Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

thuộc tính Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2014/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:24/01/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Nhằm giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá mình; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung châu Âu..., ngày 24/01/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam.
Khung năng lực ngoại ngữ này được áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu chung châu Âu và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam; được chia làm 06 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6) ứng với 03 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp), tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong Khung tham chiếu chung châu Âu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/03/2014.

Xem chi tiết Thông tư01/2014/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------------

Số: 01/2014/TT-BGDĐT

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020";

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.  
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 03 năm 2014. Các quy định trước đây về chương trình ngoại ngữ trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học Quốc gia, đại học vùng; Giám đốc các học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thủ trưởng các cơ sở đào tạo ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chủ tịch nước;       

- Văn phòng Chính phủ;        

- Văn phòng Quốc hội;      

- Ban Tuyên giáo TƯ;

- UBVHGDTNTN-NĐ của Quốc hội;

- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,    

cơ quan trực thuộc CP;     

- Kiểm toán Nhà nước;       

- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Bộ trưởng (để b/c);

- Như Điều 3;       

- Công báo;       

- Website Chính phủ;  

- Website Bộ GDĐT;         

- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 (Đã ký)

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM  
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục đích
1. Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo.
4. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).
II. Đối tượng sử dụng
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi là Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, viết tắt: KNLNNVN) áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. Mức độ tương thích giữa Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung Châu Âu            
KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:

KNLNNVN

CEFR

Sơ cấp

 

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

 

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

 

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

IV. Nội dung Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam 
1.             Mô tả tổng quát

 

Các bậc

Mô tả tổng quát

Sơ cấp

 

Bậc 1

Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Bậc 2

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Trung cấp

 

Bậc 3

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Bậc 4

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Cao cấp

 

Bậc 5

Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

Bậc 6

Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

2. Mô tả các kỹ năng
2.1. Mô tả kỹ năng nghe
2.1.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nghe

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin.

Bậc 2

- Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

- Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

Bậc 3

- Có thể hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày.

- Có thể xác định được ý chính trong các bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học, kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phương ngữ chuẩn phổ biến.

Bậc 4

- Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.

- Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.

 

Bậc 5

- Có thể theo dõi và hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh.

- Có thể theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ.

- Có thể theo dõi và hiểu được những tranh luận hay lập luận mang tính trừu tượng.

- Có thể hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe các thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Bậc 6

- Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay những bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục, chứa đựng các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc.

- Có thể hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi như pháp luật, tài chính, thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của chuyên gia.

- Có thể nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người bản ngữ.

2.1.2. Nghe hội thoại giữa những người bản ngữ hay những người không trực tiếp đối thoại

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc rất đơn giản, tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ đề cá nhân cơ bản, trường lớp học và những nhu cầu thiết yếu.

Bậc 2

Có thể xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng.

Bậc 3

- Có thể hiểu được ý chính của các hội thoại mở rộng nếu lời nói được diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Bậc 4

- Có thể nắm bắt phần lớn nội dung những hội thoại hay độc thoại mặc dù có thể gặp khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số hội thoại hay độc thoại nếu người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp.

- Có thể theo dõi và hiểu được các hội thoại hay độc thoại sôi nổi của người bản ngữ.

 

Bậc 5

Có thể theo dõi và hiểu được các hội thoại phức tạp giữa người bản ngữ ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp, không quen thuộc.

Bậc 6

Có thể theo dõi và dễ dàng hiểu được các cuộc giao tiếp, chuyện trò phức tạp giữa người bản ngữ trong các cuộc tranh luận, thảo luận nhóm, ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp, không quen thuộc và sử dụng nhiều thành ngữ.

2.1.3. Nghe trình bày và hội thoại

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 3

- Có thể theo dõi và hiểu được dàn ý của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc nếu được diễn đạt theo giọng chuẩn, rõ ràng.

- Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay cuộc nói chuyện về đề tài quen thuộc hoặc trong phạm vi chuyên môn của mình nếu được diễn đạt một cách đơn giản với cấu trúc rõ ràng.

Bậc 4

- Có thể theo dõi và hiểu được các ý chính trong các bài giảng, bài phát biểu, bài tường thuật và các dạng trình bày khác trong học thuật hay nghề nghiệp có sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng phức tạp.

 

Bậc 5

Có thể theo dõi và hiểu được một cách khá dễ dàng hầu hết các bài giảng cũng như các cuộc thảo luận và tranh luận.

Bậc 6

Có thể theo dõi, hiểu được những bài giảng và thuyết trình mang tính chuyên ngành, có sử dụng nhiều thành ngữ và phương ngữ.

2.1.4. Nghe thông báo, hướng dẫn, chỉ dẫn

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể hiểu, làm theo những chỉ dẫn ngắn và đơn giản được truyền đạt chậm và cẩn thận.

Bậc 2

Có thể hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ ràng, đơn giản.

Có thể hiểu những hướng dẫn chỉ đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng đơn giản.

Bậc 3

- Có thể hiểu, làm theo được các thông tin kỹ thuật đơn giản như hướng dẫn vận hành các thiết bị thông dụng.

- Có thể hiểu các chỉ dẫn chi tiết (ví dụ như các hướng dẫn về giao thông).

Bậc 4

Có thể hiểu các thông báo và tin nhắn về một đề tài cụ thể hay trừu tượng được diễn đạt bằng phương ngữ chuẩn với tốc độ nói bình thường.

 

Bậc 5

Có thể hiểu các thông tin cụ thể nhất định từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu như ở nhà ga, sân bay v.v...

Có thể hiểu các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc.

Bậc 6

Có thể hiểu mọi thông báo, hướng dẫn dù nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông mà không gặp bất cứ khó khăn gì ngay cả khi xung quanh khá ồn ào.

2.1.5. Nghe đài và xem truyền hình

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Có thể xác định thông tin chính của các bản tin trên đài và truyền hình tường thuật các sự kiện, tai nạn v.v…

Bậc 3

- Có thể hiểu các ý chính của các chương trình điểm tin trên đài phát thanh và những nội dung phỏng vấn, phóng sự, phim thời sự có hình ảnh minh họa cho nội dung cốt truyện được diễn đạt rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Có thể nắm bắt được các ý chính trong các chương trình phát thanh và truyền hình về các đề tài quen thuộc và được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng.

- Có thể hiểu một phần tương đối nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình về các chủ điểm mà bản thân quan tâm, ví dụ như các cuộc phỏng vấn, các bài giảng ngắn và các bản tin được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng.

Bậc 4

- Có thể hiểu được hầu hết các chương trình tài liệu trên đài phát thanh và truyền hình.

- Có thể nhận ra tâm trạng, giọng điệu của người nói.

- Có thể hiểu các văn bản ghi âm, truyền hình sử dụng ngôn ngữ chuẩn thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hay học thuật. Xác định được quan điểm và thái độ của người nói cũng như nội dung thông tin được phát ngôn.

 

Bậc 5

Có thể hiểu được nhiều loại tài liệu phát thanh, truyền hình có sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực; nhận biết được các chi tiết tinh tế bao gồm cả thái độ và mối quan hệ hàm ẩn giữa những người giao tiếp.

Bậc 6

Có thể thưởng thức tất cả các chương trình phát thanh hay truyền hình mà không cần tới bất kỳ sự cố gắng nào.

2.2. Mô tả kỹ năng nói
2.2.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói độc thoại

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp học hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày.

Bậc 2

- Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi.

- Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại.

Bậc 3

- Có thể giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình. Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh. Có thể trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v...

- Có thể tham gia đàm thoại về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị, thể hiện quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc liên quan đến sở thích cá nhân, học tập, công việc hoặc cuộc sống hằng ngày.

Bậc 4

- Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ trôi chảy, chính xác.

- Có thể trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận chặt chẽ và phù hợp.

Bậc 5

- Có thể diễn đạt ý một cách trôi chảy và tức thời, gần như không gặp khó khăn. Có thể sử dụng tốt một vốn từ vựng lớn, đủ khả năng xử lý khi thiếu từ bằng lối nói vòng vo.

Bậc 6

- Có thể truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế bằng cách sử dụng nhiều loại hình bổ nghĩa với độ chính xác cao.

- Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa. Có thể đổi cách diễn đạt để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp và thể hiện một cách trôi chảy đến mức người đối thoại khó nhận ra điều đó.

2.2.2. Nói độc thoại: Mô tả kinh nghiệm

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể mô tả về người nào đó, nơi họ sống và công việc của họ.

Bậc 2

- Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc gần nhất trước đó.

- Có thể mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập.

- Có thể mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân.

- Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích.

Bậc 3

- Có thể mô tả đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm.

- Có thể trình bày, mô tả bằng các diễn ngôn đơn giản về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi thuộc các chủ đề quen thuộc.

- Có thể kể chi tiết về kinh nghiệm bản thân, cốt truyện của một cuốn sách, bộ phim hay và cảm xúc của mình.

- Có thể nói về những ước mơ, hy vọng và ước vọng, các sự kiện có thật hoặc giả tưởng.

Bậc 4

- Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực quan tâm.

 

Bậc 5

- Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp.

- Có thể mô tả, tường thuật tỉ mỉ, tích hợp các chủ đề nhỏ, phát triển các ý cụ thể thành những kết luận phù hợp.

Bậc 6

- Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết, trau chuốt và trôi chảy giúp người nghe dễ hiểu và dễ nhớ.

2.2.3. Nói độc thoại: Lập luận

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 3

- Có thể tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.

- Có thể tạo ra chuỗi lập luận hợp lý.

- Có thể tranh luận cho một quan điểm cụ thể bằng cách đưa ra những lập luận ưu, khuyết điểm của mỗi lựa chọn.

Bậc 4

- Có thể lập luận một cách có hệ thống, nhấn mạnh được những điểm quan trọng bằng những chi tiết minh họa liên quan.

 

Bậc 5

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 6

- Không có đặc tả tương ứng.

2.2.4. Nói độc thoại: Trình bày trước người nghe

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể đọc những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng ly chúc mừng.         

Bậc 2

- Có thể trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những quan điểm, kế hoạch và hành động.

- Có thể trả lời những câu hỏi trực tiếp với điều kiện có thể được hỏi lại và người nghe hỗ trợ giúp diễn đạt cách trả lời.

Bậc 3

- Có thể trình bày những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực bản thân quan tâm một cách rõ ràng để người nghe dễ dàng theo dõi vì những điểm chính đã được giải thích với độ chính xác hợp lý.

- Có thể trả lời những câu hỏi về bài trình bày tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại khi câu hỏi quá nhanh.

Bậc 4

- Có thể trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi của những lựa chọn khác nhau.

- Có thể trả lời các câu hỏi sau khi trình bày một cách lưu loát, tự nhiên, không gây căng thẳng cho bản thân hay cho người nghe.

- Có thể trình bày những bài thuyết trình phức tạp, trong đó nhấn mạnh được những điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng.

 

Bậc 5

- Có thể trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, được tổ chức một cách khoa học về một chủ đề phức tạp, mở rộng và củng cố ý kiến của bản thân bằng những lập luận và các ví dụ minh họa liên quan.

- Có thể kiểm soát xúc cảm tốt khi nói, thể hiện một cách tự nhiên và hầu như không cần phải nỗ lực.

Bậc 6

- Có thể trình bày một chủ đề phức tạp một cách tự tin và rành mạch cho một đối tượng không quen thuộc bằng cách sử dụng cấu trúc và điều chỉnh cuộc nói chuyện một cách linh hoạt theo nhu cầu của người nghe.

2.2.5. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói tương tác

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường xuyên phải yêu cầu người đối thoại với mình nhắc lại hay diễn đạt lại. Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, khởi đầu và trả lời những câu lệnh đơn giản thuộc những lĩnh vực quan tâm và về những chủ đề quen thuộc.

Bậc 2

- Có thể giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày nhưng chưa thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình.

- Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng những hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá mức.

Bậc 3

- Có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải quyết hầu hết các tình huống có thể phát sinh trong khi đi du lịch.

- Có thể bắt đầu một cuộc hội thoại về những chủ để quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, thể hiện những quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về những chủ đề quen thuộc về cuộc sống thường ngày.

- Có thể giao tiếp tương đối tự tin về những vấn đề quen thuộc và không quen thuộc liên quan tới lĩnh vực chuyên môn hoặc quan tâm của mình. Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, xử lý các tình huống ít gặp và giải quyết vấn đề. - Có thể bày tỏ suy nghĩ về những chủ đề văn hóa, có tính trừu tượng như phim ảnh, âm nhạc.

Bậc 4

- Có thể giao tiếp khá lưu loát, tự nhiên, duy trì quan hệ với người bản ngữ mà không làm khó cho cả hai bên. Có thể giải trình ý quan trọng thông qua kinh nghiệm cá nhân, lý giải và duy trì quan điểm một cách rõ ràng với những lập luận và minh chứng liên quan.

- Có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo, chính xác và hiệu quả về các chủ đề chung, các chủ đề về giải trí, nghề nghiệp và học tập, tạo ra mối liên kết giữa các ý một cách rõ ràng.

- Có thể giao tiếp một cách tự nhiên, sử dụng tốt cấu trúc ngữ pháp và không gặp khó khăn khi diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh.

 

Bậc 5

- Có thể thể hiện bản thân một cách trôi chảy, tự nhiên và không cần phải quá nỗ lực. Làm chủ được vốn từ vựng và có thể dễ dàng biến báo trong những tình huống quanh co. Không còn phải tìm kiếm cách diễn đạt hay tìm cách né tránh câu hỏi.

Bậc 6

- Có thể sử dụng thành ngữ, các lối nói thông tục và ý thức được các nghĩa bóng. Có thể truyền đạt những sắc thái ý nghĩa bằng cách sử dụng các sắc thái biểu cảm chính xác và hợp lý. Có thể thay đổi cách diễn đạt một cách trôi chảy đến mức người đối thoại không nhận ra điều đó.

2.2.6. Nói tương tác: Hội thoại

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể giới thiệu, chào hỏi và tạm biệt trong giao tiếp cơ bản.

- Có thể hỏi thăm tình hình của mọi người và phản hồi với các tin tức đó.

Bậc 2

- Có thể xử lý các giao tiếp xã hội ngắn nhưng chưa duy trì được hội thoại theo cách riêng của mình.

- Có thể sử dụng cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày.

- Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi.

- Có thể nói điều mình thích và không thích.

- Có thể tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề quan tâm.

Bậc 3

- Có thể tham gia hội thoại về những chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, tuy nhiên đôi lúc vẫn còn khó khăn để thể hiện chính xác điều mình muốn nói.

- Có thể hiểu những lời nói trực tiếp trong hội thoại hằng ngày mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại những từ và cụm từ cụ thể.

- Có thể diễn đạt cảm xúc và ứng xử trước những cảm xúc như ngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm và thờ ơ.

Bậc 4

- Có thể tham gia vào các hội thoại mở rộng về hầu hết các chủ đề ngay cả trong môi trường có nhiều tiếng ồn.

- Có thể duy trì hội thoại với người bản ngữ qua cách pha trò, đàm tiếu, trêu nhau.

- Có thể truyền đạt các mức độ cảm xúc và làm nổi bật tầm quan trọng của kinh nghiệm cá nhân.

 

Bậc 5

- Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho những mục đích xã hội, bao gồm các biểu đạt cảm xúc, cách nói bóng gió, nói đùa.

Bậc 6

- Có thể trò chuyện thoải mái về cuộc sống cá nhân và xã hội mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự hạn chế về ngôn ngữ nào.

2.2.7. Nói tương tác: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể thực hiện các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ một cách đơn giản.

- Có thể xử lý con số, khối lượng, chi phí và thời gian.

Bậc 2

- Có thể yêu cầu và cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như gọi ăn trong nhà hàng.

- Có thể lấy những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, bưu điện hoặc ngân hàng.

- Có thể cung cấp và hiểu các thông tin liên quan tới số lượng, con số, giá cả cho các hàng hóa, dịch vụ.

- Có thể xử lý những tình huống hằng ngày khi đi du lịch như về chỗ ở, ăn uống và mua sắm.

Bậc 3

- Có thể xử lý hầu hết các tình huống phát sinh trong khi đi du lịch, tổ chức cho chuyến du lịch như đặt chỗ, làm giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi đi du lịch nước ngoài.

- Có thể xử lý những tình huống bất thường ở các cửa hàng, bưu điện, ngân hàng ví dụ như trả lại hàng hoặc khiếu nại về sản phẩm.

- Có thể giải thích một vấn đề phát sinh và làm rõ nguyên nhân để nhà cung cấp dịch vụ hoặc khách hàng phải nhượng bộ.

Bậc 4

- Có thể sử dụng ngôn ngữ để đàm phán một phương án giải quyết mâu thuẫn như vé đi lại, dịch vụ kém, trách nhiệm bồi thường tài chính cho những tổn thất hoặc trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ không đúng trong hợp đồng.

- Có thể phác thảo một kịch bản đền bù, sử dụng những từ ngữ thuyết phục để đạt được sự hài lòng và làm rõ những giới hạn đối với bất kỳ sự nhượng bộ nào đã chuẩn bị sẵn.

 

Bậc 5

- Như Bậc 4.

Bậc 6

- Như Bậc 4.

2.2.8. Nói tương tác: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể trả lời phỏng vấn không sử dụng thành ngữ những câu hỏi trực tiếp đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về thông tin bản thân.

Bậc 2

- Có thể trả lời và khẳng định quan điểm của mình bằng diễn ngôn đơn giản khi trả lời phỏng vấn.

- Có thể làm cho người phỏng vấn hiểu được và trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc, đôi khi vẫn cần nhắc lại câu hỏi hoặc tìm cách diễn đạt dễ hiểu hơn.

Bậc 3

- Có thể đưa ra ý tưởng trong khi phỏng vấn (ví dụ nhắc tới một chủ đề mới) nhưng phụ thuộc vào việc tương tác với người phỏng vấn.

- Có thể sử dụng những câu hỏi và trả lời đã chuẩn bị trước để thực hiện cuộc phỏng vấn nhưng vẫn có khả năng đáp ứng một vài câu hỏi tự phát khi phỏng vấn.

- Có thể cung cấp thông tin cụ thể được yêu cầu trong buổi phỏng vấn/tư vấn (ví dụ như xin việc) với độ chính xác hạn chế.

- Có thể tiến hành cuộc phỏng vấn, kiểm tra và xác nhận thông tin, mặc dù đôi khi phải yêu cầu nhắc lại. 

Bậc 4

- Có thể đưa ra ý tưởng, mở rộng và phát triển chủ đề trong khi phỏng vấn nếu có sự giúp đỡ hoặc khuyến khích từ người phỏng vấn.

- Có thể tiến hành một cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và có hiệu quả, xuất phát một cách tự nhiên từ các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, tiếp nối bằng phần trả lời sáng tạo, thăm dò.

 

Bậc 5

- Có thể thể hiện tốt vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn, mở rộng và phát triển chủ đề được thảo luận một cách trôi chảy mà không cần tới bất kỳ sự hỗ trợ nào và có thể xử lý tốt những phần ngoài chủ đề.

Bậc 6

- Có thể duy trì quan điểm của mình trong khi tham gia phỏng vấn, sắp xếp tổ chức lại nội dung trao đổi phù hợp với phong cách diễn đạt của người bản xứ.

2.2.9. Phát âm và độ lưu loát

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Phát âm rõ ràng những từ, cụm từ và cách diễn đạt đã được học.

- Có thể sử dụng các phát ngôn rất ngắn, biệt lập, chủ yếu là những cấu trúc đã học tuy vẫn còn ngập ngừng để tìm cách diễn đạt.

Bậc 2

- Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại.

- Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại.

Bậc 3

- Phát âm rõ ràng, dễ hiểu mặc dù đôi lúc giọng vẫn chưa tự nhiên và thỉnh thoảng còn phát âm sai.

- Có thể nói dài mà vẫn có thể hiểu được, mặc dù còn khó khăn diễn đạt lại về cấu trúc và từ vựng, đặc biệt là khi nói dài và tự do.

Bậc 4

- Phát âm và ngữ điệu rõ ràng, tự nhiên.

- Có thể giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả với các đoạn nói dài và phức tạp.

 

Bậc 5

- Có thể thay đổi ngữ điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên và gần như không khó khăn gì. Chỉ một số chủ đề khó về mặt khái niệm mới có thể cản trở được mạch diễn đạt trôi chảy và tự nhiên.

Bậc 6

- Có thể thay đổi ngữ điệu, nhịp điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Có thể diễn đạt ý mình một mạch dài một cách tự nhiên, dễ dàng và không ngập ngừng. Chỉ ngừng để lựa chọn từ ngữ đắt nhất để diễn đạt ý mình hoặc để tìm ví dụ hay lời giải thích phù hợp.

2.2.10. Độ chuẩn xác và phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể sử dụng một số ít các cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đã học.

- Có thể sử dụng các nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày, bao gồm: chào hỏi, giới thiệu, nói xin mời, cảm ơn, xin lỗi, v.v…

Bậc 2

- Có thể sử dụng một số cách diễn đạt phù hợp liên quan đến các chủ đề hằng ngày.

- Có thể giao tiếp phù hợp với vai và hoàn cảnh giao tiếp đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường.

Bậc 3

- Có thể sử dụng tốt vốn từ vựng/ngữ pháp căn bản nhưng còn gặp khó khăn khi cố gắng diễn đạt những suy nghĩ phức tạp hoặc các chủ đề, tình huống không quen thuộc.

- Có thể giao tiếp trong nhiều tình huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp. 

- Ý thức được các phép lịch sự và có cách ứng xử phù hợp theo vai và tình huống giao tiếp hằng ngày ở trường và nơi làm việc.

Bậc 4

- Có thể sử dụng tương đối chính xác từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy đôi khi vẫn cần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ phù hợp.

- Có thể diễn đạt ý một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng cũng như thông tục, phù hợp với vai, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

 

Bậc 5

- Có thể sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy nhiên đôi khi vẫn phải ngừng câu, chuyển ý và tìm cách diễn đạt khác.

- Có thể nhận diện được nhiều cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục, cảm nhận được những thay đổi về cách giao tiếp, tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại các chi tiết, đặc biệt khi nghe giọng không quen.

Bậc 6

- Có thể sử dụng chính xác, phù hợp và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp.

- Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa.

- Cảm thụ được trọn vẹn các tác động về mặt ngôn ngữ-xã hội và văn hóa-xã hội của ngôn ngữ do người bản ngữ sử dụng và có thể đối đáp lại một cách phù hợp.

- Có thể đóng vai trò cầu nối một cách có hiệu quả giữa người sử dụng ngoại ngữ và người sử dụng tiếng mẹ đẻ, ý thức được những khác biệt về mặt văn hóa-xã hội và ngôn ngữ-văn hóa.

2.2.11. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài thi

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể chỉ hoàn thành một số ít phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản).

Bậc 2

- Chỉ hoàn thành phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản).

Bậc 3

- Hoàn thành phần lớn nhiệm vụ bài thi ở mức hạn chế; một số câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản).

Bậc 4

- Hoàn thành vừa đủ nhiệm vụ bài thi; phần lớn các câu trả lời phù hợp nhưng một số ít có thể không phù hợp hoặc mơ hồ (có thể do không hiểu văn bản).

 

Bậc 5

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ bài thi; các câu trả lời phần lớn là phù hợp.

Bậc 6

- Hoàn thành nhiệm vụ bài thi một cách hiệu quả; các câu trả lời thường xuyên phù hợp.

2.3. Mô tả kỹ năng đọc 
2.3.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng đọc

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè v.v

Bậc 2

- Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày.

Bậc 3

- Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình.

Bậc 4

- Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc. Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất hiện.

 

Bậc 5

- Có thể hiểu chi tiết các văn bản dài, phức tạp, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó.

Bậc 6

- Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học.

- Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

2.3.2. Đọc lấy thông tin và lập luận

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa kèm theo.

Bậc 2

- Có thể xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, tờ thông tin và các bài báo ngắn mô tả sự kiện.

Bậc 3

- Có thể xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng.

Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết.

Bậc 4

- Có thể hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện lập trường hoặc quan điểm cụ thể.

 

Bậc 5

- Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng.

Bậc 6

- Như Bậc 5.

2.3.3. Đọc tìm thông tin

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

Bậc 2

- Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu.

- Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó).

- Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa…) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm.

Bậc 3

- Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn.

Bậc 4

- Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích.

- Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.

Bậc 5

- Như Bậc 4.

Bậc 6

- Như Bậc 4.

 2.3.4. Đọc văn bản giao dịch

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp.

- Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y).

Bậc 2

- Có thể hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận, v.v...) về các chủ đề quen thuộc.

- Có thể hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản.

- Có thể hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng.

Bậc 3

- Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết.

- Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể.

Bậc 4

- Có thể đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu.

- Có thể hiểu các bản hướng dẫn dài, phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm các chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó.

 

Bậc 5

- Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển.

- Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó.

Bậc 6

- Như Bậc 5.

2.3.5. Đọc xử lý văn bản

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn.

Bậc 2

- Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản.

- Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay.

Bậc 3

- Có thể đối chiếu các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt nội dung.

- Có thể diễn đạt lại các đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, sử dụng cách dùng từ và cấu trúc từ của văn bản gốc.

Bậc 4

- Có thể tóm tắt nhiều loại văn bản thực tế và hư cấu, có thể đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ đề chính.

- Có thể tóm tắt các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc các loại tài liệu có bao hàm ý kiến, lập luận và thảo luận.

 

Bậc 5

- Có thể tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó.

Bậc 6

- Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, lập luận và dẫn chứng để trình bày lại vấn đề một cách mạch lạc.

2.4. Mô tả kỹ năng viết
2.4.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết sản sinh

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

Bậc 2

- Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì.

Bậc 3

- Có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc.

Bậc 4

- Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau.

 

Bậc 5

- Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể và tóm tắt dẫn đến kết luận phù hợp.

Bậc 6

 - Có thể viết bài rõ ràng, trôi chảy, bố cục chặt chẽ, chi tiết với văn phong phù hợp và cấu trúc logic, giúp cho độc giả có thể thấy được những điểm quan trọng trong bài viết.

2.4.2. Viết sản sinh: Viết sáng tạo

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người trong tưởng tượng, nơi sống và công việc của họ.

Bậc 2

- Có thể viết những cụm từ hay những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại.

- Có thể viết tiểu sử giả tưởng một cách ngắn gọn.

Bậc 3

- Có thể miêu tả chi tiết, dễ hiểu về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm.

- Có thể viết về các trải nghiệm, miêu tả cảm giác và phản ứng trong một bài viết đơn giản, có tính liên kết.

- Có thể miêu tả một sự kiện, một chuyến đi gần đây (thật hoặc giả tưởng).

- Có thể viết kể lại một câu chuyện.

Bậc 4

- Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về các sự kiện hay những trải nghiệm thật hoặc giả tưởng, thể hiện được mối liên hệ giữa các ý trong một bài viết có liên kết chặt chẽ theo cách hành văn cho thể loại có liên quan.

- Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về những chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.

- Có thể viết bài nhận xét về một bộ phim, một cuốn sách hoặc một vở kịch.

 

Bậc 5

- Có thể viết những bài văn miêu tả và bài văn sáng tạo rõ ràng, chi tiết với cấu trúc chặt chẽ, với văn phong tự tin, cá tính, tự nhiên, phù hợp với độc giả.

Bậc 6

- Có thể viết những bài văn miêu tả kinh nghiệm và những câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ phong phú và lôi cuốn, văn phong phù hợp với thể loại đã lựa chọn.

2.4.3. Viết sản sinh: Viết báo cáo và tiểu luận

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 3

- Có thể viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.

- Có thể tóm tắt báo cáo và trình bày ý kiến về những thông tin thực tế mà người viết tích luỹ được về những vấn đề quen thuộc có thể xảy ra hằng ngày.

- Có thể viết những báo cáo rất ngắn gọn với định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những kiến nghị đưa ra trong báo cáo.

Bậc 4

- Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có những minh họa phù hợp.

- Có thể đánh giá các ý kiến khác nhau và các giải pháp cho một vấn đề.

- Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo phát triển một lập luận nào đó, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm nào đó và giải thích những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

- Có thể tổng hợp thông tin và lập luận từ nhiều nguồn khác nhau.

 

Bậc 5

- Có thể viết những bài bình luận rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những điểm quan trọng nổi bật có liên quan.

- Có thể viết triển khai ý và bảo vệ quan điểm của mình với độ dài nhất định, với các ý kiến, lập luận và các minh chứng cụ thể.

Bậc 6

- Có thể viết các báo cáo, bài báo hoặc bài luận phức tạp một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ dồi dào về một vấn đề nào đó hoặc đưa ra những đánh giá sắc bén về những đề xuất, hay bình luận các tác phẩm văn học.

- Có thể đưa ra những cấu trúc logic phù hợp và hiệu quả giúp người đọc thấy được những ý quan trọng.

2.4.4. Viết tương tác: Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết tương tác

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản.

Bậc 2

- Có thể viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

Bậc 3

- Có thể truyền đạt thông tin, ý kiến về những chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, kiểm tra thông tin, hỏi và giải thích vấn đề một cách hợp lý.

- Có thể viết thư cá nhân, viết các ghi chú để hỏi hoặc truyền đạt những thông tin đơn giản liên quan trực tiếp, giải quyết những điểm được cho là quan trọng.

Bậc 4

- Có thể truyền đạt tin tức, diễn đạt quan điểm một cách hiệu quả dưới hình thức viết và liên kết tin tức, quan điểm của người khác.

 

Bậc 5

- Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác, liên kết người đối thoại một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bậc 6

- Như Bậc 5.

2.4.5. Viết tương tác: Thư từ giao dịch

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản.

Bậc 2

- Có thể viết những thư cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi.

Bậc 3

- Có thể viết thư cá nhân mô tả chi tiết kinh nghiệm, cảm xúc, sự kiện.

- Có thể viết thư từ giao dịch nhằm cung cấp thông tin cá nhân, trình bày suy nghĩ về những chủ đề liên quan đến công việc, học tập và các chủ đề về văn hóa, âm nhạc, phim ảnh.

Bậc 4

- Có thể viết thư từ giao dịch với các mức độ cảm xúc và thái độ, nêu được ý kiến cá nhân, trả lời và bình luận về ý kiến và quan điểm của người nhận thư.

 

Bậc 5

- Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác trong các thư tín cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả, bao gồm thể hiện các cung bậc cảm xúc, cách nói bóng gió và bông đùa.

Bậc 6

- Như Bậc 5.

2.4.6. Viết tương tác: Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

Bậc

Đặc tả

 

Bậc 1

- Có thể viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh khi đến một quốc gia, ví dụ: điền vào một mẫu đăng ký khách sạn.

 

Bậc 2

- Có thể hiểu được những tin nhắn ngắn, đơn giản.

- Có thể viết các tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

 

Bậc 3

- Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin đơn giản về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên và những người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin nhắn.

- Có thể hiểu các tin nhắn có nội dung yêu cầu hoặc giải thích vấn đề.

Bậc 4

- Như Bậc 3.

 

 

Bậc 5

- Như Bậc 3.

 

Bậc 6

- Như Bậc 3.

2.4.7. Xử lý văn bản

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể chép lại những từ đơn hay văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in chuẩn.

Bậc 2

- Có thể lựa chọn và tái tạo những từ, cụm từ quan trọng, hay những câu ngắn từ một đoạn văn ngắn trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn của bản thân. Có thể chép lại những đoạn văn bản ngắn.

Bậc 3

- Có thể tập hợp thông tin ngắn từ một vài nguồn và tóm tắt lại những thông tin đó cho người khác. Có thể diễn đạt lại những đoạn văn theo lối đơn giản, sử dụng cách hành văn và trình tự như trong văn bản gốc.

Bậc 4

- Có thể tóm tắt các loại văn bản thực tế hay giả tưởng, nhận xét, thảo luận và đối chiếu những quan điểm khác nhau và các chủ điểm chính. Có thể tóm tắt những đoạn trích từ các nguồn như tin tức, phỏng vấn, hay tư liệu có những quan điểm, tranh luận hay thảo luận. Có thể tóm tắt cốt truyện hay trình tự các sự kiện trong một bộ phim hay một vở kịch.

Bậc 5

- Có thể tóm tắt các văn bản dài và khó.

Bậc 6

- Có thể tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó thể hiện khả năng tái cấu trúc những tranh luận và bài viết một cách mạch lạc về kết quả tổng thể.

2.4.8. Tiêu chí ngôn ngữ chung

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có kiến thức cơ bản về cách diễn đạt đơn giản các thông tin cá nhân và nhu cầu cụ thể.          

Bậc 2

- Có vốn ngôn ngữ cơ bản để xử lý các tình huống hằng ngày với nội dung có thể đoán trước, mặc dù người viết vẫn phải điều chỉnh nội dung thông điệp và tìm từ. Có thể diễn đạt ngắn gọn những nhu cầu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như thông tin cá nhân, thói quen hằng ngày, mong muốn, nhu cầu, hỏi thông tin. Có thể sử dụng những kiểu câu đơn giản, những đoản ngữ, cụm từ ngắn được ghi nhớ, những mô thức giao tiếp để diễn đạt về bản thân, về người khác, công việc, địa danh, vật sở hữu v.v… Có vốn từ hạn chế gồm những cụm từ ngắn được ghi nhớ về những tình huống cấp thiết có thể đoán trước; trong những tình huống không quen thuộc, vẫn thường xảy ra những hiểu nhầm và gián đoạn giao tiếp.

Bậc 3

- Có đủ vốn từ để có thể miêu tả những tình huống không thể đoán trước, giải thích các điểm chính của vấn đề với độ chính xác hợp lý và thể hiện những suy nghĩ về các chủ đề mang tính trừu tượng hay văn hóa như âm nhạc, điện ảnh. Có đủ vốn từ vựng để diễn đạt mong muốn bản thân với một chút do dự hay viết lòng vòng về các chủ đề như gia đình, sở thích, đam mê, công việc, du lịch, các sự kiện đang diễn ra, nhưng do giới hạn về mặt từ vựng nên đôi chỗ viết lặp và thể hiện khó khăn trong cách trình bày.

Bậc 4

- Có thể diễn đạt về bản thân một cách rõ ràng, ít có dấu hiệu về giới hạn điều người viết muốn diễn đạt. Có đủ vốn từ để có thể miêu tả một cách rõ ràng, bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận mà không thấy có dấu hiệu phải tìm từ, thể hiện khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt.

Bậc 5

- Có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp từ một vốn từ rộng để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng mà không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt.

Bậc 6

- Có thể sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi rộng, có khả năng kiểm soát ngôn từ một cách nhất quán để diễn đạt suy nghĩ chính xác, nhấn mạnh, khu biệt và loại bỏ những yếu tố tối nghĩa. Không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt.

2.4.9. Phạm vi từ vựng

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm từ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể.

Bậc 2

- Có đủ vốn từ để thực hiện các giao dịch thường nhật liên quan đến các tình huống và chủ đề quen thuộc. Có đủ vốn từ để diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lý những nhu cầu tối giản.

Bậc 3

- Có đủ vốn từ để diễn đạt bản thân, tuy còn vòng vo, về hầu hết các chủ đề liên quan đời sống hằng ngày như gia đình, thói quen, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra.

Bậc 4

- Có vốn từ rộng về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực của người sử dụng ngôn ngữ và hầu hết các chủ đề chung. Có khả năng hành văn đa dạng nhằm tránh lặp từ thường xuyên, nhưng do vốn từ vẫn còn thiếu nên khi diễn đạt vẫn còn ngập ngừng, dài dòng.

Bậc 5

- Thông thạo một lượng từ vựng lớn, có thể cho phép lấp đầy những khoảng trống bằng cách sử dụng những lối nói giải thích dài dòng, phải tìm kiếm từ thích hợp hoặc dùng các lối nói lảng tránh. Thông thạo các cụm từ mang tính thành ngữ và từ ngữ thông tục.

Bậc 6

- Thông thạo một lượng từ vựng rất lớn bao gồm các cụm từ mang tính thành ngữ, từ ngữ thông tục, nhận biết được mức độ ý nghĩa biểu cảm.

2.4.10. Kiểm soát từ vựng

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Có khả năng kiểm soát được vốn từ hẹp thuộc các nhu cầu cụ thể hằng ngày.

Bậc 3

- Kiểm soát tốt lượng từ vựng ở trình độ sơ cấp. Tuy vậy vẫn có những lỗi lớn khi diễn đạt những ý nghĩ phức tạp hay những chủ đề và tình huống không quen thuộc.

Bậc 4

- Mức độ chính xác trong việc sử dụng từ nhìn chung là cao. Tuy đôi chỗ còn gây hiểu nhầm và sự lựa chọn từ còn chưa chính xác, nhưng điều đó không làm cản trở quá trình giao tiếp.

Bậc 5

- Đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không có những lỗi nghiêm trọng trong việc sử dụng từ.

Bậc 6

- Sử dụng từ luôn chính xác và thích hợp.

2.4.11. Độ chính xác về ngữ pháp

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Chỉ dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đơn giản trong vốn ngữ pháp đã được học.

Bậc 2

- Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống như có thiên hướng nhầm lẫn giữa các thì, không sử dụng dạng thích hợp của động từ với chủ ngữ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt.

Bậc 3

- Giao tiếp được một cách khá chính xác trong những ngữ cảnh quen thuộc; nhìn chung, có khả năng kiểm soát tốt mặc dù còn có sự ảnh hưởng đáng kể của tiếng mẹ đẻ. Có thể còn mắc lỗi, nhưng người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt. Sử dụng được một cách khá chính xác những mẫu câu thường dùng liên quan tới những tình huống quen thuộc.

Bậc 4

- Kiểm soát ngữ pháp tốt, đôi khi cũng có những lỗi nhỏ trong cấu trúc câu nhưng hiếm khi xảy ra và khi nhìn lại thì có thể sửa được ngay. Không mắc lỗi gây ra sự hiểu lầm.

Bậc 5

- Luôn duy trì độ chính xác ngữ pháp cao, hiếm khi mắc lỗi mà nếu có thì cũng khó phát hiện.

Bậc 6

- Luôn duy trì việc kiểm soát về ngữ pháp đối với những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp ngay cả khi phải chú ý đến những điều khác như chuẩn bị cho phần tiếp theo hoặc theo dõi phản ứng của những người khác.

2.4.12. Độ chính xác về chính tả

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng. Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác.

Bậc 2

- Có thể chép các câu ngắn về các chủ đề hằng ngày, ví dụ các câu chỉ đường. Có thể viết chính xác âm tiết của các từ ngắn (không nhất thiết chuẩn mực tuyệt đối) sẵn có trong vốn từ khẩu ngữ của người học.

Bậc 3

- Có thể viết được một đoạn văn nhìn chung là dễ hiểu từ đầu tới cuối với chữ viết, dấu câu và bố cục chính xác để người đọc có thể theo dõi.

Bậc 4

- Có thể viết được một đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu theo đúng các tiêu chí về phân đoạn và bố cục chuẩn của một đoạn văn. Có thể sử dụng chữ viết và dấu câu tương đối chính xác nhưng vẫn còn dấu hiệu bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ.

Bậc 5

- Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý. Viết đúng chính tả nhưng đôi chỗ còn lỗi nhỏ do không tập trung.

Bậc 6

- Viết không có lỗi chính tả.

V. Bảng tự đánh giá năng lực ngoại ngữ
Để người học có thể tự đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch và xây dựng lộ trình, phương pháp học tập và tự học để đạt được trình độ theo quy định, KNLNNVN cung cấp Bảng tự đánh giá năng lực như sau:

Bậc

Kỹ năng tiếp nhận

 

Kỹ năng tương tác

 

Kỹ năng sản sinh

 

Nghe

Đọc

Nói tương tác

Viết tương tác

Nói sản sinh

Viết sản sinh

Bậc 1

Tôi có thể nhận biết được các từ và nhóm từ quen thuộc về bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh tôi khi mọi người nói chậm và rõ ràng.

Tôi có thể nhận diện các từ, nhóm từ quen thuộc và các câu đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình và môi trường xung quanh gần gũi với tôi. Tôi có thể hiểu các văn bản rất ngắn và đơn giản trên quảng cáo, thông báo.

Tôi có thể hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường khi người khác nói chậm, rõ ràng và đôi khi nhắc lại để giúp tôi thể hiện điều muốn nói.

Tôi có thể viết bưu thiếp đơn giản và ngắn gọn, ví dụ viết bưu thiếp về kỳ nghỉ của bản thân. Tôi có thể điền biểu mẫu với các thông số cá nhân, ví dụ điền tên, quốc tịch, địa chỉ vào biểu đặt phòng khách sạn.

Tôi có thể sử dụng các cụm từ và câu đơn giản để nói về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường.

Tôi có thể viết được những cụm từ hoặc những câu đơn giản.

Bậc 2

Tôi có thể hiểu được các nhóm từ và từ vựng thường dùng về những chủ đề liên quan trực tiếp như gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp.

Tôi có thể hiểu được ý chính trong các thông báo ngắn, đơn giản và rõ ràng.

Tôi có thể hiểu các cụm từ và các từ ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tôi (ví dụ: các thông tin cơ bản liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, việc làm). Tôi có thể hiểu ý chính của các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản.

Tôi có thể giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi tôi sinh sống. Tôi có thể thực hiện các giao tiếp đơn giản quen thuộc nhưng không duy trì được cuộc hội thoại.

Tôi có thể viết tin nhắn đơn giản, ngắn gọn thuộc phạm vi nhu cầu cấp thiết. Tôi có thể viết một lá thư cá nhân rất đơn giản, ví dụ thư cảm ơn.

Tôi có thể sử dụng các cụm từ và các câu đã học để mô tả một cách đơn giản về gia đình tôi và những người khác; về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc gần đây nhất của tôi.

Tôi có thể viết một số cụm từ hoặc câu đơn giản nối với nhau bằng những liên từ đơn giản như: và, nhưng, bởi vì.

 

Bậc 3

Tôi có thể hiểu được ý chính của bài nói về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong trường lớp, giải trí và công việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng. Tôi có thể hiểu được ý chính các chương trình phát thanh hay truyền hình về các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề tôi quan tâm khi bài nói tương đối chậm và rõ ràng.

Tôi có thể hiểu các ý chính của các văn bản chuẩn mực, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, học tập. Tôi có thể hiểu được các sự kiện, cảm xúc, mong ước qua các thư trao đổi cá nhân.

Tôi có thể giao tiếp được không cần chuẩn bị về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến sở thích cá nhân, cuộc sống hoặc thời sự hằng ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra).

Tôi có thể viết bài đơn giản có tính liên kết về những chủ đề quen thuộc hay mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết thư mô tả trải nghiệm hoặc cảm nhận của bản thân.

 

Tôi có thể kết nối đơn giản các nhóm từ để thuật lại một câu chuyện, sự kiện, mơ ước và hy vọng. Tôi có thể đưa ra lý do và giải thích về quan điểm, kế hoạch của tôi. Tôi có thể kể lại câu chuyện đơn giản về một cuốn sách hoặc bộ phim và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Tôi có thể viết một bài đơn giản có bố cục về một chủ đề quen thuộc hoặc quan tâm.

Bậc 4

Tôi có thể hiểu được các phát biểu hay bài giảng dài, theo dõi và hiểu được các lập luận phức tạp với chủ đề tôi quan tâm hoặc tương đối quen thuộc.

Tôi có thể hiểu được hầu hết các chương trình thời sự trên truyền hình, phim ảnh sử dụng ngôn ngữ chuẩn.

Tôi có thể hiểu các bài viết, báo cáo liên quan đến các vấn đề thời cuộc mà người viết bày tỏ quan điểm của mình. Tôi có thể hiểu các bài viết về văn học đương thời.

Tôi có thể giao tiếp tương đối trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ.

Tôi có thể chủ động tham gia thảo luận về các chủ đề quen thuộc, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình.

Tôi có thể viết thư nói lên tầm quan trọng của sự kiện hoặc trải nghiệm đối với bản thân.

 

Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về nhiều loại chủ đề liên quan đến lĩnh vực tôi quan tâm. Tôi có thể giải thích một quan điểm nào đó về một vấn đề thời sự và chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của các phương án khác nhau.

Tôi có thể viết một bài viết về các vấn đề khác nhau thuộc mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết một bài luận hay một báo cáo truyền đạt thông tin hoặc đưa ra lý do tán thành hay phản đối một quan điểm cụ thể nào đó.

Bậc 5

Tôi có thể hiểu được các bài nói dài ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng.

Tôi có thể hiểu được các chương trình truyền hình và xem các bộ phim mà không phải cố gắng quá nhiều.

Tôi có thể hiểu các văn bản dài, các tác phẩm văn học phức tạpcảm thụ được văn phong.

Tôi có thể hiểu được các bài viết dài về chuyên môn hoặc hướng dẫn kỹ thuật ngay cả khi không liên quan đến lĩnh vực của mình.

Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên. và không gặp khó khăn khi tìm cách diễn đạt. Tôi có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội và chuyên môn. Tôi có thể đưa ra ý kiến, quan điểm chính xác và khéo léo đưa đẩy câu chuyện với những người khác.

Tôi có thể viết bài trả lời với cách diễn đạt rõ ràng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả với phong cách thích hợp.

Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp bao hàm nhiều tiểu chủ đề, đi sâu vào một vài vấn đề cụ thể và đưa ra được kết luận phù hợp.

Tôi có thể viết một bài văn diễn đạt ý rõ ràng với bố cục chặt chẽ, trình bày quan điểm với một độ dài nhất định. Tôi có thể viết thư, bài luận hay một báo cáo về những chủ đề phức tạp nêu bật những vần đề nổi cộm. Tôi có thể lựa chọn văn phong phù hợp với người đọc.

 

Bậc 6

Tôi hoàn toàn không gặp khó khăn trong việc hiểu tất cả các loại phát ngôn dù là nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi lời nói được diễn đạt với tốc độ của người bản ngữ, miễn là phải có một khoảng thời gian để làm quen với giọng nói.

Tôi có thể hiểu và phân tích một cách có phê phán gần như tất cả các loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc và ngôn ngữ, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. Tôi có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong và nghĩa hàm ngôn cũng như hiển ngôn.

Tôi có thể tham gia vào bất kỳ cuộc đàm thoại hoặc thảo luận nào mà không gặp khó khăn với các cách dùng thành ngữ, ngôn ngữ thông tục. Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy và truyền tải các sắc thái ngữ nghĩa tinh tế, chính xác. Nếu gặp khó khăn, tôi có thể diễn đạt cách khác một cách khéo léo, trôi chảy đến mức những người đối thoại với tôi khó nhận ra điều đó.

Như Bậc 5.

Tôi có thể mô tả hoặc tranh luận một cách rõ ràng, lưu loát theo phong cách phù hợp với bối cảnh và có cấu trúc logic hiệu quả, làm cho người nghe quan tâm và ghi nhớ các ý quan trọng.

 

Tôi có thể viết một bài văn rõ ràng, mạch lạc với văn phong phù hợp. Tôi có thể viết thư, báo cáo hay bài báo phức tạp trình bày một sự việc với cấu trúc logic, hiệu quả giúp cho người đọc có thể nhận biết và nhớ được những ý quan trọng. Tôi có thể viết tóm tắt và viết bài phê bình về những công trình thuộc chuyên môn của mình cũng như các tác phẩm văn học.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

---------------------

No. 01/2014/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

                Independence - Freedom - Happiness

-------------------------

Hanoi, January 24, 2014

CIRCULAR

ON PROMULGATING THE SIX-LEVEL FOREIGN LANGUAGE PROFICIENCY FRAMEWORK FOR VIETNAM

 

 

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 on defining the functions, tasks and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 on amending Point b, Clause 13, Article 1 of the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Education Law;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1400/QD-TTg dated September 30, 2008 on approving the Scheme on “foreign language teaching and learning in the national education system in the 2008 - 2020 period”;

At the proposal of the Director of the Vocational Education and Training Assurance and Accreditation Agency;

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular on the six-level Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam.

 

 

Article 1. To promulgate together with this Circular the six-level Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam.     

Article 2. This Circular takes effect on March 16, 2014. All previous regulations on foreign language framework contrary to this Circular are repealed.

Article 3. Chief of Office, Director of the Vocational Education and Training Assurance and Accreditation Agency, Heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training; Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities; Directors of Education and Training Departments; Directors of National and regional universities; Directors of Academies; Principals of universities, colleges and professional secondary schools; Heads of foreign language training institutions in the national education system shall be responsibility for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 (Signed)

 

 

Nguyen Vinh Hien

 

 

 

 

 

THE SIX-LEVEL FOREIGN LANGUAGE PROFICIENCY FRAMEWORK FOR VIETNAM

 (Attached to the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Minister of Education and Training)

 

I. Objectives                                                                                                

  1. To be used as a unified basis of proficiency requirements for all foreign languages taught in the national education system.
  2. To be used as a basis for the program development, compilation or selection of textbooks, manual, teaching plans, other foreign language teaching materials and building of the criteria in testing, examining and evaluating at each school level, training level, ensuring the connection in foreign language training between school levels and training levels.
  3. To be used as a basis for lecturers, teachers to select and deploy contents and methods of teaching, testing and evaluating so that the learners can meet the training program’s requirements.
  4. To help the learners to understand the content and requirement for each foreign language proficiency level and self-evaluate their proficiencies.
  5. To create a favorable conditions for the coordination, exchange of education, recognition of diplomas and certificates with countries applied the Common European Framework of Reference (CEFR).

II. Subjects of application

The six-level Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam (hereinafter referred to as the Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam) applicable to foreign language training programs, the foreign language training institutions and foreign language learners in the national education system.

III. The compatibility between the Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam and the Common European Framework of Reference

          The Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam is developed on the basis of reference and application of CEFR and some frameworks of English proficiency of other countries, combined with the actual situation and conditions of teaching, learning and using foreign languages in Vietnam. The Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam is divided into 3 broad levels (Elementary, Intermediate and Advanced) and 6 levels (from Level 1 to Level 6 and equivalent to levels from A1 to C2 in CEFR). To be specific:

The Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam

CEFR

Elementary

 

Level 1

A1

Level 2

A2

Intermediate

 

Level 3

B1

Level 4

B2

Advanced

 

Level 5

C1

Level 6

C2

 

IV. Contents of the Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam

  1. General description

 

Levels

General description

Elementary

 

Level 1

Be able to understand and use familiar structures; basic words that satisfy specific communication needs. Be able to introduce about the learner and others; be able to answer the learner’s information such as place of residence, relatives/friends, etc. Be able to communicate simply if the partners speak slowly, clearly and are ready to coordinate and help.

Level 2

Be able to understand sentences and structures regularly used which are related to the basic communication needs (such as information on family, the learner, shopping, asking for direction and career). Be able to exchange information about simple and familiar topics. Be able to describe simply about the learner, surrounding environment and matters of essential needs.

Intermediate

 

Level 3

Be able to get the gist of a paragraph or standard speech, be able to get a clear understanding of conversations on familiar topics of work, school, entertainment, etc. Be able to handle most situations taking place where such language is used. Be able to write simple paragraphs related to familiar topics or topics of personal interest. Be able to describe experiences, events, dreams, hopes, ambitions and briefly explain the reasons, as well as the learner’s opinions and plans.

Level 4

Be able to get the gist of a complex paragraph on specific and abstract topics, including technical discussions within the learner's areas of expertise. Be able to communicate fluently and naturally with native speakers. Be able to write clear and detailed texts on many different topics and can explain the learner's point of view on an issue, outlining the advantages and disadvantages of different options.

Advanced

 

Level 5

Be able to understand and recognize implications of long text with a wide range. Be able to express fluently, immediately without any difficulty in finding words to express. Be able to flexibly and efficiently use the language for social, academic and professional purposes. Be able to write clearly, coherently and in detail on complex topics, demonstrating ability to organize text, making good use of linking words and linking tools.

Level 6

Be able to easily understand most of oral and written literature. Be able to summarize spoken or written information sources, re-arrange information and re-present in a logical manner Be able to express instantly, very fluently and accurately, be able to distinguish different subtle meanings in complex situations.

 

2. Description of skills

2.1. Description of listening skill

2.1.1 General specification of listening skill

Level

Specification

Level 1

- Be able to track and understand speech when such speech is expressed slowly, clearly, with a pause to receive and process information.

Level 2

- Be able to understand phrases and expression related to daily essential needs (about family, the learner, shopping, place of residence, learning and working, etc.) when they are expressed slowly and clearly.

- Be able to get the gist of daily and familiar transactions expressed slowly and clearly.

Level 3

- Be able to understand simple practical information which is expressed clearly in a standard accent on topics related to daily life and work.

- Be able to identify main ideas in speech which is presented clearly about common topics in life, work or school, including stories expressed clearly in common standard dialect.

Level 4

- Be able to listen and understand direct or recorded speech on familiar and unfamiliar topics in personal life, society, learning or career when it is expressed clearly in standard accent.

- Be able to understand main ideas of speech with complex contents and languages, expressed by standard accent on specific or abstract topics (including technical discussion) in the learner's areas of expertise.

- Be able to track long speech as well as complex arguments on familiar topics when such speech has a clear structure.

 

Level 5

- Be able to follow and understand long speech on complex and abstract topics even when such speech's structure and the relationship between ideas is not clear.

- Be able to follow and understand lively conversation between native speakers.

- Be able to follow and understand abstract arguments or discussion.

- Be able to understand necessary information when listening notices via mass media.

Level 6

- Be able to follow and understand specialized lectures or presentations that use many colloquial expressions, contain cultural elements or unfamiliar terms.

- Be able to understand delicate, complex or controversial issues such as law, finance, may even reach an expert’s level of knowledge.

- Be able to easily listen and understand everything with the native speakers’ speed.

 

2.1.2. Listening to conversations between native speakers or people who are not directly talking

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to understand very short, slow and clear conversations with very simple structures, on basic personal topic and topics on school, class and essential needs.

Level 2

- Be able to identify topics of conversations that are delivered slowly and clearly.

Level 3

- Be able to understand main ideas of expanded conversations if they are expressed clearly in a standard language.

Level 4

- Be able to understand most of contents of conversations or monologues although it can be difficult to understand the full details of some conversations or monologues if the speaker does not adjust the language accordingly.

- Be able to follow and understand lively conversations or monologues of native speakers.

 

Level 5

- Be able to follow and understand complex conversations between native speakers on abstract, complex and unfamiliar topics.

Level 6

- Be able to follow and easily understand complex conversations and discussion between native speakers in arguments, group discussion, even on abstract, complex, unfamiliar topics and using many idioms.

 

2.1.3. Listening to presentations and conversations

 

Level

Specification

Level 1

- There is no corresponding specification.

Level 2

- There is no corresponding specification.

Level 3

- Be able to follow and understand the outline of short, simple talks on familiar topics if expressed in a clear and standard accent.

- Be able to follow and understand lectures or conversations on familiar topics or within the scope of expertise if they are expressed in a simple manner with clear structures.

Level 4

- Be able to follow and understand main ideas in lectures, speeches, narratives and other academic or occupational presentation with complex languages and ideas.

 

Level 5

- Be able to follow and understand fairly easily most lectures as well as discussions and debates.

Level 6

- Be able to follow and understand specialized lectures and presentations with many idioms and dialects.

 

2.1.4. Listening to a notice, guidance or instruction

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to understand and follow short and simple instructions that are delivered slowly and carefully.

Level 2

- Be able to understand main ideas in short, clear and simple notices or voice messages.

- Be able to understand directions, using simple public transport vehicles.

Level 3

- Be able to understand and follow simple technical information such as instruction for operating common equipment.

- Be able to understand detailed directions (such as transport directions).

Level 4

- Be able to understand notices and messages on a specific or abstract topic which is expressed by standard dialect and a normal speed.

 

Level 5

- Be able to understand specific information from public announcements with noisy sound such as in stations and airports, etc.

- Be able to understand complex technical information such as operation instruction, detailed technology, familiar products and services.

Level 6

- Be able to understand all announcements and instructions whether listening directly or through the media without any difficulty even when the surroundings are quite noisy.

 

2.1.5. Listening to radio and watching television

 

Level

Specification

Level 1

- There is no corresponding specification.

Level 2

- Be able to identify the main information of news on the radio and television about events and accidents, etc.

Level 3

- Be able to understand main ideas of news programs on radio and interviews, reportages, newsreel with illustrating images for story plot contents which are expressed clearly in a simple language.

- Be able to get the gist of radio and television programs on familiar topics which are expressed relatively slowly and clearly.

- Be able to understand a relative part of the content of radio and television programs on the learner's interested main topics such as short interviews, lectures and news expressed fairly slowly and clearly.

Level 4

- Be able to understand most of documentary programs on radio and television.

- Be able to recognize the speaker’s mood and tone of voice.

- Be able to understand audio and television documents using standard languages commonly found in social, occupational or academic life. Be able to identify the speaker’s point of view and attitudes as well as the spoken information content.

 

Level 5

- Be able to understand many type of audio and television documents using non-standard languages; be able to identify subtle details, including attitudes and the implicit relationship between communicators.

Level 6

- Be able to listen or watch all radio or television programs without any effort.

 

2.2. Description of speaking skill

2.2.1. General specification of monologue

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to make and respond simple statements related to very familiar topics such as the self, family, school, or minimal daily communication needs.

Level 2

- Be able to communicate simply and directly about familiar, everyday topics related to career and free time.

- Be able to express the learner’s view of point and opinions in simple and brief social situations, but cannot maintain conversations.

Level 3

- Be able to communicate with relative confidence on familiar issues related to the partner’s interests, studies and employment. - Be able to exchange, check and confirm information, explain an arising issue. Be able to express opinions on cultural topics such as film, newspaper and music, etc.

- Be able to participate in conversations on familiar topics without preparation, to express opinions and exchange information on familiar topics related to hobbies, studying, working or daily life.

Level 4

- Be able to independently communicate about many topics with cohesive argument and structure, linking ideas, using words fluently and accurately.

- Be able to present ideas of an event or experience, explain and protect opinions by coherent and suitable reasons.

Level 5

- Be able to fluently and immediately express ideas, without any troubles. Be able to make good use of a large vocabulary, be able to handle the lack of words with round speech.

Level 6

- Be able to accurately convey the subtle nuances of meaning by using various types of modifiers with high accuracy.

- To proficiently use idiomatic or colloquial expressions with a clear understanding of layers of meaning. Be able to change the expression to avoid difficulty in communicating and express it so fluently that it is difficult for the other person to notice.

 

2.2.2. Monologue: Description of experiences

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to describe about one person, place of residence of such person and his/her job.

Level 2

- Be able to describe about the family, living conditions, educational background, current job and the latest job.

- Be able to describe daily activities such as describing a person, place, job and learning experiences.

- Be able to describe plans and daily habits, activities in the past and personal experiences.

- Be able to simply express about likes and dislikes.

Level 3

- Be able to simply describe about familiar topics within the area of interests.

- Be able to present, describe by simple discourse about a short story with close content on familiar topics.

- Be able to talk in details about personal experiences, story plot of a good book or movie and the feeling.

- Be able to talk about dreams, hopes and wishes, real or fictional events.

Level 4

- Be able to clearly describe in details about relevant topics or topics within the area of interests.

 

Level 5

- Be able to clearly describe in details about complex topics.

- Be able to describe, report meticulously, integrated small topics, developing specific ideas into appropriate conclusions.

Level 6

- Be able to clearly, smoothly and fluently describe in details so that the listener can easily to understand and remember.

 

2.2.3. Monologue: Argument

 

Level

Specification

Level 1

- There is no corresponding specification.

Level 2

- There is no corresponding specification.

Level 3

- Be able to argue clearly, reinforcing the point of view with appropriate arguments and examples.

- Be able to create a series of reasonable arguments.

- Be able to argue for a specific point of view by giving arguments about advantages and disadvantages of each option.

Level 4

- Be able to argue systematically, stress on important points by relevant examples.

 

Level 5

- There is no corresponding specification.

Level 6

- There is no corresponding specification.

 

2.2.4. Monologue: Presenting before the listener

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to speak short paragraphs that are prepared previously, for example: Introducing a speaker, suggesting a toast.         

Level 2

- Be able to briefly present information that is prepared previously on a familiar and every day topic, be able to give reason and explain briefly on points of view, plans and actions.

- Be able to answer direct questions, provided that the learner is allowed to re-ask and the listener assists him/her in expressing how to respond.

Level 3

- Be able to clearly present simple presentations that are prepared previously on a familiar topic or a topic within the area of interests so that the listener can easily track because the key points are explained with reasonable precision.

- Be able to answer questions about the presentation, but sometime, the learner still have to re-ask when the question is given too fast.

Level 4

- Be able to present clearly prepared presentations, be able to give reasons for or against a particular point of view, give the advantages and disadvantages of various options.

- Be able to answer questions after presenting fluently and naturally, without causing nervous for the speaker or the listener.

- Be able to present complex presentations, stressing key points and giving examples.

 

Level 5

- Be able to clearly present a presentation that is organized scientifically on a complex, expanded topic and reinforce the point of view with relevant arguments and examples.

- Be able to control the feeling when speaking, naturally expressing without any effort.

Level 6

- Be able to coherently present a complex topic with confidence for an unfamiliar person by using structures and flexibly adjusting the conversation according to the listener's needs.

 

2.2.5. General specification of interactive speaking skills

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to communicate at a simple level, slow speed and often ask the speaker to repeat or re-present. Be able to ask and answer simple questions, start and answer simple statement within the area of interests and on familiar topics.

Level 2

- Be able to communicate about simple issues, exchange simple and direct information on familiar issues related to job and daily life, but cannot maintain the conversation in the learner's own way.

- Be able to easily communicate by short conversations in specific communication situations without much effort.

Level 3

- Be able to use simple languages to settle most of situations arising when traveling.

- Be able to start a conversation about familiar topics without preparing in advance, to present personal point of view and exchange information about familiar topics on daily life.

- Be able to communicate with relative confidence on familiar and unfamiliar issues related to the areas of expertise or interests. Be able to exchange, check and confirm information, settle uncommon situations and solve problems. - Be able to express thoughts on abstract cultural topics such as movies and music.

Level 4

- Be able to communicate fairly fluently, naturally, to maintain relationship with the native speaker without causing any trouble for both parties. Be able to explain important ideas by personal experiences, clearly interpret and maintain opinions with relevant arguments and proofs.

- Be able to fluently, accurately and effectively use the language on general topics and topics on entertainment, career and study, make a clear connection between ideas.

- Be able to naturally communicate, make a good use of grammar structure without any difficulty in expressing appropriate to the circumstances.

 

Level 5

- Be able to fluently and naturally express the self without much effort. Be able to master vocabularies and easily respond in devious situations. No more searching for wording or trying to avoid the question.

Level 6

- Be able to use idioms, colloquialisms and sense of metaphors. Tints of meaning can be conveyed by using precise and sensible nuances of expression. Be able to change wording so fluently that the other person does not notice it.

 

2.2.6. Interactive talking: Conversation

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to introduce, say greeting and goodbye in basic communication.

- Be able to inquire about everyone's situation and respond to such news.

Level 2

- Be able to process short social conversations but cannot maintain the conversation according to the learner's own way.

- Be able to use the polite and simple greeting.

- Be able to invite, request, apologize, say thanks and respond to the invitation, request and apology.

- Be able to talk about likes and dislikes.

- Be able to participate in short conversations in familiar circumstances on interested topics.

Level 3

- Be able to participate in conversations on familiar topics without preparing in advance, but sometimes it is still difficult to express exactly what the learner wants to say.

- Be able to understand face-to-face speech in daily conversations, although sometimes, it is still necessary to re-ask about specific words and phrases.

- Be able to express emotions and deal with emotions such as surprise, happiness, sadness, concern and apathy.

Level 4

- Be able to participate in expanded conversations on most of topics even when there are many noisy sounds in the surrounding environment.

- Be able to maintain the conversation with the native speaker through jokes, funny, and teasing.

- Be able to express emotion levels and highlight the importance of personal experience.

 

Level 5

- Be able to flexibly and effectively use the language for social purposes, including emotion expressions, insinuations and jokes.

Level 6

- Be able to freely talk about personal and social life without being impeded by any language restriction.

 

2.2.7. Interactive talking: Goods and service transactions

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to simply carry out goods and service transactions.

- Be able to deal with number, volume, cost and time.

Level 2

- Be able to request and provide daily goods and services like ordering food in a restaurant.

- Be able to get basic information on goods and services at stores, post offices or banks.

- Be able to provide and understand information related to the quantity, number and price of goods and services.

- Be able to handle daily situations while traveling such as accommodation, food and shopping.

Level 3

- Be able to handle most of situations arising when traveling, organize for a tour such as making reservations, making paperwork with competent authorities while traveling abroad.

- Be able to handle abnormal situations at stores, post offices and banks, such as returning goods or making complaints on products.

- Be able to explain a problem that has arisen and clarify the cause for the service provider or customer to give in.

Level 4

- Be able to use the language to negotiate a conflict resolution option such as travel tickets, poor service, financial liability for compensating loss or liability for improper goods and services as in the contract.

- Be able to outline a compensation scenario, use convincing words to gain satisfaction, and clarify the limits to any prepared concessions.

 

Level 5

- Same as Level 4.

Level 6

- Same as Level 4

 

2.2.8. Interactive talking: Interviewing and answering

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to answer in an interview without idioms, answer simple, slow and clear face-to-face questions about personal information.

Level 2

- Be able to respond and affirm the point of view by simple discourses when having an interview.

- Be able to make the interviewer understand and exchange opinions, information on familiar topics, sometimes need to repeat questions or find ways to express them more understandable.

Level 3

- Be able to give ideas during an interview (for example: mention a new topic), but depends on the interaction with the interviewer.

- Be able to use the prepared questions and answers while having an interview but still  have the ability to respond to some questions spontaneously during the interview.

- Be able to provide specific information as required in the interview/consultation (such as job application) with a limited accuracy.

- Be able to conduct an interview, check and confirm information, although the reiteration sometimes is required. 

Level 4

- Be able to give ideas, expand and develop a topic during an interview if there is assistance or encouragement from the interviewer.

- Be able to fluently and effectively conduct an interview, starting naturally from prepared questions and continuing by creative and exploratory responses.

 

Level 5

- Be able to take a good role of an interviewer and interviewee, to fluently expand and develop a discussed topic without any support and be able to well handle contents outside the topic.

Level 6

- Be able to maintain the point of view when having/giving an interview, to re-arrange exchanged contents in compliance with the native speaker’s expression.

 

2.2.9. Pronunciation and fluency

 

Level

Specification

Level 1

- To clearly pronounce words, phrases and expression that have learned.

- Be able to use very short and independent statements, mainly learned structures, but still hesitant to find expression.

Level 2

- To pronounce clearly and relatively accurately groups of words, expression and short sentences, although the partner sometimes has to ask for repeat.

- Be able to make the partner to understand the meaning by adding small details, even though hesitating, truncating ideas and having difficulty in trying to re-express them.

Level 3

- The pronunciation is clear, easy to understand, although sometimes the voice is not natural and sometimes it is mispronounced.

- Be able to make a long speech and the listener still may understand it, even though there is difficulty in re-expressing structures and vocabularies, especially when making a long and free speech.

Level 4

- The pronunciation and intonation is clear and natural.

- Be able to communicate easily and relatively fluently, even with long and complex conversations.

 

Level 5

- Be able to change intonation and place the correct sentence stress to express subtle nuances of meaning.

- Be able to fluently and naturally express ideas, without any troubles. Only some conceptually difficult topics can interfere with the flow of natural and fluid expression.

Level 6

- Be able to change intonation, rhythm and place the correct sentence stress to express subtle nuances of meaning.

- Be able to easily express ideas in a long, spontaneous way and without hesitation. Only stop to choose the most expensive word to express the ideas or to find the right example or explanation.

 

2.2.10. Accuracy and appropriate in terms of social language

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to use several grammar structures and forms that have learned.

- Be able to use groups of words, simplest polite expression in daily life, including: Greeting, introducing, saying hello, thank you, apology, etc.

Level 2

- Be able to use several appropriate expressions related to daily topics.

- Be able to communicate in accordance with the role and simple communication situations in the family, class, and normal work.

Level 3

- Be able to make good use of basic vocabularies/grammar but there is difficulty in trying to express complicated thoughts or unfamiliar topics and situations.

- Be able to communicate in many common circumstances, by using the appropriate language. 

- Be aware of courtesy and have appropriate behavior according to the role and daily communication situations at school and workplaces.

Level 4

- Be able to relatively accurately use words and grammar structures in communication, however, sometimes still need support on selecting appropriate words.

- Be able to clearly and politely express ideas with confidence, by using formal and informal language, appropriate to the role, subjects and communication situations.

 

Level 5

- Be able to accurately, confidently and effectively use pronunciation, vocabulary and grammatical structures in communication, but sometimes it is necessary to stop sentences, change ideas and find other words to express.

- Be able to recognize many idiomatic or colloquial expressions, changes in communication, but sometimes need to re-ask details, especially when hearing unfamiliar voices.

Level 6

- Be able to accurately, appropriately and effectively use pronunciation, vocabulary and grammatical structures in communication.

- To proficiently use idiomatic or colloquial expressions with a clear understanding of layers of meaning.

- Be able to fully perceive the socio-linguistic and socio-cultural implications of the language spoken by the native speaker and be able to respond appropriately.

- Be able to act as an effective bridge between foreign language user and mother tongue speaker, awareness of socio-cultural and linguistic-cultural differences.

 

2.2.11. Completion of exam tasks

 

Level

Specification

Level 1

- May be able to complete only a few of the simplest parts of the exam tasks (answer to simple suggestions) to a very limited extent; the majority of answers may be inconsistent, ambiguous or omitted (possibly due to lack of understanding of the text).

Level 2

- To complete only the simplest part of the exam tasks (answer to simple suggestions) to a very limited extent; the majority of answers may be inconsistent, ambiguous or omitted (possibly due to lack of understanding of the text).

Level 3

- To complete the majority of the exam tasks to a limited extent; several answers may be inconsistent, ambiguous or omitted (possibly due to lack of understanding of the text).

Level 4

- To complete just enough exam tasks; the majority of answers are appropriate, but a few may be inappropriate or ambiguous (possibly due to lack of understanding of the text).

 

Level 5

- To complete well the exam tasks; the answers are largely appropriate.

Level 6

-To effectively complete the exam tasks; the answers are often appropriate.

 

2.3. Description of reading skills

2.3.1. General specification of reading skills

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to understand very short and simple paragraphs on learned topics such as the self, family, school, class and friends, etc.

Level 2

- Be able to understand short and simple paragraphs on familiar and specific topics, can use common words in working or daily life.

Level 3

- read and understand texts containing clear information on topics related to the popular and interested majors and fields.

Level 4

- Be able to read relatively independently, be able to adjust reading style and speed for each type of text and reading purpose, and selectively use suitable reference sources. Having a large amount of vocabulary actively serving the reading process but may still have difficulties with unusual idioms.

 

Level 5

- Be able to understand in details long and complicated texts, including those not in the area of expertise, provided that difficult paragraphs are re-read.

Level 6

- Be able to understand, select and use critically most types of texts, including abstract and structurally complex texts, or literary and non-literary works.

- Be able to understand many types of long and complex texts, be able to perceive small differences between styles, between literal and figurative meanings.

 

2.3.2. Reading for information and argument

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to preliminarily understand the contents of simple and familiar texts or short descriptions, especially those with attached illustration.

Level 2

- Be able to identify specific information in simple documents such as letters, flyers and short articles describing an event.

Level 3

- Be able to identify main conclusions in argumentative texts with clear language signals.

Be able to identify the argument flow of a texts being read, although it is not necessarily detailed.

Level 4

- Be able to understand articles and reports related to issues of news, containing specific point of view or stance of the writer.

 

Level 5

- Be able to thoroughly understand many types of long and complex texts that are usually used in social life, working environment or academic, be able to identify subtle details such as attitudes or implicit or explicit opinions.

Level 6

- Same as Level 5.

 

2.3.3. Reading for information

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to identify personal names, familiar words, most basic phrases on simple and common notes in daily communication situations.

Level 2

- Be able to find out specific and easy-to-predict information in simple texts in daily life such as advertisement, menu, list of reference and schedule.

- Be able to locate specific information in lists and find out wanted information (for example: Using contact list to find out the phone number of a certain service).

- Be able to understand signboards and notices in daily situations in public (such as on streets, in restaurants, train stations, etc.) or at workplace, such as road signs, instruction signs, warning signs.

Level 3

- Be able to find out and understand relevant information in daily documents such as letters, flyers and short official dispatches.

Level 4

- Be able to skim long and complex texts to locate useful information.

- Be able to quickly identify contents and the usefulness of articles and reports related to many types of professional topics to decide whether to read in details or not.

 

Level 5

- Same as Level 4.

Level 6

- Same as Level 4.

 

 2.3.4. Reading transaction documents

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to understand short and simple messages stated in a postcard.

- Be able to follow short and simple instruction signs (for example: Going from X to Y).

Level 2

- Be able to understand basic letters and electronic documents (such inquiry, orders, confirmation letters, etc.) on familiar topics.

- Be able to understand short and simple personal letters.

- Be able to understand regulations, such as regulations on safety when such regulations are expressed by simple languages.

- Be able to understand basic instructions for devices in daily life such as public telephone.

Level 3

- Be able to understand paragraphs describing an event, emotion and the greeting in personal letters enough to respond to the writer.

- Be able to understand clear and cohesive instructions of a specific device.

Level 4

- Be able to read letters related to hobbies and easily to understand the core meaning.

- Be able to understand long and complex instructions in the areas of expertise, including details about conditions and warning, provided that the learner is allowed to re-read difficult paragraphs.

 

Level 5

- Be able to understand all types of letters, but sometimes have to use the dictionary.

- Be able to thoroughly understand long and complex instructions about one type of machine or new process, even it is not related to the areas of expertise, provided that the learner is allowed to re-read difficult paragraphs.

Level 6

- Same as Level 5

 

2.3.5. Reading and processing a text

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to re-write single words and short texts presented in standard print format.

Level 2

- Be able to recognize and reproduce words and phrases or short sentences from a text.

- Be able to copy short texts presented in print or hand-writing format.

Level 3

- Be able to compare short information from several sources and summarize such contents.

- Be able to re-express short paragraphs in a simple way by using words and word structures of the original texts.

Level 4

- Be able to summarize many types of actual and fictional texts, be able to give a conclusion or discussion about opposing points of view and main topics.

- Be able to summarize from an excerpt from newspaper, interviews or type of documents with recommendations, arguments and discussion.

 

Level 5

- Be able to summarize long and difficult texts.

Level 6

- Be able to summarize information from different sources, give arguments and evidence to re-present such issues in a coherent manner.

 

2.4. Description of writing skill

2.4.1. General specification for the skill of productive writing

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to write about learners, their family, their school and their workplace.

Level 2

-Be able to write simple clauses, sentences connected by conjunctions such as: and, but, because.

Level 3

- Be able to write simple, cohesive texts on familiar topics or personal interests by connecting the simple elements into structured texts.

Level 4

- Be able to write detailed and accurate texts on different topics of interest, in which some information and arguments are given from several different sources.

 

Level 5

- Be able to write detailed, accurate, coherent texts on complicated topics, highlight important points, expand the arguments and opinions to support for texts with evidences, concrete examples, and summarize for appropriate conclusions.

Level 6

 - Be able to write accurate, fluent, tightly arranged and detailed texts with appropriate style and logical structure, helping readers to see the important ideas in texts.

 

2.4.2. Productive writing: Creative writing

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to write simple phrases, sentences about learners, and imaginary people, their places of residences and works.

Level 2

- Be able to write simple phrases or sentences about their family, living conditions, education process and current job.

- Be able to write a brief fictitious biography.

Level 3

- Be able to describe in detail and straightforwardly familiar topics in the field of interest.

- Be able to write about experiences, describe the feelings and reactions in a simple and cohesive text.

- Be able to describe a recent event or trip (actual or imaginary).

- Be able to write to tell a story.

Level 4

- Be able to describe accurately and in detail actual or imaginary events or experiences, show connections between ideas in a tightly cohesive text with writing style of the relevant genre.

- Be able to describe accurately and in detail topics of personal interest.

- Be able to write a review of a film, a book or a play.

 

Level 5

- Be able to write descriptive and creative texts that are clear and detailed, have cohesive structures, the confident, personality, natural style and are suitable for readers.

Level 6

- Be able to write texts describing experiences and telling stories clearly, coherently, with rich and attractive ideas, writing style, suitable for the chosen genre.

 

2.4.3. Productive writing: Writing reports and essays

 

Level

Specification

Level 1

- No corresponding specification.

Level 2

- No corresponding specification.

Level 3

- Be able to write simple, succinct essays on topics of personal interest.

- Be able to summarize a report and present opinions about accumulated practical information of the writers related to familiar issues that can occur every day.

- Be able to write very concise reports in standard format, provide practical information and give reasons for recommendations made in the reports.

Level 4

- Be able to write an essay or a report, develop arguments systematically, highlight main ideas, and give appropriate illustrations.

- Be able to evaluate different opinions and solutions to a problem.

- Be able to write an essay or a report, develop an argument, give reasons for agreeing or disagreeing a point of view, and explain the advantages and disadvantages of various solutions.

- Be able to synthesize information and arguments from a variety of sources.

 

Level 5

- Be able to write clear, well-structured commentaries on complex topics, emphasize relevant outstanding important ideas.

- Be able to write, develop ideas and defend learners’ opinions with a certain length, with specific ideas, arguments and proofs.

Level 6

- Be able to write clearly, coherently complex reports, articles or essays with many ideas about a given issue or make sharp judgments about proposals, or give commentaries on works of literature.

- Be able to give logical, suitable and effective structures to help readers see the important ideas.

 

2.4.4. Interactive writing: General specification for the skill of interactive writing

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to request or provide personal information in writing.

Level 2

- Be able to write short notes, use forms on topics of interest.

Level 3

- Be able to communicate information, points of view on concrete and abstract topics, verify information, give questions and explain problems appropriately.

- Be able to write personal letters, take notes to give questions or convey directly relevant and simple information, resolve the important points.

Level 4

- Be able to communicate news, present opinions effectively in writing and associate them with news and opinions of others.

 

Level 5

- Be able to express yourself clearly and accurately, connect with interlocutors in a flexible and effective way.

Level 6

- Same as Level 5.

 

2.4.5. Interactive writing: Correspondence

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to write, respond to a postcard, fill out various simple tables and forms.

Level 2

- Be able to write simple personal letters to express thanks or apologies.

Level 3

- Be able to write personal letters detailing experiences, feelings, events.

- Be able to write correspondence to provide personal information, present opinions on topics related to work, study, culture, music, movies.

Level 4

- Be able to write correspondence with levels of emotions and attitudes, express personal opinions, reply and comment on opinions and points of view of the recipients.

 

Level 5

- Learners can express themselves clearly and accurately in their personal correspondence, use language flexibly and effectively, including expressing levels of emotions, using allusions and jokes.

Level 6

- Same as Level 5.

 

2.4.6. Interactive writing: Taking notes, writing text messages, filling out forms

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to write and enter numbers, dates, personal name, nationality, address, age, date of birth upon arrival in a country, for example: filling out a hotel registration form.

Level 2

- Be able to understand short and simple text messages.

- Be able to write short and simple text messages related to issues in the field of interest.

Level 3

- Be able to write simple informational notes about contents related to friends, service staffs, teachers and common people in daily life, clarify important ideas in the message.

- Be able to understand text messages requiring or explaining problems.

Level 4

- Same as Level 3.

 

Level 5

- Same as Level 3.

Level 6

- Same as Level 3.

 

2.4.7. Word processing

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to transcribe separate words or short texts presented in the standard printed format.

Level 2

- Be able to select and reproduce important words, phrases, or short sentences in a short paragraph within the learner’s limited ability and experience. Be able to transcribe short texts.

Level 3

- Be able to gather short information from several sources and summarize that information for other people. Be able to re-express paragraphs in the simple writing, use the same writing style and sequence as the one in the original text.

Level 4

- Be able to summarize actual or imaginary texts, comment on, discuss and compare different points of view and main topics. Be able to summarize excerpts from sources such as news, interviews, or materials that contain points of view, arguments or discussions. Be able to summarize the plot or the sequence of events of a movie or a play.

Level 5

- Be able to summarize long and difficult texts.

Level 6

- Be able to summarize information from a variety of sources, thereby demonstrating the ability to reproduce arguments and articles coherently in overall result.

 

2.4.8. Common language criteria

 

Level

Specification

Level 1

- Having the basic knowledge about the ways to simply express personal information and specific demands. 

Level 2

- Having basic language knowledge to handle daily circumstances with predictable contents, although the writer must adjust the content of the message and find words. Be able to briefly express simple demands in daily activities such as personal information, daily habits, desires, needs, and demand for information. Be able to use simple sentences, phrases, memorized short phrases, communication patterns to express contents of the learner, other people, work, places, possessions, etc. Having limited vocabulary, including short phrases that are remembered for predictable urgent circumstances. In unfamiliar situations, misunderstandings and interruptions in communication frequently occur.

Level 3

- Having enough vocabulary to describe unpredictable circumstances, explain the main points of problems with reasonable accuracy, and express thoughts on abstract or cultural topics such as music, cinema. Having enough vocabulary to express desires with little hesitation or write about topics such as family, hobbies, passions, work, travel, ongoing events, but sometimes the learner writes repeatedly and has difficulties in the presentation due to limited vocabulary.

Level 4

- Learners can express themselves clearly, with a few indications of the limitations of expression. Having enough vocabulary to clearly describe, express points of view and develop arguments without difficulties of finding words, demonstrating the ability of learners to use some types of complex sentences to express their ideas.

Level 5

- Learners can choose a suitable presentation of texts with a wide vocabulary to express themselves clearly without any indication of the limitations of expression.

Level 6

- Be able to use the foreign language in a wide range, having the ability to use words consistently to express thoughts accurately, emphasize, localize, and eliminate obscure elements. There is no indication of the limitations of expression.

 

2.4.9. Scope of vocabulary

 

Level

Specification

Level 1

- Having the basic vocabulary, including single words and phrases for specific situations.

Level 2

- Having enough vocabulary to do daily transactions related to familiar circumstances and topics. Having enough vocabulary to express basic communication demands and handling minimal needs.

Level 3

- Learners have enough vocabulary to express themselves despite beating about the bush, on most topics related to daily life such as family, habits, hobbies, work, travel, and ongoing facts.

Level 4

- Having a wide vocabulary on issues related to the field of foreign language users and most general topics. Possessing a wide variety of writings to avoid frequent repetitions of words, but due to lack of vocabulary, the expression is still hesitant and lengthy.

Level 5

- Being proficient in a large amount of vocabulary, can solve the lack of vocabulary by using lengthy explanatory expressions, searching for appropriate words or using evasive expressions. Being proficient in idiomatic phrases and colloquialisms.

Level 6

- Being proficient in a huge amount of vocabulary including idiomatic phrases, colloquialisms, and be able to recognize levels of expressive meaning.

 

2.4.10. Control of vocabulary

 

Level

Specification

Level 1

- No corresponding specification.

Level 2

- Be able to control a narrow vocabulary for specific daily demands.

Level 3

- Be able to well control vocabulary at elementary level. However, there are still great mistakes of expressing complex thoughts or unfamiliar topics and situations.

Level 4

- Reaching high accuracy in using words. In spite of various misunderstandings or inaccuracies in choosing words, the communication process is not be obstructed.

Level 5

- Sometimes there are some small flaws in word use, without any serious flaw.

Level 6

- The word use is always accurate and appropriate.

 

2.4.11. Grammatical accuracy

 

Level

Specification

Level 1

- Only using a limited number of grammatical structures and simple sentence patterns in the learned grammar.

Level 2

- Be able to use accurately some simple structures but still systematically making basic mistakes, such as confusing tenses, using form of the verb inappropriate to the subject. However, the user still shows clearly what he/she wants to convey.

Level 3

- Be able to communicate quite accurately in familiar contexts; overall, be able to well control despite significant influence of the native language. There may be mistakes, but the user still clearly expresses what he/she wants to convey. Be able to use quite accurately common sentence patterns related to familiar circumstances.

Level 4

- Be able to well control the grammar, sometimes there may be small mistakes in sentence structure but they rarely occur and when checking, the learner can correct them immediately. The learner doesn’t make mistakes causing misunderstandings.

Level 5

- Always maintaining high grammatical accuracy, rarely making mistakes. If any, these mistakes are difficult to be detected.

Level 6

- The learner can always maintain grammatical control of complex language structures even when he/she has to pay attention to other things such as preparing for the sequel or watching for other people's reactions.

 

2.4.12. Spelling accuracy

 

Level

Specification

Level 1

- Be able to transcribe familiar short words and phrases such as signboards or simple instructions, names of daily items, names of shops and common phrases. Be able to correctly spelled address, nationality and other personal information.

Level 2

- Be able to transcribe short sentences on daily topics, such as direction sentences. Be able to accurately write the syllables of short words (gaining the absolute standard is not necessary) available in learners' oral vocabulary.

Level 3

- Be able to write a paragraph that is easy to understand in general and has accurate words, punctuation marks and layout so that the reader can follow.

Level 4

- Be able to write a clear and easy-to-understand paragraph according to the criteria of paragraph segmentation and standard layout for a paragraph. Be able to relatively accurately use words and punctuation marks but still expressing indications due to the influence of the native language.

Level 5

- Layout, paragraph segmentation, and use of punctuation marks are consistent and appropriate. Be able to write with correct spelling but sometimes there are small flaws due to not concentrating.

Level 6

- Be able to write without spelling mistakes.

 

V. Self-assessment table of foreign language proficiency

In order for learners to self-assess their foreign language proficiency and on that basis, learners may plan and build the roadmap and method of learning and self-study to reach the prescribed level, the Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam provides a self-assessment table of foreign language proficiency as follows:

 

Level

Perception skill

 

Interaction skill

 

Production skill

 

Listening

Reading

Interactive speaking

Interactive writing

Productive speaking

Productive writing

Level 1

I can recognize familiar words and phrases about myself, my family, and my surroundings when people speak slowly and clearly.

I can identify familiar words, phrases and simple sentences related to myself, my family, and my familiar surroundings. I can understand very short and simple texts on advertisement or announcement.

I can ask and answer simple questions on familiar topics of myself, my family and school when others speak slowly, clearly and sometimes repeat to help me express what I want to say.

I can write simple and concise postcards, for example postcard about my vacation. I can fill out a form with personal information, for example entering name, nationality, address on the hotel reservation form.

I can use simple phrases and sentences to talk about familiar topics about myself, my family and school.

I can write simple phrases or sentences.

Level 2

I can understand common phrases and vocabulary on directly relevant topics such as family, shopping, place of residence and career.

I can understand the main ideas in short, simple and clear announcements.

I can understand common phrases and words about fields directly related to me (for example: basic information related to an individual and family, shopping, local geography, work). I can understand the main ideas of short, clear and simple texts.

I can communicate in simple daily situations about myself, my family, my school and my habitat. I can perform familiar simple communications but fail to sustain the conversations.

I can write simple and concise text messages within the scope of urgent needs. I can write a very simple personal letter, for example a letter of thanks.

I can use learned phrases and sentences to simply describe my family and other people; my living conditions, education and current or most recent work.

I can write some simple phrases or sentences connected by simple conjunctions such as: and, but, because.

 

Level 3

I can understand main ideas of speeches on common issues in school, entertainment and work by using clear, standard language. I can understand main ideas of radio or television programs on topical issues or my topics of interest in case speeches are relatively slow and clear.

I can understand main ideas of standard and clear documents on common familiar issues in work and study. I can understand events, feelings and desires via personal correspondence.

I can communicate, without any preparation, familiar daily topics related to personal interests, daily life or daily news (for example: family, hobbies, work, travel and ongoing facts).

I can write simple and coherent articles on familiar or personal interesting topics. I can write letters to describe my experiences or feelings.

 

I can simply connect phrases to tell a story, event, dream and desire. I can give reasons and explain my points of view, my plans. I can tell a simple story related to a book or movie and express my thoughts.

I can write a simple and structured article on a familiar or interesting topic.

Level 4

I can understand long speeches or lectures, and follow and understand complex arguments on topics of my interest or on relatively familiar topics.

I can understand most television news and movies using standard language.

I can understand articles and reports related to topical issues in which the writers give their opinions. I can understand articles on contemporary literature.

I can communicate quite fluently, naturally with native speakers.

I can actively participate in debates on familiar topics, explain and defend my points of view.

I can write letters describing the important of an event or experience for myself.

 

I can present clearly and in detail a wide range of topics relevant to my field of interest. I can explain a certain point of view on a topical issue and give the pros and cons of different solutions.

I can write an article on different issues of my personal interest. I can write an essay or informative report or give reasons why I agree or disagree a specific point of view.

Level 5

I can understand long speeches even when their structures are not clear.

I can understand television programs and watch movies without many efforts.

I can understand long texts, complex literary works and perceive the writing style.

I can understand long professional articles or technical guidance even not relevant to my field.

I can express my ideas fluently and naturally without any difficulty of expression. I can use the language flexibly and effectively for social and professional purposes. I can give exact opinions and points of view and skillfully communicate with others.

I can write replies with a clear, accurate, flexible and effective expression and appropriate style.

I can present clearly and in detail on complex topics including many sub-topics, delve into some specific issues and reach appropriate conclusions.

I can write a well-structured essay with clearly expressed ideas, present my points of view with a certain length. I can write a letter, essay or report on complex topics, highlight outstanding issues. I can choose the style suitable for the reader.

Level 6

I have absolutely no difficulty in understanding all types of speeches whether I heard them in person or through the media, even when the speeches are expressed at native speakers' speed, as long as I have the time to get used to the voice.

I can critically understand and analyze almost all types of texts, including structurally and linguistically complex, abstract texts or literary and non-literary works. I can understand a wide variety of long and complex texts, and perceive small differences between styles, implicit and explicit meanings.

I can participate in any conversation or discussion without any difficulty in using idioms, colloquial language. I can express my opinions fluently and convey semantic aspects finely and precisely. If I have difficulties in expression, I can express my ideas in another way so skillfully and fluently that it is difficult for my interlocutors to recognize it.

Same as Level 5.

I can describe or argue clearly and fluently in the style suitable for context and with an effective logical structure, making the listeners pay attention and memorize important points.

 

I can write a clear, coherent essay with the appropriate writing. I can write complicated letters, reports or articles presenting an event with a logical, efficient structure so that the readers can recognize and remember important ideas. I can write summaries and reviews of my professional works as well as literary works.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

(signed)

 

Nguyen Vinh Hien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 01/2014/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 01/2014/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất