Nghị định 116/2020/NĐ-CP hỗ trợ sinh hoạt cho sinh viên sư phạm

thuộc tính Nghị định 116/2020/NĐ-CP

Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:116/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:25/09/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sau 02 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí
Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Tuy nhiên, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt nếu không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp hoặc sinh viên tự chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học …

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí để làm thủ tục bồi hoàn. Thời gian phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.

>> Xem tiếp: Chi tiết chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm tại Nghị định 116

Xem chi tiết Nghị định116/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_________

Số: 116/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

__________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Chương I
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo giáo viên) thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (sau đây gọi chung là sinh viên sư phạm).
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm (sau đây gọi chung là cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu); các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo.
3. Nghị định này không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Số tháng làm tròn khi tính thời gian làm việc trong ngành giáo dục được xác định như sau: số ngày làm việc trong tháng từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng.
2. Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục, bao gồm:
a) Giáo viên, giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu hoặc chuyên môn, viên chức làm công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục khác được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo;
b) Công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Thẩm quyền xác nhận thời gian làm việc trong ngành giáo dục là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 3. Xác định nhu cầu đào tạo, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát tính toán và xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên tại địa phương của từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho năm tuyển sinh gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 01 hằng năm và công khai trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo của địa phương và nhu cầu xã hội, điều kiện bảo đảm chất lượng và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên để thực hiện tuyển sinh.
2. Căn cứ chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo công khai rộng rãi cho các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo giáo viên và thông báo lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Căn cứ vào chỉ tiêu được thông báo của các cơ sở đào tạo giáo viên và nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương, cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu có nhu cầu quyết định thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo một trong các hình thức sau:
a) Thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc;
b) Đặt hàng đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên;
c) Đấu thầu lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên cung cấp dịch vụ đào tạo giáo viên.
4. Quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên giữa cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu và kế hoạch đào tạo giáo viên theo từng năm, phù hợp với lộ trình kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên hằng năm và dài hạn của địa phương.
5. Đơn giá thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên được xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Các quy định khác về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương II CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ BỒI HOÀN KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 4. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Điều 5. Lập dự toán, chi trả kinh phí hỗ trợ
1. Lập dự toán:
a) Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu (sau đây gọi chung là thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu): Căn cứ vào nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương và các định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Nghị định này, hằng năm cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu lập dự toán kinh phí đào tạo giáo viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm qua cơ sở đào tạo giáo viên;
b) Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội (không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu): Căn cứ vào số chỉ tiêu còn lại trong phạm vi chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo sau khi trừ đi chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, hằng năm cơ sở đào tạo giáo viên lập dự toán kinh phí và gửi cơ quan cấp trên tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính bố trí dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội được cấp cho cơ sở đào tạo giáo viên theo hình thức giao dự toán theo quy định.
2. Chi trả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
a) Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành;
b) Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đối với kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo nhưng không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, được bố trí trong dự toán hằng năm của cơ sở đào tạo giáo viên được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 6. Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
2. Đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
b) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
c) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học.
4. Sinh viên sư phạm dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này nhưng thời gian hưởng không vượt quá thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo.
Điều 7. Thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
1. Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).
Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp và thông báo cho các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thống nhất xét hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
4. Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.
6. Danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện.
Điều 8. Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
2. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Điều 9. Thu hồi chi phí bồi hoàn
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
4. Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.
5. Số tiền thu hồi từ chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
6. Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên;
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị định này đối với các cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định;
d) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm hiệu quả.
2. Các bộ, ngành liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hằng năm, căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng.
2. Thực hiện công khai nhu cầu đào tạo giáo viên, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên, kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục.
3. Chi trả kinh phí thực hiện quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên theo đúng định mức quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm theo quy định của Nghị định này tại địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
5. Thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc tuyển dụng sinh viên sư phạm tốt nghiệp thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và bố trí vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo trong các cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng viên chức.
6. Hướng dẫn thủ tục theo dõi, đôn đốc và thu hồi tiền bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này và xử lý các trường hợp không thực hiện việc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
7. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên, kinh phí hỗ trợ, tình hình tuyển dụng giáo viên của địa phương với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo giáo viên
1. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo được thông báo, thực hiện tuyển sinh, đào tạo giáo viên theo đúng quy định hiện hành.
2. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với sinh viên sư phạm theo quy định.
3. Định kỳ hằng năm thông báo cho cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn về kết quả học tập, rèn luyện và thời gian tốt nghiệp của sinh viên sư phạm, danh sách sinh viên đang học tại trường vi phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
4. Có trách nhiệm công khai mức thu học phí theo từng năm học và học phí dự kiến cả khoá học, chi phí đào tạo, chuẩn đầu ra, kết quả học tập, tổ chức tuyển chọn và thực hiện đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu với địa phương có nhu cầu theo quy định.
5. Thực hiện thanh quyết toán kinh phí đào tạo giáo theo quy định.
6. Bảo đảm chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện.
7. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả đào tạo, kinh phí hỗ trợ đào tạo giáo viên với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
Điều 13. Trách nhiệm của gia đình và người được cử đi đào tạo
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở đào tạo giáo viên; hoàn thành chương trình đào tạo theo ngành được cử đi học.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thông báo cho cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về kết quả học tập để được tư vấn, hỗ trợ về định hướng việc làm trong ngành giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp, định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm của năm tiếp theo cho đến năm đủ thời gian không phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6, báo cáo tình hình việc làm của bản thân (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) tới cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để thông báo xóa hoặc thu hồi khoản kinh phí hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này hoặc gia đình có trách nhiệm nộp trả kinh phí đã được hỗ trợ cho cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này để nộp trả ngân sách nhà nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Quy định chuyển tiếp
Sinh viên sư phạm đã trúng tuyển và đào tạo từ năm học 2020 - 2021 trở về trước thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 cho đến khi tốt nghiệp.
Điều 15. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- y ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

(Kèm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

_________

 

Mẫu số 01

Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt

Mẫu số 02

Giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành giáo dục

 

 

 

 

 

Mẫu số 01

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG

VÀ CAM KẾT BỒI HOÀN HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố............................................

Tôi là..............................................................................................................................

Sinh viên/lớp......................... khóa.................... , khoa....................................................

Trường:..........................................................................................................................

Địa chỉ thường trú:..........................................................................................................

Số chứng minh nhân dân (Thẻ căn cước công dân): ........................................ ngày cấp: ............................ nơi cấp: .......................................................

Tôi đã nghiên cứu kỹ các quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt quy định tại Nghị định số.... ngày... tháng.... năm... của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Tôi xin được đăng ký thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm theo chỉ tiêu ............................................................................................................................. 1

Tôi xin cam kết thực hiện các nội dung quy định về chính sách bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tại Nghị định.

Trong trường hợp vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định, tôi xin cam kết bồi hoàn số tiền hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được nhận theo đúng quy định tại Nghị định và quy định của pháp luật hiện hành.

 

 

Ý KIẾN GIA ĐÌNH

......, ngày .... tháng.... năm....

NGƯỜI VIẾT CAM KẾT

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

-----------------

1 Chỉ tiêu thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu của địa phương hoặc chỉ tiêu không thuộc chỉ tiêu đặt hàng (Ghi rõ tên địa phương).

 

 

Mẫu số 02

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

GIẤY XÁC NHẬN

THỜI GIAN CÔNG TÁC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

___________

 

Cơ quan/cơ sở giáo dục:................................................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................................

Xác nhận Ông/Bà:...........................................................................................................

Số chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân: ............................... ngày cấp: .........................nơi cấp: ...................................

Ngày tuyển dụng:  ......................... tại Quyết định số: ........................ ngày ................... về việc .................................................................................................... đã công tác tại cơ quan/đơn vị là ................. năm ........... tháng./.

 

........., ngày .... tháng.... năm.......

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_________

 

No. 116/2020/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, September 25, 2020

 

 

DECREE

On support for tuition fees and cost-of-living expenses for students of teacher training institutions

__________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and Law on Public Employees;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

At the proposal of the Minister of Education and Training;

The Government promulgates the Decree on support for tuition fees and cost-of-living expenses for students of teacher training institutions.


Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree stipulates policies to support tuition fees and cost-of-living expenses for students of teacher training disciplines at national or regional universities, academies, universities and colleges that are licensed for teacher training (hereinafter referred to as teacher training institutions) according to the method of commissioning, ordering or procurement, and in conformity with social demands.

2. This Decree applies to:

a) Students taking Bachelor’s degree or three-year undergraduate programs in teacher training disciplines in the formal and formal association forms, and students taking second degree programs in the Bachelor’s degree or three-year undergraduate education form in teacher training disciplines who gain excellent degree academic results for the first degree (hereinafter referred to as pedagogical students).

b) People's Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) or affiliates authorized for commissioning, ordering or procurement for training of pedagogical students (hereinafter referred to as commissioning, ordering or procuring agencies); teacher training institutions and organizations and individuals having training demands.

3. This Decree shall not apply to teachers who are sent for training and retraining to raise qualification standards as prescribed in the Government’s Decree No. 71/2020/ND-CP dated June 30, 2020, on the roadmap for raising qualification standards for teachers of early childhood, primary and lower secondary schools.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. The number of rounded months used for calculation of working time in the education sector is determined as follows: the number of working days in a month of at least 15 days is determined as one month.

2. Pedagogical students serving in the education sector after graduation, including:

a) Teachers or lecturers performing teaching, research or other professional tasks, public employees responsible for academic administration activities at educational institutions of the national education system, and other educational institutions approved by competent authorities, scientific research institutions for education and training;

b) Civil servants and public employees working at state management agencies in charge of educational affairs in accordance with the Decree regulating the responsibilities for state management of education.

3. The persons competent to certify the working time in the education sector shall be the heads of the agencies and units as specified in Clause 2 of this Article.

Article 3. Determination of training needs, assignment of tasks, placement of orders, or bidding

1. On an annual basis, provincial-level People's Committees shall make a report on review, calculation and estimation of the needs for recruitment and training of teachers in their localities for each academic level, grade level, discipline and subject in the enrollment year, send it to the Ministry of Education and Training before January 31, and publicize it through mass media or means of communication.

Based on the needs to recruit teachers according to academic levels and disciplines at localities and social needs, training quality assurance conditions and training capabilities of teacher training institutions, the Ministry of Education and Training shall identify and notify the quotas for teacher training institutions to conduct enrollment.

2. Based on the quotas announced by the Ministry of Education and Training, teacher training institutions shall publicly announce them to localities, organizations and individuals having the teacher training needs, and notify them on the portal of the Ministry of Education and Training, and their own websites.

3. Based on the quotas informed by teacher training institutions and local teacher training needs, agencies in charge of assigning tasks, placing orders, or bidding that have such needs shall issue decisions on assignment of tasks, placement of orders, or bidding for provision of teacher training services with teacher training institutions in one of the following forms:

a) Assigning teacher training tasks to the affiliated teacher training institutions;

b) Ordering teacher training services from teacher training institutions;

c) Bidding for selection of teacher training institutions providing teacher training services.

4. Decisions on assigning tasks and teacher training contracts between agencies in charge of assigning tasks, placing orders, or bidding and teacher training institutions must be made based on the annual needs and teacher training plans, in line with the roadmaps specified in local educational development plans, or local annual and long-term teacher training plans.

5. The unit prices for assignment of tasks, placement of orders, or bidding for provision of teacher training services shall be determined in accordance with Article 4 of this Decree.

6. Other regulations on assignment of tasks, placement of orders, or bidding that have not yet been specified in this Decree shall comply with the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019, prescribing the assignment of tasks, placement of orders, or bidding for provision of public products and services covered by state budget funds.

 

Chapter II

POLICIES ON SUPPORT FOR TUITION FEES, COST-OF-LIVING EXPENSES AND REIMBURSEMENT OF SUPPORT FUNDS

 

Article 4. Support level and duration

1. Support level:

a) Pedagogical students shall be entitled to the state-funded support for tuition fees equal to the tuition fees charged by teacher training institutions where they are taking training programs;

b) Pedagogical students shall be entitled to the state-funded support for cost-of-living expenses equal to 3.63 million VND/month while studying at the school.

2. The duration of support for tuition fees and cost-of-living expenses shall be determined in proportion to the actual number of academic months as prescribed, but not exceeding 10 months/academic year. In cases where a teacher training institution provides credit-based training programs, the teacher training institution may convert support levels to adapt to the credit system. Total financial support in the whole training course provided according to the credit system shall not exceed the specified support level applied to a course in each academic year.

Article 5. Estimation and payment of support funds

1. Estimation:

a) With regard to pedagogical students trained according to the method of assigning tasks, ordering or bidding (hereinafter referred to as subjects of training assignment, ordering or bidding): Based on local teacher training needs and support levels specified in Article 4 of this Decree, agencies in charge of training assignment, ordering or bidding shall prepare the annual estimate of teacher training costs, and report it to competent authorities for approval of funds to support tuition fees and cost-of-living expenses for pedagogical students through teacher training institutions;

b) With regard to pedagogical students trained according to social needs (other than subjects of training assignment, ordering or bidding): Based on the remaining quotas within the differential in the quotas between the quotas announced by the Ministry of Education and Training and the quotas of subjects of training assignment, ordering or bidding, teacher training institutions shall annually prepare the estimate of costs for submission to superior authorities that then proceed to submit the general report to financial institutions to seek their decisions on cost budgets in accordance with the Law on State Budget. Funds to support tuition fees and cost-of-living expenses for pedagogical students trained according to social needs shall be granted to the teacher training institutions in the form of allocation of estimated costs in accordance with regulations.

2. Payment of support funds from the state budget:

a) Funds to support tuition fees and cost-of-living expenses for pedagogical students shall be included in the annual state budget estimates for education and training in localities, ministries and branches in accordance with current regulations;

b) Agencies in charge of training assignment, ordering or bidding shall directly pay teacher training institutions funds to support tuition fees and cost-of-living expenses for pedagogical students according to the mechanism of the State’s assignment of tasks, ordering or bidding for those falling into subjects of training assignment, ordering or bidding.

Funds to support tuition fees and living expenses for pedagogical students in the quotas announced by the Ministry of Education and Training, but not falling into subjects of training assignment, ordering or bidding, shall be included in the annual estimates of teacher training institutions assigned by competent authorities in accordance with the Law on State Budget;

c) Teacher training institutions shall be responsible for paying the supports for cost-of-living expenses for pedagogical students through students’ deposit account at banks.

3. Estimation, execution of estimates, and settlement or finalization of funds for implementation of policies on support for tuition fees and cost-of-living expenses for pedagogical students in this Decree shall comply with the Law on State Budget and its guiding documents.

Article 6. Reimbursement of support funds

1. Subjects required to reimburse funds to support tuition fees and cost-of-living expenses include:

a) Pedagogical students who have already received financial support policies but have not served in the education sector for 2 years from the date of issuing graduation decisions;

b) Pedagogical students who have already received financial support policies and worked in the education sector but fail to meet the requirement for working time as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;

c) Pedagogical students who have received financial support policies but change their disciplines during their course period, drop out of school, fail to complete the training programs or are disciplined in the form of expulsion.

2. Subjects not required to reimburse funds to support tuition fees and cost-of-living expenses include:

a) Within 02 years from the date of issuing graduation decisions, pedagogical students have worked in the education sector at least twice times greater than the period of academic program from the date on which they are officially recruited;

b) Pedagogical students, after graduation, have worked in the education sector for the period of time less than the one prescribed at Point a, Clause 2 of this Article and are assigned by competent state agencies to work outside the education field;

c) Pedagogical students, after graduation, continue to receive training assignment, ordering or bidding policies to take higher-level teacher training programs and continue to serve in the education sector for a period of time in accordance with the working time specified at Point a, Clause 2 of this Article.

3. Pedagogical students who are temporarily absent from school, temporarily suspended from school shall not be entitled to support policies during their absence or suspension.

4. With regard to pedagogical students who cease to study due to their illness, accident, repeat study, grade repetition (not more than once) or for non-disciplinary or drop-out reason, and are allowed to continue to study by teacher training institutions according to regulations, they shall be continuously entitled to the support policies specified in this Decree for a period of time not exceeding the maximum time required for completion of a training program.

Article 7. Procedures for registration of support for tuition fees and cost-of-living expenses support

1. Annually, based on the quotas announced by the Ministry of Education and Training, teacher training institutions must inform candidates who have been admitted to teacher training disciplines in order for them to apply for support policies, based on their eligibility for training assignment, ordering or bidding policies or training programs according to social needs, within the quotas notified by the Ministry of Education and Training.

2. Within 30 days of receipt of notices of admission, pedagogical students shall submit applications for entitlement to support policies and commitments to reimbursing tuition fees and cost-of-living expenses to teacher training institutions (made according to Form No. 01 in the Appendix issued together with this Decree), directly or by post or online (if any).

Students only submit 01 set of dossiers for the first time to apply for support policies during the period of their study at teacher training institutions.

3. Teacher training institutions shall collect these applications and notify localities that have performed training assignment, ordering or bidding to reach agreement on support for pedagogical students who fall into subjects of training assignment, ordering or bidding.

4. Agencies in charge of training assignment, ordering or bidding shall develop criteria for selection of pedagogical students granted admission, cooperating with teacher training institutions to ensure fairness, public disclosure and transparency.

5. Within 15 days from submission deadlines, teacher training institutions must reach agreement with agencies in charge of training assignment, ordering or bidding to confirm and notify pedagogical students entitled to support policies if they are eligible to become subjects of training assignment, ordering or bidding programs, and consider granting approval to pedagogical students entitled to support policies if they are eligible to become subjects of support policies applied to those falling within the quotas announced by the Ministry of Education and Training, and not falling within the quotas selected by the ordering method.

6. The list of pedagogical students entitled to support for tuition fees and cost-of-living expenses shall be publicly posted on the websites of teacher training institutions and concurrently sent to agencies in charge of training assignment, ordering or bidding for performance.

Article 8. Reimbursed costs and calculation of reimbursed costs

1. Reimbursed costs shall include funds to support tuition fees and cost-of-living expenses that the state budget has granted to a student.

2. Pedagogical students falling into the subjects specified at Points a and c, Clause 1, Article 6 of this Decree must fully reimburse the State budget's support funds.

3. Pedagogical students falling into the subjects specified at Point b, Clause 1, Article 6 of this Decree must partially reimburse the State budget's support funds. Reimbursed costs shall be calculated according to the following formula:

S = (F / T1) x (T1 -T2)

In which:

- S refers to reimbursed cost;

- F refers to the tuition fees and cost-of-living expenses supported by the state;

- T1 refers to the total working time in the education sector as prescribed, which is determined by the number of rounded months;

- T2 refers to the working time in the education sector, which is determined by the number of rounded months;

Article 9. Recovery of reimbursement expenses

1. Annually, based on training and learning results of pedagogical students, teacher training institutions shall notify the list of students who fall into the subjects specified at Point c, Clause 1, Article 6 of this Decree to the provincial-level People's Committees to notify the recovery of support funds for pedagogical students and their families as prescribed in Clause 2, Article 8 of this Decree.

2. With regard to pedagogical students required to reimburse support funds in accordance with Points a and b, Clause 1, Article 6 of this Decree, provincial-level People's Committees shall issue notices of recovery of such support funds based on which pedagogical students or their families fully pay the to-be-reimbursed amount in accordance with Article 8 of this Decree.

3. Within 30 days from the date of receiving the competent authority’s decisions, the students or their families must contact authorities in charge of recovery of reimbursed costs to complete reimbursement procedures.

The maximum time limit for payment of reimbursement obligations shall be 4 years starting from the date of receipt of the reimbursement notice.

In cases where the students or their families defer paying their reimbursement obligations according to the prescribed time limit, they must bear the maximum interest rate applicable to demand deposits as prescribed by the State Bank of Vietnam for the late payment amount. In cases where the State Bank does not specify the maximum interest rate applicable to demand deposits, they must bear the interest rate applicable to demand deposits as prescribed by Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade at the time of fulfillment of their reimbursement obligations.

4. For pedagogical students subject to reimbursement specified in Clause 1, Article 6 of this Decree, in cases where they are beneficiaries of state policies or in difficult situation, based on specific and particular conditions of pedagogical students, provincial-level People’s Committees shall decide on the method of withdrawal of support funds, the policy of exemption, reduction or cancellation of the reimbursed costs owed.

5. Costs recovered from pedagogical students shall be remitted into the state budget according to the current budget management authorization and in accordance with the State Budget Law’s provisions on management of amounts remitted to the state budget.

6. In cases where pedagogical students or their families fail to fulfill their obligations to pay reimbursements to collecting authorities, these authorities shall have the right to file lawsuits to the Court in accordance with the law provisions.

 

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 10. Responsibilities of ministries and branches

1. The Ministry of Education and Training shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing and guiding localities to implement the contents specified in this Decree;

b) Determine and notify enrollment quotas for teacher training disciplines to teacher training institutions;

c) Carry out the inspection and evaluation of the compliance of teacher training institutions with this Decree;

d) Direct teacher training institutions to coordinate with provincial-level People's Committees and relevant ministries and branches in implementing support policies for pedagogical students in an effective manner.

2. Relevant ministries and branches shall, within their assigned functions and tasks, cooperate with the Ministry of Education and Training in implementing the contents specified in this Decree.

Article 11. Responsibilities of provincial-level People's Committee

1. Annually, based on the teacher shortage or deficiency situation, determine training needs, allocate budget to perform assignment of tasks, place orders or bid with teacher training institutions, develop criteria for pedagogical student recruitment meeting the teacher demands.

2. Publicize the needs for teacher training, the results of training assignment, ordering or bidding with teacher training institutions, plans on recruitment and job placement in educational institutions.

3. Pay expenses for implementing decisions on assignment of tasks and teacher training contracts with teacher training institutions in accordance with Article 4 of this Decree.

4. Direct and guide the implementation of policies on supporting pedagogical students according to the provisions of this Decree in their localities; inspect and supervise the implementation and report on the implementation every year to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance.

5. Carry out or decentralize the recruitment of graduated pedagogical students who fall into subjects of training assignment, ordering or bidding, and arrange job positions suitable to their training majors in educational institutions according to current regulations on recruitment and employment of public employees.

6. Provide guidance on procedures for monitoring, urging and recovering reimbursement of tuition fees and cost-of-living expenses in cases where reimbursement is required as prescribed in Clause 1, Article 6 of this Decree, and handle cases of failure to make reimbursement in accordance with the law provisions.

7. Prepare annual reports on the results of implementation of decisions on assignment of tasks, teacher training contracts, support funds, and teacher recruitment situation in their localities to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance.

Article 12. Responsibilities of teacher training institutions

1. Based on the announced training quotas, carry out the enrollment and training of teachers in accordance with current regulations.

2. Fully implement regimes and policies for pedagogical students as prescribed.

3. On an annual basis, notify authorities in charge of recovering reimbursed costs of academic results and graduation deadlines of pedagogical students, lists of violating students required to reimburse funds to support tuition fees and cost-of-living expenses as prescribed in Clause 1, Article 6 of this Decree.

4. Take responsibility for publicizing tuition levels for each academic year and expected tuitions for the entire course, training costs, graduation standards, learning results, select and train teachers according to the method of assigning tasks, placing orders and bidding with localities in need in accordance with regulations.

5. Carry out the settlement and finalization of training costs in accordance with regulations.

6. Assure training quality and bear the responsibility to superior authorities for the quality of training services that they are rendering.

7. Submit annual reports on training results and teacher training support funds to the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance.

Article 13. Responsibilities of trainees and their families

1. Comply with laws, rules and regulations of teacher training institutions; complete the training program according to their discipline.

After graduation, students must notify agencies in charge of training assignment, ordering or bidding of academic results to receive educational employment-related instructions or support in accordance with Clause 2, Article 2 of this Decree.

2. After receiving graduation decisions, periodically before December 31 of the subsequent year to the end of the required duration of their service specified at Point a, Clause 2 of Article 6, report on their employment status (made according to Form No. 02 in the Appendix issued together with this Decree) to authorities in charge of recovery of reimbursed costs to notify the removal or withdrawal of support funds.

3. Pedagogical students who fall into the subjects specified in Clause 1, Article 6 of this Decree or their families shall be responsible for paying the reimbursement of support costs to authorities in charge of recovery of reimbursed costs in accordance with Article 9 of the Decree to the state budget.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 14. Transitional provisions

Pedagogical students who have been admitted to academic programs from the 2020-2021 school year or earlier shall continue to comply with Article 6 of the Government's Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 2, 2015, on mechanism for collection and management of tuition fees applicable to educational institutions in the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction and financial support from academic year 2015-2016 to 2020 - 2021 until their graduation.

Article 15. Effect and implementation responsibilities

1. This Decree takes effect from November 15, 2020 and applies from the enrollment period for the 2021-2022 school year.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities and related agencies and organizations shall be responsible for the implementation of this Decree./.


For the Government

The Prime Minister

NGUYEN XUAN PHUC

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 116/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 116/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ hàng tháng bao nhiêu tiền theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP?

Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm phải bồi hoàn tiền hỗ trợ trong trường hợp nào?

Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong trường hợp:

- Đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;

- Đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác;

- Được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.

Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ nhận hỗ trợ phí sinh hoạt gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chỉ nhà sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP).

Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất