Quyết định 89/QĐ-TTg 2019 Nâng cao năng lực giảng viên, cán bộ quản lý đại học
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 89/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 89/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 18/01/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 18/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.
Quyết định đề ra một số mục tiêu như: Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên; được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; Khoảng 10% giảng viên đại học được đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ở trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam…
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị, Bộ, ngành liên quan bảo đảm tự chủ của các trường đại học trong công tác tuyển chọn, xét duyệt, lập danh sách giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài; tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định89/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 89/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 89/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2019 – 2030
-----
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1216/TTr-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
I. QUAN ĐIỂM
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học.
2. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
3. Thu hút, trọng dụng và phát huy vai trò của các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước đến làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
4. Bảo đảm thiết thực, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước, cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng Đề án; tích hợp thống nhất với các chương trình, đề án liên quan đã và đang triển khai.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới;
b) Thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
c) Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý;
d) Đến 2030, phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về: Phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
III. ĐỐI TƯỢNG
1. Giảng viên, cán bộ quản lý thuộc các cơ giáo dục đại học trên toàn quốc.
2. Nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong nước, đủ tiêu chuẩn giảng viên và cam kết đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
3. Những người đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, nước ngoài hoặc liên kết trong nước và nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 (theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), cam kết trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ áp dụng cho giảng viên thuộc khối ngành văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao:
a) Khảo sát, đánh giá khả năng đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài; xác định các lĩnh vực, ngành, chuyên ngành trọng tâm cần ưu tiên đào tạo; công bố danh sách và thông tin về các trường đại học có chất lượng tốt, tạo điều kiện cho người học chọn lựa, chủ động trong học tập và nghiên cứu; tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong nước liên kết, hợp tác đào tạo;
b) Bảo đảm tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển chọn, xét duyệt, lập danh sách giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với các phương thức: đào tạo toàn thời gian tại các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; đào tạo tại các trường đại học trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới;
c) Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho các giảng viên được tuyển chọn đi đào tạo tại nước ngoài;
d) Tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học; kiểm soát chặt chẽ các khâu nghiệm thu, đánh giá luận án, luận văn, công nhận, cấp phát bằng, bảo đảm chất lượng đầu ra;
e) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội quan tâm, chăm lo cho công tác đào tạo giảng viên trình độ cao phục vụ đất nước.
g) Tổ chức tổng kết, đánh giá thường xuyên kết quả đào tạo hàng năm và từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và động viên, khen thưởng kịp thời.
2. Thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam:
a) Thường xuyên tuyên truyền, vận động các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trong nước chủ động thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn đến làm việc.
3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý:
a) Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đại học đối với cán bộ quản lý chủ chốt gồm chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (và tương đương) và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học;
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng (trong nước và nước ngoài) nâng cao năng lực quản trị đối với cán bộ quản lý chủ chốt và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học.
4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên:
a) Nghiên cứu, ban hành khung năng lực giảng viên làm cơ sở để xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên;
b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, trong đó chú trọng bồi dưỡng về năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học và năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
5. Đổi mới, hoàn thiện về cơ chế, chính sách:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách bảo đảm thống nhất, đồng bộ về: Vị trí việc làm, tuyển dụng, thu hút tiến sĩ và các nhà khoa học giỏi, bố trí và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và đãi ngộ đối với giảng viên, cán bộ quản lý theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện, bảo đảm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phù hợp với thực tiễn;
b) Từng bước tăng mức đầu tư, hỗ trợ kinh phí đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ở cả ba phương thức: Đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, đào tạo theo hình thức liên kết, phối hợp và đào tạo ở trong nước.
V. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Kinh phí
a) Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Nguyên tắc, cơ chế phân bổ kinh phí:
- Nguồn ngân sách trung ương: Tập trung thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Đề án; các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho học viên được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ;
- Nguồn kinh phí của các cơ sở giáo dục đại học: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực của giảng viên và cán bộ quản lý, việc thu hút các nhà khoa học và người có trình độ tiến sĩ; triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Nguồn kinh phí khác: Tập trung thực hiện những nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thực tế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2030. Thực hiện việc tuyển sinh đào tạo trong nước và ngoài nước của Đề án kết thúc vào năm 2030.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án; kiểm tra việc thực hiện Đề án.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về: Các chính sách, chế độ cho giảng viên, cán bộ quản lý được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; các chính sách, chế độ ưu đãi đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển của trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường các hoạt động hợp tác với các nước về giáo dục và đào tạo; kiến nghị với nhà nước những chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo giảng viên đại học ở nước ngoài.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngành và lĩnh vực đào tạo trọng điểm trong từng giai đoạn; kết hợp giao nhiệm vụ hoạt động khoa học - công nghệ với đào tạo nghiên cứu sinh, học viên cao học; đánh giá kết quả đào tạo và xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tạo thuận lợi về xuất nhập cảnh cho lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, cho giảng viên, các nhà khoa học có trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý, triển khai thực hiện Đề án báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng Đề án chi tiết về đào tạo bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý triển khai thực hiện Đề án; tự chủ trong tuyển sinh, xét duyệt, lập danh sách giảng viên, cán bộ quản lý có đủ điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và đối tác nước ngoài có uy tín để thực hiện việc đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan để triển khai thực hiện Đề án; xây dựng các quy định cụ thể về tiêu chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý, cơ chế thu hút, sử dụng, ưu đãi đối với giảng viên và cán bộ quản lý.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
DecisionNo. 89/QD-TTg dated January 18, 2019 of the Prime Minister on approving the proposal for enhancing competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on Amendments and Supplements to the Law on Education dated November 25, 2009;
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012 and the Law on Amendment to certain Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 44/NQ-CP dated June 9, 2014 on introduction of the Government’s Action Program for implementation of the Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013, issued in the eighth meeting of the XIthCentral Executive Committee;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 63/NQ-CP dated July 22, 2016 on issuance of the Government’s Action Program for implementation of the National Assembly’s Resolution on the 5-year Socio-economic Development Plan during the period from 2016 to 2020;
Upon the request of the Minister of Education and Training made in the Statement No. 1216/TTr-BGDDT dated December 28, 2018,
HEREBY DECIDES
Article 1.Approval of the Proposal for enhancing competencies of lecturers and administrators of higher education institutions meeting requirements for radical changes in education and training during the period of 2019 – 2030 (hereinafter referred to as Proposal), including the following main contents:
I. VIEWPOINTS
1. The training and retraining intended for enhancement of the competencies of lecturers and administrators of higher education institutions should be valued because this is the determining factor of higher education quality.
2. Promote the autonomy of higher education institutions, ensure equality between public higher education institutions and non-public higher education institutions in the process of implementing the Proposal.
3. Attract, utilize and promote the roles of scientists and persons holding doctoral degrees at home and abroad to work, participate in teaching and scientific research activities at higher education institutions in Vietnam.
4. Ensure practical and effective training and education, and share costs between the state, higher education institutions and beneficiaries of the Proposal; uniformly integrate with related programs and projects already or currently in progress.
II.OBJECTIVES
1. General objectives:
Build a contingent of lecturers and administrators of higher education institutions to ensure the quality and rational structure, conformance to the requirements of radical and comprehensive changes of education and training of high-quality human resources, development of science and technology for the country, adherence to the requirements of start-up, reform, innovation, and the requirements of the fourth industrial revolution.
2. Specific goals:
a) Provide the doctoral level training for about 10% of higher education lecturers in conformity with the requirements concerning the training quality and reasonable structure, of which 7% of lecturers are trained full time abroad; 3% of lecturers receive domestic training programs and joint programs between Vietnamese universities and foreign universities achieving regional and world quality standards;
b) Attract at least 1,500 scientists and doctorate degree holders who are working abroad or domestically outside of higher education institutions to work at Vietnamese higher education institutions;
c) Expect 80% of lecturers of culture, arts and physical education and sports schools to obtain master s degree or higher, receive full-time training programs provided by foreign educational institutions or domestic institutions meeting regional and world quality as well as structured reasonably;
d) By 2030, expect 100% of administrators and lecturers to be trained to improve their competencies with emphasis on: The competency in orienting training and educational programs towards modern training methods, scientific researches, foreign languages and information technology.
III. SUBJECTS OF THE PROPOSAL
1. Lecturers and administrators working for higher education institutions nationwide.
2. Scientists and doctorate degree holders working abroad or at domestic entities, meeting lecturer s required standards and committed to working at higher education institutions in Vietnam.
3. Those who have been enrolled in or are taking a doctoral degree program at home or abroad or in a domestic or foreign joint program, but are not covered by the Proposal for training of lecturers holding doctorate degrees for universities and colleges in the 2010-2020 period (according to the Prime Minister s Decision No. 911/QD-TTg dated June 17, 2010), and who have made commitments to becoming lecturers at higher education institutions in Vietnam.
IV. DUTIES AND SOLUTIONS
1. Providing training with the aim of improving the qualifications of higher education institution’s lecturers and, in particular, providing master s degree training only to lecturers in the culture, arts, physical and sports activity sectors:
a) Survey and evaluate the capability of providing doctoral and master s degrees of domestic and foreign higher education institutions; identify key sectors, disciplines and majors that should be preferred; publish the list of and information about good quality universities, enable learners to choose and actively participate in learning and research activities; provide favorable conditions for domestic higher education institutions to enter into training cooperation and affiliation;
b) Ensure the autonomy of higher education institutions in the selection, approval and listing of lecturers qualified for being sent to take part in doctoral and master s degree training programs organized in the following forms: taking full-time training programs at foreign universities that meet regional and world quality standards; taking training programs at domestic universities and joint training programs between Vietnamese universities and foreign universities conforming to regional and world quality standards;
c) Provide lecturers selected to study abroad with training in foreign language and necessary skills;
d) Increase the amount of investments in doctoral and master s training programs to meet the costs of training, scientific research, laboratory training, practice and internship and publish research results on prestigious regional and world magazines;
dd) Carry out the regular inspection, audit and supervision of doctorate and master’s degree training programs of higher education institutions; strictly control the acceptance testing and assessment of theses, dissertations, recognize graduation and confer degrees as well as assure the graduate output quality;
e) Strengthen the propaganda and dissemination of regulations and plans to summon the strength of the whole society to pay attention to and take care of the training of highly qualified lecturers to serve the country.
g) Conduct the annual and periodic review and evaluation of training results in order to promptly draw experience, revise and modify plans and give commendations and rewards on time.
2. Attracting scientists and doctorate degree holders qualified to become lecturers at Vietnamese higher education institutions:
a) Regularly attract and stimulate qualified scientists and doctorate degree holders to become lecturers at Vietnamese higher education institutions;
b) Provide physical and spiritual advantages for scientists and doctorate degree holders qualified to become lecturers at higher education institutions in Vietnam;
c) Encourage domestic higher education institutions to actively attract scientists and doctorate degree holders qualified to work for these institutions.
3. Providing administrative competency enhancement training for administrators:
a) Design training programs and materials in enhancement of higher education management competency for key administrators, including school council chairmen, presidents and vice presidents (and equivalent) and administrators of subordinate units of higher education institutions;
b) Organize (domestic and foreign) refresher courses for the purpose of improving management competencies of key administrators and those of subordinate units of higher education institutions.
4. Providing training in enhancement of specialized and professional competencies for lecturers:
a) Conduct researches on and adopt the framework of lecturer s competencies as a basis for designing training programs and materials for lecturers;
b) Organize training in enhancement of specialized and professional competencies of lecturers with attention paid to training in competencies in designing training and lecturing programs towards modern methods, scientific research, and in foreign language and information technology competencies.
5. Reforming and perfecting regulatory mechanisms and policies:
a) Review, revise, modify or promulgate new policies to ensure consistency and uniformity regarding job placement, recruitment, attraction of excellent doctorate degree holders and scientists, hire, utilize, train, assess and give preferential treatment to lecturers and administrators according to occupational positions and professional rank criteria; instruct higher education institutions to implement, ensure the principle of responsible autonomy and relevance to practical conditions;
b) Gradually increase investment amounts, give finances to meet actual requirements concerning doctorate and master’s degree training in the following three forms: overseas full-time training, joint or cooperative training and domestic training.
V. BUDGET AND SCHEDULE OF THE PROPOSAL
1. Budget
a) The budget for implementation of the Proposal shall include: State budget allocations given under applicable regulations on delegation of authority over state budget allocations, funding sources of higher education institutions and other legally mobilized funds.
b) Principles and mechanisms for budget allocation:
- Central budget funding: Focus on performing tasks of researching and developing mechanisms and policies for implementation of the Proposal; cover expenses for scholarships, tuitions and other expenses of enrollees in doctorate and master s degree training programs;
- Funding sources of higher education institutions: Focus on performing tasks of training and enhancing competencies of lecturers and administrators, attracting scientists and doctorate degree holders; perform activities within the scope of the Proposal, depending on assigned powers and tasks of each higher education institution;
- Other funding sources: Concentrate on implementing tasks to meet actual requirements for training in enhancement of competencies of lecturers and administrators of higher education institutions.
2. Proposal implementation schedule: The Proposal shall be implemented from 2019 to 2030. The enrolment for domestic and foreign training programs defined in the Proposal shall end in 2030.
VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. The Ministry of Education and Training:
a) Preside over and cooperate with concerned ministries and sectoral administrations in planning and guiding the implementation and preparing the annual and periodic synthesis reports on the Proposal implementation results nationwide for submission to the Prime Minister;
b) Preside over and cooperate with involved ministries and sectoral administrations in formulating regulations on requirements, standards, norms, mechanisms, policies and regimes for beneficiaries of the Proposal;
c) Direct higher education institutions to implement solutions and tasks defined in the Proposal; carry out the inspection of implementation of the Proposal.
2. The Ministry of Finance:
Preside over and coordinate with the Ministry of Education and Training, concerned ministries and sectoral administrations in balancing and allocating funding from the state budget, disbursing funds for the implementation of the Proposal according to the provisions of the State Budget Law; formulating regulations on financial support for postgraduate students in the Proposal which ensures feasibility, efficiency and relevance to actual conditions.
3. The Ministry of Home Affairs:
Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in conducting reviews and researches in order to modify, revise and promulgate, within its jurisdiction, or appeal to competent authorities to promulgate, regulations regarding: Policies and regimes for lecturers and administrators sent to take competency enhancement training programs; preferential policies and regimes aiming at attracting scientists and doctorate degree holders to work for higher education institutions in Vietnam.
4. The Ministry of Planning and Investment:
Preside over and cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training in balancing development investment funds of the central budget and Government bonds used for developing infrastructure facilities of higher education institutions according to the Proposal approved by the Prime Minister.
5. The Ministry of Foreign Affairs:
Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in intensifying cooperation with countries in the education and training sector; recommend plans, policies and solutions for improvement of efficiency of overseas lecturer training programs to seek the State s approval.
6. The Ministry of Science and Technology:
Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in identifying key sectors and disciplines over periods of time; combine assignment of the scientific and technological tasks with the training of research students and postgraduate students; evaluate the training results and develop the strategy for training scientific officers at higher education institutions.
7. Ministry of Public Security:
Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training and Vietnamese representative missions abroad to successfully perform the task of protection of internal politics; provide entry and exit advantages for students studying abroad, highly qualified Vietnamese lecturers and scientists working abroad, foreigners entering into Vietnam to implement combination training programs.
8. Ministries, sectoral administrations and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces:
Direct their affiliated higher education institutions to develop plans for training and education of lecturers and administrators, and to implement the Proposal before reporting to the Ministry of Education and Training.
9. Higher education institutions:
Develop the detailed Proposal for training and education of lecturers and administrators for the purpose of implementing the general Proposal; exercise the autonomy in enrolment, approval and listing of lecturers and administrators qualified for participating in training programs. Ensure that lecturers, facilities and prestigious foreign partners are available to provide doctoral and master s degree training programs; cooperate with relevant competent entities in implementing the Proposal; formulate specific regulations on eligibility standards of lecturers and administrators, mechanisms for attracting, using and giving incentives to lecturers and administrators.
Article 2. This Decision takes effect on the signing date and shall replace the Prime Minister’s Decision No. 911/QD-TTg dated June 17, 2010 on approval of the Proposal for training of lecturers holding doctorate degrees for universities and colleges during the 2010 – 2020 period and the Prime Minister’s Decision No. 599/QD-TTg dated April 17, 2013 on approval of the Proposal for training of officers working abroad by using the state budget allocations during the period of 2013 – 2020.
Article 3.Minister of Education and Training, Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, Heads of other entities and persons concerned shall be responsible for implementing this Decision./.
For Prime Minister
Deputy Prime Minister
Vu Duc Dam
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây