Thông tư 80/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo lãnh phát hành và bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 80/2002/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 80/2002/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 12/09/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 80/2002/TT-BTC
Thông tư
SỐ 80/2002/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 09 NĂM 2002
HƯỚNG DẪN
BẢO LàNH PHÁT HÀNH VÀ ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN RA BÊN NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ
Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính hướng dẫn những thủ tục và phương pháp bán cổ phần ra bên ngoài của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo hình thức đấu giá hoặc bảo lãnh phát hành như sau:
Phần I
Những quy định chung
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá khi bán cổ phần lần đầu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1. Bán đấu giá cổ phần là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nuớc cổ phần hoá công khai cho các đối tượng bên ngoài có sự cạnh tranh về giá.
2.2. Bảo lãnh phát hành (trong trường hợp bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá) là việc tổ chức nhận bảo lãnh đảm bảo thực hiện phương án bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá cho các đối tượng bên ngoài theo hình thức đấu giá. Trường hợp không bán hết tổ chức nhận bảo lãnh phải mua số cổ phần còn lại theo giá khởi điểm.
2.3. Tổ chức nhận bảo lãnh là một hoặc một nhóm các tổ chức tài chính trung gian cùng phối hợp có đủ điều kiện để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp theo qui định của pháp luật về Chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.4. Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần là các doanh nghiệp cổ phần hoá và các tổ chức tài chính trung gian được cơ quan quyết định cổ phần hoá lựa chọn để thực hiện việc bán đấu giá cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hoá cho các đối tượng bên ngoài.
2.5. Tổ chức tài chính trung gian được tham gia thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tổ chức bán đấu giá cổ phần là: các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác...
2.6. Người tham gia đấu giá là tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2.7. Tiền đặt cọc là một khoản tiền của người tham gia đấu giá ứng trước để đảm bảo quyền tham gia đấu giá.
2.8. Giá khởi điểm là mức giá ban đầu của một cổ phần được chào bán ra bên ngoài do Hội đồng đấu giá qui định để thực hiện đấu giá nhưng không thấp hơn giá sàn.
2.9. Giá sàn của một cổ phần được xác định là 100.000 đồng Việt Nam.
3. Chi phí cho hoạt động đấu giá, bảo lãnh phát hành do doanh nghiệp cổ phần hoá và cơ quan tổ chức đấu giá hoặc tổ chức nhận bảo lãnh thoả thuận nhưng không làm vượt quá mức chi phí cổ phần hoá mà doanh nghiệp nhà nước được phép chi.
PHẦN II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Việc tổ chức bán đấu giá cổ phần phát hành lần đầu cho các đối tượng bên ngoài của các doanh nghiệp cổ phần hoá được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian hoặc do chính doanh nghiệp đó (nếu được cơ quan quyết định cổ phần hoá giao) và phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
2. Hội đồng đấu giá.
2.1. Hội đồng đấu giá do cơ quan quyết định cổ phần hoá thành lập để hướng dẫn và giám sát hoạt động bán đấu giá cổ phần.
2.2. Thành phần Hội đồng đấu giá được xác định như sau:
a. Trường hợp tổ chức tài chính trung gian (bao gồm cả tổ chức nhận bảo lãnh) thực hiện bán đấu giá cổ phần thì thành phần Hội đồng đấu giá gồm:
- Giám đốc hoặc người được uỷ quyền của tổ chức tài chính trung gian được giao nhiệm vụ bán đấu giá làm chủ tịch Hội đồng đấu giá.
- Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.
- Đại diện Tổng công ty hoặc công ty (nếu cổ phần hoá đơn vị thành viên hoặc bộ phận doanh nghiệp).
- Đại diện cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp.
- Đại diện doanh nghiệp cổ phần hoá.
b. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được cơ quan quyết định cổ phần hoá giao trực tiếp bán đấu giá cổ phần thì thành phần Hội đồng đấu giá gồm:
- Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc người được giám đốc uỷ quyền làm Chủ tịch Hội đồng đấu giá.
- Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.
- Đại diện cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp.
- Đại diện Công ty mẹ hoặc Tổng Công ty (nếu có).
2.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng đấu giá:
a. Ban hành quy chế đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài của doanh nghiệp cổ phần hoá theo đúng quy định của Pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này.
b. Kiểm tra, giám sát hoạt động bán đấu giá cổ phần theo đúng quy chế đã ban hành.
c. Quyết định công bố giá khởi điểm.
d. Giám sát và quản lý việc phát phiếu tham dự.
e. Lập biên bản và công bố kết quả đấu giá.
g. Tuyên bố cuộc đấu giá không thành (nếu xảy ra).
h. Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá tình hình và kết quả bán đấu giá.
3. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần
3.1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng đấu giá theo quy định tại điểm 2 phần II của Thông tư này.
3.2. Dự thảo quy chế đấu giá bán cổ phần trình Hội đồng đấu giá ban hành.
3.3. Xây dựng và đề xuất giá khởi điểm để báo cáo Hội đồng đấu giá quyết định và công bố chính thức.
3.4. Niêm yết các thông tin về việc bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá tại nơi bán đấu giá hoặc nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp cổ phần hoá và thông báo trên 5 số báo ngày liên tiếp của 1 tờ báo trung ương và 1 tờ báo địa phương nơi doanh nghiệp cổ phần hoá có trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày trước khi thực hiện cuộc đấu giá.
3.5. Kiểm tra điều kiện tham dự đấu giá, thông báo và tổ chức cho các cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện để thực hiện đăng ký tham dự đấu giá.
3.6. Tổ chức cuộc đấu giá và thực hiện bán cổ phần theo kết quả đấu giá.
3.7. Hoàn trả tiền đặt cọc cho các bên tham dự đấu giá nhưng không trúng thầu.
3.8. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến đấu giá bán cổ phần hoặc bảo lãnh phát hành.
4. Thông tin chủ yếu về việc bán đấu giá cổ phần phải được niêm yết và thông báo công khai gồm:
4.1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp cổ phần hoá;
4.2. Số lượng cổ phần bán đấu giá;
4.3. Các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 3 năm trước khi cổ phần hoá (bao gồm cả vấn đề về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ, trình độ lao động) và kế hoạch sản xuất kinh doanh sau 3 năm;
4.4. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc bán đấu giá;
4.5. Tên, địa chỉ cơ quan tổ chức bán đấu giá;
4.6. Điều kiện tham gia đấu giá.
4.7. Thời hạn và cách thức nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá;
4.8. Ngày, giờ và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá;
4.9. Giá chào ban đầu của cuộc đấu giá (giá khởi điểm);
4.10. Phương thức thanh toán;
5. Điều kiện tham gia đấu giá
5.1. Các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được tham dự đấu giá:
a. Có tư cách pháp nhân, thể nhân; có địa chỉ cụ thể, rõ ràng; Nếu người đại diện pháp nhân không phải là thủ trưởng đơn vị thì phải có giấy uỷ quyền; Nếu là cá nhân phải có chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tuỳ thân hợp lệ hoặc được người có đủ quyền công dân bảo lãnh.
Đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
b. Có đơn đăng ký tham gia đấu giá đúng mẫu (quy định tại Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2) và nộp đúng thời hạn được thông báo trong giấy mời tham dự đấu giá công khai.
c. Số cổ phần mỗi tổ chức và cá nhân đăng ký mua tối thiểu là 100 cổ phần
d. Đặt cọc 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm.
5.2. Các đối tượng sau không được quyền tham gia đấu giá:
a. Các thành viên của Hội đồng đấu giá.
b. Bố, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con của các thành viên Hội đồng đấu giá.
c. Tổ chức kinh tế do thành viên Hội đồng đấu giá tham gia quản lý hoặc sở hữu.
d. Những người đã trực tiếp thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; Bố, mẹ, vợ chồng, con của người đó.
e. Các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của pháp luật
6. Đăng ký tham gia đấu giá.
Trước khi thực hiện cuộc đấu giá bán cổ phần 03 ngày, tổ chức thực hiện bán đấu giá phải hoàn thành các thủ tục đăng ký tham gia, nộp tiền đặt cọc và phát phiếu tham dự đấu giá cho các cá nhân và tổ chức đã được chấp nhận đơn xin tham gia đấu giá.
Phiếu tham dự đấu giá có đánh số thứ tự, ghi rõ tên đơn vị, cá nhân tham dự, số lượng cổ phần đăng ký mua, số tiền đã đặt cọc và có đóng dấu treo của tổ chức thực hiện bán đấu giá.
7. Thực hiện đấu giá.
7.1. Trước khi cuộc đấu giá được bắt đầu, tổ chức thực hiện bán đấu giá phải báo cáo Hội đồng đấu giá về điều kiện để thực hiện cuộc đấu giá và danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia đấu giá.
7.2. Cuộc đấu giá được coi là đủ điều kiện tiến hành khi có ít nhất 2 người đủ tiêu chuẩn tham gia đấu giá (hoặc người đại diện được người đăng ký uỷ quyền) tham dự và có mặt tại cuộc đấu giá. Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá không có điều kiện tham dự trực tiếp cuộc đấu giá thì phải thông báo lý do vắng mặt và gửi phiếu tham dự đấu giá (đã ghi giá dự kiến mua số lượng cổ phần đăng ký) cho Hội đồng đấu giá trước 01 ngày mở cuộc đấu giá và được xác định là có tham dự.
Các bên đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng không trực tiếp tham dự hoặc không tham dự đấu giá theo hình thức vắng mặt như đã nêu trên không được nhận lại số tiền đã đặt cọc.
7.3. Trường hợp chỉ có ít hơn 2 người đủ tiêu chuẩn tham dự đấu giá thì Hội đồng đấu giá tuyên bố cuộc đấu giá không thành, hoàn trả lại tiền đặt cọc cho các bên đã đăng ký và có tham dự. Hội đồng đấu giá có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh giảm giá khởi điểm để tổ chức lại cuộc đấu giá trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày công bố cuộc đấu giá không thành.
Trường hợp giá khởi điểm đã được điều chỉnh bằng giá sàn nhưng cuộc đấu giá vẫn không thành thì:
- Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành thì tổ chức nhận bảo lãnh phải mua lại theo giá khởi điểm và được hưởng số tiền đặt cọc của số cổ phần này.
- Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá không áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành thì Hội đồng đấu giá có trách nhiệm báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và cho phép tổ chức đấu giá lại. Việc tổ chức đấu giá lại phải được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thực hiện đấu giá lại.
Nếu cuộc đấu giá lần thứ hai không bán hết số lượng cổ phần dự kiến bán ra thì Hội đồng đấu giá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, điều chỉnh giảm vốn điều lệ trong phương án cổ phần hoá (đối với trường hợp có phát hành thêm cổ phần mới) hoặc điều chỉnh tăng vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn điều lệ để thực hiện tiếp phương án chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
7.4. Tại thời điểm bắt đầu cuộc bán đấu giá, Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc người được uỷ quyền công bố những thông tin chủ yếu về cuộc bán đấu giá như:
- Tên doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, dự kiến vốn điều lệ và số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
- Giá khởi điểm của cổ phần chào bán và những hành vi bị coi là vi phạm quy chế đấu giá, bị loại trừ khỏi cuộc đấu giá, không được nhận lại tiền đặt cọc.
- Các bước trong quy trình đấu giá và nguyên tắc xác định quyền được mua cổ phần theo giá đấu.
- Giải thích những vấn đề mà người tham gia đấu giá còn thắc mắc.
7.5. Việc đấu giá mua cổ phần được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín. Những người tham gia đấu giá ghi giá dự kiến mua số lượng cổ phần đã đăng ký vào phiếu tham dự đấu giá và gửi lên cho Hội đồng đấu giá để xét duyệt.
8. Xác định giá bán và công bố kết quả đấu giá:
8.1. Kết quả đấu giá bán cổ phần được xác định theo nguyên tắc:
a. Những người trả giá cao được quyền ưu tiên mua cổ phần trên cơ sở số lượng cổ phần đăng ký mua và số lượng cổ phần được chào bán. Trường hợp người bỏ giá cao nhất có số lượng cổ phần đăng ký mua ít hơn số cổ phần chào bán thì số cổ phần còn lại (sau khi đã duyệt bán cho người trả giá cao nhất) được xét bán cho người có mức giá liền kề. Nếu số cổ phần vẫn còn thì tiếp tục thực hiện nguyên tắc trên.
Ví dụ :
Tổng số cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp là 20.000 cổ phần = 20% vốn điều lệ. Giá khởi điểm được Hội đồng đấu giá ấn định là 102.000đ/1cổ phần.
* Mức giá trả của các bên tham gia đấu giá như sau:
- Pháp nhân A đăng ký mua 10.000 cổ phần với giá: 110.000đ/cp
- Cá nhân B đăng ký mua 3.000 cổ phần với giá: 125.000đ/cp
- Cá nhân C đăng ký mua 4.000 cổ phần với giá: 115.000đ/cp
- Pháp nhân D đăng ký mua 8.000 cổ phần với giá: 107.000đ/cp
- Cá nhân E đăng ký mua 4.000 cổ phần với giá: 103.000đ/cp
- Cá nhân G đăng ký mua 1.000 cổ phần với giá: 102.000đ/cp
* Kết quả đấu giá được xác định như sau:
- Cá nhân B được mua : 3.000 cổ phần với giá 125.000đ/cp
- Cá nhân C được mua : 4.000 cổ phần với giá 115.000đ/cp
- Pháp nhân A được mua: 10.000 cổ phần với giá 110.000đ/cp
- Pháp nhân D được mua: 3.000 cổ phần với giá 107.000đ/cp
* Như vậy, cá nhân E đăng ký mua 4.000 cổ phần với giá: 103.000đ/cp, cá nhân G đăng ký mua 1.000 cổ phần với giá: 102.000đ/cp và 5.000 cổ phần trong tổng số 8.000 cổ phần của cá nhân D đăng ký mua với giá: 107.000đ/cp không được bên bán chấp thuận.
b. Trường hợp các bên tham gia đấu giá có giá trả bằng nhau thì Hội đồng đấu giá ưu tiên bán cổ phần cho các nhà đầu tư có tiềm năng hơn về vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ, thị trường hoặc các chủ nợ.
c. Trường hợp các bên tham gia đấu giá có tiềm năng như nhau, trả giá bằng nhau nhưng số lượng cổ phần chào bán ít hơn tổng số cổ phần đăng ký mua thì quyền mua cổ phần của các bên được xác định trên cơ sở: Tổng số cổ phần chào bán và tỷ lệ giữa cổ phần của từng bên đã đăng ký so với tổng số cổ phần của các bên đã đăng ký.
8.2. Mọi trường hợp trả giá thấp hơn so với giá khởi điểm đều bị coi là không hợp lệ và bị loại trừ khỏi cuộc đấu giá.
8.3. Kết quả đấu giá phải được phản ánh vào biên bản đấu giá cổ phần và có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng đấu giá. Biên bản đấu giá cổ phần được lập ít nhất ba bản và được lưu giữ tại: cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá, tổ chức thực hiện bán đấu giá và doanh nghiệp cổ phần hoá.
8.4. Hội đồng đấu giá có trách nhiệm công bố công khai kết quả đấu giá trước khi cuộc đấu giá kết thúc.
9. Căn cứ vào kết quả đấu giá, tổ chức thực hiện bán đấu giá và các bên có liên quan có trách nhiệm hoàn tất việc mua bán cổ phần trong thời hạn không quá 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày công bố kết quả đấu giá .
Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mua bằng ngoại tệ thì phải chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đấu giá. Việc thanh toán có thể thực hiện theo phương thức trực tiếp tại trụ sở tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc chuyển khoản theo qui định của tổ chức này.
10. Trường hợp người tham gia đấu giá không mua hết số lượng cổ phần được quyền mua theo kết quả đấu giá thì không được lấy lại số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần từ chối mua. Số cổ phần này được Hội đồng đấu giá xem xét, quyết định bán cho người trả giá kế tiếp có nhu cầu mua.
Trường hợp tất cả các bên tham gia đấu giá đều không có nhu cầu mua thêm thì số cổ phần còn lại được giải quyết như sau:
a. Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành thì tổ chức nhận bảo lãnh phải mua lại theo giá khởi điểm và được hưởng số tiền đặt cọc của số cổ phần này.
b. Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá không áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành thì Hội đồng đấu giá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định cho phép tổ chức đấu giá lại hoặc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ.
11. Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần không chịu trách nhiệm về giá trị của cổ phần bán đấu giá, trừ trường hợp không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến cổ phần bán đấu giá.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày mua được cổ phần bán đấu giá, người mua có quyền trả lại cổ phần cho người bán đấu giá và yêu cầu tổ chức thực hiện bán đấu giá bồi thường thiệt hại, nếu các thông tin của doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần không đúng như đã thông báo.
12. Quản lý tiền đặt cọc:
- Đối với các bên tham dự cuộc đấu giá nhưng không được mua cổ phần thì trong 5 ngày (kể từ khi kết thúc cuộc đấu giá) tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm thanh toán lại tiền đặt cọc cho các đối tượng trên.
- Đối với các tổ chức, cá nhân được quyền mua cổ phần theo kết quả đấu giá thì khoản tiền đặt cọc được trừ vào tổng số tiền phải trả tương ứng với số lượng cổ phần được mua theo giá đấu.
- Đối với khoản tiền đặt cọc không phải trả theo qui định tại tiết 7.2 điểm 7 và điểm 10 Thông tư này thì được xử lý như sau:
+ Trường hợp bảo lãnh phát hành thì tổ chức nhận bảo lãnh được hưởng số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần phải mua còn lại.
+ Các trường hợp khác thì tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm nộp về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cùng cấp.
PHẦN III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để được nghiên cứu, giải quyết.
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 200...
PHỤ LỤC 1
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ MUA CỔ PHẦN
Kính gửi : Hội đồng đấu giá cổ phần công ty.........................
Tên tổ chức, cá nhân tham gia:.........
Địa chỉ: ................
Số điện thoại:..................
Số đăng ký kinh doanh (hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân):................
Số tài khoản........... mở tại...........
Khả năng về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý có liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần (nếu có):
Số cổ phần đăng ký mua:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ bán đấu giá cổ phần của Công ty........ chúng tôi tự nguyện tham dự đấu giá do Hội đồng đấu giá......... tổ chức và cam kết thực hiện nghiêm túc Quy chế đấu giá và kết quả đấu giá do Hội đồng đấu giá công bố.
Nếu vi phạm, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước phát luật.
Tổ chức, cá nhân viết đơn
Ký tên và đóng dấu (nếu có)
CỘNG HOÀ
Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày tháng năm ...
PHỤ LỤC 2
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ MUA CỔ PHẦN
Kính gửi : Hội đồng đấu giá cổ phần công ty.........................
Tên tổ chức, cá nhân (nước ngoài):.........
Quốc tịch:
Địa chỉ: ................
Điện thoại : Fax: E-mail (nếu có):
Tên giao dịch và số đăng ký kinh doanh (hoặc số chứng minh thư đối với cá nhân nước ngoài):................
Số tài khoản........... mở tại (các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam):...........
Khả năng về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý có liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần (nếu có):
Số cổ phần đăng ký mua:
Bản sao xác nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Bản sao xác nhận uỷ quyền cho đại diện của tổ chức, cá nhân tại cuộc đấu giá bởi người có thẩm quyền (kèm theo).
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ đấu giá bán cổ phần của Công ty........ chúng tôi tự nguyện tham dự đấu giá do Hội đồng đấu giá.........tổ chức và cam kết thực hiện nghiêm túc Quy chế đấu giá và kết quả đấu giá do Hội đồng đấu giá công bố.
Nếu vi phạm, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước phát luật.
Xác nhận của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản |
Tổ chức, cá nhân viết đơn Ký tên và đóng dấu (nếu có) |
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 80/2002/TT-BTC | Hanoi, September 12, 2002 |
CIRCULAR
GUIDING THE ISSUANCE UNDERWRITING AND AUCTION OF EQUITIZED STATE ENTERPRISES SHARES TO THE OUTSIDE
In furtherance of the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002 on transforming State enterprises into joint-stock companies, the Ministry of Finance hereby guides the procedures and method of selling the equitized State enterprises shares to the outside in the form of auction or issuance underwriting as follows:
Part I
GENERAL PROVISIONS
1. Scope and subjects of application
When selling shares for the first time to the outside
2. The words and phrases referred to in this Circular are construed as follows:
2.1. Share auction is the form of public sale of shares of equitized State enterprises to the outside subjects with competitive prices.
2.2. Issuance underwriting (in case of first-time sale of shares of equitized State enterprises) means an act whereby the underwriting organizations guarantee the implementation of the plans on the sale of shares of equitized State enterprises to the outside subjects in the form of auction. If shares cannot be sold out, the underwriting organizations must buy up the quantities of unsold shares at the reserve price.
2.3. An underwriting organization may be a single intermediary financial institution or a group of intermediary financial institutions coordinating with one another so as to meet all conditions for underwriting the share issuance for enterprises according to the provisions of the legislation on securities and securities market.
2.4. Organizations that conduct the auction of shares are equitized enterprises or intermediary financial institutions selected by the equitization-deciding agencies to conduct the auction of shares of first-time issuance of equitized enterprises to the outside subjects.
2.5. Intermediary financial institutions that may participate in performing underwriting operation or organizing the auction of shares are securities companies, financial companies, commercial banks and other credit and financial institutions.
2.6. Auction participants are economic organizations and individuals inside and outside the country as prescribed by law.
2.7. Deposits are sums of money advanced by auction participants to secure their right to participate in auctions.
2.8. The reserve price is the initial price level of a share offered for sale to the outside subjects set by the auction councils for holding the auctions, which, however, must not be lower than the floor price.
2.9. The floor price of a share is determined to be Vietnam dong 100,000.
3.Expenses for auction and issuance-underwriting activities shall be agreed upon by the equitized enterprises and the auction-conducting agencies or underwriting organizations, which, however, must not exceed the limit of equitization expenditure the State
Part II
SPECIFIC PROVISIONS
1. The auction of shares issued for the first time to the subjects outside the equitized enterprises shall be conducted through intermediary financial institutions or by the enterprises themselves (if they are so assigned by the equitization-deciding agencies), and must ensure publicity, transparency, equality and protect the rights and legitimate interests of the involved parties.
2. The auction councils.
2.1. The auction councils shall be set up by the equitization-deciding agencies to guide and oversee the share-auction activities.
2.2. The composition of an auction council is determined as follows:
- The director or authorized person of the intermediary financial institution assigned to auction shares, as the auction council’s chairman.
- The representative of the agency that has decided to equitize the enterprise.
- The representative of the corporation or company (if the member unit or enterprise’s section is equitized).
- The representative of the enterprise finance agency of the same level.
- The representative of the equitized enterprise.
- The director of the equitized enterprise or the person authorized by the director, as the auction council’s chairman.
- The representative of the agency that has decided to equitize the enterprise.
- The representative of the enterprise finance agency of the same level.
- The representative of the parent company or corporation (if any).
2.3. Responsibilities and powers of the auction councils:
3. Responsibilities of the share auction-conducting organizations
3.1. To coordinate with the concerned agencies in setting up the auction councils under the provisions at Point 2, Part II of this Circular.
3.2. To draft the share-auction regulations and submit them to the auction council for promulgation.
3.3. To formulate and propose the reserve price and report it to the auction councils for decision and official publicization.
3.4. To post up information on the auction of shares of the equitized enterprises at the auction places or at the head offices of the equitized enterprises and publish such information on five consecutive issues of a central daily and a newspaper of the locality where the equitized enterprises are headquartered at least 30 days before the auction is organized.
3.5. To examine the auction participation conditions, notify the individuals and legal persons of their eligibility and organize their registration to participate in the auction.
3.6. To conduct the auction and sell shares according to the auction results.
3.7. To reimburse the deposits to the auction participants that fail to win the auction.
3.8. To carry out other activities related to the share auction or issuance underwriting.
4. Essential information on share auctions which must be posted up and publicly announced includes:
4.1. The name and address of the equitized enterprise.
4.2. The quantity of shares for auction.
4.3. The enterprise’s essential economic and financial information in the three years prior to its equitization (including matters related to its products and business lines, outlets, labor skills) and the production and business plan for three subsequent years.
4.4. Time and venue of the auction.
4.5. The name and address of the auction-conducting agency.
4.6. Auction participation conditions.
4.7. Deadline and mode of submission of applications to register for auction participation.
4.8. The date, time and place for auction participation registration.
4.9. The initial offer price of the auction (the reserve price).
4.10 Payment mode.
5. Auction participation conditions
5.1 Economic organizations and individuals that fully meet the following conditions may participate in an auction:
a/ Having the legal person or natural entity status, specific and clear addresses; if the legal person’s representative is not the unit’s head, he/she must have an authorization letter; individuals must have people’s identity cards, valid identity papers or be guaranteed by persons with full civil rights.
For foreign organizations and individuals, they must open accounts at payment service-providing organizations currently operating in Vietnam and abide by the laws of Vietnam.
5.2. The following subjects shall not be allowed to participate in auction:
6. Registration to participate in auction
Three days before the share auction takes place, the auction-conducting organizations must complete the procedures for participation registration and payment of deposits, and issue auction participation cards to organizations and individuals whose applications for auction participation have been accepted.
Auction participation cards shall be ordinally numbered, clearly inscribed with the names of the participating units or individuals, the quantities of shares registered to buy, the deposited sums of money, and affixed with the seal of the auction-conducting organization.
7. Conducting auction
7.1. Before the auction starts, the auction-conducting organizations must report to the auction councils on the conditions for conducting the auction and the list of organizations and individuals eligible to participate in the auction.
7.2. An auction shall be considered having fully satisfied the conditions for being conducted if it is
The parties which have registered to participate in the auction but do not directly participate or do not participate in the auction in the absentia form as stated above shall not be reimbursed their deposits.
7.3. Where only less than two eligible persons participate in the auction, the auction council shall declare that the auction has failed, reimburse deposits to the parties having registered and participated in the auction. It shall have to consider and reduce the reserve price so as to re-organize the auction within 15 days after the date of announcement of the auction’s failure.
Where the reserve price has been adjusted to be equal to the floor price but the auction still fails:
- If the equitized enterprises apply the issuance-underwriting form, the underwriting organizations must buy all shares at the reserve price and enjoy the deposits for this quantity of shares.
- If the equitized enterprises do not apply the issuance-underwriting form, the auction councils shall have to report such to the equitization-deciding agencies for consideration and decision to adjust the value of the equitized enterprise and permit the auction re-organization. The auction must be re-organized within 30 days after the date of receipt of the decision permitting the auction re-organization.
If, at the second auction, the expected quantity of shares cannot be sold out, the auction council shall report such to the equitization-deciding agency for consideration and decision to reduce the charter capital in the equitization plan (for cases where new shares are additionally issued) or increase the State capital in the structure of the charter capital so as to continue implementing the plan on transforming the State enterprise into a joint-stock company.
7.4. At the beginning of the auction, the chairman of the auction council or his/her authorized person shall announce essential information on the auction such as:
- The name of be-equitized enterprise, the expected charter capital and quantity of shares to be sold to the outside.
- The reserve price of shares offered for sale and acts regarded as violations of auction regulations and, therefore, the violators shall be excluded from the auction and their deposits shall not be reimbursed.
- Steps of the auction process and principles for determining the right to buy shares by auction.
- Answering the auction
7.5. The share auction shall be conducted in form of secret bid casting. The auction participants shall record their expected buying prices of the already registered quantities of shares in the auction participation cards and take them to the auction council for examination and approval.
8. Determination of the selling price and announcement of the auction results:
8.1. The results of the share auction shall be determined on the following principles:
a/ Those who offer high prices shall have the priority to buy shares on the basis of the quantities of shares they have registered to buy and the quantity of shares offered for sale. Where the person who offers the highest price has registered to buy a quantity of shares lower than the quantity of shares offered for sale, the remaining quantity of shares (after the sale to the highest price offeror has been approved) shall be considered and sold to the offeror of the second highest price. If there are still some shares, they shall be sold out on the above principle.
For example:
The total number of shares sold to the outside of the enterprise is 20,000 and equal to 20% of its charter capital. The reserve price fixed by the auction council is VND 102,000/share.
* The prices offered by the auction participants are below:
- Legal person A has registered to buy 10,000 shares at the price of VND 110,000/share.
- Individual B has registered to buy 3,000 shares at the price of VND 125,000/share.
- Individual C has registered to buy 4,000 shares at the price of VND 115,000/share.
- Legal person D has registered to buy 8,000 shares at the price of VND 107,000/share.
- Individual E has registered to buy 4,000 shares at the price of VND 103,000/share.
- Individual G has registered to buy 1,000 shares at the price of VND 102,000/share.
* The auction result is determined as follows:
- Individual B is eligible to buy 3,000 shares at the price of VND 125,000/share
- Individual C is eligible to buy 4,000 shares at the price of VND 115, 000/share
- Legal person A is eligible to buy 10,000 shares at the price of VND 110,000/share
- Legal person D is eligible to buy 3,000 shares at the price of VND 107,000/share
* As a result, 4,000 shares which individual E has registered to buy at the price of VND 103,000/share; 1,000 shares which individual G has registered to buy at the price of VND 102,000/share and 5,000 out of a total of 8,000 shares which individual D has registered to buy at the price of VND 107,000/share were not accepted buy the seller.
c/ Where the auction participants have the same potentials and offer the equal prices but the quantity of shares offered for sale is smaller than the aggregate quantity of shares they have registered to buy, these auction participants right to buy shares shall be determined on the basis of the total quantity of shares offered for sale and the proportion of the quantity of shares registered by each participant to the aggregate quantity of shares registered by all participants.
8.2. All cases of offering prices lower than the reserve price shall be regarded invalid and excluded from the auction.
8.3. The auction results must be inscribed in the share auction reports signed by all members of the auction council. A share auction report must be made in at least three copies and kept at the agency competent to decide on the equitization, the auction-conducting organization and the equitized enterprise.
8.4. The auction councils shall have to publicly announce the share auction results at the end of the auctions.
9. On the basis of the auction results, the auction-conducting organizations and the concerned parties shall have to complete the share purchase and sale within 10 (working) days after the date of announcement of the auction results.
The share purchase and sale shall be Vietnam dong. Where shares are purchased in foreign currencies, such foreign currencies must be converted into Vietnam dong at the average transaction exchange rate on the inter-bank foreign currency market, announced by the State Bank of Vietnam at the time of auction. Payment can be made directly at the head offices of the auction-conducting organizations or via bank transfer according to the regulations of these organizations.
10. Where the auction participants do not buy all the quantities of shares they are entitled to buy according to the auction results, they shall not be entitled to get back the deposited amounts corresponding to the share quantities they refuse to buy. These share quantities shall be considered and decided to be sold to the offerors of the immediate lower prices who have the demand to buy.
Where all auction participants have no demand to buy more shares, the remaining quantity of shares shall be handled as follows:
b/ If the equitized enterprises do not apply the issuance-underwriting form, the auction councils shall report such to the equitization-deciding agencies for consideration and decision to permit the auction re-organization or to adjust the structure of the charter capital.
11. The share auction-conducting organizations shall not have to bear responsibility for the value of shares at auction, except where they fail to supply fully and accurately necessary information on the to be-auctioned shares to the auction participants.
Within 5 days after purchasing the auctioned shares, the purchasers shall be entitled to return such shares to the sellers and request the auction-conducting organizations to pay compensations if the information of the share-auctioning enterprises is untrue to what has been notified.
12. Deposit management:
- For the auction participants that are not entitled to buy shares, within 5 days (after the close of the auction) the auction-conducting organizations shall have to reimburse their deposits.
- For organizations and individuals entitled to buy shares according to the auction results, their deposits shall be deducted from the total payable sums corresponding to the quantities of shares they are eligible to buy through auction.
- For the deposits which shall not have to be reimbursed under the provisions at Item 7.2, Point 7 and Point 10 of this Circular, they shall be handled as follows:
+ In case of issuance underwriting, the underwriting organizations shall enjoy the deposited amounts corresponding to the remaining quantity of shares they are obliged to buy.
+ In other cases, the auction-conducting organizations shall have to remit the deposits into the enterprise re-organization fund of the same level.
Part III
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular takes effect as from the date of its signing.
Should any problems arise in the course of implementation, the ministries, branches, localities and enterprises are requested to report them to the Ministry of Finance for study and settlement.
| FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây