Thông tư 08-BKH/DN của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 28/8/96 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 38/CP ngày 28/4/97 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/CP

thuộc tính Thông tư 08-BKH/DN

Thông tư 08-BKH/DN của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 28/8/96 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 38/CP ngày 28/4/97 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/CP
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08-BKH/DN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:11/06/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 08-BKH/DN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 08 BKH/DN NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 1997 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/CP

 

Thi hành Nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 50/CP) và Nghị định số 38/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 50/CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và thay đổi sau đăng ký kinh doanh như sau:

 

I. THÀNH LẬP MỚI DNNN

 

1. Người đề nghị thành lập DNNN

1.1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) là người đề nghị thành lập các DNNN thuộc Bộ.

1.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp tỉnh) là người đề nghị thành lập các DNNN thuộc tỉnh.

1.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp huyện) là người đề nghị thành lập các DNNN hoạt động công ích thuộc huyện.

1.4. Hội đồng quản trị (HĐQT) của Tổng công ty nhà nước là người đề nghị thành lập các đơn vị thành viên của Tổng công ty.

 

2. Đề án thành lập DNNN

2.1. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập các Tổng công ty nhà nước, các DNNN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, các DNNN có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tương đương mức vốn dự án đầu tư nhóm A quy định trong phụ lục kèm theo Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức vốn dự án đầu tư nhóm A).

Hội đồng quản trị của Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập các đơn vị thành viên của Tổng công ty mình.

Sau khi thông qua đề án thành lập DNNN, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc trực tiếp ký hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập DNNN nêu tại điểm 3.1, 3.2, mục 3, phần I của Thông tư này.

2.2. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh gửi đến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề án thành lập các DNNN độc lập, không là thành viên của Tổng công ty nhà nước, hoạt động kinh doanh, có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập thấp hơn mức vốn dự án đầu tư nhóm A.

Sau khi xem xét đề án thành lập các DNNN này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thoả thuận để Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập.

2.3. Các đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 2.1, 2.2 trên đây phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét thông qua trước. Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản, đề án được gửi đến người quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp cùng với hồ sơ đề nghị thành lập DNNN.

Các đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 3.3, 3.4, mục 3, phần I của Thông tư này được gửi đến người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp cùng với hồ sơ đề nghị thành lập DNNN.

 

3. Quyết định thành lập DNNN

3.1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình quy định tại Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, một số DNNN đặc biệt quan trọng có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp tương đương mức vốn dự án đầu tư nhóm A.

3.2. Thủ tướng Chính phủ thông qua đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 2.1, mục 2, phần I của Thông tư này, sau đó uỷ quyền cho:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập DNNN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, một số DNNN có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp tương đương mức vốn dự án đầu tư nhóm A;

- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật ký quyết định thành lập các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổng công ty.

3.3. Bộ trưởng quyết định thành lập các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng ký quyết định thành lập Tổng công ty và các DNNN hoạt động công ích do mình sáng lập.

3.4. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập Tổng công ty và các DNNN hoạt động công ích do Chủ tịch UBND cấp huyện thuộc địa phương mình đề nghị thành lập hoặc do mình sáng lập.

3.5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 2.2, mục 2, phần I của Thông tư này, sau đó có văn bản thoả thuận để Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập các DNNN độc lập, không là thành viên của Tổng công ty nhà nước, hoạt động kinh doanh, có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập thấp hơn mức vốn dự án đầu tư nhóm A do các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đề nghị thành lập.

 

4. Hồ sơ đề nghị thành lập DNNN

4.1. Hồ sơ đề nghị thành lập DNNN gồm:

a. Tờ trình đề nghị thành lập DNNN do người đề nghị thành lập doanh nghiệp ký trình, nội dung theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này;

b. Đề án thành lập DNNN, nội dung theo Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này;

Đối với các đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 2.1, mục 2, phần I của Thông tư này, trong hồ sơ đề nghị thành lập phải kèm theo ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ và đối với các đề án thành lập DNNN nêu tại điểm 2.2, phải kèm theo văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c. Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp.

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập DNNN là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Nghị định 50/CP. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định của ngành nghề có mức vốn pháp định cao nhất.

Người đề nghị thành lập DNNN phải bảo đảm vốn của Nhà nước đã có sẵn cho doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị thành lập, bao gồm vốn Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản đã cấp cho doanh nghiệp, vốn do Tổng công ty nhà nước điều động từ các doanh nghiệp thành viên khác, vốn Nhà nước cho vay ưu đãi, vốn bằng tiền đã được ghi trong kế hoạch ngân sách sẵn sàng cấp cho doanh nghiệp khi được thành lập.

Việc xác nhận vốn điều lệ khi thành lập DNNN thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

d. Dự thảo điều lê về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

đ. Kiến nghị về hình thức tổ chức của doanh nghiệp; Tổng công ty nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, DNNN độc lập có tổ chức Hội đồng quản trị, DNNN độc lập hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích và tổ chức các đơn vị kinh tế phụ thuộc của DNNN.

e. ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đối với ngành nghề kinh doanh chính; ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với ngành nghề nêu tại điểm 1.1, mục 1, phần IV của thông tư này phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;

g. Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường;

h. ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính và đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh;

4.2. Hồ sơ đề nghị thành lập DNNN được gửi đến người có thẩm quyền quyết định hoặc được uỷ quyền ký quyết định thành lập DNNN nêu tại mục 3, phần I của Thông tư này.

5. Thẩm định thành lập DNNN

Trước khi quyết định thành lập DNNN, người có thẩm quyền quyết định hoặc được uỷ quyền ký quyết định thành lập DNNN (sau đây gọi tắt là người ký quyết định thành lập doanh nghiệp) phải lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) gồm các chuyên gia am hiểu những nội dung cần thẩm định để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp. Nội dung xem xét thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập DNNN quy định tại khoản 2, Điều 7 của Nghị định 50/CP.

Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp là đầu mối tiếp nhận và xử lý các đề án thành lập DNNN phải trình Thủ tướng Chính phủ, các hồ sơ đề nghị thành lập DNNN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tiểu ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của các Bộ, UBND cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị thành lập DNNN thuộc quyền Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoặc được uỷ quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp.

Tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của DNNN được đề nghị thành lập, cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ kiến nghị với người ký quyết định thành lập doanh nghiệp danh sách thành viên HĐTĐ và sao gửi hồ sơ đề nghị thành lập DNNN đến các thành viên HĐTĐ.

Chủ tịch HĐTĐ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến độc lập của các thành viên HĐTĐ về DNNN được đề nghị thành lập, trình người ký quyết định thành lập doanh nghiệp.

Trong thời hạn 20 ngày (hai mươi ngày) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ của người đề nghị thành lập DNNN, cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải tổ chức xong việc lấy ý kiến của HĐTĐ.

Trong thời hạn 10 ngày (mười ngày) kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch HĐTĐ, người ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải có quyết định về việc thành lập hoặc không thành lập DNNN đã được đề nghị. Người ký quyết định thành lập DNNN phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

Các quyết định thành lập DNNN được gửi đến Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để theo dõi.

 

II. ĐĂNG KÝ KINH DOANH

 

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh (ĐKKD) đối với DNNN

Trong thời hạn 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) kể từ ngày ký quyết định thành lập, doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ ĐKKD tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, gồm:

1.1. Quyết định thành lập DNNN của người có thẩm quyền nêu tại mục 3, phần I của Thông tư này (bản chính);

Đối với các DNNN nêu tại điểm 3.2, trong hồ sơ ĐKKD phải kèm theo văn bản uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ và đối với các DNNN nêu tại điểm 3.5 phải kèm theo văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (bảo sao).

1.2. Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn (bản chính);

1.3. Giấy xác nhận của cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp về mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp (bản chính).

1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (bảo sao) hoặc ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (bản chính);

1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà, đất của doanh nghiệp nơi đặt trụ sở chính và mặt bằng sản xuất, kinh doanh (bản sao).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà của doanh nghiệp là một trong các giấy sau đây: hợp đồng thuê nhà; giấy phép xây dựng nhà (nếu là nhà doanh nghiệp tự xây dựng mà chưa kịp làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà); giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; văn bản giao nhà cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với đất là một trong các giấy sau đây: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê đất, văn bản giao đất cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, Fax, Telex.

1.6. Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên HĐQT đối với Tổng công ty nhà nước và DNNN độc lập quy mô lớn có thành lập HĐQT; quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp (bản chính).

Các bản sao trong hồ sơ phải có xác nhận của cơ quan đã cấp bản chính hoặc của công chứng nhà nước.

 

2. Ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ ĐKKD

Ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ ĐKKD được xác định theo quy định tại Nghị định số 75/CP ngày 27 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ ngày 22 tháng 12 năm 1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV.

 

3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận ĐKKD

Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. Ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD không được vượt quá 60 ngày (sáu mươi ngày) kể từ ngày ký quyết định thành lập doanh nghiệp; sau khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bản sao giấy chứng nhận ĐKKD tới các cơ quan theo quy định tại khoản 6, Điều 9 của Nghị định 50/CP.

Doanh nghiệp phải đăng báo theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 50/CP.

 

4. Đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh tế phụ thuộc:

4.1. Đơn vị kinh tế phụ thuộc của doanh nghiệp là các đơn vị cấp dưới trực tiếp của doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp, thực hiện những nhiệm vụ do doanh nghiệp giao, trong phạm vi ngành nghề kinh doanh đã ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị kinh tế phụ thuộc của mình.

Đơn vị kinh tế phụ thuộc của doanh nghiệp có thể mang các tên gọi: chi nhánh, trung tâm, trạm, trại, xí nghiệp, mỏ, nông trường, lâm trường... được quy định cụ thể trong Điều lệ của doanh nghiệp.

4.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

- Văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);

- Quyết định thành lập đơn vị kinh tế phụ thuộc của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 11 của Nghị định 50/CP (bản chính);

- Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);

- Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp về nhà, đất của đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản sao);

- Địa chỉ trụ sở, số điện thoại, Fax, Telex của đơn vị kinh tế phụ thuộc;

- Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp (bản sao).

4.3. Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày ký quyết định thành lập đơn vị kinh tế phụ thuộc, doanh nghiệp nộp hồ sơ ĐKKD của đơn vị kinh tế phụ thuộc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở của đơn vị kinh tế phụ thuộc.

Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho đơn vị kinh tế phụ thuộc của doanh nghiệp.

4.4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu đặt các đơn vị kinh tế phụ thuộc trong cùng tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì phải được UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở các đơn vị kinh tế phụ thuộc đó chấp thuận bằng văn bản. Doanh nghiệp phải khai báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc có thể ĐKKD cho các đơn vị kinh tế phụ thuộc này, hồ sơ ĐKKD quy định tại điểm 4.2, mục 4, phần II của Thông tư này (riêng văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh được thay thế bằng văn bản chấp thuận của UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở của đơn vị kinh tế phụ thuộc).

4.5. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp chỉ làm chức năng giao dịch do doanh nghiệp uỷ quyền, không thực hiện hoạt động kinh doanh.

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ĐKKD, mà chỉ tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh sau khi được UBND cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp chấp thuận bằng văn bản.

 

III. TỔ CHỨC LẠI DNNN

 

1. Việc hợp nhất các DNNN độc lập để thành một DNNN độc lập mới; việc chia tách một DNNN độc lập để thành lập các DNNN độc lập mới; việc chuyển một đơn vị kinh tế phụ thuộc của DNNN, một đơn vị sự nghiệp thành DNNN độc lập do người ký quyết định thành lập các doanh nghiệp đó quyết định và thực hiện theo đúng thủ tục thành lập DNNN và ĐKKD đã quy định tại phần I và phần II của Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện việc hợp nhất hoặc chia tách DNNN độc lập, người ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải quyết định xoá tên các DNNN độc lập được hợp nhất hoặc được chia tách trước khi ký quyết định thành lập DNNN mới, đồng thời thông báo cho các cơ quan có liên quan để thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu.

 

2. Việc sáp nhập một hoặc một số doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp được sáp nhập) vào một DNNN độc lập khác, phải được người ký quyết định thành lập các doanh nghiệp đó quyết định phương án sáp nhập và xoá tên các doanh nghiệp được sáp nhập. DNNN độc lập sau khi tiếp nhận doanh nghiệp được sáp nhập vẫn giữ nguyên pháp nhân, không phải làm lại thủ tục thành lập doanh nghiệp, những phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi ngành nghề kinh doanh (nếu có) với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp.

 

3. Việc chuyển một DNNN thành đơn vị sự nghiệp do người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động sự nghiệp liên quan đến việc chuyển đổi của doanh nghiệp.

 

4. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách các đơn vị thành viên Tổng công ty nhà nước; việc chuyển đổi các loại hình đơn vị thành viên trong Tổng công ty; việc kết nạp thành viên mới hoặc giải quyết cho các đơn vị thành viên ra khỏi Tổng công ty nhà nước, do HĐQT Tổng công ty đề nghị, người ký quyết định thành lập Tổng công ty xem xét, quyết định. Việc tổ chức lại dẫn đến hình thành đơn vị thành viên mới là DNNN hạch toán độc lập thì phải thực hiện theo đúng thủ tục thành lập DNNN và ĐKKD quy định tại phần I và phần II của Thông tư này.

Trường hợp doanh nghiệp độc lập ngoài Tổng công ty muốn tham gia Tổng công ty thì doanh nghiệp đó phải có đơn xin gia nhập Tổng công ty gửi HĐQT và phải được người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý bằng văn bản.

 

IV. THAY ĐỔI SAU ĐĂNG KÝ KINH DOANH

 

1. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh:

1.1. Đối với những ngành nghề kinh doanh phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép:

Ngành nghề kinh doanh phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép gồm: - Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc, chất phóng xạ;

- Khai thác các loại khoáng sản quý, quặng phóng xạ;

- Sản xuất và cung ứng điện, nước có quy mô lớn;

- Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin, dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản;

- Vận tải viễn dương, vận tải hàng không;

- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài.

Khi DNNN có yêu cầu bổ sung kinh doanh những ngành nghề này, người ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ thì người ký quyết định thành lập doanh nghiệp mới quyết định việc bổ sung ngành nghề kinh doanh này cho doanh nghiệp.

1.2. Đối với những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành:

Khi DNNN có yêu cầu bổ sung kinh doanh những ngành nghề này, người ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xem xét. Chỉ sau khi được các cơ quan này cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc có ý kiến thoả thuận bằng văn bản thì người ký quyết định thành lập doanh nghiệp mới quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh này cho doanh nghiệp.

1.3. Nếu DNNN có yêu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh dẫn đến làm thay đổi ngành nghề cấp I của doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 75/CP ngày 27 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân hoặc dẫn đến thay đổi nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp thì phải được người ký quyết định thành lập doanh nghiệp xem xét, quyết định.

1.4. Sau khi có quyết định thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh nói trên của người ký quyết định thành lập, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký những thay đổi, bổ sung này với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp.

1.5. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh không thuộc các quy định nêu tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3, mục 1, phần IV của Thông tư này thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi, bổ sung với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. Sau khi đã đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải báo cáo với người ký quyết định thành lập doanh nghiệp biết.

1.6. Việc thay dổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với vốn điều lệ, trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh có mức vốn pháp định cao hơn vốn điều lệ hiện có của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được chấp thuận bổ sung ngành nghề kinh doanh sau khi đã được bổ sung vốn điều lệ để bảo đảm không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh này.

1.7. Việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với vốn điều lệ và điều kiện công nghệ của từng doanh nghiệp.

Đối với những ngành nghề kinh doanh phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc phải có chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành, Chủ tịch HĐQT chỉ quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh này cho doanh nghiệp thành viên sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp thành viên, Chủ tịch HĐQT phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp thành viên phải thực hiện việc đăng ký những thay đổi này với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

 

2. Thay đổi tên doanh nghiệp:

Người ký quyết định thành lập DNNN xem xét và quyết định việc đổi tên doanh nghiệp theo đề nghị của HĐQT (đối với doanh nghiệp có HĐQT) hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có HĐQT), với điều kiện tên mới không trái với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với hướng dẫn của các ngành có liên quan.

Sau khi có quyết định đổi tên, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD, khắc lại con dấu và đăng báo theo quy định.

Việc đổi tên cho doanh nghiệp thành viên các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT xem xét, quyết định, sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

3. Thay đổi vốn điều lệ:

Nếu có sự thay đổi vốn điều lệ, sau khi có xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn điều lệ mới tại cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

 

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này áp dụng cho các DNNN quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Luật doanh nghiệp nhà nước.

 

2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp do các DNNN cùng góp vốn điều lệ, thực hiện theo Luật Công ty.

 

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp do các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là đoàn thể) đầu tư vốn được vận dụng thực hiện theo quy định của Nghị định 50/CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể cấp Trung ương có ngành nghề kinh doanh chính thuộc Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật nào thì được gửi đến Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đó để tổ chức thẩm định và quyết định thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thẩm định và quyết định thành lập doanh nghiệp. Việc ĐKKD đối với doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể, được vận dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

 

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư liên Bộ số 01-TT/LB ngày 13 tháng 2 năm 1992, Thông tư liên Bộ số 04-TT/LB ngày 11 tháng 6 năm 1992 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quy chế về thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 3888/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp kịp thời phản ánh để Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung đã hướng dẫn cho phù hợp.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 1

NỘI DUNG TỜ TRÌNH
ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

1. Mục đích thành lập doanh nghiệp

- Các căn cứ xác đinh sự cần thiết của việc đề nghị thành lập doanh nghiệp

- Mục đích thành lập doanh nghiệp

 

2. Đặc trưng doanh nghiệp được đề nghị thành lập

- Tên doanh nghiệp

- Trụ sở chính của doanh nghiệp và nơi sản xuất, kinh doanh

- Hình thức tổ chức của doanh nghiệp (Tổng công ty nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, DNNN độc lập có tổ chức Hội đồng quản trị, DNNN độc lập hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, tổ chức các đơn vị kinh tế phụ thuộc doanh nghiệp...)

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính

- Sản phẩm sản xuất, dịch vụ cung ứng chủ yếu

- Vốn điều lệ, chia ra các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi, vốn huy động khác...). Khả năng đảm bảo vốn điều lệ đã có sẵn của người đề nghị thành lập doanh nghiệp

- Các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải (đối với doanh nghiệp có yêu cầu này)

 

3. Các kiến nghị và cam kết sau khi doanh nghiệp được quyết định thành lập

 

4. Hồ sơ đề nghị thành lập DNNN kèm theo tờ trình

- Đề án thành lập DNNN

- Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của DNNN

-...

 

PHỤ LỤC SỐ 2

NỘI DUNG ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

- Tên doanh nghiệp

- Dự kiến trụ sở chính và nơi sản xuất, kinh doanh

- Danh mục sản phẩm sản xuất, dịch vụ cung ứng dự kiến kinh doanh hoạt động công ích

 

I. Sự cần thiết phải thành lập doanh nghiệp:

- Quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ

- Phân tích nhu cầu thị trường

- Phân tích, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong nước và ngoài nước

- Phân tích, đánh giá năng lực các doanh nghiệp cùng ngành

- Các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển ngành

- Khẳng định sự cần thiết phải thành lập DNNN

- Nhiệm vụ, mục tiêu và dự kiến quy mô của doanh nghiệp

 

II. Dự kiến các điều kiện cần thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp sau khi được thành lập

- Dự kiến nguồn nguyên, nhiên, vật liệu; dự kiến quy hoạch vùng nguyên liệu

- Lao động: nguồn lao động, trình độ lao động và khả năng thu hút lao động

- Dự kiến trình độ trang bị công nghệ

- Vốn điều lệ

Trong đó:

+ Vốn ngân sách

+ Vốn vay ưu đãi

+ Huy động khác (nêu rõ hình thức huy động nguồn vốn này)

Khả năng đảm bảo vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp.

Hình thức và tiến độ thanh toán vốn huy động khi doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh.

Dự kiến nhu cầu, biện pháp tạo vốn lưu động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

- Dự kiến tiến độ xây dựng cơ bản (nếu doanh nghiệp có XDCB):

+ Thời gian khởi công, hoàn thành

+ Thời gian chạy thử và chính thức đi vào hoạt động

III. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp sau khi được thành lập

1. Hình thức tổ chức: Tổng công ty nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, DNNN độc lập có tổ chức Hội đồng quản trị, DNNN độc lập hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, tổ chức các đơn vị kinh tế phụ thuộc doanh nghiệp...

2. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm đầu khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động và sự kiến cho 4 năm tiếp theo

- Công suất thiết kế, dự kiến khả năng huy động công suất thiết kế

- Dự kiến sản lượng, chất lượng, chi phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuận cho các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

- Khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường, tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trong và ngoài nước

- Các biện pháp chủ yếu về công nghệ, tổ chức lao động, bổ sung vốn, giải quyết nguyên nhiên vật liệu và tiếp thị, thay đổi mẫu mã sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường...

3. Dự kiến tác động đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường như các vấn đề xử lý chất thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn... (nếu có)

4. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội

- Dự kiến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí, giá thành, giá bán; dự kiến thu nhập của người lao động, thời gian hoàn vốn, trả nợ, các khoản nộp ngân sách

- Dự kiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; lợi nhuận trên vốn kinh doanh; lợi nhuận trên vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách...

- Các lợi ích về mặt xã hội, môi trường... kể cả những hậu quả không tốt (nếu có)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 8/BKH-DN
Hanoi, June 11, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.50-CP OF AUGUST 28, 1996 OF THE GOVERNMENT ON THE ESTABLISHMENT, REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF STATE ENTERPRISES AND DECREE No.38-CP OF APRIL 28, 1997 OF THE GOVERNMENT ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No.50-CP
In furtherance of Decree No.50-CP of August 28, 1996 of the Government on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises (hereafter referred to as Decree No.50-CP for short) and Decree No.38-CP of April 28, 1997 of the Government on Amendments and Supplements to a Number of Articles of Decree No.50-CP, the Ministry of Planning and Investment provides the following detailed guidances on the procedures for the establishment, business registration and reorganization of State enterprises as well as changes after business registration:
I. ESTABLISHMENT OF STATE ENTERPRISES
1. Proposers of the establishment of State enterprises
1.1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government (the Ministers for short) are the proposers of the establishment of State enterprises of the ministries.
1.2. The presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (the presidents of the provincial Peoples Committees for short) are the proposers of the establishment of the provincial State enterprises.
1.3. The presidents of the Peoples Committees of the districts, provincial cities and towns (the presidents of the district Peoples Committees for short) are the proposers of the establishment of the district State public utility enterprises.
1.4. The Managing Boards of the State Corporations are the proposers of the establishment of the Corporations member units.
2. Plans on the establishment of State enterprises
2.1. The ministers, the presidents of the provincial Peoples Committees shall submit to the Prime Minister plans on the establishment of State Corporations, State enterprises directly in service of national defense and security and State enterprises with statutory capital at the time of establishment equivalent to the capital of Group A-investment projects prescribed in Appendices attached to the Regulation on the Management of Investment and Construction issued together with Decree No.42-CP of July 16, 1996 of the Government (the capital of Group A-investment projects for short).
The Managing Boards of the State Corporations set up by decision of the Prime Minister shall submit to the Prime Minister plans on the establishment of the Corporations member units.
After approving the plans on the establishment of State enterprises, the Prime Minister shall directly sign or empower the ministers, the presidents of the provincial Peoples Committees to sign decisions on the establishment of State enterprises mentioned in Points 3.1, 3.2, Item 3, Part I of this Circular.
2.2. The ministers, the presidents of the provincial Peoples Committees shall send to the Minister of Planning and Investment the plans on the establishment of independent State enterprises, which are not members of State corporations, conduct business activities and have the statutory capital at the time of establishment being lower than the capital of Group-A investment projects.
After considering the plans on the establishment of such State enterprises, the Minister of Planning and Investment shall make a written agreement letting the other ministers or the presidents of the provincial Peoples Committees to sign the establishment decisions.
2.3. The plans on the establishment of State enterprises mentioned in Points 2.1 and 2.2 above must be examined and approved in advance by the Prime Minister or the Minister of Planning and Investment. After having been approved in writing, the plans shall be sent to the persons competent to decide the establishment of enterprises or the persons empowered to sign the decisions on the establishment of enterprises together with the dossiers proposing the establishment of such State enterprises.
The plans on the establishment of State enterprises mentioned in Points 3.3, 3.4, Item 3, Part I of this Circular shall be sent to the persons competent to decide the establishment of enterprises together with the dossiers proposing the establishment of such State enterprises.
3. Decision on the establishment of State enterprises
3.1. The Prime Minister shall decide the establishment of State Corporations operating in the form defined in Decision No.91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister and a number of particularly important State enterprises with statutory capital at the time of establishment equivalent to the capital of Group A-investment projects.
3.2. The Prime Minister shall approve the plans on the establishment of State enterprises mentioned in Point 2.1, Item 2, Part I of this Circular, then empower:
- The Minister of Defense, the Minister of the Interior to sign decisions on the establishment of State enterprises directly in service of national defense and security;
- The ministers in charge of economic-technical branches, the presidents of the provincial Peoples Committees to sign decisions on the establishment of State corporations operating in the form defined in Decision No.90-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister, and a number of State enterprises with the statutory capital at the time of establishment equivalent to the capital of Group A-investment projects;
- The ministers in charge of economic-technical branches to sign decisions on the establishment of member units of State corporations set up by decision of the Prime Minister.
3.3. The ministers shall decide the establishment of member units of State corporations which have been set up by their decision under the authorization of the Prime Minister, and of State public utility enterprises founded by the ministers themselves.
3.4. The presidents of the provincial Peoples Committees shall decide the establishment of member units of State Corporations which have been set up by their decision under the authorization of the Prime Minister, and of State public utility enterprises founded by themselves or at the proposal of the presidents of the district Peoples Committees in their respective localities.
3.5. The Minister of Planning and Investment shall consider plans on the establishment of State enterprises mentioned in Point 2.2, Item 2, Part I of this Circular, then make a written agreement letting other ministers or the presidents of the provincial Peoples Committees to sign decisions on the establishment of independent State enterprises which are not members of State Corporations, conduct business activities and have the statutory capital at the time of establishment lower than the capital of Group A-investment projects and the establishment of which is proposed by the ministers or the presidents of the provincial Peoples Committees.
4. Dossiers proposing the establishment of State enterprises
4.1. A dossier proposing the establishment of a State enterprise include:
a/ A proposal on the establishment of the State enterprise which must be signed by the proposer of the establishment of such enterprise and has the contents being in accordance with Appendix No.1 attached to this Circular;
b/ A plan on the establishment of the State enterprise with the contents provided for in Appendix No.2 attached to this Circular;
With regard to plans on the establishment of State enterprises mentioned in Point 2.1, Item 2, Part I of this Circular, the dossiers proposing the establishment must be enclosed with a written approval of the Prime Minister, and for plans on the establishment of State enterprises mentioned in Point 2.2, the dossiers must be enclosed with a written approval of the Minister of Planning and Investment.
c/ The statutory capital and written opinions of the financial agency on sources and the amount of statutory capital to be allocated.
The statutory capital at the time of establishment of a State enterprise is the capital stated in the Statute of the enterprise at the time it is established. The statutory capital at the time of the enterprises establishment must not be less than the prescribed capital set for business lines prescribed in Appendix No.2 attached to Decree No.50-CP. If the enterprise engages in different business lines, the statutory capital must not be lower than the highest level of prescribed capital set for a business line.
The proposer of the establishment of a State enterprise must assure that the States capital is readied for the enterprise at the time of his/her proposal, which shall include the investment capital for capital construction already allocated to the enterprise, capital mobilized by the State corporation from other member enterprises, preferential loans from the State, capital in cash stated in the budget plan to be allocated to the enterprise right after it is established.
The certification of the statutory capital of the State enterprise at the time of its establishment shall comply with guidances of the Ministry of Finance.
d/ The draft Statute on the organization and operation of the enterprise;
e/ The proposal on the form of organization of the enterprise: State corporation, independent cost-accounting member unit of a State corporation, independent State enterprise with a Managing Board, independent State enterprise involved in business activities or public utility activities and dependent economic units of such State enterprise.
f/ The written opinions of the ministry in charge of economic-technical branch on the main business line; the written opinions of the agency competent to grant certificates of business eligibility on conditional business lines. With regard to business lines mentioned in Point 1.1, Item 1, Part IV of this Circular, opinion of the Prime Minister is required;
g/ The report on solutions to the environmental protection;
h/ The written opinions of the president of the provincial Peoples Committee on the land use right and other issues related to the locality where the enterprises head office and its business as well as production establishments are located;
4.2. The dossier proposing the establishment of the State enterprise shall be sent to the person competent or empowered to sign the decision on the establishment of the State enterprise as prescribed in Item 3, Part I of this Circular.
5. Appraisal of the establishment of State enterprises
Before deciding the establishment of a State enterprise, the person competent or empowered to sign the decision on the establishment of the State enterprise (the person signing the decision to establish the enterprise for short) shall have to set up an appraisal council, composed of experts knowledgeable about the contents to be appraised for consideration of the dossier proposing the establishment of the enterprise. The contents of the appraisal of the dossier proposing the establishment of the State enterprise are prescribed in Item 2, Article 7 of Decree No.50-CP.
The Central Steering Committee for the Renewal of Enterprises shall assume the main responsibility in receiving and handling plans on the establishment of State enterprises to be submitted to the Prime Minister, and dossiers proposing the establishment of State enterprises to be decided by the Prime Minister. The Steering Sub-Committees for the Renewal of Enterprises under the ministries and provincial Peoples Committees shall assume the main responsibility in receiving and handling plans on the establishment of State enterprises, which the ministers or the presidents of the provincial Peoples Committees have power to decide or are empowered to sign the establishment decisions.
Depending on the characteristics, scope and area of operation of the State enterprise proposed to be established, the agency that assumes the main responsibility in receiving and handling the dossier shall propose to the person signing the decision to establish the enterprise a list of members of the appraisal council and send copies of the dossier proposing the establishment of the State enterprise to such members.
The Chairman of the Appraisal Council shall have to make a sum-up of independent opinions of the Councils members on the enterprise proposed to be established and submit it to the person signing the decision to establish the enterprise.
Within 20 days (twenty days) after receiving the full valid dossier from the proposer of the establishment of the State enterprise, the agency that assumes the main responsibility in receiving and handling the dossier shall have to complete the collection of the Appraisal Councils opinions.
Within 10 days (ten days) after receiving the report from the Chairman of the Appraisal Council, the person competent to sign the decision to establish the enterprise shall have to decide whether to establish or not to establish the proposed enterprise. The person signing the decision to establish the State enterprise shall ratify the Statute on the organization and operation of such enterprise.
Decisions on the establishment of a State enterprise shall be sent to the Central Steering Committee for the Renewal of Enterprises, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry in charge of the related economic-technical branch for monitoring.
II. BUSINESS REGISTRATION
1. Business registration dossier for a State enterprise
Within 45 days (forty five days) after the signing of the decision on the establishment of an enterprise, such enterprise shall have to submit a business registration dossier at the Planning and Investment Service of the province or city where its head office is located, including:
1.1. The decision to establish the State enterprise issued by the competent person mentioned in Item 3, Part I of this Circular (the original);
For the State enterprises defined in Point 3.2, the business registration dossier must be enclosed with a written mandate of the Prime Minister, and for the State enterprises defined in Point 3.5 the dossier must be enclosed with a written consent of the Minister of Planning and Investment (the copies).
1.2. The Statute on the organization and operation of the enterprise, that has been already ratified by the competent agency (the original);
1.3. The certificate of the statutory capital of the enterprise at the time of establishment, issued by the agency managing the States capital and property at enterprises (the original);
1.4. The certificate of business eligibility as required by the current regulations for conditional business lines (the copy) or the written agreement of the agency competent to grant different types of certificate of business eligibility (the original);
1.5. The certificate of the enterprises lawful right to use houses and/or land where its head office and business production establishments are located (the copy):
- The certificate of the enterprises lawful right to use houses may be one of the following: the house renting contract; the house construction permit (if the enterprise has built houses by itself but not yet filled the procedures for the house ownership right certificate); the house ownership right certificate; the document on the transfer of houses to the enterprise by the competent agency.
- The certificate of the enterprises lawful land use right may be one of the following: the land use right certificate; the land-leasing contract; the document on the assignment of land to the enterprise by the competent agency in accordance with the land legislation.
- The address of the enterprises head office, its phone, fax and telex numbers.
1.6. The decision on the appointment of the President and members of the Managing Board, for State Corporations and large-scale independent State enterprises with the Managing Board; the decision on the appointment of the General Director or the Director of the enterprise (the original).
All copies attached to the dossier must be certified by the agency that has granted the originals or the State Notary Public.
2. Business lines in the business registration dossier
Business lines in the business registration dossier shall be determined in accordance with Decree No.75-CP of October 27, 1993 of the Government promulgating the system of national economic branches and Decision No.143-TCTK/PPCD of December 12, 1993 of the General Director of the General Department of Statistics on the promulgation of the system of grade II, III and IV economic branches.
3. Time-limit for the granting of business registration certificate
Within 15 days (fifteen days) after receiving full valid dossier, the provincial/municipal Planning and Investment Service shall have to grant a business registration certificate to the enterprise. The time-limit for the granting of the business registration certificate must not exceed 60 days (sixty days) from the date of signing the decision to establish the enterprise; after granting the business registration certificate to the enterprise, the provincial/municipal Planning and Investment Service shall send copies of such certificate to the agencies defined in Item 6, Article 9 of Decree No.50-CP.
The enterprise shall have to announce its establishment on newspapers in accordance with Article 10 of Decree No.50-CP.
4. Business registration of dependent economic units:
4.1. Dependent economic units of an enterprise are the dependent cost-accounting units directly attached to such enterprise, that perform the tasks assigned by the enterprise within the scope of business lines stated in the enterprises business registration certificate. The enterprise shall be responsible for all activities of its dependent economic units.
The enterprises dependent economic units may be branches, centers, stations, farms, factories, mines, state farms or afforestation camps... and shall be specified in the enterprises Statute.
4.2. A business registration dossier includes:
- The written agreement of the Peoples Committee of the province or city where the head office of the dependent economic unit is located (the original);
- The decision on the establishment of the dependent economic unit issued by the competent person defined in Items 1 and 2, Article 11 of Decree No.50-CP (the original);
- The document defining functions and tasks of the dependent economic unit (the original);
- The document on the appointment of the head of the dependent economic unit (the original);
- The certificate of the dependent economic units lawful right to use houses and/or land (the copy);
- The address of head office of the dependent economic unit, its phone, fax, and telex numbers.
- The business registration certificate of the enterprise (the copy).
4.3. Within 30 days (thirty days) after the signing of the decision to establish the dependent economic unit, the enterprise shall have to submit the business registration dossier of the dependent economic unit at the Planning and Investment Service of the province or city where the head office of the dependent economic unit is located.
Within 15 days (fifteen days) after receiving full valid dossier, the provincial/municipal Planning and Investment Service shall have to grant business registration certificate to the enterprises dependent economic unit.
4.4. If the enterprise proposes to place its dependent economic units in the same province where the head office of the enterprise is located, its proposal must be approved in writing by the Peoples Committees of the districts where the head offices of the dependent economic units are located. The enterprise shall have to make declaration at the provincial/municipal Planning and Investment Service or make business registration for its dependent economic units according to the business registration dossier provided for in Point 4.2, Item 4, Part II of this Circular (as for the written approval of the provincial/municipal Peoples Committee, it shall be replaced by the written approvals of the Peoples Committees of the districts where the head offices of the dependent economic units are located).
4.5. An enterprises representative office shall perform only the transaction function at the mandate of the enterprise and must not engage in business activities.
The enterprises representative office shall not have to fill procedures for business registration certificate but only to register its operation at the provincial/municipal Planning and Investment Service after it is approved in writing by the Peoples Committee of the province or city where the representative office is located.
III. REORGANIZATION OF STATE ENTERPRISES
1. The amalgamation of the independent State enterprises into a new independent State enterprise; the splitting of an independent State enterprise into various new independent State enterprises; the transformation of a dependent economic unit of a State enterprise or a non-business unit into an independent State enterprise shall be decided by the person who has signed the decision to establish such enterprises in accordance with the procedures for the establishment of State enterprises and business registration prescribed in Parts I and II of this Circular.
In the course of the amalgamation or splitting of independent State enterprises, the person who has signed the decision to establish such enterprises shall have to decide the deletion of the names of the amalgamated or split independent State enterprises before signing the decision to establish new State enterprises, and at the same time inform the relevant agencies thereof for the withdrawal of the business registration certificates and seals.
2. The merger of one or several enterprises (called as the merged enterprises) into another independent State enterprise must be decided by the person who has signed the decision to establish such enterprises, with respect to the merger plan and the deletion of the names of the merged enterprises. An independent State enterprise, after admitting the merged enterprises, shall still retain its legal person status and shall not have to re-fill the establishment procedures but to register changes of its statutory capital and business lines (if any) with the agency that has granted it the business registration certificate.
3. The transformation of a State enterprise into a non-business unit shall be decided by the person who has signed the decision to establish such enterprise following a written consent of the competent agency in charge of non-business activities related to the transformation of the enterprise.
4. The amalgamation, merger or splitting of member units of a State Corporation; the transformation of member units of a State corporation; the admission of new member units or the settlement of member units requests to leave a State corporation shall be proposed by the Managing Board of the corporation, and considered then decided by the person who has signed the decision to establish the corporation. If the reorganization leads to the formation of new member units which are independent cost-accounting State enterprises, the procedures for the establishment of State enterprises and for business registration prescribed in Parts I and II of this Circular shall apply.
If an independent enterprise outside a corporation wants to join the corporation, such enterprise must submit its application for the membership of the corporation to the Managing Board, which must be approved in writing by the person who has signed the decision to establish the enterprise.
IV. CHANGES AFTER BUSINESS REGISTRATION
1. Change, addition of business lines:
1.1. For business lines that require permission of the Prime Minister:
The business lines that require permission of the Prime Minister include:
- Production and circulation of explosives, poisons, toxic chemicals and radioactive substances;
- Exploitation of precious minerals or radioactive ore;
- Large-scale production and supply of electricity or water;
- Production of radio transmitters, postal and telecommunications services, radio and television broadcasting, and publishing;
- Sea shipping, air transport;
- Production and repair of weapons and military gears.
When a State enterprise requests the addition of either of the above-said business lines, the person who has signed the decision to establish the enterprise shall have to ask for the permission of the Prime Minister. Only after a written consent of the Prime Minister is obtained, shall the person who has signed the decision to establish the enterprise approve the addition of either of these business lines for the enterprise.
1.2. For business lines that require business permit or certificate of business eligibility as prescribed by the current regulations:
When a State enterprise requests the addition of one of the said business lines, the person who has signed the decision to establish the enterprise shall have to submit a written proposal to the agency competent to grant business permit or certificate of business eligibility for consideration. Only after such agency grants the business permit or certificate of business eligibility to the enterprise or issues a written approval thereof, shall the person who has signed the decision to establish the enterprise approve the addition of either of these business lines for the enterprise.
1.3. If a State enterprise requests any change or addition of a business line, that leads to the change of its grade I business lines as prescribed in Decree No.75-CP of October 27, 1993 of the Government promulgating the system of national economic branches or leads to the change of its tasks or main business lines already stated in its establishment decision, such a request must be considered and approved by the person who has signed the decision to establish the enterprise.
1.4. After the issue of a decision on the change or addition of one of the above-said business lines by the person who has signed the decision to establish the enterprise, the enterprise shall have to register such change or addition with the agency that has already granted it the business registration certificate.
1.5. In cases where an enterprise requests a change or addition of a business line not defined in Points 1.1, 1.2 and 1.3, Item 1, Part IV of this Circular, it shall only have to register the change or addition with the agency that has granted it the business registration certificate. After having registered its business-line change or addition, the enterprise shall have to report to the person who has signed the decision on its establishment.
1.6. A business line change or addition must conform with the establishments statutory capital; if the enterprise requests the addition of a business line that requires a prescribed capital larger than its existing statutory capital, such enterprise shall be allowed to add such business line only after its statutory capital has been added to ensure that it is not lower than the prescribed capital set for the added business line.
1.7. The change or addition of the business lines of member enterprises of a State corporation set up by decision of the Prime Minister shall be considered and decided by the President of the Managing Board of the Corporation under the authorization of the Prime Minister according to the statutory capital and technological conditions of each enterprise.
For business lines that require permission from the Prime Minister, business permit or certificate of business eligibility as prescribed by the current regulations, the President of the Managing Board shall decide the change or addition of such business lines for the member enterprises only after obtaining a written agreement from the Prime Minister or the agency competent to grant business permit or certificate of business eligibility. After deciding the change or addition of the business lines for the member enterprises, the President of the Managing Board shall have to report it to the Prime Minister; the member enterprise shall have to register such changes with the agency that has granted it the business registration certificate.
2. Renaming enterprise:
The person who has signed the decision to establish an enterprise shall consider and decide the renaming of an enterprise at the request of the Managing Board (for enterprises with the Managing Board) or the Director (for enterprises without the Managing Board), provided that the new name doe not contravene the enterprises business lines and comply with guidances of the relevant branch.
After obtaining a decision to change its names, the enterprise shall have to register with the agency that has granted it the business registration certificate, make a new seal and make newspaper announcement as prescribed.
The renaming of a member enterprise of a State Corporation set up under decision of the Prime Minister shall be considered and decided by the President of the Managing Board under the authorization of the Prime Minister who shall be briefed thereon by the former.
3. Changing the statutory capital:
In case of any change in its statutory capital, the enterprise, after obtaining a written certification from the agency that manage the States capital and assets at enterprises, shall have to register its new statutory capital with the agency that has granted it the business registration certificate.
V. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular shall apply to the State enterprises defined in Articles 1 and 2 of the Law on State Enterprises.
2. The order and procedures for the establishment of enterprises shall be followed by State enterprises that have together made contributions to the statutory capital in accordance with the Law on Companies.
3. The procedures for the establishment of enterprises with capital contributed by Party organizations and socio-political organizations (referred to as mass organizations) shall be applied in accordance with the provisions of Decree No.50-CP and the relevant guiding documents.
A dossier proposing the establishment of an enterprise of a central-level Party or mass organization shall be sent to the Minister of the Ministry in charge of the economic-technical branch which the enterprises main business line belongs to for appraisal and decision. Dossiers proposing the establishment of enterprises of Party and mass organizations in the provinces and cities directly under the Central Government shall be sent to the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government for appraisal and decision. The business registration of enterprises of Party and mass organizations shall be conducted in accordance with the provisions of this Circular.
4. This Circular takes effect 15 days from the date it is signed and replaces Inter-ministerial Circular No.01-TT/LB of February 13, 1992, Inter-ministerial Circular No.04-TT/LB of June 11, 1992 of the State Planning Committee and the Ministry of Finance guiding the implementation of the regulation on the establishment and dissolution of State enterprises issued together with Decree No.388-HDBT of November 20, 1991 of the Council of Ministers. The earlier provisions which are contrary to this Circular are now annulled.
If any problem arises in the course of implementation, agencies and enterprises are requested to promptly report it to the Ministry of Planning and Investment for study, appropriate amendments or supplements.
 

 
THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Tran Xuan Gia
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08-BKH/DN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe