Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao

thuộc tính Nghị định 73/1999/NĐ-CP

Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:73/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/08/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 73/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 1999

VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HOÁ ĐỐI VỚI CÁC

 HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA,

THỂ THAO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để cụ thể hoá Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân.
Điều 2. Cùng với việc củng cố các tổ chức công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở ngoài công lập phù hợp với quy hoạch của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, hoạt động không theo mục đích thương mại hoá (dưới đây gọi là cơ sở ngoài công lập).
Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập cũng có một phần trách nhiệm thu nhận và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách xã hội như các cơ sở công lập.
Điều 3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Các hình thức ngoài công lập:
1. Bán công: Là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổ chức Nhà nước với các tổ chức không phải tổ chức Nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc các cá nhân theo các phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành mọi hoạt động theo quy định cuả pháp luật.
2. Dân lập: Là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không lấy vốn, tài sản, kinh phí của Nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.
3. Tư nhân: Là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, căn cứ vào Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và Nghị định này để xây dựng quy hoạch phát triển các hình thức ngoài công lập thuộc ngành mình, cụ thể hóa các chủ trương và mức độ ưu tiên, khuyến khích phát triển các hình thức ngoài công lập phù hợp với từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động.
CHƯƠNG II
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
I. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐẤT ĐAI
Điều 5. Các cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Điều 6. Các đơn vị công lập được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang cơ sở bán công (chuyển từng phần hoặc toàn bộ) thì cơ sở bán công được tiếp tục quản lý và sử dụng phần tài sản do Nhà nước đã đầu tư (kể cả đất và tài sản trên đất) trên cơ sở kiểm kê, đánh giá lại theo thời giá và xác định đó là phần vốn góp của Nhà nước.
Điều 7. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào thẩm quyền, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khả năng quỹ đất ở địa phương để giao đất hoặc cho cơ sở ngoài công lập được thuê đất làm cơ sở hoạt động. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất được giao, được thuê đúng mục đích và chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Mọi trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích khi giao đất, phải bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Luật Đất đai hiện hành, việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các cơ sở ngoài công lập được quy định như sau:
1. Nhà nước giao đất ổn định lâu dài và không thu tiền sử dụng đất đối với đất được giao để xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, cơ sở dạy nghề, ký túc xá, sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, trung tâm luyện tập, nhà văn hoá, rạp biểu diễn, thư viện, nhà triển lãm và những trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất thì thực hiện nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhà, đất cho các cơ sở ngoài công lập thuê làm cơ sở hoạt động theo các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân có nhà, đất cho các cơ sở ngoài công lập thuê làm cơ sở hoạt động theo các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với phần doanh thu cho thuê và được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế tối đa bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với thu nhập từ việc cho thuê theo các mục đích nói trên.
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước tài trợ lại tiền thuế đã nộp phải bảo đảm các điều kiện ổn định thời hạn cho thuê, giảm mức giá cho thuê và phải sử dụng số tiền được Nhà nước tài trợ trở lại để đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê.
II. VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ
Điều 9. Về thuế nhà, đất
1. Cơ sở ngoài công lập được giao đất để sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, không phải nộp thuế nhà, đất.
2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất thì thực hiện nộp thuế nhà, đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Về lệ phí trước bạ
Các cơ sở ngoài công lập được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
Điều 11. Về thuế giá trị gia tăng
Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động sau:
1. Hoạt động y tế: khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khoẻ cho người.
2. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim các loại.
Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim, đối với phim video chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.
4. Dạy học, dạy nghề bao gồm cả dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.
5. In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh ảnh, áp phích, tuyên truyền, cổ động.
6. Chuyển giao công nghệ (không bao gồm giá trị thiết bị, máy móc thiết bị kèm theo công nghệ được chuyển giao).
Điều 12. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Về thuế suất:
a) Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; khám bệnh, chữa bệnh, biểu diễn ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Được áp dụng mức thuế suất 15% nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Được áp dụng mức thuế suất 20% nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Được áp dụng mức thuế suất 25% nếu hoạt động ngoài các địa bàn nói trên.
b) Các trường hợp khác không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì áp dụng mức thuế suất 32% theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập từ các hoạt động nêu tại điểm a, khoản 1, Điều này.
2. Về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Cơ sở ngoài công lập mới thành lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao bao gồm: các trường học ở các bậc học; các cơ sở  dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh; các cơ sở y tế trong các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; các nhà văn hoá dân tộc; các đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; các cơ sở sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; các trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao; và những trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:
- Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Được miễn 2 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư ngoài các địa bàn nói trên.
b) Cơ sở ngoài công lập quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này có đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện sinh thái, môi trường được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:
- Được miễn 4 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.  
- Được miễn 3 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Được miễn 1 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo nếu hoạt động ngoài các địa bàn nói trên.
Trình tự, thủ tục, phương pháp xác định số thuế được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành. 
Điều 13. Trong những trường hợp cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động, Nhà nước có thể tài trợ lại cho các cơ sở ngoài công lập số thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở ngoài công lập phải nộp đối với phần thu nhập từ việc thực hiện các hoạt động dạy học; dạy nghề; khám bệnh, chữa bệnh; biểu diễn ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh.
Số tiền tài trợ của Nhà nước tối đa bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở ngoài công lập phải nộp. Các cơ sở ngoài công lập chỉ được sử dụng khoản tiền tài trợ của Nhà nước vào việc phát triển cơ sở vật chất, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục tài trợ; thực hiện kiểm tra việc sử dụng khoản tài trợ ở các cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Những người thuộc cơ sở công lập nếu làm thêm giờ ở các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ phần thu nhập do cơ sở ngoài công lập chi trả.
Cá nhân góp vốn vào các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ phần thu nhập góp vốn do cơ sở ngoài công lập chi trả.
Điều 15. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Cơ sở ngoài công lập thực hiện các hoạt động thuộc diện ưu đãi quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng:
- Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở ngoài công lập hoặc để mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ. 
- Phương tiện vận chuyển chuyên dùng để đưa đón cán bộ, giáo viên, học sinh.
2. Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng được miễn thuế nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng ưu đãi chấp thuận và phải đăng ký với hải quan cửa khẩu để thực hiện.
3. Danh mục thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng được miễn thuế nhập khẩu, thẩm quyền quyết định miễn thuế đối với các cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều này được áp dụng theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
III. TÍN DỤNG
Điều 16. Cơ sở ngoài công lập thực hiện các hoạt động thuộc diện ưu đãi quy định tại điểm a khoản 1, Điều 12, Nghị định này được hưởng các chế độ ưu đãi tín dụng của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
IV. BẢO HIỂM
Điều 17. Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn người lao động trong đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế để người lao động trong đơn vị được hưởng các quyền lợi về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế như người lao động trong đơn vị công lập.
Công chức, người lao động chuyển công tác từ cơ sở công lập sang cơ sở ngoài công lập được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời gian công tác ở cơ sở công lập; hoặc được giải quyết theo chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định của Nhà nước nếu công chức, người lao động đó có yêu cầu.
V. KHEN THƯỞNG, PHONG TẶNG DANH HIỆU
Điều 18. Người lao động trong các cơ sở ngoài công lập được Nhà nước xét tặng giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, phong tặng các danh hiệu cao quý như đối với người lao động trong các cơ sở công lập và được hưởng tiền thưởng theo mức quy định của Nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Điều 19. Các cơ sở ngoài công lập tổ chức thu phí, thu tiền dịch vụ, thu do bán sản phẩm và các khoản thu khác để bù đắp chi phí theo quy định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền:
1. Thu học phí, viện phí, thu các các khoản đóng góp theo quy định của Chính phủ và của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thu dịch vụ, thu do bán sản phẩm theo giá thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng dịch vụ... (trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước định giá).
Ngoài các khoản thu nói trên, các cơ sở ngoài công lập được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Điều 20. Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở ngoài công lập được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính sau khi hoàn thành nghĩa vụ thu nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập của đơn vị được trích lại một phần để bổ sung nguồn vốn, chi tăng cường cơ sở vật chất, giảm mức thu phí, trợ cấp một phần kinh phí cho các đối tượng chính sách; chi khen thưởng và phúc lợi cho những người lao động trong đơn vị và các đối tượng trực tiếp hợp tác với đơn vị. Số còn lại được phân phối theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tập thể và cá nhân tham gia cơ sở ngoài công lập.
Phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại cho cơ sở để tiếp tục đầu tư.
Điều 21. Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan tài chính; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo quyết toán toàn bộ thu, chi, tăng giảm vốn và tài sản theo các nguồn gửi cơ quan tài chính; thực hiện công khai về tài chính theo quy định của pháp luật. Các cơ sở ngoài công lập phải chấp hành chế độ kế toán phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị trong từng lĩnh vực theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ
NGOÀI CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ, THỂ THAO
Điều 22. Nội dung quản lý Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, bao gồm:
1. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ và hàng năm đối với giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, xây dựng định hướng xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhân dân tổ chức thực hiện.
2. Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợp với các hình thức hoạt động trong giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực.
3. Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
4. Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước nói trên.
Điều 23. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập trường cao đẳng, trường dự bị đại học.
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú do ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Điều 24. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực y tế như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các cơ sở y tế có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép thành lập bệnh viện.
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở y tế trực thuộc.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở y tế do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 25. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực văn hoá như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở văn hoá có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở văn hoá trực thuộc.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở văn hoá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 26. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực thể thao như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở thể thao trực thuộc.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập các cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi và khu vui chơi, giải trí có tính chất thể thao với quy mô nhỏ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 27. Việc thành lập các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy định khác có liên quan.
Điều 28. Cấp nào cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập thì cấp đó có quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể khi thấy các cơ sở này hoạt động không đúng với giấy phép được cấp hoặc vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 29. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.
Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nếu đang trong thời gian còn được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này thì được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại.
Điều 30. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục Thể thao có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Nghị định này phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức của từng lĩnh vực.
Điều 31. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 73/1999/ND-CP
Hanoi, August 19, 1999
 
DECREE
ON THE POLICY OF ENCOURAGING SOCIALIZATION OF THE ACTIVITIES IN EDUCATION, HEALTHCARE, CULTURE AND SPORT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to concretize Resolution No. 90/CP of August 21, 1997 of the Government on the orientation and policy of socialization of the activities in education, healthcare and culture;
At the proposal of the Minister of Finance, the Minister of Planning and Investment, the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel, the Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health, the Minister of Culture and Information, the Minister-Head of the Commission for Physical Training and Sports, and the General Director of the General Land Administration,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- To socialize the activities in education, healthcare, culture and sport is to mobilize and organize the broad participation of the people and the entire society into the development of these activities aimed at step by step raising the level of enjoyment of education, healthcare, culture and sport in the physical and spiritual development of the people.
Article 2.- Along with consolidating the public-founded organizations, the State encourages the wide development of non-public establishments suited to the planning of the State in the domains of education, healthcare, culture and sport operating for non-commercial purposes (hereafter called non-public establishments).
The State and society appreciate and treat the products and services provided by the non-public establishments on the same footing as those provided by the public establishments. Non-public establishments also have the responsibility to admit and supply services for the beneficiaries of social policies as the public establishments.
Article 3.- The State encourages organizations and individuals to mobilize resources within the people and organizations of all economic sectors to develop the activities in education, healthcare, culture and sport according to prescriptions of law.
Article 4.- Forms of non-public establishments
1. Semi-public: These are establishments founded on the basis of the linkage between State organizations and non-State organizations of all economic sectors or individuals according to the following modes: newly founded, involving the whole or part of a public unit into joint investment to build the material basis of the semi-public unit and to assume the management and operation of all its activities as prescribed by law.
2. People-founded: These are establishments founded by an organization with investment coming from funds outside the State budget (fund of organizations, collectives or individuals). They manage and operate all activities according to prescriptions of law. It is forbidden to use funds, properties and budget of the State to invest in people-founded establishments.
3. Private: These establishments are founded by individuals or family households that manage and operate all activities according to prescriptions of law.
The Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health, the Minister of Culture and Information and the Minister-Head of the Commission for Physical Training and Sports shall coordinate with the related ministries and branches and base themselves on Resolution No. 90/CP of August 21, 1997 of the Government on the orientation and policy of socialization of the activities in education, healthcare and culture and this Decree to draw up their plans of development of the non-public forms of establishments in their branches and concretize the policies and levels of preference and encouragement to the development of the non-public forms suited to each domain and mode of operation.
Chapter II
POLICY OF ENCOURAGEMENT TO NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS
I. ON MATERIAL BASIS AND LAND
Article 5.- The non-public establishments are given priority in renting houses and infrastructures of the State as stipulated by the Government.
Article 6.- The semi-public establishments formed by the transformation (partial or whole) of public establishments by decision of the competent authority are entitled to continue the management and use of the part of properties invested by the State (including land and the properties attached to it) on the basis of the inventory and revaluation of these properties according to the prices at the time of the transformation. Such properties shall be determined as the capital contribution from the State.
Article 7.- The people’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on their competence, the planning and plan of land use and the land fund potential in the localities to allocate land or lease land to the non-public establishments as base of operation. The non-public establishments must use the land allocated or leased to them according to the set purpose and abide by the prescriptions of land legislation. In all cases of land use not in conformity with the purpose set in the land allocation documents, the land shall be withdrawn according to prescriptions of law.
On the basis of the current Land Law, the collection of land use levy and land rent from non-public establishments is stipulated as follows:
1. The State allocates land on a stable and long-term basis to non-public establishments and shall not collect land use levy on the land allocated for the construction of hospitals and other medical establishments, schools, job training centers, dormitories, stadiums, sport competition centers, swimming pools, sport training centers, cultural houses, art performance centers, libraries, exhibition centers and other cases prescribed by the Government.
2. In other cases of land allocation or lease by the State, the non-public establishments shall pay the land use levy or the land rent according to current legislation.
Article 8.- The State encourages organizations and individuals that own houses and land to lease them to non-public establishments for use as base of operation according to the objectives stipulated in Clause 1, Article 7 of this Decree.
Organizations and individuals that lease land to non-public establishments for use as base of operation according to objectives stipulated in Clause 1, Article 7 of this Decree do not have to pay Value Added Tax for the turnover from the lease and are refunded the tax by the State at the maximum rate equal to the income tax to be paid by the enterprise for the income from the lease according the above-said purposes.
Organizations and individuals that are refunded the tax already paid must ensure the conditions of stable term of lease, reduce the rent and must use the money refunded by the State to invest in the infrastructure for lease.
II. ON TAX, CHARGE AND FEE
Article 9.- On housing and land tax
1. Non-public establishments that are allocated land for use according to the purposes stipulated in Clause 1, Article 7 of this Decree shall not have to pay housing and land tax.
2. In other cases of land allocation by the State, payment of housing and land tax shall comply with prescriptions of current law.
Article 10.- On registration fee
Non-public establishments are exempt from registration fee when registering the land use right and housing ownership right.
Article 11.- On Value Added Tax
Non-public establishments do not have to pay Value Added Tax on the following activities:
1. Medical activities: medical examination, medical treatment, prevention of epidemics, medical care during convalescence.
2. Cultural, exhibition and sport activities which have a movement or mass character, organization of training, competition free of charge or in which the charge is not aimed at business purpose.
3. Art performance activities such as: song, dance, music, theater, circus; other art performance activities and service of organizing art performances, production of films of various kinds.
Film distribution and projection activities: for celluloid films without distinction of subjects of the films, for video films which are only documentary, reportage and scientific films.
4. Teaching and job training, including education in general subjects, teaching of foreign languages, informatics and other subjects.
5. Printing, publication and distribution: newspapers, periodicals, specialized news bulletins, political books, text books, curricula, books of legal documents, books in scripts of national ethnic minorities, paintings and pictures, posters, mass education and mobilization.
6. Technology transfer (not including value of equipment and machinery accompanying the transferred technology).
Article 12.- On enterprise income tax
1. On tax rate:
a/ Non-public establishments in the domains of education, healthcare, culture and sport engaged in the following activities: teaching, job training, medical examination and treatment; performing national songs, dances, music and arts, film projection; art collection, conservation, development and popularization of national culture; exhibition and physical culture and sport activities not for business purposes, shall enjoy preferential rate for enterprise income tax as follows:
- Eligible for the 15% tax rate if they operate in areas with specially difficult socio-economic conditions.
- Eligible for the 20% tax rate if they operate in areas with difficult socio-economic conditions.
- Eligible for the 25% tax rate if they operate outside the above-said areas.
b/ In other cases not stipulated in Point a, Clause 1 of this Article, the 32% tax rate as currently prescribed by law shall apply.
c/ Non-public establishments do not have to pay supplementary enterprise income tax for the incomes coming from the activities stipulated in Point a, Clause 1 of this Article.
2.On reduction and exemption of enterprise income tax:
a/ Newly founded non-public establishments in the domains of education, healthcare, culture and sport including: schools at various levels; establishments for job training and raising the vocational skills of workers, fostering and raising the business management knowledge; medical establishments in the domain of medical examination and treatment; houses of national culture, traditional song and dance troupes; establishments for collection, conservation, develop-ment and popularization of the national culture; sport training and competition centers and other cases prescribed by the Government shall enjoy preferences in reduction and exemption of enterprise income tax from the time they acquire taxable incomes. More concretely:
- Reduction of income tax in the first four years and reduction by 50% of the tax to be paid in the nine subsequent years for the establishments invested in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.
- Exemption for the first four years and reduction by 50% of the tax payable in the seven following years for the establishments invested in areas with difficult socio-economic conditions.
- Exemption in the first two years and reduction by 50% of the payable tax in the following four years for the establishments invested outside the above areas.
b/ Non-public establishment stipulated in Point a, Clause 1 of this Article which are invested for expansion of scale and technology renewal, improvement of the ecology and environment shall enjoy preference in the reduction and exemption of enterprise income tax on the additional income brought by the new investment from the time they acquire payable income. More concretely:
- Exemption for four years and reduction by 50% of the payable tax for the seven subsequent years if they operate in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.
- Exemption for 3 years and reduction by 50% of the payable tax for the five subsequent years if they operate in areas with difficult socio-economic conditions.
- Exemption for one year and reduction by 50% of the payable tax during the four subsequent years if they operate outside the above areas.
The process, procedures and method of determining the tax to be reduced or exempted shall comply with the current tax legislation.
Article 13.- In case of necessity to invest in building the infrastructure or expanding and upgrading the quality of the activities, the State may reallocate to the non-public establishments the enterprise income tax amounts that they have paid for the incomes from the conduct of such activities as teaching, job teaching; medical examination and treatment; performance of national songs, dances, music and art, film projection; collection, conservation, development and popularization of national culture; exhibitions and physical culture and sport activities not for business purposes.
The maximum reallocation by the State shall be equal to the enterprise income tax that the non-public establishments have to pay. The non-public establishments can use the reallocation by the State only for the development of their material bases, strengthening, expanding and raising the quality of their activities.
The Ministry of Finance shall provide concrete guidance on the process and procedures for the reallocation; inspect the use of the reallocation at the non-public establishments as stipulated in this Article.
Article 14.- Income tax on high-income earners
Persons in the public establishments who work extra-hours for non-public establishments shall be exempt from income tax on earners if such incomes are paid high incomes by the non-public establishments.
Individuals contributing capital to non-public establishments are exempt from income tax on high-income earners if the income derives from the capital contribution and is paid by the non-public establishments.
Article 15.- On export tax and import tax
1. Non-public establishments that conduct activities under the preferential policies stipulated in Point a, Clause 1, Article 12 of this Decree are exempt from import tax on the following goods which cannot yet be produced in the country or which are produced in the country but not up to the standard of quality:
- Equipment, machinery and specialized means of transport in the technological line imported to create fixed assets of the non-public establishments, to expand the scale of investment or to renovate the technology.
- Specialized transport means to commute staff personnel, teachers and students.
2. The equipment, machinery and specialized transport means exempt from import tax must get the consent of the competent agency which decides that they are eligible for the preferential policy and must register with the border gate customs office.
3. The list of equipment, machinery and specialized transport means exempt from import tax and the competence in deciding the exemption from import tax for the non-public establishments stipulated in this Article shall comply with the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax, the Law on Domestic Investment Promotion, and other legal documents in force.
III. CREDIT
Article 16.- The non-public establishments which conduct activities covered by the preferential policies stipulated in Point a, Clause 1, Article 12 of this Decree are eligible for preferential credit policies of the State as prescribed by current law to build material bases and buy equipment in service of the specialized jobs of the units according to projects approved by the competent authorities.
IV. INSURANCE
Article 17.- Non-public establishments shall have to carry out and direct the laborers in the units to carry out fully the current provisions of the State regarding social insurance and medical insurance so that the laborers in the units may enjoy the rights and interests concerning social insurance and medical insurance as laborers in the public units.
Public servants and laborers who are moved from public establishments to non-public establishments are guaranteed the social insurance of the period of their work at the public establishment or shall receive a package once-and-all allowance as provided by the State if they so desire.
V. REWARDS, AWARD OF TITLES
Article 18.- Laborers in non-public establishments are eligible to be considered by the State for the award of commendation certificates, merit certificates, medals and commemorative medals, and the award of titles of merit like any laborer in the public establishments as well as cash rewards at the rate stipulated by the State from the State budget sources.
Chapter III
FINANCIAL MANAGEMENT
Article 19.- Non-public establishments shall collect charges, service charges and revenues from the sales of products and other revenues to make up for expenditures as stipulated by the Government and competent agencies:
1. Collection of school fees, hospital charges and other contributions as stipulated by the Government and competent agencies.
2. The collection of service charges and revenues from the sales of products shall be made as agreed upon between the service-providing unit and the beneficiary of the service... (except for the service products on which the State sets prices).
Apart from the above revenues, non-public establishments can also receive aid from organizations and individuals in the country and abroad according to prescriptions of law on the management and use of aid sources.
Article 20.- The annual financial results of non-public establishments shall be determined on the basis of the difference between the total revenues and total expenditures of the units in the fiscal year after fulfilling the obligation of collection and remittance to the State budget as prescribed by law. Part of the revenue of the unit shall be deduced to supplement the fund, spend on strengthening the material bases, reduce service charges, supplement the expenditures for beneficiaries of social policies, spend on rewards and welfare allowances for the laborers in the units and the objects directly cooperating with the units. The remainder shall be distributed according to the rate of contributions from the State, collectives and individuals taking part in the non-public establishments.
The revenues originating from the fund contributed by the State shall be left to the establishment for continued investment.
Article 21.- Non-public establishments must register with the financial agency and organize accountancy and statistical work as prescribed by law; make quarterly and yearly reports of accounts of the whole revenues and expenditures, increases and decreases of capital and properties of the sources registered at the financial agency; observe financial openness as prescribed by law. Non-public establishments must observe the regime of accountancy suitable for each form of operation of the units in each domain as directed by the Ministry of Finance.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS OPERATING IN THE DOMAINS OF EDUCATION, HEALTHCARE, CULTURE AND SPORT
Article 22.- State management of non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture and sport consists of the following:
1. On the basis of the strategy, planning and plans adopted in each period and yearly for education, healthcare, culture and sport to work out the orientation for socialization in each domain as basis for the various levels and branches and the population to organize the implementation.
2. To issue policies and regimes to encourage socialization suited to the various forms of operation in education, healthcare, culture and sport and to the need of development of each domain in each period and each region.
3. To effect unified management of the contents and programs, the requirements in quantity and quality of the service in each domain as basis for the organization of implementation, monitoring and supervision by different levels and branches and the entire society.
4. To issue and withdraw permits as prescribed with regard to the non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture and sport.
5. To inspect and check the implementation of the State regulations at the non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture and dport; to handle the violations as prescribed by law.
6. The ministries, branches and the People’s Committees at various levels shall base themselves on their functions, tasks and competence to carry out the above stipulations on State management.
Article 23.- Competence to permit the founding of non-public establishments in the domain of education is stipulated as follows:
1. The Prime Minister shall give permission for the founding of universities.
2. The Minister of Education and Training shall give permission for the founding of colleges and pre-university schools.
3. The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies, and agencies attached to the Government shall give permission for the founding of semi-public establishments or the transformation of the whole or part of vocational secondary schools or attached job training schools into semi-public schools.
4. The Presidents of the provincial-level People’s Committees shall give permission for the founding of general secondary schools, general education boarding schools for ethnic minorities, vocational secondary schools and job training schools under the management of the provincial level People’s Committees.
5. The Presidents of the district-level People’s Committees shall give permission for founding pre-infant schools and infant schools, primary schools, basic secondary schools, and semi-boarding general schools for ethnic minorities under the management of the district People’s Committees.
Article 24.- Competence for giving permission to found non-public establishments in the domain of healthcare:
1. The Prime Minister shall decide to found major medical establishment of national and international status.
2. The Minister of Health shall give permission to found hospitals.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall give permission to found semi-public establishments or to transform wholly or partially attached medical establishments into semi-public medical establishments.
4. The Presidents of the provincial-level People’s Committees shall give permission to found medical establishment under the management of the provincial People’s Committees.
Article 25.- Competence for giving permission to found non-public establishments in the domain of culture:
1. The Prime Minister shall give permission to found major cultural establishments of national and international status.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall give permission to found semi-public establishments or to transform wholly or partially attached cultural establishments into semi-public establishments.
3. The Presidents of the People’s Committees of provincial level shall give permission to found cultural establishments under the management of the provincial People’s Committee.
Article 26.- Competence for permission to found non-public establishments in the domain of sport:
1. The Prime Minister shall give permission to found major training and competition centers and sport grounds and stadiums of national and international status.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall give permission to found semi-public establishments or to transform wholly of partially attached sport establishments into semi-public establishments.
3. The Presidents of the provincial-level People’s Committees shall give permission to found training and competition centers, stadiums and entertainment centers of sport character of small scale under the management of the provincial People’s Committees.
Article 27.- The founding of establishments with foreign investment in the domains of education, healthcare, culture and sport shall be effected according to the Law on Foreign Investment in Vietnam and related documents.
Article 28.- The authority that permits the founding of non-public establishment shall have the right to terminate the operations or dissolve them when it deems that these establishments operate not in conformity with the permits already issued or violate the provisions of related laws.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 29.- This Decree takes implementation effect 30 days after its signing. The earlier provisions on the policy encouraging socialization of the activities in the domain of education, healthcare, culture and sport which are contrary to the stipulations in this Decree are now annulled.
Non-public establishments operating in the domain of education, healthcare, culture and sport which were formed before the effective date of this Decree and which are still in the period of preferential treatment according to the stipulations in this Decree shall continue to enjoy such preferential policies as stipulated in this Decree for the remaining period.
Article 30.- The Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health, the Minister of Culture and Information, the minister-head of the Commission for Physical Training and Sports shall have to coordinate with the related ministries and branches in guiding the application of this Decree in a way conformable with the characteristics of the activities and organization in each domain.
Article 31.- The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 73/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe