Quyết định 28/QĐ-UBDT Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 28/QĐ-UBDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 28/QĐ-UBDT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Sơn Hải |
Ngày ban hành: | 21/01/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 21/01/2021, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định 28/QĐ-UBDT về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021.
Với mục đích tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban Dân tộc yêu cầu triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án truyên truyền các quy định của Hiến pháp, các Luật, Pháp lệnh mới ban hành có liên quan tới đời sống đồng bào dân tộc như BLDS; BLHS; BLTTHS, BLTTDS…
Ngoài ra, nội dung của Kế hoạch còn bao gồm: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thông qua họp cơ quan, đơn vị; tổ chức 01-02 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Bộ cũng giao Vụ Pháp chế tổ chức triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 dưới hình thức tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về phổ biến giáo dục pháp luật…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định28/QĐ-UBDT tại đây
tải Quyết định 28/QĐ-UBDT
ỦY BAN DÂN TỘC Số: 28/QĐ-UBDT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021
_____________
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 24/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg ngày 20/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-UBDT ngày 30/3/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục, pháp luật của Ủy ban Dân tộc năm 2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị, các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc, Tổ thư ký giúp việc của Hội đồng và đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
ỦY BAN DÂN TỘC
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
KẾ HOẠCH
Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 28/QĐ-UBDT ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đối tượng đặc thù là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật PBGDPL và chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc.
- Đảm bảo công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, có sự phối hợp, lồng ghép nguồn lực của các chương trình, đề án, dự án tuyên truyền, PBGDPL giao Ủy ban Dân tộc quản lý; Tăng cường nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương năm 2021.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung, yêu cầu của các văn bản pháp luật về PBGDPL, chú trọng các nội dung về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với nội dung và đối tượng đặc thù.
- Gắn kết công tác PBGDPL với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo công tác này thiết thực, tiết kiệm, tránh chồng chéo.
- Phát huy vai trò chủ động của Hội đồng, thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL của Ủy ban Dân tộc; huy động sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Nội dung trọng tâm:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, các Luật, pháp lệnh mới ban hành hoặc có liên quan đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật căn cước công dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tiếp cận thông tin, Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật phòng, chống ma túy, Luật Lâm nghiệp, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật hòa giải ở cơ sở, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Cư trú, Luật Hộ tịch, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi...; Hệ thống chính sách dân tộc hiện hành, chú trọng Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/06/2020 của Quốc hội, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và hoạt động khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế, trọng tâm là các điều ước quốc tế liên quan đến người dân tộc thiểu số, các thỏa thuận với các nước có chung đường biên giới...
b) Hình thức thực hiện: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án; yêu cầu báo cáo, thống kê.
c) Chủ trì thực hiện:
- Vụ Tuyên truyền và Vụ Pháp chế chủ trì tham mưu thực hiện Quyết định 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
- Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì tham mưu thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 Phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025"; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 phê duyệt Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Vụ Tuyên truyền chủ trì tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trên các trên các ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; các đối tượng theo Quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 phê duyệt Đề án "Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới"; Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phối hợp với Bộ Công an tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người; Chương trình phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tuyên truyền, PBGDPL về an toàn giao thông.
- Vụ Chính sách Dân tộc chủ trì tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến hệ thống chính sách dân tộc, chú trọng vào Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
- Vụ Địa phương I chủ trì tham mưu tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các Quyết định: Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 về việc phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về việc phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 về việc phê duyệt chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030”.
- Vụ Tổng hợp chủ trì tham mưu thực hiện Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Kết luận số 02-KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới.
- Vụ Tổng hợp và Học Viện Dân tộc tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”.
- Trung tâm Thông tin chủ trì tham mưu thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025"; xây dựng, duy trì chuyên trang, chuyên mục PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
- Trung tâm Thông tin và Vụ Pháp chế tham mưu thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Học viện Dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số; chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, PBGDPL trên chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí do đơn vị quản lý, phát hành.
- Các Vụ, đơn vị khác tham mưu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
d) Phối hợp thực hiện: Các thành viên Hội đồng, cơ quan, đơn vị liên quan.
Khi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đề nghị các Vụ, đơn vị xin ý kiến của Hội đồng, Vụ Pháp chế, các Vụ, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện, tránh chồng chéo đối tượng, địa bàn hoặc tham mưu lồng ghép, phối hợp thực hiện khi trùng đối tượng, địa bàn.
đ) Thời gian thực hiện: Hằng tháng trong năm 2021.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban Dân tộc
a) Hình thức thực hiện:
- Thông qua cuộc họp cơ quan, đơn vị, văn bản hướng dẫn, Cổng thông tin điện tử, Hệ điều hành nội bộ, email.
- Tổ chức 01-02 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến những văn bản pháp luật mới ban hành, có hiệu lực liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, cán bộ, công chức, viên chức và công dân.
b) Chủ trì thực hiện: Vụ Pháp chế, Vụ, đơn vị được giao.
c) Phối hợp thực hiện: Thành viên Hội đồng, các Vụ, đơn vị liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Hằng quý trong năm 2021.
3. Tổ chức triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021
a) Hình thức thực hiện: Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về PBGDPL. Chú trọng các hoạt động xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách dân tộc và các nội dung khác theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
b) Chủ trì thực hiện: Vụ Pháp chế.
c) Phối hợp thực hiện: Thành viên Hội đồng, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng, các Vụ, đơn vị liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Quý III và IV/2021.
4. Củng cố, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Hình thức thực hiện:
- Tổ chức 01 Lớp tập huấn tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc về kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đối tượng đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tham gia các Lớp tập huấn pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL theo kế hoạch của Bộ Tư pháp.
- Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở địa phương về kỹ năng PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật PBGDPL, trình Lãnh đạo Ủy ban đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.
b) Chủ trì thực hiện: Vụ Pháp chế.
c) Phối hợp thực hiện: Vụ Tổ chức Cán bộ, Báo cáo viên pháp luật của Ủy ban Dân tộc, các cơ quan, đơn vị liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Quý II-III/2021.
5. Triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng theo Quyết định số 146/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 3 năm 2017
a) Hình thức thực hiện:
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, giữa Ủy ban Dân tộc với Bộ, ngành, địa phương về công tác PBGDPL.
- Họp định kỳ để triển khai hoạt động của Hội đồng; sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL.
b) Chủ trì thực hiện: Chủ tịch Hội đồng, Vụ Pháp chế tham mưu thực hiện.
c) Phối hợp thực hiện: Thành viên Hội đồng, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng, các cơ quan, Vụ, đơn vị liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Quý I và IV/2021.
6. Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Hình thức thực hiện:
- Tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban là thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương xây dựng Kế hoạch kiểm tra theo phân công của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
- Kiểm tra công tác PBGDPL tại một số địa phương theo Kế hoạch triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án PBGDPL do Ủy ban Dân tộc quản lý.
b) Chủ trì thực hiện: Vụ Pháp chế, các Vụ, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án.
c) Phối hợp thực hiện: Thành viên Hội đồng, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương; Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành viên Hội đồng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án chủ động xây dựng kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị Thường trực Hội đồng (Vụ Pháp chế) triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL của Ủy ban Dân tộc, đảm bảo có sự lồng ghép các nguồn lực, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Vụ Pháp chế làm đầu mối trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng hoặc năm, thành viên Hội đồng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án có trách nhiệm báo cáo kết quả PBGDPL gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban, báo cáo Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
3. Kinh phí thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí PBGPL và kinh phí chi thường xuyên của Ủy ban Dân tộc. Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình, Đề án, Dự án đó./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây