Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

Khi thành lập công ty cần đáp ứng các quy định về vốn. Vậy pháp luật hiện hành, có yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu không?

1. Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng như không giới hạn mức vốn điều lệ tối đa. Tuy nhiên một số ngành, nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định.

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Khoản 5 Điều 16 Luật này nghiêm cấm hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký.

Bên cạnh đó cũng quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam tại Điều 34.

Ngoài ra, không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu.

Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp là một phần quan trọng thể hiện uy tín và trách nhiệm của các thành viên góp vốn với khách hàng, đối tác. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích, định hướng hoạt động của công ty, mức vốn điều lệ được quyết định.

Nếu vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác. Còn nếu vốn điều lệ ở mức quá cao thì doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng hơn nhưng trách nhiệm và tính rủi ro của các thành viên góp vốn cũng cao hơn.

>> Để vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý, cao hay thấp tốt hơn?

Không quy định vốn điều lệ tối thiểu
Không quy định vốn điều lệ tối thiểu (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?

Như vậy, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần thì thời hạn mà thành viên/chủ sở hữu/cổ đông phải góp đủ vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với công ty hợp danh thì thành viên có trách nhiệm góp đúng theo cam kết khi thành lập công ty.

2.1. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Theo khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản).

2.2. Đối với công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản) - theo khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiếp số 59/2020/QH14.

2.3. Đối với công ty cổ phần

Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản), trừ trường hợp Điều lệ công ty/hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định thời hạn ngắn hơn.

2.4. Đối với công ty hợp danh

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết (theo khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020).

3. Góp vốn không đúng thời hạn có bị phạt không?

Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp không đăng ký thay đổi vốn điều lệ sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng và phải thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập.

Góp vốn điều lệ không đúng thời hạn sẽ phải thay đổi vốn điều lệ
Góp vốn điều lệ không đúng thời hạn sẽ phải thay đổi vốn điều lệ (Ảnh minh họa)

Theo điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, cụ thể:

[…]

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

[...]

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề: Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu? Nếu cần hỗ trợ về thủ tục thay đổi vốn điều lệ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài  0938.36.1919 để được tư vấn nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.