QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 02/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 05/1998/TT-BGD&ĐT ngày 07 tháng 02 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên trong các trường bổ túc văn hóa trung học và các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Các quy định trước đây về đánh giá, xếp loại học viên bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
QUY CHẾ
Đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên
cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT) bao gồm: đánh giá, xếp loại về học lực; đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại và tổ chức thực hiện.
2. Quy chế này áp dụng cho học viên đang theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục được phép tố chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục thường xuyên) theo hình thức vừa làm vừa học và tự học có hướng dẫn.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu của đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm của học viên phải đạt được những yêu cầu về mục tiêu giáo dục đã được quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
2. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm phải khách quan, chính xác, công bằng, phản ánh đúng kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học viên.
Điều 3. Nguyên tắc chung về đánh giá, xếp loại
1. Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học viên theo mục tiêu giáo dục quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
2. Việc đánh giá, xếp loại về học lực của học viên căn cứ vào kết quả học tập của các môn học, không dùng xếp loại hạnh kiểm để đánh giá, xếp loại về học lực. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm căn cứ vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI VỀ HỌC LỰC
Điều 4. Nội dung đánh giá, xếp loại về học lực
Đánh giá, xếp loại về học lực của học viên trên cơ sở kết quả cụ thể đạt được đối với từng môn học theo Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT bằng cách tính điểm trung bình của từng môn học theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 5. Hình thức đánh giá, xếp loại
1. Kiểm tra cho điểm đối với tất cả 7 môn học bắt buộc và các môn học khuyến khích (nếu có).
2. Căn cứ vào kết quả học tập các môn học của học viên xếp thành 5 loại: giỏi (viết tắt: G), khá (viết tắt: K), trung bình (viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y), kém (viết là: kém).
Điều 11. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm
1. Loại giỏi (G):
a. Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên;
b. Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên.
2. Loại khá (K):
a. Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên;
b. Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên .
3. Loại trung bình (Tb):
a. Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên;
b. Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở
4. Loại yếu (Y):
a. Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên; trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên;
b. Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 2,0 trở lên.
5. Loại kém những trường hợp còn lại.
6. Đối với những học viên nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức quy định tại các điểm a khoản 1, 2, 3 của Điều này, nhưng do điểm trung bình của một môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó thì được xếp loại như:
a. Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;
b. Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
c. Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
d. Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y;
đ. Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức Tb nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM
Điều 13. Căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên
1. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên phải căn cứ vào những biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức chủ yếu sau:
a. Tinh thần, thái độ và ý thức vươn lên trong học tập;
b. Ý thức và hành vi trong việc thực hiện những quy định của nhà trường và đoàn thể;
c. Thái độ ứng xử với thầy, cô giáo, với bạn bè và mọi người trong nhà trường, gia đình và xã hội;
đ. Ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước.
2. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiếm của học viên được căn cứ vào kết quả xếp loại của từng học kỳ và tinh thần thái độ tu dưỡng, tự rèn luyện theo hướng tiến bộ, tích cực của học viên.
Điều 14. Xếp loại
Hạnh kiểm của học viên được xếp thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu theo từng học kỳ và cả năm học.
Điều 15. Tiêu chuẩn xếp loại
1. Loại tốt (T):
Xếp loại hạnh kiểm tốt đối với những học viên có đủ các tiêu chuẩn sau:
a. Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo;
b. Có tinh thần đoàn kết, kỷ luật tốt, tích cực giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của trung tâm;
c. Thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm túc nội quy của trung tâm
d. Có tinh thần, thái độ học tập tốt, tự giác, nghiêm túc;
đ. Tham gia tích cực các hoạt động văn hoá, thể thao trong trung tâm;
e. Xếp loại học lực từ trung bình trở lên;
g. Không vi phạm vào các điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
2. Loại khá: (K)
Xếp loại hạnh kiểm khá đối với những học viên:
a. Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo;
b. Thường xuyên có tinh thần giúp đỡ bạn bè;
c. Thực hiện đầy đủ nội quy của trung tâm;
đ. Không vi phạm vào các điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên;
e. Có thái độ học tập nghiêm túc.
3. Loại trung bình: (TB)
Xếp loại hạnh kiểm trung bình đối với những học viên:
a. Kính trọng thầy, cô giáo;
b. Chưa thực hiện đầy đủ quy định về học tập;
c. Không thực hiện đầy đủ nội quy của trung tâm;
d. Tham gia các hoạt động của trung tâm với thái độ không tích cực;
e. Không vi phạm vào những điều cấm đối với học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm của bạn bè trong lớp.
4. Loại yếu: học viên xếp loại hạnh kiểm yếu nếu vi phạm một trong những điểm sau đây:
a. Có thái độ và hành động vô lễ đối với thầy, cô giáo;
b. Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;
c. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, giáo viên và học viên của trung tâm; đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong trung tâm và ngoài xã hội;
d. Làm hư hỏng các tài sản của Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng;
đ. Vi phạm vào một trong những điều cấm đối với học viên được quy đính tại Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
CHƯƠNG IV SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 16. Tiêu chuẩn lên lớp
1. Đối với những học viên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm.
a. Những học viên cả năm xếp loại học lực từ trung bình trở lên, không vi phạm kỷ luật quy định tại Điều 19 của Quy chế này và nghỉ học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng;
b. Những học viên cả năm xếp loại học lực yếu được chọn kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm.
a. Những học viên cả năm xếp loại học lực và hạnh kiêm từ trung bình trở lên và nghỉ học trong 1 năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng;
b. Những học viên cá năm xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên nhưng xếp loại học lực yếu, được kiểm tra lại một số môn trong những môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp;
c. Những học viên cả năm xếp loại học lực từ trung bình trở lên nhưng xếp loại hạnh kiếm yếu được rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong dịp hè theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và . Học viên rèn luyện trong dịp hè phải có giấy nhận xét quá trình rèn luyện của chính quyền hoặc đoàn thể địa phương nơi sinh sống làm căn cứ đánh giá. Tùy theo kết quả thực hiện những yêu câu rèn luyện, nếu có tiến bộ rõ rệt, vào đần năm học mới giáo viên chủ nhiệm đề nghị xét xếp loại lại hạnh kiểm cho học viên, nêu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Không được lên lớp
Những học viên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được lên lớp:
1. Nghỉ học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép).
2. Học lực cả năm xếp loại kém.
3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu
4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình.
5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.
6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm.
Điều 18. Khen thưởng
1. Đối với những học viên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm.
a. Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với những học viên có xếp loại học lực giỏi, tham gia tích cực các hoạt động của trung tâm, lễ phép đối với thầy cô giáo, đi học đầy đủ;
b. Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối với những học viên có xếp loại học lực khá, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, quan hệ đúng mực, đi học đầy đủ.
2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm.
a. Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với những học viên có xếp loại học lực giỏi và hạnh kiểm tốt;
b. Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối với những học viên có xếp loại học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên.
Điều 19. Kỷ luật
Học viên có những sai phạm trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm hoặc vi phạm một trong những điều cấm đối với học viên được quy định tại Quy chế tố chức và hoạt động của các cơ sở giáo đục thường xuyên, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây:
1. Khiển trách.
2. Cảnh cáo.
3. Buộc thôi học.
Các hình thức kỷ luật trên đều được ghi vào học bạ, thông báo đến cơ quan và gia đình của học viên.
CHƯƠNG V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đối với các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên do phòng giáo dục và đào tạo quản lý thực hiện Quy chế.
2. Tổ chức kiểm tra các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế.
Điều 22. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên.
1. Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thực hiện Quy chế.
2. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra cho điểm của giáo viên bộ môn; ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định.
3. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại và ghi kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
4. Xét duyệt danh sách học viên được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của học viên, danh sách học viên phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại vào học bạ của học viên sau khi giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung và ký xác nhận.
5. Ấn định thời gian và tổ chức kiểm tra lại các môn học. Duyệt và công bố danh sách những học viên được lên lớp sau khi thực hiện kiểm tra lại các môn học hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiếm trước khi bước vào năm học mới .
Điều 23. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; theo dõi việc điểm danh hàng ngày; giúp thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi việc kiểm tra cho điểm của các giáo viên bộ môn theo quy định của Quy chế; xác nhận việc sửa chữa điểm của từng môn học ở cuối mỗi trang ghi.
2. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực của học viên trong mỗi học kỳ và cả năm học.
3. Đề nghị danh sách những học viên được lên lớp, những học viên phải kiểm tra lại các môn học, phải rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm và những học viên không được lên lớp.
4. Lập danh sách đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với học viên trong mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học.
5. Ghi vào học bạ, sổ gọi tên và ghi điểm kết quả đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực, được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của từng học viên trong lớp cuối mỗi học kỳ và cả năm học; nhận xét, đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của học viên.
Điều 24. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm kiểm tra vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định tại hướng dẫn sử dụng số gọi tên ghi điểm.
2. Tính điểm trung bình, xếp loại môn học theo học kỳ, cả năm và trực tiếp ghi kết quả đó vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ của học viên.