Thông tư 26/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm

thuộc tính Thông tư 26/1998/TT-BTC

Thông tư 26/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/1998/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:04/03/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 26/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26 /1998/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 3 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm;

Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Theo Điều 1 của Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, phạm vi áp dụng của Nghị định này là hoạt động bảo hiểm mang tính chất kinh doanh. Bảo hiểm y tế ban hành theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định số 47/CP ngày 6/6/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT và bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 100/CP và Nghị định số 74/CP.

2. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 100/CP và Nghị định số 74/CP là các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm tiến hành kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Việt nam.

3. Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm muốn tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, xin cấp Giấy phép đầu tư (nếu là tổ chức nước ngoài) theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận và chưa được cấp đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (nếu là tổ chức nước ngoài) thì không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

 

II. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC XÉT CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN:

 

1. Giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận do Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm là văn bản pháp lý xác nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm.

Giấy chứng nhận là điều kiện tiên quyết để các cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp hoặc cấp Giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh trong trường hợp hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam;

- Phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;

- Phù hợp với nhu cầu phát triển thêm số lượng các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm ở từng địa bàn;

- Đảm bảo sự ổn định của thị trường bảo hiểm, không làm xáo trộn thị trường;

3. Điều kiện để được xét cấp Giấy chứng nhận:

Điều kiện để Bộ Tài chính xét cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

3.1. Các điều kiện chung:

- Có mục tiêu và lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm rõ ràng: nêu rõ phạm vi hoạt động, thời gian hoạt động, các loại nghiệp vụ dự kiến tiến hành;

- Có số vốn điều lệ (không kể vốn vay) ít nhất bằng mức vốn pháp định tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như quy định tại Điều 22 Nghị định số 100/CP;

- Có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định số 100/CP;

- Có trụ sở phù hợp với hoạt động kinh doanh: địa chỉ rõ ràng, đảm bảo tính hợp pháp của trụ sở;

- Người điều hành có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm, tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy của một trường đại học kinh tế và có thực tiễn quản lý kinh doanh hay quản lý Nhà nước ít nhất 3 năm;

- Phù hợp với các nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận.

3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung quy định tại điểm 3.1 còn phải được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vào mục đích hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

3.3. Đối với công ty cổ phần, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung quy định tại điểm 3.1, các sáng lập viên thành lập công ty còn phải có xác nhận tính hợp pháp nguồn vốn góp của cơ quan có thẩm quyền .

3.4. Đối với công ty liên doanh, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung quy định tại điểm 3.1 còn phải có các điều kiện sau:

- Các Bên dự định tham gia liên doanh phải là các tổ chức đang hoạt động hợp pháp ít nhất 3 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ theo luật pháp hiện hành của nước nơi các tổ chức đó đóng trụ sở chính và được cơ quan tài chính hoặc kiểm toán hợp pháp tại nguyên xứ xác nhận tình hình tài chính lành mạnh và hiện đang hoạt động bình thường;

- Các Bên dự định tham gia liên doanh không là các đối tác có quyền lợi đối lập nhau;

- Ít nhất một trong các Bên dự định tham gia liên doanh phải là tổ chức đang hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

- Bên nước ngoài phải là tổ chức đã được phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt nam tối thiểu 3 năm, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt nam và có đóng góp tích cực cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam;

- Lĩnh vực dự kiến liên doanh phải phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của các Bên dự định tham gia liên doanh;

- Nguồn vốn góp của đối tác trong nước phải được cấp có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp;

- Có phương án đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động người Việt nam, kể cả ở các vị trí quản lý của công ty liên doanh;

3.5. Đối với chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài và công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung còn phải có các điều kiện:

- Là tổ chức đang hoạt động hợp pháp ít nhất 5 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ theo luật pháp hiện hành của nước nơi các tổ chức đó đóng trụ sở chính và được cơ quan tài chính hoặc kiểm toán hợp pháp tại nguyên xứ xác nhận tình hình tài chính lành mạnh và hiện đang hoạt động bình thường;

- Là tổ chức đã được phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt nam tối thiểu 3 năm, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt nam và có đóng góp tích cực cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam;

- Có phương án đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động người Việt nam, kể cả ở các vị trí quản lý của công ty;

4. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận:

4.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận phải nộp cho Bộ Tài chính một bộ hồ sơ là bản chính bằng tiếng Việt. Ngoài các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 100/CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận còn bao gồm:

- Văn bản của cơ quan quyết định thành lập chấp thuận việc doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

- Giải trình về nguồn vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

- Tài liệu liên quan tới việc thuê, mua hoặc sử dụng trụ sở làm việc;

4.2. Đối với công ty cổ phần:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phải nộp cho Bộ Tài chính gồm một bộ bản chính bằng tiếng Việt. Ngoài các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 100/CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận còn bao gồm:

- Biên bản họp ghi ý kiến tham gia của các cổ đông sáng lập về việc thành lập công ty cổ phần;

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tính hợp pháp của nguồn vốn thành lập công ty;

- Tài liệu liên quan tới việc thuê, mua hoặc sử dụng trụ sở làm việc;

4.3. Đối với công ty liên doanh:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phải nộp cho Bộ Tài chính gồm một bộ bản chính bằng tiếng Việt và một bộ bản chính bằng tiếng Anh. Ngoài các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 100/CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận còn bao gồm:

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đối tác là Bên Việt nam tham gia vào công ty liên doanh;

- Giải trình về nguồn vốn góp của đối tác là Bên Việt nam có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

- Tài liệu liên quan tới việc thuê, mua hoặc sử dụng trụ sở làm việc của công ty liên doanh;

Các giấy tờ là bản sao phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng nơi Bên tham gia liên doanh đóng trụ sở chính.

Các giấy tờ là bản dịch ra tiếng Việt phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng Việt nam hoặc tổ chức dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt nam.

4.4. Đối với chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài và công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phải nộp cho Bộ Tài chính gồm một bộ bản chính bằng tiếng Việt và một bộ bản chính bằng tiếng Anh. Ngoài các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 100/CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận còn bao gồm:

- Giấy tờ liên quan tới việc thuê, mua hoặc sử dụng trụ sở làm việc của công ty tại Việt nam;

Các giấy tờ là bản dịch hoặc bản sao phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng nước nguyên xứ.

Các giấy tờ là bản dịch ra tiếng Việt phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng Việt nam hoặc tổ chức dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt nam.

5. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn quy định tại Điều 21 Nghị định số 100/CP.

Nếu sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm chưa làm xong thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hoặc chưa xin được Giấy phép đầu tư thì phải thông báo cho Bộ Tài chính biết lý do, thời gian dự kiến hoàn thành và xin gia hạn Giấy chứng nhận. Việc gia hạn Giấy chứng nhận chỉ được thực hiện một lần với thời gian tối đa là 6 tháng. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải làm lại thủ tục xin cấp mới.

Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải nộp khoản lệ phí cấp Giấy chứng nhận bằng tiền Việt nam hoặc ngoại tệ tương đương theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 100/CP. Khoản lệ phí này không bao gồm trong vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm quy định tại Điều 22 Nghị định số 100/CP.

Việc thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 96 TC/CĐTC ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm.

 

III. HOẠT ĐỘNG VÀ THAY ĐỔI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, TỔ CHỨC MÔI GIỚI BẢO HIỂM:

 

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải hoạt động đúng với các nội dung và phạm vi đã được quy định trong Giấy chứng nhận đã cấp.

Trường hợp muốn thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đã cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải có văn bản chính thức yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận. Mỗi lần sửa đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải nộp 10 triệu đồng lệ phí (hoặc ngoại tệ tương đương). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có trách nhiệm quyết định việc cho phép sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối.

Trong thời gian chưa được Bộ Tài chính chấp thuận yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm không được tiến hành các hoạt động vượt quá nội dung và phạm vi cho phép của Giấy chứng nhận cũ.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tiến hành bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm phi nhân thọ và tổ chức môi giới bảo hiểm không được thành lập quá một chi nhánh trong cùng một thành phố.

Khi xin phép thành lập chi nhánh (hoặc các hình thức tổ chức khác được phép hoạt động kinh doanh), doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải làm đơn gửi Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu sau:

- Bản đánh giá tình hình hoạt động, mức độ tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp trong thời gian trước;

- Điều tra nhu cầu bảo hiểm nơi doanh nghiệp xin phép thành lập chi nhánh;

- Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm tới trong đó nêu rõ lĩnh vực, phạm vi dự kiến kinh doanh của chi nhánh, dự kiến doanh thu của chi nhánh;

- Dự kiến nơi đặt trụ sở chi nhánh;

- Dự kiến kế hoạch nhân sự, bao gồm cả cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ của chi nhánh;

- Lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của người điều hành chi nhánh.

3. Xin phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới:

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đề nghị Bộ Tài chính cho phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới ngoài các nghiệp vụ đã được quy định trong Giấy chứng nhận.

Khi xin phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới, doanh nghiệp bảo hiểm phải lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn xin triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới;

- Điều tra nhu cầu của khách hàng đối với loại nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai;

- Giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, điều kiện tài chính phục vụ cho việc triển khai nghiệp vụ mới;

- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai;

- Giải trình cơ sở tính phí, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ... của nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai;

- Phương án kinh doanh trong 3 năm tới đối với loại nghiệp vụ dự kiến triển khai.

 

IV. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BẢO HIỂM:

 

1. Kiểm tra:

Ngoài việc chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính về cách thức điều hành, khả năng thanh toán, tình hình quản lý tài sản, việc thực hiện điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính và việc chấp hành pháp luật hiện hành của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm. Việc kiểm tra của Bộ Tài chính không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm. Trong trường hợp vi phạm các quy định về quản lý, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Nghị định số 74/CP ngày 14 tháng 6 năm 1997 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm.

2. Hạn chế, đình chỉ và thu hồi Giấy chứng nhận:

2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm có thể bị Bộ Tài chính hạn chế Giấy chứng nhận trong trường hợp sau:

Không thực hiện đúng điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ tài chính phê chuẩn

2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm có thể bị Bộ Tài chính đình chỉ Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

2.2.1. Vi phạm nghiêm trọng những quy định của luật pháp Việt nam, Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993, Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 trong hoạt động kinh doanh.

2.2.2. Khả năng tài chính không đủ để thực hiện các cam kết đối với người được bảo hiểm .

2.2.3. Tự ý đình chỉ hoạt động trong thời hạn Giấy chứng nhận còn hiệu lực.

2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm có thể bị Bộ Tài chính thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

2.3.1 Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận hoặc hết thời gian gia hạn được Bộ Tài chính cho phép mà không thực hiện đầy đủ các điều kiện để khai trương hoạt động hoặc không hoạt động.

2.3.2. Không thể tiếp tục đáp ứng các điều kiện khi cấp Giấy chứng nhận.

2.3.3. Giải thể, phá sản .

2.3.4. Hợp nhất.

2.3.5. Chia tách, bị sáp nhập dẫn tới việc doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm mất tư cách pháp nhân hoặc không thể tiếp tục đáp ứng các điều kiện khi cấp Giấy chứng nhận.

2.3.6. Ngoài các trường hợp nói trên, Giấy chứng nhận của chi nhánh của tổ chức bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài còn bị thu hồi khi tổ chức bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài bị rút giấy phép và chấm dứt hoạt động tại nguyên xứ.

2.4 Giấy chứng nhận có thể bị hạn chế, đình chỉ hay thu hồi đối với một hay nhiều loại nghiệp vụ hoặc tất cả các loại nghiệp vụ tuỳ theo mức độ vi phạm.

Trường hợp Giấy chứng nhận bị hạn chế, đình chỉ hay thu hồi đối với loại nghiệp vụ bảo hiểm nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không được ký tiếp hợp đồng bảo hiểm mới đối với loại nghiệp vụ đó, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về các hợp đồng bảo hiểm đã ký trước đó.

Văn bản hạn chế, đình chỉ hay thu hồi Giấy chứng nhận của Bộ Tài chính sẽ gửi đến các cơ quan có liên quan để xử lý các bước tiếp theo đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm .

3. Giải thể, phá sản, tách, sáp nhập, hợp nhất:

Khi giải thể, chấm dứt hoạt động, thanh lý, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm phải thành lập ngay ban thanh lý. Kể từ ngày được thành lập, ban thanh lý đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm trước các cơ quan có thẩm quyền của Việt nam về việc phân định trách nhiệm, xử lý tài sản của các bên hữu quan theo pháp luật hiện hành.

Việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm hoạt động tại Việt nam thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30/12/1993 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký thay thế Thông tư số 46 TC/CĐTC ngày 30/5/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm .

Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, bổ sung, sửa đổi.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 26/1998/TT-BTC
Hanoi, March 4, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE PROCEDURES FOR GRANTING CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR INSURANCE BUSINESS ACTIVITIES
Pursuant to Decree No.100-CP of December 18, 1993 of the Government on insurance business;
Pursuant to Decree No.74-CP of June 14, 1997 of the Government on amendments and supplements to a number of Articles of Decree No.100-CP of December 18, 1993 of the Government on insurance business;
The Ministry of Finance hereby guides the procedures for granting Certificate of Eligibility for Insurance Business Activities as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Pursuant to Article 1 of Decree No.100-CP of December 18, 1993 of the Government on insurance business, the scope of application of the Decree covers all commercial insurance activities. Health insurance prescribed in the regulation issued together with Decree No.299-HDBT of August 15, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) and Decree No.47-CP of June 6, 1994 of the Government amending a number of Articles of the Regulation on Health Insurance issued together with Decree No.299-HDBT and social insurance prescribed in the regulation issued together with Decree No.12-CP of January 26, 1995 of the Government shall not be governed by Decree No.100-CP and Decree No.74-CP.
2. Subject to Decree No.100-CP and Decree No.47-CP are all insurance enterprises, insurance brokerage organizations and insurance agents conducting insurance business activities on the territory of Vietnam.
3. The Ministry of Finance shall be the agency performing the function of State management over insurance business activities. Insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations wishing to conduct insurance business activities shall be granted the Certificates of Eligibility for Insurance Business Activities (hereafter referred to as the Certificates for short) by the Minister of Finance.
After being granted the Certificates, insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall have to fill the procedures for enterprise establishment, business registration and application for investment licenses (for foreign organizations) in accordance with provisions of the current laws.
Domestic and foreign economic organizations which have not been granted the Certificates and the business registration certificates or investment licenses (for foreign organizations) shall not be permitted to conduct insurance business activities.
II. LICENSING CONDITIONS AND PROCEDURES
1. The certificate
The certificates granted by the Ministry of Finance to insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall be the legal document acknowledging the rights of insurance enterprises and insurance brokerage organizations to conduct insurance business activities.
The certificates shall be the prerequisite for competent bodies to permit the establishment of the enterprise or to grant investment licenses and business registration certificates in respect of insurance business activities.
2. Principles for granting the Certificate
Certificates shall be granted to insurance enterprises and insurance brokerage organizations on the following principles:
- Compatibility with the orientation and strategy for the development of Vietnam's insurance market;
- Compatibility with the demand of the national economy for the types of insurance to be provided by the insurance enterprises;
- Compatibility with the demand for development of certain types of insurance in each locality;
- Ensuring a stable insurance market without causing any fluctuation thereto;
3. Conditions for being granted the Certificate
Conditions for the Ministry of Finance to consider and grant Certificates to insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall be specified as follows:
3.1. General conditions:
- To have clear objectives and areas of insurance business activities: clearly stating the scope of operations, term of operations and types of operations to be conducted;
- To have the statutory capital (excluding loans) at least equal to the legal capital level corresponding to each kind of enterprises as provided for in Article 22 of Decree No.100-CP;
- To have form of organization of business operations as prescribed in Article 2 of Decree No.100-CP;
- To have office suitable to business operations with a clear address and the legality of such office;
- The manager is possessed of the managerial capability and professional skills in respect of insurance, must graduate from an official training course of an economics college and must have at least 3-year experience in business administration or State management ;
- To conform with the principles for granting the Certificate.
3.2. For State-owned insurance enterprises, apart from meeting the general conditions prescribed in Point 3.1, they must be permitted by the competent level to use capital for purposes of insurance business activities.
3.3. For joint stock companies, apart from meeting the general conditions prescribed in Point 3.1, the founding-members of the company must obtain from the competent level the certification of the legitimacy of their contributed capital.
3.4. For joint venture companies, in addition to the general conditions prescribed in Point 3.1, they must satisfy the following conditions:
- The parties to a joint venture must be the organizations which have been legally operating at least for three years up to the moment of submission of application dossiers in accordance with provisions of the current laws of the country where they are headquartered and their financial status must be certified by lawful financial or auditing bodies to be healthy and in normal conditions;
- The parties to the joint venture must not have conflicting interests;
- At least one of the parties to the joint venture must be the organization conducting insurance business activities;
- The foreign party must be the organization which has been permitted to establish its representative office in Vietnam for at least 3 years, has not violated any provisions of Vietnamese law and has positively contributed to the development of Vietnam's insurance market;
- The area(s) planned for joint venture must conform to the capability and experience of the parties planning to join the venture;
- Contributed capital of the domestic partner(s) must be certified by the competent level to be legitimate;
- The joint venture must have plans for training Vietnamese employees and give priority to the recruitment thereof, including for key management posts in the joint venture.
3.5. For the branches of foreign insurance organizations and 100% foreign invested insurance companies, in addition to the general conditions prescribed in Point 3.1, the following conditions must also be met:
- They must be the organizations which have been lawfully operating at least for 5 years up to the moment of submission of application dossiers under the provisions of current laws of the country where they are headquartered and their financial status must be certified by lawful financial or auditing bodies to be healthy and in normal conditions;
- They must be the organizations which have been permitted to establish representative offices for at least 3 years, have not violated any provisions of Vietnamese law and have positively contributed to the development of Vietnam's insurance market;
- They must have plans for training Vietnamese employees and give priority to the recruitment thereof, including for key management posts in the joint venture.
4. Dossiers on the application for the Certificate
4.1. For the State-owned enterprises:
Enterprises applying for the Certificates shall have to submit a set of original dossiers in Vietnamese to the Ministry of Finance. In addition to the documents prescribed in Clause 1, Article 18 of Decree No.100/CP, such a dossier of application for the Certificate shall also include:
- A document from the agency that has decided the establishment of the enterprise, permitting the enterprise to engage in insurance business activities;
- An explanatory document on the sources of capital for the establishment of the enterprise with certification by the competent body;
- Documents on the lease, purchase or use of working office.
4.2. For joint stock companies:
A set of original dossiers in Vietnamese applying for the Certificate shall be submitted to the Ministry of Finance. In addition to the documents prescribed in Clause 1, Article 18 of Decree No.100/CP, such a dossier of application for the Certificate shall include:
- The minutes of a meeting recording the opinions of the founding-share-holders on the establishment of the joint stock company;
- Certification by the competent body of the legitimacy of capital sources used for the establishment of the company;
- Documents on the lease, purchase or use of working office.
4.3. For joint venture companies:
The original dossier of application for the Certificate submitted to the Ministry of Finance shall be made in 2 sets: one in Vietnamese and one in English. In addition to the documents prescribed in Clause 2, Article 18 of Decree No.100-CP, such a dossier of application for the Certificate includes:
- A document of the competent level permitting the Vietnamese party to enter into the joint venture;
- An explanatory document on the sources of the Vietnamese party(ies)'s capital contributed to the joint venture with certification by the competent body;
- Documents on the lease, purchase or use of working office of the joint venture.
The copies of any documents must be legally certified by the Public Notary of the localities where the parties to the joint venture are headquartered.
The Vietnamese translation of any documents must be legally certified by the Public Notary of Vietnam or by the translation organizations lawfully operating in Vietnam.
4.4. For branches of foreign insurance organizations and 100% foreign invested insurance companies
The original dossier of application for the Certificate submitted to the Ministry of Finance shall be made in 2 sets: one in Vietnamese and one in English. In addition to the documents prescribed in Clause 3, Article 18 of Decree No.100-CP, such a dossier of application for the Certificate includes:
- Documents on the lease, purchase or use of working office of the company in Vietnam;
Copies or translations of the documents must be legally certified by the Public Notary of the origin country(ies).
The Vietnamese translation of any documents must be legally certified by the Public Notary of Vietnam or by the translation organizations lawfully operating in Vietnam.
5. After receiving the dossiers in full, the Ministry of Finance shall consider and grant Certificates within the time limit prescribed in Article 21 of Decree No.100-CP.
If after 12 months from the date of being granted the certificates, any insurance enterprises or insurance brokerage organizations fail to complete the procedures to establish the enterprises or to complete business registration or fail to obtain the investment licenses, they must inform the Ministry of Finance of the reasons and completion schedule and apply for extension of their Certificates. A Certificate shall be extended only once for a term not exceeding 6 months. Upon the expiration of such term, the concerned insurance enterprises or insurance brokerage organizations shall have to file the procedures applying for new Certificates.
Insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall have to pay a fee for the Certificate in Vietnam dong or foreign currency(ies) as provided for in Article 21 of Decree No.100-CP. This fee shall not be included in the legal capital of the insurance enterprises or insurance brokerage organizations as stipulated in Article 22 of Decree No.100-CP.
The collection, management and use of fees for Certificates shall comply with Circular No.96TC/CDTC of November 18, 1994 of the Ministry of Finance guiding the collection, management and use of fees for Certificate of Eligibility for Insurance Business Activities.
III. OPERATIONS AND ALTERATION IN THE CONTENT OF OPERATIONS OF INSURANCE ENTERPRISES OR INSURANCE BROKERAGE ORGANIZATIONS
1. Insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall have to operate in conformity with the content and scope provided for in their granted Certificates.
In cases where an insurance enterprise or an insurance brokerage organization wishes to change the contents of the granted Certificates. It shall have to submit an official application to the Ministry of Finance for supplements or amendments to the granted Certificate or for a new Certificate, clearly stating the reasons for such supplements, amendments or granting of a new Certificate. For each time of amending or re-granting of the Certificate, the concerned insurance enterprise or insurance brokerage organization shall have to pay a fee of 10 million VN dong (or an amount of foreign currency with the equivalent value). Within 30 days from the date of receipt of full dossiers, the Ministry of Finance shall have to approve or reject such amendments or supplements.
Pending the decision of the Ministry of Finance on approval or refusal of the amendments or supplements to the Certificate or the granting of new certificates, the concerned insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations shall not be permitted to conduct insurance business activities beyond the scope prescribed in their current certificates.
2. Insurance enterprises only conducting life or non-life insurance activities and insurance brokerage organizations shall not be entitled to establish more than one branch in a city.
While applying for the establishment of its branch (or other forms of organizations permitted to conduct business activities), an insurance enterprise or an insurance brokerage organization shall have to submit an application to the Ministry of Finance together with the following documents:
- A written assessment of the operations, growth rates of the enterprise's turnover in the previous period;
- Survey of insurance demand in the locality where the enterprise applies for the establishment of its branch;
- Business plans of the branch for the 3 following years which clearly state the business areas and scope of the branch and its estimated turnover;
- Projected location of the branch's head office;
- A draft plan for personnel, including managerial and professional personnel, of the branch;
- Curriculum vitae, academic degrees and certificates of the branch's manager;
3. Application for development of new insurance operations:
In the course of its operations, an insurance enterprise may request the permission from the Ministry of Finance to develop new type of insurance operations in addition to those provided for in its Certificate.
When applying for the development of a new type of insurance operations, an insurance enterprise shall have to submit to the Ministry of Finance a dossier which includes the following documents:
- The application for development of new insurance operation;
- Survey of customers' demand for such type of insurance;
- The explanation on the material and technical foundations, number of the staff, financial conditions for such insurance operation;
- Rules, provisions, premium index, insurance commissions of the planned insurance operation;
- Explanation on the basis for determination of premiums, methods of deduction for establishment of occupational reserve funds for the planned insurance operation;
- Business plan for the 3 following years in respect of the planned insurance operation.
IV. MANAGEMENT AND SUPERVISION OF INSURANCE BUSINESS ACTIVITIES
1. Control:
In addition to the control of State functional bodies in accordance with provisions of the current laws, insurance enterprises and insurance brokerage organizations shall also be subject to the control and supervision of the Ministry of Finance over their management, payment capability, property management, implementation of provisions, premium index, insurance commissions already registered with the Ministry of Finance and their observance of provisions of the current laws. The inspection by the Ministry of Finance must not affect the normal operations of insurance enterprises and insurance brokerage organizations. Any violations of the regulations on management shall be handled according to the provisions in Clause 10, Article 1 of Decree No.74-CP of June 14, 1997 of the Government on amendments and supplements to a number of Articles of Decree No.100-CP December 18, 1993 of the Government on insurance business, depending on the seriousness of the violations.
2. Restriction, suspension and withdrawal of Certificates:
2.1. Certificates of insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations may be restricted by the Ministry of Finance in the following circumstances:
- Failure to comply with terms and/or insurance premium index, which have been approved by the Ministry of Finance;
2.2. Certificates of insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations may be suspended by the Ministry of Finance in the following circumstances:
2.2.1. Serious violation of provisions of Vietnamese law, Decree No.100-CP December 18, 1993, Decree No.74-CP June 14, 1997 in their business operations;
2.2.2. Their financial capability fail to fulfill their undertakings towards the insured persons.
2.2.3. Suspension of operations without permission while the Certificate is still effective.
2.3. Certificates of insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations may be withdrawn by the Ministry of Finance in the following circumstances:
2.3.1. Failure to fully satisfy conditions for the commencement of their operations or failure to operate within 12 months from the date of being granted the Certificate or after the expiration of the extended term approved by the Ministry of Finance;
2.3.2. Being unable to further satisfy the conditions when being granted the Certificate;
2.3.3. Upon dissolution or bankruptcy;
2.3.4. Upon merging
2.3.5. Upon split-up or consolidation which leads to the loss of legal person status of the concerned insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations or make them unable to further satisfy conditions when being granted the Certificate.
2.3.6. In addition to the above-mentioned cases, Certificates of branches of foreign insurance enterprises and/or brokerage organizations may be withdrawn when such foreign insurance enterprises and/or brokerage organizations have their licenses withdrawn and cease to operate in their origin country(ies).
2.4. Certificates may be restricted, suspended or withdrawn in respect of one or more types of insurance operations, depending on the seriousness of the violations.
If any Certificates are restricted, suspended or withdrawn in respect of one type of insurance operations, the concerned insurance enterprises shall not be entitled to sign new insurance contracts for such type of insurance operations, but must still be responsible for the contracts signed previously.
The Ministry of Finance's decision(s) on restriction, suspension or withdrawal of the Certificates shall be sent to relevant bodies for further dealing with the concerned insurance enterprises and/or insurance brokerage organizations.
3. Dissolution, bankruptcy, split-up, merger, consolidation
When an insurance enterprise or an insurance brokerage organization terminates its operations or is dissolved, liquidated, split up, merged or consolidated, it shall have to establish a Board of Liquidation. From the date of its establishment, the Board of Liquidation shall represent such insurance enterprise or brokerage organization before competent bodies of Vietnam in determining the responsibilities and dealing with property of the parties concerned in accordance with Vietnamese law.
The bankruptcy of insurance enterprises and insurance brokerage organizations operating in Vietnam shall comply with Law on Enterprise Bankruptcy adopted by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, IXth Legislature, at its fourth session on 30 December 1993, and guiding documents.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular take effect 15 days after its signing and replace Circular No.46-TC/CDTC of May 30, 1994 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No.100-CP of December 18, 1993 of the Government on insurance business.
All previous regulations which are contrary to this Circular are hereby annulled.
In the course of implementation, any obstacles and difficulties shall be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and amendments.
 

 
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 26/1998/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất