Quyết định 34/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế”

thuộc tính Quyết định 34/2008/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 34/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế”
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2008/QĐ-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:
Ngày ban hành:10/04/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số: 34/2008/QĐ-BLĐTBXH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành chươngtrình khung trình độ trung cấp nghề,

chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghềKỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ  Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế;

Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy  nghề,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế.

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị-xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Tên nghề:Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế

Mã nghề:

Trình độ đào tạo:Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học, môđun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được chức năng, cấu tạo cơ bản của thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Viết được quy trình vận hành các thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Về kỹ năng:

+ Lắp đặt thiết bị xét nghiệm y tế đúng kỹ thuật.

+ Vận hành thiết bị xét nghiệm y tế đúng quy trình.

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Theo dõi và giám sát quá trình sửa chữa thiết bị xét nghiệm y tế của các kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật.

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị xét nghiệm y tế.

1.2. Chính trị đạo đức - Thể chất và Quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; trung thành với Tổ quốc.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

-Thể chất và  Quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ để đảm đương các công việc trong môi trường làm việc theo quy định, có hiểu biết về phương pháp rèn luyện sức khoẻ.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về Quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu :

Thời gian thực học tối thiểu: 2655 h

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 280 h

Trong đó  thực tập tốt nghiệp : 200 h

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 200h; Trong đó thi tốt nghiệp: 120h

2.2. Phân bổthời gian thực học tối thiểu:

Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h

Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2625h

+ Thời gian học bắt buộc:   2180h;     + Thời gian học tự chọn: 445h

+ Thời gian học lý thuyết:   614h;       + Thời gian học thực hành: 2011h

3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học,mô đun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học/ mô đun(giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH01

Chính trị 1

1

1

30

30

0

MH02

Pháp luật

1

1

15

15

0

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

30

0

30

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

45

15

30

MH05

Tin học

1

1

30

0

30

MH06

Ngoại ngữ

1

1

60

30

30

II

Các môn học/mô đun nghề bắt buộc

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH07

Kỹ thuật điện

1

2

90

60

30

MH08

Kỹ thuật xung

2

3

75

58

17

MH09

Linh kiện điện tử

1

2

75

36

39

MH10

Kỹ thuật mạch điện tử

1

2

90

48

42

MH11

Kỹ thuật số

1

2

90

37

53

MH12

Hình hoạ - vẽ kỹ thuật

1

2

75

57

18

MH13

Kỹ thuật đo lường

2

3

90

46

44

II.2

Các môn học, môđun chuyên môn

 

 

 

 

 

MH14

An toàn lao động

2

3

45

32

13

MH15

Quản lý trang thiết bị y tế

2

3

45

45

0

16

Máy xét nghiệm sinh h

2

3

90

30

60

17

Máy xét nghiệm miễn dịch

2

3

135

30

105

18

Máy xét nghiệm điện giải-Khí máu

2

4

90

15

75

19

Máy xét nghiệm huyết học

2

4

90

15

75

20

Kính hiển vi

2

4

90

15

75

 

Thực tập tại cơ sở

2

4

400

0

400

 

Thực tập tốt nghiệp

2

4

200

0

200

 

Thi tốt nghiệp

2

4

200

0

200

 

Các môn học tự chọn

2

4

445

0

445

 

Tổng cộng:

 

 

2625

614

2011

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A)

4. Hướng dẫn sử dụng Chương trình khung trình độ trung cấp nghề để xác định chương trình dạy nghề.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn: 

- Chương trình Giáo dục Trung nghề Kỹ thuật thiết bị y tế được thiết kế theo hướng dẫn chương trình khung của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội. Tuy nhiên chương trình được thiết kế có tính chất liên thông, đảm bảo cho người học khi có điều kiện học tiếp từ trung cấp lên Cao đẳng và Đại học. Hướng người học đi sâu vào những kỹ năng thực tế hơn trên nền tảng khoa học vững chắc. Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và thị trường lao động khu vực.

- Giờ quy đổi được tính theoQuyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật thiết bị xét  nghiệm y tế  trình độ Trung cấp nghề được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo có cấu trúc kiểu đơn ngành.Danh mục các môn học, mô đun và khối lượng của chúng quy định tại văn bản này chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định các trường có thể bổ sung, thay thế  những học phần cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng không dưới2655h.

- Phần kiến thức chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực hẹp của ngành  kỹ thuật thiết bị y tế, theo kiểu mô đun.

- Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

- Phần kiến thức tự chọn được trường thiết kế theo hướng bố trí các nội dung được chọn tự do, liên quan tới một hoặc nhiều ngành đào tạo khác với ngành hệ thống kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế, nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế trình độ Trung cấp cần được phát triển theo hướng coi trọng tính tác nghiệp cho học sinh, giúp họ có khả năng hoà nhập vào môi trường hoạt động của một ngành khoa học giao thoa đang phát triển vô cùng mau lẹ trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào y tế.

- Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm  y tế trình độ trung cấp để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

4.2 Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiếtchương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và  phân phối thời gian:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của mụn học, mô đun (h)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

21

Dao mổ điện cao tần

2

4

75

35

45

22

Máy ghi sóng điện tim

2

4

105

40

65

23

Máy theo dõi bệnh nhân

2

4

105

40

65

24

Máy phá rung tim

2

4

105

40

65

25

Thiết bị trị liệu sóng ngắn

2

4

90

35

55

26

Thiết bị phụ trợ phòng mổ

2

4

30

15

15

27

Nồi cất nước

2

4

30

15

15

28

Máy răng

2

4

45

15

30

29

Nồi hấp tiệt trùng

2

4

45

15

30

30

Lồng ấp trẻ sơ sinh

2

4

45

15

30

31

Thiết bị nhà giặt

2

4

45

15

30

32

Tủ sấy tiệt trùng

2

4

45

15

30

33

Hệ thống khí y tế

2

4

45

15

30

34

Máy thở

2

4

45

15

30

 

Tổng cộng:

 

 

855

320

535

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục3A)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

- Đối tượng: Tất cả các học  sinh học hệ Trung cấp nghề KTTB Y tế

- Nội dung dạy học tự chọn bao gồm cácmô đun, hoạt động giáo dục tự chọn.Các mô đun tự chọn có môn học trong kế hoạch giáo dục của cấp học và ngoài kế hoạch giáo dục của cấp học. Các mô đun tự chọn gồm có các chủ đề nâng cao và chủ đề bám sát(trong những năm trước mắt, do điều kiện về gíao viên, cơ sở vật chất  và tổ chức quản lý, tạm thời chưa thực hiện chủ đề tự chọn đáp  ứng).

- Tài liệu dạy học tự chọn do Tổng cục dạy nghề và Bộ Y tế ban hành và một số chủ đề tự chọn do các Sở GD&ĐT biên soạn xây dựng cho cấp Trung cấp  nghề theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề và Bộ Y tế (tổ chức biên soạn, thẩm định và sử dụng sau khi được Bộ chấp thuận).

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Phương pháp dạy học tự chọn

- Phương pháp dạy học các môn học tự chọnnhư các môn học khác. Phương pháp dạy các chủ đề tự chọn nâng cao hướng vào bổ sung, nâng cao kiến thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên. Phương pháp dạy học cácchủ đề tự chọn bám sát hướng vào củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới).

- Hướng dẫn sinh viên lựa chọn môn học, chủ đề và tổ chức dạy học tự chọn

+ Căn cứ kế hoạch giáo dục và các loại chủ đề có điều kiện tổ chức dạy học, trường cao đẳng nghề hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn, chủ đề tự chọn.

+ Cách tổ chức dạy học tự chọn: Sắp xếp lớp để có cùng môn học tự chọn và chủ đề tự chọn; việc chia lớp thành nhóm nhỏ trong dạy học tự chọn chỉ thực hiện khi nhà trường tự chủ về kinh phí và chủ động trong việc bố trí giáo viên.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra, thi sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học,mô đun: 

- Đối với các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, sau mỗi môn học, mô đun sinh viên phải có một kết quả kiểm tra. 

- Đối với các môn học chuyên ngành  Kỹ thuật xét nghiệm, sau mỗi môn học, học phần sinh viên phải có 2 điểm kết quả thi (chứng chỉ lý thuyết và chứng chỉ thực hành). 

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:    + Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 h

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

 

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

 

Không quá  180 phút

- Thực hành nghề

* Có thể cấu trúc lý thuyết với thực hành thành mô đun tốt nghiệp

Bài tập thực hành

Không quá 24 h

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Xác định nhu cầu vμđặc điểm của sinh viên:

 

TT

Nội dung

Thời gian

1

Hội thảo chuyên môn thường kỳ dưới sự hướng dẫn của giáo viên và chuyên gia kỹ thuật

Ngoài thời gian đào tạo

2

Hội thảo giới thiệu công nghệ thiết bị y tế mới

3

Hoạt động phát triển kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế,  công ty sản xuất-kinh doanh thiết bị y tế,.....

4

Tham gia các chuyên đề, đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ

 

5

Thực tập quản lý - tổ chức hoạt động kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ cở y tế, công ty sản xuất-kinh doanh thiết bị y tế,....

 

4.7. Các chú ý khác

- Một số nội dung của môn học, môđun hoặc một số môn học, môđun có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tiến bộ của khoa học các cơ sở đào tạo.

- Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình các môn học, môđun trong chương trình khung là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.

- Tuỳ theo điều kiện của nhà trường/cơ sở đào tạo, các môđun đào tạo nghề có thể tách riêng rẽ phần lý thuyết và thực hành hoặc có thể đào tạo đan xen các bài lý thuyết với bài tập thực hành.

- Các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm bao gồm: các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh (thành), trung ương; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (thành),  trung ương có đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định, có phòng vật tư kỹ thuật (hoặc tương  đương) với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập.


CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Tên nghề: Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế

Mã nghề:

Trình độ đào tạo:Cao đẳng nghề.

Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo:49

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :

- Kiến thức:

+ Trình bày được chức năng, cấu tạo cơ bản của thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Viết được quy trình vận hành các thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Về kỹ năng

+ Lắp đặt thiết bị xét nghiệm y tế đúng kỹ thuật.

+ Vận hành thiết bị xét nghiệm y tế đúng quy trình.

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Theo dõi và giám sát quá trình sửa chữa thiết bị xét nghiệm y tế của các kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật.

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị xét nghiệm y tế.

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị xét nghiệm y tế.

1.2. Chính trị, đạo đức - Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; trung thành với Tổ quốc.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

-Thể chất v à Quốc phòng

+ Đủ sức khoẻ để đảm đương các công việc trong môi trường làm việc theo quy định, có hiểu biết về phương pháp rèn luyện sức khoẻ.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về Quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu :

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 156 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3770 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 510 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300h; Trong đó thi tốt nghiệp: 200h.

2.2. Phân bổthời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h

-Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3220h (100%)

+ Thời gian học bắt buộc: 2645h ;      + Thời gian học tự chọn: 675h

+ Thời gian học lý thuyết: 1324h;       + Thời gian học thực hành: 2446h

3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo bắt buộc, Thời gian; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của môn học,

mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I.

CÁC MÔN HỌC CHUNG

 

 

450

 

 

MH01

Chính trị 1

1

1

90

90

0

MH02

Pháp luật

1

2

30

30

0

MH03

Giáo dục Thể chất

1

1

60

15

45

MH04

Giáo dục Quốc phòng

1

1

75

30

45

MH05

Tin học cơ bản

1

2

75

30

45

MH06

Tiếng Anh

1

1

90

45

45

II

CÁC MÔN HỌC/MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH07

Tiến Anh chuyên ngành

2

3

30

15

15

MH08

ứng dụng ma trận trong kỹ thuật xác định đỉnh trong phổ tín hiệu

1

1

60

40

20

MH09

Phương pháp tính

1

2

45

27

18

MH10

Xác suất và thống kê

2

3

45

33

12

MH11

Vật lý ứng dụng

1

1

60

35

25

MH12

Hoá sinh

1

1

45

36

9

MH13

Hình hoạ -vẽ kỹ thuật

1

1

75

57

18

MH14

Cơ lý thuyết

1

2

30

23

7

MH15

Cơ kỹ thuật

1

2

45

30

15

MH16

Kỹ thuật nhiệt

2

3

30

30

0

MH17

Kỹ thuật điện

2

1

90

60

30

MH18

Kỹ thuật xung

2

3

75

58

17

MH19

Linh kiện điện tử

1

2

75

36

39

MH20

Kỹ thuật mạch điện tử

1

2

90

48

42

MH21

Kỹ thuật số

1

2

90

37

53

MH22

Cấu trúc máy tính

1

2

90

43

47

MH23

Kỹ thuật đo lường

2

3

90

46

44

MH24

An toàn lao động

2

3

45

32

13

MH25

Giải phẫu và sinh lý học cơ thể người

2

4

45

45

0

MH26

Quản lý trang thiết bị y tế

2

4

45

45

0

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MH27

Cơ sở tự động hoá và ứng dụng trong thiết bị xét nghiệm

2

3

75

58

17

MH28

Các hiện tượng quang học ứng dụng trong các máy xét nghiệm y tế

3

6

45

15

30

MH29

Các phương pháp xử lý tín hiệu trong máy xét nghiệm

2

3

60

15

45

MĐ30

Máy xét nghiệm sinh hoá

2

4

90

30

60

MĐ31

Máy xét nghiệm miễn dịch

2

4

135

30

105

MĐ32

Máy xét nghiệm điện giải-Khí máu

2

4

90

15

75

MĐ33

Máy xét nghiệm huyết học

2

4

90

15

75

MĐ34

Kính hiển vi

2

4

90

15

75

 

Các môn tự chọn

2 và 3

4 và 5

675

115

560

 

Thực tập tại cơ sở

 

 

400

0

400

 

Thực tập tốt nghiệp

 

 

200

0

200

 

Thi tốt nghiệp

 

 

200

0

200

 

Tổng cộng

 

 

3770

1324

2446

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B)

4. Hướng dẫn sử dụng Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để xác định chương trình dạy nghề.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Chương trình Giáo dục Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế được thiết kế theo hướng dẫn chương trình khung của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội. Tuy nhiên chương trình được thiết kế có tính chất liên thông, đảm bảo cho người học khi có điều kiện học tiếp từ trung cấp lên Cao đẳng và Đại học. Hướng người học đi sâu vào những kỹ năng thực tế hơn trên nền tảng khoa học vững chắc. Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và thị trường lao động khu vực.

- Giờ quy đổi được tính theoQuyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật thiết bị Xét nghiệm y tế trình độ Cao đẳng nghề được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình đào tạo có cấu trúc kiểu đơn ngành.Danh mục các môn học, mô đun và khối lượng của chúng quy định tại văn bản này chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định các trường khác có thể bổ sung, thay thế những học phần cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng không dưới 3770 giờ.

- Phần kiến thức chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực hẹp của ngành Kỹ thuật thiết bị y tế, theo kiểu mô đun.

- Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

- Phần kiến thức tự chọn được trường thiết kế theo hướng bố trí các nội dung được chọn tự do, liên quan tới một hoặc nhiều ngành đào tạo khác với ngành Hệ thống Kỹ thuật thiết bị Xét nghiệm y tế, nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thiết bị Xét nghiệm y tế trình độ Cao đẳng cần được phát triển theo hướng coi trọng tính tác nghiệp cho sinh viên, giúp họ có khả năng hoà nhập vào môi trường hoạt động của một ngành khoa học giao thoa đang phát triển vô cùng mau lẹ trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào y tế.

- Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thiết bị Xét nghiệm y tế trình độ cao đẳng để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiếtchương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian

đào tạo

Thời gian của mụn học,

mô đun (h)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

MĐ35

Dao mổ điện cao tần

3

6

75

35

45

MĐ36

Máy ghi sóng điện tim

3

6

105

40

65

MĐ37

Máy ghi sóng điện não

3

6

90

35

55

MĐ38

My theo dõi bệnh nhân

3

6

105

40

65

MĐ39

Máy phá rung tim

3

6

105

40

65

MĐ40

Thiết bị trị liệu sóng ngắn

3

6

90

35

55

MĐ41

Thiết bị phụ trợ phòng mổ

3

6

30

15

15

MĐ42

Nồi cất nước

3

6

30

15

15

MĐ43

Máy răng

3

6

45

15

30

MĐ44

Nồi hấp tiệt trùng

3

6

45

15

30

MĐ45

Lồng ấp trẻ sơ sinh

3

6

45

15

30

MĐ46

Thiết bị nhà giặt

3

6

45

15

30

MĐ47

Tủ sấy tiệt trùng

3

6

45

15

30

MĐ48

Hệ thống khí y tế

3

6

45

15

30

MĐ49

Máy thở

3

6

45

15

30

 

Tổng cộng:

 

 

945

355

590

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

- Đối tượng: Tất cả các sinh viên học hệ Cao đẳng nghề KTTB Y Tế.

- Nội dung dạy học tự chọn bao gồm cácmô đun, hoạt động giáo dục tự chọn.Các mô đun tự chọn có môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp học và ngoài Kế hoạch giáo dục của cấp học. Các mô đun tự chọn gồm có các chủ đề nâng cao và chủ đề bám sát (trong những năm trước mắt, do điều kiện về gíao viên, cơ sở vật chất và tổ chức quản lý, tạm thời chưa thực hiện chủ đề tự chọn đáp ứng).

- Tài liệu dạy học tự chọn do Tổng cục dạy nghề và Bộ y tế ban hành và một số chủ đề tự chọn do các Sở GD&ĐT biên soạn xây dựng cho cấp Cao đẳng nghề theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề và Bộ Y tế (tổ chức biên soạn, thẩm định và sử dụng sau khi được Bộ chấp thuận).

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Phương pháp dạy học tự chọn

- Phương pháp dạy học các môn học tự chọnnhư các môn học khác. Phương pháp dạy các chủ đề tự chọn nâng cao hướng vào bổ sung, nâng cao kiến thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên. Phương pháp dạy học cácchủ đề tự chọn bám sát hướng vào củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới).

- Hướng dẫn sinh viên lựa chọn môn học, chủ đề và tổ chức dạy học tự chọn

+ Căn cứ kế hoạch giáo dục và các loại chủ đề có điều kiện tổ chức dạy học, trường cao đẳng nghề hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn, chủ đề tự chọn.

+ Cách tổ chức dạy học tự chọn: Sắp xếp lớp để có cùng môn học tự chọn và chủ đề tự chọn; việc chia lớp thành nhóm nhỏ trong dạy học tự chọn chỉ thực hiện khi nhà trường tự chủ về kinh phí và chủ động trong việc bố trí giáo viên.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra, thi sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

- Đối với các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, sau mỗi môn học, mô đun sinh viên phải có một kết quả kiểm tra.

- Đối với các môn học chuyên ngành Kỹ thuật xét nghiệm, sau mỗi môn học, học phần sinh viên phải có 2 điểm kết quả thi (chứng chỉ lý thuyết và chứng chỉ thực hành).

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 h

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

 

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

 

Không quá  180 phút

- Thực hành nghề

* Có thể cấu trúc lý thuyết với thực hành thành mô đun tốt nghiệp

Bài tập thực hành

Không quá 24 h

 

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Xác định nhu cầu vμ đặc điểm của sinh viên:

 

TT

Nội dung

Thời gian

1

Hội thảo chuyên môn thường kỳ dưới sự hướng dẫn của giáo viên và chuyên gia kỹ thuật

Ngoài thời gian đào tạo

2

Hội thảo giới thiệu công nghệ thiết bị y tế mới

3

Hoạt động phát triển kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế, công ty sản xuất-kinh doanh thiết bị y tế,.....

4

Tham gia các chuyên đề, đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ

 

5

Thực tập quản lý - tổ chức hoạt động kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ cở y tế, công ty sản xuất-kinh doanh thiết bị y tế,....

 

4.7. Các chú ý khác

- Một số nội dung của môn học, môđun hoặc một số môn học, môđun có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tiến bộ của khoa học các cơ sở đào tạo.

- Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình các môn học, môđun trong chương trình khung là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.

- Tuỳ theo điều kiện của nhà trường/cơ sở đào tạo, các môđun đào tạo nghề có thể tách riêng rẽ phần lý thuyết và thực hành hoặc có thể đào tạo đan xen các bài lý thuyết với bài tập thực hành.

- Các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm bao gồm: các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh (thành), Trung ương; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (thành), trung ương có đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định, có phòng vật tư kỹ thuật (hoặc tương đương) với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe