Quyết định 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 16/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 16/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 12/02/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 16/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 16/2001/QĐ-TTG
NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM 2001 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 về Đại học Quốc gia của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số
16/2001/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Bản Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đại học Quốc gia).
Điều 2. Việc tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và quy mô hợp lý, trong đó hướng tập trung vào đào tạo những ngành khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực kinh tế xã hội mũi nhọn;
2. Có nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến;
3. Có đội ngũ cán bộ khoa học mạnh và đồng bộ;
4. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ;
5. Có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.
Điều 3. Đại học Quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư về cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ để từng bước phát triển Đại học Quốc gia ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế.
Điều 4. Đại học Quốc gia chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; của các Bộ, ngành khác và ủy ban nhân dân địa phương nơi Đại học Quốc gia đặt địa điểm trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Điều 5. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Đại học Quốc gia hoạt động theo quy định tại Điều 51, 52 của Luật Giáo dục.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC
Điều 6. Đại học Quốc gia là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Điều 7. Đại học Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy, có tài khoản riêng.
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia bao gồm các đơn vị:
1. Các trường đại học thành viên (sau đây gọi tắt là trường đại học);
2. Các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là viện nghiên cứu);
3. Văn phòng Đại học Quốc gia và một số Ban chức năng được tổ chức theo nguyên tắc tinh, gọn và hiệu quả;
4. Các khoa và trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc;
5. Các đơn vị trực thuộc phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng như: các phòng thí nghiệm trung tâm, các bảo tàng khoa học, hệ thống thông tin - thư viện, nhà in, hệ thống ký túc xá sinh viên,...
6. Nhà xuất bản, tạp chí khoa học.
Điều 9. Đại học Quốc gia có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
1. Giám đốc Đại học Quốc gia là người đại diện pháp nhân của Đại học Quốc gia trong quan hệ với các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động của Đại học Quốc gia. Giám đốc Đại học Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giám đốc có nhiệm kỳ 5 năm và không giữ quá 2 nhiệm kỳ liên tục.
2. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công. Phó Giám đốc không kiêm Hiệu trưởng trường đại học. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Giám đốc theo đề nghị của Giám đốc Đại học Quốc gia. Nhiệm kỳ của Phó Giám đốc theo nhiệm kỳ của Giám đốc.
Điều 10. Về tổ chức và nhân sự, Giám đốc Đại học Quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm sau:
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những việc sau đây sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Đại học Quốc gia;
b) Đề án thành lập, giải thể, sáp nhập và chia tách các trường đại học và các viện nghiên cứu trong Đại học Quốc gia.
2. Quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị quy định tại các khoản 3, 5 Điều 8. Quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị quy định tại khoản 4 Điều 8 và khoản 2 Điều 13 trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học Quốc gia; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 8, khoản 2 Điều 13 Quy chế này;
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng các trường đại học theo đề nghị của Hiệu trưởng; Phó Viện trưởng các viện nghiên cứu theo đề nghị của Viện trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các đơn vị quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 8 Quy chế này;
4. Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học và các viện nghiên cứu trong Đại học Quốc gia phù hợp với Quy chế này.
5. Trình các cơ quan quản lý nhà nước xét duyệt đề án thành lập các tổ chức quy định ở khoản 6 Điều 8 của Quy chế này.
Điều 11. Các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia là các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học có chức năng đào tạo và nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ về một hoặc nhiều ngành khoa học và công nghệ có liên quan.
Mỗi trường đại học là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 12. Các viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia có chức năng nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của nhà nước.
Mỗi viện nghiên cứu là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 13. Các trường đại học và các viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia có các đơn vị:
1. Các phòng chức năng giúp việc Hiệu trưởng, Viện trưởng;
2. Các khoa thuộc trường đại học, các phòng nghiên cứu chuyên đề thuộc các viện nghiên cứu;
3. Các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, thư viện, phòng tư liệu, vườn thực vật, động vật, xưởng thực tập...;
4. Căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ phục vụ hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và tạo nguồn đào tạo chất lượng cao cho Đại học Quốc gia, các trường đại học được mở các trường phổ thông thực hành, các trường chuyên theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 14. Trường đại học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng trường đại học chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của trường, là người đại diện pháp lý của trường đại học trong quan hệ với các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước.
Viện nghiên cứu có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng. Viện trưởng chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của viện, là người đại diện pháp lý của viện nghiên cứu trong quan hệ với các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường đại học và Viện trưởng viện nghiên cứu theo đề nghị của Giám đốc Đại học Quốc gia.
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.
Hiệu trưởng, Viện trưởng có nhiệm kỳ 5 năm và không giữ quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, Viện trưởng.
Điều 15. Hiệu trưởng, Viện trưởng quyết định thành lập, giải thể các đơn vị quy định tại khoản 1, 3 Điều 13 của Quy chế này.
Hiệu trưởng quyết định cơ cấu tổ chức đào tạo, các đơn vị học thuật (bộ môn) của các khoa, Viện trưởng quyết định cơ cấu tổ chức nghiên cứu khoa học của các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Hiệu trưởng, Viện trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trưởng, phó các đơn vị trực thuộc trường, viện.
Điều 16. Hội đồng Đại học Quốc gia.
1. Hội đồng Đại học Quốc gia quyết nghị tập thể những vấn đề sau đây:
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;
- Đề án thành lập, giải thể, sáp nhập và chia tách các tổ chức quy định tại khoản 1, 2, 4, 6 của Điều 8 và khoản 2 Điều 13;
- Các quy chế, quy định tại khoản 4 Điều 19, khoản 2 Điều 21, khoản 1, Điều 28 của Quy chế này.
2. Thành viên Hội đồng Đại học Quốc gia bao gồm: các thành viên đương nhiên là Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Đại học Quốc gia, các Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng các trường đại học, Viện trưởng các viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia.
Các thành viên khác là các nhà khoa học, giáo dục, quản lý giáo dục có năng lực và uy tín trong và ngoài Đại học Quốc gia do các thành viên đương nhiên của Hội đồng bầu. Số lượng các thành viên này không quá 30% tổng số thành viên Hội đồng.
3. Giám đốc Đại học Quốc gia là Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia. Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng, ra quyết định bổ nhiệm Thư ký Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Văn phòng Đại học Quốc gia giúp việc Hội đồng Đại học Quốc gia. Hội đồng Đại học Quốc gia được sử dụng con dấu của Đại học Quốc gia. Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học Quốc gia theo nhiệm kỳ của Giám đốc.
4. Cuộc họp Hội đồng Đại học Quốc gia hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết nghị của Hội đồng Đại học Quốc gia chỉ có giá trị pháp lý khi có hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí hoặc bằng 1/2 tổng số thành viên Hội đồng trong đó có phiếu của Chủ tịch Hội đồng.
Giám đốc Đại học Quốc gia có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng Đại học Quốc gia về những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Đại học Quốc gia là tổ chức tư vấn cho Giám đốc về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học do Giám đốc Đại học Quốc gia thành lập.
1. Thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của Đại học Quốc gia gồm:
- Giám đốc Đại học Quốc gia,
- Một số Phó Giám đốc và một số Trưởng ban chức năng,
- Hiệu trưởng các trường đại học, Chủ nhiệm các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia,
- Viện trưởng các viện nghiên cứu và một số Giám đốc trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Quốc gia,
- Một số cán bộ giảng dạy, nhà khoa học ở trong và ngoài Đại học Quốc gia.
2. Giám đốc Đại học Quốc gia ra quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên của Hội đồng khoa học và đào tạo.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học và đào tạo theo nhiệm kỳ của Giám đốc. Quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo do Giám đốc Đại học Quốc gia ban hành.
Điều 18. Mỗi trường đại học, viện nghiên cứu có một Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Nhiệm kỳ của Hội đồng là 5 năm và theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và Viện trưởng.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo làm nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng, Viện trưởng về các vấn đề đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hiệu trưởng, Viện trưởng quyết định thành phần và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào tạo phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, viện nghiên cứu do Giám đốc Đại học Quốc gia phê duyệt.
Hiệu trưởng, Viện trưởng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo và ra quyết định bổ nhiệm các Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên của Hội đồng.
Điều 19. Căn cứ vào chức danh tiêu chuẩn Nhà nước, Đại học Quốc gia được sắp xếp các cán bộ, công chức theo các ngạch công chức.
1. Hàng năm, Đại học Quốc gia có trách nhiệm lập kế hoạch, bảo vệ, nhận chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức, quỹ tiền lương từ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (về khối các trường đại học, khoa trực thuộc) và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (về khối các viện và các trung tâm nghiên cứu trực thuộc).
2. Đại học Quốc gia được tổ chức thi tuyển công chức, thi nâng ngạch lên chuyên viên và tương đương, thi nâng ngạch lên giảng viên chính, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính đối với cán bộ, công chức trong Đại học Quốc gia theo các quy định của pháp luật. Giám đốc Đại học Quốc gia ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên và tương đương; bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giảng viên chính, nghiên cứu viên chính, chuyên viên chính và tương đương.
3. Hiệu trưởng các trường đại học, Viện trưởng các viện nghiên cứu chịu trách nhiệm bố trí công tác và quản lý cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ thuộc phạm vi của đơn vị.
4. Căn cứ quyết nghị của Hội đồng Đại học Quốc gia, Giám đốc Đại học Quốc gia ban hành Quy chế sử dụng, điều động đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các khoa và trung tâm nghiên cứu trực thuộc.
Điều 20. Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia.
Ngoài những quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức, cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia còn có những quyền lợi và nghĩa vụ sau:
1. Cán bộ, công chức được tham gia góp ý kiến vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng của Đại học Quốc gia và những vấn đề có liên quan quy định tại Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, được sử dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ và dịch vụ công cộng của Đại học Quốc gia.
2. Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Đại học Quốc gia được đảm bảo về mặt tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ; được lựa chọn phương pháp và phương tiện thích hợp với khả năng để đảm bảo cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao; được tham gia các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học; được Đại học Quốc gia tạo điều kiện để nâng cao trình độ và tiếp cận với những tri thức mới.
3. Cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quyết định của cơ quan quản lý các cấp trong Đại học Quốc gia.
Điều 21. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu của Đại học Quốc gia bao gồm những người trong biên chế và những người được mời từ những cơ quan ngoài Đại học Quốc gia.
1. Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng các trường đại học, Viện trưởng các viện nghiên cứu được mời các giáo sư, các nhà khoa học, những chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia; cử cán bộ đi công tác, giảng dạy, học tập, hợp tác nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước theo các quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quyết nghị của Hội đồng Đại học Quốc gia, Giám đốc Đại học Quốc gia ban hành Quy chế thực hiện chế độ bồi dưỡng đặc biệt đối với cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu đặc biệt xuất sắc.
Điều 22. Về việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và xét tặng danh hiệu vinh dự cho những người có công lao đối với sự nghiệp phát triển Đại học Quốc gia, Giám đốc Đại học Quốc gia có trách nhiệm:
1. Trình Hội đồng Học hàm Nhà nước xem xét, bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cho cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia.
2. Trình các Bộ và các cơ quan chức năng liên quan xét tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp phát triển của Đại học Quốc gia.
Điều 23. Về thi đua khen thưởng và phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
Đại học Quốc gia được làm việc trực tiếp với Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước để đề nghị Nhà nước xem xét khen thưởng tập thể và cá nhân cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia; với Hội đồng Trung ương phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú trong việc xem xét và phong tặng các danh hiệu nhà giáo cho cán bộ, công chức của Đại học Quốc gia.
CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Điều 24. Ngôn ngữ giảng dạy ở Đại học Quốc gia là tiếng Việt. Trong những chương trình hợp tác với nước ngoài, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài hoặc với một số ngành khác, Giám đốc Đại học Quốc gia được quyết định cho phép giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài.
Điều 25. Về ngành nghề đào tạo.
1. Đại học Quốc gia được mở ngành và thực hiện việc đào tạo theo Danh mục các ngành đào tạo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Danh mục đào tạo Nhà nước) ở trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi đảm bảo các yêu cầu quy định ở khoản 1, 2, Điều 2 của Quy chế này và các điều kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ theo dõi và tổng hợp; đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở thí điểm các ngành đào tạo mới hoặc thay đổi, sắp xếp lại các ngành đào tạo; sau thời gian thí điểm báo cáo và kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá chính thức đưa vào Danh mục đào tạo Nhà nước.
2. Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các khoa và các trung tâm trực thuộc được đào tạo theo các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và chuyên môn nghiệp vụ.
3. Việc tổ chức biên soạn, duyệt, in, phát hành sách giáo khoa của Đại học Quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục.
Điều 26. Về chương trình và giáo trình.
1. Căn cứ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia quy định các nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo sự liên thông giữa các ngành học, các trình độ đào tạo trong nội bộ Đại học Quốc gia.
2. Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức xây dựng và ban hành chương trình giáo dục của trường sau khi đã được thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục.
3. Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình đại học chuyên môn các ngành đào tạo của trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng giáo trình do Hiệu trưởng thành lập.
4. Đại học Quốc gia tổ chức xây dựng và ban hành các giáo trình dùng chung trong Đại học Quốc gia sau khi đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục.
Điều 27. Về tuyển sinh.
1. Đại học Quốc gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm cho các trường đại học và các khoa trực thuộc, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nhận chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, Giám đốc Đại học Quốc gia xây dựng, ban hành các Quy chế và quy trình riêng để tuyển chọn học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh được giao.
3. Giám đốc Đại học Quốc gia chỉ đạo công tác tuyển sinh của các trường đại học, các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia.
Điều 28. Về tổ chức đào tạo.
1. Căn cứ vào những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia ban hành quy định về: học chế, quy trình, tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, ... (sau đây gọi tắt là Quy chế đào tạo) các trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ cho Đại học Quốc gia, bảo đảm liên thông, liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu trong Đại học Quốc gia.
2. Hiệu trưởng trường đại học quy định cụ thể việc thực hiện Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia, tổ chức và quản lý toàn bộ qúa trình đào tạo bao gồm:
a) Quản lý hồ sơ và trực tiếp quản lý sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh thuộc trường;
b) Tổ chức xây dựng, thẩm định kế hoạch và lịch trình đào tạo hàng năm, hàng khóa;
c) Quyết định hình thức thi và tổ chức thi các học phần;
d) Lưu giữ kết quả học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh;
đ) Xét và quyết định những trường hợp chuyển trường, học tiếp, ngừng học, nghỉ học có thời hạn, cho thôi học, bảo lưu kết quả tuyển sinh;
e) Xét đề nghị sinh viên đi học nước ngoài theo các chỉ tiêu được phân bổ và theo chế độ tự túc;
g) Khen thưởng hoặc kỷ luật đối với sinh viên.
3. Hiệu trưởng trường đại học phê duyệt và ban hành kế hoạch đào tạo của trường và báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia.
4. Việc thành lập các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận cử nhân, đồ án kỹ sư của các trường đại học; chấm luận án Tiến sĩ ở các viện nghiên cứu thực hiện theo Quy chế đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Về văn bằng chứng chỉ.
1. Thẩm quyền cấp văn bằng quy định như sau:
a) Giám đốc Đại học Quốc gia cấp:
- Bằng Tiến sĩ theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bằng Tiến sĩ danh dự hoặc danh hiệu Giáo sư danh dự cho những nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ;
- Bằng Thạc sĩ cho những người được đào tạo theo các ngành đào tạo thí điểm, liên ngành và cho những người được đào tạo tại các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia;
- Bằng tốt nghiệp đại học cho những người được đào tạo tại các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia.
b) Hiệu trưởng các trường đại học cấp bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học và các chứng chỉ cho những người được trường đào tạo.
2. Đại học Quốc gia được quyền in các loại văn bằng, chứng chỉ theo mẫu riêng phù hợp với hệ thống văn bằng, chứng chỉ Nhà nước.
Điều 30. Về học sinh, sinh viên.
1. Người Việt Nam và người nước ngoài nếu đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước đều có thể học tập và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia.
2. Đại học Quốc gia xây dựng Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong Đại học Quốc gia phù hợp với Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia.
3. Học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ và được bảo đảm những quyền lợi ưu tiên trong học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt để phát huy tối đa tài năng và trí tuệ.
4. Đại học Quốc gia được xây dựng và áp dụng chế độ học tập riêng, cấp học bổng, tặng các giải thưởng và tạo những điều kiện ưu tiên trong học tập và nghiên cứu khoa học cho những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc.
5. Đại học Quốc gia được quyền tiếp nhận sinh viên, học viên từ các cơ sở đào tạo khác. Sinh viên, học viên đang học ở Đại học Quốc gia có thể chuyển sang học ở các cơ sở đào tạo khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG IV
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 31. Đại học Quốc gia tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ và Luật Giáo dục, tham gia nghiên cứu để giải quyết các vấn đề do yêu cầu kinh tế - xã hội nước ta đặt ra, tham gia tư vấn chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách cho các cấp quản lý nhà nước Trung ương và địa phương.
Đại học Quốc gia, các viện nghiên cứu và các trường đại học được quyền hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện, các trường đại học ở trong và ngoài nước và với các tổ chức quốc tế.
Điều 32. Phương thức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia, cấp viện, cấp trường thuộc Đại học Quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc do quỹ phát triển khoa học và công nghệ tài trợ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án và các hình thức khác và thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp theo quy định của Chính phủ và Luật Khoa học và công nghệ.
Điều 33. Về xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ.
1. Giám đốc Đại học Quốc gia tổ chức xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia. Đại học Quốc gia trực tiếp đăng ký, bảo vệ kế hoạch khoa học và công nghệ dài hạn và hàng năm với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Giám đốc Đại học Quốc gia căn cứ mục tiêu, kế hoạch khoa học và công nghệ của Nhà nước và kế hoạch khoa học và công nghệ được giao, xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia.
2. Viện trưởng viện nghiên cứu, Hiệu trưởng trường đại học tổ chức xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị, báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia để Đại học Quốc gia đưa vào kế hoạch hoạt động chung.
Viện trưởng viện nghiên cứu, Hiệu trưởng trường đại học xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp viện, trường.
Điều 34. Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ.
1. Giám đốc Đại học Quốc gia chỉ đạo việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp nhà nước theo quy định của Nhà nước.
2. Giám đốc Đại học Quốc gia xét duyệt, quản lý và nghiệm thu, Viện trưởng viện nghiên cứu, Hiệu trưởng trường đại học tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử, thử nghiệm, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp Đại học Quốc gia.
3. Giám đốc Đại học Quốc gia trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước, các đề tài cấp nhà nước, các đề tài cấp Đại học Quốc gia có tính đa lĩnh vực và quy mô lớn.
4. Viện trưởng viện nghiên cứu, Hiệu trưởng trường đại học xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử, thử nghiệm, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp viện, trường.
5. Các trường đại học tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Điều 35. Về thông tin và trang thiết bị khoa học.
1. Đại học Quốc gia xây dựng hệ thống thông tin - thư viện chung, tổ chức quản lý cung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ, hướng dẫn việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc.
2. Các viện nghiên cứu, các trường đại học tổ chức, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ của đơn vị, tham gia vào hệ thống thông tin - thư viện chung của Đại học Quốc gia, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại đơn vị.
3. Đại học Quốc gia xây dựng và quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ có quy mô toàn Đại học Quốc gia, quản lý và điều phối hoạt động của các phòng thí nghiệm trung tâm dùng chung của Đại học Quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia được đặt tại Đại học Quốc gia.
4. Các viện nghiên cứu, các trường đại học xây dựng và quản lý các dự án, các chương trình mục tiêu tăng cường trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của đơn vị, tham gia vào việc xây dựng và quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị, các phòng thí nghiệm trung tâm hoặc phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia.
CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Điều 36. Đại học Quốc gia là đơn vị đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý ngân sách của Đại học Quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Các nguồn tài chính cung cấp cho Đại học Quốc gia gồm:
1. Ngân sách nhà nước (bao gồm cả viện trợ và vốn vay nước ngoài).
2. Học phí của người học được thu theo quy định của Chính phủ.
3. Nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và dịch vụ.
4. Đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
5. Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Các trường đại học, các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia được tự chủ về tài chính và thực hiện quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Giám đốc Đại học Quốc gia quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị dự toán trực thuộc để sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Về cơ sở vật chất:
Đại học Quốc gia xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của Đại học Quốc gia; xây dựng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; chỉ đạo các đơn vị thuộc Đại học Quốc gia xây dựng, quản lý và điều hành cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của đơn vị trên cơ sở phân cấp quản lý của Đại học Quốc gia.
CHƯƠNG VI
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 41. Về công tác thanh tra và kiểm tra.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành theo phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra Đại học Quốc gia trong việc thực hiện Quy chế này và trong việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của Đại học Quốc gia.
2. Đại học Quốc gia thực hiện việc tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ về việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo; về thực hiện quy chế, quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo; về quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Đại học Quốc gia thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện Quy chế này.
Điều 42. Khen thưởng và xử lý kỷ luật.
1. Khen thưởng.
Tập thể, cá nhân cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, học viên của Đại học Quốc gia có nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và học tập, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Xử lý kỷ luật.
Cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, học viên của Đại học Quốc gia có những hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN,
CÁC TỔ CHỨC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Điều 43. Đại học Quốc gia được làm việc trực tiếp với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến Đại học Quốc gia.
Khi cần thiết, Giám đốc Đại học Quốc gia được báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học Quốc gia.
Điều 44. Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng các trường đại học, Viện trưởng các viện nghiên cứu trong Đại học Quốc gia được quyền ký các văn bản hợp tác với các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Đại học Quốc gia được trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục về xuất, nhập cảnh cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên thuộc Đại học Quốc gia và khách nước ngoài do Đại học Quốc gia mời.
Giám đốc Đại học Quốc gia chỉ đạo việc thực hiện công tác quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia theo các quy định của nhà nước; hàng năm hoặc khi cần thiết báo cáo việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế của Đại học Quốc gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 477/TTg ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia trái với quy định của Quy chế này.
Căn cứ vào Quy chế này, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của mỗi Đại học Quốc gia và phân cấp quản lý giữa Đại học Quốc gia với các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc khác.
Trong quá trình thực hiện, Quy chế có thể được xem xét lại và sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Điều 46. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 16/2001/QD-TTg | Hanoi, February 12, 2001 |
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE NATIONAL UNIVERSITIES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1998 Education Law;
Pursuant to Decree No. 43/2000/ND-CP of August 30, 2000 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 07/2001/ND-CP of February 1, 2001 on National Universities;
At the proposals of the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel and the Minister of Education and Training
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the Regulation on organization and operation of the National Universities.
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing. All previous documents which are contrary to this Decision are hereby annulled.
Article 3.-The director of Hanoi National University, the director of Ho Chi Minh City National University, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
REGULATION
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE NATIONAL UNIVERSITIES
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 16/2001/QD-TTg of February 12, 2001)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-This Regulation prescribes the organization and operation of Hanoi National University and Ho Chi Minh City National University (hereinafter collectively called the National Universities).
Article 2.-The organization and operation of the National Universities must ensure the following requirements:
1. Having a multi-branch and multi-domain structure and a rational size, focusing on training in scientific and technological branches and a number of spearhead socio-economic domains;
2. Having advanced programs, textbooks and teaching methods;
3. Having a strong and comprehensive contingent of scientific workers;
4. Closely combining training with scientific research, development and application, natural sciences with social sciences and humanities, science with technology in order to train high-quality human resources and foster scientific and technological talents;
5. Enjoying high autonomy in training, scientific-technological research, financial, international relation activities and in their organizational apparatuses.
Article 3.-The National Universities shall receive priority investment from the State in their personnel, finance, material bases, equipment and facilities in order to raise the quality and effectiveness of their training, scientific and technological research, development and application, so that they can step by step develop to such extent on a par with prestigious universities in the region and the world.
Article 4.-The National Universities shall be subject to the State management by the Ministry of Education and Training, by other ministries and branches and the People’s Committees of the localities where they are based, within the scope of the latter’s respective functions as defined by the Government and in accordance with law.
Article 5.-The Communist Party of Vietnam and social and mass organizations in the National Universities shall operate in accordance with Articles 51 and 52 of the Education Law.
Chapter II
ORGANIZATION
Article 6.-The National Universities shall be centers for multi-branch, multi-domain, high-quality and advanced tertiary and postgraduate training and scientific and technological research, acting as the core of the tertiary educational system and meeting the socio-economic development demands.
Article 7.-Each National University shall have the legal person status, a seal bearing the national emblem, and own accounts.
Article 8.-The organizational structure of each National University shall be composed of the following units:
1. Member universities (hereinafter called universities for short);
2. Scientific and technological research institutes (hereinafter called research institutes for short);
3. The National Universitys office and several functional divisions organized on the principle of quality, compactness and effectiveness.
4. Attached departments and scientific and technological research centers;
5. Attached units in service of training, scientific research, development and application, such as central laboratories, scientific museums, information and library system, printing houses, network of students’dormitories
6. Publishing houses, scientific reviews.
Article 9.-Each National University shall have one director and several deputy directors.
1. The National University directors shall act as the legal person representatives of their National Universities in their relations with organizations and individuals inside and outside the country; take responsibility for all activities of their National University. The National University directors shall be appointed and dismissed by the Prime Minister at the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel after consulting with the Minister of Education and Training. The directors shall hold office for a five-year term but not for more than two consecutive terms.
2. Deputy directors shall assist the directors in taking charge of work domains assigned by the latter. They shall not work concurrently as university principals. The Prime Minister shall appoint and dismiss deputy directors at the proposals of the National University directors. The deputy directors office term shall coincide with the directors term.
Article 10.-Regarding organization and personnel, the National University directors shall have the following powers and responsibilities:
1. To submit to the Prime Minister for decision the following tasks after consulting with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and branches:
a/ The strategy, planning, five-year and annual plans on the development of their National Universities.
b/ Schemes on establishment, dissolution, merger or splitting of universities and research institutes in their National Universities.
2. To decide on the establishment, dissolution, merger or splitting of units mentioned in Clauses 3 and 5 of Article 8. To decide on the establishment, dissolution, merger or splitting of units mentioned in Clause 4 of Article 8 and Clause 2 of Article 13 on the basis of the resolutions of the National University Councils; to define the functions, tasks, powers and organizational structures of units mentioned in Clauses 3, 4, 5 and 6, Article 8, and Clause 2, Article 13 of this Regulation;
3. To appoint and dismiss vice-principals of universities at the proposals of the principals; deputy directors of research institutes at the proposals of the directors; appoint and dismiss heads and deputy-heads of units mentioned in Clauses 3, 4, 5 and 6, Article 8 of this Regulation;
4. To approve the Regulations on organization and operation of universities and research institutes of their National Universities, which are compliant with this Regulation;
5. To submit to State management bodies for approval schemes on the establishment of organizations mentioned in Clause 6, Article 8 of this Regulation.
Article 11.-Universities belonging to the National Universities shall be tertiary and postgraduate training establishments having the function of providing training and conducting scientific and technological research, development and application in one or many related scientific and technological branches.
Each university shall be an organization having the legal person status, its own seal and accounts.
Article 12.-Research institutes belonging to the National Universities shall have the function of conducting scientific and technological research, development and application; providing master’s and doctoral training according to the States regulations.
Each research institute shall be an organization having the legal person status, its own seal and accounts.
Article13.-Universitiesand research institutes belonging to the National Universities shall each have the following units:
1. Functional sections to assist the principal or director;
2. Departments attached to the university, topical research sections attached to the research institute;
3. Laboratories, research centers, libraries, documentation rooms, botanical gardens, animal enclosures, practice workshops;
4. Basing themselves on the demands and tasks in service of pedagogic research and experimentation, of fostering gifted students as well as creating high-quality training sources for the National Universities, the universities may open general practice schools and specialized schools according to the regulations of the Ministry of Education and Training.
Article 14.-Each university shall have one principal and several vice-principals. The university principals shall take responsibility for all activities of their universities, act as legal representatives of the universities in their relations with organizations and individuals inside and outside the country.
Each research institute shall have one director and several deputy-directors. The directors shall take responsibility for all activities of their institutes, act as legal representatives of the institutes in their relations with organizations and individuals inside and outside the country.
The Minister of Education and Training shall decide on appointment of university principals and research institute directors at the proposals of the National University directors.
The competence to appoint or dismiss vice-principals of universities or deputy directors of research institutes shall comply with the provisions in Clause 3, Article 10 of this Regulation.
University principals and institute directors shall hold office for a five-year term but not for more than two consecutive terms. The office term of vice- principals of universities or deputy directors of research institutes shall coincide with the university principals or institute directors term.
Article 15.-The university principals and institute directors shall decide on the establishment and dissolution of units mentioned in Clauses 1 and 3, Article 13 of this Regulation.
The university principals shall decide on the training structure and organization, academic (study subjects) units of departments; the institute directors shall decide on the scientific research structure and organization of specialized laboratories.
The university principals and institute directors shall appoint and dismiss heads and deputy heads of units attached to their universities or institutes.
Article 16.-The National University Councils
1. The National University Councils shall collectively resolve the following matters:
- Development strategy, planning and plans;
- Schemes on establishment, dissolution, merger and splitting of organizations mentioned in Clauses 1, 2, 4 and 6 of Article 8 and Clause 2 of Article 13;
- Regulations and rules mentioned in Clause 4 of Article 19, Clause 2 of Article 21, and Clause 1 of Article 28 of this Regulation.
2. A National University Council shall include the natural members being the director, the Party Committee secretary and deputy directors of the National University, principals of universities and directors of research institutes of the National University.
Other members shall be capable and prestigious scientists, educators and education administrators inside and outside the National University and elected by the natural members of the Council. The number of these members shall account for no more than 30% of the total number of the Councils members.
3. The director of a National University shall act as chairman of the National University Council, who shall promulgate the Councils operation regulation, issue decisions to appoint the Councils secretary and members. The National Universitys office shall assist the National University Council in its work. The National University Council may use the seal of the National University. The office term of the National University Council shall coincide with the directors office term.
4. A meeting of the National University Council shall be valid when it is attended by at least two thirds of the Councils members. Resolutions of the National University Council shall be legally valid only when they are unanimously approved by more than half of the total number of its members or by half including the Councils chairman.
The National University directors shall have to implement resolutions of the National University Councils regarding the contents specified in Clause 1 of this Article.
Article 17.-The Science and Training Councils
The Science and Training Council of each National University shall act as the body advising the director on training and scientific research activities, and shall be set up by the National University director.
1. Members of the Science and Training Council of each National University shall include:
- The National University director;
- Several deputy directors and several heads of functional departments;
- Principals of the universities and deans of the departments attached to the National University;
- Directors of the research institutes and directors of several research centers attached to the National University.
- Several lecturers and scientists inside and outside the National University.
2. The National University director shall issue decisions to appoint the chairman, vice-chairmen, secretary and members of the science and training Council.
3. The office term of the Science and Training Council shall coincide with the directors office term. Its operation regulation shall be promulgated by the National University director.
Article 18.-Each university or research institute shall have a Science and Training Council. The office term of such Council shall coincide with the office term of the university principal or institute director.
The Science and Training Councils are tasked to advise the university principals or institute directors on training and scientific research matters.
The university principals and institute directors shall decide on the composition and promulgate the regulations on operation of the Science and Training Councils, which are compliant with the universities and research institutes organization and operation regulations already approved by the National University directors.
The university principals and institute directors shall act as chairmen of the Science and Training Councils and issue decisions to appoint vice-chairmen, secretaries and members thereof.
Article 19.- On the basis of the States standard titles, the National Universities may arrange their officials and employees according to public employees ranks.
1. Annually, the National Universities shall have to elaborate plans on, defend and receive the payroll quotas as well as the salary funds from the Government Commission for Organization and Personnel and report them to the Ministry of Education and Training (for their attached universities and departments) and to the Ministry of Science, Technology and Environment (for their attached research institutes and centers).
2. The National Universities may organize examinations for recruitment of public employees, examinations for promotion to the experts or equivalent rank, examinations for promotion to the rank of principal lecturer, principal expert or principal researcher for their public employees according to law provisions. The National University directors shall issue decisions to appoint or dismiss lecturer, researcher, expert and equivalent titles; to appoint or dismiss principal lecturer, principal researcher, principal expert and equivalent titles.
3. The university principals and research institute directors shall be responsible for arranging jobs for and managing lecturers, researchers and administrators and service staffs in their respective units.
4. Basing themselves on the resolutions of the National University Councils, the National University directors shall promulgate regulations on the use and appointment of lecturers and researchers at their attached universities, research institutes, departments and research centers.
Article 20.-Interests and obligations of public employees of the National Universities
Apart from the interests and obligations prescribed in the Ordinance on Public Employees, the public employees of the National Universities shall also have the following interests and obligations:
1. They may contribute opinions on the settlement of important matters of the National Universities and relevant issues as prescribed in the Governments Decree No. 71/1998/ND-CP of September 8, 1998 issuing the Regulation on exercise of democracy in activities of agencies, may have access to training, scientific and technological research and public services of the National Universities.
2. Lecturers and researchers of the National Universities shall be provided with organizational conditions as well as material and technical bases for their professional activities; may opt for methods and means suited to their capabilities so as to ensure high quality in their training and scientific research work; may participate in scientific research programs and projects; be provided with conditions to raise their professional qualifications and obtain new knowledge by their National Universities.
3. Public employees of the National Universities shall have the obligation to abide by the provisions of this Regulation as well as decisions of the management offices of various levels in the National Universities.
Article 21.-The contingent of lecturers and researchers of the National Universities shall embrace those who are on the payroll and those who are invited from agencies outside the National Universities.
1. The National University directors, the university principals and the research institute directors may invite excellent professors, scientists and specialists inside and outside the country to participate in lecturing and conducting scientific research in the National Universities; send their employees to work, teach, study or cooperate on research activities inside and outside the country in accordance with law provisions.
2. Basing themselves on the resolutions of the National University Councils, the National University directors shall promulgate regulations on application of special allowance regime to their exceptionally excellent lecturers and researchers.
Article 22.-Regarding the appointment of the titles of professor, associate professor and the consideration and award of honorary titles to those who have made great contributions to the development cause of the National Universities, the National University directors shall have to:
1. Submit to the State Council of Academic Titles for consideration the appointment of titles of professor and associate professor to public employees of the National Universities.
2. To submit to the concerned ministries and functional agencies for consideration the award of honorary titles for those who have made great contributions to the development cause of the National Universities.
Article 23.-On the emulation, commendation and conferment of the titles of People’s Teacher and Emeritus Teacher
The National Universities may work directly with the State Institute for Emulation and Commendation in proposing to the State to consider the commendation of collectives and individual public employees of the National Universities; with the Central Council for Conferment of the Titles of People’s Teacher and Emeritus Teacher in considering and conferring the teacher titles to public employees of the National Universities.
Chapter III
TRAINING ACTIVITIES
Article 24.-The teaching language in the National Universities is the Vietnamese language. In programs of cooperation with foreign countries, programs of training in foreign languages and cultures or in a number of other study branches, the National University directors may decide to permit the teaching in a foreign language.
Article 25.-Regarding the training branches
1. The National Universities may open branches and provide training according to the Socialist Republic of Vietnams list of training branches (called the State training list for short) at the tertiary, masters and doctoral levels once they meet all the requirements prescribed in Clauses 1 and 2, Article 2 of this Regulation as well as the conditions set by the Ministry of Education and Training, report them to the Ministry of Education and Training for monitoring and synthetization; register with the Ministry of Education and Training the trial opening of new training branches or the change in or rearrangement of existing training branches; and, at the expiry of the trial time, report and propose to the Ministry of Education and Training to make assessment of such new branches and officially incorporate them in the State training list.
2. The universities, research institutes, departments and centers attached to the National Universities may provide training according to the scientific, technological and professional fostering programs.
3. The organization of compilation, approval, printing and distribution of textbooks of the National Universities shall comply with the provisions in Clause 2, Article 7 of the Government’s Decree No. 43/20003/ND-CP of August 30, 2000 specifying and guiding a number of articles of the Education Law.
Article 26.- On programs and course books
1. Basing themselves on the framework program of the Ministry of Education and Training, the National Universities shall lay down basic principles to ensure the inter-relations among study branches and training degrees within each National University.
2. Basing themselves on the framework program of the Ministry of Education and Training and the regulations of the National Universities, the university principals shall organize the formulation of, evaluate and promulgate the educational programs of their universities according to the provisions in Clause 3, Article 8 of the Governments Decree No. 43/20003/ND-CP of August 30, 2000 specifying and guiding a number of articles of the Education Law.
3. The university principals shall organize the compilation and approval of specialized course books of the training branches of their universities on the basis of the evaluation of the Course Book Councils set up by themselves.
4. The National Universities shall organize the compilation and promulgation of common course books in the National Universities after they have been evaluated according to the provisions in Clause 2, Article 8 of the Governments Decree No. 43/2000/ND-CP of August 30, 2000 specifying and guiding a number of articles of the Education Law.
Article 27.-On enrolment.
1. The National Universities shall make annual enrolment plans for their attached universities and departments, report them to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Planning and Investment and receive enrolment quotas according to the Governments regulations.
2. Basing themselves on the general regulations of the Ministry of Education and Training applicable to tertiary and postgraduate training establishments, the National University directors shall formulate and promulgate their own regulations and procedures for selection and recruitment of pupils, students, masters’students and doctoral students according to the assigned enrolment quotas.
3. The National University directors shall direct the enrolment work of the universities and departments attached to their National Universities.
Article 28.-On organization of training
1. Basing themselves on the general regulations of the Ministry of Education and Training, the National University directors shall promulgate regulations on study, training process, training organization, tests, examinations, graduation recognition, (hereinafter called the Training Regulation), tertiary, masters and doctoral levels for their National Universities, ensuring inter-relations and integration in training and scientific research among the training establishments and research institutes of the National Universities.
2. The university principals shall specify the implementation of the Training Regulations of the National Universities, organize and manage the entire training process as follows:
a/ Keeping files on and directly managing students, masters students and doctoral students of the universities;
b/ Organizing the elaboration and evaluation of training plans and timetables for each year and each course;
c/ Deciding on the form of examination and organize examinations for study credits;
d/ Keeping study results of students, masters students and doctoral students;
e/ Considering and deciding on cases of change from one university to another, study continuation, study discontinuation, absence from school for a definite time, expulsion from study and reservation of enrolment results;
f/ Considering and proposing students to study abroad according to the assigned quotas and self-financing regime;
g/ Commending or disciplining students.
3. The university principals shall approve and issue training plans of their universities and report them to the National University directors.
4. The setting up of boards to mark doctoral theses, masters dissertations, bachelors graduation papers, engineers papers at the universities; to mark doctoral theses at the research institutes shall comply with the Training Regulation mentioned in Clause 1 of this Regulation.
Article 29.-On diplomas and certificates
1. The competence to issue diplomas is prescribed as follows:
a/ The National University directors shall issue:
- Doctoral diplomas, under the authorization of the Minister of Education and Training;
- Honorary doctoral diplomas or honorary professor titles to scientists, educators and social activists inside and outside the country according to the Governments regulations;
- Masters diplomas to those who have been trained in pilot and inter-disciplinary training branches and those who have been trained at the departments attached to the National Universities;
- University graduation diplomas to those who have been trained at the departments attached to the National Universities.
b/ The university principals shall issue masters diplomas, university graduation diplomas and certificates to those who have been trained at the universities.
2. The National Universities shall be entitled to print different types of diploma and certificate in separate forms compatible with the States system of diplomas and certificates.
Article 30.-On pupils and students
1. Any Vietnamese and foreign people who meet all conditions as prescribed by the State may study and conduct research at the National Universities.
2. The National Universities shall formulate their Regulations on the Pupils and Students Work, which are compliant with their Training Regulations.
3. Pupils, students, masters students and doctoral students of the National Universities shall have to fulfill their obligations and have their priority interests ensured in their study, scientific research and daily life so as to bring into the fullest play their talents and intellect.
4. The National Universities may formulate and apply their own study regimes, grant scholarships, award prizes to and create priority conditions in study and scientific research for excellent students, masters students and doctoral students.
5. The National Universities shall be entitled to admit students and masters students from other training establishments. Students and masters students who are studying at the National Universities may change to study at other training establishments according to the regulations of the Ministry of Education and Training.
Chapter IV
SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL RESEARCH ACTIVITIES
Article 31.-The National Universities shall conduct scientific research and technological development, combine training with scientific research, production and provision of scientific and technological services in accordance with the Science and Technology Law and the Education Law, participate in research to solve questions posed by our country’s socio-economic requirements, participate in advising the central and local State management authorities on policies and measures to implement such policies.
The National Universities, research institutes and universities shall be entitled to cooperate on scientific research with institutes and universities inside and outside the country and with international organizations.
Article 32.-Mode of performing scientific and technological tasks
Scientific and technological tasks of the National Universities, of their attached institutes and universities, which are funded with the State budget or financed with the scientific and technological development funds, shall be organized in the forms of program, scheme or project and in other forms, and implemented by the mode of direct selection or assignment in accordance with the Governments regulations and the provisions of the Science and Technology Law.
Article 33.-On formulation of scientific and technological research plans
1. The National University directors shall organize the formulation of strategic orientations, annual, mid-term and long-term plans for scientific and technological activities of their National Universities. The National Universities shall directly register with and defend their annual and long-term scientific and technological plans before the Ministry of Science, Technology and Environment.
The National University directors shall base themselves on the States scientific and technological objectives and their assigned plans and the scientific and technological plans to identify their scientific and technological tasks.
2. The research institute directors and the university principals shall organize the formulation of strategic orientations, annual, mid-term and long-term plans for scientific and technological activities of their units, report them to the National University directors for incorporation into the general activity plans.
The research institute directors and the university principals shall identify scientific and technological tasks of their institutes and universities.
Article 34.-Organization and management of scientific and technological research
1. The National University directors shall direct the implementation of scientific research projects, trial production projects, international cooperation projects and State-level development projects according to the States regulations.
2. The National University directors shall examine, manage and test before acceptance, the research institute directors and the university principals shall participate in managing and organizing the implementation of scientific research projects, trial production and experimental projects, international cooperation projects and National University-level development projects.
3. The National University directors shall personally organize the implementation of State-level scientific and technological programs, State-level projects, multi-domain and large-scale National University-level projects.
4. The research institute directors and the university principals shall examine, manage and test before acceptance institute- or university-level scientific research projects, trial production and experimental projects, international cooperation projects and development projects.
5. The universities shall organize and manage scientific research activities of their students.
Article 35.-On scientific information, equipment and facilities
1. The National Universities shall build general systems of information and libraries, organize and manage the supply of scientific and technological information sources, guide the exercise of intellectual property rights at their attached universities, research institutes and units.
2. The research institutes and universities shall organize, manage and supply their own scientific and technological information sources, participate in the general information and library systems of the National Universities, exercise intellectual property rights at their units.
3. The National Universities shall formulate and manage projects to enhance equipment and facilities for training, scientific and technological activities on the National University scale, manage and coordinate activities of their common central libraries and key national libraries based in the National Universities.
4. The research institutes and universities shall formulate and manage target programs and projects to enhance equipment and facilities for their training, scientific and technological activities, participate in formulating and managing projects to enhance equipment and facilities, central libraries or key national libraries.
Chapter V
FINANCE AND MATERIAL BASES
Article 36.- The National Universities shall act as coordinating units and be assigned annual plan quotas.
The estimation, allocation and manage of the budgets of the National Universities shall comply with law provisions.
Article 37.-Financial sources supplied to the National Universities shall include:
1. The State budget (including also foreign aids and loans).
2. Fees collected from learners according to the Governments regulations.
3. Revenues from scientific research, technology transfer, trial production activities and services.
4. Contributions from organizations and individuals.
5. Other lawful financial sources as prescribed by law.
Article 38.-The universities, research institutes and units attached to the National Universities shall enjoy financial autonomy and perform financial management according to law provisions.
Article 39.-The National University directors shall manage, guide and examine cost-drafting units attached to their National Universities so that they can use financial sources according to law provisions.
Article 40.-On material bases
The National Universities shall formulate general plannings on development of their material and technical bases; build up and manage technical and material bases for common use in training and scientific research; direct their attached units to build up, manage and administer their technical and material bases in service of training and scientific research on the basis of the assignment of management responsibility by the National Universities.
Chapter VI
INSPECTION, SUPERVISION, COMMENDATION AND DISCIPLINING
Article 41.-On inspection and supervision
1. The Ministry of Education and Training and other ministries and branches shall, within the scope of their assigned functions and competence, have to inspect and supervise the National Universities in their implementation of this Regulation and their observance of other relevant legal documents on activities of the National Universities.
2. The National Universities shall conduct internal inspection and supervision of the complaint and denunciation settlement; of the implementation of regulations on and procedures for organization of education and training activities; of the diploma and certificate management and issuance.
The National Universities shall inspect and supervise their attached units in the implementation of this Regulation.
Article 42.-Commendation and disciplining
1. Commendation
Collectives, individual public employees, pupils, students and graduate students of the National Universities, who have made outstanding achievements in training activities; scientific and technological research activities and study or have made contributions to the education cause, shall be commended and rewarded according to the State’s regulations.
2. Disciplining
Public employees, pupils, students and graduate students of the National Universities, who commit acts of violating this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
Chapter VII
RELATIONS WITH DOMESTIC AND FOREIGN AGENCIES AND ORGANIZATIONS
Article 43.-The National Universities may directly work with the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in settling matters related to the National Universities.
When necessary, the National University director may report to the Prime Minister on matters related to the operation and development of their National Universities.
Article 44.-The National University directors, the principals of the universities and the directors of research institutes under the National Universities shall be entitled to sign cooperation documents with foreign universities, research and training organizations in accordance with law provisions.
The National Universities may directly work with competent State management bodies to carry out entry or exit procedures for their officials, lecturers, employees and students as well as foreign guests invited by the National Universities.
The National University directors shall direct their National Universities’ international relation activities according to the State’s regulations; annually or when necessary report on the international relation activities of their National Universities to the Ministry of Education and Training and the Ministry for Foreign Affairs.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 45.-This Regulation takes effect 15 days after its signing. The Regulation on organization and operation of Hanoi National University, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 477/TTg of September 5, 1994 and Regulation on organization and operation of Ho Chi Minh City National University, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 185/TTg of March 28, 1997, and other regulations on organization and operation of the National Universities, which are contrary to this Regulation, are hereby annulled.
Basing themselves on this Regulation, the director of Hanoi National University and the director of Ho Chi Minh City National University shall specify the organization and operation of their respective National Universities and the assignment of management responsibility between the National Universities and their member universities, research institutes and other attached units.
The Regulation may, in the course of its implementation, be re-considered and amended to suit the reality.
Article 46.-The director of Hanoi National University and the director of Ho Chi Minh City National University, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committee of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Regulation.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây