Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện

thuộc tính Thông tư 05/2021/TT-BCT

Thông tư 05/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2021/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành:02/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

04 trường hợp được cấp thẻ an toàn điện

Ngày 02/8/2021, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2021/TT-BCT về việc quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

Cụ thể, việc cấp thẻ an toàn điện thực hiện trong 04 trường hợp sau: Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu; Khi người lao động chuyển đổi công việc; Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ; Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.

Bên cạnh đó, các đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện gồm: người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên; Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp;…

Ngoài ra, chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi văn bản cho chủ công trình thông báo về thời gian tiến hành khảo sát hiện trường để thực hiện thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây cao áp trên không.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 22/9/2021.

Xem chi tiết Thông tư05/2021/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
_________

Số: 05/2021/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện

__________

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện bao gồm:
1. Huấn luyện sát hạch an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện.
2. Nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không đối với điện áp từ 220 kV trở lên phòng tránh nhiễm điện do cảm ứng.
3. Đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường.
4. Biển báo an toàn điện.
5. Thỏa thuận khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, chế độ báo cáo tai nạn điện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện; sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiếu như sau:
1. Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây tải điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là người lao động của các đơn vị: Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp điện, dịch vụ sửa chữa, sử dụng điện để sản xuất (có trạm biến áp riêng).
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động.
4. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
5. Người cho phép là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trường đã đảm bảo an toàn về điện.
Chương II
HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH, XẾP BẬC, CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN
Điều 4. Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dân điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 5. Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
1. Nội dung huấn luyện chung
a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc vận hành đường dây
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành đường dây;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra đường dây điện; làm việc trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện; làm việc trên cao.
3. Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;
d) Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
4. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện
a) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
b) An toàn trong việc lắp, dựng cột;
c) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
d) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
5. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định
a) Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định;
b) An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.
6. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện
a) Đối với đường dây điện: An toàn trong việc sửa chữa trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
b) Đối với thiết bị điện: An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
7. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt: An toàn trong việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
8. Nội dung huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện
a) Các quy trình quy định liên quan đến điều độ, thao tác, xử lý sự cố;
b) An toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban đơn vị quản lý vận hành.
Điều 6. Nội dung huấn luyện phần thực hành
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
Điều 7. Tổ chức huấn luyện
1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
2. Đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
3. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
5. Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
6. Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do người sử dụng lao động chi trả.
Điều 8. Bậc an toàn điện
Bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5 với kết quả sát hạch cả lý thuyết và thực hành đều phải đạt từ 80% trở lên.
1. Yêu cầu đối với bậc 1/5:
a) Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
b) Có kiến thức về những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
c) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.
2. Yêu cầu đối với bậc 2/5:
a) Hiểu rõ những quy định chung và biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc được giao;
b) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
c) Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
d) Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
3. Yêu cầu đối với bậc 3/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
b) Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
c) Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
4. Yêu cầu đối với bậc 4/5
a) Yêu cầu như đối với bậc 3/5;
b) Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;
c) Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;
d) Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
5. Yêu cầu đối với bậc 5/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
b) Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.
Điều 9. Những công việc được làm theo bậc an toàn
1. Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:
a) Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
b) Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây điện.
2. Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 1/5;
b) Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.
3. Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 2/5;
b) Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;
c) Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;
d) Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;
đ) Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;
e) Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện hạ áp.
4. Bậc 4/5 được làm những phần cồng việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 3/5;
b) Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện cao áp đang mang điện;
c) Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện cao áp.
5. Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.
Điều 10. Thẻ an toàn điện
1. Việc cấp thẻ an toàn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu;
b) Khi người lao động chuyển đổi công việc;
c) Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ;
d) Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
2. Thời gian cấp thẻ cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ. Người sử dụng lao động có người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;
b) 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.
3. Mẫu thẻ an toàn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sử dụng thẻ
a) Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi.
b) Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
5. Các trường hợp thu hồi thẻ
a) Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
b) Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
c) Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;
d) Khi được cấp thẻ mới.
6. Thẩm quyền thu hồi thẻ: Do đơn vị cấp thẻ thực hiện.
Chương III
NỐI ĐẤT KẾT CẤU KIM LOẠI TRONG VÀ LIỀN KỀ HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG ĐIỆN ÁP TỪ 220 KV TRỞ LÊN PHÒNG TRÁNH NHIỄM ĐIỆN DO CẢM ỨNG ĐO VẼ BẢN ĐỒ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
Điều 11. Phạm vi nối đất
1. Cấp điện áp 220 kV:
Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
2. Cấp điện áp 500 kV:
Liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
Điều 12. Đối tượng phải nối đất
1. Nhà ở, công trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất: Nối đất mái. Các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất.
2. Nhà ở, công trình có mái không làm bằng kim loại: Nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách điện với đất như vách, tường bao, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.
3. Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà ở, công trình như khung sắt, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.
Điều 13. Kỹ thuật nối đất
1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4) mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24x4) mm và phải có biện pháp chống ăn mòn hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2.
3. Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.
4. Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất an toàn đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc bằng phương pháp hàn.
Điều 14. Trách nhiệm nối đất và quản lý hệ thống nối đất
1. Trách nhiệm nối đất
a) Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất;
b) Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và phải chịu mọi chi phí.
2. Quản lý hệ thống nối đất
Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường phải báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.
Điều 15. Đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường
1. Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành trạm điện có trách nhiệm thực hiện việc đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường trên toàn bộ diện tích mặt bằng trạm biến áp và niêm yết tại phòng điều khiển trung tâm của trạm.
2. Bản đồ cường độ điện trường cần được lập lại khi trạm điện có một trong những thay đổi ở phần mang điện từ 220 kV trở lên như sau:
a) Thay đổi phạm vi bố trí trang thiết bị;
b) Thay đổi khoảng cách giữa các vật mang điện;
c) Giảm khoảng cách từ vật mang điện đến mặt đất.
3. Việc đo, kiểm tra trị số cường độ điện trường cần được thực hiện khi đưa công trình vào vận hành và được cập nhật khi có sự thay đổi.
4. Bản đồ cường độ điện trường phải có màu sắc khác nhau để phân biệt được trị số cường độ điện trường tại vị trí công tác. Cụ thể theo bảng sau:
Thông tư 05/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
Chương IV
BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN
Điều 16. Phân loại biển báo an toàn điện
1. Biển báo an toàn điện được chia thành 03 (ba) loại: Biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể trong Bảng sau:

TT

Loại và nội dung biển

Hình vẽ

Quy cách biển

(Cỡ hình ảnh và chữ theo hình vẽ tại Phụ lục II Thông tư này)

1

Biển cấm

A

Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Hình 1a, 1b

Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

B

Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Hình 2

C

Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 3

D

Cấm đóng điện! Có người đang làm việc

Hình 4

Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

2

Biển cảnh báo

A

Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 5

Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

B

Cáp điện lực

Hình 6

Viền, chữ và mũi tên màu xanh tím hoặc đen chìm 1 , 2 mm; nền màu trắng.

3

Biển chỉ dẫn

A

Làm việc tại đây

Hình 7

Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.

B

Vào hướng này

Hình 8

C

Đã nối đất

Hình 9

Viền và chữ màu đen, nền vàng.

2. Ngoài những biển báo an toàn điện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.
Điều 17. Đặt biển báo an toàn điện
1. Đối với đường dây điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m so với mặt đất trở lên về phía dễ nhìn thấy (Hình 1a hoặc 1b Phụ lục II Thông tư này).
2. Đối với đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m (Hình 6 Phụ lục II Thông tư này).
3. Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên cửa hoặc cổng ra vào trạm (Hình 2 Phụ lục II Thông tư này).
4. Đối với trạm điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với đường dây điện cao áp trên không.
5. Đối với trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm biến áp một cột, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm về phía dễ nhìn thấy (Hình 3 Phụ lục II Thông tư này).
6. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” (Hình 4 Phụ lục II Thông tư này).
7. Trên rào chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn thấy (Hình 5 Phụ lục II Thông tư này).
8. Tại nơi làm việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” (Hình 7 Phụ lục II Thông tư này); đầu lối vào khu vực làm việc đặt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” (Hình 8 Phụ lục II Thông tư này), “ĐÃ NỐI ĐẤT” (Hình 9 Phụ lục II Thông tư này).
9. Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” quy định tại Điều 16 Thông tư này, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải sơn trực tiếp (đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, xã, ấp thuộc các tỉnh, thành phố), lắp đặt biển báo chế tạo rời (đối với khu vực thị trấn, thị tứ và các thị xã, thành phố) vào đúng nơi quy định.
Điều 18. Trách nhiệm đặt biển báo an toàn điện
Trách nhiệm đặt biển báo tại Điều 17 Thông tư này được quy định như sau:
1. Chủ đầu tư (đối với công trình xây dựng mới) hoặc đơn vị quản lý vận hành (đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng) có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 Điều 17 Thông tư này.
2. Người giám sát thao tác có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Thông tư này.
3. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc người cho phép đơn vị công tác vào làm việc có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Thông tư này.
Chương V
THỎA THUẬN KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TAI NẠN ĐIỆN VÀ CÁC VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều 19. Thỏa thuận khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây cao áp trên không
Việc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực được thực hiện như sau:
1. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi văn bản cho chủ công trình thông báo về thời gian tiến hành khảo sát hiện trường.
2. Việc khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
3. Trường hợp không thỏa thuận được các biện pháp bảo đảm an toàn, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thỏa thuận cho chủ công trình trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc khảo sát.
Điều 20. Báo cáo về tai nạn điện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Ngoài việc thực hiện khai báo tai nạn theo quy định của pháp luật về lao động, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Sở Công Thương thực hiện như sau:
1. Báo cáo nhanh tai nạn điện
a) Thời gian báo cáo: Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.
b) Nội dung và hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, gửi bằng fax hoặc thư điện tử (file PDF).
2. Báo cáo định kỳ 6 tháng
a) Thời gian báo cáo:
Trước ngày 30 tháng 5 và 30 tháng 11 hàng năm các đơn vị quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh, thành phố báo cáo Sở Công Thương.
b) Nội dung và hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, gửi theo đường công văn và thư điện tử.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2021.
2. Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện hết hiệu lực kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 29/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực Công Thương.
4. Quy định chuyển tiếp
a) Những biển báo an toàn điện hiện đang sử dụng có cùng nội dung nhưng khác về quy cách so với biển báo quy định tại Điều 16 Thông tư này thì vẫn được sử dụng cho đến khi thay thế.
b) Các bản đồ cường độ điện trường hiện đang được sử dụng tại các trạm điện khác với quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này vẫn được sử dụng cho đến khi thay thế.
c) Đối với các thẻ an toàn điện hiện đang sử dụng theo quy định tại Thông tư số 31/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện, người sử dụng lao động vẫn được sử dụng cho đến khi thay thế.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khó khăn, vướng mắc việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.
3. Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện và thông báo cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị có các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư này;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
c) Thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn và báo cáo Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm.
4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ; BCT;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG 





 

 

Nguyễn Hồng Diên

PHỤ LỤC I

MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

Một số quy định cụ thể:

1. Kích thước (85x53)mm, nền cả hai mặt màu vàng nhạt.

2. Quy định về viết thẻ:

(1): Tên cơ quan cấp trên của đơn vị cấp thẻ (nếu có);

(2): Tên đơn vị cấp thẻ;

(3): Số thứ tự Thẻ an toàn do đơn vị cấp thẻ cấp theo thứ tự từ 01 đến n, số thứ tự thẻ của mỗi người lao động được giữ nguyên sau mỗi lần cấp lại thẻ;

(4): Chữ viết tắt của đơn vị cấp thẻ;

(5): Họ tên của người được cấp thẻ;

(6): Công việc hiện đang làm của người được cấp thẻ (vận hành, thí nghiệm, xây lắp...) tại (ghi tên đơn vị công tác);

(7): Chức vụ của người cấp thẻ;

(8): Chữ ký của người cấp thẻ và dấu của đơn vị cấp thẻ.

3. Phông chữ:

a) Tại các vị trí (1), (2), (7) sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in hoa có dấu, màu đen;

b) Các chữ “Thẻ an toàn điện” sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 22, kiểu chữ in hoa, đậm, có dấu, màu đỏ;

c) Các nội dung còn lại sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in thường, có dấu, màu đen.

PHỤ LỤC II

MẪU BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN

(Đơn vị đo: mm)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

TT

Nội dung

Hình

1

Biển cấm

 

 

Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Hình 1a, 1b

 

Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Hình 2

 

Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 3

 

Cấm đóng điện! Có người đang làm việc

Hình 4

2

Biển cảnh báo

 

 

Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 5

 

Cáp điện lực

Hình 6

3

Biển chỉ dẫn

 

 

Làm việc tại đây

Hình 7

 

Vào hướng này

Hình 8

 

Đã nối đất

Hình 9

 
 

 

 

Mẫu số 01. Biển cấm

 

 

Mẫu số 02. Biển cảnh báo

Mẫu số 03. Biển chỉ dẫn

 

PHỤ LỤC III

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

TT

Nội dung

Mẫu

1

Giấy đề nghị

Số 01

2

Phiếu hẹn khảo sát

Số 02

3

Biên bản thỏa thuận

Số 03

4

Đơn đề nghị xác minh lại

Số 04

 

 

 

Mẫu số 01. Giấy đề nghị

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không

 

Kính gửi: (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây điện trên không)

 

(Ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ của tổ chức/Họ tên, số điện thoại liên hệ của cá nhân có nhu cầu) là chủ sở hữu/chủ sử dụng (đối với nhà ở, công trình có nhu cầu cải tạo) hoặc chủ sử dụng hợp pháp (đối với đất có nhu cầu cần xây dựng mới nhà ở, công trình)

Có nhà, công trình tại địa chỉ .... (hoặc đất tại thửa... tờ bản đồ số....) nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây.............................

Do có nhu cầu xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây, (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) đề nghị (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây điện trên không) thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải tạo), sử dụng nhà ở, công trình này.

(Ghi tên tổ chức/Cá nhân) cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong suốt quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình nói trên./.

 

..., ngày ... tháng ... năm ...

Tổ chức/Cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 02. Phiếu hẹn khảo sát

 

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tên địa danh, ngày ... tháng .... năm ......

 

 

 

PHIẾU HẸN KHẢO SÁT

 

Kính gửi: (Ghi tên tổ chức/Cá nhân có Giấy đề nghị)

 

Địa chỉ:............................................................

Ngày... tháng ... năm..., (Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) đã nhận được Giấy đề nghị ngày ... tháng ... năm ... của (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) về việc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng mới (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không.

(Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) kính báo để ông (bà) được biết: ...giờ, ngày ... tháng... năm ... nhóm công tác của chúng tôi do ông (bà) .......................... số điện thoại ................. sẽ đến khảo sát hiện trường nơi xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở, công trình.

Vậy đề nghị ông (bà) hoặc người đại diện của ông (bà) có mặt để phối hợp với chúng tôi trong việc khảo sát hiện trường, thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình này./.

 

..., ngày... tháng... năm ...

Lãnh đạo bộ phận giải quyết

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 03. Biên bản thỏa thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

V/v thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi..............

(1) .......................... trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây .................. (2) ..........................................

 

Căn cứ giấy đề nghị ngày.................. tháng.......... năm........... của................ (3).........

Căn cứ kết quả khảo sát ngày................. tháng........... năm............ của......... (4)..

Căn cứ Thông tư số .................... /TT-BCT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ

Công Thương quy định về ............... (4) ................. và .......... (3) .................. thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn khi ............... (1) .................... trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây ......... (2) ..............với những nội dung sau:

I. THỜI GIAN

Từ lúc .... giờ .... phút ngày................ tháng .... năm................

II. ĐỊA ĐIỂM

.........................................................................................................................

III. THÀNH PHẦN

1. Đại diện.................................................................. (4).............................

Ông (bà):............................................................... Chức vụ:........................

Ông (bà):............................................................... Chức vụ:.............................................

2. Đại diện.................................................................. (3)..................................................

Ông (bà):............................................................... Chức vụ:.............................................

Ông (bà):............................................................... Chức vụ:.............................................

IV. NỘI DUNG THỎA THUẬN

1. Theo hồ sơ và kết quả khảo sát đường dây ................ (2) ................ (4) ................ thông báo cho .......... (3) ............... tình trạng kỹ thuật của đường dây  .............. (2) .................. như sau:

a) Dây dẫn:.......................... (5)...........................

b) Dây chống sét (nếu có):......................................... (6)..............................

c) Cách điện:............................... (7)....................

d) Xà:  ........................ (8).... . ..............

đ) Cột:............................ (9)............ .......

e) Móng cột:........................ (10).........................

g) Dòng điện cực đại chảy qua đoạn dây dẫn:.................................... (11)...................

2. Căn cứ............. (12)..................................... (4)............ đồng ý cho................. (3) .... được ................ (1) .............. nếu .... (3) .................. đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Đối với đường dây:............................................................ (13).............................. ;

b) Đối với công trình của (2):.................................................. (14)................................... ;

c) Trong khi sử dụng công trình:......................................... (15).....................................

3. Các thỏa thuận khác (nếu có):....................................................................................

4. Các ý kiến khác (nếu có):....................................................................

Biên bản này được lập xong lúc ... giờ ... phút... ngày ... tháng ..... năm ..... và được viết thành ... bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản./.

 

ĐẠI DIỆN ........ (3) .............

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN ........ (4) .............

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Hướng dẫn thực hiện:

(1): Ghi rõ cải tạo hay xây dựng mới.

(2): Tên đường dây.

(3): Tên tổ chức, cá nhân có nhu cầu (1).

(4): Tên đơn vị quản lý vận hành đường dây (2).

(5), (6): Ghi loại dây; tình trạng dây có bị sờn xước hay không, nếu có thì mức độ sờn xước; riêng với dây dẫn còn phải có thông tin về số mối nối trên một dây trong khoảng cột, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất.

(7): Chủng loại vật cách điện, hiện đang mắc đơn hay kép.

(8): Loại xà, tình trạng kỹ thuật của xà.

(9): Loại cột, tình trạng cột, cột đơn hay kép;

(10): Loại móng cột, tình trạng kỹ thuật của móng cột, tình trạng sạt lở xung quanh móng cột;

(11): Trị số dòng điện lớn nhất của đường dây ở chế độ vận hành thường xuyên.

(12): Là các điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện về kỹ thuật, an toàn mà (3) phải chấp hành khi thực hiện (1) và trong suốt quá trình sử dụng công trình.

(13): Những điều kiện đường dây chưa đáp ứng được để cho nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang an toàn, (3) phải cải tạo, sửa chữa.

(14): Những điều kiện đối với nhà ở, công trình của (3) phải đáp ứng để được tồn tại trong hành lang an toàn.

(15): Những điều kiện mà (3) phải đáp ứng trong suốt quá trình sử dụng nhà ở, công trình.

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

TT

Nội dung

Mẫu

1

Báo cáo nhanh tai nạn điện

Số 01

2

Báo cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Số 02

3

Báo cáo định kỳ tai nạn điện

Số 03

 

 

 

Mẫu số 01. Báo cáo nhanh tai nạn điện

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tên địa danh, ngày ... tháng .... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO NHANH TAI NẠN ĐIỆN

 

Thời điểm xảy ra tai nạn: ...................................................................................

Địa điểm xảy ra tai nạn: ....................................................................................

Thời tiết: ............................................................................................................

Tên nạn nhân: ................................... Giới tính: ........... Năm sinh:...................

Trú quán: ...........................................................................................................

Nghề nghiệp: .....................................................................................................

Tóm tắt diễn biến vụ việc: .................................................................................

Mức độ thiệt hại: ...............................................................................................

Nguyên nhân sơ bộ: ...........................................................................................

Biện pháp đã khắc phục: ...................................................................................

Hướng giải quyết tiếp theo: ..............................................................................

(Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) báo cáo./.

 

Nơi nhận:

- .............;

- .............;

- Lưu:

Lãnh đạo cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

(Ký tên, đóng dấu)

 
 

Mẫu số 02. Báo cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

BÁO CÁO VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP

 

Stt

Đơn vị trực thuộc

Cấp điện áp (kV)

Tổng số vụ vi phạm

Phân loại vụ vi phạm tồn cuối kỳ báo cáo

(Vi phạm Điều 12, Điều 13,... NĐ 14/2014/NĐ-CP Điều ... Luật điện lực,...)

Tồn đầu kỳ báo cáo

Phát sinh tăng trong kỳ báo cáo

Giảm trong kỳ do cải tạo lưới điện

Giảm trong ký do xử lý khác

Tồn cuối kỳ báo cáo

(Ghi vi phạm Điều... của Văn bản QPPL...)

(Ghi vi phạm Văn bản QPPL...)

Khoản ...

Khoản ...

Khoản ...

Khoản ...

...

Điều ...

....

1

2

3

4

5

6

7

8=4+5-6-7

9

10

11

12

...

...

....

I

Đường dây điện trên không

 

 

 

 

 

 

 

1

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng (Theo cấp điện áp)

6

10

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đường cáp điện ngầm

 

 

 

 

 

 

 

1

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng (Theo cấp điện áp)

6

10

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 03. Báo cáo định kỳ tai nạn điện

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TAI NẠN ĐIỆN

(Tính từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm ...)

 

TT

Đơn vị - địa phương có tai nạn

Họ và tên nạn nhân

Tuổi

Nghề nghiệp, bậc thợ

Ngày, giờ xảy ra tai nạn, điện áp gây tai nạn

Nơi xảy ra tai nạn

Nguyên nhân, diễn biến

Tình trạng (nhẹ, nặng, chết)

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

_________

No. 05/2021/TT-BCT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, August 02, 2021

 

 

CIRCULAR

Detailing a number of contents on electricity safety

__________

 

Pursuant to the Electricity Law dated December 3, 2004, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Electricity Law dated November 20, 2012;

Pursuant to the Decree No. 14/2014/ ND-CP dated February 26, 2014 by the Government detailing the implementation of the Electricity Law regarding electricity safety;

Pursuant to the Decree No. 51/2020/ND-CP dated April 21, 2020 of the Government on amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 14/2014/ND-CP dated February 26, 2014 of the Government detailing the implementation of the Electricity Law regarding electricity safety;

Pursuant to the Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

The Minister of Industry and Trade promulgates the Circular detailing a number of contents on electricity safety.

 

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular details a number of contents on electricity safety including:

1. Safety training and assessment, grading and grant of electricity safety cards.

2. Earthing the metal structures of houses and works within and adjacent to the safety protection corridors of overhead electricity transmission lines of 220 kV and higher to prevent electrification by induction.

3. Measurement and mapping of electric field strength.

4. Electricity safety signboards.

5. Agreements made upon construction of houses and works within the safety protection corridors of overhead high-voltage electricity transmission lines, encroachments upon safety protection corridors of high-voltage power grids, and electricity accident reporting regime.

Article 2. Subjects of application

This Circular is applicable to organizations and individuals involved in electricity activities, electricity use; use and operation of electric equipment and electrical instruments subject to technical safety inspection; organization of technical safety inspection of electric equipment and electrical instruments in the territory of Vietnam and other relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Persons operating, experimenting on, inspecting, constructing and installing or repairing electricity transmission lines or electric equipment at enterprises mean workers of units engaging in electricity generation, transmission, distribution, tests, inspection, construction and installation, providing repair services or using electricity for production (with separate transformer station).

2. Electricity operators and repairers in rural, mountainous, border areas and on islands mean workers of electricity units operating under the Electricity Law and other relevant laws in rural areas, mountainous areas and border areas and on islands.

3. Employers mean the entities mentioned in Clause 2, Article 3 of the Labor Code.

4. Technical safety inspection on electric equipment and electrical instruments means procedure-based inspection, testing and assessment of safety level of electric equipment and electrical instruments before being put into use, during use and operation under relevant standards and technical regulations.

5. Authorizing persons mean persons permitting working units to work on sites meeting electricity safety requirements.

 

Chapter II

TRAINING, ASSESSMENT, GRADING AND GRANT OF ELECTRICITY SAFETY CARDS

 

Article 4. Subjects of training, assessment, grading and grant of electricity safety cards

1. Persons operating, experimenting on, inspecting, constructing and installing or repairing electricity transmission lines or electric equipment at enterprises, including hanging, removing, checking and inspecting electric power-measuring or -counting systems; regulators.

2. Electricity operators and repairers in rural, mountainous, border areas and on islands of organizations operating under the Electricity Law and other relevant laws in rural areas, mountainous areas and border areas and on islands.

3. Electricity operators and repairers and persons providing electricity services for organizations and enterprises.

Article 5. Theoretical training content

1. General training content

a) Electric system diagrams and electric system safety requirements;

b) Safety protection measures in activities: site survey and recording (if necessary); planning; work schedule registration; working unit organization; working according to work slip or work order; procedures for granting work permit; during-work safety supervision; procedures for work completion and reenergizing;

c) Technical measures to prepare for a safe workplace: switching off electricity supply and preventing electricity connection to workplace; checking to ensure that there is no electricity connection; earthing; setting up barriers, establishing safe workplace zones and placing restriction signs and signboards.

d) Ways to recognize and measures to get rid of danger of incidents and accidents at workplaces, methods for removing victims from electricity sources and providing first-aid for electricity victims;

dd) Utility and effect of, ways of using and preserving, regulations on checking (testing and inspecting) safety equipment, working means and instruments suitable to workers’ jobs.

2. Training content for electricity transmission line operators

a) Assessment and recognition of risk in electricity transmission line management and operation;

b) Process of operating, and handling the incidents of electricity transmission lines;

c) Safety in: inspecting electricity transmission lines; working on switch off or non-switch off transmission lines; cutting and trimming trees inside and near safety protection corridors of electricity transmission lines; and working at height.

3. Training content for electric equipment and power station operators:

a) Assessment and recognition of risk in power station management and operation;

b) Process of operating, and handling the incidents of, regulations on safety of electric equipment and power stations;

c) Safety in: inspecting electric equipment; putting electric equipment into operation or stopping electric equipment operation; and working with electric equipment;

d) Fire prevention and fighting for electric equipment and power stations.

4. Training content for persons performing electricity construction and installation

a) Safety in digging and pouring electric pole foundations, and digging underground electric cable canals;

b) Safety in electric pole erection;

c) Safety in spreading and stretching electricity transmission lines and anti-lightning wires;

d) Safety in installation of electric equipment.

5. Training content for persons performing electricity testing and inspection

a) Operating process, testing process and safety regulations for equipment of inspection stations and laboratories, and measures to ensure safety in testing and inspection;

b) Electricity safety in testing and inspection of electric equipment, electrical instruments and electrical materials.

6. Training content for electricity transmission line and electric equipment repairers

a) For electricity transmission lines: Safety in repairing switch off or non-switch off transmission lines running independently or through areas under the influence of non-switch off transmission lines;

b) For electric equipment: Safety in working with each type of electric equipment.

7. Training content for persons involved in hanging, removing, checking and inspecting electric power-measuring or -counting systems at installation positions: Safety in hanging, removing, checking and inspecting electric power-measuring or -counting systems at installation positions in case of switch off and non-switch off.

8. Training content for electric system regulators

a) Processes and regulations related to electric system regulation, operation and handling of incidents;

b) Safety in operation, handling of incidents and handover of electricity transmission lines and electric equipment under the control authority between the regulators and on-duty shift of the operation management units.

Article 6. Practical training content

1. Ways of using and preserving, checking, testing and inspecting safety equipment, working means and instruments suitable to workers’ jobs.

2. Methods for removing victims from electricity sources and providing first-aid for electricity victims.

3. Safety assurance-related operations suitable to workers' jobs.

Article 7. Training organization

1. The employers of the workers mentioned in Clause 1 and Clause 3, Article 4 of this Circular shall:

a) Formulate training and assessment documents and stipulate training time in line with electricity safety grading and work positions of workers;

b) Select trainers and assessors in accordance with Clause 3 of this Article;

c) Organize training, assessment, grading and grant of electricity safety cards for qualified workers. Provide re-training for workers with unsatisfactory test results for failed theoretical or practical part.

d) Manage and monitor training, assessment, grading and grant of electricity safety cards at their units.

2. For the workers mentioned in Clause 2, Article 4 of this Circular, the Departments of Industry and Trade shall:

a) Formulate documents and stipulate training and assessment time in line with electricity safety grading and work positions of electricity operators and repairers in rural, mountainous, border areas and on islands;

b) Select trainers and assessors in accordance with Clause 3 of this Article;

c) Organize training, assessment, grading and grant of electricity safety cards for qualified workers. Provide re-training, re-assessment for whichever part that workers have not passed at the request of the employers.

3. Electricity safety trainers and assessors

a) Trainers and assessors of the theoretical training part must have a bachelor’s degree or higher in a major suitable for the training major and at least 05 years of experience relevant to such training major;

b) Trainers and assessors of the practical training part must have a college degree or higher, are knowledgeable with and have at least 05 years of experience relevant to the training major.

4. Methods and time of training and assessment

a) First-time training: shall take place upon recruiting new workers and last for at least 24 hours;

b) Periodic training: shall take place on an annual basis and last for at least 08 hours;

c) Retraining: shall take place when the workers change job position or change electricity safety grade or there are changes in equipment and technology; when the workers' test results are unsatisfactory or when the workers have been absent from work for 6 months or more. Retraining shall last for at least 12 hours.

5. Under specific conditions, the employers can organize separate training on electricity safety according to the content specified in this Circular or combine training on the contents of occupational safety and health, fire prevention or fighting or coordinate with other training units as prescribed by law.

6. Expenses for organization of training and grant of electricity safety cards shall be borne by the employers.

Article 8. Electricity safety grades

Electricity safety grades are divided into 5 grades from 1/5 to 5/5 and require both theoretical and practical assessment results to reach at least 80%.

1. Requirements for grade 1/5:

a) Obtain first-time theoretical and practical training results of at least 80%;

b) Have knowledge about general provisions to maintain safety upon performing the assigned work;

c) Use and manage safety equipment, working means and instruments allocated according to regulations.

2. Requirements for grade 2/5:

a) Grasp knowledge about general provisions and safety protection measures upon performing the assigned work;

b) Use and manage safety equipment, working means and instruments allocated according to regulations;

c) Grasp methods for removing victims from electricity sources;

d) Grasp knowledge on first-aid for electrical shock victims.

3. Requirements for grade 3/5:

a) Meet requirements for grade 2/5;

b) Be capable of detecting violations and unsafe acts;

c) Have skills in inspecting and supervising workers working on electricity transmission lines or with electric equipment.

4. Requirements for grade 4/5:

a) Meet requirements for grade 3/5;

b) Understand responsibilities and scope of work of each working unit when working with them;

c) Have skills in developing safety protection measures to carry out the work and organizing the supervision and monitoring of workers;

d) Be capable of analyzing and investigating electricity incidents and accidents.

5. Requirements for grade 5/5:

a) Meet requirements for grade 4/5;

b) Have skills in cooperating with other working units, presiding over work, organizing safety measures and inspecting and monitoring work.

Article 9. Tasks permitted for each electricity safety grade

1. A person assigned grade 1/5 may perform the following tasks:

a) Perform tasks without contact with electric equipment or live transmission lines;

b) Assist working units working on electricity transmission lines and electric equipment.

2. A person assigned grade 2/5 may perform the following tasks:

a) Grade 1/5 tasks;

b) Work at locations where the power is completely cut off.

3. A person assigned grade 3/5 may perform the following tasks:

a) Grade 2/5 tasks;

b) Work at locations where electricity is cut off in stages;

c) Work directly with live low-voltage electric equipment and electricity transmission lines;

d) Operate on high-voltage power grids;

dd) Inspect operating power stations and electricity transmission lines;

e) Issue work orders, give directions directly, permit working units to work, and supervise working units working on low-voltage electric equipment and electricity transmission lines.

4. A person assigned grade 4/5 may perform the following tasks:

a) Grade 3/5 tasks;

b) Work directly with live high-voltage electric equipment and electricity transmission lines;

c) Issue work slips and work orders, give directions directly, permit working units to work, and supervise working units working on high-voltage electric equipment and electricity transmission lines.

5. Persons assigned grade 5/5 may perform all assigned tasks.

Article 10. Electricity safety cards

1. A electricity safety card will be granted in the following cases:

a) After a worker receives first-time training and passes the assessment;

b) When a worker changes his/her job;

c) When a worker loses or damages his/her card;

d) When a worker's electricity safety grade changes.

2. Electricity safety cards shall be granted to persons mentioned in Clause 2, Article 4 herein within 07 working days since they receive the first-time training, the periodic training or the retraining or pass an assessment or since the Departments of Industry and Trade receive an application from their employers if their cards are lost or damaged. The employers of persons mentioned in Clause 2 Article 4 herein shall send an application consisting of the following components for training and grant of electricity safety card to the Departments of Industry and Trade directly or by post:

a) Written request of the employer: Indicate full name, job and current electricity safety grade of the worker;

b) 02 (2x3cm) photos and old electricity safety card (if any) of the worker.

3. Electricity safety card form is provided in Appendix I issued with this Circular.

4. Use of electricity safety cards

a) Time limit for use: from date of grant to date of withdrawal.

b) During working process, the workers must bring their electricity safety cards and present their cards at the request of the authorizing persons, the employers and the competent persons.

5. An electricity safety card will be withdrawn in the following cases:

a) The worker changes his/her job or no longer work for his/her current employer;

b) The card is old or crumpled or the photo or letters on the card is/are faded;

c) The worker commits a violation against electricity safety process or regulations;

d) The worker is issued with a new card.

6. Card withdrawal authority: The electricity safety cards shall be withdrawn by the granting unit.

 

Chapter III

EARTHING THE METAL STRUCTURES WITHIN AND ADJACENT TO THE SAFETY PROTECTION CORRIDORS OF OVERHEAD ELECTRICITY TRANSMISSION LINES OF 220 KV AND HIGHER TO PREVENT ELECTRIFICATION BY INDUCTION; MEASUREMENT AND MAPPING OF ELECTRIC FIELD STRENGTH

 

Article 11. Scope of earthing

1. At 220 kV:

25 m from the edge of the outer or lowest transmission line within and adjacent to the safety protection corridors.

2. At 500 kV:

60 m from the edge of the outer or lowest transmission line adjacent to the safety protection corridors.

Article 12. Objects with required earthing

1. For houses or works with insulated metal roofs: Their roofs shall be earthed. Metal structures under the roofs do not require earthing.

2. For houses or works with non-metal roofs All insulated metal structures such as walls, enclosing walls, girders, beams, rafters and door frames shall be earthed.

3. Insulated metal structures outside of houses and works such as metal frames, corrugated iron sheets, antennas and clothing wires shall be earthed.

Article 13. Earthing techniques

1. An earthing rod must be made of round steel tubing with a diameter of at least 16mm or square steel tubing with an equivalent cross section or steel angle bar of at least (40x40x4) mm; at least 0,8 m of the rod must be buried underground vertically with one end no more than 0,15 m above the ground; the rod's location must not cause obstruction to the house or work user. Do not put insulation paint on the rod. Plate corrosion-prone areas of the earthing rod with copper or zinc.

2. Earthing wires may be made of round steel tubing with a diameter of at least 6 mm or steel flat bar of at least (24x4) mm and must be protected from corrosion or made of flexible multi-strand copper wires with a cross section of at least 16 mm2.

3. Earthing wires shall be connected with the part above the ground of earthing rods and metal structures to be earthed by bolts or welding.

4. Houses and works with existing safe earthing are not required to place additional earthing rods and their earthing wires are required to connected with such earthing structures by bolts or welding.

Article 14. Responsibility for earthing and earthing system management

1. Responsibility for earthing

a) For houses and works built before high-voltage power grid, the investors of high-voltage power grid works shall incur all costs and install earthing systems;

b) For houses and works built after high-voltage power grid, the lawful users and owners of those houses and works shall install earthing systems or request the high-voltage power grid managing and operating unit to install earthing systems and incur all costs.

2. Earthing system management

The lawful users and owners of houses and works with earthed metal structures must manage their earthing systems. Upon detecting damaged earthing system or abnormal phenomena, immediately notify the high-voltage power grid managing and operating unit for cooperation in settlement.

Article 15. Measurement and mapping of electric field strength

1. The investors or operation management unit of power stations shall measure and draw charts of, the electric field strength in the entire ground spaces of the power stations and post them up at the central control rooms of the stations.

2. The electric field strength charts should be re-drawn when the power stations witness one of the following changes in the component carrying electricity of 220 kV or higher:

a) Change of equipment arrangement scope;

b) Change of distance between charged objects;

c) Reduction of distance from charged objects to the ground.

3. The electric field strength value shall be measured and checked upon putting a work to use and updated upon change.

4. The electric field strength charts must have different colors to distinguish the value of electric field strength at the working position. In details:

Electric field strength E (kV/m)

<5

5

8

10

12

15

18

20

20<E<25

≥25

Allowable working time in a day (minute)

Unlimited

480

255

180

130

80

48

30

10

0

Color

Green

Dark blue

Blue

Yellow

Orange

Red

Purple

 

 

 

 

Chapter IV

ELECTRICITY SAFETY SIGNBOARDS

 

Article 16. Classification of electricity safety signboards

1. Electricity safety signboards shall be classified into 03 types: restriction signs, warning signboards and instruction signboards

No.

Type and content of signs

Image

Sign specifications

(Image and font sizes are provided in Appendix II of this Circular)

1

Restriction signs

A

Do not climb! High voltage can cause serious injury or death

Image 1a and 1b

The edge of the sign and lightning in bright red, white background, black letters.

B

No entry! High voltage can cause serious injury or death

Image 2

C

Keep away! Live wires. Danger of Death

Image 3

D

Do not energize! Worker working on this line

Image 4

The edge of the sign in bright red, white background, black letters.

2

Warning signboards

A

Stop! Live wires. Danger of Death

Image 5

The edge of the sign and lightning in bright red, white background, black letters.

B

Electric cable

Image 6

The edge, letters and arrow in blue-purple or light shade of black 1 , 2 mm in width; white background

3

Instruction signboards

A

Work here

Image 7

Green outer background, white inner background and black letters

B

Enter this way

Image 8

C

Grounded

Image 9

Black edge and letters, yellow background

 

2. Besides the electricity safety signboards mentioned in Clause 1 of this Article, organizations and individuals may have other signboards appropriate to their tasks for internal use.

Article 17. Electricity safety signboard placement

1. For overhead high-voltage transmission lines, place a “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“DO NOT CLIMB! HIGH VOLTAGE CAN CAUSE SERIOUS INJURY OR DEATH”) signboard at 2,0 m above ground in a noticeable direction on all poles of the transmission lines (Images 1a or 1b in Appendix II of this Circular).

2. For underground electric cables not sharing technical infrastructure works with other pipes or cables, place a “CÁP ĐIỆN LỰC” (“ELECTRIC CABLE”) sign on the ground or markers in the middle of the cable trough at a noticeable location that is easy to see and identify the cable in any position; and at points where the cable's direction changes; two adjacent signs shall not be more than 30 m apart (Image 6 in Appendix II of this Circular).

3. For power stations surrounded by fences, place a “CẤM VÀO!  ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“NO ENTRY! HIGH VOLTAGE CAN CAUSE SERIOUS INJURY OR DEATH”) signboard on the door or gate to each station (Image 2 in Appendix II of this Circular).

4. For power stations hung on poles, the signboards shall be placed according to regulations applicable to overhead high-voltage transmission lines.

5. Place a “CẤM LẠI GẦN!  CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“KEEP AWAY! LIVE WIRES. DANGER OF DEATH”) signboard on the covers of kiosk transformer stations, one-pole transformer station, outdoor circuit breaker kiosks and power boxes (feeder pillars) in a noticeable direction (Image 3 in Appendix II of this Circular).

6. Place a “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” ("DO NOT ENERGIZE! WORKER WORKING ON THIS LINE”) signboard on the control and transmission part of the switchgear with switch-off for the working unit’s operation

7. Place a “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“STOP! LIVE WIRES. DANGER OF DEATH”) signboard in a noticeable direction (Image 5 in Appendix II of this Circular).

8. At marked work areas, if necessary: Place a “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” (“WORK HERE”) signboard (Image 7 in Appendix II of this Circular); at entry to work areas, place a “VÀO HƯỚNG NÀY” (“ENTER THIS WAY”) signboard (Image 8 in Appendix II of this Circular) and a “ĐÃ NỐI ĐẤT” (“GROUNDED”) signboard (Image 9 in Appendix II of this Circular).

9. The “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“DO NOT CLIMB! HIGH VOLTAGE CAN CAUSE SERIOUS INJURY OR DEATH”), “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“NO ENTRY! HIGH VOLTAGE CAN CAUSE SERIOUS INJURY OR DEATH”) and “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“KEEP AWAY! LIVE WIRES. DANGER OF DEATH”) signboards mentioned in Article 16 of this Circular shall be painted directly (for deep-lying and remote areas, communes and villages) or placed as separate signs (for towns and cities) at required locations.

Article 18. Responsibilities for electricity safety signboard placement

Responsibilities for placing signboards stated in Article 17 of this Circular are specified as follows:

1. The investors (for new construction works) or the operation management units (for the works put into operation and use) shall be responsible for placing signs as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 Article 17 of this Circular.

2. The operation supervisors shall place signboards according to regulations in Clause 6, Article 17 of this Circular.

3. The direct commanders of working units or the persons authorizing working units to work shall place signboards according to regulations in Clause 8, Article 17 of this Circular.

 

Chapter V

AGREEMENTS MADE UPON CONSTRUCTION OF WORKS WITHIN THE SAFETY PROTECTION CORRIDORS OF OVERHEAD ELECTRICITY TRANSMISSION LINES; ELECTRICITY ACCIDENT REPORTING REGIME AND ENCROACHMENTS UPON SAFETY PROTECTION CORRIDORS OF HIGH-VOLTAGE POWER GRIDS

 

Article 19. Agreements made upon construction or renovation of houses and works within the safety protection corridors of overhead high-voltage electricity transmission lines

The agreement on safety protection measures mentioned in Clause 2, Article 51 of the Electricity Law shall be made as follows:

1. Within 05 working days from the date of receiving the written request of the work construction investor, the high-voltage power grid managing and operating unit shall send a written notice on the field survey time to the work owner.

2. The survey of the construction/renovation location and the agreement with the work owners must be done within 10 working days after the date of receipt of the written request.

3. In case of failure to reach agreement on safety protection measures, the high-voltage power grid managing and operating unit must reply in writing clearly stating the reason of disagreement to the work owners within 05 working days from the date of the survey.

Article 20. Electricity accident report and encroachments upon safety protection corridors of high-voltage power grids

Besides reporting on accidents according to regulations of law on labor, the high-voltage power grid managing and operating unit shall submit the following reports to their supervisory bodies (if any), the Industrial Safety Techniques and Environment Agency and the Departments of Industry and Trade:

1. Quick reports on electricity accidents

a) Reporting time: within 24 hours after the accident occurs.

b) Report content and format: use the form in Appendix IV enclosed therewith and send the report by fax or email (PDF file).

2. Semi-annual reports

a) Reporting time:

Before May 30 and November 30 of every year, the power grid managing and operating units shall submit a report to the Departments of Industry and Trade of their provinces or cities.

b) Report content and format: use the form in Appendix IV enclosed therewith and send the report as an official dispatch and by email.

 

Chapter VI

IMPLEMENTENTATION PROVISIONS

 

Article 21. Effect

1. This Circular shall take effect from September 22, 2021.

2. The Circular No. 31/2014/TT-BCT dated October 02, 2014 of the Ministry of Industry and Trade detailing a number of contents on electricity safety is annulled from the effective date of this Circular.

3. Article 2 of the Circular No. 29/2018/TT-BCT dated September 28, 2018 of the Ministry of Industry and Trade amending and supplementing a number of Circulars stipulating the periodic reporting regime in the field of Industry and Trade is annulled.

4. Transitional provisions

a) The in-use electricity safety signboards with the same content but in different specifications from the signboards provided in Article 16 of this Circular may be used until they are replaced.

b) The electric field strength charts currently used at power stations and not compliant with regulations in Clause 4, Article 15 of this Circular may be used until they are replaced.

c) For electricity safety cards currently used in accordance with the Circular No. 31/2014/TT-BCT of the Ministry of Industry and Trade detailing a number of contents on electricity safety, employers may continue to use these cards until they are replaced.

Article 22. Responsibility for implementation

1. The heads of units under the Ministry, People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces and relevant organizations and individuals shall implement this Circular.

2. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall provide guidelines for, inspect, check and resolve difficulties in the implementation of this Circular throughout the country.

3. The Departments of Industry and Trade shall:

a) Develop plans for training, assessment, grading and grant of electricity safety card and notify to organizations, individuals and units of the persons mentioned in Clause 2, Article 4 of this Circular;

b) Provide guidance on, inspect and check the implementation of this Circular in areas under their management;

c) Make statistics on, and monitor electricity accidents and encroachments upon the high-voltage power grid safety protection corridors and report to the Ministry of Industry and Trade (via Industrial Safety Techniques and Environment Agency) before June 05 and December 05 of every year.

4. During implementation, if any problems arise, organizations and individuals are requested to promptly report them to the Ministry of Industry and Trade for consideration and settlement./.

 

 

THE MINISTER

 

 

 

 

Nguyen Hong Dien

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 05/2021/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 05/2021/TT-BCT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất