảo luận.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Định hướng dạy học

Định hướng dạy đọc ở bậc này không khác nhiều so với bậc 3.

- Luyện đọc để lấy thông tin và hiểu được lập luận trong văn bản được lựa chọn có độ khó phù hợp với các bước thực hiện định hướng giảng dạy (từ dễ hơn đến khó hơn) của bậc 4.

- Luyện đọc tập trung và đọc mở rộng.

Thực hiện trình tự giảng dạy (luyện tập) từ đơn giản đến phức tạp (dễ trước khó sau), giảng dạy theo thứ tự thời gian (trước - sau), giảng dạy theo nhu cầu. Có những phần học tiên quyết (để cung cấp nền tảng cho phần học sau). Giảng dạy từ toàn thể đến bộ phận hoặc từ bộ phận đến toàn thể (từ văn bản đến đoạn, hoặc từ đoạn đến toàn văn bản). Giảng dạy theo trình tự xoáy trôn ốc (giảng dạy lại điều gì đó nhưng có những nội dung mới ở vòng sau).

Luyện những tiểu kỹ năng đọc quan trọng thường dùng cho học viên:

+ Nắm rõ những ý tưởng chính của văn bản/đoạn văn.

+ Phát hiện, ghi chép những chi tiết riêng, đặc biệt.

+ Phát hiện, đánh dấu những chỗ cần hoặc có thể suy luận.

+ So sánh những gì là tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung trong văn bản đang đọc với vốn ngôn ngữ đã biết.

+ Dựa vào ý chính của văn bản và ngữ cảnh để đoán trước nội dung của đoạn, của câu hoặc từ ngữ không quen.

b. Yêu cầu cần đạt được

Đọc, nhận biết được cấu trúc của văn bản và các thành phần là các đoạn văn bản, hiểu và tìm thông tin, lập luận trong văn bản có độ dài thích hợp với bậc 4. Hiểu được những lập luận có độ khó phù hợp với bậc 4.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện đọc, hiểu, nhận biết được cấu trúc văn bản, ý chính và nội dung khái quát của văn bản

- Giới thiệu khái quát văn bản, phân đoạn, chỉ ra dấu hiệu tổ chức văn bản và liên kết các đoạn.

- Xác định đoạn quan trọng về nội dung liên quan đến chủ đề văn bản.

- Xác định mối quan hệ chính trong tổ chức văn bản, ví dụ: nguyên nhân - kết quả, so sánh đối lập hay vấn đề - giải pháp. Qua đó, nhận biết nội dung chính của văn bản.

- Kết nối những luận cứ, luận chứng, thông tin phát hiện được với những ý tưởng chính của văn bản.

- Tóm tắt được nội dung văn bản.

Luyện đọc, hiểu, xác định và lấy được thông tin cụ thể trong các văn bản là bài báo. Báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, và đời sống hằng ngày, tri thức đời sống hằng ngày, trong đó tác giả thể hiện rõ ràng, tường minh quan điểm cụ thể. Luyện cho học viên tìm các thông tin trong văn bản và liên kết được các thông tin với nhau để làm rõ thông tin chính của văn bản, xác định được mục đích của văn bản.

Luyện đọc, hiểu, nhận biết được nghĩa của từng câu, từng đoạn và nghĩa chung của văn bản là các trích đoạn văn xuôi, báo chí, khoa học thường thức, tài liệu hướng dẫn, mô tả công việc những bài viết về vấn đề của đời sống xã hội, cá nhân hằng ngày, kiến thức khoa học hoặc đời sống thường thức phát hiện được cấu trúc khái quát của văn bản, ý tưởng chính của văn bản, xác định nội dung thông tin được diễn đạt gián tiếp/ngầm ẩn.

Luyện đọc tập trung tốc độ trung bình hoặc hơi chậm nhưng mức độ hiểu phải cao hơn so với đọc mở rộng, xác định được ý tưởng chính của văn bản, quan điểm, thái độ của nhân vật hoặc người viết trong đoạn văn bản được diễn đạt tường minh.

Luyện kỹ năng nhận biết từ, đoán nghĩa từ mới, phát triển vốn từ qua việc luyện đọc mở rộng nhiều chủ đề hơn những chủ đề đã có trong chương trình để phát triển thói quen, tích lũy tri thức về từ vựng và ngữ pháp, giúp xử lý tốt hơn các văn bản cần đọc.

Luyện đọc hiểu, tóm tắt nhiều loại văn bản, đưa ra được nhận xét, thảo luận về nội dung của từng đoạn và chủ đề của toàn văn bản. Luyện tập đọc, tóm tắt được các (đoạn) văn bản báo chí, các đoạn phỏng vấn có nội dung thảo luận, có dùng các lập luận, chứng minh.

d. Kiểm chứng kết quả

Lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra của giảng viên hoặc viết lại được ý chính của bài, tóm tắt được các thông tin trong bài

e. Học liệu

Ngoài các văn bản, thông tin trong học liệu cung cấp sẵn theo chủ đề giảng dạy của chương trình giảng viên cần tự chọn thêm những văn bản thực (ngôn ngữ sống) để bổ sung, làm đa dạng hóa nguồn văn bản đọc. Nhưng phải bảo đảm:

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của học viên.

- Hấp dẫn, đa dạng và vừa sức.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Kỹ năng chung:

- Nói thành thạo, có hiệu quả về nhiều chủ đề chung, chủ đề học thuật, nghề nghiệp hoặc giải trí.

- Giao tiếp tương đối trôi chảy, mạch lạc, tự nhiên, kiểm soát ngữ pháp tốt, không có nhiều dấu hiệu bị hạn chế về những gì muốn nói.

b. Năng lực Nói cụ thể:

Mô tả các trải nghiệm

Mô tả rõ ràng, chi tiết được về các chủ đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực quan tâm với những cấu trúc câu, cụm từ tương đối khó.

Lập luận trong thảo luận

- Trình bày được ý kiến của mình với độ chính xác cao, tnh bày và trả lời bằng lời ứng đáp có lập luận.

- Tham gia tích cực vào cuộc thảo luận trong bối cảnh quen thuộc, trình bày ý kiến, đánh giá, đề xuất...

Trình bày trước người nghe

- Trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra được những lợi thế và bất lợi của những lựa chọn khác nhau.

- Trả lời được lưu loát, tự nhiên, các câu hỏi sau khi trình bày và không gây căng thẳng, khó hiểu.

- Trình bày được những bài thuyết trình phức tạp, trong đó nhấn mạnh được những điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng.

Nói có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng nói có tương tác

- Giao tiếp khá lưu loát, tự nhiên.

- Giải thích được nội dung quan trọng thông qua trải nghiệm cá nhân, giải thích và giữ quan điểm bng những lập luận và minh chứng.

- Sử dụng ngôn ngữ thành thạo, có hiệu quả về các chủ đề chung, chủ đề giải trí, nghề nghiệp và học tập; giữa các ý có liên kết rõ ràng.

- Giao tiếp một cách tự nhiên, sử dụng tốt các cấu trúc ngữ pháp và không gặp khó khăn, diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh.

+ Hội thoại

- Tham gia được vào các cuộc trò chuyện về hầu hết các chủ đề chung một cách rõ ràng, kể cả khi bị ồn, nhiễu.

- Duy trì được mối quan hệ giao tiếp với người Việt bản ngữ mà không vô tình gây khó khăn cho họ.

- Thể hiện được mức độ cảm xúc, làm nổi bật được những sự kiện và trải nghiệm cá nhân của mình.

+ Giao dịch mua bán và dịch vụ

- Có khả năng thương lượng về những việc thông thường (ví dụ: đổi vé, hoãn vé, đền bù khi làm thiệt hại, lỗi liên quan đến tranh cãi, đưa ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại).

- Có khả năng thuyết phục để yêu cầu làm hài lòng các bên liên quan.

- Giải thích được những vấn đề phát sinh và yêu cầu bên cung cấp các dịch vụ nhượng bộ.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vn

- Thực hiện được một cuộc phỏng vấn, trao đổi trôi chảy, có hiệu quả, khởi đầu một cách tự nhiên theo những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và tiếp nối bằng phần trả lời sáng tạo.

- Đưa ra được ý tưởng, mở rộng và phát triển chủ đề trong khi phỏng vấn.

Độ chuẩn xác của kỹ năng nói

Phát âm và độ lưu loát

- Phát âm rõ ràng, đúng cao độ; ngữ điệu tương đối tự nhiên.

- Giao tiếp dễ dàng, lưu loát, kể cả khi nói những đoạn dài và phức tạp.

Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Sử dụng tốt vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp tương đối phức tạp trong giao tiếp.

- Diễn đạt được ý của mình một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng cũng như thông tục, phù hợp với tình huống giao tiếp.

2.2.3. K năng nói

a. Định hướng dạy học

Trong bậc này, cần tập trung luyện nói theo chủ đề, nói có tương tác và luyện hỏi, trả lời phỏng vấn.

b. Phương pháp phát triển k năng

Luyện nói theo chủ đề

Luyện nói theo chủ đề được thiết kế để gợi ý cho người học tạo ra ngôn ngữ theo nội dung nhiều hơn là nhằm vào ngâm, từ vựng hay ngữ pháp. Người học sẽ nói trong khoảng 5 - 7 - 10 phút. Những chủ đề dưới đây có thể được dùng cho phần luyện tập này:

- Miêu tả đặc điểm của người và vật.

- Kể lại câu chuyện đã được đọc.

- Tóm tắt thông tin của một người nói hay văn bản cụ thể.

- Đưa ra lời hướng dẫn dựa trên những kết quả quan sát được.

- Đưa ra những lời khuyên hay lời chỉ dẫn.

- Đưa ra quan điểm riêng của mình.

- Chứng minh một quan điểm nào đó.

- So sánh/đối lập.

- Giả định.

- Định nghĩa.

Trên cơ sở những hướng này có thể đưa ra các kiểu luyện tập cụ thể như dưới đây:

- Miêu tả một người nào đó.

- Miêu tả công việc hằng ngày của mình.

- Đề xuất một món quà tặng cho ai đó và chứng minh sự lựa chọn của mình là phù hợp.

- Đề xuất một vị trí để đi tham quan và chứng minh sự lựa chọn đúng đắn của mình.

- Luyện tập một trải nghiệm (làm món ăn hay cách sử dụng một phương tiện kỹ thuật nào đó).

- Kể lại nội dung một bộ phim ưa thích và chứng minh mình thích phim ấy là đúng.

- Kmột câu chuyện theo tranh.

- Giả định về hoạt động trong tương lai.

- Giả định về những hành động để ngăn ngừa trước một thảm họa.

- Gọi điện thoại cho người giặt là trong khách sạn.

- Miêu tả những tin tức thời sự quan trọng.

- Trình bày những quan điểm khác nhau về động vật hoang dã bị nhốt trong vườn thú.

- Định nghĩa một thuật ngữ khoa học hay kỹ thuật.

- Miêu tả thông tin trong biểu đồ và giải thích những kí hiệu trong biểu đồ.

- Trình bày chi tiết về một kế hoạch du lịch.

Luyện tập nói có tương tác:

Luyện tập nói có tương tác là luyện tập với những chuỗi lời nói dài có liên quan chặt chẽ với nhau (cuộc phỏng vấn, một vở kịch, một cuộc thảo luận và trò chơi). Nó khác với hội thoại có tính chất giao dịch tay đôi.

Luyện tập nói có tương tác là những cuộc trao đổi nhiều chiều hoặc nhiều người tham gia. Có thể kết hợp hình thức trao đổi thông tin cụ thể, những cuộc giao tiếp gồm nhiều người có quan hệ xã hội khác nhau. Khi trao đổi nhiều người, lời nói có thể phức tạp về mặt ngữ dụng hoặc trong những tình huống cụ thể, có thể ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ thông thường hoặc có tỉnh lược, tiếng lóng, hài hước, bông đùa hoặc những sự sáng tạo ngôn ngữ xã hội khác.

Luyện tập phỏng vấn

Người dạy và người học ngồi trực tiếp mặt đối mặt để trao đổi. Khởi đầu thường là những lời nói mang tính nghi thức thăm hỏi với những câu hỏi hay li hướng dẫn, tùy theo từng trường hợp. Những cuộc phỏng vấn kiểu này có thể được ghi âm để sau đó nghe lại và đánh giá hoặc thẩm định lại những cách phát âm hoặc ngữ pháp, từ vựng, tính trôi chảy, các mặt ngôn ngữ xã hội, tính phù hợp, mức hoàn thiện của cuộc luyện tập và cả khả năng hiểu của người học.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Kỹ năng chung:

Viết được bài chi tiết, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc, nhiều lĩnh vực quan tâm khác nhau, biết tổng hợp, đánh giá thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau

b. Kỹ năng cụ thể:

Viết luận

- Miêu tả rõ ràng, chi tiết được về các sự kiện hay những trải nghiệm thật hoặc giả tưởng, thể hiện được sự kết nối logic giữa các ý trong bài theo quy ước của thể loại văn bản.

- Miêu tả rõ ràng, chi tiết được về những chủ đề mà mình quan tâm.

- Viết được bài bình luận về một bộ phim, một cuốn sách hay một vở kịch.

Viết báo cáo và tiểu luận

- Viết được bài luận hoặc báo cáo, trong đó các lập luận được triển khai một cách hệ thống, phù hợp, nêu rõ được những ý chính và có những minh họa phù hợp.

- Đánh giá được các ý kiến và các giải pháp khác nhau của một vấn đề.

- Viết được bài luận hoặc báo cáo kiểu lập luận, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm nào đó và giải thích được những điểm li thế, điểm bất lợi của các giải pháp.

- Tổng hợp được thông tin và lập luận từ nhiều nguồn khác nhau.

Viết có tương tác

+ Mô tả chung

Truyền đạt được thông tin, trình bày quan điểm của mình và của người khác một cách hiệu quả bằng văn bản.

+ Viết thư từ giao dịch

Viết được thư từ giao dịch để biểu thị cảm xúc, thái độ, trình bày ý kiến cá nhân, trả lời và bình luận về ý kiến, quan điểm của người nhận thư.

+ Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

Đạt trình độ như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Xử văn bản

- Tóm tắt được các loại văn bản thực hay giả tưởng, đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và những chủ đề chính.

- Tóm tắt được các đoạn trích từ báo chí, phỏng vấn hoặc tóm tắt được ý kiến trong những tài liệu có liên quan đến lập luận và thảo luận.

- Tóm tắt được cốt truyện hay trình tự các sự kiện trong một bộ phim hay một vở kịch.

Độ chính xác về chính tả

Viết được một đoạn văn mạch lạc, dễ hiểu, có bố cục và phân đoạn theo chuẩn mực.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Định hướng dạy học

Ở bậc này cần tập trung vào luyện tập viết đoạn văn trong văn bản học thuật, viết đoạn văn, bài tường thuật, viết đoạn văn, bài so sánh- đối chiếu, viết thư từ giao dịch, viết tóm tắt văn bản đọc, bài giảng...

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Viết đoạn văn trong văn bản học thuật

Luyện tập cho người học cách viết một đoạn văn học thuật và hiểu các phần của một đoạn văn học thuật, các đặc điểm của một đoạn văn học thuật. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực sử dụng mệnh đề độc lập và mệnh đề không độc lập đthực hiện chức năng của chúng.

- Phương pháp phát triển kỹ năng viết đoạn văn bản học thuật:

Luyện kỹ năng phân tích các bộ phận của đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng xác định câu chủ đề của đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng viết câu chủ đề trong đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng xác định và viết câu triển khai.

Luyện kỹ năng phân tích sự liên kết.

Luyện kỹ năng phân tích ngữ pháp trong đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng xác định từ liên kết trong đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng viết đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng phân tích độc giả tiềm năng.

Luyện kỹ năng tạo ý tưởng.

Luyện kỹ năng thu hẹp chủ đề học thuật.

Luyện kỹ năng quyết định một ý tưởng chủ đạo.

Luyện kỹ năng chọn minh chứng hỗ trợ.

Luyện kỹ năng sửa đổi đoạn văn học thuật.

Luyện kỹ năng sử dụng Internet để phát triển đoạn văn học thuật.

Viết đoạn, bài tường thuật

- Tăng cường năng lực viết đoạn, bài miêu tả (Ví dụ: một sự kiện đáng nhớ), trong đó có khả năng viết câu chủ đề với một ý tưởng chính, lựa chọn một sự kiện hỗ trợ luận điểm chính và có khả năng tổ chức các sự kiện, vụ việc bằng cách sử dụng trình tự thời gian.

- Biết cách sử dụng từ ngữ kết nối cho thể loại bài tường thuật bằng cách đọc và phân tích cách viết của những người khác để tăng cường năng lực ngữ pháp, năng lực viết câu chủ đề với ý tưởng chủ đạo, sử dụng mệnh đề chỉ thời gian.

Phương pháp phát triển kỹ năng này bao gồm:

Luyện tập trung vào một điểm chính.

Luyện hỗ trợ điểm chính bằng các sự kiện cụ thể.

Luyện kỹ năng tập trung vào một sự cố đặc biệt.

Luyện kỹ năng cung cấp thông tin cơ bản.

Luyện kỹ năng giải thích điểm chính.

Luyện kỹ năng tổ chức theo thứ tự thời gian.

Luyện kỹ năng liên kết bằng các từ liên kết trong thể loại tường thuật.

Luyện kỹ năng sử dụng Internet để viết văn bản tường thuật.

Viết bài, đoạn so sánh- đối chiếu

Tăng cường năng lực viết đoạn, bài so sánh hoặc đối chiếu, trong đó có:

- Năng lực tìm những điểm cần so sánh.

- Năng lực tổ chức theo luận điểm hoặc chủ đề.

- Năng lực liên kết bằng cách sử dụng từ kết nối so sánh và đối chiếu: (ví dụ: ngày ấybây giờ...).

- Năng lực viết qua việc phân tích những điểm khác với người khác.

- Năng lực sử dụng các hình thức so sánh sử dụng câu ghép và các liên từ kết nối trong so sánh, đối chiếu (để phát triển ngữ pháp).

Phương pháp phát triển năng lực viết so sánh - đối chiếu:

Luyện kỹ năng tìm các điểm, mục so sánh, đối chiếu.

Luyện kỹ năng chọn các điểm, mục so sánh, đối chiếu.

Luyện kỹ năng tập trung vào một ý tưởng chính.

Luyện kỹ năng tổ chức bài, đoạn viết theo các điểm so sánh.

Luyện kỹ năng liên kết bằng sử dụng các từ nối dành cho phép so sánh và đối chiếu.

Luyện kỹ năng sử dụng câu ghép so sánh, đối chiếu.

Luyện kỹ năng sử dụng mạng Internet để viết bài đoạn so sánh, đối chiếu.

Luyện kỹ năng tổ chức theo các chủ đề "ngày ấy" và "bây giờ".

Phương pháp phát triển kỹ năng viết thư từ giao dịch

Luyện kỹ năng viết thư xác nhận.

Luyện kỹ năng viết thư xin phép.

Luyện kỹ năng viết thư khiếu nại.

Luyện kỹ năng viết thư mời.

Luyện kỹ năng viết thư đặt hàng.

Luyện kỹ năng viết thư yêu cầu.

Phương pháp phát triển kỹ năng viết tóm tắt

Luyện kỹ năng nắm bắt những ý tưởng chính và ý tưởng triển khai của nguyên bản.

Luyện kỹ năng xác định mục tiêu của bản báo cáo.

Luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ riêng của người viết trong viết tóm tắt.

Luyện kỹ năng sử dụng trích dẫn ở những chỗ thích hợp.

Luyện kỹ năng lược bỏ những chi tiết phụ hoặc không thích hợp.

Luyện kỹ năng làm cho văn bản có độ dài phù hợp.

 

BẬC 5

1. MỤC TIÊU

Nhận biết và hiểu được hàm ý của những văn bản dài, có phạm vi nội dung rộng. Có khả năng diễn đạt trôi chảy, ứng đáp tức thì, không khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, có hiệu quả phục vụ các mục đích quan hệ xã hội, mục đích học thuật và chuyên môn. Viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết trong văn bản.

2. NỘI DUNG CỤ THỂ

Mức độ cần đạt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

Có vốn từ rộng, đủ để diễn đạt về những vấn đề của bản thân một cách rõ ràng. Dễ dàng lựa chọn từ ngữ để trình bày theo cách phù hợp nhất.

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Có khả năng thay đổi ngữ điệu tự nhiên để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Diễn đạt trôi chảy, tự nhiên ý của mình

- Phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý.

- Viết đúng chính tả

c. Tiêu chí từ vựng:

- Có vốn từ vựng rộng để sử dụng lối diễn đạt khác, để khắc phục những cách diễn đạt dài dòng theo kiểu giải thích (do thiếu từ thích hợp)...

- Hiểu thành ngữ và tục ngữ.

- Khả năng kiểm soát từ vựng tốt.

d. Tiêu chí ngữ pháp:

Ngữ pháp có độ chính xác cao.

2.1. Ngữ liệu

Gồm bốn nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội, chủ đề thuộc phạm vi công việc, nghề nghiệp và chủ đề thuộc về giáo dục, học thuật. Các chủ điểm chính: 65. Quá trình hình thành chữ quốc ngữ; 66. Các dân tộc ở Việt Nam; 67. Y học Việt Nam. 68. Trang phục của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam; 69. Phòng chống HIV ở Việt Nam; 70. Những vị tướng Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ; 71. Chính sách ngoại giao của Việt Nam thời kì đi mới; 72. Kinh tế đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới; 73.Văn học Việt Nam thế kỷ 20; 74. Bữa cơm gia đình người Việt: truyền thống và hiện đại; 75. Chữ “Hiếu” của người Việt; 76. Tranh Việt Nam; 77. Báo chí Việt Nam; 78. Văn hóa trà của người Việt; 79. Biến đi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam; 80. Việt Nam và Cách mạng Công nghiệp 4.0.

a. Ngữ âm:

- Các phương tiện nhận diện ngữ đoạn

- Trọng âm ngữ đoạn

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: Ngôn ngữ; Tộc người; Khoa học kỹ thuật; Văn hóa; Xã hội; Lịch sử; Ngoại giao; Tôn giáo; Thương mại.

c. Ngữ pháp: gồm M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá).

Bài 61: Ôn tập các cấu trúc, mẫu câu: Vị ngữ + luôn (ngay)...(Chúng tôi vừa nhắc đến anh ấy, anh ấy đã đến ngay);... gì ... nấy; ...nào ... ấy; ... ai ... người y; ... đâu ...đấy...;, bao nhiêu.... by nhiêu (Việc ai người nấy lo); đến/tới/những + stừ (Anh đi du lịch những 2 tuần cơ à?); tận + số từ (thời gian, địa điểm) (Tận 2 ngày nữa anh mới đi Hà Nội nhỉ?); ngay cả, thậm chí + danh từ + cũng + động từ (Thậm chí tôi đã đến tận nhà gọi anh ấy rồi); hàng (Cậu ấy bị lỗ vốn hàng mấy chục triệu); một số đơn vị thường dùng kết hợp với ăn (ăn bám, ăn cắp, ăn chay, ăn chơi, ăn hại, ăn học, ăn hối lộ,...).

Nội dung 62: ôn tập các cấu trúc: Tính từ + gì (Không thấy chị ấy tốt đẹp ở điểm gì); làm sao mà (có thể) + động từ/ tính từ + được (Làm sao mà trong hôm nay có thể làm hoàn thành hết công việc được); chỉ/ mới + động từ, động từ + có/ mỗi (Đi làm có mỗi mấy ngày đã xin nghỉ rồi); chẳng mấy + danh từ, chẳng + tính từ (động từ) mấy (Cô gái đó chẳng ngoan hiền mấy đâu); vừa + động từ/tính từ + đã + động từ/tính từ (Vừa đi học về đã lại đi làm luôn); một số đơn vị thường dùng với bàn: bàn bạc, bàn luận, bàn cãi, bàn định , bàn giao, bàn lén, bàn luận, bàn soạn, bàn suông, bàn tán, bàn tính...

Nội dung 63: Ôn tập các mẫu câu: thôi, ... vậy (Thôi đành nghỉ ngơi chút vậy); động từ + mất/ được (Chăm chỉ làm nhiều vào anh sẽ có được nhiều thứ); động từ + bằng + xong/ được/hết (Làm việc bằng xong thì mới nghỉ nhé); phó từ lại (Hôm nay lại phải tăng ca rồi); một số đơn vị thường dùng với bán: bán buôn , bán chác, bán chạy, bán danh, bán đu giá, bán đbán tháo, bán lẻ, bán mình, bán non, bán nước, bán phá giá.

Nội dung 64: Ôn tập các cấu trúc: A + gì mà + A (Đẹp gì mà đẹp); động từ + gọi là + động từ (Đi học gọi là kiếm lấy cái chữ); A kẻo B (Đi về nhanh kẻo mưa); A không thì B (Không bận gì thì đi chơi nhé); mà + tính từ (Chị ấy mà đẹp); Chẳng khác nào, khác nào, khác gì... (Suy nghĩ của các anh chẳng khác gì nhau); một số đơn vị thường dùng với cảm: cảm hóa, cảm hoài, cảm hi, cảm mến, cảm ơn, cảm nghĩ, cảm phục, cảm tạ, cảm thông, cảm thương, cảm tình, cảm xúc, cảm hứng, cảm kích, ...

Nội dung 65: Ôn tập: cụm danh từ không xác định; từ y và dạng láy của danh từ; A + khỏi phải + động từ/tính từ (Mua xe máy rồi khỏi phải đi xe buýt nữa); Động hóa danh từ (Công nghiệp hóa, Cơ khí hóa...); cách dùng nhân... (Nhân cơ hội này anh mau chuyển hướng làm việc đi); kẻ... kẻ/người... người... (Người ra kẻ vào tấp nập); một số đơn vị thường dùng với hạ: hạ bệ, hạ bộ, hạ buồm, hạ bút, hạ cánh, hạ cấp, hạ chỉ, hạ cố, hạ cờ, hạ đẳng, hạ lời, hạ lưu, hạ màn, hạ mình...

Nội dung 66: Ôn tập cách dùng: từ chỉ số lượng không chính xác (Một vài, vài ba, dăm ba, dăm bảy, mươi...); Nhờ A mà B và do A mà B (Nhờ anh ấy mà tôi lấy được vợ); không hề (Kể từ hôm đó, anh ấy không hề trở lại đây); một số đơn vị thường dùng với có: có bầu, có bụi, có ăn, có chuyện, có của, có dáng, có duyên, có tiếng...

Nội dung 67: Ôn tập: từ ghép đẳng lập; ngữ cđịnh (ngữ tính từ, ngữ động từ): đẹp nết, mát tay cấu trúc mãi A (thì) mới B (Mãi đến chiều trời mới có nắng cơ); mới + danh ngữ chỉ số lượng (Mới 2 ngày cô ấy đã đan xong 2 chiếc khăn rồi); các phó từ: tất cả - tất thảy - toàn bộ - toàn thể (Tất thảy mọi người trong công ty đã đồng ý bầu ông ấy làm giám đốc).

Nội dung 68: Ôn tập từ ghép chính phụ; Mới A mà đã B (Mới sang Việt Nam mà anh đã nói được tiếng Việt rồi); Có A thì mới có B (Có làm thì mới có ăn); Không, chẳng + ... lắm, tí nào, tẹo nào (Đi xa mà tôi chẳng nhớ chồng tí nào); cách dùng: rất đỗi, quá ư, quá đỗi, quá thể, quá chừng, quá trời (Vùng đất này đã trở nên quá đỗi quen thuộc với tôi); một số đơn vị thường dùng với là: âu là, chả là, dù là, dẫu là, hay là, hoặc là, miễn là, nghĩa là, như là, rất là, số là, thật là, thực là, tuy là....

Nội dung 69: Ôn tập từ ghép có yếu tố mờ nghĩa (chó má, tre pheo, đất đai, chùa chiền ...); các mẫu câu: chưa A mà đã B; đang (còn) A mà đã B (Đang dùng bữa sáng mà anh đã tính bữa trưa ăn gì rồi); vừa (mới) A mà đã B (Vừa mới ăn xong mà anh đã muốn ăn tiếp rồi); các cách dùng của từ đã: cách dùng ngoài - ngoài ra - ngoại trừ (Ngoài viết sách ra, anh ấy còn đi chụp ảnh nữa phải không?); một số đơn vị thường dùng với ra: nhận ra, nhìn ra, nhớ ra, tìm ra, kiểm ra, ra trận, ra phết... v.v.

Nội dung 70: Ôn tập cách dùng: lẽ ra, đáng ra, đáng lẽ (Lẽ ra tôi nên đến sớm); hiện tượng iếc hóa (Đã mệt chết người còn đọc điếc gì!); mẫu câu Đã A lại (còn) B (Đã học lại còn chơi điện tử); Đã không A lại còn B (Đã không học còn chơi điện tử); Đã không A thì thôi, sao lại B (Đã không học thì thôi sao lại chơi điện tử?); phân biệt cách dùng: nhưng, mà, lại, nhưng mà, nhưng lại (Anh ấy đi học nhưng lại không làm bài tập).

Nội dung 71: Ôn tập các mẫu câu: tất cả, mọi; tất cả mọi... đều... (Tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ); Hãy A, đừng, chớ B; A rồi hãy B (Học những điều đơn giản rồi hãy học đến những thứ phức tạp); cách dùng: hãy, đừng, chớ, hãy còn, rồi hãy... (Đừng bơi ra quá xa); một số đơn vị thường dùng với lên: lên ngôi, lên cân, lên mây, cười lên, hét lên, kêu lên, cất lên, la lên, chất lên, phồng lên, ngẩng lên, .. .v.v.

Nội dung 72: Ôn tập cách dùng hơn ai hết, hơn bao giờ hết, hơn (ở) đâu hết (Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu cái giá của chiến tranh); tỉnh lược vị ngữ, (Cô ấy bên trường); A còn X nữa là B (Bài tập còn chưa xong nữa là đi chơi); Ngay cả đến A còn X nữa là; huống hồ, huống chi Bến anh ấy còn chưa làm xong nữa là người kém như tôi); cách dùng huống chi, huống hồ (Lúc trước anh còn không thể làm tốt huống chi bây giờ anh đã bị thương).

Nội dung 73: Ôn tập các cách dùng Thì ra (là), hóa ra (là), tỏ ra (là), thì ra thế, hóa ra thế (Thì ra là anh đã nói dối tôi); mẫu câu A (đã) rồi B (Học đã rồi chơi); A mà B thì C (Anh mà không đi thì ai là người chụp ảnh); A chứ không phải B, Không phải B mà là A (Không phải đi chơi mà là đi làm); cách dùng chứ ai, chứ đâu, chứ mấy, chứ gì, chứ bao nhiêu, chứ sao, chứ nào... (Mày làm vỡ bình hoa chứ ai); một số đơn vị thường dùng với còn: còn duyên, chuyện sống còn, một mất một còn, kẻ còn người mất, thà chết còn hơn, chậm còn hơn không, còn nước còn tát, thế thì còn gì bằng...

Nội dung 74: Ôn tập các cấu trúc: Dù/dẫu A (thì) cũng/ vẫn B (Du có bão tôi cũng phải đến trường); Biết đâu A lại B (Biết đâu mưa bão lại được nghỉ học); cách dùng biết đâu đấy, biết đâu chứ, biết làm sao được.... (Đài báo thế nhưng có khi lại không mưa, biết đâu đấy!); Nhờ, tại, vì, bởi (Nhờ trời có nắng đẹp mà tôi không bị lỡ việc); cách dùng: liệu +... (Liệu chiều mai có xong không?).

Nội dung 75: Ôn tập cách dùng các mẫu câu A + với chả + B (Nấu với chả nướng); Ngay/ chính/ ngay cả A cũng không/ cũng còn B nữa là C (Ngay cả lớp trưởng còn chưa đến nữa là lớp viên); A + khỏi phải + động từ/tính từ (Nắng rồi khỏi phải lo mưa nhiều chết cây nữa); cách dùng chứ lị, chứ lại, chứ còn gì (nữa) (Đêm nay trời nhiều sao thế này có khi mai lại nắng to chứ lại); Chỉ, có, độc, mỗi, một... (Mình chỉ có mỗi một cái bút thôi); một số đơn vị thường dùng với kính: kính biếu, kính chúc, kính dâng, kính mến, kính nhường, kính phục, kính mời, kính thăm, kính tặng, kính trình

2.2. Kỹ năng giao tiếp

2.2.2. Kỹ năng nghe

a. Kỹ năng chung:

- Theo dõi và hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tp và trừu tượng, kể cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh.

- Theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện tự nhiên, linh hoạt.

- Theo dõi và hiểu được những cuộc thảo luận hay tranh luận trừu tượng.

- Hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng.

b. Kỹ năng cụ thể:

Nghe hội thoại

Dễ dàng theo dõi các cuộc thảo luận phức tạp về chủ đề khó, trừu tượng, không quen thuộc.

Nghe trình bày và hội thoại

Theo dõi tương đối dễ dàng hầu hết các bài giảng, các cuộc thảo luận.

Nghe thông báo, hướng dẫn

- Hiểu những thông tin phức tạp, cụ thể từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu (như ở nhà ga, sân bay...).

- Hiểu những thông tin kỹ thuật phức tạp như trải nghiệm điều khiển thiết bị, dụng cụ hiểu thông số kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc.

Nghe đài và xem truyền hình

Hiểu được các đoạn ghi âm được phát thanh, xác định tốt các chi tiết, thái độ và mối quan hệ giữa những người nói.

2.2. Dạy học và phát triển các kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Định hướng dạy học:

- Tập trung luyện nghe âm tiết mạnh và âm tiết trọng âm như những đơn vị của ngữ điệu (Âm tiết được phát âm cao thì được gọi là âm tiết trọng âm. Âm tiết được phát âm tương đối cao trên đường tới âm tiết trọng âm, được quy ước gọi là âm tiết mạnh).

- Giảng dạy trọng âm ngữ đoạn

Chia câu nói thành các ngữ đoạn, trên cơ sở các ngữ đoạn đó mà xây dựng câu nói. Chẳng hạn, trước khi dạy một đoạn hội thoại, người dạy có thể chia các câu/ phát ngôn trong bài hội thoại để luyện tập.

b. Yêu cầu cần đạt được:

- Nhận ra được các mô hình ngữ điệu, trọng âm, khinh âm, nhịp để thể hiện cấu trúc thông tin cần chú ý.

- Nhận ra được những hình thức rút gọn của từ, cụm từ (phỏng, hổm, ổng, bả, trỏng...) nhận ra, phân biệt ranh giới từ ngữ đủ nghĩa.

- Xử lý được chỗ ngừng, lỗi, sửa lỗi và các kiểu thể hiện khác,

- Hiểu, phân biệt được thành phn chính và thành phần phụ của câu.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng:

- Luyện nghe - ghi chép bài giảng

Dùng các bài giảng (có thể được ghi âm, phát lại) như những ngữ liệu kích thích mà phần ứng đáp/ phản hồi của học viên chính là bài ghi của người họ.

- Luyện nghe - biên tập

Học viên được cung cấp nội dung ở cả văn bản viết và văn bản nói; và được yêu cầu nghe để tìm ra sự khác nhau giữa hai văn bản đó.

- Luyện nghe - phân tích, giải thích

Có thể sử dụng một văn bản dài (chẳng hạn, một truyện ngắn, một cuộc hội thoại, bài hát, thơ, tin thời sự trên đài, hoặc tivi, một đoạn nói về kinh nghiệm cá nhân) làm ngữ liệu kích thích.

Học viên được nghe và phải giải thích bằng cách trả lời một số câu hỏi (hình thức mở) như: Tại sao người nghe cảm thấy buồn /vui khi nghe bài hát này? Những điều gì khiến cho người ta yêu thích và thuộc bài thơ này? Bạn thấy hành động chính trị nào có thể được tiến hành tiếp theo sau sự kiện này và tại sao lại như vậy? Bạn nghĩ người kể chuyện cảm thấy cái gì sau khi sự kiện X, xảy ra? ...).

Phải tùy theo từng văn bản kích thích mà có câu hỏi phù hợp, thậm chí có những câu hỏi yêu cầu học viên phải suy luận.

- Luyện nghe - kể lại một câu chuyện.

Học viên nghe một câu chuyện hoặc tin thời sự và kể lại một cách đơn giản, hoặc tóm tắt lại nội dung. Có thể nói hoặc viết, đều được. Học viên phải xác định ý chính, mục đích, chứng minh và/ hoặc kết luận để chứng tỏ là mình đã hiểu.

d. Kiểm chứng kết quả

Kiểm chứng qua những bài luyện và bài tập đánh giá khả năng nghe của học viên qua thực hành của họ và mức độ đạt được các yêu cầu phải đạt được của kỹ năng này.

e. Học liệu: sử dụng các diễn ngôn nguyên gốc.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Kỹ năng chung

Hiểu được chi tiết những văn bản dài, phức tạp.

b. Kỹ năng cụ thể:

Đọc lấy thông tin và lập luận

Hiểu rõ nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong công việc hay môi trường học thuật, xác định được những chi tiết tinh tế như thái độ hay hàm ý.

Đọc tìm thông tin

Có khả năng tt đọc tìm thông tin.

3. Đọc thư từ, văn bản giao dịch

- Hiểu được các loại thư từ viết bằng tiếng Việt.

- Hiểu rõ các bản chỉ dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình công việc mới.

Đọc xử lý văn bản

Tóm tắt được các đoạn văn bản dài, khó.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Định hướng dạy học

Luyện đọc chủ yếu nhằm vào khả năng đọc xử lý văn bản, lấy thông tin và lập luận (luận cứ luận chứng) trong văn bản được lựa chọn có độ khó phù hp với bậc 5.

- Luyện đọc tập trung và đọc mở rộng.

- Luyện đọc từ toàn thể đến bộ phận hoặc từ bộ phận đến toàn thể (từ văn bản đến đoạn, hoặc từ đoạn đến toàn văn bản).

- Luyện theo trình tự xoáy trôn ốc.

- Luyện những tiểu kỹ năng đọc quan trọng thường dùng:

+ Nắm rõ những ý tưởng chính của văn bản/ đoạn văn.

+ Phát hiện, ghi chép những chi tiết riêng, đặc biệt.

+ Phát hiện, đánh dấu những chỗ cần/có thể suy luận.

+ So sánh những gì là tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung trong văn bản đang đọc với vốn ngôn ngữ đã biết.

+ Dựa vào ý chính của văn bản và ngữ cảnh để đoán trước nội dung của đoạn, của câu hoặc từ ngữ không quen.

b. Yêu cầu cần đạt được

Nhận biết được cấu trúc của bài, ý tưởng chính của bài, suy đoán được nghĩa của từ mới, nghĩa của cụm từ cố định, hiểu nghĩa từng đoạn và liên kết được nghĩa các đoạn, các nghĩa phân tán trong văn bản để hiểu toàn bài: hiểu được lập luận và hàm ý của cụm từ, câu, đoạn. Xác định được quan điểm, thái độ được diễn đạt ngầm ẩn. Phát hiện và hiểu trật tự logic của sự tình, hoặc suy luận trong văn bản.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

- Luyện đọc, xác định và lấy được thông tin trong các văn bản là bài báo, báo cáo thuộc ngành hoặc chuyên ngành khoa học, văn chương, giáo dục, nghề nghiệp, con người ... từ các ấn phẩm là sách báo, tạp chí khoa học, truyện, tiểu thuyết.

- Luyện tìm hiểu ý tưởng chính của văn bản thông qua các câu hỏi dành cho học viên để họ trả lời sau khi đọc (Yêu cầu học viên trả lời vì sao câu trả lời của họ là đúng, đoạn nào trong văn bản ủng hộ cho câu trả lời của họ). Có thể cho thảo luận nhóm về nội dung văn bản, về cấu trúc văn bản.

- Luyện khả năng nhận biết cấu trúc văn bản chi tiết hơn bậc 4:

+ Giới thiệu khái quát văn bản, nhấn mạnh từ ngữ chỉ báo cấu trúc văn bản.

+ Nhấn mạnh (để học viên nhận ra) đoạn quan trọng và chức năng của đoạn đó trong trong văn bản.

+ Đánh dấu, những thông tin cn lấy từ bảng số liệu, biểu đồ.

+ Xác định mối quan hệ cốt lõi trong tổ chức văn bản, ví dụ: nguyên nhân - kết quả, so sánh đối lập hay vấn đề - giải pháp. Qua các quan hệ đó, diễn giải nội dung chính của văn bản.

+ Kết ni những luận cứ, luận chứng, thông tin phát hiện được với ý tưởng chính của văn bản.

+ Tóm tắt, trình bày nội dung tóm tắt văn bản.

- Luyện suy đoán nghĩa của từ, ngữ trong câu, phát hiện những thông tin, sự kiện được thể hiện, diễn giải theo cách khác (có hàm ý), xác định mục đích của một thông tin hoặc luận cứ, luận chứng trong văn bản ... để hiểu được nội dung của đoạn trong văn bản, của văn bản và hiểu được thái độ, ý kiến của tác giả văn bản hoặc của nhân vật trong văn bản, phát hiện được trật tự, logic của sự kiện, của luận cứ, suy luận...

- Luyện đọc hiểu, xử lý văn bản, tóm tắt nội dung và trình bày lại những văn bản dài, khó thuộc nhiều thể loại.

d. Kiểm chứng kết quả

Lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra của giảng viên hoặc viết lại được ý chính của bài, tóm tắt được các thông tin trong bài.

e. Học liệu

Các văn bản, thông tin trong học liệu cung cấp sẵn theo chủ đề của chương trình, ví dụ như văn bản in trên báo, tạp chí khoa học, tiểu thuyết, truyện ngắn, bình luận chính trị xã hội, tranh biện khoa học, Bổ sung những văn bản thực (ngôn ngữ sống) để làm đa dạng hóa nguồn văn bản đọc. Những văn bản bổ sung cần phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài học và hấp dẫn, đa dạng, vừa sức. (Học viên có thể tự chọn những văn bản phù hợp về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình).

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Kỹ năng chung:

- Nói một cách trôi chảy và tự nhiên, hầu như không gặp khó khăn.

- Sử dụng tốt một vốn từ lớn và các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, để không cần phải lảng tránh ý khó hoặc nói vòng, dài dòng.

b. Knăng cụ thể:

Mô tả các trải nghim

- Mô tả được rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp.

- Mô tả, tường thuật tỉ mỉ, tích hợp được các chủ đề nhỏ, các ý cụ thể thành những nội dung phù hợp.

Lập luận trong thảo luận

Có khả năng giải thích và bảo vệ ý kiến của mình trong cuộc thảo luận bằng cách đưa ra những giải thích, lập luận và ý kiến một cách thuyết phục.

Trình bày trước người nghe

- Trình bày rõ ràng được bài thuyết trình có tổ chức khoa học về chủ đề phức tạp; mở rộng và củng cố ý kiến của bản thân bằng những lập luận và các minh chứng liên quan.

- Kiểm soát tốt cảm xúc khi nói, thể hiện một cách tự nhiên.

Nói có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng nói có tương tác

- Giao tiếp trôi chảy, tự nhiên.

- Làm chủ được vốn từ vựng rộng, dễ dàng xử lý được những tình huống phức tạp về ngôn ngữ.

Hội thoại

Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, có hiệu quả cho những mục đích xã hội, bao gồm cả biểu đạt cảm xúc, nói đùa.

Giao dịch mua bán và dịch vụ

Giao dịch gần như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Phỏng vn và trả lời phỏng vấn

Tham gia được đầy đủ vào một cuộc phỏng vấn, với tư cách là người hỏi hoặc người được hỏi, mở rộng và phát triển các luận điểm, thảo luận trôi chảy mà không cần phải hỗ trợ. Xử lý tốt cách biểu hiện tình thái của tiếng Việt.

Độ chun xác của k năng nói

+ Phát âm và độ lưu loát

- Có khả năng thay đổi ngữ điệu tự nhiên để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Diễn đạt trôi chảy, tự nhiên ý của mình, không gặp khó khăn.

Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm; có vốn từ vựng rộng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

- Nhận biết được nhiều cách diễn đạt có tính thành ngữ hoặc thông tục, cảm nhận được những thay đổi về cách giao tiếp.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Định hướng dạy học

Tập trung luyện kỹ năng nói độc thoại, trình bày, diễn giải, chứng minh ... và kỹ năng hội thoại, thảo luận, phỏng vấn...

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Tập trung vào phương pháp luyện tập qua đóng vai. Trong một kịch bản chung có nội dung được xác định, việc đóng vai để luyện nói cho phép người học tự do ở một mức độ nào đó khi nói ra. Trong một số trường hp, việc đóng vai có thể cho phép người học lặp lại vai mình đóng để họ có thể sắp xếp lại những gì họ đã/ sẽ nói. Điều này có tác dụng làm giảm bớt sự hồi hộp khi người học đóng vai nhân vật nào đó.

Đóng vai tạo ra những cơ hội cho người học sử dụng văn bản. Các yếu tố ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, được đưa vào cuộc hội thoại sẽ làm rõ khả năng giao tiếp nói của người học. Vai kịch có thể mở ra sự sáng tạo, cho phép người học tiếp cận với thế giới giao tiếp hiện thực. Người dạy phải xác định mục đích của việc phát triển trong vai kịch.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Kỹ năng chung:

Viết được bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, biết làm nổi bật những ý quan trọng, biết mở rộng và củng cố quan điểm của mình ở một số đoạn bằng những chứng cứ, ví dụ cụ thể và kết thúc bài viết với một kết luận phù hợp.

b. Kỹ năng viết cụ thể:

Viết luận

Viết được những bài miêu tả mang tính sáng tạo rõ ràng, chi tiết với cấu trúc chặt chẽ, văn phong tự nhiên, có cá tính.

Viết báo cáo và tiểu luận

- Viết được bài bình luận rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh được những điểm quan trọng có liên quan.

- Có khả năng viết triển khai ý và củng cố quan điểm của mình ở một số đoạn có độ dài nhất định bằng những ý kiến, lý do và minh chứng cụ thể.

Viết có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng viết có tương tác

Thể hiện được bản thân một cách rõ ràng, chính xác và linh hoạt với đối tượng nhận thông tin.

Viết thư từ giao dịch

Thể hiện được bản thân một cách rõ ràng và chính xác trong các thư từ cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả (thể hiện được các mức độ cảm xúc, nói gián tiếp, bóng gió và bông đùa).

Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

Đạt trình độ gần như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Xử lý văn bản

Tóm tt được các văn bản dài và khó.

Độ chính xác về chính tả

- Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý.

- Viết đúng chính tả.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Định hướng giảng dạy

Tập trung luyện viết các loại bài phân tích lý do, viết báo cáo khoa học, bài phân tích quy trình công việc, bài đánh giá về hiệu quả (của việc gì đó, công nghệ nào đó ...) và viết thư từ giao dịch.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Phát triển kỹ năng viết bài phân tích lý do

Kỹ năng viết bài/ đoạn văn phân tích lý do.

Kỹ năng hỗ trợ ý tưởng chính bằng các chi tiết và ví dụ thực tế.

Kỹ năng phân biệt giữa khái quát hóa và cụ thể hóa bằng minh chứng.

Kỹ năng tổ chức các luận điểm.

Kỹ năng cải thiện sự gắn kết bằng sử dụng các từ kết nối để phân tích lý do.

Kỹ năng giải thích các luận điểm phụ.

Kỹ năng phác thảo một bài/ đoạn văn.

Kỹ năng viết bằng đọc văn bản phân phân tích lý do của các tác giả khác.

Kỹ năng sử dụng mệnh đề định ngữ.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng phân tích qua viết bài.

Luyện kỹ năng tập trung vào một ý tưởng chính.

Luyện kỹ năng phân tích các lý do.

Luyện kỹ năng sử dụng các chi tiết hỗ trợ.

Luyện kỹ năng tổ chức theo luận điểm.

Luyện kỹ năng gắn kết bằng các từ nối chỉ ra các lý do, nguyên nhân.

Luyện kỹ năng giải thích các luận điểm của mình.

Luyện kỹ năng phác họa luận điểm của mình.

Phát triển kỹ năng viết báo cáo và tiểu luận

Kỹ năng thực hiện những quy ước của các văn bản báo cáo (cho trường hợp, lĩnh vực cụ thể).

Kỹ năng viết phần mục đích, mục tiêu hoặc ý tưởng chính.

Kỹ năng tổ chức những chi tiết cụ thể một cách logic và có trật tự.

Kỹ năng viết kết luận hoặc những kết quả đã tìm ra được.

Kỹ năng sử dụng từ và thuật ngữ thích hợp cho trường hợp đặc biệt.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng tuân thủ quy ước cho từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể.

Luyện kỹ năng viết phần mục đích, mục tiêu hoặc ý tưởng chính của báo cáo khoa học.

Luyện kỹ năng tổ chức những chi tiết cụ thể một cách logic và có trật tự trong một báo cáo khoa học.

Luyện kỹ năng viết phần kết luận hoặc những kết quả đã tìm ra được.

Luyện kỹ năng sử dụng từ và thuật ngữ thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Phát triển kỹ năng viết bài phân tích quy trình

Kỹ năng viết một đoạn/bài văn phân tích quy trình.

Kỹ năng trình bày và làm rõ tất cả các bước cần thiết trong một quy trình.

Kỹ năng tổ chức các bước công việc theo thứ tự thời gian.

Kỹ năng sử dụng từ kết nối cho phân tích chuỗi công việc nào đó có thứ tự.

Kỹ năng sử dụng dạng bị động và mệnh đề trạng ngữ.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng viết giới thiệu quy trình.

Luyện kỹ năng phân tích quy trình.

Luyện kỹ năng tập trung vào một ý tưởng chính.

Luyện kỹ năng tổ chức văn bản theo thứ tự thời gian.

Luyện kỹ năng liên kết bằng các từ kết nối, tăng cường năng lực phân tích quy trình.

Luyện kỹ năng sử dụng Internet để tăng cường năng lực phân tích quá trình.

Phát triển kỹ năng viết bài đánh giá hiệu quả

Kỹ năng viết một bài luận đánh giá tác động của một sáng chế.

Kỹ năng mở rộng đoạn văn trong một bài tiểu luận.

Kỹ năng hiểu nhiệm vụ các phần của một bài tiểu luận.

Kỹ năng phác thảo một bài tiểu luận.

Kỹ năng gắn kết các đoạn văn bằng các từ nối.

Kỹ năng sử dụng mệnh đề phụ chỉ kết quả và câu bị động.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng viết bài đánh giá hiệu quả qua một bài viết cụ thể.

Luyện kỹ năng mở rộng một đoạn trong bài tiểu luận.

Luyện kỹ năng phát triển các bộ phận của một bài tiểu luận.

Luyện kỹ năng viết phần giới thiệu (mđầu).

Luyện kỹ năng viết phn triển khai.

Luyện kỹ năng viết phần kết luận.

Luyện kỹ năng liên kết văn bản bằng các từ nối.

Luyện kỹ năng phác thảo một khóa luận/luận văn.

Phát triển kỹ năng viết thư từ giao dịch

Xây dựng hồ sơ cá nhân, làm nổi các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến vị trí công việc mong muốn.

Thể hiện được kỹ năng viết.

Thể hiện được cá tính và niềm đam mê (học tập/nghiên cứu...).

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng viết đoạn đầu

- Xác định vị trí mà người viết đăng kí.

- Chỉ ra tại sao mà người viết đã biết về vị trí cần tuyển này.

- Cung cấp thông tin về bằng cấp của người viết phù hợp với vị trí cần tuyển.

Luyện kỹ năng viết đoạn giữa

- Lý do tại sao người viết khẳng định mình đủ tiêu chuẩn.

- Phác thảo những kinh nghiệm trước đây đã giúp người viết phù hợp với vị trí công việc này.

- Trình bày hấp dẫn.

Luyện kỹ năng viết đoạn kết thúc

- Khẳng định lại người viết mong muốn được tuyển để chứng minh sự phù hợp của mình với công việc.

- Cung cấp đầy đủ chi tiết địa chỉ liên lạc của người viết.

- Cảm ơn người xem xét hồ sơ của người viết.

- Kết thúc với "Trân trọng", hoặc "Kính thư".

 

BẬC 6

1. MỤC TIÊU

Hiểu được hầu hết các văn bản nói và viết một cách dễ dàng. Tóm tắt được các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp và trình bày lại một cách logic, diễn đạt rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa và ngữ dụng trong các tình huống phức tạp.

2. NỘI DUNG CỤ THỂ

Mc đcần đt

Nội dung

2.1. Ngôn ngữ

a. Tiêu chí chung:

- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi rộng, làm chủ được ngôn từ, diễn đạt suy nghĩ một cách chính xác, biết nhấn mạnh, phân biệt và loại bỏ những yếu tố tối nghĩa.

- Khả năng diễn đạt rất đa dạng và phong phú

b. Tiêu chí ngữ âm:

- Khi nói, phát âm có thể thay đổi ngữ điệu, thể hiện được những sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Diễn đạt được ý mình một cách tự nhiên, liên tục, không ngập ngừng, trừ khi muốn lựa chọn từ ngữ, ví dụ hoặc chọn lời giải thích phù hợp nhất.

- Viết không có lỗi chính tả.

c. Tiêu chí từ vựng:

- Làm chủ được vốn từ vựng rất rộng, bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ.

- Nhận biết được các nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm ẩn.

- Sử dụng vốn từ vựng chính xác và phù hợp.

d. Tiêu chí ngữ pháp:

Luôn kiểm soát, làm chủ được ngữ pháp của những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp trong mọi tình huống.

2.1. Ngữ liệu

Gồm bốn nhóm chủ đề: nhóm chủ đề thuộc phạm vi cá nhân, nhóm chủ đề thuộc phạm vi xã hội, chủ đề thuộc phạm vi công việc, nghề nghiệp và chủ đề thuộc về giáo dục, học thuật. Các chủ đề chính: 81. Phong tục ngày Tết; 82. Phụ nữ Việt Nam xưa và nay; 83. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài; 84. Văn hóa Óc Eo; 85. Thể thao Việt Nam; 86. Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam; 87. Di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam; 88. Giáo dục và đào tạo Việt Nam; 89. Phát triển kinh tế biển; 90. Lao động và việc làm; 91. Khoa học nông nghiệp Việt Nam; 92. Những sự kiện kinh tế - xã hội ni bật; 93. Nông thôn và thành thị; 94. Môi trường và con người; 95. Bình đẳng giới ở Việt Nam; 96. Những thách của với Việt Nam trong Cách mạng Công nghiệp 4.0

a. Ngữ âm:

- Nhịp điệu và cấu trúc nhịp lời nói.

- Xác định ranh giới nhịp.

- Trọng âm nhịp.

- Sự thể hiện của nhịp lời nói (tốc độ, chỗ ngừng, nghỉ, nhấn mạnh...).

b. Từ vựng:

Các từ vựng liên quan đến những chủ đề: Ngôn ngữ; Tộc người; Khoa học kỹ thuật; Văn hóa; Xã hội; Lịch sử; Ngoại giao; Tôn giáo; Thương mại; Văn học, nghệ thuật.

c. Ngữ pháp: gồm M1 (4 nội dung), M2 (4 nội dung), M3 (4 nội dung) và M4 (3 nội dung và ôn tập, kiểm tra, đánh giá).

Nội dung 76: Ôn tập cách dùng: định, dự định, kế hoạch, dám... (Tôi dự định đi Nha Trang vào cuối tuần tới); đặc biệt là, hầu hết, phần lớn, nói tóm lại... (Nói tóm lại, tôi cn thấy một bản kế hoạch hoàn hảo hơn vào ngày mai); các mẫu câu: Tiếc là ... (Tiếc là, chúng ta vẫn chưa hoàn thành dự án đúng thời hạn); một cách + danh từ/ tính từ (Hoàn thành công việc một cách tuyệt vời nhất); một số đơn vị thường dùng với vào: vào đề, vào hùa, vào tròng, bay vào, bò vào, bơi vào, bước vào, chạy vào, đi (bộ) vào, ăn vào, bám vào, can thiệp vào, dựa vào ...

Nội dung 77: Ôn tập cách dùng già, ngót, non, trên, dưới, ngoài... (Mỗi bữa, tôi ăn già nửa bát cơm); Cách dùng: động từ + ra/ vào (đi ra ph, đi vào nhà); A hay sao mà B (Chị ấy gặp chuyện gì hay sao mà trông gầy thế); cấu trúc A + còn + động từ/tính từ + nữa là + B (Chị ấy còn muốn lấy chồng nữa là tôi); ai, gì + cũng; không ai.... không (Ai cũng biết chuyện ấy; Không ai không biết chuyện ấy).

Nội dung 78: Ôn tập các cấu trúc: để ... cho (Để tôi xách bớt cho); mới/ vừa/ vừa mới + động từ/ tính từ (mà) đã + động từ/ tính từ (Vừa mới đi xong mà đã lại về rồi); Động từ + bằng + xong, được, hết... (Tôi sẽ học bằng được cách làm bún chả); nghi, ngờ, tưởng + mệnh đề (Tôi tưởng mọi việc đã xong rồi); phân biệt sự, việc, cuộc, nỗi, niềm,... (Sự học luôn đi theo ta suốt cuộc đời);

Nội dung 79: Ôn tập các cấu trúc: không gì...như, Không ai... bằng + ai (Không ai biết lĩnh vực này bằng ông ấy); Chẳng đâu ... hơn ... (Chẳng đâu đẹp hơn chỗ này); Câu + làm gì (Nói như thế mà làm gì); cách dùng Thảo nào, hóa ra (là), thì ra (là) thế,... (Thảo nào, dạo này chị ấy vui thế!); một số đơn vị thường dùng với để: Để lộ, để mà, để mặc, để mắt, để phần, để ra, để tang, để tâm, để tôi xem, để tội, để trở, để vạ, đ ý...

Nội dung 80: Ôn tập các cấu trúc: Hễ (cứ) A là B (Hcó điều kiện là họ đi du lịch); Nhỡ A thì B (Nhỡ anh ta không đến thì lỡ hẹn); Động từ + phải (Bà ấy phải gió); tưởng A + hóa ra +B (Hôm qua tôi tưởng chị nói hóa ra là em gái chị); tổng kết các phương thức biểu thị ý nghĩa điều kiện; các mẫu câu với chứ (Anh, chị vẫn ở với nhau chứ!; không chỉ... mà còn... (Họ không những thông minh mà còn năng động nữa)

Nội dung 81: Ôn tập các mẫu câu: Chẳng + là gì (Tối qua anh chẳng ở nhà chị ấy là gì); phân biệt các mẫu câu: Nếu A thì B/ Giá A thì B/Nhỡ A thì B (Giá có anh ấy ở đây thì vui nhỉ?); Ai (mà)... (Ai mà biết được chuyện lại xảy ra như thế!); Đâu có+ ... (Đâu có chuyện gì!); cách dùng nhìn chung là... (Việc học tập của các em trong năm qua, nhìn chung là tốt);

Nội dung 82: Ôn tập các cấu trúc: cũng (chưa/không)+ động từ + nữa; A + chủ ngữ+ còn + động từ/tính từ + nữa là + B (A= Bổ ngữ); A (chỉ) có điều (là) B (Tôi hoàn toàn đồng ý, chỉ có điều anh hỏi qua chị ấy xem); một số đơn vị thường dùng với xuống: xuống âm phủ, xuống cân, xuống dốc, xuống giá, xuống giọng, xuống mã, xuống nước, xuống tinh thần, xuống lỗ, xuống chiếu, xuống lệnh, xuống dòng, xuống đường, xuống gối, xuống ngựa, xuống tàu, xuống thang, xuống thuyền ...

Nội dung 83: Phân biệt các động từ: mời, nhờ, khuyên, bắt, bảo, sai, yêu cầu, đề nghị (Anh ấy khuyên tôi cố gắng học tập); Tính từ + quá thể/ quá đáng (Cô ta thật quá đáng!); Động từ + luôn, ngay (Có gì không phải, ông ta nói ngay!); phân biệt tất nhiên là, thành thử, thành ra; phân biệt trở thành, trở nên, hóa thành, hóa ra...,phân biệt cách dùng: sao để hỏi và sao trong không sao.

Nội dung 84: Ôn tập các mẫu câu: động từ/tính từ + thì (không) + động từ/tính từ (thật) + nhưng (mà)...(Cô ta hiền thì hiền thật nhưng mà cũng chưa biết thế nào); động từ + có mi, có những...(Một tuần, ông ấy chỉ đến cơ quan có mỗi 2 buổi sáng); Chủ ngữ (chủ - vị) + là + tính từ (Con người có sức khỏe tốt là hạnh phúc nhất); cách dùng: nhỉ như tiểu từ đánh dấu câu hỏi; cách dùng: chứ biểu thị sự tất nhiên.

Nội dung 85: Ôn tập các cấu trúc: ...Lẽ ra/ đáng ra/ đáng lẽ (ra) + Câu (Lẽ ra, chị không nên nói chuyn này với anh ấy); các động từ: Giục, nài n, nhắc, nhắn, dặn (Mẹ thường dặn con gái không nên đi chơi khuya); phân biệt Bằng, như, bằng nhau, như nhau, giống nhau, khác, khác nhau; cấu trúc thà... còn hơn (Thà ở nhà còn hơn đi chơi thế này); cách dùng: tuy nhiên (trong ý nghĩa đối lập); cách dùng: chng nào trong câu hỏi và chừng nào trong cấu trúc chừng nào A thì B.

Nội dung 86: Ôn tập các mẫu câu: Cứ + động từ + đi (Anh cứ làm tới đi!); Động từ + gì/ ai/ đâu/ bao nhiêu + động từ + ny/ người ny/ đy/ bấy nhiêu (Anh ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu; phân biệt mới A mà đã B/ chưa A mà đã B (Mới 5 giờ sáng mà đường phố đã đông người ri); ly ...làm... (Ông ta lấy bà ấy làm vợ); danh từ + nào + cũng... (Ở đây, món ăn nào cũng ngon); đã vậy mà còn.... nữa (Hoàn cảnh của chị đã vậy mà còn cố làm gì nữa); tính từ chỉ mức độ tuyệt đối trong veo (vắt, leo lẻo), trắng (nõn, toát, muốt) nặng (trịch, trĩu).

Nội dung 87: Ôn tập các kết cấu: dù sao, dù thế nào... + cũng ... (Dù thế nào, anh ấy cũng hoàn thành nhiệm vụ); Làm sao mà + động từ + được (Chúng tôi làm sao mà hiểu hết chị ấy được); cách dùng: chứ như một liên từ đối lập; các động từ: e, ngại, lo, sợ (là, rằng)... (Tôi e rằng, chị ấy đã lấy chồng); cấu trúc coi cử, bầu + ai + làm... (Chúng tôi đã bầu anh ấy làm trưởng nhóm); phân biệt A + làm (cho)/ khiến (cho) + B...; A + gây (ra) + B (+ cho + C)...; A + dẫn đến + B (Cô ta đã làm cho chồng mình hạnh phúc).

Nội dung 88: Ôn tập các mẫu câu: A đến mức/đến nỗi B (Chị ấy đẹp đến mức ai cũng phải khen); Thì ra (là).../Hóa ra (là)... Thì ra thế/ hóa ra thế (Chuyn này tưởng phức tạp, hóa ra hết sức đơn giản); trợ từ: ...nói chung ... nói riêng (Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng); tổ hợp từ: kể ra (thì).... (Chuyện gia đình, kể ra thì cũng khó nói); phân biệt cách dùng: bao nhiêu trong câu hỏi và bao nhiêu trong kiểu bao nhiêu cũng được.

Nội dung 89: ôn tập các mẫu câu: Trên (dưới, trong, ngoài...)... có ... (Trên sông có thuyền; trên trời có mây...); cách dùng thấy trước mệnh đề (Thấy cô ấy đến, tôi liền đi ra cửa); dĩ nhiên là, rồi ở cuối câu (Ông ta đã hứa như vậy, dĩ nhiên là hi vọng rồi!); phân biệt ... lại + động từ... và động từ + lại (Ngày mai, cô ta lại đến); cách dùng tận (bắt tận tay, nhìn tận mặt).

Nội dung 90: Ôn tập và phân biệt trong các cách dùng: mới, của trong các cách dùng; nhóm tính từ gồm hai yếu tố: tính từ + danh từ (nhanh trí, khéo tay, sáng dạ, trắng tay, bạc tóc); phân biệt hôm nọ, năm nọ, hôm nào; tổ hợp từ: có ích/ hại/cho/đối với...; cấu trúc Chủ ngữ + trót/ l/ thản nhiên + động từ, làm sao, làm thế nào mà + động từ + được.

2.2. Kỹ năng giao tiếp

2.2.1. Kỹ năng nghe:

a. Kỹ năng chung:

- Theo dõi và hiểu được các bài giảng hay thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều li nói khẩu ngữ có những yếu tố văn hóa hoặc những thuật ngữ không quen thuộc.

- Hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh luận (như các quy định, tài chính), thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết gần như của một nhà chuyên môn.

- Nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói bình thường.

b. Kỹ năng cụ thể:

Nghe hội thoại

Nghe được như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Nghe trình bày và hội thoại

Theo dõi được bài giảng chuyên ngành, thuyết trình có nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu hoặc không quen thuộc.

Nghe thông báo, hướng dẫn

Nghe được như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Nghe đài và xem truyền hình

Đạt trình độ nghe như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

2.2. Dạy học và phát triển các kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghe

a. Định hướng dạy học

Tập trung làm rõ vai trò của trọng âm và ngữ điệu:

- Luyện tập nhận diện và xác định thông tin cũ, thông tin mới bằng các phương tiện ngữ âm.

- Mỗi đơn vị thông tin đều có phần thông tin mới và thông tin cũ, phân tách bằng quãng ngắt (cũng có thể có thông tin cũ và thông tin mới đan cài vào nhau). Học viên cần được luyện để nhận ra sự tương thích của phát ngôn với mục đích giao tiếp, nhận ra thông tin cũ, thông tin mới.

- Các kiểu bài luyện ghe, bài tập đều được dựa trên một nguyên tắc nghe kết hợp với những kỹ năng khác, trước hết là sự kết hợp giữa nói và nghe.

b. Yêu cầu cần đạt được

Học viên có khả năng:

- Xác định được bộ phận nào của phát ngôn thể hiện chủ đề chính của phát ngôn, bộ phận nào là quan trọng nhất của thông báo.

- Xác định được thông tin nào là thông tin được giả định trước đối với điều được đưa ra trong văn bản.

- Xác định được thành tố nào là thành tố mà người nói chọn như là điểm xuất phát của thông báo.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện nghe để xác định tiêu điểm đánh dấu và tiêu điểm không đánh dấu

Về nguyên tắc giao tiếp, cái được đánh dấu và cái không được đánh dấu, bắt đầu từ những nội dung đã biết và nội dung mới. Tiêu điểm thông tin nằm ở cuối phát ngôn. Như vậy, trong các phát ngôn trung hòa, tiêu điểm của thông tin hướng đến phn cuối của phát ngôn.

Luyện nghe xác định tiêu điểm cho những mục đích tình cảm

Tiêu điểm thông tin được đánh dấu, được người nói sử dụng với những mục đích khác nhau.

Tiêu điểm biểu thị tình cảm mà người nói muốn biểu thị sẽ được nhấn mạnh.

Để xác định các tiêu điểm thông tin, người dạy có thể đưa cho người học một số câu/phát ngôn nhất định và yêu cầu họ vẽ mô hình ngữ điệu hoặc mô hình trọng âm hoặc cả hai. Ví dụ:

- Cậu rất thích ăn nem, phải không? (0010100) - câu hỏi.

- Tớ không ăn đâu! (0100) - câu phủ định.

- Nam cho Bắc làm với! (10010) - câu sai khiến, yêu cầu.

d. Kiểm chứng kết quả

Kiểm chứng qua những bài luyện và bài tập đánh giá khả năng nghe của học viên qua thc hành của họ và mc độ đạt được các yêu cầu phải đạt được của kỹ năng này.

e. Học liệu

Sử dụng các diễn ngôn nguyên gốc.

2.2.2. Kỹ năng đọc:

a. Kỹ năng chung

- Hiểu, lựa chọn và sử dụng có đánh giá, phản biện được hầu hết các loại văn bản, gồm các văn bản trừu tượng, có cấu trúc phức tạp, hay các tác phẩm văn học và các thể loại khác.

- Hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, các loại văn phong.

b. Kỹ năng cụ thể:

Đọc ly thông tin và lập luận

Có khả năng đọc lấy thông tin và lập luận như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Đọc tìm thông tin

Đạt trình độ đọc tìm thông tin như người Việt có trình độ học vn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Đọc thư từ, văn bản giao dịch

Đạt trình độ như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Đọc xử lý văn bản

Tóm tắt được thông tin từ các nguồn khác nhau, cùng với lập luận và dẫn chứng để trình bày lại được vấn đề một cách mạch lạc.

2.2.2. Kỹ năng đọc

a. Định hướng giảng dạy

- Luyện đọc xử lý văn bản, lấy thông tin và lập luận (luận cứ luận chứng), tóm tắt được thông tin từ các văn bản để có thể trình bày lại vấn đề một cách mạch lạc, có bình luận, phản biện.

- Luyện đọc tập trung và đọc mở rộng

- Luyện đọc từ toàn thể đến bộ phận hoặc từ bộ phận đến toàn thể (từ văn bản đến đoạn, hoặc từ đoạn đến toàn văn bản), theo trình tự xoáy trôn ốc (giảng dạy lại điều gì đó nhưng có những nội dung mới ở vòng sau).

- Luyện thành thạo những tiểu kỹ năng đọc quan trọng thường dùng, so sánh được những gì là tương đồng, khác biệt về mặt ngôn ngữ, nội dung trong văn bản đang đọc với vốn ngôn ngữ đã biết, đồng thời biết dựa vào ý chính của văn bản và ngữ cánh để đoán trước nội dung của đoạn, của câu hoặc từ ngữ không quen.

b. Yêu cầu cần đạt được

- Nhận biết được cấu trúc của bài, ý tưởng chính của bài, ý của các câu, ý từng đoạn, liên kết được nghĩa các đoạn, các nghĩa phân tán trong văn bản để hiểu toàn bài.

- Hiểu được lập luận, suy luận và hàm ý của cụm từ, câu, đoạn. Xác định được quan điểm, thái độ được diễn đạt ngầm ẩn. Đánh giá có phản biện được nội dung hoặc luận cứ, luận chứng của văn bản.

c. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện đọc hiểu, có phân tích, phê phán, đánh giá hầu hết các thloại văn bản, có cấu trúc và nội dung phức tạp, hiểu nội dung, thái độ, ý kiến được thể hiện bằng cách diễn đạt tế nhị, gián tiếp.

Luyện đọc nhiều loại văn bản dài, đặc biệt là các văn bản khoa học hoặc văn chương có cấu trúc phức tạp, thuộc các loại văn phong, nhận biết và hiểu những nét khác biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, suy luận, hàm ý (khẳng định, phủ định đánh giá tích cực, tiêu cực, chất vấn, nghi ngờ, bác bỏ...) của câu, đoạn và toàn văn bản, phát hiện và hiểu những thông tin, sự tình được diễn giải đồng nghĩa theo cách khác.

Luyện đọc nhận biết cấu trúc hình thức và cấu trúc nội dung các loại hình văn bản, thuộc nhiều phong cách khác nhau như bậc 5, xác định mục đích của thông tin hoặc lập luận trong một câu hoặc đoạn của văn bản, xác định những luận cứ, luận chứng có giá trị nhất ủng hộ ý tưởng chính của văn bản.

Luyện đọc, phát hiện ý tưởng chính của văn bản thông qua phát hiện mối liên hệ cấu trúc nội dung của văn bản: nguyên nhân - kết quả, so sánh tương đồng - đối lập, vấn đề - giải pháp, sự kiện - giải quyết, khả năng - thực tế ... Tóm tắt để trình bày lại nội dung của văn bản cùng với bình luận và/hoặc so sánh, thảo luận, phản biện.

Luyện đọc, hiểu, nhận biết và bình luận được thái độ, ý kiến của tác giả văn bản hoặc của nhân vật trong văn bản, phát hiện được trật tự, logic của sự kiện, của luận cứ, suy luận để có bình luận của người đọc.

Luyện đọc hiểu, nhận biết ý tưởng chính, mô hình tổ chức chính của văn bản, nhận biết thông tin được tổ chức như thế nào trong từng phần của văn bản, nhận ra những dấu hiệu tường minh, những quan hệ mở rộng trong văn bản và những chỉ dấu liên kết khác trong văn bản. Qua đó, tổng hợp, đánh giá toàn bộ thông tin có được từ văn bản để tóm tắt được nội dung văn bản.

Luyện cả đọc tập trung và đọc mở rộng các vấn đề nêu trên qua thảo luận theo nhóm và qua viết bài tóm tắt, bình luận, trả lời những câu hỏi trực tiếp, gián tiếp của giảng viên.

Luyện đọc hiểu, xử lý văn bản, tóm tắt được thông tin từ các nguồn khác nhau, thuộc nhiều văn phong và thể loại khác nhau, có luận cứ, luận chứng để trình bày lại được nội dung văn bản một cách mạch lạc.

d. Kiểm chứng kết quả

Lấy được thông tin, nội dung, trả lời được câu hỏi đặt ra của giảng viên hoặc viết lại được ý chính của bài, tóm tắt được các thông tin trong bài.

e. Học liệu

Ngoài các văn bản, thông tin trong học liệu cung cấp sẵn theo chủ đề giảng dạy của chương trình, giảng viên cần tự chọn thêm những văn bản thực (ngôn ngữ sống) trên báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm văn chương, bình luận chính trị xã hội... về đời sống, giáo dục, nghề nghiệp, xã hội, lịch sử, con người... (không hạn chế), làm đa dạng hóa nguồn văn bản đọc, nhưng phải bảo đảm:

- Phù hợp với mục đích và yêu cầu của học viên.

- Hấp dẫn, đa dạng.

2.2.3. Kỹ năng nói:

a. Kỹ năng chung:

- Sử dụng tốt các cấu trúc ngôn ngữ, hiểu ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đặc biệt.

- Giao tiếp rất dễ dàng và thay đổi lối nói được một cách tự nhiên như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

b. Kỹ năng cụ thể:

Mô tả các trải nghiệm Có khả năng mô tả rõ ràng, chi tiết, tự nhiên và trôi chảy, người nghe dễ hiểu và dễ nhớ.

Lập luận trong thảo luận

Có khả năng giải thích và bảo vệ ý kiến của mình trong cuộc thảo luận bằng cách đưa ra các giải thích, lập luận và ý kiến một cách thuyết phục.

Trình bày trước người nghe

Đạt trình độ trình bày như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Nói có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng nói có tương tác:

- Sử dụng được thành ngữ, các lối nói thông tục và hiểu các nghĩa bóng.

- Sử dụng được phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ) biểu thị tình thái để thể hiện những sắc thái ý nghĩa chính xác và hợp lý.

- Diễn đạt trôi chảy, linh hoạt như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Hội thoại

Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, thoải mái nói về cuộc sống cá nhân và xã hội, bao gồm cả biểu thị cảm xúc, nói bóng gió, nói vòng, đùa vui.

Giao dịch mua bán và dịch vụ

Giao dịch được như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Phỏng vn và trả lời phỏng vấn

Theo kịp được những cuộc đối thoại dài và tham gia với vai trò của người phỏng vấn hoặc được phỏng vấn một cách tự nhiên. Nói lưu loát như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Độ chuẩn xác của kỹ năng nói

+ Phát âm và độ lưu loát

- Có thể thay đổi ngữ điệu, thể hiện được các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Diễn đạt được ý mình một cách tự nhiên, liên tục, không ngập ngừng, trừ khi muốn lựa chọn từ ngữ, ví dụ hoặc chọn lời giải thích phù hợp nhất.

+ Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Phát âm chính xác, phù hợp; từ vựng rất rộng và dùng được nhiều cấu trúc ngữ pháp khó trong giao tiếp theo lối nói tự nhiên của người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

- Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt theo kiểu thành ngữ hoặc từ ngữ thông tục và phân biệt rõ được các cấp độ nghĩa.

- Cảm thụ được các tác động về mặt ngôn ngữ - xã hội và văn hóa - xã hội của người Việt.

- Hiểu rõ và nắm bắt được những khác biệt về mặt văn hóa - xã hội và ngôn ngữ - văn hóa của người Việt.

2.2.3. Kỹ năng nói

a. Định hướng dạy học

Tập trung luyện kỹ năng nói độc thoại mở rộng đhọc viên có đủ năng lực trình bày, diễn giải, thuyết minh về vấn đề quan tâm hay có nhiệm vụ hoặc mong muốn trình bày. Nói mở rộng là kể lại một câu chuyện; ngôn ngữ được dùng có cân nhắc cẩn thận (được chuẩn bị trước) và có thể có tính nghi thức rõ ràng. Bài nói mở rộng là những chuỗi ngôn ngữ phức tạp, dài, và có liên quan chặt chẽ với nhau.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Luyện kỹ năng diễn thuyết

Yêu cầu người học trình bày một bản báo cáo, một bài báo, một kế hoạch tiếp thị, một ý tưởng kinh doanh buôn bán, một bản thiết kế sản phẩm mới hoặc là một phương pháp, cách thức nghiên cứu vấn đề gì đó... Người dạy cần chú ý những quy tắc phát triển kỹ năng nói:

- Xác định rõ các tiêu chí của phần luyện tập.

- Tạo cuộc luyện tập phù hợp với các tiêu chí đó.

- Gợi ý một bài trình bày tối ưu.

Phát triển kỹ năng nói căn bản dựa trên sự phát triển hai thành tố chính là nội dungcách nói.

Luyện kỹ năng kể lại một câu chuyện dựa trên tranh ảnh có nội dung phức tạp

Yêu cầu học viên xem những bức tranh, bức ảnh, biểu, bảng... rồi nói lại. Miêu tả tranh, ảnh phải diễn đạt dài có thể kể thành một câu chuyện. Việc đưa bất kì một (bộ) tranh, ảnh nào cho người học phải yêu cầu nói trong một thời gian nhất định. Người học có thể phát triển từ vựng qua tranh, hoặc những yếu tố nối kết câu và khả năng nói trôi chảy. Khi muốn phát triển ngữ pháp hay những đặc điểm văn bản nào khác, vẫn có thể thực hiện bằng cách này.

Luyện kỹ năng kể lại một câu chuyện, một sự kiện thời sự

Người học được nghe hoặc đọc một câu chuyện hoặc một sự kiện thời sự và kể lại. Người học có nhiệm vụ biến đổi từ việc nghe hiểu một nguyên bản thành việc tạo lập một văn bản nói với những đặc điểm và quan hệ mang tính giao tiếp, có trọng âm, trôi chảy, và biết kết nối với người nghe.

Luyện kỹ năng dịch nói bậc cao

Yêu cầu dịch những văn bản dài. Học viên đọc văn bản viết bằng ngôn ngữ thứ nhất, sau đó dịch sang tiếng Việt. Những văn bản này có thể là một cuộc hội thoại, những hướng dẫn phát triển sản phẩm, bản tóm tắt một bộ phim, một vở kịch, một truyện ngắn, bảng hướng dẫn tìm một vị trí nào đó trên bản đồ.... Thuận lợi của việc luyện dịch là kiểm soát được nội dung văn bản, từ vựng, ngữ pháp và kết cấu văn bản.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Kỹ năng chung:

Viết được bài rõ ràng, bố cục logic, chặt chẽ, văn phong phù hợp, trôi chảy về nhiều lĩnh vực phức tạp, giúp người đọc nhận ra những điểm quan trọng trong bài một cách dễ dàng.

b. Kỹ năng cụ thể:

Viết luận

Viết được những bài miêu tả kinh nghiệm và những câu chuyện một cách rõ ràng, mạch lạc, ý phong phú, có văn phong phù hợp với thể loại đã lựa chọn.

Viết báo cáo và tiểu luận

- Viết được báo cáo và tiểu luận có cấu trúc hợp lý, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

- Viết được một cách rõ ràng, mạch lạc các báo cáo, bài báo hoặc tiểu luận phức tạp, nội dung phong phú hoặc đưa ra được những đánh giá sắc bén, những đề xuất, hay bình luận tác phẩm văn học.

Viết có tương tác

+ Mô tả chung về kỹ năng viết có tương tác

Đạt trình độ như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

+ Viết thư từ giao dịch

Đạt trình độ như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

+ Ghi chép, nhắn tin, điền biu mẫu

Đạt trình độ như người Việt có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Xử văn bản

Tóm tắt được thông tin từ các nguồn khác nhau, tổng kết lại và viết thành một bài thuyết trình có lập luận chặt chẽ, rõ ràng.

Độ chính xác về chính tả

Viết không có lỗi chính tả.

2.2.4. Kỹ năng viết

a. Định hưng dạy học

Luyện kỹ năng viết bài luận, báo cáo, để thể hiện quan điểm cá nhân, đánh giá một văn bản khác, hoặc thảo luận, phản biện, hoặc viết bài nghiên cứu.

b. Phương pháp phát triển kỹ năng

Phát triển kỹ năng viết luận

- Mục đích là tăng cường cho người học những kỹ năng sau:

Kỹ năng viết bài mô tả một địa điểm.

Kỹ năng viết câu chủ đề tập trung vào một ấn tượng mạnh.

Kỹ năng gây ấn tượng nổi bật bằng các chi tiết mô tả.

Kỹ năng tổ chức đoạn văn với sự sắp xếp theo không gian.

Kỹ năng liên kết bằng từ kết nối các đoạn miêu tả.

Kỹ năng miêu tả những địa điểm cụ thể trong bài viết của những người viết khác mà mình đọc được.

Kỹ năng mô tả bằng cách sử dụng thì quá khứ.

Kỹ năng sử dụng các cấu trúc câu chỉ vị trí.

- Phương pháp phát triển cụ thể:

Luyện kỹ năng viết về một nơi gây ấn tượng mạnh trong quá khứ.

Luyện kỹ năng viết tập trung vào một ấn tượng chủ đạo.

Luyện kỹ năng làm nổi bật ấn tượng chủ đạo bằng mô tả chi tiết.

Luyện kỹ năng tổ chức theo không gian.

Luyện kỹ năng liên kết bằng các từ nối dành cho thể loại mô tả.

Luyện kỹ năng sử dụng mệnh đề trạng ngữ chỉ không gian.

Luyện kỹ năng sử dụng mạng Internet để phát triển năng lc mô tả.

Luyện kỹ năng viết về một địa điểm gây ấn tượng mạnh trong hiện tại.

Phương pháp luyện kỹ năng viết báo cáo và tiểu luận

- Mục đích là tăng cường cho người học những kỹ năng sau:

Kỹ năng thể hiện quan điểm cá nhân khi viết tổng quan của luận văn.

Kỹ năng nhận xét nhiều văn bản mà họ đọc về cùng một chủ đề.

Kỹ năng viết bản thu hoạch cá nhân sau thời gian nghiên cứu.

Kỹ năng tổ chức một văn bản khoa học.

Kỹ năng viết dự thảo luận văn.

Kỹ năng đánh giá một luận văn.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin khoa học.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng nhận xét nhiều văn bản đã đọc về cùng một chủ đề.

Luyện kỹ năng viết báo cáo tiến độ công việc ...

Luyện kỹ năng tổ chức bài viết/ dự thảo luận văn.

Luyện kỹ năng viết bài, viết dự thảo luận văn.

Luyện kỹ năng đánh giá và tự đánh giá văn bản khoa học.

Luyện kỹ năng điều chỉnh bài viết, dự thảo luận văn.

Luyện kỹ năng hoàn thiện bài viết, dự thảo luận văn.

Đánh giá một văn bản

- Mục đích là tăng cường cho người học những kỹ năng sau:

Kỹ năng viết bài đánh giá một văn bản của người khác.

Kỹ năng đọc và nhận xét văn bản của người khác.

Kỹ năng tóm tắt văn bản đã đọc để nhận xét, bình luận.

Kỹ năng viết bài phê bình.

Kỹ năng xác định độc giả tiềm năng của bài viết.

Kỹ năng tìm hiểu và phát triển đề tài.

Kỹ năng tổ chức bài viết.

Kỹ năng viết dự thảo bài viết.

Kỹ năng thảo luận nhóm để đánh giá và phê bình văn bản.

Kỹ năng sửa đổi dự thảo bài viết.

Kỹ năng hoàn thiện bài viết.

Phân tích một văn bản tranh luận

- Mục đích là tăng cường cho người học những kỹ năng sau:

Kỹ năng nhận xét một văn bản tranh luận.

Kỹ năng thảo luận và ghi chép về các văn bản tranh luận.

Kỹ năng viết văn bản tranh luận.

Kỹ năng xác định độc giả tiềm năng.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin và phát triển chủ đề.

Kỹ năng tổ chức bài viết tranh luận.

Kỹ năng viết dự thảo, một bản thảo luận.

Kỹ năng thảo luận nhóm về bài viết tranh luận.

Kỹ năng chỉnh sửa văn bản sau thảo luận.

Kỹ năng hoàn thiện bài viết.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng đọc văn bản tranh luận.

Luyện kỹ năng thảo luận và ghi chép văn bản tranh luận.

Luyện kỹ năng nhận xét văn bản tranh luận.

Luyện kỹ năng xác định nhiệm vụ bài viết.

Luyện kỹ năng xác định độc giả tiềm năng.

Luyện kỹ năng tìm kiếm và phát triển chủ đề.

Luyện kỹ năng tổ chức bài viết.

Luyện kỹ năng viết một bản dự thảo để thảo luận.

Luyện kỹ năng thảo luận nhóm về văn bản tranh luận.

Luyện kỹ năng sửa đổi sau thảo luận.

Luyện kỹ năng hoàn thiện bài viết tranh luận.

Viết một bài nghiên cứu từ những nguồn thông tin khác nhau

- Mục đích là tăng cường cho người học những kỹ năng sau:

Kỹ năng xác định nhiệm vụ của bài nghiên cứu.

Kỹ năng tìm chủ đề và tập hợp tài liệu.

Kỹ năng xác định chủ đề ưa thích.

Kỹ năng tóm tắt một bài báo, bài nghiên cứu.

Kỹ năng viết một dự kiến nghiên cứu.

Kỹ năng tìm kiếm những thông tin cần thiết.

Kỹ năng xác định độc giả tiềm năng.

Kỹ năng tập trung vào những ý tưởng chính của người viết.

Kỹ năng viết đề cương.

Kỹ năng tổ chức bài nghiên cứu.

Kỹ năng viết một bản dự thảo để trao đổi trong nhóm.

Kỹ năng hoàn chỉnh bài viết.

- Phương pháp cụ thể:

Luyện kỹ năng tìm chủ đề và tập hợp tài liệu.

Luyện kỹ năng tóm tắt một bài báo, bài nghiên cứu.

Luyn kỹ năng xác định nhiệm vụ của bài nghiên cứu.

Luyện kỹ năng viết một dự kiến nghiên cứu.

Luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin cần thiết.

Luyện kỹ năng thu thập tư liệu và phỏng vấn.

Luyện kỹ năng xác định loại độc giả đọc bài của mình.

Luyện kỹ năng tập trung vào những ý tưởng chính.

Luyện kỹ năng viết đề cương.

Luyện kỹ năng tổ chức bài nghiên cứu.

Luyện kỹ năng viết một dự thảo bài nghiên cứu để thảo luận nhóm.

Luyện kỹ năng hoàn chỉnh bài nghiên cứu.

Phương pháp luyện kỹ năng viết thư từ giao dịch

Mục đích luyện kỹ năng viết thư từ giao dịch là tăng cường kỹ năng viết thư giới thiệu, đưa ra ý kiến ủng hộ cho một ứng viên tham gia dự tuyển một chương trình hoặc dự tuyển vào đại học, sau đại học. Học viên viết trình bày lời đánh giá và cung cấp bằng chứng, thông tin, giải thích một số điểm yếu hoặc chưa rõ trong hồ sơ của người được giới thiệu, đề cập khó khăn thuận lợi của ứng viên ... giúp người tuyển chọn trong việc ra quyết định.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.1. Phương pháp dạy kỹ năng ngôn ngữ

Các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết được giảng dạy riêng biệt hoặc được tích hợp tùy theo nhu cầu và mục đích học tập trong từng trường hợp cụ thể. Mặc dù được dạy thông qua các tiểu kỹ năng, các phương pháp cụ thể nhưng những kỹ năng này là những hoạt động tổng hợp... Tất cả mọi hình thức giao tiếp đều có vai trò là phương tiện để học ngôn ngữ, để khám phá những ý tưởng về cuộc sống và con người.

a. Phát triển kỹ năng nghe - nói của người học là rất quan trọng. Về hiệu quả của giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong cách nói năng, ứng đáp, người dạy nên chú ý vào việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp có hiệu quả khi tổ chức và phát triển ý tưởng cho người nghe, trong bối cảnh giao tiếp và ở thời điểm cụ thể. Cần dạy nghe - nói ngay từ đầu ở những bậc học thấp. Dù nói đơn giản, hay là kể một câu chuyện, trình bày một bài phát biểu, một báo cáo thuyết trình... tất cả đều là những cách tốt để phát triển kỹ năng nghe và nói.

b. Đọc là quá trình cần phải được kết nối với những kinh nghiệm của quá trình nói và nghe. Hướng dẫn đọc phải xem xét đến các nhu cầu chung của người học cũng như khả năng và ý muốn cá nhân của họ. cần tập trung vào khả năng hiểu, giải thích và ngữ cảnh trong văn bản; vì đó là những điều không tách rời nhau. Nên hỗ trợ cho việc đọc văn bản bằng lời giới thiệu, chú thích, đồ thị, hình ảnh, mục lục, phụ lục ....

Đọc to (thành lời) để phát triển năng lực phát âm, sử dụng ngữ điệu, khác với đọc thẩm để hiểu một văn bản. Việc đọc thm cần được người dạy hướng dẫn và có giới hạn thời gian. Người dạy phải xây dựng văn bản đọc thích hợp, rõ ràng và có ý nghĩa; có hướng dẫn đọc và quy định thời gian đọc. Hoạt động và các câu hỏi mở trong quá trình hướng dẫn đọc sẽ khuyến khích người học có phản hồi đa dạng, có tư duy phê phán và sáng tạo.

Việc can thiệp và hỗ trợ tốt của người dạy làm cho người học cảm thấy họ được giúp đỡ, là rất quan trọng. Trách nhiệm của người dạy là khuyến khích người học trải nghiệm những niềm vui, nỗi buồn và sự hài lòng... qua các truyện ngắn, tiểu thuyết (văn học), khuyến khích và tạo ra cách để mở rộng sự quan tâm của người học. Ngôn ngữ tự nhiên của một cuốn sách sẽ cung cấp việc sử dụng các mẫu câu và vốn từ vựng, giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Người dạy và người biên soạn học liệu có thể tổ chức bài dạy đọc hiểu trong đó có dùng các loại câu hỏi khác nhau liên quan đến những hiểu biết từ ngữ, cấu trúc văn bản, nội dung tiềm ẩn và thẩm định giá trị, so sánh, đánh giá.

c. Khả năng viết chủ yếu có được là do thực hành và viết thường xuyên. Viết là một quá trình phức tạp đan xen với suy nghĩ, cho phép người viết khám phá ý tưởng, hình dung và cụ thể hóa những ý tưởng. Mục đích cuối cùng của việc dạy viết là làm cho học viên có thể viết tiếng Việt một cách độc lập. Tuy nhiên, dạy viết không chỉ quan tâm đến văn bản được viết ra, mà đó còn là quá trình mà người học và người dạy hợp tác với nhau giúp tăng cường năng lực viết cho học viên.

Học viên có khả năng viết những câu chuyện và các văn bản tự truyện theo những mô hình văn bản mà họ đã tìm hiểu. Các mô hình đó không phải là mẫu có sẵn để họ bắt chước một cách máy móc, mà chỉ là những ví dụ để từ đó người học rút ra được bản chất, cấu trúc và nội dung của câu chuyện, được cung cấp và thảo luận trong một khoảng thời gian nhất định, để hiểu và sử dụng.

Người học cần dần dần tự đọc, tự thực hành chnh sửa văn bản của mình. Ban đầu, việc này cần được cộng tác, giúp đỡ từ giáo viên. Tiếp theo, người học có thể giúp đỡ lẫn nhau. Để chỉ ra sai sót cho người học, người dạy nên giới thiệu một tập hợp các quy ước mà tất cả mọi người phải tuân theo. Người biên soạn học liệu có thể đưa ra danh sách những thứ cần kiểm tra, dưới dạng như một phụ lục, để giới thiệu các quy ước chung đã được công nhận.

1.2. Phương pháp luyện tập

a. Luyện tập thảo luận: Sự tương tác nhóm giúp người học phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua sự đa dạng của các quan điểm và việc xem xét các giả thuyết khác nhau theo những quan điểm khác nhau. Thảo luận cũng có ích để phát triển kỹ năng đọc và viết: tăng cường việc hiểu các ý tưởng phức tạp trong khi đọc văn bản và tạo ra ý tưởng để viết những bài có tính tranh luận.

b. Luyện tập đóng vai: Với phương pháp này, học viên sẽ học qua quan sát và hành động. Phương pháp này giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và ngôn ngữ xã hội thông qua việc giải quyết vấn đề và giao tiếp. Đóng vai có thể được sử dụng hiệu quả sau khi đọc, Đó là lúc xây dựng ý tưởng vừa thu được từ việc đọc văn bản và thực hành viết hội thoại để thảo luận, phản biện.

c. Luyện tập hỏi - đáp: Quá trình đặt câu hỏi, thu thập thông tin về cấu trúc và cách sử dụng ngôn ngữ, phân tích văn bản và rút ra kết luận về mục đích của tác giả... có tác dụng khuyến khích người học tích cực tham gia vào các văn bản và thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

d. Luyện tập hợp tác học tập: Người học tập hợp theo từng nhóm nhỏ để học tập ngôn ngữ của nhau sẽ thu được nhiều kết quả hơn thông qua sự tương tác. Việc này giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên trong môi trường. Việc luyện đọc và viết văn bản cũng có thể hợp tác với nhau như vậy.

e. Luyện tập bằng tham gia các dự án: Trong công việc của một dự án, viết một luận văn ..., người học cũng phát triển cả bốn kỹ năng ngôn ngữ, mặc dù họ học tập một cách độc lập với giáo viên. Phương pháp này cũng cho phép người học sáng tạo và phát triển các kỹ năng nghiên cứu.

f. Luyện tập qua/ bằng trình bày: Trình bày bằng hình thức nói trong nhóm về những nhiệm vụ và công việc của cá nhân. Cách luyện tập này giúp học viên giao tiếp, trao đi với các bạn cùng học, giúp tăng cường sự tự tin và nâng cao kỹ năng nghe, nói.

2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Chuẩn bị cho người học thụ hưởng và sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ hơn là ghi nhớ nội dung kiến thức. Vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến hình thức kiểm tra, đánh giá kỹ năng ngôn ngữ.

2.1. Hình thức đánh giá

a. Đánh giá thường xuyên: Hình thức này được thực hiện liên tục trong suốt quá trình học tập thông qua bài tập về nhà, trả lời câu hỏi, bài kiểm tra trên lớp và thảo luận nhóm.Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên khuyến khích người học điều chỉnh nhận thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt của họ, giúp người dạy đánh giá kết quả học tập của học viên, mục tiêu của khóa học, và điều chỉnh việc dạy học của mình cho phù hợp. Người dạy phải cung cấp thông tin đánh giá cho người học một cách thường xuyên.

Đánh giá định kì: Đây là hình thức kiểm tra kết thúc học phần hoặc kì thi cuối cùng theo truyền thống, để đánh giá toàn diện toàn bộ khóa học, xác định người được kiểm tra đánh giá có trình độ phù hợp để học ở một lớp học, khóa học cao hơn hay học đại học bằng tiếng Việt hay không.

2.2. Yêu cầu ca kiểm tra, đánh giá.

Bảo đảm tính hiệu lực: đánh giá phải gắn chặt với mục tiêu của chương trình để đảm bảo tính hiệu lực về nội dung.

Bảo đảm độ tin cậy: Độ tin cậy có thể đạt được thông qua những thang điểm quy định rõ ràng.

Bảo đảm tính thực tiễn: Kiểm tra, đánh giá phải dễ dàng cho việc tổ chức và quản lý. Kiểm tra đánh giá có liên quan chặt chẽ đến việc giảng dạy, học tập và hướng tới mục tiêu của chương trình.

2.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá

Năng lực và kỹ năng của người học có thể được kiểm tra qua nhiều phương pháp đánh giá. Muốn lựa chọn một cách đánh giá thích hợp nhất, phải xem xét mục đích của cuộc đánh giá cụ thể, xem xét thời gian và nguồn lực sẵn có, xem xét độ tuổi và trình độ phát triển của người học. Kiểm tra, đánh giá có thể sử dụng cả phương pháp đánh giá khách quan lẫn phương pháp đánh giá chủ quan. Dưới đây là một số cách đánh giá và công cụ đánh giá thường được sử dụng:

a. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan:

Loại kiểm tra này, người học chọn câu trả lời cho một câu hỏi. Thời gian trả lời của thí sinh đối với mỗi câu hỏi ngắn, Chấm điểm nhanh chóng và khách quan. Kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách quan có thể dùng một số kỹ thuật sau: câu hỏi có nhiều lựa chọn, có hai lựa chọn, đề bài kiểm tra ghép nối, đề bài kiểm tra giải thích, điền vào chỗ trống, viết câu trả lời ngắn...

b. Kiểm tra tự luận

Kiểm tra viết bài luận yêu cầu thí sinh viết một bài hạn chế về độ dài, nội dung và tính chất của câu trả lời, hoặc có thể mở rộng, cho phép thí sinh tự do hơn trong khi viết bài. Kiểm tra Tluận thường đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và kỹ năng tư duy cao trong khi thực hiện. Các kỹ năng của người viết thể hiện trong kiểm tra tự luận như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp thông tin, kỹ năng trình bày...

c. Người học tự kiểm tra, đánh giá

Tự đánh giá: Người học tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và năng lực của mình theo các tiêu chuẩn và tiêu chí được xác định. Người học cũng có thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi để thể hiện thái độ và niềm tin vào bản thân. Đây cũng là một phần trong việc tự báo cáo của học viên.

Đánh giá đồng cấp: Cách kim tra, đánh giá này giúp phát triển, thúc đẩy việc hợp tác học tập giữa những người học với nhau thông qua những phản hồi về sản phẩm, nhiệm vụ của họ. Người học được yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn chấm điểm để đánh giá bạn đồng cấp. Đây là một kỹ thuật rất hữu ích trong những lớp lớn mà người dạy không thể chấm điểm tất cả các bài làm, sản phẩm của mọi học viên trong lớp. Cách kiểm tra, đánh giá này áp dụng tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa vùng sở tại để tránh xâm phạm quyền riêng tư của người học.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

Circular No. 28/2018/TT-BGDDTdated November 26, 2018 of the Ministry of Education And Training on promulgating Vietnamese language Curriculum for overseas Vietnamese

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on the amendments to the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

Pursuant to Government s Decree No. 32/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on amendments to the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

Pursuant to Government s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decision No. 14/QD-TTg dated January 14, 2017 of the Prime Minister on approval for the Scheme “Enhancing the teaching and learning of Vietnamese language for overseas Vietnamese”;

Pursuant to the Appraisal Record issued by the Council for appraisal of Vietnamese language curriculum for overseas Vietnamese on December 12, 2017;

At the request of Director of Department of Continuing Education

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on promulgating Vietnamese language curriculum for overseas Vietnamese.

Article 1.Promulgate together with this Circular a Vietnamese language curriculum for overseas Vietnamese.

Article 2.The Vietnamese language curriculum for overseas Vietnamese issued herewith applies to all educational institutions that teach Vietnamese for overseas Vietnamese with an aim to meet the Vietnamese learning needs of the overseas Vietnamese community.

Article 3.This Circular takes effect on January 11, 2019.

Article 4.The Chief officers, Director of Department of Continuing Education, the heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Directors of Departments of Education and Training, organizations and individuals participating in teaching Vietnamese for overseas Vietnamese shall implement this Circular./.

For the Minister

Deputy Minister

Nguyen Van Phuc 


VIETNAMESE LANGUAGE CURRICULUM

FOR OVERSEAS VIETNAMESE
(Issued together with Circular No. 28/2018/TT-BGDDT dated November 26, 2018 of the Minister of Education and Training)

I. OBJECTIVES

The Vietnamese language curriculum for overseas Vietnamese (hereinafter referred to as Curriculum) is designed to provide a basis for formulating, developing, and updating teaching materials and teaching, assessment of Vietnamese proficiency of overseas Vietnamese. The curriculum can also preserve and promote Vietnamese language and cultural identities of Vietnamese people, preserve and nationals’ sense of responsibility to their origin and toward homeland0}

II. DETAILED CURRICULUM

A. Curriculum Structure

The Curriculum is designed according to 3 levels, 6 stages in ascending order as follows: stage 1, stage 2, stage 3, stage 4, stage 5, and stage 6. Hours of study of each stage are 220 hours. Total hours of study of the Curriculum are 1320 hours. Each stage consists of a number of modules (group of units). Each module includes 4 units grouped by topic and a review, examination. Hours of study of each module varies depending on every topic. The Curriculum focuses on the practice of 4 skills, in which Speaking and Listening skills are more priority.

Level

Stage

Hours of study

Elementary

Stage 1

220h

Stage 2

220h

Intermediate

Stage 3

220h

Stage 4

220h

Advanced

Stage 5

220h

Stage 6

220h

Total hours of study

1320h

Teaching-learning duration of each stage shall not be expressed by weeks, months, or years but hours. Each training institution is given discretion as to choose 2 to 5 sessions a week, 3 to 5 hours a session.

B. Detailed Curriculum

STAGE 1

1.OBJECTIVES

Students will be able to understand and use familiar language structures, use basic vocabulary to communicate in specific situations, introduce self and others, concerning: their places, relatives, and friends. Students will be able to communicate basically.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General

Obtain basis knowledge and method to express personal information and specific needs

b. Phonetics:

-Have a good command of alphabet, sound name, letter name and how to write vowels, consonants and tone marks.

-Pronounce clearly and correct syllables

-Write correct spelling and write words when the speaker give dictation at a slow pace.

c. Vocabulary:

-Obtain basic vocabulary of single words in specific situations.

-Have low command of vocabulary

d. Grammar

Limited use of some simple grammatical and sentence structures learned

2.1. Corpus

Include two groups of topics: a topic within the scope of the individual and a topic within the scope of society. Main themes:1.Greeting and name; 2. Occupation; 3. Language and nationality; 4. Objects and materials; 5. People, characteristics and personality; 6. House and family; 7. Telling time; 8. Days of week, date, month; 9. Year, age, birthday; 10. Asking for directions and streets; 11. Locations, addresses; 12. Going to a restaurant; 13. Shopping; 14. Means of transport; 15. Making a phone call; 16. Hobbies.

a. Phonetics:

-Introduce the alphabet; vowels (16) and consonants (21); identify sounds (speech, transcription, spelling).

-Internal structure of syllable: initial consonant, rhyme, tone.

-Identify and correctly pronounce syllables with rhyme difficult to pronounce, rhyme with or without medial semivowel, for example: “đàn - đoàn, hàng - hoàng ..."

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:personal; family; places; time; goods; shopping; hobby; habit; transportation, travel; entertainment, tourism; weather and climate; building,...

c. Grammar:consists of module (M) M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 1:How to greet(Xin chào, tạm biệt, hẹn gặp lại...);How to use the word yes... (Vâng ạ, ừ, dạ, vâng...);The first and second person pronouns(Tôi, mình, ông, bà, anh, chị...);Ask and answer about name(Anh tên là gì? Tôi tên là ...).

Content 2:Ask and answer about occupation(Anh làm nghề gì? Tôi là…);Do you...? Question(Anh là bác sĩ phải không?)Usage of also, both(Tôi cũng là bác sĩ, chúng tôi đều là bác sĩ); Plural third person pronouns.

Content 3:“người” + country name, “tiếng” + country name(Người Việt, tiếng Anh…);Ask about nationality(Anh là người nước nào?);Question: Are you …?(Anh có phải là người Mĩ không?);Question Do you…? with verb(Anh có biết nói tiếng Anh không?).

Content 4:This is, that is... (Đây là cái nón);Common classifiers: cái, con, quyển, bức, tờ; Question: what?(Đây là cái gì?);Noun + this, that(This new hat!);Adjectives for things(To, nhỏ, mới, cũ...);Question: có … không with adjectives(Cái áo này có đẹp không?).

Content 5:Adjectives for people(Béo, gầy, xinh, xấu...);Question: how(How is she?); “rất, quá, lắm”(means “very, too”)(Chị ấy rất đẹp);“không + tính từ + lắm” (not very + adjective)(Chị ấy không đẹp lắm).

Content 6:How many and how much?(Nhà anh có mấy người?);Cardinal number 1-100; classifier: ngôi, tấm, tòa, con…(Tòa nhà này có bao nhiêu tầng?); “đã, đang, sẽ + Động từ” (how to use verb tenses)(Họ đang đi du lịch);“sẽ, sắp, định” (“will, be going to, intend”)((Năm sau, anh trai tôi sẽ đi Việt Nam).

Content 7:How to ask the time(Bây giờ là mấy giờ?);How to talk about time; Question with “when”(Bao giờ anh đi Việt Nam?);still(Anh ấy vẫn ở Hà Nội);tag questions(Anh vẫn ở Hà Nội chứ?).

Content 8:What is the day of week, month, date today?(Hôm nay là thứ mấy?);which date, month?(Ngày nào anh đi Sài Gòn?); …how long?(Anh sẽ/đã đi Sài Gòn bao lâu?); ….have…yet? (Anh đã làm bài tập chưa?).

Content 9:What year?(Anh sinh năm bao nhiêu?);how to ask date of birth(Sinh nhật của anh là ngày nào?); “mấy tuổi, mười mấy tuổi, bao nhiêu tuổi?” (means “how old”)(Cháu lên mấy tuổi?);Cardinal number; “Nếu…thì…” (how to tell age from year of birth)(Nếu anh sinh năm 1990 thì năm nay anh X tuổi rồi).

Content 10:How to ask for directions; Question with “where”?(Bà cho hỏi thăm, hồ Hoàn Kiếm ở đâu ạ?);vocabulary of directions(bên trái, rẽ phải, đối diện…) (Từ đây đến đó/đấy bao xa?);“Từ … đến …, A cách B, A cách đây ..” (means how far from A to B)(Nhà bạn cách trường bao xa?).

Content 11:How to ask address(Địa chỉ nhà anh thế nào?);How to ask phone number(Số điện thoại của anh bao nhiêu?);above, under, in front of, behind, inside, outside…(Trước ngân hàng là khách sạn);How to ask location(…ở chỗ nào?);Question with “which?”(Gần đây có ngân hàng nào không?).

Content 12:How to ask prices(Bao nhiêu tiền một cân cam?);How to bargain(Bán thế nào?);Question with “Can I…?”(Tôi có thể ngồi ở đây, được không?);Cardinal numbers 100 and above.

Content 13:How to order food(Cho tôi một bát phở không hành); …not only…but also... (Món ăn ở đây không những rẻ mà còn ngon); “những, các, tất cả, cả” (plural markers); “hãy…đi!” (express an imperative or suggestion)(Chị hãy về đi!).

Content 14:How to answer the phone(Công ty A xin nghe!);“vừa mới" (just)(Anh B vừa mới rời văn phòng);“vẫn, vẫn còn” (still)(Chị ấy vẫn còn trẻ); “một chút, một lát, một ít” (indicates a brief period of time)(Anh cầm máy chờ một chút!).

Content 15:Comparison: “bằng, như” (equatives), “hơn” (comparatives), “nhất” (superlatives)(Hôm nay nóng hơn hôm qua); “thích hơn” (like…more than…), “thích nhất” (like…the most)(Tôi thích phở gà hơn phở bò);“tuy…nhưng..., mặc dù…nhưng" (although…,…)(Tuy nhạc jazz hơi khó nghe nhưng tôi vẫn thích);“sao, vì sao, tại sao…” (why)(Vì sao anh thích bóng đá?).

2.2. Communication skills

2.2.1. Listening skills

a. General skills:

 Have ability to follow and process information which is spoken slowly.

b. Specific skills:

Listen to conversation

Comprehend short coversations, simple structures, which are spoken slowly and clearly basic personal topics such as: school, class and essential personal needs

Listen to announcements, instructions

Comprehend and follow short, simple instructions which as spoken slowly and clearly.

2.2. Teaching and developing skills

2.2.1. Listening skills

a. Teaching orientation

-Identify and comprehend information from utterances, dialogues, discourses, from which learners are able to practice language response.

-Through listening, comparing with the listening sources spoken correctly, step by step adjust and improve the pronunciation skills of learners.

-Distinguish the level of difficulty of listening audios, the teaching and training process for learners to ensure the step by step, from easy to difficult level.

-Have students practice basic and commonly used Listening sub-skills. At this level, dictation should be given priority in order for students to capture the sound-letter relationship (to develop Writing skills for learners).

-Practice listening to simple, recognizable and easily understood details at the corresponding level.

b. Requirements

-Listen and recognize information contained in words, phrases and utterances, dialogues or short discourses with simple structures, answer direct or indirect questions at the corresponding level.

-Listen, recognize and self-adjust their pronunciation ability in words, syllables, incomplete or inadequate phonetic phenomena and write relatively accurate corresponding audible sounds (letters-spelling), paying special attention to difficult tone marks and rhymes.

c. Skill development method

Practice listening to perfect pronunciation and dictation

-Listen and write down the heard words. Use the words learned or have appeared in learned dialogues, discourses.

-Listen and distinguish different sounds (or letters) in a homogeneous phonetic context (similar words, only different in that sound/letter), for example: bán, bắn; nghe, nga; loan, lan; tay, tai; vờn, vần ...

-Listen and distinguish different tones (tone marks) in a homogeneous phonetic context (similar words, only different in that tone mark), for example: làn, lán; là, lạ; hoán, hoàn; đấy, đậy; thai, thái...

Listening comprehension:

-Practice listening to recognize numerals (write down on the paper), such as writing the number of rooms, license plates of motorbikes, cards, phone numbers, time, etc.

-Practice listening by marking (mutiple-choice test) and by answering (question and answer) about simple personal information: name, age, ethnicity, nationality, occupation, study, hobbies, expectations, personal and personal relations, family, etc.

-Practice listening to short dialogues (1-2 sentences) containing simple information about activities in daily life, such as: announcements of vehicle schedule, price of good, dish name, bill of payment, timetable of vehicles, take-off and landing time of airplanes, rent, tuition notice, notice, job description.

d. Verification of results

-Verify the results of teaching activities through learners’ answers to questions in each form of practices in class.

-Verify the results through homework.

-It is possible to get information about learners’ performance through small tests that are usually given at the end of the class session or in the Review.

e. Materials

-Apart from discourses containing information in the materials available on teaching topics, you can choose to add authentic discourses (real language) to supplement and diversify the source of listening discourses, providing ensure that they are:

-Suitable for the learners’ purposes and needs.

-Attractive, diversified and fit with the corresponding level.

2.2.2. Reading skills

a. General skills

Comprehend very short and simple texts on learned topics such as: self, family, school, friends, etc.

b. Specific skills

Read to get information and reasoning

Comprehend simple and familiar texts or short descriptive texts, with accompanying illustrations.

Read to find information

Recognize personal names, familiar and basic words in simple and common announcements in daily communication situations.

Read texts, letters

-Comprehend short and simple messages.

-Comprehend and follow simple direction signs

Read and processing texts

Rewrite words and short texts presented in standard print.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

-Reading comprehension, mainly getting information from short texts.

-Practice important and common sub-skills of reading for students. At this level, first of all paying attention to the discovery, record of particular and specific details, have ability to compare and discover similarities, differences in language and content.

b. Requirements

Read, comprehend and find information in sentences, paragraphs, short texts, answer direct or indirect questions at the corresponding level.

c. Skill development method

-Practice reading phrases, sentences, links to convert from spelling code to phonetic code (spelling and reading sounds). Especially note difficult tone marks and rhymes.

-Practice reading sentences, sentence groups, short paragraphs, recognize meaningful words, phrases (by using appropriate language) and meaning of all sentences, meaning link of sentences to comprehend the text.

-Practice marking (taking) simple information about someone: name, age, ethnicity, nationality, occupation, study, hobbies, expectations, personal and personal relations, family.

-Practice taking simple information from short texts or texts about activities in daily life such as: announcements of vehicle schedule, price of good, menu in restaurant, bill of payment, booking of train, car, airplane, rent, tuition notice, notice, job description, etc.

-May expand reading topics to practice word recognition, vocabulary development.

-Practice reading aloud, reading silently to get information, answer questions or rewrite that information.

d. Verification of results

Learners must obtain information, content, answer questions or briefly record information in the lesson.

e. Materials

Apart from texts, information in the materials provided according to the topic of the course, it is possible to select authentic documents to supplement and diversify the source of reading texts, providing that they are:

-Suitable for the learners’ purposes and needs.

-Attractive, diversified and fit.

2.2.3. Speaking skills

a. General skills:

Communicate with slow speed. Ask and answer simple questions. Start conversions and give answers with simple statements within familiar scope and topics.

b. General skills:

Describe experiences

 Have ability to describe themselves, others, living places and works.

Presentation before listeners

Present short paragraphs prepared in advance.

Speak with interaction

-Communicate at a simple level, speak slowly.

-Ask and answer simple questions, speak and respond to short commands and familiar topics and areas.

Dialogues:

-Introduction, greeting in basic communication.

-Exchange simple information with interlocutor.

Trading and services

-Enter into transactions of goods and services simply.

-Use numbers to trade price, quantity, cost, time.

Give interview questions and answers:

Answer direct and simple questions in the interview, spoken slowly and clearly about personal information.

Accuracy of speaking skills

Pronunciation and fluency:

-pronounce tones in words and short sentences with slow speed.

-Use short, isolated sentences, mostly simple sentences with learned structures.

Social language:

-Use a few simple grammatical structures learned.

-Use the simplest and polite word groups and expressions of daily life (such as: greeting, introduction, invitation, thanks, sorry, etc.)

2.2.3. Speaking skills

a. Teaching orientation

Learners simply imitate words, phrases, sentences to develop pronuciation capacity; thereby developing vocabulary and grammar. In practice, mainly interested in pronunciation rather than focus on understanding meaning or ability to engage in interactive dialogues. The listening role is to train and accumulate to remember the short language sequences stimulated.

b. Skill development method

Practice speaking according to the sounds heard (simulated)

The goal is to enhance the accuracy of learner’s speech, paying more attention to pronunciation, especially difficult tones and rhymes. The practice corpus regularly focuses on specific phonetic criteria and compiled fromwordstosentences.Practice simple repetition, repeat a pair of words, a sentence or a question. This practice provides learners with new words and phrases.

Practice through machine

Practice through machine is mainly about simulating the sounds that are heard. This is a kind of speaking practice. This training task is to repeat a sentence from 8 to 12 hours. Practice through machine provides the basis for evaluating repetitive exercises as to pronunciation capacity and ability to create speech comprehensively for learners. Practice through machine requires students to create oral speech with the help of machine. The learners read aloud, repeat sentences, say words, answer questions.

2.2.4. Writing skills

a. General skills

Write short phrases and sentences about themselves and others about where they live and their work.

b. Specific skills:

Essay writing

Write simple phrases and sentences about themselves and others about where they live and work.

Write with interaction

Present or provide personal information in writing.

Write letters

Write, answer an email or a letter of several sentences, filling out tables, simple forms.

Take notes, text, fill out forms

Write and insert numbers, dates, personal names, nationality, address, age, birth, etc.

Processing texts

Write simple words or short texts.

Accuracy of spelling

-Write short familiar words, frequently used phrases, such as name of signboards or simple instructions, names of everyday objects.

-Write address, nationality and other personal information with correct spelling.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

Simulation writing practice for learners at the beginning level is to teach simple writing rules of letters, words and simple sentences.

b. Skill development method

Writing:Learners just look at some words and rewrite

Practice listening and choosing:Practice listening and choosing, combining dictation and printed text with some words deleted. The list of deleted words will be provided for the learners to choose and fill in the deleted place. To increase the difficulty, the list of available words may gradually not be provided anymore.

Practice writing with pictures, suggesting pictures:Write words that represent the content of the picture.

Practice completing forms:Fill in the name, address, phone number and other information (registration form, application, etc.).

Practice writing by converting numbers and abbreviations:Write numbers, for example hours of the day, days of the week, or work plan or fill in numbers in the blank.

Practice taking dictation:Write down a list of previously encountered words dictated by others, can also listen to and take a dictation.

Practice writing by choosing a correct word or sentence in many given words and sentences.(apply when practice reading to choose a correct sentence in many related sentences.).

Practice assembling international phonetic symbols with Vietnamese letters.If the learners have come familiar with the international phonetic symbols, they are provided with phonetic symbols and are required to write transcription using Vietnamese words.

 

STAGE 2

1.OBJECTIVES

Understand commonly used sentences and language structures, in relation to basic communication needs, such as: information about family, self, shopping, asking for directions, occupation. Have ability to exchange information about simple and familiar topics, simply describe self, surrounding environment and necessities.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General requirement

-There is a basic language to deal with known daily situations,

-Briefly express simple needs in daily life such as: personal information, habits, desires, hobbies, news exchange, etc.

b. Phonetics:

-Pronounce correctly, clearly types of syllables and tones.

-Identify differences and correctly pronounce p, t, k - m, n, ng.

-Clearly and correctly pronounce combinations of words, compound words, reduplicatives, etc.

-Relatively demonstrate accurate simple sentences, short utterances on topics of daily activities, personal information, habits, desires, hobbies, simple news exchange, etc.

-Write words with correct spelling by listening directly or by voice.

-Rewrite short sentences about common everyday topics learned.

c. Vocabulary:

-Have enough vocabulary to make everyday communication on topics and in familiar situations.

-Express basic communication needs and deal with simple needs.

-Master vocabulary enough to express daily specific needs

d. Grammar

-Use simple sentences, dependent phrases such as noun phrase, verb phrase, short phrases of ways to introduce themselves, others, work, place, certain possession, etc.

-Use some simple grammatical structures to express what they want to convey.

2.1. Corpus

Include two groups of themes: a topic within the scope of the individual and a topic within the scope of society. Main themes:17.Public places; 18. Means of transport; 19. City; 20. Shop; 21. School; 22. See a doctor; 23. At the hotel; 24. At the airline ticket office; 25. At the post office; 26. Weather; 27. Congratulations, visit; 28. At souvenir shop; 29. At the bank; 30. At the clothes shop; 31. At the cinema; 32. Describe people.

a. Phonetics:

-Distinguish short/long characteristics of vowels.

-The round lip of medial semivowel.

-Up/down lines of tones.

-Length of acute mark, underdot mark at the syllable which has coda (-p, -t, -c/ch).

-Spelling rules for initial consonant ng/ngh, c/k/q, g/gh.

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:personal; family; places; time; goods; shopping; hobby; habit; transportation, travel; entertainment, tourism; weather and climate; building, etc.

c. Grammar:consists of M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 16:“Nên, cần, phải” (“should”)(Khi mua hàng anh nên mặc cả); “cấm, đừng, không được”(“forbid, do not”)(Cấm hút thuốc);“khi…thì…” (“whenever”)(Khi anh muốn sang đường thi cần chú ý xe máy);“khi nào thì” (“when”)(Khi nào thì anh tới?).

Content 17:"Bằng” (“by”)(Tôi nên đi miền Nam bằng gì?);"hãy...đi!” (express a suggestion)(Hãy đi tàu hỏa đi!);"làm ơn, xin” (“please”)(Anh làm ơn dừng ở phía trước);“muốn” (“want”), “định”(“intend”)(Tôi muốn đi phố Nhà Thờ).

Content 18:“Những, các” (plural marker)(Những ngày Tết, phố phường Hà Nội luôn vắng người);“thường” (“often”), “luôn luôn” (“always”), “ít” (“few, little”), “nhiều” (“many, much”), “đông” (“crowded”), “vắng” (“empty”)(Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông người nhất);“ai cũng…” (“everyone”), “cái gì cũng…” (“everything”)(Ở thành phố cái gì cũng đắt).

Content 19:“Đã…bao giờ chưa” (“Have you ever….?”)(Anh đã uống cà phê ở đây bao giờ chưa?);“chắc là” (“must be”)(Món này chắc là ngon lắm!);“mà” (final particle)(Đây là quán nổi tiếng nhất Hà Nội mà!);“mà” (connective)(Quán mà chúng ta sẽ đến ở phố Quang Trung);“Tuy…nhưng…” (“Although…”)(Tuy là quán vỉa hè nhưng rất đông người).

Content 20:“Hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, …” (“dozens, hundreds, thousands of…”)(Ở trường đại học có hàng trăm sinh viên nước ngoài);“rộng, dài, cao, thấp” (“wide, long, high, short”)(Ngôi trường này rộng 30.000m2); “toàn thể, toàn bộ” (the wholeof something)(Ngày mai toàn thể sinh viên nghỉ học);“hay/hoặc” (“or”)(Bạn có thể học buổi sáng hoặc buổi chiều).

Content 21:“Bị, được” (to have, to get)(Mẹ tôi bị đau lưng);“sao - thế nào?" (“how”)(Anh bị làm sao?);“trông, thấy” (“look”)(Trông anh vẫn mệt đấy!);“nhờ…” (ask for something)(Nhờ bác sỹ kiểm tra cho tôi);“càng…càng” (“the…the…”with comparative adjectives), “…càng ngày càng…” (“more and more”)(ông tôi càng ngày càng khỏe hơn).

Content 22:“Có, còn” (“have, have..left”)(Khách sạn còn phòng không chị?);“trước, sau” (“in advance, later"); “trước khi, sau khi” (“before, after”)(Trước khi ra ngoài, xin gửi chìa khóa tại quầy lễ tân);“đã” (“first”)(Ăn cơm đã).

Content 23:“Mấy, vài” (“several, some, a few”)(Chúng tôi chỉ còn mấy nghìn đồng thôi);“nhớ + Đ” (remember to do something)(Anh nhớ đến sân bay trước 12 giờ nhé);“ngoài, ngoài ra” (“except, besides”)(Ngoài hành lý gửi, anh có thể xách tay 7kg);“chỉ…thôi” (“only”)(Tôi chỉ có một con thôi).

Content 24:“Gửi, chuyển, đưa” (“send, forward, transfer”)(Tôi muốn gửi tấm bưu thiếp này đi Mỹ);“ra, vào, lên, xuống” (“go out, come in, go up, go down”)(Anh đi lên tầng 2 nhé);“giúp, hộ, giùm” (for someone)(Chị đóng gói giúp tôi nhé);“cả…lẫn” (“both”)(Cả phí vận chuyển lẫn tem là 100.000 đồng).

Content 25:“vừa…vừa…” (“both…and…”)(Mùa hè vừa nóng vừa ẩm);“sắp…chưa?” (“be about to…yet?”)(Hoa phượng sắp nở chưa?);"hình như…thì phải” (“it seems that”)(Hình như trời sắp mưa thì phải);“vì…nên” (“because…”)(Vì thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên thời tiết Việt Nam nóng và ẩm);“sở dĩ…là vì…” (“if…, it is because…”)

Content 26:“Gửi lời…tới…;” (“give my best regards to…”) chúc, chúc mừng” (“to congratulate, to wish”)(Xin gửi tới anh chị lời chúc mừng hạnh phúc);“thế nào…cũng” (“be sure to do something”)(Tôi thế nào cũng đến tham dự lễ cưới của anh chứ!);“xin, xin phép” (polite asking for permission)(Xin phép nâng cốc chúc sức khỏe mọi người).

Content 27:Verb + “xong” (“finished”)(Họ đã làm xong bài tập);Verb + “ngay” (“immediately”)(Tôi sẽ đi ngay);“không + …cũng không + …” (“neither…nor…”)(Anh ấy không uống bia, cũng không hút thuốc lá).

Content 28:“Từng, mỗi” (“every”)(Lãi suất mỗi tháng bao nhiêu?);“có…mới…” (“must…to do something”)0}(Anh có đăng kí dịch vụ này mới có thể rút tiền ở nước ngoài được);“kẻo, nếu không thì…” (“or else, otherwise”)(Anh chú ý giữ thẻ ngân hàng cẩn thận kẻo bị mất);“giá…thì…” (“if…then…”)(Giá đến sớm 5 phút thì tôi không bị nhỡ tàu).

Content 29:“Thử…xem…” (try to see if something is suitable)(Chị mặc thử chiếc áo này xem!);“không…đâu, có…đâu” (“no, not…”)(Tôi không nói thách đâu!);“Vì thế, vì vậy, cho nên…” (“therefore, thus”)(Hôm nay là chủ nhật, vì vậy cửa hàng nào cũng đông người);“hễ…là…” (“if, whenever”)(Hễ có ngày nghỉ là họ đi du lịch).

Content 30:“Nhau” (“together”), “lẫn nhau” (“each other”), “cho nhau” (“one another”)(Hôm nay cả lớp tôi rủ nhau đi xem phim);“mời, rủ, đề nghị, yêu cầu” (“invite, suggest, request”)(Đề nghị mọi người xếp hàng vào phòng chiếu);“trở nên, trở thành” (“become”)(Sau khi tham gia phim này, chị ấy đã trở nên nổi tiếng);“do....” + Verb (by)(Vài nữ chính do Hồng Ánh đóng đấy!).

2.2. Communication skills

2.2.1. Listening skills

a. General skills

-Understand information and reply by performing a specific request after listening to a clear and slow utterance.

-Understand simple phrases and sentences related to basic information about individuals and family, shopping information, local geography, jobs, etc. when the speaker expresses clearly and slowly.

b. Specific skills:

Listen to conversation

Listen and identify the topic of the discussion spoken slowly and clearly.

Listen to presentation and conversation

Initially understand the main content of short and simple talks.

Listen to announcements, instructions

-Capture key points in short and simple announcements.

-Understand simple instructions

2.2. Teaching and developing skills

2.2.2. Listening skills

a. Teaching orientation

-Practice listening to identify and understand information from short spoken or reading texts, with the level of difficulty suitable for steps to implement teaching orentation from easy to difficult level.

-Listening practice helps learners adjust and improve their pronunciation by comparing discourses (live or recording) emitted with the correct voice.

-Ensure that learners can understand the sound-letter correlation through basic sub-skills of learning (such as: dictation, listening-writing, listening-filling words, etc.) to support learners to develop their listening ability to listen and write.

b. Requirements

-Identify information in speech, conversation or discourses with moderate number of vocabulary, simple structures which have been expanded; answer direct or indirect questions at the corresponding level.

-Recognize and adjust the pronunciation of dissyllabic words, incomplete tones; relatively accurately write simple phrases and statements.

c. Skill development method

Practice listening to perfect pronunciation and spelling

-Listen and write simple phrases, sentences, utterances by using the phrases which have been learned or appeared in the conversations learned.

-Listen and fill in the blanks common words and phrases, especially words and phrases in interrogative utterances (such as:“Người nước nào?” (From which country?) “Mấy giờ rồi?” (What time is it?) “Bằng phương tiện gì?" (By which mean…?)

- Listen and write the content of a short discourse: a conversation between two people, a paragraph, a story, an event, etc.

Listening comprehension:

-Practice listening to identify through description, comparing on the basis of similarities and differences between objects to determine the object to be found on the basis of the differences heard. For example: selecting objects, pictures, portraits of a certain character, etc.

-Practice listening through marking or true/false answers with simple information about someone: name, age, ethnicity, nationality, occupation, study, hobbies, expectations, personal and personal relations, family, etc.

-Practice listening in the form of listening and acting according to the requirements of listening content,

-Practice listening to the contents of short languages containing information related to daily life such as: announcements of vehicle schedule, price of good, dish name, bill of payment, timetable of vehicles, take-off and landing time of airplanes, rent, tuition notice, notice, job description, etc.

-Practice listening directions, destinations, direction guidance through short conversations between two people.

d. Verification of results

-Verify the results of teaching and learning activities through learners’ answers to questions in each form of practices in class.

-Verify the results of learners through homework.

-It is possible to get information about learners’ performance through small tests that are usually given at the end of the class session or in the Review.

e. Materials

-Discourses containing information in the materials, daily life language to supplement and diversify the source of listening discourses, providing ensure that they are:

-Suitable for the learners’ purposes and needs.

-Attractive, diversified and fit with the corresponding level.

2.2.2. Reading skills

a. General skills:

Read and comprehend short and simple texts about familiar and specific topics, have ability to use common words in work or daily life

b. Specific skills:

Read to get information and reasoning

Identify specific information in simple documents such as letters, advertisements and short articles describing the event.

Read to find information

-Find specific, easily identifiable information in common simple documents such as advertisement, menus, reference lists and timetables, etc.

-Identify specific information in the lists and find the information you need to find (for example: find the phone number of a certain type of service in the directory).

-Understand common signs, announcements in public, or at the workplace.

Read letters, transaction documents

-Understand short, basic and simple personal letters and electronic texts on familiar topics.

-Understand the rules expressed in simple language.

-Understand simple instructions on using devices in daily life

Read and process texts

-Recognize and rewrite words and phrases or short sentences from a text.

-Rewrite short texts presented in printed or handwritten form.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

-Practice reading to get information from selected short texts with appropriate difficulty level

-Practice intensive and extensive reading.

-Practice common sub-skills of reading:

+ Capture main ideas of texts, paragraphs.

+ Discover and note specific and particular details.

+ Detect and mark places needed to be or can be deduced.

+ Know how to compare what is similar, different in terms of language, content in reading text with known language.

+ Know how to predict the content of paragraphs, sentences or unfamiliar words based on the main idea of texts and context.

b. Requirements

Read, comprehend and find information in sentences, paragraphs of short texts corresponding to level 2, have ability to use common words in work or daily life to answer direct or indirect questions at the corresponding level.

c. Skill development method

-Practice reading, comprehending and identifying specific information on the lists (phone numbers in directory, prices of things to buy, find addresses on the Internet, timetable).

-Practice reading and comprehending sentences, groups of sentences, short texts (traffic instructions, advertisements, road signs, offices), recognizing the meaning of the whole sentence, meaning link to comprehend the paragraph.

-Practice reading short texts, getting information about activities in daily life such as: instructions in prescription, travel schedule, booking train and air tickets, announcing prices and renting terms, renting of hotel, etc.

-Practice reading short texts, understand the main ideas of documents such as: hotel room rules, short emails with content of greetings, announcements, job description, etc.

-Practice reading and understand sentences, information linkage between sentences to understand paragraphs or short texts.

-Practice skills to practice word recognition, vocabulary development through extensive reading.

-Practice reading and processing texts through writing sentences from texts, write short summary to answer and note personal activity timetable

d. Verification of results

Learners must obtain information, content, answer questions or briefly record information in the lesson.

e. Materials

Apart from texts, information in the materials provided according to the topic of the course, it is possible to select authentic documents to supplement and diversify the source of reading texts, providing that they are:

-Suitable for the learners’ purposes and needs.

-Attractive, diversified and fit.

2.2.3. Speaking skills

a. General skills:

-Communicate easily and acceptably, in specific contexts and short conversations (with the help of others if necessary).

-Run simple exchanges without trying to much.

-Ask and answer questions, exchange ideas and information on familiar topics in daily activities.

-Simple communication at work.

-Deal with short conversations, keep the conversation in their own way.

b. Specific skills:

Describe personal experiences

-Know how to describe family, living conditions, education level, work.

-Know how to describe daily life activities such as describing people, places, jobs, etc.

-Know the description of plans, daily routines, past activities, hobbies and personal experience.

Arguments in discussion

-Identify the topic of the discussion that they attend.

-Make and respond to suggestions.

-Express agreement and disagreement.

-Simply discuss practical daily issues when being heard directly, slowly and clearly.

-Dicuss things to do and do these things.

Presentation before listeners

-Briefly present information prepared in advance on a daily familiar topic or reason and brief explanation for their views, plans and actions.

-Answer direct questions.

Speak with interaction

-Have ability to communicate, communicate simple and familiar issues related to work and daily life.

-Have ability to communicate easily in short conversations in defined communication situations.

Dialogues:

-Deal with short social communication.

-Use polite and simple way of greetings.

-Offer and respond to invitation, offer, apology, thanks.

-Say what they like and do not like.

-Practice in short conversations in familiar situations, about topics that interest them.

Trading and services

-Request good and service supply daily such as travel, accommodation, dining, shopping.

-Have ability to get basic information about goods and services at stores, banks, etc.

-Have ability to request information and understand information related to numbers, weight and prices for goods and services.

-Deal with communication situations about accommodation, dining, entertainment and shopping ... when traveling.

Give and answer interview questions:

-Have ability to answer interview questions and affirm their views in a simple way.

-Have ability to make interviewers understand themselves and exchange ideas and information on familiar topics.

Accuracy of speaking skills

+ Pronunciation and fluency:

-The pronunciation is clear, relatively correct with tones when using short sentences, but sometimes the speaker still has to ask them to say again.

-Have ability to make the interlocutor understand their meaning by adding small details, though hesitant, shorter idea and difficult to find ways to express.

+ Social language compatibility

-Use many simple grammatical structures learned.

-Use some polite ways with words“xin, vâng, dạ, ạ, etc.” (yes, please)

-Use some appropriate expressions in everyday communication topics.

-Have ability to communicate in accordance with simple situations in family, class, ordinary work.

2.2.3. Speaking skills:

a. Teaching orientation

Focus on practicing the sub-skills to develop speaking ability. Each sub-skill must be practiced by specific methods

b. Skill development method

Practice intensive speaking

-Ask learners to generate a short string of words, expressing the ability to combine phonetics, grammar, vocabulary and semantics to be able to answer questions, know how to coordinate with the interlocutor at the minimum level.

-Ask students to practice direct answer exercises, read out loud full sentences and conversations, picture-based exercises to say simple sentence sequences and translate simple sentences.

-Specific methods for developing intensive speaking skills include:

+ Direct answering practice:raise a specific grammatical form, ask transformation into a sentence. This method requires learners to create grammatically correct sentences.

+ Reading aloud:The reading aloud is useful for the ability to create words in a comprehensive way.

-Practice listening to tapes to help learners identify and speak correctly sounds, stress, tone, intonation. They can also use some simple practice methods, reading a short text like:

-Read a conversation built like a script with a number of different readers.

-Read the information in tables.

Practice speaking complete sentences, conversations and questionnaires:

-Request to complete a conversation session (turns) that has been omitted, after listening and understanding the main ideas of the conversation.

-Can replace the above-mentioned filling form with "oral questionnaire". Learners are required to answer with basic information in the form of speaking or writing or combining both speaking and writing.

Practice speaking according to suggested pictures, photos

-Practice speaking according to attached pictures, photos to stimulate intensive speaking activities. The pictures, photos suggest learners to describe these pictures.

-Talking about pictures and photos should be concerned with the use of grammar, vocabulary, coherence, fluency, pronunciation of the speaker.

Practice speaking in pairs

Each pair of learners is provided with a set of pictures, photos including four pictures numbered from 1 to 4. The pictures or photos are basically the same, only different in some details. A learner describes 1 out of 4 pictures, with a few words or a few sentences. The second learner must determine which picture is depicted.

Practice speaking through translation

Ask learners to translate immediately the required language items. Translation can be done in written form.

Practice answering questions

Practicing answering questions helps learners to increase their creativity with long speeches to meet the requirements of the question.

2.2.4. Writing skills

a. General skills:

Writing clauses, single sentences are linked by conjunctions like: “và, nhưng, vì... ” (and, but, because…)b. Specific skills:

Essay writing

-Write a simple phrases or sentences about themselves and their family, about their living conditions, their current learning process or their most recent job.

-Write a brief biography of someone.

Write with interaction

Write short notes, use forms on issues in their areas of ​​interest.

+ Write letters

Write a simple personal letter to give thanks or apology.

+ Take notes, text, fill out forms

-Write a short, simple message.

-Write short, simple notes related to issues of interest.

Process texts

-Select and rewrite important words, paragraphs or short sentences into a moderate paragraph, according to their ability and experience.

-Rewrite short texts presented in printed or handwritten form.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

Practice vocabulary - grammar to demonstrate learners ability to combine or use words correctly.

b. Skill development method

Dictation

-Taking dictation is practicing the interaction between spoken and written words. Learners must listen continuously during dictation process and write correct spelling and punctuation marks of a paragraph or many paragraphs. This method is a kind of intensive writing skills.

-Listening - writing. The passage is read at a normal pace, afterwards, the learners are asked to rewrite the passage they have heard and remembered. Some key words can be given in the paragraph to suggest the learner to complete the text.

In both cases, taking dictation and listening-writing are considered a deep concentration process. Learners must absorb the content of the text, remember some phrases or vocabulary units as key words, and then recreate the story with their own words and phrases.

Practice in the form of grammatical transformation

This method is to practice grammar skills. Some types of practice to be taken account:

Change the method of expressing time of a paragraph.

Convert questions.

Replace interrogative sentences with narrative sentences.

Link the two sentences into one sentence.

Change direct sentences into indirect sentences.

Change active sentences into passive sentences.

Practice writing based on pictures and photos

This method includes the following specific forms:

-Write short sentences through pictures and photos:Pictures, photos are designed to reflect a few actions. Ask students to write a short sentence about action, character, etc.

-Description of pictures and photos:depicting pictures and photos, including using prepositions to indicate appropriate space.

-Describe according to the order of some pictures, photos:A set of 3 to 6 successive pictures, describing a story that can stimulate learners to create a written text. These pictures, photos should be simple and non-ambiguous. If a writing text uses correct grammar, it is satisfactory.

Practice writing to develop vocabulary.

This method focuses on selecting words, matching words in blanks, re-ordering words in sentences, using particles. At stage 2, learners are able to answer short questions. In this level, learners may be asked to create coherent texts. Word choice is also a link in the chain of writing practice at this level.

Practice writing by arranging words in the right order.

This method often re-arranges a series of chaotic words into a correct sentence.

Practice writing through sentence completion and short answers

The short answer practice is a combination of reading and writing. These exercises can be arranged from simple to more complex.

Write letters

This method includes specific activities such as:

-Practice principles of writing letters.

-Practice skills to format a letter in general.

-Practice writing the greeting in the introduction of a letter.

-Practice writing the main content in the body of a letter.

-Practice writing the closing of a letter.

 

STAGE 3

1.OBJECTIVES

Understand the main ideas of a clear, standard paragraph or speech on familiar topics about work, school, and entertainment. Have ability to deal with most situations, write simple paragraphs related to familiar or interested topics. Describe the experiences, events, desires, and briefly present reasons, explain their ideas and plans.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General requirement:

-Have enough words to describe unexpected situations, beyond intention.

-Have enough vocabulary to explain clearly and express their own thoughts about key and important points, in abstract or cultural issues (such as music, cinema, etc.)

-Have enough vocabulary to express their own desires, though sometimes feel unconfident or have a wordy expression (due to limited vocabulary) on topics such as family , hobbies, passion, work, travel, ongoing events

b. Phonetics:

-Clearly and correctly pronounce words, tones, distinguish difficult consonants, vowels (such as diphthongs, rhyme with medial semivowels, vowels [short/long], variations of coda [-ng / -nh, -c / -ch]. Understand and correctly express the spelling of words.

-Expressing phonetics audibly and easily to understand long sentences, complex sentences, but sometimes there are mistakes about pronunciation, especially in tone, stress (in compound words, phrases).

-Can rewrite relatively a full and accurate paragraph, a conversation with 5-6 turns of words, a short story or a speech with familiar content about 100-150 words.

c. Vocabulary:

-Have enough vocabulary to express topics related to themselves such as: family, habits, hobbies, work, daily life, and ongoing events, etc.

-Have ability to master vocabulary at elementary level.

d. Grammar:

-Communicate quite correctly in familiar contexts.

-Have ability to control grammar well, express clearly what they want to convey.

-Use quite exactly the types of sentences commonly used in relation to familiar situations.

2.1. Corpus

Include three groups of topics: a group of topics within the scope of individuals, a group of topics within the scope of society and a group of topics belonging to the scope of work, occupation. Main themes:33.Visit; 34. Teaching and learning Vietnamese abroad; 35. Overseas Vietnamese; 36. Making friends with Vietnamese people everywhere; 37. Vietnamese wedding; 38. Market and commercial center; 39. Visiting craft villages; 40. Visit the museum; 41. Service for overseas Vietnamese; 42. Rent a house; 43. Family life; 44. Entertainment; 45. Business career; 46. ​​Telecommunications and Internet; 47. Renovation in Vietnam; 48. Write a letter.

a. Phonetics:

-The change of tone in spoken words.

-Stress in coordinated compounds.

-Stress in subordinated compounds.

-Variants of coda [- ng / -nh, - c / -ch] in their pronunciation and spelling.

-Acute mark, underdot mark at the syllable which has coda (-p, -t, -c/-ch).

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:Work; Study; Service; Climate; Traffic; City; Countryside; Geography; Regions; Environment...

c. Grammar:consists of M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 31:Adjective + “ra/lên/đi/lại” (“get, become” + Adjective)(Dạo này, chị ấy có vẻ béo ra);Verb + “ra/được/thấy”(emphasize the result of action) (Anh ấy vừa tìm được việc làm mới);tận, tận nơi, tận tay… (in person...)(Tôi sẽ đưa thư của anh tới tận tay ông ấy);“gọi là” (“so-called”)(Cháu có chút quà gọi là để biếu hai bác...).

Content 32:Verb “khuyên, bảo, sai, nhắc, dặn, nhắn…” (“advise, tell, order, remind, say, inform,…”)(Bố tôi khuyên tôi nên thi vào trường đại học Y);“đa số/hầu hết" (“most”)(Đa số học sinh trung học đều thi đại học);"không chỉ…mà còn/mà cả…” (“not only…but also…”)(Không chỉ học sinh mà cả bố mẹ cũng lo lắng cho kỳ thi);“thậm chí/ngay cả” (“even”)(Ngay cả tôi còn không biết sau này mình sẽ làm việc gì);"đấy” at the end of the sentence(Họ là người Việt đấy!).

Content 33:“tự…lấy” (on one’s own)(Ở Mỹ nhiều sinh viên phải tự kiếm tiền trả học phí lấy);“được/cũng được/thôi được” (express an implicit permission or temporary acceptance); “thì” (“then”, emphasized meaning); time expressions: “hôm, ngày” (day), “ban, buổi…” (sessions of a day)(Ban ngày thì đi học, buổi tối thì đi bar);“nhỉ/nhé” (“isn’t it?, ok?” (final particle))(Sinh viên Tây cũng vất vả nhỉ!).

Content 24:“Hóa ra là, thành ra là…” (“turn out, become”)(Tôi nghiên cứu về Việt Nam thành ra là thích đi bảo tàng);“có…đâu!” (emphasize negative meaning)(Trước khi sang đây, tôi có biết gì về Việt Nam đâu!);“hẳn, hẳn là" (‘must, ought to”); “vốn, vốn là…” (“formerly, previously…”)(Tôi vốn không thích lịch sử);“nào là…, nào là…” (“such as”)(Hà Nội có nhiều bảo tàng lắm, nào là bảo tàng lịch sử, nào là bảo tàng phụ nữ…);“nghe nói” (“heard, reportedly”)(Tôi nghe nói nhiều về bảo tàng Dân tộc học).

Content 35:“Chẳng lẽ… hay sao?” (it is possible…?)(Chẳng lẽ mẹ chồng không thể đón con dâu hay sao?);“tùy” (“depend”)(Số lượng quà cưới tùy vào mỗi gia đình);general verbs; indirect address; "A chứ không B” (A but not B)(Hầu hết phụ nữ sau khi kết hôn vẫn đi làm chứ không ở nhà nội trợ);“…chứ!” (particle used in tag questions with emphatic affirmative implication)(Họ sẽ mời cậu đến đám cưới chứ!).

Content 36:“Không ai…không…” (“everyone”)(Ở Việt Nam, không ai không biết đến hồ Hoàn Kiếm);“chỉ, mỗi, có” (“only”) + number(Thị trấn này có mỗi một cái chợ);“những đã” + number; “hồi” (used to determine a period)(Hồi nhỏ, tôi thường được bố đưa đến chơi ở nởi này);“bao nhiêu cũng được” (“anything/any amount”)(muốn mua bao nhiêu cũng được);comparative idioms(Nhờ vào kinh tế phát triển, trung tâm thương mại mọc lên như nấm).

Content 37:"Coi…như/là…” (‘consider…as”)(Chị ấy coi ông ấy như là bố);“không" + verb/adjective + “mấy” (not very + adjective, not + verb + much)(Tôi không biết mấy về đồ thủ công mỹ nghệ);general adjectives(Những sản phẩm được trưng bày gọn gàng, đẹp mắt trên giá);“trông/thấy/nhìn/quan sát/theo dõi/chứng kiến” (“look, see/ observe/watch/witness”)(Tôi đã tận mắt chứng kiến cách làm một sản phẩm gốm);“thà…còn hơn” (“would rather…than”)(Họ thà chết đói còn hơn phải bỏ nghề).

Content 38:“E, ngại, lo, sợ là/rằng” (“afraid, worry, fear that”)(Anh chưa quen món ăn đường phố, tôi sợ là anh sẽ bị đau bụng thôi);“chừng nào A thì B” (“so long as A, B”); “không xuể/không nổi” (cannot do something)(Anh gọi đồ ăn nhiều quá, tôi ăn không xuể);“đến nỗi/đến mức” (“so…that…, such…that…”)(Tôi no đến mức không đứng lên được rồi).

Content 39:“Hẳn/hẳn là” (“must be”)(Hẳn là dịch vụ cho Tây thì phải đắt rồi);“nào…nấy/ấy” (something….that thing…)(Anh thuê xe nào tôi tính tiền xe nấy);“ở đâu…ở đấy” (where…there)(Chỗ của anh ở đâu thì ngồi ở đấy);Noun + “nào cũng được” (“any…is fine”); “miễn là” (“as long as”)(Món nào cũng được, miễn là ngon).

Content 40:“Vay, mượn” (“borrow”), “nhận" (“receive”), “lấy” (“take”), “mang” (“bring”), “đưa” (“give”)(Mùa này, đi đâu chị nhớ mang áo mưa nhé!);“thà…còn hơn” (“would rather…than”)(Thà tốn chút tiền điện còn hơn chịu cái nóng ở Việt Nam);“hơn” (“more than”), “non, gần” (“a little less than, nearly”)(Tiền đặt cọc chỉ non nửa tiền thuê nhà);“vừa…đã..." (“scarcely”)(Nhà này vừa dọn đi nhà kia đã đến hỏi thuê rồi).

Content 41:"Chiều chiều, sáng sáng, đâu đâu, ai ai…” (every afternoon, every morning, everywhere, everyone)(Sáng sáng, mẹ tôi đều đi chợ mua rau);“nói riêng, nói chung”) (“in particular, in general”)(Người Việt nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng đặc biệt coi trọng gia đình);“không hề” (“not at all”)(Người phụ nữ luôn chăm sóc gia đình một cách chu đáo mà không hề kêu ca, phàn nàn);“mỗi/một” (“each/every”) + numerals(Mỗi tuần một lần, con cái thường về thăm bố mẹ).

Content 42:“Một mặt, mặt khác” (“On the one hand, on the other hand”)(Giải trí một mặt giúp con người đỡ mệt mỏi, mặt khác tái tạo sức lao động mới);“chẳng…là gì!" (Cannot be different); lấy làm (to feel)(Tuổi trẻ không vui chơi, sau này cậu sẽ lấy làm hối hận đấy);“…này…này” (listing)(Ở Hà Nội anh có thể đi cà phê này, đi mua sắm này, đi xem phim này);repetitive adjectives(Nhiều lúc buồn buồn tôi cũng vào quán này gọi cốc cà phê ngồi nhâm nhi).

Content 43:How to read fractions, percent, thousandths(Trong kinh doanh, may mắn chỉ chiếm 1%);“không hề, chẳng hề” (“never, not at all”)(Tôi không hề được gia đình giúp đỡ);“khiến, làm/khiến cho, làm cho” (“to make”, “to cause”)(Anh ấy đã khiến cho chị ấy đau khổ);“ngày, hôm, bữa” (“day”), "lúc, khi” (“moment, when”), “hồi” (used to determine a period), “ban” (sessions of a day)(công việc này khiến tôi suy nghỉ cả ban ngày cũng như ban đêm);“mỗi, mọi” (“each, every”)(Mỗi doanh nghiệp cần lấy chữ tín làm trọng).

Content 44:“Dám, định, toan” (“dare, intend, attempt”)(Cô ấy dám làm mọi điều);“sự, việc, cuộc, nỗi, niềm” (nominalizer used for transitivity of word class)(việc làm, nỗi đau, sự học tập…);“liền, ngay, luôn” (“immediately”)(Đi học về là tôi ăn cơm ngay);“hết A đến B” (one thing after another)(Là người ham việc, anh ấy làm hết việc này đến việc khác);”không/chưa hề + verb + một… + nào cả” (“never + verb + any….”)(Anh ta chưa hề yêu một cô gái nào cả).

Content 45:“Do, nhờ” (“because of, due to”)(Ngôi nhà này bị đổ do bão);general nouns(nhà cửa, phố phường…); “bao nhiêu…bấy nhiêu” ("as much/many…as…”)(càng nói bao nhiêu càng sai bấy nhiêu);“làm sao mà” (“there is no way”)(Người Việt nói nhanh quá! Tôi làm sao mà nghe được);“…cơ/cơ mà” (particle used to emphasize)(Anh là “Tây” cơ mà).

2.2. Communication skills

2.2.1. Listening skills

a. General skills:

-Listen and comprehend simple facts about common topics, related to daily life or specific work, general news and detailed information of speeches which are clearly given by familiar voice.

-Listen and comprehend the key points of clear speeches on familiar and common issues in work, school, amusement parks, short and simple stories.

b. Specific skills:

Listen to conversation

Comprehend the gist of extended conversation which is clearly spoken with the standard language.

Listen to presentation and conversation

-Keep track and comprehend the main contents of short and simple talks on familiar topics in clear and common dialect.

-Keep track and comprehend lectures or talks about familiar topics or within their expertise which are spoken in a simple and clear way.

-Comprehend the gist of extended conversation which is clearly spoken with the standard language.

Listen to announcements, instructions

-Comprehend and follow simple technical information such as: instructions for using common equipment.

-Comprehend detailed instructions, for example: traffic instructions.

Listen to the radio and watch television

-Understand the main idea of radio news programs and television programs such as news, inteviews, reports with illustrated images and contents which are clearly expressed in simple language.

-Capture the main idea in radio and television programs on familiar topics, expressed relatively slowly and clearly.

2.2. Teaching and developing skills

2.2.1. Listening skills:

a. Teaching orientation

-Listening practice is mainly aimed at listening ability to understand the main idea or main content from discourses (speaking and reading), understand the main idea of some programs on radio and television, such as news, interviews, reports with illustrations, etc. When being listened to two or three times.

-Capacity of discourses (both speaking and reading) at a moderate level, selected, with level of difficulty fit for steps to conduct teaching orientations from easy to difficult level.

-In terms of vocabulary, listening discourses contain familiar words in everyday communication topics, but more expanded, such as weather, climate, cuisine, travel, entertainment, sports, etc. Equivalent to vocabulary at stage 3.

-In terms of grammar, listening discourses are presented by phrases, expanded single sentences, complex sentences with two clauses linked by correlative conjunctions; statements with moderate difficulty, corresponding to grammar knowledge of stage 3.

-Step by step train learners to adjust themselves, improve their pronunciation (reading and speaking), for example: tones in utterances, stress in compound words (by comparing with accurate voice spoken or read directly or recorded).

-Ensure the principles: step by step and easy to difficult level.

-Train learners sub-skills of listening, such as:

+ Focus on words emphasized and pronounced clearly.

+ Record familiar and known words (listening and writing at the same time).

+ Detect and mark important details, have ability to deduce.

+ Guess the subsequent content during the listening process based on context and logic.

b. Requirements

-Listen and comprehend the main idea or main content of conversations moderately expanded between Vietnamese people.

-Keep track and understand the main content of short, coherent, simple-structured talks related to familiar topics.

-Listen and understand instructions, detailed guidelines, content of requests, short news with illustrations.

c. Skill development method

Listen to develop reading, speaking and writing skills:

-Listen and write the compound word list, guide learners to identify the stress and then practice reading and speaking according to stress.

-Listen and write the content of a short discourse, may be a conversation between two Vietnamese people, a paragraph, a story, even describe an event, or the schedule of a trip .. ., then instruct the learner to write a summary of the content (developing writing skills).

Listening comprehension:

-Practice listening comprehension to determine specific information in short texts such as applications for study, fill in the blanks in common forms, identify words of the same type, different types in series of words, distinguish products (agriculture, industry, fisheries, etc.).

-Regarding listening for main idea, it is necessary to choose moderate conversations (6-8 turns of words) among Vietnamese people (information about weather, examination schedule, changing schedule, congratulation letters, brief news, news summary in newspaper, business emails containing information to answer immediately ...) to determine the main idea of discourses.-Practice listening for main idea of discourses containing specific and explicit information, expressed in vocabulary and grammatical structure of stage 3, some information spoken with interference.

-Practice listening to announcements, instructions, guidance on how to use common equipment, how to prepare food, drinks ..., How to make tea, coffee, replace bulbs/lights, clean refrigerators, maintain air conditioners, hot water storage tank, etc.

-Practice listening to discourses with content related to short talks, lectures suitable for learners expertise so that they can easily follow and understand the main contents or main ideas of the paragraphs of discourses.

-Practice listening to selected news on radio and television (weather, news, interviews, reports ...) and watching illustrations with given orientation.

-It is possible to expand the listening topic to practice listening comprehension skills to get the main idea, to determine the main content of the discouses.

d. Verification of results

-Verify pronunciation ability through the ability to read words, conversations, reading in class and take dictation.

-Verify through the content of answers to questions of lecturers or rewriting the main idea of ​​the lesson, summarizing the information in the lesson, and homework is usually given at the end of the lesson or done in review.

e. Materials

-Apart from discourses containing information in the materials available on curriculum topics, you can choose to add authentic discourses (real language) to diversify the source of listening discourses.

-Listening discourses should have clear content, simple and explicit expression, be spoken by popular accent, moderate speed etc.

2.2.2. Reading skills

a. General skills:

Read and comprehend texts containing clear information on topics related to their areas of specialty and interest.

b. Specific reading skills:

Read to get information and reasoning

-Identify the main conclusions in the clear argument reading texts.

-Identify the threads of reasoning of the text being read, not necessarily detailed.

Read to find information

Recognize and understand relevant information in daily documents such as: letters, advertising information and short documents.

Read letters, transaction documents

-Understand the descriptions of events, emotions and wishes in personal letters, enough to respond to the writer.

-Understand the instructions written clearly and coherently for a specific equipment.

Read and process texts

-Compare short paragraphs from some sources and summarize the content.

-Paraphrase short paragraphs in a simple way, still using the words and structures of phrases and sentences of the original text.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

-Practice reading to get information from texts which are longer and more difficult than texts of level 2, selected in accordance with the steps to implement teaching orientation (from easier to more difficult).

-Practice intensive and extensive reading.

-Practice sub-skills of reading:

+ Capture main ideas of texts, paragraphs.

+ Discover and note specific and particular details.

+ Detect and mark places need to be or can be deduced.

+ Know how to compare what is similar, different in terms of language, content in reading text with known language.

+ Know how to predict the content of paragraphs, sentences or unfamiliar words based on the main idea of texts and context.

b. Requirements

Read, comprehend and find information in short texts corresponding to level 3, have ability to use appropriate and not difficult words and sentences to answer direct or indirect questions at the corresponding level.

c. Skill development method

-Practice reading, comprehending and identifying specific information in short documents such as applications for study, filling in blanks in common forms.

-Practice reading, understanding event descriptions, emotions, short letters and wishes in personal letters, simple business letters, simple announcements about study, housing, notice of payment for services by recognizing the meaning of each sentence, linking the meaning of the sentences to understand the general meaning of the text, recognizing the explicit information in the text ... to be able to write short reply.

-Practice reading short texts, understanding textual information and recognizing key information in documents such as: information about weather, exam schedule, schedule and schedule changes, congratulation letters, brief news and news summary in the newspaper, business emails containing information to answer immediately. Detect specific information or main ideas in sentences, short paragraphs in the lesson.

-Practice reading comprehension of documents with specific and explicit information, expressed in vocabulary and grammatical structure of level 3, and also some information expressed in other words.

-Practice reading comprehension, recognize the general structure of the text, meaning of each paragraph and linking between paragraphs.

-Practice skills to practice word recognition, vocabulary development through extensive reading.

-Practice reading comprehension and text processing: discover and understand short information paragraphs, summarize the content of information.

Use words, sentences to express the short text of the original text in a simple way.

d. Verification of results

Obtain information, content, answer questions raised and rewrite the main idea of the lesson, summarize the information in the lesson.

e. Materials

Documents and information in the materials are available on the theme of the program

Choose authentic texts in life that are suitable for purpose and requirements, attractive, diversified and fit.

2.2.3. Reading skills

a. General skills:

-Communicate confidently about familiar and unfamiliar issues related to hobbies, study, jobs, etc.

-Exchange, check and confirm information, handle unfamiliar situations and explain the reasons for problems.

-Express thoughts on abstract topics, cultural topics such as movies, books, music, etc.-Use simple language to handle situations arising in daily activities.

-Participate in a conversation related to familiar topics, unprepared, express personal opinions, interest ... For example: family, hobbies, job, travel and present events.

b. Specific speaking skills:

Describe experiences

-Describe familiar topics in the field of interest simply.

-Simply describe a short story with close content of familiar topics.

-Tell in details about their own experiences, the content of a book, film and their emotions.

-Talk about dreams, hopes and real or imaginary events.

Arguments in discussion

-Clearly discuss, reinforce their views with appropriate arguments and illustrative examples.

-Express thoughts on abstract topics, cultural topics such as music, movies, etc.

-Explain the reason for a problem.

-Give a brief comment on the views of others.

-Express beliefs, opinions, approvals and disagreements politely.

Presentation before listeners

-Clearly give simple, pre-prepared presentations on a familiar topic or field of interest to the listener so that listeners can easily follow up; the main points are explained with reasonable accuracy.

-Answer the questions about the presentation, but still have to ask again when they do not understand the questions.

Speak with interaction

+ General description of interactive speaking skills

-Ability to use simple language to handle most situations that often arise while traveling.

-Ability to start a familiar topic conversation without prior preparation, expressing personal perspectives and exchanging information on familiar topics in everyday life.

-Communicate relatively confidently about familiar or unfamiliar issues related to their areas of ​​expertise or interest.

-Exchange, check and confirm information, handle unfamiliar situations and explain the reasons for problems.

-Express thinking about cultural and abstract topics, like movies, music.

+ Conversations:

-Participate in conversations on familiar topics without preparing in advance, sometimes still difficult to express exactly what they want to say.

-Conduct daily conversations directly, although sometimes they have to ask again for specific words and phrases.

-Express their emotions and deal with emotions like surprise, joy, sadness, concern and indifference.

Trading and services

-Handling most situations arising when traveling, organizing tours, for example: booking, complete paperwork with relevant agencies.

-Handling unusual situations in stores, post offices and banks such as returning goods or making complaints about products.

-Explain a problem and clarify the reason for the service provider or customer to make concessions.

Give and answer interview questions:

-Provide specific information needed in an interview or consultation, for example, describe symptoms when being examined, but accuracy is limited.

-Know how to interview other people (prepared in advance), check and confirm information, although they have to ask the interviewee to repeat.

-Give some new ideas or other ideas in an interview, consultation, for example: giving a new topic.

-Know how to use prepared questionnaires to easily carry out an interview with available structures and scenarios.

Accuracy of speaking skills

+ Pronunciation and fluency:

-Clearly pronounce, correct tones, distinguish difficult consonants such as:g, t, th, kh, ng ...and diphthongs, medial semivowels, rhymes which are difficult to pronounce.

-Express long sentences in an easily understood way.

+ Social language compatibility

-Using vocabulary and basic grammar relatively accurately

-Communicate in many common situations, using appropriate language.

-Use relatively accurately polite ways of speaking and responding appropriately to daily communication situations.

2.2.3. Speaking skills

a. Teaching orientation:

-Focus on practicing speaking through questions and answers.

-Practice - develop speaking skills through answering questions that are associated with understanding at a certain level (for example: understanding a short talk, a regular meeting, a simple comment). Speaking practice involves exchanging, checking and verifying information, handling situations that are encountered and explaining the reasons for problems, expressing thoughts on abstract topics and cultural topics. ... (When asking and answering phrases, learners are stimulated to give answers or make question/ask again etc.).

b. Skill development method:

Practice asking and answering

-Use closed and open questions.

Practice asking and answering, maybe including one or several questions. Have ability to raise from simple to complex questions.

-Intensive questions: Determine in advance a single correct and authentic answer. Or enable learners to give different answers.

Combine text content with grammar skills in the same question. Each question needs to be in a set of related questions.

The connection between the utterances always makes the questions change accordingly. Therefore, there are unexpected questions suggested by learners.

Practice giving oral instructions and guidance

Practice giving instructions and guidance such as: instruct how to start a machine, how to make rolls, cook “pho”, etc. The objective is to give oral instructions as the same as common instructions. The use of stimulating sentences in this type of practice enables learners to use many types of sentences they know.

Practice retelling

Ask learners to read or listen to some sentences (2 to 5 sentences); then, re-create the content of that sentence.

2.2.4. Writing skills

a. General skills:

Write a simple and coherent paragraph or essay about familiar topics or their areas of interest in a logical order.

b. Specific skills:

Essay writing:

-Describe familiar topics in their area of ​​interest in details and in an easily understood way.

-Write simple and coherent essays about their experiences, describing their emotions and reactions.

-Describe an event, a recent trip (real or fictional).

-Write to tell a story.

Writing reports and theses:

-Write short and simple theses on their topics of interest.

-Summarize the report and present their opinions on the actual or accumulated information about the daily familiar issues.

-Write brief reports in standard format, provide practical information and give reasons for the comments made in the report.

Write with interaction:

+ General description of interactive writing skills

-Communicate information and ideas on specific or abstract topics, check information and explain the issue logically.

-Have ability to write letters or make personal notes on demand or communicate simple information directly related to the thesis statement that they consider important.

+ Write letters

-Write personal letters describing experiences, emotions, events in details.

-Writing correspondence at the level of providing personal information, presenting thoughts on topics related to work, study and topics about culture, music, movies.

Take notes, text, fill out forms

-Write simple notifications with content related to friends, service staff, teachers and people who meet everyday, and clarify important points in the notice.

-Write a notification with content that requires something or explains a specific problem.

Process texts

-Gather short information from some sources and summarize that information for others.

-Simply rephrase short paragraphs, but still express and keep the sequence of events as in the original text.

Accuracy of spelling

Write an easily understood paragraph with correct and clear spelling, punctuation, and paragraph layout.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

Focus on practicing writing paragraphs in ordinary texts and practice writing reports and theses.

b. Skill development method

Practice writing paragraphs in ordinary documents

This type of practice requires the teacher to pay attention to some of the methods and types of practice below.

-Practice writing topic sentences.

-Practice developing the topic in a paragraph.

-Practice developing ideas in a paragraph.

The following four criteria need to be applied when practicing and evaluating the quality of a paragraph.

+ Ideas are expressed clearly.

+ Order and cohesion are logical.

+ Coherence and unity are guaranteed.

+ Effectiveness or impact made as a whole.

-Practice developing the main idea and supporting ideas through paragraphs:

The following criteria can be used to evaluate a written text with multiple paragraphs:

+ Meet the requirements of the topic, the main idea, or purpose.

+ Organize and develop ideas required.

+ Use appropriate ideas and details to illustrate the ideas mentioned.

Practice writing reports and theses

Typical types of practice are:

-Answer some questions of a reading text. Reading text can be an article or a short story.

-Summarize articles or short stories.

-Write a short report or short description.

-Explain tables, charts and diagrams.

Writing methods include:

-Practice writing explanation texts

Show the learners the importance of explanation. In an explanation essay or paragraph, learners are required to present the same content that explains or transmits the same message in different ways; at the same time, they can practice writing, grammar and vocabulary.

-Practice writing with guiding questions

The learner s task is to answer questions in the form of a pre-set outline that encourages learners to establish a framework for order of ideas.

These written texts can be two or three paragraphs in length.

Questions are often used to give suggestions to writers.

-Practice writing according to the outline

The outline can be created from pre-reading, or pre-discussing, or has been described more or less, or provided. The outline will help learners develop logical ideas that have been pre-arranged.

Practice writing correspondence

Include specific training methods such as:

-Practice writing letters introducing themselves to a new friend.

-Practice skills to write letters to express feelings about culture, music, movies.

-Practice writing apology letters.

-Practice writing condolence letters.

-Practice writing congratulation letters.

-Practice writing invitation letters.

 

STAGE 4

1.OBJECTIVES

Understand the main idea of a relatively complex text on a variety of topics, including exchanges of professional content. Have ability to communicate fluently, naturally with Vietnamese people, write clear and detailed documents with many different topics and express their views on some issues; point out the advantages and disadvantages of different options.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General requirement

-Have ability to express about themselves clearly and coherently.

-Having enough vocabulary to express opinions and develop arguments clearly.

-Have ability to use some complex types of sentences to express.

b. Phonetics:

-Pronounce clearly, at the right pitch, intonation is relatively natural.

-Communicate easily and relatively fluently, even when saying long and complicated passages.

-Break phrases correctly when reading or speaking to ensure clear meaning.

-Write a coherent, easily understood paragraph with a standard layout and segment. However, spelling and punctuation are not exactly accurate.

c. Vocabulary:

-Having a wide range of vocabulary to describe almost all professional content and general topics.

-Have ability to replace words in a flexible way to avoid word duplication while speaking and writing.

-Use words highly correctly, although sometimes there are still errors of expression due to incorrect word choice, but do not interfere with the communication process.

d. Grammar

-Good grammar control. Sometimes make small mistakes in using sentence structure but often have ability to fix by themselves when reviewing.

-Not make mistakes that lead to misunderstanding.

 

 

2.1. Corpus

Include three groups of topics: a group of themes within the scope of individuals, a group of themes within the scope of society and a group of themes belonging to the scope of work, occupation. Main themes:49.Guests; 50. Fashion; 51. Cooperation - investment; 52. Vietnam Press; 53. Drinking tea of Vietnamese people; 54. Vietnamese family meal; 55. Vietnamese village; 56. Pho in Hanoi; 57. Saigon - Ho Chi Minh City; 58. Historical remains; 59. Lunar New Year; 60. Vietnamese specialties; 61. Folk tale/Folk game; 62. Traditional music; 63. Vietnamese personality; 64. Vietnamese language.

a. Phonetics:

-Stress in a combination of two syllables.

-Stresss in a sentence.

-Logical stresss to correct break phrases, to ensure clear meaning.

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:Work; Study; Service; Climate; Traffic; City; Countryside; Geography; Regions; Environment...

c. Grammar:consists of M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 46:Absolute adjectives (“thẳng tắp, cao tít, trắng muốt” (“perfectly straight, extremely high, spotless white”); “nói cách khác” ("in other words”)(Nói một cách khác, quê hương luôn là nơi người Việt muốn trở về sau những chuyến đi);“tức là/trái lại” (“which means/on the contrary”); “không thể…mà không…” (“can’t…without…”)(Nơi đây, người ta không thể ăn mà không có quả cà trong mỗi bữa ăn);“rất đỗi, quá đỗi” (“extremely, greatly”)(Hình ảnh những cây tre đã quá đỗi thân thiết với mỗi người Việt)

Content 47:Prepositions: “cho, đối với” ("for, to, with,…”)(Hà Nội rất đặc biệt đối với mỗi người Việt Nam);“phát" (“become”) + verb/adjective(Những trái sấu non xanh đều khiến người ta phát thèm);"thế nào…cũng chẳng…” (to be bound/sure to do something)(Dù được ăn sơn hào hải vị, người Hà Nội thế nào cũng chẳng quên được những món quà vặt vỉa hè);“mãi…mới…” (not until…)(Mãi đến năm 2003, người ta mới khôi phục Thái Học Viện)

Content 48:Time, subject + present perfect tense…(Từ xưa, Sài Gòn đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông);“mang, vác, đội, đeo” (“carry, wear”)(Người ta có thể nhìn thấy đủ loại khách du lịch mang, vác, đội, đeo hành lý trên đường tìm khách sạn…);“đồng thời/thay vì” (“at the same time/instead of)(Thay vì ăn ở những nhà hàng sang trọng, bạn có thể tìm đến những quán bình dân nhan nhản khắp các phố);“nếu..không, trừ phi"(if not, unless)(Nếu anh không thử món này thì coi như là chưa đến Sài Gòn); “nguyên, từng, vốn” (“originally, used to”)(Khu vực này từng là đất tư nhân hiến tặng thành phố để xây bảo tàng)

Content 49:“Trừ, kể cả” (“Except for, including”)(Lăng Bác Hồ mở cửa tất cả các ngày trừ thứ hai);“trên, dưới” (“about, approximately”)(Hà Nội có trên dưới 1000 ngôi chùa cổ);“ít nhiều” (“more or less” relative and undefined meaning); “được sự”(“with”)…, + (sentence); “sự” (nominalizer) + verb + “của” (“of”) .... or “được”(to get, to obtain) + sentence(Được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương, những di tích được bảo tồn và duy tu hàng năm)

Content 50:“Sao mà…thể”; “có khác” (“quite different”)(Đường phố ngày Tết có khác, sao mà đông thế!); …”là gì, còn gì” (“already”)(Hôm nay là 30 Tết rồi còn gì!); …”cũng nên” (“perhaps, maybe”)(Tết năm nay nóng cũng nên)

Content 51:Question word+ “mà không” +verb/adjective(Ai mà không biết đến món nem rán của Việt Nam); “không lấy gì làm” (“not”) (Khi mới ăn sầu riêng, một số người không lấy gì làm hồ hởi vì mùi vị đặc biệt của nó);“hơn” + question word + “hết” (“none better than one”)(Hơn bao giờ hết, hãy đến và thưởng thức ngay những trái cây của miệt vườn miền Tây);“mới A đã B” (“only just A, B”)(Tôi mới chỉ nhìn thấy mà nước miếng đã chảy ra);adjective + “làm sao”! (“What…!”used to say that you think that sth especially good, bad, etc)(Cô ấy mới đẹp làm sao!)

Content 52:Complement reverse;“kể ra, chính ra, thực ra” (“in fact”), “thực ra” (“perhaps”)(Kể ra, tôi ít nhiều đã đi tham quan gần chục ngôi chùa rồi);how to use Sino-Vietnamese words:with the elements: “vô, bất, phi” (“non”); verb + “mất/hết” (“all, whole, entire”)(Âm nhạc đã lấy mất gần hết thời gian dành cho gia đình của tôi);“mạnh ai nấy" (Whoever does something for oneself) + verb(mạnh ai nấy làm)

Content 53:Verb 1 + subject + verb 2 … (Nghe Dạ cổ hoài lang, người ta lại nhớ đến câu chuyện cảm động về tình cảm vợ chồng xa xưa); onomatopoeiareduplicatives: “thánh thót” (“melodious”), “réo rắt” (“harmonious”); “lấy” + noun + “làm” (”use, treat, consider” + noun + “as”)(Người ta đã lấy dân ca làm chất liệu để sáng tác những bài hát dân ca đương đại)

Content 54:“Có…đâu…” (verb + “nothing”)(Tôi có nói gì đâu!);“lắm”(there are numbers considered more than normal) + noun; “nói gì thì nói” (“Everything can be said”)(Nói gì thì nói, đàn ông Việt vẫn có nhiều người gia trưởng, bảo thủ);how to create a verb: A + “hóa” (“-ize” to become, make or make like)(Sau một thời gian, tôi cũng bị Việt Nam hóa rồi!);“là” (“being”) subject + verb(Là những thanh niên sống trong thời đại toàn cầu hóa, thanh niên Việt Nam năng động và chủ động hội nhập với những xu hướng mới).

Content 55:“Làm sao mà…được, làm thế nào mà…” (“how…can…”)(Phụ nữ Việt Nam làm thế nào mà vượt qua được nhiều khó khăn như vậy);Verb + “dở” (leave something unfinished)/ “nốt” (finish doing something)(Tôi đang ăn dở bát cơm thì có điện thoại)“người…kẻ…” (one is something, the other is something else)(Thời chiến, người Bắc kẻ Nam mười năm không gặp nhau là chuyện thường);“theo đó, từ đó” (“based on that”)(Chính sách có rồi, cứ theo đó mà thực hiện).

Content 56:“Biết chừng nào, biết bao nhiêu, biết mấy” (how…! what…!)(Anh làm được việc này thì tốt biết mấy);“dù sao cũng, bất luận thế nào cũng, bất kể thế nào cũng…” (“Regarless of, irrespective of…”)(Bất luận thế nào, chính sách mới cũng phải mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp);… + “là” + adjective; “là phải/là đúng” (“necessary/inevitable”)(Hội nhập và cạnh tranh là tất yếu).

Content 57:“Nhỡ, trót” (done and not reversible) + verb(Tôi đã trót yêu mảnh đất hình chữ S ngay sau khi đặt chân đến đây);“như…đã biết” (as someone know)(Như đã biết, Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới);“Có thể nói” (“It can be said that”)(Có thể nói, tiềm năng du lịch của Việt Nam rất phong phú);“quả là, quả thật, đúng là” (“indeed”)(Phong cảnh Hạ Long quả thật là có một không hai);“trừ phi A mới B” (unless A, B)(Trừ phi ngành du lịch có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thì số khách quay trở lại Việt Nam mới tăng lên).

Content 58:“Huống hồ, huống chi, nữa là” (“let alone”)(Người già còn lấy tiền đền bù để ăn chơi huống hồ người trẻ);“dẫn đến” (“lead to, result in”)(Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây sân gôn đã dẫn đến tình cảnh người người thất nghiệp ở nông thôn);“chẳng riêng gì A mà cả B cũng…” (“not only A….,but B also…”)(Chẳng riêng gì Việt Nam mà cả nước đã phát triển cũng phải đối mặt với những mặt trái của đô thị hóa);repeat noun: “ngành ngành, nhà nhà”

Content 59:“bỗng nhiên, bất thình lình, bỗng” (“unexpectedly, suddenly”)(Số lao động xuất khẩu sang Nhật bỗng tăng đột biến đầu năm nay);verb + “đi” + verb + “lại” (“repeatedly” + verb)(Sinh viên chỉ được học đi học lại những bài lý thuyết dài dòng mà không được thực hành tay nghề); how to use“viên, sĩ, sư”;adjective + noun: “đẹp mặt” (“shame”), “trắng tay” (“broke”)(Rất nhiều người sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động vẫn trở về trắng tay).

Content 60:Psychological verbs: “yêu, mến, quý, tin…” (“love, like, adore, believe…”(Trải nghiệm cuộc sống với người đồng bào dân tộc càng làm cho tôi yêu mến họ); Cognition and perception verbs:“am hiểu, băn khoăn…” (“Have a thorough knowledge of, worry about…”)(Tôi cứ băn khoăn mãi sao cuộc sống khó khăn như vậy mà họ vẫn vui vẻ, yêu đời), “…mà…à?” (exclamation of surprise)(Người dân tộc mà nói tiếng Anh giỏi như vậy à?); how to use “cũng” to assess the degree:“cũng tốt, cũng hay…” (“Fairly good, fairly nice…”)(Kể ra được sống mãi ở đây cũng hay nhỉ)

2.2. Communication skills

2.2.1. Listening skills

a. General ability:

-Listen and understand addresses, speeches using standard words, directly or broadcast on radio and television on various topics commonly encountered in personal, social life, science and education and training. They only meet difficulty when there is noise, inadequate spoken text structure or difficult idioms that affect listening comprehension.

-Listening and understand the main idea of ​​the speech (presented in a common dialect) with complex words, specific or abstract topics, including discussions in the area of ​​expertise of learners.

-Keep track of expanded speeches and discussions with a logical, familiar, structured theme.

b. Specific ability:

Listen to conversations between Vietnamese people

-Keep up with or join the conversation between Vietnamese people.

-Have ability to capture most of what is heard, although it is difficult to understand all the details of some conversations or monologues when the speaker does not adjust the appropriate language.

-Keep track of and understand natural and flexible conversations or monologues of Vietnamese people.

Listen to presentation and conversation

Keep track of the main content of lectures, conversations, reports presenting academic content using quite complex language.

Listen to announcements, instructions

Listen and understand announcements about one thing, a specific or abstract issue that is spoken in a common dialect at normal speed.

Listen to the radio and watch television

-Listen and understand the audio in the common dialect about common issues in social life, job or academic environment, have ability to identify the speaker s perspective and attitude, information content.

-Understand most of the main content of speeches on radio or audio tape in the common dialect and determine the mood, the voice of the speaker.

2.2. Teaching and developing skills

2.2.1. Listening skills

a. Teaching orientation

-Practice speaking and reading with stress in two-syllable combinations. For example, underline stressed words; listen and mark stressed words, etc.

Regarding higher level learners, it is possible to use the symbol system that Vietnamese language specialists often use, such as: (01) or (00).

-Practice speaking or reading stressed sentences. For example: “đen sì (01); đỏ nhừ (01); đỏ chóe (01); đỏ khé (01); đỏ au (01) etc.”

b. Requirements

Learners have ability to:

-Understand and demonstrate (speak/read) stress, and, consider different high and low intensity of stress.

-Mark stressed syllable in two-syllable combinations.

-Recognize and have ability to highlight the information focus of sentences.

c. Skill development method

Learners find and mark information focus of phrases and sentences. For example:

-“Nóyêucô ấy” (emphasize “yêu”).

-yêu cô ấy” (emphasize “Nó”).

-“Nó yêucô ấy” (emphasize “cô ấy").

Train learners to understand and determine the stress of two-syllable combinations

-Learners classify pairs of two-syllable combinations according to the stress model. Examples about classifying different stress models on a worksheet below:

Arrange words into the correct column, according to the stress model

(01)

(11)

 

 

 

 

“bỏ vợ, bỏ chồng, nuôi con, thương mẹ, xây nhà, làm bánh, đẽo cày, nặn tượng, nấu cao, rèn kiếm, yêu vợ, chiều chồng, lấy vợ, lấy chồng ...”

Classification results:

Arrange words into the correct column, according to the stress model

oO

OO

lấy vợ

bỏ vợ

lấy chồng

bỏ chồng

xây nhà

yêu vợ

Listen and mark breaks, stops and stress in monologue

Delete all punctuation marks in the paragraph and ask to re-mark punctuation marks, pauses and stress for the text after listening.

Listening exercise to fill in the blank

-Prepare a story, a conversation, or a written document with some words or phrases omitted, then listen to the full text and fill in words that have been heard to the blanks.

-Listening tasks and exercises - filling words in the blank, often requires using the correct words to fill in, and only one correct answer.

Listening tasks and exercises about information conversion

-Information that is heard, will be converted to a visual representation, such as marking graphs, charts, identifying an element in the image, or showing the paths to be taken on the map.

-Simple tasks and exercises with suggestive pictures, often with simple choices, selected information is basic information.

-When information is given more than necessary, learners must choose the right and appropriate information.

Extensive listening exercises

Extensive listening includes longest listening such as: a lecture in the classroom, a presentation or a long story… Listening styles, from deep listening, listening-answering questions, listening-choosing, extensive listening and listening for details, arranged gradually from level 1 to level 6.

Listening through stimulation-response in a communicative way

Students may listen to stimulated corpus (a conversation or a monologue, lecture, news stories) and then, be asked to answer some questions. These types of tasks and exercises are used to train learners proficiency levels.

d. Verification of results

Verify through tasks and exercises to evaluate listening ability and ability to make a choice and recognize some specific information.

e. Materials

Use original discourses and materials compiled by teachers.

2.2.2. Reading skills

a. General skills

Read relatively independently, adjust the reading method and speed in each form of reading text and reading purpose. There is a large active vocabulary serving the reading process, but meet difficulties with rarely-appearing idioms.

b. Specific skills:

Read to get information and reasoning

Understand the articles and reports related to topical issues, in which the authors express their particular position or point of view.

Read to find information

- Have ability to skim through long and complex writing texts to locate useful and needed information.

- Have ability to quickly identify the content and usefulness of the articles, reports related to many areas of expertise to see whether to read more carefully or not.

Read letters, transaction documents

- Read letters related to their interests and easily capture the essential meaning.

- Understand long and complex reading practice texts in their areas of ​​expertise, including details on conditions and warnings on condition that they may re-read difficult passages

Read and process texts

- Have ability to summarize many types of authentic and fictional texts, make judgments, and discuss opposing views and key topics.

- Have ability to summarize excerpts from newspaper, interviews or views, opinions in the types of documents related to arguments and discussions.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

The orientation to teach reading at this level is not much different from that of stage 3.

- Practice reading to get information and understand arguments in the selected texts with difficulty level in accordance with the steps to implement teaching orientation (from easier to more difficult) of stage 4.

- Practice intensive and extensive reading.

Implementing the teaching process (practice) from simple to complex (easy first, difficult later), teaching in chronological order (before - after), teaching on demand. There are prerequisite parts (to provide the foundation for the later parts). Teaching from whole to part or from part to whole (from text to paragraph or from paragraph to full text). Teaching in a spiraling sequence (teach something again but there are new content in the next circle).

Practice important and common sub-skills of reading for learners.

+ Capture main ideas of texts, paragraphs.

+ Discover and note specific and particular details.

+ Detect and mark places need to be or can be deduced.

+ Know how to compare what is similar, different in terms of language, content in reading text with known language.

+ Know how to predict the content of paragraphs, sentences or unfamiliar words based on the main idea of texts and context.

b. Requirements

Read, recognize the structure of the text and components are text paragraphs, understand and find information and arguments in text with a length appropriate to stage 4. Understand the arguments with the difficulty appropriate to stage 4.

c. Skill development method

Practice reading, understanding, recognizing the text structure, main idea and general content of the text

- Generally introduce text, segments, show signs of organizing documents and paragraph linking.

- Identify important paragraphs about content related to the text topic.

- Determine the main relationship in the organization of the text, for example: cause - result, comparative comparison or problem - solution. From which, identify the main content of the text.

- Connect arguments, arguments and information discovered with the main ideas of the text.

- Have ability to summarize text content.

Practice reading, understanding, identifying and obtaining specific information in texts as articles.The report relates to current affairs, and daily life, knowledge of daily life, in which the author clearly and explicitly expresses a particular point of view. Train learners to find the information in the text and link the information together to clarify the main information of the text, determine the purpose of the text.

Practice reading, understanding, recognizing the meaning of each sentence, each paragraphand the general meaning of the text which are the prose excerpts, newspapers, popular science, instructional materials, job descriptions, articles about problems of social and daily personal life, scientific knowledge or common life, discovering the general structure of the text, the main idea of ​​the text, determining the content of information that is indirectly or implicitly expressed.

Intensive reading at medium or slow speed, but the level of comprehension must be higher than that of extensive reading, identify the main idea of ​​the text, perspective, attitude of the character or writer in the text which is expressed explicitly.

Practice the skills of recognizing words, guessing meaning of new words, developing vocabularythrough practice extensive reading on more topics than those already in the curriculum to develop habits, accumulate knowledge of vocabulary and grammar, which help learners deal with documents needed to read better.

Practice reading comprehension, summarizing many types of documents, making comments,discussing the content of each paragraph and the topic of the whole text. Practice reading, summarizing (paragraphs) of news articles, interviews with contents of disscussion and using arguments and proofs.

d. Verification of results

Obtain information, content, answer questions raised by lecturers and rewrite the main idea of the lesson, summarize the information in the lesson.

e. Materials

Apart from texts, information in the materials provided according to the topic of the course, lecturers should select more authentic documents to supplement and diversify the source of reading texts, providing that they are:

- Suitable for the learners’ purposes and needs.

- Attractive, diversified and fit.

2.2.3. Reading skills

a. General skills:

-Speak fluently, effectively on many common topics, academic, career or entertainment topics.

-Communicate relatively smoothly, coherently, naturally, control grammar well, there are not many signs of limitations on what to say.

b. Specific speaking ability:

Describe experiences

Describe clearly and in details relevant topics or areas of interest with relatively difficult sentence and phrase structures.

Arguments in discussion

-Present their opinions with high accuracy, present and respond with arguments.

-Participate actively in the discussion in the familiar context, present ideas, assess and propose ...

Presentation before listeners

-Clearly present the prepared presentations, state the reasons for supporting or opposing a particular point of view, give the advantages and disadvantages of different options.

-Answer questions raised after presentation fluently, naturally, not causing any stressful or confusing problem.

-Present complex presentations, emphasizing the main points and having clear illustrative details.

Speak with interaction

+ General description of interactive speaking skills

-Communicate quite fluently and naturally.

-Explain important content through personal experience, explain and keep the point of view with arguments and evidence.

-Fluently and effectively use language on common topics, entertainment, career and learning topics; there is a clear link between the comments.

-Communicate in a natural way, make good use of grammatical structures and do not encounter difficulties, give expressions in accordance with the situation.

+ Conversations:

-Participate in conversations on most common topics clearly, even when there is noise and noise.

-Maintain the relationship with Vietnamese native speakers without accidentally causing difficulties for them.

-Expressing the level of emotion, highlighting the events and personal experiences.

+ Trading and services

-Have ability to negotiate for common things (eg change tickets, postpone tickets, compensate for damage, errors related to controversy, give liability for damages).

-Have ability to persuade to request the satisfaction of involved parties.

-Explain the problems that arise and ask service provider to make concessions.

Give and answer interview questions:

-Conduct an interview fluently, effectively, start naturally according to the prepared questions and continue with the creative response.

-Give ideas, expand and develop the topic during the interview.

Accuracy of speaking skills

Pronunciation and fluency:

-Pronounce clearly, at the right pitch, intonation is relatively natural.

-Communicate easily and relatively fluently, even when speaking long and complicated passages.

Social language compatibility

-Use the vocabulary and grammatical structure relatively complex well in communication.

-Express their ideas confidently, clearly and politely in formal or informal language, suitable for communication situations.

2.2.3. Speaking skills

a. Teaching orientation

In this stage, it is necessary to focus on topic-based speaking, speaking and interacting and practice making and answering interview questions.

b. Skill development method

Practice topic-based speaking

Topic-based speaking is designed to suggest learners create more content-based language rather than phonetics, vocabulary or grammar. Learners will speak in 5 - 7 - 10 minutes. The following topics can be used for this practice:

-Describe characteristics of people and animals.

-Retell the story that was read.

-Summarize information of a particular speaker or text.

-Give instructions based on observed results.

-Give advice or instructions.

-Give their own point of view.

-Prove a certain point of view.

-Make comparison/contrast.

-Make assumption.

-Give definition.

Based on these directions, it is possible to provide specific types of practice as follows:

-Describe someone.

-Describe their daily work.

-Propose a gift for someone and prove that their choice is appropriate.

-Propose a location to visit and prove their right choice.

-Practice an experience (making food or using a certain piece of technical equipment).

-Retell the content of a favorite movie and proving that it it right when they like it.

-Tell a story using picture.

-Make assumptions about future activities.

-Make assumptions about prevention before a disaster.

-Call the laundry in the hotel.

-Describe important news.

-Present different perspectives on wild animals trapped in the zoo.

-Define a scientific or technical term.

-Describe the information in the chart and explain the symbols in the chart.

-Present a travel plan in details.

Practice speaking with interaction:

Practice speaking with interaction is to practice long string of words that are closedly related to each other (an interview, a play, a discussion and a game). It is different from a two-participant conversation.

Practice speaking with interaction refers to multi-dimensional conversations or multi-participant conversations. It is possible to incorporate specific forms of information exchange, the communication includes many people with different social relations. In a multi-participant conversation, speech can be complex in terms of pragmatics or in specific situations, it may be random to use common language or to have ellipsis, slang, humor, jokes or things other social language creation.

Practice interviewing

Teachers and learners sit face to face for exchange. The interview often starts with greeting words such as questions or instructions, depending on the case. Interviews of this type can be recorded for listening again and further evaluation or assessment of pronunciation or grammar, vocabulary, fluency, social language aspects, relevance, improvement level of the practice and the learner s ability to understand.

2.2.4. Writing skills

a. General skills:

Write detailed, clear piece of writing on familiar topics, various areas of interest, know how to gather and evaluate information and arguments from a number of different sources

b. Specific skills:

Essay writing

-Describe clearly and in details about real or fictional events or experiences, showing the logical connection between the ideas in the piece of writing according to the convention of the text genre.

-Describe clearly and in detail about topics that interest them.

-Write a commentary about a movie, a book or a play.

Writing reports and thesis:

-Write theses or reports, in which arguments are systematically and appropriately presented, clearly stating the main ideas and having appropriate illustrations.

-Evaluate different ideas and solutions of a problem.

-Write a thesis or a report of argument, state the reason for approval or opposition to a certain point of view and explain the advantages and disadvantages of solutions.

-Gather information and arguments from various sources.

Write with interaction

+ General description

Communicate information, present their views and others opinions effectively in writing.

+ Write correspondence

Write correspondence to express emotions, attitudes, express personal opinions, answer and comment on the opinions of the recipients.

+ Take notes, text, fill out forms

Qualified as Vietnamese people with lower secondary education.

Process texts

-Summarize authentic or fictional texts, make judgments, discuss opposing views and key topics.

-Have ability to summarize excerpts from newspaper, interviews or views, opinions in the types of documents related to arguments and discussions.

-Summarize the plot or sequence of events in a movie or a play.

Accuracy of spelling

Write a coherent, easily understood paragraph with a standard layout and segment.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

At this level, it is necessary to focus on practicing writing paragraphs in academic writing, writing narrative paragraphs or essays, writing comparison paragraphs or essays, writing correspondence, writing summary of texts, lectures, etc.

b. Skill development method

Write paragraphs in academic writing

Train learners to how to write an academic paragraph and understand the parts of an academic paragraph, the characteristics of an academic paragraph. On that basis, enable learners to improve their ability to use independent clauses and non-independent clauses to perform their functions.

-Methods of developing academic writing skills:

Practice skills to analyze the parts of an academic paragraph.

Practice skills to determine the topic sentence of an academic paragraph.

Practice skills to write the topic sentence in an academic paragraph.

Practice skills to determine and write supporting sentences.

Practice skills to analyze the linking.

Practice skills to analyze grammar in an academic paragraph.

Practice skills to determine linking words in an academic paragraph.

Practice skills to write an academic paragraph.

Practice skills to analyze potential readers.

Practice skills to create ideas.

Practice skills to narrow down academic topics.

Practice skills to decide a key idea.

Practice skills to choose proof of support.

Practice skills to modify an academic paragraph.

Practice skills to use the Internet to develop an academic paragraph.

Write narrative paragraphs, essays

-Enhance the ability to write descriptive paragraphs, essays (for example: a memorable event), in which learners have ability to write topic sentences supporting the thesis statement, select an event that supports the main argument and have ability to organize events and cases in the chronological order.

-Know how to use connection words for the narrative genre by reading and analyzing other people s writing to enhance grammar competency, ability to write topic sentences with key ideas, using temporal clauses.

Skill development method:

Practice skills to focus on one main point.

Practice skills to support key idea with specific events.

Practice skills to focus on a special incident.

Practice skills to provide basic information.

Practice skills to explain key ideas.

Practice organizational skills in chronological order.

Practice linking skills by linking words in the narrative genre.

Practice skills to use Internet to write narrative essay.

Write comparison paragraphs or essays

Enhance the ability to write comparison paragraphs, essays including:

-Ability to find points to compare.

-Ability to organize the essay according to the thesis statement or topic.

-Linking capacity by using comparative and collated words: (eg, then and now ...).-Writing ability by analyzing points different with others.

-Ability to use comparative forms using compound sentences and conjunctions in comparison (to develop grammar).

Method of developing comparison writing skills:

Practice skills to find comparative points and entries.

Practice skills to choose comparative points and entries.

Practice skills to focus on one main idea.

Practice the skills of organizing paragraphs or essays based on comparative points.

Practice linking skills by using conjunctions for comparison.

Practice skills to use comparative compound sentences.

Practice skills to use the Internet to write a comparison paragraph or essay.

Practice skills to organize the writing according to the “then” and “now” topic.

Methods of developing correspondence writing skills

Practice skills to write certification letters.

Practice skills to write letters to ask for permission.

Practice skills to write complaint letters.

Practice skills to write invitation letters.

Practice skills to write order letters.

Practice skills to write request letters.

Skill development method

Practice skills to capture the main ideas and supporting details of the original text.

Practice skills to determine the goals of the report.

Practice skills to use the writer s own language in writing summaries.

Practice skills to use citation in appropriate places.

Practice skills to omit minor or inappropriate details.

Practice skills to make the essay’s length appropriate.

 

STAGE 5

1.OBJECTIVES

Recognize and understand the implications of long texts, with a wide range of content. Have ability to express fluently, respond immediately, and face no difficulty in finding words to express. Use language flexibly and effectively for social relations, academic and professional purposes. Write clearly, closely and in details about complex topics, demonstrate the ability to organize documents, use linking words and linking tools well in the text.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General requirement

Have a wide range of vocabulary, enough to express their problems clearly. Easily choose words to present in the most appropriate way.

b. Phonetics:

-Have ability to change intonation naturally to express shades of meaning subtly.

-Express their ideas fluently and naturally

-Divide and use punctuation marks consistently and logically.

-Write correctly without spelling mistakes

c. Vocabulary:

-Have a wide range of vocabulary to use other expressions, to overcome wordy expressions as explanation (due to lack of appropriate words), etc.

-Understand idioms and proverbs.

-Control vocabulary well.

d. Grammar:

High degree of grammatical accuracy

2.1. Corpus

Include four groups of topics: a group of themes within the scope of individuals, a group of themes within the scope of society and a group of themes belonging to the scope of education, academics. Main themes:65.The process of formin national language letters; 66. Ethnic groups in Vietnam; 67. Vietnamese medicine.68.Costumes of ethnic groups in the northern highlands of Vietnam; 69. HIV prevention in Vietnam; 70. Vietnamese generals admired by the world; 71. Vietnam’s foreign policy during the renovation period; 72. Foreign economic relations of Vietnam during the renovation period; 73. Vietnamese literature in 20thcentury; 74. Vietnamese family meals: traditional and modern; 75. “Filial piety” of Vietnamese; 76. Vietnamese paintings; 77. Vietnamese press; 78. Vietnamese tea culture; 79. Climate change and its impact on Vietnam; 80. Vietnam and Industrial Revolution 4.0.

a. Phonetics:

-The means of recognizing phrases

-Stress of phrases

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:Language; Ethnic people; Science and Technology; Culture; Society; History; Diplomacy; Religion; Trade.

c. Grammar:consists of M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 61:Review structures and sentence patterns:Predicate + “luôn (ngay)”… (“immediately”)(Chúng tôi vừa nhắc đến anh ấy, anh ấy đã đến ngay);"...gì…nấy” (...something...that thing); “…nào…ấy” (“like…like...”.); “…ai…người ấy” (one does thing for himself, not for others); “…đâu…đấy…” (emphasize the same place); “bao nhiêu…bấy nhiêu” (“as much/many…as…”)(Việc ai người nấy lo);“đến/tới/những” (“as much/many as”+ numerals(Anh đi du lịch những 2 tuần cơ à?);“tận” (“as far as”) + numerals(Tận 2 ngày nữa anh mới đi Hà Nội nhỉ?);“ngay cả, thậm chí” (“even”) + noun + “cũng” (“also”) + verb(Thậm chí tôi đã đến tận nhà gọi anh ấy rồi);“hàng” (emphasize great quantity)(Cậu ấy bị lỗ vốn hàng mấy chục triệu); some elements combined with“ăn” (“eat”)(ăn bám, ăn cắp, ăn chay, ăn chơi, ăn hại, ăn học, ăn hối lộ,…).

Content 62:Review structures:Adjective + “gì” (“what”)(Không thấy chị ấy tốt đẹp ở điểm gì);“làm sao mà (có thể)” + verb/adjective + “được” (something impossible to do)(Làm sao mà trong hôm nay có thể làm hoàn thành hết công việc được);“chỉ/mới” + verb, verb + “có/mỗi” (used to say that sb can do no more what is mentioned, although this is probably not enough)(Đi làm có mỗi mấy ngày đã xin nghỉ rồi);“chẳng mấy” + noun, “chẳng” + adjective (verb) “mấy” (not good, etc at all)(Cô gái đó chẳng ngoan hiền mấy đâu);“vừa" + verb/adjective + “đã” + verb/adjective (immediately after something happens, without delay)(Vừa đi học về đã đi làm luôn);some elements used with “bàn”:“bàn bạc, bàn luận, bàn cãi, bàn định , bàn giao, bàn lén, bàn luận, bàn soạn, bàn suông, bàn tán, bàn tính...”

Content 63:Review structures:“thôi,…vậy” (“it can’t be helped”)(Thôi đành nghỉ ngơi chút vậy);verb + “mất/được” (“lose/gain”)(Chăm chỉ làm nhiều vào anh sẽ có được nhiều thứ);verb + “bằng + xong/được/hết” (“at any cost”)(Làm việc bằng xong thì mới nghỉ nhé); adverb“lại” (“again”)(Hôm nay lại phải tăng ca rồi); some elements used with “bán”: “bán buôn , bán chác, bán chạy, bán danh, bán đấu giá, bán đổ bán tháo, bán lẻ, bán mình, bán non, bán nước, bán phá giá.”

Content 64:Review structures:A + “gì mà” (to a very high degree)+ A(Đẹp gì mà đẹp);verb + “gọi là” (in order to) + verb(Đi học gọi là kiếm lấy cái chữ);A “kẻo” (“otherwise") B(Đi về nhanh kẻo mưa);A “không thì” B (not A then B)(Không bận gì thì đi chơi nhé); “mà”(denote the irrationality) + adjective(Chị ấy mà đẹp);“Chẳng khác nào, khác nào, khác gì…”(“just like somebody/something”)(Suy nghĩ của các anh chẳng khác gì nhau); some elements used with“cảm”: “cảm hóa, cảm hoài, cảm hối, cảm mến, cảm ơn, cảm nghĩ, cảm phục, cảm tạ, cảm thông, cảm thương, cảm tình, cảm xúc, cảm hứng, cảm kích, ...”

Content 65:Review:indefinite noun phrases; reduplicatives and reduplicative form of noun; A + “khỏi phải” (not necessary) + verb/adjective(Mua xe máy rồi khỏi phải đi xe buýt nữa);transform noun into verb(Công nghiệp hóa, cơ khí hóa…);how to use “nhân…” (on the occasion of something)(Nhân cơ hội này anh mau chuyển hướng làm việc đi);“kẻ...kẻ/người…người…” (opposing relationship between two groups of people)(Người ra kẻ vào tấp nập); some elements used with“hạ”: “hạ bệ, hạ bộ, hạ buồm, hạ bút, hạ cánh, hạ cấp, hạ chỉ, hạ cố, hạ cờ, hạ đẳng, hạ lời, hạ lưu, hạ màn, hạ mình...”

Content 66:Review how to use:quantifer not refering a specific number(Một vài, vài ba, dăm ba, dăm bảy, mươi…);“Nhờ A mà B và do A mà B” (explain a cause that led to the result)(Nhờ anh ấy mà tôi lấy được vợ);“không hề" ("never")(Kể từ hôm đó, anh ấy không hề trở lại đây); some elements used with“có”: “có bầu, có bụi, có ăn, có chuyện, có của, có dáng, có duyên, có tiếng...”

Content 67:Review:coordinated compounds; fixed phrases (adjective phrases, verb phrases): “đẹp nết, mát tay”, structure “mãi A (thì) mới B” (until, till)(Mãi đến chiều trời mới có nắng cơ);“mới”(within a short time)+ noun phrase of quantifier(Mới 2 ngày cô ấy đã đan xong 2 chiếc khăn rồi); adverbs:“tất cả - tất thảy - toàn bộ - toàn thể” (the whole of something)(Tất thảy mọi người trong công ty đã đồng ý bầu ông ấy làm giám đốc).

Content 68:Reviewsubordinated compounds; “Mới A mà đã B” (B happens after A ealier than expected)(Mới sang Việt Nam mà anh đã nói được tiếng Việt rồi);“Có A thì mới có B” (A can only be done with condition B)(Có làm thì mới có ăn);“Không, chẳng + …lắm, tí nào, tẹo nào" (“not…much, not…at all”)(Đi xa mà tôi chẳng nhớ chồng tí nào); how to use:“rất đỗi, quá ư, quá đỗi, quá thể, quá chừng, quá trời” (“extremely, excessively”)(Vùng đất này đã trở nên quá đỗi quen thuộc với tôi); some elements used with“là”:“âu là, chả là, dù là, dẫu là, hay là, hoặc là, miễn là, nghĩa là, như là, rất là, số là, thật là, thực là, tuy là....”

Content 69:Review compound words with fuzzy elements(“chó má, tre pheo, đất đai, chùa chiền…"); patterns:“chưa A mà đã B” (B happens when A has not happened, not in a given order); “đang (còn) A mà đã B" (B happens when A is happening)(Đang dùng bữa sáng mà anh đã tính bữa trưa ăn gì rồi);“vừa (mới) A mà đã B” (B happens as soon as A has just happened)(Vừa mới ăn xong mà anh đã muốn ăn tiếp rồi); how to use“đã”:how to use “ngoài - ngoài ra - ngoại trừ” (“apart from - in addition - except for”) (Ngoài viết sách ra, anh ấy còn đi chụp ảnh nữa phải không?); some elements used with“ra”:“nhận ra, nhìn ra, nhớ ra, tìm ra, kiểm ra, ra trận, ra phết... etc.”

Content 70:Review how to use:“lẽ ra, đáng ra, đáng lẽ” (should have + past participle)(Lẽ ra tôi nên đến sớm); “-iếc hóa” (Đã mệt chết người còn đọc điếc gì!);“Đã A lại (còn) B” (contrary to common sense, both A and B) (Đã học lại còn chơi điện tử);“Đã không A lại còn B” (contrary to common sense, not A and still B)(Đã không học còn chơi điện tử);“Đã không A thì thôi, sao lại B”(not A and still B)(Đã không học thì thôi sao lại chơi điện tử?); how to use:“nhưng, mà, lại, nhưng mà, nhưng lại”(Anh ấy đi học nhưng lại không làm bài tập).

Content 71:Review structures:“tất cả, mọi; tất cả mọi... đều...” (the whole of something)(Tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ);"Hãy A, đừng, chớ B” (A instead of B); “A rồi hãy B” (Finish A first, then B)(Học những điều đơn giản rồi hãy học đến những thứ phức tạp); how to use:“hãy, đừng, chớ, hãy còn, rồi hãy…”(Đừng bơi ra quá xa); some elements used with“lên”: “lên ngôi, lên cân, lên mây, cười lên, hét lên, kêu lên, cất lên, la lên, chất lên, phồng lên, ngẩng lên, etc."

Content 72:Review how to use"hơn ai hết” (none better than one), “hơn bao giờ hết” (more than ever), “hơn (ở) đâu hết” (more than anywhere)(Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu cái giá của chiến tranh);reduce predicate,(Cô ấy bên trường);“A còn X nữa là B” (A is X, let alone B)(Bài tập còn chưa xong, let alone B);"Ngay cả đến A còn X nữa là; huống hồ, huống chi” (A can even X, let alone B)(Đến anh ấy còn chưa làm xong nữa là người kém như tôi); how to use “huống chi, huống hồ”(Lúc trước anh còn không thể làm tốt huống chi bây giờ anh đã bị thương).

Content 73:Review how to use“Thì ra (là), hóa ra (là), tỏ ra (là), thì ra thế, hóa ra thế” (“It turns out that”)(Thì ra là anh đã nói dối tôi);“A (đã) rồi B” (A first, B later)(Học đã rồi chơi);“A mà B thì C” (conditional (if))(Anh mà không đi thì ai là người chụp ảnh);“A chứ không phải B” (A but not B)”, “Không phải B mà là A” (Not B, it’s A)(Không phải đi chơi mà là đi làm); how to use“chứ ai, chứ đâu, chứ mấy, chứ gì, chứ bao nhiêu, chứ sao, chứ nào...”(Mày làm vỡ bình hoa chứ ai); some elements used with“còn”: “còn duyên, chuyện sống còn, một mất một còn, kẻ còn người mất, thà chết còn hơn, chậm còn hơn không, còn nước còn tát, thế thì còn gì bằng...”

Content 74:Review structures:“Dù/dẫu A (thì) cũng/vẫn B” (Although/Though A, still B)(Dẫu có bão tôi cũng phải đến trường);“Biết đâu A lại B” (A could possibly lead to B)(Biết đâu mưa bão lại được nghỉ học); how to use “biết đâu đấy, biết đâu chứ”(being skeptical, not believing in a previous assertion), “biết làm sao được…” (nothing can be done)(Đài báo thế nhưng có khi lại không mưa, biết đâu đấy!);“Nhờ, tại, vì, bởi” (“thanks to, because, because of, due to”); how to use: “liệu + …” (consider whether it is possible or not)(Liệu chiều mai có xong không?).

Content 75:Review structures“A + với chả + B” (criticize or disregard thing which is described)(Nấu với chả nướng);“Ngay/chính/ngay cả A cũng không/cũng còn B nữa là C" (A even do/do not B, let alone C)(Ngay cả lớp trưởng còn chưa đến nữa là lớp viên);"A + khỏi phải + verb/adjective” (A + needn’t + verb/adjective)(Nắng rồi khỏi phải lo mưa nhiều chết cây nữa); how to use“chứ lị, chứ lại, chứ còn gì (nữa)” (certainly, surely)(Đêm nay trời nhiều sao thế này cóh ki mai lại nắng to chứ lại);“Chỉ, có, độc, mỗi, một…” (only, solely)(Mình chỉ mỗi một cái bút thôi); some elements used with“kính” (showing respect): “kính biếu, kính chúc, kính dâng, kính mến, kính nhường, kính phục, kính mời, kính thăm, kính tặng, kính trình”

2.2. Communication skills

2.2.2. Listening skills

a. General skills:

-Keep track and understand long talks on complex and abstract topics, even when the structure of the speech is unclear and the relationship between ideas is not explicit.

-Keep track and understand natural and flexible conversations.

-Keep track and understand abstract discussions or debates.

-Understand necessary information when listening to announcements through mass media.

b. Specific skills:

Listen to conversation

Easily follow complex discussions on difficult, abstract, unfamiliar topics.

Listen to presentation and conversation

Relatively easily keep track of most lectures and discussions.

Listen to notices, instructions

-Understand complex and specific information from public announcements with noise sounds (such as at stations, airports, etc.).

-Understand complex technical information such as experience of operating device and equipment, understand technical specifications of familiar products and services.

Listen to the radio and watch television

Understand the audio recordings, identify well details, attitudes and relationships between speakers.

2.2. Teaching and developing skills

2.2.1. Listening skills

a. Teaching orientation:

-Focus on listening to strong syllables and stressed syllables as units of intonation (high-pitched syllable is calledstressed syllable. The syllables are pronounced relatively high on the way to the stressed syllable, is referred to as astrong syllableby convention).

-Teach phrasal stress

Divide the utterance into phrases, on the basis of those phrases to construct the utterance. For example, before teaching a conversation, the teacher can divide the sentence/utterance in the conversation to practice.

b. Requirements:

-Recognize patterns of intonation, stressed syllables, unstressed syllables, rhythm to express the structure of information that needs attention.

-Recognize shortened forms of words and phrases (“phỏng, hổm, ổng, bả, trỏng, etc.”) recognize and distinguish words with enough meaning.

-Deal with pauses, errors, error correction and other types of expression,

-Understand and distinguish main and auxiliary parts of sentences.

c. Skill development method:

-Practice listening - taking notes of lectures

Use lectures (can be recorded and played later) as stimulating materials that the response part of the student is their own.

-Listening - editing

Learners are provided with content in both written and spoken texts; and were asked to listen to find the differences between the two texts.

-Practice listening - analyzing, explaining

It is possible to use a long text (for example, a short story, a conversation, a song, a poem, a piece of news on the radio, or television, a paragraph about personal experience) as stimulating materials.

Learners may listen and have to explain by answering some (open-ended) questions such as:Why do listeners feel sad/happy when they listen to this song? What makes people fond of and know by heart this poem? Do you think that what political action can be taken after this event and why? Do you think that what the storyteller feels after the X event happens? ...).

It is up to each stimulating text to have a suitable question, even if there are questions that require students to reason.

-Listening - retelling a story.

Learners listen to a story or piece of news and simply retell or summarize the content. Learners may be asked either to speak or write. Learners must identify the main idea, purpose, prove and/or give conclusion to prove that they understood the story or news.

d. Verification of results

Verify through tasks and exercises that assess students listening ability through their practice and how well they achieve the skills required.

e. Materials:use orginal discourses.

2.2.2. Reading skills

a. General skills

Understand the details of long and complex documents.

b. Specific skills:

Read to get information and reasoning

Understand many types of long, complex documents that are common in social life, work or academic environment, identify subtle details such as attitudes or implications.

Read to find information

Have good ability to read and find information.

3.Read letters, transaction documents

-Understand the types of correspondence written in Vietnamese.

-Understand long and complex instructions about a new type of machinery or workflow.

Read and process texts

Summarize long and difficult paragraphs.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

Reading practice is mainly aimed at the ability to read and process texts, get information and reasoning (arguments) in the selected text with difficulty appropriate to level 5.

-Practice intensive and extensive reading.

-Practice reading from whole to part or from part to whole (from text to paragraph or from paragraph to full text).

-Practice in a spiral sequence.

-Practice common sub-skills of reading:

+ Capture main ideas of texts/paragraphs.

+ Discover and note specific and particular details.

+ Detect and mark places need to be or can be deduced.

+ Know how to compare what is similar, different in terms of language, content in reading text with known language.

+ Know how to predict the content of paragraphs, sentences or unfamiliar words based on the main idea of texts and context.

b. Requirements

Recognize the structure of the lesson, the main idea of ​​the lesson, predict the meaning of the new word, the meaning of the fixed phrase, understand the meaning of each paragraph and link the meaning of the paragraphs, the meanings spread throughout the text to understand the full text: understand the arguments and implications of phrases, sentences, paragraphs. Identify the views, attitudes which are expressed implicitly. Detect and understand the logical order of events or deduction in the text.

c. Skill development method

-Practice reading, identifying and obtaining information in documents that are articles, reports of industry or science, literature, education, occupation, people ... from publications which are newspapers , science magazines, stories, novels.

-Practice discovering the main idea of the text through questions for learners after reading (Ask learners to answer why their answers are correct, which part of the text supports for their answers). It is possible to ask groups to discuss text content and text structure.

-Train the ability to recognize text structure in more detail than the stage 4:

+ Introduce the text generally, emphasize the text structure indicator.

+ Emphasize (for students to recognize) the important passage and function of that passage in the text.

+ Mark information needed to be taken from tables of data and charts.

+ Determine the core relationship in the organization of the text, for example: cause - result, comparative comparison or problem - solution. Through these relations, interpret the main content of the text.

+ Connect arguments, arguments and information discovered with the main ideas of the text.

+ Summarize and present the summary of the text.

-Practice inferring the meaning of words, phrases in sentences, discovering information and events expressed, interpreted in other ways (with implications), determining the purpose of a piece of information or argument, and evidence in text ... to understand the content of the paragraph in the text, of the text and understand the attitude, opinion of the text author or the character in the text, discover the order and logic of the event , of arguments, reasoning ...

-Practice reading comprehension, process texts, summary and re-presenting long and difficult texts of many genres.

d. Verification of results

Obtain information, content, answer questions raised by lecturers and rewrite the main idea of the lesson, summarize the information in the lesson.

e. Materials

Documents and information in materials available on the topics of the curriculum, such as texts printed in newspapers, scientific journals, novels, short stories, social and political comments, scientific arguments, together with supplementary authentic texts (live language) to diversify sources of reading texts. Supplementary documents should be appropriate for the purpose and requirements of the lesson and attractive, diversified and fit. (Learners can choose appropriate texts on topics related to their specialties and areas of interest).

2.2.3. Speaking skills

a. General skills:

-Speak fluently and naturally, almost without difficulty.

-Make good use of a large vocabulary and complex grammatical structures, so that you do not need to avoid difficult ideas or wordy expressions.

b. Specific skills:

Describe experiences

-Describe complex topics clearly and in details.

-Describe and report in details, integrate small topics, specific ideas into appropriate content.

Arguments in discussion

Have ability to explain and protect their opinions in the discussion by giving persuasive explanations, arguments and opinions.

Presentation before listeners

-Clearly present the presentation with a scientific organization on complex topics; expand and reinforce their own opinions with relevant arguments and evidence.

-Good control of emotions when speaking, expressing naturally.

Speak with interaction

+ General description of interactive speaking skills

-Communicate fluently, naturally.

-Master a wide range of vocabulary, easily handling complex language situations.

Conversations

Use flexible, effective language for social purposes, including emotional expression, jokes.

Trading and services

Participate in transactions as well as Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Give and answer interview questions:

Participate fully in an interview, as a questioner or interviewee, expand and develop arguments and discuss smoothly without support. Handling well the state of expression of Vietnamese language.

Accuracy of speaking skills

+ Pronunciation and fluency:

-Have ability to change intonation naturally to express subtle shades of meaning.

-Express their ideas fluently and naturally without any difficulty.

Social language compatibility

-Pronounce accurately, confidently and effectively; have a wide range of vocabulary, complex grammatical structure.

-Identify many expressions of idiomatic or colloquial expression, feel the changes in communication.

2.2.3. Speaking skills

a. Teaching orientation

Focus on skills of monologue, presentation, interpretation, demonstration…and conversation, discussion and interview skills ...

b. Skill development method

Focus on the role-play practice. In a common scenario with defined content, role-play to practice speaking allows a learner to be free at a certain level when speaking. In some cases, role-play can enable learners to repeat their roles so they can rearrange what they said/will say. This has the effect of alleviating the suspense when learners play certain characters.

Role play creates opportunities for learners to use text. Language elements, communication methods, included in the conversation will clarify the ability of the learner to communicate. Role plays can open up creativity, allowing learners to access the real world of communication. The teacher must determine the purpose of development in the role.

2.2.4. Writing skills

a. General skills:

Write detailed, clear, well-organized piece of writing on complex topics, highligh important ideas, expand and reinforce their views in some sections with specific evidence and example and give a suitable conclusion at the end of the paper.

b. Specific writing skills:

Essay writing

Write descriptive essays that are creative, clear and detailed with a tight structure, natural style and personality.

Writing reports and thesis:

-Write a clear, tightly structured commentary on complex topics, emphasizing relevant important points.

-Have ability to expand and reinforce their views in certain sections of a certain length by specific opinions, reasons and evidence.

Write with interaction

+ General description of interactive writing skills

Express themselves clearly and accurately and flexibly in front of recipients of information.

Write letters

Express themselves clearly and accurately in personal letters, use language flexibly and effectively (expressing levels of emotion, indirect, insinuating expressions and joking).

Take notes, text, fill out forms

Communicate as well as Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Process texts

Summarize long and difficult texts.

Accuracy of spelling

-Outline, divide and use punctuation marks consistently and logically.

-Write correctly without spelling mistakes.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

Focus on practicing writing reason analysis, writing scientific reports, analyzing workflows, assessments of effectiveness (of something, certain technology ...) and writing correspondence.

b. Skill development method

Develop skills for writing reason-analytical esays

Develop skills for writing reason analysis essays/paragraphs.

Skills to support the main idea with details and practical examples.

Skills to distinguish between generalization and concretization by demonstration.

Skills to organize thesis statement.

Skills to improve cohesion by using connection words to analyze reasons.

Skills to explain subpoints.

Skills to outline an essay/ paragraph.

Writing skills by reading reason analysis essays of other authors.

Skill to use an adjunct clause.

-Specific methods:

Practice analytical skills through writing essays.

Practice skills to focus on one main idea.

Practice skills to analyze reasons.

Practice skills to use supporting details.

Skills to organize the essay according to thesis statements.

Practice skills to use connection words that show reasons and causes.

Practice skills to explain arguments.

Practice skills to outline arguments.

Developing report and essay writing skills

Skills to follow conventions of reports (for specific cases and areas).

Skills to write purposes, objectives and main ideas.

Skills to organize supporting details in a logical and orderly manner.

Skills to write conclusions or results which have been found.

Skills to use words and terms suitable for special cases.

-Specific method:

Practice skills to follow conventions for each specific case and area.

Practice skills to write purposes, objectives and main ideas in a scientific report.

Practice skills to organize supporting details in a logical and orderly manner in a scientific report.

Practice skills to write conclusions or results which have been found.

Practice skills to use words and terms suitable for special cases.

Develop skills for writing process analysis

Skills to write a process analysis paragraph/essay.

Skills to present and clarify all necessary steps in a process.

Skills to organize work steps in chronological order.

Skills to use connection words for a certain workflow analysis.

Skills to use passive forms and adverbial clauses.

-Specific method:

Practice skills to write process introduction.

Practice skills to analyze process.

Practice skills to focus on one main idea.

Practice organizational skills in chronological order.

Practice linking skills by connection words, strengthening process analysis capability.

Practice skills to use the Internet to enhance process analysis capability.

Develop skills to write effectiveness analysis essays

Skills to write an essay to assess the impact of an invention.

Skills to extend paragraphs in an essay.

Skills to understand the tasks of parts of an essay.

Skills to outline an essay.

Skills to connect paragraphs using connection words.

Skills to use subordinate clause of result and passive sentences.

-Specific method:

Practice skills to write an effectiveness assessment through a specific essay.

Practice skills to extend a paragraph in an essay.

Practice skills to develop parts of an essay.

Practice writing introduction skills (opening).

Practice writing skills for expansion.

Practice skills to write conclusions.

Practice the skill of linking text by connection words.

Practice skills to outline a thesis/dissertation.

Develop correspondence writing skills

Build a personal profile, highlight skills and experiences directly related to the desired job position.

Demonstrate writing skills.

Demonstrate personality and passion (study / research ...).

-Specific method:

Practice skills to write the introduction

-Determine the position which the writer applies for.

-Point out why the write knew the vacancy.

-Provide information about the qualifications of the write in accordance with the vacancy.

Practice skills to write the body

-The reason why the write claims that he/she is qualified.

-Outline the previous experience that helped writers match this position.

-Attractive presentation.

Practice skills to write the closing

-Re-confirm that the writer wishes to be recruited to prove his/her suitability to the job.

-Provide full contact details of the writer.

-Thank you for reviewing the writers profile.

-End with "Yours sincerely", or "Sincerely".

 

STAGE 6

1.OBJECTIVES

Understand most spoken and written documents easily. Summarize the sources of spoken or written information, arrange and present logically, express very fluently and accurately, differentiate subtle differences in meaning and pragmatism in complex situations.

2.CONTENT

Achievement

Content

2.1. Language

a. General requirement

-Have ability to use a wide range of languages, master words, express thoughts correctly, emphasize, distinguish and eliminate obscure elements.

-Have ability to give diversified and rich expressions

b. Phonetics:

-Have ability to change intonation, express shades of meaning subtly while speaking or pronouncing.

-Express their ideas naturally, continuously, without hesitation, unless they want to choose words, examples or choose the most appropriate explanation.

-Write correctly without spelling mistakes.

c. Vocabulary:

-Master a very wide range of vocabulary, including idioms and proverbs.

-Identify expressive and hidden meanings.

-Use vocabulary correctly and appropriately.

d.Grammar:

Always control and master grammar of complex language structures in every situation.

2.1. Corpus

Include four groups of topics: a group of themes within the scope of individuals, a group of themes within the scope of society and a group of themes belonging to the scope of education, academics. Main themes:81.Customs in Tet holiday; 82. Vietnamese women in the past and present; 83. Attracting foreign investment; 84. Oc Eo culture; 85. Vietnam sports; 86. Vietnamese language and culture; 87. World natural heritage of Vietnam; 88. Vietnamese education and training; 89. Marine economic development; 90. Labor and employment; 91. Vietnamese agricultural science; 92. Highlight socio-economic events; 93. Rural and urban areas; 94. Environment and people; 95. Gender equality in Vietnam; 96. Challenges for Vietnam in the Industrial Revolution 4.0

a. Phonetics:

-Rhythm and speech rhythm structure.

-Determine the rhythm boundary.

-Stress of rhythm.

-Expression of speech rhythms (speed, stop, break, emphasis ...).

b. Vocabulary:

Vocabulary related to topics:Language; Ethnic people; Science and Technology; Culture; Society; History; Diplomacy; Religion; Trade; Literature and Arts.

c. Grammar:consists of M1 (4 contents), M2 (4 contents), M3 (4 contents) and M4 (3 contents and review, test, evaluation).

Content 76:Review how to use:“định, dự định, kế hoạch, dám…” (to intend, to mean, to plan, perhaps)(Tôi dự định đi Nha Trang vào cuối tuần tới);“đặc biệt là, hầu hết, phần lớn, nói tóm lại…” (“especially, almost all, in short”)(Nói tóm lại, tôi cần thấy một bản kế hoạch hoàn hảo hơn vào ngày mai); structures:“Tiếc là…” (“Unfortunately/sadly”)(Tiếc là, chúng ta vẫn chưa hoàn thành dự án đúng thời hạn);“một cách” + noun/adjective (in a …manner/way)(Hoàn thành công việc một cách tuyệt vời nhất); some elements used with“vào”: “vào đề, vào hùa, vào tròng, bay vào, bò vào, bơi vào, bước vào, chạy vào, đi (bộ) vào, ăn vào, bám vào, can thiệp vào, dựa vào ...”

Content 77:Review how to use“già” (a little more than),
“ngót, non” (a little less than), “trên” (above), “dưới” (below), “ngoài…” (over, beyond)(Mỗi bữa, tôi ăn già nửa bát cơm); how to use:verb + “ra/vào” (go out/come in)(đi ra phố, đi vào nhà);“A hay sao mà B” (isn’t it?)(Chị ấy gặp chuyện gì hay sao mà trông gầy thế);“A + còn + verb/adjective + nữa là + B” (A even + verb/adjective + let alone + B)(Chị ấy còn muốn lấy chồng nữa là tôi);“ai, gì + cũng; không ai…không” (Everyone do something)(Ai cũng biết chuyện ấy; Không ai không biết chuyện ấy).

Content 78:Review structures:“để…cho” (let someone do something)(Để tôi xách cho);“mới/vừa/vừa mới + verb/adjective+ (mà) đã + verb/adjective) (had hardly done something when something else happened)(Vừa mới đi xong mà đã lại về rồi);Verb + “bằng + xong, được, hết…” (at any cost)(Tôi sẽ học bằng được cách làm bún chả);“nghi, ngờ, tưởng”(believe, think) + clause(Tôi tưởng mọi việc đã xong rồi); distinguish“sự, việc, cuộc, nỗi, niềm…”(Sự học luôn đi theo ta suốt cuộc đời);

Content 79:Review structures:“không gì…như, không ai…bằng + someone” (no one does something as well as someone)(Không ai biết lĩnh vực này bằng ông ấy);“Chẳng đâu…hơn…” (nowhere is …. than this place)(Chẳng đâu đẹp hơn chỗ này);Sentence + “làm gì” (what for)(Nói như thế mà làm gì); how to use“Thảo nào, hóa ra (là), thì ra (là) thế,..." (it’s no wonder that, turn out)(Thảo nào, dạo này chị ấy vui thế!); some elements used with“để”: “Để lộ, để mà, để mặc, để mắt, để phần, để ra, để tang, để tâm, để tôi xem, để tội, để trở, để vạ, để ý...”

Content 80:Review structures:“Hễ (cứ) A là B” (whenever…)(Hễ có điều kiện là họ đi du lịch);“Nhỡ A thì B” (if...)(Nhỡ anh ta không đến thì lỡ hẹn);verb + “phải”(Bà ấy phải gió);“tưởng A + hóa ra + B” (someone thought it was A, but it is B)(Hôm qua tôi tưởng chị nói hóa ra là em gái chị);summarize the methods of expressing the meaning of the condition; structures with “chứ” (particle used in tag questions with emphatic affirmative implication)(Anh chị vẫn ở với nhau chứ!);“không chỉ…mà còn…” (“not only…but also…”)(Họ không những thông minh mà còn năng động nữa)

Content 81:Review structures:“Chẳng + là gì”(cannot be untrue)(Tối qua anh chẳng ở nhà chị ấy là gì); distinguish structures:“Nếu A thì B/Giá A thì B/Nhỡ A thì B" (If/If only)(Giá có anh ấy ở đây thì vui nhỉ?);"Ai (mà)..” (who knows…).(Ai mà biết được chuyện lại xảy ra như thế!);“Đâu có + …” (not at all)(Đâu có chuyện gì!); how to use“nhìn chung là…” (“basically”)(Việc học tập của các em trong năm qua, nhìn chung là tốt);

Content 82:Review structures:“cũng (chưa/không) + verb + nữa” (also not + verb…); “A + subject + còn + verb/adjective + nữa là + B (A=bổ ngữ)” (A even + verb/adjective, let alone B); “A (chỉ) có điều (là) B” (A only that B)(Tôi hoàn toàn đồng ý, chỉ có điều anh hỏi qua chị ấy xem); some elements used with “xuống”:“xuống âm phủ, xuống cân, xuống dốc, xuống giá, xuống giọng, xuống mã, xuống nước, xuống tinh thần, xuống lỗ, xuống chiếu, xuống lệnh, xuống dòng, xuống đường, xuống gối, xuống ngựa, xuống tàu, xuống thang, xuống thuyền ...”

Content 83:Distinguish verbs:“mời, nhờ, ask, khuyên, bắt, bảo, sai, yêu cầu, đề nghị” ("invite, advise, force, tell, order, require, propose”)(Anh ấy khuyên tôi cố gắng học tập);adjective + “quá thể/quá đáng” (“excessively, extremely”)(Cô ta thật quá đáng!);Verb + “luôn, ngay” (“immediately”)(Có gì không phải, ông ta nói ngay!);distinguish“tất nhiên là, thành thử, thành ra”; distinguish “trở thành, trở nên, hóa thành, hóa ra…, distinguish how to use:“sao” to make question and “sao” in “không sao".

Content 84:Review structures:“verb/adjective + thì (không) + verb/adjective (thật) + nhưng (mà)…”(Cô ta hiền thì hiền thật nhưng mà cũng chưa biết thế nào);verb + “có mỗi, có những…” (emphasize only that much (usually one), no more)(Một tuần, ông ấy chỉ đến cơ quan có mỗi 2 buổi sáng); Subject (clause) + “là” + adjective(Con người có sức khỏe tốt là hạnh phúc nhất); how to use:“nhỉ”as a particle marking a question; how to use:“chứ” toexpress certainty.

Content 85:Review structures:...“Lẽ ra/ đáng ra/ đáng lẽ (ra)” (it would have been necessary that) + clause(Lẽ ra, chị không nên nói chuyện này với anh ấy); verbs:“Giục, nài nỉ, nhắc, nhắn, dặn” (“urge, ask insistently, remind, inform, advise”)(Mẹ thường dặn con gái không nên đi chơi khuya); distinguish“Bằng, như, bằng nhau, như nhau, giống, nhau, khác, khác nhau"; structure “thà..còn hơn” (would rather do something than do something)(Thà ở nhà còn hơn đi chơi thế này); how to use:“tuy nhiên” (“however”)(in the opposite meaning); how to use:“chừng nào”in question and“chừng nào”in the structure“chừng nào A thì B” (As long as A happens, B happens)

Content 86:Review structures:“Cứ + verb + đi” (keep doing something)(Anh cứ làm tới đi!);“Verb + gì/ai/đâu/bao nhiêu + verb + nấy/người nấy/đấy/bấy nhiêu”(Anh ăn bao nhiêu thì lấy bây nhiêu); distinguish“mới A mà đã B” (B happens after A ealier than expected) and “chưa A mà đã B" (B happens when A has not happened, not in a given order);(Mới 5 giờ sáng mà đường phố đã đông người rồi);“lấy…làm…” (to get married to somebody)(Ông ta lấy bà ấy làm vợ);noun + “nào + cũng…” (any, whatever)(Ở đây, món ăn nào cũng ngon);“đã vậy còn …nữa” (despite this, all the same)(Hoàn cảnh của chị đã vậy mà còn cố làm gì nữa); absolute adjectives“trong veo (vắt, leo lẻo), trắng (nõn, toát, muốt) nặng (trịch, trĩu).”

Content 87:Review structures:“dù sao, dù thế nào… + cũng…” (no matter what)(Dù thế nào, anh ấy cũng hoàn thành nhiệm vụ);“Làm sao mà + verb + được” (how can)(Chúng tôi làm sao mà hiểu hết chị ấy được); how to use:“chứ”as an opposition conjunction; verbs:“e, ngại, lo, sợ (là, rằng)…” (afraid, worry)(Tôi e rằng, chị ấy đã lấy chồng); structure“coi cử, bầu + ai + làm…” (appoint/vote somebody)(Chúng tôi đã bầu anh ấy làm trưởng nhóm); distinguish“A + làm (cho)/khiến (cho) + B…; A + gây (ra) + B (+ cho + C)...; A + dẫn đến + B”(Cô ta đã làm cho chồng mình hạnh phúc).

Content 88:Review structures:“A đến mức/đến nỗi B” (so/such…that)(Chị ấy đẹp đến mức ai cũng phải khen);“Thì ra (là)…/Hóa ra (là… Thì ra thế/hóa ra thế” (to appear, to turn out)(Chuyện này tưởng phức tạp, hóa ra hết sức đơn giản); particle:...“nói chung…nói riêng” (“in general…in particular")(Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng); combination of words:“kể ra (thì)…” (in fact, to be fair)(Chuyện gia đình, kể ra thì cũng khó nói); distinguish how to use:“bao nhiêu”in question and“bao nhiêu”in“bao nhiêu cũng được” (any amount, whatever amount).

Content 89:Review structures:“Trên (dưới, trong, ngoài…)…có…” (there’s something above, under, in, over something)(Trên sông có thuyền; trên trời có mây…); how to use“thấy” (“seeing”)before a clause (Thấy cô ấy đến, tôi liền đi ra cửa);“dĩ nhiên là" (obviously), "rồi” at the end of sentence(Ông ta đã hứa như vậy, dĩ nhiên là hi vọng rồi!); distinguish…“lại + verb…” and "verb + lại”(Ngài mai, cô ta lại đến); how to use“tận” (the final limit of the action)(bắt tận tay, nhìn tận mặt).

Content 90:Review and distinguish“mà” in usages:“mới, của” in usages; group of adjectives including two elements:adjective + noun(“nhanh trí, khéo tay, sáng dạ, trắng tay, bạc tóc”); distinguish“hôm nọ, năm nọ, hôm nào);combination of words:“có ích/hại/cho/ đối với…" (helpful for/harmful to);structureSubject + “trót/lỡ/thản nhiên” (accidentally/calmly) + verb, “làm sao, làm thế nào mà” + verb + “được” (how could…)

2.2. Communication skills

2.2.1. Listening skills:

a. General skills:

-Keep track and understand specialized lectures or presentations that use a lot of informal language with unfamiliar cultural elements or terms.

-Understand subtle, complex or controversal issues (such as regulations and finance), even reach the level of knowledge of a professional.

-Listen and comprehend everything easily with normal speaking speed.

b. Specific skills:

Listen to conversation

Listen like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Listen to presentation and conversation

Keep track of specialized lectures, presentations with many words in deep or unfamiliar areas of expertise.

Listen to announcements, instructions

Listen like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Listen to the radio and watch television

Listen like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

2.2. Teaching and developing skills

2.2.1. Listening skills

a. Teaching orientation

Focus on clarifying the role of stress and intonation:

-Practice recognizing and identifying old information, new information by phonetic means.

-Each information unit has new information and old information, separated by interruptions (old information and new information may overlap each other). Learners need to be trained to recognize the compatibility of utterances with the purpose of communication, recognize old information and new information.

-The types of listening practice, exercises are based on a listening principle integrated with other skills, first of all a combination of speaking and listening.

b. Requirements

Learners have ability to:

-Determine which part of the utterance represents the main theme of the utterance, which part is the most important of the announcement.

-Determine which information is the presumed information for what is given in the text.

-Determine which element is the element that the speaker chooses as the starting point of the announcement.

c. Skill development method

Listening to determine the marked information focus and unmarked information focus

In principle of communication, the marked and unmarked information starts from the known content and new content. Information focus is at the end of the utterance. Thus, in neutral utterance, the information focus is directed towards the end of the utterance.

Listening practice determinesinformation focus for emotional purposes

Marked information focus is used by speakers for different purposes.

The focus indicates affection that the speaker wants to express will be emphasized.

In order to identify information focus, teachers can give learners certain sentences/utterances and ask them to draw intonation patterns or stress models or both. For example:

-“Cậu rất thích ăn nem, phải không?” (0010100) - question.

-“Tớ không ăn đâu!” (0100) - negative sentence.

-“Nam cho Bắc làm với!” (10010) - imperative sentence.

d. Verification of results

Verify through tasks and exercises that assess learners listening ability through their practice and how well they achieve the skills required.

e. Materials

use orginal discourses.

2.2.2. Reading skills

a. General skills

-Understand, select and use, evaluate most types of documents, including abstract texts, complex structures, or literary works and other genres.

-Understand many types of long and complicated documents, perceiving the differences between literal and figurative, types of writing.

b. Specific skills:

Read to get information and reasoning

Being able to read and interpret information and reasoning like Vietnamese people with high school education or higher.

Read to find information

Attain the level of reading and finding information as well as Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Read letters, transaction documents

Read as well as Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Read and process texts

Summarize information from different sources, along with reasoning and evidence to re-present the problem in a coherent way.

2.2.2. Reading skills

a. Teaching orientation

-Practice reading and processing, taking information and reasoning (arguments), summarizing information from texts to be able to present the problem in a coherent way, with comments and criticisms.

-Practice intensive and extensive reading

-Practice reading from the whole to parts or from parts to the whole (from text to paragraph, or from paragraph to full text), in a spiral sequence (re-teaching something but having content new in the next circle).

-Practicing fluently the most important reading skills, comparing what is similar, different in terms of language, the content in the reading text with the known language, and know how to predict the content of paragraphs, sentences or unfamiliar words based on the main idea of text and context.

b. Requirements

-Identify the structure of the text, the main idea of ​​the text, the meaning of the sentences, each paragraph, link the meaning of the paragraphs, the scattered meanings in the text to understand the whole text.

-Understand the arguments, deductions and implications of phrases, sentences and paragraphs. Identify the views, attitudes which are expressed implicitly. Critically evaluate content or arguments of the text.

c. Skill development method

Practice reading comprehension, analyzing, critizing, evaluating most types of texts which have complex structure and content, understanding content, attitude, opinions which are expressed delicately and indirectly.

Practice reading many types of long texts, especially scientific or literary texts with complex structures, many types of style, recognizing and understanding the differences between literal and figurative meaning, deduction, and implication (affirmative, negative, positive, negative, questioning, doubting, rejecting, etc.) of sentences, paragraphs and whole texts, discovering and understanding information, facts which are paraphrased in another way.

Practice reading to recognize the formal structure and content structure of different types of text, belonging to many different styles of stage 5, determine the purpose of the information or argument in a sentence or paragraph of the text, determine the most valuable arguments and arguments supporting the main idea of ​​the text.

Practice reading, discovering the main idea of ​​the text through discovering the relationship between content and structure of the text: causes - results, similarity - opposition comparison, problems - solutions, events - solutions, ability - reality ... Summarzie to re-present the content of the text along with comments and/or comparison, discussion, criticism.

Practice reading, understanding, recognizing and commenting on the attitudes and opinions of text authors or characters in the text, discovering the order, logic of events, arguments and reasoning for comments of the readers.

Practice reading comprehension, recognizing the main idea, the main organizational model of the text, recognizing how information is organized in each part of the text, recognizing the explicit signs, expanding relationships in text and other link marker in the text. Thereby, synthesize and evaluate all information obtained from the document to summarize the content of the document.

Practice intensive and extensive reading the above issues through group discussion and writing summary, comments, answering direct and indirect questions of lecturers.

Practice reading comprehension, processing text, summarizing information from different sources, belonging to many different styles and genres, having arguments to re-present the text content in a coherent way.

d. Verification of results

Obtain information, content, answer questions raised by lecturers and rewrite the main idea of the text, summarize the information in the text.

e. Materials

In addition to the text and information provided in the teaching materials of the curriculum, teachers need to choose the authentic texts (live language) in newspapers, scientific journals, literary publications, political and social commentary ... about life, education, occupation, society, history, people ... (without limitation), diversifying sources of reading text, providing that they are:

-Suitable for the learners’ purposes and needs.

-Attractive, diversified.

2.2.3. Speaking skills:

a. General skills:

-Use language structures well, understand the meaning of idioms and special proverbs.

-Communicate very easily and change the way of speaking naturally like Vietnamese people who have graduated from high school or higher.

b. Specific skills:

Describe experiences, have ability to describe clearly, in details, naturally and smoothly, the listener feels easy to understand and remember.

Arguments in discussion

Have ability to explain and protect their opinions in the discussion by giving persuasive explanations, arguments and opinions.

Presentation before listeners

Present like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Speak with interaction

+ General description of interactive speaking skills

-Using idioms, colloquial expressions and understanding figurative sense.

-Use language facilities (words, phrases) to express the state of mind to express shades of meaning accurately and reasonably.

-Expressg fluently and flexibly like Vietnamese people who have graduated from high school or higher.

Conversations

Using flexible language, comfortably talking about personal and social life, including expressing emotions, allusion, periphrasis, making fun.

Trading and services

Participate in transactions like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Give and answer interview questions:

Keep up with long conversations and participate in the role of the interviewer or interviewee naturally. Speak as fluently as Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Accuracy of speaking skills

+ Pronunciation and fluency:

-Can change intonation, expressing shades of subtle meaning while speaking or pronouncing.

-Express their ideas naturally, continuously, without hesitation, unless they want to choose words, examples or choose the most appropriate explanation.

+ Social language compatibility

-Pronounce accurately and appropriatly; use a wide range of vocabulary and use many grammatical structures that are difficult to communicate in the natural way of speaking as Vietnamese people who have graduated high school or higher.

-Proficiently use expressions in idiomatic or colloquial terms and clearly distinguish meaning levels.

-Sensing the social-cultural and social-cultural impacts of Vietnamese people.

-Understand and grasp the cultural-social and linguistic-cultural differences of Vietnamese people.

2.2.3. Speaking skills

a. Teaching orientation

Focus on practicing open monologue skills so that learners have enough ability to present, interpret, explain issues of interest or have tasks or desires to present.Extensive speakingis telling a story; the language used is carefully considered (prepared in advance) and may have a clear etiquette. Extensive talks refer to complex, long, and closely related language strings.

b. Skill development method

Practice speaking skills

Ask learners to present a report, an article, a marketing plan, a business idea, a new product design or a method, how to research something... Teachers need to pay attention to the rules for developing speaking skills:

-Determine clearly the criteria of the practice section.

-Create a practice that fits those criteria.

-Suggest an optimal presentation.

Develop basic speaking skills based on the development of two main elements, content and way of speaking.

Practice skills to retell a story based on pictures with complex content

Ask learners to look at the pictures, photos, tables ... and repeat. Describe pictures, photos that need to be expressed long and can be made into a story. Put any picture or set of pictures or photos for learners and require them to speak in a certain period of time. Learners can develop vocabulary through pictures, or link elements and ability to speak fluently. When they want to develop grammar or other text features, they can still do it this way.

Practice skills to tell a story, a current event

Learners hear or read a story or a current event and retell. Learners have the task of transforming from listening to an original to create a written text with communicative characteristics and relationships, with stress, fluency, and connected to listeners.

Train high-level speaking skills

Request to translate long texts. Learners read the text written in the first language, then translate it into Vietnamese. Texts can be a conversation, product development guidelines, a summary of a movie, a play, a short story, a guide to find a place on the map ... The advantage of translation practice is to control the content of text, vocabulary, grammar and textual structure.

2.2.4. Writing skills

a. General skills:

Write a text with logical and close outline, appropriate and smooth style about many complicated areas, help learners recognize key points in the text easily.

b. Specific skills:

Essay writing

Write essays that describe experiences and stories in a clear, coherent, rich, textual style appropriate to the chosen genre.

Writing reports and theses:

-Write reports or theses with reasonable structure, clear thesis system, strong arguments.

-Write clearly, coherently complex reports, articles or essays, with rich content or give sharp reviews, suggestions, or comment on literary works.

Write with interaction

+ General description of interactive writing skills

Write like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

+ Write correspondence

Write like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

+ Take notes, text, fill out forms

Write like Vietnamese people with upper secondary education or higher.

Processing texts

Summarize information from different sources, summarize it and write it into a presentation that has a strong, clear argument.

Accuracy of spelling

Write correctly without spelling mistakes.

2.2.4. Writing skills

a. Teaching orientation

Practice skills to write essays, reports, to express personal views, evaluate another writing, or discuss, criticize, or write research papers.

b. Skill development method

Develop essay writing skills

-The aim is to strengthen learners with the following skills:

Skills to write a description of a place.

Skills to write topic sentence focusing on a strong impression.

Skills to give impression with descriptive details.

Skills to organize paragraphs with spatial arrangement.

Linking skills by connecting the descriptions.

Skills to describe specific places in the writings of other writers as they read.

Descriptive skills by using past tense.

Skills to use position-marking sentence structures.

-Specific development methods:

Practice skills to write about a place that has made a strong impression in the past.

Practicing writing skills focusing on a key impression.

Practicing skills to highlight the key impression by detailed description.

Practice organizational skills in space.

Practice linking skills by connecting words for the description genre.

Practice skills to use spatial adverb clauses.

Practice skills to use the Internet to develop descriptive abilities.

Practice skills to write about a place that impresses in the present.

Methods of practicing writing reports and theses

-The aim is to strengthen learners with the following skills:

Skills to express personal views when writing an overview of the thesis.

Skills to comment on many texts they read about the same topic.

Skills to write personal report after study time.

Skills to organize a scientific document.

Skills to write draft thesis.

Skills to evaluate a thesis.

Skills to search for scientific information.

-Specific methods:

Practice skills to review many texts read about the same topic.

Practice skills to write work progress reports ...

Practice skills to organize written texts/draft thesis.

Practice writing written texts, writing draft thesis.

Practice assessment skills and self-assessment of scientific texts.

Practice skills to adjust written texts, draft thesis.

Practice skills to improve written texts, draft thesis.

Review a text

-The aim is to strengthen learners with the following skills:

Skills to write reviews of another person s text.

Skills to read and comment other people’s texts.

Skills to summarize text read to comment.

Skills to write critiques.

Skills to identify potential readers of the written texts.

Skills to learn and develop topics.

Skills to organize written texts.

Skills to write draft written texts.

Group discussion skills to evaluate and critique texts.

Skills to modify draft written texts.

Skills to improve written texts.

Analyze a debate text

-The aim is to strengthen learners with the following skills:

Skills to comment on a debated text.

Skills to discuss and record about debating documents.

Skills of writing debate.

Skills to identify potential readers.

Skills to search information and develop topics.

Skills to organize debated written texts.

Skills to write drafts, a discussion.

Skills to discuss in group on debated written texts.

Skills to edit text after discussion.

Skills to improve written texts.

-Specific method:

 Practice reading skills in debating text..

 Practice debating and writing debating skills.

Practice skills to comment on debated text.

Train skills to determine written text tasks.

Skills to identify potential readers.

Practice skills to find and develop topic.

Skills to organize written texts.

Practice the skill of writing a draft for discussion.

Practice group discussion skills on debate texts.

Practice editing skills after discussion.

Practice skills to perfect the argumentative written texts.

Write a research paper from different sources of information

-The aim is to strengthen learners with the following skills:

Skills to determine the task of the research paper.

Skills to find topics and collections of documents.

Skills to identify favorite topics.

Skills to summarize an article, research paper.

Writing skills an expected study.

Skills to search for necessary information.

Skills to identify potential readers.

Skills to focus on the writer s main ideas..

Skills to write outlines.

Skills to organize research papers.

Skills to write a draft for discussion in the group.

Complete written texts.

-Specific method:

Practice skills to find topics and gather documents.

Practice skills to summarize an article, research paper.

Practice skills to determine the task of the research paper.

Practice writing skills for a planned study.

Skills to search for necessary information.

Practice skills in collecting materials and interviewing.

Practice skills to determine what kind of readers who will read their writing.

Practice skills to focus on key ideas.

Practice skills to outline writing.

Practice skills to organize research papers.

Practice skills to write a draft paper for group discussion.

Practice skills to complete a research.

Methods to practice skills to write correspondence

The purpose of practice skill of writing correspondence is to enhance the skills of writing recommendations, giving opinions to support a candidate to apply for a program or to apply for university or postgraduate. Learners write to present their assessment and provide evidence, information, explain some weaknesses or unknowns in the profile of the referred person, mention the advantages of the candidate ... help the recruiter in decision making.

III. IMPLEMENTATION GUIDE

1.TEACHING METHOD

1.1. Methods of teaching language skills

Listening, speaking, reading and writing skills are taught separately or integrated depending on the needs and purpose of the study in each case. Although they taught through sub-skills, specific methods, these skills are integrated activities ... All forms of communication are a means to learn language, to discover ideas about life and people.

a. Developing learners listening and speaking skills is very important. In terms of the effectiveness of verbal and nonverbal communication in speech, response, teachers should pay attention to the proper and effective use of language when organizing and developing ideas for listeners, in communication context and at specific times. It is necessary to teach listening - speaking from the beginning at low levels. Whether speaking simply, or telling a story, presenting a speech, a presentation report ... they are all good ways to develop listening and speaking skills.

b. Reading is the process that needs to be connected with the experience of speaking and listening. Reading instructions must take into account the general needs of the learner as well as their individual abilities and will. It is necessary to focus on their ability to understand, explain and context in the text; because those are inseparable things. It is advisable to support reading text with introductions, annotations, graphs, images, table of contents, appendices....

Read aloud (verbally) to develop pronunciation, use intonation, different from reading to understand a text. The silent reading needs to be instructed by the instructor and there is a time limit. Teachers must develop appropriate, clear and meaningful reading texts; there are instructions for reading and regulating reading time. Activities and open questions during the reading process will encourage learners to have diversified feedback, critical thinking and creativity.

It is very important for teachers to intervene and support learners to make them feel supported. The teacher s responsibility is to encourage learners to experience joys, sorrows and satisfaction ... through short stories, novels (literature), encourage and create ways to expand the interest of learner. The natural language of a book will provide the use of sentence patterns and vocabulary, help learners develop language skills.

Teachers and editors of materials can organize reading comprehension texts which use different types of questions related to understanding of words, text structure, potential content and value appraisal, comparison and evaluation.

c. The writing ability is mainly due to regular practice and writing. Writing is a complex process that mixes with thought, allowing writers to explore ideas, visualize and concretize ideas. The ultimate goal of teaching writing is to make learners able to write Vietnamese independently. However, teaching writing is not only about writing, but also the process that learners and teachers cooperate with each other to enhance writing ability for learners.

Learners have the ability to write stories and autobiographical texts according to the textual models they have learned about. These models are not models available for them to mimic mechanically, but are examples from which learners derive the nature, structure and content of the story, provided and discussed in a certain time, to understand and use them.

 Learners need to gradually read and practice their own text editing... Initially, this should be collaborated and helped by teachers. Next, learners can help each other. In order to point out mistakes of learners, teachers should introduce a set of conventions that everyone must follow. The editor can provide a list of things to check, as an appendix, to introduce recognized common conventions.

1.2. Methods of practice

a. Discussion practice:The group interaction helps learners develop listening and speaking skills through a variety of perspectives and consideration of different hypotheses according to different points of view. Discussion is also helpful for developing reading and writing skills: enhancing understanding of complex ideas while reading texts and creating ideas for writing controversial articles.

b. Role play:With this method, students will learn through observation and action. This method helps develop language and social language skills through problem solving and communication. Role-play can be used effectively after reading, it is time to build up the idea that has just been gained from reading the text and practicing the conversation to discuss and comment.

c. Question-and-answer practice:The process of asking questions, collecting information about the structure and usage of language, analyzing text and drawing conclusions about the author s purpose ... has the effect of encouraging people; actively participate in the writing and fulfill their academic tasks.

d. Cooperative learning practice:Learners who gather in small groups to learn each other s language will gain more results through interaction. This helps to use language naturally in the environment. Training in reading and writing can also work together.

e. Practice by participating in projects:In the work of a project, writing a thesis ..., learners also develop all four language skills, even though they study independently with teachers. This method also allows learners to create and develop research skills.

f. Practice through by presentation:Present in the form of speaking in groups about individual tasks and tasks. This practice helps students communicate, communicate with their peers, and increase their confidence and improve their listening and speaking skills.

2.INSPECTION, EVALUATION

Prepare learners to enjoy and use language skills rather than memorizing knowledge content. Therefore, in inspection and evaluation, attention should be paid to the examination and evaluation of language skills.

2.1. Assessment form

a. Regular assessment:This form is carried out continuously throughout the learning process through homework, answering questions, classroom tests and group discussions. Regular assessment encourages learners to adjust their knowledge and skills to use Vietnamese language, help teachers assess the learning outcomes of students, the objectives of the course, and adjust their teaching accordingly. Teachers must provide assessment information to learners on a regular basis.

Periodic assessment:This is a traditional form of final examination, to comprehensively evaluate the entire course, determine if the assessed learners are appropriate to study in a higher level class, course or university taught in Vietnamese language.

2.2. Requirements of inspection and evaluation.

Guarantee of validity: the assessment must be closely linked to the program s objectives to ensure the validity of the content.

Guarantee of reliability: Reliability can be achieved through clear scale points.

Guarantee of practicality: Checking and evaluating must be easy for organization and management. Assessment tests are closely related to the teaching and learning and towards the goals of the program.

2.3. Methods of inspection and evaluation

Ability and skills of learners can be tested through a variety of assessment methods. In order to choose the most appropriate assessment, it is advisable to consider the purpose of the specific assessment, consider the time and available resources, consider the age and level of development of the learner. Testing and evaluation can use both objective and subjective assessment methods. Here are some commonly used reviews and assessment tools:

a. Give objective tests:

With this type of test, the learner chooses the answer to a question. Candidate s answer time for each question is short, marking is considered objective and quick. Examination and evaluation of objective tests can use some of the following techniques: multiple choice questions, two options, matching test questions, explanatory test questions, fill in the blank, writing short answers...

b. Give essay tests

The essay test asks the candidate to write an essay with limitations about the length, content and nature of the answer, or it can be expanded, allowing the candidate to be freer while writing the essay. Essay test often requires deep understanding and high thinking skills while doing. The writers skills are reflected in essay tests such as research skills, analytical skills, information synthesis skills, presentation skills...

c. Learners’ self-assessment and evaluation

Self-assessment: The learner examines and evaluates his performance of tasks and abilities according to defined standards and criteria. Learners may also be asked to answer questions to express their attitudes and beliefs. This is also part of the students self-reporting.

Peer assessment: This way of checking and evaluating helps develop and promote learning cooperation among learners through feedback on their products and tasks. Learners are required to use grading standards to assess their peers. This is a very useful technique in large classes where the teacher cannot grade all the work and products of every student in the class. This way of checking and evaluating applies depending on the local cultural characteristics to avoid infringing on the privacy of learners.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 28/2018/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất