Quyết định 12/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề Công nghệ chế biến chè
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 12/2008/QĐ-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2008/QĐ-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 27/03/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 12/2008/QĐ-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 12/2008/QĐ-BLĐTBXH
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành chươngtrình khung trình độ trung cấp nghề,
chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ chế biến chè”
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Công nghệ chế biến chè”;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:“Công nghệ chế biến chè”.
Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị-xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Công nghệ chế biến chè“và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNGTRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề:Công nghệ chế biến chè
Mã nghề:
Trình độ đào tạo:Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh:
-Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo:26
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo công nhân trình độ trung cấp nghề nghề Công nghệ chế biến chè có sức khoẻ, đạo đức tốt và chuyên môn nghề nghiệp để làm việc tại các cơ sở, nhà máy sản xuất chè. Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực vận dụng các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành để thực hiện các công việc của người công nhân công nghệ trong dây chuyền sản xuất chè đồng thời có khả năng tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại thiết bị chế biến chè thông dụng.
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè đối với một số quy trình sản xuất chè phổ biến như: Sản xuất chè xanh, sản xuất chè đen OTD và CTC.
+ Đề ra được giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề trong phạm vi chuyên môn được đào tạo.
- Kỹ năng:
+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến chè chủ yếu.
+ Đánh giá được chất lượng các loại chè trong từng công đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan và vật lý.
+ Thực hiện được công việc ở các công đoạn của quy trình sản xuất chè đen, chè xanh.
+ Làm được các công việc phân tích và xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất chè.
+ Kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác.
+ Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất chè.
+ Làm việc độc lập và phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.
1.2. Chính trị, đạo đức ; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết nhất định về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu, định hướng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước.
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao.
+ Luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm chè Việt Nam.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản ở một số môn thể dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền...
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ.
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sỹ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an.
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề Công nghệ chế biến chè có thể làm việc tại các doanh nghiệp chế biến chè.
2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo (năm): 01 năm.
- Thời gian học tập (tuần): 47 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu (giờ): 1560 h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 120 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 40 h.
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 h.
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1350 h.
+ Thời gian học bắt buộc: 1095 h; Thời gian học tự chọn: 255 h.
+ Thời gian học lý thuyết: 390 h; Thời gian học thực hành: 960 h.
3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC.
3.1 Danh mục môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 210 | 210 |
|
MH01 | Chính trị | I | 1 | 30 | 30 |
|
MH02 | Pháp luật | I | 1 | 15 | 15 |
|
MH03 | Giáo dục thể chất | I | 1 | 30 | 30 |
|
MH04 | Giáo dục quốc phòng | I | 1 | 45 | 45 |
|
MH05 | Tin học | I | 1 | 30 | 30 |
|
MH06 | Ngoại ngữ | I | 1 | 60 | 60 |
|
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 1095 | 315 | 780 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
|
|
|
|
MH07 | An toàn lao động | I | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH08 | Tổ chức sản xuất | I | 1 | 30 | 28 | 02 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
|
|
|
|
MH09 | Công nghệ chế biến chè | I | 1 | 30 | 26 | 4 |
MĐ10 | Thu hái và bảo quản chè tươi | I | 1 | 75 | 20 | 55 |
MĐ11 | Đốt lò cấp nhiệt | I | 1 | 60 | 19 | 41 |
MĐ12 | Làm héo chè | I | 1 | 90 | 21 | 69 |
MĐ13 | Diệt men chè | I | 1 | 75 | 15 | 60 |
MĐ14 | Làm dập tế bào và tạo hình sản phẩm | I | 1 | 105 | 30 | 75 |
MĐ15 | Lên men chè | I | 1+2 | 75 | 18 | 57 |
MĐ16 | Làm khô chè | I | 2 | 120 | 24 | 96 |
MĐ17 | Phân loại chè bán thành phẩm | I | 2 | 150 | 31 | 119 |
MĐ18 | Đấu trộn chè | I | 2 | 45 | 08 | 37 |
MĐ19 | Kiểm tra chất lượng chè | I | 2 | 90 | 24 | 66 |
MĐ20 | Đóng gói chè | I | 2 | 60 | 12 | 48 |
MĐ21 | Bảo quản chè | I | 2 | 45 | 09 | 36 |
Tổng cộng | 1305 | 525 | 780 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
Tuỳ thuộc nhu cầu của học viên và đặc điểm của cơ sở dạy nghề có thể chọn 3 trong 5 mô đun tự chọn đưa ra dưới đây, với tổng thời lượng 255 h, trong đó: lý thuyết 75 h, thực hành 180 h.
4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô-đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
4.2.1 Danh mục môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian.
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
MĐ22 | Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất | I | 2 | 120 | 40 | 80 |
MĐ23 | Sản xuất chè già | I | 2 | 75 | 15 | 60 |
MĐ24 | Sản xuất chè vàng | I | 2 | 60 | 20 | 40 |
MĐ25 | Sản xuất chè đen cánh nhỏ | I | 2 |
|
|
|
MĐ26 | Sản xuất chè đen theo phương pháp nhiệt luyện | I | 2 |
|
|
|
| Tổng cộng |
|
| 255 | 75 | 180 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A)
4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.
- Chương trình chi tiết của các môn học, mô-đun đào tạo bắt buộc trong nghề Công nghệ chế biến chè được biên soạn theo trình tự logic của nghề, vì vậy khi giảng dạy các môn học, mô-đun chuyên môn không nên thay đổi thứ tự đã sắp xếp.
- Do đặc điểm của nghề Công nghệ chế biến chè có một số mô-đun liên quan đến nhiều quy trình kỹ thuật sản xuất các loại chè khác nhau. Vì vậy khi thực hiện chương trình giảng dạy nhà trường cần liên hệ cho học viên được thực hành, thực tập tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Mục đích là tạo điều kiện để học viên nhận thức, phân biệt được những điểm khác biệt và giống nhau của các quy trình sản xuất chè, có điều kiện tiếp xúc với thực tế, hoàn thiện tất cả các kỹ năng và rèn luyện tay nghề.
- Đặc thù của nghề Công nghệ chế biến chè mang tính chất thời vụ nên thời gian thực hành sản xuất trong chương trình học cần bố trí phù hợp để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn trong CTKTĐTCN Công nghệ chế biến chè chiếm từ 15-25% tổng thời gian thực học tối thiểu. Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô-đun tự chọn mà CTK đã biên soạn (Mục 4.2.2), tuỳ theo yêu cầu đặc thù của ngành hoặc theo đặc điểm của vùng miền, các trường hoặc cơ sở đào tạo nghề có thể chọn 3 trong 5 mô-đun mà chương trình đã giới thiệu hoặc xây dựng các môn học, mô-đun mới phù hợp đưa vào chương trình giảng dạy.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1 Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút.
+ Thực hành: Không quá 8 giờ.
4.5.2 Thi tốt nghiệp
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2
| Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24h | |
- Mô đun tốt nghiệp(tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 24h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Đặc điểm của nghề Công nghệ chế biến chè là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Mỗi đơn vị sản xuất chè có sự đầu tư trang thiết bị và bố trí thao tác của công nhân cũng khác nhau ở một số công đoạn sản xuất trong dây chuyền chế biến. Vì vậy, ngoài sự hướng dẫn của giáo viên để học viên có nhận thức đầy đủ về nghề Công nghệ chế biến chè, trường có thể bố trí cho học viên tham quan một số doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh một số loại chè thông dụng.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.7. Các chú ý khác
- Chương trình, nội dung chi tiết các môn học chung được thực hiện theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNGTRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề:Công nghệ chế biến chè
Mã nghề:
Trình độ đào tạo:Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo:40
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo công nhân trình độ cao đẳng nghề có sức khoẻ, đạo đức tốt và chuyên môn trình độ nghề nghiệp để làm việc tại các cơ sở, nhà máy sản xuất chè; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế. Người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến chè sản xuất chè, khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại thiết bị chế biến chè thông dụng; một số nguyên lý của các quá trình cơ bản trong công nghệ chế biến chè.
+ Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất các loại chè phổ biến ở Việt Nam và một số nước trên thế giới: chè xanh, chè đen, chè Ôlong, chè hương, chè hoa...
+ Đề ra được giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề trong phạm vi chuyên môn đào tạo.
+Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến chè.
+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm chè.
- Kỹ năng:
+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến chè.
+ Làm thành thạo về cơ bản các công việc trong công nghệ sản xuất chè đen, chè xanh, chè Ôlong, chè hương, chè hoa...
+ Làm được các nội dung kiểm tra chất lượng chè ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến khác nhau.
+ Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu.
+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất: một phân xưởng; một ca sản xuất hoặc một tổ sản xuất.
+ Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất.
+ Ứng dụng được các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực chế biến chè.
+ Hướng dẫn và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề và lành nghề.
1.2. Chính trị - Đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức
+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu, định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước.
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao.
+ Luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm chè Việt Nam.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản ở một số môn thể dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền...
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ.
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sỹ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an.
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề Công nghệ chế biến chè có thể làm việc tại các doanh nghiệp chế biến chè.
2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo (năm): 02 năm.
- Thời gian học tập (tuần): 90 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu (h): 2685 h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi (h): 210 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80 h.
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h.
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2235 h.
+ Thời gian học bắt buộc: 1785 h; Thời gian học tự chọn: 450 h.
+ Thời gian học lý thuyết: 735 h; Thời gian học thực hành: 1500 h.
3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian của từng môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 450 | 450 |
|
MH01 | Chính trị | I | 1 | 90 | 90 |
|
MH02 | Pháp luật | I | 2 | 30 | 30 |
|
MH03 | Giáo dục thể chất | I | 2 | 60 | 60 |
|
MH04 | Giáo dục quốc phòng | I | 1 | 75 | 75 |
|
MH05 | Tin học | I | 2 | 75 | 75 |
|
MH06 | Ngoại ngữ | I | 1+2 | 120 | 120 |
|
II | Các môn học, mô- đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 1785 | 630 | 1155 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
|
|
|
|
MH07 | Tổ chức sản xuất | I | 1 | 30 | 28 | 02 |
MH08 | An toàn lao động | I | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH09 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè | I | 1 | 45 | 34 | 11 |
MH10 | Vi sinh vật thực phẩm | I | 1 | 30 | 26 | 04 |
MH11 | Hoá phân tích | I | 1 | 45 | 25 | 20 |
MH12 | Chất thải và xử lý chất thải trong chế biến chè | I | 1 | 30 | 25 | 05 |
MH13 | Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến chè | I | 1 | 30 | 26 | 04 |
MH14 | Hoá sinh chè | I | 1 | 30 | 25 | 05 |
MH15 | Quản lý chất lượng thực phẩm theo HACCP | II | 4 | 30 | 25 | 05 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
|
|
|
|
MH16 | Công nghệ chế biến chè | I | 1 | 45 | 41 | 4 |
MĐ17 | Thu hái và bảo quản chè tươi | I | 1 | 75 | 20 | 55 |
MĐ18 | Đốt lò cấp nhiệt | I | 1 | 60 | 19 | 41 |
MĐ19 | Làm héo chè | I | 1 | 105 | 26 | 79 |
MĐ20 | Diệt men chè | I | 2 | 75 | 15 | 60 |
MĐ21 | Làm dập tế bào và tạo hình sản phẩm | I | 2 | 105 | 30 | 75 |
MĐ22 | Lên men chè | I | 2 | 90 | 22 | 68 |
MĐ23 | Làm khô chè | I | 2 | 120 | 24 | 96 |
MĐ24 | Phân loại chè bán thành phẩm | II | 3 | 165 | 38 | 127 |
MĐ25 | Đấu trộn chè | II | 3 | 45 | 08 | 37 |
MĐ26 | Đóng gói chè | II | 3 | 60 | 12 | 48 |
MĐ27 | Bảo quản chè | II | 3 | 45 | 09 | 36 |
MĐ28 | Sản xuất chè Ôlong | II | 3 | 90 | 15 | 75 |
MĐ29 | Sản xuất chè hoa tươi | II | 3 | 90 | 15 | 75 |
MĐ30 | Sản xuất chè hương | II | 3 | 75 | 15 | 60 |
MĐ31 | Kiểm tra chất lượng chè | II | 3 | 165 | 42 | 123 |
MĐ32 | Quản lý sản xuất chè | II | 3 | 60 | 35 | 25 |
III | Thực tập sản xuất (6 tuần) | II | 4 | 240 |
| 240 |
Tổng cộng | 2475 | 1080 | 1395 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ.
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
Tuỳ thuộc nhu cầu của học viên và đặc điểm vùng miền của cơ sở đào tạo có thể chọn các mô đun, môn học tự chọn đưa ra dưới đây, với tổng thời lượng 450 giờ để giảng dạy cho phù hợp. Trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 105 h;
+ Thời gian học thực hành: 345 h.
4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian.
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn) | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
MĐ33 | Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất | II | 4 | 120 | 40 | 80 |
MĐ34 | Sản xuất chè già | II | 4 | 75 | 15 | 60 |
MĐ35 | Sản xuất chè vàng | II | 4 | 60 | 20 | 40 |
MĐ36 | Sản xuất chè hoà tan | II | 4 | 90 | 15 | 75 |
MĐ37 | Sản xuất chè sen | II | 4 | 105 | 15 | 90 |
MĐ38 | Sản xuất chè đen cánh nhỏ | II | 4 |
|
|
|
MĐ39 | Sản xuất chè đen theo phương pháp nhiệt luyện | II | 4 |
|
|
|
MĐ40 | Sản xuất chè đen theo phương pháp song đôi | II | 4 |
|
|
|
Tổng cộng |
|
| 450 | 105 | 345 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B)
4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.
- Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc trong nghề Công nghệ chế biến chè được biên soạn theo trình tự logic của nghề ở trình độ cao đẳng, vì vậy khi giảng dạy các môn học, mô đun chuyên môn không nên thay đổi thứ tự đã sắp xếp.
- Ở trình độ Cao đẳng nghề học viên được trang bị chuyên sâu hơn về nghề Công nghệ chế biến chè. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả giảng dạy nhà trường cần có phòng thí nghiệm (Mô đun Hoá sinh chè và mô đun Kiểm tra chất lượng chè) và liên hệ cho học viên tham quan các mô hình quản lý tại các doanh nghiệp ( Mô đun Quản lý sản xuất chè).
- Do đặc điểm của nghề Công nghệ chế biến chè có một số mô đun liên quan đến nhiều quy trình kỹ thuật sản xuất các loại chè khác nhau. Vì vậy khi thực hiện chương trình giảng dạy nhà trường cần liên hệ cho học viên được thực hành, thực tập tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Mục đích là tạo điều kiện để học viên nhận thức, phân biệt được những điểm khác biệt và giống nhau của các quy trình sản xuất chè, có điều kiện tiếp xúc với thực tế, hoàn thiện tất cả các kỹ năng và rèn luyện tay nghề.
- Đặc thù của nghề Công nghệ chế biến chè mang tính chất thời vụ nên thời gian thực hành sản xuất trong chương trình học cần bố trí phù hợp để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.
- Bố trí các môn học chung và các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở vào thời điểm chưa có sản xuất chè.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong CTKTĐCĐN Công nghệ chế biến chè chiếm từ 20-30% tổng thời gian thực học tối thiểu. Vì vậy, ngoài nội dung chi tiết của các mô đun tự chọn mà CTK đã biên soạn (Mục 4.2.2), tuỳ theo yêu cầu đặc thù của ngành hoặc theo đặc điểm của vùng miền, các trường hoặc cơ sở đào tạo nghề có thể chọn 5 trong 8 mô đun mà chương trình đã giới thiệu hoặc xây dựng các môn học, mô đun mới phù hợp đưa vào chương trình giảng dạy.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1 Kiểm tra kết thúc môn học:
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút.
+ Thực hành: Không quá 8 giờ.
4.5.2. Thi tốt nghiệp
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, Vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2
| Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24h | |
- Mô đun tốt nghiệp(tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 24h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Đặc điểm của nghề Công nghệ chế biến chè là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Mỗi đơn vị sản xuất chè có sự đầu tư trang thiết bị và bố trí thao tác của công nhân cũng khác nhau ở một số công đoạn sản xuất trong dây chuyền chế biến. Vì vậy, ngoài sự hướng dẫn của giáo viên để học viên có nhận thức đầy đủ về nghề Công nghệ chế biến chè, trường có thể bố trí cho học viên tham quan một số doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh một số loại chè thông dụng.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.7. Các chú ý khác
- Chương trình, nội dung chi tiết các môn học chung được thực hiện theo chương trình do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây