Nghị định 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

thuộc tính Nghị định 03/2000/NĐ-CP

Nghị định 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2000/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:03/02/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 03/2000/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 03/2000/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994;
3. Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước;
4. Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội;
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
6. Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổi doanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 2. áp dụng các luật chuyên ngành
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của các luật chuyên ngành sau đây về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành:
1. Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;     
2. Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;
3. Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993;
4. Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
5. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;
6. Luật Xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993;
7. Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
8. Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
9. Bộ luật Hàng hải ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Bổ sung
10. Luật chuyên ngành khác hoặc luật sửa đổi, bổ sung luật chuyên ngành được thông qua sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Ngành, nghề cấm kinh doanh
1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh bao gồm:
a) Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
b) Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
c) Kinh doanh chất ma tuý;
d) Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
đ) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
e) Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
g) Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
h) Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;
i) Kinh doanh các loại pháo;
k) Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
l) Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bổ sung
2. Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về chất nổ, chất độc, chất phóng xạ và các hoá chất có tính độc hại mạnh quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.
Bộ Công an trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về chất ma tuý quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Bộ Văn hoá và Thông tin trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng quy định tại điểm g và danh mục cụ thể về các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm cần bảo vệ quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ ban hành danh mục cụ thể về đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định tại điểm l khoản 1 Điều này.
Các Bộ có trách nhiệm trình Chính phủ danh mục cụ thể như quy định tại khoản này trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó được áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định có liên quan. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau đây:
a) Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (sau đây gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
Các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc các cấp chính quyền địa phương ban hành mà không căn cứ vào luật, pháp lệnh, nghị định quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó đều không có hiệu lực thi hành.
2. Trường hợp thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp biết về điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó.
3. Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.
Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Người thành lập doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng điều kiện kinh doanh theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mà không có đủ điều kiện, thì người thành lập doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.
Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
1. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập doanh nghiệp và trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, thủ trưởng cơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập doanh nghiệp.
Điều 6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Các chứng chỉ hành nghề đã cấp cho tổ chức đều hết hiệu lực.
2. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
b) Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
c) Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
d) Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
đ) Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
e) Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề quy định tại    khoản 2 Điều này, thì việc đăng ký kinh doanh, phải có thêm điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định dưới đây:
a) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, một trong số những người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Đối với công ty hợp danh, tất cả thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề;
c) Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 7. Quyền đăng ký ngành, nghề kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành, nghề kinh doanh:
1. Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;
2. Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh;
3. Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định;
4. Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 8. Quyền thành lập doanh nghiệp
1. Mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 9. Người không được quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8    Điều 9 Luật Doanh nghiệp không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bổ sung
2. Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
3. Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định tại khoản 2 Điều này  gồm: 
a) Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;
c) Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
d) Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nói trên.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu được từ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ quan, đơn vị;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cán bộ cơ quan, đơn vị.
5. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Doanh nghiệp bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
6. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước được quyền làm người quản lý ở doanh nghiệp khác với tư cách đại diện theo uỷ quyền cho doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác, nhưng không làm người quản lý ở doanh nghiệp đó.
Điều 10. Điều lệ công ty
1. Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty.
Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn phải được tất cả thành viên sáng lập chấp thuận.
Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần phải được tất cả cổ đông sáng lập chấp thuận.
Điều lệ của công ty hợp danh phải được tất cả thành viên hợp danh chấp thuận.
Nội dung Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Tên, địa chỉ của thành viên, phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; tên, địa chỉ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc chủ sở hữu công ty;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát (nếu có);
g) Quyền, nghĩa vụ và thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
h) Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên;
i) Người đại diện theo pháp luật của công ty;
k) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên;
l) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;
m) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận đối với công ty có từ hai thành viên trở lên, nguyên tắc sử dụng lợi nhuận đối với công ty có một thành viên;
n) Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
o) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
p) Chữ ký của tất cả thành viên của công ty hoặc của chủ sở hữu công ty.
Các thành viên có thể thoả thuận hoặc chủ sở hữu công ty có thể quyết định ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác.
3. Điều lệ công ty cổ phần phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ, loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, mệnh giá cổ phần;
d) Quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông;
đ) Các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát công ty (nếu có);
g) Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty và của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát;
h) Người đại diện theo pháp luật của công ty;
i) Các loại quỹ, mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty;
k) Nguyên tắc trả cổ tức;
l) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
n) Các trường hợp giải thể, trình tự và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
o) Chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Các cổ đông có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác.
4. Điều lệ công ty hợp danh phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh;
d) Tên, địa chỉ của tất cả thành viên góp vốn (nếu có);
đ) Quyền và nghĩa vụ của từng loại thành viên;
e) Vốn điều lệ và phần vốn góp của mỗi thành viên;
g) Cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
h) Nguyên tắc phối hợp công việc, phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Thể thức thông qua quyết định của công ty;
k) Những điều cấm hoặc hạn chế đối với thành viên hợp danh;
l) Những trường hợp thành viên có quyền rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty;
m) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ trong hoạt động kinh doanh;
n) Cách thức giải quyết bất đồng giữa các thành viên;
o) Thể thức thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
p) Thời hạn hoạt động và những trường hợp giải thể công ty;
q) Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.
Các thành viên hợp danh có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác.
Bổ sung
Điều 11. Nội dung danh sách thành viên và danh sách cổ đông sáng lập
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên không phải lập danh sách thành viên.
2. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của từng thành viên;
b) Phần vốn góp và giá trị vốn góp của từng thành viên;
c) Loại tài sản, số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của mỗi tài sản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
d) Thời điểm góp vốn;
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của tất cả thành viên.
3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tất cả cổ đông sáng lập;
b) Tổng số cổ phần, số cổ phần và giá trị cổ phần từng loại của từng cổ đông sáng lập;
c) Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn cổ phần; giá trị còn lại của mỗi tài sản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
d) Thời điểm góp vốn cổ phần;
đ) Tổng số cổ phần và giá trị tổng số cổ phần của tất cả cổ đông sáng lập;
e) Chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật cuả công ty.
4. Danh sách thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có các nội dung  sau đây:
a) Họ, tên và nơi cư trú của từng thành viên;
b) Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của từng thành viên;
c) Phần vốn góp và giá trị phần vốn góp;
d) Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của từng tài sản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
đ) Thời điểm góp vốn;
e) Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.
Điều 12. Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Điều kiện để tiến hành họp Hội đồng thành viên là phải có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ; nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 65%. Trong trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
2. Trường hợp cuộc họp của Hội đồng thành viên phải triệu tập lần thứ hai, thì điều kiện để tiến hành họp là phải có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất 50% số vốn điều lệ, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 50%. Trong trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Trường hợp cuộc họp của Hội đồng thành viên được triệu tập lần thứ ba, thì cuộc họp đó của Hội đồng thành viên luôn được tiến hành, không phụ thuộc vào số thành viên tham dự.
Điều 13. Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
2. Trường hợp thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, thì thực hiện theo quy định sau đây:
   a) Các quyết định sau đây được thông qua khi được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 75%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty:
- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty được ghi trong sổ kế toán của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 50%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ nhỏ hơn, thì áp dụng tỷ lệ do Điều lệ công ty quy định;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty;
- Quyết định giải thể công ty.
b) Các quyết định khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên được thông qua khi được số phiếu đại diện cho ít nhất 51% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Trường hợp thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản, thì quyết định của Hội đồng thành viên về tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền được thông qua khi được số thành viên đại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ công ty chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 65%; trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Thủ tục lấy ý kiến thành viên được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên gửi đến từng thành viên phiếu lấy ý kiến, kèm các tài liệu cần thiết. Phiếu lấy ý kiến phải nêu rõ những vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua quyết định và thời hạn cuối cùng thành viên gửi ý kiến trả lời về công ty;
b) Thực hiện kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu, thông báo kết quả lấy ý kiến và các quyết định được thông qua đến thành viên trong thời hạn bảy ngày, kể từ thời hạn cuối cùng thành viên phải gửi ý kiến về công ty.
Điều 14. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tổ chức là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp phải là pháp nhân và có thể bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;
2. Cơ quan Đảng cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
5. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
6. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
7. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
8. Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
9. Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam;
10. Doanh nghiệp nhà nước;
11. Doanh nghiệp của Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội;
12. Hợp tác xã;
13. Công ty trách nhiệm hữu hạn;
14. Công ty cổ phần;
15. Các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
16. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
17. Các tổ chức khác.
Điều 15. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Căn cứ vào điểm (i) khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty bổ sung các quyền khác của chủ sở hữu công ty. Các quyền khác của chủ sở hữu công ty được bổ sung vào Điều lệ công ty phụ thuộc vào mô hình tổ chức quản lý được lựa chọn và áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng mô hình tổ chức quản lý gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc), thì chủ sở hữu công ty, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp, còn phải có thêm các quyền và nghĩa  vụ sau đây:
a) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
b) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ;
c) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và hợp đồng khác được xác định trong Điều lệ công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty;
đ) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Quyết định mức lương, thưởng đối với Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cán bộ quản lý khác do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm.
Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức theo một trong hai mô hình. Mô hình thứ nhất gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi là mô hình Hội đồng quản trị quy định tại Điều 17 Nghị định này. Mô hình thứ hai gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi là mô hình Chủ tịch công ty quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Trong trường hợp quy mô kinh doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng, thì lựa chọn mô hình Hội đồng quản trị.
2. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc của Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) do chủ sở hữu công ty quyết định và quy định trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty không được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp.
Điều 17. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị
1. Trong trường hợp áp dụng mô hình Hội đồng quản trị, thì địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và các khoản 4, 5 Điều này.
2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động cuả công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty.
3. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
b) Quyết định dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;
c) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
đ) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty;
g) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận của công ty;
h) Kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty;
i) Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty;
k) Kiến nghị bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;
l) Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;
m) Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Các vấn đề khác liên quan đến Hội đồng quản trị được áp dụng theo quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 86 và 87 Luật Doanh nghiệp.
4. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
5. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án tổ chức, quy chế quản lý công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);
g) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Điều 18. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty
1. Trường hợp áp dụng mô hình Chủ tịch công ty, thì địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) áp dụng theo quy định tại các khoản 2, 3 và các khoản 4, 5 Điều này.
2. Chủ tịch công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp và khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
3. Chủ tịch công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Kiến nghị với chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu;
b) Kiến nghị với chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; về mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
c) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty; báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty;
   4. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty;
e) Kiến nghị phương án tổ chức công ty;
g) Phối hợp với Chủ tịch công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty và phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
h) Tuyển dụng lao động;
i) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty;
k) Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được chủ sở hữu công ty chấp thuận;
l) Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho chủ sở hữu công ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty;
m) Các quyền và nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
Điều 19. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Một cổ phần ưu đãi biểu quyết có nhiều hơn một phiếu biểu quyết; không hạn chế mức tối đa số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đã biểu quyết. Số phiếu biểu quyết cụ thể của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp công ty cổ phần mới thành lập, các cổ đông sáng lập phải thực  hiện nguyên tắc nhất trí khi quyết định các vấn đề sau đây:
a) Tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết;
c) Cổ đông được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và số cổ phần ưu đãi biểu quyết của mỗi cổ đông.
3. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ được sử dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành:
a) Tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác;
b) Bưu chính viễn thông;
c) Vận tải hàng không;
d) Các ngành khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết, số phiếu biểu quyết của mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết, tổ chức được uỷ quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 20. Mức cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức
1. Mức cổ tức cố định hàng năm của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty. Căn cứ vào tỷ lệ và tổng số vốn cổ phần thực góp vào công ty để xác định số cổ tức cố định hàng năm của cổ đông ưu đãi cổ tức.
2. Cổ tức thưởng của cổ phần ưu đãi cổ tức được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Không có cổ tức thưởng trong trường hợp không trả cổ tức cho cổ phần phổ thông hoặc mức cổ tức của cổ phần phổ thông thấp hơn mức cổ tức cố định của cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Trường hợp mức cổ tức của cổ phần phổ thông cao hơn hoặc bằng mức cổ tức cố định của cổ phần ưu đãi cổ tức, thì phải có thêm cổ tức thưởng. Cổ tức thưởng được xác định ở mức bảo đảm tổng số cổ tức cố định và cổ tức thưởng của cổ phần ưu đãi cổ tức phải cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó;
c) Mức cổ tức cố định hàng năm và cách thức xác định mức cổ tức thưởng do công ty và người đầu tư có liên quan thoả thuận hoặc công ty ấn định theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
3. Tỷ lệ cổ tức, tổng số vốn góp cổ phần, tổng số cổ tức cố định được nhận hàng năm và cách thức xác định cổ tức thưởng phải được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Điều 21. Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Công ty cổ phần được quyền sử dụng hai loại cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được hoàn lại bất cứ khi nào theo yêu cầu của cổ đông và cổ phần được hoàn lại theo các điều kiện do công ty và người đầu tư có liên quan thoả thuận và được ghi vào cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 22. Trình tự và thủ tục chào bán chứng khoán
Công ty chào bán cổ phần, trái phiếu theo hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Việc chào bán cổ phần, trái phiếu theo hình thức khác do công ty quyết định và được thực hiện theo thoả thuận giữa công ty và người mua.
Điều 23. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp uỷ quyền, thì người được uỷ quyền phải xuất trình giấy uỷ quyền và cổ phiếu cho chủ toạ biết trước khi khai mạc. Cổ đông gửi phiếu biểu quyết có niêm phong đến công ty trước khi khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông được coi là dự họp Đại hội đồng cổ đông.
2. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Trường hợp cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ hai, thì cuộc họp đó được tiến hành khi có số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 30 % số cổ phần có quyền biểu quyết, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 30%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Trường hợp cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông phải triệu tập lần thứ ba, thì cuộc họp đó luôn được tiến hành, không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết mà họ đại diện.
Điều 24. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
2. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, thì thực hiện theo quy định sau đây:   
a) Các quyết định sau đây được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn 65%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty:
- Quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của mỗi loại;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty;
- Quyết định giải thể công ty;
- Quyết định bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
b) Các quyết định khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ cao hơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ cao hơn 51%; trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn, thì áp dụng tỷ lệ tối thiểu phải có theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thì Hội đồng quản trị phải làm các công việc sau đây:
a) Quyết định các vấn đề cần lấy ý kiến, hình thức và nội dung phiếu lấy ý kiến;
b) Nội dung phiếu lấy ý kiến ít nhất phải có tên, địa chỉ trụ sở chính cuả công ty; mục đích lấy ý kiến; vấn đề cần lấy ý kiến và đầu đề các tài liệu tương ứng được gửi kèm; thời hạn cuối cùng phải gửi phiếu lấy ý kiến về công ty; phương án biểu quyết "nhất trí", "không nhất trí", "không có ý kiến";
c) Gửi phiếu lấy ý kiến kèm theo tài liệu liên quan đến tất cả các cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông;
d) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu; thông báo kết quả kiểm phiếu và các quyết định được thông qua đến tất cả cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ thời hạn cuối cùng mà cổ đông phải gửi ý kiến của họ về công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn khác.
Điều 25. Biên bản họp Hội đồng quản trị
   Tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi đầy đủ vào sổ biên bản. Biên bản họp Hội đồng quản trị phải có các nội dung sau đây:
1. Thời gian và địa điểm họp;
2. Họ tên thành viên tham dự;
3. Chương trình họp;
4. Các vấn đề thảo luận và biểu quyết, kết quả biểu quyết;
5. Tóm tắt phát biểu ý kiến tại phiên họp;
6. Các quyết định đã được Hội đồng quản trị thông qua;
7. Chữ ký có ghi rõ họ tên của tất cả thành viên dự họp.
Chủ tọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị.
Điều 26. Công ty hợp danh
1. Có hai loại công ty hợp danh là công ty hợp danh có tất cả thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
2. Điều kiện chuyên môn và uy tín nghề nghiệp của thành viên hợp danh được quy định như sau:
a) Đối với công ty hợp danh kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, thì tất cả thành viên hợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với công ty hợp danh kinh doanh các ngành, nghề khác, thì thành viên hợp danh là người đã được đào tạo về ngành, nghề đó.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có quyền:
a) Tham gia thảo luận và biểu quyết về tất cả các công việc của công ty;
b) Được chia lợi nhuận theo thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty;
c) Trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh của công ty;
d) Sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của công ty; được hoàn trả lại mọi khoản chi đã thực hiện để phục vụ lợi ích của công ty;
đ) Được nhận thông tin về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem  sổ kế toán và các hồ sơ khác của công ty;
e) Các quyền khác quy định trong Điều lệ công ty.
2. Thành viên hợp danh có nghĩa vụ:
a) Góp đủ số vốn đã cam kết góp vào công ty;
b) Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Trường hợp kinh doanh bị thua lỗ, thì phải chịu lỗ theo nguyên tắc quy định trong Điều lệ công ty;
d) Khi quản lý hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hoặc đại diện cho công ty, phải hành động một cách trung thực, mẫn cán phục vụ lợi ích hợp pháp của công ty;
đ) Chấp hành nội quy và quyết định của công ty;
e) Thành viên hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;
g) Thành viên hợp danh không được tự mình hoặc nhân danh người thứ ba thực hiện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty;
h) Thành viên hợp danh không được nhân danh công ty ký kết hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch khác nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và cho người khác;
i) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn có quyền:
a) Tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định trong Điều lệ công ty; về việc tổ chức lại và giải thể công ty;
b) Được chia lợi nhuận; được chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo quy định trong Điều lệ công ty;
c) Được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác, nếu Điều lệ công ty không quy định khác;
d) Được nhận thông tin về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toán và hồ sơ khác của công ty;
đ) Các quyền khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ:
a) Góp đủ số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty;
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty;
c) Chấp hành đúng nội quy và quyết định của công ty;
d) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Điều 29. Tổ chức quản lý công ty hợp danh
1. Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên hợp danh, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Khi biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh chỉ có một phiếu.
2. Quyết định về các vấn đề sau đây phải được tất cả các thành viên hợp danh có quyền biểu quyết chấp thuận:
a) Cử giám đốc công ty;
b) Tiếp nhận thành viên;
c) Khai trừ thành viên hợp danh;
d) Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Hợp đồng của công ty với thành viên hợp danh, người có liên quan của thành viên hợp danh.
3. Quyết định về những vấn đề khác phải được đa số thành viên hợp danh chấp thuận.
4. Tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản và phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ làm giám đốc.
Thành viên hợp danh chủ động thực hiện công việc được phân công nhằm đạt được mục tiêu của công ty; đại diện cho công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng thực hiện các công việc được giao; đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước trong phạm vi công việc được phân công.
Khi nhân danh công ty thực hiện các công việc được giao, thành viên hợp danh phải làm việc một cách trung thực, không trái với các quyết định của Hội đồng thành viên, không vi phạm các điều cấm hoặc hạn chế như quy định  tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
6. Giám đốc công ty hợp danh có nhiệm vụ:
a) Phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên hợp danh;
b) Điều hành công việc trong công ty;
c) Thực hiện công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh.
Điều 30. Tiếp nhận thành viên
1. Người được tiếp nhận làm thành viên hợp danh hoặc được tiếp nhận làm  thành viên góp vốn của công ty khi được tất cả thành viên hợp danh của công ty đồng ý, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
2. Thành viên hợp danh được tiếp nhận vào công ty chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty phát sinh sau khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 31. Chấm dứt tư cách thành viên
1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Đã chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết;
b) Mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Tự nguyện rút khỏi công ty;
d) Bị khai trừ khỏi công ty.
2. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, thì công ty vẫn có quyền sử dụng tài sản tương ứng với trách nhiệm của người đó để thực hiện các nghĩa vụ của công ty.
3. Trường hợp tư cách thành viên chấm dứt theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, thì người đó phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
4. Tư cách thành viên góp vốn chấm dứt khi thành viên đó chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác.
Điều 32. Rút khỏi công ty
1. Thành viên hợp danh được quyền rút khỏi công ty, nếu được đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Khi rút khỏi công ty, phần vốn góp được hoàn trả theo giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định dựa trên nguyên tắc quy định trong Điều lệ công ty. Sau khi rút khỏi công ty, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty theo quy định tại   khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
2. Trường hợp tên của thành viên hợp danh đã rút khỏi công ty được sử dụng để đặt tên công ty, thì người đó có quyền yêu cầu công ty đổi tên.
3. Thành viên góp vốn có quyền rút phần vốn góp của mình ra khỏi công ty, nếu được đa số thành viên hợp danh đồng ý. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn cho người khác được tự do thực hiện, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Điều 33. Chia doanh nghiệp
1. Việc chia doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Công ty cổ phần có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty cổ phần khác.
2. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty trách nhiệm hữu hạn được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty cổ phần được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
4. Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thành nhiều công ty, thì thành viên của các công ty mới được thành lập có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tất cả thành viên của công ty bị chia đều là thành viên của các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
b) Các thành viên của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các thành viên của công ty bị chia thành các nhóm thành viên tương ứng của công ty mới thành lập từ công ty bị chia phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí.
5. Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì chủ sở hữu công ty bị chia vẫn là chủ sở hữu của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia.
6. Khi chia một công ty cổ phần thành nhiều công ty cổ phần khác, thì các cổ đông của các công ty mới được thành lập có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tất cả các cổ đông của công ty bị chia đều là cổ đông của công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
b) Các cổ đông của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đông của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các cổ đông của công ty bị chia thành các nhóm cổ đông tương ứng của công ty mới thành lập từ công ty bị chia phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tương ứng có quyền yêu cầu công ty bị chia mua lại cổ phần của mình trước khi thực hiện chia công ty. Thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp.
7. Việc xử lý nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia được quy định như sau:
a) Quyết định phân chia trách nhiệm của các công ty mới thành lập đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia không có hiệu lực pháp lý đối với chủ nợ, đối với người có quyền và lợi ích liên quan, trừ trường hợp công ty mới thành lập và chủ nợ có liên quan có thoả thuận khác.
b) Tất cả các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới thành lập từ công ty bị chia có thoả thuận khác. Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Công ty được yêu cầu phải thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu.
Điều 34. Tách doanh nghiệp
1. Việc tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
2. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
3. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thì thành viên của công ty bị tách và công ty được tách được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của công ty được tách;
b) Tất cả thành viên của công ty bị tách đều là thành viên của công ty được tách;
c) Các thành viên của công ty bị tách chia thành các nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi tách công ty. Trong trường hợp này, quyết định về phương án chia các thành viên thành các nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty sau khi tách phải được tất cả các thành viên chấp thuận.
4. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì chủ sở hữu công ty bị tách đồng thời là chủ sở hữu của công ty được tách, hoặc công ty bị tách làm chủ sở hữu của công ty được tách.
5. Trường hợp tách công ty cổ phần, cổ đông của công ty bị tách và công ty được tách được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Tất cả các cổ đông của công ty bị tách đều là cổ đông của công ty mới được tách;
b) Các cổ đông của công ty bị tách được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đông của công ty bị tách và công ty được tách. Việc chia các cổ đông của công ty bị tách thành cổ đông của các công ty sau khi tách phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tương ứng có quyền yêu cầu công ty bị tách mua lại cổ phần của mình trước khi thực hiện tách công ty. Thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp.
6. Sau khi tách công ty trách nhiệm hữu hạn, các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán của công ty bị tách được xử lý như sau:
a) Trường hợp công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của công ty được tách, thì công ty bị tách vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán; công ty được tách không chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
b) Trường hợp tất cả thành viên của công ty bị tách đều là thành viên của công ty được tách, hoặc thành viên của công ty bị tách được chia thành từng nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty sau khi tách, thì công ty bị tách và công ty được tách đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán của công ty bị tách phát sinh trước khi tách công ty, trừ trường hợp chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị tách hoặc công ty được tách có thoả thuận khác. Nếu không có thoả thuận khác, thì khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, công ty bị tách phải hoàn trả số nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó. Trường hợp công ty bị tách không thanh toán được các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trước khi tách công ty, thì chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu công ty được tách thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
7. Sau khi tách công ty cổ phần, công ty bị tách và công ty được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán của công ty bị tách phát sinh trước khi tách công ty, trừ trường hợp chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị tách hoặc công ty được tách có thoả thuận khác. Trường hợp không có thoả thuận khác, thì khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, công ty bị tách phải hoàn trả số nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó. Trường hợp công ty bị tách không thanh toán được các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trước khi tách công ty, thì chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu công ty được tách thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều 35. Căn cứ xác định doanh nghiệp thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả
Doanh nghiệp được coi là thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả nếu:
1. Không có nợ quá hạn, không có các nghĩa vụ tài sản khác đã quá hạn mà chưa thanh toán được;
2. Không dùng vốn vay mới, kể cả đảo nợ, để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều 36. Căn cứ xác định doanh nghiệp bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
   Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được coi là có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, nếu tổng giá trị tài sản ghi trên bảng cân đối kế toán của công ty lớn hơn tổng số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phải trả.
Bổ sung
Điều 37. Hướng dẫn về các điều khoản thi hành quy định tại  Chương X Luật Doanh nghiệp
Căn cứ Điều 6 và khoản 3 Điều 122 Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật sau đây bị bãi bỏ:
1. Nghị định số 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về cụ thể hoá một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân.
2. Nghị định số 222-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về cụ thể hoá một số điều của Luật Công ty.
3. Nghị định số 361-HĐBT ngày 01 tháng 10 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm trong các quy định ban hành kèm theo Nghị định số 221 và 222-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Nghị định số 26/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
5. Các quy định của Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
6. Nghị định số 40/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân.
7. Thông tư của các Bộ, ngành, quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, quyết định của các cấp chính quyền địa phương làm cơ sở pháp lý để cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, các điều kiện kinh doanh và các yêu cầu khác áp dụng đối với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trái với quy định của luật, pháp lệnh, nghị định có liên quan.
Điều 38. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc theo dõi, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 03/2000/ND-CP
Hanoi, February 3, 2000
DECREE
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Enterprises No.13/1999/QH10 of June 12, 1999;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Objects of regulation
This Decree applies to the following forms of enterprises:
1. Limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises established under the provisions of the Law on Enterprises;
2. Limited liability companies, joint-stock companies, and private enterprises which have been established and operated under the provisions of the Law on Companies and the Law on Private Enterprises of December 21, 1990, and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Companies, the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Private Enterprises of June 22, 1994;
3. The joint-stock companies set up from the equitization of State enterprises;
4. The joint-stock companies set up from the equitization of enterprises of the Party and enterprises of socio-political organizations;
5. The limited liability companies set up from the conversion of State enterprises;
6. The limited liability companies set up from the conversion of enterprises of the Party and enterprises of socio-political organizations.
Article 2.- Application of specialized laws
In case of disparity between the stipulations of the Law on Enterprises and those of the following specialized laws on the establishment, managerial organization and operation of the limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises, the provisions of the specialized laws shall apply:
1. The Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
2. The Law on Minerals of March 20, 1996;
3. The Petroleum Law of July 6, 1993;
4. The Law on Water Resources of May 20, 1998;
5. The Law on Vietnam Civil Aviation of December 26, 1991; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Vietnam Civil Aviation of April 20, 1995;
6. The Law on Publication of July 7,1993;
7. The Press Law of December 28, 1989; the Law amending and supplementing a number of articles of the Press Law of June 12,1999;
8. The Education Law of December 2, 1998;
9.The Maritime Code of June 30, 1990;
10. Other specialized laws or the laws amending and supplementing the specialized laws which are adopted after this Decree takes effect.
Article 3.- Lines banned from business
1. List of lines banned from business:
a/ Trading in weapons, ammunition, army uniforms and outfits and special-use military technical means of the armed forces;
b/ Trading in explosives, toxic and radioactive matters;
c/ Trading in narcotics;
d/ Trading in prostitution, sex procurement, trafficking in women and children;
e/ Providing gambling and places for gambling;
f/ Trading in chemicals of high toxicity;
g/ Trading in articles of historical, cultural and museum relics;
h/ Trading in reactionary, depraved, superstitious cultural products or products detrimental to ethical education;
i/ Trading in fireworks of all types;
j/ Trading in plants and wild animals listed in the international agreements which Vietnam has signed or acceded to, and other rare and precious species of animals and plants which need to be protected;
k/ Trading in toys harmful to ethical education and the health of children or which affect public security and social order and safety.
2. The Ministry of Industry and the Ministry of Science, Technology and Environment shall submit to the Government for issuance a detailed list of explosives, toxic substances, radioactive matters and chemicals of high toxicity stipulated at Point b and Point f, Clause 1 of this Article.
The Ministry of Public Security shall submit to the Government for issuance a detailed list of narcotics stipulated at Point c, Clause 1 of this Article.
The Ministry of Culture and Information shall submit to the Government for issuance a detailed list of articles in the group of historical, cultural and museum relics stipulated at Point g and a detailed list of reactionary, depraved and superstitious cultural products or products detrimental to ethical education as stipulated at Point h, Clause 1 of this Article.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall submit to the Government for issuance a detailed list of plants and wild animals listed in the international agreements which Vietnam has signed or acceded to and other endangered species of plants and animals that need to be protected as stipulated at Point j, Clause 1 of this Article.
The Ministry of Education and Training shall submit to the Government for issuance a detailed list of toys harmful to ethical education and the health of children or which affect public security and social order and safety as stipulated at Point 1, Clause 1 of this Article.
The ministries shall submit to the Government the detailed lists mentioned in this Clause within sixty days after this Decree takes effect.
Article 4.- Lines of business subject to conditions
1. The lines of business subject to conditions and their conditions of business shall conform with the stipulations of relevant laws, ordinances ordecrees. The businessconditions are stipulated in the two following forms:
a/ Business licenses issued by competent State agencies;
b/ Regulations on environmental hygiene criteria, food security hygiene; regulations on prevention and fight against fires, on social order, traffic security and on other requirements for business operations (hereafter commonly called business conditions without need of license).
The legal documents issued by the ministries, branches or different levels of the local administration which are not based on laws, ordinances or decrees concerning the lines of business subject to conditions and the business conditions of these lines shall not have implementation effect.
2. If an enterprise is set up to conduct business in lines of business subject to conditions, when it registers for business, the business registration agency must inform and guide the founder of the enterprise of the business conditions of these lines.
If the enterprise registers for supplement or alteration to the line of business subject to conditions, when it registers for supplement or alteration to the business line, the business registration agency must inform and guide the enterprise of the business conditions of that line.
3. For the lines of business requiring business licenses, the enterprise is entitled to conduct business in such line after it is granted the business license.
For the lines of business subject to conditions without need of license, the enterprise may conduct business in such line after it gathers all the conditions for business as stipulated and commits itself to fulfill these conditions throughout the process of business operation.
The founder of the enterprise and the legal representative of the enterprise are responsible for the correct fulfillment of the business conditions as prescribed. If the enterprise conducts business without all the prescribed conditions, the founder and the legal representative of the enterprise must jointly take responsibility before law for this business.
Article 5.- Lines of business requiring legal capital
1. A line of business must have a legal capital. The concrete level of this capital, the competent State management agency on legal capital, the agency competent to certify and the modalities for certifying the legal capital shall be determined according to the law, ordinance and decree on legal capital.
2. The legal representative of the enterprise is answerable for the truthfulness and accuracy of the capital certified at the time of founding and during the process of business operation of the enterprise.
3.The head of the agency with the competence to exercise State management over legal capital and the head of the agency certifying the legal capital shall be jointly responsible for the accuracy of the capital certified at the time of the founding of the enterprise.
Article 6.- Lines of business requiring practicing certificate
1. The practicing certificate stipulated in Clause 4, Article 6 of the Law on Enterprises is a document granted by the competent State agency or the professional association only to an individual with necessary specialization and professional experience in a given line.
All the practicing certificates that have been granted to organizations now cease to be effective.
2. The following lines of business must have a practicing certificate:
a/ Legal service ;
b/ Medical examination and treatment service and pharmaceuticals business.
c/ Service of veterinary examination and treatment and veterinary medicaments business;
d/ Construction designing service;
e/ Auditing service ;
f/ Stock brokerage service.
3. For the enterprises dealing in the lines stipulated in Clause 2 of this Article, the business registration must also include the conditions on the practicing certificate as prescribed below:
a/ For a limited liability company or joint-stock company, one of the managers of the enterprise as stipulated in Clause 12, Article 3 of the Law on Enterprises must have a practicing certificate;
b/ For a partnership, all the members of the partnership must have their practicing certificates;
c/ For a private enterprise, the enterprise owner or managing director must have a practicing certificate.
Article 7.- Right to register business lines
The enterprise may take the initiative in registering and begin its business without having to ask permission from any State agency if the line of business:
1. Is not among the lines banned from business;
2.Is not among the lines requiring business license;
3. Is not among the business lines requiring a legal capital;
4. Is not among the business lines requiring a practicing certificate.
Article 8.- Right to found an enterprise
1. All organizations regardless of the place of registration of their head office, all individuals regardless of their place of residence, if they are not a subject prohibited from founding an enterprise as stipulated in Article 9 of the Law on Enterprises, have the right to found an enterprise in Vietnam as provided for by the Law on Enterprises.
2. Vietnamese having settled abroad and foreigners who have their permanent residence in Vietnam are entitled to found enterprises in Vietnam as stipulated by the Law on Enterprises.
Article 9.- Persons prohibited from founding an enterprise and contributing capital to the enterprise
1. Organizations and individuals stipulated in Clauses from 1 to 8 of Article 9 of the Law on Enterprises are not allowed to found enterprises in Vietnam.
2. State agencies and units of the people’s armed forces are strictly forbidden to use State assets and public fund to establish enterprises or to contribute capital to enterprises to make profits for their agency or unit.
3. State assets and public funds stipulated in Clause 2 of this Article comprise:
a/ Assets purchased with State budget fund;
b/ Expenditures allocated by the State budget;
c/ Land assigned for use in the fulfillment of the functions and tasks stipulated by law;
d/ Assets and other revenues generated by the use of the assets and expenditures mentioned above.
4. Making profits for ones own agency or unit is the act of using profits gained from the business of the enterprise or from the contributed capital for one of the following objectives:
a/ Distribution in any form to a number or all of the personnel of the agency or unit;
b/ To supplement the operating budget of the agency or unit in contravention of prescriptions of legislation on budget;
c/ To set up or supplement the fund in service of the interests of the personnel of the agency or unit.
5. Leading officials and professional management officials in a State enterprise stipulated in Clause 4, Article 9 of the Law on Enterprises comprise members of the Management Board, the General Director, Deputy General Director, Directors, Deputy Directors, chief accountants, members of the Control Board, heads and deputy heads of the professional departments or sections, heads of the branches and representative offices of the enterprise.
6. Leading officials and professional officials in a State enterprise are entitled to be the manager of another enterprise in their capacity as authorized representation of a State enterprise or competent State agency or, in their personal name to contribute capital to another enterprise but not work as the manager of such enterprise.
Article 10.- The company Charter
1. The company Charter is the written commitment of all members on the founding, managerial organization and operations of the company.
The first Charter of a limited liability company must be approved by all its founding shareholders.
The first Charter of a joint-stock company must be approved by all its founding members.
The Charter of a partnership must be approved by all partnership members.
The content of a company Charter must not be contrary to the stipulations of the Law on Enterprises and other relevant legal documents.
2. The Charter of a limited liability company must have the following contents:
a/ Name and address of the head office of the company; address of its branches and representative offices (if any);
b/ Objective and lines of business;
c/ The Charter capital;
d/ Names and addresses of the members, the capital amount contributed by each member, for limited liability companies having two and more members; name and address of the company owner, for one-member limited liability companies);
e/ Rights and obligations of members or owner of the company;
f/ Structure of management and control organization (if any);
g/ Rights, obligations and modalities for adopting a decision of each unit within the organizational and managerial organization of the company;
h/ Rights, obligations and working regime of the Control Board and the Head of the Control Board, for limited liability companies having more than eleven members;
i/ The legal representative of the company;
j/ Principle of settling disputes among members;
k/ Cases where members have the right to ask the company to buy back their contributed capital;
l/ Principle of distributing the profits, for companies having more than two members, principle of using the profits, for one-member companies;
m/ Cases of dissolution and procedures for liquidating assets of the company;
n/ Modalities for amending and supplementing the company Charter;
o/ Signatures of all members of the company or signature of the company owner.
The members may agree or the company owner may decide to inscribe other contents on the company Charter.
3. The Charter of a joint-stock company must have the following contents:
a/ Name and address of the head office of the company; addresses of the branches or representative offices (if any).
b/ Objectives and lines of business;
c/ Charter capital, types of share, total of shares of each type eligible for offer for sale, denominations of the shares;
d/ Rights and obligations of each type of shareholder;
e/ Cases where shareholders have the right to ask the company to buy back their shares;
f/ Structure of management and control organization of the company (if any).
g/ Rights, obligations and working regime of each unit in the structure of management organization of the company and of the Control Board and the Head of the Control Board;
h/ The legal representative of the company;
i/ Types of fund, the limit of each type of fund to be set up in the company;
j/ Principle of paying dividend;
k/ Principle of settling internal disputes;
l/ Modalities for amending or supplementing the company charter;
m/ Cases of dissolution, order and procedures for liquidation of the company assets;
n/ Signatures of all founding shareholders or signature of the legal representative of the company.
The shareholders may agree to inscribe other contents on the company Charter.
4. The partnership Charter must have the following contents:
a/ Name, address of the head office of the company; addresses of the branches and representative offices (if any);
b/ Objectives and lines of business;
c/ Names and addresses of all partnership members;
d/ Names and addresses of all capital contributing members (if any);
e/ Rights and obligations of each type of members;
f/ Charter capital and capital amount contributed by each member;
g/ Organizational and management structure of the company;
h/ Principle of coordination of work and allocation of powers and responsibilities in the organizational and management structure of the company;
i/ Modalities for adopting decisions of the company;
j/ Forbiddances or restrictions for partnership members;
k/ Cases where members have the right to withdraw from the company or may be dismissed from the company;
l/ Principle of distributing profits or bearing losses in the business operations;
m/ Method of solving differences among members;
n/ Modalities for amending or supplementing the company Charter;
o/ Term of operation and cases where the company shall be dissolved;
p/ Signatures of all members of the partnership.
Members of the partnership may agree to inscribe other contents in the company Charter.
Article 11.- Contents of the register of members and the register of founding shareholders
1. A one-member limited liability company shall not have to draw up the register of members;
2. The members register of a limited liability company having two or more members must contain the following:
a/ Name and address of each member;
b/ Capital amount contributed by each member and its value;
c/ Types and quantities of assets as contributed capital; remaining value of each asset, as contributed capital which are neither Vietnamese money, freely convertible foreign currency, nor gold;
d/ Time of the capital contribution;
e/ Signature of the legal representative of the company or signatures of all members;
3. The register of the founding shareholders of a joint-stock company must have the following contents:
a/ Names and addresses of all founding shareholders;
b/ Total number of shares, number of shares of each type of each founding member and their value;
c/ Types and quantities of assets as contributed share capital; remaining value of each asset, for assets as contributed share capital which are neither Vietnamese money, freely convertible foreign currency nor gold;
d/ Time of the contribution to the share capital;
e/ Total number of shares, the value of all the shares of all the founding shareholders.
f/ Signatures of all founding shareholders or signature of the legal representative of the company.
4. The register of members of a partnership must have the following contents:
a/ Name and place of residence of each member;
b/Occupation and specialization of each member;
c/ Contributed capital and its value;
d/ Types and quantities of assets as contributed capital; remaining value of each asset, for assets as contributed capital which are neither Vietnamese money, freely convertible foreign currency nor gold;
e/ Time of capital contribution;
f/ Signatures of all partnership members.
Article 12.- Conditions for convening a meeting of the Members’ Council of a limited liability company
1. To hold a meeting of the Members Council, the number of attending members must represent at least 65% of the Charter capital, if the Charter of the company does not prescribe another ratio higher than 65%. In cases where the Charter prescribes a higher ratio, the minimum ratio as prescribed by the company Charter shall apply.
2. Where the Members’ Council is convened for the second time, to hold its meeting, the number of attending members must represent at least 50% of the Charter capital, if the Charter of the company does not prescribe another ratio higher than 50%. In cases where the Charter prescribes a higher ratio, the minimum ratio prescribed by the company Charter shall apply.
3. In cases where the meeting of the Members’ Council is convened for the third time, it shall be held anyway, regardless of the number of attending members.
Article 13.- Adopting decisions of the Members’ Council
1. The Members Council shall adopt decisions by voting at the meeting or by a written opinion poll of the members.
2. In case of adoption of decisions by voting at the meeting, the following provisions must be observed:
a/ The following decisions shall be adopted when the votes representing at least 75% of the capital of the attending members are in favor, if the company Charter does not prescribe another ratio higher than 75%. If the company Charter prescribes higher ratio, the minimum ratio prescribed by the company Charter shall apply;
- Decision to sell assets valued equal to or higher than 50% of the total value of the company assets recorded in the book of accounts of the company if the company Charter does not prescribe another a ratio lower than 50%. If the company Charter prescribes a lower ratio, the ratio prescribed by the company Charter shall apply:
- Decision to amend and/or supplement the company Charter;
- Decision to reorganize the company, including division, separation, consolidation, merger and conversion of the company;
- Decision to dissolve the company.
b/ Other decisions under the jurisdiction of the Members Council shall be adopted when a number of votes representing at least 51% of the capital of the attending members are in favor, if the company Charter does not prescribe another ratio higher than 51%. In cases where the company Charter prescribes a higher ratio the minimum required ratio as prescribed by the company Charter shall apply.
3. In case of adoption of decisions by written opinion poll of the members, the decisions of the Members’ Council on all matters under its jurisdiction shall be adopted when the number of members representing at least 65% of the Charter capital of the company are in favor, if the company Charter does not prescribe another ratio higher than 65%. In cases where the Charter prescribes a higher ratio, the minimum ratio prescribed by the company Charter shall apply.
4. Procedures for the written opinion poll shall be carried out as follows:
a/ The Chairman of the Members Council shall send to each member the questionnaire enclosed with the necessary documents. The questionnaire must state clearly the matters polled for adoption of the decision and the deadline for the members to send their answers to the company;
b/ To conduct the vote count and record in writing the result of the vote count, to announce the result of the poll and the decisions which are adopted to the members within seven days from the deadline for the members to send their answers to the company.
Article 14.- Owner of a one-member limited liability company
The organization that owns a one-member limited liability company stipulated in Article 46 of the Law on Enterprises must be a legal person and may include:
1. State agencies, units of the armed forces;
2. Party agencies at the central level or of a the centrally-run province or city;
3. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front or the Front Committees in the centrally-run provinces and cities;
4. The Vietnam General Confederation of Labor and the Labor Federations of centrally-run provinces and cities;
5. The Central Committee of the Vietnam Women’s Union and the Union’s organizations of the centrally-run provinces and cities;
6. The Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Union organizations of the centrally-run provinces and cities;
7. The Central Committee of the Vietnam War Veterans Association and its organization of the centrally-run provinces and cities;
8. The Vietnam Peasants Association and its organizations of the centrally- run provinces and cities;
9. The Vietnam Union of Organizations for Peace, Solidarity and Friendship;
10. State enterprises;
11. Enterprises of the Party and socio-political organizations;
12. Cooperatives;
13. Limited liability companies;
14. Joint- stock companies;
15. Social organizations, socio- professional organizations;
16. Social welfare funds, charity funds;
17. Other organizations.
Article 15.- Rights of the owner of a one-member limited liability company
1. Based on Point (i), Clause 1, Article 47 of the Law on Enterprises, the company Charter may add other rights of the company owner. Other rights of the company owner to be added to the company Charter shall depend on the managerial organization model chosen and applied as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. In cases where the managerial organization model comprising the Chairman of the company and the Director (General Director) is applied, the company owner, apart from the rights stipulated in Clause 1, Article 47 of the Law on Enterprises, shall also have the following rights and obligations:
a/ To decide the orientation for development of the company;
b/ To decide the market expansion, marketing and technological solutions;
c/ To adopt the contracts on borrowing, loaning and other contracts stipulated in the company Charter and valued equal to or higher than 50% of the total value of assets recorded in the company’s book of accounts or a lower ratio prescribed by the company Charter;
d/ To decide the organizational structure and the management rules of the company;
e/ To decide to set up dependent companies, to contribute capital to another company, to set up branches and/or representative offices;
f/ To decide the salaries and bonuses for the Chairman of the company, the Director (General Director) and other managing officials appointed by the company owner.
Article 16.- Organizational and managerial structure of a one-member limited liability company
1. As stipulated in Clause 1, Article 49 of the Law on Enterprises, the organizational and managerial structure of a one-member limited liability company shall adopt one of these two models: The first model comprises the Management Board and the Director (General Director) called Management Board model stipulated in Article 17 of this Decree. The second model comprises the company Chairman and the Director (General Director) called company Chairman model stipulated in Article 18 of this Decree.
If the scope of business is big and the line of business is diversified, the Management Board model should be chosen.
2. The rights and obligations of the Management Board and the Director (General Director) or the company Chairman and Director (General Director) shall be decided by the owner of the company and stipulated in the company Charter. The owner of the company must not authorize the Management Board and the Director to perform the rights and obligations defined in Article 47 of the Law on Enterprises.
Article 17.- Managerial organization of the company according to the Management Board model
1.If the Management Board model is adopted, the legal status, rights and obligations of the Management Board and the Director (General Director) shall comply with Clauses 2 and 3 and Clauses 4 and 5 of this Article.
2. The Management Board, as the managing agency of the company, is fully entitled to act in the name of the company in deciding all matters related to the management and operations of the company, except those falling under the competence of the company owner.
3. The Management Board has the following rights and obligations:
a/ To decide the development strategy of the company;
b/ To decide investment projects valued at less than 50% of the total value of assets recorded in the company�s book of accounts;
c/ To decide the solutions for market expansion, marketing and technology; to approve contracts of buying, selling, borrowing, lending and other contracts valued at 50% or more of the total value of assets recorded in the companys book of accounts or at a lower rate prescribed in the company Charter;
d/ To appoint, remove or dismiss the Director (General Director) and other key management officials of the company; to decide the salaries and other benefits of these management officials;
e/ To decide the companys organizational structure and management regulations, to decide the setting up of branches and representative offices;
f/ To submit the annual fiscal report to the company owner;
g/ To propose the plan of using the profits of the company;
h/To propose the investment projects under the decision-making competence of the company owner;
i/ To propose readjustment of the companys Charter capital;
j/ To propose the sale of assets valued at 50% or more of the total value of assets recorded in the company�s book of accounts;
k/ To propose supplements or amendments to the Charter of the company;
l/To propose the reorganization or dissolution of the company.
Other questions related to the Management Board shall comply with Articles 81, 82, 83, 84, 86 and 87 of the Law on Enterprises.
4. The Director (General Director) is the manager of the day-to-day operations of the company and is answerable to the Management Board for the implementation of the rights and obligations assigned to him/her.
5. The Director (General Director) has the following rights and obligations:
a/ To decide questions related to the day-to-day operations of the company;
b/ To organize the execution of the decisions of the Management Board;
c/ To organize the implementation of the company’s business plans and investment projects;
d/ To propose the organizational plan and managerial regulations of the company;
e/ To appoint, remove and dismiss the managerial posts of the company, except those appointed, removed or dismissed by the Management Board;
f/ To decide the salaries and allowances (if any) of the personnel in the company, including management officials under the appointment authority of the Director (General Director);
g/ Other rights and obligations as stipulated by law, the company Charter and decisions of the Management Board.
Article 18.- Managerial organization according to the Company Chairman model
1. In cases where the company Chairman model is adopted, the legal status, rights and obligations of the company Chairman and the Director (General Director) shall comply with to the stipulations in Clauses 2 and 3 and Clauses 4 and 5 of this Article.
2. The company Chairman is the person directly assisting the company owner in exercising the rights and obligations stipulated in Article 47 of the Law on Enterprises and Clause 2, Article 15 of this Decree.
3. The company Chairman has the following rights and obligations:
a/ To propose to the company owner to decide questions under the latters authority;
b/ To make recommendations to the company owner on the appointment, removal or dismissal of the Director (General Director) and other managerial posts stipulated in the company Charter; on the salaries and other benefits of these management officials;
c/ To organize the supervision of the execution of the decisions of the company owner; to report to the company owner the results and situation of the business operations of the company;
4. The Director (General Director) of the company is the manager of the day-to-day business operations of the company, answerable to the company owner for the execution of his/her rights and obligations. The Director (General Director) is the legal representative of the company.
5. The Director (General Director) has the following rights and obligations:
a/ To organize the execution of the decisions of the company owner;
b/ To decide questions related to the day-to-day operations of the company;
c/ To organize the implementation of the company’s business and investment plans;
d/ To issue the management regulations of the company;
e/ To appoint, remove and dismiss managerial posts in the company except those falling under the authority of the company owner;
f/ To propose the companys organizational plan;
g/ To coordinate with the company Chairman in submitting the annual financial report to the company owner and the plan of using the profits and handling the losses in business;
h/ To recruit labor;
i/ To exercise the rights and tasks assigned honestly and diligently in the lawful interests of the company;
j/ Not to misuse his/her position and powers or assets of the company to make personal profits or profits for others; not to disclose secrets of the company, except with the consent of the company owner;
k/ If the company fails to pay fully the debts or to fulfill other property obligations when they are due, he/she must inform the company owner thereof and the creditors of the financial situation of the company; he/she must not raise wages, must not pay bonuses to the personnel of the company including the managers; he/she must take personal responsibility for the damage caused to the creditors for failing to carry out the obligations stipulated at this point; he/she must propose measures to overcome the financial difficulties of the company.
l/ Other rights and obligations prescribed by law and the company Charter.
Article 19.- Voting preference share
1. A voting preference share is a share which carries more votes than an ordinary share. There is no maximum to the votes of a voting preference share. The specific number of votes of a voting preference share shall be prescribed by the company Charter.
2. For a newly founded company, the founding shareholders must abide by the principle of consensus when deciding the following questions:
a/ The total of voting preference shares;
b/ The number of votes of a voting preference share;
c/ The shareholder entitled to hold the voting preference share and the number of voting preference shares of each shareholder.
3. In case the company is converted from a State enterprise, the voting preference share can be used only for an enterprise operating in the following branches:
a/ Monetary, credit and other financial services;
b/ Post and telecommunications;
c/ Air transport;
d/ Other branches to be decided by of the Prime Minister.
The total of voting preference shares and the number of votes of each voting preference share shall be decided by the organization assigned to hold the voting preference share in the equitized State enterprise at the proposal of the related Minister or the related Head of the State management agency.
Article 20.- Dividend of a dividend preference share
1. The fixed annual dividend of a dividend preference share is determined by the percentage of the total of share capital actually contributed to the company. The annual fixed dividend of a dividend preference share shall be determined on the basis of the rate and the total of share capital actually contributed to the company.
2. The bonus dividend of a dividend preference share is determined on the following principles:
a/ There shall be no bonus dividend in cases where no dividend is paid to ordinary share or the dividend of an ordinary share is lower than the fixed dividend of the dividend preference share;
b/ If the dividend of an ordinary share is higher or equal to the fixed dividend of a dividend preference share, the bonus dividend must be added. The bonus dividend is determined at such a level as to ensure that the total of fixed dividend and bonus dividend of the dividend preference share is higher than the dividend of an ordinary share paid in that year;
c/ The fixed annual dividend and the method of determining the bonus dividend shall be agreed upon by the company and the related investors or shall be fixed by the company by decision of the General Assembly of shareholders.
3. The rate of dividend, the total capital contributed by the shares and the total fixed dividend received each year and the method of determining the ordinary dividend must be inscribed on the share certificate of the dividend preference share.
Article 21.- Redeemable preference share
A joint-stock company is entitled to use two kinds of shares: The redeemable preference share which is a share redeemable at any time at the request of the shareholder, and the share which is redeemable on the conditions agreed upon between the company and the related investor. These conditions must be inscribed in the share certificate of the redeemable preference share.
Article 22.- Process and procedures for sale offer of stocks
The companies shall offer for sale of shares and bonds in the form of issuance of stocks to the public as prescribed by the legislation on stocks. The offer for sale of shares and bonds in other forms shall be decided and carried out under the agreement between the company and the buyer.
Article 23.- Conditions and modalities for convening the General Assembly of shareholders
1. Shareholders may attend in person or authorize others to attend a meeting of the General Assembly of shareholders. In case of authorization, the authorized person must produce the letter of authorization and the share certificate to the chairman before the meeting opens. A shareholder who sends his/her sealed vote to the company before the opening of the meeting of the General Assembly of shareholders is deemed to attend the meeting.
2. A meeting of the General Assembly of shareholders shall take place when the number of shareholders represent at least 51% of the shares with voting right, if the company Charter does not prescribe a rate higher than 51%; in cases where the company Charter prescribes a higher rate, the required minimum rate prescribed by the company Charter shall apply.
3. Where the meeting of the General Assembly of shareholders is convened for the second time, such meeting shall be held when the number of attending shareholders represent at least 30% of the shares with voting right, if the company Charter does not stipulate a rate higher than 30%. In cases where the company Charter stipulates a higher rate, the minimum rate as prescribed by the company Charter shall apply.
4. Where the meeting of the General Assembly is convened for the third time, it shall be held anyway regardless of the number of attending shareholders and the rate of the voting shareholders that they represent.
Article 24.- Adoption of the decisions of the General Assembly of Shareholders
1. The General Assembly of Shareholders may adopt its decisions by voting at the meeting or conducting a written opinion poll of shareholders.
2. In cases where decisions are adopted by voting at the meeting, the following provisions shall be complied with:
a/The following decisions shall be adopted when approved by a number of shareholders representing at least 65% of the attending shareholders if the company Charter does not prescribe another ratio higher than 65%. If the Charter prescribes a higher ratio, the minimum ratio prescribed by the company Charter shall apply:
- Decision on the types and the number of shares of each type that may be offered for sale;
- Decision to amend and/or supplement the company Charter;
- Decision to reorganize the company;
- Decision to dissolve the company;
- Decision to sell assets valued at more than 50% of the total value of assets recorded in the company�s book of accounts.
b/ Other decisions under the jurisdiction of the General Assembly of Shareholders shall be adopted when approved by a number of shareholders representing at least 51% of the total of votes of all attending shareholders if the company Charter does not prescribe another ratio higher than 51%. If the company Charter prescribes a higher ratio, the minimum ratio prescribed by the company Charter shall apply.
3. Where the General Assembly of Shareholders adopts a decision by a written opinion poll, the decision shall be adopted when approved by a number of shareholders representing at least 51% of the total of votes of all shareholders if the company Charter does not prescribe a ratio higher than 51%. If the company Charter prescribes a higher ratio, the required ratio as prescribed by the company Charter shall apply.
4. Where the decision is adopted by a written opinion poll of the shareholders, the Management Board shall have to perform the following work:
a/ To decide the matters on which the poll is needed, the form and contents of the questionnaire;
b/ The questionnaire of the opinion poll must include at least the name and address of the head office of the company; the aim of the poll; the questions targeted by the poll and the titles of the enclosed relevant documents, the deadline for sending the opinions to the company; the plan for voting "yes", "no" or "abstention".
c/ To send the questionnaire enclosed with the relevant documents to all shareholders entitled to attend the meeting of the General Assembly of Shareholders.
d/ To count the votes and write the minutes on the result of the vote count; to announce this result and the decisions adopted to all shareholders entitled to attend the meeting of the General Assembly of shareholders within fifteen days from the deadline for the shareholders to send their written opinions to the company, unless the company Charter sets another deadline.
Article 25.- Minutes of the meeting of the Management Board
All the meetings of the Management Board must be fully recorded into the minutes book. The minutes of a meeting of the Management Board must include the following:
1. Time and place of the meeting;
2. Names of the attending members;
3. Agenda of the meeting;
4. The questions discussed and voted on and the result of the vote;
5. Summarized speeches and opinions at the meeting;
6. Decisions adopted by the Management Board;
7. Signatures with full names of all attending members.
The Chairperson and Secretary of the meeting are jointly responsible for the accuracy and truthfulness of the minutes of the meeting of the Management Board.
Article 26.- Partnership
1. There are two types of partnership: Partnership where all members are partnership members and partnership which includes both partnership members and capital contributing members.
2. The specialization and professional prestige of a partnership member are prescribed as follows:
a/ For partnerships dealing in business lines stated in Clause 2, Article 6 of this Decree, all partnership members must have a practicing certificate.
b/ For partnerships engaged in other lines of business, the partnership members are persons having been trained in these lines.
Article 27.- Rights and obligations of a partnership member
1. A partnership member has the rights:
a/ To take part in discussing and voting on all affairs of the company;
b/ To be distributed profits as agreed in the company Charter;
c/ To take part directly in managing the business operations of the company;
d/ To use assets of the company in service of the interests of the company; to be redeemed of all expenditures made in service of the interest of the company;
e/ To receive information on the business and managerial operations of the company; to see the book of accounts and other dossiers of the company;
f/ Other rights stipulated in the company Charter.
2.A partnership member has the following obligations:
a/To contribute fully the capital he/she has committed to the company;
b/ To take responsibility with all his/her assets for the obligations of the company;
c/ In case of business losses, he/she shall have to bear the losses on the principle stipulated in the company Charter;
d/ While managing or conducting business activities in the name of the company or representing the company, he/she must act in an honest and diligent manner in service of the lawful interests of the company;
e/ To abide by the internal rules and decisions of the company;
f/ A partnership member must not at the same time be a partnership member of another partnership or owner of a private enterprise;
g/ A partnership member must not on his/her own or in the name of a third person conduct business operations in the same line as the company;
h/ A partnership member must not in the name of the company sign contracts and establish or carry out other transactions with the aim of making profits of his/her own or for another;
i/ Other obligations prescribed by the company Charter.
Article 28.- Rights and obligations of capital contributing members
1. A capital contributing member has the right:
a/ To take part in discussing and voting on supplementing and amending the rights and obligations of the capital contributing members stipulated in the company Charter; on reorganization and dissolution of the company;
b/ To be distributed profits, to be distributed the residual value of the dissolved company as stipulated in the company Charter;
c/ To assign his/her contributed capital at the company to another person unless otherwise prescribed by the company Charter;
d/ To receive information on the business operations and management of the company, to see the book of accounts and other dossiers of the company;
e/ Other rights stipulated by the company Charter.
2. A capital contributing member has the obligations:
a/ To fully contribute the capital he/she has committed and to take responsibility for the debts of the company within the value of the capital he/she has committed to the company.
b/ He/she is not entitled to take part in the management of the company, or to conduct business operations in the name of the company;
c/ To observe the management rules and decisions of the company;
d/ Other obligations prescribed by the company Charter.
Article 29.- Managerial organization of a partnership
1. The Members’ Council composed of all members of the partnership is the highest decision-making body of the company. The Members’ Council decides all operations of the company. When voting takes place, each partnership member shall have only one vote.
2. The following decisions must be approved by all partnership members with voting right:
a/ Nomination of the director of the company;
b/ Acceptance of a member;
c/ Expelling a partnership member;
d/ Supplementing or amending the company Charter;
e/ Reorganization and dissolution of the company;
f/ Contract of the company with a member of the partnership or a related person.
3. The decisions on other matters must be approved by the majority of the partnership members.
4. All the decisions of the Members Council must be recorded in the Book of Minutes and must be kept on file at the head office of the company;
5. In their activities, the partnership members shall assign responsibilities among themselves to manage and control the operations of the company and appoint one of them to be the director.
The partnership members must take the initiative in performing the tasks assigned aimed at attaining the objective of the company; they shall represent the company in the negotiations to sign contracts for carrying out the tasks assigned; represent the company before law and State agencies within the assigned jobs.
When performing tasks in the name of the company, the partnership members must work honestly, not in contravention of the decisions of the Members Council, not in violation of the forbiddances or restrictions as stipulated in Clause 2, Article 27 of this Decree.
6. The Director of a partnership has the tasks:
a/ To assign duties, to regulate and coordinate the work of the partnership members;
b/ To manage the work in the company;
c/ To perform other duties as empowered by the partnership members.
Article 30.- Acceptance of members
1. A person shall be accepted as member of the partnership or as capital contributing member of the company when approved by all members of the partnership unless otherwise provided for by the company Charter.
2. A partnership member accepted into the company shall be responsible only for the obligations of the company arising after he/she has registered with the business registration agency.
Article 31.- Termination of membership status
1. The status of a partnership member shall terminate in the following circumstances:
a/ He/she has died or declared dead by the court;
b/ He/she is reported missing, is restricted in or has lost his/her capacity for civil acts;
c/ He/she withdraws from the company of his/her own free will;
d/ He/she is evicted from the company.
2. In case of termination of membership status as stipulated in Points a and b, Clause 1 of this Article, the company still has the right to use the assets of this person corresponding to his/her responsibilities to carry out the obligations of the company.
3. In case of termination of membership status as stipulated at Points c and d, Clause 1 of this Article, this person shall be jointly liable for the obligations of the company arising prior to the registration of termination of his/her membership status with the business registration agency.
4. The membership status of a capital contributing member shall terminate when he/she assigns his/her contributed capital to another person.
Article 32.- Withdrawal from the company
1. A partnership member is entitled to withdraw from the company if approved by the majority of the remaining members. When withdrawing from the company, his/her contributed capital shall be redeemed at the agreed price or at the price determined on the principle stipulated in the company Charter. After withdrawing from the company, this person still is jointly liable for the obligations of the company as prescribed in Clause 3, Article 31 of this Decree.
2. In case the name of the partnership member having withdrawn from the company has been used to name the company, this person may ask the company to change its name.
3. The capital contributing member may withdraw his/her contributed capital if approved by the majority of the partnership members. The assignment of capital by the capital contributing member to another person can be done freely except otherwise prescribed by the company Charter.
Article 33.- Division of an enterprise
1. The division of an enterprise shall be done only with regard to the limited liability companies and joint-stock companies. A limited liability company may be divided into two or several other limited liability companies. A joint-stock company may be divided into two or several other joint-stock companies.
2. The ratio of approving votes necessary to adopt the decision to divide a limited liability company shall conform to the stipulations in Point a, Clause 2, Article 13 of this Decree.
3. The ratio of approving votes necessary to adopt the decision to divide a joint-stock company shall conform to the stipulations in Point a, Clause 2 Article 24 of this Decree.
4. When dividing a limited liability company having two or more members into several companies, the members of the newly - founded company may adopt one of the two following solutions:
a/ All members of the divided company are members of the companies newly-founded from the divided company;
b/The members of the divided company are divided into corresponding groups as members of the companies newly founded from the divided company. The division of the members of the divided company into corresponding groups of members of the companies founded from the divided company must be effected according to the principle of consensus.
5. When dividing a one-member limited liability company, the owner of the divided company shall remain the owner of the companies newly founded from the divided company.
6. When dividing a joint-stock company into several other joint stock companies, the shareholders of the newly-founded companies may adopt one of these two solutions:
a/ All shareholders of the divided company are shareholders of the companies newly founded from the divided company.
b/ The shareholders of the divided company are divided into corresponding groups as shareholders of the companies newly founded from the divided company. The division of the shareholders of the divided company into corresponding groups of shareholders of the companies newly founded from the divided company must be approved by the shareholders representing at least 65% of the total votes of all shareholders attending the meeting of the General Assembly of Shareholders. The shareholders who protest against the decided plan of dividing shareholders into corresponding groups may ask the divided company to buy back their shares before to the division of the company. The procedures of buying back the shares shall be effected as stipulated in Clause 2, Article 64 of the Law on Enterprises.
7. The handling of debts and other property obligations of the divided company is prescribed as follows:
a/ The decision to divide the responsibilities of the newly-founded companies with regard to the debts and other property obligations of the divided company shall not have legal effect on the creditors and those with related rights and interests, except otherwise agreed upon by the newly-founded companies and the creditors.
b/ All the companies newly founded from the divided company shall be jointly liable for the unpaid debts and other property obligations of the divided company, except otherwise agreed upon by the creditors and the companies newly founded from the divided company. When the debts and other property obligations are due, the creditors may ask one of the companies newly founded from the divided company to pay the debts and other property obligations which are due. The company that is requested to pay the due debts is entitled to ask the remaining companies to redeem the corresponding part of the debt which it has paid.
Article 34.- Separation of enterprises
1. The separation of enterprises shall apply only to limited liability companies and joint stock companies.
2. The rate of votes in favor necessary to adopt the decision on separation of a limited liability company or a joint stock company shall conform to the stipulations of Point a, Clause 2, Article 13 and Point a, Clause 2 Article 24 of this Decree.
3. In case of separation of a limited liability company having two and more members, the members of the separated company and the separating company shall be dealt with in one of the following manners:
a/ The separated company becomes the owner of the separating company.
b/ All members of the separated company are members of the separating company;
c/ The members of the separated company are divided into corresponding groups as members of the limited liability company after separation of the company. In this case the decision on the plan of dividing the members into corresponding groups as members of the company after separation must be approved by all members.
4. In case of separation of a one-member limited liability company, the owner of the separated company is also the owner of the separating company or the separated company is owner of the separating company.
5. In case of separation of a joint-stock company, the shareholders of the separated company and separating company shall be dealt with in one of the following manners:
a/ All shareholders of the separated company shall be shareholders of the new separating company;
b/ The shareholders of the separated company are divided into corresponding groups as shareholders of the separated company and the separating company. The division of the shareholders of the separated company into shareholders of the companies after separation must be approved by shareholders of at least 65% of the total votes of all shareholders attending the meeting of the General Assembly of Shareholders, if the company Charter does not prescribe a higher ratio. The shareholders who object to the approved plan on the division of shareholders into corresponding groups may ask the separated company to buy back their shares prior to the separation of the company. The procedures for buying back the shares shall comply with the prescriptions in Clause 2, Article 64 of the Law on Enterprises.
6. After separation of a limited liability company, the outstanding debts and other property obligations of the separated company shall be dealt with as follows:
a/ In case the separated company becomes the owner of the separating company, the separated company still bear full responsibility for the outstanding debts and other property obligations; the separating company takes no responsibility for the debts and other property obligations of the separated company.
b/ In case all members of the separated company are members of the separating company or the members of the separated company are divided into corresponding groups as members of the companies after separation, the separated company and the separating company are both liable for the outstanding debts and other property obligations of the separated company arising prior to the separation except otherwise agreed upon by the creditors, the persons with related rights and interests and the separated company or the separating company. In case no such agreement exists, when the debts and other property obligations are due, the separated company must repay these debts or perform these property obligations. In case the separated company cannot repay these debts or carry out these property obligations arising prior to the separation of the company, the creditors and the persons with related rights and interests may request the separating company to pay the debts or perform other property obligations when they are due.
7. After separating a joint-stock company, the separated company and the separating company shall be jointly liable for the outstanding debts and other property obligations of the separated company arising prior to the separation of the company, except otherwise agreed upon among the creditors, the persons with related rights and interests and the separated company or the separating company. In case no such agreement exists, when the debts or property obligations are due, the separated company shall have to repay the debts or to fulfill these property obligations. In case the separated company cannot pay these debts or does not fulfill the other property obligations arising prior to the separation of the company, the creditors and the persons with related rights and interests may request the separating company to pay the debts or perform other property obligations which are due.
Article 35.- Basis to determine whether an enterprise has paid fully the debts and fulfilled other property obligations which are due
An enterprise is deemed to have fully paid its debts and fulfilled other property obligations which are due when:
1. It has no outstanding debts nor other property obligations that are overdue.
2. It does not use new loans, including debt reschedules, to pay debts and fulfill other property obligations which are due.
Article 36.- Basis to determine whether an enterprise can ensure full payment of its debts and fulfill other property obligations
A limited liability company and a joint-stock company is deemed capable of paying fully its debts and fulfill other property obligations if the total value of assets recorded on the accountancy balance sheet of the company is larger than the total of debts and other property obligations to be paid.
Article 37.- Guidance on the implementation provisions in Chapter X of the Law on Enterprises
Based on Article 6 and Clause 3, Article 122 of the Law on Enterprises, the following legal documents are now annulled:
1. Decree No.221-HDBT of July 23, 1991 of the Council of Ministers on the concretization of a number of articles of the Law on Private Enterprises.
2. Decree No.222-HDBT of July 23, 1991 of the Council of Ministers on the concretization of a number of articles of the Law on Companies.
3. Decree No.361-HDBT of October 1st, 1992 of the Council of Ministers providing for the supplementation and amendment of a number of points in the regulations issued together with Decrees No.221 and No.222-HDBT of July 23, 1991 of the Council of Ministers.
4. Decree No. 26/1998/ND-CP of May 7, 1998 of the Government on the readjustment of the legal capital of private enterprises, limited liability companies and joint-stock companies.
5. Prescriptions of Decree No. 48/1999 ND-CP of July 8, 1999 of the Government for the representative offices and branches of private traders and Vietnamese tourist enterprises in the country and abroad relative to the establishment and operations of the enterprises under the Law on Enterprises.
6. Decree No.40/1998/ND-CP of June 10, 1998 of the Government on the maritime transport business of the companies and private enterprises.
7. Circulars of the ministries, branches; decisions of the Ministers and the Heads of the ministerial-level agencies; decisions of the various levels of the local administration as legal basis for the issuance of permits, certificates, practicing certificates, the conditions for business and other requirements applied to the lines of business of the enterprises but which are contrary to the relevant laws, ordinances and decrees.
Article 38.- Implementation provisions
This Decree takes implementation effect fifteen days after its signing.
The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the centrally-run provinces and cities shall, within their functions, tasks and powers, have to organize the implementation of this Decree.
The Minister of Planning and Investment shall assume the prime responsibility in monitoring, supervising and periodically reporting to the Prime Minister on the implementation of this Decree.

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 03/2000/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất