Phân loại và hướng dẫn quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ nêu rõ cách phân loại và hướng dẫn quản lý vốn lưu động.

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn gọi là Working capital, đây là thước đo tài chính, khả năng vận hành một doanh nghiệp hiệu quả. Vốn lưu động thể hiện được sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày như: tiền chi phí mặt bằng, tiền nguyên vật liệu, hàng tồn kho…

Vốn lưu động là thước đo tài chính của doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Sau khi hiểu vốn lưu động là gì, bạn cần hiểu được cách tính vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Việc xác định vốn lưu động qua công thức:  Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ vay ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn

Các tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền mặt trong khoảng thời gian một năm, đồng thời là tài sản mang tính thanh khoản cao.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tiền, hàng hóa, các khoản thu ngắn hạn,...

- Nợ vay ngắn hạn

Là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả trong ngắn hạn (<1 năm), bao gồm các khoản mua chịu, khoản vay ngắn hạn ngân hàng,... 

Nợ phải trả ngắn hạn và tài sản ngắn hạn đều được thể hiện rõ trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.


2. Phân loại 5 vốn lưu động trong doanh nghiệp 

Vốn lưu động thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thông qua doanh thu, quản lý hàng hóa,công nợ và khoản phải vay phải thanh toán. 

Để quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp không chỉ cần hiểu bản chất vốn lưu động là gì mà cần hiểu về cách phân loại các vốn lưu động sau: 

2.1. Vốn lưu động phân loại theo nguồn hình thành

Vốn lưu động được hình thành từ:

- Vốn điều lệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ.

- Vốn tự bổ sung: Vốn lưu động được doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Vốn đi vay: Vốn lưu động đi vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng,...

- Vốn liên doanh, liên kết: Vốn lưu động được tạo từ hoạt động liên doanh.

- Vốn lưu động được huy động từ thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

Vốn lưu động có nhiều cách phân loại khác nhau (Ảnh minh họa)

2.2. Vốn lưu động phân loại theo vai trò 

Căn cứ theo vai trò, vốn lưu động được chia thành:

- Vốn trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: phụ tùng, dụng cụ thay thế và chi phí nguyên vật liệu. 

- Vốn trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

- Vốn lưu động trong quá trình lưu thông: Vốn đầu tư ngắn hạn, vốn thành phẩm,..

2.3. Vốn lưu động phân loại theo hình thái thể hiện 

Căn cứ theo hình thái thể hiện, vốn lưu động được chia thành:

- Vốn vật tư hàng hóa: Vốn lưu động được tạo ra từ hiện vật như hàng hóa, nguyên và nhiên vật liệu,...

- Vốn bằng tiền: Vốn lưu động được tạo ra từ quỹ tiền mặt, tiền đầu tư chứng khoán,...

2.4. Vốn lưu động phân loại theo quan hệ sở hữu

Căn cứ theo quan hệ sở hữu, vốn lưu động được chia thành: 

- Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc các cổ đông. 

- Vốn vay, các khoản nợ: Vốn lưu động được từ các khoản nợ chưa thanh toán, vốn vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. 

2.5. Vốn lưu động phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn 

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn lưu động được chia thành:

- Vốn lưu động tạm thời: Vốn lưu động từ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động tạo nên các tài sản lưu động thường xuyên và mang tính chất ổn định.   


3. Hướng dẫn quản lý vốn lưu động với các doanh nghiệp 

Vốn lưu động là số tiền mặt các doanh nghiệp phải trả hàng ngày cho các chi phí trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải có những kế hoạch quản lý vốn lưu động và sử dụng vốn hiệu quả.

Hướng dẫn quản lý vốn lưu động giúp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định (Ảnh minh họa)

- Xác định rõ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: 

Các doanh nghiệp cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu tài chính và chênh lệch nhu cầu vốn lưu động của chu kỳ trước để lên kế hoạch sử dụng vốn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại và đảm bảo tăng trưởng trong kỳ tiếp theo 

- Chú trọng khai thác và sử dụng vốn hiệu quả:

Tùy theo từng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp nên linh hoạt  sử dụng nguồn vốn hoặc vốn lưu động như:Vốn liên kết,liên doanh; Vốn vay từ các ngân hàng thương mại; Vốn chiếm dụng 

- Chủ động công tác quản lý khoản thu, hạn chế tối đa vốn lưu động bị chiếm dụng bởi công ty khác 

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về khách hàng, quy động trước khi ký kết hợp đồng về thời gian, khả năng thanh toán và vi phạm hợp đồng 

- Kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi hợp lý

Doanh nghiệp nên cân nhắc nhiều hình thức đầu tư khác như bất động sản, tài chính,.. Để không đánh mất cơ hội gia tăng tối đa lợi nhuận 

- Tăng cường kiểm soát và tổ chức chính sách tiêu thụ mục đích thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển 

Đại lý là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm từ doanh nghiệp. Vì vậy , doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống và chính sách bán hàng liên kết với các đại lý.

Từ đó, giúp thúc đẩy tăng trương tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 

- Thường xuyên theo dõi quản lý hàng tồn kho, giảm tối thiểu chi phí lưu kho cho doanh nghiệp 

- Chuẩn bị những phương án rủi ro xảy ra trong mọi khâu sản xuất kinh doanh 

Trên đây, là những phân tích cơ bản cho doanh nghiệp và nhà đầu tư về vốn lưu động là gì. Hy vọng bài viết có ích cho bạn để áp dụng đầu tư và điều hành doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên quan đến các quy định về tài chính - ngân hàng, vui lòng liên hệ với LuatVietnam theo số 1900.6192  

Từ tháng 04/2022, LuatVietnam đã ra mắt trang Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp cập nhật chính sách mới, giải đáp thắc mắc về các quy định của pháp luật, hỗ trợ làm các thủ tục online... Xem chi tiết TẠI ĐÂY
 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.