Quyết định 20/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển sinh sau đại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 20/2001/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20/2001/QĐ-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 06/06/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 20/2001/QĐ-BGDĐT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỐ 20/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2001
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ TỔ CHỨC THI TUYỂN SINH SAU
ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC"
Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Quyết định số 322/TTg ngày 19/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước";
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy chế tổ chức thi tuyển sinh sau đại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế cho Quyết định số 31/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy định tạm thời về việc tuyển sinh đào tạo sau đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2000".
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Sau đại học, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ và những người tham gia công tác tuyển sinh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY CHẾ TỔ CHỨC
THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo
Quyết định số: 20 /2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 06 tháng 6 năm
2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC VÀ
CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 1: Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS)
Hội đồng Tuyển sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập nhằm tổ chức thực hiện mọi công việc liên quan đến công tác tuyển sinh sau đại học để gửi đi đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
1. Thành phần của HĐTS
a) Chủ tịch: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Phó Chủ tịch: lãnh đạo Vụ Sau đại học.
c) Các Uỷ viên: đại diện lãnh đạo của các Vụ: Đại học, Sau đại học, Tổ chức cán bộ, Quan hệ quốc tế, Kế hoạch tài chính.
Những người có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi không tham gia HĐTS và các ban của HĐTS.
2. Quyền hạn và trách nhiệm của HĐTS
a) Xét duyệt danh sách thí sinh dự thi căn cứ vào các điều kiện quy định trong Thông báo tuyển sinh đào tạo sau đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) ấn định danh sách thí sinh dự thi, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, các môn dự thi.
c) Tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi; tổ chức thi; chấm thi và chấm lại; xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển; thu và sử dụng số tiền phục vụ chi phí tổ chức tuyển sinh; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật; báo cáo kết quả công tác tuyển sinh cho Ban Điều hành Đề án, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng Chỉ đạo thực hiện Đề án.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch HĐTS
a) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh theo Quy chế này.
b) Trực tiếp chỉ định và mời người ra đề thi; nhận hoặc uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch HĐTS nhận đề thi, đáp án từ người ra đề.
c) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS bao gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Chấm lại và các Tiểu ban Chấm đề cương. Các ban và tiểu ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS.
d) Giao nhiệm vụ cho một số trường đại học đảm nhận chuẩn bị địa điểm thi, tổ chức thi.
Điều 2: Ban Thư ký HĐTS
Những người được lựa chọn vào Ban Thư ký phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức bảo mật.
1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS
a) Trưởng ban: lãnh đạo Vụ Sau đại học.
b) Uỷ viên: đại diện lãnh đạo các trường đại học nơi tổ chức kỳ thi, một số chuyên viên Vụ Sau đại học, Vụ Đại học, Vụ Tổ chức cán bộ và một số cán bộ của các trường đại học tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Quyền hạn, trách nhiệm vụ của Trưởng ban Thư ký HĐTS
a) Lựa chọn những cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật để trình Chủ tịch HĐTS xem xét và quyết định Ban Thư ký.
b) Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Thư ký HĐTS.
3. Nhiệm vụ của Ban Thư ký HĐTS
a) Thu nhận, xét duyệt hồ sơ.
b) Trình HĐTS duyệt danh sách các ứng viên đủ điều kiện dự thi.
c) Lên danh sách phòng thi và gửi giấy báo dự thi, phát thẻ dự thi.
d) Nhận bài thi từ Ban Coi thi, dồn túi, đánh số phách bài thi, giao bài thi cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ cần thiết phục vụ chấm thi, lên điểm.
e) Báo cáo tình hình và kết quả chấm thi cho Chủ tịch HĐTS.
g) Dự kiến phương án điểm xét tuyển trình HĐTS xem xét.
h) Căn cứ kết quả duyệt trúng tuyển của HĐTS, gửi giấy báo điểm, báo trúng tuyển cho thí sinh và cơ quan hoặc Bộ, Ngành chủ quản của thí sinh.
Điều 3: Ban Đề thi
Những người được lựa chọn vào Ban Đề thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức bảo mật.
1. Thành phần ban Đề thi
a) Trưởng ban: do Phó Chủ tịch hoặc một uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm.
b) Uỷ viên thường trực: đại diện lãnh đạo trường đại học nơi tổ chức kỳ thi.
c) Uỷ viên: một số cán bộ Vụ Sau đại học, Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng ban Đề thi
a) Quyết định danh sách các Tiểu ban môn thi (mỗi tiểu ban gồm hai người trong đó một người là Trưởng tiểu ban) là những người có học vị TSKH, TS hoặc chức danh khoa học GS, PGS, có uy tín chuyên môn cao để giúp Ban Đề thi làm đề, kiểm tra đề cho mỗi môn thi.
b) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi phục vụ cho kỳ tuyển sinh.
c) Chọn đề thi hoặc chỉ đạo Tiểu ban môn thi xây dựng đề thi để có đề thi chính thức và dự bị.
d) Xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳ tuyển sinh.
e) Chịu trách nhiệm trước HĐTS về chất lượng chuyên môn và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu liên quan đến đề thi.
Theo sự giới thiệu của Hiệu trưởng trường đại học nơi tổ chức kỳ thi, Trưởng ban Đề thi có thể mời một số cán bộ của trường giúp việc in, đóng gói và phân phối sử dụng đề. Những người được mời là những người có ý thức kỷ luật, trung thực, có kinh nghiệm trong việc giúp làm đề thi và không có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi.
3. Nhiệm vụ của Tiểu ban môn thi
a) Nắm vững và quán triệt đầy đủ yêu cầu của việc ra đề thi.
b) Nghiên cứu, làm thử (nếu cần thiết) đề đã được giới thiệu để chỉnh lý hoặc tổ hợp, biên soạn đề thi mới đáp ứng các yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Nếu là đề thi biên soạn lại thì cần dự kiến đáp án và thang điểm để trình Trưởng ban Đề thi xem xét quyết định.
c) Giúp Trưởng ban Đề thi theo dõi, giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trong buổi thi.
Trưởng môn thi không tham gia vào việc chọn đề chính thức hay dự bị cho kỳ thi.
4. Nhiệm vụ của Ban Đề thi
a) In, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi theo đúng quy định.
b) Bảo mật đáp án đề thi đã được chọn, các đề thi chưa dùng và các giấy tờ liên quan tới đề thi.
Điều 4: Ban Coi thi
Những người được lựa chọn vào Ban Coi thi và phục vụ thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm minh, công bằng, có kinh nghiệm và thành thạo nghiệp vụ coi thi. Tại mỗi trường đại học nơi tổ chức thi có một Ban Coi thi riêng.
1. Thành phần Ban Coi thi
a) Trưởng ban: đại diện lãnh đạo trường đại học nơi tổ chức thi và là uỷ viên HĐTS.
b) Uỷ viên (cán bộ coi thi): gồm một số giảng viên của trường đại học nơi tổ chức thi.
2. Quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng ban Coi thi
a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi.
b) Quyết định danh sách cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, nhân viên phục vụ tại điểm thi.
c) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi theo đúng Quy chế này.
3. Nhiệm vụ của Ban Coi thi:
Thực hiện toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thu bài đến việc bàn giao bài thi theo đúng Quy chế này, bảo đảm an toàn cho kỳ thi và bài thi của thí sinh.
Điều 5: Ban Chấm thi
Những người được lựa chọn vào Ban Chấm thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm minh, công bằng.
1. Thành phần Ban Chấm thi
a) Trưởng ban: do Phó Chủ tịch hoặc một uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm.
b) Uỷ viên: gồm cán bộ phụ trách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi.
c) Tổ Thư ký của Ban Chấm thi: gồm các cán bộ giúp việc cho Ban Chấm thi.
Thành viên Ban Thư ký HĐTS không tham gia chấm thi.
2. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban Chấm thi
a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác chấm thi.
b) Chịu trách nhiệm trước HĐTS về chất lượng, tiến độ và việc thực hiện quy trình chấm thi.
3. Nhiệm vụ của Ban Chấm thi
a) Trưởng môn chấm thi là người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độ chuyên môn tốt và đang trực tiếp giảng dạy đúng môn chấm thi, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS và Trưởng ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ trách theo đúng yêu cầu và quy trình chấm thi; nhận bài thi và phân công cán bộ chấm thi; tổ chức cho cán bộ chấm thi nắm vững đáp án, thang điểm trước khi chấm.
b) Cán bộ chấm thi phải là những người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độ chuyên môn tốt và đang trực tiếp giảng dạy đúng môn chấm thi, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chấm thi theo đúng quy định.
c) Cán bộ của Tổ Thư ký là những người có kinh nghiệm, thành thạo các nghiệp vụ phục vụ chấm thi và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ thư ký Ban Chấm thi theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Quy chế này.
Điều 6: Ban Chấm lại (phúc khảo)
1. Thành phần Ban Chấm lại:
a) Trưởng ban: do lãnh đạo Vụ Sau đại học đảm nhiệm.
b) Uỷ viên: một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các trường đại học có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt, được Chủ tịch HĐTS chỉ định. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban Chấm lại phải được giữ bí mật cho tới khi Ban hoạt động.
2. Nhiệm vụ của Ban Chấm lại:
Khi thí sinh có đơn khiếu nại, Ban Chấm lại có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của người này sang người khác.
b) Chấm lại các bài thi mà thí sinh cho rằng có sai, sót so với thang điểm chính thức.
c) Chấm bài thi thất lạc nay tìm thấy.
d) Trình Chủ tịch HĐTS sinh quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm lại.
Điều 7: Tiểu ban Chấm đề cương:
Những người được lựa chọn vào Tiểu ban Chấm đề cương của từng chuyên ngành phải là người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độ chuyên môn tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm minh, công bằng và không có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) bảo vệ đề cương ở chuyên ngành đó.
1. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng tiểu ban Chấm đề cương
a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác chấm đề cương của tiểu ban.
b) Chịu trách nhiệm trước HĐTS về chất lượng, tiến độ và thực hiện quy trình chấm đề cương.
3. Nhiệm vụ của Tiểu ban Chấm đề cương
a) Chấm đề cương cho những người dự thi đào tạo tiến sĩ và những người dự thi đi thực tập theo chuyên ngành của tiểu ban.
b) Báo cáo kết quả chấm đề cương cho Chủ tịch HĐTS.
CHƯƠNG II
RA ĐỀ THI, TỔ CHỨC THI, CHẤM THI, XÉT TUYỂN
MỤC 1: RA ĐỀ THI
Điều 8: Yêu cầu và nội dung đề thi
Đề thi tuyển sinh sau đại học phải đạt được các yêu cầu về kiểm tra kiến thức cơ bản của mỗi môn học, khả năng vận dụng và tổng hợp kiến thức của thí sinh, đúng với chương trình và mức độ đã được công bố trong đề cương ôn tập.
Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, mang tính tổng hợp, không tập trung vào một phần nào của chương trình theo đề cương ôn tập đã công bố, nhằm đánh giá khả năng áp dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề của thí sinh. Lời văn, câu chữ, công thức, phương trình phải rõ ràng, không có sai sót.
Đề thi phải đạt yêu cầu đánh giá và phân loại được trình độ học lực và chuyên môn của thí sinh, phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.
Điều 9: Yêu cầu đối với cán bộ ra đề thi
1. Cán bộ được mời ra đề thi phải là người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; đã giảng dạy nhiều năm; có trách nhiệm cao và có kinh nghiệm về môn thi.
2. Cán bộ được mời ra đề thi phải là người không có người thân như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột dự thi.
3. Cán bộ được mời ra đề thi phải nộp đề thi cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐTS đúng thời gian, yêu cầu trong thư mời ra đề. Không được sao chép ra bản khác, không được lưu giữ riêng và không được đem nội dung đề thi đã giới thiệu cho HĐTS ra giảng dạy, phụ đạo, luyện thi hoặc tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Điều 10: Yêu cầu ra đề thi đối với các môn cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ (Nga, Pháp, Đức, Trung)
1. Đối với mỗi môn thi, Chủ tịch HĐTS mời ít nhất ba cán bộ tham gia giới thiệu đề thi. Mỗi người soạn một đề thi theo yêu cầu nội dung ghi trong thư mời ra đề của Chủ tịch HĐTS và in thành hai bản. Mỗi đề thi gồm một số câu, ghi rõ thời gian làm bài và có đáp án kèm theo, trong đáp án ghi rõ điểm số dự kiến cho từng câu của đề thi. Đề thi và đáp án phải được đánh máy và in rõ ràng, sạch sẽ, chính xác.
2. Hai đề thi và đáp án được cho vào ba phong bì khác nhau, dán kín. Ngoài mỗi phong bì ghi rõ tên môn thi (theo đúng tên ở đề cương môn thi), ghi rõ đề thi hay đáp án, họ tên người ra đề, chữ ký giáp lai của người ra đề ở các mép dán của phong bì. Phong bì dựng đề thi và đáp án do HĐTS cung cấp.
3. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐTS trực tiếp nhận đề và đáp án từ người ra đề, sau đó cho một phong bì đề thi và đáp án của người ra đề vào một phong bì chung đựng đề thi và đáp án, cho một phong bì đề thi còn lại vào phong bì đề thi khác, dán kín, bên ngoài ghi rõ tên môn thi, không ghi tên người ra đề, đóng dấu niêm phong, đánh số trên hai phong bì của môn thi đó (cùng một số) và cất giữ theo quy trình bảo mật. Phong bì do HĐTS cung cấp.
4. Theo kế hoạch của HĐTS, Trưởng ban Đề thi và các Tiểu ban môn thi tập trung tại phòng làm đề. Đối với mỗi môn thi, Trưởng ban Đề thi chọn một đề làm đề thi chính thức, một đề làm đề thi dự bị. Trường hợp cần thiết, Trưởng ban Đề thi yêu cầu Tiểu ban môn thi biên soạn hai đề thi từ các đề thi đã được giới thiệu, làm thử, biên soạn đáp án và thang điểm chi tiết cho từng đề. Trưởng ban Đề thi chọn một đề làm đề thi chính thức và một đề làm đề thi dự bị.
Trưởng ban Đề thi thông báo với địa điểm làm đề thi tại thành phố Hồ Chí Minh biết các thông tin về đề thi đã được chọn để cùng thực hiện.
5. Uỷ viên thường trực Ban Đề thi tại hai nơi tổ chức thi (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) chỉ đạo trực tiếp việc nhân bản đề thi, đóng gói đề thi theo đúng số lượng đề thi, môn thi của từng phòng thi. Phong bì đề thi của từng phòng thi được dán kín, ghi rõ số lượng đề thi, môn thi, số phòng thi và dán niêm phong.
6. Cán bộ tham gia làm đề thi phải có phù hiệu riêng và chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép. Nơi làm đề thi và in đề thi phải an toàn và được bảo vệ nghiêm ngặt.
7. Đề thi phải bảo quản trong tủ hay hòm sắt, có khoá chắc chắn, niêm phong kỹ và có người bảo vệ thường xuyên. Chìa khoá tủ hay hòm sắt do Trưởng ban Đề thi giữ. Trước giờ thi một tiếng, Ban Đề thi giao đề thi cho từng phòng thi và lập biên bản ký nhận, bàn giao đề thi.
8. Trưởng tiểu ban môn thi phải thường trực tại phòng HĐTS hai phần ba thời gian làm bài của môn thi đó để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi.
Điều 11: Yêu cầu đối với đề cương nghiên cứu
1. Đề cương nghiên cứu của người dự thi trình độ tiến sĩ phải trình bày được tổng quan về các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phương hướng và đề tài nghiên cứu dự định thực hiện tại nước ngoài, cơ sở khoa học và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề dự định nghiên cứu, dự kiến các bước tiến hành nghiên cứu, các điều kiện cần trợ giúp ở nước ngoài.
Hạn chế những đề tài nghiên cứu mang tính chất cục bộ mà điều kiện nước ngoài không hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
2. Đề cương nghiên cứu của người dự thi đi thực tập sinh cần trình bày các vấn đề mà người đăng ký đi thực tập đã và đang thực hiện trong nước, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, các khó khăn cần sự giúp đỡ của cơ sở nước ngoài, triển vọng giải quyết vấn đề hoặc cải thiện được chất lượng công việc đang tiến hành trong nước mà người đi thực tập đặt ra.
MỤC 2: TỔ CHỨC THI
Điều 12: Nhiệm vụ của trường đại học
Hiệu trưởng trường đại học nơi tổ chức thi, có trách nhiệm:
1. Chuẩn bị các cơ sở vật chất phục vụ việc bố trí phòng làm đề thi, thi, chấm thi đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, an toàn.
2. Điều động cán bộ có đủ uy tín, kinh nghiệm tham gia vào các ban giúp việc của HĐTS khi HĐTS yêu cầu.
3. Phối hợp với Ban Thư ký HĐTS để làm thẻ dự thi cho các thí sinh, lập danh sách ảnh của thí sinh cho từng phòng thi.
Điều 13: Trách nhiệm của cán bộ coi thi (CBCT)
Mỗi phòng thi phải có ít nhất hai CBCT. CBCT không được giúp đỡ thí sinh làm bài dưới bất kỳ hình thức nào; không được làm việc riêng, không được hút thuốc trong khi coi thi, phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng thi để làm các nhiệm vụ sau:
1. Ghi số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh, gọi thí sinh vào phòng thi (tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi tài liệu và vật dụng đã bị cấm), sử dụng thẻ dự thi và danh sách bằng ảnh để đối chiếu và nhận diện thí sinh.
2. Ký tên vào giấy nháp và giấy thi của thí sinh, hướng dẫn thí sinh ghi số báo danh và các mục cần thiết vào giấy thi và giấy nháp.
3. Khi có hiệu lệnh, một CBCT nhận đề thi và giơ cho thí sinh thấy phong bì còn nguyên dấu niêm phong, bóc phong bì đựng đề thi và phát đề thi cho từng thí sinh. (Trước khi phát đề cần kiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, lẫn giấy tờ khác cần báo ngay cho Trưởng ban Coi thi). Không được để lọt đề thi ra ngoài phòng thi.
4. CBCT phải bao quát toàn bộ phòng thi và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi và lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Chỉ cho phép thí sinh được rời phòng thi sớm nhất là sau hai phần ba thời gian làm bài. Nếu có thí sinh đau ốm bất thường phải báo cán bộ giám sát phòng thi để giải quyết.
5. Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thi phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và thu bài của tất cả các thí sinh, kể cả thí sinh đã bị thi hành kỷ luật. CBCT kiểm tra, sắp xếp bài thi của từng môn thi theo thứ tự số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. Sau đó cả hai CBCT cùng bàn giao bài thi cho uỷ viên Ban Thư ký HĐTS ngay sau mỗi buổi thi. Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất mát bài thi.
Điều 14: Trách nhiệm của cán bộ giám sát phòng thi, trật tự viên, công an, y tế
1. Cán bộ giám sát phòng thi phải thường xuyên giám sát việc thực hiện các quy định về tuyển sinh của CBCT, thí sinh và các cán bộ phục vụ; kiểm tra và nhắc nhở CBCT triệt để thu giữ các tài liệu và phương tiện kỹ thuật do thí sinh mang trái phép vào phòng thi; lập biên bản xử lý kỷ luật đối với CBCT và thí sinh vi phạm.
2. Những người được phân công bảo vệ có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại địa điểm được giao. Không để bất cứ người nào không có trách nhiệm vào khu vực thi và đến gần phòng thi. Không được vào phòng thi, không được giúp thí sinh làm bài dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Cán bộ y tế phải có mặt thường xuyên tại địa điểm quy định để làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành vi vi phạm Quy chế.
Điều 15: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi
1. Theo lịch đã thông báo trong giấy báo thi, thí sinh đến địa điểm thi để nộp lệ phí dự thi, nhận thẻ dự thi, nhận phòng thi và nghe phổ biến các quy định. Nếu thấy có sai sót về tên, họ, ngày tháng năm sinh, ngành đăng ký dự thi, môn thi... phải báo cáo với Ban Thư ký HĐTS để điều chỉnh kịp thời.
2. Thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng ngày giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổi sau.
3. Khi vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình thẻ dự thi. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước, máy tính điện tử cá nhân không có phím chữ cái. Không được hút thuốc trong phòng thi.
4. Trước khi làm bài phải ghi đầy đủ số báo danh vào giấy thi, giấy nháp và nhất thiết yêu cầu CBCT ký tên vào giấy thi và giấy nháp.
5. Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì. Các phần viết hỏng phải dùng bút gạch chéo, không dùng bút xoá trắng. Phải bảo vệ bài của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận.
6. Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Không được nộp giấy nháp.
Điều 16: Xử lý các trường hợp ra đề thi sai, in sai, lộ đề
1. Khi phát hiện đề thi có sai sót, CBCT phải cùng với Trưởng ban Coi thi làm biên bản và báo cáo kịp thời với Trưởng ban Đề thi và Chủ tịch HĐTS xem xét ra quyết định xử lý.
Tuỳ theo tính chất và mức độ nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xẩy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, Chủ tịch HĐTS cân nhắc và quyết định xử lý một cách công bằng và nghiêm túc theo một trong các phương án sau đây:
a) Ra lệnh sửa chữa kịp thời các sai sót và thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài.
b) Ra lệnh sửa chữa kịp thời các sai sót và thông báo cho thí sinh biết, nhưng kéo dài thích đáng thời gian làm bài.
c) Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi.
d) Tổ chức thi lại.
2. Trong trường hợp bị lộ đề thi, Chủ tịch HĐTS quyết định đình chỉ môn thi đã bị lộ đề, thông báo cho thí sinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiến hành bình thường theo lịch. Môn thi bị lộ đề sẽ thi lại ngay sau buổi thi cuối cùng. Chủ tịch HĐTS sẽ quyết định sử dụng đề thi dự bị của môn thi đó.
Sau khi thi, Chủ tịch HĐTS làm việc với sở Công an địa phương để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề, người làm lộ đề, những người liên quan và tiến hành truy cứu trách nhiệm.
MỤC 3: CÔNG TÁC CHẤM THI
Điều 17: Quy trình chấm thi
Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi tiến hành chấm thi theo quy trình chấm hai lần độc lập. Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xoá khi chấm thi. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực.
1. Lần chấm thứ nhất:
Trước khi chấm cán bộ chấm thi kiểm tra từng bài thi có đủ số tờ, đủ số phách không và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết, tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của cán bộ chấm thi. Chấm xong túi nào Trưởng môn Chấm thi bàn giao túi ấy cho Tổ Thư ký của Ban Chấm thi.
2. Lần chấm thứ hai:
a) Sau khi chấm lần thứ nhất, Tổ Thư ký của Ban Chấm thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao bài thi cho Trưởng môn Chấm thi để giao cho người chấm lần thứ hai.
b) Người chấm lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh. Ghi điểm thành phần, điểm toàn bài và ký tên vào bài làm của thí sinh. Chấm xong túi nào Truởng môn Chấm thi bàn giao túi ấy cho Tổ Thư ký của Ban Chấm thi.
Điều 18: Chấm bài thi và làm biên bản chấm thi
1. Thang điểm:
a) Thang điểm chấm thi môn cơ bản, cơ sở là thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm. Điểm chấm thi và điểm toàn bài không quy tròn, lấy tới hai chữ số thập phân. Cán bộ chấm thi chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Trưởng ban Chấm thi phê duyệt.
b) Môn ngoại ngữ chấm theo thang điểm 100, không làm tròn điểm.
2. Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi: Tổ Thư ký của Ban Chấm thi so sánh kết quả hai lần chấm và xử lý như sau:
a) Nếu kết quả hai lần chấm giống nhau thì giao bài thi cho hai cán bộ chấm thi ghi điểm vào bài thi và vào biên bản chấm thi rồi cùng ký tên xác nhận vào bài thi và biên bản chấm thi. Trường hợp điểm bài thi giống nhau nhưng điểm thành phần khác nhau, thì hai cán bộ chấm thi cùng kiểm tra và thống nhất lại điểm đúng theo đáp án quy định.
b) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau 0,5 điểm thì rút bài đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất giao cho Trưởng môn chấm thi quyết định điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và vào biên bản chấm thi và ký tên xác nhận vào bài thi và vào biên bản chấm thi.
c) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau từ 1 điểm trở lên thi rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất giao cho Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lại lần thứ ba trực tiếp vào bài làm của thí sinh và bằng mầu mực khác.
Trong trường hợp này, nếu kết quả của hai trong số ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả lệch nhau thì Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của cả ba lần chấm làm điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và vào biên bản chấm thi và ký xác nhận vào bài thi và biên bản chấm thi.
Sau khi kiểm tra, xử lý kết quả chấm thi và có biên bản chấm thi, Tổ Thư ký của Ban Chấm thi bàn giao lại bài thi và biên bản chấm thi cho Ban Thư ký HĐTS.
Điều 19: Chấm đề cương nghiên cứu
1. Mỗi chuyên ngành sẽ thành lập một Tiểu ban Chấm đề cương cho những người dự thi đào tạo tiến sĩ và những người dự thi đi thực tập sinh.
2. Việc chấm đề cương nghiên cứu và đề cương thực tập theo thang điểm 10. Mỗi thành viên tiểu ban nhận xét về nội dung đề cương, cách trình bày đề cương và cho điểm vào phiếu chấm đề cương. Điểm chấm đề cương của từng thí sinh là điểm trung bình cộng của các thành viên trong tiểu ban không quy tròn, lấy tới hai chữ số thập phân. Cuối buổi chấm, Trưởng tiểu ban lên điểm của từng thí sinh (theo mẫu biểu điểm chấm đề cương), cùng các thành viên tiểu ban ký xác nhận điểm, nộp điểm và toàn bộ phiếu chấm của các thành viên cho Ban Thư ký.
Điều 20: Chấm lại
1. Sau khi công bố điểm thi, Hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn khiếu nại về điểm thi của thí sinh trong thời gian 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi. Thí sinh nộp đơn xin chấm lại phải nộp lệ phí chấm lại theo qui định của HĐTS.
2. Việc tố chức chấm lại được tiến hành theo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấm lại.
3. Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Chấm lại, Ban Thư ký HĐTS tiến hành các công việc sau:
a) Tra cứu từ số báo danh tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sinh để kiểm tra đối chiếu số tờ giấy thi.
b) Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi, đối chiếu những phần thí sinh xin chấm lại ghi trong đơn với bài thi. Cộng lại các điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố xem có sai sót không. Nếu phát hiện có vấn đề bất thường phải lập biên bản báo cáo Chủ tịch HĐTS quyết định.
c) Tập hợp các bài của một môn vào cùng một túi, ghi rõ số bài và số tờ của từng bài hiện có trong túi và bàn giao cho Ban Chấm lại. Việc giao nhận bài thực hiện theo thủ tục quy định như chấm đợt đầu.
Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến việc chấm lại phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và số phách. Việc chấm lại mỗi bài thi do hai cán bộ chấm thi thực hiện riêng biệt trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực có mầu khác.
4. Các bài thi sau khi chấm lại được Ban Thư ký xử lý như sau:
a) Nếu kết quả hai lần chấm giống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Chấm lại ký xác nhận điểm chính thức.
b) Nếu kết quả hai lần chấm không giống nhau thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Chấm lại tổ chức chấm lại lần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh. Nếu kết quả của hai trong ba lần giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Chấm lại lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm chính thức rồi ký xác nhận.
Sau khi chấm lại, nếu thấy điểm đợt đầu và điểm chấm lại có sự chênh lệch nhưng làm cho thí sinh sau khi chấm lại từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) thì HĐTS phải tổ chức đốí thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm lại. Nếu HĐTS khẳng định điểm chấm đợt đầu sai tới mức nói trên thì HĐTS công bố công khai danh sách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định. Điểm chấm lại sau khi đối thoại trực tiếp giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Chấm lại trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.
MỤC 4: XÉT TUYỂN
Điều 21: Điều kiện để đưa vào diện xét tuyển
Để được trong diện xét tuyển, thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) tất cả các môn dự thi và môn ngoại ngữ phải đạt yêu cầu của nước gửi đến học.
Nếu số thí sinh đạt yêu cầu về ngoại ngữ ít, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định lấy xuống điểm thi thấp hơn và có kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho số thí sinh này.
Điều 22: Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển được xác định căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo từng ngành đã được Ban Chỉ đạo Đề án duyệt và lấy theo tổng điểm thi từ cao xuống thấp. Tổng điểm thi đối với đào tạo thạc sĩ là tổng điểm môn cơ bản, cơ sở; đối với đào tạo tiến sĩ là tổng điểm môn cơ bản, cơ sở và điểm bảo vệ đề cương nghiên cứu; đối với thực tập sinh là điểm bảo vệ đề cương thực tập.
Riêng việc xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ đối với những chuyên ngành có hai Tiểu ban chấm đề cương nghiên cứu (một tiểu ban ở Hà Nội và một tiểu ban ở thành phố Hồ Chí Minh), HĐTS sẽ căn cứ thêm vào tỉ lệ giữa chỉ tiêu đào tạo của chuyên ngành với số lượng người dự thi ở từng Tiểu ban.
Điều 23: Duyệt trúng tuyển
Sau khi có kết quả thi tuyển, Trưởng ban Thư ký báo cáo kết quả thi tuyển, dự kiến điểm trúng tuyển và trình HĐTS duyệt điểm trúng tuyển cho từng trình độ đào tạo và từng ngành đào tạo.
Danh sách đề nghị duyệt trúng tuyển xếp theo thứ tự tổng điểm thi từ cao trở xuống như quy định tại Điều 21 và Điều 22 Quy chế này.
Căn cứ kết quả trúng tuyển đã được HĐTS duyệt, Ban Thư ký của HĐTS tổng hợp thành danh sách thí sinh trúng tuyển theo nước sẽ gửi đi đào tạo, theo trình độ, ngành đào tạo và gửi giấy báo điểm, giấy báo trúng tuyển đến từng thí sinh và cơ quan chủ quản.
Điều 24: Lưu trữ
Tất cả các bài thi và các tài liệu khác về kỳ thi tuyển sinh sau đại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước phải được bảo quản và lưu trữ lâu dài. Việc huỷ bài thi và các tài liệu có liên quan chỉ được thực hiện khi có quyết định của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25: Khen thưởng
Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuỳ thành tích cụ thể sẽ được Chủ tịch HĐTS biểu dương, khen thưởng.
Điều 26: Xử lý kỷ luật
1. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm Quy chế
Người tham gia công tác tuyển sinh có hành động vi phạm Quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỷ luật thích đáng theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ.
b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một lần trong các lỗi sau đây:
- Để cho thí sinh tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu phát, truyền tin, ghi âm... tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh phát hiện.
- Làm mất bài thi trong khi thu bài, di chuyển hoặc chấm bài thi.
- Chấm thi hay cộng điểm bài thi có nhiều sai sót.
- Ra đề thi không đúng với mức độ của đề cương ôn tập.
c) Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ lương, hạ ngạch, cách chức, chuyển đi làm công tác khác đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:
- Ra đề thi sai.
- Tham gia vào các hành động tiêu cực như: đưa đề thi ra ngoài hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi.
- Trực tiếp giải bài rồi hướng dẫn cho cá nhân hoặc tập thể thí sinh lúc đang thi.
- Gian lận khi chấm thi. Cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.
d) Buộc thôi việc hoặc truy tố trước pháp luật đối với người vi phạm một trong các lỗi sau đây trong quá trình làm đề thi, coi thi, thu bài, bảo quản, rọc phách, bàn giao bài thi, chấm thi, ghi điểm vào biên bản chấm thi, biểu kết quả thi, triệu tập thí sinh trúng tuyển đã:
- Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi.
- Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh.
- Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong kết quả thi.
- Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh.
- Man trá trong việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
e) Đối với các sai phạm khác tuỳ theo tính chất, mức độ và ảnh hưởng tác hại mà xử lý theo một trong các hình thức đã nêu trên.
Trong trường hợp đề thi bị lộ thì Chủ tịch HĐTS và các Trưởng ban liên quan sẽ bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo đến buộc thôi việc tuỳ hậu quả, tác hại và mức độ liên quan.
2. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế
Đối với những thí sinh vi phạm Quy chế đều phải lập biên bản và tuỳ mức độ nặng nhẹ xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách: áp dụng đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận với người khác (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.
b) Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
- Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm.
- Mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu hoặc các vật dụng gây nguy hại khác.
- Trao đổi tài liệu hoặc giấy nháp cho người khác.
- Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng tỏ mình thực sự bị quay cóp thì Chủ tịch HĐTS có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.
Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT lập biên bản, thu tang vật và quyết định.
c) Đình chỉ thi đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm.
- Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện vẫn còn mang theo người: tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm.
- Viết khẩu hiệu, viết vẽ bậy trên bài thi.
- Có hành động gây gổ, đe doạ cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe doạ thí sinh khác.
Hình thức đình chỉ thi do CBCT lập biên bản, thu tang vật và do Trưởng ban Coi thi quyết định.
Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi sau khi có quyết định của Trưởng ban Coi thi và sau ít nhất hai phần ba thời gian thi môn đó; không được thi các môn tiếp theo.
d) Tước quyền đi học sau đại học ở nước ngoài ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh đi học sau đại học ở nước ngoài trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy tố trước pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi: man khai hồ sơ; nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức; có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ coi thi hoặc thí sinh khác.
Hình thức kỷ luật này do HĐTS quyết định.
Đối với các trường hợp vi phạm khác Chủ tịch HĐTS vận dụng xử lý kỷ luật theo các hình thức đã nêu trên.
Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh không chịu ký tên vào biên bản thì hai CBCT ký vào biên bản. Nếu giữa CBCT và Trưởng ban Coi thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Chủ tịch HĐTS quyết định. Nếu CBCT, Trưởng ban Coi thi xử lý kỷ luật không đúng với mức kỷ luật đã nêu, căn cứ vào tang vật và biên bản đã lập, Chủ tịch HĐTS sẽ kiểm tra và xử lý theo đúng Quy chế trước khi công bố kết quả thi và phê bình những người đã xử lý sai.
3. Xử lý các trường hợp đặc biệt phát hiện được trong khi chấm thi.
Tổ Thư ký của Ban Chấm thi và các cán bộ chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo Trưởng ban Chấm thi những bài thi có biểu hiện vi phạm quy chế cần xử lý, ngay cả khi không có biên bản của Ban Coi thi. Sau khi Trưởng ban Chấm thi đã xem xét và kết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lý theo quy định dưới đây:
a) Trừ 50% điểm toàn bài đối với bài thi có hiện tượng đánh dấu bài thi một cách rõ ràng được hai cán bộ chấm thi cùng xác nhận.
b) Cho điểm không (0) đối với những bài thi:
- Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi.
- Viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định, nhầu nát hoặc có nếp gấp khác thường, nộp hai bài cho một môn thi.
c) Huỷ bỏ kết quả thi của cả ba môn thi đối với những thí sinh:
- Viết khẩu hiệu, viết vẽ bậy trên bài thi.
- Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức: sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 20/2001/QD-BGDDT | Hanoi, June 06, 2001 |
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON ORGANIZATION OF THE RECRUITMENT EXAMINATION FOR STATE BUDGET-FUNDED POSTGRADUATE TRAINING AT OVERSEAS ESTABLISHMENTS
THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 322/TTg of April 19, 2000 approving the Scheme on "State budget-funded training of scientific and technical personnel at overseas establishments",
At the proposal of the director of the Postgraduate Education Department,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the Regulation on organization of the recruitment examination for State budget-funded postgraduate training at overseas establishments.
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 31/2000/QD-BGDDT of August 22, 2000 of the Minister of Education and Training issuing the provisional Regulation on organization of the recruitment examination for State budget-funded postgraduate training at overseas establishments in 2000."
Article 3.-The director of the Office, the director of the Postgraduate Education Department, the heads of the concerned units of the Ministry, and the people involved in the enrollment work shall have to implement this Decision.
| MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
REGULATION
ON ORGANIZATION OF THE RECRUITMENT EXAMINATION FOR STATE BUDGET-FUNDED POSTGRADUATE TRAINING AT OVERSEAS ESTABLISHMENTS
(Issued together with Decision No. 20/2001/QD-BGDDT of June 6, 2001 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
THE POSTGRADUATE RECRUITMENT EXAMINATION COUNCIL AND ITS COMMITTEES
Article 1.-The Recruitment Examination Council (REC)
The Recruitment Examination Council is set up under decision of the Minister of Education and Training in order to organize the discharge of the entire work related to the postgraduate recruitment examination for State budget-funded training at overseas establishments.
1. Composition of the REC:
a/ Chairman: A vice minister of Education and Training.
b/ Vice chairman: A leading official of the Postgraduate Education Department.
c/ Members: Representatives of the leaderships of the Higher Education, Postgraduate Education, Organization and Personnel, International Relations and Planning and Finance Departments.
Those who have their relatives (parents, spouses, children and siblings) being candidates shall not participate in the REC and its committees.
2. Powers and responsibilities of the REC:
a/ To consider and approve the list of candidates on the basis of the conditions prescribed in the Education and Training Ministry’s annual notices on postgraduate recruitment for State budget-funded training at overseas establishments.
b/ To determine the list of candidates, training levels, training specialties and examination subjects.
c/ To organize the performance of the tasks of: assigning examination papers; organizing the examinations, marking and re-marking; considering and approving the list of successful candidates; collecting and using fees to cover the examination organization expenses; reviewing the recruitment examination work; deciding on rewards and disciplines; reporting on the results of recruitment examination work to the Scheme’s Executive Committee, the Minister of Education and Training and the Steering Council for Implementation of the Scheme.
3. Powers and responsibilities of the REC chairman:
a/ To decide on and take responsibility for all aspects of the work related to the recruitment examination according to this Regulation.
b/ To personally appoint and invite people to assign examination papers; to receive or authorize the vice chairman to receive examination papers and their keys from the examination paper assignors.
c/ To issue decisions to set up the assisting apparatus of the REC, which is composed of the Secretariat, the Examination Paper Committee, the Examination Invigilation Committee, the Marking Committee, the Re-marking Committee and Outline-Marking Sub-Committees. These Committees and Sub-Committees shall be directed by the REC chairman.
d/ To assign tasks to a number of universities to prepare examination venues and organize the examinations.
Article 2.-The REC Secretariat
Those who are selected for the Secretariat must possess a sense of organization and discipline, a high sense of responsibility, a sense of confidentiality, and be honest.
1. Composition of the REC Secretariat:
a/ The head of the Secretariat: A leading official of the Postgraduate Education Department.
b/ Members: Representatives of the leaderships of the universities where the examinations are to be organized, a number of specialists from the Postgraduate Education, Higher Education, and Organization and Personnel Departments, and a number of officials from the universities participating in organizing the examinations.
2. Powers and responsibilities of the head of the REC Secretariat:
a/ To select officials who have a sense of organization and discipline, a high sense of responsibility, a prudent working style and a sense of confidentiality, and send the list thereof to the REC chairman for consideration and decision on the Secretariat’s composition.
b/ To take responsibility for organizing and administering all activities of the REC Secretariat.
3. Tasks of the REC Secretariat:
a/ Receiving, considering and approving dossiers.
b/ Submitting to the REC for approval the lists of qualified candidates.
c/ Making the list of examination rooms, dispatch examination notices and distributing candidate’s cards.
d/ Receiving examination papers from the Examination Invigilation Committee, bagging examination papers and numbering the detachable heads of examination papers, handing examination papers to the Marking Committee and performing necessary professional tasks in service of the marking and the listing of marks.
e/ Reporting on the situation and results of the marking to the REC chairman.
f/ Projecting the pass mark levels and submitting them to the REC for consideration.
g/ On the basis of the approval of the list of successful candidates, by the REC, dispatching the mark notices and the qualification notices to the successful candidates and their managing agencies, ministries or branches.
Article 3.-The Examination Paper Committee
Those who are selected for the Examination Paper Committee must have a sense of organization and discipline, a high sense of responsibility, a sense of confidentiality and be honest.
1. Composition of the Examination Paper Committee:
a/ The head: The REC vice chairman or member working on a part-time basis.
b/ Standing member: A representative of the leadership of the university where the examinations are to be organized.
c/ Members: A number of officials from the Postgraduate Education as well as Organization and Personnel Departments.
2. Powers and responsibilities of the head of the Examination Paper Committee:
a/ To decide on the list of members of the Examination Subject Sub-Committees (each consisting of two members, one of whom being its head), who are holders of the academic titles of science doctor or doctor or the scientific titles of professor or associate professor, have a high professional prestige, so as to assist the Examination Paper Committee in preparing and checking examination papers for each examination subject.
b/ To organize and direct the performance of the entire examination paper-related work in service of the examinations.
c/ To select examination papers or direct the Examination Subject Sub-Committees to elaborate examination papers so as to ensure both official and standby examination papers.
d/ To deal with urgent and extraordinary circumstances related to examination papers arising in the examinations.
e/ To take responsibility to the REC for the professional quality and the - process of keeping confidential the examination papers as well as all phases related to examination papers.
According to the recommendations of the principals of the universities where the examinations are to be held, the heads of the Examination Paper Committees may invite a number of these universities staff members to assist in the printing, packing, distribution and use of examination papers. Those who are invited must have a sense of discipline, be honest and experienced in making examination papers and have no relatives (parents, spouses, offspring and siblings) being candidates.
3. Tasks of the Examination Subject Sub-Committees:
a/ Firmly and thoroughly grasping all requirements of the assignment of examination papers.
b/ Studying and experimenting (if necessary) the already introduced examination papers so as to revise, combine or compile new papers which should meet the requirements of the examinations. For re-compiled examination papers, their keys and mark scales should be prepared and submitted to the head of the Examination Paper Committee for consideration and decision.
c/ Assisting the head of the Examination Paper Committee in monitoring, explaining and settling matters related to examination papers under their charge during the examination sessions.
The heads of the Examination Subject Sub-Committees shall not be allowed to take part in choosing official or standby examination papers for the examinations.
4. Tasks of the Examination Paper Committee:
a/ Printing, packing, preserving, distributing and using examination papers according to regulations.
b/ Keep confidential the keys to the selected examination papers, unused examination papers and papers related thereto.
Article 4.-The Examination Invigilation Committee
Those who are selected for the Examination Invigilation Committee and serve the examinations must have a sense of organization and discipline, a high sense of responsibility, be strict, impartial, experienced and expert in examination invigilation skills. There shall be a separate Examination Invigilation Committee at each university where the examination is held.
1. Composition of the Examination Invigilation Committee:
a/ The head: A representative of the leadership of the university where the examination is held, who is a member of the REC.
b/ Members (invigilators): a number of lecturers of the university where the examination is held.
2. Powers and responsibilities of the head of the Examination Invigilation Committee:
a/ To be responsible for administering the entire examination invigilation work.
b/ To decide on the list of invigilators, order guards, medical workers, policemen and service staff at the examination venue.
c/ To decide to deal with circumstances occurring during the examination sessions according to this Regulation.
3. Tasks of the Examination Invigilation Committee:
To perform the entire examination invigilation work ranging from positioning the force of examination invigilators and examination room guards, organizing the examination invigilation, collecting examination papers to handing examination papers according to this Regulation, ensuring safety for the examinations and the candidates examination papers.
Article 5.-The Marking Committee
Those who are selected for the Marking Committee must have a sense of organization and discipline, a high sense of responsibility, be strict and impartial.
1. Composition of the Marking Committee:
a/ The head: The REC vice chairman or member working on a part-time basis.
b/ Members: Officials in charge of each examination subject (called heads of the marked examination subjects) and markers.
c/ The Examination Invigilation Committees Secretariat: consisting of assistants to the Marking Committee.
The REC Secretariat members shall not participate in the marking.
2. Powers and responsibilities of the head of the Marking Committee
a/ To be responsible for administering the entire marking work.
b/ To be responsible to the REC for the quality, progress and the observance of the marking procedures.
3. Tasks of the Marking Committee:
a/ The heads of the marked examination subjects must be holders of the scientific titles of professor or associate professor or the academic titles of science doctor or doctor; have good professional qualifications and are personally teaching the relevant marked examination subjects; take responsibility to the REC chairman and the head of the Marking Committee for the marking procedures; receiving examination papers and appointing markers; help markers in firmly grasping the keys and the mark scale before proceeding with the marking.
b/ The markers must be holders of the scientific titles of professor or associate professor or the academic titles of science doctor or doctor; have good professional qualifications and are personally teaching the relevant marked examination subjects, and perform all the marking tasks according to regulations.
c/ Members of the Secretariat must be experienced and skillful in the marking work and perform all the tasks of the Marking Committees Secretariat as specified in Articles 17 and 18 of this Regulation.
Article 6.-The Re-Marking Committee
1. Composition of the Re-Marking Committee:
a/ The head: A leading official of the Postgraduate Education Department.
b/ Members: A number of key teaching staff of various universities, who are holders of the scientific titles of professor or associate professor or the academic titles of science doctor or doctor; have a high sense of responsibility, are impartial, honest, have good professional qualifications, and all are appointed by the REC chairman. The list of members and the working schedule of the Re-Marking Committee must be kept confidential until it starts operation.
2. Tasks of the Re-Marking Committee:
When a candidate files a written complaint, the Re-Marking Committee shall have to:
a/ Check all mechanical errors like erroneous addition of marks, one candidates mark being mistakenly recorded for another.
b/ Re-mark the examination papers when the candidates claim that there are mistakes or omissions as compared to the official mark scale.
c/ Mark the papers once misplaced and now found.
d/ Submit the marks of the re-marked papers to the REC chairman for decision.
Article 7.-The Outline-Marking Sub-Committee:
Those who are selected to the Outline-Marking Sub-Committee of each specialty must be holders of the scientific titles of professor or associate professor or the academic titles of science doctor or doctor; have good professional qualifications, have a sense of organization and discipline and a high sense of responsibility, be strict, impartial and have no relatives (parents, spouses, offspring and siblings) being candidates.
1. Powers and responsibilities of the Outline-Marking Sub-Committee:
a/ To take responsibility for administering the whole outline-marking work.
b/ To take responsibility to the REC for the quality, progress and the observance of the outline-marking procedures.
2. Tasks of the Outline-Marking Sub-Committee:
a/ Marking the outlines of those who sit examinations for doctoral training and apprentice visits according to the specialty of the Sub-Committee.
b/ Reporting the results of the outline marking to the REC chairman.
Chapter II
ASSIGNMENT OF EXAMINATION PAPERS, ORGANIZATION OF EXAMINATIONS, MARKING OF EXAMINATION PAPERS, CONSIDERATION AND SELECTION
Section 1. ASSIGNMENT OF EXAMINATION PAPERS
Article 8.-Requirements for and contents of examination papers
Postgraduate recruitment examination papers must satisfy all requirements for examination of candidates basic knowledge of each study subject and their capability to apply and synthesize knowledge, according to the program and level already announced in the revision outlines.
The contents of examination papers must be scientific, accurate, coherent and synthetic, not merely focus on a particular part of the program announced in the revision outline, in order to assess the candidates capability to apply synthesized knowledge to solving problems. The writing style, words and phrases, formula and equations must be clear and error-free.
Examination papers must satisfy the requirements for assessment and classification of candidates study capability and qualifications, and be suited to the time prescribed for each examination subject.
Article 9.-Requirements for examination paper assignors
1. Invited examination paper assignors must be those who are holders of the scientific titles of professor or associate professor or the academic titles of science doctor or doctor; have been teaching and lecturing for many years; have a high sense of responsibility and much experience in the examination subjects.
2. Invited examination paper assignors must not have relatives such as parents, spouses, offspring or siblings being candidates.
3. Invited examination paper assignors must submit examination questions to the REC chairman or vice-chairman according to the time and requirements mentioned in the letters inviting them to assign examination papers. They must neither duplicate them, keep them as a personal file nor use the contents of the examination papers already introduced to the REC for teaching or lecturing, extra-class tuition, examination preparation, nor disclose them in whatever form.
Article 10.-Requirements for the assignment of examination papers for key and basic subjects and foreign languages (Russian, French, German and Chinese)
1. For each examination subject, the REC chairman shall invite at least three people to introduce examination papers. Each shall compile an examination paper based on the contents indicated in the REC chairman’s letters inviting them to assign examination papers and print it in two copies. Each examination paper shall consist of several questions, with the time needed for answering each question clearly indicated, and its enclosed keys which also include the expected mark for each question of the examination paper. Such an examination paper and its keys must be type-printed explicitly, clearly and precisely.
2. Two copies of each examination paper and its keys shall be put in three tightly glued envelopes. On each envelope, the name of the examination subject (being exactly the name used in the outline of the examination subject) and the content, being either the examination paper or keys, and the full name of the examination paper assignor must be clearly inscribed. There must be also the examination paper assignor’s signature affixed on the glued edges of the envelopes. Envelopes for containing examination papers and keys shall be provided by the REC.
3. The REC chairman or vice-chairman shall personally receive examination papers and their keys from the assignors, then put one envelope containing the examination paper and one envelope containing its keys in a single envelope used to contain both examination paper and its answer and put the remaining envelope containing the examination paper into another examination paper envelope, glue them tightly and inscribe the examination subject thereon but not the assignor’s name, affix a security seal thereon, number the two envelopes of such examination subject (the same number) and keep them according to confidentiality-maintaining procedures. The above-mentioned envelopes shall be provided by the REC.
4. According to the REC’s plan, the heads of the Examination Paper Committee and the Examination Subject Sub-Committees shall gather at the examination paper-making rooms. For each examination subject, the head of the Examination Paper Committee shall select one examination paper as official and another as standby. In case of necessity, the head of the Examination Paper Committee may request the Examination Subject Sub-Committee to compile two examination papers from the introduced examination papers, pilot them, compile the keys thereto and give a detailed mark scale for each paper. The head of the Examination Paper Committee shall select one paper as official and another as standby.
The head of the Examination Paper Committee shall notify the examination paper-making place in Ho Chi Minh City of the information about the selected examination paper for implementation.
5. The permanent members of the Examination Paper Committee (in Hanoi and Ho Chi Minh City) shall personally direct the duplication and packing of examination papers according to the quantity of examination papers and the examination subjects for each examination room. The examination paper envelope of each examination room shall be tightly glued, with the quantity of examination papers, the examination subject, the examination room being clearly inscribed thereon, and be sealed up.
6. Those who are involved in the making of examination papers must wear a particular badge and work within a permitted area. The place of examination paper making and printing must be safe and strictly guarded.
7. Examination papers must be preserved in metal cabinets or boxes, securely locked, carefully sealed up and under constant watch. The cabinet or box keys shall be kept by the head of the Examination Paper Committee. One hour before the examination starts, the Examination Paper Committee shall deliver the examination papers to each examination room, and make records of the delivery and receipt thereof, which are affixed with signatures.
8. The heads of the Examination Subject Sub-Committees must be present at the REC office for two thirds of the time for writing the examination papers so as to explain and deal with problems related to the examination papers.
Article 11.-Requirements for the research outlines
1. Research outlines of candidates for doctoral training must be an overall presentation of the issues related to the research subject, together with orientations and research project planned to be carried out abroad, scientific grounds, scientific and practical significance of the to be-researched issue, expected research steps and conditions needed for overseas research.
Research projects of sectional nature, which lack necessary conditions for overseas research, shall be restricted.
2. Research outlines of candidates for overseas apprenticeship should embrace activities which they have done and are doing at home, scientific and practical significance of the to be-researched issue, difficulties in need of help from overseas establishments, prospects for problem-solving or improvements of the quality of the work being performed at home, as projected by the apprentices.
Section 2. ORGANIZATION OF EXAMINATIONS
Article 12.-Tasks of the universities
The principals of the universities where the examinations are organized shall have to:
1. Prepare material foundations in service of the arrangement of examination paper-making, examination and marking rooms, ensuring that they be spacious, airy and safe.
2. Mobilize officials who have enough prestige and experience to participate in the assisting committees of the REC when the REC requests
3. Coordinate with the REC Secretariat in making candidate’s cards and lists of candidates photos for each examination room.
Article 13.-Responsibility of examination invigilators
In each examination room there must be at least two examination invigilators who must neither assist candidates in writing examination papers in whatever form, do personal work nor smoke while on duty, must be present on time and constantly in the examination rooms so as to perform the following tasks:
1. Inscribing the candidates numbers at the candidates seats, calling the candidates into the examination room (not allowing them to take into the examination room materials and things banned from use), using the candidate’s cards and the photo list to match and identify the right candidates.
2. Signing their names on the candidates drafting papers and examination papers, guiding the candidates how to write their numbers and fill in other necessary sections on the examination and drafting papers.
3. When an order is issued, one invigilator receives the examination papers and show to the candidates the envelope with intact seal, open the envelope containing the examination papers and distribute them to each candidate. (Before distributing examination papers, they need to check the quantity of examination papers, if finding that the examination papers are insufficient or superfluous, confused with other examination papers or mixed with other documents, they must immediately notify such to the head of the Examination Invigilation Committee). It is forbidden to let examination papers being circulated outside the examination rooms.
4. Examination invigilators must oversee the entire examination room and stringently deal with cases of violation of the examination regulations and make records thereof according to regulations. They may allow candidates to leave the examination room only after two thirds of the time for writing the examination papers have passed. If candidates fall sick unexpectedly, they must report such to the examination room supervisor for settlement.
5. When there is an order to end the examination session, they must request the candidates to stop writing and collect all candidates papers, including those of disciplined candidates. They shall check and arrange the papers of each examination subject according to the name list of candidates. After that, both of them shall together hand the examination papers to the REC Secretariat members right after the end of each examination session. They are strictly forbidden to misplace or cause loss of, examination papers.
Article 14.-Responsibilities of examination room supervisors, order guards, policemen and medical personnel
1. Examination room supervisors must constantly supervise the observance of the recruitment examination regulations by examination invigilators, candidates and service staff, supervise and remind examination invigilators to determinedly seize materials and technical means not allowed to be taken into the examination rooms by candidates; make records of violations committed by examination invigilators and candidates and discipline violators.
2. Those who are assigned as guards shall have to maintain order and security at the places designated to them. They must not allow any people not on duty to enter the examination area and come close to the examination rooms. They must neither enter the examination rooms nor assist candidates in writing the examination papers in whatever form.
3. Medical personnel must be always present at the designated places to perform their duty. They are strictly forbidden to take advantage of the on-the-spot medical examination and treatment to commit acts of violating the Regulation.
Article 15.-Responsibilities of candidates during the examination session
1. According to the timetable announced in the examination notices, candidates shall come to the examination venues to pay examination fees, receive candidate’s cards, be informed of the examination rooms and regulations. If detecting any mistakes regarding their given and/or family names, birthdays, specialties registered for examinations, examination subjects, they must report them to the REC Secretariat for timely adjustment.
2. Candidates must be present at the examination rooms on the prescribed date and time. Candidates who come more than 15 minutes late after the examination papers are opened shall not be allowed to sit the examination. Candidates who are absent from one examination session shall not be allowed to sit the subsequent ones.
3. When entering the examination room, candidates must produce candidate’s cards. They may take in the examination room writing pens, pencils, compasses, erasers, rulers, personal electronic calculators without letter keys. They must not smoke in the examination rooms.
4. Before writing examination papers, they must inscribe fully their candidates numbers on the examination papers, drafting papers and must ask the examination invigilators to sign on the examination papers and drafting papers.
5. The examination papers must be written eligibly and clearly without any special signs. Candidates are strictly forbidden to write examination papers in ink of two colors, in red or with a pencil. Unsatisfactorily written paragraphs must be crossed out, correction pens must not be used. They must protect their examination papers and are strictly forbidden to commit any cheating acts.
6. When the time is over, they must stop writing and hand their examination papers to the examination invigilators. When handing the examination papers, candidates must write by themselves the quantity of examination pages already handed and sign on the candidate-monitoring list. They must not hand their drafting papers.
Article 16.-Handling of cases of assignment of wrong examination papers, wrong printing or disclosure of examination papers
1. When detecting an error in the examination paper, the examination invigilators shall together with the head of the Examination Invigilation Committee have to make a record thereof and promptly report it to the head of the Examination Paper Committee and the REC chairman for consideration and decision on the handling thereof.
Depending on the nature and graveness of each error, whether it is found in one question or more than one question and whether it is detected early or late, the REC chairman shall consider and decide on the handling thereof in an impartial and serious manner according to one of the following options:
a/ Ordering the prompt correction of the error and notifying the candidates thereof without prolonging the examination time.
b/ Ordering the prompt correction of the error and notifying the candidates thereof and properly prolonging the examination time.
c/ Not correcting the error, still letting the candidates to write the examination questions but having to apply handling measures when the examination papers are marked.
d/ Reorganizing the examination.
2. In cases where the examination papers are disclosed, the REC chairman shall decide on suspending the examination of the subject whose paper has been disclosed and notify the candidates thereof. The examination sessions of other subjects shall still take place according to schedule. The examination of the subject whose examination paper is disclosed shall be organized immediately after the last examination session. The REC chairman shall decide on the use of the standby examination paper of such examination subject.
Upon the end of the examination, the REC chairman shall work with the local police department to check, verify and make conclusions on the causes of the paper disclosure, the disclosers, the concerned people and proceed with the liability examination.
Section 3. THE MARKING WORK
Article 17.-The marking procedures
The head of the marked examination subject shall gather all markers to mark the examination papers according to the independent double marking process. It is strictly forbidden to use all kinds of correction pens when marking. Answers written on papers other than the papers used in the examinations, written on drafting papers, written with two different hand-writing styles or containing improper words or drawings; examination papers marked with signs, written in ink of two colors shall not be marked.
1. First marking:
Before marking, markers shall check every examination paper whether it has the sufficient quantity of pages and the number of its detachable head and cross all parts of paper left unwritten by the candidates, must not write anything on the candidates papers. Component marks, aggregate marks and comments (if any) shall be inscribed on the marking sheet of each examination paper. On the marking sheets, the full names and signatures of markers shall be clearly inscribed. After finishing the marking of each bag of examination papers, the head of the marked examination subject shall hand it to the Secretariat of the Marking Committee.
2. Second marking:
a/ After the first marking, the Secretariat of the Marking Committee shall draw out the marking sheets before handing the examination papers to the head of the marked examination subject for handing them to the second markers.
b/ Second markers shall write marks directly on the candidates papers, including component marks and aggregate marks, then sign on such papers. After finishing the marking of each bag of examination papers, the head of the marked examination subject shall hand it to the Secretariat of the Marking Committee.
Article 18.-Marking of examination papers and marking records
1. Mark scale:
a/ For basic subjects, the mark scale is a 10-point one. Odd points up to 0.25 may be given to minor ideas. The component marks and aggregate marks shall not be rounded up, and have up to two decimals. Markers shall mark examination papers according to the mark scale and the official keys already approved by the head of the Marking Committee.
b/ Foreign languages shall be marked according to the 100-point scale and marks shall not be rounded up.
2. Dealing with of marking results and making of marking records: The Secretariat of the Marking Committee shall compare the results of the two markings and dealing with them as follows:
a/ If the results of the two markings are identical, hand the examination papers to the two markers to write the marks on the examination papers and on the marking record, then jointly sign for certification on the examination papers and the marking record. If the aggregate marks of an examination paper are identical but component marks are not, the two markers shall jointly check and agree upon the mark according to the keys.
b/ If the results of the two markings are 0.5 point different, the examination paper shall be handed together with the first-marking sheet to the head of the marked examination subject for decision on the final mark. The head of the marked examination subject shall write the mark on the paper and the marking record, then sign for certification on the paper and the marking record.
c/ If the results of the two markings are 1 point or more in difference, the examination paper shall be handed together with the first-marking sheet to the head of the marked examination subject to organize the third marking, then write the mark directly on the candidate’s paper in a different color ink.
In this case, if the results of two of the three markings are alike, the alike marks shall be used as the official mark. If the results are all different, the head of the marked examination subject shall take the mean result of the three markings as final mark. He/she shall write the mark on the paper and the marking record, then sign for certification on the paper and the marking record.
After checking and dealing with the marking results and making the marking records, the Secretariat of the Marking Committee shall hand the examination papers and the marking records to the REC Secretariat.
Article 19.-Marking of research outlines
1. For each specialty, the Outline-Marking Sub-Committee shall be set up for candidates of doctoral training and candidates of apprenticeship training.
2. The marking of research outlines and apprenticeship outlines shall be based on a 10-point scale. Each member of the Sub-Committee shall give comments on the content and presentation of the outlines and give marks on the outline-marking sheets. The mark of each candidate’s outline shall be the mean of the marks given by the Sub-Committee members, which must not be rounded up, and have up to two decimals. At the end of the marking session, the head of the Sub-Committee shall list the mark of each candidate (according to the outline-marking form), together with the Sub-Committee members sign for certification of the marks, submit the marks and the marking sheets of all members to the Secretariat.
Article 20.-Re-marking
1. The REC shall receive only written complaints about candidates marks within 15 days after the date of publicization of the marks. Candidates who file written petitions for re-marking shall have to pay a re-marking fee according to the REC’s regulation.
2. The re-marking shall be carried out according to each examination subject under the direct steering of the head of the Re-Marking Committee.
3. Before handing the examination papers to the Re-Marking Committee, the REC Secretariat shall perform the following tasks:
a/ Referring to the candidate’s number to find out the examination paper’s detachable head number. Drawing out the examination paper, comparing it with the candidate-monitoring list to check and compare the number of pages of the examination paper.
b/ Preliminarily checking the condition of the examination paper, comparing the parts mentioned in the candidate’s petition for the re-marking thereof with the examination paper. Re-adding the component marks, comparing the aggregate mark with the publicized mark to check if there is any error. If any extraordinary problem is found out, it must be recorded in writing and reported to the REC chairman for decision.
c/ Gathering the papers of the same subject into one bag, clearly writing the quantity of papers and the number of pages of each paper in the bag before handing it to the Re-Marking Committee. The delivery and receipt of papers shall comply with the procedures prescribed for first-round marking.
There must be at least two people jointly performing the re-marking-related tasks. To keep absolutely confidential the relation between the candidate’s number and the detachable head number. The re-marking of each examination paper shall be separately done by two markers directly on the candidate’s examination paper in ink of two different colors.
4. The re-marked examination papers shall be dealt with by the Secretariat as follows:
a/ If the results of the two markings are alike, the paper shall be handed to the head of the Re-Marking Committee to sign for certification of the official mark.
b/ If the results of the two markings are different, the examination paper shall be drawn out and given to the head of the Re-Marking Committee for organizing the third marking directly on the candidate’s paper. If the results of two of the three markings are alike, the alike mark shall be used as official one. If the results of the three markings are all different, the head of the Re-Marking Committee shall take the mean of the three marks as official one, then sign for certification thereof.
After the re-marking, if seeing that the first-round mark and the re-marking mark are different and such difference causes the qualified candidate disqualified (or vice versa), the REC shall have to organize a face-to-face meeting between the first-round markers and the re-markers. If the REC confirms that the first-round mark is so erroneous to such an extent mentioned above, it shall make public the list of first-round markers for drawing experiences or if any negative signs are detected, they shall be handed according to regulations. The re-marking mark obtained after the face-to-face meeting between the two teams of markers and submitted by the head of the Re-Marking Committee to the REC chairman for signing and approval shall be the official mark of the examination paper.
Section 4. CONSIDERATION AND RECRUITMENT
Article 21.-Conditions for being considered and recruitment
To be considered and recruited, candidates must achieve 5-point marks or higher (on the 10-point scale) for all examination subjects and their foreign language levels must be up to the requirements of the countries they are sent to for training.
If the number of candidates who meet the foreign language requirement is few, the REC chairman may decide to lower the required pass marks in order to have more qualified candidates and make a plan on fostering these candidates in foreign languages.
Article22.-Passmarks
Pass marks shall be determined on the training quota of each branch, already approved by the Scheme Steering Committee and the aggregate examination marks arranged in a high-to-low order. The aggregate mark for master’s training is the total of the marks of key and basic subjects, for doctoral training, the total of the marks of key and basic subjects plus the mark of the defense of research outline; and for apprentices, the mark of the defense of apprenticeship outline.
Particularly for the consideration and selection of candidates for doctoral training in specialties, which involves the two research outline marking Sub-Committees (one in Hanoi and the other in Ho Chi Minh City), the REC shall also base itself on the ratio of the training quota of the specialty and the number of candidates at each Sub-Committee.
Article 23.-Approval of successful candidates
After the examination results are available, the head of the Secretariat shall report the examination results, project the pass marks and submit to the REC the pass marks for each training level and each training specialty.
The proposed list of successful candidates shall be arranged in the high-to- low order of their aggregate marks as prescribed in Articles 21 and 22 of this Regulation.
Basing itself on the list of successful candidates already approved by the REC, the REC Secretariat shall make lists of successful candidates by countries they are sent to, by training level and by specialty, and send the mark notices and qualification notices to each candidate and his/her managing agency.
Article 24.-Archival
All examination papers and other documents related to the recruitment examinations for State budget funded postgraduate training at overseas establishments must be preserved and archived for a long time. The destruction of examination papers and related documents shall be only effected upon decision of the leadership of the Ministry of Education and Training.
Chapter III
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 25.-Commendation
Those who have made many contributions, actively and well discharged assigned tasks shall, depending on their specific achievements, be commended and rewarded.
Article 26.-Disciplining
1. Handling of recruitment examination officials who violate the Regulation
Those who are involved in the examination and recruitment work and commit acts of violating the Regulation (being detected while they are on duty or after the examinations take place), provided that there are enough evidences, shall, depending on the seriousness of their violations, be subjected to self-criticism and properly disciplined in the following forms:
a/ Reprimand, for those who commit minor mistakes while on duty.
b/ Warning, for those who commit the following minor violations only once:
- Allowing candidates to freely copy one another’s paper, bring and use materials or technical means of receiving and transmitting, messaging, recording, in the examination rooms, which is detected by the examination room supervisors or examination inspectors.
- Causing loss of examination papers when collecting, carrying or marking examination papers.
- Making many errors while marking papers or adding marks.
- Assigning examination papers at variance with the level specified in the revision outline.
c/ Those who make one of the following violations shall, depending on the seriousness of their violations, have their salary level or rank lowered, be demoted and/or transferred to other jobs:
- Assigning wrong examination papers.
- Being involved in such negative acts as passing the examination papers out of, or bringing the keys into, the examination rooms during the examination.
- Personally answering the questions then guiding them to one or many candidates during the examination.
- Committing frauds while marking examination papers. Giving marks at variance with regulations, beyond the mark scale or lower the marks the candidates should have deserved.
d/ Those who commit one of the following violations in the process of making examination questions, invigilating examination sessions, collected examination papers, preserving examination papers, cutting out detachable heads, handing examination papers, marking, writing marks on the marking records and examination result forms and/or convening successful candidates, shall be dismissed from their jobs or prosecuted before law:
- Disclosing, buying or selling examination questions.
- Correcting, writing and/or erasing parts of the candidates papers.
- Correcting the marks on the examination papers, marking records or examination results.
- Exchanging examination papers, detachable head numbers and/or marks of candidates.
- Cheating in the consideration, selection and/or convening of successful candidates.
e/ For other wrong acts, depending on their nature, seriousness and adverse impact, they shall be handled in one of the above-mentioned forms.
2. Handling of candidates who violate the Regulation
For violations of the Regulation by candidates, records thereon shall be made and the violators, depending on the seriousness of their violations, be disciplined in the following forms:
a/ Reprimand, for candidates committing the following acts only once: Copying others papers, discussing and exchanging ideas with others (this form shall be decided by the examination invigilators). The candidates who are reprised while sitting the examination of a subject shall have their marks of such subject reduced by 25%.
b/ Warning, for candidates making one of the following mistakes:
- Repeating the violation after being reprised once for such violation in one examination session.
- Bringing into the examination rooms weapons, fire or explosive-causing substances, beer, alcohol or other harmful articles.
- Exchanging materials or drafting papers with others.
- Copying others papers. For candidates who have examination papers for which there are conclusions that they are alike, they shall be handled in the same way. If a handled person produces enough evidences proving that his/her paper was actually copied, the REC chairman may consider and replace the warning form with the reprimand form.
Candidates who are disciplined with warnings while sitting the examination of a subject shall have their mark of such subject reduced by 50%. For the disciplining form of warning, the examination invigilators shall make records thereof, seize all material evidences and decide on serving warning:
c/ Suspending from sitting the examination candidates who commit one of the following acts:
- Repeating the violation after being reprimanded once for such violation in one examination session.
- After the examination paper envelop is opened, the candidates are still detected to have with them: materials, technical devices for receiving, transmitting, messaging and/or recording.
- Writing improper slogans, words and/or drawings on the examination papers.
- Committing acts of quarreling or intimidating responsible personnel in the examination session or intimidating other candidates.
For the form of suspension from sitting examination, the examination invigilators shall make records thereof, seize material evidences and submit them to the head of the Examination Invigilation Committee for decision.
Candidates who are suspended from sitting the examination of a subject shall receive mark 0 for such subject; must leave the examination room after there is a decision thereon from the head of the Examination Invigilation Committee and after at least two thirds of the time for sitting the examination of such subject have passed; and be banned from sitting examinations of subsequent subjects.
d/ Stripping of the right to attend overseas training in the year and of the right to sit the examinations for overseas postgraduate training in the two subsequent years, or proposing competent authorities to prosecute before law candidates who commit one of the following acts: making false declarations in their dossiers; asking other persons to sit examinations or writing the examination papers for them in whatever form; committing acts of sabotaging the examination, assaulting examination invigilators or other candidates.
This disciplining form shall be decided by the REC.
For other cases of violation, the REC chairman may discipline violators by applying the above-mentioned disciplining forms.
The disciplining of candidates must be notified to the concerned candidates. If the candidates refuse to sign on the records of their violations, the two examination invigilators shall sign on the records. If the examination invigilators and the head of the Examination Invigilation Committee disagree on the handling form, they must clearly write their opinions in the records for reporting to the REC chairman for decision. If the examination invigilators and/or the head of the Examination Invigilation Committee impose disciplines at variance with the prescribed disciplining level, the REC chairman shall base himself/herself on the seized material evidences and the records to check and handle the cases of violation according to the Regulation before publicizing the examination results and criticizing those who have wrongly handled the cases.
3. Handling of special cases discovered in the marking process
The Secretariat of the Marking Committee and the markers shall have to detect and report to the head of the Marking Committee examination papers showing signs of violation of this Regulation, which need to be handled even when there are no records of the Examination Invigilation Committee. After the head of the Marking Committee has considered and concluded on the cases of violation, these cases shall be handled according to the following provisions:
a/ Subtracting 50% of the aggregate marks for examination papers showing apparent signs of being marked off, which have been confirmed by both markers.
b/ Giving mark 0 to the following examination papers:
- Copied from materials not permitted to be taken into the examination rooms.
- Written on drafting papers, papers not as prescribed, rumpled papers or papers with unusual folds; two examination papers handed for one examination subject.
c/ Annulling the examination results of all three examination subjects for candidates who:
- Write improper slogans, words or drawings on their examination papers.
- Ask other persons to sit examinations or write examination papers for them in whatever form; correct, add or erase parts of the examination papers after handing them; hand other persons papers.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây