Nghị định 165/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

thuộc tính Nghị định 165/2004/NĐ-CP

Nghị định 165/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:165/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/09/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hợp tác giáo dục (SMS: 17309 - Không gửi qua fax) - Ngày 16/9/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 165/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này áp dụng đối với hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường và cơ sở giáo dục với các nước, tổ chức quốc tế, các trường và cơ sở giáo dục quốc tế, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài... Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của mỗi nước, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam... Nghị định quy định rõ các hình thức và nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục...

Xem chi tiết Nghị định165/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 165/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 165/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2004
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

2. Nghị định này áp dụng đối với hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường và cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức Việt Nam) với các nước, tổ chức quốc tế, các trường và cơ sở giáo dục quốc tế, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Bên nước ngoài).

3. Việc tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đồng thời phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

 

Điều 2. Nguyên tắc về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của mỗi nước, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam và theo quy định tại Điều 94 của Luật Giáo dục.

2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở chương trình, dự án ký kết bằng văn bản giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam với Bên nước ngoài.

CHƯƠNG II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

Điều 3. Hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Chương trình, dự án hợp tác với Bên nước ngoài có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

2. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục;

3. Hội nghị, hội thảo và tọa đàm quốc tế về giáo dục trong và ngoài nước.

 

Điều 4. Hợp tác đào tạo cán bộ quản lý, nhà giáo và nghiên cứu ứng dụng thiết bị, dụng cụ, học liệu dạy học

Việc hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài và việc nghiên cứu ứng dụng để sản xuất, cải tiến trang thiết bị, dụng cụ dạy học và học liệu sử dụng trong nhà trường và cơ sở giáo dục được thực hiện theo các chương trình, dự án do Bên nước ngoài hoặc do cơ quan, tổ chức Việt Nam cung cấp.

 

Điều 5. Trường quốc tế tại Việt Nam

Trường quốc tế tại Việt Nam tiếp nhận người nước ngoài vào học tập, đào tạo. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của các trường quốc tế có thể được vào học ở bậc giáo dục trung học phổ thông, trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

 

Điều 6. Chuyên gia giáo dục nước ngoài

1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giáo dục theo các chương trình, dự án đã được ký kết (sau đây gọi chung là chuyên gia nước ngoài) bao gồm:

a) Chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;

b) Chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cơ sở giáo dục.

2. Việc tiếp nhận, quản lý chuyên gia nước ngoài vào làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học được thực hiện theo quy định hiện hành.

 

Điều 7. Lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào học tập tại Việt Nam (sau đây gọi chung là lưu học sinh nước ngoài) bao gồm:

1. Lưu học sinh nước ngoài vào học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam theo các hiệp định, thoả thuận của Chính phủ và các Bộ, ngành với Bên nước ngoài.

2. Lưu học sinh nước ngoài vào học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam theo thoả thuận, hợp đồng tự ký với các trường, cơ sở giáo dục tại Việt Nam.

Việc tiếp nhận, quản lý lưu học sinh nước ngoài vào học tập tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 8. Chuyên gia giáo dục Việt Nam

Khuyến khích cơ quan, tổ chức Việt Nam hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để cử chuyên gia giáo dục và cán bộ khoa học Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Việc tuyển chọn và các chế độ đối với chuyên gia giáo dục và cán bộ khoa học Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về việc chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và theo thoả thuận được ký kết giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam với Bên nước ngoài.

 

Điều 9. Tiếp nhận và sử dụng công nghệ giáo dục của nước ngoài tại Việt Nam

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc cho phép tiếp nhận và sử dụng công nghệ giáo dục của nước ngoài trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học của Việt Nam.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc cho phép tiếp nhận và sử dụng công nghệ giáo dục của nước ngoài trong các cơ sở dạy nghề của Việt Nam.

 

Điều 10. Tiếp nhận và tài trợ trang thiết bị, tài liệu, sách báo phục vụ giáo dục và đào tạo

Việc tiếp nhận, tài trợ trang thiết bị, tài liệu, sách giáo khoa, sách báo khoa học kỹ thuật phục vụ giáo dục và đào tạo để tăng cường cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện cho giáo dục tại Việt Nam và nước ngoài được thực hiện theo các quy định hiện hành về tiếp nhận viện trợ nước ngoài của Việt Nam và theo quy định về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

 

Điều 11. Quảng cáo và triển lãm giáo dục

1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam được hợp tác với đối tác nước ngoài trong việc tổ chức triển lãm giáo dục Việt Nam ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.

2. Bên nước ngoài được hợp tác với cơ quan, tổ chức Việt Nam trong việc quảng cáo và tổ chức triển lãm giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, học liệu, sách báo khoa học kỹ thuật

Cơ quan, tổ chức Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu (sách, tài liệu, phim, ảnh), sách báo khoa học kỹ thuật với mục đích phục vụ giáo dục và đào tạo theo các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và của Bên nước ngoài.

 

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

Điều 13. Hình thành chương trình, dự án hợp tác

1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác quốc tế về giáo dục, sau khi đã có đối tác nước ngoài, phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc hình thành nội dung và hình thức hợp tác như quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác quốc tế về giáo dục nhưng chưa có đối tác nước ngoài, có thể yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài.

 

Điều 14. Thủ tục thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

1. Việc thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ hoặc Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Trước khi việc thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cho ý kiến về các nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực mình quản lý đối với các chương trình, dự án hợp tác đó.

 

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

 

Điều 16. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, dự án hợp tác

1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và dự kiến kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hợp tác trong thời kỳ tiếp theo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình và đánh giá kết quả thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ.

 

CHƯƠNG IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

Điều 17. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

2. Quyết định chủ trương, phương hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

3. Chỉ đạo việc đàm phàn, ký kết và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

4. Chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

 

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục theo chức năng được giao, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Làm đầu mối về các hoạt động quan hệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

2. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

3. Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

4. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức Việt Nam xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

5. Vận động tài trợ cho các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

6. Tổng hợp và điều phối hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

7. Đàm phán, ký kết các văn bản thoả thuận về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và ký kết theo thẩm quyền các Điều ước quốc tế về công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế;

8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này;

9. Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

 

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của Nghị định này.

2. Quyết định theo thẩm quyền những nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của các trường, cơ sở giáo dục trực thuộc và thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức Việt Nam trong việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

1. Lựa chọn đối tác hợp tác và lựa chọn hình thức, nội dung hợp tác thiết thực, thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã được ký kết và bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc hợp tác theo quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

2. Thực hiện việc định kỳ báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.

 

CHƯƠNG V. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 21. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 22. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 23. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

 

Điều 24. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 165/2004/ND-CP

Hanoi, September 16, 2004

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE EDUCATION LAW ON MANAGEMENT OF INTERNATIONAL COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 2, 1998 Education Law;

At the proposals of the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and subjects

1. This Decree details the implementation of a number of articles of the Education Law on international cooperation in the field of education.

2. This Decree shall apply to activities of international cooperation in the field of education between ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, provincial/municipal People's Committees, socio-political organizations, schools as well as educational establishments (hereinafter called Vietnamese agencies and/or organizations for short) and foreign countries, international organizations, international schools as well as educational establishments, foreigners and overseas Vietnamese (hereinafter called foreign parties for short).

3. The performance of international cooperation in the field of education must comply with the provisions of the Government's Decree No. 06/2000/ND-CP of March 6, 2000 on investment cooperation with foreign parties in the fields of medical examination and treatment, education and training and scientific research and the Government's Decree No. 18/2001/ND-CP of May 4, 2001 on the setting up and operation of Vietnam-based foreign cultural or educational establishments.

Article 2.- Principles for international cooperation in the field of education

1. International cooperation in the field of education shall be carried out on the principles of respect for law, customs and traditions of each country, and assurance of its efficiency, practicality, as well as conformity with Vietnam's education development strategy and the provisions of Article 94 of the Education Law.

2. International cooperation in the field of education must be carried out on the basis of programs and/or projects concluded in writing between Vietnamese agencies or organizations and foreign parties.

Chapter II

FORMS AND CONTENTS OF INTERNATIONAL COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION

Article 3.- Forms of international cooperation in the field of education

Forms of international cooperation in the field of education prescribed in this Decree include:

1. Programs or projects on cooperation with foreign parties, which are funded with official development assistance (ODA) capital or foreign non-governmental aids;

2. Exchange of information and experiences in the field of education;

3. International conferences, seminars or meetings on education at home or abroad.

Article 4.- Cooperation in the training of administrators and teachers as well as the applied research into teaching equipment, facilities and materials

The cooperation in training of the contingent of administrators and teachers in Vietnam or overseas as well as in applied research into the production and upgrading of teaching equipment, facilities and materials used in schools and educational establishments shall be carried out under programs and/or projects put forth by foreign parties or Vietnamese agencies or organizations.

Article 5.- Vietnam-based international schools

Vietnam-based international schools shall admit foreigners for study and training. Vietnamese citizens, who meet all conditions prescribed by such international schools, may be admitted for general education, vocational intermediate, collegial, university and /or post graduate levels.

Article 6.- Foreign educational specialists

1. Foreigners and overseas Vietnamese entering Vietnam to work in the field of education under already concluded programs and/or projects (hereinafter referred collectively to as foreign specialists) include:

a/ Foreign specialists entering Vietnam to implement programs and/or projects on cooperation in the field of education;

b/ Foreign specialists entering for lecture and/or scientific research at schools, scientific research organizations or educational establishments.

2. The reception and management of foreign specialists coming to work, lecture and conduct scientific research shall comply with current regulations.

Article 7.- Foreign students in Vietnam

Foreigners and overseas Vietnamese studying in Vietnam (hereinafter referred collectively to as foreign students) include:

1. Foreign students entering Vietnam to study, practice or conduct scientific research under agreements of the Government, ministries or branches with foreign parties.

2. Foreign students coming to Vietnam to study, practice or conduct scientific research under agreements or contracts personally signed with schools or educational establishments in Vietnam.

The reception and management of foreign students studying in Vietnam shall comply with the regulations of the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 8.- Vietnamese educational specialists

Vietnamese agencies or organizations are encouraged to cooperate with foreign countries and international organizations on sending Vietnamese educational specialists and scientists abroad to work. The selection of, and regime towards, Vietnamese educational specialists and scientists sent abroad to work for given periods of time shall comply with the provisions of Vietnam's legislation on sending Vietnamese specialists abroad to work for given periods of time and the agreements signed between Vietnamese agencies or organizations and foreign parties.

Article 9.- Acceptance and application of foreign educational technologies in Vietnam

1. The Ministry of Education and Training shall stipulate the permission for acceptance and use of foreign educational technologies in Vietnam's educational establishments of pre-school, general education, vocational intermediate, collegial, university and post-graduate levels.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide for the acceptance and application of foreign educational technologies in Vietnam's job-training establishments.

Article 10.- Reception and donation of equipment and facilities, materials, books and newspapers in service of education and training

The reception and donation of equipment, facilities, materials, textbooks and scientific and technical books and newspapers in service of education and training, aiming to consolidate material foundations, laboratories and libraries for education in Vietnam and foreign countries, shall comply with Vietnam's current regulations on reception of foreign aids as well as importation and exportation.

Article 11.- Advertisement and exhibition on education

1. Vietnamese agencies or organizations may cooperate with foreign parties in organizing exhibitions on Vietnamese education in foreign countries according to the provisions of Vietnam's laws and host countries' laws.

2. Foreign parties may cooperate with Vietnamese agencies or organizations in advertising and organizing exhibitions on foreign education in Vietnam according to the provisions of Vietnam's laws.

Article 12.- Import and export of equipment, teaching materials and scientific and technical books and newspapers

Vietnamese agencies or organizations may import and/or export equipment, facilities, teaching devices and materials (books, documents, films, photos), textbooks and scientific and technical books and newspapers in service of education and training according to the regulations on import and export of Vietnam and foreign parties.

Chapter III

FORMULATION, APPRAISAL, APPROVAL AND IMPLEMENTATION OF PROGRAMS AND/OR PROJECTS ON INTERNATIONAL COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION

Article 13.- Formulation of cooperation programs and/or projects

1. Vietnamese agencies or organizations having the demand for international cooperation in education, after having foreign partners, must coordinate with the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in forming cooperation contents and forms as prescribed in Chapter II of this Decree.

2. Vietnamese agencies or organizations having the demands for international cooperation in education, which have not yet had foreign parties, may request the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to support them in seeking foreign partners.

Article 14.- Procedures for appraisal and approval of programs and projects on international cooperation in the field of education

1. The appraisal and approval of programs and projects on international cooperation in the field of education, funded with official development assistance (ODA) capital or foreign non-governmental aids, must comply with the orders and procedures prescribed in the Regulation on management and use of official development assistance (ODA) sources, issued together with the Government's Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001 or the Regulation on management and use of foreign non-governmental aids, issued together with the Prime Minister's Decision No. 64/2001/QD-TTg of April 26, 2001 and guiding documents.

2. Before carrying out the appraisal and approval of programs and projects on international cooperation in the field of education prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to give their comments on such cooperation programs' and/or projects' professional contents falling into the fields under their management.

Article 15.- Amendment, supplementation and extension of programs and/or projects on international cooperation

The amendment, supplementation and extension of programs and/or projects on international cooperation in the field of education of Vietnamese agencies or organizations shall comply with Article 14 of this Decree.

Article 16.- Reporting on the implementation results of cooperation programs and projects

1. Biannually and annually, Vietnamese agencies and/or organizations shall send reports on the implementation of programs and/or projects on international cooperation in the field of education and the tentative plans on the implementation of cooperation programs and/or projects in the coming period to the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned agencies according to current regulations.

2. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to sum up and evaluate the implementation results of programs and projects on international cooperation in the field of education and annually report thereon to the Government.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER INTERNATIONAL COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION

Article 17.- State management over international cooperation in the field of education

The Government shall perform the uniform State management over international cooperation in the field of education, including:

1. Promulgating legal documents on State management over international cooperation in the field of education;

2. Deciding on the strategies and orientations for international cooperation in the field of education;

3. Directing the negotiation, conclusion and implementation of programs and/or projects on international cooperation in the field of education;

4. Directing the inspection and examination of the implementation of programs and/or projects on international cooperation in the field of education.

Article 18.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to assist the Government in uniformly managing activities of international cooperation in the field of education according to their assigned functions and have the following tasks and powers:

1. Acting as coordinators in international relations and cooperation in the field of education;

2. Formulating and submitting to the Government for promulgation or promulgating according their competence legal documents on international cooperation in the field of education;

3. Formulating long-term and annual plans on international cooperation in the field of education for submission to the Prime Minister for consideration and decision;

4. Guiding and directing Vietnamese agencies and/or organizations in formulating programs and projects on international cooperation in the field of education;

5. Mobilizing financial aids for programs and projects on international cooperation in the field of education;

6. Synthesizing and coordinating activities of international cooperation in the field of education;

7. Negotiating and signing agreements on international cooperation in the field of education and signing according to their competence international treaties on mutual recognition of diplomas with other countries and international organizations;

8. Organizing examination and inspection of the implementation of this Decree and handling according to their competence or proposing the competent State agencies to handle violations of the provisions of this Decree;

9. Summing up and reporting to the Prime Minister on the implementation of activities of international cooperation in the field of education.

Article 19.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial/municipal People's Committees

The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial/municipal People's Committees shall have:

1. To coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing their attached schools and educational establishments to enter into international cooperation in the field of education according to the provisions of this Decree.

2. To decide according to their competence the contents of international cooperation in the field of education of their attached schools or educational establishments and notify thereof to the Ministry of Education and Training and/or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for the latter to sum up and report such to the Prime Minister.

Article 20.- Responsibilities of Vietnamese agencies and organizations for international cooperation in the field of education

1. To select cooperation partners as well as cooperation form and contents, to efficiently implement already concluded programs and projects on international cooperation in the field of education and ensure the strict observance of cooperation principles prescribed in Article 2 of this Decree.

2. To make periodical reports as prescribed in Clause 1, Article 16 of this Decree.

Chapter V

COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 21.- Commendation and/or reward

Organizations and individuals that record outstanding achievements, contributing to the development of international cooperation in the field of education shall be considered for commendation and/or reward according to law provisions.

Article 22.- Handling of violation

Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall be handled according to law provisions.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23.- This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.

Article 24.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 165/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất